Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.42 KB, 5 trang )
Mở rộng lãnh thổ xuống phía nam - Chiến tranh
với Champa (thế kỷ XI-XVII)
Thứ Ba, 08/03/2011, 03:45 CH | Lượt xem: 337
Vào thế kỷ VII, VIII ở vùng Trung Trung Bộ ngày
nay ra đời nước Champa (gọi là Chiêm Thành), cư
dân chủ yếu là người Chăm.
Vị trí của Chăm pa
Nhân dân hai nước Champa và Đại Việt đã có quan
hệ giao lưu kinh tế văn hoá lâu đời, từng đoàn kết
giúp đỡ nhau chống kẻ thù chung. Tuy nhiên, chính
quyền phong kiến thống trị hai nước đã nhiều lần gây
ra những cuộc chiến tranh giữa hai nước.
Giữa thế kỷ XI, nhà Tống chuẩn bị xâm lược Đại
Việt, đã cho sứ giả xuống xúi giục quốc vương
Champa quấy rối biên giới phía nam nước Đại Việt
để Đại Việt phải phân tán lực lượng đối phó với cả
hai mặt Bắc - Nam.
Để loại trừ mối uy hiếp từ phía nam, yên tâm lo việc
phương Bắc, phá âm mưu liên kết của nhà Tống với
Champa, năm 1069, vua Lý và Lý Thường Kiệt chỉ
huy một đạo quân tiến vào đất Champa, đánh phá
kinh thành Chà Bàn (An Nhơn, Bình Định), đánh tan
lực lượng quân sự Champa, bắt vua Champa phải cắt
đất ba châu (Quảng Bình, Bắc Quảng Trị) cho nhà
Lý, sau đó rút quân về nước.
Cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV, nhiều cuộc xung
đột xảy ra giữa Đại Việt và Champa. Năm 1306, vua
Trần Anh Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua