Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Chuyển biến cơ cấu kinh tế vùng ven biển Nam Định (1986- 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 146 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



LƢƠNG THỊ HỒNG


CHUYỂN BIẾN CƠ CẤU KINH TẾ
VÙNG VEN BIỂN NAM ĐỊNH (1986 - 2006)



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ












HÀ NỘI – 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



2



LƢƠNG THỊ HỒNG


CHUYỂN BIẾN CƠ CẤU KINH TẾ
VÙNG VEN BIỂN NAM ĐỊNH (1986 - 2006)


Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60 22 54


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRƯƠNG THỊ TIẾN






HÀ NỘI – 2008






3
MỤC LỤC

Tra
ng
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 8
3.1. Đối tượng nghiên cứu 8
3.2. Phạm vi nghiên cứu: 8
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 9
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 9
4.1. Nguồn tư liệu 9
4.2. Phương pháp nghiên cứu 10
5. Đóng góp của luận văn 10
6. Kết cấu của luận văn 11
CHƢƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ
HỘI VÙNG VEN BIỂN NAM ĐỊNH TRƢỚC NĂM 1986 12
1.1. Điều kiện tự nhiên 12
1.1.1. Vị trí địa lý 12
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 14
1.2. Tình hình kinh tế - xã hội vùng ven biển Nam Định trước năm 1986 17
1.2.1. Tình hình kinh tế 17
1.2.2. Tình hình văn hóa - xã hội 24
CHƢƠNG 2: CHUYỂN BIẾN CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG VEN BIỂN
NAM ĐỊNH TRONG NHỮNG NĂM 1986 - 1998 30
2.1. Các nhân tố tác động đến chuyển biến kinh tế 30

2.1.1. Điểm xuất phát 30
2.1.2. Đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước 31
2.1.3. Xu thế hội nhập quốc tế 33
2.2. Những chuyển biến bước đầu về cơ cấu kinh tế 35

4
2.2.1. Chuyển biến về cơ cấu đầu tư 35
2.2.2. Chuyển biến cơ cấu thành phần kinh tế 38
2.2.3. Chuyển biến về cơ cấu ngành 41
2.2.3.1. Nông nghiệp 41
2.2.3.2. Thủy sản 47
2.2.3.3. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 54
2.2.3.4. Du lịch, dịch vụ 57
2.2.4. Chuyển biến cơ cấu nhóm ngành 58
CHƢƠNG 3: CHUYỂN BIẾN CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG VEN BIỂN
NAM ĐỊNH TRONG NHỮNG NĂM 1998 - 2006 63
3.1. Chủ trương phát triển kinh tế biển thành ngành mũi nhọn 63
3.2. Bước phát triển mới về cơ cấu đầu tư 65
3.3. Cơ cấu thành phần kinh tế ngày càng đa dạng 70
3.4. Chuyển biến cơ cấu ngành theo hướng phát huy thế mạnh kinh tế biển 74
3.4.1. Sự chuyển biến trên lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi 74
3.4.2. Sự phát triển nhanh chóng của ngành thủy sản 80
3.4.3. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá 89
3.4.4. Bước phát triển mới của du lịch, dịch vụ 96
3.5. Chuyển biến cơ cấu nhóm ngành góp phần thúc đẩy xu thế phát triển
chung của nền kinh tế theo hướng hội nhập 100
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM
KHẢO 114

PHỤ
LỤC 125






5
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Sản lượng thóc vùng nội đồng và ven biển Nam Định 1976 - 1984
Bảng 2.1: Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo ngành kinh tế (theo giá
hiện hành)
Bảng 2.2: Vốn đầu tư cho phát triển sản xuất vùng ven biển Thái Bình
Bảng 2.3: Tổng diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm (đã trừ cây dâu tằm)
Bảng 2.4: Diện tích gieo trồng cây lương thực.
Bảng 2.5: Sản lượng lương thực quy thóc (đã trừ khoai tây) vùng ven biển
Bảng 2.6: Sản lượng lúa cả năm của vùng ven biển.
Bảng 2.7: Số lượng đàn trâu, bò, lợn vùng ven biển qua các năm
Bảng 2.8: Số lượng đàn trâu qua các năm của vùng ven biển.
Bảng 2.9: Số cơ sở vật chất của ngành thuỷ sản vùng ven biển năm 1997
Bảng 2.10: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ vùng ven biển
Bảng 2.11: Sản lượng thủy sản mặn lợ vùng ven biển từ 1991 - 1995
Bảng 2.12: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ
Bảng 2.13: Giá trị tổng sản lượng đánh bắt thuỷ sản nước mặn.
Bảng 2.14: Số lượng lao động hoạt động trong ngành thuỷ sản
Bảng 2.15: Cơ cấu ngành nghề các hộ theo lĩnh vực hoạt động kinh tế của các
huyện ven biển Thái Bình
Bảng 2.16: Cơ cấu lao động vùng ven biển năm 1995
Bảng 2.17: Tỷ trọng cơ cấu lao động các huyện vùng ven biển so với toành tỉnh

và so với vùng
Bảng 2.18: GDP theo giá thực tế năm 1995 của vùng ven biển
Bảng 2.19: Cơ cấu GDP của vùng ven biển năm 1995
Bảng 2.20: GDP vùng ven biển so với toàn tỉnh năm 1995
Bảng 3.1: Vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn theo giá thực tế
Bảng 3.2: Vốn đầu tư phát triển kinh tế biển vùng ven biển Nam Định giai đoạn
2001 - 2005
Bảng 3.3: Các hạng mục đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển
Bảng 3.4: Số vốn đầu tư khai thác hải sản.
Bảng 3.5: Số vốn đầu tư cho chế biến - xuất khẩu.
Bảng 3.6: Số cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
Bảng 3.7: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành phân theo thành phần

6
kinh tế.
Bảng 3.8: Sản lượng cây lương thực có hạt bình quân đầu người
Bảng 3.9: Sản lượng lương thực bình quân đầu người các vùng
Bảng 3.10: Sản lượng cây công nghiệp hàng năm vùng ven biển.
Bảng 3.11: Số lượng gia súc, gia cầm vùng ven biển
Bảng 3.12: Số lượng đàn lợn của các huyện vùng ven biển Nam Định.
Bảng 3.13: Số lượng tàu thuyền của vùng ven biển
Bảng 3.14: Diện tích, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ của vùng ven biển
Nam Định qua các năm
Bảng 3.15: Sản lượng khai thác, nuôi trồng hải sản vùng ven biển Nam Định
Bảng 3.16: Khai thác hải sản vùng ven biển Nam Định
Bảng 3.17 : Sản lượng thuỷ sản nuôi của vùng ven biển.
Bảng 3.18: Sản lượng tôm nuôi vùng ven biển.
Bảng 3.19 : Giá trị xuất khẩu hải sản vùng ven biển Nam Định
Bảng 3.20: Sản lượng và giá trị xuất khẩu thuỷ hải sản vùng ven biển
Bảng 3.21: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vùng ven biển qua các năm

Bảng 3.22: Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp vùng ven biển
Bảng 3.24: Số người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, du lịch và
khách sạn, nhà hàng.
Bảng 3.25: Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản vùng ven biển
Bảng 3.26: Cơ cấu kinh tế các ngành phân theo huyện của vùng ven biển Nam
Định năm 2005











7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GDP: Tổng Sản Phẩm Quốc Nội
HN: Hà Nội
HTX: Hợp Tác Xã
KHXH: Khoa Học Xã Hội
KHXH & NV: Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
NXB: Nhà Xuất Bản
UBND: Uỷ ban nhân dân
TW: Trung Ương




















8


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cách đây hơn một thế kỷ, khi phân định các thời đại phát triển, Bộ
trưởng ngoại giao Mỹ John Hay đã chọn biển chứ không chọn lục địa làm
mốc tọa độ. Ông cho rằng: “Địa Trung hải là biển của quá khứ, Đại Tây
Dương là biển của hiện tại, Thái Bình Dương là biển của tương lai” [Dẫn
theo 19]. Lời tiên đoán này đang trở thành sự thực hoàn hảo. Châu Á - Thái
Bình Dương đang trở thành trung tâm phát triển năng động nhất và đóng
góp nhiều sản lượng nhất cho thế giới. Khai thác kinh tế biển đang ngày

càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Khi khoa học kỹ thuật
phát triển, nguồn dự trữ tài nguyên trên đất liền cạn dần, đỏi hỏi con người
phải hướng mạnh ra biển khơi - nơi chứa đựng những nguồn tài nguyên to
lớn và đa dạng. Phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là
một trong những mục tiêu chiến lược quan trọng cả về kinh tế, an ninh,
quốc phòng của những quốc gia ven biển. Việt Nam có bờ biển dài với
nguồn trữ lượng thủy sản phong phú là một tiềm năng vô cùng to lớn. Vậy
mà người Việt trước đây không có nền kinh tế hàng hải phát triển, không
hướng ra biển như cư dân các nước vùng Địa Trung Hải hay Nhật Bản
trong thời cổ, trung đại. Mối quan hệ kinh tế văn hóa giữa quốc gia với các
nước Đông Nam Á, châu Á (trừ Trung Quốc) không lấy gì làm sâu sắc và
thường xuyên [34, tr.267]. Thực tế đó đòi hỏi người Việt Nam chúng ta cần
phải có sự thay đổi trong cả nhận thức, suy nghĩ lẫn cách làm. Trong bối
cảnh hiện nay, khi Việt Nam cần phải mở cửa hội nhập sâu rộng hơn nữa
với thế giới thì biển chính là một hướng đi hiệu quả.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa X (tháng 2/2007) về “Chiến
lược biển Việt Nam đến năm 2020” đã ghi nhận ý kiến cho rằng thế kỷ XXI
sẽ là “Thế kỷ của Đại dương”. Trong thực tế, thời kỳ đổi mới, các vùng

9
đồng bằng ven biển thực sự đã có những bước tiến năng động hơn rất nhiều
so với các vùng thuần nông. Một phần không chỉ vì đó là những vùng “đất
mới”, được phù sa của các con sông bồi đắp, mà căn bản nhân dân ở đây đã
biết tận dụng tiềm năng, phát triển thế mạnh của kinh tế biển, tạo ra những
bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế rõ nét.
Cơ cấu kinh tế là tổng thế các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có
quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Có các loại cơ cấu kinh tế
khác nhau: cơ cấu nền kinh tế quốc dân, cơ cấu theo ngành kinh tế - kỹ
thuật, cơ cấu theo vùng, cơ cấu theo đơn vị hành chính - lãnh thổ, cơ cấu
theo thành phần kinh tế, trong đó cơ cấu ngành kinh tế - kỹ thuật mà trước

hết cơ cấu theo công - nông nghiệp - dịch vụ là quan trọng nhất [53,
tr.610].
Trong quá trình thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
nước ta hiện nay, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có một ý nghĩa đặc biệt
quan trọng. Tuỳ điều kiện tự nhiên và tập quán sinh sống ở từng vùng, các
địa phương khác nhau có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khác nhau trên các
lĩnh vực: phát triển ngành nghề, sản xuất lúa hàng hoá, chuyên canh cây
công nghiệp, trồng cây ăn quả, hay đánh bắt nuôi trồng các loại thuỷ hải
sản Riêng vùng ven biển có những khu vực bãi triều ngập mặn nước lợ,
nơi có nguồn thuỷ hải sản phong phú, có thể khai thác tự nhiên, đầu tư nuôi
trồng để sản xuất theo công nghệ hiện đại, nhằm tạo ra một ngành kinh
doanh có hiệu quả hướng về xuất khẩu.
Trong số các tỉnh ở Việt Nam có vị trí tiếp giáp với biển, tỉnh Nam
Định là vùng đất duyên hải phì nhiêu phía nam đồng bằng sông Hồng, vùng
đất văn hiến với lịch sử phát triển lâu đời. Đứng ở thế giao hòa giữa đất
liền và biển cả, Nam Định là nơi hội tụ của truyền thống yêu nước, kiên
cường bất khuất chống giặc ngoại xâm, lao động cần cù, thông minh, sáng
tạo, hiếu học, luôn có ý chí vươn lên. Mảnh đất đó thực sự đã có những

10
bước chuyển mình trong thời kỳ đổi mới, nhất là đối với vùng ven biển -
nơi đầu sóng ngọn gió song đầy tiềm năng và ưu thế phát triển.
Nghiên cứu sự chuyển biến cơ cấu kinh tế của vùng ven biển Nam
Định không chỉ cho ta thấy cái nhìn của một địa phương nói riêng, mà còn
tiêu biểu cho sự thay đổi trong cách suy nghĩ, cách làm, trong tâm lý và đặc
trưng văn hóa của người Việt Nam nói chung.
Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Chuyển biến cơ cấu kinh tế
vùng ven biển Nam Định (1986 - 2006)” làm đề tài luận văn của mình.
Ngoài ra tác giả chọn đề tài này còn xuất phát từ tình cảm của tác giả với
quê hương thành Nam yêu dấu.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, đặc biệt là những
chuyển biến về kinh tế, xã hội của Việt Nam hơn hai mươi năm qua đã thu
hút được sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách,
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các nhà nghiên cứu ở cả trong và
ngoài nước. Nếu như trước đây, hướng nghiên cứu chủ yếu là tập trung vào
những chuyển biến đang diễn ra ở nông thôn, đời sống của nông dân, nông
nghiệp, thì hiện nay xu hướng đó đã mở rộng ra nhiều đối tượng, nhiều khu
vực, nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội.
Có thể chia các công trình theo các nhóm:
1. Nhóm công trình thống kê các số liệu về tình hình kinh tế xã hội
chung của đất nước trong những năm đổi mới. Có thể kể đến các công trình
sau đây: Lê Văn Toàn (chủ biên), Những vấn đề kinh tế và đời sống qua 3
cuộc điều tra nông nghiệp, công nghiệp, nhà ở, Nxb Thống kê, HN, 1991;
Niên giám nông nghiệp Việt Nam 2000, Nxb Nông nghiệp, HN, 2000; Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nông nghiệp Việt Nam, 61 tỉnh và
thành phố, Nxb Nông nghiệp, HN, 2001; Tổng cục Thống kê, Tư liệu kinh
tế xã hội 631 huyện, quận, Nxb Thống kê, 2002; Tư liệu kinh tế - xã hội
671 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Việt Nam, Nxb Thống kê,

11
2006; Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ
sản năm 2006, Nxb Thống kê, H, 2006; Tổng cục thống kê, Niên giám
thống kê các năm từ 1986 đến 2006
Những công trình này đã nêu được nhiều số liệu thống kê khá xác
thực về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, giúp cho tác giả có cách
nhìn toàn diện và có được bức tranh chung để so sánh về sự chuyển biến
của vùng ven biển tỉnh Nam Định với các địa phương khác.
2. Nhóm công trình đề cập chủ yếu đến các chính sách và những kết
quả bước đầu của đường lối đổi mới, quan trọng nhất là những chuyển biến

trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
- Về sách: Ban Nông nghiệp trung ương, Kinh tế xã hội nông thôn
Việt Nam ngày nay, tập I, II, Nhà xuất bản (Nxb) Tư tưởng - văn hoá, HN
(Hà Nội), 1991; Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển theo định hướng
XHCN, Nxb Lao động, HN, 2006; Nguyễn Sinh Cúc, Thực trạng nông
nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam (1976 -1990), Nxb Thống kê,
HN, 1991; Phạm Xuân Nam với Đổi mới kinh tế - xã hội: thành tựu, vấn
đề và giải pháp, Nxb Khoa học xã hội (KHXH), HN, 1991; Nguyễn Trung
Quế, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn vùng đồng bằng
sông Hồng, Nxb Nông nghiệp, HN, 1995; Lê Đình Thắng (chủ biên),
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - Những vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nxb Nông nghiệp, HN, 1998; Trương Thị Tiến, Đổi mới cơ chế quản lý
kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc Gia, HN, 1999; Phan
Đại Doãn, Làng xã Việt Nam - một số vấn đề kinh tế văn hoá - xã hội, Nxb
Chính trị Quốc Gia, HN, 2000; Tô Duy Hợp, Sự biến đổi của làng xã Việt
Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng, Nxb KHXH, HN, 2000; Nguyễn
Văn Khánh, Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở châu thổ
sông Hồng trong thời kỳ đổi mới (qua khảo sát một số làng xã), Nxb Chính
trị Quốc Gia, HN, 2001; Philip - Olivier Tessier (chủ biên), Làng ở vùng
châu thổ sông Hồng: vấn đề còn bỏ ngỏ, Nxb KHXH, HN, 2002; Đặng

12
Văn Thắng, Phạm Ngọc Dũng, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông
nghiệp ở đồng bằng sông Hồng: thực trạng và triển vọng, Nxb Chính trị
quốc gia, HN, 2003; Đỗ Hoài Nam, Phát triển kinh tế - xã hội và môi
trường các tỉnh ven biển Việt Nam, Nxb KHXH, HN, 2003; Phan Thanh
Khôi, Lương Xuân Hiến (chủ biên), Một số vấn đề kinh tế - xã hội trong
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng, Nxb
Lý luận chính trị, HN, 2006…
- Về bài đăng trên các tạp chí khoa học, có thể kể đến: Nguyễn Ngọc

Cơ, Sự biến đổi đời sống vật chất của nông dân đồng bằng sông Hồng từ
1976 đến nay, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4(1993); Phạm Xuân Nam,
Mấy nét tổng quan về quá trình đổi mới kinh tế - xã hội ở Việt Nam 15 năm
qua, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1 (2001); Phạm Xuân Nam, Nhìn lại
bước thăng trầm của nông nghiệp, nông thôn nước ta trước và trong thời
kỳ đổi mới, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 5 (2001); Đặng Kim Oanh,
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1 (2005); Nguyễn Sinh Cúc, Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong 20 năm đổi mới, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 12
(2005) …
Các công trình trên đây đã khái quát được những chuyển biến quan
trọng của nước ta từ khi đổi mới, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn. Tuy
nhiên, các công trình đó mới chỉ khái quát chung về cả nước, không đi sâu
nghiên cứu một địa phương cụ thể.
3. Nhóm công trình đề cập đến truyền thống lịch sử, văn hoá và
những chuyển biến trên địa bàn tỉnh Nam Định và vùng ven biển từ khi đổi
mới.
Về sách: Nam Hà di tích và danh thắng, Sở Văn hoá Thông tin Nam
Hà, 1994; Phạm Vĩnh, Nam Định đất nước - con người, Nxb Văn hoá
thông tin, HN, 1999; Nguyễn Xuân Năm, Nam Định đậm đà bản sắc băn
hoá, dân tộc, Nam Định, 2000; Địa chí Nam Định, Nxb Chính trị Quốc gia,

13
HN, 2003; Lễ hội cổ truyền ở Nam Định, Nxb KHXH, HN, 2003; Nam
Định thế và lực mới trong thế kỷ XXI, H, Nxb Chính trị Quốc gia, 2005…
Các công trình này đã giới thiệu sơ lược về cảnh quan, truyền thống
lịch sử - văn hiến, kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định. Tuy vậy, chưa có
công trình sử học nào nghiên cứu toàn diện về những chuyển biến kinh tế
vùng ven biển từ năm 1986 đến năm 2006.
Về báo và Tạp chí có các bài: Phạm Quang Nhượng, Nam Định với

hơn 1000 ngày đổi mới, Tạp chí Cộng Sản, số 8, năm 1990; Đào Văn Mão,
Nam Định - Chân dung kinh tế - xã hội và nguồn lực phát triển, Tạp chí
Con số và sự kiện, số 10, năm 1997; Thanh Hương, Kinh tế biển Nam Định
- tiềm năng và định hướng, Tạp chí Con số và sự kiện, số 9, năm 1999;
Lương Ngọc Oánh, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005
của tỉnh Nam Định, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số tháng 10 (330), năm
2000; Nguyễn Thị Thanh Tâm, Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thủy
sản ven biển tỉnh Nam Định, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số tháng 8 (364),
năm 2003; Nam Định phát triển mạnh công nghiệp dân doanh, Thông tấn
xã Việt Nam, 12/2004; Nam Định: phát triển mạnh chăn nuôi lợn hướng
nạc hoá, Thông tấn xã Việt Nam, ngày 14/7/2005; Nam Định với chiến
lược phát triển kinh tế thuỷ sản giai đoạn 2006 - 2010, Tạp chí Thị trường
Giá cả, số 9/2006; Nam Định: phát triển mạnh diện tích lúa hàng hoá
nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực, Thông tấn xã Việt Nam,
8/12/2006; Tổng kết cuộc tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thuỷ
sản, Báo Nam Định, số 5/2007…
Các công trình này mới chỉ nêu lên nguồn lực, kế hoạch và một số
nét biến chuyển về kinh tế của tỉnh Nam Định, chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách toàn diện những chuyển biến cơ cấu kinh tế của cả dải
ven biển qua 20 năm đầu của tiến trình đổi mới.
4. Bên cạnh những công trình trên, dưới góc độ địa phương, đã có
một số tài liệu trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề chuyển biến cơ cấu

14
kinh tế vùng ven biển trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2006 như:
Aquaculture in Nam Dinh, Vietnam (Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản tại
Nam Định, Việt Nam); Local participation in integrated coastal zones
development in Giao Lac (Sự tham gia của chính quyền địa phương trong
việc phát triển vùng ngập mặn ven biển ở Giao Lạc - Giao Thuỷ - Nam
Định); Land allocation, social differentiation and mangrove management

in a village of Northern Vietnam (Việc phân cấp đất, sự khác biệt xã hội và
quản lý rừng ngập mặn của một làng phía Bắc Việt Nam) ; Lịch sử Đảng
bộ huyện Nghĩa Hưng (1930 - 2000), Lịch sử Đảng bộ huyện Hải Hậu
(1930 - 1990), Hải Hậu, mảnh đất - con người, truyền thống - đổi mới;
Nghĩa Hưng - tiềm năng và cơ hội đầu tư… Trong đó đáng chú ý là luận
văn Thạc sĩ “Biến đổi cơ cấu kinh tế ở Nghĩa Hưng (Nam Định) trong thời
kỳ đổi mới (1986 - 2000) ”.
Cùng với những tài liệu trên, vấn đề chuyển biến cơ cấu kinh tế vùng
ven biển Nam Định đã được các báo chí Trung ương và địa phương đề cập
đến như: Hải Hậu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện, Tạp chí
Cộng sản, số 20 (2004), Thủy sản Hải Hậu đa dạng con nuôi, báo Nam
Định; Giao Thuỷ - Vùng đất chim về, Báo Nam Định số ra ngày 5/5/2005;
Nam Định nuôi nhiều loại thủy sản mới, báo Nhân dân số ra ngày
27/7/2006; Hải Hậu chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, báo Nhân dân;
Nam Định - nghề làm muối sạch cho hiệu quả cao, Thông tấn xã Việt Nam
23/11/2006; Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định): tiềm năng và những
thách thức, báo Quân đội Nhân dân, số ra ngày 12/11/2006; Hải Hậu mở
hướng làm giàu, báo Nhân dân số ra ngày 10/2/2007…
Ngoài ra còn phải kể đến hệ thống các văn kiện của tỉnh Hà Nam
Ninh, Nam Hà (trước khi tái lập tỉnh năm 1997), Nam Định (sau khi tái lập
tỉnh năm 1997); của Đảng bộ các huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thủy,
các báo cáo của các Ban ngành, đoàn thể của tỉnh và các huyện ven biển.

15
Nhìn chung, đây là nguồn tư liệu liên quan trực tiếp đến luận văn nên
có giá trị tham khảo cao. Tuy nhiên vấn đề chuyển biến cơ cấu kinh tế vùng
ven biển Nam Định chỉ mới được đề cập đến ở từng khía cạnh: hoặc ở mỗi
giai đoạn nhỏ hoặc ở một huyện cụ thể, chưa có công trình nào đề cập một
cách toàn diện, có hệ thống về quá trình chuyển biến kinh tế trên cả dải ven
biển tỉnh Nam Định sau 20 năm đầu của tiến trình đổi mới.

3. Đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu về chuyển biến cơ cấu kinh tế của
vùng ven biển tỉnh Nam Định gồm các huyện: Hải Hậu, Nghĩa Hưng và
Giao Thủy qua 20 năm đổi mới (từ năm 1986 đến năm 2006).
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: Luận văn giới hạn quãng thời gian nghiên cứu từ năm
1986 đến năm 2006. Mốc năm 1986 là năm mở đầu của thời kỳ Đổi mới
đất nước nói chung, tỉnh Nam Định nói riêng và nhất là với vùng ven biển.
Trong đó điểm giữa của thời kỳ 1986 đến 2006 là năm 1998 với dấu mốc
quan trọng: vùng kinh tế biển được xác lập theo quyết định số
925/1998/QĐ-UB của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nam Định ngày 6/7/1998. Từ
đó vùng ven biển Nam Định được đầu tư và phát triển mạnh hơn giai đoạn
trước. Mốc năm 2006 là năm các huyện ven biển này đã trải qua 20 năm
đổi mới, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng kéo dài trong cơ chế tập trung bao
cấp và đã đạt được những thành tựu làm thay đổi toàn diện trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
- Về không gian nghiên cứu của đề tài: vùng ven biển bao gồm 3
huyện Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng. Trong đó huyện Giao Thuỷ
bao gồm 22 đơn vị hành chính (01 thị trấn, 21 thị xã), Hải Hậu có 35 đơn vị
hành chính (03 thị trấn, 32 xã), huyện Nghĩa Hưng bao gồm 25 đơn vị hành
chính (02 thị trấn, 23 xã). Ngoài ra, đề tài cũng có đề cập đến một số khu

16
vực thuộc phạm vi ảnh hưởng của các huyện này như: phạm vi biển mà cư
dân các huyện khai thác, các bãi bồi do phù sa bồi đắp
- Về nội dung nghiên cứu: đề tài chủ yếu trình bày quá trình chuyển
biến cơ cấu kinh tế vùng ven biển Nam Định trên các lĩnh vực về cơ cấu
thành phần kinh tế, cơ cấu đầu tư, cơ cấu ngành, cơ cấu nhóm ngành nông
nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Từ đó có thể khái quát lên một số nét đặc

trưng của sự chuyển biến, những tác động đến đời sống và một số vấn đề
đặt ra cần tiếp tục giải quyết.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trong luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu một số nội dung
chính:
- Trình bày những nét chuyển biến chủ yếu về cơ cấu kinh tế vùng
ven biển Nam Định từ năm 1986 đến năm 2006.
- Rút ra những đặc điểm nổi bật trong quá trình chuyển biến về cơ
cấu kinh tế của vùng ven biển Nam Định qua 20 năm đổi mới. Qua đó đặt
ra một số vấn đề cần tiếp tục giải quyết nhằm góp phần đẩy mạnh sự phát
triển của vùng ven biển Nam Định trong thế kỷ XXI - thế kỷ được coi là
của ngành kinh tế biển.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện các yêu cầu của đề tài, bên cạnh việc tham khảo, kế
thừa những công trình nghiên cứu, chuyên khảo, chúng tôi dựa chủ yếu các
nguồn tư liệu sau:
- Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về kinh tế, đặc biệt là các
chính sách cụ thể đối với kinh tế, chủ yếu là kinh tế vùng ven biển từ năm
1986 đến năm 2006.
- Các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Hà Nam Ninh, Nam Hà (trước khi
tái lập tỉnh) và Nam Định (sau khi tái lập tỉnh), Đảng bộ các huyện Giao
Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng qua các kỳ Đại hội từ năm 1986 đến nay

17
- Các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội của các Sở,
ban, ngành tỉnh Nam Định, cũng như của 3 huyện ven biển trên.
- Các số liệu thống kê từ năm 1986 đến năm 2006
- Các công trình, tài liệu tham khảo đã được công bố dưới dạng
chuyên khảo hay báo, tạp chí.

- Ngoài ra, chúng tôi còn chú trọng khai thác và sử dụng nguồn tài
liệu thu thập qua các đợt đi thực tế, khảo sát tại địa bàn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Về cơ sở lý luận: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi dựa trên nền
tảng tư tưởng và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng để nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử
và logic để trình bày và lý giải những vấn đề mà đề tài đặt ra. Bên cạnh đó
chúng tôi còn kết hợp sử dụng phương pháp liên ngành như: phương pháp
thống kê, xã hội học, phương pháp đối chiếu - so sánh, phương pháp phân
tích, tổng hợp… nhằm đảm bảo tính chính xác, khoa học của đề tài.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày một cách đầy đủ, có hệ thống và toàn diện về quá
trình chuyển biến cơ cấu kinh tế của vùng ven biển Nam Định trong những
năm 1986 - 2006.
Trên cơ sở đó, luận văn rút ra những đặc điểm của quá trình chuyển
biến về cơ cấu kinh tế của vùng, chỉ rõ những mặt tích cực đã đạt được và
những hạn chế còn tồn tại. Từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm
góp phần phát triển kinh tế vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và phát triển mạnh hơn nữa kinh tế biển trong thời kỳ hội nhập.
Luận văn cũng cung cấp thêm tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu,
giảng dạy, học tập lịch sử địa phương
6. Kết cấu của luận văn

18
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội vùng ven
biển Nam Định trước năm 1986
Chương 2: Chuyển biến cơ cấu kinh tế vùng ven biển Nam Định

trong những năm 1986 - 1998
Chương 3: Chuyển biến cơ cấu kinh tế vùng ven biển tỉnh Nam Định
trong những năm 1998 - 2006






















19








CHƢƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ
HỘI VÙNG VEN BIỂN NAM ĐỊNH TRƢỚC NĂM 1986

1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Việt Nam là quốc gia có chiều dài đường bờ biển đứng thứ 27 trong
tổng số 156 quốc gia có biển trên thế giới. Vùng ven biển Việt Nam là
vùng kinh tế - sinh thái - nhân văn rộng lớn và đặc thù, với quy mô không
gian trải dài suốt 13 độ vĩ Bắc, thuộc phạm vi lãnh thổ hành chính của 28
tỉnh, thành phố và có các cửa ngõ giao lưu với khu vực và thế giới.
Tỉnh Nam Định với chiều dài 72 km đường bờ biển có 3 huyện ven
biển gồm: Hải Hậu, Nghĩa Hưng và Giao Thủy. Các huyện này cách thành
phố Nam Định 45km về hướng Đông Nam và cách Hà Nội 110 km.
Theo Quyết định số 925/1998/QĐ-UB của Uỷ ban Nhân dân tỉnh
Nam Định ngày 6/7/1998 về phát triển kinh tế biển thì vùng ven biển của
tỉnh gồm toàn bộ diện tích tự nhiên cùng phạm vi biển ven bờ và biển ngoài
khơi của 3 huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Vùng biển Nam Định
ở vào vị trí trung tâm bờ Tây vịnh Bắc Bộ, có chiều dài 72 km, gồm 4 cửa
sông là: cửa Ba Lạt, cửa Lạch Giang, cửa Sò, cửa Đáy. Vùng ven biển có
82 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 22 xã và một thị trấn tiếp giáp
biển gồm:
Huyện Giao Thuỷ:

20
xã Giao Thiện xã Giao Long
xã Giao Xuân xã Giao Lâm
xã Giao An xã Giao Phong

xã Giao Lạc xã Bạch Long
xã Giao Hải

Huyện Hải Hậu:
xã Hải Phúc xã Hải Xuân
xã Hải Lộc xã Hải Triều
xã Hải Đông xã Hải Hoà
xã Hải Lý xã Hải Thịnh
xã Hải Chính thị trấn Thịnh Long
Huyện Nghĩa Hưng:
xã Nghĩa Thắng xã Nghĩa Phúc
xã Đông Nam Điền xã Tây Nam Điền
Trong nền kinh tế tiểu nông truyền thống, vị trí địa lý vùng ven biển
có ảnh hưởng không nhiều đến sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng khi
chuyển sang nền kinh tế thị trường, vị trí địa lý vùng ven biển có một tầm
quan trọng đặc biệt.
Đối với tỉnh Nam Định, vùng ven biển nằm ở đáy tam giác châu thổ
sông Hồng, có một vị trí không mấy thuận lợi cho sự phát triển kinh tế
trong điều kiện kinh tế thị trường. Vùng ven biển Nam Định nằm xa những
trung tâm công nghiệp thương mại lớn. Phía ngoài là biển và phía trong là
nội đồng với nền nông nghiệp độc canh lúa. Vì vậy, nếu xem xét vùng ven
biển Nam Định như là một vùng ven biển của đồng bằng sông Hồng, chỉ
trồng lúa tự cấp tự túc như trước đây thì khó có thể hình dung nổi lợi thế
của nó. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa, ven biển lại là vùng
có vị trí địa lý thuận lợi vượt trội trong việc thông thương. Vùng ven biển
của tỉnh Nam Định gần thị trường Trung Quốc và khu công nghiệp Hải

21
Phòng, Quảng Ninh. Điều đó tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn hẳn so
với toàn tỉnh trong phát triển kinh tế. Vùng ven biển Nam Định được coi là

heo hút đối với vùng nông nghiệp nội địa nhưng lại có ưu thế lớn về vị trí
địa lý trong giao lưu kinh tế đường biển ven bờ với các trung tâm kinh tế
hàng hoá. Nhờ vị trí thuận lợi, vùng ven biển Nam Định có thể tiếp cận
nhanh với thị trường. Vì vậy, đường biển là một lợi thế lớn trong quá trình
hội nhập và phát triển kinh tế đất nước.

1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
* Khí hậu:
Vùng ven biển Nam Định nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, vừa
mang đặc điểm của khu vực vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu biển. Trong
năm hình thành 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh (từ hạ tuần tháng 10 đến
thượng tuần tháng 4 năm sau). Các tháng này nhiệt độ thấp, trung bình dưới
20
o
c, có tháng xuống dưới 15
o
c, không thích hợp với nuôi trồng thuỷ sản
các loại nhiệt đới. Nhiệt độ vùng biển thấp nhất là tháng 1 và tháng 2. Đây
là vụ cá Bắc vì thời gian này đàn cá có xu hướng di chuyển xa bờ kiếm ăn
và trú đông, làn cá di chuyển với mật độ dày, rất thuận lợi cho việc đánh
bắt. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa hè, có gió Tây Nam, tạo nên khí hậu
nóng ẩm. Thời gian này lượng mưa nhiều khoảng 1.650mm - 1.850mm,
nhiệt độ trung bình ven biển khoảng từ 21 - 30
0
c, rất thích hợp nuôi trồng
thuỷ sản như tôm he, tôm rảo, tôm sú Vùng biển có nhiệt độ cao nhất vào
tháng 7 (trung bình 29
0
c với tổng số giờ nắng cao nhất trong năm trung
bình 210 - 230 giờ). Đây là khoảng thời gian cho vụ cá Nam. Các đàn cá

nổi di cư sinh sản vào gần bờ như cá trích, cá cơm, cá chỉ vàng Bên cạnh
đó, mùa này vùng ven biển còn có thể tổ chức du lịch nghỉ mát và làm
muối. Đây là những lợi thế nổi bật đối với việc phát triển kinh tế - xã hội
của vùng.
* Đất đai

22
Do lịch sử kiến tạo địa hình đất đai, vùng ven biển Nam Định chia
thành 2 vùng đất rõ rệt. Phía Bắc tỉnh là vùng đất thấp. Phía Nam tỉnh là
vùng đất tương đối trẻ bằng phẳng và màu mỡ do được phù sa của các con
sông bồi đắp. Sự phì nhiêu này là kết quả của bao thế hệ người dân Nam
Định khai hoang lấn biển, đắp đê, thau chua rửa mặn, cải tạo đồng ruộng.
Vùng ven biển có tổng diện tích đất tự nhiên 722,29 km
2
, trong đó đất nông
nghiệp có 61.228 ha trồng cây lương thực (có 59.938 ha là trồng lúa), trồng
cói 202 ha, diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản 7.643 ha [33, tr.19]
Vùng ven biển Nam Định được thiên nhiên ưu đãi, có tiềm năng đất
đai lớn. Nằm gọn giữa hai cửa lớn nhất của hệ thống sông Hồng (sông
Hồng và sông Đáy), phù sa hệ thống sông Hồng lắng đọng cho biển Nam
Định là chủ yếu, tuy có chia một phần cho nam Thái Bình và Ninh Bình.
Hơn thế nữa, ngay cả phù sa của hệ thống sông Thái Bình cũng một phần
theo dòng hải lưu trôi vào biển Nam Định rồi mới lắng đọng. Khu vực Giao
Thuỷ hằng năm được bồi khoảng 90 ha và khu vực Nghĩa Hưng khoảng 32
ha. Như vậy, toàn tỉnh Nam Định được tăng khoảng 120 ha/năm [120,
tr.85]. Đất phù sa phân bố chủ yếu ở các xã Giao Lâm, Giao Thiện, Giao
Hương của huyện Giao Thuỷ; xã Hải Phúc, Hải Lộc, Hải Châu của huyện
Hải Hậu; xã Nghĩa Bình, Nghĩa Thắng, Đông Nam Điền và Tây Nam Điền
của huyện Nghĩa Hưng. Vùng ven biển Nam Định có tiềm năng đất đai lớn
để phát triển kinh tế mà trước hết là kinh tế nông nghiệp.

* Nguồn lợi thuỷ sản:
Bờ biển Nam Định dài 72 km, có 4 cửa sông là: cửa Ba Lạt (tức cửa
sông Hồng), cửa Sò (là một nhánh chảy ra từ cửa sông Hồng), cửa Lạch
Giang (cửa sông Ninh Cơ) và cửa Đáy (cửa sông Đáy). Với lượng hải sản
lớn và phong phú về chủng loại nên vùng ven biển Nam Định có lợi thế
phát triển kinh tế biển. Lợi thế và tiềm năng thủy sản của vùng biển Nam
Định ở cả 3 vùng nước:

23
- Vùng nội đồng: diện tích nuôi trồng thủy sản luôn luôn biến động
nhưng hầu hết được đưa vào canh tác dưới mọi hình thức, sản lượng hàng
năm đạt 6000 - 7000 tấn.
- Vùng mặn lợ: Đây là vùng chủ động tạo ra nguyên liệu xuất khẩu
nên được xác định là vùng chiến lược lâu dài, có thể khai thác theo hướng
thâm canh và mở rộng diện tích. Cửa biển Nam Định là nơi có tốc độ bồi
đắp phù sa rất lớn, mỗi năm có thể tăng thêm 400 - 500ha. Sản lượng khai
thác thủy sản của vùng này đạt 9000 - 10000 tấn
- Vùng biển: có khả năng khai thác 16.000 tấn sản phẩm mỗi năm.
Tại các cửa sông thuộc vùng biển Nam Định hình thành các bãi cá nổi, bãi
tôm lớn của vịnh Bắc Bộ:
+ Bãi cá ngoài khơi cửa Ba Lạt đến Hải Phòng
+ Bãi cá từ cửa Ba Lạt đến Hòn Mê - Thanh Hoá
+ Bãi tôm từ cửa Ba Lạt đến đến đảo Cát Bà
+ Bãi tôm từ cửa Ba Lạt đến ngang lạch Ghép - Thanh Hoá
Nam Định có ngư trường đánh bắt rộng lớn từ Quảng Ninh đến vùng
biển Nghệ Tĩnh có trữ lượng lớn, ước tính 644 tấn cá, 3.700 - 6.000 tấn
tôm. Trữ lượng cá biển Nam Định khoảng 157.500 tấn chiếm khoảng 20%
trữ lượng cá trong vịnh Bắc Bộ, trong đó:
Cá tầng nổi khoảng 95.150 tấn, chiếm 24,4% cá nổi trong vịnh Bắc
Bộ

Cá tầng đáy khoảng 62350 tấn, chiếm 15,6% cá đáy trong vịnh Bắc
Bộ. Trữ lượng đó cho phép khả năng khai thác sản lượng hàng năm khoảng
70.000 tấn. Trong đó:
Cá nổi: 38100 tấn (18.500 tấn ở độ sâu 30m nước trở vào, 19600 tấn
ở độ sâu 30m nước trở ra)
Cá đáy: 31.900 tấn (21.200 tấn ở độ sâu 30m nước trở vào, 10.700
tấn ở độ sâu 30m nước trở ra [79, tr.14].

24
Nguồn lợi hải sản vùng biển Nam Định còn có nguồn tôm, nhuyễn
thể, giáp xác ở các bãi bồi, cồn ngầm tôm tập trung với mật độ khá dày.
Theo điều tra ban đầu, đến nay đã phát hiện được 45 loài thuộc họ tôm he,
trong đó có 9 loài có giá trị kinh tế cao là tôm he mùa, tôm bộ, tôm sắt, tôm
vàng, tôm rảo cư trú ở độ sâu từ 5 đến 30m. Trữ lượng vào khoảng 3000
tấn, khả năng cho phép hàng năm khoảng 1000 tấn
Theo kết quả điều tra cho đến nay đã phát hiện ở vùng biển Nam
Định 20 loài mực, trong đó có 9 loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng mực
khoảng 2000 tấn, hàng năm có thể khai thác tới 970 tấn (trong đó 660 tấn ở
độ sâu 30m nước trở vào và 310 tấn ở độ sâu 30m nước trở ra). Trong các
loài mực đã có trong danh sách khảo sát, đáng kể nhất là loài mực ống, tiếp
đến là mực nang và mực cơm, sản lượng có thể khai thác 500 đến 700
tấn/năm [79, tr.15].
Các loại nhuyễn thể có vỏ cứng (sò, ngao, vạng ) tập trung ở các bãi
triều, cồn ngầm ở ven bờ. Ở vùng triều huyện Giao Thuỷ (khu vực Cồn Đe,
Cồn Nồi xã Giao An, Giao Thiện) có bãi sò lớn, mật độ dày. Trữ lượng sò
ở Nam Định cho phép hàng năm có thể khai thác từ 20 đến 30 ngàn tấn
Trong điều kiện hiện nay ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, vùng biển
Nam Định còn có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền
lãnh hải, bảo vệ tổ quốc.
Ngoài ra, dọc bờ biển Nam Định là những vùng bãi ngang gồm nhiều

dải cát, cồn cát, phù hợp với việc trồng rừng phòng hộ và đặc biệt có nhiều
bãi tắm tự nhiên, thích hợp với việc phát triển du lịch.

1.2. Tình hình kinh tế - xã hội vùng ven biển Nam Định trƣớc năm
1986
1.2.1. Tình hình kinh tế
Ngay từ xưa, vùng ven biển Nam Định đã nổi tiếng về nghề làm
muối. Trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi đã viết về vùng đất này: “Vùng đất

25
ấy, đất thì đỏ, dính, màu mỡ cùng sắc xanh đen, ruộng thì vào hàng thượng
thượng, huyện Giao Thủy, huyện Thụy Anh, huyện Đại An có muối Các
thứ ấy đều dâng tiến để tế lễ bốn mùa.
Lý Thị nói: Đất vùng Sơn Nam bằng phẳng, cao ráo, cấy lúa thích
hợp, nhân công làm lụng hơn các lộ khác. Các triều phí dụng nuôi quân
đều nhờ ở vùng ấy” [108, tr.32].
Cho đến thời cận đại, trong những ghi chép của Pierre Gourou về
người nông dân châu thổ Bắc kỳ thì vùng đất này cũng đã là một khu dân
cư có một số lớn ngư dân, nhưng chủ yếu cũng chỉ là làm muối và đánh bắt
thuỷ sản gần bờ, như Quần Phương Hạ Trại (tổng Ninh Mỹ, huyện Hải
Hậu, Nam Định), Quất Lâm (tổng Quất Lâm, phủ Xuân Trường) [71,
tr.402]. Nơi đây cũng là trung tâm làm muối của cả châu thổ sông Hồng:
"Người ta thấy những người làm muối ở dọc bờ biển của châu thổ, nhưng
đặc biệt tập trung trong tỉnh Nam Định xung quanh trung tâm Văn Lý. Có
khoảng 3000 người Các làng sản xuất muối ở tỉnh Nam Định có: Quất
Lâm (tổng Quất Lâm, phủ Xuân Trường), Xuân Hà (tổng Tân Khai, huyện
Hải Hậu), Xương Điền (tổng Tân Khai, huyện Hải Hậu), Tang Điền (tổng
Tân Khai, huyện Hải Hậu), Kiên Chính (tổng Tân Khai, huyện Hải Hậu),
Hòa Định (tổng Tân Khai, huyện Hải Hậu), Quần Phương hạ trại (tổng
Ninh Mỹ, huyện Hải Hậu), Xuân Thủy (tổng Ninh Mỹ, huyện Hải Hậu) [71,

tr.404].
Thời kỳ hiện đại, vùng ven biển Nam Định vẫn được biết đến với
ngành sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, đánh bắt thuỷ hải sản gần bờ với
sản lượng nhỏ. Thế mạnh của một vùng ven biển chưa được khai thác đúng
với tiềm năng. Quy hoạch vùng kinh tế biển chưa được đưa ra. Vùng kinh
tế biển chưa được xác định là một mũi nhọn trong kinh tế của toàn tỉnh.
Năm 1976, đất nước thống nhất, Hội nghị Tỉnh uỷ Hà Nam Ninh lần
thứ nhất đã đề ra Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế và văn hoá. Hội

×