Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Nghiên cứu xây dựng qui trình thu thập tài liệu khoa học kỹ thuật vào lưu trữ lịch sử địa phương(nghiên cứu trường hợp tỉnh đồng nai)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.12 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------

PHẠM THỊ MẬN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH THU THẬP
TÀI LIỆU KHOA HỌC KĨ THUẬT VÀO LƢU TRỮ
LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lưu trữ học

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------

PHẠM THỊ MẬN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH THU THẬP
TÀI LIỆU KHOA HỌC KĨ THUẬT VÀO LƢU TRỮ
LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAI)

Chuyên ngành: Lưu trữ học


Mã số

: 60 32 24

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Liên Hƣơng

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là đề tài nghiên cứu của riêng tôi,
trong luận văn tôi có tham khảo nội dung nghiên cứu của các tác giả khác
và thông tin có trong các văn bản quy phạm của các cơ quan Nhà nước
song đã chú thích cụ thể khi viện dẫn. Kết quả của luận văn này là trung
thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào./.

Học viên

Phạm Thị Mận


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết sơn sâu sắc đến cô giáo TS. Nguyễn
Liên Hương người đã hướng dẫn tôi tận tình, chu đáo trong quá trình thực
hiện luận văn. Sự chỉ bảo tận tâm của cô đã mang lại cho tôi hệ thống các
phương pháp, kiến thức cũng như kỹ năng hết sức quý báu để có thể hoàn
thiện đề tài một cách tốt nhất.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, quý

thầy giáo, cô giáo ở Phòng Đào tạo Sau đại học và thầy giáo, cô giáo khoa
Lưu trữ và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, (Đại học Quốc gia Hà Nội) trong thời gian qua đã dạy dỗ, truyền thụ
kiến thức khoa học, giúp tôi từng bước trưởng thành.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, gia đình và
bạn bè – những người đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi có thể học tập đạt kết
quả tốt và thực hiện thành công luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2015
Học viên

Phạm Thị Mận

1


MỞ ĐẦU
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Tài liệu lưu trữ là tài sản vô giá của quốc gia, nó có giá trị đặc biệt
với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong lưu trữ,
công tác thu thập và bổ sung tài liệu luôn đóng vai trò quan trọng, đó là tiền
đề, là cơ sở cho các hoạt động nghiệp vụ lưu trữ khác. Nhận thức được tầm
quan trọng đó các cấp lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã đề cao nhiệm vụ thu thập
và bổ sung tài liệu về lưu trữ lịch sử tỉnh.
Tỉnh Đồng Nai có diện tích 5.903,9 km2, là tỉnh thuộc miền đông
Nam Bộ, cửa ngõ phía đông của Thành phố Hồ Chí Minh, phía bắc giáp
Lâm Đồng, phía đông giáp Bình Thuận, phía tây giáp Bình Dương, Bình
Phước, Thành phố Hồ Chí Minh, phía nam giáp Bà Rịa-Vũng Tầu. Nằm
trọn trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam của tổ quốc, tình đến năm
2014, tỉnh Đồng Nai đã có 54 khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Trong

quá trình hoạt động và thực hiện nhiệm vụ quản lý, các cơ quan nhà nước,
đặc biệt là các sở, ban, ngành đã sản sinh ra một khối lượng tài liệu lưu trữ
lớn gồm tài liệu hành chính, tài liệu khoa học công nghệ, tài liệu nghe
nhìn... Đây là những tài liệu có giá trị trong việc phát triển kinh tế xã hội
trong tỉnh đặc biệt là nhóm tài liệu khoa học kỹ thuật.
Tài liệu khoa học kỹ thuật là tài liệu có giá trị thực tiễn về khoa học,
kinh tế, lịch sử được sản sinh ra trong quá trình hoạt động của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân về các lĩnh vực xây dựng cơ bản, chế tạo sản phẩm công
nghiệp, nghiên cứu khoa học và điều tra khảo sát tài nguyên thiên nhiên.
Tài liệu khoa học công nghệ là căn cứ chính xác để các cơ quan tiến hành
tiến hành thiết kế thi công công trình, chế tạo sản phẩm công nghiệp, điều
tra thăm dò tài nguyên và nghiên cứu khoa học. Tài liệu khoa học kỹ thuật
còn là nguồn tư liệu quan trọng để các cơ quan, cán bộ khoa học kỹ thuật
2


sử dụng, tổng hợp đúc rút kinh nghiệm, phát huy sáng kiến cải tiến khoa
học kỹ thuật, không ngừng nâng cao chất lượng và năng suất lao động, đưa
các ngành khoa học kỹ thuật tiến lên đạt những thành tựu mới. Tài liệu
khoa học kỹ thuật chính là công cụ để quản lý, khai thác, sử dụng đúng
công suất của máy móc, thiết bị các công trình xây dựng cơ bản, tránh lãng
phí trong sử dụng máy móc. Đối với các cơ quan tư vấn thiết kế công trình
sử dụng tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật của nó để đề xuất các phương án
thiết kế cải tạo công trình, có tác dụng giúp chủ đầu tư tiết kiệm kinh phí để
điều tra, khảo sát công trình; rút ngắn thời gian thiết kế, công trình, tiết
kiệm kinh phí. Trong quá trình sử dụng công trình hoặc sản phẩm công
nghiệp nếu xẩy ra sự cố hư hỏng trước tuổi thọ quy định thì tài liệu lưu trữ
khoa học kỹ thuật được sử dụng làm bằng chứng tin cậy để quy định trách
nhiệm cho những cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có liên quan. Trong trường
hợp này, tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật giúp cơ quan điều tra sự việc có

cơ sở để khẳng định trách nhiệm thuộc về bên nào : bên thiết kế, bên thi
công hay bên điều tra thăm dò khảo sát... Trên cơ sở có đủ bằng chứng tòa
án mới xét xử vụ việc một cách chính xác. Tài liệu lưu trữ về nghiên cứu
khoa học có tác dụng hướng dẫn các cơ quan, tổ chức và cá nhân triển khai
ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn cuộc sống. Các kết
quả nghiên cứu khoa học thường đưa đến những sản phẩm mới, những
công nghệ mới hoàn hảo hơn, phục vụ con người tốt hơn. Chính tài liệu lưu
trữ về nghiên cứu khoa học đưa lại cho con người những tri thức mới, sản
xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội cho nên nó được sử dụng rộng rãi.
Tài liệu lưu trữ về địa chất giúp các cơ quan Nhà nước, tổ chức, các cá
nhân nắm được các nguồn tài nguyên, khoáng sản hữu ích hiện có để hoạch
định kế hoạch khai thác các nguồn tài nguyên đó phục vụ xã hội, để liên
doanh liên kết các cơ quan trong và ngoài nước để triển khai thăm dò khai
thác khoáng sản, xây dựng những ngành công nghiệp mới như dầu khí, sắt
thép.. .Đối với tài liệu lưu trữ khí tượng thuỷ văn được sử dụng rộng rãi

3


cho tất cả các ngành hoạt động kinh tế – quốc dân để dự báo thời tiết, dự
báo thủy văn trên các con sông, biển; phục vụ cho xây dựng lịch gieo trồng
các loại cây trên từng vùng lãnh thổ phù hợp với khí hậu từng năm. Trong
lĩnh vực xây dựng cơ bản tài liệu lưu trữ khí tượng – thủy văn được khai
thác sử dụng làm cơ sở cho lập luận chứng kinh tế – kỹ thuật của công trình,
lập dự án tiền khả thi, dự án khả thi xây dựng công trình. Đặc biệt, tài liệu
lưu trữ khí tượng thuỷ văn được làm căn cứ để tư vấn thiết kế công trình
phục vụ việc chống lún, chống rung, chống động đất, chống lũ lụt... bảo
đảm an toàn cho công trình xây dựng. Tài liệu lưu trữ về trắc địa – bản đồ
được sử dụng để các ngành xác định chính xác vị trí xây lắp các công trình
xây dựng đúng với yêu cầu kinh tế – kỹ thuật của nó. Đồng thời, tài liệu

này được sử dụng rộng rãi để xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế – xã
hội từng vùng lãnh thổ (Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Tây
Bắc... ), xây dựng quy hoạch kinh tế – xã hội của từng địa phương. Đối với
ngành địa chính, tài liệu lưu trữ trắc địa – bản đồ được sử dụng để quản lý
nhà nước về nhà - đất, về quản lý địa giới hành chính của từng địa phương
(xã, huyện, tỉnh). Tài liệu lưu trữ trắc địa – bản đồ còn được sử dụng để xác
định và bảo vệ các mốc tọa độ quốc gia, bảo vệ biên giới trên đất liền và
ngoài biển của Tổ quốc. [21]
Theo Thông tư số 17/2014/TT-BNV ngày 20 tháng 11 năm 2014 của
Bộ Nội vụ hướng dẫn xác định cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu vào
lưu trữ lịch sử cấp tỉnh, tại điều 6 của Thông tư 02/2010/TT-BNV ngày
28/04/2010 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
tổ chức Văn thư-Lưu trữ Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
và Ủy ban nhân dân các cấp, Chi cục Văn thư- Lưu trữ là tổ chức trực
thuộc Sở Nội vụ có chức năng quản lý nhà nước về văn thư lưu trữ của tỉnh
và trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử theo quy định của pháp luật. Chi
cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh có nhiệm vụ thẩm định, trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt danh mục nguồn và thành phần tài liệu thuộc diện nộp lưu vào
4


lưu trữ lịch sử tỉnh. Tiếp đó, tại khoản c mục 3 Điều 20 của Luật Lưu trữ
năm 2011 quy định, Lưu trữ lịch sử ở cấp tỉnh thu thập, tiếp nhận tài liệu
lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức ở cấp
tỉnh, cấp huyện và đơn vị hành chính - kinh tế. Lưu trữ lịch sử sưu tầm tài
liệu lưu trữ của cá nhân trên cơ sở thỏa thuận. Tại các Điều 19,20 của Luật
lưu trữ cũng quy định: Lưu trữ lịch sử ở cấp tỉnh thu thập, tiếp nhận tài liệu
lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức ở cấp
tỉnh, cấp huyện.
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của các cơ quan cấp trên

quản lý về công tác lưu trữ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ra Quyết định
41/2011/QĐ-UBND ngày 22/06/2011 quy định Lưu trữ lịch sử tỉnh có
nhiệm vụ thu thập hồ sơ, tài liệu đến hạn nộp lưu của các cơ quan thuộc
nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh. Quyết định số 813/QĐ-UBND
ngày 06/4/2015 ban hành quy định việc giao nộp, tiếp nhận tài liệu lưu trữ
của các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu vào Chi cục Văn thư - Lưu
trữ tỉnh Đồng Nai. Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật trên có thể
khảng định tài liệu khoa học kỹ thuật sản sinh ra trong quá trình hoạt động
của các cơ quan, tổ chức, các công ty Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
thuộc nguồn và thành phần tài liệu cần nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh
Đồng Nai. Vì vậy Lưu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm tiến hành
thu thập khối tài liệu khoa học kỹ thuật có giá trị này về để tổ chức chỉnh lý
và bảo quản nhằm phục vụ cho công tác sử dụng sau này.
Thu thập tài liệu khoa học kỹ thuật là một khâu nghiệp vụ quan trọng
của công tác lưu trữ, nhờ có công tác thu thập mới quản lý tốt được tài liệu,
tạo điều kiện để khai thác toàn diện giá trị của tài liệu, nhờ có thu thập và
bổ sung tài liệu mới đảm bảo bí mật khoa học kỹ thuật, chống lại những âm
mưu chống phá về kinh tế, quốc phòng, an ninh của tổ quốc. Công tác thu
thập tài liệu về lưu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai được thực hiện theo đúng quy

5


định của Nhà nước, hàng năm đến thời hạn các cơ quan thuộc nguồn nộp
lưu tài liệu về lưu trữ lịch sử tỉnh đã giao nộp tài liệu đúng quy định. Tuy
nhiên đó chỉ là khối tài liệu hành chính, tài liệu khoa học kỹ thuật hầu như
chưa thu thập và bổ sung vào lưu trữ lịch sử tỉnh, nếu có thì cũng rất ít, chủ
yếu là các tài liệu kèm theo tài liệu hành chính. Do chưa có văn bản cụ thể
quy định về việc giao nộp tài liệu khoa học kỹ thuật, vì thế việc thu thập và
bổ sung tài liệu khoa học kỹ thuật vào lưu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai gặp rất

nhiều khó khăn. Những tài liệu khoa học kỹ thuật vẫn nằm rải rác ở các
đơn vị thi công, thiết kế, các công ty, các cơ quan quản lý nhà nước thuộc
các lĩnh vực có liên quan. Làm thế nào để thu thập và bổ sung khối tài liệu
khoa học kỹ thuật có giá trị vào lưu trữ lịch sử tỉnh để bảo quản và tổ chức
sử dụng có hiệu quả đem lại lợi ích cho tỉnh là công việc đòi hỏi sự quan
tâm của các cấp lãnh đạo Ủy ban nói chung và các sở, ban, ngành các công
ty nhà nước nói riêng. Xuất phát từ những tìm hiểu, khảo sát của chúng tôi,
trên cơ sở nhận thức được thực trạng của công tác thu thập tài liệu lưu trữ
nói chung và tài liệu khoa học kỹ thuật nói riêng chúng tôi lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng qui trình thu thập tài liệu khoa học kỹ thuật
vào Lƣu trữ lịch sử địa phƣơng (nghiên cứu trƣờng hợp tỉnh Đồng
Nai), làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Thông qua đề tài này chúng tôi
mong muốn nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo, công chức viên chức
về vai trò của tài liệu khoa học kỹ thuật và công tác thu thập bổ sung tài
liệu khoa học kỹ thuật vào lưu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai nói riêng và trên
cả nước nói chung.
2. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
a. Phạm vi nghiên cứu
Theo quy định của Nhà nước, những tài liệu có giá trị sản sinh trong
quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức các công ty nhà nước trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai là nguồn giao nộp tài liệu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh.

6


Trong đó bao gồm tài liệu hành chính, tài liệu nghe nhìn, tài liệu khoa học
kỹ thuật. Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn là công tác thu thập tài
liệu khoa học kỹ thuật vào Lưu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai.
b. Đối tƣợng nghiên cứu
Do điều kiện nghiên cứu có hạn chúng tôi không thể đi sâu nghiên

cứu tất cả các quy trình lưu trữ đối với tài liệu khoa học kỹ thuật hình thành
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai mà chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu thực trạng
công tác thu thập và bổ sung tài liệu lưu trữ nói chung và tài liệu khoa học
kỹ thuật nói riêng tại đây. Từ đó nghiên cứu xây dựng quy trình thu thập bổ
sung tài liệu khoa học kỹ thuật vào Lưu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn giải quyết ba mục tiêu cơ bản sau:
Thứ nhất, tìm hiểu thực trạng về công tác thu thập và bổ sung tài liệu
khoa học kỹ thuật từ các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn và thành phần tài
liệu nộp lưu về Lưu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai.
Thứ hai, trên cơ sở thực trạng của công tác thu thập và bổ sung tài
liệu khoa học kỹ thuật vào Lưu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai, nghiên cứu xây
dựng quy trình thu thập và bổ sung tài liệu cụ thể nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu suất công tác thu thập tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật vào
Lưu trữ.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện những mục tiêu trên, trong phạm vi một luận văn khoa
học chúng tôi xác định nhiệm vụ chính mà đề tài hướng tới là:
Một là, tìm hiểu lý luận chung về tài liệu khoa học kỹ thuật và công
tác lưu trữ tài liệu khoa học kỹ thuật.

7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ths, Nguyễn Lan Anh, (2008) "Nghiên cứu, xây dựng một số quy
trình nghiệp vụ cơ bản của công tác lưu trữ, mã số 2008-98-02, Tư liệu thư
viên Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước Việt Nam;
2. Báo cáo số 129/BC-SNV ngày 9 tháng 12 năm 2010 của Sở Nội vụ

Về việc tổng kết công tác văn thư, lưu trữ tỉnh Đồng Nai năm (2008-2010)
và phương hướng nhiệm vụ năm 2011;
3. Bảo Chánh, "Vài nét về sự hình thành tài liệu kỹ thuật", Tạp chí
Văn thư Lưu trữ, số 2/1975, tr26-27;
4. Công văn số 389/SNV-VTLT ngày 15 tháng 3 năm 2013 của sở Nội
vụ tỉnh Đồng Nai Hướng dẫn thành phần tài liệu nộp vào lưu trữ hiện hành
và lưu trữ lịch sử;
5. Công văn số 316/LTNN-NVĐP ngày 24/06/1999 của Cục Lưu trữ
Nhà nước ban hành danh mục mẫu thành phần tài liệu nộp lưu vào trung
tâm lưu trữ tỉnh, quy định tài liệu xây dựng cơ bản, các loại bản đề, biểu
đồ chuyên ngành của các đơn vị trực thuộc thuộc nguồn nộp lưu vào lưu
trữ lịch sử cấp tỉnh; www.archives.gov.vn.
6. Công văn số 26/LTNN-NVĐP ngày 22/01/2003 của Cục Lưu trữ
Nhà nước về hướng dẫn xây dựng và ban hành danh mục số 1 các cơ quan,
tổ chức thuộc diện nộp lưu vào trung tâm lưu trữ tỉnh và lưu trữ huyện, quy
định các sở, ban, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thuộc nguồn nộp
lưu tài liệu về lưu trữ lịch sử tỉnh; www.archives.gov.vn.
7. Công văn số 319/VTLTNN-NVTW ngày 01/06/2004 của Cục Văn
thư và Lưu trữ Nhà nước Hướng dẫn giao nộp tài liệu lưu trữ vào lưu trữ
lịch sử các cấp; www.archives.gov.vn.
8. Công văn số 881/VTLTNN-NVTW ngày 19 tháng 12 năm 2006 của
Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về việc ban hành Quy trình chỉnh lý bản
8


gốc tài liệu Mộc bản; www.archives.gov.vn.
9. Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn
Văn Thâm, Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, NXB Đại học và Giáo
dục chuyên nghiệp, 1990, Hà Nội;
10. Nguyễn Hữu Danh, Thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ Bộ Tài

chính, Thực trạng và giải pháp - Luận văn Thạc sĩ, H.2009; Tư liệu khoa
Lưu trữ học và Quản trị văn phòng trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn;
11. CN. Nguyễn Thị Thùy Dung, (2015) "Thực trạng công tác thu thập
tài liệu lưu trữ vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh theo quy định của Luật Lưu trữ"
Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Tư liệu thư viện Cục Văn thư và Lưu
trữ Nhà nước;
12. TS. Nguyễn Cảnh Đương “Xác định thành phần tài liệu, thiết kế
xây dựng cơ cần nộp để bảo quản tài liệu tại các Trung tâm lưu trữ Quốc
gia”2002, Hà Nội;
13. Vũ Cao Đàm, (2011) Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu
khoa học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội;
14. Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Gia Lai, (2015) "Những khó khăn,
vướng mắc và một số đề xuất từ thực tiễn công tác thu thập tài liệu vào Lưu
trữ lịch sử tỉnh Gia Lai", Tư liệu thư viện Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà
nước;
15. Kỷ yếu hội thảo của Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước về "Thu thập
tài liệu vào lưu trữ lịch sử, những vấn đề đặt ra", 2015, Tư liệu thư viện
Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước;
16. ThS. Nguyễn Thế Khang, (2015) Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu, "Bà Rịa - Vũng Tàu với hoạt động thu thập tài liệu vào
Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh - Thực trạng và những vấn đề cần đặt ra", Tư

9


liệu thư viện Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước;
17. Nguyễn Thị Việt Hoa, Vấn đề quản lý, thu nộp tài liệu khoa học
tại viện khoa học xã hội Việt Nam, Tạp chí Văn thư và Lưu trữ, số 02, 2008,
tr21-23;

18. Dương Thị Hòa, Tổ chức khai thác sử dụng tài liệu chuyên môn
bảo quản tại trung tâm lưu trữ khí tượng thủy văn quốc gia của Bộ tài
nguyên Môi trường, H. 2009 luận văn thạc sĩ ngành Lưu trữ học; Tư liệu
khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn;
19. Nguyễn Mai Hương, Tổ chức khoa học tài liệu kỹ thuật tại Trung
tâm kiểm định kỹ thuật an toàn xây dựng - Bộ Xây dựng, Luận văn Thạc sĩ,
H.2008; Tư liệu khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn;
20. Nguyễn Liên Hương, "Vấn đề quản lý tài liệu liệu trữ kỹ thuật
hình thành từ hoạt động của Bộ Tài nguyên và Môi trường" Tạp chí Văn
thư Lưu trữ Việt Nam, số 06, 2008, tr 16-18;
21. Giáo trình “Lưu trữ tài liệu khoa học công nghệ” do PGS.TS.
Nguyễn Minh Phương, TS. Nguyễn Liên Hương, TS. Nguyễn Cảnh Đương
biên soạn, 2005, Hà Nội;
22. Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật,
Hà Nội, 2013;
23. KSCNTT. Trần Long Hưng, (2015) "Công tác thu thập, giao nộp
tài liệu lưu trữ, tài liệu lưu trữ chuyên ngành, đặc thù của Bộ Tài nguyên
và Môi trường vào Lưu trữ lịch sử", Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tư liệu
thư viện Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước;
24. NCS. Lê Thị Nguyệt Lưu, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn
phòng, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, (2015) "Một

10


số vấn đề lý luận và thực tiễn về thu thập tài liệu lưu trữ", Tư liệu thư viện
Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước Việt Nam;
25. Lê Thị Lý, "Vài nét về hoạt động khai thác sử dụng tài liệu khoa

học kỹ thuật tại trung tâm lưu trữ quốc gia III", Tạp chí Văn thư Lưu trữ
Việt Nam, số 06, 2010, tr 15-16;
26. Nguyễn Thị Mận, nghiên cứu xây dựng thời hạn bảo quản tài liệu
xây dựng cơ bản thuộc nguồn nộp vào các trung tâm lưu trữ quốc gia, kỷ
yếu công trình nghiên cứu khoa học ngành lưu trữ (1962-2005);
27. Lê Thị Hải Nam, (2008) “Lưu trữ tài liệu khoa học tại thư viện
khoa học xã hội nhân văn thực trạng và giải pháp", Hà Nội; Tư liệu khoa
Lưu trữ học và Quản trị văn phòng Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn;
28. Lê Thị Hải Nam, "Một vài nét về việc quản lý và thu thập hồ sơ,
tài liệu khoa học tại viện Khoa học xã hội Việt Nam", Tạp chí Văn thư Lưu
trữ Việt Nam, số 01, 2008, tr 21-23;
29. Trương Thị Huyền Ngọc, xây dựng quy trình thu thập tài liệu vào
trung tâm địa chất, Luận văn thạc sĩ, H.2014;Tư liệu khoa Lưu trữ học và
Quản trị văn phòng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn;
30. Nguyễn Xuân Nung, "Một số ý kiến bước đầu về Công tác lưu trữ
tài liệu kỹ thuật ở các Bộ và cơ quan Trung ương", Tạp chí Văn thư Lưu trữ,
số 3/1968, tr20-21;
31. Nguyễn Xuân Nung: Tìm hiểu mấy vấn đề về công tác lưu trữ kỹ
thuật của một số ngành làm công tác điều tra cơ bản, Tạp chí Văn thư lưu
trữ, số 2/1976, tr13-15;
32. Mục lục hồ sơ của Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai năm 1976- 2006;
(tư liệu Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Đồng Nai)
33. Mục lục hồ sơ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai năm
11


2008, 2011; (tư liệu trung tâm công nghệ thông tin, phòng dữ liệu lưu trữ
của Sở Tài nguyên và Môi trường)
34. Mục lục hồ sơ Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đồng Nai năm 2008,

2009, 2011; (tư liệu kho lưu trữ Sở Khoa học và Công nghệ)
35. Nghị định số 01/2013/NĐ – CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của
Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật lưu trữ;
www.archives.gov.vn.
36. Nghị định số 111/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh lưu trữ Quốc gia.
37. Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia số 34/2001/PL-UBTVQH10 ngày
04/04/2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. www.archives.gov.vn.
38. PTS. Nguyễn Minh Phương, “Lưu trữ tài liệu khoa học kỹ thuật”,
Hà Nội, 1992;
39. TS. Nguyễn Minh Phương “ Nghiên cứu cơ sở xác định nguồn và
thành phần tài liệu bản đồ cần nộp vào trung tâm lưu trữ Quốc gia”,1995,
Hà Nội;
40. PGS.TS. Vũ Thị Phụng (chủ biên), CN. Nguyễn Thị Chinh, (2006),
Giáo trình Nghiệp vụ Lưu trữ cơ bản, NXB Hà Nội, Hà Nội;
41. Quyết định số 4376/QĐ-UBND ngày 19 tháng 2 năm 2008 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Ban hành danh mục số 1 các cơ
quan, tổ chức thuộc diện nộp lưu tài liệu vào trung tâm lưu trữ tỉnh Đồng
Nai;
42. Quyết định 41/2011/QĐ-UBND ngày 22/06/2011 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về tổ chức hoạt động của Chi cục
Văn thư - Lưu trữ tỉnh Đồng Nai;
43. Quyết định số 428/QĐ-UBND ngày 30 tháng 1 năm 2013 của Chủ

12


tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Ban hành danh mục số 2 các cơ quan,
tổ chức thuộc diện nộp lưu tài liệu vào Chi cục văn thư lưu trữ tỉnh Đồng
Nai;

44. Quyết định số 294/QĐ-UBND ngày 03 tháng 2 năm 2015 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành danh mục các cơ quan, tổ chức
thuộc diện nộp lưu vào Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Đồng
Nai;www.archives.gov.vn.
45. Quyết định số 341/QĐ-VTLTNN ngày 04 tháng 10 năm 2005 của
Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về việc ban hành Quy trình chỉnh lý
khối tài liệu Sổ bộ; www.archives.gov.vn.
46. Quyết định số 128/QĐ-VTLTNN ngày 01 tháng 6 năm 2009 của
Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về việc ban hành Quy trình “Chỉnh lý
tài liệu giấy” theo TCVN ISO 9001:2000; www.archives.gov.vn.
47. QCVN 03:2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phân loại,
phân cấp công trình xây dựng, dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật
Đô thị; />48. Thông tư số 04/2006/TT-BNV ngày 11/06/2006 hướng dẫn xác
định cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu về lưu trữ lịch sử cấp tỉnh;
www.archives.gov.vn.
49. Thông tư số 02/2010/TT-BNV ngày 28/04/2010 của Bộ Nội vụ
Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Văn thư, Lưu trữ
Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân;
www.archives.gov.vn.
50. Thông số 04/2008/TT-BNV ngày 04/06/2008 của Bộ Nội vụ
Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạ, cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ,
Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
www.archives.gov.vn.

13


51. Thông tư số 16/2014/TT-BNV ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Bộ
Nội vụ ban hành hường dẫn thực hiện giao nộp tài liệu lưu trữ vào lưu trữ
lịch sử các cấp;www.archives.gov.vn.

52. Thông tư số 17/2014/TT-BNV ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Bộ
nội vụ hướng dẫn xác định cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu
vào lưu trữ lịch sử các cấp; www.archives.gov.vn.
53. Thông tư liên tịch số 01/2014.TTLT-BNV-BXD ngày 21 tháng 08
năm 2014 của Bộ Nội vụ và Bộ xây dựng về việc hướng dẫn thành phần tài
liệu dự án, công trình xây dựng nộp vào lưu trữ lịch sử;
/>54. Thông tư số 02/2006/TT-BXD ngày 17/05/2006 Hướng dẫn lưu
trữ hố sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;
/>55. Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 Hướng dẫn một số
nội dung về quản lý chất lượng các công trình xây dựng;
/>56. Thông tư số 12/2013/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi
trường ngày 05 tháng 6 năm 2013 Quy định về việc giao nộp, thu nhận, lưu
giữ, bảo quản và cung cấp dữ liệu về địa chất, khoáng sản;
/>57. TCVN ISO 9000:2000;
58. TCVN ISO 9000:2007 - Hệ thống quản lý chất lượng – cơ sở và từ
vựng;
59. TCVN ISO 9000:2008;
60. Nguyễn Phú Thành, "Bàn về tài liệu Khoa học kỹ thuật và tài liệu
Khoa học công nghệ", Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 2/2008, tr18 –
20;
14


61. Văn Thắng," Tìm hiểu khái niệm tài liệu kỹ thuật và tài liệu khoa
học kỹ thuật", Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 1/1978, tr24– 25;
62. TS Nguyễn Thị Minh Tâm, "Thực trạng và một số giải pháp trong
quản lý tài liệu lưu trữ địa chính, nhà đất tại TP, Hồ Chí Minh, Tạp chí lưu
trữ số 4, 2006;
63. ThS. Nguyễn Thị Tâm, Nguyên Phó Cục trưởng Cục Văn thư và
Lưu trữ nhà nước, (2015) "Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thu

thập tài liệu vào Lưu trữ lịch sử trong thời gian tới", Tư liệu thư viên Cục
Văn thư và Lưu trữ Nhà nước;
64. CN. Kim Nam Thụ, Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Vĩnh Phúc,
(2015) "Thực trạng thu thập tài liệu lưu trữ vào Lưu trữ lịch sử tỉnh Vĩnh
Phúc - Một số vấn đề đặt ra và giải pháp", Tư liệu thư viện Cục Văn thư
và Lưu trữ Nhà nước;
65. Lê Trung Thắng, 2012, So sánh khác nhau giữa khoa học và công
nghệ, tại />66. Phòng Thông tin - Tư liệu, Trung tâm Khoa học và Công nghệ Văn
thư - Lưu trữ, (2015) "Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về công tác
thu thập tài liệu vào Lưu trữ lịch sử - Một số đề xuất đối với Việt Nam", Tư liệu
thư viên Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước Việt Nam;
67. Từ điển Lưu trữ Việt Nam, Cục Lưu trữ Nhà nước ấn hành,
H.1992;
68. Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, Nhà xuất bản Đà Nẵng,
2014;
69. Bách khoa toàn thư Việt Nam,Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam. tại ;

15




×