Tải bản đầy đủ (.pdf) (298 trang)

Cuộc vận động thanh niên miền Bắc của Đảng Lao động Việt Nam (1965-1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 298 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***



NGUYỄN QUANG LIỆU





CUỘC VẬN ĐỘNG THANH NIÊN MIỀN BẮC
CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
(1965 - 1975)






LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ





HÀ NỘI - 2009



1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***


NGUYỄN QUANG LIỆU




CUỘC VẬN ĐỘNG THANH NIÊN MIỀN BẮC
CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
(1965 - 1975)



LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 62 22 56 01


Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Ngô Đăng Tri



HÀ NỘI - 2010


3
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
Chương 1: YÊU CẦU MỚI CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM ĐỐI
VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG THANH NIÊN MIỀN BẮC 14
1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh và của Đảng về vai trò của thanh niên
và công tác vận động thanh niên 14
1.1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh 14
1.1.2. Quan điểm của Đảng 21
1.2. Yêu cầu mới của cách mạng Việt Nam đối với cuộc vận động
thanh niên miền Bắc 25
1.2.1 Sơ lược công tác vận động thanh niên miền Bắc của Đảng trong
những năm 1954 - 1960 25
1.2.2. Công tác vận động thanh niên miền Bắc của Đảng trong những
năm 1961- 1965 và yêu cầu mới đối với cuộc vận động thanh niên miền Bắc 48
Chương 2: CUỘC VẬN ĐỘNG THANH NIÊN MIỀN BẮC CỦA
ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1965 - 1968 69
2.1. Chủ trương của Đảng về cuộc vận động thanh niên miền Bắc giai
đoạn 1965 - 1968. 69
2.1.1. Chủ trương chung 69
2.1.2. Những nhiệm vụ cụ thể 74
2.2. Quá trình Đảng chỉ đạo cuộc vận động thanh niên miền Bắc giai
đoạn 1965 - 1968 ………… ………… 87
2.2.1. Đối với phong trào “Ba sẵn sàng” 87
2.2.2. Đối với phong trào thanh niên xung phong và các phong trào
khác. 95

4

Chương 3: ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CUỘC VẬN ĐỘNG
THANH NIÊN MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN 1969 - 1975 113
3.1. Cuộc vận động thanh niên miền Bắc của Đảng từ năm 1969 đến
năm 1972 113
3.1.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng 113
3.1.2. Quá trình Đảng chỉ đạo cuộc vận động thanh niên miền Bắc
những năm 1969 - 1972 117
3.2. Cuộc vận động thanh niên miền Bắc của Đảng từ năm 1973 đến
năm 1975 133
3.2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng 133
3.2.2. Quá trình Đảng chỉ đạo đẩy mạnh cuộc vận động thanh niên
miền Bắc trong những năm 1973 - 1975. 137
Chương 4: NHẬN XÉT CHUNG VỀ CUỘC VẬN ĐỘNG THANH
NIÊN MIỀN BẮC CỦA ĐẢNG (1965 - 1975) 155
4.1.Nhận xét chung… 155
4.1.1. Về đối tượng và đặc điểm của cuộc vận động 156
4.1.2. Về những thành tựu và hạn chế 165
4.2. Các kinh nghiệm chủ yếu 178
4.2.1. Để tập hợp, phát huy vai trò của thanh niên vào sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ miền Bắc, chi viện miền Nam, phải đánh giá đúng vai trò, vị trí
của thanh niên và coi trọng công tác vận động thanh niên 178
4.2.2. Phải hiểu đúng tâm lý của tuổi trẻ miền Bắc để có những hình
thức tổ chức sinh động, phong phú, phát huy tính năng động, sáng tạo của họ
vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ miền Bắc, chi viện miền
Nam 182
4.2.3. Thanh niên miền Bắc là người chủ của chế độ xã hội chủ nghĩa
đã và đang được xây dựng, là lớp người có ước mơ, hoài bão tiến bộ, do đó

5
đường lối, chủ trương vận động thanh niên của Đảng phải phù hợp với

nguyện vọng, lợi ích và vai trò, vị trí của họ 184
4.2.4. Phải coi trọng công tác giáo dục tư tưởng cho thanh niên, khơi
dậy truyền thống yêu nước, bất khuất kiên cường của dân tộc trong thế hệ trẻ
miền Bắc 188
4.2.5. Thường xuyên coi trọng công tác lựa chọn, đào tạo đội ngũ cán
bộ cho lực lượng thanh niên phù hợp với từng giai đoạn của công cuộc xây
dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc, chi viện tiền tuyến miền Nam 191
KẾT LUẬN 196
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 201
PHỤ LỤC 220


6

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CTTW : Chỉ thị Trung ương
CNCS : Chủ nghĩa cộng sản
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
GTVT : Giao thông vận tải
KHKT : Khoa học kỹ thuật
LLVT : Lực lượng vũ trang
NQTW : Nghị quyết Trung ương
NXB : Nhà xuất bản
TNCS : Thanh niên cộng sản
TNLĐ : Thanh niên lao động
TNXP : Thanh niên xung phong
TDTT : Thể dục thể thao
TT : Thủ tướng

XHCN : Xã hội chủ nghĩa



7
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Các nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học và những người cộng
sản chân chính trên thế giới đều coi sự nghiệp giáo dục và đoàn kết thanh
niên, thu hút thế hệ trẻ vào cuộc đấu tranh cách mạng là việc làm hết sức quan
trọng. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin là luôn luôn xem thanh niên như
một tầng lớp xã hội đang trong quá trình hình thành và phát triển về mọi mặt
chính trị, đạo đức, thể chất và cả về thế giới quan. Lịch sử của mỗi dân tộc và
của toàn thế giới đã để lại biết bao tấm gương sáng ngời của thanh niên phụng
sự cho sự nghiệp cách mạng cao cả, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân.
Ở nước ta, ngay từ trong quá trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn
Ái Quốc đến khi Đảng Cộng sản thành lập, Đảng và Hồ Chí Minh đều đã thấy
rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác vận động thanh niên. Đường
lối thanh vận đã được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, phát triển và thể hiện
qua các nghị quyết, chỉ thị, nhất là trong văn kiện các Đại hội của Đảng.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn luôn quan tâm đến
công tác vận động thanh niên, coi đây là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược.
Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về công tác thanh niên viết: “Vận động thanh
niên là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng của Đảng. Làm tốt công tác thanh
niên là đảm bảo sự kế tục và phát triển không ngừng của chế độ ta, bảo đảm
hiện tại cũng như tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam”.
Cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi to lớn như ngày nay là do
có sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh. Sự lãnh đạo đó bao gồm nhiều lĩnh
vực, trong đó có việc lãnh đạo các tổ chức quần chúng mà một trong những tổ

chức quan trọng là Đoàn thanh niên. Đường lối thanh vận đúng đắn, sáng tạo
của Đảng ra đời và phát triển cùng với quá trình ra đời và phát triển của

8
đường lối cách mạng Việt Nam nói chung, trong đó khoảng thời gian từ năm
1965 đến năm 1975 ở miền Bắc là một biểu hiện tiêu biểu.
Đây là thời kỳ miền Bắc thực hiện chuyển hướng xây dựng kinh tế cho
phù hợp với điều kiện có chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của
đế quốc Mỹ để thực hiện vai trò hậu phương chống Mỹ, cứu nước, giải phóng
miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Thời kỳ này, Đảng đã có nhiều chỉ thị, nghị
quyết quan trọng về công tác thanh niên và cũng từ thực tiễn sinh động của
thanh niên đã làm cho công tác vận động thanh niên của Đảng đạt tới bước
phát triển cao, toàn diện, có tác dụng quan trọng tới sự phát triển cách mạng.
Trong quá trình đấu tranh, lực lượng thanh niên ở miền Bắc đã đóng
góp xứng đáng sức người, sức của, cùng nhân dân cả nước sát cánh chiến đấu
chống đế quốc Mỹ xâm lược. Đặc biệt các phong trào “Ba sẵn sàng”, phong
trào “Ba đảm đang”… đã lan rộng và dấy lên phong trào toàn dân thi đua lao
động sản xuất, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu diễn ra sôi nổi trong những
năm tháng cả nước sục sôi chống Mỹ, cứu nước.
Nghiên cứu quá trình vận động thanh niên của Đảng ở miền Bắc thời
kỳ 1965 - 1975 là để khẳng định những thành tựu về giáo dục, tập hợp thanh
niên trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đánh giá thắng lợi, nguyên nhân
và rút ra những kinh nghiệm bổ ích nhằm vận dụng vào công tác tập hợp
thanh niên hiện nay. Qua đó góp phần vào việc tổng kết lịch sử Đảng, lịch sử
chiến tranh cách mạng Việt Nam và lịch sử Đoàn Thanh niên, làm tài liệu
giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ trong thời kỳ mới, nhằm phát huy
ngày càng tốt hơn tiềm năng của tuổi trẻ cho sự phát triển và phồn vinh của
đất nước. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Cuộc vận động
thanh niên miền Bắc của Đảng Lao động Việt Nam (1965 - 1975)” làm luận
án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

9
Công tác vận động thanh niên của Đảng là một lĩnh vực quan trọng,
rộng lớn trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng. Dù ở thời kỳ cách mạng
nào, công tác vận động thanh niên của Đảng cũng đạt được nhiều thành tựu và
đóng góp to lớn vào thắng lợi chung của cách mạng, trong đó nổi bật là thời
kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc. Những dấu ấn đậm nét từ
quá trình lãnh đạo công tác vận động thanh niên của Đảng ở miền Bắc những
năm 1965 - 1975 đã từ lâu là đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu
của nhiều nhà khoa học. Do vậy, đã có nhiều công trình của các cá nhân, tổ
chức đề cập đến hoặc đi sâu phân tích, tổng kết ở một khía cạnh hay góc độ
nào đó thuộc lĩnh vực này. Có thể chia các công trình ấy theo các nhóm sau:
Nhóm thứ nhất là những công trình nghiên cứu về lịch sử cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước:
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954 - 1975) của Viện
Nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995);
Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học của
Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1995); Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975),
tập 1, Chuyển hướng chiến lược (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996); Lịch
sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), tập 2, Nguyên nhân chiến
tranh (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995); Lịch sử kháng chiến chống Mỹ
cứu nước (1954 - 1975), Tập 3, Đánh thắng chiến tranh đặc biệt ( Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1997); Sức mạnh chiến thắng của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của Viện Sử học, Uỷ ban Khoa học Xã hội (Nxb Sự thật,
Hà Nội, 1985); Việt Nam con số và sự kiện 1945 - 1989 (Nxb Sự thật, Hà Nội,
1989).
Những công trình nghiên cứu trên đây đã thể hiện một cách toàn diện cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc, trong đó công tác vận động


10
thanh niên của Đảng được đề cập đến dưới dạng phản ánh mức độ sôi nổi,
mạnh mẽ các phong trào cách mạng của tuổi trẻ. Thông qua đó, công tác vận
động thanh niên của Đảng được đề cập đến một cách gián tiếp, dưới những
trang viết về bối cảnh lịch sử, đặc điểm, tính chất của cuộc kháng chiến,
những khó khăn thuận lợi, những vấn đề đặt ra đối với cách mạng trong từng
giai đoạn, những chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng. Đặc biệt, trong
phần tổng kết, đánh giá về thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng
chiến chống Mỹ, vai trò của công tác vận động thanh niên đã được khắc hoạ,
phản ánh phần nào. Tuy nhiên, về sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào
thanh niên miền Bắc thời gian này các công trình đó chỉ đề cập một cách sơ
lược. Do đó, luận án phải có sự bổ sung cần thiết, nhất là những quan điểm,
chủ trương công tác vận động thanh niên của Đảng Lao động Việt Nam. Có
như vậy vấn đề vận động thanh niên của Đảng ở miền Bắc mới thật sự hoàn
chỉnh và được sáng tỏ hơn.
Nhóm thứ hai là một số sách nghiên cứu về những vấn đề chung của
công tác thanh vận:
Hồ Chí Minh về giáo dục và tổ chức thanh niên của Quang Vinh (Nxb
Thanh niên, Hà Nội, 2002); Về xây dựng nền văn hoá mới, con người mới xã
hội chủ nghĩa của Lê Duẩn (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984); Một vài vấn đề về
phương pháp công tác của Đoàn thanh niên của Lê Xuân Đồng (Nxb Thanh
niên, Hà Nội, 1964); Đào tạo thế hệ trẻ của dân tộc thành những người chiến
sĩ cách mạng dũng cảm, thông minh, sáng tạo của Phạm Văn Đồng (Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 1969); Thanh niên với chủ nghĩa anh hùng cách mạng của Hồ
Chí Minh và nhiều tác giả (Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1966); Tập hợp đoàn kết
rộng rãi thanh niên vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn
minh của Vũ Oanh (Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1995); Thanh niên với sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Hồ Đức Việt (Nxb Thanh


11
niên, Hà Nội, 1996); Tập hợp đoàn kết thanh niên thông qua phong trào hành
động cách mạng trong thời kỳ đổi mới của Đặng Cảnh Khanh và Nguyễn
Hồng Thanh (Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1997).
Các công trình nêu trên thường là sự tập hợp các bài viết trong nhiều
năm của tác giả về vấn đề liên quan đến thanh niên và công tác vận động
thanh niên của Đảng. Đó có thể là các nội dung thuộc các lĩnh vực khác nhau
của công tác vận động thanh niên như: Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của thanh niên
trong tiến trình cách mạng, những vấn đề lý luận và thực tiễn. Hoặc cũng có
thể là những vấn đề về tư tưởng Hồ Chí Minh, về đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xây dựng Đảng, công tác vận
động quần chúng, về sự tu dưỡng đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng
viên, đoàn viên. Nội dung được bàn đến nhiều nhất là công tác thanh vận của
Đảng từ sau năm 1975 đến nay, đặc biệt tập trung vào thời kỳ đổi mới.
Thông qua những nội dung đó, công tác vận động thanh niên của Đảng được
đề cập đến dưới nhiều dạng khác nhau, trong đó chủ yếu bàn về cách thức
công tác vận động. Có một số bài viết đề cập đến công tác vận động thanh
niên của Đảng trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước nhưng còn rất hạn chế về
dung lượng và mức độ chuyên sâu. Nhiệm vụ của luận án, do đó, là phải làm
sâu đậm hơn nữa công tác vận động thanh niên của Đảng theo các giai đoạn
lịch sử đã diễn ra từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ nặng về chiều
rộng càng ngày càng phát triển hơn về chiều sâu, cả phong trào thanh niên
đến tổ chức Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, để đáp ứng được yêu cầu
ngày càng cao, quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên địa
bàn miền Bắc nói riêng và đáp ứng cho cả nước nói chung.
Nhóm thứ ba là một số công trình nghiên cứu về lịch sử công tác vận
động thanh niên của Đảng:

12
Trước hết là cuốn Vấn đề thanh niên nhìn nhận và dự báo do Nxb

Thanh niên sưu tầm, giới thiệu và xuất bản tập 1 năm 1994, tập 2 năm 1995.
Cuốn sách đã hệ thống hoá một số bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng,
Nhà nước có tính chất chỉ đạo phong trào thanh niên trong cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đây là một trong số ít các
cuốn sách đề cập đến công tác tập hợp thanh niên dưới góc độ lịch sử Đảng.
Tuy nhiên sự đề cập chưa toàn diện mà chỉ nhấn mạnh đến những biểu hiện
trong các hoạt động thực tiễn.
Bộ sách Văn kiện Đảng về công tác thanh niên, tập II (Nxb Thanh niên,
Hà Nội, 1974). Đây là công trình tập hợp, chọn lọc, trích dẫn các văn kiện của
Đảng về công tác thanh niên từ năm 1954 đến 1975. Các văn kiện được xếp
theo trình tự thời gian. Mặc dù đã hệ thống và trích dẫn được một số văn kiện
quan trọng của Đảng về công tác thanh niên, qua đó phản ánh được một phần
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh vận, song vẫn chưa đầy đủ và
toàn diện về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác này. Tuy vậy, đây là
nguồn tài liệu vô cùng quan trọng đề cập đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng
đối với thanh niên trên các lĩnh vực công tác, những vấn đề thực tiễn đặt ra
trong đấu tranh và xây dựng đất nước. Nhiệm vụ của luận án đối với vấn đề
này là tiếp tục hệ thống, trích dẫn, bổ sung thêm các nghị quyết của Ban Chấp
hành Trung ương, của Bộ Chính trị, các bài nói và viết của Hồ Chí Minh, các
đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước về công tác vận động thanh niên của
Đảng, nhất là giai đoạn 1965 - 1975.
Nhóm thứ tư là một số công trình nghiên cứu về các phong trào tiêu
biểu của thanh niên thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Bắc
(1965 - 1975):
Thanh niên trong sự nghiêp chống Mỹ, cứu nước của nhiều tác giả
(Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1967); Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí

13
Minh và phong trào thanh niên Việt Nam (1925 - 2007) (Nxb Thanh niên, Hà
Nội, 2007); Lịch sử Thanh niên xung phong Việt Nam (1950 - 2001) (Nxb

Thanh niên, Hà Nội, 2002); Lịch sử Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và
phong trào Thanh niên Việt Nam (1925 - 2004) (Nxb Thanh niên, Hà Nội,
2004); Lịch sử Đoàn Thanh niên Thành phố Hà Nội, (Nxb Thanh niên, Hà
Nội, 1986); Lịch sử Đoàn và phong trào thanh niên tỉnh Hà Tĩnh (1931 -
1996) (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997); Sơ lược Lịch sử Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tây (1925 - 1996) (Nxb Thanh niên, Hà
Nội, 1996); Thanh niên xung phong Thanh Hoá - Những chặng đường lịch sử
(Nxb Lao động, Hà Nội, 1998); Lịch sử phong trào thanh niên Đường sắt Việt
Nam (1955 - 1995) của Trần Kim Đỉnh, Ngô Đăng Tri (Nxb Giao thông Vận
tải, Hà Nội, 1995).
Các tác phẩm dù đề cập ở khía cạnh nào cũng đều khẳng định vai trò của
thanh niên và tầm quan trọng của việc tổ chức và vận động thanh niên trong
tiến trình cách mạng. Đây là một nguồn tài liệu khá quan trọng, nó giúp cho
tác giả có một cái nhìn tổng quan về phong trào thanh niên trên phạm vi cả
nước, đặc biệt là phong trào thanh niên miền Bắc được nhắc tới như là một
phong trào tiêu biểu của thanh niên Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước. Trên cơ sở đó khẳng định tính đúng đắn của đường lối thanh vận
của Đảng. Đó chính là giá trị quan trọng của nhóm công trình này đối với việc
giải quyết nội dung của luận án. Tuy vậy, các công trình đó vẫn nặng về các
phong trào cụ thể, hoặc ở những địa phương, ngành riêng biệt. Do đó, luận án
cần đưa ra sự nhìn nhận, khái quát hơn về các phong trào tiêu biểu đó để có
sự tổng kết toàn diện, đầy đủ, rút ra những điểm chung của tất cả các phong
trào, làm nổi bật nét tiêu biểu xuyên suốt của toàn miền Bắc.
Nhóm thứ năm là một số kỷ yếu khoa học, bài báo, tạp chí, luận văn,
luận án liên quan đến công tác vận động thanh niên của Đảng:

14
Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong điều kiện
lịch sử mới của Phạm Đình Nghiệp (Đề tài khoa học mã số KTN 96-01,
1996); "Ba sẵn sàng" - sự sáng tạo của công tác thanh niên của Trần Quang

Nhiếp (Kỷ yếu hội thảo khoa học từ “Ba sẵn sàng” đến “thanh niên tình
nguyện”, Hà Nội, 8/2004); Tạp chí thanh niên từ 1964 đến 1975; Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp tất yếu của thanh niên của Lê Văn Tu
(Tạp chí Thông tin Khoa học Thanh niên, số 12/1997); Giáo dục, rèn luyện
thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam của Nguyễn Hữu Đức (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003); Vai trò
xung kích của thanh niên trong cách mạng kỹ thuật và hình thức “mở hội thi
tài” (Tạp chí Thanh niên số 7/1971); Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh với công tác xây dựng Đảng của Vũ Trọng Kim (Tạp chí Thông tin
khoa học Thanh niên, số 1/1990); Trong điều kiện nào thanh niên có thể phát
huy tác dụng nhất của Hồng Lam (Tạp chí Thanh niên, số 11/1973).
Những công trình, những chuyên luận, bài viết nêu trên, dưới nhiều
cách tiếp cận trình bày khác nhau, đã làm sáng tỏ thêm các vấn đề cụ thể về
công tác vận động thanh niên, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Kết quả
của những công trình này là tài liệu tham khảo trong quá trình đánh giá về
công tác vận động thanh niên của Đảng ở miền Bắc từ năm 1965 đến năm
1975.
Ngoài những công trình trên có một số luận văn, luận án khoa học lịch
sử của một số tác giả đề cập, phân tích khá chi tiết về đề tài chiến đấu, phục
vụ chiến đấu, sản xuất, học tập và công tác của thanh niên miền Bắc thời kỳ
1965 - 1975.
Một trong những số đó có luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Như Hoa
với đề tài "Phong trào Ba sẵn sàng của thanh niên Thủ đô trong kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước 1964 - 1975". Về mặt thời gian, tuy bao quát thời gian

15
khá dài (1964 - 1975), nhưng luận văn chỉ tập trung đi sâu tìm hiểu, phân tích,
nghiên cứu, đánh giá về vị trí, vai trò của thanh niên Thủ đô thông qua phong
trào "Ba sẵn sàng"; tái hiện hoàn cảnh lịch sử, sự ra đời và nội dung của
phong trào thanh niên "Ba sẵn sàng", qua đó rút ra một vài nhận xét, đánh giá

về đặc điểm. tính chất và những bài học kinh nghiệm của phong trào thanh
niên "Ba sẵn sàng".
Luận án Tiến sĩ của Phạm Bá Khoa với đề tài: " Thanh niên Thủ đô Hà
Nội trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965 - 1975)" đã đề cập đến
những đóng góp, cống hiến và hy sinh của tuổi trẻ Thủ đô trong sự nghiệp
chống Mỹ, cứu nước, nhưng chủ yếu thể hiện trong chiến đấu và phục vụ
chiến đấu. Mặt khác, vấn đề mà tác giả tập trung đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu
và phân tích là khái quát vị trí, vai trò, truyền thống của thanh niên Thủ đô,
tình hình nhiệm vụ của cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng trong thời kỳ
mới; đồng thời luận án cũng đề cập tới phong trào và những đóng góp thầm
lặng của thanh niên Thủ đô dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội đã đương
đầu với hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Luận án Tiến sĩ của Phùng Thị Hiển “ Đảng lãnh đạo công tác tuyên
truyền, cổ động chính trị ở miền Bắc (1960 - 1975)” đã đề cập đến quá trình
lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền, cổ động chính trị trong
những năm miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ, cứu nước
(1960 - 1975). Đây là một luận án mới nhất (bảo vệ năm 2009) đã đề cập khá
phong phú các phong trào động viên chính trị trong đó có công tác tuyên
truyền, cổ động đối với lực lượng thanh niên miền Bắc. Tuy vậy, do luận án
ấy còn nặng về sự mô tả quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện công tác tuyên
truyền, cổ động nói chung, nên công trình của chúng tôi phải đi sâu thêm về
quan điểm, chủ trương của Đảng trong tuyên truyền, giáo dục tầng lớp thanh
niên miền Bắc nói riêng.

16
Như vậy, có thể khẳng định những công trình nghiên cứu liên quan đến
công tác vận động thanh niên miền Bắc của Đảng trong thời kỳ 1965 - 1975
đã được công bố là rất đa dạng, phong phú dưới nhiều góc độ, mức độ và nội
dung khác nhau. Đó là những công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc, có
giá trị khoa học và thực tiễn của các học giả, các nhà hoạt động chính trị, nhà

nghiên cứu lịch sử.
Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học nêu trên đã góp phần
làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về thanh niên, về sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng và Hồ Chí Minh trong công tác vận động thanh niên ở miền Bắc trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Kết quả của các công trình khoa học đó là
những tài liệu, phong phú để nghiên cứu sinh tham khảo, kế thừa trong quá
trình thực hiện luận án. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình
khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện sự lãnh đạo của
Đảng Lao động Việt Nam đối với cuộc vận động thanh niên ở miền Bắc thời
kỳ 1965 - 1975, dưới góc độ khoa học lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác vận động thanh niên ở
miền Bắc của Đảng từ năm 1965 đến năm 1975, qua đó nêu lên những nhận
xét về thành tựu, hạn chế, đặc điểm và rút ra những kinh nghiệm nhằm phục
vụ công tác vận động thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp và hệ thống hoá tư liệu làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh
(1965 - 1969) và Đảng Lao động Việt Nam về vai trò của thanh niên và cuộc
vận động thanh niên thời kỳ 1965 - 1975.

17
- Phục dựng lại quá trình Đảng chỉ đạo công tác vận động thanh niên
miền Bắc từ năm 1965 đến tháng 4 năm 1975.
- Nêu lên các đặc điểm, đánh giá các kết quả, rút ra những kinh
nghiệm, đề xuất các giải pháp phục vụ công tác vận động thanh niên hiện nay
của Đảng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là cuộc vận động thanh niên miền
Bắc của Đảng thời kỳ 1965 - 1975, bao gồm chủ trương, biện pháp và kinh
nghiệm của Đảng; Những biểu hiện cụ thể của thanh niên miền Bắc thời kỳ
này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong cuộc vận động thanh
niên miền Bắc bao gồm hoàn cảnh lịch sử, những yếu tố tác động đến công
tác vận động thanh niên, vai trò của các cấp bộ Đảng, chính quyền, các tổ
chức quần chúng…
Về không gian: Nghiên cứu trên phạm vi miền Bắc nước Việt Nam.
Về thời gian: Chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến tháng 4
năm 1975, thời kỳ Đảng lãnh đạo, chỉ đạo quân dân miền Bắc vừa sản xuất
vừa trực tiếp chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và chi
viện sức người sức của cho chiến trường miền Nam đến kết thúc cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước.
5. Nguồn tư liệu
- Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các bài nói và viết của Hồ
Chí Minh về công tác vận động thanh niên. Các văn bản pháp quy của Nhà
nước, các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đoàn liên quan đến công tác vận
động thanh niên miền Bắc thời kỳ 1965 - 1975.

18
- Các sách chuyên khảo về lịch sử Đảng, lịch sử Đoàn Thanh niên và
phong trào thanh niên Việt Nam, lịch sử Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam,
Hội sinh viên Việt Nam, lịch sử lực lượng thanh niên xung phong có đề cập
tới thời kỳ 1965 - 1975…
- Các bài viết về Đoàn Thanh niên và phong trào thanh niên đăng trên
các báo và tạp chí trong giai đoạn 1965 - 1975. Các tư liệu, hiện vật lưu ở Bảo
tàng Lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo
tàng Thế hệ trẻ Việt Nam tại Hà Nội và một số địa phương khác…

- Các luận văn, luận án về phong trào thanh niên, tổ chức Đoàn Thanh
niên và nguồn tài liệu khảo sát thực tế, phỏng vấn nhân chứng của nghiên cứu
sinh.
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài là những quan điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của thanh niên,
về công tác vận động thanh niên. Tập trung là ở các tác phẩm: Về Thanh niên
của C.Mác và Ph.ăngghen (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1978); Bàn về vai trò và
nhiệm vụ của thanh niên của Lênin và Stalin (Nxb Thanh niên, Hà Nội,
1959); Về giáo dục thanh niên của Hồ Chí Minh (Nxb Thanh niên, Hà Nội,
1974)…
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp luận sử học Mác-xít,
trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc và sự kết
hợp hai phương pháp đó; đồng thời luận án cũng sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành như phương pháp đồng đại, lịch đại;
thống kê, so sánh; phân tích, tổng hợp; phỏng vấn, khảo sát thực tế, gặp gỡ
các nhân chứng lịch sử…

19
7. Những đóng góp khoa học của luận án
- Bằng kết quả nghiên cứu, luận án góp phần vào việc làm sáng tỏ thêm
những quan điểm của Hồ Chí Minh, của Đảng Lao động Việt Nam về vai trò
của thanh niên, về công tác vận động thanh niên trong sự nghiệp chống Mỹ,
cứu nước những năm 1965 - 1975. Đồng thời qua đó, làm rõ thêm vai trò,
những đóng góp to lớn của thanh niên miền Bắc trong sự nghiệp kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975.
- Rút ra các kinh nghiệm lịch sử về công tác vận động thanh niên của
Đảng thời kỳ 1965 - 1975 và đề xuất các giải pháp để vận dụng các kinh

nghiệm đó vào công tác tập hợp, đoàn kết các tầng lớp thanh niên Việt Nam
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giai
đoạn hiện nay.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu,
giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng
Hồ Chí Minh; là nguồn tư liệu bổ ích trong công tác biên soạn lịch sử Đoàn,
Hội và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác
giả có liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm
4 chương:
Chương 1: Yêu cầu mới của cách mạng Việt Nam đối với cuộc vận
động thanh niên miền Bắc
Chương 2: Cuộc vận động thanh niên miền Bắc của Đảng giai đoạn
1965 - 1968
Chương 3: Đảng lãnh đạo đẩy mạnh cuộc vận động thanh niên
miền Bắc giai đoạn 1969 - 1975

20
Chương 4: Nhận xét chung về cuộc vận động thanh niên miền Bắc
của Đảng (1965 - 1975)

21
Chương 1
YÊU CẦU MỚI CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM ĐỐI VỚI
CUỘC VẬN ĐỘNG THANH NIÊN MIỀN BẮC
1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh và của Đảng về vai trò của thanh
niên và công tác vận động thanh niên
1.1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn luôn quan

tâm đến lớp trẻ của dân tộc, thấy rõ vai trò to lớn của thanh niên trong tiến
trình lịch sử và có niềm tin sâu sắc vào khả năng cách mạng của thanh niên.
Có thể nêu lên những quan điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vai
trò của thanh niên và công tác thanh vận như sau:
Thứ nhất: Vận mệnh của dân tộc, sự phát triển của đất nước tùy thuộc
vào sự giác ngộ cách mạng và trách nhiệm của thanh niên.
Thanh niên là lực lượng đông đảo nhất, hùng hậu nhất trong các cuộc
chống xâm lăng, là lực lượng gánh vác những công việc nặng nề, khó khăn,
vất vả nhất trong lao động sản xuất và chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt.
Trong quá trình hoạt động thực tiễn, Người càng thấy tính cấp thiết
của việc khơi dậy phong trào cách mạng của thanh niên Việt Nam. Trong tác
phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” xuất bản năm 1925, Người khẳng định:
“Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên
già cỗi của người không sớm hồi sinh”[135, tr.133]. Hồ Chí Minh đã nhận
thấy vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên Việt Nam đối với vận mệnh của
dân tộc. Người cho rằng, thanh niên là lớp người tiêu biểu cho sức sống của
dân tộc, thực dân Pháp đang dùng rượu cồn, thuốc phiện và chính sách ngu
dân hòng làm u mê, đần độn thế hệ trẻ chính là đang huỷ diệt dần sức sống
của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, Người kêu gọi: muốn hồi sinh dân tộc trước
hết phải hồi sinh thanh niên.

22
Thực hiện tư tưởng của mình, tháng 6 năm 1925, Hồ Chí Minh đã
thành lập tổ chức cách mạng đầu tiên - Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên,
quy tụ tất cả những thanh niên Việt Nam yêu nước đầy nhiệt huyết vào trong
một tổ chức, nhằm giác ngộ cách mạng cho họ. Từ đó Hội Việt Nam cách
mạng Thanh niên đã tuyên truyền giác ngộ nhiều người yêu nước đi theo
đường lối cách mạng đúng đắn của Nguyễn Ái Quốc, đưa phong trào yêu
nước tiến lên mang tính độc lập ngày càng rõ rệt. Đặc biệt, từ năm 1928, với
phong trào “vô sản hoá” Hội đã làm cho giai cấp công nhân Việt Nam nhanh

chóng phát triển thành một lực lượng chính trị độc lập.
Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, thanh niên Việt Nam đã
hăng hái tham gia phong trào đấu tranh, sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh gian
khổ, cùng Đảng và dân tộc làm nên nhiều chiến thắng vĩ đại. Đặc biệt, trong
quá trình phát triển của lịch sử ấy, Hồ Chí Minh đã chỉ ra khả năng cách mạng
to lớn của tuổi trẻ cũng như những tiềm năng to lớn của họ trong công cuộc
kiến thiết, xây dựng nước nhà. Trong ngày khai trường đầu tiên của nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã gửi gắm niềm tin
tưởng của mình vào thế hệ trẻ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay
không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các
cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập
của các em”[136, tr. 33]. Năm 1947, Người khẳng định: Thanh niên là người
chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu,
một phần lớn là do thanh niên. Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho
xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình,
phải làm việc chuẩn bị cho tương lai đó. Chứng kiến sự cống hiến và trưởng
thành của thế hệ thanh niên Việt Nam, Người thêm tự hào và tin tưởng vào
thế hệ trẻ, thấy tương lai của dân tộc vô cùng vững chắc và vẻ vang.

23
Thứ hai: Thanh niên là lực lượng to lớn, là đội quân xung kích trên
mọi mặt trận của cách mạng.
Với cách nhìn toàn diện, Hồ Chí Minh đã nhận thấy vị trí, vai trò của
thanh niên, đó là lực lượng trẻ khoẻ, hăng hái, có lý tưởng, giàu đức hy sinh,
sẵn sàng xả thân vì đất nước. Tin tưởng vào lực lượng to lớn và khả năng
cách mạng của tuổi trẻ, Hồ Chí Minh đã động viên và giao nhiệm vụ cho
thanh niên cả nước đi đầu trong tăng gia sản xuất, xoá nạn mù chữ, thực hành
đời sống mới và khẳng định thanh niên là lực lượng chính trong cuộc đấu
tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Người nhấn mạnh vai
trò xung kích đi đầu của thanh niên trong hành động cách mạng, vai trò đó thể

hiện “Việc gì khó có thanh niên, ở đâu khó có thanh niên”. Theo Người, sự
nghiệp cách mạng càng phát triển thì càng đòi hỏi thanh niên thực hiện tốt
hơn vai trò xung kích của mình trên các mặt trận chính trị, kinh tế, khoa học
kỹ thuật.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của thanh niên, luôn
nhìn nhận thanh niên như một chủ thể đang phát triển, đang nhập cuộc và tiếp
tục hoàn thiện. Từ vị trí, vai trò của thanh niên, Hồ Chí Minh chỉ ra tầm quan
trọng của việc giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng thanh niên, phát huy vai trò của
thế hệ trẻ trong mọi thời kỳ cách mạng, đó là việc làm rất quan trọng và rất
cần thiết.
Để không ngừng nâng cao lý tưởng cách mạng, Người khẳng định việc
giáo dục, vận động thanh niên cần phải:
- Luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng, trung với nước, hiếu với dân,
nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng
đánh thắng, không sợ gian khổ, hy sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất,
anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.

24
- Tin tưởng sâu sắc vào trí tuệ của tập thể, của nhân dân, tăng cường
đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, kiên quyết chống
chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự do.
- Luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn, giản dị, chống kiêu
căng, tự mãn. Chống lãng phí xa hoa, thực hành tiết kiệm, tự phê bình và phê
bình, nghiêm chỉnh giúp đỡ nhau cùng tiến bộ mãi.
- Ra sức học tập nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và quân
sự để ngày càng cống hiến nhiều cho Tổ quốc và nhân dân.
- Luôn chú ý dìu dắt thiếu niên nhi đồng, làm gương tốt về mọi mặt cho
đàn em noi theo.
Thanh niên chúng ta là thế hệ anh hùng của thời đại anh hùng. Vì vậy,
phải không ngừng nâng cao tinh thần cách mạng, sẵn sàng cống hiến hy sinh

vì lý tưởng cách mạng cao đẹp mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.
Sau khi thực dân Pháp tấn công Nam bộ, tháng 8 năm 1947, Bác Hồ
gửi thư cho thanh niên toàn quốc, Người dạy: “Thanh niên là người chủ của
nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do
các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay
hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để
chuẩn bị cho tương lai đó”, “ Vậy nên nhiệm vụ của các bạn là phải tìm đủ
mọi cách để gây một phong trào thanh niên to lớn và mạnh mẽ”[126, tr. 78].
Thứ ba: Thanh niên phải có tổ chức phù hợp, Đoàn thanh niên là lực
lượng hậu bị của Đảng.
Hồ Chí Minh hiểu tiềm năng của thế hệ trẻ Việt Nam vô cùng to lớn,
nhưng để thể hiện hoá các tài năng đó trước hết cần tập hợp họ lại trong một
tổ chức cách mạng đó là Đoàn Thanh niên Cộng sản. Về chức năng, nhiệm vụ
của Đoàn, Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Đoàn Thanh niên là cánh tay và đội hậu bị
của Đảng, là người dìu dắt các cháu nhi đồng"[133, tr. 65]. Đoàn thanh niên

25
vừa là tổ chức gần gũi Đảng lại là lực lượng tích cực, xung phong gương mẫu
trong việc thực hiện những chủ trương và chính sách cách mạng, là lực lượng
kế thừa sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, là người bổ sung thường
xuyên đảng viên trẻ cho Đảng, là người trực tiếp giúp Đảng giáo dục chủ
nghĩa cộng sản cho thanh niên, vận động thanh niên đi theo lý tưởng của
Đảng, đồng thời lôi cuốn, tập hợp đông đảo thanh niên xung phong vào những
nơi khó khăn gian khổ nhất. Đoàn là người chịu trách nhiệm chính giúp Đảng
trong việc phụ trách dìu dắt thiếu niên nhi đồng lớp măng non của đất nước.
Muốn tập hợp rộng rãi thu hút đông đảo thanh niên "Về phần mình, thì
Đoàn phải nghiên cứu tìm ra nhiều hình thức và phương pháp thích hợp để
đoàn kết và tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc. Để làm tròn
nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó"[132, tr. 263]. Đồng thời "Phải
quan tâm đến đời sống, công tác và học tập của thanh niên, phải tránh thành

kiến hẹp hòi, cô độc. Phải thật thà đoàn kết và hợp tác với anh chị em thanh
niên trong Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam"[132, tr. 263].
Hồ Chí Minh đề cao vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản trong việc
tổ chức, tập hợp, đoàn kết, giáo dục thanh niên, đồng thời Người chủ trương
tập hợp lớp trẻ trong nhiều tổ chức đa dạng, nhằm thu hút lôi cuốn đông đảo
thanh niên thuộc nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội tham gia
hoạt động chính trị xã hội, thông qua đó để thanh niên được giác ngộ, giáo
dục, được cống hiến và trưởng thành. Mặt khác, thông qua tổ chức đó, Đảng
nắm được lực lượng thanh niên và phát huy vai trò thanh niên trong sự nghiệp
cách mạng.
Trong việc tập hợp thanh niên, Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc xây dựng khối đoàn kết rộng rãi và vững chắc, đoàn kết
trong nội bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản, giữa Đoàn với tổ chức Hội liên hiệp
Thanh niên, đoàn kết giữa các tầng lớp thanh niên với nhau, giữa thanh niên

×