SKKN: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HỌC LỰC YẾU CHO HỌC
SINH LỚP 3
PHẦN 1 – ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Trách nhiệm là một người giáo viên ở bậc tiểu học, tôi đã có nhiều
trăn trở và suy nghĩ: Làm thế nào để khắc phục tình trạng học sinh yếu ở
trong lớp giúp học sinh cơ những cơ sở ban đầu về “Đức, Trí, Thể , Mỹ”
biết tiếp thu và sử dụng tinh hoa văn hoá của nhân loại để góp phần xây đất
nước, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đậm đà bản sắc
dân tộc.
Để đáp ứng mục tiêu nói trên, chúng ta cần có những biện pháp hữu
hiệu để khắc phục tình trạng học sinh yếu trong dạy và học ở khối lớp 3
nói riêng và toàn trường nói chung.
Ở Bình Hoà hầu hết phụ huynh học sinh sống bằng nghề nông, đời
sống còn gặp nhiều khó khăn nên việc quan tâm đến việc học hành của con
em còn nhiều hạn chế (ngoài thời gian đến trường, các em về nhà ít chú ý
học tập, phụ huynh cũng không có thời gian để nhắc nhở, hướng dẫn). Vì
thế chất lượng học tập của một số học sinh chưa nâng cao.
Để giữ vững trường chuẩn Quốc gia và góp phần cùng nhà trường
thực hiện mục tiêu đồng bộ giữa qui mô phát triển với chất lượng và hiệu
quả đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng dạy ở khối 3. Vì vậy, tôi tiến
hành nghiên cứu, tìm hiểu và chọn đề tài “Biện pháp khắc phục học lực
yếu cho học sinh lớp 3” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
II. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
1. Mục đích:
1
Thực hiện đề tài này nhằm khắc phục tình trạng học sinh yếu, ngồi
nhầm lớp và nâng cao chất lượng dạy và học ở lớp 3, cải tiến các hoạt động
dạy và học bằng những biện pháp tốt nhất để đáp ứng với mục tiêu giáo
dục và đào tạo
2. Nhiệm vụ:
Tìm ra nguyên nhân cơ bản làm cho chất lượng dạy và học còn thấp.
Đưa ra những biện pháp khắc phục học sinh yếu trong dạy và học
trong lớp 3.
III. Kết quả cần đạt
…
IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu:
Việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của giáo viên và việc học tập của
học sinh trong khối lớp 3.
Việc thực hiện xã hội hoá giáo dục ở địa phương
Sự quan tâm của phụ huynh đối với con em
2. Phạm vi nghiên cứu:
Tình hình học sinh yếu ở khối 3.
V. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu:
Phương pháp điều tra.
Phương pháp quan sát trò chuyện
Phương pháp nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm.
2
PHẦN 2 - NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận nghiên cứu
Hoạt động dạy học là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong các hoạt
động của nhà trường.
Dạy và học ở khối 3 đem lại kiến thức, kỹ năng, thái độ làm cơ sở
cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.
Mục tiêu để nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh khối 3 là
kiến thức cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện
thân thể, giữ vệ sinh và bảo vệ sức khoẻ, biết cách học tập, biệt tự phục vụ,
biết sử dụng một số đồ dùng trong gia đình và công cụ lao động thông
thường, biết vận dụng và làm một số việc giúp gia đình.
Học sinh có ý thức về bổn phận của mình đối với người thân, với bạn
bè, với cộng đồng và môi trường sống, tôn trọng và thực hiện đúng pháp
luật và các qui định của nhà trường.
Chất lượng dạy và học có tác dụng tích cực đến mục tiêu giáo dục.
Nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh lớp 3, chính là tiền đề để tạo
cho con người mới trong giai đoạn hiện nay.
Việc khắc phục học sinh yếu và nâng cao chất lượng dạy và học ở
học sinh lớp 3 cũng góp phần vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài như Nghị quyết Trung ương II đã nêu.
3
Xã Bình Hoà hầu hết đều là con em người dân sống bằng nghề nông
nên cuộc sống khó khăn dẫn đến việc học tập của con em có nhiều hạn chế.
Nhiều gia đình xem nhẹ nhiệm vụ của mình đối với con cái vì phải lo
toan cuộc sống gia đình nên dành ít thời gian cho việc theo dõi, giúp đỡ
con cái học tập.
Một số em ngoài việc học của mình còn phụ giúp gia đình làm nông,
chăn bò.
Muốn nâng cao chất lượng dạy và học ở học sinh lớp 3 ta cần phải
nghiên cứu tìm ra nguyên nhân tồn tại, yếu kém về chất lượng dạy học, để
từ đó tìm ra giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đó là
việc rất cần thiết phải làm.
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Trong khi có những em học sinh học một buổi, giúp việc nhà một
buổi hiện tượng này đã và đang là mối đe doạ, là nỗi lo lắng của những
người làm công tác giáo dục mà cụ thể là các thầy (cô) giáo.
Người giáo viên chủ nhiệm là người đứng ra tổ chức, quản lý học
sinh dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường.
Phải có kế hoạch năm học.
Kế hoạch tháng.
Kế hoạch tuần.
Theo dõi từng học sinh để nắm bắt được mức độ học tập của từng em
nhất là những em học tập yếu tiếp thu bài chậm để có biện pháp giáo dục
thích hợp nhằm nâng cao chất lượng học tập.
Theo kết quả 2 mặt giáo dục năm học 20… - 20… cụ thể như sau:
KẾT QUẢ CUỐI NĂM HỌC
4
KHỐI
3
HỌC LỰC HẠNH KIỂM
Giỏi Khá TB Yếu Đ CĐ
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
TViệt 6 7,4 26 32,1 41 50,6 8 9,9 79 97,5 2 2,5
Toán 7 8,7 24 29,6 40 60,4 10 12,3
Qua nghiên cứu quá trình học tập chất lượng học tập của học sinh,
tôi nhìn thấy chất lượng học tập chưa cao so với yêu cầu của trường đạt
chuẩn Quốc gia trong giai đoạn mới. Do đó người giáo viên tìm ra những
nguyên nhân chủ yếu để có những biện pháp khắc phục nhằm không ngừng
nâng cao chất lượng dạy và học ở lớp mình.
III. Nguyên nhân chủ yếu:
Phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình,
xem nhẹ việc học tập của con và đến trường khoán trắng cho giáo viên.
Một số ít em dụng cụ học tập còn thiếu thốn không đáp ứng nhu cầu
học tập.
Thái độ tiêu cực với việc học tập do nhiều nguyên nhân mang lại
như: phim ảnh, video tầm nhận thức chưa có nên việc nhận thức có
những tác động, những nguyên nhân làm cho các em lơ đễnh việc học.
Việc nâng cao chất lượng dạy và học phụ thuộc vào các yếu tố nêu
trên.
Ta thấy nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng gắn liền với những
khó khăn, thuận lợi của kinh tế địa phương. Do đó giải quyết vấn đề trên
cần phải phối hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và xã hội.
IV. Mô tả nội dung
1. Xây dựng nề nếp dạy học trên lớp:
5
Nề nếp phản ánh chất lượng dạy và học. Một lớp học có nề nếp tốt
thì chất lượng dạy và học của lớp đó đạt hiệu quả cao, mọi sinh hoạt lớp
đều phải qui định cụ thể, chặt chẽ và tạo không khí thoải mái cho thầy và
trò cùng làm việc.
Mỗi giáo viên phải phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình, phải
gương mẫu trong mọi hoạt động và làm việc phải có kế hoạch cụ thể
2. Bồi dưỡng nâng cao tay nghề:
Giáo viên là nhân vật trung tâm quyết định cho chất lượng dạy và học
trong nhà trường nên việc bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên
môn,và vận dụng nhiều phương pháp dạy học cho phù hợp với từng bộ
môn là một vấn đề cần thiết đối với giáo viên.
Giáo viên thường xuyên dự giờ để rút ra kinh nghiệm trong giảng
dạy
Tham gia đầy đủ các buổi học chuyên đề thao giảng để nắm bắt kiến
thức mới và phương pháp giảng dạy.
Tham gia các cuộc thi do ngành tổ chức như thi giáo viên dạy giỏi
cấp huyện, tỉnh, thi sử dụng đồ dùng dạy học.
Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp
3. Biện pháp cụ thể đối với học sinh:
Ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm thông qua cho phụ
huynhh rõ về tình hình chất lượng đầu năm, kết hợp với phụ huynh để nắm
được trình độ tiếp thu bài của từng em mà có kế hoạch sắp xếp chỗ ngồi
cho những em học sinh yếu kém hay đùa nghịch ngồi cùng với học sinh
khá, giỏi và giao nhiệm vụ cho từng học sinh khá giỏi có trách nhiệm giúp
đỡ để cùng tiến bộ trong học tập.
Những học sinh yếu về văn hoá, trước hết là yêú môn gì và những
nguyên nhân đưa đến việc học yếu. Nếu học yếu về Tiếng Việt thì những
6
giờ rỗi rãi có thể hưỡng dẫn cho các em luyện đánh vần hoặc phân một số
em giỏi kèm cặp giúp đỡ trước giờ học, giờ ra chơi.
Đối với những em yếu môn Toán, giáo viên xác định em yếu những
chỗ nào, yếu về cộng, trừ, nhân, chia hay chưa thuộc các bẳng nhân, chia.
Biện pháp ở đây là cho các em tự học thuộc lòng các bảng nhân, cách đặt
số và thực hiện. Cũng như trên giáo viên phải bỏ một ít thời gian kèm cặp,
giúp đỡ. Đối với những học sinh này giáo viên thường khen nhiều hơn chê,
động viên nhiều hơn trách phạt khi các em chưa thật sự tiến bộ.
Đối với học sinh cá biệt, giáo viên phải kiên trì hơn, cố gắng hơn
trong việc động viên thuyết phục để các em hiểu và thực hiện đúng những
nhiệm vụ của học sinh. Sau khi áp dụng những biện pháp trên một số em
cá biệt, học sinh yếu của lớp dần dần có những chuyển biến đi lên trong
học tập.
Việc tổ chức truy bài đầu giờ giáo viên tổ chức thực hiện cho lớp
một cách chặt chẽ, nhóm học tập giáo viên cũng đến trước lớp 15 phút
hàng ngày để kiểm tra việc thực hiện của các em.
Qua thời gian học kì I năm học 20… - 20…, với những nhiệm vụ và
sáng kiến của mình, bản thân tôi đã đem lại cho khối 3 những kết quả đáng
phấn khởi. Sự tiến bộ của học sinh đã tiếp thêm cho tôi niềm tin và nghị
lực. Sở dĩ có được thành tích trên là do những yếu tố sau:
+ Luôn xác định cho mình một lý tưởng cao đẹp và đàn em thân yêu.
+ Phải đề ra những biện pháp và kiểm tra thực hiện một cách thường
xuyên, có biện pháp uốn nắn những sai lệch.
+ Phải theo dõi sâu sát trong mọi công việc đề ra, không hình thức, không
giao khoán cho một tập thể hay cá nhân.
+ Phải biết kết hợp cùng với lực lượng xã hội hoá giáo dục hoạt động nhất
là giáo dục của học sinh.
7
+ Phải có biện pháp khen thưởng, động viên khuyến khích kịp thời đối với
học sinh có tiến bộ trong học tập.
+ Lên lớp có nhiều phương pháp giảng dạy thích hợp nhằm gây hứng thú
học tập cho học sinh.
8
V. Kết quả nghiên cứu
Nhờ một số biện pháp trên mà trong học kì I năm học 20 - 20 học sinh
có những tiến bộ rõ rệt. Không còn học sinh yếu kém, số học sinh giỏi tăng
lên.
Kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục trong học kì I năm học 20 - 20 :
HỌC LỰC HẠNH KIỂM
Giỏi Khá TB Yếu Đ CĐ
Tiếng
Việt
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
12 14 34 39 38 43,6 3 3,4 87 100 0 0
Toán 14 17 36 41,4 33 38 4 4,6
Là một giáo viên tôi xác định được rằng việc nâng cao chất lượng
dạy và học là nhiệm vụ mà mỗi giáo viên cần phải thực hiện có hiệu quả.
Do vậy cho nên với những gì đã làm để nâng cao hiệu quả giáo dục học
sinh, bản thân tôi tiếp tục thực hiện góp phần vào phong trào thi đua Hai
tốt của ngành.
PHẦN 3 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
9
I. Kết luận
Việc khắc phục học sinh yếu và nâng cao chất lượng dạy và học
chính là để nâng cao chất lượng toàn diện mà yếu tố quyết định phải là
năng lực đội ngũ giáo viên. Mặt khác phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa
nhà trường, gia đình và xã hội. Đó chính là động lực thúc đẩy toàn diện
trong nhà trường ngày càng được nâng cao. Muốn vậy người giáo viên
phải không ngừng nâng cao trình độ năng lực, thể hiện sự yêu người, yêu
nghề bằng hành động cụ thể. Đồng thời tạo cho học sinh có ý thức vươn
lên trong học tập để đạt được hiệu quả cao hơn.
Có thực hiện được vấn đề trên mới làm chuyển biến được chất lượng
giảng dạy và học ở trưởng tiểu học, góp phần “Nâng cao dân trí, đào tạo
nguồn nhân lực bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước thực hiện công nghiệp
hoá hiện đại hoá đất nước.
Sáng kiến kinh nghiệm này đã được vận dụng thành công trong các
lớp khối 3 mang nhiều hiệu quả và nâng cao chất lượng rõ rệt. Với kết quả
này có thể vận dụng cho toàn các khối lớp ở bậc tiểu học nhằm để đưa đẩy
phong trào dạy và học ở nhà trường ngày càng đáp ứng với yêu cầu của
giáo dục trong giai đoạn mới.
II. Kiến nghị
Cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học cho
trường.
Chình quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp giáo dục của
xã hội
Trong những đợt học chuyên đề tổ chức dạy minh hoạ, dạy mẫu để
giáo viên học hỏi , rút kinh nghiệm.
Nhà nước cần có chế độ ưu đãi hơn đối với giáo viên
…………., ngày … tháng … năm 20…
Người viết
10
11