Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Công giáo với dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 200 trang )

®¹i häc quèc gia hµ néi
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN THỊ MAI THANH




CÔNG GIÁO VỚI DÂN TỘC TRONG CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
(1945-1954)






LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ







Hµ néi – 2013
®¹i häc quèc gia hµ néi


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN THỊ MAI THANH



CÔNG GIÁO VỚI DÂN TỘC TRONG CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
(1945-1954)

Chuyªn ngµnh : Lịch sử Việt Nam Cận đại và Hiện đại
M· sè : 62 22 54 05




LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Quang Hƣng





Hµ néi - 2013



BẢNG QUY ƢỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1
BCH
Ban Chấp hành
2
BTV
Ban Thường vụ
3
CNTB
Chủ nghĩa tư bản
4
CNCS
Chủ nghĩa cộng sản
5
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
6
CNĐQ
Chủ nghĩa đế quốc
7
CGVN
Công giáo Việt Nam
10
CMDTDCND

Cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân
11
ĐCS
Đảng Cộng sản
12
ĐCSVN
Đảng Cộng sản Việt Nam
15
ĐCSĐD
Đảng Cộng sản Đông Dương
16
ĐDCLH
Đảng dân chúng Liên hiệp
17
DCCH
Dân chủ cộng hòa
18
DTCMĐ
Dân tộc cách mạng đảng
19
GHVN
Giáo hội Việt Nam
20
GHCG
Giáo hội Công giáo
21
GHCGVN
Giáo hội Công giáo Việt Nam
22
HCGKC

Hội Công giáo kháng chiến
23
KCCP
Kháng chiến chống Pháp
24
MTVM
Mặt trận Việt Minh
25
MTLV
Mặt trận Liên việt
26
M.E.P
Hội truyền giáo nước ngoài Paris
28
LĐCGKC
Liên đoàn Công giáo kháng chiến
29
U.M.D.C
Đơn vị lưu động bảo vệ họ đạo
30
VNDCCH
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
31
TBCN
Tư bản chủ nghĩa
32
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
33
NATO

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương


MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU
1

Chương 1: CÔNG GIÁO VỚI DÂN TỘC TRONG ĐẤU TRANH
GIÀNH VÀ GIỮ CHÍNH QUYỀN, CHUẨN BỊ
KHÁNG CHIẾN (1945-1946)
26
1.1.
Khái quát về Công giáo với dân tộc trƣớc năm 1945
26
1.1.1.
Vài nét về lịch sử Công giáo Việt Nam trước năm 1930
26
1.1.2.
Công giáo với dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945
33
1.2.
Công giáo với dân tộc- diễn biến và những sắc thái
38
1.2.1.
Công giáo trong Cách mạng tháng Tám 1945
38

1.2.2.
Công giáo với cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập, chuẩn bị kháng chiến
44

Chương 2: CÔNG GIÁO VỚI DÂN TỘC GIAI ĐOẠN
KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC (1946-1954)
67
2.1.
Công giáo với dân tộc những năm đầu toàn quốc kháng chiến
(1946 -1951)
67
2.1.1.
Những nhân tố tác động đến đường hướng Công giáo Việt Nam
67
2.1.2.
Công giáo Việt Nam – “dòng trong” và “dòng đục”
76
2.2.
Công giáo với dân tộc giai đoạn đẩy mạnh kháng chiến đến
thắng lợi (1951-1954)
96
2.2.1.
Công giáo đồng hành cùng dân tộc
96
2.2.2.
Một bộ phận Công giáo đi ngược lợi ích dân tộc
103
2.2.3.
Cuộc di cư của người Công giáo miền Bắc
111


Chương 3: CÔNG GIÁO VỚI DÂN TỘC TRONG KHÁNG
CHIẾN CHỐNG PHÁP – ĐẶC ĐIỂM VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ
121
3.1.
Công giáo với dân tộc – những đặc điểm cơ bản
121
3.1.1.
Thực dân Pháp, Tòa thánh Vatican và Chính quyền Bảo Đại đã
biến một bộ phận đồng bào Công giáo trở thành công cụ phục vụ
chính quyền thực dân
121
3.1.2.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam nhất quán thực
hiện chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, đoàn kết giáo lương
126
3.1.3.
Trong quan hệ Công giáo với kháng chiến, nổi bật là sự tồn tại
hai xu hướng đồng hành và ly khai dân tộc
132
3.1.4.
Quan hệ Công giáo với dân tộc ở Bắc Bộ và Nam Bộ, biểu hiện và
những sắc thái riêng biệt
147
3.2.
Công giáo với dân tộc – một số kinh nghiệm lịch sử
152
3.2.1.
Khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc của đồng bào Công giáo
152

3.2.2.
Tôn trọng tự do tín ngưỡng, đoàn kết giáo, lương thực sự
156
3.2.3.
Phân hóa, tranh thủ hàng ngũ chức sắc Công giáo
161
3.2.4.
Đấu tranh với âm mưu lợi dụng Công giáo, trên tinh thần khoan
dung, độ lượng
165

KẾT LUẬN
172

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
174

TÀI LIỆU THAM KHẢO
175

PHỤ LỤC
192




MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phổ biến, có ảnh hưởng to lớn đến sự

tồn tại và phát triển của các cộng đồng người trong lịch sử.Hiện nay, ảnh hưởng
của tôn giáo đang có chiều hướng gia tăng đối với các lĩnh vực trong đời sống xã
hội ở hầu khắp các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo khác nhau cùng song hành
tồn tại. Nhìn chung, phần lớn các tôn giáo ở Việt Nam đều du nhập từ nước
ngoài vào và trong lịch sử, nhiều tôn giáo đã có những đóng góp tích cực cho sự
nghiệp giành, giữ độc lập dân tộc, phát triển đất nước, góp phần hình thành bản
sắc văn hóa dân tộc, tinh thần yêu nước mang tính đặc thù riêng của dân tộc Việt
Nam, hòa nhập và gắn kết với dân tộc.
Đạo Công giáo
1
là một chi phái lớn của Kitô giáo
2
, có tác động nhiều
mặt đến đời sống, đạo đức, văn hóa, lối sống, phong tục, tập quán của nhiều
nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặc dù Công giáo được du nhập vào
Việt Nam muộn hơn một số tôn giáo khác, nhưng với tất cả tính riêng biệt của
mình, Công giáo đã và đang có ảnh hưởng sâu sắc đối với đời sống tinh thần
trong xã hội Việt Nam. Có lẽ, ít tôn giáo nào ở Việt Nam ngay từ khi mới du
nhập đã dính líu đến vấn đề chính trị, mang tính chính trị nhiều hơn là tính thuần
túy tôn giáo như là đạo Công giáo. Nếu ấy năm 1533 là mốc đánh dấu việc đạo
Công giáo được truyền vào Việt Nam, thì cũng từ thời khắc ấy đến trước Cách
mạng tháng Tám 1945, vấn đề Công giáo với chính trị, Công giáo với dân tộc
thường được hình dung qua quan hệ giữa thế lực thực dân và kẻ truyền đạo. Mỗi

1
Đạo Công giáo (Catholicism) là Đạo mà chính Chúa Giêsu đã khai sinh và rao giảng để mang ơn cứu độ của
Thiên Chúa đến cho mọi người.Đạo của Chúa Kitô (Christianity) được gọi là Đạo Công giáo vì mục đích phổ
quát của ơn cứu độ mà Chúa đã mang đến cho nhân loại. Vì thế, thuật ngữ “Công giáo” có nghĩa là chung, là phổ
quát (universal). Công giáo là thuật ngữ được sử dụng đặc biệt trong ngữ cảnh Kittô giáo, chỉ giáo hội duy nhất,

nguyên thuỷ - Giáo hội Công giáo Rô ma.Trong tiếng Việt, thuật ngữ Công giáo được dùng để dịch từ
Catholica/Catholiquevới ý nghĩa đó là đạo chung, đạo phổ quát, đạo công cộngdành cho tất thảy mọi người
không phân biệt màu da, tiếng nói và văn hóa.Ngoài ra, Công giáo ở Việt Nam còn được gọi là đạo Gia tô, Thiên
Chúa giáo, Kittô giáo.
2
Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hoặc Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán –Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn
từ Abraham – tổ phụ của người Do Thái và Ả Rập.Kitô giáo bao gồm nhiều truyền thống tôn giáo với các dị biệt
văn hóa cũng như hàng ngàn xác tín và giáo phái khác nhau. Trải qua hai thiên niên kỷ, Kitô giáo hình thành nên
ba nhánh chính: Công giáo Rô ma, Chính thống giáo Đông phương (tách ra khỏi Giáo hội Công Giáo La Mã
năm 1054vì một số bất đồng về tín lý, phụng vụ và quyền bính)và Tin lành (ly khai khỏi Công Giáo và Chính
Thống Giáo sau những cuộc cải cách/reformations do Martin Luther chủ xướng tại Đức năm 1517). Những
nhánh này sau đó cũng đã phân chia thành hàng ngàn các nhánh nhỏ khác nhau. Tính chung, đây là tôn giáo lớn
nhất thế giới với hơn 2,1 tỉ tín hữu (chiếm khoảng 34% dân số thế giới).
bước tiến của sự xâm lăng thuộc địa tương ứng với mỗi bước leo thang của đạo
Công giáo và ngược lại. Đã xảy ra không ít những cuộc đụng độ giữa Công giáo
và dân tộc.
Cách mạng tháng Tám 1945 là một sự kiện lịch sử vĩ đại, có sức lan tỏa,
có tầm ảnh hưởng sâu rộng vượt ra khỏi biên giới quốc gia dân tộc. Nhà nước
VNDCCH ra đời – chính từ thời khắc lịch sử ấy, dân tộc Việt Nam bước vào
cuộc hồi sinh vĩ đại, xóa bỏ 80 năm nô lệ, xây dựng cuộc sống mới với tư thế và
địa vị của người làm chủ. Với tính chất dân tộc sâu đậm, Cách mạng tháng Tám
đã mở ra cho người CGVN vận hội mới - đoàn kết với 20 triệu người ngoại đạo
thành một khối thống nhất để kiến thiết và bảo vệ Tổ quốc. Đó là cơ hội để
người Công giáo vươn lên, xác định đúng vị trí của mình trong lòng dân tộc Việt
Nam.
Cách mạng thành công chưa bao lâu, lịch sử lại đặt đất nước Việt Nam
trước những thách thức mới và to lớn – thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến
tranh tái chiếm Đông Dương. Nền độc lập vừa mới giành được đứng trước nguy
cơ một mất, một còn. Lúc này, độc lập là vô giá, quyền dân tộc là thiêng liêng;
lợi ích tối cao của dân tộc là độc lập, tự do; nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng,

toàn dân là bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ chế độ. Để thực hiện nhiệm
vụ cấp bách ấy, cần củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, tập hợp hết
thảy mọi giai cấp, tầng lớp, tôn giáo…. Tuy nhiên, tiến hành chiến tranh xâm
lược, thực dân Pháp đã triệt để lợi dụng vấn đề Công giáo vào mục đích kích
động chia rẽ dân tộc, hòng làm suy yếu cuộc kháng chiến của nhân dân Việt
Nam. Một lần nữa, vấn đề Công giáo với dân tộc trở nên hết sức nhạy cảm và
phức tạp. Quan hệ giữa GHVN với thực dân Pháp, thái độ của những người
CGVN trước vận mạng sống còn của dân tộc có những sắc thái và diễn biến
mới, hình thành những xu hướng khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Bên cạnh
một dòng Công giáo yêu nước bền bỉ chảy, hướng về nguồn cội dân tộc, thì vẫn
tồn tại một dòng Công giáo khác - “dòng đục” đi ngược lợi ích dân tộc, một lần
nữa được hàng giáo phẩm GHCGVN khơi lên bằng những hành động bất xứng
mang danh Chúa, kéo đẩy một bộ phận giáo dân Việt Nam vào con đường xa rời
dân tộc. Như vậy, trong KCCP, vấn đề Công giáo và dân tộc diễn ra một cách
gay gắt, ác liệt, trở thành vấn đề vô cùng gai góc, mà thực chất là việc giải quyết
quan hệ giữa Công giáo – Cộng sản.
Cuộc KCCP trường chinh 9 năm gian khó của dân tộc Việt Nam đã lùi xa
hơn mấy chục năm, lịch sử đã lật sang trang mới, song lịch sử không phải là
những nét đứt gãy, mà là những chuỗi sự kiện với kết quả và hệ lụy mang tính
logic. Trải qua bao biến cố, thăng trầm lịch sử, hiện nay, vấn đề Công giáo với
dân tộc trong KCCP, vì thế, vẫn rất cần được nghiên cứu, đánh giá khách quan,
khoa học và công bằng, chỉ ra một cách hệ thống, toàn diện đặc điểm, xu hướng,
vai trò của Công giáo trong kháng chiến, đúc rút những kinh nghiệm lịch sử, để
vận dụng giải quyết vấn đề Công giáo với dân tộc trong điều kiện hiện nay. Trên
ý nghĩa đó, chúng tôi chọn vấn đề “Công giáo với dân tộc trongcuộc kháng
chiến chống Pháp (1945-1954)” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch
sử Việt Nam cận đại và hiện đại. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án còn
phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc giảng dạy những vấn đề có liên quan.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Sự hấp dẫn, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu khiến

cho số lượng công trình nghiên cứu hoặc về, hoặc có liên quan đến đề tài khá đồ
sộ, đa dạng về chủng loại, phong phú ở góc độ tiếp cận.Khảo cứu một cách kỹ
càng, cẩn trọng những công trình nghiên cứu của những nhà nghiên cứu đi trước
là thao tác khoa học cần thiết, quan trọng, là một trong những cơ sở để tác giả
luận án hoàn thành mục đích nghiên cứu của mình.
Hệ thống hóa, phân tích các công trình khoa học về, hoặc liên quan trực
tiếp đến vấn đề tôn giáo, CGVN, vấn đề Công giáo với dân tộc trong cuộc
KCCP (1945- 1954), dựa vào đối tượng, mục đích, phạm vi, nhiệm vụ nghiên
cứu của các công trình, tác giả chọn cách tiếp cận theo nội dung vấn đề nghiên cứu
để phân loại công trình.
2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về tôn giáo
Trung tâm thông tin tư liệu – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
(1995), Tôn giáo tín ngưỡng hiện nay – Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp
bách, Chuyên đề,Hà Nội; Lê Hữu Nghĩa (Chủ nhiệm, 2003), Xu hướng phát triển
tôn giáo hiện nay ở nước ta và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo, quản lý,
Đề tài nghiên cứu khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Võ
Kim Quyên (2004), Tôn giáo và đời sống hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội; Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội; Nguyễn Thanh Xuân (2005), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo,
Hà Nội; Vũ Văn Hậu (2006), “Nhìn nhận về sự tác động của toàn cầu hóa tới
đời sống tôn giáo ở nước ta hiện nay”, Tạp chíThông tin Khoa học xã hội, số 8;
Đỗ Minh Hợp (Chủ biên, 2006), Tôn giáo học nhập môn, Nxb Tôn giáo, Hà
Nội; Đỗ Minh Hợp (Chủ biên, 2006), Tôn giáo Phương Đông - Quá khứ và hiện
tại, Nxb Tôn giáo, Hà Nội; Nguyễn Duy Hinh (2007), Một số bài viết về tôn
giáo học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội…
Thông tin chuyên đề “Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở
Việt Nam” đã tập trung làm rõ những đặc điểm chủ yếu của các loại hình tôn
giáo lớn ở Việt Nam, trình bày những tác động cơ bản của các tôn giáo khác
nhau đối với đời sống xã hội Việt Nam, chỉ ra những phương hướng chủ yếu xây
dựng khối đoàn kết tôn giáo. Trong công trình, các tác giả đã khái lược về lịch

sử CGVN, điểm qua vai trò của CGVN trong hai cuộc KCCP, KCCM (1945-
1975) và trong thời kỳ cả nước quá độ lên CNXH (từ năm 1975 đến nay).
Trong cuốn sách “Tôn giáo và đời sống hiện đại”, tác giả Võ Kim Quyên
đã nghiên cứu về sự tác động giữa tôn giáo với đời sống – xã hội thời kỳ hiện
đại. Tác giả chỉ rõ: Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phức tạp, có liên quan và
tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống - xã hội, có ảnh hưởng sâu sắc đối với
xã hội Việt Nam từ trong quá khứ cho đến hiện tại. Tác giả nhấn mạnh rằng,
những năm gần đây, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tôn giáo có chiều hướng
phục hồi, phát triển và đặt ra nhiều vấn đề cần được luận giải cả về lý luận cũng
như thực tiễn. Vấn đề Công giáo đã được tác giả khảo cứu, nhưng đó mới chỉ là
những khảo cứu ban đầu, sơ lược, phục vụ cho việc luận lý về tác động nhiều
mặt của tôn giáo đối với đời sống hiện đại.
Trong công trình “Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo ở Nam Bộ” (Đỗ
Quang Hưng chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001), tập thể tác giả đã
đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn của tôn giáo ở Việt Nam hiện nay;
mang đến cho người đọc một cái nhìn tổng quan về xu hướng vận động, biến đổi
của các tôn giáo ở Việt Nam, mối quan hệ giữa tôn giáo và văn hóa; sự thích
nghi và cộng sinh; xu hướng dân tộc, thế tục hóa trong tôn giáo ở Việt Nam…
Các tác giả dành một dung lượng đáng kể để làm rõ một số vấn đề tôn giáo ở
Nam Bộ - một địa bàn được các nhà nghiên cứu đánh giá là có số lượng tín đồ
tôn giáo khá đông đảo; có nhiều loại hình tôn giáo khác nhau cả thế giới và bản
địa với không gian sinh hoạt tôn giáo phong phú, đa dạng và độc đáo. Về Công
giáo, một số tác giả đi sâu nghiên cứu sự thích nghi và xu hướng biến đổi của
Công giáo ở Nam Bộ; nghiên cứu về thực trạng Công giáo ở một số thành phố
lớn của Nam Bộ, đưa ra những nhận xét, đánh giá, kiến nghị, nhằm phát huy các
mặt tích cực của Công giáo, hạn chế sự lợi dụng của các thế lực thù địch đối với
Công giáo.
Trong cuốn “Tôn giáo trong mối quan hệ với văn hóa và phát triển ở Việt Nam”
(Nxb Khoa học xã hội, 2004), tác giả Nguyễn Hồng Dương đã phân tích, làm rõ về lý
luận, thực tiễn quan hệ giữa tôn giáo với đời sống văn hóa và phát triển ở Việt Nam

với những cách tiếp cận khác nhau. Về Công giáo, tác giả cho rằng, Công giáo được
truyền bá vào Việt Nam không chủ trương nhập thế (theo nghĩa đồng hành với dân
tộc), song qua từng thời kỳ khác nhau, Công giáo đã có những đóng góp nhất định cho
sự nghiệp bảo vệ, giải phóng và canh tân đất nước. Tác giả đã đánh giá một cách
khách quan những đóng góp của Công giáo trong các lĩnh vực kiến trúc, văn học, báo
chí, âm nhạc… Nhìn chung, vấn đề Công giáo với dân tộc trong kháng chiến chống
Pháp mới chỉ được tác giả điểm lướt qua.
Về tổng thể, đây là nhóm công trình có số lượng lớn, đa dạng về thể loại
và quy tụ được đông đảo các nhà khoa học tên tuổi. Các nhà khoa học đã tiếp
cận vấn đề dưới nhiều góc độ, lấy thực tiễn biến chuyển, vận động của các tôn
giáo lớn ở trên thế giới, cũng như ở Việt Nam làm cơ sở tham chiếu; từ đó, đúc
rút những vấn đề lý luận, cung cấp những kiến thức nền, căn bản và một số kiến
thức chuyên sâu cho người nghiên cứu.
2.2. Nhóm công trình nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
và đoàn kết tôn giáo
Nguyễn Đức Lữ (1995), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương
giáo”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3; Viện Nghiên cứu Tôn giáo(1996), Hồ Chí
Minh về tôn giáo, tín ngưỡng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Đỗ Quang Hưng
(Chủ biên, 2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, tôn giáo và đại đoàn kết
trong cách mạng Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội; GS.TS. Lê Hữu
Nghĩa - PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ (Chủ biên, 2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về
tôn giáo, công tác tôn giáo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Đức Lữ
(2007), “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới”,
Tạp chí Lịch sử Đảng, số 12; Nguyễn Đức Lữ (Chủ biên, 2009), Tư tưởng Hồ
Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành
chính, Hà Nội…
Công trình khoa học cấp Nhà nước KX.02-07: “Chiến lược đại đoàn kết
Hồ Chí Minh” (GS. Phùng Hữu Phú chủ trì, 1995) là công trình khảo cứu khá
kỹ, có hệ thống về chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, từ quá trình hình
thành, thực hiện đến nội dung, nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết. Vấn đề

Công giáo đã được đề cập đến, song trên phương diện là một nội dung trong quá
trình thực hiện chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh.
Trong nhóm công trình này, một ấn phẩm đáng chú ý là cuốn “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về tôn giáo, công tác tôn giáo”. Đây là công trình, tập hợp bài viết
của gần 20 nhà khoa học ở Việt Nam. Trong cuốn sách, các tác giả đã làm rõ ba
vấn đề cơ bản: 1- Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự khác biệt giữa tôn giáo
phương Đông và phương Tây; 2- Tư tưởng đoàn kết tôn giáo và phương pháp
thực hiện; 3- Hồ Chí Minh và vấn đề quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo. Trong khi khảo cứu thực tiễn vận động của các loại hình tôn giáo khác
nhau ở Việt Nam, một số tác giả đã chỉ ra đặc điểm, vai trò của Công giáo ở
Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc với cả hai mặt tích cực và hạn chế. Một
số bài viết đã đề cập đến những đóp góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
vận động CGVN đồng hành cùng dân tộc vào những thời khắc khó khăn, thử
thách của cuộc KCCP.
Trong sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, tôn giáo và đại đoàn kết
trong cách mạng Việt Nam” (Đỗ Quang Hưng chủ biên), sau khi nghiên cứu
một cách hệ thống các vấn đề dân tộc, tôn giáo; đại đoàn kết toàn dân tộc, các
tác giả đã rút ra kết luận: Vấn đề dân tộc, tôn giáo là những vấn đề lớn, rất nhạy
cảm của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Do đó, nhận thức thấu đáo vấn đề,
từ sau khi giành chính quyền năm 1945 và trong suốt tiến trình cách mạng Việt
Nam, ĐCSVN, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết khá thành công vấn đề dân
tộc, tôn giáo, vấn đề đạo Công giáo, thực hiện đoàn kết lương giáo phục vụ mục
tiêu bảo vệ và xây dựng đất nước.
Cuốn sách tổng hợp các bài hội thảo dưới tiêu đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh
về tôn giáo và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay” (Nguyễn Đức Lữ chủ biên) đã
tập trung vào hai nội dung chính: 1- Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minhvề
đoàn kết lương giáo, về hoà hợp dân tộc, về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; 2-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo trong thực tiễn, những kết quả đạt
được trong công tác tôn giáo.… Đây là công trình có giá trị cả về lý luận và thực
tiễn, có tác dụng tham khảo tốt đối với một số nội dung của luận án.

Trong bài viết “Hồ Chí Minh về sự khoan dung tôn giáo”, Tạp chí Nghiên
cứu Tôn giáo số 1, 2003), tác giả Hồ Trọng Hoài cho rằng: “Mặc dù thế giới
quan mácxít là khác biệt thế giới quan tôn giáo, song nó chủ trương khắc phục
sự khác biệt trên cơ sở khoan dung – tôn trọng triệt để quyền tự do tín ngưỡng
tôn giáo của con người”. Tác giả khẳng định: Những người Cộng sản chủ trương
kiến tạo một “thiên đường”, “một cõi bồng lai” ngay chính ở cõi trần và thực
hành bình đẳng tôn giáo trong cả tư tưởng và hành động. Trên cơ sở thế giới
quan mácxít về tôn giáo, về căn bản, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn có chính
sách tôn giáo hợp lòng người. Tuy nhiên, không phải bao giờ và ở mọi lúc, mọi
nơi, sự chỉ đạo hiện thực hóa chính sách tôn giáo vào cuộc sống cũng đúng đắn,
khoa học. Không hiếm gặp sự cực đoan, giáo điều, duy ý chí trong thực hiện.
Phục vụ một cách hiệu quả cho những người nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh về tôn giáo là công trình “Chủ tịchHồ Chí Minh với đồng bào Công giáo”
(Huy Thông sưu tầm và tuyển chọn, Nxb Chính trị quốc gia, 2004). Tác giả sưu
tập một khối lượng phong phú các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
Công giáo và đồng bào Công giáo đã đăng tải trên các báo Cứu quốc, Nhân dân,
Chính nghĩa… và trong bộ Hồ Chí Minh toàn tập, sắp xếp theo trình tự thời
gian, rất thuận tiện cho việc nghiên cứu. Sự cẩn thận, tỉ mỉ, công phu trong sưu
tập, tập hợp, sắp xếp tư liệu, sự kiện cho thấy tâm huyết của tác giả đối với việc
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo nói chung, Công giáo nói riêng.
Một cách tổng quát, đây là những công trình nở rộ từ thời kỳ đầu đổi mới,
đặc biệt phát triển mạnh mẽ từ năm 1991, sau khi tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, ĐCSVN quyết định “lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam”. Cho
đến nay, đây vẫn là khu vực nghiên cứu khá sôi động, nhiều vấn đề nghiên cứu
được làm sâu thêm; triển khai nghiên cứu những vấn đề mới, nhất là những vấn
đề thuộc về vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo vào thực tiễn.
2.3. Nhóm công trình nghiên cứu về chính sách tôn giáo của Đảng và
Nhà nƣớc Việt Nam
PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ, (Chủ nhiệm đề tài, 2002), Đổi mới chính sách

tôn giáo và quản lý Nhà nước về tôn giáo hiện nay – những bài học kinh nghiệm
và kiến nghị, Trung tâm thông tin tư liệu, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh; GS. Đặng Nghiêm Vạn (2003), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo
ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Vũ Văn Hậu (2004), “Về mối quan
hệ giữa dân tộc và tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Triết học, số
4; Trần Minh Thư (2005) “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là một
yêu cầu khách quan”, Tạp chíCông tác tôn giáo, số 3; Đỗ Quang Hưng (2005),
Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam – lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Thị Kim Thanh (2007), “Tìm hiểu chính sách tôn
giáo của Đảng và Nhà nước ta thời kỳ 1945-1975”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 9;
Đỗ Thị Kim Định (2008), “Từ sự đổi mới về đường lối đến sự đổi mới về chính
sách tôn giáo ở Việt Nam từ 1990 đến nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 8;
Trần Văn Trình(2008),“Các tôn giáo ở Việt Nam đồng hành cùng dân tộc trong
thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3…
Trong nhóm công trình này, tiêu biểu phải kể đến cuốn sách “Vấn đề tôn
giáo trong cách mạng Việt Nam – lý luận và thực tiễn” của tác giả Đỗ Quang
Hưng. Tác giả đã phân tích vai trò, tác động của chủ nghĩa Mác Lênin đối với
nhận thức lý luận của ĐCSVN về tôn giáo, quá trình phát triển tư duy lý luận
của ĐCSVN về tôn giáo và vấn đề tôn giáo. Tác giả nêu bật vai trò của Hồ Chí
Minh trong việc vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề
tôn giáo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; phân tích quá trình ĐCSVN lãnh
đạo giải quyết vấn đề tôn giáo, xây dựng khối đoàn kết dân tộc trong tiến trình
cách mạng Việt Nam, phục vụ mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.
Trong sách tham khảo “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt
Nam”, tác giả Đặng Nghiêm Vạn tập trung phân tích quan điểm, tư tưởng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, của ĐCSVN, làm rõ chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà
nước Việt Nam về thực hiện đoàn kết tôn giáo trên nền tảng “tín ngưỡng tự do
chân thành đoàn kết”; làm rõ tình hình tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện
nay. Trong phần kết của công trình, tác giả chỉ ra yêu cầu phải có thái độ ứng xử
đúng đắn và phù hợp trong vấn đề tôn giáo; sự cần thiết phải đặt tôn giáo trong

mối quan hệ với văn hoá, nhìn rõ sự tác động qua lại giữa văn hóa và tôn giáo,
nhận thức đầy đủ sức mạnh nội sinh của tôn giáo với tư cách là một bộ phận của
văn hóa, một bộ phận của đời sống xã hội.
Luận án Tiến sĩ Triết học, chuyên ngành Tôn giáo học của NCS. Nguyễn
Văn Hậu (2004) “Mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc ở Việt Nam từ Cách
mạng tháng Tám 1945 đến nay” nghiên cứu quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc ở
Việt Nam, đặt trọng tâm nghiên cứu vào quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc thời
kỳ xây dựng CNXH. Luận án khẳng định: Bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những quyết sách đúng đắn
về tín ngưỡng, tôn giáo. Chính sách đó phần nào hoá giải được những mâu thuẫn
giữa tôn giáo và CNXH, củng cố mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc. Luận án
chỉ ra rằng, hiện nay, trong quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo vẫn tồn tại những
vấn đề hết sức phức tạp, nhất là khi các thế lực chống phá Nhà nước Việt Nam
luôn lợi dụng tôn giáo để phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Năm 2007, NCS. Phạm Hữu Xuyên đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ
Triết học, chuyên ngành Tôn giáo học: “Quan điểm Hồ Chí Minh về tín ngưỡng,
tôn giáo”. Luận án chỉ ra tính phức tạp của vấn đề tôn giáo nói chung, tôn giáo ở
Việt Nam nói riêng trong điều kiện âm mưu “diễn biến hòa bình” đang được các
thế lực thù địch coi là công cụ hữu hiệu để làm lung lay chế độ XHCN ở Việt
Nam. Luận án nhấn mạnh: Muốn có đường lối, chính sách tôn giáo đúng đắn,
khoa học, Đảng và Nhà nước cần phải vận dụng một cách sáng tạo những quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn
giáo, đặc biệt là các quan điểm về đoàn kết lương giáo, ứng xử khoan dung với
tôn giáo, về đề cao sự tương đồng, tôn trọng sự khác biệt giữa tôn giáo và
CNXH… Luận án đưa ra lời cảnh báo và giải pháp chống địch lợi dụng tôn giáo
chống phá chế độ, chống phá Nhà nước Việt Nam.
Nhìn chung, nhóm công trình nghiên cứu về chính sách tôn giáo của Đảng
và Nhà nước Việt Nam khá phong phú với đội ngũ nghiên cứu hùng hậu, có
những đóng góp quan trọng cả về mặt khoa học và thực tiễn. Điều đáng nói là

nhóm công trình này liên tục được cập nhật, bổ sung, dày dặn thêm cùng với
thời gian.
2.4. Nhóm công trình nghiên cứu về Công giáo và Công giáo ở Việt Nam
Quang Toàn và Nguyễn Hoài (1965), Những hoạt động của bọn phản
động đội lốt Thiên Chúa giáo trong thời kỳ kháng chiến 1945-1954, Nxb Khoa
học, Hà Nội; Cao Huy Thuần (1988), Đạo Công giáo và chủ nghĩa thực dân,
Nxb Hương quê, Paris; Hoành Linh Đỗ Mậu (1998), Tâm sự Tướng lưu vong
(Việt Nam máu lửa quê hương tôi, Hồi ký), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;
Linh mục Trần Tam Tỉnh (1998), Thập giá và lưỡi gươm, Nxb Trẻ Thành phố Hồ
Chí Minh; Nguyễn Hồng Dương (1988), Hoạt động tôn giáo và chính trị của
Thiên Chúa giáo miền Nam thời Mỹ - Ngụy, 1954-1975, Nxb Công an nhân
dân; Phạm Huy Thông (2008), Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công giáo và văn hoá
Việt Nam,luận án tiến sĩ Triết học, Trường Đại học KHXH &NV, Đại học Quốc gia
Hà Nội; Nguyễn Phú Lợi (2009), Tổ chức xứ, họ đạo Công giáo ở đồng bằng Bắc Bộ
đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành Tôn
giáo học, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Hà Nội …
Trong luận án Tiến sĩ Triết học, chuyên ngành Tôn giáo học “Ảnh hưởng
qua lại giữa đạo Công giáo và văn hoá Việt Nam”, tác giả Phạm Huy Thông đã
đưa ra các cứ liệu, dẫn chứng cụ thể về những đóng góp tích cực và một số ảnh
hưởng tiêu cực đối với văn hoá Việt Nam của đạo Công giáo. Bên cạnh đó, tác
giả tập trung làm rõ sự tác động trở lại của văn hoá Việt Nam đối với đạo Công
giáo; dự báo xu hướng phát triển của mối quan hệ giữa đạo Công giáo và văn
hoá Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Một trong những đóng
góp đáng ghi nhận của tác giả là ở những giải pháp thúc đẩy tiến trình “sống
Phúc âm giữa lòng dân tộc”, coi nhiệm vụ xây dựng cuộc sống “tốt đạo, đẹp
đời”, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là trách nhiệm của
những người có đạo, theo đạo, song không tách rời cuộc sống hiện thực. Vấn đề
quan hệ giữa Công giáo với việc xây dựng nền văn hóa mới trong KCCP đã
được tác giả đã khảo cứu một cách tổng quát.
Trong luận án Triết học, chuyên ngành Tôn giáo học “Tổ chức xứ, họ đạo

Công giáo ở đồng bằng Bắc Bộ đến trước Cách mạng tháng Tám 1945”, tác giả
Nguyễn Phú Lợi đã trình bày quá trình hình thành, phát triển của tổ chức xứ, họ
đạo Công giáo ở đồng bằng Bắc Bộ đến trước khi Cách mạng tháng Tám 1945
thắng lợi, góp phần làm rõ vai trò của các tổ chức xứ, họ đạo Công giáo trong
đời sống của người Công giáo ở đồng bằng Bắc Bộ. Tuy thời gian nghiên cứu là
trước năm 1945, song những kết quả khảo cứu của luận án về hoạt động, cách
thức tổ chức xứ, họ đạo Công giáo ở đồng bằng Bắc Bộ đã cung cấp cho tác giả
luận án những nhận thức cơ bản về đơn vị tổ chức Công giáo thấp nhất, song lại
có những ảnh hưởng đáng kể đối với đời sống giáo dân đồng bằng Bắc Bộ.
Chuyên luận "Choosing Peace Hanoi and the Geneva Agreement on
Vietnam,1954–1955" (Journal of Cold War Studies, Vol. 9, No. 2, Spring 2007)
của Pierre Asselin tuy không nghiên cứu trực tiếp về Công giáo ở Việt Nam,
song đề cập đến tình hình Việt Nam sau khi Hiệp định Geneve được ký kết, đã
giành một dung lượng đáng kể khảo cứu về vấn đề người Công giáo di cư vào
miền Nam. Phân tích chính sách tôn giáo của Nhà nước VNDCCH, yêu cầu
đoàn kết dân tộc, Pierre Asselin kết luận rằng, số giáo dân di cư vào miền Nam
Việt Nam đa phần bị dẫn dắt bởi đức tin mù quáng chứ không hoàn toàn do kỳ
thị tôn giáo của Chính phủ Việt Minh như một số quan điểm chủ quan đậm sắc
thái tuyên truyền chính trị vẫn thường gặp.
Chuyên luận “Northern Migration:PopulationCatholic
refugeesfromNorth Vietnamandtheir rolein the Republic ofSouthVietnam, 1954-
1959” (Journal of Vietnamese Studies, Volume 4, issue 3, Fall 2009), Peter
Hansen (giảng viên khoa Lịch sử Giáo hội ở Châu Á,
Melbourne College of Divinity, Australia) là một công trình khảo cứu khá kỹ về
quá trình di cư, tái định cư của giáo dân miền Bắc ở miền Nam Việt Nam sau
năm 1954. Vốn từng là một luật sư đã có thời gian làm việc thiện nguyện tại một
số trại tỵ nạn Hồng Kông và Philippinnes đầu những năm 90 (XX) - nơi ông làm
quen với những người Việt tị nạn, có vốn hiểu biết sâu sắc về cộng đồng người
Việt Nam di cư, có nguồn tư liệu phong phú, nên nhiều luận giải của tác giả khá
thuyết phục. Đưa ra một góc nhìn mới về nguyên nhân của cuộc “thiên di lịch

sử” năm 1954, Peter Hansen kết luận: 1- Động cơ, sự lựa chọn con đường di cư
của giáo dân miền Bắc Việt Nam tương đối đa dạng, xuất phát từ nhiều nguyên
do khác nhau, thậm chí có những nguyên do mang tính ngẫu nhiên, hoàn toàn
không liên quan đến niềm tin tôn giáo hay lòng ái quốc ; 2-Dù di cư dưới bất kỳ
lý do gì, thì ở nơi tái định cư, họ đã xây dựng, hình thành nên một cộng đồng có
bản sắc riêng, không bị đồng hóa, dần dần (nhưng không phải ngay lập tức), bị
Chính phủ Ngô Đình Diệm lợi dụng cho những mục đích lập quốc; 3- Những
cộng đồng Công giáo này thường tái tạo các hình mẫu tổ chức, cung cách lãnh
đạo và quan hệ với thế giới bên ngoài với đầy đủ đặc trưng các cộng đồng làng
xã của họ ở miền Bắc. Tiếp tục chủ đề về người Công giáo Bắc Việt di cư, trong
chuyên luận "
The Virgin head South: Northem Catholic Refugees in South
Vietnam,1954-1964”
, Melbourne College of Divinity, Kew, 2008), tác giả Peter
Hansen làm rõ, làm sâu thêm quá trìnhkhởi hành từ miền Bắc, tiếp nhận và tái
định cư của giáo dân di cư miền Bắc ở miền Nam; đặc biệt, Peter Hansen nghiên
cứu, nhấn mạnh đến vai trò của các cơ quan GHCGởmiền Nam Việt Nam và
quốc tế giúp đỡ đảm bảo quá trình chuyển đổi từ trạng thái ngụ cư tạm thời đến
tích hợp vĩnh viễn, song không đào thải các cấu trúc xã hội Công giáo chặt chẽ
đặc trưng miền Bắc.
Một trong những công trình đáng lưu ý là cuốn sách “Catholicism and
Politics in Communist societies” (Published by Duke University Press, 1990 ) của
nhóm tác giả do Pedro Ramet
3
đứng đầu. Đây là cuốn thứ hai trong bộ ba tác
phẩm nghiên cứu về các Giáo hội Kitô ở các nước XHCN. Trong cuốn sách,
nhóm tác giả khảo sát quan hệ đang thay đổi của Giáo hội Công giáo biện chứng
với những xã hội XHCN tại Đông Âu, châu Mỹ Latinh và châu Á, trong đó có
Việt Nam (từ năm 1954 đến 1989). Theo cái nhìn của nhóm tác giả, Công giáo
truyền thống vốn coi đời sống trên trái đất chỉ có tầm quan trọng thứ yếu, làm

công cụ biến chuyển đời sống thiêng liêng, nhưng mặt khác, GHCG không hề là
một phiến đá rắn nguyên khối, có tính cách đa biệt nội tại, mà có khả năng thích
ứng uyển chuyển và thay đổi qua lịch sử. Trên quan điểm đó, nhóm tác giả khảo
sát những cách thích ứng địa phương và quốc gia của GHCG trong bối cảnh lịch
sử xã hội XHCN, nghiên cứu các chủ đề như truyền thống đối với hiện đại, giáo
phẩm đối với hàng giáo sĩ cấp dưới, cơ cấu định chế đối với tổ chức quần chúng
bình dân…; từ đó, cuốn sách lần lượt mô tả dung mạo xã hội và chính trị của
Giáo hội đương đại ở các nước XHCN khác nhau. Về Công giáo ở Việt Nam
những năm 1945-1954, các tác giả khái quát những vấn đề cơ bản nhất trong
quan hệ Công giáo với chính trị, khẳng định: “Việc can thiệp và xâm chiếm
thuộc địa của Pháp (1860-1945) làm cho Giáo hội thịnh đạt như một định chế”
[220, tr. 272].
Năm 2009, Nhà xuất bản Cerf (Paris) cho ra đời cuốn sách: "Église
catholique et le communisme en Europe (1917-1989). De Lénine à Jean-Paul II,
Paris” của Giáo sư Philippe Chenaux. Cuốn sách nghiên cứu về quan hệ giữa

3
Pedro Ramet là giáo sư diễn giảng (associate professor) tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Henry M Jackson, Viện
Đạ i học Washington, Seattle.
Công giáo với cộng sản và các xung đột dưới mọi hình thức qua sự khảo cứu
công phu những vấn đề của Công giáo ở các nước khối XHCN Đông Âu, Liên
Xô và ở những nước phát triển Tây Âu, với phạm vi nghiên cứu bắt đầu từ năm
1917 (năm Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, đưa những người cộng sản lên
nắm quyền ở nước Nga, sau đó dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng “mười
ngày rung chuyển thế giới” xuất hiện một hệ thống các nước theo tư tưởng cộng
sản) và kết thúc bằng năm 1989 (thời điểm bức tường Berlin cùng với Nhà nước
xã hội chủ nghĩa các nước Đông Âu sụp đổ). Đó là khoảng thời gian mà Philippe
Chenaux gọi là “thế kỷ XX ngắn ngủi”. Trong cuốn sách, Philippe Chenaux làm
rõ quan hệ đối đầu – hòa hoãn – đối đầu giữa Công giáo và cộng sản, coi một
trong những điểm khởi nguồn cho sự sụp đổ của hệ thống cộng sản trong các

nước Đông Âu phát xuất từ Ba Lan với vai trò quyết định của Đức Giáo hoàng
Gioan Phaolô II – một người, như Philippe Chenaux lý giải, đã làm cho dân tộc
Ba Lan lấy lại được niềm tin vào khả năng tự mình nắm lấy lịch sử của mình
trong tay. Phần cuối cuốn sách (phần bốn) được Philippe Chenaux đặt một cái
tên khá khiêu khích: “Chủ nghĩacộng sản- dị giáo cuối cùng của Kitô giáo”,
tập trung trình bày chủ nghĩa cộng sản như dị giáo sau cùng của Kitô giáo, với
lý do: Không thể tư duy về chủ nghĩa cộng sản bên ngoài một nền văn hóa Do-
thái và Kitô giáo, bởi qua các giá trị mà chủ nghĩa cộng sản đề cao (công bằng
xã hội, bình đẳng, tính cộng đồng…), bỏ qua quan niệm duy vật vô thần về cuộc
sống và lịch sử của nó, người ta nhìn thấy cả một niềm hy vọng thế tục lớn lao
mà nó đã khơi dậy - niềm hy vọng gần gũi với các giá trị trong di sản Do - thái
và Kitô.
Charles Keith (Phó giáo sư, Michigan State University) là tác giả có
những nghiên cứu chuyên sâu về Công giáo ở Việt Nam và Đông Dương. Trong
công trình "Catholic Vietnam: A Church from Empire to Nation” (University of
California Press, 2012), Charles Keith tìm hiểu về quá trình thực dân Phápbiến
đổi một cách mạnh mẽ cấu trúcCônggiáoViệt Nam trên các phương diện kinh tế,
chính trị, văn hóa, biến Công giáo trở thành công cụ quan trọng kiểm soát con
người – giáo dân về mặt tinh thần. Điều đó dẫn đến sự bất bình đẳng trong quan
hệ GHVN với Giáo hội châu Âu. Charles Keith cho rằng, dù vậy, thì quá trình
thực dân hóa Việt Nam của nước Pháp đã tạo cơ hội để GHVN mở rộng quan hệ
với thế giới Công giáo toàn cầu. Những cải cách của Vatican, một mặt, tạo điều
kiện cho GHVN có tính độc lập tương đối; mặt khác, dính lứu GHVN sâu hơn
vào các hoạt động chính trị. Trong một công trình khác - chuyên khảo "An Nam
rise up: The first bishop of Vietnam and the formation of national churches, the
period 1919-1945" (Journal of Vietnamese Studies, Vol. 3), Charles Keithkhảo
sát vị trí của các giám mục người Việt tiên khởi trong nền chính trị và xã hội
Việt Nam vào những năm cuối giai đoạn thuộc địa; xem xét sự thăng tiến của
một số nhân vật có nhiều ảnh hưởng trong bối cảnh suy giảm ảnh hưởng của
Giáo hội truyền giáo và sự thúc đẩy của Vatican cho việc hình thành Nhà thờ

dân tộc ở châu Á với những thay đổi về định chế cũng như văn hoá của
GHCGVN. Nghiên cứu mối liên hệ giữa đức tin và chính trị trong nước Việt
Nam thuộc địa, tác giả chỉ ra những thay đổi trong Giáo hội Thiên Chúa giáo
Việt Nam – sự thay đổi phản ánh sự bất hoà ngày càng gia tăng giữa Chính
quyền thuộc địa và những mối quan hệ ngày càng lớn hơn với Giáo hội Thiên
Chúa giáo toàn cầu. Đó cũng là cơ sở giúp giải thích vai trò của Nhà thờ trong
xã hội Việt Nam sau khi giành được độc lập.
Trong bài viết “Tools of Empire? Vietnamesse Catholics in South
Vietnam” (Journal of the Canadian Historical Association, Vol 20, N
0
2, 2009),
Van Nguyen-Marshall (Phó giáo sư sử học,Trent University)nghiên cứu và dựng
lại bức tranh cáchoạt động chínhtrị - xã hội của người Công giáo miền Nam Việt
Nam từ năm 1950 đến năm 1970, từ hoạt động cứu trợ nhân đạo đến biểu tình
chống chiến tranh, tham gia vàochính trị địa phươngvàquốcgia, phê bìnhchính
sách của Chính phủ. Những nỗ lực ấy của người công giáo miền Nam Việt Nam,
theo đánh giá của Van Nguyen-Marshall, thể hiện tính chủ động, cố gắng thay
đổi môi trường chính trị - xã hội. Điều đó chứng tỏ rằng, người Công giáo miền
Nam Việt Nam đã vượt khỏi khuôn khổ “đóng cứng của đạo”, tham gia vào đời
sống chính trị.
Nhìn chung, trong những công trình nghiên cứu nêu trên, các nhà nghiên
cứu tập trung làm sáng tỏ những nội dung cơ bản nhất về tình hình Công giáo ở
Việt Nam qua các giai đoạn nghiên cứu khác nhau. Đây là hướng nghiên cứu
hẹp trong lĩnh vực tôn giáo, nên trong so sánh với một số hướng nghiên cứu
khác, thì số lượng công trình còn khá khiêm tốn, song những đóng góp của các
công trình cho tiến trình nghiên cứu Công giáo là rõ nét và quan trọng.
2.5. Nhóm công trình nghiên cứu về Công giáo với dân tộc trong
kháng chiến chống Pháp
Phạm Bá Trực (1945), “Kính chúa yêu nước đoàn kết lương giáo đấu
tranh cho hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ”, Uỷ ban Đoàn kết Liên Việt

toàn quốc xuất bản; Vũ Văn Hậu (2007), Mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc
ở Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, Luận án Tiến sĩ, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Hữu Hợp – Tố Thanh (1988), “Công giáo Việt
Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)”, Tạp
chí Nghiên cứu lịch sử, số 1+2/1988; Viện Nghiên cứu Tôn giáo (2000), “Linh
mục Phạm Bá Trực và đường hướng tôn giáo đồng hành cùng dân tộc trong thời
kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)” (Kỷ yếu Hội thảo khoa
học)…
Một trong những tác phẩm đáng chú ý liên quan đến vai trò của tôn giáo
với dân tộc trong KCCP là của Linh mục Phạm Bá Trực: “Kính chúa yêu nước
đoàn kết lương giáo đấu tranh cho hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ”,
doUỷ ban Đoàn kết Liên Việt toàn quốc xuất bản năm 1945. Công trình là sự tập
hợp những bài viết, những bức thư gửi đồng bào Công giáo của tác giả từ năm
1948 đến năm 1954. Với chức vụ Phó chủ tịch Uỷ ban Liên Việt toàn quốc và
trên góc độ người trí thức Công giáo yêu nước, Linh mục Phạm Bá Trực đã
chứng minh rằng, kính chúa và yêu nước là hai mặt của một thể thống nhất,
không tách rời trong đời sống tinh thần của mỗi tín đô Kitô giáo – công dân
nước Việt Nam dân chủ mới và mỗi người Kitô hữu cần thấm nhuần quan điểm
nêu trên. Trên lập trường đó, Linh mục Phạm Bá Trực đã lý giải để những tín đồ
Công giáo hiểu rõ chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
Chính phủ VNDCCH, vạch trần âm mưu lợi dụng tôn giáo nhằm chia rẽ dân tộc,
dụ dỗ những tín đồ Kitô giáo đi vào con đường lầm lạc. Linh mục Phạm Bá
Trực khẳng định: Muốn có tự do tôn giáo theo đúng nghĩa, đất nước phải độc lập
một cách thực sự và mỗi giáo dân phải cống hiến sức mình cho sự nghiệp độc
lập, tự do của Tổ quốc. Linh mục Phạm Bá Trực kêu gọi, vận động các con
chiên của Chúa sống “tốt đời, đẹp đạo”, thực hiện đoàn kết tôn giáo, đồng hành
cùng dân tộc, kiên quyết bảo vệ những quyền dân tộc thiêng liêng.
Bài tạp chí “Công giáo Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược (1945-1954)” (Nghiên cứu lịch sử, số 1+2/1988) của hai tác giả
Hữu Hợp – Tố Thanh đã nghiên cứu về GHCGVN, về đội ngũ những người

CGVN, về chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với đồng bào Công
giáo. Các tác giả luận giải khá kỹ về hai xu hướng của CGVN trong quan hệ với
dân tộc những năm 1945-1954, mà các tác giả gọi một cách hình tượng là “dòng
chảy ngược” và “dòng chảy xuôi”. Trong kết luận của công trình, các tác giả
khẳng định hai nội dung quan trọng: 1- Những năm 1945-1954, dưới tác động tư
tưởng đoàn kết tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính sách tôn giáo đúng
đắn của ĐCSVN, đồng bào Công giáo đã đặt niềm tin nơi Chính phủ, tích cực
thực hiện đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo; 2- Cần phát huy, kế thừa những
kinh nghiệm quý báu của thời kỳ này vào hoạch định chính sách tôn giáo trong
điều kiện hiện nay.
Trong công trình "Les Catholiques Vietnamiens pendant la guerre
D'indépendance (1945-1954) entre la reconquete coloniale et la resistance
communiste", tác giả Trần Thị Liên (Phó Giáo sư-Nghiên cứu viên tạiTrường
Đại học ParisDiderot) đã khảo cứu những chiều cạnh cơ bản nhất thuộc về quan
hệ giữa Công giáo với chính trị ở Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954. Tác giả
đặc biệt chú ý đến sự tương tác giữa Công giáo với Nhà nước VNDCCH. Phân
tích các yếu tố tích cực trong chính sách đối với tôn giáo nói chung, với Công
giáo nói riêng của Nhà nước VNDCCH trong kháng chiến, đặc biệt là giai đoạn
kiến tạo nền móng đất nước sau ngày giành độc lập, tác giả kết luận rằng, trước
yêu cầu sống còn bảo tồn độc lập, tự do, Nhà nước Việt Nam mới đã đưa ra và
thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo trên nền tảng đại đoàn kết dân tộc như
một "thủ thuật chính trị"; vì thế, đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Trên cơ sở nguồn
lưu trữ Ba Lan và Việt Nam, tác giả so sánh chính sách tôn giáo của hai quốc gia
có cùng hệ tư tưởng, liên hệ với Liên Xô, Trung Quốc; từ đó, cố gắng phác họa
mô hình quan hệ Công giáo với chính trị ở các quốc gia theo ý thức hệ cộng sản.
Là một trong những học giả có những nghiên cứu giá trị về chiến tranh
Đông Dương, về lịch sử Đông Nam Á cận hiện đại, Christopher Goscha (Đại
học Québec, Montréal) trong công trình “Vietnam: Un État né de la Guerre
1945-1954” (H-Diplo Roundtable Reviews, 2012) tuy không trực tiếp bàn về
vấn đề Công giáo trong kháng chiến chống thực dân Pháp, song có những cống

hiến quan trọng khi làm rõ chính sách tôn giáo và quan hệ tôn giáo (trong đó có
Công giáo) với Nhà nước từ khi Nhà nước Việt Nam mới ra đời và lãnh đạo
cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, giải phóng đất nước. Tiếp cận Công giáo không
chỉ dưới góc độ là một trong những tôn giáo có vị trí quan trọng trong quốc gia
đa tôn giáo Việt Nam, mà còn dưới góc độ trụ cột tinh thần của một bộ phận
đông đảo dân chúng, luôn có ảnh hưởng vượt tầm tôn giáo, hướng tới chính trị,
Christopher Goscha đã khắc họa những nét cơ bản về quan hệ Công giáo với
Nhà nước/chính trị từ năm 1945 đến năm 1954; làm rõ tính hai mặt của mối
quan hệ như một biểu hiện tập trung, nhất quán về đặc tính kết hợp đạo với đời
của Công giáo hiện đại.
Như vậy, nhóm công trình liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu của
luận án và tuy số lượng công trình không phong phú như những nhóm công
trình khác, các kết quả nghiên cứu đã đạt được là rất đáng trân trọng, là những
cơ sở, dựa trên đó, tác giả luận án kế thừa một cách chọn lọc, tiếp tục triển khai
sâu hơn các nội dung nghiên cứu, hoàn thành mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
đặt ra.
Một cách tổng quát, khảo cứu những công trình nghiên cứu nêu trên, có
thể rút ra một số kết luận cơ bản sau:
Thứ nhất, với sự cố gắng, nỗ lực lao động khoa học của những nhà
nghiên cứu đi trước, những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
đã có những đóng góp quan trọng sau:
1-Trong phần lớn các công trình được khảo cứu, các tác giả đã tập trung
làm rõ những vấn đề lý luận về tôn giáo; làm rõ đặc điểm, vai trò của tôn giáo
trong đời sống xã hội trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, các tác giả chỉ
ra một số nguyên nhân tác động tới tình hình tôn giáo Việt Nam theo hai chiều
hướng tích cực và tiêu cực như mở cửa, hội nhập kinh tế, hội nhập văn hoá, du
nhập tôn giáo ngoại lai; sự lợi dụng tôn giáo chống phá chế độ từ bên ngoài; lợi
dụng tôn giáo thực hiện “diễn biến hòa bình”; trình độ dân trí của một bộ phận
nhân dân còn thấp; tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường…
2- Với mục tiêu làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, về đoàn kết tôn

giáo, các tác giả đã phân tích khá sâu sắc, có sức thuyết phục các nội dung thuộc
về chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh như: Cơ sở hình thành, nguyên tắc, nội
dung cơ bản của chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh cũng soi chiếu, làm sáng
tỏ cơ sở, điều kiện, mục tiêu thực hiện đoàn kết tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí
Minh, vấn đề vận dụng tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh vào thực tiễn
cách mạng Ngoài ra, các tác giả còn làm sâu sắc thêm một số vấn đề liên quan
như: Phát huy tiềm năng cách mạng của đồng bào các tôn giáo trong khối đại
đoàn kết toàn dân tộc; phương pháp đoàn kết tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí
Minh… Trong hầu hết các công trình, các tác giả đều đúc kết kinh nghiệm, hoặc
đưa ra phương hướng, giải pháp, nhằm củng cố vững chắc khối đoàn kết tôn
giáo ở Việt Nam, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của tôn giáo trong
đời sống xã hội và đấu tranh làm thất bại âm mưu thủ, đoạn lợi dụng vấn đề dân
tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch nói chung, tại một số địa bàn trọng điểm
nói riêng.
3- Nghiên cứu về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam,
các nhà nghiên cứu đã đề cập và làm rõ nhiều khía cạnh khác nhau thuộc về
quan điểm, chủ trương của ĐCSVN đối với tôn giáo; về chính sách, sự quản lý
của Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo qua các thời kỳ khác nhau. Các tác giả
đã tổng kết những thành công, hạn chế, tìm ra nguyên nhân hạn chế, để từ đó có
những đề xuất, kiến nghị về hoạch định chủ trương, chính sách tôn giáo, về đổi
mới cơ chế quản lý tôn giáo…; đồng thời, khái quát một số kinh nghiệm về
đoàn kết lương giáo như: Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do
không tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân; đấu tranh vạch rõ kẻ thù, phê phán
thẳng thắn hành động chống phá cách mạng làm tổn hại lợi ích của nhân dân và
Tổ quốc; làm tốt công tác vận động chức sắc tôn giáo, phát huy vai trò và uy
tín của họ trong cộng đồng tôn giáo. Những kiến giải, khuyến nghị đối với chính
sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam của các tác giả nhóm công trình này
là những gợi mở tốt cho tác giả luận án khi giải quyết một số nội dung nghiên cứu
có liên quan.
4- Đa số các tác giả đã giành một dung lượng đáng kể trong các công trình

nghiên cứu để phân tích vấn đề CGVN trong lịch sử, cũng như ở thời điểm hiện
tại trên các khía cạnh: Nguồn gốc, bối cảnh xuất hiện, đặc điểm, nội dung,
những hoạt động chủ yếu… Đây là những kết quả nghiên cứu có giá trị tham
khảo quan trọng cho tác giả luận án trong nhiều nội dung nghiên cứu.
5- Các công trình nghiên cứu về Công giáo với dân tộc trong cuộc KCCP
có số lượng khá khiêm tốn. Dù vậy, bước đầu các nhà nghiên cứu đã làm sáng tỏ
những đóng góp cơ bản của Công giáo đối với cuộc kháng chiến. Một số ảnh
hưởng tiêu cực của Công giáo đã được nhận thức trên những bình diện chủ yếu.
Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước đã gợi mở
cho tác giả luận án những hướng tiếp cận, những định hướng nghiên cứu quan
trọng trong quá trình giải quyết các vấn đề thuộc về nội dung chính của luận án.
Thứ hai,bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số vấn đề nghiên cứu cần được làm
rõ, làm sâu thêm:
1-Trong nhiều công trình nghiên cứu, vấn đề CGVN được đề cập, tuy
nhiên, mới chỉ được nghiên cứu ở góc độ cung cấp luận cứ, cơ sở cho việc làm
sáng tỏ những vấn đề lý luận cấp bách về tôn giáo, hoặc dự báo xu hướng phát
triển tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
2- Vấn đề Công giáo với dân tộc trong KCCP tuy được các nhà nghiên
cứu quan tâm, song mới ở những chừng mực nhất định, phù hợp với yêu cầu,
mục đích nghiên cứu của từng công trình. Vẫn chưa có một sự khảo cứu sâu sắc,
hệ thống, toàn diện, trên mọi chiều cạnh về quan hệ giữa Công giáo với dân tộc,
về cuộc đấu tranh của đồng bào Công giáo chống âm mưu phá hoại cách mạng
của các thế lực thù địch, về đóng góp của đồng bào Công giáo trong toàn bộ
cuộc kháng chiến, về sự chống phá kháng chiến của các lực lượng Công giáo …
3- Các công trình nêu trên chưa phân tích một cách sâu sắc những hạn
chế, nguyên nhân hạn chế của quá trình vận động, thuyết phục đồng bào Công
giáo đồng hành cùng dân tộc trong KCCP. Các kinh nghiệm được đúc rút từ
thực tiễn vận động cộng đồng CGVN cần được làm sâu hơn, rõ hơn. Đây cũng
là những khoảng cần khỏa lấp trong nghiên cứu về CGVN.
Thứ ba, dựa trên thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, nắm bắt các

khoảng trống còn tồn tại xung quanh vấn đề nghiên cứu, bám sát đối tượng, mục
đích, nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả luận án định hướng đi sâu, làm rõ những vấn
đề về CGVN trong quan hệ với dân tộc những năm KCCP, đó là:
1- Phân tích chính sách vận động Công giáo của Đảng, Nhà nước
VNDCCH, làm rõ xu hướng đồng hành cùng dân tộc của đa số đồng bào
CGVN, những đóng góp của CGVN cho cuộc KCCP với tinh thần sống tốt đời,
đẹp đạo, sống Phúc âm giữa lòng dân tộc.
2- Làm sáng tỏ xu hướng đi ngược lại lợi ích dân tộc của một bộ phận
giáo chức và đồng bào CGVN, những ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động chống
phá của bộ phận này đối với cuộc KCCP, đối với quá trình xây dựng chế độ mới.
3- Khái quát những đặc điểm cơ bản của quan hệ Công giáo với dân tộc;
đánh giá một cách khách quan, công bằng vai trò, mặt tích cực, tiêu cực của
CGVN đối với dân tộc, đối với kháng chiến, làm cơ sở cho việc đúc rút kinh
nghiệm lịch sử.
3. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án quan hệ Công giáo với dân tộc trong
KCCP với những chiều cạnh cơ bản nhất.
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, ngoài việc sử dụng rộng
rãi các phương pháp phổ quát của khoa học lịch sử như phương pháp lịch sử,
phương pháplogic, phương phápphân tích, phương pháptổng hợp, luận án còn
sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản ngành xã hội nhân văn như phương
phápđối chiếu, thống kê, phương phápso sánh, để xử lý các sự kiện, con số, với
mục đích dựng lại bức tranh toàn cảnh về quan hệ Công giáo với dân tộc trong
KCCP. Luận án đi sâu, làm rõ những sự kiện chủ yếu, quan trọng, những hoạt
động cơ bản của Công giáo bằng các phương pháp lịch sử, phương pháplogic,
phương phápphân tích, phương phápkhái quát hóa Để luận giải và chỉ đặc
điểm, bản chất, đúc rút một số kinh nghiệm lịch sử trong quá trình vận động
đồng bào Công giáo cống hiến cho KCCP.

4. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ mối quan hệ của Công giáo với dân tộc trong KCCP với các chiều
cạnh cơ bản; trên cơ sở đó, làm sáng tỏ đặc điểm, đúc rút một số kinh nghiệm lịch
sử có giá trị khoa học và thực tiễn.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày khái quát về tình hình CGVN trước Cách mạng tháng Tám
1945; phân tích chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước VNDCCH đối với tôn
giáo nói chung, với Công giáo nói riêng trong KCCP.

×