ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ – TRUNG ĐẠI:
BẢN THỂ LUẬN VÀ NHẬN THỨC LUẬN
Indian Philosophy in the Ancient – Middle Ages: Ontology and Epistemology
1. Thông tin về giảng viên
1.1. Họ và tên: Nguyễn Hùng Hậu
Chức danh, học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ.
Các hướng nghiên cứu chính:
- Lịch sử triết học phương Đông;
- Lịch sử tư tưởng Việt Nam
1.2. Họ và tên: Nguyễn Thanh Bình
Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ, giảng viên
Thời gian làm việc: các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6 hàng tuần
Địa điểm làm việc: khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội
+ Điện thoại CQ: 04.8581423, NR: 04. 8586509, di động: 0982609012
Các hướng nghiên cứu chính:
- Triết học Mác – Lênin;
- Lịch sử triết học và lịch sử triết học phương Đông;
- Nho giáo và Nho giáo Việt Nam;
- Phật giáo và Phật giáo Việt Nam;
1.3. Họ và tên: Hoàng Thị Thơ
Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ.
Các hướng nghiên cứu chính:
- Triết học Phật giáo;
- Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam
2. Thông tin chung về môn học
Tên môn học: Triết học ấn Độ cổ – trung đại: bản thể luận và nhận thức luận
Mã môn học: PHI 6001
Số tín chỉ: 2
- Môn học: Bắt buộc
- Địa chỉ Khoa phụ trách môn học: Nhà B, tầng 4, gác 1, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân
2
3. Mục tiêu môn học
* Mục tiêu kiến thức: - Nắm vững những điều kiện và tiền đề chủ yếu cho sự hình thành,
phát triển triết học Ấn Độ cổ - trung đại nói chung, vấn đề Bản thể luận và Nhận thức luận của
nền triết học này nói riêng.
* Mục tiêu kỹ năng: Phân tích được ý nghĩa, vai trò của những điều kiện và tiền đề đối với
quá trình hình thành, phát triển triết học Ấn Độ cổ - trung đại nói chung, đặc biệt là những vấn
đề triết học chủ yếu trong Bản thể luận và nhận thức luận của nền triết học này nói riêng.
- Nhận định và đánh giá một cách có căn cứ và khoa học từng nội dung từng vấn đề trong
Bản thể luận và Nhận thức luận của triết học Ấn Độ cổ - trung đại.
- Phát triển năng lực tư duy và nghiên cứu độc lập về triết học Ấn Độ cổ - trung đại, vị trí
và ảnh hưởng của nó đối với xã hội và con người Việt Nam trong lịch sử và hiện nay.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời, phát triển của triết học Ấn Độ cổ -trung đại nói
chung và những vấn đề về Bản thể luận và Nhận thức luận nói riêng. Sự tác động, quy định của
những điều kiện, tiền đề ấy đối với đặc điểm và phạm vi, tính chất, nội dung tư tưởng của triết
học Ấn Độ cổ - trung đại, nhất là trong Bản thể luận và Nhận thức luận của nền triết học này.
Những nội dung triết học chủ yếu trong Bản thể luận và Nhận thức luận của triết học Ấn
Độ cổ -trung đại (qua một số trường phái triết học và triết gia tiêu biểu của hệ thống triết học
này); đặc biệt là các nội dung: Tư tưởng triết học về nguồn gốc, bản chất, trạng thái của thế giới,
vạn vật, vấn đề lý luận nhận thức, tư tưởng triết học về con người, v.v…
Những giá trị và hạn chế chủ yếu của từng tư tưởng triết học trong mỗi trường phái triết
học nói riêng mà trong cả nền triết học phương Đông nói chung.
Vị trí, vai trò và ý nghĩa của triết học Ấn Độ (qua nghiên cứu những vấn đề chủ yếu
trong Bản thể luận và Nhận thức luận) đối với sự phát triển triết học và văn hóa các nước
phương Đông, trong đó có Việt Nam.
5. Nội dung môn học, hình thức tổ chức dạy và học
Hình thức tổ chức dạy và học
Lên lớp: 20
Nội dung
Lý
thuyết
20
Bài
tập
0
Thảo
luận
0
Thực
hành
0
Tự
nghiên
cứu :10
Tổng
:30
Chương 1. Khái lược về điều kiện và tiền đề
chủ yếu đối với quá trình hình thành, phát triển
của triết học Ấn Độ cổ - trung đại. Đặc điểm
của nền triết học này
4 2 6
3
1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và tư
tưởng
1.2. Quá trình hình thành, phát triển triết học Ấn Độ
cổ - trung đại và những vấn đề chủ yếu trong Bản
thể luận và Nhận thức luận của nền triết học này
1.3. Một vài đặc điểm chủ yếu của triết học Ấn
Độ cổ - trung đại
Chương 2. Một số nội dung cơ bản trong Bản
thể luận của triết học Ấn Độ cổ - trung đại
2.1. Khái niệm bản thể luận
2.2. Tư tưởng triết học về nguồn gốc, bản chất
của vũ trụ, vạn vật, con người và đời người
2.3. Tư tưởng triết học về trạng thái của vũ
trụ, vạn vật, con người và đời người
2.4. Những giá trị và hạn chế cơ bản trong Bản
thể luận của triết học Ấn Độ cổ - trung đại
6 3 9
Chương 3. Một số nội dung cơ bản trong Nhận
thức luận của triết học Ấn Độ cổ - trung đại
3.1. Những vấn đề chung về Nhận thức luận
trong triết học Ấn Độ cổ - trung đại
3.2. Các quan niệm khác nhau về bản chất, thực
chất của nhận thức, quá trình nhận thức
3.3. Vấn đề chủ thể và khách thể trong nhận
thức
3.4. Quá trình nhận thức và phương pháp
nhận thức
3.5. Vấn đề chân lý và tiêu chuẩn chân lý
3.6. Một số giá trị và hạn chế chủ yếu trong
Nhận thức luận của triết học Ấn Độ cổ - trung
đại
6 4 10
Phần Kết luận: Ví trí, vai trò của triết học Ấn
Độ cổ - trung đại nói chung, vấn đề Bản thể
luận và Nhận thức luận nói riêng đối với triết
học phương Đông và triết học Việt Nam
4 1 5
6. Học liệu
4
6.1. Giáo trình môn học
1. Doãn Chính, Lịch sử Triết học Ấn Độ cổ đại, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2003.
2. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên), Giáo trình Lịch sử triết học, Nxb. CTQG, 2002.
6.2. Tài liệu tham khảo
6.2.1. Tài liệu tham khảo bắt buộc
1. Thích Thanh Kiểm, Lược sử Phật giáo Ấn Độ, Thành hội Phật giáo Tp.HCM, 1989.
2. Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb. KHXH, Hà Nội, 1988.
3. Đặng Thị Lan, Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam, Nxb. ĐHQG,
2006.
4. O.O Rozenberg, Phật giáo, những vấn đề triết học (Nguyễn Hùng Hậu và Ngô Văn
Doanh dịch), Trung tâm tư liệu Phật học xuất bản, Hà Nội, 1990.
6.2.2. Danh mục tài liệu tham khảo thêm
1. Nguyễn Văn Chế, Những vấn đề cơ bản trong Phật học, Hội Phật giáo thống nhất Việt
Nam xuất bản, 1976.
2. Daisaku Ikeda, Phật giáo một ngàn năm đầu (Nguyễn Phương Đông dịch), Nxb. Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
3. Trần Văn Giàu, Mấy vấn đề về Phật giáo và Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Viện Triết học
ấn hành, 1986.
4. Nguyễn Duy Hinh, Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
1999.
5. Hoàng Thị Thơ, Vấn đề con người trong đạo Phật, Thực thểC Triết học, số 6/2000.
6. Hoàng Thị Thơ, Giá trị nhân bản của Phật giáo trong truyền thống và hiện đại, Tạp
chí Triết học, số 6, năm 2001, tr. 19 - 24.
7. Nguyễn Thanh Bình, Triết lý nhân sinh của Phật giáo với việc hoàn thiện đạo đức con
người Việt Nam, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 1, năm 2007, tr. 37 - 40.
7. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
7.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên đi học đầy đủ đúng giờ, thường xuyên phát biểu:
điểm: 10, Tỷ trọng: 10%
7.2. Kiểm tra – đánh giá định kì
- Kiểm tra giữa kì: Hình thức: viết, điểm: 10, tỷ trọng: 30 %
- Thi hết môn học: Hình thức: Vấn đáp, điểm: 10, tỷ trọng: 60%
Phê duyệt của Trường
Chủ nhiệm khoa
Chủ nhiệm bộ môn Người biên soạn
TS. Nguyễn Thanh Bình
5
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ – TRUNG ĐẠI:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Chinese Philosophy in the Ancient – Middle Ages: Social-Political Issues
1. Thông tin về giảng viên
1.1. Họ và tên: Nguyễn Tài Thư
Chức danh, học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ.
Các hướng nghiên cứu chính:
- Lịch sử triết học Trung Quốc
- Lịch sử tư tưởng Việt nam
1.2. Họ và tên: Lê Văn Quán
Chức danh, học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ.
Các hướng nghiên cứu chính:
- Lịch sử triết học Trung Quốc
- Lịch sử tư tưởng Việt nam
1.3. Họ và tên: Nguyễn Thanh Bình
Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ, giảng viên
Thời gian làm việc: các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6 hàng tuần
Địa điểm làm việc: khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội
+ Điện thoại CQ: 04.8581423
+ Điện thoại NR: 04. 8586509
+ Điện thoại di động: 0982609012
Các hướng nghiên cứu chính:
- Triết học Mác – Lênin;
- Lịch sử triết học và lịch sử triết học phương Đông;
- Nho giáo và Nho giáo Việt Nam;
- Phật giáo và Phật giáo Việt Nam;
2. Thông tin chung về môn học
Tên môn học: Triết học Trung Quốc cổ – trung đại: những vấn đề chính trị-xã hội
Mã môn học: PHI 6002
6
Số tín chỉ: 2
- Môn học: Bắt buộc
- Địa chỉ Khoa phụ trách môn học: Nhà B, tầng 4, gác 1, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân
3. Mục tiêu môn học
* Mục tiêu kiến thức: - Nắm vững những vấn đề, những nội dung chủ yếu trong học thuyết
chính trị - xã hội của một số trường phái triết học tiêu biểu như: Nho gia, Đạo gia, đặc biệt là các
phái Mặc gia và Pháp gia (qua một số triết gia tiêu biểu của từng trường phái), chỉ ra những tác
động, vai trò của chúng đối với xã hội Trung Hoa thời kỳ trung và cận đại.
- Nhận thức và hiểu đúng vị trí, vai trò của tư tưởng chính trị - xã hội trong hệ các vấn đề tư
tưởng của mỗi một trường phái triết học nói riêng và trong nền triết học Trung Quốc nói chung.
- Phân tích rõ những điểm giống, khác nhau cơ bản trong tư tưởng chính trị - xã hội của các
trường phái triết học cùng những giá trị và hạn chế chủ yếu của nó trong từng trường phái nói riêng
và triết học Trung Quốc cổ - trung đại nói chung.
* Mục tiêu kỹ năng: Phân tích một cách khoa học và có căn cứ ý nghĩa, vai trò của điều
kiện kinh tế - xã hội của xã hội Trung Quốc thời cổ - trung đại cùng những tiền đề về khoa học,
văn hóa, tư tưởng đối với sự hình thành, phát triển của triết học Trung Quốc cổ - trung đại nói
chung và những vấn đề chính trị - xã hội của nền triết học này nói riêng.
- Nhận định và đánh giá một cách khách quan, khoa học những nội dung chủ yếu trong tư
tưởng chính trị - xã hội của từng trường phái triết học, những điểm giống và khác nhau cơ bản
giữa các trường phái về nội dung, tính chất của tư tưởng chính trị - xã hội.
- Hình thành và dần hoàn thiện năng lực nghiên cứu độc lập về những vấn đề chính trị -
xã hội của triết học Trung Quốc cổ - trung đại.
- Yêu cầu của môn học: đòi hỏi học viên phải đọc trực tiếp các tác phẩm của Khổng Tử,
Mạnh Tử, Lão Tử và Trang Tử.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Bối cảnh ra đời, phát triển của triết học Trung Quốc cổ - trung đại nói chung và đặc biệt
là những vấn đề chính trị - xã hội của nền triết học này nói riêng. Sự tác động, quy định của
những hoàn cảnh đó không chỉ đối với đặc điểm, phạm vi, tính chất và nội tư tưởng của triết học
Trung Quốc nói chung mà còn đối với vấn đề chính trị - xã hội của nền triết học này nói riêng.
Những nội dung chủ yếu trong học thuyết chính trị - xã hội của từng trường phái triết học
tiêu biểu, tư tưởng triết học về con người, về xã hội, phương thức cai trị và quản lý xã hội, v.v…
Những giá trị và hạn chế cơ bản trong học thuyết chính trị - xã hội của triết học Trung
Quốc cổ - trung đại và trong từng trường phái của nền triết học này nói riêng.
5. Nội dung môn học, hình thức tổ chức dạy và học
Nội dung Hình thức tổ chức dạy và học Tổng
7
Lên lớp:20
Lý
thuyết
20
Bài
tập
0
Thảo
luận
0
Thực
hành
0
Tự nghiên
cứu:10
30
Chương 1. Tổng quan triết học Trung Quốc
cổ - trung đại và những vấn đề chính trị - xã
hội
1.1. Tiền đề xã hội và tư tưởng của triết học
Trung Quốc cổ - trung đại
1.2. Những vấn đề về chính trị - xã hội của
xã hội đương thời
2 1 3
Chương 2 Những nội dung chủ yếu trong học
thuyết chính trị - xã hội của phái Nho gia
2.1. Khái lược về quá trình hình thành, phát
triển và vị trí của học thuyết chính trị - xã hội
trong hệ các vấn đề của phái Nho gia
2.2. Tư tưởng triết học về con người của
Nho gia
2.3. Tư tưởng của Nho gia về xã hội lý tưởng
và Đức trị
2.4. Một số giá trị và hạn chế chủ yếu trong
học thuyết chính trị - xã hội của Nho gia
4 2 6
Chương 3. Một số nội dung chủ yếu trong tư
tưởng chính trị - xã hội của phái Đạo gia
3.1. Khái quát về phái Đạo gia. Những cơ sở
hình thành tư tưởng chính trị - xã hội của
Đạo gia
3.2. Sự lý giải của phái Đạo gia về
nguyên nhân và bản chất của tình trạng
rối loạn trong xã hội Trung Quốc thời
Xuân Thu - Chiến Quốc
3.3. Nội dung chủ yếu trong đường lối “Vô
vi như trị” của Đạo gia
3.4. Một số giá trị và hạn chế chủ yếu trong
tư tưởng chính trị - xã hội của Đạo gia
4 3 7
8
Chương 4. Một số nội dung chủ yếu trong tư
tưởng chính trị - xã hội của phái Mặc gia
4.1. Sự phê phán đường lối Đức trị của Nho
gia - tiền đề xuất phát chủ yếu hình thành tư
tưởng chính trị - xã hội của Mặc gia
4.2. Quan niệm của Mặc gia về đường lối cai
trị, quản lý xã hội
4.3. Một vài giá trị và hạn chế chính trong tư
tưởng chính trị - xã hội của Mặc gia
4 2 6
Chương 5: Những nội dung cơ bản trong tư
tưởng chính trị - xã hội của phái Pháp gia
5.1. Vài nét về lịch sử phái Pháp gia và
những tiền đề chủ yếu hình thành đường lối
Pháp trị
5.2. Một số nội dung tư tưởng chính trị - xã
hội chủ yếu của ba phái trong Pháp gia
5.3. Tư tưởng chính trị - xã hội của Hàn Phi
Tử (nội dung đường lối Pháp trị của ông)
5.4. Những giá trị, hạn chế chủ yếu trong tư
tưởng chính trị - xã hội của phái Pháp gia
4 1 5
Phần Kết luận. Tác động của tư tưởng chính
trị - xã hội trong triết học Trung Quốc cổ -
trung đại đối với sự phát triển của xã hội
Trung Quốc thời kỳ phong kiến
2 1 3
6. Học liệu
6.2. Tài liệu tham khảo
6.2.1. Tài liệu tham khảo bắt buộc
1. Chu Hy, Tứ thư tập chú, (Nguyễn Đức Lân dịch và chú giải), Nxb. VHTT, 1996.
2. Lão Tử, Đạo đức kinh, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1991.
3. Trang Tử, Nam hoa kinh, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1992.
4. Trần Đình Hượu, Các bài giảng về triết học phương Đông, Nxb. ĐHQG, HN, 2001.
5. Phan Ngọc (dịch và chú giải), Hàn Phi Tử, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2001.
6. Lã Trấn Vũ, Lịch sử học thuyết chính trị - xã hội Trung Quốc (Trần Văn Tấn dịch),
Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1964.
6.2.2. Tài liệu tham khảo thêm
9
7. Nguyễn Tôn Nhan, Nho giáo Trung Quốc, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2005.
8. Quang Đạm, Nho giáo xưa và nay, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1994.
9. Doãn Chính, Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb. Thanh Niên, Tp. HCM, 2002
10. Nguyễn Tài Thư, Nho học và Nho học Việt Nam, Trung tâm KHXNV, HN, 1997.
11. Phan Đại Doãn (chủ biên), Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, Nxb. CTQG, 1998.
12. Nguyễn Thanh Bình, Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó
ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007.
13. Vi Chính Thông, Nho gia với Trung Quốc ngày nay, Nxb. CTQG, 1996.
7. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
7.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên đi học đầy đủ đúng giờ, thường xuyên phát biểu:
điểm: 10, Tỷ trọng: 10%
7.2. Kiểm tra – đánh giá định kì
- Kiểm tra giữa kì: Hình thức: viết, điểm: 10, tỷ trọng: 30 %
- Thi hết môn học: Hình thức: Vấn đáp, điểm: 10, tỷ trọng: 60%
Phê duyệt của Trường
Chủ nhiệm khoa
Chủ nhiệm bộ môn Người biên soạn
TS. Nguyễn Thanh Bình
10
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
THẾ GIỚI QUAN TRONG TRIẾT HỌC HY LA CỔ ĐẠI
World Outlook in the Ancient Greek and Roman Philosophy
1. Thông tin về giảng viên
1.1. Họ và tên: Nguyễn Hữu Vui
Chức danh, học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ.
Các hướng nghiên cứu chính:
- Lịch sử triết học
- Tôn giáo học
1.2. Họ và tên: Nguyễn Quang Hưng
Chức danh, học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ.
Các hướng nghiên cứu chính:
- Lịch sử triết học
- Tông giáo học
1.3. Họ và tên: Đặng Hữu Toàn
Chức danh, học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ
Các hướng nghiên cứu chính:
- Lịch sử triết học
- Triết học Mác – Lênin
1.4. Họ và tên: Đỗ Minh Hợp
Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ, NCV chính
Thời gian làm việc: 8h – 16h.30
Địa điểm làm việc: viện Triết học thuộc VKHXHVN
Địa chỉ liên hệ:
+ Địa chỉ cơ quan: 59 Láng Hạ, Hà Nội
+ Địa chỉ nhà riêng: E5, Thanh Xuân Bắc, Hà Nội
+ Điện thoại CQ: 04.514 1134
+ Điện thoại NR: 04. 8549892
+ Điện thoại di động: 0912968466
Các hướng nghiên cứu chính:
- Lịch sử triết học phương Tây;
11
- Triết học phương Tây hiện đại;
- Bản thể luận;
- Tôn giáo học;
- Toàn cầu học triết học.
2. Thông tin chung về môn học
Tên môn học: Thế giới quan trong triết học Hy La cổ đại (môn lý thuyết)
Mã môn học: PHI 6003
Số tín chỉ: 2
- Môn học: Bắt buộc
- Địa chỉ Khoa phụ trách môn học: Nhà B, tầng 4, gác 1, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân
3. Mục tiêu môn học
* Mục tiêu kiến thức: học viên cần nắm được nội dung cơ bản của các học thuyết triết
học Hy La Cổ đại nhờ phân tích quá trình ra đời của triết học Hy Lạp Cổ đại như quá trình khắc
phục cuộc khủng hoảng của thế giới quan thần thoại và những chuyển biến của tư tưởng triết học
Hy Lạp Cổ đại nhằm xây dựng một hệ thống giá trị nhân văn có tên gọi là “sự thông thái”, sinh
viên cần hiểu rõ những nội dung tích cực, cũng như những hạn chế của hệ giá trị thông thái dẫn
đến sự khủng hoảng và diệt vong của văn minh Hy La Cổ đại và sự ra đời của văn Kitô giáo.
* Mục tiêu kỹ năng: vận dụng những hiểu biết về sự ra đời và hệ vấn đề của triết học Hy
La Cổ đại để nhận thức được phần nào bản chất, sự đặc thù và vai trò của tri thức triết học trong
đời sống xã hội và đời sống cá nhân, làm sáng tỏ được ý nghĩa lịch sử của nền văn minh Hy La
trong lịch sử triết học và văn hóa phương Tây nói riêng và lịch sử triết học và văn hóa thế giới
nói chung.
4. Tóm tắt nội dung môn học
+ Thế giới quan thần thoại, những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng của nó và sự ra
đời tất yếu của triết học.
+ Một số cách tiếp cận với sự ra đời của triết học Hy Lạp và qua đó là các quan niệm khác
nhau về bản chất của tri thức triết học.
+ Hệ vấn đề nguồn gốc vũ trụ luận – cơ sở lý luận của lập trường thế giới quan trong triết
học tự nhiên tiền Socrates.
+ Cuộc cách mạng nhân học trong triết học ngụy biện.
+ Socrates và vấn đề xác định đối tượng và phương pháp đặc thù của triết học – thử
nghiệm đầu tiên hình thành thế giới quan triết học.
+ Siêu hình học Platon – sự ra đời của thế giới quan triết học duy lý.
+ Aristotes với vấn đề phân loại khoa học – thử nghiệm xác định vị trí của thế giới quan
triết học trong hệ thống tri thức.
12
+ Sắc thái triết học thực tiễn trong thế giới quan triết học Cổ đại hậu kỳ (chủ nghĩa tiêu
dao, chủ nghĩa hoài nghi, thuyết Epicure, chủ nghĩa khắc kỷ, chủ nghĩa Platon mới).
+ Nội dung của hệ giá trị “thông thái”, những phương diện tích cực và những hạn chế của
nó là cái dẫn đến khủng hoảng của văn hóa Cổ đại và sự ra đời của văn hóa Kitô giáo.
5. Nội dung môn học, hình thức tổ chức dạy và học
Hình thức tổ chức dạy và học
Lên lớp: 20
Nội dung
Lý
thuyết
20
Bài
tập
0
Thảo
luận
0
Thực
hành
0
Tự
nghiên
cứu:
10
Tổng
30
Chương 1. Sự ra đời của triết học Hy Lạp Cổ đại
và sự hình thành thế giới quan tiền triết học
1.1. Khái niệm “thế giới quan thần thoại” và
những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng của
nó
1.2. Các cách tiếp cận sự ra đời của triết học Hy
Lạp và vấn đề bản chất của tri thức triết học
1.3. Nguồn gốc vũ trụ luận trong triết học tiền
Socrates
3 2 5
Chương 2. Sự ra đời của thế giới quan triết học
2.1. Cuộc cách mạng nhân học trong triết học
ngụy biện
2.2. Socrates - ông tổ của nhân học triết học với tư
cách là cơ sở của thế giới quan triết học
2.3. Nhân học triết học và nhân sinh quan triết học
2.4. Thế giới quan triết học và lập trường triết học
chính trị xã hội
5 2 7
Chương 3. Siêu hình học Platon – khởi đầu của
thế giới quan triết học duy lý
3.1. Sự phê phán của Platon đối với triết học tự
nhiên và vấn đề đối tượng của triết học
3.2. Học thuyết ý niệm và sự ra đời của thế giới
quan triết học duy lý
3.3. Thế giới quan triết học duy lý và sự mở rộng
của nó sang lĩnh vực chính trị xã hội và đạo đức
5 2 7
13
3.4. Những phê phán đối với thế giới quan triết
học duy lý
Chương 4. Aristotes và vị trí của thế giới quan
triết học trong hệ thống tri thức
4.1. Hệ thống hóa và những đánh giá mang tính
phê phán đối với thế giới quan triết học tự nhiên
và thế giới quan triết học duy lý
4.2. Sự phân loại khoa học và vấn đề xác định vị
trí của triết học trong hệ thống tri thức triết học
4.3. Quan niệm về các bộ môn triết học trong triết
học thứ nhất
4.4. Đánh giá ưu và khuyết của lập trường triết
học Aristotes
5 2 7
Chương 5. Triết học Hy La hậu kỳ và bước chuyển
sang triết học thực tiễn
5.1. Sự phục hồi hệ vấn đề nhân học triết học
5.2. Nội dung của khái niệm “thông thái”
5.3. Những hạn chế mang tính nguyên tắc của triết
học Hy La Cổ đại và sự ra đời tất yếu của một loại
hình triết học mới
2 2 4
6. Học liệu
6.2. Tài liệu tham khảo
6.2.1. Tài liệu tham khảo bắt buộc
1. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn (2006): Đại cương lịch sử triết học
phương Tây, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
2. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn tại thành phố Hồ Chí Minh (2000): Triết
học cổ đại Hy Lạp La Mã, Nxb. Mũi Cà Mau.
3. Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên, 1998): Lịch sử triết học, Nxb. Chính trị quốc gia.
4. P. S. Taranốp: 120 Nhà Triết học: Cuộc đời, Số phận, Học thuyết, tập 1, Tài liệu dịch
(Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Vũ Hảo) 5/2006, Phòng Tư liệu khoa Triết học
6.2.2. Tài liệu tham khảo thêm
1. Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô, Viện Triết học (1998): Lịch sử phép biện chứng, tập
1, phép biện chứng cổ đại, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội .
2. C.Mác và Ph. Ăngghen (2002): Toàn tập, tập 20, Nxb. chính trị Quốc gia Hà Nội, (tr.
30 - 45 và tr. 458 - 495)
14
3. E. V. Ilencôv (Nguyễn Anh Tuấn dịch, 2003): Lôgíc học biện chứng, Nxb. VHTT.
4. Đỗ Minh Hợp (2002): Đối tượng của triết học – lịch sử vấn đề. T/c. TH, 1.
5. Đỗ Minh Hợp (2002): Siêu hình học: tồn tại hay không tồn tại. T/c. TH, 7
6. Đỗ Minh Hợp (2003): Sự hình thành bản thể luận văn hóa. T/c. TH, 1.
7. Hành trình triết học. HN., 2004.
8. Alan C.Bowen (2004): Khoa học và triết học Hy Lạp cổ đại, Nxb. Văn hoá thông tin.
9. David E. Cooper (2005): Các trường phái triết học trên thế giới, Nxb. Văn hoá tư
tưởng, Hà Nội.
10. Nguyễn Thế Nghĩa và Doãn Chính (Chủ biên, 2002): Lịch sử triết học, triết học cổ
đại, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, t.1.
11. Trần Văn Phòng (Chủ biên, 2003), Dương Minh Đức: Lịch sử triết học phương Tây
trước Mác, Nxb. Đại học Sư phạm HN.
12. Trần Văn Phòng (2006): Triết học Hy Lạp cổ đại, Nxb. LLCT, HN.
13. Samuel Enoch Stumpt & Đonal C.Abel (2004): Nhập môn Triết học phương Tây,
Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
14. Johannes Hirschberger (1991): Geschichte der Philosophy, Band I, 14 Auflage,
Berlin.
15. Johannes Stoerig (1994): Kleine Geschichte Philosophy, 17 Auflage, Darmstadt.
16. Sir Julian Huxley, Dr.J. Bronowski, Sir Gerald Barry, James Fisher (2004): Tư
tưởng loài người qua các thời đại, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội.
17. Triết học Hy Lạp cổ đại (1999), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Wesites, 1) http//www.philosophy.ru/; 2) http//www.cpv.org.vn/; 3) http//www.phil.cam.ac.uk/.
7. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
7.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên đi học đầy đủ đúng giờ, thường xuyên phát biểu:
điểm: 10, Tỷ trọng: 10%
7.2. Kiểm tra – đánh giá định kì
- Kiểm tra giữa kì: Hình thức: viết, điểm: 10, tỷ trọng: 30 %
- Thi hết môn học: Hình thức: Vấn đáp, điểm: 10, tỷ trọng: 60%
Phê duyệt của Trường
Chủ nhiệm khoa
Chủ nhiệm bộ môn Người biên soạn
TS. Đỗ Minh Hợp
15
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TÂY ÂU TRUNG - CẬN ĐẠI
The Western European Social Political Philosophy in the Middle- Modern Age
1. Thông tin về giảng viên
1.1. Học và tên: Nguyễn Hữu Vui
Chức danh, học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ
Các hướng nghiên cứu chính:
- Lịch sử triết học
- Tôn giáo học
1.2. Họ và tên: Nguyễn Quang Hưng
Chức danh, học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên chính
Thời gian làm việc: 14.00 - 17.00 thứ hai hàng tuần
Địa điểm làm việc: khoa Triết học, nhà B, 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân
Địa chỉ liên hệ:
+ Cơ quan: Khoa Triết học, Nhà B, tầng 4, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân,
+ Nhà riêng: Nhà A2, Lô 8, Khu đô thị mới Định Công, Quận Hoàng Mai,
+ Điện thoại: CQ: 858 1423; NR: 04 640 5232
+ Email:
Các hướng nghiên cứu chính:
- Triết học cổ điển Đức
- Lịch sử Công giáo ở Việt Nam
- Vai trò của Công giáo trong đời sống xã hội hiện đại
1.3. Học và tên: Đỗ Minh Hợp
Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ
Các hướng nghiên cứu chính:
- Lịch sử triết học phương Tây
- Toàn cầu học
2. Thông tin chung về môn học
Tên môn học: Triết học chính trị- xã hội Tây Âu trung - cận đại (môn lý thuyết)
Mã môn học: PHI 6004
Số tín chỉ: 02
16
Môn học: Bắt buộc
Các môn học tiên quyết: PHI 6003
Địa chỉ khoa phụ trách môn học: Nhà B, tầng 4, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
3. Mục tiêu môn học
* Mục tiêu kiến thức: Xác định vai trò lịch sử của triết học Tây Âu trung cổ và triết học
Tây Âu thời kỳ Phục hưng và Cận đại (thế kỷ XV - XVIII) đối với cổ điển Đức, triết học mác xít
và triết học phương Tây hiện đại. Vị trí của triết học Tây Âu Trung cổ và Cận đại trong tiến trình
lịch sử triết học của nhân loại.
* Về kỹ năng: Môn học này giúp cho sinh viên trao dồi và nâng cao khả năng suy tư lý
luận, từ đó phân tích, đánh giá các vấn đề khoa học hơn.
* Yêu cầu môn học: Học viên phải đọc trực tiếp tất cả các nguyên tác trong danh mục tài
liệu tham khảo bắt buộc, có kiểm tra, đánh giá.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Lịch sử triết học Tây Âu thời kỳ trung cổ, Phục hưng và Cận đại là giai đoạn lịch sử triết
học trải dài hơn 1500 năm, từ những thế kỷ đầu công nguyên tới triết học Khai sáng Pháp thế kỷ
XVIII. Đây là giai đoạn có nhiều bước thăng trầm trong sự phát triển tư tưởng triết học phương
Tây từ khi tan dã chế độ chiếm hữu nô lệ cho tới những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, do vậy
có một nội dung vô cùng phong phú. Môn học này cần làm rõ mối liên hệ giữa triết học trung cổ
và triết học Kitô giáo, đánh giá vị trí, vai trò của triết học Tây Âu trung cổ trong tiến trình lịch sử
triết học phương Tây và thế giới. Triết học Kitô giáo nguyên thuỷ và triết học Kitô giáo hiện đại.
Nhấn mạnh các vấn đề đạo đức - xã hội, vấn đề quan hệ triết học và tôn giáo trong triết
học Phục hưng và cận đại so với giai đoạn trung cổ. Chủ nghĩa nhân văn Phục hưng và các tư
tưởng mỹ học Tây Âu. Các quan niệm lịch sử và văn hoá, các quan niệm chính trị - xã hội (vấn
đề giải phóng con người, quyền tự nhiên, luật tự nhiên ) trong triết học Phục hưng và cận đại.
5. Nội dung môn học, hình thức tổ chức dạy và học
Hình thức tổ chức dạy và học
Lên lớp: 20
Nội dung
Lý
thuyết
20
Bài
tập
0
Thảo
luận
0
Thực
hành
0
Tự
nghiên
cứu:
10
Tổng
30
Chương 1. Các quan niệm chính trị - xã hội của
Augustino
1.1. Quan niệm đạo đức-xã hội của Augustino. Tác
phẩm “Tự thú”
1.2. Quan niệm về nhà nước, về các vấn đề chiến
2 2 4
17
tranh và hòa bình
Chương 2. Các quan niệm chính trị - xã hội của
Thomas Aquino
2.1. Các quan niệm đạo đức-xã hội
2.2. Quan niệm về lịch sử, về nhà nước
3 1 4
Chương 3. Quan niệm chính trị - xã hội của Lôccơ
3.1. Bàn về nhà nước. Tác phẩm “Khảo luận thứ
hai về chính quyền”
3.2. Vấn đề quyền tự nhiên và luật tự nhiên
3 1 4
Chương 4. Triết học xã hội của Hốp xơ
4.1. Quan niệm về trạng thái tự nhiên và trạng thái
xã hội của con người
4.2. Quan niệm về nhà nước
4 2 6
Chương 5. Quan niệm chính trị - xã hội của
Môngtexkio
5.1. Quan niệm về nhà nước và việc phân chia
quyền lực. Tác phẩm “Tinh thần pháp luật”
5.2. Về các nhân tố phát triển xã hội
4 2 6
Chương 6. Quan niệm chính trị - xã hội của Rút
xô
6.1. Về cơ cấu phân chia quyền lực nhà nước. Tác
phẩm „Bàn về khế ước xã hội“.
6.2. Vấn đề quyền tự nhiên và luật tự nhiên
4 2 6
6. Học liệu
6.1. Tài liệu tham khảo bắt buộc
1. Augustino: Bản tự thú (tên Latin Confessiones), bản dịch của Giáo hội Công giáo
2. Giôn Lốccơ: Khảo luận thứ hai về chính quyền, Người dịch Lê Tuấn Huy, Nxb. Tri
thức, Hà Nội, 2005
3. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn: Lịch sử triết học, TP. HCM, 2006
4. Descartes R.: Luận về phương pháp, bản dịchcủa Trần Thái Đỉnh, Sài gòn, 1973
5. Descartes R.: Siêu hình học, bản dịch tiếng Việt của Trần Thái Đỉnh, Sàigòn, 1974
6. Montesqueu S.D.: Tinh thần pháp luật, bản dịch tiếng Việt của Hoàng Thanh Đạm,
Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2003
18
7. Rousseau J.J.: Bàn về khế ước xã hội, bản dịch tiếng Việt của Hoàng Thanh Đạm,
Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 20044. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên): Lịch sử triết học, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998
6.2. Tài liệu tham khảo thêm
8. Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô: Lịch sử phép biện chứng, tập II (Triết học Tây Âu
thế kỷ XV-XVIII) Người dịch: Đỗ Minh Hợp, Nxb. KHXH, Hà Nội, 1998
9. Ph. Ăngghen: Lút vích Phoibach và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức. Trong: C.
Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập (1995), tập 21, Nxb. CTQG, Hà Nội
10. Ph. Ăngghen: Biện chứng của tự nhiên. Trong: Trong: C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn
tập (1995), tập 20, Nxb. CTQG, Hà Nội
11. Ph. Ăngghen: Chống Đuy rinh. Trong: Trong: C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập
(1995), tập 20, Nxb. CTQG, Hà Nội
12. Nguyễn Trọng Chuẩn: Triết học Đêcáctơ, Nxb. KHXH, Hà Nội, 1995
13. C. Mác: Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen. Trong: C. Mác và Ph.
Ăngghen, Toàn tập (1995), tập 1, Nxb. CTQG, Hà Nội
14. C. Mác: Luận cương về Phoibach. Trong: C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập (1995),
tập 3, Nxb. CTQG, Hà Nội
15. Makiavelli S.: Quân vương, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2006
16. Sahakan S. W. và Sahakan L. Mabel: Tư tưởng của các triết gia vĩ đại, biên dịch
Lâm Thiện Thanh và Lâm Duy Chân, Nxb. TP HCM, 2001
Tài liệu tiếng nước ngoài
18. Copleston Frederick, A History of Philosophy, Volume II, The Newman Press, 1959
19. Copleston Frederick, A History of Philosophy, Volume III, The Newman Press, 1959
20. Copleston Frederick, A History of Philosophy, Volume V, The Newman Press, 1959
21. Copleston Frederick, A History of Philosophy, Volume VI, The Newman Press, 1959
7. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
7.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên đi học đầy đủ đúng giờ, thường xuyên phát biểu:
điểm: 10, Tỷ trọng: 10%
7.2. Kiểm tra – đánh giá định kì
- Kiểm tra giữa kì: Hình thức: viết, điểm: 10, tỷ trọng: 30 %
- Thi hết môn học: Hình thức: Vấn đáp, điểm: 10, tỷ trọng: 60%
Phê duyệt của Trường
Chủ nhiệm khoa
Chủ nhiệm bộ môn
Người biên soạn
PGS TS. Nguyễn Quang Hưng
19
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ CỦA I. KANT, PHICHTƠ VÀ HÊGHEN
Social political Philosophy of I. Kant, J.G.Fichte and G.W.F. Hegel
1. Thông tin về giảng viên
1.1. Họ và tên: Bùi Thanh Quất
- Chức danh, học hàm, học vị: Phó giáo sư
Các hướng nghiên cứu chính:
- Lôgíc học
- Lịch sử triết học
1.2. Họ và tên: Nguyễn Quang Hưng
- Chức danh, học hàm, học vị: Phó Giáo sư, Tiến sĩ
- Thời gian làm việc: 14.00 - 17.00 thứ hai hàng tuần
- Địa chỉ liên hệ:
+ Cơ quan: Khoa Triết học, Nhà B, tầng 4, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân,
+ Nhà riêng: Nhà A2, Lô 8, Khu đô thị mới Định Công, Quận Hoàng Mai,
+ Điện thoại: CQ: 858 1423; NR: 04 640 5232
+ Email:
Các hướng nghiên cứu chính:
- Triết học cổ điển Đức
- Lịch sử Công giáo ở Việt Nam
- Vai trò của Công giáo trong đời sống xã hội hiện đại
1.3. Họ và tên: Đỗ Minh Hợp
- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ
Các hướng nghiên cứu chính:
- Lịch sử triết học phương Tây
- Toàn cầu học
2. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Triết học chính trị của I. Kant, Phichtơ và Hêghen (lý thuyết)
- Mã môn học: PHI 6005
- Số tín chỉ: 02
- Môn học: Bắt buộc
20
- Các môn học tiên quyết: PHI 6003, PHI 6004
- Địa chỉ khoa phụ trách môn học: Nhà B, tầng 4, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
3. Mục tiêu môn học
* Về kiến thức
Nắm được nội dung cơ bản trong học thuyết chính trị của I. Kant, Phichtơ và Hêghen, vai
trò của nó đối với sự phát triển các tư tưởng về nhà nước, pháp quyền phương Tây hiện đại.
* Về kỹ năng:
Môn học này giúp cho sinh viên trao dồi và nâng cao khả năng tư duy lý luận, từ đó phân
tích, đánh giá các vấn đề khoa học.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Khái niệm triết học chính trị. Đạo đức học của Kant. Khái niệm thực tiễn của Kant trong
so sánh với khái niệm thực tiễn của C. Mác. Quan niệm về mệnh lệnh tuyệt đối. Những phạm trù
cơ bản của đạo đức học: cái Thiện, cái ác, trách nhiệm, bổn phận, lương tâm, dư luận xã hội,
vv Chủ nghĩa nhân đạo trong đạo đức học của Kant. Triết học lịch sử và triết học pháp quyền
của Kant. Tác phẩm “Hướng tới một nền hòa bình vĩnh cửu”. Con người trong quan niệm của I.
Kant so với quan niệm của C. Mác.
Đạo đức học của Phíchtơ so sánh với đạo đức học của Kant. Triết học pháp quyền của
Phíchtơ trong so sánh với triết học pháp quyền của Kant. Mâu thuẫn nội tại trong triết học
Phichtơ. Sự biến chuyển sang lập trường duy tâm khách quan của Phichtơ những năm cuối đời.
“Hiện tượng học tinh thần” của Hêghen: quan hệ giữa ý thức cá nhân và ý thức xã hội.
Triết học pháp quyền của Hêghen. Làm rõ luận điểm “Cái gì hiện thực thì hợp lý, và cái gì hợp
lý thì hiện thực”. Quan niệm về nhà nước, về nguồn gốc và bản chất của nhà nước trong mối
quan hệ với gia đình và xã hội công dân. Con người là sản phẩm của một thời đại nhất định.
Quan niệm về pháp quyền và nhà nước pháp quyền. Học thuyết về quyền tự nhiên và luật tự
nhiên. Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức.
Triết học lịch sử của Hêghen. Những nguyên tắc xem xét lịch sử: sự thống nhất giữa tính
đảng và tính khách quan trong xem xét và đánh giá lịch sử. Vai trò của quần chúng và cá nhân
trong lịch sử theo quan niệm của Hêghen so sánh với quan niệm của Mác. Cách phân kỳ lịch sử.
Mối quan hệ giữa lịch sử các quốc gia và lịch sử thế giới.
5. Nội dung môn học, hình thức tổ chức dạy và học
Hình thức tổ chức dạy và học
Lên lớp: 20
Nội dung
Lý
thuyết
20
Bài
tập 0
Thảo
luận
0
Thực
hành
0
Tự
nghiên
cứu:
10
Tổng
30
21
Chương 1. Đạo đức học của Kant
2.1. Đạo đức học của Kant
2.2. Đánh giá về đạo đức học của Kant
2 2 4
Chương 2. Triết học lịch sử và triết học pháp
quyền của Kant
2.1. Triết học lịch sử
2.2. Triết học pháp quyền
4 2 6
Chương 3. Triết học lịch sử và triết học pháp
quyền của Phíchtơ
3.1. Triết học lịch sử
3.2. Triết học pháp quyền
3.3. Những đóng góp của Phichtơ so với triết học
lịch sử và triết học pháp quyền của Kant
4 1 5
Chương 4. Một số vấn đề triết học xã hội trong
„Hiện tượng học tinh thần“
4.1. Ý thức cá nhân và ý thức xã hội như là bào
thai học với cổ sinh vật học
4.2. Quan hệ triết học với tôn giáo
3 2 5
Chương 5. Triết học lịch sử của Hêghen
5.1. Những nguyên tắc nghiên cứu lịch sử
5.2. Nội dung của triết học lịch sử
5.3. Đánh giá triết học lịch sử
4 1 5
Chương 6. Triết học pháp quyền của Hêghen
6.1. Quan niệm về nhà nước
6.2. Quan niệm về pháp quyền. Quan hệ giữa đạo
đức và pháp quyền
3 2 5
6. Học liệu
6.1. Tài liệu tham khảo bắt buộc
1. Nguyễn Văn Huyên: Immanuel Kant - nhà sáng lập triết học cổ điển Đức, Nxb.
KHXH, Hà Nội, 1996
2. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn: Lịch sử triết học, Hồ Chí Minh,
2006
3. Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô: Lịch sử phép biện chứng, Người dịch: Đỗ Minh
Hợp, Nxb. KHXH, Hà Nội, 1998
6.2. Tài liệu tham khảo thêm
22
4. Ph. Ăngghen: Lút vích Phoibach và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức. Trong:
C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập (1995), tập 21, Nxb. CTQG, Hà Nội
5. Ph. Ăngghen: Chống Đuy rinh. Trong: C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập (1995), tập
20, Nxb. CTQG, Hà Nội
6. Hêghen G.W. F.: Hiện tượng học tinh thần, bản dịch tiếng Việt của Bùi Văn Nam
Sơn, Nxb. Văn học, 2006
7. Kant I.: Phê phán lý tính thực tiễn, bản dịch tiếng Việt của Bùi Văn Nam Sơn, Nxb.
Văn học, Hà Nội, 2006
8. Kant I.: Phê phán năng lực phán đoán, bản dịch tiếng Việt của Bùi Văn Nam Sơn,
Nxb. Văn học, Hà Nội, 2006
9. C. Mác: Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen. Trong: C. Mác và Ph.
Ăngghen, Toàn tập (1995), tập 1, Nxb. CTQG, Hà Nội
10. C. Mác: Luận cương về Phoibach. Trong: C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập (1995),
tập 3, Nxb. CTQG, Hà Nội
11. C. Mác và Ph. Ăngghen: Hệ tư tưởng Đức. Trong: C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn
tập (1995), tập 3, Nxb. CTQG, Hà Nội
12. Sahakan S. W. và Sahakan L. Mabel: Tư tưởng của các triết gia vĩ đại, biên dịch
Lâm Thiện Thanh và Lâm Duy Chân, Nxb.TP HCM, 2001
13. Copleston Frederick, A History of Philosophy, Volume V, The Newman Press,
14. Copleston Frederick, A History of Philosophy, Volume VI, The Newman Press,
15. Copleston Frederick, A History of Philosophy, Volume VII, The Newman Press,
16. Copleston Frederick, A History of Philosophy, Volume VIII, The Newman Press,
17. Copleston Frederick, A History of Philosophy, Volume IX, The Newman Press,
7. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
7.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên đi học đầy đủ đúng giờ, thường xuyên phát biểu:
điểm: 10, Tỷ trọng: 10%
7.2. Kiểm tra – đánh giá định kì
- Kiểm tra giữa kì: Hình thức: viết, điểm: 10, tỷ trọng: 30 %
- Thi hết môn học: Hình thức: Vấn đáp, điểm: 10, tỷ trọng: 60%
Phê duyệt của Trường
Chủ nhiệm khoa
Chủ nhiệm bộ môn
Người biên soạn
PGS TS. Nguyễn Quang Hưng
23
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY
HIỆN ĐẠI QUA CÁC TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
Research Method for the Contemporary Western Philosophy though Typical Works
1. Thông tin về giảng viên
1.1. Họ và tên: Nguyễn Vũ Hảo
Chức danh, học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ
Thời gian làm việc: 14.00 – 17.00 thứ 2, thứ 6 hàng tuần
Địa điểm làm việc: tại phòng Phó Chủ nhiệm khoa, khoa Triết học, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ liên hệ:
+ Cơ quan: Khoa Triết học, Nhà B, tầng 4, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân
+ Nhà riêng: Nhà 3, Ngõ 176, phố Lê Trọng Tấn, Quận Thanh Xuân
+ Điện thoại CQ: 858 7008, NR: 565 3530, di động: 0912 817816
Email:
Các hướng nghiên cứu chính:
- Lịch sử triết học phương Tây
- Triết học phương Tây hiện đại
- Triết học mácxít
1.2. Họ và tên: Đỗ Minh Hợp
Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ, Nghiên cứu viên chính
Thời gian làm việc: 8h. – 16h.30, thứ 3 và thứ 6 hàng tuần
Địa điểm làm việc: Viện Triết học thuộc Viện KHXHVN
Địa chỉ liên hệ:
+ Cơ quan: Viện Triết học, 59 Láng Hạ, Hà Nội
+ Nhà riêng: E5, Thanh Xuân Bắc, Hà Nội
+ Điện thoại CQ: 5141134, NR: 8549892, di động: 0912968466
Các hướng nghiên cứu chính:
- Lịch sử triết học phương Tây
- Toàn cầu học triết học
2. Thông tin chung về môn học
24
Tên môn học: Phương pháp nghiên cứu triết học phương Tây hiện đại qua các tác phẩm
tiêu biểu (môn lý thuyết)
- Mã môn học: PHI 6006
- Số tín chỉ: 2
- Môn học: Bắt buộc
- Môn học tiên quyết: PHI 6003, PHI 6004, PHI 6005
Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách môn học: Nhà B, tầng 4, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân
3. Mục tiêu môn học
* Mục tiêu kiến thức:
Nắm được các phương pháp và cách tiếp cận nghiên cứu triết học phương Tây hiện đai.
Nắm được tư tưởng cơ bản của các tác phẩm tiêu biểu trong triết học phương Tây hiện
đại, những vấn đề đã được đặt ra trong các tác phẩm này, đặc biệt là vấn đề tha hóa trong thế giới
hiện đại và con đường khắc phục tha hóa; cần nắm bắt được hệ vấn đề triết học phương Tây hiện
đại cùng với hệ phương pháp đặc thù của nó, qua đó làm sáng tỏ bước ngoặt đã diễn ra trong triết
học phương Tây hiện đại.
Đưa ra được những đánh giá chung về giá trị và hạn chế của các cách đặt vấn đề và các
tư tưởng của các nhà triết học phương Tây hiện đại được thể hiện qua các tác phẩm tiêu biểu.
* Mục tiêu kỹ năng:
Nắm được kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá, phương pháp và cách tiếp cận nghiên
cứu đối với một tư tưởng triết học hiện đại thông qua các văn bản của các tác phẩm tiêu biểu.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Phương pháp và cách thức tiếp cận nghiên cứu các tư tưởng, các vấn đề cơ bản được thể
hiện qua một số tác phẩm chủ yếu của các nhà triết học phương Tây hiện đại tiêu biểu như
Husserl, Heidegger, Wittgenstein, Jaspers, Berdiaep, Ortega-i-Gasset, v.v
Tư tưởng cơ bản, cách đặt và cách giải quyết vấn đề, cách nhìn nhận, cách bố cục, cách
thức trình bày các tác phẩm, khả năng phân tích, tổng hợp và đưa ra đánh giá về các tư tưởng.
5. Nội dung chi tiết môn học
Hình thức tổ chức dạy và học
Lên lớp: 20
Nội dung
Lý
thuyết
20
Bài
tập
0
Thảo
luận
0
Thực
hành
0
Tự
nghiên
cứu:
10
Tổng
30
Chương 1. Nhập môn: phương pháp tiếp cận và
nghiên cứu đối với triết học phương Tây hiện đại
1.1. Khái niệm triết học phương Tây hiện đại
2 2 4
25
1.2. Phương pháp tiếp cận siêu hình đối với triết
học phương Tây hiện đại
1.3. Phương pháp tiếp cận biện chứng đối với triết
học phương Tây hiện đại
1.4. Phương pháp nghiên cứu triết học phương Tây
hiện đại
Chương 2. Tìm hiểu hiện tượng học của Husserl
qua tác phẩm ”Triết học hiện tượng học”
2.1. Husserl: Con người và tác phẩm
2.2. Bối cảnh ra đời và kết cấu của tác phẩm “Triết
học hiện tượng học”
2.3. Tư tưởng cơ bản của hiện tượng học Husserl
trong tác phẩm “Triết học hiện tượng học”
2.4. Nhận định chung về hiện tượng học Husserl
và những tác động của nó đến các trào lưu triết học
phương Tây thế kỷ XX
3 3 6
Chương 3. Nghiên cứu tác phẩm “Sự nổi dậy của
đại chúng” của Ortega - y - Gasset
3.1. Vài nét về cuộc đời và tác phẩm của Ortega -
yi - Gasset
3.2. Hoàn cảnh ra đời và cấu trúc của tác phẩm
“Sự nổi dậy của đại chúng”
3.3. Tư tưởng triết học cơ bản của Ortega -y -
Gasset
3.4. Một số nhận định về tư tưởng triết học của
Ortega - y - Gasset
4 1 5
Chương 4. Khảo cứu tác phẩm “Triết học của tự
do” của N. Berdiaép
4.1. Vài nét về cuộc đời và tác phẩm của Berdiaép
4.2. Hoàn cảnh ra đời và cấu trúc của tác phẩm
“Triết học của tự do”
4.3. Berdiaép về vấn đề đối tượng và bản chất
nhân văn của tri thức triết học
4 1 5
Chương 5. Nghiên cứu tác phẩm “Triết học” của
Jaspers
4 1 5