Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam giai đoạn 1964 - 1973

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





LÊ ĐỨC HẠNH


QUÂN ĐỘI HÀN QUỐC TRONG CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC
CỦA MỸ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1964-1973



LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ




Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Kim





HÀ NỘI - 2004

1



MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
1
Mục lục
2
Danh mục các chữ viết tắt
3
Danh mục các bảng
4
PHẦN MỞ ĐẦU
5
CHƢƠNG 1:
CHÍNH SÁCH ĐỒNG MINH VÀ QUÂN ĐỘI MỘT SỐ NƯỚC
ĐỒNG MINH CỦA MỸ THAM CHIẾN TẠI VIỆT NAM


1.1 Chính sách đồng minh trong các chiến lƣợc quân sự toàn cầu của
Mỹ giai đoạn 1946-1968
14
1.2 Chiến dịch "Thêm cờ" (More Flags) và quân đội một số nƣớc
đồng minh của Mỹ tham chiến tại Việt Nam giai đoạn 1964-1973
29
CHƢƠNG II
QUÂN ĐỘI HÀN QUỐC TRONG CUỘC CHIẾN TRANH XÂM
LƯỢC CỦA MỸ Ở MIỀN NAM VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1964-1973

2.1 Vài nét về quan hệ quân sự Mỹ-Hàn và quân đội Hàn Quốc từ sau
Chiến tranh thế giới thứ II

47
2.2 Quá trình tham chiến của các đơn vị quân đội Hàn Quốc trong
cuộc chiến tranh xâm lƣợc của Mỹ ở Việt Nam
60
CHƢƠNG III
MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ SỰ THAM GIA CỦA QUÂN ĐỘI
HÀN QUỐC TRONG CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA
MỸ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1964-1973

3.1 Quân đội Hàn Quốc và chính sách "quốc tế hoá" cuộc Chiến
tranh Việt Nam của Mỹ.
3.2 Đánh giá của một số sỹ quan cấp cao Mỹ về hoạt động tác chiến
của quân Hàn Quốc trên chiến trƣờng Khu V.
91
101

3.3 Hậu quả do các đơn vị quân đội Hàn Quốc gây ra trên chiến
trƣờng miền Nam Việt Nam.
106
KẾT LUẬN:
111
PHỤ LỤC I: Viện trợ phi quân sự của một số nƣớc đồng minh Mỹ
trong chiến dịch "Thêm cờ"
118

TÀI LIỆU THAM KHẢO
121





2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ANZUS
Australia, New Zealand, United States
Hiệp ước phòng thủ
chung 3 nước Úc-Niu
Di-lân và Mỹ
CINCPAC
Commander-in-chief, Pacific
Tổng tư lệnh lực lượng
quân Mỹ tại chiến
trường Thái Bình
Dương
FFV
Field Forces. Vietnam
Lực lượng dã chiến tại
Việt Nam
MACV
Military Assistance Command, Vietnam
Bộ tư lệnh viện trợ
quân sự tại Việt Nam
NATO
North Atlantic Treaty Organisation
Tổ chức Hiệp ước Bắc
Đại Tây Dương
NSAM
National Security Act Memorandum
Bị vong lục về Đạo

luật an ninh quốc gia
SEATO
South East Asia Treaty Organisation
Tổ chức Hiệp ước
Đông Nam Á
NSC
National Security Council
Hội đồng an ninh quốc
gia
CENTO
Central Treaty Organisation
Hiệp ước Trung tâm















DANH MỤC CÁC BẢNG



3


Trang
Bảng 1.1
Lực lượng quân Mỹ triển khai tại các nước đồng
minh, nhằm bao vây, tiến công các "điểm nóng"
thời kỳ 1960-1970
23
Bảng 1.2
Số quân một số nước đồng minh Mỹ trực tiếp
tham chiến tại Việt Nam từ 1964-1970
33
Bảng 1.3
Lực lượng và địa bàn tác chiến của quân Niu Di-
lân trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam
1967-1969
37
Bảng 1.4
Lực lượng Sư đoàn "Báo đen" quân đội Hoàng
gia Thái Lan tham chiến tại Việt Nam từ tháng 7-
1968 đến 31-8-1971
39
Bảng 1.5
So sánh lực lượng quân Mỹ và đồng minh tham
chiến ở Việt Nam từ 1964-1970
42
Bảng 2.1
Lực lượng quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến
tranh Triều Tiên 1950-1953

50
Bảng 3.1
Viện trợ của Mỹ cho Thái Lan từ 1950-1968
94
Bảng 3.2
Viện trợ kinh tế, quân sự của Mỹ cho Hàn Quốc
1946-1976
94













PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài:


4
Trong cuộc chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam, đế quốc Mỹ đã huy động
một lực lƣợng quân sự khổng lồ bao gồm cả hải, lục và không quân, dƣới sự
điều hành trực tiếp của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc để tiến hành một cuộc

chiến tranh lâu dài, tốn kém và khốc liệt nhất trong lịch sử nƣớc Mỹ kể từ sau
Chiến tranh thế giới thứ I, nhằm ngăn chặn cuộc kháng chiến giành độc lập,
giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành
thuộc địa kiểu mới, thực hiện cái gọi là "Ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản" ở
Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, để lừa gạt dƣ luận và che lấp bản chất xâm lƣợc của
cuộc chiến tranh, Mỹ còn dựng lên ở miền Nam Việt Nam một chính quyền
tay sai, xây dựng và tổ chức quân đội ngụy đông tới hàng chục vạn quân với
đầy đủ các quân, binh chủng đƣợc Mỹ trang bị hiện đại và tối tân nhất lúc bấy
giờ. Không dừng lại ở đó, với âm mƣu "quốc tế hoá" cuộc chiến tranh, Mỹ
còn dựng lên cái gọi là "Quân đội thế giới tự do chống cộng sản" nhằm lôi
kéo các nƣớc đồng minh đƣa quân vào Việt Nam tham chiến, để "chia sẻ " bớt
gánh nặng chiến tranh cho Mỹ, đồng thời thực hiện những âm mƣu lâu dài
trong chiến lƣợc châu Á-Thái Bình Dƣơng của Mỹ
Thực hiện mƣu đồ trên, tháng 4 năm 1964, Tổng thống Mỹ Giônxơn
chính thức phát động chiến dịch "Thêm cờ" (More flags). Mặc dù ban đầu
chiến dịch này không thu đƣợc kết quả nhƣ ngƣời Mỹ mong muốn, song bằng
nhiều biện pháp kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao v.v , trong vòng 6
năm từ 1964 đến 1970 Mỹ đã lôi kéo đƣợc gần 40 quốc gia và các tổ chức
phản động trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lƣợc của
Mỹ ở Việt Nam.
Trong số các nƣớc đồng minh của Mỹ trực tiếp đƣa quân vào Việt
Nam, Hàn Quốc (lúc bấy giờ trên các phƣơng tiện đại chúng gọi là Nam Triều
Tiên hay Nam Hàn) là nƣớc hƣởng ứng chiến dịch "Thêm cờ" của Mỹ tích

5
cực nhất, có số quân tham chiến đông nhất và cũng đƣợc Mỹ đánh giá là tác
chiến có hiệu quả nhất.
Khi đánh giá về việc chính phủ Hàn Quốc quyết định đƣa quân sang
tham chiến tại Việt Nam, có không ít ngƣời, trong đó có cả ngƣời Hàn Quốc

đều cho rằng, quyết định trên đã mang lại cho nƣớc này không ít lợi ích. Điều
đó có thể đúng với cách nghĩ của họ. Bởi lẽ, nếu xét trên bình diện chính trị
thì rõ ràng đây là cơ hội tốt để Hàn Quốc "bày tỏ và khẳng định" thái độ cũng
nhƣ lập trƣờng của mình đối với Mỹ trƣớc những vấn đề quốc tế lớn. Không
những thế, đây còn là cơ hội hiếm có để Hàn Quốc " trả bớt" những món nợ
mà họ đã vay của ngƣời Mỹ từ nhiều năm trƣớc đây.
Trên bình diện kinh tế, đúng nhƣ cách gọi của một số chính trị gia
Hàn Quốc lúc bấy giờ, "chiến tranh Việt Nam là El Dorado", nghĩa là (vùng
đất tƣởng tƣợng có nhiều kim loại quý)[20: 101]. Nhờ có việc đƣa quân sang
tham chiến tại Việt Nam, Hàn Quốc đã nhận đƣợc từ Mỹ những khoản viện
trợ lớn. Ngoài ra, với hàng chục nghìn lƣợt binh lính sang tham chiến tại
Việt Nam và hàng chục nghìn ngƣời khác sang phục vụ cho cỗ máy chiến
tranh của Mỹ, Hàn Quốc đã thu đƣợc những khoản lợi không nhỏ. Nền kinh
tế vì thế đã đƣợc cải thiện đáng kể, an ninh và quốc phòng cũng đƣợc tăng
cƣờng.
Lợi ích mà Hàn Quốc thu đƣợc từ việc đƣa quân sang tham chiến tại
Việt Nam đã đƣợc chứng minh qua các con số, chỉ số tăng trƣởng của nền
kinh tế lúc bấy giờ. Thế nhƣng, sự mất mát cũng không hề nhỏ. Trong cuộc
chiến tranh này, có gần 5.000 sỹ quan và binh sỹ Hàn Quốc thiệt mạng, hàng
ngàn ngƣời khác bị thƣơng và bị nhiễm chất độc màu da cam do quân đội Mỹ
rải xuống[38: 243]. Và cũng nhƣ ở Mỹ, "Hội chứng chiến tranh Việt Nam" có
lẽ còn phải mất nhiều năm nữa mới hy vọng phần nào vơi đi trong ký ức và
cuộc sống của các cựu binh Hàn Quốc đã từng tham chiến tại Việt Nam. Cái
mất chắc còn lớn hơn nếu đặt nó trong mối quan hệ truyền thống lâu đời giữa

6
hai dân tộc.
Về sự tham gia của quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh xâm
lƣợc của Mỹ ở Việt Nam, cho đến nay đã có nhiều công trình đề cập tới. Tuy
nhiên, do mục đích của từng công trình, các tác giả chỉ mới đề cập đến những

chi tiết, những khía cạnh đơn lẻ, nhằm minh hoạ hoặc chứng minh cho một
nhận định nào đó, hay đơn thuần chỉ là liệt kê tội ác của lực lƣợng này, mà
chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách độc lập, chuyên sâu và có hệ
thống. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài "Quân đội Hàn Quốc trong
cuộc chiến tranh xâm lƣợc của Mỹ ở Việt Nam giai đoạn 1964-1973" làm nội
dung nghiên cứu của luận văn. Mục đích của luận văn trƣớc hết là nhằm trình
bày một cách có hệ thống nguyên nhân, động lực, bối cảnh, quá trình tham
chiến và vai trò của các đơn vị quân đội Hàn Quốc trên chiến trƣờng Khu V
miền Nam Việt Nam, đồng thời góp phần làm sáng tỏ chính sách đồng minh
của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, đặc biệt là trong thời gian chiến tranh
Việt Nam. Trong luận văn, tác giả còn muốn đƣa ra một số nhận định, đánh
giá từ việc Chính phủ Hàn Quốc đƣa quân sang tham chiến tại Việt Nam, qua
đó rút ra những bài học góp phần cũng cố mối quan hệ truyền thống lâu đời
giữa hai dân tộc Hàn-Việt, thúc đẩy sự hợp tác và phát triển giữa hai quốc gia
trong hiện tại cũng nhƣ cho tƣơng lai.
Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào giai đoạn từ năm
1964 đến năm 1973, tức là năm Hàn Quốc bắt đầu đƣa quân vào tham chiến
tại Việt Nam hƣởng ứng chiến dịch 'Thêm cờ" của Mỹ, đến khi toàn bộ lực
lƣợng này buộc phải rút khỏi miền nam Việt Nam sau Hiệp định Paris 1973.
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn tập trung phân tích động cơ, bối cảnh và
vai trò của các đơn vị quân Hàn Quốc trên chiến trƣờng Khu V miền Nam
Việt Nam.
Tình hình nghiên cứu:

7
Tại Việt Nam, đã có nhiều công trình đề cập đến sự tham chiến của
các đơn vị Hàn Quốc trên chiến trƣờng miền Nam Việt Nam. Chẳng hạn,
trong bộ "Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975" do Viện lịch sử
quân sự Việt Nam biên soạn, trong tập IV xuất bản 1999; tập V xuất bản

2001; tập VI xuất bản năm 2003, các tác giả có đề cập đến hoạt động tác
chiến của các đơn vị quân sự đội Hàn Quốc trong một số trận đánh, chiến dịch
trên địa bàn Khu V trong hai cuộc phản công chiến lƣợc mùa khô (1965-
1966) và (1966-1967) của Mỹ.
Ở một số địa phƣơng thuộc Khu V cũng đã xuất bản một số công trình
có liên quan nhƣ: "Khu V-30 năm chiến tranh giải phóng 1945-1975", tập II
của Bộ tƣ lệnh Quân khu V, xuất bản 1989; "Quảng Ngãi-Lịch sử chiến tranh
30 1945-1975" của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ngãi, xuất bản 1988;
"Quảng Nam-Đà Nẵng 30 năm chiến đấu và chiến thắng 1945-1975" của Bộ
chỉ huy quân sự Quảng Nam-Đà Nẵng, xuất bản 1988; "Bình Thuận-30 năm
chiến tranh giải phóng 1945-1975" của Bộ chỉ huy quân sự Bình thuận, xuất
bản năm 1992; "Phú Yên-30 năm chiến tranh giải phóng 1945-1975" của Bộ
chỉ huy quân sự Phú Yên, xuất bản 1993 Tuy nhiên, trong các công trình
này các tác giả còn đề cập rất ít hoặc chỉ mới dừng lại ở mô tả các hoạt động
đơn lẻ của từng đơn vị quân Hàn Quốc với tƣ cách là lực lƣợng đánh thuê cho
Mỹ, trên địa bàn từng tỉnh, trong khuôn khổ của một trận đánh, một chiến
dịch do Mỹ tiến hành, mà chƣa nghiên cứu nó nhƣ một đề tài độc lập, để từ đó
dựng nên bức tranh toàn cảnh của lực lƣợng quân đội Hàn Quốc trên chiến
trƣờng Việt Nam, hoặc rút ra những nhận xét, đánh giá và kết luận mang tính
khái quát.
Ở nƣớc ngoài, chủ yếu ở Mỹ và Hàn Quốc đến nay đã có nhiều sách,
tạp chí của các học giả nghiên cứu, viết về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt
Nam nhƣ: "Giải phẫu một cuộc chiến tranh" của G.B Côncô, do Nguyễn Tấn
Cửu dịch, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành năm 1989, "Sự lừa dối

8
hào nhoáng" của Neil Sheehan, do nhóm Lê Minh Đức dịch, Nhà xuất bản
Thành phố Hồ Chí Minh ần hành năm 1990; "Cuộc chiến tranh dài ngày nhất
nước Mỹ" của G.C Herring, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành 1998;
"Cuộc chiến tranh mười nghìn ngày" của Michel Maclia, Nhà xuất bản Chính

trị ấn hành năm 1990; "Nhìn lại quá khứ-tấm thảm kịch và những bài học về
Việt Nam" của R.S.Mc Na-ma-ra, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành
năm 1999; "Ký ức chiến tranh" của Kim Jin Sun (Hàn Quốc), do Phạm Việt
Hùng dịch, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2002; "Sự can dự
của quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam (1964-
1973)", luận văn Thạc sỹ của Ku Su Jeong (Hàn Quốc), bảo vệ tại Trƣờng
Đại học khoa học xã hội và nhân căn thành phố Hồ Chí Minh năm 2000;
"Allied Participation in Vietnam" của Bộ lục quân Mỹ, Nhà xuất bản
Washington, D.C ấn hành năm 1975 v.v Những công trình trên đây có đề
cập ít nhiều đến sự tham gia của quân đội Hàn Quốc trên chiến trƣờng miền
Nam Việt Nam. Tuy nhiên, do lập trƣờng quan điểm cùng với phƣơng pháp
luận của những ngƣời khác chứng kiến, nên các tác giả chƣa có đƣợc những
nhận định, đánh giá một cách thoả đáng, khách quan.
Nhƣ vậy, về sự tham gia của quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến
tranh xâm lƣợc của Mỹ ở Việt Nam (1964-1973) cho đến nay vẫn còn là đề
tài cần phải tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu. Mặc dù
vậy, những kết quả nghiên cứu và nguồn tƣ liệu của các công trình kể trên sẽ
là cơ sở tốt để chúng tôi tham khảo, kế thừa trong luận văn của mình.
Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu:
Cơ sở lý luận đƣợc vận dụng để nghiên cứu, trình bày luận văn là
dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chiến
tranh và quân đội, đƣờng lối quân sự và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân
dân của Đảng cộng sản Việt Nam.
Trong luận văn, chúng tôi sẽ vận dụng một số phƣơng pháp nghiên
cứu khác nhƣ: Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, Phƣơng pháp so sánh và loại

9
suy, Phƣơng pháp liên nghành, đặc biệt là Phƣơng pháp lịch sử và Phƣơng
pháp lôgíc nhằm dựng lại một cách tƣơng đối đầy đủ quá trình tham chiến của
các đơn vị quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh Việt Nam, xem xét

đánh giá các sự kiện, tìm ra mối liên hệ bản chất giữa chúng.
Đồng thời, qua đó tôi cũng muốn nhấn mạnh quan điểm của mình là
sự tham gia của quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh xâm lƣợc của Mỹ
ở Việt Nam không chỉ là sản phẩm trong chính sách đồng minh của Mỹ thời
kỳ Chiến tranh lạnh. Đó còn là mối quan hệ máu thịt Mỹ-Hàn, là những quyết
định mang tính độc lập tƣơng đối của chính phủ Hàn Quốc. Với sự tham gia
của quân đội Hàn Quốc và quân đội một số nƣớc đồng minh khác của Mỹ tại
Việt Nam, cuộc chiến tranh Việt Nam đã vƣợt ra ngoài khuôn khổ của một
cuộc chiến tranh cục bộ, nó trở thành cuộc đụng đầu lịch sử mang tính thời
đại sâu sắc và có tác động mạnh tới phong trào cách mạng thế giới
Nguồn tƣ liệu phục vụ cho nghiên cứu, viết luận văn gồm: Tác phẩm
kinh điển của Các Mác, Ănghen, Lênin, Hồ Chí Minh và của các đồng chí
lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc và Quân đội; các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, tổng
kết, báo chí của Đảng, Nhà nƣớc Đảng và Quân đội đã đƣợc in thành sách,
đăng trên các báo và tạp chí; các sách và công trình nghiên cứu đã công bố có
liên quan đến đề tài; các tƣ liệu sƣu tầm tại Thƣ viện Trung ƣơng quân đội,
Thƣ viện Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Trung tâm thông tin Khoa học và
công nghệ Bộ quốc phòng. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng nguồn tƣ liệụ từ
sách báo và tạp chí xuất bản trong nƣớc và quốc tế có nội dung liên quân đến
đề tài.
Đóng góp của luận văn:
Luận văn cố gắng trình bày một cách tƣơng đối có hệ thống, toàn diện
quá trình tham chiến, lực lƣợng tham chiến, đặc thù tác chiến và vai trò của
các đơn vị quân đội Hàn Quốc trên chiến trƣờng Khu V miền Nam Việt Nam,
từ đó rút ra những bài học thực tiễn qua việc Hàn Quốc đƣa quân sang tham

10
chiến tại Việt Nam, đồng thời đi sâu phân tích chính sách đồng minh của Mỹ
trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, đặc biệt là trong giai đoạn "Chiến tranh Việt
Nam", rút ra những vấn đề bản chất, đƣa ra một số nhận định về chính sách

đồng minh của Mỹ trƣớc đây cũng nhƣ trong tƣơng lai. Ngoài ra, nguồn tƣ
liệu đã sƣu tầm đƣợc để viết luận văn cũng là một đóng góp của tác giả cho
công tác nghiên cứu lịch sử chiến tranh, lịch sử quân đội và lịch sử dân tộc
Kết cấu luận văn gồm: 3 chƣơng, 6 tiết.
Chương 1: Chính sách đồng minh và quân đội một số nước đồng minh của
Mỹ tham chiến tại Việt Nam.
Chƣơng này tập trung phân tích bản chất, quá trình xây dựng và mở
rộng đồng minh, các khối liên minh quân sự của Mỹ từ sau Chiến tranh Thế
giới thứ II đến đầu thập kỷ 70. Qua đó rút ra những đặc điểm có tính quy luật
là khi triển khai các chiến lƣợc toàn cầu, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc luôn sử
dụng các nƣớc đồng minh nhƣ những công cụ hữu hiệu để bao vây, tiến công
các điểm nóng mà họ coi là đe doạ hoặc có khả năng đe doạ đến quyền lợi và
an ninh nƣớc Mỹ. Để lôi kéo các nƣớc đồng minh, Mỹ luôn dùng con bài viện
trợ kinh tế và quân sự để mặc cả, thúc ép các nƣớc đi vào guồng quay của họ.
Riêng với khu vực Đông Nam Á, sau thất bại của thực dân Pháp ở
Đông Dƣơng 1954, vì coi Việt Nam là con cờ Đôminô đầu tiên ở khu vực
Đông Nam Á và cả châu Á, Mỹ đã từng bƣớc thay chân Pháp tiến hành cuộc
chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam, đồng thời không ngừng mở rộng đồng minh
và các khối liên minh quân sự ra toàn bộ khu vực. Trong vòng chƣa đầy một
thập kỷ, Mỹ đã ký hàng loạt Hiệp ƣớc quân sự tay đôi với các nƣớc Thái Lan,
Hàn Quốc, Phi-lip-pin, Nhật Bản, Đài Loan, Ôxtrâylia, Niu Di-lân v.v , tạo
nên một vòng vây nhiều tầng nhiều lớp, từ xa đến gần vây chặt Việt Nam.
Chính sách đồng minh quen thuộc của Mỹ hiện nay vẫn đang đƣợc
Nhà Trắng sử dụng một cách "linh hoạt" dƣới nhiều hình thức và tên gọi khác
nhau.

11
Sau sự kiện ngày 11-9-1999, dƣới chiêu bài chống khủng bố, Mỹ đã
và đang tăng cƣờng mở rộng "vùng ảnh hưởng" của mình ra khắp các châu
lục, đặc biệt là ở các khu vực mà trƣớc đây, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh

Mỹ coi là nằm trong vòng "ảnh hưởng" của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Năm
2000, Nhà Trắng đã đƣa ra cái gọi là "Đề án cho nƣớc Mỹ trong thế kỷ mới"
(Project for the new American Century -PANC). Trong đề án đó, Mỹ một lần
nữa khẳng định "các nƣớc đồng minh then chốt" là "công cụ hữu hiệu nhất và
linh hoạt nhất để thiết lập sự thống trị của Mỹ trên toàn thế giới". Đối với khu
vực Đông Nam Á, đề án nhấn mạnh "Đã đến lúc cần tăng cƣờng sự hiện diện
quân sự của Mỹ ở khu vực này", và tính đến khả năng "Thay đổi chế độ cầm
quyền ở Trung Quốc".
Nhƣ vậy, nếu PANC là hiện thực, thì trong tƣơng lai, chính sách đồng
minh quen thuộc của Mỹ lại một lần nữa đƣợc đƣa ra thực hiện. Khi đó, các
nƣớc Nam Á và Đông Nam Á, đặc biệt là các nƣớc có đƣờng biên giới gần và
xa với Trung Quốc chắc chắn sẽ lại đƣợc Mỹ đƣa vào vòng mặc cả.
Chương 2: Quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở
Việt Nam giai đoạn 1964-1973.
Chƣơng này tập trung khái quát, hệ thống lịch sử quá trình tham
chiếncủa các đơn vị quân đội Hàn Quốc trên chiến trƣờng Nam Việt Nam,
phân tích nguyên nhân vì sao Hàn Quốc lại là nƣớc tham gia chiến dịch
"Thêm cờ" của Mỹ một cách tích cực nhất, đƣa quân sang Việt Nam nhiều
nhất và đƣợc Mỹ đánh giá là tác chiến có hiệu quả nhất trong số các nƣớc
đồng minh Mỹ có quân tham chiến tại Việt Nam. Nội dung của chƣơng còn
tập trung phân tích vai trò, đặc thù, tác chiến của lực lƣợng này trên chiến
trƣờng Khu V, đồng thời đề cập một cách tƣơng đối chi tiết mối quan hệ quân
sự Mỹ- Hàn từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đến 1965 (thời điểm chính phủ
Hàn Quốc quyết định đƣa lực lƣợng bộ binh sang tham chiến tại Việt Nam).
Tiết 2 của chƣơng tập trung khái quát hệ thống tổ chức, binh chế, chỗ dựa của

12
quân đội Hàn Quốc từ 1945-1965, qua đó cho thấy sự phụ thuộc, mối ràng
buộc giữa quân đội Hàn Quốc với Mỹ và quân đội Mỹ.
Chương 3: Một vài nhận xét về sự tham gia của quân đội Hàn Quốc trong

cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1964-
1973
Chƣơng này tập trung phân tích tính chất của cuộc "Chiến tranh Việt
Nam", âm mƣu quốc tế hoá cuộc chiến tranh của Mỹ trong bối cảnh Chiến
tranh lạnh; lý giải bối cảnh, động lực của việc Hàn Quốc đƣa quân sang tham
chiến tại Việt Nam, đồng thời đề cập và phân tích những đánh giá của ngƣời
trong cuộc, đặc biệt là các sỹ quan cấp cao Mỹ về hiệu quả tác chiến của quân
đội Hàn Quốc trên chiến trƣờng Nam Việt Nam; lật lại và khái quát mối quan
hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt-Hàn từ xƣa đến nay, qua đó rút
ra những bài hoạc lịch sử, đánh giá cái được, cái mất trong việc Chính phủ
Hàn Quốc đƣa quân sang tham chiến tại Việt Nam.















13







Chương 1

CHÍNH SÁCH ĐỒNG MINH VÀ QUÂN ĐỘI MỘT SỐ NƯỚC
ĐỒNG MINH CỦA MỸ THAM CHIẾN Ở VIỆT NAM

1.1. Chính sách đồng minh trong các chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ
giai đoạn 1946 - 1968

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, do có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh
đế quốc Mỹ đã trở thành tên đế quốc đầu sỏ trong hệ thống tƣ bản chủ nghĩa.
Với tham vọng bá chủ toàn cầu, Mỹ đã nhanh chóng tìm cách thay chân các
đế quốc khác, mở rộng phạm vi ảnh hƣởng ra các nơi và trở thành thực dân
lớn nhất của thời đại, dinh luỹ chủ yếu của các thế lực phản động quốc tế, là
kẻ thù nguy hiểm nhất của phong trào cách mạng thế giới, của hoà bình và an
ninh của các dân tộc.
Chính trong bối cảnh đó, nhằm ngăn chặn ảnh hƣởng và sự lớn mạnh
của phe xã hội chủ nghĩa, của phong trào giải phóng dân tộc đang trỗi dậy,
những ngƣời đứng đầu Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã liên tiếp đƣa ra và
triển khai thực hiện các học thuyết (chủ nghĩa) toàn cầu mà trụ cột là các học
thuyết quân sự nhằm phục vụ cho tham vọng bá chủ toàn cầu của Mỹ.
Ngay từ tháng 5-1945, khi chủ nghĩa phát xít Đức vừa bị Hồng quân
Liên Xô tiêu diệt, Tƣ lệnh không quân Mỹ, Đại tƣớng G. Ác-nôn-đơ và Tƣ
lệnh lực lƣợng không quân Anh, Nguyên soái S. Poóc-tan, đã thảo luận và đi
đến thống nhất rằng "Kẻ thù tiếp theo của chúng ta là nƣớc Nga xô viết, bởi
vậy, để sử dụng lực lƣợng không quân chiến lƣợc một cách có hiệu quả,

14

chúng ta cần có những căn cứ bố trí trên trên khắp thế giới, để từ những căn
cứ đó chúng ta có thể đến đƣợc bất cứ mục tiêu nào ở Nga" [36: 6].
Với âm mƣu bao vây và bóp nghẹt Liên Xô, tháng 7-1946, Mỹ công
khai tuyên bố chính sách đối ngoại của mình là "thực hiện sự ngăn chặn lâu
dài, nhẫn nại, kiên định, cảnh giác đối với xu thế bành trƣớng của Liên
Xô";"áp dụng chính sách kiên quyết ngăn chặn, ở bất kỳ nơi nào mà Liên Xô
có khả năng làm tổn hại tới lợi ích của phƣơng Tây"[36: 14]. Tiếp đó, ngày 12-
3-1947, trong bài diễn văn trƣớc Quốc hội, Tổng thống Mỹ Harry Truman đã
chính thức tuyên bố lấy học thuyết của mình làm chính sách đối ngoại của
Mỹ. Ông lập luận rằng, các nƣớc Đông Âu vừa mới "bị cộng sản thôn tính" và
những đe doạ tƣơng tự nhƣ thế của chủ nghĩa cộng sản đang diễn ra ở nhiều
nƣớc châu Âu khác nhƣ Italia, Pháp và Đức. Vì vậy, Mỹ phải đứng ra đảm
nhiệm sứ mạng lãnh đạo thế giới tự do, phải giúp đỡ các dân tộc trên thế giới
chống lại "chủ nghĩa cộng sản", chống lại "sự bành trƣớng" của Liên Xô bằng
mọi biện pháp kinh tế, chính trị, quân sự [14: 173]
Trên cơ sở của học thuyết H.Truman, chính quyền Mỹ đã vạch ra
chƣơng trình hoạt động quân sự ủng hộ các lực lƣợng phản động trên thế giới,
củng cố chế độ tƣ bản chủ nghĩa ở những nơi Mỹ đã mất, đảm bảo những điều
kiện cho việc bành trƣớng của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Chính sách quân sự,
hay nói đúng hơn là chiến lƣợc toàn cầu phản cách mạng ấy đƣợc giới quân
sự Mỹ khái quát bằng cái tên "Ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản", hay còn gọi là
"Chiến lƣợc ngăn chặn". Chiến lƣợc quân sự này đƣợc xây dựng dựa trên cơ
sở ưu thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mỹ, bản chất của nó là tiến hành
bao vây, tiến công tiêu diệt, đánh bại Liên Xô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa.
Phƣơng tiện chủ yếu để thực hiện "Chiến lƣợc ngăn chặn" là: bom nguyên tử,
máy bay ném bom chiến lƣợc và các căn cứ không quân khổng lồ; chỗ dựa
quân sự để Mỹ triển khai ba phƣơng tiện trên là các khối liên minh quân sự và

15
vành đai các căn cứ không quân chiến lược mà Mỹ triển khai trên lãnh thổ

các nước đồng minh.
Để mở rộng đồng minh và xây dựng các khối liên minh quân sự phục
vụ cho các mục tiêu của "Chiến lƣợc ngăn chặn", Mỹ đã dùng mọi biện pháp
kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao v.v trong đó biện pháp kinh tế là công
cụ chủ yếu để lôi kéo, tập hợp các nƣớc trên thế giới vào guồng máy chiến
tranh xâm lƣợc của Mỹ.
Tại khu vực châu Âu, trên cơ sở xác định Liên Xô là đối thủ trực tiếp
và nguy hiểm đang "đe doạ quyền lợi" của Mỹ, ngày 3- 4-1947, lấy cớ viện
trợ kinh tế cho các nƣớc châu Âu vừa bị tàn phá trong Chiến tranh thế giới
thứ II, Quốc hội Mỹ đã thông qua Kế hoạch Mác-san (Marshall Plan) với
những quy định: các nƣớc nhận viện trợ buộc phải ký với Mỹ những hiệp
định tay đôi (có tính chất ràng buộc); phải thi hành các chính sách kinh tế, tài
chính mà Mỹ yêu cầu; phải bảo đảm quyền lợi cho tƣ nhân Mỹ đầu tƣ kinh
doanh; phải cung cấp nguyên liệu chiến lƣợc cho Mỹ; phải thiết lập các tài
khoản đặc biệt mà việc sử dụng tài khoản này phải đƣợc Mỹ đồng ý; phải liên
minh quân sự với Mỹ và để Mỹ đặt các căn cứ quân sự trên lãnh thổ nƣớc
mình
Kế hoạch Mác-san còn buộc các nƣớc nhận "viện trợ" phải chấm dứt
quan hệ thƣơng mại với Liên Xô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa, từ bỏ kế
hoạch quốc hữu hoá và phải tiến hành đƣa tất cả các lực lƣợng tiến bộ ra
ngoài chính phủ (Đảng cộng sản Pháp và Đảng cộng sản Italia bị đƣa ra khỏi
chính phủ vào thời kỳ này), thậm chí cho Mỹ đƣợc quyền can thiệp vào nội
bộ nƣớc mình.
Với kế hoạch Mac-san, trong vòng chƣa đầy một năm, từ tháng 6-
1947 đến tháng 4-1948, 16 nƣớc châu Âu là: Anh, Pháp, Áo, Bỉ, Luých-xăm-
bua, Đan Mạch, Na-uy, Thụy Điển, Ai-xơ-len, Thụy Sỹ, Hy lạp, Thổ Nhĩ Kỳ,

16
Italia, Bồ Đào Nha, Cộng hoà liên bang Đức đã tiếp nhận viện trợ của Mỹ
với số tiền lên tới hơn 12,5 tỷ đô la.

Không chỉ có vậy, dựa trên thế mạnh của kẻ cho vay, ngày 4-4-1949,
Mỹ đã lôi kéo 11 trong số 16 nƣớc nhận viện trợ là: Anh, Pháp, Bỉ, Luých-
xăm-bua, Hà Lan, Na-Uy, Đan Mạch, Ai -xơ -len, I-ta-lia, Bồ Đào Nha ký
hiệp ƣớc thành lập khối Hiệp ƣớc Bắc Đại Tây Dƣơng (NATO) do Mỹ đứng
đầu. Sự ra đời của NATO cùng với việc Mỹ thông qua Đạo luật viện trợ song
phƣơng về quốc phòng cho các nƣớc thành viên, trên thực tế đã trở thành
những công cụ quyết định để Nhà Trắng và Lầu Năm Góc thực hiện chiến
lƣợc "Ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản" thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ II.
Nhƣ vậy, thông qua công cụ kinh tế và quân sự, Mỹ không những đã
khống chế về kinh tế, chính trị, quân sự đối với nhiều nƣớc châu Âu, mà còn
thành lập đƣợc hệ thống gồm các nƣớc đồng minh quân sự bao quanh Liên
Xô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa khác.
Tại khu vực Mỹ-la-tinh, nhằm biến châu lục này thành "sân sau" của
Mỹ, đồng thời để sử dụng nó nhƣ một công cụ hữu hiệu chống lại các nƣớc xã
hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc khu vực, ngày 2 tháng 9 năm
1947, tại Ri-ô đờ Gia-nê rô (Bra-xin), Mỹ và 17 nƣớc thân Mỹ gồm: Ác-hen
ti-na, Bô-li-vi-a, Bra-xin, Chi-lê, Cô-lôm-bi-a, Cô xta Ri-ca, Cuba, Đô-mi-ni-
ca, Goa-tê-ma-la, Ha-i-ti, Hon-đu-rát, Mê-hi-cô, Pa-na-ma, Pa-ra-goay, Pe-ru,
U-ru-goay, Vê-nê-zu-e-la đã tổ chức hội nghị và ký Hiệp ƣớc phòng thủ
chung Tây bán cầu (Hiệp ƣớc RIO). Theo Hiệp ƣớc này, các nƣớc tham gia
ký kết xem "mọi cuộc tiến công vào một nƣớc châu Mỹ nhƣ là một cuộc tiến
công vào tất cả các nƣớc khác". Và trong trƣờng hợp đó, khi có hai phần ba số
nƣớc tham gia Hiệp ƣớc biểu quyết tán thành, tất cả các nƣớc phải có trách
nhiệm cùng nhau hành động để bảo vệ "Khu vực an ninh". Khu vực này bao
gồm cả các đảo Ha-oai và nhiều lãnh thổ khác thuộc bắc cực và Thái Bình
Dƣơng-những nơi nằm trong quyền lợi của Mỹ. Với Hiệp ƣớc RIO, Mỹ đã

17
tiến thêm một bƣớc quan trọng trong việc khống chế khu vực Tây bán cầu, tạo
cơ sở pháp lý để Mỹ lôi kéo các nƣớc châu Mỹ vào cuộc vũ trang đàn áp

phong trào cách mạng của bất kỳ một quốc gia nào ở châu Mỹ hoặc vào cuộc
chiến tranh xâm lƣợc do Mỹ gây ra.
Tại khu vực châu Á -Thái Bình Dương, với mục đích duy trì và mở
rộng ảnh hƣởng của mình, phục vụ cho chiến lƣợc toàn cầu chống các nƣớc
xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh mẽ ở
khu vực Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dƣơng, ngày 30-8-1951 Mỹ đã ký
hiệp ƣớc Liên minh quân sự tay đôi với Phi-líp-pin. Theo hiệp ƣớc này, Mỹ
có quyền đƣợc triển khai lực lƣợng và lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ Phi-
líp-pin. Tiếp đó, ngày 1 tháng 9 năm 1951, Mỹ, Ô-xtrây-lia và Niu Di-lân đã
ký hiệp ƣớc thành lập khối chính trị - quân sự ANZUS. Sau khi hiệp ƣớc có
hiệu lực (29-4-1952), Mỹ đã lập đƣợc hàng loạt các căn cứ quân sự trên lãnh
thổ Ô-xtrây-lia và Niu Di-lân, khống chế và kiểm soát một phần quan trọng
khu vực Tây Nam Thái Bình Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng, hợp pháp hoá việc lực
lƣợng quân Mỹ sự có mặt thƣờng xuyên tại khu vực này.
Chỉ vài ngày sau khi thành lập ANZUS, ngày 8-9-1951, tại thành
phố Xan-Phran-xcô, Mỹ ký tiếp với Nhật Bản "Hiệp ƣớc an ninh Nhật-Mỹ".
Với hiệp ƣớc này, Nhật Bản chấp nhận dƣới ô "bảo vệ hạt nhân" của Mỹ, để
cho Mỹ có quyền xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản và các
miền phụ cận nƣớc Nhật, đổi lại, Nhật Bản sẽ nhận đƣợc những ƣu đãi đặc
biệt về kinh tế và quân sự từ phía Mỹ. Hiệp ƣớc an ninh Nhật- Mỹ là cơ sở
pháp lý để Mỹ mở rộng sự có mặt về quân sự đối với khu vực vòng cung
chiến lƣợc tiền tiêu kéo dài từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á. Mục tiêu của
Mỹ trong việc thiết lập vòng cung chiến lƣợc này là nhằm chống lại Liên Xô,
Trung Quốc và phong trào cách mạng ở vùng Viễn Đông, hợp pháp hoá việc
quân đội Mỹ chiếm đóng và xây dựng các căn cứ quân sự trên đất Nhật, biến
Nhật Bản thành căn cứ chiến lƣợc phuc vụ cho mƣu đồ bành trƣớng và xâm

18
lƣợc của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng. Ngoài việc ký hiệp ƣớc
quân sự tay đôi với Phi-lip-pin và Nhật Bản, Mỹ còn ký hàng loạt hiệp ƣớc

khác với Thái Lan, Đài Loan và Nam Triều Tiên.
Nhƣ vậy, chỉ trong vòng 5 năm kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II,
với việc ráo riết triển khai chiến lƣợc "Ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản", các
"vòi bạch tuộc" của nƣớc Mỹ đã vƣơn tới hầu hết các châu lục. Với chuỗi
xích đồng minh nhƣ vậy, Mỹ một mặt sử dụng lực lƣợng quân sự các nƣớc đó
cho mục đích xâm lƣợc, chống phá cách mạng thế giới và mặt khác, trực tiếp
đƣa lực lƣợng quân đội Mỹ đến đóng căn cứ ngay tại các nƣớc ấy, tạo nên
những bàn đạp bao vây và tiến công ở sát biên giới Liên Xô và các nƣớc xã
hội chủ nghĩa khác.
Thực tiễn nhiều năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho thấy, "chiến
lƣợc ngăn chặn" tuy đã đạt đƣợc một số mục tiêu, đƣa nƣớc Mỹ lao nhanh
trên con đƣờng chạy đua vũ trang, cột chặt hàng chục nƣớc đồng minh vào cỗ
xe quân sự của Mỹ, làm cho tình hình thế giới thƣờng xuyên căng thẳng trong
bầu không khí của chiến tranh lạnh, nhƣng Mỹ đã không ngăn chặn nổi sự
phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới. Với hàng loạt nƣớc
châu Âu và châu Á đƣợc giải phóng, đặc biệt là thắng lợi của cách mạng
Trung Quốc năm 1949 - một nƣớc có số dân đông nhất thế giới - hệ thống xã
hội chủ nghĩa đã hình thành; việc liên quân Trung-Triều đã đẩy lui cuộc tiến
công xâm lƣợc của Mỹ và chƣ hầu sang bên kia vĩ tuyến 38 vào năm 1952,
báo hiệu sự thất bại không thể tránh khỏi của Mỹ trong cuộc chiến tranh Triều
Tiên; hàng loạt nƣớc nhƣ Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp đã giành đƣợc độc lập;
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam kéo dài gần
một thế kỷ đang trên đà tới thắng lợi hoàn toàn.v.v Tất cả những thay đổi ấy
cùng với việc Liên Xô chế tạo và thử thành công bom nguyên tử vào tháng 7
năm 1949 đã phá thế độc quyền nguyên tử của Mỹ, giáng một đòn chí mạng

19
vào "chiến lƣợc ngăn chặn" buộc Mỹ phải tìm kiếm một chiến lƣợc quân sự
mới để đối ứng với tình thế.
Năm 1953, chỉ vài tháng sau khi thay H.Truman lãnh đạo Nhà Trắng,

Tổng thống Mỹ Ai-xen-hao đã cho thực hiện một chiến lƣợc quân sự toàn cầu
mới - chiến lƣợc "Trả đũa ồ ạt". Nội dung chủ yếu của chiến lƣợc này là: tăng
cƣờng chuẩn bị chiến tranh tổng lực, lấy vũ khí hạt nhân và không quân chiến
lƣợc làm cơ sở để tiến hành một cuộc chiến tranh chớp nhoáng, ồ ạt không
hạn chế ở những địa điểm và thời gian do Mỹ lựa chọn; xây những liên minh
quân sự khu vực mạnh và những liên minh song phƣơng với vai trò áp đảo
dành cho lực lƣợng lục quân, hải quân và không quân Mỹ; dựa vào các nƣớc
đồng minh và chƣ hầu để bao vây sát biên giới Liên Xô và các nƣớc xã hội
chủ nghĩa, đàn áp phong trào cách mạng ở các khu vực, trực tiếp đưa quân
Mỹ đến lập các căn cứ trên vành đai ấy để hỗ trợ cho các nƣớc đồng minh khi
không có chiến tranh, và trực tiếp chi viện cho các nƣớc đó khi chiến tranh
xảy ra.
Nhƣ vậy, về mục tiêu và biện pháp cơ bản, chiến lƣợc "trả đũa ồ ạt"
không khác nhiều so với "chiến lƣợc ngăn chặn" bởi cả hai chiến lƣợc quân
sự toàn cầu này đều nhằm bao vây tiêu diệt Liên Xô, chế độ xã hội chủ nghĩa
và phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, đều dựa trên sức mạnh hạt
nhân và không quân chiến lƣợc. Tuy nhiên, khi ƣu thế và độc quyền về vũ khí
hạt của Mỹ không còn nữa, thì những "ƣu tiên" cho chiến lƣợc này đã có
những thay đổi. Trong chiến lƣợc "trả đũa ồ ạt" Mỹ đề cao vai trò lực lượng
tại chỗ của các nước đồng minh.
Trong bài diễn văn đọc ngày 12-1-1954 tại Uỷ ban về các chính sách
đối ngoại, ngoại trƣởng Mỹ Đa-lét tuyên bố: "Chính sách của Mỹ phải đi đôi
với một chính sách đồng minh. Lực lƣợng của chúng ta có hạn. Chúng ta
không thể cung cấp tất cả lực lƣợng bộ binh, hải quân và không quân cho cả
thế giới tự do, vì vậy, bằng mọi cách, chúng ta phải giúp đỡ các nƣớc đồng

20
minh, để nhờ sự giúp đỡ đó, các nƣớc đồng minh có thể bảo vệ đƣợc an ninh
tại chỗ của mình và của cả chúng ta [36:14].
Với cách nhìn mới về vai trò và tầm quan trọng của lực lƣợng đồng

minh, trong vòng 8 năm từ 1953 đến 1960, chính quyền Ai-xen- hao đã không
ngừng củng cố và mở rộng các khối liên minh quân sự trên khắp các châu
lục, kéo thêm hàng chục nƣớc vào cỗ máy Chiến tranh lạnh của Mỹ.
Chỉ riêng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng, sau thất bại hoàn toàn
của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam năm 1954, Mỹ đã biến khu vực
Đông Nam Á thành trọng điểm mở rộng đồng minh của họ. Trong bối cảnh
ấy, Việt Nam càng có tầm quan trọng, vì đó là "một bãi thử nghiệm sức sống
của tƣ tƣởng và các thể chế Mỹ" [18: 72]. Với thuyết Đô-mi-nô, Tổng thống
Mỹ Ai-xen-hao cho rằng: "Nếu Đông Dƣơng rơi vào tay cộng sản thì các
nƣớc còn lại ở châu Á kể cả Nhật Bản cũng sẽ lần lƣợt rơi vào tay cộng sản "
Và điều đó sẽ đe doạ trực tiếp đến an ninh và quyền lợi của nƣớc Mỹ cũng
nhƣ của thế giới tự do". Thuyết Đô-mi-nô là luận thuyết nền tảng để Mỹ từng
bƣớc tiến hành xâm lƣợc Việt Nam, đồng thời nó còn là cơ sở để từ đó Nhà
Trắng và Lầu Năm Góc hoạch định các chính sách viện trợ và phát triển đồng
minh trong khu vực.
Nếu nhƣ trong những năm từ 1946-1952, viện trợ nƣớc ngoài của Mỹ
phần lớn dành cho các nƣớc đồng minh Tây Âu, thì từ sau 1954, hơn một nửa
tổng số viện trợ ấy đƣợc dành cho khu vực Đông Á và Đông Nam Á [17: 329]
nhằm mục tiêu duy trì mở rộng hơn nữa các chế độ thân Mỹ, đồng thời từng
bƣớc hiện đại hoá các căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực nhằm tạo ra "một
đƣờng ranh giới mà cộng sản sẽ không vƣợt qua nổi" [18: 49].
Vì coi Việt Nam là "nền tảng của thế giới tự do ở Đông Nam Á, là
tảng đá đỉnh vòm, là chân móng của con đê" và là quân cờ Đô-mi-nô đầu tiên
ở khu vực, tháng 9 năm 1954, nghĩa là sau khi Hiệp định Giơnevơ đƣợc ký
kết, Mỹ cùng với 7 nƣớc là Anh, Pháp, Ô-xtrây-lia, Niu Di-lân, Phi-líp-pin,

21
Thái Lan, Pa-ki-xtan thành lập tổ chức Hiệp ƣớc phòng thủ tập thể Đông Nam
Á (SEATO). Măc dù không lôi kéo đƣợc các nƣớc lớn nhƣ Ấn Độ, In-đô-nê-
xia tham gia, nhƣng theo quan điểm của Đalét, việc thành lập đƣợc khối

SEATO đã "vƣợt quá mức thoả mãn của Mỹ, vì sự tồn tại của nó không
những có thể ngăn ngừa và răn đe đƣợc việc Trung Quốc can thiệp vào cuộc
chiến tranh ở Đông Dƣơng mà còn củng cố và mở rộng đƣợc ảnh hƣởng của
Mỹ ra toàn bộ khu vực châu Á Sự ra đời của SEATO còn có thể làm mất đi
nỗi ô nhục của nƣớc Pháp trong cuộc chiến trang Đông Dƣơng, và bảo đảm
toàn toàn bộ gánh nặng khu vực này không rơi vào Mỹ"[18: 39] Ngay sau khi
thành lập, SEATO đã đƣa ra học thuyết phòng thủ "Tầm nhìn mới", theo đó
lực lƣợng của các nƣớc thành viên sẽ đảm đƣơng những phần chính khi các
cuộc chiến trên bộ xảy ra, còn Mỹ sẽ có trách nhiệm đảm bảo chi viện không
quân, hải quân, cung cấp tiền, vũ khí cũng nhƣ hàng tiếp tế và huấn luyện cho
quân đội các nƣớc này. Trong Nghị định thư về Đông Dương, SEATO đặt
miền Nam Việt Nam, Lào và Căm-pu-chia dƣới ô "bảo hộ" của nó.
Nhƣ vậy, rõ ràng sự ra đời của SEATO là nỗ lực của Mỹ trong việc
triển khai thực hiện chiến lƣợc quân sự toàn cầu "Trả đũa ồ ạt" ở khu vực này.
Tuy vậy, sự ra đời của tổ chức này nằm trong thế bị động, trƣớc hết là để đối
phó với tình hình trong khu vực đang diễn ra theo chiều hƣớng không có lợi
cho Mỹ, sau khi Việt Nam giành đƣợc thắng lợi trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp. Mƣu đồ của Mỹ Khi thành lập SEATO là nhằm tạo ra
một vòng cung phản ứng cách mạng chống lại ảnh hƣởng của phong trào giải
phóng dân tộc từ bán đảo Đông Dƣơng lan tới. Tại Hội nghị thành lập tổ chức
này, các nƣớc thành viên còn ký 2 văn kiện có tính chất nền tảng của SEATO
là "Hiệp ƣớc phòng thủ chung Đông Nam Á" (Hiệp ƣớc Manila) và "Hiến
chƣơng Thái Bình Dƣơng". Trong cả 2 văn kiện nền tảng ấy của SEATO đã
trình bày đầy đủ những nguyên tắc can thiệp vũ trang của chủ nghĩa đế quốc
vào công việc nội bộ của các nƣớc trong vùng. Chẳng hạn, trong "Hiệp ƣớc

22
phòng thủ chung Đông Nam Á", nguyên tắc đó đƣợc trình bày nhƣ sau: "Duy
trì và làm tăng khả năng của từng nƣớc và của toàn khối chống lại sự tiến
công vũ trang và ngăn chặn hoạt động phá hoại từ bên ngoài, trong trƣờng

hợp một trong các quốc gia thành viên có nguy cơ bị đe doạ tiến công hoặc
coi đó là nguy cơ đe doạ tiến công từ bên ngoài, nhằm đảm bảo sự toàn vẹn
lãnh thổ và sự ổn định chính trị của các nƣớc trong vùng".
Với cách trình bày về nội dung phòng thủ nhƣ vậy, Mỹ và các nƣớc
tham gia Hiệp ƣớc tự cho mình cái quyền, đặt mọi phong trào nhân dân, mọi
bất đồng chính kiến của các nƣớc, các quốc gia khác đều là "hoạt động phá
hoại từ bên ngoài đƣa tới" và coi đó là lý do để chúng thọc tay vào công việc
nội bộ của các nƣớc trong vùng, kể cả những nƣớc không tham gia hiệp ƣớc.
Hiệp ƣớc này còn nêu rõ, vùng đƣợc SEATO xác định thuộc quyền hành động
của mình là "toàn bộ vùng Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dƣơng.
Nhƣ vậy, tại khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng, ngoài tổ chức Hiệp
ƣớc an ninh Thái Bình Dƣơng ANZUS trƣớc đây, nay đã có thêm SEATO -
một tổ chức mà thành viên của khối nằm ngay sát Việt Nam. Bên cạnh hai
liên minh quân sự to lớn đó, Mỹ còn ký hàng loạt liên minh quân sự tay đôi
riêng rẽ với các nƣớc trong khu vực nhƣ: Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan,
Nhật Bản, Phi-lip-pin, Pa-ki-xtan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Việt Nam, nhằm tạo nên
một vòng vây khép kín uy hiếp và bóp nghẹt các nƣớc xã hội chủ nghĩa ở phía
Nam và Đông Nam lục địa châu Á.
Tại khu vực Trung Cận Đông, năm 1955, theo sáng kiến của Mỹ,
Anh cùng với I-rắc, Thổ Nhĩ Kỳ, Pa-ki-xtan và I-ran đã ký Hiệp ƣớc thành lập
khối quân sự - chính trị ở vùng Trung Cận Đông - Khối Trung tâm CENTO
(The Central Treaty Organization). Tuy Mỹ không chính thức tham gia khối
này, nhƣng lại là kẻ bảo trợ chính cho nó. Mục đích của CENTO là nhằm
chống Liên Xô, các lực lƣợng tiến bộ và phong trào giải phóng dân tộc ở khu
vực Trung Cận Đông.

23
Với hệ thống các liên minh quân sự, trong đó có hơn 800 căn cứ quân
sự đƣợc thiết lập trên 35 nƣớc và khu vực hải ngoại, trong 16 năm từ 1946
đến 1960, Mỹ đã xây dựng đƣợc những bàn đạp tiếp cận để bao vây, tiến công

Liên Xô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa khác. Những bàn đạp đó trải suốt từ
Bắc Mỹ, sang Bắc Âu, Tây Âu vòng xuống Địa Trung Hải, Trung Cận Đông,
qua Đông Nam Á, lên tới Đông Bắc Á. Với hàng chục tỉ đô la viện trợ kinh tế
và viện trợ quân sự cho các nƣớc đồng minh trung bình mỗi năm, Mỹ không
chỉ duy trì, mở rộng sự hiện diện của các căn cứ quân sự của mình ở nƣớc
ngoài, mà còn thƣờng xuyên cột chặt chính phủ các nƣớc nhận viện trợ vào cỗ
máy chiến tranh và chạy đua vũ trang của Mỹ kéo dài trong suốt những thập
kỷ 50 của thế kỷ XX.
Đến năm 1961, do không ngăn chặn đƣợc sự phát triển của phong trào
cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc ở các nƣớc Á, Phi
và Mỹ La tinh (năm 1960 có 17 quốc gia châu Phi giành đƣợc độc lập), đồng
thời bị mất ƣu thế chiến lƣợc, đặc biệt là chiến lƣợc hạt nhân, do sự lớn mạnh
của tiềm lực hạt nhân và tên lửa chiến lƣợc của Liên Xô, Mỹ buộc phải thay
đổi chiến lƣợc quân sự toàn cầu từ "Trả đũa ồ ạt" chuyển sang chiến lƣợc
"Phản ứng linh hoạt" nhằm tiếp tục thực hiện âm mƣu thống trị toàn cầu trong
một thế giới đang trên đà chuyển biến mạnh mẽ bất lợi cho Mỹ. Thay đổi lớn
nhất trong chiến lƣợc "phản ứng linh hoạt" so với chiến lƣợc "Trả đũa ồ ạt" là
chuyển hướng chiến lược từ chuẩn bị chiến tranh tổng lực để uy hiếp và tiến
công ồ ạt vào đối phương bằng vũ khí hạt nhân là chính, sang sẵn sàng "phản
ứng lại mọi hình thức có thể bằng sức mạnh" một cách linh hoạt để giành
thắng lợi từ chiến tranh hạn chế với các cấp độ khác nhau đến chiến tranh
tổng lực, phù hợp với thực tế tƣơng quan lực lƣợng hạt nhân Xô-Mỹ và đối
phó với phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh. Các biện pháp
quân sự cơ bản để thực hiện chiến lƣợc "Phản ứng linh hoạt" là hoàn thiện
khả năng huỷ diệt chắc chắn, bảo vệ tốt lực lƣợng hạt nhân chiến lƣợc mà

24
nòng cốt là tên lửa hạt nhân, sẵn sàng uy hiếp và chống lại các đòn tiến công
hạt nhân của đối phƣơng, tăng cƣờng khả năng phản ứng linh hoạt của Mỹ và
NATO chống lại các cuộc chiến tranh giải phóng, chiến tranh cách mạng;

tăng cƣờng viện trợ kinh tế và quân sự cho các nƣớc đồng minh và tay sai để
họ có thể tự chiến đấu trong những cuộc chiến tranh hạn chế và đàn áp
phong trào cách mạng tại chỗ.
Theo đuổi chiến lƣợc này, chính quyền Ken-nơ-đi một mặt tiếp tục
tăng cƣờng lực lƣợng hạt nhân, đặc biệt là lực lƣợng hạt nhân chiến lƣợc, mặt
khác gấp rút phát triển lực lƣợng vũ trang thông thƣờng. Chỉ tính riêng về mặt
quân số, quân Mỹ đã tăng từ 2,5 triệu quân năm 1961 lên tới 3,5 triệu vào
năm 1968, riêng lục quân tăng từ 0,86 triệu lên 1,57 triệu [36: 64].
Trong chính sách đồng minh, vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX,
khi miền Nam Việt Nam trở thành điểm nóng trong chiến lƣợc "Phản ứng linh
hoạt", Mỹ một mặt tiếp tục duy trì và củng cố các hệ thống liên minh quân sự
với các nƣớc đồng minh đã có ở châu Âu và Mỹ La tinh, mặt khác đã tập
trung mọi nổ lực nhằm phát triển và mở rộng đồng minh ở khu vực Đông Á
và Đông Nam Á. Trong chiến lƣợc của mình, Mỹ muốn biến Nhật Bản, Nam
Triều Tiên, Đài Loan, Thái Lan, Phi-líp-pin và một số nƣớc khác trong khu
vực thành những pháo đài vũng chắc, những "hàng không mẫu hạm không thể
bị đánh chìm" để từ đó có thể đối phó và giành thắng lợi trong cuộc chiến
tranh Việt Nam. Mắc-xoen Tay-lo, cha đẻ của chiến lƣợc "Phản ứng linh
hoạt" khẳng định: "nếu chƣơng trình của Mỹ ở Nam Việt Nam thành công thì
sẽ ổn định đƣợc tình hình ở toàn bộ khu vực Đông Nam Á, còn nếu thất bại
thì sẽ có ảnh hƣởng to lớn đến những thành quả của Mỹ không chỉ ở châu Á
mà còn cả ở châu Phi và Mỹ-la tinh" [18: 193]. Với các mục tiêu trên, trong
vòng gần 10 năm từ 1963 đến 1973, Mỹ đã dành hơn 80 % viện trợ quân sự
nƣớc ngoài cho khu vực Đông Á và Đông Nam Á, khu vực này cũng đã thu

×