Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Vấn đề xây dựng phông lưu trữ cá nhân các nhà khoa học tiêu biểu tại Trung tâm KHXH&VN quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 115 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ





TRẦN DUY HƯNG





ĐẢNG BỘ NAM ĐỊNH LÃNH ĐẠO CHIẾN TRANH DU
KÍCH Ở ĐỊA PHƯƠNG (1946 - 1954)






LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ







HÀ NỘI – 2004






ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ




TRẦN DUY HƯNG



ĐẢNG BỘ NAM ĐỊNH LÃNH ĐẠO CHIẾN TRANH DU
KÍCH Ở ĐỊA PHƯƠNG (1946 - 1954)


Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Mã số: 5.03.16


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ



Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS TRIỆU QUANG TIẾN





HÀ NỘI - 2004

TRANG
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 2
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 3
5. Đóng góp của luận văn 3
6. Kết cấu của luận văn 4
Chương 1: ĐẢNG BỘ NAM ĐỊNH PHÁT ĐỘNG CHIẾN TRANH
DU KÍCH Ở ĐỊA PHƯƠNG (1946 - 1954) 5
1.1. Nam Định - Mảnh đất, con người và truyền thống 5
1.2. Lãnh đạo chiến tranh du kích những năm 1946 - 1951 17
1.2.1. Chỉ đạo thực hiện chủ trương giam chân địch
trong thành phố và các căn cứ 17
1.2.2. Lãnh đạo chống địch lấn chiếm, bình định, phục hồi và
phát triển căn cứ du kích (1947 - 1951) 26
Chương 2: ĐẢNG BỘ NAM ĐỊNH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CHIẾN
TRANH DU KÍCH GÓP PHẦN GIẢI PHÓNG QUÊ HƯƠNG (1951 - 1954) 55
2.1. Củng cố mở rộng khu du kích và căn cứ du kích (1951-1952) 55
2.2. Đảng bộ lãnh đạo lực lượng du kích chủ động tiến công
địch góp phần giải phóng quê hương (1952 - 1954) 63
Chương 3: NHỮNG THÀNH QUẢ VÀ KINH NGHIỆM 86
3.1. Những thành quả của chiến tranh du kích ở Nam Định 86
3.2. Những kinh nghiệm lãnh đạo chiến tranh du kích của Đảng
bộ Nam Định 88
3.2.1. Quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối kháng chiến chống
thực dân Pháp của Trung ương Đảng vào địa phương Nam Định 88

3.2.2. Tổ chức, động viên toàn dân tham gia chiến tranh du
kích, kiên trì bám trụ, bám đất, bám dân 90
3.2.3. Phối hợp với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương
trong chiến tranh du kích 91
3.2.4. Thường xuyên xây dựng, củng cố tổ chức Đảng để
lãnh đạo chiến tranh du kích 92
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2 - 9 - 1945, tại Quảng
trƣờng Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc
lập khai sinh ra nƣớc Việt Nam dân chủ Cộng hoà. Nhƣng nhiều khó khăn,
thử thách dồn dập đe doạ sự tồn vong của Nhà nƣớc cộng hoà non trẻ. Khó
khăn, thử thách lớn nhất là dã tâm cƣớp nƣớc ta một lần nữa của thực dân
Pháp.
Để bảo vệ nền độc lập mới giành đƣợc, ngày 19 - 12 - 1946, Đảng ta và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định phát động nhân dân toàn quốc đứng lên
kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhân dân Việt Nam bƣớc vào cuộc kháng
chiến trƣờng kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp xâm lƣợc và giành đƣợc
thắng lợi vẻ vang. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954),
là một trong những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ
XX. Một nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
là, Đảng ta đã phát động chiến tranh nhân dân, tiến hành chiến tranh du kích ở
các vùng địch tạm chiếm.
Nam Định là một tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí chiến lƣợc quan
trọng. Thực dân Pháp sớm chiếm đóng Nam Định, hòng biến Nam Định thành
hậu phƣơng, cung cấp sức ngƣời, sức của cho cuộc chiến tranh xâm lƣợc của

chúng.
Thực hiện đƣờng lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện của
Trung ƣơng Đảng, Đảng bộ Nam Định đã lãnh đạo nhân dân địa phƣơng tiến
hành cuộc chiến tranh du kích cực kỳ gian khổ, anh dũng, sáng tạo, đánh bại
âm mƣu nham hiểm của địch, góp phần vào thắng lợi chung và để lại nhiều
kinh nghiệm quý.
Nghiên cứu đề tài "Đảng bộ Nam Định lãnh đạo chiến tranh du kích ở
địa phƣơng (1946 - 1954)" sẽ góp phần dựng lại một cách phong phú bức
tranh chung của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện dƣới sự lãnh
đạo của Đảng, góp phần giải thích cụ thể một trong những nguyên nhân của
2
thắng lợi, tổng kết những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ Nam Định, góp
phần làm phong phú thêm kho tàng kinh nghiệm của Đảng trong việc phát
huy sức mạnh toàn dân tộc nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN. Những kinh nghiệm đƣợc đúc rút trong lãnh đạo chiến tranh du kích
ở Nam Định có thể vận dụng trong xây dựng và bảo vệ quê hƣơng hiện nay.
Đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Vì thế tôi chọn làm đề tài luận văn
thạc sỹ khoa học Lịch sử, chuyên ngành lịch sử Đảng.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TàI
Về cuộc kháng chiến chống Pháp đã có nhiều công trình nghiên cứu lớn
nhƣ: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Sơ thảo tập I, NXB Sự thật 1981;
Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, NXB Chính trị quốc gia
1996; Mấy vấn đề lớn ở khu tả ngạn sông Hồng trong kháng chiến chống
Pháp 1946 - 1954, NXB Chính trị quốc gia 2001; Đảng lãnh đạo xây dựng
căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc bộ, NXB Chính trị quốc gia 2001… Liên
quan trực tiếp đến đề tài có một số cuốn sách đã xuất bản: Lịch sử Đảng bộ
Nam Định, Tập I, NXB Chính trị quốc gia 2001 và một số cuốn lịch sử các
Đảng bộ huyện trong tỉnh
Những công trình trên là những tài liệu tham khảo có giá trị, cung cấp
những định hƣớng và tƣ liệu quý để tác giả luận văn triển khai nghiên cứu đề

tài này. Tuy nhiên, các công trình trên mới trình bày một cách tổng thể về
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và về lịch sử Đảng bộ địa phƣơng,
chƣa nghiên cứu một cách hệ thống, sâu sắc riêng về vấn đề Đảng bộ lãnh đạo
chiến tranh du kích ở Nam Định (1946 - 1954).
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN
Nghiên cứu đề tài: "Đảng bộ Nam Định lãnh đạo chiến tranh du kích ở
địa phƣơng (1946 - 1954)" nhằm làm rõ sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo
đƣờng lối kháng chiến của Đảng, của Đảng bộ Nam Định trong lãnh đạo, chỉ
đạo cuộc chiến tranh du kích ở địa phƣơng, nêu rõ những đóng góp to lớn
của nhân dân Nam Định và những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ.
3
Để thực hiện mục đích đó, nhiệm vụ của luận văn là:
- Trình bày một cách hệ thống những chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh
Nam Định vận dụng đƣờng lối kháng chiến của Đảng trong cuộc chiến tranh
du kích ở địa phƣơng (1946 - 1954).
- Phân tích quá trình Đảng bộ Nam Định chỉ đạo thực hiện thắng lợi chủ
trƣơng của Trung ƣơng, những thành tích và hạn chế của cuộc chiến tranh du
kích ở Nam Định; tổng kết những kinh nghiệm của Đảng bộ trong quá trình
lãnh đạo chiến tranh du kích ở tỉnh Nam Định từ 1946 - 1954.
Luận văn không trình bày toàn bộ các nhiệm vụ của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp ở Nam Định mà chỉ tập trung nghiên cứu chuyên đề
Đảng bộ Nam Định lãnh đạo chiến tranh du kích ở địa phƣơng (1946 - 1954).
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƢ LIỆU
- Trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về chiến tranh, tác giả sử dụng các
phƣơng pháp chuyên ngành: lịch sử, lô gíc, phân tích, tổng hợp, so sánh, điền
đã và sự kết hợp của các phƣơng pháp đó.
- Nguồn tư liệu chính:
+ Các văn kiện của Trung ƣơng Đảng, Liên khu uỷ III, các văn kiện
của Tỉnh uỷ Nam Định trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

+ Các báo cáo hàng năm (1946 - 1954) của chính quyền tỉnh, huyện;
của tỉnh đội, huyện đội
+ Hồi ký của cán bộ lão thành ở địa phƣơng.
+ Tài liệu khảo sát thực tế
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Góp phần trình bày một cách hệ thống và làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo
của Đảng bộ Nam Định đối với chiến tranh du kích ở địa phƣơng trong kháng
chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954).
- Làm rõ những đóng góp của nhân dân Nam Định trong cuộc chiến
4
tranh du kích; đúc rút những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ (1946 -
1954). Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các Đảng bộ huyện, thành phố
viết lịch sử địa phƣơng mình; cho các giáo viên giảng dạy lịch sử địa phƣơng
ở các trƣờng phổ thông trung học tỉnh Nam Định
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn có 3 chƣơng, 6 tiết.
- Chƣơng 1: Đảng bộ Nam Định phát động chiến tranh du kích ở địa
phƣơng (1946 - 1951).
- Chƣơng 2: Đảng bộ Nam Định lãnh đạo đẩy mạnh chiến tranh du
kích, góp phần giải phóng quê hƣơng (1951 - 1954).
- Chƣơng 3: Những thành quả và kinh nghiệm.


















5



Chương 1
ĐẢNG BỘ NAM ĐỊNH PHÁT ĐỘNG CHIẾN TRANH
DU KÍCH Ở ĐỊA PHƯƠNG (1946 - 1951)


1.1. NAM ĐỊNH - MẢNH ĐẤT, CON NGƢỜI VÀ TRUYỀN THỐNG.
Nam Định là một tỉnh duyên hải ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, có
truyền thống văn hiến, yêu nƣớc và cách mạng, là quê hƣơng của vƣơng triều
Trần với hào khí Đông A nổi tiếng, ba lần đánh tan quân xâm lƣợc Nguyên -
Mông, lập nên chiến công hiển hách, góp phần sáng danh dân tộc anh hùng.
Ngƣời Nam Định hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động và xây dựng đất
nƣớc quê hƣơng, bất khuất trong đấu tranh cách mạng với tinh thần tự lực, tự
cƣờng và ý thức cộng đồng sâu sắc.
Tỉnh Nam Định phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông Bắc
giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía Đông Nam là biển
Đông. Nam Định có diện tích tự nhiên 1.671,5km, bằng 6,52% diện tích toàn
quốc. [3, tr 11].

Nam Định hiện có 10 đơn vị hành chính bao gồm thành phố Nam Định
và 9 huyện, tính từ phía Bắc xuống Nam là các huyện: Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý
Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trƣờng, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hƣng
với 225 xã, phƣờng, thị trấn; có trên 1.927.000 ngƣời.
Nam Định là tỉnh nằm giữa hạ lƣu hai con sông lớn của đồng bằng Bắc
Bộ là sông Hồng và sông Đáy. Sông Hồng chảy vào Nam Định từ xã Mỹ
Trung (huyện Mỹ Lộc) qua thành phố Nam Định và 4 huyện: Nam Trực, Trực
Ninh, Xuân Trƣờng, Giao Thuỷ rồi đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt. Sông Đáy
chảy vào Nam Định từ xã Yên Hƣng (huyện Ý Yên) qua huyện Nghĩa Hƣng
rồi đổ ra biển ở cửa Đáy và là địa giới tự nhiên giữa tỉnh Nam Định và tỉnh
6
Ninh Bình.
Nam Định có bờ biển dài 72km. Bờ biển bị chia cắt bởi 4 cửa sông lớn:
Ba Lạt và Hà Nạn huyện Giao Thuỷ, Ninh Cơ thuộc huyện Hải Hậu và cửa
Đáy thuộc huyện Nghĩa Hƣng [19, tr 15]. Dọc bờ biển có nhều bãi cát, có 3
khu vực làm muối thuộc huyện Giao Thuỷ và huyện Hải Hậu, ven biển có
nhiều nhà thờ Thiên Chúa giáo với tháp chuông cao, dễ trở thành đài quan sát
xa, rộng, những vị trí tập kết đột xuất và kiên cố.
Nam Định có hệ thống giao thông đa dạng và phong phú, thuận lợi với
6.899 km đƣờng bộ, 417 km đƣờng sông và đƣờng biển, 42 km đƣờng sắt
chạy qua (từ ga Bình Lục về Nam Định qua Trình Xuyên, Gôi, Cát Đằng rồi
đi Ninh Bình) thuận tiện cho giao lƣu và thông thƣơng giữa hai miền Nam -
Bắc của đất nƣớc và trong khu vực. Nam Định có đƣờng quốc lộ 21 dài 75
km chạy từ bờ biển Văn Lý ngƣợc lên qua các thị trấn Cồn, Yên Định (huyện
Hải Hậu) vƣợt qua cầu Lạc Quần tới thị trấn Cổ Lễ (huyện Trực Ninh) qua
cầu Đò Quan vào thành phố Nam Định, vƣợt qua huyện Mỹ Lộc đến địa phận
tỉnh Hà Nam gặp đƣờng quốc lộ 1A ở thị xã Phủ Lý.
Đƣờng số 55 dài 55 km chạy từ bờ biển Nghĩa Phúc huyện Nghĩa Hƣng
qua thị trấn Đông Bình lên thị trấn Liễu Đề qua huyện lỵ Nam Trực ở đoạn
Chợ Chùa rồi nối với đƣờng 21 tại Đò Quan để vào thành phố Nam Định.

Đƣờng quốc lộ số 10 từ Quảng Yên đi Hải Phòng, Thái Bình qua Nam
Định rồi đi Ninh Bình (đoạn qua Nam Định dài 34 km) đây là tuyến đƣờng
chiến lƣợc phía Nam đồng bằng Bắc Bộ.
Đƣờng tỉnh lộ 12 từ thành phố Nam Định đi huyện Ý Yên dài 20 km.
Đƣờng liên tỉnh từ Bình Lục tỉnh Hà Nam đi thị trấn Gôi huyện Vụ Bản
qua thị trấn Liễu Đề huyện Nghĩa Hƣng, thị trấn Yên Định huyện Hải Hậu
đến thị trấn Ngô Đồng huyện Giao Thuỷ dài 70 km.
Nam Định là một tỉnh đông dân. Cuối năm 1945 dân số Nam Định hơn
80 vạn ngƣời, năm 1959 có 1.027.385 ngƣời, năm 1997 có 1.921.000 ngƣời,
7
năm 2003 có 1.927.765 ngƣời. Hiện nay, mật độ trung bình khoảng 115 ngƣời
trên 1 km
2
. Dân số chủ yếu là ngƣời kinh, trong đó có trên 22 vạn ngƣời theo
đạo Thiên Chúa. Đa số giáo dân sống ở các huyện ven biển. Hệ thống nhà thờ
Thiên Chúa ở Nam Định đƣợc xây dựng kiên cố, thành từng tuyến ở những
nơi quan trọng. Trƣớc Cách mạng tháng Tám (1945) và trong kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lƣợc, nhiều nhà xứ và toà giám mục ở Nam Định
đã bị bọn phản động đội lốt hoặc lợi dụng tôn giáo ẩn náu để vạch kế hoạch

và thành lập cái gọi là "tỉnh công giáo tự trị" phục vụ cho chính sách "dùng
ngƣời Việt đánh ngƣời Việt", "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" của thực dân
Pháp.
Nhân dân Nam Định có 90% dân số làm nghề nông. Hàng năm Nam
Định có thể sản xuất một khối lƣợng lƣơng thực chiếm hơn 1/10 tổng sản
lƣợng lƣơng thực của toàn miền Bắc với nhiều giống lúa quý cho sản lƣợng
và chất lƣợng cao. Hiện nay, mỗi năm Nam Định sản xuất đƣợc trên 1 triệu
tấn thóc và đang biến cây lúa lƣơng thực thành cây lúa hàng hoá để xuất khẩu
gạo ra nƣớc ngoài.
Nam Định có nguồn lợi thiên nhiên lớn về cá biển và muối. Hàng năm

các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hƣng có thể đánh bắt trung bình trên
10.000 tấn cá, tôm và nhiều tấn thuỷ, hải sản khác, sản xuất mỗi năm trên
70.000 tấn muối.
Nam Định Có nhiều nghề thủ công tinh xảo, nổi tiếng nhƣ nghề làm
mắm ở Sa Châu (huyện Giao Thuỷ), dệt tơ, lụa ở Báo Đáp (huyện Nam Trực),
Dịch Diệp, Phƣơng Định (huyện Trực Ninh), nghề rèn ở Vân Tràng (huyện
Nam Trực), nghề đúc ở Tống Xá nghề mộc và nghề trạm khắc gỗ ở La
Xuyên -Yên Ninh (huyện Ý Yên).
Ngƣời Nam Định từ xa xƣa đã thông minh, tài trí tạo lập nên truyền
thống tốt đẹp của quê hƣơng và có những đóng góp quan trọng vào nền văn
hiến của đất nƣớc. Những hình ảnh đua thuyền, đấu vật, đấu giáo, dùng giáo
8
đâm hổ, báo đã đƣợc ghi lại trên mặt trống đồng Côi Sơn (huyện Vụ Bản) và
trên các bức phù điêu, các hình chạm khắc ở đền Trần, đình Đệ Tứ (ngoại
thành Nam Định), tam quan chùa Cự Trữ (huyện Trực Ninh)…
Ở Nam Định có nhiều danh nhân của đất nƣớc: Thời Lý (đầu thế kỷ thứ
XI đến đầu thế kỷ thứ XIII), Phật giáo đƣợc coi là Quốc giáo. Nam Định có
hai bâc đại thiền sƣ là Dƣơng Không Lộ và Nguyễn Giác Hải uyên thâm giáo
lý, nổi tiếng về thi ca và là những danh y có tài. Thời Trần trong số 128 vị đại
khoa của hai tỉnh Nam Định và Hà Nam thì ba huyện: Nam Trực, Trực Ninh,
Ý Yên đã chiếm hơn 1/3. Đặc biệt cả 5 Trạng nguyên đều là ngƣời Nam Định.
Thời Lê, Nam Định có trƣờng thi hƣơng ở thành Vị Hoàng cho sĩ tử
các trấn phía Nam đồng bằng sông Hồng; Nam Định có hơn hai mƣơi ngƣời
đỗ tiến sỹ, làm rạng danh xứ Sơn Nam [3, tr 30].
Triều Mạc, Nam Định có tới hàng chục vị đại khoa. Sau khi lập vƣơng
triều, nhà Nguyễn đã tổ chức thi cử để chọn nhân tài bổ sung cho bộ máy cai
trị. Nam Định là đất học, có trƣờng thi đƣợc lập ra từ thời Lê (năm 1441) đến
năm 1845 đƣợc xây trên đất làng Năng Tĩnh. Nhà Nguyễn không lấy đỗ
Trạng Nguyên, Nam Định có Trần Bích San đỗ tam nguyên (trong số 3 ngƣời
của cả nƣớc). Thời Nguyễn, nho sƣ - tiến sỹ Khiếu Năng Tĩnh (Ý Yên) đƣợc

cử làm Tế tửu Quốc Tử Giám (Hiệu trƣởng trƣờng Đại học duy nhất của cả
nƣớc lúc bấy giờ). Trong số hơn 800 cử nghiệp, Nam Định có 87 vị đại khoa,
có 5 Trạng nguyên, 3 Bảng nhãn, 3 Thám hoa, 14 Hoàng giáp, 62 Tiến sỹ và
Phó bảng [3, tr 31].
Dƣới chế độ cũ, mặc dù làm ra nhiều của cải nhƣng đa số ngƣời dân
Nam Định vẫn bị bóc lột nặng nề và bị bần cùng hoá. Khi thực dân Pháp xâm
chiếm Việt Nam, hơn 90% dân số Nam Định sống về nghề nông nhƣng 50%
diện tích đất đai lại nằm trong tay bọn địa chủ, khiến cho phần lớn cƣ dân
ngày càng nghèo đói và phải làm thuê cho địa chủ. Hơn 90% dân số Nam
Định mù chữ, nhiều ngƣời phải rời bỏ quê hƣơng đi tìm kế sinh nhai. Nạn đói
9
năm 1945 làm cho hơn 30 vạn ngƣời Nam Định bị chết, hàng loạt ngƣời phải
tha phƣơng biệt xứ. Sự cùng khổ và uất ức đó đã thúc giục họ vùng lên đấu
tranh chống cƣờng quyền, áp bức và xâm lƣợc.
Nam Định còn có nhiều làng văn hoá truyền thống, những giáo phƣờng
độc đáo, những lễ hội kèm theo diễn xƣớng, trò chơi dân gian, những sinh
hoạt phong phú nhƣ hội chùa Keo, Phủ Giày, đền Trần, múa hát Dặm, múa
Phƣơng Bông… Ngƣời Nam Định đã sáng tạo ra nền văn học dân gian vô
cùng phong phú. Thiên nhiên và cuộc sống, con ngƣời hiện lên trong ca dao,
tục ngữ với một phong vị rất riêng, đậm đà không thể lẫn với bất kỳ nơi nào
khác trên đất nƣớc Việt Nam.
Nam Định còn là đất có truyền thống thƣợng võ. Từ những năm đầu
Công nguyên, nhân dân nhiều nơi trong tỉnh đã đứng dƣới cờ nghĩa Hai Bà
Trƣng đánh quân xâm lƣợc, hiện nay vẫn còn đền thờ Thục Côn Công chúa
tại làng Thƣợng Lỗi, xã Lộc Vƣợng (ngoại thành Nam Định).
Những năm 776 - 779, Phùng Hƣng đã lấy các huyện Đại An, Ý Yên
làm căn cứ chống quân xâm lƣợc nhà Đƣờng (Trung Quốc). Thời vua Đinh
Tiên Hoàng, tƣớng quân Trần Lãm - bố nuôi của Đinh Bộ Lĩnh là ngƣời đất
Giao Thuỷ đã chiếm giữ vùng cửa biển Kỳ Bố và lập nhiều chiến công giữ
nƣớc, giúp nhà Đinh thống nhất giang sơn, đƣợc Triều đình phong tặng: "Phụ

dục Quốc chính Thƣợng công."
Năm 1282, quân Nguyên mƣợn cớ đánh Chăm Pa để đánh chiếm Đại
Việt, Vua Trần Nhân Tông đã giao cho Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn
làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh toàn bộ quân đội đánh giặc. Theo lệnh của
Trần Quốc Tuấn, các đơn vị chủ lực đƣợc bố trí ở các vị trí chiến đấu, thanh
niên các làng, xóm tự vũ trang thành lập các đội dân binh để bảo vệ quê
hƣơng và phối hợp với quân đội Triều đình, thực hiện kế sách "vƣờn không
nhà trống", liều chết mà đánh, không đƣợc đầu hàng.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai, trƣớc thế
10
mạnh ban đầu của địch, quân ta thực hiện kế rút lui chiến lƣợc về Thiên
Trƣờng để củng cố và bổ sung lực lƣợng. Khi thời cơ lớn xuất hiện, quân ta
mở cuộc tập kích chiến lƣợc đánh bại nửa triệu quân Nguyên vào tháng 6 -
1285.
Tháng 12 -1287, quân Nguyên laị chia làm 3 đạo từ mặt Bắc đánh vào
nƣớc ta. Nhƣng ngay từ trận đầu, bọn xâm lƣợc đã bị thua to ở Vân Đồn, khi
vào thành Thăng Long chúng lại gặp cảnh vƣờn không nhà trống và liên tục
bị vây hãm. Tháng 5 - 1288, Thoát Hoan buộc phải rút quân về nƣớc. Thắng
lợi vĩ đại của ba lần kháng chiến chống quân Nguyên của nƣớc Đại Việt thế
kỷ XIII có công lao to lớn của ngƣời anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn và
con em nhân dân tỉnh Nam Định.
Khi quân Minh xâm lƣợc nƣớc ta, nhân dân Nam Định đã đứng lên
theo nghĩa quân của Trần Triệu Cơ. Đặc biệt có ngƣời đàn bà ở làng Ngọc
Chuế, xã Yên Nghĩa, huyện Ý Yên đã có nhiều mƣu kế giúp nghĩa quân Lam
Sơn tập kích hạ thành Cổ Lộng, xã Yên Thọ, huyện Ý Yên tiêu diệt nhiều tên
xâm lƣợc. Bà đƣợc Vua Lê Thái Tổ phong danh hiệu "Kiến quốc phu nhân",
hiện nay Đền thờ bà ở quê hƣơng vẫn còn tấm bia ghi công trạng đó.
Năm 1876, sau khi đánh tan Chúa Nguyễn ở Đàng trong, Nguyễn Huệ
kéo quân ra Bắc diệt Trịnh. Quân Tây Sơn theo đƣờng biển tiến ra chiếm
thành Vị Hoàng (nay là thành phố Nam Định). Nhân dân Nam Định đã hết

lòng giúp đỡ quân Tây Sơn, đi theo nghĩa quân, góp sức xây dựng phòng
tuyến Tam Điệp, thông báo tin tức địch cho quân Tây Sơn. Sau khi nhà Tây
Sơn bị nhà Nguyễn tiêu diệt, nhân dân Nam Định lại nổi dậy chống chế độ
thống trị, bóc lột hà khắc của nhà Nguyễn, nhƣ cuộc nổi dậy của Xiển Văn
Đạo ở Liễu Đề huyện Nghĩa Hƣng, đặc biệt là khởi nghĩa do Phan Bá Vành
lãnh đạo. Phan Bá Vành quê gốc ở Trà Lũ (huyện Xuân Trƣờng), di cƣ sang
Minh Giám (Thái Bình). Năm 1826, nghĩa quân lập căn cứ ở Trà Lũ nay
thuộc các xã Xuân Phong, Xuân Bắc, Xuân Trung (huyện Xuân Trƣờng). Ông
11
đã chiêu tập hàng nghìn nghĩa quân đứng lên khởi nghĩa chống ách áp bức
của Triều đình nhà Nguyễn. Khi thực dân Pháp đánh chiếm nƣớc ta (1858),
ngay từ lúc chúng nổ súng gây hấn ở Đà Nẵng, trong lúc Triều Nguyễn nhu
nhƣợc, từng bƣớc nhƣợng bộ, đầu hàng giặc thì nhân dân Nam Định đã sôi
sục ý chí "quyết chiến". Thay mặt giới sĩ phu - kẻ sĩ Bắc Hà, Đốc học Nam
Định Phạm Văn Nghị đã gửi lên vua Tự Đức tờ tấu "Trà Sơn kháng Sở" xin
đƣợc tổ chức một đội quân tình nguyện Nam tiến để đánh giặc Pháp. Đầu năm
1860, ông dẫn đoàn quân nghĩa dũng gồm 365 ngƣời trong đó có rất nhiều
học trò của ông vào đến Huế thì quân Pháp đã rút vào Gia Định để tập trung
đánh chiếm Nam Kỳ. Nghĩa quân xin đƣợc tiếp tục hành quân vào Nam đánh
giặc nhƣng Vua Tự Đức không đồng ý, buộc nghĩa quân phải trở ra Bắc.
Năm 1873, giặc Pháp đem quân đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất, Đốc
ngoại phòng giữ bờ biển Phạm Văn Nghị đã chỉ huy quân sĩ nã phát súng thần
công đầu tiên vào tàu giặc khi chúng đang theo sông Đáy vào đến ngã ba Độc
Bộ. Khi thành phố Nam Định thất thủ, Phạm Văn Nghị chiêu mộ đƣợc 7.000
nghĩa sĩ xây dựng căn cứ ở Ý Yên, Phong Doanh, Thanh Liêm để tiếp tục
chiến đấu và giữ vững địa bàn cho đến khi giặc phải rút khỏi Bắc Kỳ.
Giặc Pháp chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai, năm 1883 chúng lại kéo quân
đánh chiếm thành Nam. Lần này hoả địch mạnh gấp mƣời lần trƣớc, cuộc
chiến đấu diễn ra vô cùng quyết liệt. Khi Pháp chiếm đƣợc thành, quân ta rút
ra vòng ngoài bao vây giam chân chúng nhiều tháng trong thành.

Năm 1885, Vua Hàm Nghi xuống Chiếu Cần Vƣơng. Nhiều sĩ phu
Nam Định đã nổi dậy hƣởng ứng, nhƣ Tạ Hiền, Lã Xuân Oai, Phạm Trung
Thứ ở Thƣợng Đồng (Ý Yên), Vũ Đức Huy (Vụ Bản), đội Võ (Giao Thuỷ)…
Phong trào kháng Pháp của các sĩ phu lan rộng khắp làng quê Nam Định
nhƣng không đƣợc Triều đình giúp sức. Trong suốt một thời gian dài về sau,
các cuộc khởi nghĩa, nổi dậy nhỏ, lẻ, tự phát của nhân dân Nam Định đều bị
thực dân Pháp dập tắt. Song đó là biểu hiện của tinh thần yêu nƣớc thiết tha, ý
12
chí quật cƣờng, bất khuất của của các tầng lớp nhân dân Nam Định. Đó chính
là nguồn mạch nuôi dƣỡng, bồi đắp thành những di sản quý giá của quê
hƣơng, là những tiền đề quan trọng để nhân dân Nam Định sớm tiếp nhận
ngọn đuốc soi đƣờng, ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào cách
mạng theo khuynh hƣớng vô sản.
Ở Nam Định, giai cấp công nhân ngay từ khi mới ra đời đã từng bƣớc
đứng lên đấu tranh chống bọn chủ. Đội ngũ công nhân thành phố Nam Định
đƣợc hình thành cùng với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở
Nam Định. Đến đầu thế kỷ XX, số lƣợng công nhân ƣớc tính khoảng 1,5 vạn
ngƣời [20, tr 34]. Trình độ kỹ thuật, tác phong công nghiệp ở họ đƣợc hình
thành sớm, sống tập trung. Do phần lớn xuất thân từ nông dân, bị bần cùng
hoá và cùng có chung kẻ thù là đế quốc, phong kiến nên công nhân sớm đoàn
kết với nông dân tạo thành khối liên minh Công - Nông vững chắc trong cuộc
đấu tranh chống kẻ thù chung. Đời sống công nhân vô cùng cực khổ, họ phải
lao động 12 đến 14 giờ một ngày, lƣơng thấp lại luôn bị cúp phạt, đánh đập,
đe doạ, sa thải… Họ sớm giác ngộ ý thức giai cấp, nhận rõ kẻ thù và sớm trở
thành lực lƣợng tiền phong của cách mạng.
Ngày 30 - 4 - 1925, cuộc đấu tranh của hơn 2500 công nhân nhà máy
Sợi Nam Định phản đối chủ sa thải 300 anh chị em công nhân đã tham gia
đấu tranh đòi tăng lƣơng, giảm giờ làm, có tiếng vang lớn.
Năm 1925, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời. Tháng 9 -
1927, Tỉnh bộ Lâm thời Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tỉnh Nam Định

đƣợc thành lập. Cuốn Đường cách mệnh của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đƣợc
đƣa từ nƣớc ngoài về trao cho đồng chí Nguyễn Công Hoan, Bí thƣ Tỉnh bộ.
Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin ngày càng đƣợc truyền bá sâu rộng trong hội
viên thanh niên, trong học sinh và các tầng lớp sĩ phu yêu nƣớc. Vì thế hơn
hai năm sau, hội viên của hội đã có hơn 100 ngƣời.
Ngày 3 - 2 - 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Tỉnh bộ hội Việt
13
Nam cách mạng thanh niên Nam Định đƣợc đổi thành Tỉnh Đảng bộ Đảng
Cộng sản Việt Nam Nam Định. Nhiệm vụ cách mạng của quân, dân địa
phƣơng là đấu tranh chống Pháp giành độc lập tự do cho dân tộc đƣợc tuyên
truyền sâu rộng. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định, phong trào
đấu tranh của các tầng lớp nhân dân chống Pháp liên tiếp nổ ra, đặc biệt cuộc
đấu tranh của hơn 4.000 công nhân nhà máy dệt Nam Định, kéo dài từ ngày
28 - 3 đến ngày 16 - 4 - 1930, đã buộc bọn chủ phải thoả mãn các yêu sách
tăng lƣơng 10%, bỏ đánh đập, cúp phạt công nhân. Bên cạnh thắng lợi về kinh
tế, cuộc đấu tranh đã làm cho uy tín của Đảng đƣợc nâng lên, làm xôn xao dƣ
luận ở nƣớc Pháp và trên trƣờng quốc tế.
Tháng 7 - 1930, đồng chí Trần Phú, về Nam Định khảo sát tình hình và
chỉ ra nhiều việc cần phải uốn nắn để thúc đẩy phong trào tiến lên. Từ ngày
25 - 7 đến 25 - 9 - 1930, công nhân các nhà máy Dệt, Tơ, Sợi Nam Định có 6
cuộc bãi công trong đó có những cuộc đối đầu quyết liệt, chứng tỏ sự trƣởng
thành mạnh mẽ của phong trào công nhân Nam Định…
Cùng với công nhân ở thành phố, nông dân các huyện Ý Yên, Xuân
Trƣờng, Giao Thuỷ đã đứng lên đòi lập chợ, đòi tổ chức gặt lúa ở những
ruộng mà trƣớc đó địa chủ cƣờng hào cƣỡng đoạt của nông dân, nhƣ nông dân
các xã Lạc Nghiệp, Hội Khê Ngoại, Quất Lâm Lạc Quần, Trung Thành…
Ở trƣờng Thành chung Nam Định, giáo viên và học sinh đã đấu tranh
chống lại một số giáo sƣ phản động ngƣời Pháp xúc phạm nhân phẩm học
sinh Việt Nam.Từ trong số đông học sinh, công nhân, nông dân giác ngộ cách
mạng, "Đảng đã lựa chọn, kết nạp đƣợc một số đảng viên ở 16 nhà máy,

trƣờng học, đƣờng phố, 30 xã thuộc các huyện Ý Yên, Phong Doanh, Nghĩa
Hƣng, Xuân Trƣờng, Mỹ Lộc, Hải Hậu có cơ sở Đảng" [19, tr 29].
Trƣớc tình hình đó, địch tăng cƣờng triệt phá các cơ sở cách mạng bằng
nhiều thủ đoạn và biện pháp thâm độc. Năm 1931, chúng tiến hành khủng bố
trắng ở nhiều nơi hòng dập tắt phong trào đấu tranh cách mạng của quần
14
chúng. Tháng 1 - 1932, hầu hết cán bộ chủ chốt của Nam Định bị sa vào tay
giặc. Cuối năm 1932, một số vƣợt ngục cùng với số mãn hạn tù trở về địa
phƣơng đã chủ động, tích cực gây dựng lực lƣợng, từng bƣớc phục hồi phong
trào đấu tranh chống đế quốc.
Năm 1936, Mặt trận nhân dân thắng cử ở Pháp Tháng 7 - 1937, Đảng
Cộng sản Đông Dƣơng xác định mục tiêu trƣớc mắt của cách mạng là chĩa
mũi nhọn đấu tranh vào bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai của chúng,
đòi tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình.
Đầu năm 1937, phong trào ở nhiều nơi đƣợc phục hồi, nhiều cuộc đấu
tranh của nhân dân trong tỉnh tiếp tục nổ ra: Từ tháng 10 - 1936 đến tháng 10
- 1937, Nam Định có 33 cuộc đấu tranh lớn, nhỏ trong đó có cuộc đấu tranh
của 7.000 công nhân nhà máy Dệt ngày 3 - 2 - 1937 đòi tăng lƣơng 25%,
giảm giờ làm việc từ 12 xuống 8 giờ một ngày.
Tháng 11 - 1939, Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng
khẳng định: Bƣớc đƣờng sinh tồn của các dân tộc Đông Dƣơng không còn
con đƣờng nào khác hơn là con đƣờng đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả
ách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng. Quán triệt chủ trƣơng của Đảng,
Tỉnh uỷ Nam Định đề ra nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân tinh
thần quyết tâm chống đế quốc thực dân phản động, giải phóng dân tộc, đòi
quyền lợi thiết thực cho giai cấp mình. Tháng 9 - 1940, phát xít Nhật tràn vào
Đông Dƣơng, nhân dân ta "một cổ hai tròng", đời sống nhân dân, đặc biệt là
nông dân càng điêu đứng, cơ cực. Nhƣng cũng chính lúc này, phong trào cách
mạng lại ngày càng dâng cao khắp nƣớc. Tại Nam Định, cờ đỏ búa liềm đã
tung bay trên cây gạo ở làng Trình Xuyên (huyện Vụ Bản) cạnh đƣờng số 10.

Trong nhà tù Nam Định, anh em tù chính trị đã lập chi bộ, chi uỷ và lãnh đạo
đấu tranh đòi cải thiện đời sống, chống đánh đập, cúp phạt
Ngày 10 - 5 -1941 tại Pác Bó, (Cao Bằng), dƣới sự chủ trì của lãnh tụ
Hồ Chí Minh, Hội nghị Trung ƣơng VIII đã khẳng định: Trong lúc này nếu
15
không giải quyết đƣợc vấn đề giải phóng dân tộc, không đòi đƣợc độc lập, tự
do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu
mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng
không đòi đƣợc. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất
rộng rãi lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh). Giữa năm 1943,
Ban cán sự Đảng Nam Định đƣợc củng cố và bắt tay chỉ đạo thực hiện xây
dựng các đoàn thể và lực lƣợng vũ trang. Giữa năm 1944, đội tự vệ vũ trang
thành phố Nam Định đƣợc thành lập gồm 10 ngƣời, đƣợc trang bị súng lục,
gậy gộc, giáo mác, dao kiếm… Để thúc đẩy sự phát triển của phong trào,
Đảng bộ Nam Định đã phân công cán bộ và tổ chức cho công nhân, học sinh
từ thành phố về nông thôn xây dựng cơ sở, tập hợp đông đảo nhân dân vào
Mặt trận Việt Minh. Nhiều đội tự vệ ở nông thôn đƣợc tổ chức, tập luyện.
Ngày 9 - 3 - 1945, Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dƣơng.
Trƣớc biến động này, ngày 12 - 3 - 1945 Ban thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng đã
họp và thông qua chỉ thị: "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta",
xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dƣơng là phát xít Nhật, đề ra khẩu
hiệu: "đánh đuổi phát xít Nhật, thành lập chính quyền cách mạng của nhân
dân" và phát động cao trào kháng Nhật. Sau khi dựng nên chính phủ bù nhìn
Trần Trọng Kim (17 - 4 - 1945), Nhật đã đƣa thêm lính về xã Văn Lý (huyện
Hải Hậu) và một số nơi khác để lùng bắt cán bộ, đảng viên, mua vét thóc gạo
trong khi mùa màng thất bát làm cho 212.218 ngƣời Nam Định bị chết đói
(tính đến hết tháng 4 - 1945). Cuối tháng 4 - 1945, Ban cán sự Đảng Nam
Định đã họp ở Quần Liêu (huyện Nghĩa Hƣng) để đề ra những chủ trƣơng cụ
thể nhƣ: "phát động mạnh mẽ cao trào kháng Nhật cứu nƣớc; khẩn trƣơng tiến
hành vũ trang cho quần chúng cách mạng, xây dựng tự vệ chiến đấu, sắm sửa

vũ khí, luyện tập quân sự; thành lập đội vũ trang tuyên truyền và tập trung sự
chỉ đạo đối với địa bàn nông thôn" [19, tr 36].
Ngay sau Hội nghị Quần Liêu, truyền đơn "kháng Nhật cứu nƣớc" đã
16
đƣợc rải ở nhiều xã thuộc các huyện Nghĩa Hƣng, Xuân Trƣờng, Giao Thuỷ,
thậm chí còn đƣợc chuyển vào các công sở, trại lính, sở chỉ huy Nhật. Cờ đỏ
sao vàng xuất hiện ở các chợ Cát Xuyên, Trà Trung (huyện Xuân Trƣờng),
Cổ Lễ, Ninh Cƣờng (huyện Trực Ninh), Hƣng Lễ (huyện Nam Trực). Ở các
xã Ninh Cƣờng, Các Môn (huyện Trực Ninh), Quần Phƣơng (huyện Hải
Hậu). Quỹ Nhất, Quần Liêu (huyện Nghĩa Hƣng) đông đảo đồng bào theo đạo
Thiên Chúa đã tham gia các đoàn thể cứu quốc. Phong trào "Tự mua sắm vũ
khí đuổi thù chung" đƣợc đông đảo bà con ở thành phố, thị trấn và các địa
phƣơng hăng hái, hƣởng ứng.
Nông dân thôn Nhuộng xã Yên Trung (huyện Ý Yên) đã trừng trị tên
chánh bảo an ngoan cố; nông dân Thƣợng Đồng vạch tội lý trƣởng. Ở các xã
Hành Thiện (huyện Xuân trƣờng), Ngô Đồng (huyện Giao Thuỷ), chợ Bo
(huyện Ý Yên), cờ và ảnh quân Nhật bị xé bỏ, cờ đỏ sao vàng đƣợc treo tại
nhiều trụ sở Bảo an… Không khí chuẩn bị tổng khởi nghĩa ngày càng sôi nổi
ở mọi nơi làm cho quân địch bị rệu rã, tê liệt. Trƣớc tình hình đó, chúng đã
điên cuồng khủng bố, bắt gần 100 cán bộ, đảng viên của Tỉnh uỷ và cấp uỷ
cơ sở ở các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc… Đảng bộ Nam Định lại đứng
trƣớc thử thách nặng nề.
Ngày 13 - 8 - 1945, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh. Đêm
13 - 8 - 1945, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc phát Quân lệnh số 1, lệnh khởi
nghĩa lập tức đƣợc truyền đi khắp nơi trong cả nƣớc. Trƣa 16 - 8 - 1945, Ban
cán sự Đảng tỉnh gồm các đồng chí Tùng Giang, Việt Hùng, Phạm Ngọc Hồ,
Phạm Khuê họp ở thôn Trung Lao, xã Trực Trung (huyện Trực Ninh) đã
quyết định phát lệnh khởi nghĩa, trƣớc hết giành chính quyền ở các huyện
phía Nam tỉnh. Đêm 16 - 8 - 1945 và sáng 17 - 8, Ban cán sự Đảng tỉnh ra
lệnh giới nghiêm thôn Nam Lạng (xã Trực Tuấn), cách huyện lỵ Trực Ninh 2

km, lúc này không khí chuẩn bị khởi nghĩa rất sôi nổi ở toàn huyện, Uỷ ban
cách mạng lâm thời Trực Ninh đƣợc thành lập và đã tuyên bố xoá bỏ chính
17
quyền cũ, tuyên bố thành lập chính quyền mới của huyện trƣớc đông đảo
nhân dân.
Sau huyện Trực Ninh là các huyện Nam Trực (18 - 8), thành phố Nam
Định (19 - 8), huyện Ý Yên (20 - 8), huyện Vụ Bản (20 - 8), huyện Nghĩa
Hƣng (20 - 8), huyện Xuân Trƣờng (20 - 8), huyện Giao Thuỷ (20 - 8), huyện
Mỹ Lộc (22 - 8) đã tuyên bố thành lập chính quyền cánh mạng. 15 giờ ngày
21 - 8 - 1945, tại khu vực dốc Lò Trâu (thành phố Nam Định), Uỷ ban nhân
dân cách mạng lâm thời tỉnh Nam Định đƣợc thành lập, gồm 7 ngƣời do đồng
chí Đặng Châu Tuệ làm Chủ tịch. Chỉ trong 6 ngày, kể từ khi phát lệnh khởi
nghĩa, chính quyền cách mạng của tỉnh Nam Định và các huyện đã đƣợc
thành lập…
Trải qua nhiều thế kỷ, các thế hệ ngƣời Nam Định luôn tự hào về quê
hƣơng của mình. Khi ánh sáng cách mạng chiếu dọi, nhân dân Nam Định đã
nhất tề đi theo Đảng, đứng lên đấu tranh khởi nghĩa giành chính quyền về tay
mình ở quê hƣơng, cùng nhân dân cả nƣớc lập ra một nƣớc Việt Nam mới,
một "Nƣớc Việt Nam có quyền hƣởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở
thành một nƣớc tự do, độc lập" [30, tr 557].
Ngày 23 - 9 - 1945, thực dân Pháp đã nổ súng tấn công Nam Bộ, sau
đó trắng trợn gây chiến tranh ra toàn lãnh thổ Việt Nam. Hƣởng ứng lời kêu
gọi "Toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân
dân Nam Định cùng nhân dân cả nƣớc bƣớc vào cuộc kháng chiến toàn dân,
toàn diện chống thực dân Pháp kéo dài suốt 9 năm và cuối cùng đã giành
đƣợc thắng lợi vẻ vang.
1.2. LÃNH ĐẠO CHIẾN TRANH DU KÍCH NHỮNG NĂM 1946 - 1951.
1.2.1. Chỉ đạo thực hiện chủ trương giam chân địch trong thành phố
(1946 - 1947).
Trƣớc những hành động ngang ngƣợc, gây chiến của thực dân Pháp, chủ

trƣơng của ta là tranh thủ hoà bình, củng cố lực lƣợng. Thực hiện hoà hoãn
với Pháp, nhân nhƣợng và cố tránh xung đột vũ trang, song ta càng nhân
18
nhƣợng thì thực dân Pháp càng lấn tới. Tại Hà Nội, liền trong hai ngày 18, 19
- 12 - 1946, chúng liên tiếp gửi tới Chính phủ ta ba tối hậu thƣ buộc công an,
bộ đội ta phải hạ vũ khí. ở thành phố Nam Định, thực dân Pháp cũng liên tiếp
khiêu khích, hăm doạ nhân dân và lực lƣợng tự vệ của ta. Chiều ngày 17 - 12
- 1946, chúng đặt súng trên xe GMC chạy dọc các phố để phô trƣơng lực
lƣợng, uy hiếp tinh thần của nhân dân Nam Định. Ngày 18 - 12 - 1946, chúng
cho lính công binh dùng xe ủi phá vật chƣớng ngại ở các ngã tƣ Cửa Đông,
Máy Tơ và bến Đò Quan. Chúng cƣớp vũ khí của tự vệ ngã tƣ phố Máy Tơ.
Chập tối 19 - 12 - 1946, lính đóng ở trƣờng tƣ thục Xanh Tô ma đã kéo ra ngã
tƣ Cửa Đông bắn vào tự vệ. Ta nổ súng cảnh cáo. Chúng vin vào cớ đó đòi ta
phải giải tán lực lƣợng tự vệ.
Nhận thấy khả năng hoà hoãn không còn, nguy cơ chiến tranh không
thể tránh khỏi, Hội nghị Trung ƣơng Đảng mở rộng do Chủ tịch Hồ Chí Minh
chủ trì họp ngày 18, 19 - 12 - 1946 đã quyết định: "Phát động cả nƣớc đứng
lên kháng chiến" chống lại chiến tranh xâm lƣợc của thực dân Pháp.
Tối ngày 19 - 12 - 1946, theo Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Chính phủ, Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng, Tổng tƣ lệnh Võ Nguyên Giáp ra mật
lệnh chiến đấu phát trên Đài tiếng nói Việt Nam: "Tổ quốc lâm nguy! Giờ
chiến đấu đã đến. Toàn thể bộ đội, vệ quốc quân, dân quân tự vệ Trung, Nam,
Bắc phải nhất tề đứng dậy, phải xông tới mặt trận giết giặc cứu nƣớc, tiêu diệt
thực dân Pháp" [20, tr 116].
Ngày 19 - 12 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến: "Hỡi đồng bào toàn quốc.
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhƣợng, nhƣng chúng ta
càng nhân nhƣợng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cƣớp nƣớc
ta lần nữa.
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nƣớc,

nhất định không chịu làm nô lệ… Bất kỳ đàn ông, đàn bà, không chia tôn
19
giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ ngƣời già, ngƣời trẻ. Hễ là ngƣời Việt Nam
thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc…
Với một lòng kiên quyết hy sinh, dù phải gian lao kháng chiến thắng lợi
nhất định về dân tộc ta" [31, tr 480].
Trƣớc đó, ngày 12 - 12 - 1946, Trung ƣơng Đảng ra chỉ thị "Toàn dân
kháng chiến", nêu rõ đƣờng lối kháng chiến của Đảng, vạch rõ mục đích của
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc là giành độc lập, tự do và
thống nhất Tổ quốc. Đƣờng lối chung chỉ đạo toàn bộ cuộc kháng chiến là:
Toàn dân, toàn diện, trƣờng kỳ, tự lực cánh sinh.
Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến" của Trung ƣơng Đảng, Lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tác phẩm Kháng chiến
nhất định thắng lợi của đồng chí Trƣờng - Chinh, Tổng Bí thƣ của Đảng là
những văn kiện có tính chất cƣơng lĩnh kháng chiến của Đảng, chỉ đạo toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong suốt cuộc kháng chiến trƣờng kỳ gian khổ;
đồng thời đó cũng là ngọn đuốc soi đƣờng, cổ vũ, động viên, hƣớng dẫn toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân đoàn kết chặt chẽ "quyết đánh" và "quyết thắng"
giặc Pháp xâm lƣợc.
Sau khi Hà Nội nổ súng mở đầu cuộc kháng chiến thần thánh của dân
tộc, mặt trận Nam Định nhận đƣợc mật lệnh tiến công của Bộ chỉ huy chiến
khu II (sau là Bộ tƣ lệnh Liên khu III). Ban chỉ huy mặt trận cùng với Tỉnh uỷ
Nam Định, đã nhanh chóng phối hợp chỉ đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền
địa phƣơng và các đơn vị bộ đội, tự vệ, dân quân du kích thực hiện ngay
những công việc chuẩn bị cuối cùng. Các cơ quan Dân, Chính, Đảng của tỉnh
và thành phố di chuyển về nông thôn. Khẩu hiệu: "Tản cƣ là yêu nƣớc", "Tản
cƣ cũng là đánh giặc" đƣợc tuyên truyền sâu rộng trong các khối phố và đƣợc
đông đảo mọi nhà, mọi ngƣời hƣởng ứng.
Ban chỉ huy mặt trận gồm các đồng chí Đỗ Mƣời, Bí Thƣ tỉnh uỷ,
Nguyễn Hữu Ninh, Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh Nam Định, Hà Kế Tấn

20
Chính trị viên trung đoàn 34, Cao Xuân Hổ, Trung đoàn trƣởng trung đoàn 34
đã họp ở thôn Mỹ Trọng (ngoại thành Nam Định) để bàn bạc và thống nhất kế
hoạch tác chiến của quân, dân Nam Định. Ban chỉ huy mặt trận đã xác định rõ
quyết tâm chủ động tiến quân bao vây quân Pháp trong nội thành Nam Định
nhằm tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch và phƣơng tiện chiến tranh của chúng,
để địa phƣơng và cả nƣớc có thêm thời gian chuẩn bị lực lƣợng bƣớc vào
cuộc kháng chiến lâu dài. Lực lƣợng tự vệ và dân quân du kích các huyện,
thành phố đƣợc điều động tăng cƣờng sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến
đấu.
Bộ phận cán bộ đƣợc phân công ở lại thành phố Nam Định đã tiến hành
tuyên truyền, vận động nhân dân thành phố tản cƣ ra ngoài thành phố Nam
Định. Công an, quân báo và tự vệ thành phố cùng bộ đội các tiểu đoàn 69, 75
và đại đội trợ chiến cùng các đại đội tự vệ, dân quân du kích chiến đấu của
thành phố (đƣợc bố trí xen vào các đội hình chiến đấu của các đại đội vệ quốc
quân), đều sẵn sàng vào các vị trí đánh địch.
Đúng 0 giờ 30 phút ngày 20 - 12 - 1946, từ trận địa bên bờ Nam bến
Đò Quan, đại đội trợ chiến bắn quả pháo 75 mm đầu tiên vào nhà Băng, báo
hiệu cuộc tiến công địch trên toàn mặt trận Nam Định bắt đầu. Ngay sau hiệu
lệnh ấy, tất cả các cỡ súng, pháo trên khắp các trận địa ta đã nhả đạn đồng loạt
vào căn cứ địch, lửa đạn bùng lên khắp thành phố. Lực lƣợng tự vệ nổ mìn
giật đổ cây to dọc đƣờng Đinh Tiên Hoàng, đƣờng từ ngã tƣ Cửa Đông đến
toà Thị chính (vƣờn hoa khu Cột cờ). Nhân dân các khu phố có nhà lá tự
châm lửa đốt nhà mình. Khắp các khu phố chính, chƣớng ngại đƣợc dựng lên
bằng giƣờng, tủ, bàn ghế… Nhân dân cùng tự vệ lấy xe bò chở thêm đất, đá,
gạch, gỗ… đổ vào những ngã ba, ngã tƣ làm thành chiến luỹ cản xe địch.
Tại trại Ca rô, các chiến sỹ Vệ quốc đoàn và tự vệ khu I đại đội 15 (tiểu
đoàn 69) đã nhanh chóng chiếm giữ một phần doanh trại địch ở phía Tây
Nam, diệt gần một chục tên. Ở dãy nhà Quan, các chiến sỹ đại đội 17 (tiểu
21

đoàn 69) cùng tự vệ khu Năng Tĩnh đã dũng mãnh xung phong đánh chiếm
hết căn nhà hai tầng này đến căn nhà hai tầng khác của địch, loại khỏi vòng
chiến đấu nhiều tên. Đến 4 giờ sáng ngày 20 - 12 - 1946, quân ta chiếm giữ
đƣợc 6 trong số 10 nhà hai tầng, dồn địch vào 4 nhà còn lại. Tại nhà máy
Dệt, các mũi tiến công của đại đội 9 (tiểu đoàn 75) và tự vệ khu 4 chỉ ít phút
sau khi nổ súng đã tiêu diệt gần 2 tiểu đội địch ở khu vực Cần Cẩu, nhà máy
Tơ, khu nhà Băng…
Bị quân ta tấn công dồn dập, quân Pháp buộc phải co cụm lại trong các
vị trí chiếm giữ. Mãi tới 8 giờ sáng ngày 20 - 12 - 1946, chúng mới cho 4 máy
bay phóng pháo đến bắn phá khu vực nhà Ga. Sau đó, bộ binh Pháp từ trại Ca
rô theo đƣờng Lê Quý Đôn nống ra lấn chiếm nhà Ga nhƣng đã bị quân ta
đánh chặn lại. Ngày 21 - 12 - 1946, với lực lƣợng mạnh và 2 xe tăng mở
đƣờng, quân Pháp lại nống ra lần nữa để lấn chiếm khu nhà Ga. Trƣớc hoả lực
mạnh của địch, dân quân, du kích Mỹ Trọng, Mai Xá bảo vệ nhà Ga đã đƣợc
lệnh rút ra vòng ngoài để thực hiện kế hoạch bao vây lại quân địch. Giặc Pháp
đóng ở nhà Băng bị uy hiếp mạnh. Để tránh khỏi nguy cơ bị tiêu diệt, ngày
23 - 12 - 1946 chỉ huy địch ở Nam Định lệnh cho quân ở nhà Băng nổ súng
lấn ra phía Cột cờ. Cùng lúc, chúng thúc quân ở nhà máy Sợi vọt qua đƣờng
Máy chiếu, thọc qua trụ sở Uỷ ban nhân dân thành phố Nam Định, tiến về
đƣờng Cột cờ giúp cho quân Pháp ở nhà Băng chạy vào khu vực nhà máy
Sợi. Nhƣng cả 2 mũi tiến công đó đều bị đánh bật trở lại vị trí xuất phát, âm
mƣu giải cứu của chúng ở nhà Băng không thực hiện đƣợc.
Thi hành chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng, ngày 23 - 12 - 1946, Uỷ
ban kháng chiến tỉnh Nam Định đƣợc thành lập thay cho Uỷ ban bảo vệ, do
đồng chí Đỗ Mƣời, Bí thƣ Tỉnh uỷ làm Chủ tịch. Các huyện, xã cũng lần lƣợt
thành lập các uỷ ban kháng chiến. Cùng với việc tổ chức các hoạt động tiến
công, bao vây quân sự chặn đứng âm mƣu "đánh nhanh thắng nhanh" của
địch, Tỉnh uỷ Nam Định đã chỉ đạo chặt chẽ việc giữ gìn trật tự giao thông, trị

×