BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HỌC SINH YẾU TOÁN
****************************************************************
I.ĐẶT VẤN ĐỀ :
Thưa quí thầy cô, hiện nay ngành giáo dục nước ta đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục mang tính ổn định bền vững để đuổi kịp các nước trong khu vực
và trên thế giới. Bên cạnh việc thay đổi mục tiêu , nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm phát
huy tính tích cực chủ động của học sinh, ngành còn đề ra chủ trương chống bệnh thành tích, vì
thực tế hậu quả của bệnh thành tích là để lại một bộ phận không nhỏ học sinh ngồi nhằm lớp,
mất căn bản dẫn đến chán và bỏ học .
Theo chúng tôi để nâng chất lượng giáo dục của đơn vị thì phải khắc phục cho được tình
trạng học sinh yếu kém đặc biệt là yếu kém môn Toán. Thực tế cho thấy học sinh yếu nói chung
thường yếu toán . Tôi thường tự hỏi vì sao chúng ta được tập huấn và giảng dạy – kiểm tra theo
hướng đổi mới mà vẫn tồn tại học sinh yếu kém toán ? Qua giảng dạy tôi nhận ra rằng học sinh
yếu toán là do : hệ quả của việc chạy theo thành tích ( từ các lớp học tiểu học và các lớp tiếp
theo); thiếu quan tâm đến từng đối tượng học sinh yếu; thiếu đầu tư cho bài giảng …Khắc phục
các mặt nêu trên chúng ta sẽ thấy chất lượng giáo dục được nâng lên đáng kể và phát triển ổn
định trong tương lai. Vì thế thời gian qua tôi tiến hành từng bước và đồng bộ một số giải pháp
đơn giản mà rất hiệu quả để khắc phục tình trạng học sinh yếu toán, xin chia sẻ cùng quý thầy
cô.
II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
1) Quá Trình Phát Triển Kinh Nghiệm:
Như bao thầy cô khác, thông thường đầu năm học chúng tôi nhận phân công rồi ra sức
soạn giảng bình thường, thường xuyên đặt câu hỏi gọi học sinh yếu trả lời và hướng dẫn lại khi
các em không hiểu, đồng thời thực hiện kế hoạch phụ đạo học sinh yếu toán theo kế hoạch của
trường. Hiện tại các em chưa hiểu được bài tập thì tôi tăng cường thời gian nhiều hơn cho
hướng dẫn giải bài tập trong giờ phụ đạo và bài tập được ra nhiều hơn để các em luyện tập…
Cuối mỗi học kỳ nhìn lại mới thấy tỉ lệ học sinh yếu toán bao giờ cũng cao hơn các môn học
khác. Điều đáng nói là các bài kiểm tra định kỳ số học sinh này phần lớn không giải quyết được
trọn vẹn những câu dễ trong mỗi đề toán. Vì sao như vậy ? Do đâu mà học sinh yếu toán? Làm
gì khắc phục được tính yếu kém , chán học toán của các em? …Giải quyết vấn đề trên chúng tôi
làm như sau:
* ) Nắm thông tin đầu vào:
Một vấn đề chúng ta đều thấy là : tuy có học sinh yếu toán ở học kỳ I nhưng sang học kỳ
II thì điểm trung bình môn toán các em này cũng được “chiếu cố” để đủ điều kiện vượt qua lớp
tiếp trên ở năm học sau. Hoặc trường hợp cuối năm vẫn còn học sinh yếu toán thì sắp vào năm
học mới sẽ tiến hành phụ đạo – ôn tập cho các em thi lại và thế là tất cả đều được lên lớp !?
Nhưng mang trong mình các em căn bệnh mất căn bản trầm trọng nên vào học ở các lớp tiếp
theo làm sao không yếu được. Vì thế khi nhận lớp ở đầu năm học mới tôi tiến hành tìm hiểu kỷ
thông tin về học sinh lớp mình phụ trách đặc biệt chú ý điểm số những học sinh yếu từ nhiều
học kỳ trước, đối với học sinh lớp 6 thì tìm hiểu qua giáo viên chủ nhiệm khối 5 của tiểu học.
Tìm hiểu kỷ thông tin về học sinh yếu thông qua giáo viên bộ môn toán ở lớp dưới, thông qua
giáo viên chủ nhiệm để biết : thái độ học tập, quan hệ bạn bè, tình hình đạo đức, hoàn cảnh gia
đình… Đây là điều mà ít giáo viên nào làm. Qua tìm hiểu để tôi phân loại được cơ bản đối
tượng học sinh yếu là do : mất căn bản , tư chất kém- tiếp thu chậm không theo kịp các bạn
cùng lớp, hay do ý thức học tập không tốt …
Người xưa nói :” Biết người , biết ta trăm trận trăm thắng”. Việc xác định rõ nguyên nhân yếu
toán của từng đối tượng học sinh trong lớp giúp tôi định hướng mục tiêu, kế hoạch giảng dạy
riêng từng tuần, từng tháng và học kỳ cho từng loại học sinh yếu. Nhằm đảm bảo giảng dạy sao
cho học sinh mất căn bản được lấp đầy lổ thủng kiến thức, học sinh tiếp thu chậm có được thời
gian rèn luyên kỷ năng tư duy của mình và còn học sinh có ý thức học tập không tốt sẽ hứng thú
với bộ môn toán mà điều chỉnh thái độ học tập cho đúng đắn .
*) Đầu tư vào bài giảng theo kế hoạch, mục tiêu đề ra đối với học sinh yếu toán:
- Kết thúc tiết dạy thông thường giáo viên được đánh giá “ đa số học sinh hiểu bài” có nghĩa là
giáo viên hoàn thành tốt mục tiêu bài dạy. Thế nhưng còn một số ít học sinh không hiểu bài
( học sinh yếu ) thì sao? Chúng tôi cho rằng một bài giảng như thế chưa đáp ứng đầy đủ mục
tiêu bài học. Tôi quan niệm rằng kết thúc tiết học, điều cần quan tâm là học sinh học được gì
hơn là giáo viên dạy những gì.
Trong từng tiết dạy tôi cần tạo ra tình huống, chọn hệ thống câu hỏi và bài tập dành riêng
cho đối tượng học sinh yếu toán, nhằm mục đích kích thích, khơi dậy và tạo điều kiện để học
sinh yếu có cơ hội trả lời. Tuyên dương khi các em trả lời đúng, qua đó tạo cho các em sự tự tin
trong học tập.
Ví Dụ 1: Khi dạy bài :” Phương trình bậc nhất và cách giải” ( Toán 8 – tập 2)
+ Học sinh yếu mất căn bản sẽ gặp khó khăn trong khâu tính toán, chẳng hạn :
Giải phương trình :
7
1 0
3
x− =
Tôi sẽ cho học sinh yếu lên thực hiện trước phép tính :
7
( 1) : ( )
3
− −
hay
1
7
3
−
−
rồi sau đó mới giới
thiệu bài toán giải phương trình :
7
1 0
3
x− =
cho cả lớp cùng giải. Việc xử lý phép tính
1
7
3
−
−
cũng là dịp để học sinh cả lớp ôn lại phép tính trong
¤
đã họ ở lớp 6 ( các em có thể dùng máy
tính bỏ túi để tính).
Đối với học sinh tiếp thu chậm tôi chỉ yêu cầu các em nắm được qui trình giải, việc tính toán để
các em từ từ thực hiện( hoặc tính bằng máy tính). Chẳng hạn khi giải phương trình :
7
1 0
3
x− =
tôi cho các em nắm từng bước giải như sau :
7
1 0
3
x− =
⇔
7
1
3
x− = −
(
7
1 0
3
x− =
)
⇔
1
7
3
x
−
=
−
(
7
1
3
x− = −
)
⇔
3
7
x =
Chuyển vế
Chia hai vế cho
Đối tượng học sinh yếu không hứng thú với bộ môn nên tập cho các em có hứng thú khi giải
được bài tập. Vì thế yêu cầu phải chọn lựa hệ thống bài tập dễ . Chẳng hạn như:
Giải các phương trình sau: a) x – 4 = 0
b) x + 5 = 0
c) 2x + 12 = 0 …
Ví Dụ 2: Khi dạy bài “ Tứ giác nội tiếp “ ( Toán 9 – tập 2 ). Việc hình thành định nghĩa đối với
học sinh yếu nói chung cần tăng cường kênh hình. Nên tôi cho các em xem hình 43, 44 a), b).
O
B
A
D
C
I
Q
N
P
M
I
Q
P
N
M
Yêu cầu trả lời các câu hỏi : - Tứ giác nào có 4 đỉnh nằm trên đường tròn ?
- Các tứ giác ở hình 44 và tứ giác ở hình 43 có điểm nào khác nhau
?
Sau đó mới thông báo tứ giác hình 43 là tứ giác nội tiếp , từ đó giới thiệu định nghĩa …
Tương tự để giúp học sinh yếu bước đầu nắm được dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp ( sau khi
chứng minh xong định lí đảo) Chúng tôi ưu tiên cho các em xem hình ( bài tập 57- trang 89,
Toán 9 tập 2).
Và đặt câu hỏi : - Tứ giác nào có tổng hai góc đối diện bằng 180
0
? Sau đó mới giới thiệu bài
tập 57 để cả lớp cùng củng cố kiến thức.
Hình 43
Hình 44
a) b)
H.Bình hành
H.chữ nhật
H.Vuông
H.Thang H.Thang vuông H.Thang cân
- Thường xuyên tạo điều kiện, cơ hội và tăng khen giảm chê đối với học sinh yếu nhằm làm
giảm tính tự ty mặc cảm và chán nản của các em.Khâu kiểm tra bài cũ tôi thường nêu câu hỏi
trước, chọn câu hỏi dễ để kiểm tra học sinh yếu. Nếu không trả lời được tôi thông báo cho các
em biết lần sau và ở thời điểm nào sẽ kiểm tra bài lại. Khi các em đạt điểm tốt tôi yêu cầu lớp
hoan nghênh để khích lệ tinh thần. Như vậy các em sẽ thấy tự tin hơn và thấy mình vẫn có khả
năng đạt điểm tối đa đối với môn toán ( thì ra môn toán cũng dễ đấy chứ ! )
- Khâu dặn dò về nhà tôi luôn xem trọng, giáo viên không nên yêu cầu nhiều và đánh đồng học
sinh yếu với các đối tượng học sinh khác trong lớp, cần chia ra các dạng bài tập dễ dành cho
học sinh yếu. Tránh việc dặn hàng loạt bài tập cho học sinh cả lớp, như thế học sinh yếu không
làm được bài quá sức mình sẽ đâm ra chán nản và tâm lý sợ thầy cô quở trách.
*) Phụ đạo kịp thời và phụ đạo theo kế hoạch :
Học sinh yếu toán nói chung, khắc phục khó nhất là đối tượng mất căn bản. Thông
thường khi cuối học kì I thấy có học sinh yếu trường mới tiến hành kế hoạch phụ đạo và giáo
viên cứ tha hồ cho bài tập để các em luyện tập . Giáo viên cố tình cho nhiều bài tập ( mặc dù có
hướng dẫn chi tiết ) chừng nào thì học sinh lại càng bị “ điếc” chừng nấy. Dẫn đến cuối khóa
phụ đạo kết quả chẳng cải thiện được là bao, học sinh yếu vẫn tiếp tục bị yếu thêm.
Ví Dụ 3 : Phụ đạo để cho học sinh giải được hệ phương trình :
2 5 (1)
1 (2)
x y
x y
+ =
− =
, giáo viên
hướng dẫn chi tiết :
2 5 (1)
1 (2)
x y
x y
+ =
− =
⇔
3 6 (1')
1 (2)
x
x y
=
− =
giữ lại phương trình (2), lấy pt (1) cộng
pt (2) vế theo vế được PT (1’)
⇔
2 (1")
1(2)
x
x y
=
− =
Giải phương trình (1’) và thay và pt (2) để tìm
y
⇔
2
1
x
y
=
=
Nghiệm của hệ pt là ( 2 ; 1 )
Nhưng khi cho bài tập tương tự để học sinh giải : giải hệ phương trình
2 1
4
x y
x y
+ = −
− =
, lúc này
học sinh có thể giải bài toán trên như sau:
2 1 3 5 5 3 8
4 4 4 12
x y x x x
x y x y x y y
+ = − = − = − − = −
⇔ ⇔ ⇔
− = − = − = = −
! ?
Rõ ràng học sinh vẫn nắm qui trình giải nhưng làm sai là do mất căn bản về cộng trừ số nguyên,
về giải phương trình bậc nhất …; Vì vậy việc cần phụ đạo ở đây là giúp học sinh làm tốt phép
tính về số nguyên, giải lại thành thạo phương trình bậc nhất một ẩn rồi mới đến áp dụng giải hệ
phương trình có hiệu quả được .
Vì thế giáo viên cần xác định rõ học sinh mất căn bản ở kiến thức nào ? và phụ đạo phải bổ
sung đúng kiến thức ấy, có như vậy mới làm cho các em không còn yếu nữa sau khi tham gia
khóa phụ đạo, đích thực đó mới là phụ đạo học sinh yếu … Để nắm thông tin học sinh yếu ,
ngoài việc “ nắm thông tin đầu vào” chúng tôi còn nắm thông tin qua từng bài kiểm tra thường
xuyên ( 15’) và bài kiểm tra định kỳ ( 1 tiết, thi HK ). Sau khi chấm xong chúng tôi thường xem
xét kỷ bài làm của học sinh yếu, để biết các em làm sai kết quả là do nguyên nhân nào. Từ đó,
tôi ghi nhận đồng thời phê vào bài làm học sinh “ cần rèn luyện thêm về kiến thức đó”.
Tôi còn nắm tông tin học sinh yếu qua hệ thống câu hỏi phát vấn khi giảng dạy trên lớp, khi
phát hiện học sinh yếu ở kiến thức nào thì tôi sẽ phụ đạo ngay sau buổi học đó khoảng 30 phút.
Rèn luyện ngay kiến thức bị hỏng chứ không rèn luyện kiến thức đang học.
Khi thực hiện kế hoạch phụ đạo giáo viên cần tổng hợp thông tin đã thu thập được về từng đối
tượng học sinh yếu , nhất là học sinh mất căn bản để xây dựng nội dung phụ đạo cho phù hợp
về kiến thức, về hệ thống bài tập vận dụng …
Ví Dụ 4 : Khi phụ đạo cho học sinh giải được phương trình bậc hai 1 ẩn ở khối lớp 9, tôi tập
trung các loại kiến thức sau:
1) Ôn lại các phép tính về số nguyên, số hữu tỉ, số vô tỉ
2) Tính giá trị các biểu thức dạng : b
2
– 4ac ;
;
2 2
b b
a a
− − − +V V
3) Sau khi thành thục mới cho học sinh giải phương trình bậc hai.
Thưa quý thầy cô, với các cách làm trên được tiến hành đồng bộ, thời gian qua tôi giúp
cho các em học sinh yếu toán đã dần đuổi kịp các em trung bình khá cùng lớp sau mỗi học kỳ
và mỗi lớp học kế tiếp. Học sinh yếu mất căn bản được phục hồi lấp đầy lổ thủng kiến thức và
có nền tảng vững chắc để tiếp thu kiến thức mới. học sinh tiếp thu chậm có điều kiện và cơ hội
lĩnh hội được kiến thức mới đồng thời có thời gian tự rèn kỷ năng ở nhà cuối cùng học sinh có
thái độ học tập bộ môn không tốt sẽ yêu thích bộ môn hơn từ đó tự điều chỉnh thái độ học tập
đúng đắn hơn. Lớp học giờ toán thêm phần sinh động vì học sinh yếu được tự tin và có cơ hội
tham gia phát biểu, được tuyên dương khích lệ ở từng tình huống trong giảng dạy. Học sinh yếu
toán được giáo viên quan tâm sẽ giúp các em không những khắc phục tình trạng yếu kém về
kiến thức mà còn vững tin hơn, ham học hỏi hơn và các em thấy ấm cúng hơn khi có cảm giác
thầy cô lúc nào cũng bên cạnh mình và hiểu mình.
Dưới đây là bảng thống kê chất lượng học sinh yếu ở các lớp chúng tôi áp dụng giảng
dạy trong thời gian qua :
Năm học 2007 – 2008 :
Lớp
Khảo sát
đầu năm
Học kỳ I Học kỳ II Cả năm
6A2 63,7% 22,86% 6% 6,06%
9A1 70% 10% 2,56% 2,56%
Khối 8 65,9% 9,76% 1,22% 3,66%
Năm học 2008 – 2009 :
Lớp
Khảo sát
đầu năm
Học kỳ I Học kỳ II Cả năm
6A3 45.8% 2,5%
Khối 9 58,4% 26,32%
Khối 8 33,7% 11.76%
Năm học 2009 – 2010 :
Lớp
Khảo sát
đầu năm
Học kỳ I Học kỳ II Cả năm
6A3
Khối 9
Khối 8