Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Vai trò của Tổng thống Bill Clinton trong việc hoạch định chính sách đối ngoại với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (975.3 KB, 85 trang )

: 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
………… …








PHẠM THỊ THU HIỀN






VAI TRÒ CỦA TỔNG THỐNG BILL CLINTON
TRONG VIỆC HOẠCH ĐỊNH
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI ĐỐI VỚI VIỆT NAM










LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ








HÀ NỘI – 2012
: 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
………… …






PHẠM THỊ THU HIỀN








VAI TRÒ CỦA TỔNG THỐNG BILL CLINTON
TRONG VIỆC HOẠCH ĐỊNH
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI ĐỐI VỚI VIỆT NAM








Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 60 22 50






LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ




Người hướng dẫn khoa học:
TS.TRẦN THIỆN THANH








HÀ NỘI – 2012

: 3

LỜI CẢM ƠN


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS Trần Thiện Thanh, người đã tận
tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học xã hội
và nhân văn và Khoa Hành chính – Nhà nước, trường đại học Luật Hà nội; cảm ơn
Học viện ngoại giao, Phòng văn hoá thông tin Hoa Kỳ, Thư viện Quốc gia Việt Nam
đã cung cấp những tư liệu bổ ích và có những ý kiến đóng góp sâu sắc, cụ thể giúp tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 24 tháng 9 năm 2012
Tác giả luận văn



Phạm Thị Thu Hiền
: 4

MỤC LỤC

Mở đầu…………………………………………………………………….4
1.Mục đích và ý nghĩa của đề tài……………………………………………………….4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề……………………………………………………………6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………… 12
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu………………………………………….13
5. Cấu trúc luận văn……………………………………………………………………14
Chương 1: Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam trong nhiệm kì của Tổng
thống Bill Clinton…………… ……………………………………………….15
1.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt
Nam……………………………………………………………………………….15
1.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực……………………………………………………………15
1.1.2. Tình hình nước Mỹ………………………………………………………………………18
1.1.3. Lợi ích của Mỹ trong quan hệ với Việt Nam…………………………………………19
1.1.4. Chính sách đối ngoại và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế……………… 20
1.2. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam trong nhiệm kì của Tổng thống Bill
Clinton …………… ………………………………………………………………… 22
1.3. Tiểu kết……………………………………………………………………………32
Chương 2: Vai trò của Tổng thống Bill Clinton trong việc hoạch định chính sách đối
ngoại đối với Việt Nam………………………………………………………… 33
2.1. Vai trò của Tổng thống Mỹ trong lĩnh vực đối ngoại…………………………… 33
2.1.1. Theo Hiến pháp………………………………………………………………….33
2.1.2. Các đạo luật khác……………………………………………………………….34
2.2. Một số nhân tố ảnh hưởng tới vai trò của Tổng thống trong lĩnh vực đối ngoại….37
2.2.1. Cá nhân Tổng thống Mỹ……………………………………………………… 37
2.2.2. Sự kiềm chế của Quốc hội……………………………………………………….38
2.2.3. Vấn đề lợi ích quốc gia……………………… ……………………………… 39
2.3. Vai trò của Tổng thống Bill Clinton trong việc hoạch định chính sách đối ngoại đối với
Việt Nam………………………………………………………………………… 40
2.3.1. Trên lĩnh vực kinh tế…………………………………………………………….40
2.3.2. Trên lĩnh vực ngoại giao……………………………………………………… 47

: 5

2.4. Tiểu kết……………………………………………………………………………50
Chương 3: Nhận xét về vai trò của Tổng thống Bill Clinton trong việc hoạch định chính
sách đối ngoại đối với Việt Nam………………………………………………52
3.1. Mức độ thực thi quyền lực trên lĩnh vực đối ngoại của Tổng thống Bill Clinton 52
3.2. Tác động của những quyết sách đối với Việt Nam của Tổng thống Bill
Clinton……………………………………………………………… 60
3.2.1. Đối với Mỹ………………………………………………………………………60
3.2.2. Đối với Việt Nam……………………………………………………………… 62
3.2.3. Đối với quan hệ Việt - Mỹ……………………………………………………….69
3.3. Tiểu kết……………………………………………………………………………75
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………77
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………80
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………… 86



















: 6

DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT TẮT

ASEAN Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
AFTA ASEAN Free Trade Area
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
APEC Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á–Thái Bình Dương
EU European Union
Liên minh châu Âu
IMF International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
MIA Missing in Action
Mất tích trong chiến tranh
MFN Most Favoured Nation
Quy chế tối Huệ quốc
POW Prisoner of War
Tù binh trong chiến tranh
WTO World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới
WB Worl Bank
Ngân hàng thế giới
USAID United States Agency for International Development
Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ
Eximbank Ngân hàng xuất nhập khẩu







: 7

MỞ ĐẦU

1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
1.1. Sau khi Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, Chiến
tranh Lạnh kết thúc, mặc dù thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, các điểm nóng xung đột,
các mâu thuẫn tiềm tàng còn đe dọa ở nhiều nơi nhưng hòa bình, hợp tác cùng phát triển là
xu thế chủ đạo, là đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và quốc gia trên thế giới. Các nước lớn
tiến hành điều chỉnh chiến lược nhằm dành một vị trí tối ưu trong hệ thống thế giới mới đã
trở thành nhân tố quan trọng tác động lại đời sống chính trị quốc tế. Mỹ cũng không ngoại lệ
bởi vị trí của Mỹ về kinh tế sau Chiến tranh Lạnh đã giảm sút, sự thách thức của các đối thủ
như Nhật Bản, Trung Quốc, EU, sự liên kết của các quốc gia, các khu vực đã khiến Mỹ phải
nhìn nhận lại chính sách đối ngoại, từ đó điều chỉnh cho phù hợp để đảm bảo mục tiêu duy trì
vị trí số một của Mỹ trên thế giới. Do vậy, việc nghiên cứu sự điều chỉnh chính sách của Mỹ
có ý nghĩa nâng cao nhận thức chính sách đối ngoại của một nước lớn có tác động đến đời
sống chính trị quốc tế và ở các khu vực trên thế giới.
1.2. Sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ vẫn là cường quốc số một thế giới và chính sách đối
ngoại của Mỹ luôn hướng tới tham vọng bá quyền thế giới. Cũng như các quốc gia khác, để
hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại, các cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà nước
Mỹ phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau và chịu sự chi phối của nhiều nhân tố. Mỹ là nước
theo chính thể Cộng hòa Tổng thống, do đó Tổng thống Mỹ có quyền lực lớn trên nhiều bình
diện, đặc biệt trong lĩnh vực đối ngoại. Tổng thống vừa đại diện cho đất nước với tư cách
người đứng đầu nhà nước, vừa điều hành đất nước với tư cách là người đứng đầu chính phủ

Mỹ. Từ khi lập nước cho đến nay, hầu hết các Tổng thống Mỹ đương nhiệm đều đưa ra học
thuyết của mình như: học thuyết Roosevelt, học thuyết Truman, học thuyết Nixon, học thuyết
Bush… Mỗi học thuyết đều thể hiện những mục tiêu, lợi ích và nội dung chính sách đối
ngoại toàn cầu và khu vực của Mỹ ở những giai đoạn nhất định. Vì vậy, việc nghiên cứu quá
trình hoạch định chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ cũng như các nhân tố tác động đến
quá trình đó sẽ giúp chúng ta nhận thức rõ hơn vai trò của Tổng thống trong lĩnh vực đối
ngoại và sự phối hợp cũng như kiềm chế của các cơ quan trong bộ máy nhà nước Mỹ.
1.3. Trong lịch sử, quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam trải qua nhiều biến động và thăng
trầm do những biến động của tình hình thế giới và khu vực Đông Nam Á. Từ năm 1954 –
: 8

1975, quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ là quan hệ giữa một nước xâm lược với một nước chống
xâm lược, giữa một bên đại diện cho hệ thống Tư bản chủ nghĩa và một bên đại diện cho
ngọn cờ cộng sản chủ nghĩa. Sau chiến thắng mùa Xuân 1975, Mỹ thi hành triệt để chính
sách bao vây cấm vận Việt Nam. Trước sự biến chuyển của tình hình thế giới, khu vực châu
Á – Thái Bình Dương nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng, đặc biệt là sự đổi mới
toàn diện của Việt Nam từ giữa những năm 80 của thế kỉ XX đã buộc Mỹ phải điều chỉnh
chính sách đối ngoại cho phù hợp với sự thay đổi đó. Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam
đã có những bước chuyển biến khá rõ nét, đặc biệt dưới chính quyền Clinton. Bill Clinton là
Tổng thống đầu tiên sau Chiến tranh Lạnh, trong hai nhiệm kì của mình đã đặc biệt quan tâm
đến quan hệ giữa hai nước. Tổng thống Bill Clinton có vai trò quan trọng trong việc điều
chỉnh chính sách đối ngoại với Việt Nam như bãi bỏ cấm vận, bình thường hóa quan hệ
ngoại giao, ký kết Hiệp định thương mại song phương… Những quyết định đó đem lại cho
Mỹ nhiều lợi ích, đồng thời làm thay đổi vị trí của Việt Nam trong quan hệ với Mỹ và các
nước khác trên thế giới. Sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Bill Clinton
đối với Việt Nam đã tạo nền tảng cho các Tổng thống sau đó như G.W. Bush và Obama tiếp
tục cải thiện chính sách trong quan hệ với Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình hoạch
định chính sách đối ngoại của Tổng thống Bill Clinton đối với Việt Nam sẽ cho ta cái nhìn
khái quát hơn về vị trí của Việt Nam trong chiến lược đối ngoại của Mỹ và ý nghĩa của các
quyết định đối ngoại của Mỹ với Việt Nam.

Bên cạnh đó, thông qua chính sách đối ngoại của chính quyền Clinton đối với Việt
Nam sẽ chứng minh được quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ luôn thể hiện quan hệ giữa cường
quốc và nước nhỏ. Mặt khác, những quyết định của Tổng thống Bill Clinton đối với Việt
Nam cho ta thấy rõ hơn vai trò của Tổng thống trong quá trình hoạch định chính sách đối
ngoại nói chung và vai trò cá nhân của Tổng thống Bill Clinton đối với Việt Nam nói riêng.
Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài luận văn là “Vai trò của Tổng thống Bill Clinton
trong việc hoạch định chính sách đối ngoại đối với Việt Nam”.
1.4. Với mục đích nghiên cứu của đề tài là vai trò của Tổng thống Bill Clinton trong
việc hoạch định chính sách đối ngoại đối với Việt Nam (1993 - 2001). Luận văn nhằm những
mục tiêu sau:
: 9

- Phân tích những nhân tố tác động đến quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của
Mỹ với Việt Nam và nội dung chính sách đối ngoại của Mỹ với Việt Nam thời kì 1993 –
2001.
- Đi sâu phân tích vai trò cũng như đóng góp của Tổng thống Bill Clinton với Việt
Nam trên lĩnh vực ngoại giao, kinh tế của mỗi nước và đối với quan hệ Mỹ – Việt nói chung.
- Trên cơ sở phân tích các nhân tố, luận văn đưa ra các nhận định, đánh giá về mức độ
thực thi quyền lực của Tổng thống Bill Clinton so với các quy định trong pháp luật Mỹ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là cường quốc số một trên thế giới, chính sách đối ngoại của Mỹ là một chủ đề được
các học giả, các nhà nghiên cứu nước ngoài và Việt Nam quan tâm.
2.1. Ở nước ngoài
Một là, liên quan đến vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạch định chính
sách đối ngoại của Tổng thống nói chung có khá nhiều công trình và bài viết của các học giả
nước ngoài. Tiêu biểu là cuốn:
- “Politics in American” của Thomas R. Dye, Prentice Hill, 1997 đề cập khá rõ về ba
nhánh quyền lực trong chính trị Mỹ (lập pháp, hành pháp và tư pháp). Tác giả đã tập trung
làm rõ quyền hạn của Tổng thống trong lĩnh vực đối nội và đối ngoại. Đồng thời, tác giả đi
sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Mỹ như các nhóm lợi ích,

sự kiềm chế của Quốc hội Tác giả, trên cơ sở phân tích, đã đưa ra những minh chứng cụ thể
để chứng minh cho luận đề của mình. Ví dụ, để chứng minh sự kiềm chế cũng như sự giám
sát của Quốc hội đối với Tổng thống trong các quyết định bổ nhiệm bằng việc yêu cầu Tổng
thống ra điều trần trước Uỷ ban Thượng viện, tác giả đã đưa ra dẫn chứng về Tổng thống
Bush và tổng thống Bill Clinton; trên cơ sở Đạo luật tình huống 1972, tác giả đã phân tích
làm rõ mối quan hệ giữa Tổng thống và Quốc hội trong việc thông qua một đạo luật hay một
điều ước quốc tế….
- Cuốn “American Trade Politics” của I.M. Destler (Insutitue for International
Economics 1995) đề cập quyền lực của Tổng thống và Quốc hội trong lĩnh vực thương mại.
Dựa trên các đạo luật như: Hiến pháp, Đạo luật các Hiệp định thương mại có đi có lại năm
1934, Đạo luật Thương mại 1974… tác giả đã đi sâu phân tích và lý giải tại sao quyền lực
của Tổng thống trên lĩnh vực này được tăng lên rồi bị hạn chế.
: 10
Hai là, các bài viết, công trình đề cập đến vai trò của Tổng thống Bill Clinton trong
quá trình hoạch định chính sách đối ngoại với Việt Nam từ 1993-2000 có thể thể kể đến:
- Richard C.Halbrooke (2001) với tác phẩm “An American in Hanoi: American’s
reconciliation with Vietnam”, New York Norwal đã tập trung phân tích, lý giải tại sao người
Mỹ lại có mặt ở Hà Nội sau chiến tranh Việt Nam. Đúng như nhan đề tác phẩm, sự định hình
cho quan hệ Việt Nam bắt đầu từ bản lộ trình bốn điểm của Tổng thống Bush và kết quả cho
mối quan hệ hai nước là những quyết định bình thường hoá đầy đủ trên lĩnh vực ngoại giao
và kinh tế của Tổng thống Bill Clinton. Tác gỉả đã khẳng định sự quan tâm của Mỹ khi ở
Việt Nam là vấn đề Campuchia và đặc biệt là POW/MIA.
- Bài viết “Vietnam's Post - Cold War Diplomacy and the U.S” của Allan E. Goodman
Source (Asian Survey, Vol. 33, No. 8 (Aug, 1993)) đã đề cập đến những nhân tố tác động
đến quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Tổng thống Bill Clinton như vấn đề POW/
MIA, dư luận quốc tế… Liên quan đến vấn đề này, tác giả đã phân tích rõ các yếu tố ủng hộ
hoặc phản đối quyết định của Tổng thống. Đồng thời, Allan E. Goodman Source cũng đã đề
cập cam kết của Tổng thống Bill Clinton trước Quốc hội Mỹ về vấn đề POW/MIA trong tiến
trình bình thường hoá quan hệ thương mại với Việt Nam.
- Bài viết của Brantly WomackSource với nhan đề “Vietnam in 1995: Successes in

Peace” (Asian Survey, Vol. 36, No. 1, A Survey of Asia in 1995: Part I (Jan., 1996)) trên cơ
sở phân tích tình hình Việt Nam sau năm 1986 đã rút ra nhận xét về sự đổi mới của Việt
Nam, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế cũng như các mối quan hệ ngoại giao với các nước. Tuy
nhiên, Brantly WomackSource chỉ dừng lại ở việc phân tích mặt tích cực và hạn chế của Việt
Nam trong quá trình đổi mới và chưa đánh giá được yếu tố này trở thành một nhân tố ảnh
hưởng đến chính sách đối ngoại của chính quyền Clinton.
- Với bài viết “Dipplomacy of isolation United States unilateral sanctions policy and
Vietnam 1975 – 1995”, Oliver Babson đã phân tích và làm rõ quan hệ Mỹ -Việt Nam từ
1975 – 1995. Tác giả chỉ rõ tại sao Mỹ thi hành lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, tiến
trình nối lại quan hệ với Việt Nam của các Tổng thống từ 1975 đến 1995. Tác giả cũng
khẳng định bản lộ trình 4 điểm mà Tổng thống Bush đưa ra với Việt Nam là một sự định
hình trong chiến lược đối ngoại của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Tổng
thống kế nhiệm là Clinton đã làm rõ và hoàn tất tiến trình bình thường hoá quan hệ với Việt
Nam.
: 11

- Bài viết “The Vietnam - U.S. Normalization” (June 17, 2005) của Mark E. Manyin
(Foreign Affairs, Defense, and Trade Division) đã nêu lên tiến trình bình thường hoá quan hệ
ngoại giao và thương mại của Mỹ đối với Việt Nam trong nhiệm kì của Tổng thống Bill
Clinton. Đồng thời, bài viết đã nêu lên cam kết của Tổng thống Bill Clinton về vấn đề
POW/MIA trước Quốc hội làm cơ sở cho việc triển khai quyền lực của mình.
2.2. Ở trong nước
Thứ nhất, cũng như các học giả nước ngoài, vấn đề quyền lực trong lĩnh vực đối ngoại
của nguyên thủ quốc gia - tổng thống Mỹ cũng thu hút khá nhiều sự quan tâm của các học giả
và các nhà nghiên cứu của Việt Nam. Trong đó, ta có thể đề cập đến các bài viết nghiên cứu
sau:
- Nguyễn Cảnh Bình trong “Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào” đã đề cập đến
quá trình soạn thảo và ban hành Hiến pháp của các nhà lập hiến Mỹ. Thông qua cuốn sách
này, Nguyễn Cảnh Bình cung cấp cho độc giả một cái nhìn tổng quan về sự hình thành các
nhánh quyền lực trong bộ máy nhà nước Mỹ. Hiến pháp đã trao cho Tổng thống những

quyền hạn nhất định trong lĩnh vực đối ngoại như: đại diện cho quốc gia ký kết điều ước
quốc tế, bổ nhiệm đại sứ, tiếp đón đại sứ; là tổng tư lệnh lực lượng vũ trang. Tuy nhiên,
quyền lực của Tổng thống Mỹ luôn chịu sự kiềm chế của một cơ quan khác, đó chính là
Quốc hội Mỹ. Hai viện trong Quốc hội, đặc biệt là Thượng viện Mỹ có ảnh hưởng lớn đến
vai trò của Tổng thống Mỹ. Quốc hội đã ban hành một số đạo luật như: Luật thương mại,
Nghị quyết về Quyền chiến tranh để kiềm chế quyền lực của Tổng thống.
- Vũ Dương Huân trong cuốn “Hệ thống chính trị Mỹ, cơ cấu và tác động đối với quá
trình hoạch định chính sách đối ngoại” đã có những lập luận và phân tích khá tỉ mỉ về quyền
hạn và vai trò của Tổng thống trong lĩnh vực đối ngoại. Tác giả đã đề cập đến sự mở rộng
quyền lực của Tổng thống trong tiến trình lịch sử, sự vượt quyền của các Tổng thống trong
hoạch định cũng như triển khai chính sách đối ngoại. Bên cạnh việc đề cập đến vai trò của
Tổng thống Mỹ, Vũ Dương Huân đã đưa ra một số nhân tố tác động đến việc hoạch định
chính sách đối ngoại của chính quyền Mỹ như: sự kiềm chế của Quốc hội, các tổ chức chính
trị xã hội, phương tiện truyền thông, các nhóm lợi ích Mỹ…
Thứ hai, cũng như các học giả nước ngoài, ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã dành
khá nhiều trang viết và công trình nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam
: 12
thời Tổng thống Bill Clinton cũng như vai trò và ảnh hưởng của các quyết định của tổng
thống đến Việt Nam.
- Cuốn “Hoa Kì: cam kết và mở rộng” (Chiến lược toàn cầu mới của Mỹ), (1997), Nhà
xuất bản Khoa học Xã Hội, Hà Nội của tác giả Lê Bá Thuyên đề cập đến chiến lược đối
ngoại mới của chính quyền Clinton với mục đích khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế
giới. Trong tác phẩm này, tác giả đã tập trung đi vào phân tích các mục tiêu, lợi ích của Mỹ;
nội dung chính sách đối ngoại đối với thế giới, các khu vực liên quan và quá trình triển khai
chính sách đó trên thực tế. Tuy nhiên, tác giả chưa làm rõ chính sách đối ngoại của chính
quyền Clinton đối với Việt Nam.
- Lê Văn Quang (2005) với tác phẩm “Quan hệ Việt - Mỹ thời kì sau Chiến tranh
Lạnh (1990 - 2000)”, NXB Đại học Quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh đã thể hiện khá sinh
động quan hệ Việt Nam và Mỹ trong một thời gian dài. Tác giả đã khái quát lại quan hệ Việt
- Mỹ qua các thời kì, chính sách đối với Việt Nam của các Tổng thống như Reagan, Bush và

đặc biệt là Bill Clinton. Thông qua cuốn sách này, tác giả đã làm nổi bật những áp lực từ dư
luận Mỹ, dư luận thế giới, vấn đề POW/MIA và những quyết định của Tổng thống Bill
Clinton. Mặt khác, tác giả cũng phân tích những điểm hạn chế cũng như những chuyển biến
tích cực trong quan hệ giữa hai nước từ 1990 – 2000 trên lĩnh vực, kinh tế, ngoại giao, giáo
dục. Tuy nhiên, tác phẩm chưa đánh giá vai trò của Tổng thống trong quá trình hoạch định
chính sách với Việt Nam.
- Cuốn “Bill và Hillary Clinton: Gia đình và quyền lực, 2010, Nhà xuất bản Thanh
niên, do Dương Minh Hào, Dương Thùy Trang, Vũ Thị Mỹ biên soạn đã viết về những khó
khăn và thành công trong cuộc sống và sự nghiệp của Tổng thống Bill Clinton và phu nhân
của ông. Mặt khác, tác phẩm cung cấp những văn bản ghi nhận quyết định của chính quyền
Clinton đối với Việt Nam như: Tuyên bố về việc Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam,
chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bill Clinton, cuộc tiếp xúc cấp cao giữa Tổng thống
Bill Clinton và Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu… Nhóm tác giả chỉ tập hợp lại các bài phát biểu
cũng như lờì tuyên bố của Tổng thống Bill Clinton, chưa đánh giá các quyết định và chính
sách của Tổng thống với Việt Nam như thế nào.
- Các bài nghiên cứu trên các tạp chí của Việt Nam như: “Dư luận thế giới hoan
nghênh quyết định bình thường hóa quan hệ Mỹ – Việt Nam”, Báo Nhân dân thứ Năm (13),
tháng 7/1995, số 14636, trang 4; “Tổng thống Mỹ B.Clinton tuyên bố bình thường hóa quan
: 13
hệ với Việt Nam”, Báo Nhân dân, thứ 4 (12), tháng 7/1995, số 14635 hay “Lần đầu tiên một
Tổng thống Mỹ sang thăm chính thức nước Việt Nam độc lập và thống nhất”, Tạp chí Châu
Mỹ ngày nay, số 6/2000; … đã đưa ra một số nhận định về vai trò của Tổng thống Bill
Clinton như: khẳng định quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam là
đúng đắn, chuyến thăm Việt Nam càng thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hai nước…
Ngoài ra có khá nhiều công trình, bài nghiên cứu liên quan về vấn đề này của các học
giả nước ngoài đã được dịch ra tiếng Việt như: William J. Clinton, (1997), Chiến lược an
ninh quốc gia: sự cam kết và mở rộng 1995 – 1996, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội; William A. Degregorio, (1998), Bốn mươi hai đời Tổng thống Hoa Kì, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Inunger, (2009), Lịch sử Hoa Kì, những vấn đề quá khứ, Nhà
xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội; Joe Allen, (2009), Việt Nam cuộc chiến thất bại của

Mỹ, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội; Emiko Fukase và Will Martin, (1999), Ảnh
hưởng của việc Mỹ trao quy chế Tối huệ quốc cho Việt Nam, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số
6, tr 69 – 74… Các công trình trình nghiên cứu cũng như các bài viết này đã cũng cấp những
thông tin về chính sách đối ngoại cũng như nhận định đánh giá về các quyết định của Tổng
thống Bill Clinton.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu của giới học giả, cuốn Hồi ký “MyLife” của Cựu
tổng thống Bill Clinton và Hồi kí của Hillary Clinton (hiện đã được dịch ra tiếng Việt) đã
cung cấp cho chúng ta thông tin khá hữu ích trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại
của Tổng thống; những nhân tố ảnh hưởng cũng như các kết quả đạt được khi triển khai
chính sách đó ở các khu vực, các nước cụ thể, trong đó có Việt Nam trong hai nhiệm kì từ
1993 – 2001.
Có thể nói, các học giả trong và ngoài nước đều thể hiện sự quan tâm của mình đến
quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ. Những bài viết đó là nguồn
tài liệu phong phú giúp tác giả đánh giá nhận định vai trò và quyền hạn của Tổng thống trên
lĩnh vực đối ngoại nói chung. Tuy nhiên, khi đề cập đến vai trò hoạch định chính sách đối
ngoại của Tổng thống Bill Clinton đối với Việt Nam, dường như chưa có một công trình
nghiên cứu cụ thể nào. Các bài viết cũng như các tác phẩm của các học giả trong và ngoài
nước chỉ dừng lại ở việc nêu vấn đề hoặc phân tích một số khía cạnh nhất định như: vấn đề
POW/MIA, quyết định bãi bỏ lệnh cấm vận 1994, quyết định bình thường hoá quan hệ ngoại
giao với Việt Nam 1995, chuyến thăm của Tổng thống đến Việt Nam năm 2000 hay những
: 14
bất đồng trong quan điểm giữa Quốc hội về vấn đề Việt Nam, quan hệ Việt - Mỹ trong một
giai đoạn cụ thể… Các công trình nghiên cứu, các bài viết chưa làm rõ chính sách đối ngoại
của Tổng thống Bill Clinton đối với Việt Nam, những nhân tố tác động và đánh giá vai trò
của Tổng thống trong lĩnh vực này. Dựa vào các nguồn thông tin hữu ích này, tác giả đã tập
hợp các tài liệu, phân loại các tài liệu và trên cơ sở đó tổng hợp, phân tích các vấn đề để hoàn
thành nhiệm vụ và mục tiêu của luận văn là vai trò của Tổng thống Bill Cinton trong việc
hoạch định chính sách đối ngoại với Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung làm rõ vai trò của Tổng thống Bill

Clinton trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại đối với Việt Nam.
Về thời gian: luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu là từ năm 1993 đến năm 2001
(trong hai nhiệm kì của Tổng thống Bill Clinton). Đây là vị Tổng thống đầu tiên sau Chiến
tranh Lạnh được bầu khi nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu suy thoái và là Tổng thống có vai trò
nổi bật nhất trong việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam về ngoại giao, chính trị và
kinh tế.
Về nội dung: luận văn tập trung phân tích vai trò của Tổng thống Bill Clinton trong
việc hoạch định chính sách đối ngoại với Việt Nam cũng như mức độ thực thi quyền lực đó
trên thực tế. Để làm sáng tỏ vấn đề trên, luận văn cũng đề cập những nhân tố tác động đến
quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ với Việt Nam. Tuy nhiên, do
hạn chế về mặt tư liệu, luận văn chỉ dừng lại đánh giá vai trò của Tổng thống trên các khía
cạnh: ngoại giao, kinh tế đối ngoại hai nước và một số vấn đề liên quan đến hệ quả chiến
tranh Việt Nam (MIA, tháo gỡ bom mìn sau chiến tranh…)
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng nhiều các nguồn tài liệu. Trước hết là nguồn tư
liệu gốc của Mỹ và Việt Nam. Nguồn tư liệu này giúp tác giả tìm thấy nhiều thông tin về vai
trò, quyền hạn của Tổng thống nói chung trên lĩnh vực đối ngoại. Mặt khác, tác giả có cái
nhìn xác thực về những quyết định chiến lược của Tổng thống Bill Clinton đối với Việt Nam.
Các văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng là những tài liệu gốc được tác giả sử
dụng nhằm phục vụ cho việc phân tích sự đổi mới của Việt Nam có tác động như thế nào đến
chính sách của Mỹ. Các bài nghiên cứu trên tạp chí, sách tham khảo, tư liệu internet có liên
quan đến nội dung của đề tài cung cấp những thông tin về biến động tình hình thế giới, khu
: 15
vực Đông Nam Á và Việt Nam cùng với quyết định của Tổng thống Bill Clinton với Việt
Nam.
Về phương pháp nghiên cứu, ngoài các phương pháp nghiên cứu có tính chất cơ sở
làm phương pháp luận cho các ngành khoa học xã hội nói chung, chúng tôi còn sử dụng các
phương pháp đặc thù như: phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh… Trong khi tiếp cận với
các quyết định của Tổng thống Bill Clinton với vấn đề Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại,
chúng tôi đã so sánh với các quyết định của các Tổng thống trước đó như: Tổng thống Ford,

Carter, G. Bush và Tổng thống sau này như G.W Bush hay so sánh trường hợp của Việt Nam
với các nước khác như Cuba trong việc dỡ bỏ lệnh cấm vận … để thấy được sự linh hoạt
nhạy bén và đóng góp của Tổng thống Bill Clinton. Trên cơ sở các nguồn tư liệu có được,
chúng tôi đã phân tích, tổng hợp và đánh giá những đóng góp, mức độ thực thi quyền lực của
Tổng thống Bill Clinton trong lĩnh vực đối ngoại trên cơ sở của Hiến pháp. Bên cạnh đó, đây
là đề tài đề cập đến quan hệ quốc tế nên tác giả còn vận dụng phương pháp quốc tế học,
phương pháp luật học, phương pháp chính trị học. Việc sử dụng các phương pháp đặc thù
trên là ưu thế của đề tài so với nhiều công trình khác bởi lẽ, các phương pháp này chúng tôi
có được cái nhìn tổng quát, khách quan, chính xác hơn và vấn đề được khai thác nhiều chiều
hơn.
5. Cấu trúc của luận văn
Với tiêu đề “Vai trò của Tổng thống Bill Clinton trong việc hoạch định chính sách
đối ngoại đối với Việt Nam”, ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu làm ba chương:
Chương 1: Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam trong nhiệm kì của Tổng
thống Bill Clinton.
Chương 2: Vai trò của Tổng thống Bill Clinton trong việc hoạch định chính sách đối
ngoại đối với Việt Nam.
Chương 3: Nhận xét về vai trò của Tổng thống Bill Clinton trong việc hoạch định
chính sách đối ngoại đối với Việt Nam.
Trong ba chương đóng góp mới của luận văn thể hiện rõ nét ở chương 2 và đặc biệt là
ở chương 3. Trong chương 3, tác giả luận văn đánh giá vai trò của Tổng thống trong việc
hoạch định chính sách đối ngoại với Việt Nam, những nhân tố ảnh hưởng, mức độ thực thi
quyền lực của Tổng thống so với những quy định trong Hiến pháp và các đạo luật, so các đời
: 16
Tổng thống trước đó trong chiến tranh Việt Nam và so với bản thân Bill Clinton trong chính
sách đối với các nước khác.
Do hạn chế về thời gian, tư liệu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng
tôi mong nhận được sự bổ sung, góp ý, phê bình để có thể tiếp tục hoàn thiện và mở rộng
hướng nghiên cứu trong các đề tài tiếp theo.

CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG
NHIỆM KÌ CỦA TỔNG THỐNG BILL CLINTON

1.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ đối với
Việt Nam
1.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực
1.1.1.1. Bối cảnh quốc tế
Thứ nhất, sau Chiến tranh Lạnh, sự sụp đổ của “một trong hai siêu cường” đã làm cho
tính chất của các mối quan hệ quốc tế thay đổi. Hình thái vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa các
nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau trở thành đặc trưng trong quan hệ quốc tế nhằm
thiết lập trật tự quốc tế mới. Mỹ chủ trương một thế giới đơn cực trong khi các nước khác
như Nga, Trung Quốc, EU, Nhật Bản đấu tranh cho một trật tự thế giới đa cực mà ở đó quyền
lãnh đạo thế giới bị chia sẻ. Đồng thời, các tổ chức khu vực, liên minh kinh tế đã xuất hiện
như: EU (tháng 12/1992); AFTA (1992); NAFTA (1994), ARF (1994)… Các tổ chức và
diễn đàn khu vực này là sự liên kết của các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau; phản ánh
chiều hướng của các nước muốn liên kết với nhau để tận dụng khả năng tiềm tàng khu vực
của mình nhằm ứng phó với quá trình toàn cầu hóa đang phát triển nhanh chóng. Để khẳng
định ảnh hưởng của mình trong quan hệ quốc tế và khu vực, Mỹ đã thay đổi chính sách toàn
cầu và khu vực, đặc biệt hướng chính sách đó tới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong
vấn đề xây dựng trật tự thế giới mới ở khu vực này, Mỹ đã nhận thấy ASEAN, trong đó có
Việt Nam sẽ là nhân tố quan trọng trong quan hệ với các nước lớn. Do đó, Mỹ đã từng bước
điều chỉnh chính sách với Việt Nam.
Thứ hai, trước sự biến động của tình hình quốc tế, các mâu thuẫn tiềm ẩn như: xung
đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, tranh chấp biên giới lãnh thổ, vấn đề môi
trường, dịch bệnh dịch, HIV/AIDS, buôn bán người qua biên giới, buôn bán ma tuý, hiểm
hoạ thiên tai, đói nghèo, an ninh lương thực, hoạt động khủng bố đã trở thành mối đe dọa với
: 17
an ninh quốc gia và an ninh quốc tế. Những mâu thuẫn này mang tính chất liên quốc gia, đòi
hỏi phải có sự hợp tác và chia sẻ của cộng đồng các quốc gia. Liên quan đến vấn đề này,
Tổng thống Bill Clinton trong chiến lược “Can dự và mở rộng” cho rằng “về bản chất không

phải tất cả các nguy cơ an ninh đều cấp bách hoặc dính dáng đến quân sự. Những vấn đề
xuyên quốc gia như chủ nghĩa khủng bố, buôn lậu, ô nhiễm môi trường… cũng gây ra những
tác động về anh ninh cả trước mắt và lâu dài. Ngoài ra, hàng loạt vấn đề môi trường xuyên
quốc gia nổi lên cũng gây ảnh hưởng ngày càng lớn đến ổn định quốc tế và do đó sẽ trở thành
thách thức mới đối với các nước” [29, tr. 47-48]. Do đó, trong khi tạo dựng mối quan hệ với
Việt Nam, chính quyền Mỹ luôn khẳng định sự quan tâm của mình đến các vấn đề này thông
qua bài phát biểu của mình và chuyến thăm cấp cao của tổng thống Bill Clinton tới Việt Nam
năm 2000.
Thứ ba, cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật mới bắt đầu từ năm 1970, đặc biệt là cách
mạng trong lĩnh vực thông tin phát triển mạnh đã tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế,
chính trị, xã hội; thúc đẩy xu hướng liên kết và hợp tác kinh tế. Đây vừa là thời cơ vừa là
thách thức đối với các nước trong việc xây dựng đường lối chính sách, định hướng mục tiêu
phát triển. Nhân tố này có tác động mạnh đến quan hệ Việt - Mỹ. Những thành tựu mới của
khoa học kĩ thuật, ưu thế về vốn và trình độ quản lý kinh doanh làm cho lực lượng sản xuất
của Mỹ phát triển nhanh, dẫn đến nhu cầu mở rộng thị trường. Trong khi đó, với nguồn lao
động rẻ và phong phú về tài nguyên đã tạo nên một thị trường tiềm năng, hấp dẫn các nhà
đầu tư, các doanh nghiệp Mỹ ở Việt Nam. Đồng thời, cơ hội cải thiện quan hệ với Mỹ sẽ
giúp Việt Nam đi tắt đón đầu các thành tựu khoa học công nghệ mới phục vụ phát triển đất
nước. Xuất phát từ nhu cầu đó, chính quyền Mỹ dần thay đổi chính sách đối với Việt Nam.
1.1.1.2. Bối cảnh khu vực Đông Nam Á
Sau Chiến tranh Lạnh, tình hình các nước Đông Nam Á có những chuyển biến lớn:
Một là, sau Chiến tranh Lạnh, mâu thuẫn giữa Mỹ với các nước Indonesia, Malaisia
và Singapore về vấn đề nhân quyền và thương mại ngày càng trở nên gay gắt. Đồng thời,
tranh chấp lịch sử giữa Trung Quốc, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác về quần
đảo Trường Sa đã đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.
Hai là, nằm trong khu vực có nền kinh tế năng động nhất thế giới, khu vực châu Á –
Thái Bình Dương, các nước Đông Nam Á đã tăng cường đổi mới công nghệ, tranh thủ nguồn
vốn và kĩ thuật từ bên ngoài để đẩy mạnh phát triển kinh tế. Sự tồn tại của các cường quốc
: 18
trong khu vực đã trở thành những thực thực thể có trọng lượng về kinh tế - chính trị đe dọa vị

trí của Mỹ. Với vị trí chiến lược của Việt Nam, Mỹ đã lựa chọn Việt Nam là nhân tố trong
tính toàn cân bằng quyền lực của Mỹ. Mỹ coi Việt Nam và ASEAN là một lực lượng quan
trọng trong chính sách đối trọng với Trung Quốc.
Đồng thời, việc Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995 đã làm cho mối quan hệ
giữa Việt Nam và các nước trong khu vực được cải thiện, từ đó thúc đẩy quan hệ trao đổi
hàng hoá và thu hút vốn đầu tư. Gia nhập ASEAN vừa là sự đổi mới tư duy quan trọng của
Việt Nam đối với ASEAN vừa thể hiện sự thay đổi cách nhìn của ASEAN và thế giới đối với
Việt Nam, chuyển từ đối đầu, nghi kỵ sang hòa bình và hợp tác. Sự kiện 1995 đã đánh dấu
một bước phát triển quan trọng của ASEAN, tạo điều kiện để các nước Campuchia, Lào và
Myanmar gia nhập Hiệp hội, hoàn tất mục tiêu của Tuyên bố Bangkok về một ASEAN bao
gồm tất cả các nước Đông Nam Á và làm cho khu vực mạnh hơn. Bộ trưởng Ngoại giao
Nguyễn Mạnh Cầm khẳng định “Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN… là
một sự kiện chưa từng có trước đây và sẽ là một sự kiện quan trọng đối với hòa bình, ổn định
và phát triển trong khu vực”[46, tr. 47]. Do đó, việc thay đổi chính sách đối ngoại với Việt
Nam thực sự rất cần thiết bởi nó sẽ bảo đảm mục tiêu khu vực Đông Nam Á của Mỹ.
Như vậy, trước những thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới và khu vực, là một
mắt xích trong quan hệ quốc tế, Mỹ cần thiết hội nhập xu thế chung của thời đại. Để tăng
cường hội nhập và mở rộng các mối quan hệ, Mỹ đã thay đổi chính sách đối ngoại với các
“địch thủ cũ”, trong đó có Việt Nam.
1.1.2. Tình hình nước Mỹ
Về kinh tế, trong Thông điệp Liên bang ngày 25/1/1994, Tổng thống Bill Clinton thừa
nhận “trong 12 năm của nền kinh tế chảy nhỏ giọt, chúng ta xây dựng một phồn vinh giả trên
một cơ sở khủng khiếp. Chúng ta trải qua sự tăng trưởng chậm nhất trong nửa thế kỉ qua. Đối
với rất nhiều gia đình, thì giấc mơ Mỹ đã tan biến”[69]. Sự suy yếu của nền kinh tế Mỹ đã trở
thành thách thức nghiêm trọng đối với tham vọng bá chủ của Mỹ. Tuy nhiên, với chủ trương
“tôi sẽ tập trung vào kinh tế như một tia laze” những chính sách của Tổng thống Bill Clinton
đã làm cho nền kinh tế Mỹ có bước tăng trưởng đáng kể. Tỷ trọng GDP so với thế giới năm
2000 của Mỹ đạt 31%, gấp đôi so với nền kinh tế thứ hai thế giới là Nhật Bản [12, tr. 57]. Mỹ
là nước đầu tư ra nước ngoài với giá trị lớn: 152,44 tỷ USD (2000) [42, tr. 37]. Đồng thời,
với các khoản đóng góp kinh phí cho Liên Hợp Quốc, WB, IMF… (Mỹ góp 18,25% ngân

: 19
sách của IMF trong khi các nước G7 chỉ đóng từ 3-7%; Mỹ chiếm 38% cổ phần của WB),
Mỹ đã có tiếng nói và chi phối tới các tổ chức quốc tế lớn [30, tr. 24].
Về khoa học công nghệ, Tổng thống Bill Clinton cho rằng “đầu tư công nghệ là đầu tư
vào tương lai của nước Mỹ” [42, tr. 37], an ninh quốc phòng và anh ninh kinh tế gắn bó chặt
chẽ với nhau. Mỹ đã điều chỉnh chính sách khoa học và công nghệ phù hợp với nhu cầu phục
hưng kinh tế Mỹ và tăng cường quân sự Mỹ. Tính riêng trong năm 1996, Mỹ có 4,63 triệu
nhà khoa học. Đầu tư cho khoa học công nghệ mỗi năm lên tới 150 tỷ USD [9, tr .106].
Về tiềm lực quốc phòng: Ngân sách đầu tư cho lĩnh vực này liên tục tăng, chiếm 41%
ngân sách quốc phòng của thế giới. Năm 1990, Mỹ chi 324,6 tỷ USD; 1999 là 263,1 tỷ USD
và năm 2000 là 273,8 tỷ USD [42, tr. 38]. Mỹ là quốc gia có tiềm lực về vũ khí hạt nhân,
không quân, hải quân và vũ khí kĩ thuật cao. Trong Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, loại
bom thông minh được sử dụng 10% thì đến cuộc không kích Kosovo (Nam Tư) năm 1999 là
70%, trong cuộc chiến tranh ở Afganistan là 90%. Mỹ tiếp tục phát triển hệ thống phòng thủ
tên lửa quốc gia để tăng cường tiềm lực hạt nhân, vô hiệu hóa hoàn toàn các hệ thống tên lửa
tấn công của đối phương.
Mặt khác, trong vấn đề chính trị và đối ngoại của Mỹ xuất hiện nhiều xung đột. Nhân
dân Mỹ không hài lòng với thực trạng kinh tế và gây sức ép đối với chính phủ Mỹ. Mâu
thuẫn về chủng tộc (đặc biệt vụ Los Angeles), sự cắt giảm chi tiêu trong giáo dục khiến
“nhiều trường đại học, trung học và tiểu học bị cắt giảm kinh phí 6%; đến nay có khoảng 3/4
trường đại học thu không đủ chi. Đại học Quốc lập Caliphoocnia giảm hơn 1000 người, buộc
phải đóng cửa 5000 lớp”[3, tr. 82]. Bên cạnh đó, cuộc chiến tranh Việt Nam đã tiêu tốn của
Mỹ không ít tiền của; đặc biệt, giữa Tổng thống và Quốc hội, các thành viên của Đảng Dân
chủ và Đảng Cộng hòa, giữa các nhóm lợi ích, giữa người Mỹ với nhau bị bao phủ bởi “Hội
chứng Việt Nam” trong lòng nước Mỹ.
Như vậy, nước Mỹ cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI vừa có những lợi thế nhất định vừa
phải đối mặt với một loạt các thách thức mới nảy sinh. Do đó, để nâng cao thế và lực trên
trường quốc tế, Mỹ đã phải thay đổi chính sách đối ngoại của mình, trong đó có Việt Nam.
1.1.3. Lợi ích của Mỹ trong quan hệ với Việt Nam
Với sự biến đổi của khu vực Đông Nam Á và những thành quả trong quá trình đổi mới

chính sách đối ngoại của Việt Nam, chính quyền Mỹ đã nhận thấy những lợi ích có được
trong quan hệ với Việt Nam.
: 20
Một là, trong chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh Lạnh, Việt Nam không
chiếm vị trí ưu tiên nhưng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chính sách khu vực của
Mỹ. Trao đổi với các nhà lãnh đạo Việt Nam, các quan chức Mỹ luôn nhấn mạnh lợi ích song
trùng giữa Mỹ và Việt Nam trong việc phấn đấu cho một Đông Nam Á hòa bình, ổn định và
phát triển. Nằm trên con đường giao thông huyết mạch từ châu Á – Thái Bình Dương sang
Ấn Độ Dương và là cửa ngõ của Đông Dương, Việt Nam có vị trí địa chiến lược ở Đông
Nam Á. Trong khi các nước lớn đang ráo riết thay đổi chính sách đối với khu vực này, việc
thiết lập mối quan hệ với Việt Nam sẽ tăng cường vị thế địa – kinh tế, địa - chính trị của Mỹ
ở châu Á, ngăn ngừa ảnh hưởng của các nước lớn (đặc biệt là Trung Quốc). Bên cạnh đó, các
đồng minh thân cận của Mỹ trong khu vực này là Thái Lan và Singapore đã nhanh chân hơn
Mỹ trong việc nối lại quan hệ với Việt Nam. Để giữ vững mối quan hệ với các đồng minh
này, Mỹ cần phải bình thường hóa với Việt Nam.
Hai là, một trong những mục tiêu chiến lược của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á là
duy trì tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy hội nhập và đảm bảo sự ổn định lâu dài. Do đó, nếu Mỹ
thực hiện chính sách cô lập Việt Nam thì những mục tiêu chiến lược khu vực của Mỹ sẽ bị
chệch hướng.
Ba là, Mỹ nhận thấy Việt Nam là một nước đông dân với nguồn lao động dồi dào và
giá rẻ và là một thị trường “đang trỗi dậy” đem lại cho Mỹ những lợi ích về kinh tế, thương
mại.
Bốn là, bình thường hoá hoá quan hệ và thúc đẩy hợp tác với Việt Nam còn xuất phát
từ chính nhu cầu thoát khỏi “Hội chứng Việt Nam”. Tổng thống Bill Clinton đã nhận thức rõ
vấn đề này đang chia rẽ quan hệ hai nước; nếu được giải quyết thì trang sử mới của hai nước
sẽ được hé mở.
Như vậy, thiết lập mối quan hệ với Việt Nam tuy không phải là trọng điểm nhưng sẽ
đem lại cho Mỹ rất nhiều lợi ích trong việc giải quyết các vấn đề trong nội bộ nước Mỹ, cho
chính sách khu vực và toàn cầu của Mỹ.
1.1.4. Chính sách đối ngoại và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế vào những năm 80 của thế kỉ XX đang bị suy
giảm nghiêm trọng bởi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tình trạng bị cô lập, bao vây cấm vận từ
Mỹ và các thế lực thù địch. Trước những yêu cầu cấp bách, Việt Nam đã chuyển hướng
chính sách đối ngoại để phù hợp với tình hình mới. Tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986),
: 21
Việt Nam chính thức thông qua đường lối đổi mới, trong đó dành ưu tiên cho cải cách kinh tế
toàn diện và từng bước mở cửa, hội nhập với thế giới bên ngoài. Trên cơ sở mục tiêu kinh tế
là số một, Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam (12/1986) đã đề ra chủ trương “kiên trì
thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình và hữu nghị” [4, tr. 105] với tất cả các nước, không
phân biệt chế độ chính trị - xã hội, mở rộng quan hệ kinh tế, kĩ thuật với các nước, trong đó
có “các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên
tắc bình đẳng cùng có lợi” [4, tr. 81]. Về nhiệm vụ, phương châm và tư tưởng chỉ đạo chính
sách đối ngoại, Việt Nam chủ trương giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ
nghĩa xã hội, đồng thời phải sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và
hoàn cảnh cụ thể của nước ta cũng như tình hình thế giới và khu vực.
Với phương thức nhiệm vụ đề ra, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Trung
Quốc vào năm 1991; kí Hiệp định khung về hợp tác với EU vào năm 1995, gia nhập ASEAN
(1995), thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước ở Mỹ La Tinh, Úc,… Đặc biệt, Hiệp định
Paris về Campuchia (21/10/1991) “đã giải tỏa những cản trở cuối cùng trên con đường triển
khai chính sách đối ngoại của chúng tôi là bình thường hóa, đa dạng hóa và sẵn sàng hợp tác
với tất cả các nước, trước hết là các nước Đông Nam Á và rộng hơn ở châu Á – Thái Bình
Dương trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi” [2, tr. 79 - 80]. Trong quan hệ với Mỹ, Việt Nam
chủ trương bình thường hoá quan hệ với Mỹ là chủ trương đối ngoại quan trọng, đáp ứng
nguyện vọng đông đảo của nhân dân hai nước, sẽ có lợi cho hoà bình và ổn định ở khu vực
Đông Nam Á. Đảng chủ trương, một mặt Việt Nam cần cảnh giác với âm mưu “diễn biến
hòa bình” của Mỹ; mặt khác cần nhận thức rõ tầm quan trọng của Mỹ đối với thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy, việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ sẽ giúp Việt
Nam thoát khỏi thế bị cô lập, khai thông và mở đường cho ngoại giao đa phương và tạo cho
Việt Nam một tư thế thuận lợi trong việc hợp tác nhiều mặt với các nước trên thế giới.
Như vậy, có thể nói với sự thay đổi đường lối đối ngoại của Đảng ta từ 1986 cho đến

năm 2001, quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước đã có những biến chuyển có lợi cho
ta. Việt Nam đang từ thế cô lập đã tạo cho mình những mối quan hệ quốc tế mới. Trong bối
cảnh cạnh tranh thị trường đang diễn ra gay gắt và xu thế toàn cầu diễn ra mạnh mẽ, Việt
Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng ở Đông Nam Á, không chỉ hấp dẫn với Mỹ mà cả
với các nước khác trên thế giới.
: 22
1.2. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam trong nhiệm kì của Tổng thống Bill
Clinton
Theo Ngoại trưởng Mỹ Albright, những cam kết của Mỹ đối với khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương là vững chắc bởi chúng được xây dựng trên cơ sở những lợi ích quốc gia
về an ninh, kinh tế và chính trị Mỹ. Nằm trong khu vực có nền kinh tế năng động trên thế
giới, với chính sách ngoại giao đa phương và công cuộc đổi mới toàn diện, Việt Nam được
coi như là một trong các nhân tố cân bằng quyền lực khu vực trong chính sách đối ngoại của
chính quyền Mỹ. Để bảo vệ lợi ích đó, ngay từ năm 1993, trong “Chính sách 10 điểm” đối
với khu vực châu Á – Thái Bình Bình Dương, chính quyền Clinton đã nhấn mạnh những nội
dung liên quan đến Đông Nam Á và Việt Nam như sau:
Thứ nhất, tăng cường quan hệ với các nước ASEAN;
Thứ hai, đạt được sự kiểm kê đầy đủ nhất có thể về những quân nhân Mỹ bị mất tích
trong chiến tranh trong khi Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam;
Thứ ba, phát triển các diễn đàn đa phương cho các nước trao đổi ý kiến về an ninh
đồng thời duy trì các cơ sở liên minh vững chắc của Mỹ;
Thứ tư, đẩy mạnh hợp tác khu vực nhằm đối phó với những thách thức toàn cầu như
vấn đề môi trường, tỵ nạn, y tế, ma túy, không phổ biến và bán vũ khí;
Thứ năm, thúc đẩy dân chủ và nhân quyền ở những nơi tự do chưa được nở rộ [24, tr.
14-15].
Những nội dung này luôn được nhắc lại trong bài phát biểu của các nhà lãnh đạo
chính quyền Mỹ. Khi điều trần trước Tiểu ban các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương của
Ủy ban đối ngoại của Nghị viện vào ngày 7/5/1998, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, Stanley O.Roth
cho rằng “Mỹ vẫn tiếp tục cam kết an ninh đối với Châu Á – Thái Bình Dương. Chúng tôi
duy trì sự có mặt khá lớn ở khu vực. Chúng ta đã khẳng định lại và củng cố tất cả những

quan hệ đồng minh an ninh nòng cốt trong những năm gần đây, trong khi thúc đẩy các quan
hệ hợp tác với các nước khác trong khu vực” [46, tr. 4], trong đó có Việt Nam. Có thể nói,
chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam được xây dựng trên cơ sở những mục tiêu của
chiến lược khu vực châu Á – Thái Bình Dương và lợi ích của Mỹ.
Mặt khác, Việt Nam nằm trên đường vành đai châu Á – Thái Bình Dương, cầu nối
Đông – Nam Á với Đông – Bắc Á, nằm án ngữ giao điểm các eo biển huyết mạch nối liền
: 23
Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Do đó, trong quá trình xây dựng chính sách mới, Mỹ
cần quan tâm đến nhiều yếu tố:
Một là, sự rút lui quân sự của Nga, sự cắt giảm vũ khí quân sự của Mỹ ở khu vực này
đã tạo nên “khoảng trống quyền lực” và cơ hội cho các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc,
Nhật Bản.
Sau cải cách mở cửa năm 1979 đến đầu thế kỉ XXI, Trung Quốc nhanh chóng trở
thành một nước có nền kinh tế năng động trong khu vực và tạo dựng uy tín trên trường quốc
tế. Năm 1996, Trung Quốc trở thành “nước đối thoại toàn diện” của ASEAN và năm 1997,
Uỷ ban hợp tác hỗn hợp Trung Quốc – ASEAN đã ra đời, hai bên nhất trí thiết lập quan hệ
đối tác láng giềng thân thiện, tin cậy và hợp tác toàn diện hướng tới thế kỉ XXI. Về kinh tế,
trong 20 năm cải cách mở cửa (1979 - 1998), tốc độ tăng trưởng bình quân GDP bình quân
hàng năm là 9,8% và đứng hàng thứ bảy thế giới về GDP [8, tr. 556]. Để khẳng định vị thế
của mình, Trung Quốc cũng giống như tất cả các cường quốc khác đều muốn hướng ra bên
ngoài với tham vọng bá cường. Trong những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, Trung
Quốc có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các điểm nóng trong khu vực như vấn đề
Campuchia và tiến trình phát triển của khu vực. Với vị trí bên cạnh Đông Nam Á đồng thời
cùng chung khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, với sức mạnh đang lên, Trung Quốc đã
nhanh chóng hoạch định chính sách mới, lấy Đông Nam Á làm khu vực trọng yếu trong
chiến lược tiến ra phía Nam với tham vọng trở thành cường quốc thế giới. Đây là một trong
các cường quốc đang lên đe dọa đến lợi ích của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á.
Đông Nam Á đối với Nhật cũng trở thành một địa bàn quan trọng hàng đầu trong
chính sách đối ngoại vì đây vừa là nơi cung cấp tài nguyên thiên nhiên, thị trường với nguồn
nhân công rẻ cho kinh tế Nhật vừa là điểm hấp dẫn đầu tư buôn bán. Thủ tướng Kaifu từng

nói “dùng các nguồn kĩ thuật công nghệ, kinh tế và vốn kinh nghiệm của mình để làm cơ sở
để đóng góp một vai trò tích cực trong cố gắng quốc tế nhằm tạo nên một trật tự mới”[31, tr.
37]. Với những nỗ lực trên, Nhật đã tạo dựng cho mình một chỗ đứng khá vững chắc ở khu
vực Đông Nam Á về kinh tế cũng như về chính trị.
Bên cạnh đó, quan hệ của các nước lớn biến đổi nhanh chóng, từ chỗ mất cân bằng
ngay sau Chiến tranh Lạnh sang tìm kiếm sự cân bằng mới, kiếm chế bất đồng và tránh
những xung đột bất lợi. EU cũng ngày càng quan tâm hơn đến Đông Nam Á. Bên cạnh các
quan hệ song phương, EU thông qua cơ chế hợp tác Á – Âu (ASEM) để phát triển quan hệ
: 24
với ASEAN. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga điều chỉnh và tăng cường chính sách
ngoại giao với khu vực này bằng các quan hệ song phương và đa phương với các nước. Nga
càng nhận thấy rõ hơn vai trò của ASEAN nên đã tích cực cải thện quan hệ với từng nước,
tham gia đầy đủ vào các diễn đàn đa phương của cả khối với mong muốn dần trở lại vị trí của
Liên Xô trước đây ở khu vực Đông Nam Á… Có thể nói, sự thay đổi chính sách của các
nước lớn đối với khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đã tác động lớn đến
lợi ích của Mỹ trong khu vực. Yếu tố này đã tạo nên thách thức đối với vị trí lãnh đạo thế
giới ở khu vực năng động này, trong đó có Việt Nam.
Hai là, so với nhiều nước khác trong khu vực, Mỹ chưa có nhiều lợi ích kinh tế ở Việt
Nam. Việt Nam được coi là một trong những thị trường tiềm năng tại Đông Nam Á với số
dân đứng thứ hai ở khu vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định. Trong bối cảnh
cạnh tranh thị trường, xu thế toàn cầu đang phát triển mạnh, nhiều nước lớn đang mở rộng
quan hệ kinh tế với Việt Nam, so với sự bất ổn định ở Trung Đông thì một thị trường còn “để
ngỏ” đối với Mỹ là rất hấp dẫn. Do đó Mỹ cần nhanh chóng đặt chân vào thị trường Việt
Nam để khai thác nguồn tài nguyên dồi dào, nhân lực giá rẻ và trợ giúp các công ty của Mỹ
cạnh tranh với các công ty của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Tây Âu…. Mặt
khác, nếu nhìn nhận Việt Nam là một thành viên của ASEAN, mối quan hệ song phương này
giữ vai trò quan trọng trong việc giữ Mỹ duy trì sự dính líu toàn diện với ASEAN nhằm đảm
bảo tiếp cận khu vực thị trường quan trọng này.
Ba là, sự sụp đổ của Liên Xô đã xóa bỏ trở ngại trong quan hệ hai nước, đặc biệt là về
ý thức hệ.

Bốn là, chiến tranh Việt Nam – “một cuộc chiến tranh dài nhất và không mong muốn
nhất của đất nước đã ám ảnh người dân Mỹ bởi quy mô, tính khốc liệt và tàn bạo của nó.
Cuộc chiến tranh này kéo dài từ tháng 7/1954 đến tháng 4/1975 với năm đời Tổng thống từ
D.Eisenhower, Jonh K. Kennedy, Johnson, R.Nixon đến G. Ford. Cuộc chiến tranh này đã
làm hao tổn quá nhiều sức người sức của của Mỹ. Chính quyền chi 676 tỷ USD, 58.000 quân
Mỹ bỏ mạng và khoảng 304.000 người bị thương, tàn phế suốt đời. Chiến tranh kết thúc,
nước Mỹ phải hứng chịu một thảm kịch lớn đó là cuộc sống của hàng triệu người Mỹ bị tan
vỡ, lòng tin của người dân đối với chính phủ bị suy giảm và đặc biệt là những binh lính Mỹ
đã tham chiến ở Việt Nam phải hứng chịu những hậu quả to lớn. Trong số 304.000 bị
thương, có 153.329 người bị thương nặng phải nằm viện dài ngày và Lầu Năm Góc cũng
: 25
thừa nhận có đến 20.000 lính Mỹ bị nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam [54, tr. 7]. Ngoài ra
có gần 350.000 cựu binh khác bị giải ngũ một cách không vinh dự, không được đảm bảo việc
làm, không được tôn trọng sau khi về nước [15, tr. 52].
Bên cạnh đó, hầu hết lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam đều nghiện thuốc lá, rượu, thậm
chí là Heroin, thậm chí bị mắc chứng rối loạn thần kinh (ước tính có 70.000 cựu binh Mỹ
mắc bệnh) [14, tr. 487]. Mặt khác, các gia đình có người Mỹ mất tích cũng gây sức ép đến
chính quyền Mỹ. Chính điều đó đã khiến các vấn đề liên quan đến Việt Nam, đặc biệt là vấn
đề POW/MIA trở nên hết sức nhạy cảm. Đồng thời, “Hội chứng Việt Nam” có tác động lớn
đến một bộ phận chính giới và cựu binh Mỹ. Do đó cải thiện quan hệ với Việt Nam giúp Mỹ
vượt qua sự chia rẽ trong xã hội Mỹ về quá khứ.
Trên cơ sở những nhân tố trên, chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam nhằm
tới ba mục tiêu:
Thứ nhất, ngăn chặn ảnh hưởng của các nước lớn, khẳng định vai trò của Mỹ trong
việc duy trì an ninh khu vực;
Thứ hai, bình thường hóa quan hệ ngoại giao và kinh tế với Việt Nam;
Thứ ba, xây dựng chỗ đứng và duy trì ảnh hưởng ở Việt Nam.
Với mục tiêu đặt ra, chính sách đối ngoại của Mỹ với Việt Nam dưới chính quyền Bill
Clinton được thể hiện trên những nội dung sau:
Về chính trị - ngoại giao, với mục tiêu tăng cường quan hệ của mình với các nước

ASEAN để duy trì sự lãnh đạo khu vực, Mỹ chủ trương thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ
với Việt Nam ở cấp đại sứ vào năm 1995
.
Cùng với sự phát triển của quan hệ ngoại giao giữa
hai nước, Hoa Kỳ đã mở Tổng lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam mở
Tổng lãnh sự quán tại San Francisco. Hai nước đã thiết lập được các kênh đối thoại và thực
hiện các cuộc thăm viếng lẫn nhau của nhiều đoàn quan chức cấp cao.
Mặt khác, trong nội bộ Mỹ, “Hội chứng Việt Nam” là một vấn đề nhạy cảm, do đó,
trên cơ sở Bản lộ trình bốn điểm
1
mà chính quyền G. Bush đưa ra, chính quyền Bill Clinton
tiếp tục kêu gọi Việt Nam hợp tác giải quyết vấn đề POW/MIA. Mỹ coi vấn đề này là vấn đề

1

Giai đoạn 1: Kết thúc lệnh cấm công dân Mỹ đi du lịch đến Việt Nam.
Giai đoạn 2: Cấp giấy phép cho doanh nghiệp Hoa Kỳ và thiết lập văn phòng thương mại tại Việt Nam.
Giai đoạn 3: Dỡ bỏ cấm vận về thương mại và đầu tư.
Giai đoạn 4: Xem xét để trao quy chế Tối huệ quốc cho Việt Nam

×