Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Cơ sở khoa học xác định các loại tài liệu có giá trị của các trường đại học cần nộp vào lưu trữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.89 MB, 124 trang )

ĐẠI HOC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHẢN VẪN

NGUYỄN TRỌNG BIÊN

C ơ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI
TÀI LIỆU CÓ GIA TRỊ CỦA CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CẦN NỘP VÀO Lưu T R Ữ .






Chuyên ngành : Lưu trữ học và Tư liệu học
M ã s ô : 51002

Luận văn thạc sĩ khoa học Lưu trữ học và Tư liệu học
Người hướng dẫn

khoa học :

TIẾN Sĩ NGUYỄN MINH PHƯƠNG

HÀ NỘI - 2002


M ỤC LỤC

T ra n g


P h ầ n m ở đ ầ u ........................................................................................................ 01
C h ư ơ n g 1 : Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và sự hình thành các loại
tài liệu của trường đại h ọ c ........................................................................................12
1.1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trường đại h ọ c .................. 12
] .2. Thành phần và nội dung tài liệu được hình thành trong hoạt động của
một trường đại học..................................................................................................... 27
C hư ơ ng 2 : Cơ sở khoa học xác định các loại tài liệu có giá trị cần nộp vào
lưu trữ của trường đại học............................................................. •..........................37
2.1. Cơ sở thực tiễn về công tác thu thập tài liệu để quản lý và bảo quản ở
các trường đại h ọ c .................................................................................................... 37
2.2. Cơ sở lý luận lưu trữ học...................................................................................45
2.3. Cơ sở pháp lý về thu thập và quản lý tài liệu của lưu trữ cơ quan ở một
trường đại học............................................................................................................. 60
Chương 3 : Các giải pháp thực hiện công tác thu thập những loại tài liệu có
giá trị cần nộp vào lưu trữ cơ quan trường đại h ọ c .......................................... 64
3.1. Danh mục những hồ sơ , tài liệu cần nộp vào lưu trữ cơ quan của trường
đại học.......................................................................................................................... 65
3.2. Phương án tổ chức lưu trữ cơ quan tại mỗi trường đại h ọ c ....................... 76
Kết l u ậ n ......................................................................................................................83
Tài liệu th a m k h ả o ...................................................................................................86
Phần phụ l ụ c ............................................................................................................. 91


PHẨN MỞ ĐẨU

ĩ . Tính cấp thiết của đé t à i .
Hiện nay, ở nước ta có hơn một trăm trường đại học, trong đó có nhiều loại
trườmg đại học, như : Đại học quốc gia ( Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học
Quố'C gia Thành phố Hổ Chí Minh), trường đai học vùng ( Đại học Huế, Đại
học Cần Thơ, Đại học Thái Nguyên, v.v. ), trường đại học thuộc Bộ Giáo dục



Đào tạo ( Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Sư phạm Hà Nội,v.v. ),

trường đại học thuộc các bộ, ngành ( Đại học Y Hà Nội, Đại học Giao thông
vận t ả i , Đại học Kiến trúc, . .. ), trường đại học dân lập ( Đại học Hồng Bàng,
Đại học Thăng Long, . . . )• Cơng tác đào tạo của các trường đại học đóng góp
rất lón và rất quan trọng vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo đội ngũ cán bộ
khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ khoa học, nâng cao dân trí cho nhân dân
ta .

Ở nước ta hiện nay, sự nghiệp giáo dục và đào tạo xã hội chủ nghĩa đang
được xây dựng và phát triển. Tài liệu lưu trữ của các trường đại học nói lên
quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục và đào tạo, về kế
hoạch phát triển, tổng kết những thành tựu, kinh nghiệm trong nước, kinh
nghiệm nước ngồi, những tính chất kế thừa và ý nghĩa lịch sử của ngành giáo
dục và đào tạo.

Từ các nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các nhà khoa

học, các nhà hoạt động nổi tiếng ở mọi lĩnh vực xã hội, đến mỗi cơng dân có
trình độ đại học trở lên, đã có thời kỳ học tập, hoặc giảng dạy tại một trường
đại học nào đó. đều liên quan đến tài liệu lưu trữ của trường đại học. Trình
độ tri thức của một dân tộc, trình độ giáo dục đào tạo của một quốc gia phần
lởn được phản ánh chân thực trong tài liệu lưu trữ của các trường đại học.
Theo nội dung Điều I của Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia, Chủ tịch Nước Cộng

!



hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam cơng bố ngày 15 tháng 4 năm 2001, thì tài
liệu lưu trữ quốc gia bao gồm cả tài liệu được hình thành trong các trường đại
học trong cả nước. Tài liệu lưu trữ của các trường đại học là một bộ phận
quan trọng của Phông Lưu trữ Quốc gia Việt Nam và là một di sản văn hóa
khơne thể thiếu trong kho tàng vãn hóa Việt Nam .
Tài liệu lưu trữ của các trường đại học là thành phần Phông Lưu trữ Quốc
gia Việt Nam và như vậy phải được quản lý thống nhất, bảo quản an tồn và
tổ chức sứ dụng có hiệu quả phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Với hai chức năng chính của các trường đại học là chức năng đào tạo và
chức năng nghiên cứu khoa học, khối lượng tài liệu của các trường đại học
được sản sinh ra rất lổm. Hàng năm cả nước ta có hàng chục vạn người được
tiếp nhận đào tạo tại các trường đại học và cũng có hàng chục vạn người được
đào tạo và tốt nghiệp. Ngoài ra cịn rất nhiều các cơng trình nghiên cứu khoa
học, cơng trình thử nghiệm ứng dụng tiên bộ khoa học vào thực tiễn được
hoàn thành trong các trường đại học. Như vậy, sơ' lượng tài liệu được hình
thành ở các trường đại học hàng năm tăng lên rất nhiều .
Thực trạng công tác lưu trữ của các trường đại học hiện nay có nhiều tồn
tại. Các trường đại học chưa thực sự quan tâm đến công tác lưu trữ, không tổ
chức lưu trữ, khơng có kho lun trữ chun dụng, khơng có bộ phận lưu trữ
chung của tồn trường, khơng có cán bộ lưu trữ. Tài liệu được hình thành và
được quản lý bảo quản tại chỗ, tại nơi làm việc ở các đơn vị của trường. Tinh
hình chung là tài liệu ở các trường đại học chưa được quản lý tập trung thống
nhất, khơng có các tác động của nghiệp vụ lưu trữ, nhiều trường đại học đã lưu
giữ tài liệu ở tình trạng tích đống từ năm này sang năm khác, tự các phòng,
ban chức năng , các khoa, các đơn vị, tự bảo quản tài liệu của mình, do đó
khi cần tra cứu thì rất khó tìm.


Từ thực tế trên, Nhà nước cần phải tổ chức quản lý khối tài liệu được hình
thành ở các trường đại học. Có rất nhiều vấn đề về cơng tác lưu trữ ở các

trường đại học mà chúng ta phải nghiên cứu và cần được nghiên cứu cấp
bách. Đó là : Xác định giá trị để lựa chọn tài liệu đưa vào cơ quan lưu trữ
Nhà nước quản lý, tổ chức cơ quan lưu trữ ở các trường đại học, thời hạn bảo
quản của từng loại tài liệu, thành phần tài liệu có giá trị lịch sử nộp vào Lưu
trữ Quốc gia quản lý, khung phân loại thông tin, tổ chức khoa học tài liệu lưu
trữ, v.v. Trong đó vấn đề quan trọng hàng đầu là vấn đế xác định các loại tài
liệu có giá trị của các trường đại học cần nộp vào lưu trữ . Đây là vấn đề cấp
bách hiện nay cần được nghiên cứu để có cơ sở khoa học đưa ra những chính
sách hợp lý nhằm củng cố công tác lưu trữ ở các trường đại học, với mục
đích là quản lý thống nhất, bảo quản an tồn và tổ chức sử dụng có hiệu quả
khối tài liệu lưu trữ có giá trị được sản sinh ra trong các trường đại học. Từ
đó tơi chọn đề tài nghiên cứu : “ Cơ sở khoa học để xác định các loại tài
liệu có giá trị của các trường đại học cần nộp vào lưu trữ

//. ĐĨÌ12 2ÓD khoa hoc và thưc tiễn của đê t à i :
Tên luân văn : “ Cơ sở khoa học xác định các loại tài liệu có giá trị của
trường đại học cần nộp vào lưu trữ
- Từ kết quả nghiên cứu khảo sát thực tiễn công tác lưu trữ ở các trường
đại học tìm ra những tồn tại, rút ra những kinh nghiệm để có những giải
pháp củng cơ' công tác lưu trữ của các trường đại học đi vào nề nếp và ngày
càng tốt hơn.
- Khái quát, hệ thống hoá, làm phong phú thêm lý luận về thu thập và
đánh giá giá trị tài liệu lưu trữ của một cơ quan, đơn vị. Làm sáng tỏ những
vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn cóng tác tổ chức khoa học tài liệu lưu
trữ đối với loại hình cơ quan là trường đại học.

3


- Từ những nghiên cứu đi đến đề xuất các giải pháp về tổ chức cơ quan

lưu trữ và danh mục tài liệu cần nộp vào lưu trữ cơ quan trường đại học, để
quản lý và giải quyết vấn đề cấp bách là quản lý tập trung thống nhất tài liệu
lưu trữ các trường đại học trong cả nước. Kết quả nghiên cứu của để tài là cơ
sở khoa học cho Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản quy định về công
tác lưu trữ tại các trường đại học. Từ đó những tài liệu sản sinh ra tại các
trường đại học sẽ được chon lọc đưa vào lưu trữ và được phục vụ thiết thực
cho công tác quản lý tại trường, công tác chuyên môn về đào tạo, nghiên cứu
khoa học và phục vụ cho các nhu cầu xã hội khác .
III. M uc tiêu, nhiêm vu và pham vi nghiên cứu.
1. Muc tiêu :
- Bước đầu vận dụng lý luận xác định giá trị tài liệu vào cơng tác lựa chọn
tài liệu có giá trị của các trường đại học nộp vào lưu trữ.
Xây dựng cơ sở khoa học về chọn lọc những loại tài liệu của các trường
đại học cần nộp vào lưu trữ cơ quan của trường đại học đê quản lý thống
nhất.
-

Đề xuất tổ chức lưu trữ ở trường đại học.

-

Đề xuất danh mục hồ sơ, tài liệu của trường đại học cần nộp vào lưu trữ cơ
quan của nhà trường.
2. N hiêm ru :

- Khảo sát thực tế , đánh giá thực trạng công tác thu thập tài liệu đưa vào
lưu trữ của các trường đại học ở nước ta hiện nay. Trong đó đánh giá hộ thống
văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục - đào tạo về công tác lưu trữ , thực trạng
tổ chức lưu trữ và công tác thu thập những loại tài liệu được hình thành qua
quá trình hoạt động của trường đại học cần nộp vào lưu trữ ở các trường đại

học hiện nay.

4


- Nghiên cứu những cơ sở khoa học xác định các loại tài liệu có giá trị
của trường đại học cần nộp vào lưu trữ.
- Đề xuất các giải pháp về tổ chức lưu trữ và danh mục các loại hồ sơ, tài
liệu cần phải nộp vào lưu trữ cơ quan để quản lý.
3. P ham vi nghiên cứu :

- Công tác lưu trữ của một số trường đại học. Như trên đã trình bày. sơ
lượng trường đai học ớ nước ta hiện nay rất lớn, mà có nhiều loại trường đại
học. Đối với những đại học vùng, đại học quốc gia, chỉ nghiên cứu các trường
đại học là thành viên của trường. Cụ thể :
+ Trường đại học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo : Trường Đại học kinh
tế Quốc dân, Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Thành
phố Hồ Chí Minh, Đại học Vinh.
+ Trường đại học thuộc Bộ, Ngành chủ quản : Trường Đại học Y Hà Nội
thuộc Bộ Y tế.
+ Trường đại học thuộc đại học quốc gia : Trường đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà nội
- Trong phạm vi luận văn này chỉ đi sâu về loại hình tài liệu chuyên môn
nghiệp vụ của trường đại học là tài liệu quản lý công tác đào tạo và tài liệu
hoạt động khoa học cơng nghệ của trường. Đó là những hồ sơ, tài liệu mang
tính đặc thù chuyên ngành của trường đại học. Cịn những nhóm tài liệu khác
có các văn bản của nhà nước quy định cụ thê về thành phần và thời hạn bảo
quản trong lưu trữ. Như nhóm tài liệu kê tốn tài vụ, đã có Quyết định số
74/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 7 năm 2001 của Bộ Tài chính về quv định

thời hạn bảo quản, lưu trữ tài liệu kê toán kho bạc Nhà nước và Quvết định số


218/2000/QĐ-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2000 của Bộ Tài chính về việc ban
hành chê độ lưu trữ tài liệu kế toán.
IV - Lich sử nghiên cứu vấn đ ề .
0

nước ta, từ trước tới nay chỉ có một số đề tài nghiên cứu có tính chất

định hướng chung về công tác lưu trữ, như về tổ chức lưu trữ , về quản lý tài
liệu lưu trữ, vể thời hạn bảo quản tài liệu lưu trữ nói chung đối với các cơ
quan nhà nước :
1/ Đề tài Mã số 84 - 98 - 179 : Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tổ
chức m ạng lưới kho lưu trữ, viện lưu trữ từ trung ương đến cơ sở ở Việt Nam.
Cục Lưu trữ Nhà nước, năm 1990.
2/ Đề tài Mã số 99-98-030 : Nghiên cứu xác định tài liệu tiêu biểu vào
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia. Cục Lưu trữ Nhà nước , 1999.
3/ Đề tài Mã số 89-90-016 : Cơ sở khoa học để tính thời hạn bảo quản cho
tài liệu k ế toán trong các cơ quan hành chính sự nghiệp. Cục Lưu trữ Nhà
nước , 1989.
4/ Đề tài : Nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản cho các loại tài liệu
tiêu biểu hình thành trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Cục Lưu trữ
Nhà nước, 1994.
5/ Đề tài : Cơ sở khoa học để tổ chức quản lý Nhà nước về cơng tác lưu trữ.
Cục Lưu trữ Nhà nước, 2001.
Ngồi ra còn nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong ngành lưu trữ
chuyên sâu về nghiệp vụ lưu trữ , như về bảo quản, về công bố và sử dụng tài
liệu, ứng dụng tin học trong lun trữ, V. V. Nhưng chưa có đề tài nào nghiên
cứu về cơng tác lưu trữ ở trường đại học. một loại cơ quan hành chính sự

nghiệp đặc biệt.
Vấn để cơng tác lưu trữ ở trường đại học đã được đề cập nghiên cứu
trong một số để tài luận văn tốt nghiệp của sinh viên Khoa Lưu trữ học và

6


Quản trị văn phòng ( Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học
Quốc gia Hà Nội ).
Để tài thứ nhất là đề tài luận văn của sinh viên Phan Thị Hạnh về “
Phương án xây dựng Lưu trữ Đại học Quốc gia

năm 2000. Đây là đề tài đầu

tiên ở Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng nghiên cứu phương án xây
dựng tổ chức lưu trữ tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong đề tài này tác giả đã
nêu thực trạng , sự cần thiết, mục đích , ý nshĩa của việc thành lập bộ phận lưu
trừ trong các trường đại học nói chung và Đại học Quốc gia nói riêng.
Đề tài thứ hai là đề tài luận văn tốt nghiệp của sinh viên Dương Thị Quế
về “ Tổ chức khoa học tài liệu tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn “ , năm 2002. Đề tài này đã có kết quả khảo sát thực tế công tác lưu trữ
và tổ chức khoa học tài liệu của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Đề tài đã đề xuất thực hiện các khâu nghiệp vụ lưu trữ tại trường đại học, như
công tác thu thập tài liệu, lập hồ sơ, phận loại, xác định giá trị, ứng dụng công
nghệ thông tin vào công tác lưu trữ ở trường. Đề tài này cũng đã nêu được
một số nhóm tài liệu cơ bản được sản sinh ra qua các hoạt động của một
trường đại học.
Các đề tài tuy đã có nghiên cứu về mảng lưu trữ tại các trường đại học từ
việc nghiên cứu công tác lưu trữ tại Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, nhưng chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể, có hệ

thống về cơng tác lưu trữ của một trườns đại học nói chung. Như là : Chưa
nghiên cứu những cơ sở khoa học về lưu trữ học để lựa chọn tài liệu đưa vào
lưu trữ ; Chưa nghiên cứu đi sâu về tổ chức cơ quan lưu trữ, về tổ chức khoa
học tài liệu lưu trữ và các khâu nghiệp vụ lưu trữ ; Chưa đưa ra được danh
mục đầy đủ các loại tài liệu thể hiện các mặt hoạt động của một trường đại
học. Qua đó khóng nêu bật được giá trị của tài liệu lưu trữ và vai trị của cơng

7


tác lưu trữ đôi với một trường đại học ở nước ta hiện nay, tính bức xúc của
cơng tác lưu trữ đối với một trường đại học..
Như vậy, ở nước ta, những vấn để lý luận cơ bản về tổ chức và quản lý
còng tác lưu trữ tại các trường đại học đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một
cách tồn diện, đầy đủ, có hệ thống và khoa học. Có thể nói rằng, vấn đề các
loại tài liệu và thành phần tài liệu của các trường đại học cần nộp vào cơ
quan lưu trữ để quản lý hoàn toàn chưa được nghiên cứu.
V. Phươns pháp nghiên cứu :
1. Phương pháp biện chứng. Trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê
nin, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để làm rõ mối
quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn của công tác thu thập tài liệu ở
các trường đại học, phân tích và đánh giá đúng đắn ý nghĩa hiện thực và ý
nghĩa lịch sử của nội dung tài liệu thấy rõ tài liệu lưu trữ của các trường đại
học là nguồn sử liệu quan trọng,
2. Phương pháp luận lưu trữ học. Trong đó vận dụng cơ sở lý luận về giá
trị tài liệu, những nguyên tắc và các tiêu chuẩn xác định giá trị tài liệu để lựa
chọn những loại tài liệu có giá trị của các trường đại học cần nộp vào lưu trữ.
3. Phương pháp nghiên cứu thực tế. Thông qua khảo sát tại một số trường
đại học. Từ khảo sát thực tế thấy được cơ cấu tổ chức và các hoạt động của
trường đại học. Qua khảo sát một số trường đại học thuộc Bộ Giáo dục - Đào

tạo, m ột số trường đại học thuộc Bộ chủ quản, một sô' trường đại học thành
viên của đại học quốc gia, để rút ra bài học thực tiễn cơng tác thu thập tài
liệu nói riêng và cơng tác lưu trữ nói chung của các trường đại học ở nước ta
hiện nay. Một số trường đại học sau:

8


- Khu vực Hà Nội : Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Y Hà Nội, Đại học
Sư phạm Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ( Đại học Quốc gia
Hà N ộ i), Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.
-

Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh : Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí
Minh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

- Khu vực Nghệ An : Đai học Vinh.
Ngoài ra dùng phương pháp điều tra xã hội học, gửi phiếu điều tra đi các
trường đại học ( xem Phụ lục 10 ).
4.

Phương pháp hệ thống : Dùng để xác định mối quan hệ trong hệ thống

của các loại tài liệu, vai trò và giá trị của các loại tài liệu trong hoạt động của
một trường đại học.
V ỉ . Bô cuc nôi dung của luân ván :
Luận văn dài

trang, ngoài Phần mở đầu và Kết luận, gồm ba chương :


C hương 1 : Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và sự hình thành các loại
tài liệu của trường đại học.
Chương này trình bày về chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của một
trường đại học. Qua đó xác định được nội dung thơng tin được chứa trong khối
tài liệu được hình thành trong trường đại học và cũng từ đây thấy được giá trị
của tài liệu đối với xã hội nói chung và đối với những hoạt động quản lý và
các hoạt động khác của trường đại học nói riêng. Trên cơ sở các hoạt động của
trường đại học giúp chúng ta xác định các nguồn của tài liệu và thành phần tài
liệu cần đưa vào lưu trữ cơ quan của trường đại học.
C hưong 2: Cơ sở khoa học xác định các loại tài liộu có giá trị cần nộp vào
lưu trữ của trường đại học.

9


Chương hai trình bày những cơ sở để xác định các loại tài liệu có giá trị
cần phải đưa vào lưu trữ. Đó là cơ sở thực tiễn, cơ sở khoa học của lưu trữ
học và cơ sỏ pháp lý về thẩm quyền thu thập tài liệu. Cơ sở thực tiễn là thực
trạng công việc lưu trữ những tài liệu được sản sinh ra trong các hoạt động
của các trường đại học ở nước ta hiện nay. Cụ thể là thực trạng việc thu thập
tài liệu đưa vào lưu trữ để quản lý. Qua đó thấy được

những tồn tại của công

tác thu thập tài liệu để đưa vào cơ quan lưu trữ quản lý tập trung ở trường đại
ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở thực trạng để tìm giải pháp cho công tác quản
lý khối tài liệu của các trường đại học.
Cơ sở lý luận lưu trữ học là những lý luận về giá trị tài liệu, về xác định
giá trị để lựa chọn các loại tài liệu có giá trị của các trường đại học cần phải
nộp vào lưu trữ để quản lý, phục vụ các nhu cầu công tác đào tạo, phục vụ

quản lý của trường và các nhu cầu xã hội khác nói chung.
Chương 3 . Các giải pháp thực hiện công tác thu thập những loại tài liệu có
giá trị cần nộp vào lưu trữ cơ quan trường đại học .
Từ những cơ sở khoa học và thực tiễn được nghiên cứu và trình bày ở
chương 2, chương 3 đề xuất giải pháp củng cố và phát triển công tác lưu trữ
tại các trường đại học. Trong đó cần hình thành một danh mục các loại tài
liệu có giá trị cần nộp vào cơ quan lưu trữ của trường đại học. Cũng do từ thực
trạng hiện nay các trường đại học khơng có tổ chức lưu trữ, chương này có đề
xuất về tổ chức lưu trữ, từ đó mới có cơ sở thực hiện việc thu thập tài liệu theo
danh mục được đề xuất.
VI. Nguổn tài liêu tham khảo :
-

Những văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục và đào tạo.

-

Những văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác lưu trữ.

-

Những tài liệu nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lưu trữ.

10


Tư liệu, sách về công tác lưu trữ của nước ngoài : Hội đồng Lưu trữ Quốc
tế, Trung Quốc, Nga, Pháp , Malaysia.
Các bài báo, các cơng trình được đăng trên các tạp chí trong ngành lưu trữ
và trong ngành giáo dục - đào tạo.

Tài liệu về những thành tựu trong hoạt động đào tạo và khoa học công
nghệ của các trường đại học.


Chương I
CHỨC NĂNG, NHIỆM

vụ,

c ơ CÂU T ổ CHỨC VÀ s ự HÌNH

THÀNH CÁC LOẠI TÀI LIỆU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trường đại học.
1.1.1. Chức năng, nhỉẻm vu của trưởng đai hoc.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta có hệ thống các trường đại
học. Hoạt động của hệ thống các trường đại học rất phong phú. Nội dung hoạt
động của các trường đại học thể hiện ở một số mặt chủ yếu : Quản lý chỉ đạo,
giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, phục vụ ứng dụng những tiến bộ
khoa học vào lao động sản xuất và các hoạt động thực tiễn của xã hội. Chức
năng, nhiệm vụ của các trường đại học đã được khẳng định rõ ngay từ Nghị
quyết số 142 ngày 16/6/1966 của Bộ Chính trị Trung ương Đ ảng ta về đào tạo
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học và quản ]ý kinh tế xã hội, các trường đại
học “ Phải đào tạo một đội ngũ đơng đảo trí thức xã hội chủ nghĩa vừa có
phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với giai cấp công
nhân, với dân tộc, liên hệ chặt chẽ với công nông, vừa có trình độ khoa học kỳ
thuật và nghiệp vụ giỏi, vừa nắm được những quy luật tự nhiên và quy luật xã
hội, có năng lực động viên và tổ chức quần chúng đủ sức giải quyết những vấn
đề khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế do thực tiễn nước ta đặt ra


Gần đây

n h ít trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định phương hướng
phát triển của ngành giáo dục và đào tạo, đã chỉ rõ: “ Tiếp tục quán triệt quan
điém giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện
trong phát triển giáo dục và đào tạo” và “ Xây dựng hoàn chỉnh , phát triển các
trưTng đại học và cao đảng theo mạng lưới hợp lý để hình thành một số trường


đại học có chất lượng đào tạo ngang tầm với những trường đại học có chất
lượng cao trong khu vực “ [50, 292 ].
Hiện nay, ở nước ta các trường đại học đều có hai chức năng cơ bản
là :

- Chức năn ẹ đào tạo.
- Chức năng nghiên cứu khoơ học.

Các chức năng được thể hiện trong các văn bân của Chính phủ về việc
thành lập các trường đại học. Ví dụ 1: Nghị định sơ 30/CP ngày 04/4/1994 của
Chính phủ về việc thành lập Đại học Huế ( xem Phụ lục 4 ). Điều 3 Nghị định
này có ghi Đại học H uế có các nhiệm vụ như sau :
1. Đào tạo cán bộ các ngành khoa học và cơng nghệ với các trình độ đại
học, sau đại học và các cấp học thấp hơn.
2. Nghiên cứu khoa học, công nghệ gắn với giảng dạy, đào tạo, thông
tin khoa học và triển khai các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống.
Ví dụ 2 : Nghị định của Chính phủ số 97/CP ngày 10/12/1993 về việc
thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội. Tại Điều 3 của Nghị định này ghi rõ : “
Đại học Quốc gia Hà Nội có các nhiệm vụ chính sau : 1/ đào tạo chuyên gia
các ngành khoa học và công nghệ theo các trình độ đại học, cao học và tiến sĩ.
2/ Nghiên cứu khoa học, công nghệ gắn với giảng dạy đào tạo, thông tin khoa

học và triển khai các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống. 3/ Hỗ trợ
về học thuật cho một số trường đại học khác và một số trường cao đẳng ở các
địa phương ( Phụ lục 1 ).
Ví dụ 3 : Theo Nghị định số 276/NĐ ngày 11/10/1951 của Bộ Quốc gia
Giáo due về việc thành lập Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thì Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội có chức năng đào tạo giáo viên với chất lượng cao và
nghiên cứu khoa học đạt trình độ tiên tiến.


Như vậy, các trường đại học có hai chức năng cơ bản là chức năng đào
tạo và chức năng nghiên cứu khoa học. Ngồi ra những trường có quy mơ đặc
biệt , như đại học quốc gia, còn thêm nhiệm vụ khác nữa. Ví dụ, Đại học
Quốc gia Hà Nội có thêm nhiệm vụ : Hỗ trợ về học thuật cho một sô' trường
đại học khác và một số trường cao đẳng ở các địa phương.
Chức nănz đào tao.
Chức năng và nhiệm vụ đào tạo của trường đại học đã được Đảng ta chỉ
rõ : "Phải đào tạo một đội ngũ đông đảo tri thức xã hội chủ nghĩa vừa có phẩm
chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với giai cấp công nhân, với
dân tộc, liên hệ chặt chẽ với cơng nơng vừa có trình độ khoa học kỹ thuật và
nghiệp vụ giỏi, vừa nắm được những quy luật tự nhiên và quy luật xã hội. "
( Nghị quyết số 142 ngày 16 tháng 6 năm 1966 của Bộ Chính trị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng). Trong Điều 35 của Luật Giáo dục ( Quốc hội khoá
X thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1998 ): “Mục tiêu của giáo dục đại học và
sau đại học là đào tạo người có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục
vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với
trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc “
[23, 25 ].
Cho đến nay, Đảng ta vẫn luôn khẳng định nhiệm vụ đào tạo của các
trường trong ngành giáo dục đào tạo, trong đó có các trường đại học có chức
năng, là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp

hành Trung ương Đảng Khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần
thứ IX khẳng định : "Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ
kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có
ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành
nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hoá. nhà kinh doanh, nhà quản
lý “ [50, 202 ].

14


Do nhu cầu phát triển của đất nước nói chung trong thời kỳ đổi mới,
thời kỳ hiện đại hố, cơng nghiệp hoá, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tê và
quốc phịng của đất nước, các loại hình và quy mô tác đào tạo của các trường
đại học ngày càng được phát triển. Hàng năm có hàng vạn người được tuyển
sinh vào học ở các trường đại học và cũng có hàng vạn người được tốt nghiệp
từ các trường đại học đi vào làm việc ở các lĩnh vực, các tổ chức, đơn vị trong
cả nước.
Nhiệm vụ chính trị của mọi trường đại học là đào tạo và bồi dưỡng
nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật có trình độ cao trong các lĩnh vực khoa học,
công nghệ, quản lý kinh tế và các lĩnh vực khác mà xã hội yêu cầu. Trường
đại học có khả năng và được phép đào tạo ở tất cả các loại hình : đào tạo chính
quy, đào tạo tại chức, đào tạo từ xa, đại học mở, .. và với các bậc học, như :
cử nhân, cử nhân kỹ thuật, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ. Ngồi ra trường đại học cịn
m ở các chướng trình đào tạo quốc tế, cử nhân và kỹ sư bằng hai, các chuyên
đề bồi dưỡng cao cấp, các chuyên đề bồi dưỡng có cấp chứng chỉ theo hình
thức tập trung, tại chức. Số lượng cán bộ được đào tạo là rất lớn, nhất là ở các
trường đại học có bề dày lịch sử. Điều đó được chứng minh bằng thành tựu
công tác đào tạo của một số trường như sau :
- Trường Đại học Y Hà Nội, tính đến năm 2001, trường đã đào tạo
được 17.165 bác sĩ, 110 cử nhân điều dưỡng, 698 thạc sĩ, 278 tiến sĩ y học,

486 bác sĩ nội trú bệnh viên, 6526 bác sĩ chuyên khoa cấp I và chuyên khoa
cấp II. Hiện nay trường Đại học Y Hà Nội đang có gần năm ngàn sinh viên và
học viên đang học tập tại trường.
- Trường đại học Bách khoa Hà Nội, qua 45 năm

( 1956 - 2001 )

trường đã đào tạo được 63.254 kĩ sư các loại hình, 250 tiến sĩ, 1210 thạc sĩ.
Hiện nay sô lượng sinh viên đang học là 25.000 người,160 nghiên
800 học viên cao học và 1200 kĩ sư bằng 2. [44, 19 ].

15

cứusinh,


Chứng năng nshién cứu khoa hoc.
Thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy
việc nghiên cứu khoa học trong các trường đại học cũng đã được Nghị quyết
của Bộ Chính trị về khoa học cơng nghệ trong sự nghiệp đổi mới ( Nghị quyết
số 26/NQ-TW năm 1991 ) khẳng định : " Các trường đại học vừa là cơ sở đào
tạo, vừa là cơ sớ nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ

Từ trong công

tác đào tạo địi hỏi cơng tác nghiên cứu khoa học cơng nghệ nhằm nắm bắt
khoa học công nghệ mới, phục vụ sản xuất và từ trong công tác nghiên cứu
khoa học đã gắn bó với cơng tác đào tạo. Ngay từ sau Đại hội Đại biểu Đảng
toàn quốc lần thứ VI năm 1986, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới tồn

diện , trong đó có đổi mới về cơng tác giáo dục và đào tạo. Qua việc thực
hiện các chương trinh đổi mới của ngành đại học, các trường đại học đã đi vào
việc đổi mới hệ thống giáo trình, chương trình cho thích hợp cơ chế mới, trong
đó có gắn liền công tác nghiên cứu khoa học.
Định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại học phù
hợp có tác động đến cơng tác đào tạo , phục vụ sản xuất và đời sống. Nội
dung hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại học rất phong phú.
Công cuộc đổi mới ở Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề phải nghiên cứu và
tổng kết bằng lý luận. Nhiều khái niệm, phạm trù, các học thuyết kinh tế thị
trường và vai trò của Nhà nước cần làm sáng tỏ để vận dụng vào các thành
phần kinh tế ở Việt Nam. Các chính sách phải được nghiên cứu một cách khoa
học có cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn.
Hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường đại học là nhiệm vụ chính
sau nhiệm vụ đào tạo. Hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường vừa
giúp phán nâng cao tri thức, tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, vừa là
cáu nối giữa nhà trường với thực tiễn sản xuất. Muốn đổi mới cóng tác đào tạo

16


cần phải đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Ví dụ như
Trường đại học Kinh tế Quốc dân, các đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ hàng
nãm được xuất bản làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy, nghiên cứu của
trường cũng như phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội [15, 13]. Từ kết quả hoạt
động nghiên cứu khoa học ở trường đại học đã nâng cao được trình độ và khả
năng của đội ngũ giáo viên và cũng nhờ có hoạt động nghiên cứu khoa học
các trường đại học có hệ thống chương trình, bài giảng, giáo trình đáp ứng yêu
cầu của m ột trưởng đại học, nhất là những trường đại học đa ngành, như Đại
học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa Thành
phố HỒ Chí Minh.

Ở Việt Nam, các trường đại học đều có đội ngũ người làm nghiên cứu
khoa học rất lớn. Họ bao gồm:
- Cán bộ giảng dạy ở trường đại học : Trong đó có nhiều giáo sư, phó
giáo sư, tiến sĩ khoa học, tiến sĩ, thạc sĩ.
- Đội ngũ học sinh, sinh viên dài hạn.
- Đội ngũ nghiên cứu sinh dài hạn và ngắn hạn.
Hiện nay, cả nước có 32.205 giáo viên đang giảng dạy tại 74 trường đại
học và 104 trường cao đẳng. Trong đó có 314 người là giáo sư (khoảng 1%),
1140 người là phó giáo sư ( khoảng 3,54%) và 4.563 người là tiến sĩ ( chiếm
khoảng 14,17%) [2,16],
Với lực lượng như vậy, nhiều trường đại học hoạt động nghiên cứu khoa
học như là một trung tâm nghiên cứu và hơn nữa như là một viện nghiên cứu
khoa học. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của các trường đại họclà nhiệm vụ
chính trị cơ bản của trường đại học, đóng vai trị quan trọng trong hoạt dộng
khoa học công nghệ của cả nước. Năm 2001, riêng 61 đơn vị trực thuộc Bộ
Giáo dục và Đào tạo và hai Đại học quốc gia đã triển khai khoảng 80 đề tài

17

V~LlỉbúO


khoa học cấp Nhà nước, hàng chục dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước,
hàng năm thực hiện khoảng 200 nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản về khoa học tự
nhiên. Thời gian từ 1996 - 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai nghiên
cứu trên 2500 đề tài, trên 50 dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ [29, 6 ]. Sau
đây là một số ví dụ về thành tựu hoạt động nghiên cứu

khoa học của một số


trường đại học cho chúng ta thấy công tác nghiên cứu

khoa học và các hoạt

động khoa học công nghệ là rất lớn .
- Đai hoc Y Hà Nối : Số lượng các đề tài khoa học giai đoạn từ năm 1991
đến năm 2000 :

*

+ Đề tài cấp Nhà nước : 23 .
+ Đề tài cấp Bộ : 36 .
+ Đề tài cấp cơ sở : 796 .
- Đai hoc Kinh tế Quốc dân : Số lượng các đề tài khoa học giai đoạn từ
năm 1986 đến năm 2000:
+ Đề tài cấp Nhà nước : 25
+ Đề tài cấp Bộ : 143
+ Đề tài hợp đồng : 11. [19, 670]
Hàng năm Trường đại học Kinh tế Quốc dân bình qn có 120 báo cáo
khoa học sinh viên cấp khoa, 35 sinh viên có báo cáo khoa học dự hội thảo
khoa học cấp trường [19, 13 ].
- Đai hoc Bách khoa Hà Nối : Số lượng các đề tài nghiên cứu khoa học
trong năm 2001 :
+ Đề tài khoa học cơ bản cấp Nhà nước :

29

+ Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ : 55. [43, 08]

18



Trong thời gian 5 nãm ( 1996 - 2000 ), sinh viên đại học Bách khoa Hà
Nội đã tham gia thực hiện 97 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, hàng trăm đề
tài cấp trường . Trong đó có 122 đề tài đạt giải cấp trường, 37 đề tài cấp Bộ và
26 cơng trình nhận giải thưởng VIFOTEC. [44, 20 ].
-

Trường đai hoc Khoa hoc Xã hôi và Nhân văn ( Đại học Quốc gia Hà

Nội ) : Số lượng các để tài nghiên cứ^u khoa học trong 5 năm gần đây là :
+ Đề tài cấp Nhà nước : 3
+ Đề tài cấp thành phố : 1
+ Đề tài cấp Đại học Quốc gia : 105
+ Đề tài cấp trường : 97.
Công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên có ý nghĩa rất lớn trong
hoạt động khoa học công nghệ của trường đại học. Vấn đề này đã được ghi
trong bản Quy chế về nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trường đại
học và cao đẳng, được ban hành theo Quyết định số 08/2000/QĐ - BGDĐT
ngày 30/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tại Điều 1 bản quy
chế này có ghi mục đích nghiên cứu : 1) Góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo; 2) Tiếp cận và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học ; 3) Giải
quyết một số vấn đề khoa học và thực tiễn [ 48, 408 ]. Tại trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc đại học Quốc gia Hà Nội, mỗi năm có
khoảng 500 sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học.
Trong hoạt động khoa học công nghệ của trường đại học, ngồi nhiệm
vụ nghiên cứu khoa học,

cịn nhiều hoạt động khác, như xuất bản sách


chuyên khảo, dịch sách nước ngoài, sản xuất thử nghiệm, hội thảo khoa học,
■V.V. Ví dụ : Trong giai đoạn từ 1986 - 2001, trường Đại học Kinh tế Quốc

dân đã tổ chức 108 hội thảo khoa học, xuất bản hơn 150 sách chuyên khảo,
dịch 60 tài liệu nước ngoài. [19. 10],

19


Chức năng nghiên cứu khoa học ở một trường đại học luôn gắn liền với
chức năng đào tạo. Việc nghiên cứu khoa học vừa đáp ứng yêu cầu đào tạo,
nâng cao năng lực cán bộ giảng dạy, vừa phát huy được khả năng nghiên cứu
phục vụ sản xuất và đời sống. Công tác nghiên cứu khoa học của các trường
đại học là phù hợp và có tác động đến hai mặt : Đào tạo và phục vụ sản xuất.
Vấn đề này đã được ghi ở Điều 12 trong Luật Khoa học và Công nghệ (số
21/2001/Q H 10 ngày 09/6/2000) :
“ 1- Trường đại học có nhiệm vụ tiến hành nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ
k hoa học và công nghệ theo quy định của Luật này, Luật Giáo dục và các quy
định khác của pháp luật.
2- Trường đại học thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, nhiệm vụ
khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm của Nhà nưóc và nghiên cứu khoa
học về giáo dục “ [24, 25].
Tóm lại, hoạt động khoa học và cơng nghệ nói chung trong giai đoạn
cách mạng hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng cho sự nghiệp cơng nghiệp hố
và hiện đại hố đất nước. Trong đó có đóng góp lớn của hoạt động khoa học
và công nghệ ở các trường đại học. Nhiệm vụ hoạt động khoa học công nghệ
được Hội nghị lần thứ Sáu Ban chấp hành Trung ương khoá IX chỉ rõ : “ Hoạt
động khoa học và công nghệ từ nay tới năm 2010 cần tập trung thực hiện
những nhiệm vụ chủ yếu là : Giải đáp kịp thời những vấn đề lý luận và thực

tiễn do cuộc sống đặt ra. Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ; Đổi mới và nâng cao trình độ
cơng nghệ trong tồn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm nhanh chóng thốt khỏi
tình trạng lao động thủ công, lạc hậu, tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh
doanh, nâng sức cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và
sức mạnh quốc phòng, an ninh. Chú trọng chuyển giao tiên bộ kỹ thuật và

20


thành tựu khoa học và công nghệ cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó
khăn. “ [ 16, 19 ]. Như vậy, cụ thể hoạt động nghiên cứu khoa học và triển
khai ứng dụng khoa học của các trường đại học góp phần đưa nhanh những
thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào thực tiễn đời sống và
sản xuất, đáp ứng yêu cầu của xã hội và thị trường, đổng thời đẩy mạnh họp
tác trong nước và quốc tế phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh
quốc phòng.
1.1. 2. Co cấu tò chức của trường đai hoc.
Trên cơ sở những Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ về việc thành lập các trường đại học và Quyết đinh số 622/QĐ TCCP ngày 12/7/1985 của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp về Quy
định quyền hạn, trách nhiệm của Hiệu trưởng của các trường và từ những
chức năng nhiệm vụ chủ yếu của trường đại học là đào tạo và nghiên cứu khoa
học mà các trường đại học được tổ chức với các phòng, ban chức năng , các
khoa và các đơn vị hợp lý. Đê thực hiện đầy đủ và có hiệu quả, cơ cấu tổ chức
của một trường đại học được thành lập một cách chặt chẽ nhằm chỉ đạo toàn
diện mọi hoạt động của nhà trường. Nhìn chung các trường đại học có cơ cấu
tổ chức gồm các bộ phận sau:
1. Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng.
2. Các phịng, ban chức năng :
-


Phịng Hành chính - Tổng hợp

- Phịng K ế tốn - Tài vụ
-

Phịng Tổ chức - Cán bộ

-

Phòng Quản trị - Thiết bị

-

Phòng Hợp tác quốc tê


- Phòng Đào tạo đại học.
- Phòng Đào tạo sau đại học.
- Phòng Quản lý khoa học.
- Ban Thanh tra giáo dục.
- Phịng Cơng tác chính trị.
3. Các khoa / bộ môn trực thuộc.
4. Các đơn vị trực thuộc trường : Thư viện, trung tâm tin học, các trung tâm
nghiên cứu khoa học, các dự án, công ty, trung tâm đào tạo chuyên ngành sâu,
trung tâm ký túc xá, trạm y tế, phòng bảo vệ .v.v.
5. Các hội đổng : Hội đồng Khoa học, Hội đồng Thi đua, ...
6. Các tổ chức đồn thể xã hội : Đảng, cơng đồn, hội phụ nữ, đồn thanh
niên, hội sinh viên.
Tùy theo tính chất của mỗi trường, quy mô tổ chức của mỗi trường, các

trường cịn có cơ cấu tổ chức với các bộ phận khác nhau. Ví dụ : Theo Nghị
định số 31- CP ngày 04/4/1994 của Chính phủ về việc thành lập Đại học Thái
Nguyên ( Phụ lục 2 ), vì đây là đại học vùng, cho nên các tổ chức đào tạo và
nghiên cứu khoa học bao gồm:
- Trường Đại học Đại cương
- Trường Đại học Sư phạm
- Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp
- Trường Đại học Nông lâm
- Trường Đại học Y khoa
- Các Trung tâm nghiên cứu khoa học.


Trong đó, các trường đại học

thành viên của Đại học Thái Ngun

cũng có các phịng, ban chức năng, các khoa

như một trường đại học nói

chung.
Từ chức năng, nhiệm vụ chung của trường, mỗi khoa, mỗi phịng ban
chức nãng có chức năng nhiệm vụ riêng. Các phòng, ban

chức năng chịu

trách nhiệm và giúp Hiệu trưởng về các mặt hoạt động của nhà trường. Ví dụ
như sau :
-


Các khoa có chức năng giúp Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước

H iệu trưởng nhà trường về việc quản lý chỉ đạo các mặt đào tạo chuyên ngành
và công tác nghiên cứu khoa học của khoa , trực tiếp quản lý sinh viên các lớp
chun ngành trong khoa.
- Phịng Hành chính tổng hợp : Phịng Hành chính tổng hợp giúp nắm tình
hình chung của trường, lo công tác đối nội, đối ngoại, quản lý cơng tác văn
thư - lưu trữ.
- Phịng Tổ chức - Cán bộ :* Giúp giải quyết các vấn đề vé tổ chức, nhân sự;
Q uản lý hổ sơ cán bộ công chức của trường; Xây dựng k ế hoạch và thực hiện
k ế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo dục trong trường.
- Phịng Đào tạo đại học: Có nhiệm vụ theo dõi công tác giảng dạy của giáo
viên, học tập của sinh viên. Thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh, quản lý theo dõi
sinh viên trong suốt quá trình học, làm thủ tục tốt nghiệp.
- Phòng đào tạo sau đại học : Có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Hiệu
trưởng về tổ chức, quản lý, triển khai công tác đào tạo sau đại học bao gồm
thạc sỹ, tiến sỹ và các chương trình bồi dưỡng kiến thức khác.
- Phòng Quản lý khoa học : Chịu trách nhiệm chỉ đạo và quản lý công tác
nghiên cứu khoa học, các cơng trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao
cơng nghệ của giáo viên và sinh viên.


×