Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM PHƯƠNG PHÁP REPERTORY GRID VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.67 KB, 34 trang )

MỤC LỤC

1.Giới thiệu chung 2
2.Phương pháp Repertory Grid 2
2.1.Lựa chọn yếu tố 3

2.2.Rút ra những kiến lập 7
2.2.1.Các phương pháp 7
2.2.2.Một số lưu ý khi thực hiện 12

2.3.Liên kết các yếu tố và kiến lập 14

2.4.Phân tích dữ liệu 15
2.4.1.Phân tích một lưới dữ liệu 15
2.4.2.Phân tích nhiều lưới dữ liệu 19
3.Ứng dụng trong đánh giá cảm quan 22
3.1.Mô tả các thuộc tính của bao bì phomai dựa trên một bản từ vựng đồng thuận 23

3.2.Một tài liệu về phương pháp Repertory Grid để đánh giá sự chấp nhận của người tiêu dùng
Úc về sản phẩm thực phẩm sản xuất theo công nghệ mới 24

3.3.Sử dụng phương pháp Repertory Grid và mô tả lựa chọn tự do để đánh giá tính chất cảm
quan của các món tráng miệng vani – sữa 27

3.4.Cảm nhận về bánh mì: So sánh giữa người tiêu dùng và người thử đã qua huấn luyện 28

3.5.Cảm nhận của người tiêu dùng Argentina đối với thực phẩm biến đổi gen 29
4.Kết luận 31
Tài liệu tham khảo 32

Phương pháp Repertory Grid


Lê Thò Ngọc Hương 2


1. Giới thiệu chung
Repertory Grid (RepGrid) hay phương pháp lưới thông tin repertory Grid là một công
cụ dùng để nắm bắt cấu trúc và chiều hướng của suy nghó. Mục đích của nó là mô tả cách mà
con người đưa ra suy nghó từ những kinh nghiệm trong cuộc sống của họ. Cách thức mà chúng
ta tìm hiểu và diễn tả thế giới xung quanh, về bản thân chúng ta và mọi người được phát triển
từ những kinh nghiệm mà chúng ta đã xây dựng trong cuộc sống.
George A.Kelly đã phát triển kỹ thuật Repertory Grid như là một công cụ để đưa ra
những kiến lập cá nhân (personal construct). Kỹ thuật này bắt nguồn từ thuyết “Kiến lập cá
nhân” (Personal Construct Theory – PCT) của Kelly (1955). Kelly nhận thấy con người
như một nhà khoa học có thể tự mình tạo ra những giả thuyết về một vấn đề để từ đó đơn
giản hoá nó đi trong việc hiểu và diễn đạt. Những giả thuyết ấy được coi như là những
kiến lập cá nhân (personal construct) có tính chất lưỡng cực, cụ thể như ta sẽ thấy hai sự
việc nào đó (con người, đồ vật, sự kiện…) là tương tự nhau và đối lập với một sự việc thứ
ba nào đó. RepGrid là công cụ giúp ta có thể khơi gợi lên tất cả các kiến lập (construct)
cũng như khám phá cấu trúc và các mối liên hệ giữa các kiến lập này.
Trong đánh giá cảm quan, RepGrid được coi như một mô tả lựa chọn tự do có cấu
trúc hơn, là cách lấy ra các thuật ngữ từ người thử thông qua một loạt phép so sánh giữa
các nhóm đối tượng. Nó giúp giải quyết sự khó khăn trong việc đưa ra thuật ngữ cảm quan
đối với những người thử thiếu kinh nghiệm cũng như giảm chi phí và thời gian trong việc
huấn luyện hội đồng. Vì những ưu điểm trên nên những năm gần đây, RepGrid đã được
ứng dụng trong một số đề tài nghiên cứu về phân tích cảm quan như nghiên cứu cảm nhận
của người tiêu dùng về thực phẩm biến đổi gen (Andrea và Guillermo, 2004), sữa
(Monique và Richard , 1991-1992), mô tả thuộc tính của bao bì phomát Cheddar (Frances,
John và Alistair ,1994; Jane và Conor, 1999), cảm nhận về bánh mì của người tiêu
dùng(Margrethe, Raymond, Frank và Magni, 2005), nước quả madarin (L. Carbonell, L.
Izquierdo và I. Carbonell, 2006), cảm nhận của người trung niên về thòt (C.G. Russell và
D.N. Cox, 2003), cảm nhận của người tiêu dùng về món tráng miệng “natillas” (Luis và

Elvira, 2005), cảm nhận của người tiêu dùng về thực phẩm được chế biến theo công nghê
mới (C.G. Russell và D.N. Cox, 2004), yaourt (V.P. Tu, D. Valentin, F. Husson , A. Sutan ,
D.T. Ha và C. Dacremont, 2007 ), chocolate (McEwan và Thomson;1998), sự ưa thích và
cảm nhận của trẻ em về các loại rau củ (Irene, Monika và John, 2000).
Bài báo cáo này sẽ cung cấp một cái nhìn khái quát về phương pháp RepGrid, các
cách thực hiện cũng như ứng dụng trong cảm quan của phương pháp này.
2. Phương pháp Repertory Grid
Về cơ bản, repertory grid sẽ bao gồm một chuỗi các yếu tố (elements) đại diện cho
nội dung của lónh vực cần nghiên cứu, một chuỗi các kiến lập (constructs) là các sự giống
nhau hay không giống nhau có thể xảy ra giữa các yếu tố, và hệ thống liên kết yếu tố với
các kiến lập sẽ đánh giá các yếu tố dựa trên sự sắp xếp lưỡng cực của mỗi kiến lập. Trong
Phương pháp Repertory Grid
Lê Thò Ngọc Hương 3

phân tích cảm quan yếu tố (element) chính là mẫu thử, sản phẩm mà ta cần phân tích, các
kiến lập (construct) chính là những thuật ngữ mô tả của người thử.
RepGrid được thực hiện theo các bước: lựa chọn yếu tố, rút ra các kiến lập, liên kết
các yếu tố, kiến lập và phân tích dữ liệu. Lựa chọn yếu tố là chọn ra các đối tượng đại diện
cho nội dung của lónh vực cần nghiên cứu. Trong bước rút ra các kiến lập ta sẽ giới thiệu
cho người thử các yếu tố và yêu cầu họ so sánh các yếu tố với nhau từ đó người phỏng vấn
sẽ rút ra được các kiến lập. Liên kết yếu tố với kiến lập chính là việc yêu cầu người thử
đánh giá yếu tố dựa trên sự sắp xếp lưỡng cực của mỗi kiến lập, sau bước này ta sẽ thu
được các bảng đánh giá hay lưới dữ liệu (grid). Cuối cùng các lưới dữ liệu này sẽ được
phân tích thông qua các công cụ thống kê để thu được kết quả mà ta mong muốn.
2.1. Lựa chọn yếu tố
Yếu tố có thể là con người, sự vật, sự kiện, hoạt động phụ thuộc vào lónh vực mà
đối tượng nghiên cứu cần được phân tích, đánh giá .Có hai cách để lựa chọn yếu tố. Cách
thứ nhất là nhà nghiên cứu sẽ đưa ra những yếu tố. Cách thứ hai là yêu cầu người tham gia
đưa ra những yếu tố.
Có một số lý do cho rằng nên để nhà nghiên cứu đưa ra yếu tố (Reger,1990). Thứ

nhất, nhà nghiên cứu có thể dựa vào một số nguyên tắc và cơ sở khoa học để lựa chọn yếu
tố. Thứ hai là từ việc so sánh những câu trả lời từ người tham gia mà nhà nghiên cứu có thể
đưa ra một tập hợp các yếu tố chuẩn. Lý do này đặc biệt quan trọng nếu nhà nghiên cứu
muốn so sánh những kết quả thu được từ những người thử trong cùng một nhóm hay giữa
những nhóm khác nhau. Tuy nhiên trong cách thứ hai do người tham gia tự đưa ra những
yếu tố cho mình nên có thể họ sẽ dễ dàng hơn trong việc rút ra kiến lập cũng như đánh giá
các yếu tố đó.
Sau đây là một số nguyên tắc trong việc lựa chọn hay suy luận ra những yếu tố
(Stewart and Stewart, 1981). Thứ nhất, các yếu tố phải riêng biệt với nhau để không gây
sự nhầm lẫn đối với người tham gia. Thứ hai, yếu tố phải tương đồng với nhau, có nghóa là
các yếu tố phải nằm trong một lónh vực. Thứ ba, yếu tố không mang tính đánh giá (Stewart
and Stewart, 1981). Ví dụ, những từ mang tính đánh giá như nhiệt tình, khả năng lãnh đạo,
kiến thức và giao tiếp thường được sử dụng một cách sai lầm để gợi ra phẩm chất của một
người quản lý giỏi, thay vì sử dụng tên của những người quản lý khác nhau. Tuy nhiên
trong đánh giá cảm quan các yếu tố thường được giới thiệu dưới dạng vô danh và được mã
hóa nên ba nguyên tắc trên luôn được đảm bảo. Cuối cùng, yếu tố phải mang tính đại diện
trong phạm vi nghiên cứu, (Beail, 1985; Easterby-Smith, 1980). Nhà nghiên cứu phải đảm
bảo rằng tất cả những người tham gia đều liên quan đến yếu tố được chọn. Trong cảm
quan điều này có nghóa là người tham gia phải từng sử dụng các sản phẩm đang nghiên
cứu.
Trong phân tích cảm quan thì các yếu tố chính là các mẫu thử, các sản phẩm ta cần
đánh giá. Các yếu tố thường đưa ra bởi nhà nghiên cứu và thỏa mãn các yêu cầu nêu trên.
Ngoài ra, trong phân tích cảm quan ta còn quan tâm đến dạng trình bày của yếu tố vì điều
Phương pháp Repertory Grid
Lê Thò Ngọc Hương 4

này ảnh hưởng rất lớn trong việc lập kế hoạch cũng như tiến hành thí nghiệm. Các dạng
yếu tố có thể sử dụng là thực phẩm, hình ảnh của sản phẩm hay là bản giới thiệu.
Yếu tố là thực phẩm là dạng phổ biến nhất trong phân tích cảm quan. Đối với mẫu
thử dạng này ta cần quan tâm đến hình thức bên ngoài của mẫu, kích thước, kiểu dáng và

nhiệt độ giới thiệu mẫu, dụng cụ chứa mẫu, bao nhiêu mẫu có thể được thử trong một buổi
thử, liệu người thử có phải thanh vò giữa các lần thử hay không, các mẫu sẽ được nuốt hay
nhổ ra… Ngoài ra cần phải đảm bảo tính vô danh giữ các mẫu bằng cách mã hóa mẫu.
Trong nghiên cứu của Luis và Elvira (2005) về đánh giá tính chất cảm quan của
các món tráng miệng vani – sữa, hai ông đã thực hiện RepGrid trên 8 sản phẩm có mặt
trên thò trường Tây Ban Nha được mua từ các siêu thò. 5 mẫu có thành phần bao gồm tinh
bột và các phụ gia tạo cấu trúc như chất tạo đặc và 3 mẫu còn lại có chứa trứng. Mẫu thử
được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4  1
o
C trước khi tiến hành thí nghiệm, và các mẫu
thử đều còn nằm trong hạn sử dụng , thường là 2 đến 8 tuần.
Bảng 1: Thành phần của 8 mẫu thử
Mẫu
Thành phần chính
Chất tạo cấu trúc
Chất tạo màu
1
Sữa nguyên, lòng
đỏ trứng, kem
Bột bắp
Tartrazine, cochineal-red A
2
Sữa nguyên, bột
sữa gầy, kem, jelly
Tinh bột biến tính
Tartrazine, cochineal-red A
3
Sữa nguyên, kem
Carrageenan, tinh bột
biến tính

Tartrazine, orange-yellow S
4
Sữa nguyên, lòng
đỏ trừng, kem
Carrageenan, locust-
bean gum, guar gum,
pectin, tinh bột biến tính,
tinh bột
Tartrazine, orange-yellow S
5
Sữa nguyên, sữa
gầy, trứng
Carrageenan, locust-
bean gum, guar gum,
pectin, tinh bột biến tính,
tinh bột
Tartrazine, cochineal-red A
6
Sữa bán gầy
Carrageenan, xantham
gum, tinh bột biến tính
Tartrazine, cochineal-red A
7
Sữa nguyên
Carrageenan, xantham
gum, tinh bột biến tính
Annatto, curcumin
8
Sữa bột nguyên
kem, một phần bột

Carrageenan, guar gum,
tinh bột biến tính
Mixed carotenes
Phương pháp Repertory Grid
Lê Thò Ngọc Hương 5

sữa gầy, kem
Mẫu thử được đựng trong những chén nhựa màu trắng với thể tích 30ml được lấy
trực tiếp từ tủ lạnh ở nhiệt độ 5  1
o
C, và được mã hóa bởi ba chữ số ngẫu nhiên,. Các mẫu
được đánh giá liên tục và khoảng thời gian nghỉ giữa hai mẫu liên tiếp là 30s. Đối với mỗi
mẫu thì những thuộc tính về hình thức bên ngoài sẽ được đánh giá trước, sau đó ngưới thử
sẽ được yêu cầu đánh giá mùi vò bằng cách nhấp một ngụm và cuối cùng là đánh giá về
cấu trúc với ngụm thứ hai. Nước thanh vò sẽ được cung cấp giữa các lần thử mẫu.
Đối với yếu tố được trình bày dưới dạng hình ảnh thì việc chuẩn bò mẫu sẽ trở nên
rất đơn giản. Theo Irene, Monika và John (2000) thì quá trình chuẩn bò mẫu cũng như cách
thức thử mẫu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cảm nhận của người thử đến mẫu thử. Ví dụ như
người thử không có kinh nghiệm trong việc thử mẫu hoặc họ không thích thử mẫu.
Trong nghiên cứu về cảm nhận và sự ưa thích của trẻ em vùng tây Scotland về rau
củ, Irene, Monika và John (2000) đã trình bày mẫu dưới dạng hình ảnh. Tám loại rau củ
thường được sử dụng nhất ở Scotland được chọn để nghiên cứu bao gồm đậu trắng, carrot,
cà chua, đậu Hà Lan, bắp non, bắp cải, súp lơ, củ cải. Trong đó cà chua, carrot, súp lơ và
củ cải ở dạng tươi chưa qua chế biến, còn đậu trắng, bắp non ở dạng đóng hộp và đậu Hà
Lan ở dạng lạnh đông. Các sản phẩm này được giới thiệu với người thử qua hình ảnh,
không nếm mẫu. Do người thử trong nghiên cứu này là trẻ từ 8 đến 10 tuổi nên việc đánh
giá qua hình ảnh sẽ dễ dàng được sự đồng ý của nhà trường cũng như phụ huynh để các em
tham gia thí nghiệm hơn là đánh giá qua việc thử mẫu. Ngoài ra những vấn đề như bảo
quản mẫu, vận chuyển mẫu đến nơi thí nghiệm cũng được loại bỏ và sự tiêu chuẩn hóa các
mẫu giữa những người thử cũng được đảm bảo. Và một yếu tố quan trọng nhất trong việc

sử dụng hình ảnh để đánh giá là trẻ sẽ hợp tác một cách nhiệt tình hơn nếu chúng biết rằng
sẽ không phải ăn bất cứ thứ gì chúng không thích.
Russel và Cox (2004) trong nghiên cứu về cảm nhận của người trung niên về thòt
cũng giới thiệu mẫu dưới dạng hình ảnh. 14 mẫu thòt trắng và đỏ từ nhiều loại thòt khác
nhau trên thò trường Úc được chọn. Các mẫu sẽ được chụp hình lại và được giới thiệu trên
màn hình máy tính (kích thước mỗi tấm hình là 5.47 – 6.5 cm). Trong mỗi tấm hình mẫu
thòt sẽ được nấu chín tới, được đặt trên một dóa màu trắng với nền màu đen.






Cuối cùng đối với yếu tố ở dạng bản giới thiệu, yêu cầu của các bản này là phải rõ
ràng và dễ hiểu đối với người thử.
Bảng 2: Các loại thòt
Phương pháp Repertory Grid
Lê Thò Ngọc Hương 6

Trong nghiên cứu về cảm nhận của người tiêu dùng Argentina đối với thực phẩm
biến đổi gen của Andrea Mucci, Guillermo Hough (2003) các tác giả này đã đưa ra các
bước xây dựng một bản giới thiệu:
a. Phân tích các bản giới thiệu đã được sử dụng bởi những nhà nghiên cứu khác trong lónh
vực thực phẩm biến đổi gen hoặc các cuộc nhiên cứu về sinh học.
b. Một nhóm người tiêu dùng đònh hướng được sử dụng để khám phá những ngôn ngữ tự
nhiên.
c. Xác đònh những đối tượng phù hợp với cuộc nghiên cứu. Các bản giới thiệu này sẽ
được kiểm tra lại với 5 người thử bằng phương pháp RepGrid.
Những người thử trong nhóm đònh hướng và tham gia test RepGrid trên sẽ không
được tham gia vào test RepGrid cuối cùng.

Các bản giới thiệu
A. Sản phẩm biến đổi gen với mục đích hạ giá thành sản phẩm. Ví dụ, thòt gà
bình thường có giá $1.70/kg trong khi thòt gà biến đổi gen có giá $1.10/kg.
B. Rau trái biến đổi gen với mục đích có thể tiêu thụ quanh năm. Ví dụ, cà chua
và dâu có thể ăn vào mùa động, và bắp có vào mùa đông và màu xuân.
C. Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật ( cà chua, gạo, đậu nành…) được biến
đổi gen nhằm mục đích nâng cao giá trò dinh dưỡng như tăng hàm lương vitamin,
tăng khả năng tiêu hóa. Ví dụ, gạo bình thường không chứa vitamin A, gạo biến đổi
gen có chứa một lượng vitamin A cần thiết cho nhu cầu hàng ngày.
D. Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (thòt heo, thòt cừu, thòt bê, thòt gà, cá…)
biến đổi gen để tăng gái trò dinh dưỡng như hàm lượng béo thấp, chứa protein dễ
tiêu hóa. Ví dụ, thòt heo chứa hàm lượng chất béo và cholesterol cao, đối với thòt
heo biến đổi gen thì hàm lượng này giảm đi một nửa.
E. Các sản phẩm như yourt, bia, rượu, xúc xích khô…. qua quá trình lên men,
thực hiện biến đổi gen các vi khuẩn lên men để tăng các tính an toàn, dinh dưỡng.
Ví dụ, sử dụng các vi sinh vật biến đổi gen trong một số loại xúc xích khô thay cho
việc sử dụng háo chất bảo quản.
F. Biến đổi gen thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật để cải thiện hình thức, mùi
vò và cấu trúc của chúng. Ví dụ, cam biến đổi gen ngọt hơn, nhiều múi hơn và ít hạt
hơn.
G. Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật được biến đổi gen để cải thiện hình
thức, mùi vò và cấu trúc của chúng. Ví dụ, các phần thòt dai cứng sẽ mềm hơn nếu
tiến hành biến đổi gen đối với vật nuôi.
H. Các sản phẩm như yaourt, bia, rượu, xúc xích khô…. qua quá trình lên men,
thực hiện biến đổi gen các vi khuẩn lên men để cải thiện hình thức, mùi vò và cấu
trúc của các sản phẩm trên. Ví dụ, rượu làm từ vi khuẩn biến đổi gen có mùi vò trái
cây nhiều hơn.
Phương pháp Repertory Grid
Lê Thò Ngọc Hương 7


I. Chính phủ quyết đònh rằng không có mối nguy nào trong việc sản xuất cũng
như tiêu thụ các sản phẩm biến đổi gen và các sản phẩm này được bán mà không
cần dán nhãn đặc biệt.
J. Thực phẩm biến đổi gen được dán nhãn hoặc có một biểu tượng đặc biệt, sau
đó được đưa đến tay người tiêu dùng.
K. Trong một số trường hợp thực phẩm biến đổi gen tác động xấu sức khỏe như
gây dò ứng, vấn đề về tiêu hóa hoặc kháng lại thuốc kháng sinh.
L. Nếu các cây trồng bò biến đổi gen không được kiểm soát, thì chúng sẽ là
nguồn gốc gây ra những biến đổi sinh thái.
M. Theo tổ chức y tế Argentine thì thực phẩm biến đổi gen không có bất cứ một
tác động xấu nào đế sức khỏe cũng như môi trường.
N. Theo tổ chức y tế thế giới thì thực phẩm biến đổi gen không có bất cứ một
tác động xấu nào đế sức khỏe cũng như môi trường.
Melanie Mireaux, David N. Cox , Amy Cotton, Greg Evans (2007), cũng sử dụng
các bản giới thiệu để đánh giá sự chấp nhận của người tiêu dùng Úc về sản phẩm thực
phẩm sản xuất theo công nghệ mới.
2.2. Rút ra những kiến lập
2.2.1. Các phương pháp
Có rất nhiều phương pháp để rút ra các kiến lập từ người thử
Cách thứ nhất, nhà nghiên cứu sẽ cung cấp những kiến lập cho người thử. Điều
này giúp cho việc đưa ra kiến lập được rút ngắn, tuy nhiên vì những kiến lập này do nhà
nghiên cứu đưa ra nên phần nào mang tính chủ quan, và việc cung cấp này sẽ làm giảm
khả năng tìm tòi của người thử do vậy trong cảm quan thì việc đưa ra các kiến lập này
chưa được thực hiện.
Cách thứ hai là những kiến lập được rút ra từ những “mẫu không đầy đủ”
(minimum context form) , nghóa là tất cả yếu tố không được giới thiệu cùng một lúc mà
được giới thiệu nhiều lần và mỗi lần ta chỉ giới thiệu một hai hay ba yếu tố. Phương pháp
này bao gồm: kiểu bộ ba yếu tố, bộ hai yếu tố và một yếu tố.
Khơi gợi các kiến lập bằng cách sử dụng bộ ba yếu tố (trial of elements): phương pháp này
được bắt nguồn từ Kelly. Ba yếu tố sẽ được trình bày và người tham gia được yêu cầu trả

lời câu hỏi: “hai trong ba yếu tố nào giống nhau? Tại sao chúng giống nhau nhưng lại khác
yếu tố thứ ba và yếu tố thứ ba khác như thế nào so với hai yếu tố cùng loại?”. Việc xác
đònh những sự khác biệt và tương đồng là để đưa ra những kiến lập trái ngược nhau. Quá
trình này được lặp lại cho đến khi người nghiên cứu cảm thấy thỏa mãn với những kiến lập
đã được xác đònh. Nhà nghiên cứu có thể để người tham gia tự do đưa ra bất cứ kiến lập
nào. Mặt khác, người nghiên cứu có thể đưa ra một ngữ cảnh để tập trung sự chú ý của
người tham gia vào một vấn đề nào đó, ví dụ trong phân tích cảm quan ta có thể yêu cầu
Phương pháp Repertory Grid
Lê Thò Ngọc Hương 8

người thử chỉ tập trung vào những tính chất cảm quan như mùi vò, cấu trúc. Trong cảm
quan ngoài cách đặt câu hỏi mà Kelly đã nêu ra ở trên ta còn có thể yêu cầu người thử sắp
xếp theo mức độ ưa thích (Cox và Russel, 2004)hoặc quan tâm (Andrea và Guillermo,
2003)và giải thích lý do.
Một vấn đề được đặt ra là sẽ có bao nhiêu bộ ba được giới thiệu và thứ tự trình bày
của các bộ ba này. Nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần từ bảy đến mười bộ ba là đủ để gợi ra
tất cả kiến lập của người tham gia trong tất cả các lónh vực (Reger, 1990). Có nhiều cách
trình bày các bộ ba:
 Các bộ ba mẫu được tạo ra một cách ngẫu nhiên từ tập hợp mẫu trong mỗi
lần giới thiệu.
 Các bộ ba được giới thiệu liên tục bằng cách chỉ thay đổi một yếu tố tại một
thời điểm. Theo cách đó, bộ ba thứ nhất sẽ bao gồm yếu tố A, B và C; thứ
hai là B, C và D; thứ ba là C, D và E … cho đến khi tất cả yếu tố đều được
giới thiệu.
 Bộ ba thứ nhất được tạo ra một cách ngẫu nhiên từ tập hợp mẫu.Bộ ba thứ
hai bao gồm một mẫu được chọn một cách ngẫu nhiên từ bộ ba thứ nhất và
hai mẫu còn lại cũng được rút ra ngẫu nhiên từ tập hợp mẫu còn lại (đã loại
trừ ba mẫu của bộ ba thứ nhất). Mẫu giống nhau giữa hai bộ ba đầu tiên bò
loại bỏ, một trong hai mẫu còn lại trong bộ ba thứ hai sẽ được giữ lại trong
bộ ba thứ ba, hai mẫu còn lại của bộ ba này được rút ra ngẫu nhiên từ tập

hợp mẫu còn lại (đã loại trừ ba mẫu của bộ ba thứ hai). Ví dụ ta có 8 mẫu,
bộ ba thứ nhất sẽ là 4, 3, 8; thứ hai là 6, 7, 3; thứ ba là 5, 2, 6; thứ tư là 7, 5,
1; thứ năm là 1, 2, 8…. (Jane và Conor, 1999)
Kelly đề nghò các bộ ba nên được giới thiệu liên tục bằng cách chỉ thay đổi một yếu
tố tại một thời điểm. Để kết quả thu được chính xác thể hiện được mối quan hệ giữa các
kiến lập và cá nhân đối tượng thì trong mỗi bộ ba trình bày nên giữ lại ít nhất một yếu tố
không thay đổi.
Đây là phương pháp được áp dụng trong nhiều nghiên cứu cảm quan như phân tích
thực phẩm biến đổi gen (Andrea và Guillermo, 2004), sữa (Monique và Richard , 1991-
1992), phomát Cheddar (Frances, John và Alistair ,1994; Jane và Conor, 1999), thòt (C.G.
Russell và D.N. Cox, 2003), món tráng miệng “natillas” (Luis và Elvira, 2005), thực phẩm
biến đổi gen (Andrea Mucci, Guillermo Hough; 2003), chocolate (McEwan và
Thomson;1998). Trong nghiên cứu về bao bì phomai của mình, Jane và Conor (1999) đã
lập các bộ ba từ 8 mẫu (bảng 3) và 12 mẫu phomai (bảng 5) theo cách thứ ba đã nêu ở
trên. Từ 8 mẫu phomai tác giả lập thành 5 bộ ba ( bảng 4) , 12 mẫu lập được 8 bộ ba (bảng
6) và mỗi bộ ba sẽ có 4 trật tự trình bày mẫu nhằm giảm sai sót dự đoán (người thử có thể
biết được trình tự được giới thiệu) và sự trao đổi giữa những người thử. Người thử thứ nhất
sẽ được phỏng vấn với nhóm bộ ba thứ nhất, người thử thứ hai với nhóm bộ ba thứ 2 …
Trong buổi phỏng vấn này người thử được giới thiệu bộ ba thứ nhất và được yêu cầu chọn
hai trong ba mẫu thử một cách tùy ý. Sau đó họ sẽ mô tả những điểm giống nhau về bao bì
Phương pháp Repertory Grid
Lê Thò Ngọc Hương 9

Bảng 3: Các loại phomai
giữa hai mẫu và chúng khác như thế nào đối với với mẫu thứ ba. Khi người thử không thể
đưa ra những thuật ngữ mới về bao bì phomai thì họ sẽ được giới thiệu bộ ba tiếp theo và
quá trình trên sẽ được lặp lại.





































Bảng 4: Các bộ ba được giới thiệu
Bảng 5: Các loại phomai
Phương pháp Repertory Grid
Lê Thò Ngọc Hương 10














Tương tự trong nghiên cứu về cảm nhận của người tiêu dùng Argentina đối với thực
phẩm biến đổi gen của Andrea Mucci, Guillermo Hough (2003), các tác giả đã tổ hợp
được 10 bộ ba từ 14 bản giới thiệu về các sản phẩm biến đổi gen (đã được trình bày ở phần
lựa chọn yếu tố). ). Bộ ba đầu tiên bao gồm ba bản giới thiệu được chọn ngẫu nhiên từ 14
bản ( ví dụ D, B và G). Bộ ba thứ hai bao gồm một bản được lấy ngẫu nhiên từ bộ thứ nhất
(ví dụ là B), hai bản còn lại được chọn ngẫu nhiên từ 11 bản còn lại (14 – 3= 11) (ví dụ là I
và M). Bản giới thiệu giống nhau giữa hai bộ ba đầu tiên bò loại bỏ (bản B), một trong hai
bản còn lại ( I và M) trong bộ ba thứ hai sẽ được giữ lại trong bộ ba thứ ba, hai mẫu còn lại
của bộ ba này được rút ra ngẫu nhiên từ tập hợp mẫu còn lại. Cứ tiếp tục như thế cho đến
khi tất cả các bộ ba được hoàn tất. Mỗi người thử sẽ được giới thiệu lần lượt các bộ ba bản

giới thiệu được in lên những tấm card và chọn ngẫu nhiên từ bảng 7. Với mỗi bộ ba, người
thử phải trả lời các câu hỏi “trong ba bản giới thiệu, bạn quan tâm đến bản nào nhất và tại
sao?” và “trong ba bản giới thiệu, bạn ít quan tâm đến bản nào nhất và tại sao?”








Trong nghiên cứu về cảm nhận của người trung niên về thòt của Cox và Russel
(2004), người thử sẽ được giới thiệu lần lượt 7 bộ ba mẫu từ 14 mẫu thòt ban đầu. Ở mỗi bộ
ba, người thử được yêu cầu xếp hạng ba mẫu thòt theo sự ưa thích của họ từ thích nhất đến
không thích nhất và giải thích lý do.
Bảng 6: Các bộ ba được giới thiệu
Bảng 7: Các bộ ba được giới thiệu
Phương pháp Repertory Grid
Lê Thò Ngọc Hương 11

Khơi gợi kiến lập bằng cách sử dụng bộ hai yếu tố (dyads of elements): Schuman và
Nickeson (1971) tranh luận rằng ta chỉ cần dùng hai yếu tố là đã gợi ra được các cực trái
ngược nhau. Phương pháp này được bắt đầu tiến hành bằng cách đặt câu hỏi như “hai yếu
tố này giống nhau như thế nào? Hay chúng có cùng chung một đặc điểm nào không?” Sau
đó ta lại tiếp tục hỏi về sự khác nhau giữa chúng như hai yếu tố này khác nhau như thế
nào? Việc giải thích sự khác nhau giữa chúng cho phép ta thấy được những cặp trái ngược
nhau, mỗi yếu tố được miêu tả sẽ cung cấp cho ta một cực của vấn đề.
Phép thử này được Irene, Monika và John (2000) áp dụng trong nghiên cứu về cảm
nhận và sự ưa thích của trẻ em vùng tây Scotland về rau củ. Người thử sẽ được giới thiệu
các cặp hình ảnh về các loại rau củ. Ở mỗi cặp hình họ được yêu cầu chỉ ra những điểm

giống và khác nhau, chọn ra loại rau mà họ thích nhất và giải thích. Cách này cũng được
sử dụng trong nghiên cứu về phomai của Pedro, Francisco, Jesus và Marta (1998). Nhóm
người thử sẽ được giới thiệu 4 bộ đôi của 4 sản phẩm phomai (bộ đôi sau phải có một mẫu
giống với bộ đôi trước như AB, BC, CD, DA) và được yêu cầu mô tả sự giống và khác
nhau về cấu trúc, mùi vò giữa hai mẫu với nhau.
Khơi gợi kiến bằng cách sử dụng một yếu tố (single element): người thử sẽ được giới thiệu
từng yếu tố và được yêu cầu đưa ra tất cả những gì mà họ cảm nhận được về yếu tố đó,
nhiệm vụ của người phỏng vấn là phải biết chọn lọc và ghi lại những yếu tố xuất hiện cũng
như nhận ra những mặt đối lập với nó. Do việc chọn lọc các kiến lập do người phỏng vấn
thực hiện nên kết quả thu được của phương pháp này có thể không mang tính khách quan.
Trong cảm quan, cách này khá giống với phương pháp mô tả lựa chọn tự do, tuy nhiên
trong mô tả lựa chọn tự do việc đưa ra và chọn lọc các thuật ngữ là do người thử thực hiện
nên mang tính khách quan cao hơn.
Cách thứ ba được biết như “mẫu đầy đủ” (“full context form”). Nó đòi hỏi phải
giới thiệu đầy đủ toàn bộ yếu tố và người tham gia được yêu cầu phân loại những yếu tố
này thành những tập hợp riêng lẻ dựa trên bất kì một tiêu chuẩn nào mà họ chọn. Sau khi
phân loại xong, người tham gia tiếp tục được yêu cầu đưa ra hai hay ba từ mô tả tiêu đề
của từng tập hợp yếu tố. Một ma trận mối quan hệ giữa các yều tố sẽ được tạo ra, từ ma
trận này ta có thể tiếp tục khảo sát và nghiên cứu dựa trên phương pháp thống kê. Dạng
mẫu đầy đủ này đã được sử dụng trong nghiên cứu tìm hiểu về tâm lý của nhiều nhóm
người (Reger and Huff, 1993). Tuy nhiên cách này không được ứng dụng trong cảm quan.
Phương pháp này tương tự như phương pháp phân nhóm trong cảm quan, người thử được
nhận một bộ mẫu hoàn chỉnh và được yêu cầu phân các sản phẩn này thành nhiều nhóm
nhỏ, sau đó đặt tên và nêu ra những đặc tính nổi bật cho từng nhóm.
Cách thứ tư là thảo luận hội đồng (group construct elicitation) (Stewart and
Stewart, 1981). Trong phương pháp này tất cả người tham gia sẽ được tập hợp lại và phân
thành từng nhóm. Sau đó những kiến lập trái ngược nhau được rút ra từ những phương pháp
đã trình bày ở trên. Phương pháp thảo luận hội đồng đáp ứng được hai mục đích: thứ nhất
là vấn đề thu thập dữ liệu – tốn ít thời gian cũng như kinh phí cho việc đưa ra những kiến
lập; thứ hai là việc xây dựng nhóm – điều này cho phép mỗi thành viên tham gia nghiên

Phương pháp Repertory Grid
Lê Thò Ngọc Hương 12

cứu đều biết được ý tường của những thành viên khác trong nhóm, từ đó họ có thể hiểu và
đánh giá được những quan điểm khác nhau trong nhóm mình.
Trong phân tích cảm quan, phương pháp RepGrid được sử dụng cho một dãy nhóm
người thử tập trung để tăng hiệu quả của việc thu thập dữ liệu. Lúc đầu RepGrid đòi hỏi
tốn nhiều thời gian để phỏng vấn từng người thử. Tuy nhiên, nếu sử dụng cho những nhóm
người tiêu dùng đònh hướng (focus group) có thể kết hợp được lợi ích thảo luận nhóm,
tương tác sẽ là lớn hơn và sẽ cho câu trả lời chung, giảm được độ lệch; thuận tiện hơn
trong việc so sánh thảo luận những sản phẩm với những mô tả của từng cá nhân. Mặt khác,
Colwill và McEwan (1992) so sánh kết quả của lập các nhóm tập trung và phỏng vấn từng
cá nhân đều cho cùng một bản đồ sản phẩm hay cùng một cách hiểu giữa 2 phương pháp
luận. Tuy vậy phương pháp này có một số hạn chế sau : những thành viên có cá tính mạnh
và có ưu thế có thể ảnh hưởng đến đònh hướng của cuộc phỏng vấn, thường thì người thử
chỉ có sự tiếp xúc hạn chế với sản phẩm hoặc sản phẩm không được tất cả người thử sử
dụng, ngoài ra việc đònh hướng cuộc phỏng vấn phần nào liên quan với tính chủ quan của
người điều khiển.
Cách này được sử dụng trong nghiên cứu về phomai của Pedro, Francisco, Jesus và
Marta (1998). Nhóm người thử sẽ được giới thiệu 4 bộ đôi của 4 sản phẩm phomai (bộ đôi
sau phải có một mẫu giống với bộ đôi trước như AB, BC, CD, DA) và được yêu cầu mô tả
sự giống và khác nhau về cấu trúc, mùi vò giữa hai mẫu với nhau. Sau khi tất cả thành viên
trong nhóm mô tả xong, trưởng nhóm sẽ bắt đầu tiến hành thảo luận để chọn ra những
thuật ngữ thích hợp nhất và đưa ra đònh nghóa cho từng thuật ngữ đó.
Nghiên cứu sự chấp nhận của người tiêu dùng Úc về sản phẩm thực phẩm sản xuất
theo công nghệ mới của Melanie Mireaux (2007) cũng sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm để rút ra thuật ngữ từ những bộ ba.
2.2.2. Một số lưu ý khi thực hiện
Tiến hành phỏng vấn (facilitating the interview)
Trong đánh giá cảm quan thì trước khi phỏng vấn, người phỏng vấn nên “hâm

nóng” người thử bằng cách bàn luận với họ về sự tiêu dùng (như thói quen và cách chọn
lựa) của sản phẩm mà họ sắp thử. Bước này không hướng tới việc đánh giá cảm quan mà
mục đích là tạo không khí thư giản thoải mái trong suốt buổi phỏng vấn và tăng khả năng
tiếp nhận thông tin từ người thử.
Trong một số thời điểm, đối tượng không thể trả lời một số câu hỏi hay đề nghò. Để
dễ dàng cho quá trình phỏng vấn, đặt câu hỏi thì một số tác giả đã đề nghò với đối tượng
của họ như sau:
“ khuyến khích họ nói ra bất cứ cái gì hiện lên trong đầu và đừng quan tâm rằng liệu
mình có lặp lại nó trong những câu trả lời tiếp theo hay không. Khi đối tượng có cảm giác
rằng mình phản ứng quá chậm hay gặp khó khăn trong việc diễn đạt một cụm từ nào đó thì
hãy trấn an họ rằng đây là một trải nghiệm hoàn toàn mới đối với họ và hầu hết mọi người
đều gặp những khó khăn tương tự như vậy” (Landfield, 1971, p.135).
Phương pháp Repertory Grid
Lê Thò Ngọc Hương 13

Fransella và Bannister (1977) thì lại đề nghò những giải pháp sau:
 Bạn có thể nói rằng: “tôi nghó là tôi hiểu ý của bạn nhưng để chắc chắn bạn
có thể nói lại cho tôi những gì bạn nghó một lần nữa không?” Rất thường
xuyên, trong lần suy xét thứ hai thì đối tượng có thể diễn đạt ngắn gọn và
xúc tích hơn rất nhiều so với trước đó.
 Nếu bạn nghi ngờ không biết rằng bạn có hiểu đúng một kiến lập nào đó
hay không thì những mặt đối lập của kiến lập đó sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề
hơn.
 Nếu vẫn còn nghi ngờ hay có cảm giác rằng từ ngữ quá mơ hồ thì để chắc
chắn bạn có thể hỏi lại rằng anh hay chò có đề cập đến vấn đề X đó phải
không. Để xác nhận lại thông tin thì đối tượng có thể sẽ nói ngắn gọn và xúc
tích hơn vấn đề của họ thật sự là gì.
Những đề nghò này rất có ích nhưng chúng ta phải luôn nhớ rằng chúng ta đang cố
gắng khơi gợi các kiến lập của đối tượng chứ không phải là của bản thân chúng ta. Vì vậy
ta phải cố gắng hạn chế sự tác động ảnh hưởng của ta đến câu trả lời của đối tượng.

Kết thúc quá trình khơi gợi (ending the elicitation process)
Khi phải trả lời lần lượt các câu hỏi thì dần dần đối tượng sẽ biểu hiện sự mệt mỏi
và cảm thấy “bão hòa”. Họ cảm thấy khó khăn trong việc phát triển các kiến lập mới và
bắt đầu trả lời một cách hời hợt, mơ hồ. Nếu đến giai đoạn này mà ta đã thu thập được đủ
các thông tin và các yếu tố cần thiết thì nên kết thúc và chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên cũng có một số đối tượng do có kinh nghiệm và khả năng ngôn ngữ tốt nên họ
không bò bão hòa và họ có thể tiếp tục quá trình này gần như đến vô hạn. Kết quả là ta thu
thập được một số lượng quá nhiều các kiến lập, điều này sẽ làm cho người thử rất mệt mỏi
trong giai đoạn liên kết các kiến lập và yếu tố dẫn đến thiếu chính xác trong quá trình
đánh giá, và việc xử lý dữ liệu sẽ trở nên phức tạp.
Loại bỏ các kiến lập (construct to be discarded)
Người phỏng vấn cần phải xem xét loại bỏ những kiến lập không phù hợp. Hunt
(1951) trong luận án tiến só của ông được hướng dẫn bởi Kelly, đã xây dựng một hệ thống
phân loại những kiến lập ít được sử dụng:
 Các kiến lập chung chung, quá rộng không giúp ta phân biệt được các đối
tượng đã lựa chọn như con người, động vật, đàn ông, đàn bà.
 Những kiến lập chỉ giới hạn trong một vài đối tượng không mang tính đại
diện.
 Những khác biệt về mặt đòa lý như thành phố, nông thôn hay một đòa điểm
cụ thể nào đó. Việc nhận hay loại bỏ những kiến lập này còn tùy thuộc vào
mục đích nghiên cứu nhưng thông thường là không cần trong các thí nghiệm
về tâm lý.
 Những kiến lập không liên quan đến lónh vực đang nghiên cứu.
Phương pháp Repertory Grid
Lê Thò Ngọc Hương 14

 Những kiến lập cảm tính như “cả hai đều tốt bụng” hay “cả hai đều đáng
ghét”.
Trong đánh giá cảm quan, bước loại bỏ này không nên thực hiện ở giai đoạn rút ra
kiến lập mà nên thực hiện sau khi người thử đã liên kết kiến lập và yếu tố với nhau và

trước khi tiến hành xử lý số liệu để giảm ảnh hưởng của người phỏng vấn đến kết quả thí
nghiệm.
Trong một số thí nghiệm cảm quan giai đoạn rút ra kiến lập này còn được thực hiện
nhiều lần để thu được những thuật ngữ và đònh nghóa chính xác nhất. Jane và Conor (1999)
đã thực hiện mô tả các thuộc tính của bao bì phomai qua hai hai cuộc phỏng vấn, thời gian
của mỗi buổi phỏng vấn khoảng 45 phút. Buổi phỏng vấn thứ nhất người thử được giới
thiệu bộ ba thứ nhất và được yêu cầu chọn hai trong ba mẫu thử một cách tùy ý. Sau đó họ
sẽ mô tả những điểm giống nhau về bao bì giữa hai mẫu và chúng khác như thế nào đối
với với mẫu thứ ba. Buồi thứ hai, người thử sẽ được giới thiệu nhiều mẫu phomai hơn
(bảng 5) với 8 bộ ba (bảng 6) kèm theo một bản danh sách thuật ngữ (list of individual
attributes) mà họ đã đưa ra ở lần phỏng vấn thứ nhất. Quá trình phỏng vấn cũng giống lần
thứ nhất, những từ mới sẽ được thêm vào bản danh sách, những thuật ngữ mơ hồ hoặc
giống nhau sẽ được tổ hợp lại và những thuật ngữ dư thừa sẽ bò loại bỏ.
2.3. Liên kết các yếu tố và kiến lập
Có ba cách để liên kết yếu tố với kiến lập đó là: phân đôi (dichotomizing), xếp dãy
(ranking), và cho điểm (rating).
Trong phương pháp phân đôi, một dấu tick ( ) sẽ được đặt vào yếu tố gần với cực
trái của kiến lập, ngược lại là dấu gạch chéo (X) nếu yếu tố đó gần với cực phải. Phương
pháp giống như một thang phân loại chỉ có hai điểm. Vấn đề của phương pháp này là
không cho phép có sự trung gian (Beail, 1985), người tham gia chỉ có thể chọn cực này
hoặc cực kia. Chính vì vậy kết quả thu được từ phương pháp này chỉ cho phép ta quyết
đònh những yếu tố cùng loại hay khác loại, không thể đưa ra quyết đònh nào về thứ bậc,
mức độ khác nhau cũng như tỷ số hoặc độ lớn của sự khác biệt.
Phương pháp xếp dãy yêu cầu người tham gia đặt những yếu tố theo một thứ tự
giữa hai cực của kiến lập. Tương tự như phương pháp phân đôi, người tham gia không được
xếp các yếu tố ở cùng một hạng mặc dù chúng giống nhau. Xếp dãy cung cấp cho ta thứ
bậc của các yếu tố, nhưng không cho biết sự khác nhau tương đối giữa các yếu tố.
Phương pháp thường được sử dụng nhất đó là phương pháp cho điểm (Hunter, 1997;
Latta and Swigger, 1992). Phương pháp này cho phép người tham gia tự do trong việc cho
điểm các yếu tố, không bắt buộc họ phải phân biệt những điều không tồn tại. Thang điểm

được sử dụng có thể là năm, bảy, chín hoặc mười một. Thang điểm tự do là thang điểm có
số giá trò trên thang điểm lớn hơn số lượng yếu tố. Một số ý kiến cho rằng sẽ có sự khác
biệt về mức độ tin cậy khi ta sử dụng thang tự do và thang điểm năm (Bell, 1990). Cũng có
ý kiến cho rằng thang điểm bảy có thể tiếp cận với đa số giới hạn phân biệt của người
tham gia và bất cứ điều gì trên thang điểm năm đều rất khó khảo sát trực quan được
(Stewart and Stewart, 1981).
Phương pháp Repertory Grid
Lê Thò Ngọc Hương 15

Trong một số trường hợp, yếu tố và kiến lập có thể không liên kết với nhau.
Trong một số trường hợp thì đối tượng không thể cho điểm các yếu tố chỉ đơn giản
bởi vì các kiến lập đó không phù hợp với một số yếu tố. Trong trường hợp này ta sẽ để
trống hay ghi N/A để ám chỉ rằng kiến lập không phù hợp với yếu tố. Tuy nhiên việc để
trống sẽ gây ra một loạt các rắc rối trong việc xử lý thống kê sau này khi phân tích dữ liệu
vì thế đã có hai cách được đề nghò để hạn chế các rắc rối trên:
 Loại bỏ kiến lập đó: mặc dù đây là cách giải quyết hợp lý nhất nhưng như
vậy ta sẽ mất đi cơ hội phân tích nó cùng với các kiến lập khác cũng như
mất đi mối liên hệ về mặt ngữ nghóa giữa các kiến lập với nhau.
 Chuyển đổi chỗ để trống thành giá trò điểm ở giữa trong thang điểm: đây
không phải là giải pháp chính xác lắm bởi vò giá trò điểm ở giữa có một
trọng số khác. Tuy nhiên, nó cho phép giữ lại kiến lập đó để phân tích. Nếu
ta lựa chọn cách này thì kiến lập đó cần được xem xét kỹ lưỡng sau này.
Một vấn đề khác có thể gặp trong khi thực hiện liên kết yếu tố và kiến lập là tồn tại
khả năng đối tượng không hiểu rõ về yếu tố để có thể đánh giá chúng dựa trên một kiến
lập nào đó. Trong trường hợp này thì ta cần nhấn mạnh rằng:
“Chúng tôi không chỉ quan tâm đánh giá những gì bạn hiểu và chắc chắn mà chúng tôi
còn quan tâm đến sự suy luận, tưởng tượng và trực giác mà bạn có. Vì vậy nếu bạn có bất
kì một ý tưởng gì thì không cần phải bận tâm xem liệu nó như thế nào mà hãy cố gắng
đánh giá nó bằng 1 giá trò trên thang điểm”
Có thể đối tượng sẽ từ chối việc đánh giá cho điểm cho đến khi nào họ thật chắc

chắn về điều đó. Họ có thể không cung cấp thông tin dựa trên thang điểm nhưng sẽ cho
chúng ta biết về những suy nghó nhận thức của họ khi đề cập đến yếu tố đó.
Nếu đối tượng vẫn không thể hình dung, tưởng tượng ra được rằng yếu tố A là
“chân thật” hay “không chân thực” thì họ có thể đánh dấu “?” vào trong ô trống. Dấu “?”
trong câu trả lời được xử lý tương tự như trong trường hợp câu trả lời bò bỏ trống.
2.4. Phân tích dữ liệu
2.4.1. Phân tích một lưới dữ liệu
Có năm phương pháp phân tích chính sau:, phân tích nội dung (content analysis),
đònh hướng trực quan (visual focusing), phân tích cụm (cluster analysis - FOCUS) và phân
tích thành phần chính (principal components analysis). Phương pháp đầu phân tích những
yếu tố có trong lưới dữ liệu, còn ba phương pháp sau thì phân tích các yếu tố và mối tương
quan giữa các yếu tố với nhau. Chính vì vậy mà phương pháp phân tích nội dung không
chứa nhiếu phép tính phức tạp nhưng lại không xem xét được mối tương quan giữa các yếu
tố với nhau.
a.

Phân tích nội dung
Phương pháp này đơn giản chỉ cần đếm tần số từng yếu tố theo các kiến lập hay
từng kiến lập theo các yếu tố. Phương pháp này được áp dụng để xử lý số liệu của phương
Phương pháp Repertory Grid
Lê Thò Ngọc Hương 16

pháp phân đôi và được sử dụng khi muốn tìm ra khuynh hướng chung của những người
tham gia.
b. Đònh hướng trực quan
Trong phương pháp này ta sẽ tiến hành bố trí lại lưới dữ liệu bằng cách đổi chổ các
cột yếu tố và hàng kiến lập để các yếu tố cũng như kiến lập nào tương đồng sẽ nhóm lại
với nhau.
Xét một bảng số liệu thô (dữ liệu được cho dưới dạng dấu


và ×)

Trong phương pháp này ta sẽ so sánh từng phần tử với nhau, nếu cùng dấu với nhau
thì là 1, khác dấu là 0, sau đó cộng tổng lại. Ví dụ, ta so sánh E1 với E2, E3, ….

Điểm cao nhất sẽ là 8 (bằng với tổng số yếu tố trong bảng) và thấp nhất là 0. Sau khi
so sánh tất cả các cặp phần tử E với nhau ta sẽ thu được một ma trận như sau:

Phương pháp Repertory Grid
Lê Thò Ngọc Hương 17


Từ ma trận trên ta sẽ tìm ra những cặp thành phần có số điểm cao và xếp những cặp
này lại với nhau (số điểm càng cao thì càng gần nhau). E1 với E5 và E7 đều có điểm 8 ,
E2 với E4 và E8 có điểm 7 nên chúng sẽ được xếp lại gần nhau.

Đối với những hàng C (kiến lập) ta cũng làm tương tự như trên.

Với 8 mẫu, nếu một yếu tố nào có số điểm nhỏ hơn 4 thì ta phải đảo ngược yếu tố đó.
Ở đây ta thấy C2, C4 và C8 có nhiều số điểm thấp nên tả sẽ đảo ngược những kiến lập
này. Sau khi đảo ngược ta thu được bảng sau:

R là dấu hiệu của những mô tả đảo ngược.
Ta thu được ma trận tương quan:
Phương pháp Repertory Grid
Lê Thò Ngọc Hương 18


Nếu dữ liệu dưới dạng số (sử dụng thang điểm để đánh giá), thì ta cũng đi so sánh
từng phần tử, bằng cách trừ chúng với nhau và tính tổng của hiệu này. Đối với cột yếu tố

thì ta chỉ tính tổng hiệu bình thường, còn đối với hàng kiến lập thì ta phải tính tổng hiệu
bình thường và tổng hiệu của kiến lập đảo ngược đem so sánh với nhau rồi lấy tổng hiệu
nhỏ hơn. Sau đó ta sằp xếp lại thứ tự của các yếu tố và mô tả lại, những yếu tố/kiến lập có
tổng hiệu càng nhỏ thì càng gần nhau và thu được ma trận tương quan.
c. Phân tích cụm
Phương pháp này tương tự như phương pháp đònh hướng trực quan nhưng ở trình độ
cao hơn là nó không chỉ sắp xếp lại các yếu tố mà còn thể hiện mối tương quan giữa các
yếu tố dưới dạng cấu trúc cây. ENQUIRE WITHIN là phần mềm chuyên dụng để xử lý số
liệu theo phương pháp này.
Như tên của phương pháp là phân tích cụm là các mẫu được phân tích thành tưng
cụm, từng dòng sản phẩm khác nhau. Nó sử dụng hệ số khoảng cách như hệ đo lường sự
tương hợp giữa các mẫu. Phép phân tích cho phép ta tính toán các các khoảng cách ơclit để
tìm ra sự tương quan giữa các kiến lập và các yếu tố. Sự sắp xếp trong cây biểu đồ cho phép
ta thấy sự tương đồng và sự phân nhánh của các yếu tố trong lưới.
d. Phân tích thành phần chính
Phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) là một kỹ thuật nhiều biến dùng để
đơn giản hóa và/hoặc mô tả mối quan hệ tương hổ giữa nhiều biến số phụ thuộc ( trong
cảm quan thường là những mô tả cảm giác) và những vật thể (các mẫu) (Joliffe, 1986;
Tabachnik và Fidell, 1983). PCA biến đổi những biến số phụ thuộc gốc thành những thứ
nguyên mới không tương quan, do đó đơn giản hóa cấu trúc dữ liệu và giúp người phân
tích giải thích dữ liệu (Johnson và Wicher, 1992). Sản phẩm của PCA thường là một bản
đồ dữ liệu minh họa bằng đồ thò những mối quan hệ khác nhau. Phương pháp PCA loại
biến đổi dữ liệu thành một tập hợp biến số mới gọi là các thành phần chính.
Những thành phần chính nhận được thông tin qua sự phối hợp tuyến tính các biến
số phụ thuộc làm cho phương sai cực đại trong phạm vi của tập hợp mẫu. Thành phần
chính thứ nhất chòu trách nhiệm về phương sai cực đại có thể có của các mẫu. Những thành
phần tiếp theo chòu trách nhiệm về những giá trò kế tiếp nhỏ hơn trong tổng phương sai của
tập hợp dữ liệu và không tương quan với những thành phần chính trước đó. Tổng số thành
phần chính có thể hình thành bằng số biến phụ thuộc.
Phương pháp Repertory Grid

Lê Thò Ngọc Hương 19

Chỉ có một số ít những thành phần chính ban đầu thường xuyên chòu trách nhiệm
cho phần lớn phương sai cùa dữ liệu và những thành phần này thường được giữ lại cho việc
giải thích sau đó.
Kết quả của PCA là một ma trận chùm yếu tố không quay. Chùm yếu tố có thể
quay nếu khó giải thích chùm không quay. Mục đích quay là để nhận được một phương án
PCA có cấu trúc đơn giản. Trong một cấu trúc đơn giản, các biến số được tải nhiếu vào
một thành phần chính đơn giản. Khi đã nhận được một cấu trúc đơn giản thì ta tiến hành
giải thích những thành phần chính. Thực hiện điều này bằng cách mô tả mối quan hệ giữa
các biến số phụ thuộc với nhau (các từ mô tả) và với các thành phần chính được giữ lại.
Những mô tả tải nhiều (hoặc dương hoặc âm) lên một chiều cụ thể để giải thích chiều đó
(Urban và cộng sự, 1987). Một thuộc tính được tải nhiều nghóa là gì? Hatcher và Stepanski
(1994) đề nghò những mức tải lớn hơn 0,4 là có ý nghóa. Tuy nhiên, Stevens (1986) chặt
chẽ hơn, đề nghò những mức tải quan trọng phải gấp đôi giá trò của hệ số tương quan có ý
nghóa đối với kích thước mẫu đặc trưng. Một đề nghò khác nữa là chỉ nên dùng những thuộc
tính được tải nhiều để mô tả tính chất của mỗi thành phần chính. Một quan điểm khác là
tất cả các mức tải đều có ý nghóa, những mức tải nhỏ (gần số không) có nghóa là nhân tố
không liên hệ gì đến các biến số đó và điều này có thể là một thông tin hữu ích khi giải
thích các thành phần chính.
Cuối cùng, dựng đồ thò của mẫu (vật thể hay sản phẩm) trong không gian dữ liệu
được mô tả bằng các thành phần chính giữ lại. Tỷ số của các yếu tố tính chó mỗi mẫu để
xác đònh vò trí trên các cấu tử giữ lại. Về mặt cảm nhận, những mẫu nằm xa nhau trên bản
đồ thanh phần chính khác với những mẫu nằm gần nhau (Coxon, 1982; Schiffman và cộng
sự, 1981).
Phương pháp này được thực hiện trên máy tính với sự giúp đỡ của các phần mềm
chuyên dụng như INGRID, FLEXIGRID của Finn Tschudi, REPGRID của Mildred Shaw
và Brian Gaines… hay ta có thể tính toán và xử lý số liệu trên phần mềm R , Mathlape…
2.4.2. Phân tích nhiều lưới dữ liệu
a. Phân tích Procrustes khái quát

Đây là phương pháp xử lý số liệu được sử dụng nhiều nhất vì phân tích Procrustes
khái quát (Generalized Procrustes Analysis – GPA) là một kỹ thuật thống kê rút ra từ một
cấu hình hòa hợp từ hai hay nhiều tập hợp dữ liệu (Gower, 1975; Arnold và Williams,
1986). Kỹ thuật này mang tên Procrustes, một chủ quán trọ và là kẻ cướp đường trong thần
thoại Hi Lạp, trong quán của anh ta chỉ có một chiếc giường. Bất chấp hậu quả, chủ quán
kéo duỗi hay chặt bớt chân của khách hàng cho vừa với giường (Kravitz, 1975). Về một ý
nghóa nào đó phương pháp này là sự tương thích bắt buộc các ma trận dữ liệu từ những tập
hợp dữ liệu riêng lẻ khớp với một không gian hòa hợp đơn giản.
Trong phép phân tích Procrustes, hai hay nhiều cấu hình chứa các điểm trong một
không gian đa chiều được làm cho tương xứng bằng cách tònh tiến, thay đổi tỷ lệ, và
quay/phản xạ (Gower, 1975; McEwan và Hallett, 1990; Oreskovich và cộng sự, 1991).
Thực hiện phép phân tích thông qua một quá trình lặp đi lặp lại làm cực tiểu một giá trò gọi
Phương pháp Repertory Grid
Lê Thò Ngọc Hương 20

là đại lượng thống kê Procrustes (Langron, 1983). Đại lượng thống kê Procrustes là
khoảng cách còn lại giữa các cấu tử riêng lẻ và cấu hình hòa hợp sau khi hoàn thành phép
phân tích Procrustes.
Khi thực hiện phép phân tích Procrustes dữ liệu của từng thành viên, pha tònh tiến
sẽ chuẩn hóa điểm số cho mỗi thành viên tại tâm để làm gốc. Điều này giống như chuyển
hiệu ứng chính của mẫu thành hiệu ứng chính của thành viên trong mô hình phân tích
phương sai. Trong pha tònh tiến, phép phân tích điều chỉnh hiệu ứng các thành viên sử
dụng các thang đo một cách khác nhau. Trong pha quay/phản xạ, phép phân tích
Procrustes làm cực tiểu những điều không nhất quán giữa các thành viên khi sử dụng các
thuộc tính. Pha này là lý do giải thích vì sao có thể sử dụng phép phân tích Procrustes cho
dữ liệu của RepGrid, vì tính đế khả năng các thành viên có thể sử dụng những thuất ngữ
khác nhau để mô tả những cảm giác giống nhau. Có thể tính ANOVA Procrustes để xác
đònh những phép biến đổi nào trên đêy có ý nghóa nhất trong sự hình thành cấu hình hòa
hợp (Dijksterhuis và Punter, 1990).
Phép phân tích Procrustes thường cho một hình ảnh hòa hợp của dữ liệu từ từng

thành viên trong không gian hai hay ba chiều. Cũng có một giải pháp Procrustes với số
chiếu lớn hơn ba, nhưng thường không thể giải thích được. Cấu hình hào hợp được giải
thích tương tự như bản đồ PCA. Ngoài ra có thể lập giản đổ không gian dữ liệu của từng
thành viên trong nhóm và so sánh các thành viên đó với nhau. Giản đồ vò trí của các thành
viên trong không gian hòa hợp cho phép chuyên gia cảm quan xác đònh chiều nào quan
trọng hơn đối với những thành viên đó. Cũng có thể lập giản đồ các từ mô tả do từng thành
viên sử dụng trong không gian hòa hợp. Cách giải thích những mô tả này tương tự như các
mô tả trên giản đồ PCA.
b. Phân tích đa yếu tố
MFA là phương pháp phân tích đồng thời các quan sát được mô tả bởi nhiều tập
biến (Escofier and Pagès, 1990, 1994). MFA đưa ra một hình ảnh thống nhất của tất cả các
tập biến và mối quan hệ giữa các tập biến với nhau.
MFA làm việc theo nguyên tắc sau:
Đối với mỗi dữ liệu, MFA thực hiện các PCA riêng biệt. Tức là đối với dữ liệu thứ
nhất (tập biến có chứa K1 biến), quan sát i được biểu diễn thành một điểm trong không
gian R
K1
. R
K1
là không gian có K1 chiều, mỗi chiều được xây dựng tương ứng với một biến
trong tập biến. Như vậy, các quan sát được mô tả bởi tập biến thứ nhất được biểu diễn
trong không gian R
K1
, tạo thành đám mây
1
I
N
. Tương tự, các quan sát được mô tả bởi tập
biến thứ j (tập biến chứa Kj biến) được biểu diễn thành đám mây
j

I
N
trong không gian
R
KJ
. Sau đó, tất cả sự phân tán của các quan sát được tập hợp trong một không gian R
K
, tạo
Phương pháp Repertory Grid
Lê Thò Ngọc Hương 21

thành đám mây
I
N
. Không gian R
K
là tổng của J không gian con từ R
K1
đến R
KJ
. Bây giờ,
tất cả các quan sát đều thuộc về không gian tổng cộng R
K
.

















Trong không gian R
K
, chiếu
I
N
lên không gian con R
K1
ta thu được đám mây
1
I
N
.












Hình 1: Nguyên tắc của MFA.

Hình 2: Chiếu quan sát i trong đám mây
I
N
không gian con R
Kj
.

Phương pháp Repertory Grid
Lê Thò Ngọc Hương 22

Các bước tiến hành MFA
MFA được thực hiện qua hai bước chính:
Đầu tiên, thực hiện các PCA trên mỗi dữ liệu. Sau đó dữ liệu được chuẩn hóa bằng
cách chia tất cả các yếu tố của dữ liệu cho trò riêng thứ nhất, trò riêng thứ nhất này thu
được nhờ thực hiện PCA trên dữ liệu đó.
Thứ hai, tất cả các tập dữ liệu đã được chuẩn hóa được hợp nhất thành một ma trận
duy nhất để thực hiện một PCA toàn thể trên ma trận này.
3. Ứng dụng trong đánh giá cảm quan
Phương pháp lưới thông tin Repertory Grid được cho là thích hợp trong việc điều
tra sự phát triển của sản phẩm mới, đánh giá nhận thức của người tiêu dùng về các sản
phẩm đặc biệt là sự khác nhau về nhận thức theo từng lứa tuổi…. Phương pháp này cho
phép nhà nghiên cứu dễ dàng nhận được các thuật ngữ cảm quan đối với người thử bình
thường và khai thác tối đa các thuật ngữ đối với người thử đã qua huấn luyện hoặc chuyên
gia. Ưu điểm của RepGrid chính là tránh được việc huấn luyện hội đồng vì phương pháp
thống kê xử lý số liệu của các thành viên. Thông qua phân tích Procrustes ta sẽ có một

hình ảnh thống nhất của thông tin từ mỗi thành viên trong không gian hai hoặc ba chiều.
Điều quan trọng nhất của phân tích Procrustes cho phép người phân tích xác đònh các thuật
ngữ do một thành viên sử dụng mà các thành viên khác cũng dùng để đánh giá cùng tính
chất cảm quan đó. Ví dụ, nếu một hội đồng đánh giá kem hương vani, có thể có một đại
lương bao gồm các thuật ngữ của các thành viên như “mốc”, “đất”, “bẩn”, “tủ lạnh cũ”…
Trong trường hợp này nhà khoa học cảm quan có thể nhận ra đây chính là những tính chất
liên quan đến hương vani khi bổ sung vào kem. Chính vì tránh được việc huấn luyện hội
đồng nên thí nghiệm có thể hoàn thành nhanh hơn và ít tốn kém chi phí. Ngoài những ưu
điểm trên phương pháp lưới thông tin Repertory Grid còn có một số hạn chế sau. Thời gian
để tiến hành thí nghiệm thường kéo dài và phân thành nhiều đợt thí nghiệm, điều này làm
cho người thử rất mệt mỏi. Việc lựa chọn khoảng thời gian tiến hành thí nghiệm phải được
tính toán thật kó. Không quá ngắn vì nếu quá ngắn thì không thu được tất cả các thuật ngữ,
cũng không quá lâu vì sẽ làm người thử mệt mỏi, mất đi yếu tố nhiệt tình dẫn đến kết quả
đánh giá không chính xác. Ngoài ra phải mất một khoảng thời gian để tạo ra các phiếu
điểm khác nhau cho từng cá nhân ngưới thử. Và vấn đề cơ bản là việc phân tích dữ liệu sẽ
giảm thông tin dẫn đến chỉ còn một vài đại lượng với sự mất mát lớn các chi tiết. Những
kết quả của RepGrid chỉ ra sự khác biệt sơ bộ giữa các sản phẩm nhưng chúng không chỉ
rõ những sự khác nhau nhỏ giữa các sản phẩm, điều mà những nhà phát triển sản phẩm
mới rất quan tâm.
Trong phân tích cảm quan phương pháp RepGrid được sử dụng rất linh hoạt và đa
dạng tùy thuộc vào mục đích của nhà nghiên cứu. Sau đây sẽ là một số nghiên cứu áp
dụng phương pháp RepGrid với những cách tiến hành thí nghiệm khác nhau.
Phương pháp Repertory Grid
Lê Thò Ngọc Hương 23

3.1. Mô tả các thuộc tính của bao bì phomai dựa trên một bản từ
vựng đồng thuận (Jane M. Murray và Conor M. Delahunty, 1999)
Mục đích của nghiên cứu này là tìm ra những thuật ngữ mô tả thuộc tính bao bì
phomai. Những tính chất bên ngoài của bao bì được xem là những kích thích về hình thức
vì vậy người thử chỉ sử dụng thò giác và không sử dụng khứu giác, vò giác cũng như những

cảm giác trong miệng (mouthfeel) để đánh giá sản phẩm. 15 người thử đã qua huấn luyện
sẽ đưa ra những thuật ngữ riêng của mình thông qua việc tiến hành phương pháp lưới
thông tin RepGrid. Và bước mở rộng từ ngữ sẽ được thực hiện sau đó để xác đònh bản từ
vựng về đònh nghóa của 20 thuật ngữ mô tả bao bì phomai Cheddar.
Phát triển thuật ngữ mô tả thuộc tính bao bì của phomai Cheddar
15 người thử đã qua huấn luyện về mô tả mùi, hình thức và cấu trúc phomai, được
yêu cầu đưa ra những thuật ngữ để mô tả về những thuộc tính của bao bì phomai
Cheddar.
Mỗi người thử sẽ tham gia hai cuộc phòng vấn, thời gian của mỗi buổi phỏng vấn
khoảng 45 phút. Trong buổi phỏng vấn thứ nhất, sẽ có 8 mẫu phomai (bảng 3) được đánh
giá , 8 mẫu này sẽ được xếp thành 5 bộ ba (bảng 4). Bộ ba đầu tiên bao gồm 3 mẫu
phomai được chọn ngẫu nhiên trong 8 mẫu ban đầu. Bộ ba thứ hai bao gồm 1 mẫu phomai
bất kỳ trong bộ ba đầu tiên, và 2 mẫu còn lại được chọn ngẫu nhiên trong những mẫu còn
lại (n = 5). Mẫu giống nhau giữa hai bộ ba đầu tiên bò loại bỏ, một trong hai mẫu còn lại
trong bộ ba thứ hai sẽ được giữ lại trong bộ ba thứ ba, hai mẫu còn lại của bộ ba này được
rút ra ngẫu nhiên từ tập hợp mẫu còn lại. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi 5 bộ ba được
hoàn tất. Bốn nhóm các bộ ba sẽ được tạo ra. Người thử thứ nhất sẽ được phỏng vấn với
nhóm bộ ba thứ nhất, người thử thứ hai với nhóm bộ ba thứ 2 … Trong buổi phỏng vấn này
người thử được giới thiệu bộ ba thứ nhất và được yêu cầu chọn hai trong ba mẫu thử một
cách tùy ý. Sau đó họ sẽ mô tả những điểm giống nhau về bao bì giữa hai mẫu và chúng
khác như thế nào đối với với mẫu thứ ba. Khi người thử không thể đưa ra những thuật ngữ
mới về bao bì phomai thì họ sẽ được giới thiệu bộ ba tiếp theo và quá trình trên sẽ được
lặp lại.
Trong buổi phỏng vấn thứ hai, người thử sẽ được giới thiệu nhiều mẫu phomai hơn
(bảng 5) với 8 bộ ba (bảng 6) kèm theo một bản danh sách từng thuật ngữ riêng biệt (list of
individual attributes) mà họ đã đưa ra ở lần phỏng vấn thứ nhất. Quá trình phỏng vấn cũng
giống lần thứ nhất, những từ mới sẽ được thêm vào bản danh sách, những thuật ngữ mơ hồ
hoặc giống nhau sẽ được tổ hợp lại và những thuật ngữ dư thừa sẽ bò loại bỏ.
Có nhiều thuật ngữ mô tả những tính chất giống nhau và chúng được nhóm thành
một nhóm thuật ngữ , các nhóm này sẽ được thảo luận trong buổi mở rộng từ ngữ

(vocabulary development sessions).
Mở rộng từ ngữ (Vocabulary Development Sessions)
Người thử sẽ tham dự 3 buổi đánh giá, thời gian dài nhất của mỗi buổi khoảng 1
tiếng. Trong buổi đầu tiên, người thử sẽ được cung cấp bản danh sách các thuật ngữ riêng
Phương pháp Repertory Grid
Lê Thò Ngọc Hương 24

lẻ và bản danh sách các nhóm thuật ngữ của họ. Tiếp tục thực hiện các bước đánh giá bộ
ba như trên, người thử sẽ sử dụng hai bản danh sách này để mô tả những điểm giống và
khác nhau giữa các loại phomai ( 12 mẫu phomai). Trong buổi thứ hai, những thuật ngữ
được sử dụng nhiều và được đánh giá là quan trọng sẽ được đặt lên một thang đo với
những từ neo, người thử được yêu cầu đánh giá các loại phomai dựa trên cường độ nhận
biết của chúng. Buổi thứ ba, 3 người thử được cung cấp một bản danh sách đã được chỉnh
sửa và tiếp tục đánh giá cường độ nhận biết của chúng.
Bằng cách này, những thuật ngữ đồng nghóa, trùng lấp hoặc dư thừa sẽ được phát
hiện và loại ra khỏi danh sách và một bản từ vựng về đònh nghóa của 20 thuật ngữ mô tả
bao bì phomai Cheddar được xác đònh. Những bao bì thể hiện rõ nhất từng thuật ngữ cũng
được xác đònh. Ý nghóa của các thuật ngữ tương tự nhau đối với tất cả người thử và họ đánh
giá các thuật ngữ này theo cùng một cách. Nghiên cứu này chỉ đánh giá những tính chất
cảm quan về bao bì và nhãn hiệu không đánh giá về thực phẩm (phomai) nên ko có việc
thử mẫu.
3.2. Một tài liệu về phương pháp Repertory Grid để đánh giá sự
chấp nhận của người tiêu dùng Úc về sản phẩm thực phẩm sản xuất theo công
nghệ mới (Melanie Mireaux, David N. Cox , Amy Cotton, Greg Evans; 2007)
Mục đích của nghiên cứu là thăm dò sự chấp nhận những công nghệ mới trong thực
phẩm, Phương pháp Repertory Grid method được sử dụng tập trung vào 13 nhóm thuộc 2
nhóm tuổi (trẻ 20-40 tuổi và già 40-60 tuổi). 72 người được xem qua bản mô tả về 12 sản
phẩm sản xuất theo các kó thuật mới và đã được công bố, nhóm thành 4 bộ ba. Để thuận
tiện mhững người thử sẽ cho điểm trên thang điểm không cấu trúc trên mỗi máy ví tính
của mỗi người.

Giới thiệu
Sự chấp nhận của người tiêu dùng phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm: sự ứng
dụng của công nghệ, qui trình xử lý, và những lợi ích hay sự thuận tiện mà nó mang lại. Ví
dụ như ở một số nước, đặc biệt là người tiêu dùng trí thức không chấp nhận sử dụng thực
phẩm chuyển gien.
RepGrid được xem là thích hợp cho việc điều tra sự phát triển của các sản phẩm
mới ,đặc biệt là nghiên cứu theo độ tuổi và theo văn hoá.
Trong RepGrid, người thử sẽ ghi lại những tính chất nào của thực phẩm là quan
trọng và ảnh hưởng đến sự lựa chọn thực phẩm của họ. Sau đó người thử sẽ cho điểm đònh
lượng sản phẩm theo các tính chất đó.Bằng cách phân tích kết quả theo GPA, sự đa dạng
do việc người thử dùng từ ngữ khác nhau để mô tả cùng một kích thích( stimuli) và sự khác
nhau trong việc sử dụng thang cho điểm có thể điều khiển được.
Trong nghiên cứu này, phương pháp RepGrid được sử dụng cho một dãy nhóm
người thử tập trung để tăng hiệu quả của việc thu thập dữ liệu. Lúc đầu RepGrid đòi hỏi
tốn nhiều thời gian để phỏng vấn từng người thử. Tuy nhiên, RepGrid sử dụng cho những
nhóm người tiêu dùng đònh hướng (focus group) có thể kết hợp được lợi ích thảo luận
Phương pháp Repertory Grid
Lê Thò Ngọc Hương 25

nhóm, tương tác sẽ là lớn hơn và sẽ cho câu trả lời chung, giảm được độ lệch; thuận tiện
hơn trong việc so sánh thảo luận những sản phẩm với viết những mô tả của từng cá nhân.
Mặt khác, Colwill và McEwan (1992) so sánh kết quả của lập các nhóm tập trung và
phỏng vấn từng cá nhân đều cho cùng một bản đồ sản phẩm hay cùng một cách hiểu giữa
2 phương pháp luận. Vì vậy, RepGrid nhóm có thể được chấp nhận trong nghiên cứu này.
Bằng cách phỏng vấn các nhóm người thử khác nhau về tuôi tác và giới tính, nghiên cứu
này đã tìm ra những biểu hiện khác nhau trong sự chấp nhận sản phẩm thực phẩm giữa
nam và nữ, giữa người trẻ và già.
Nghiên cứu này so sánh những phản ứng đối với một vài công nghệ được áp dụng
trên cùng một sản phẩm thực phẩm.
Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với

một vài loại thực phẩm ứng dụng công nghệ mới, sử dụng phép thử mô tả về 1 số loại thực
phẩm đặc trưng sử dụng những công nghệ mới này và với những sản phẩm đã có mặt trên
thò trường.
Phương pháp
Phương pháp RepGrid gồm 2 giai đoạn, đầu tiên xây dựng các đặc tính, thứ 2 là cho
điểm sản phẩm theo các tiêu chuẩn đó. Người thử sẽ được nhận bộ 3 mẫu. Trong thí
nghiệm này, bản mô tả và phương pháp sản xuất của mỗi sản phẩm cụ thể sẽ được cung
cấp để khuyến khích thảo luận. Người thử sẽ được yêu cầu sẽ xếp loại mô tả sản phẩm và
sẽ được yêu cầu giải thích lí do tại sao chọn sản phẩm này mà không chọn 2 sản phẩm còn
lại. Có thể đưa ra câu hỏi :” Sản phẩm này khác/giống với 2 sản phẩm còn lại ở chỗ nào?”.
Sau khi đã thống nhất ý kiến với nhóm, mô tả sẽ được viết lên bảng và được yêu cầu để
tìm điểm neo (anchor) cho mỗi mô tả.
Không giống như những nghiên cứu RepeGrid khác, sản phẩm không được đem từ
bộ 3 này qua bộ 3 khác do một số công nghệ chỉ sử dụng cho một số sản phẩm đặc trưng.
Tuy nhiên, người thử sẽ phải cho điểm tất cả các sản phẩm theo tất cả các mô tả mà người
thử có thể đưa ra, và việc phân tích phải bao gồm tất cả các sản phẩm.
Người thử
72 người mới được công ty nghiên cứu thò trường lựa chọn từ khu vực Adelaide,
phía nam nước Úc, được hỏi về độ tuổi, đã từng mua thòt bò, tôm, margarine và nước ép
cam và không tham gia bất cứ nghiên cứu tương tự trong vóng 12 tháng trước. Người thử
tình nguyện và sẽ nhận 40 đô Úc cho phí đi lại. Có 3 nhóm nam, 3 nhóm nữ thuộc độ tuổi
từ 20-40 và 4 nhóm nam và 3 nhóm nữ độ tuổi 41-60. Nghiên cứu được thực hiện bởi
CSIRO Health Sience và Nutrition Human Ethics Committee.
Sản phẩm
12 sản phẩm nhóm thành 4 bộ 3, mỗi bộ 3 gồm 3 sản phẩm thực phẩm tương tự để
đánh giá sự chấp nhận của mỗi công nghệ.

×