Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Đặc điểm thơ Bằng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 125 trang )


1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8
4. Phương pháp nghiên cứu 9
5. Mục đích, ý nghĩa đóng góp của luận văn 9
6. Cấu trúc của luận văn 10
PHẦN NỘI DUNG 10
Chương 1: Thế hệ thơ chống Mỹ và những chặng đường thơ Bằng Việt 10
1. Khái quát về thế hệ thơ chống Mỹ 10
1.1. Hoàn cảnh lịch sử và đội ngũ sáng tác 10
1.2. Những thành tựu thơ chống Mỹ 14
1.2.1. Thành tựu về nội dung 15
1.2.2. Thành tựu về nghệ thuật 20
2. Những chặng đường thơ Bằng Việt 25
2.1. “Người của một thời – Thơ của một thời” 25
2.2. Quan niệm về nghệ thuật 34
Chương 2: Đặc điểm thơ Bằng Việt nhìn từ phương diện nội dung 39
2.1. Cảm hứng về đất nước và con người Việt Nam 39
2.1.1. Cảm hứng về đất nước và con người trong chiến tranh 39
2.1.1.1. Đất nước trong chiến tranh 39
2.1.1.2. Con người trong chiến tranh 50
2.1.2. Cảm hứng về đất nước và con người trong hòa bình 60
2.1.2.1. Đất nước trong hòa bình 61
2.1.2.2. Con người trong cuộc sống đời thường 65
2.2. Cảm hứng thế sự 70
2.2.1. Vẻ đẹp của con người và nhân loại trong thế kỷ XX 70


2
2.2.2. Những suy tư chiêm nghiệm về một thế giới đầy biến động 73
2.3. Cảm hứng về tình yêu 79
2.3.1. “Tình yêu và báo động” 79
2.3.2. “Gợi dậy tâm hồn và thức dậy tình yêu” 84
Chương ba: Đặc điểm thơ Bằng Việt nhìn từ phương diện nghệ thuật 89
3.1. Thể thơ 89
3.1.1 Thể thơ tự do 90
3.1.2. Các thể thơ khác 94
3.2. Ngôn ngữ 99
3.2.1. Sự gia tăng các yếu tố văn xuôi vào thơ 100
3.2.2. Ngôn ngữ giàu sắc màu gợi hình, gợi cảm 102
3.2.3. Một số biện pháp tu từ 103
3.3. Biểu tượng thơ 105
3.3.1. Đất và mẹ 106
3.3.2. Ngọn lửa 107
3.3.3. Ngọn gió 109
3.3.4. Hoa 111
3.4. Giọng điệu 114
3.4.1. Giọng trữ tình sâu lắng 114
3.4.2. Giọng suy tư, triết lý 116
PHẦN KẾT LUẬN 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO 122


3
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nền thơ hiện đại Việt Nam được tạo nên bởi rất nhiều tiếng thơ,

gương mặt thơ độc đáo. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 trải qua hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đến nay, chúng ta đã có nhiều tác giả,
tác phẩm thơ tiêu biểu, làm phong phú cho hương sắc vườn thơ đất nước. Đặc
biệt, thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đã đóng góp cho thơ ca dân tộc nhiều
nhà thơ tài năng và tâm huyết. Chỉ trong vòng 10 năm 1964 - 1975, chúng ta đã
có một thế hệ nhà thơ xuất hiện và trưởng thành để viết tiếp bài thơ trên báng
súng với những gương mặt trẻ tiêu biểu như: Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến
Duật, Bằng Việt, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Lê Anh Xuân, Nguyễn Mỹ, Xuân
Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng Nhuận Cầm, Trần Đăng Khoa,
Xuất hiện từ khoảng giữa những năm 60 của cuộc kháng chiến chống
Mỹ với “Hương cây – Bếp lửa” (tập thơ in chung cùng Lưu Quang Vũ), Bằng
Việt đã tạo được một tiếng thơ đầy cuốn hút mang “tiếng nói sâu lắng và
trong sáng của lớp thanh niên trí thức mới” [33, tr.4] “rạo rực mà tươi mát,
giản dị, hồn nhiên mà không dễ dãi. Mỗi bài thơ của Bằng Việt đều có nét bút
riêng,…” [17, tr. 8]. Kể từ bài thơ đầu tiên Qua Trường Sa viết năm 1961 đến
nay, Bằng Việt đã trải qua một chặng đường thơ hơn 50 năm. Những bài thơ
của Bằng Việt giản dị, chân thành, giàu chất suy tư, triết lý về cuộc đời và
nghệ thuật. Đó là tiếng lòng của một nhà thơ có sự trải nghiệm sâu sắc và tinh
tế với cuộc sống. Không chỉ có một vị trí quan trọng trong nền thơ chống Mỹ,
trong “thế hệ sáu mươi”, “thế hệ Trường Sơn” mà Bằng Việt còn là một trong
những nhà thơ “có vị trí khá ổn định và vững chắc” [15, tr.36] với hơn 300
bài thơ và 10 tập thơ được nhiều độc giả yêu mến, được nhiều nhà nghiên
cứu, phê bình dành những lời đánh giá, khẳng định vị trí và những đóng góp
về nhiều mặt cho văn học nghệ thuật Việt Nam. Giải thưởng Nhà nước về văn
học nghệ thuật năm 2001, Giải thưởng văn học ASEAN năm 2003 và "Giải

4
thành tựu trọn đời" 2005 đã thêm một lần nữa chứng minh cho chúng ta thấy
giá trị các sáng tác của Bằng Việt với nền thơ hiện đại Việt Nam. Nghiên cứu
đặc điểm thơ Bằng Việt sẽ góp phần khám phá các giá trị của thơ ca Bằng

Việt một cách đầy đủ và hệ thống.
1.2. Là một tác giả tiêu biểu của văn học hiện đại Việt Nam, thơ Bằng
Việt được dịch in ở Nga, ở Pháp và trên báo của một số tổ chức quốc tế, đồng
thời được đưa vào chương trình ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Hai tác
phẩm: Mẹ và Bếp lửa được đưa vào giảng dạy trong phần văn bản của ngữ
văn Trung học cơ sở. Tiến hành nghiên cứu thơ Bằng Việt sẽ rất thiết thực và
hữu ích đối với việc giảng dạy thơ Bằng Việt ở trường Trung học cơ sở, nơi
người viết luận văn này đang công tác.
1.3. Qua nhiều biến cố lớn lao của lịch sử dân tộc, qua sự sàng lọc nghiệt
ngã của thời gian, thơ Bằng Việt vẫn đứng vững và gần gũi với bạn đọc
đương đại. Hành trình 50 năm của đời thơ Bằng Việt đã được tổng kết khá
trọn vẹn trong tập thơ Bằng Việt tác phẩm chọn lọc. Với những lý do trên và
nhân dịp tập thơ ra mắt bạn đọc, chúng tôi hy vọng đề tài Đặc điểm thơ Bằng
Việt sẽ một phần nhỏ vào việc nghiên cứu tương đối toàn diện một gương mặt
tiêu biểu và quen thuộc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Bằng Việt là nhà thơ có sức sáng tạo dồi dào. Các tập thơ của Bằng Việt
luôn được bạn đọc đón nhận và các nhà nghiên cứu, phê bình văn học quan
tâm, chú ý. Kể từ tập thơ đầu tay “Hương cây – Bếp lửa” (1968) đến nay, tác
giả đã có 10 tập thơ xuất bản. Số lượng các bài bình luận, nhận xét, các ý kiến
đánh giá thơ Bằng Việt có thể tập hợp lên đến hàng nghìn trang theo hướng
nhìn nhận về nhiều phương diện: từ tư tưởng đến phong cách nghệ thuật, từ
chất liệu thi ca đến giọng điệu và tâm hồn nghệ sỹ,… Với sự sưu tầm, tập hợp
trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi phân chia các tư liệu trên thành hai
nhóm cơ bản. Nhóm thứ nhất là các bài giới thiệu, phê bình, đánh giá khái

5
quát về nội dung, nghệ thuật các tập thơ của Bằng Việt. Các tác giả Lê Đình
Kỵ, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Nam, Thiếu Mai, Văn Tâm, Hồng Thọ,
Nguyễn Trọng Hoàn, Hà Minh Đức… đều có những bài viết nhận định chung

về thơ ca Bằng Việt. Nhóm thứ hai là các bài bình giảng, phân tích về các tác
phẩm cụ thể của Bằng Việt. Có thể thấy một số lượng không nhỏ các bài viết
đi theo hướng này của các tác giả Vũ Dương Quỹ, Vũ Quần Phương, Lê Quốc
Hán, Chu Văn Sơn, Nguyễn Thị Nhàn,…
Mỗi nhà thơ có một phong cách riêng với nét đặc trưng trong chất thơ. Ở
Bằng Việt, chất thơ ấy chính là chất suy tưởng giàu tính trí tuệ và rất hào hoa.
Các nhà nghiên cứu đều cho đây chính là điểm độc đáo làm nên gương mặt
thơ Bằng Việt. Trong bài phê bình tập thơ đầu tay của Bằng Việt, tác giả Lê
Đình Kỵ đã nhận xét: Ở Bằng Việt, cái sôi nổi, rạo rực của tuổi trẻ vừa như
được nén lại, đồng thời lại nêu lên bởi suy nghĩ…Một tâm hồn nhiều suy nghĩ,
rung động tinh tế, một chủ nghĩa trữ tình xao động, bồi hồi, khi đậm đà,
duyên dáng, khi âm vang, sâu thẳm,… [17, tr.5]. Tác giả Nguyễn Xuân Nam
cũng nhận định: “Lời thơ như những nét chấm phá tươi mát nhưng không
thiếu chiều sâu suy tưởng”, “một khuynh hướng chính luận kín đáo thể hiện
trong thơ”, thơ Bằng Việt “thường nghiêng về suy nghĩ, có dáng một lời tâm
sự” [33, tr. 47]. Hồng Thọ cho rằng: “Ở Bằng Việt, sự suy nghĩ có tình có
nghĩa được bộc lộ một cách nhất quán trong thơ anh” [42, tr.9]. Nhà thơ
Phạm Khải nhận xét một cách đầy hình ảnh: “Vào những năm đầu thập kỷ 60,
Bằng Việt xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam như một ánh đèn nê-ông kỳ ảo,
tỏa ánh sáng trí tuệ, sự mát mẻ của tuổi xuân và cái dịu dàng của hồn thơ
anh. Với những câu thơ xúc cảm tinh tế, chữ nghĩa lóng lánh, độc giả ấn
tượng về anh như một nhà thơ trẻ lịch lãm, tài hoa” [19, tr.23]. Giáo sư Hà
Minh Đức cho rằng: Trong lớp các nhà thơ trẻ, Bằng Việt là một hồn thơ lắng
đọng nhiều suy nghĩ [7, tr.18]. Nhà thơ Nguyễn Thanh Kim khẳng định: “Thơ
Bằng Việt đậm chất hào hoa phong nhã, có giọng điệu tinh tế, giàu tư duy trí

6
tuệ [18, tr.6]. Nhà phê bình văn học Trịnh Thanh Sơn đã khái quát: “Chất suy
tưởng vốn là một điểm mạnh trong thơ Bằng Việt và góp phần làm nên thi
pháp và phong cách độc đáo” [36, tr. 49]. Góp thêm tiếng nói cho xu hướng

này có thể kể thêm các tác giả như Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Trọng Tạo,Trần
Đăng Suyền, Trần Đăng Khoa, … Các tác giả đều khẳng định trong thơ Bằng
Việt có“những suy nghĩ già dặn, sâu sắc”, “giàu suy tư”, một lối viết “đầy
ưu tư, trí tuệ” với “cách nhìn lấp lánh trí tuệ”, “được chiếu rọi qua lăng kính
văn hóa”. Nhà thơ Vũ Quần Phương lý giải chất suy tư, trí tuệ trong thơ Bằng
Việt là do tác giả “Bếp lửa” có “một quá trình vươn lên rất mạnh mẽ về mặt
nhận thức”. [35, tr.21]. Còn tác giả Trần Quang Quý trong bài viết Bằng Việt
– nhiệt năng tỏa sáng từ bếp lửa trên báo Người Hà Nội thì nhận xét: “chất
thơ hào hoa mà đằm thắm, tinh tế mà hồn nhiên, hào sảng mà trẻ trung, tươi
mới và gợi cảm, ấm áp và trí tuệ” chính là nguồn nhiệt năng tỏa sáng từ
“Bếp lửa”đến những trang thơ ngày nay của Bằng Việt.
Nhà nghiên cứu Văn Tâm từng nhận xét: “Nhà thơ Bằng Việt quê “xứ
Đoài mây trắng lắm”là một trong những thi sĩ bẩm sinh của thơ ca hiện đại
Viêt Nam” [40, tr. 17]. Người thi sĩ ấy ngay từ những bài thơ đầu tay đã gây
ấn tượng mạnh mẽ bởi một giọng thơ riêng, mới mẻ, độc đáo trong số các tác
giả cùng thời. Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh khi “Đọc thơ Bằng Việt ” đã khẳng
định: “Phong cách thơ Bằng Việt hình thành từ rất sớm, nhiều nét bút khá
kiên định, nhất là ở giọng thơ, vốn là biểu hiện rất sâu của bản lĩnh sáng tác”
[13, tr. 7]. “Riêng với Bằng Việt, giọng thơ “có học ”, sang trọng của anh đã
nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo công chúng yêu thơ” [34,
tr.12]. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo “Đọc lại “Hương cây – Bếp lửa”” tháng
9 năm 2004 cho rằng: “Bằng Việt mang tới một giọng thơ giàu suy tư, ngẫm
ngợi – giọng thơ của người trí thức mới”. Các tác giả Nguyễn Xuân Nam,
Nguyễn Hoàng Sơn khi nói về chất trí tuệ trong thơ Bằng Việt cùng có chung
nhận xét về “giọng thơ hơi dàn trải”, “có một kiểu dàn trải rất “Bằng Việt”,

7
ở người khác thì rõ ràng là một nhược điểm nhưng ở anh thì lại tạo ra một
cái duyên riêng”. [14, tr.45]. Bởi vậy, trong “thế hệ sáu mươi”, “thế hệ
Trường Sơn”, Bằng Việt đã “đem đến cho người đọc một tiếng nói thơ tâm

tình tế nhị, ấm áp” [13, tr. 46] và “cảm giác gần gũi, thân thiết ấy là một nét
hấp dẫn trong thơ Bằng Việt”. Nhà thơ, nhà phê bình văn học Vũ Quần
Phương cảm thấy “giọng thơ Bằng Việt thường êm dịu cất lên từ một lời tâm
sự”. Còn tác giả Hồng Thọ thì so sánh: “Thơ Bằng Việt … như một khúc nhạc
trầm tư, sâu lắng”. Các tác giả Phạm Khải, Phạm Thanh Kim ,… đều công
nhận ở Bằng Việt một giọng thơ “xúc cảm, tinh tế”. Và đến hôm nay, giọng
thơ ấy vẫn góp phần giữ cho thơ Bằng Việt được “tươi nguyên, vẫn “nhìn tôi
bằng ánh mắt xanh ngăn ngắt”, vẫn “làm say”, “làm duyên” như sắc phượng
năm xưa, cánh bướm hôm nào, khơi gợi vẻ trong trắng một thời” [19, tr.6].
Nét nổi bật lên qua các tập thơ Bằng Việt là tấm lòng thiết tha, đôn hậu
của nhà thơ với đất nước và con người Việt Nam. Đó chính là cội rễ, chiều
sâu, là nét đáng yêu, đáng quý trong tâm hồn thơ Bằng Việt. Nhà nghiên cứu
văn học Thiếu Mai khẳng định: “Điểm dễ nhận thấy qua mấy tập thơ của
Bằng Việt là tấm lòng chung thủy, trung hậu của anh đối với con người, với
đất nước” [32, tr.39]. Hồng Thọ nhận xét rất tinh tế: “Với cách nhìn cuộc
sống bằng con mắt “thấm đượm tình yêu”, thơ anh đã nói lên được điều sâu
nặng, đầy âm vang về đất nước, con người của dân tộc…” [42, tr. 11]. Giáo
sư Nguyễn Xuân Nam cũng cho rằng: “Nghĩ về đất nước mình sinh ra và lớn
lên, anh luôn có những vần thơ ấm áp, tin yêu”. [33, tr. 36]. Có lẽ vì vậy nên
dù tác giả có sự thay đổi về cách diễn đạt, mở rộng đề tài, chuyển biến về
cách cảm nhận thì “Đọc thơ Bằng Việt”, chúng ta vẫn nhận thấy “ở chiều sâu
vẫn là tấm lòng ấy đối với đất nước và cuộc đời, đôn hậu, tin yêu” [13, tr.23]
và cảm thấy “như gặp lại một người bạn thân, một người anh em trong gia
đình hoặc gặp lại thời hoa niên của chính mình” [38, tr.21].

8
Thơ Bằng Việt còn là đối tượng nghiên cứu trong luận văn của các tác
giả Đỗ Thuận An, Nguyễn Thu Cúc, Nguyễn Bạch Linh… Các tác giả đều đã
chú ý đi vào khám phá các vẻ đẹp trên nhiều phương diện của thơ Bằng Việt
với những phát hiện cụ thể. Luận án “Thế giới nghệ thuật thơ Bằng Việt” của

Đỗ Thuận An xem xét thơ Bằng Việt như một chỉnh thể, một thế giới nghệ
thuật với những quy luật vận động nội tại dưới góc độ thi pháp: từ quan niệm
nghệ thuật về con người, không gian, thời gian nghệ thuật, giọng điệu và biểu
tượng. Tác giả Đỗ Thuận An nhận xét khái quát: “Thế giới nghệ thuật thơ
Bằng Việt là một thế giới mới mẻ, phong phú và đa dạng”, “đặc biệt sự có
mặt của chân dung tinh thần tự họa của tác giả với những nét tư tưởng độc đáo,
sâu sắc về con người và cuộc đời đã thực sự góp phần tạo nên diện mạo đầy cá
tính cho thơ Bằng Việt”. [2, tr.91]. Tác giả Nguyễn Thu Cúc trong “Đặc sắc thơ
Bằng Việt” “bước đầu dựng lại chân dung tinh thần của Bằng Việt” và nhận
thấy thơ ca Bằng Việt chính là những lời tự bạch đầy trải nghiệm, là “chứng
tích một thời” với những đặc sắc trong thể thơ, hình ảnh thơ, ngôn ngữ và giọng
điệu của chặng đường thơ 40 năm đầy sáng tạo. Tác giả Nguyễn Bạch Linh
nghiên cứu “Phong cách thơ Bằng Việt” từ tư tưởng đến thế giới hình tượng thơ
và nhấn mạnh đến chất trí tuệ trong nghệ thuật thơ Bằng Việt.
Trên đây là những phương diện tiêu biểu, tập trung nhất của các nhà nghiên
cứu, phê bình văn học, các tác giả về thơ Bằng Việt. Bên cạnh đó còn rải rác một
số ý kiến khác bàn về thơ Bằng Việt tùy theo góc độ soi chiếu của từng tác giả.
Đó là những ý kiến rất đáng trân trọng, những gợi mở có giá trị to lớn, hết sức
quý báu cho hướng khai thác và xây dựng luận văn Đặc điểm thơ Bằng Việt.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu đặc điểm thơ Bằng Việt với những biểu hiện
trên sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Cụ thể, chúng tôi sẽ tìm hiểu
những cảm hứng chính của thơ Bằng Việt và các yếu tố nghệ thuật cơ bản làm
nên sự độc đáo, sức cuốn hút của thơ Bằng Việt.

9
Đến nay, Bằng Việt đã xuất bản 10 tập thơ. Chúng tôi đi sâu khảo sát tập
thơ mới nhất Bằng Việt – tác phẩm chọn lọc (NXB Hội nhà văn, 2010).
Tuyển tập này “tuy chưa phải là tất cả nhưng cũng đủ tái hiện từng giai đoạn
đáng ghi nhớ của một đời thơ, từ lúc chập chững cho đến khi trưởng thành.

Nó cũng có thể được coi là chứng tích và trải nghiệm cho cả một thời đối với
một người sáng tác và cũng là lời tự bạch của một con người đặt trong mối
quan hệ gắn bó tương hỗ với mọi người xung quanh”. [56, tr.15] Có thể coi
đây là một tập thơ tổng kết 50 năm sáng tác thơ của Bằng Việt – người của
một thời, thơ của một người ( Lời tựa mở đầu cuốn sách).
Hy vọng với hướng đi này, chúng tôi có thể khám phá đầy đủ thêm về
đặc sắc thơ Bằng Việt theo cái nhìn tịnh tiến của thời gian sau một chặng
đường thơ khá dài của tác giả “Bếp lửa”.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng đồng thời các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp thống kê - phân loại
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp thi pháp học
5. Mục đích, ý nghĩa đóng góp của luận văn
Chúng tôi hy vọng luận văn sẽ đem đến một cái nhìn khái quát xuyên
suốt chặng đường thơ 50 năm của tác giả, từ thời kỳ thơ chống Mỹ tiếp nối
đến thời kỳ đương đại.
Luận văn sẽ tìm hiểu, nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và sâu sắc
về đặc điểm thơ Bằng Việt từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Từ đó thấy
được sự vận động của thơ Bằng Việt trong chặng đường thơ 50 năm của tác
giả, những nét độc đáo của thơ ca Bằng Việt trong “dàn đồng ca cùng thế hệ”.
Đồng thời, luận văn cũng góp thêm một tiếng nói khẳng định những đóng
góp giàu giá trị của tiếng thơ Bằng Việt đối với nền thơ hiện đại Việt Nam.

10
Chúng tôi tin hy vọng luận văn sẽ giúp ích phần nào cho việc giảng dạy
và học tập về tác giả Bằng Việt và tác phẩm của ông trong nhà trường phổ
thông. Chúng tôi cũng muốn qua luận văn sẽ giới thiệu thêm với độc giả và

các nhà nghiên cứu những tác phẩm, những câu thơ hay mà mình tâm đắc.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Trong đó, phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Thế hệ thơ chống Mỹ và những chặng đường thơ Bằng Việt.
1. Khái quát về thế hệ thơ chống Mỹ.
2. Những chặng đường thơ Bằng Việt.
Chương 2: Đặc điểm thơ Bằng Việt nhìn từ phương diện nội dung.
1. Cảm hứng về đất nước và con người Việt Nam.
2. Cảm hứng thế sự.
3. Cảm hứng về tình yêu.
Chương 3: Đặc điểm thơ Bằng Việt nhìn từ nghệ thuật biểu hiện.
1. Thể thơ.
2. Ngôn ngữ.
3. Biểu tượng thơ.
4. Giọng điệu.


PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Thế hệ thơ chống Mỹ và những chặng đường thơ Bằng Việt



1. Khái quát về thế hệ thơ chống Mỹ
1.1. Hoàn cảnh lịch sử và đội ngũ sáng tác
Trong hai mươi năm chiến tranh, thơ Việt Nam giai đoạn chống Mỹ cứu nước
1964-1975 nở rộ những tài năng độc đáo, góp phần quan trọng vào sự thắng lợi của
cuộc đấu tranh giải phóng đất nước và làm giàu đẹp thêm nền thơ ca dân tộc.


11
Những vần thơ 1964 -1975 ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt của khói
lửa chiến tranh. Đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam hòng chia cắt hai miền
đất nước, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa làm nhiệm vụ của
hậu phương lớn tiếp sức cho tiền tuyến lớn miền Nam chiến đấu đánh tan
giặc Mỹ, giành độc lập thống nhất cho Tổ quốc. Trong những năm tháng
cam go đầy thử thách ác liệt, nhân dân Việt Nam đã đi theo tiếng gọi của
Đảng và Bác Hồ, toàn tâm toàn ý góp sức người và sức của cho cuộc chiến
cuối cùng thắng lợi. Đội ngũ văn nghệ sỹ trong giai đoạn chống Mỹ cứu
nước cũng hăm hở lên đường, súng trên tay và bản thảo trên lưng, chắc tay
súng, vững tay bút vào chiến trường đánh giặc và làm thơ. “Văn học nghệ
thuật là một mặt trận, anh chị em văn nghệ sỹ cũng là chiến sỹ trên mặt trận
ấy”. Lời dạy của Bác từ những năm chiến tranh chống thực dân Pháp còn
nguyên giá trị, thôi thúc lớp lớp nhà văn, nhà thơ sống, chiến đấu và sáng
tác.
Ta lại viết bài thơ trên báng súng
Con hôm nay đang viết tiếp theo cha
Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống
Người hôm nay viết tiếp người hôm qua
(Bài thơ trên báng súng - Hoàng Trung Thông)
Văn học chống Mỹ đã có một lực lượng sáng tác đông đảo và hùng hậu
với sự tiếp nối, tiếp lửa sáng tạo bền bỉ của các thế hệ văn nghệ sỹ Việt Nam.
Thơ Việt Nam 1964 -1975 nằm trong mạch nguồn sáng tạo của văn học Cách
mạng đã ghi nhận sự góp mặt của nhiều tiếng thơ, nhiều nhà thơ – chiến sỹ
thuộc mọi thế hệ. Đầu tiên là thế hệ các nhà thơ đã sáng tác từ trước Cách
mạng Tháng Tám, trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp như vàng đã qua thử
lửa, “gừng càng già càng cay”, trở thành gạo cội của nền thơ ca chống Mỹ.
Đó là các tác giả đã vững vàng tuổi đời và tuổi nghề như: Tố Hữu, Lưu Trọng
Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Nguyễn Xuân


12
Sanh, Vân Đài, …. Tiếp theo là thế hệ các nhà thơ ra đời và trưởng thành
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với những tác giả: Nguyễn Đình
Thi, Chính Hữu, Hoàng Cầm, Thanh Hải, Giang Nam, Quang Dũng, Hồng
Nguyên, Trần Hữu Thung, Thôi Hữu, Hữu Loan, Trần Mai Ninh, Thanh Hải,
Minh Huệ, Nguyễn Viết Lãm, Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, … Cuộc
kháng chiến mười năm qua như ngọn lửa – Nghìn năm sau còn đủ sức soi
đường (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên) đã tiếp sức cho cuộc kháng chiến
hai mươi năm chống Mỹ với bao lớp người trẻ tuổi Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu
nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai (Theo chân Bác – Tố Hữu). Văn học
1964 -1975 được bổ sung với một đội ngũ nhà thơ trẻ - những lớp thanh niên
lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, được tiếp nhận trực tiếp vốn văn
hóa, lý tưởng sống, lý tưởng thẩm mỹ và lý tưởng của Đảng Cộng sản, của chế
độ xã hội chủ nghĩa. Đó là các tên tuổi rất trẻ, rất mới đầy tự tin làm thơ và đánh
giặc khi biết rằng những ngày mình đang sống đây là những ngày đẹp nhất.
Thanh Thảo đã bộc lộ rất chân thành nỗi lòng thế hệ các nhà thơ trẻ thời ấy:
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
Thế hệ nhà thơ thứ ba như những cây tre non lá xanh ngút ngàn đang
vươn lên mạnh mẽ bên cạnh những thân tre - lũy làng vững chắc của hai thế
hệ nhà thơ đi trước. Đó là các tác giả: Lê Anh Xuân, Diệp Minh Tuyền, Phạm
Tiến Duật, Nguyễn Mỹ, Thanh Thảo, Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn
Duy, Nguyễn Đức Mậu, Hữu Thỉnh, Phạm Ngọc Cảnh, Bùi Minh Quốc, Anh
Ngọc, Hoàng Nhuận Cầm, Dương Thị Xuân Quý, Xuân Quỳnh, Phan Thị
Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ, Trần Đăng Khoa,… Phạm Tiến Duật đã viết
những vần thơ tươi xanh về chính thế hệ các nhà thơ trẻ như mình:
Ta đi hôm nay đã không là sớm
Đất nước hành quân bốn chục năm rồi


13
Ta đi hôm nay cũng không là muộn
Đất nước còn đánh giặc chưa thôi.
Ba thế hệ nhà thơ nói trên đã tạo nên một đội ngũ trùng điệp cho thơ ca
1964 – 1975. Đội ngũ ấy đã tình nguyện đi vào cuộc sống, chiến đấu chống
Mỹ với tinh thần trách nhiệm và lòng say mê. Họ tỏa đi, lăn lộn khắp nẻo
chiến trường, có mặt ở mọi địa phương, mọi trận địa nóng bỏng, ác liệt. Nhiều
người đã hy sinh anh dũng như các nhà thơ Lê Anh Xuân, Nguyễn Mỹ,
Dương Thị Xuân Quý, Nguyễn Trọng Định …
Trong suốt chặng đường phát triển của thế hệ các nhà thơ trẻ chống Mỹ
(thế hệ thứ ba) luôn có những phát triển, bổ sung về lực lượng, mở rộng đề
tài, cách tiếp cận và thể hiện đời sống kháng chiến; ở thời kỳ nào, thơ trẻ
chống Mỹ cũng có những đóng góp đáng ghi nhận. Ở chặng đường thứ nhất là
những tác giả tiêu biểu như: Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ,
Nguyễn Mỹ, Lê Anh Xuân,… đã đem đến cho thơ chống Mỹ những tiếng thơ
trẻ trung, tươi tắn, sôi nổi. Những vần thơ tràn đầy cảm xúc mê say, chân
thành đối với cuộc sống quê hương, đất nước, tuy còn dấu vết sách vở nhưng
đã thực sự thổi vào thơ ca giai đoạn này chất men say tuổi trẻ với khát khao
được cầm súng chiến đấu, được cống hiến vì Tổ quốc, nhân dân. Chặng
đường thứ hai khi thơ trẻ chống Mỹ phát triển đến đỉnh cao có sự góp mặt của
nhiều tác giả: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Khoa Điềm,
Nguyễn Duy, Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng Nhuận Cầm,… đã khẳng định được
tiếng thơ của thế hệ mới: khỏe khoắn, trong sáng và đầy tự tin. Thơ lúc này đã
vươn tới khái quát những mảng hiện thực lớn của cuộc chiến tranh chống Mỹ
với những chi tiết chân thực được phát hiện, tìm tòi bằng chính cặp mắt quan
sát tinh tế sắc sảo của những nhà thơ – người lính. Không khí dữ dội, ác liệt
của đời sống chiến trường sinh động, bề bộn ùa vào thơ. Ở chặng cuối cùng,
đội ngũ sáng tác trẻ càng trở nên đông đảo hơn với nhiều cây bút mới: Thanh
Thảo, Hữu Thỉnh, Anh Ngọc, Trần Mạnh Hảo, Các nhà thơ đã đi sâu hơn


14
vào đề tài chiến tranh, đến với hiện thực đời sống để khám phá, đúc kết chân
lý, xây dựng nên những hình tượng thơ giàu ý nghĩa khái quát trong thể loại
trường ca phát triển mạnh ở giai đoạn này.
Có thể nói, thời đại chống Mỹ với cuộc sống chiến đấu và lao động
phong phú, sôi nổi chứa đựng những tư tưởng tình cảm và hành động lớn lao
đã đem đến cho thơ nói riêng và văn học nói chung một hiện thực nghệ thuật
rộng lớn. Yêu cầu của văn học thời chiến tranh đòi hỏi tính chiến đấu cao.
Thơ lại vốn là “một thể loại xung kích, ngắn gọn, phục vụ kịp thời, dễ ghi
chép, dễ nhẩm, dễ thuộc” [22, tr.370] cho nên “Có thể nói chưa bao giờ thơ
lại phát triển cao rực rỡ như thời kỳ này. Đây là một cao trào phát triển mới
về lượng cũng như về chất, có tính quần chúng sâu sắc trong phạm vi cả
nước.” [22,tr.276]. Giáo sư Mã Giang Lân cho rằng: mỗi thời kỳ văn học đều
có một thể loại của riêng nó và với thực tế văn học dân tộc, có thể coi những
năm 1964 -1975 là thời kỳ của thơ ca Việt Nam với một không khí sáng tác
và sinh hoạt thơ ca rộng lớn, hào hứng chưa từng thấy. Trong những năm
tháng chống Mỹ cứu nước, chúng ta có thể “ra ngõ gặp anh hùng” và có lẽ ra
ngõ cũng có thể gặp nhà thơ. Phong trào sáng tác thơ ca trong bộ đội, thanh
niên xung phong, dân công tuyến lửa,… - những nhà thơ không chuyên - bên
cạnh những cây bút thơ chủ lực chuyên nghiệp trên khắp mọi ngả đường Tổ
quốc đã tạo nên một nền thơ bề thế với nhiều thành tựu đặc sắc.
1.2. Những thành tựu thơ chống Mỹ
Thơ kháng chiến chống Mỹ 1964 -1975 cũng như nền văn học chống Mỹ
mang tính chất toàn dân, tính chiến đấu và tính chất khát quát, tổng hợp. Sự
phát triển mạnh mẽ, toàn diện của thơ ca thời kỳ này phụ thuộc vào nhiều yếu
tố. Cùng với lực lượng tác giả đông đảo, hùng hậu luôn bám sát tình hình
chiến sự, nhiệt tình chiến đấu và sáng tác, chúng ta luôn nhận được sự chỉ đạo
và quan tâm kịp thời đúng đắn của Đảng. Thơ xuất hiện trên mọi tờ báo từ
Bắc vào Nam, trên Đài Tiếng nói Việt Nam, trên báo tường, trong chiến hào,


15
trên mặt trận, trong xưởng sản xuất, nơi đồng ruộng, Các nhà thơ đảm nhận
thêm nhiệm vụ cao quý, là người xây dựng “pháo đài tâm hồn nhân dân”, phải
làm sáng tỏ những mục đích cao quý của cuộc chiến đấu, phải tác động vào
tình cảm, nâng cao năng lực và ý chí bất khuất giành chiến thắng. Thơ chống
Mỹ thực sự trở thành một vũ khí chiến đấu của các nhà thơ – chiến sĩ trong
cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Trong ngọn lửa của cuộc chiến đấu vĩ đại, đội ngũ các nhà thơ trẻ được
tôi luyện và luôn được bổ sung những cây bút mới. Chưa bao giờ nhiệt tình
sáng tác lại sôi nổi như lúc này, chưa bao giờ mối liên hệ giữa các nhà thơ với
thực tại lại trực tiếp và thiết tha như lúc này. Làn sóng cảm hứng sáng tạo đã
lôi cuốn các nhà thơ mọi thế hệ. Những cuộc thi thơ do báo Văn nghệ tổ chức
đã góp phần phát hiện và bồi dưỡng lực lượng sáng tác trẻ. Những cuộc thi
thơ năm 1965, 1967 và năm 1972 -1973 đã lôi cuốn hàng nghìn cây bút, hàng
vạn bài thơ. Qua các cuộc thi, thơ có một không khí mới, trẻ khỏe, tươi thắm
của cuộc sống sản xuất và chiến đấu. Những nhà thơ trẻ: Phạm Tiến Duật,
Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Nguyễn Đức
Mậu, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, đã trở thành những gương
mặt thơ tiêu biểu cho thế hệ thơ chống Mỹ. Tập thơ Vầng trăng – Quầng lửa
của Phạm Tiến Duật, các bài thơ: Bầu trời vuông của Nguyễn Duy, Hương
thầm, của Phan Thị Thanh Nhàn, Dấu chân qua trảng cỏ của Thanh Thảo,
Mùa xuân đi đón, Chuyến đò đêm ráp gianh, Sức bền của đất và trường ca
Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh, là các sáng tác được bạn đọc xa gần yêu
quý, có giá trị đến ngày nay.
1.2.1. Thành tựu về nội dung
Thành tựu thơ chống Mỹ tập trung ở từng mảng đề tài, từng nguồn cảm
hứng. Trong những năm chống Mỹ cứu nước, thơ đã phản ánh chân thực, đậm
nét cuộc chiến tranh và tâm hồn dân tộc qua những bước phát triển của Cách
mạng. “Thơ nhanh nhạy và rất thời sự với nghĩa đẹp của từ này” [22, tr 285].


16
Các nhà thơ đã tỏa rộng diện phản ánh, đi vào nhiều hướng, nhiều ngả của
cuộc sống nhưng vẫn tập trung vào đề tài chính, làm nổi bật đề tài chính, biểu
hiện sâu sắc tư tưởng yêu nước, lòng tự hào về truyền thống, về thắng lợi của
hiện tại và tin tưởng vào tương lai. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng là nội
dung chủ yếu, là cảm hứng chủ đạo được thơ khai thác và biểu hiện với nhiều
sắc thái. Các nhà thơ có một cái nhìn mới đối với chiến tranh, đối với những
mất mát, hy sinh và sự bất tử, lòng căm thù giặc, tình đồng chí, tình yêu và
lòng tin ước mơ chiến thắng, suy nghĩ về số phận của nhân dân, của Tổ quốc.
Đề tài Tổ quốc là đề tài bao quát, trung tâm của thơ chống Mỹ cứu
nước, được các nhà thơ khai thác và biểu hiện phong phú. Với cảm xúc chân
thành, nồng cháy và suy nghĩ chín chắn, các nhà thơ biểu hiện sự nhận thức
lại Tổ quốc mình một cách sâu sắc, đầy đủ về nhiều mặt. Từ đó, hình tượng
Tổ quốc Việt Nam hiện lên vững chãi bốn ngàn năm với vẻ đẹp muôn màu.
Tổ quốc có bề dày lịch sử và chiều cao hiện tại, có những truyền thống vinh
quang của nhân dân và sự tích anh hùng cách mạng. Tổ quốc đã trở thành một
biểu tượng thiêng liêng trong thơ ca chống Mỹ. Thế hệ các nhà thơ kháng
chiến đã có các bài thơ biểu hiện một đất nước Việt Nam kiên cường, tự hào
qua bốn ngàn năm dựng xây và chiến đấu, giữ gìn với những nét đậm đà dân
tộc: Tổ quốc (Huy Cận), Hỡi hùng khí nước Việt Nam muôn thuở (Xuân
Diệu), Việt Nam ơi, ta hát (Hoàng Trung Thông), Việt Nam Tổ quốc tôi (Trần
Hữu Thung), Đất nước, tuổi trẻ và khúc hát (Nguyễn Xuân Sanh)… Tố Hữu
ngợi ca Tổ quốc bằng những lời thơ bình bị mà sâu sắc:
Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu
Trong khổ đau, Người đẹp hơn nhiều
Như người mẹ sớm chiều gánh nặng
Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng
Biết hy sinh nên chẳng nhiều lời
(Chào xuân 67)


17
Lê Anh Xuân viết Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ với Tổ quốc bay
lên bát ngát mùa xuân. Từ đất nước trong Bài thơ Hắc Hải đến đất nước rũ
bùn đứng dậy sáng lòa của những buổi ngày xưa vọng nói về trong thơ
Nguyễn Đình Thi đến Đất nước của Mặt đường khát vọng trong thơ Nguyễn
Khoa Điềm, chúng ta có thêm một biểu tượng đẹp đẽ, thiêng liêng mà gần gũi
về Tổ quốc. Nam Hà thay mặt cho thế hệ trẻ Trường Sơn nguyện một lòng
Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi! đã viết những vần thơ
chứa đựng những nghĩ suy sâu sắc, hùng tráng về Tổ quốc:
Đất nước – Bốn ngàn năm không nghỉ
Những đoàn quân song song cùng lịch sử
Đi suốt thời gian, đi suốt không gian
Sừng sững dưới trời anh dũng hiên ngang
Trong những bài thơ tiêu biểu kể trên, hình tượng Tổ quốc đều được
khái quát, tổng hợp từ những biểu hiện đa dạng của đất nước và nhân dân.
Các nhà thơ chống Mỹ đã dựng lên một tượng đài Tổ quốc uy nghi tráng lệ và
thiêng liêng với tình yêu núi sông say đắm. Lời thơ xúc động, suy tưởng
mạnh mẽ, phóng khoáng tràn đầy tinh thần ngợi ca đất nước và nhân dân.
Bên cạnh đề tài bao trùm là Tổ quốc, thơ chống Mỹ còn có một đề tài thu
hút rất lớn các cây bút, đặc biệt là các cây bút trẻ, đó là đề tài chiến đấu. Hầu
hết các nhà thơ đều triển khai đề tài này. Nhiều bài thơ viết về các tiền tuyến
lớn, phản ánh trực tiếp những trận đánh xáp mặt quân thù, những miền đất,
những vùng trời lấp lánh chiến công. Nhiều bài thơ viết về hậu phương vừa
sản xuất vừa chiến đấu, về hạnh phúc gia đình, về tình yêu sắt son thủy chung
và cả những hy sinh tổn thất Trong đề tài này, hình ảnh người chiến sỹ thu
hút nhiều bút lực. Từ anh bộ đội áo vải chân không đi lùng giặc đánh trong
thơ kháng chiến chống Pháp đến anh giải phóng quân – những Thạch Sanh
của thế kỷ XX cùng chiếc mũ tai bèo mang vẻ đẹp anh hùng lãng mạn đậm
chất sử thi trong thơ kháng chiến chống Mỹ, thơ đã ghi nhận sự đóng góp


18
sáng tạo lớn lao của các nhà thơ – người thư ký trung thành của thời đại - qua
mỗi chặng đường lịch sử. Anh giải phóng quân mang nhiều vẻ đẹp qua thơ Lê
Anh Xuân, Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Dương Hương Ly, Nhà thơ Lê
Anh Xuân đã hy sinh còn để lại cho văn học một hình ảnh bất tử về anh giải
phóng quân Tên anh đã thành tên đất nước - Từ dáng đứng của anh trên
đường băng Tân Sơn Nhất – Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân. Tố Hữu
dựng lên một bức tượng đồng bằng thơ về anh giải phóng quân – người lính
thời đại Hồ Chí Minh. Trong kháng chiến chống Pháp, anh lính bộ đội cụ Hồ
hiện lên anh dũng, quả cảm, bền gan vững chí trong Cá nước, Lên Tây Bắc,
Hoan hô chiến sỹ Điện Biên, Đến kháng chiến chống Mỹ, anh chiến sỹ hiền
lành – Tỳ tay lên mũi súng ấy đã trở nên hoạt bát, oai phong lẫm liệt hơn:
Hỡi người anh giải phóng quân
Hai mươi năm chẳng dừng chân trên đường
Vẫn đôi dép lốp chiến trường
Vẫn vành mũ lá coi thường hiểm nguy
Gần gũi, gắn bó nhưng người chiến sỹ hôm nay có thêm chiều cao, có
tầm vóc thời đại: Anh đi xuôi ngược tung hoành - Bước chân như gió lay
thành chuyển non - Mái chèo một chiếc thuyền con - Mà sông nước dậy sóng
cồn đại dương (Tiếng hát sang xuân)
Hình tượng người lính trong thơ chống Mỹ còn được ngợi ca trong
những vần thơ viết về những chiến sỹ pháo cao xạ trực diện chiến đấu với
quân thù (Cồn Cỏ - Hải Bằng), những chiến sỹ công binh âm thầm dũng cảm
(Người gác cầu – Vũ Cao), những người lính lái xe ngang tàng, lạc quan, kiên
cường (Bài thơ về Tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật), những cô gái
thanh niên xung phong trẻ trung bất khuất (Gửi em, cô thanh niên xung phong
– Phạm Tiến Duật, Khoảng trời hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ)
Khi viết về đề tài chiến đấu, bên cạnh hình tượng người lính, các địa
danh cũng được nhắc đến nhiều trong thơ như một bằng chứng chân xác của


19
thơ ca khi phản ánh cuộc kháng chiến khốc liệt của dân tộc. Và địa danh được
các nhà thơ nhắc nhiều nhất trong thơ chống Mỹ là Trường Sơn. Nhà thơ Tố
Hữu đã khái quát về địa danh này:
Trường Sơn, đông nắng tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa rõ mình
(Nước non ngàn dặm)
Đã có biết bao thế hệ người lính và nhà thơ đi theo tiếng gọi non sông Xẻ
dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai (Theo chân
Bác– Tố Hữu). Nhà thơ Phạm Tiến Duật – “con chim lửa của Trường Sơn
huyền thoại”, gắn bó nhiều với chiến trường ác liệt đầy mưa bom bão đạn đã
viết nên bài thơ có thể coi là hay nhất về Trường Sơn: Trường Sơn đông,
Trường Sơn tây với những vần thơ đi cùng năm tháng: Đường ra trận mùa
này đẹp lắm - Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây. Hoàng Nhuận Cầm tươi
trẻ với Mùa thu này ta hát khắp Trường Sơn. Nguyễn Đức Mậu xôn xao, ngây
ngất với Mùa xuân Trường Sơn bên cạnh những khó khăn gian khổ, khắc
nghiệt. Nhà thơ Nam Hà mê say: Đường dài đi giữa Trường Sơn – Nghe vọng
bài ca đất nước
Cảnh sắc Nam Bộ hiện lên đậm nét trong thơ Lê Anh Xuân, Thanh Thảo
trong Em gái đưa đò, Lão du kích, Đêm trên Cồn Vùng Trung Trung Bộ
kiên cường được Thu Bồn khai thác và biểu hiện trong những nét đẹp riêng
gân guốc, trần trụi, hào hùng qua Nghĩ riêng về một dải chiến trường.
Có thể nói, khi viết về đề tài chiến đấu, các tác giả không chỉ phản ánh
sự khốc liệt, gian khổ của chiến tranh với những hy sinh, mất mát mà còn biểu
hiện sáng đẹp khí thế hào hùng của dân tộc trong những năm tháng đau
thương mà anh dũng; thơ chống Mỹ nghiêng về ngợi ca những chiến công
oanh liệt, nhân dân và người lính anh hùng.
Đất nước chiến tranh thì nơi đâu cũng là mặt trận. Miền Bắc vừa xây dựng
chủ nghĩa xã hội vừa đánh giặc. Đề tài lao động, sản xuất, xây dựng đất


20
nước gắn liền với chiến đấu là tất nhiên. Nhà thơ Huy Cận có nhiều bài thơ về
đề tài này: Cánh đồng sau buổi gặt, Bài ca xây dựng, Bài ca thủy lợi, Đất mát
vào thu, Đoàn thuyền đánh cá, Mưa xuân trên biển Chế Lan Viên góp Tiếng
hát con tàu, Ngô Văn Phú có Cày đêm và Trên đồng cỏ, Lê Anh Xuân viết Cấy
đêm, Tất cả các nhà thơ đều viết về những cảnh sản xuất lao động thân thuộc
trên quê hương với niềm lạc quan từ trong hy vọng chói lòa tương lai và ngày
sáng dần lên bên những người nông dân chắc tay cày tay súng.
Cùng những vần thơ viết về đề tài Tổ quốc, chiến đấu, lao động sản xuất,
các nhà thơ thời chống Mỹ cũng không quên mang theo trong hành trang thơ
của mình những giai điệu tình yêu. Đó là tình yêu đất nước, con người Việt
Nam tình nghĩa, kiên trung; là tình yêu lứa đôi mặn nồng, chung thủy hòa
quyện, thống nhất trong tình yêu Tổ quốc. Từ các nhà thơ lão thành Cách
mạng đến lớp các nhà thơ trẻ đều có những câu thơ hay viết về tình yêu trong
chiến tranh. Tố Hữu viết các bài ca xuân, Em ơi, Ba Lan , Chế Lan Viên
có Chùm nhỏ thơ yêu với Tiếng hát con tàu, Tình ca ban mai, Hoàng thảo
hoa vàng, Rét đầu mùa, nhớ người ra phía biển Nguyễn Mỹ nổi tiếng với
Cuộc chia ly màu đỏ, Dương Hương Ly có Bài thơ về hạnh phúc, Ý Nhi có Đi
qua cuộc đời chúng mình, Phan Thị Thanh Nhàn viết Hương thầm, Xuân
Quỳnh viết Sóng, Bằng Việt có Tình yêu và báo động, Lưu Quang Vũ viết
Vườn trong phố, Phạm Ngọc Cảnh viết Lý ngựa ô ở hai vùng đất Những bài
thơ tình vút lên như những nốt nhạc hạnh phúc, biểu tượng cho vẻ đẹp và sức
sống của tâm hồn Việt Nam ngay trong những năm tháng gian khổ, đau
thương nhất của cuộc chiến tranh. Những bài thơ tình yêu ấy còn ngân vang
mãi, góp phần làm đẹp hơn cho “bài thơ cuộc đời” và làm đầy đủ hơn diện
mạo của thơ hiện đại Việt Nam thời chống Mỹ.
1.2.2. Thành tựu về nghệ thuật
Không chỉ mở rộng, đa dạng hóa đề tài trong thơ, các tác giả thơ chống
Mỹ còn có nhiều tìm tòi nâng cao nghệ thuật biểu hiện cho thơ. Trước hết,


21
năng lực khái quát hóa của các nhà thơ đưa đến tầm cao của tư tưởng và chiều
sâu ý nghĩa triết học của vấn đề. Thơ chống Mỹ nổi bật lên nét mới: hướng về
chính luận. Chất chính luận, suy tưởng càng về sau cuộc kháng chiến càng
đậm đặc. Bởi hiện thực cuộc kháng chiến chống Mỹ cùng cảm hứng thời đại
Cách mạng vĩ đại đã đưa thơ lên vị trí cao với tầm nhìn rộng, vững chãi.
Chính luận đưa đến cho thơ cái gân guốc chắc khỏe và tạo nên cái dõng dạc,
khí thế, tập trung tố cáo kẻ thù và ngợi ca, khẳng định tinh thần chiến đấu,
nghị lực cách mạng của nhân dân ta. Điều này cũng không khó lý giải, một
khi đất nước trực diện chiến đấu với một kẻ thù hung hãn, sự sống còn của
dân tộc đặt ra từng giờ, từng phút và thường trực ở mỗi người thì bất cứ nhà
thơ nào cũng đều phải dồn tâm hồn, trí tuệ để suy nghĩ và biểu hiện vào thơ.
Tố Hữu với các bài thơ xuân, Xuân Diệu với Quả sấu non trên cao, Sự sống
chẳng bao giờ chán nản, Huy Cận với Chiến tranh và hòa bình và nổi bật là
Chế Lan Viên sắc nhọn, mạnh mẽ với Những bài thơ đánh giặc như: Sao
chiến thắng, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?, Cành phong lan bể, Thời
sự hè 72 - bình luận… là những tác giả có nhiều đóng góp ở phương diện này.
Tiêu biểu cho lớp trẻ là Nguyễn Khoa Điềm với trường ca Mặt đường khát
vọng.
Tiếp đến là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc và tinh thần,
sức mạnh của thời đại mới trong hình thức thơ. Các mô típ dân gian, chất liệu
thơ dân gian, thể thơ lục bát truyền thống được vận dụng linh hoạt, khéo léo
tạo nên những vần thơ tinh tế, có chiều sâu nội tâm, dễ đi vào lòng người. Tố
Hữu thổi hồn thời đại vào lục bát dân tộc cho những vần thơ tâm tình thời
đánh Mỹ. Đọc: Theo chân Bác, Nước non ngàn dặm, Tiếng hát sang xuân, Chào
xuân 67, Bài ca xuân 68, Xuân 69, Bài ca xuân 71,… ta thấy rõ điều ấy. Xuân
Quỳnh sử dụng tiếng ru trữ tình sâu lắng trong Gió lào cát trắng, Tình ca trong
lòng vịnh… Phạm Tiến Duật dùng lối ví von, so sánh của ca dao, dân ca:
Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu


22
Trỏ lối sang mùa hè
Quả cà chua như ngọn đèn nhỏ xíu
Thắp mùa đông ấm những đêm sâu
Quả ớt như ngọn đèn dầu
Chạm đầu lưỡi chạm vào sức nóng
Mảnh đất ta dồi dào sức sống
Nên mỗi nhành cây cũng thắp sáng quê hương.
(Lửa đèn)
Ở Nguyễn Khoa Điềm, ta xúc động trước một bức tranh toàn cảnh về
một dân tộc thông minh, giàu tâm hồn, huyền thoại:
Người dạy ta nghèo ăn cháo ăn rau
Biết ăn ớt để đánh lừa cái lưỡi
Cái cuốc, con dao đánh lừa cái tuổi
Con nộm nang tre đánh lừa cái chết
Đánh lừa cái rét là ăn miếng trầu
Đánh lừa thuồng luồng xăm mình xăm mặt
Đánh lừa thằng giặc là chuyện Trạng Quỳnh
Nhưng lạ lùng thay, nhân dân thông minh
Không hề lừa ta dù ca dao, cổ tích
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời.
Chương Đất nước trong Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm
là tiêu biểu cho những tìm tòi từ chất liệu văn hóa dân gian mang hiệu quả cao
để thơ đạt được sâu sắc nhuần nhị trong tính dân tộc hiện đại.
Chất hiện đại trong thơ chống Mỹ được bộc lộ ở ngôn ngữ thơ và sự gia
tăng chất liệu văn xuôi vào thơ. Các câu thơ dài mang dáng dấp văn xuôi,
ngôn ngữ đời thường mang tính tranh luận, khẩu ngữ trong thơ Chế Lan Viên,
Xuân Diệu và đặc biệt trong các nhà thơ trẻ như Nguyễn Khoa Điềm, Phạm


23
Tiến Duật, Trần Mạnh Hảo, Hữu Thỉnh,… đã đem lại cho thơ thời kỳ này
giọng điệu mới, khỏe khoắn, truyền tải thành công khí thế cuộc kháng chiến
chống Mỹ đang hừng hực từ Bắc vào Nam. Phạm Tiến Duật là tác giả tiêu
biểu cho sự vận dụng thành công ngôn ngữ văn xuôi trong thơ, tạo nên phong
cách thơ độc đáo có giọng điệu riêng hóm hỉnh, ngang tàng, đậm chất lính
Trường Sơn. Trong đó, điển hình nhất là Bài thơ về Tiểu đội xe không kính:
Không có kính không phải vì xe không có kính - Bom giật bom rung kính vỡ đi
rồi - Ung dung buồng lái ta ngồi - Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Chế Lan Viên uyển chuyển và mềm mại trong những câu thơ văn xuôi
rất giàu hình ảnh lãng mạn:
Tôi muốn đến chỗ nước, trời lẫn sắc
Nơi bốn mùa đã hoá thành thu
Nơi đáy bể những rừng san hô vờ thức ngủ
Những rừng rong tóc xoã lược trăng cài
Nơi những đàn mây trắng xoá cá bay đi
Cá vào hội xoè hoa mang áo đẹp
Cá nục, cá chuồn, cá chim – không phải chim đâu cá hồng hồng sắc vẩy
Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về….
(Cành phong lan bể)
Cùng với Mặt đường khát vọng, Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh),
Những người đi tới biển (Thanh Thảo), Nguyễn Văn Trỗi”(Lê Anh Xuân)
đánh dấu sự ra đời và phát triển rực rỡ của thể trường ca. Nội dung tư tưởng
lớn đòi hỏi một hình thức mới mẻ đủ sức chứa tương xứng. Trường ca cùng
với thơ tự do, thơ dài,… đã cho thấy sự đa dạng trong cách sáng tạo của các
nhà thơ chống Mỹ , nhất là các nhà thơ trẻ về thể thơ. Quan niệm nghệ thuật
thay đổi, thơ chiến đấu phục vụ Cách mạng và dung lượng phản ánh của thơ
được mở rộng thì điều tất yếu hình thức thơ cũng được tự do hóa hơn trước.
Đây cũng là một đặc điểm nổi bật của thơ chống Mỹ về nghệ thuật.


24
Thơ chống Mỹ đã tạo dựng được nhiều hình tượng trung tâm nổi bật
mang khuynh hướng sử thi lãng mạn, đậm chất anh hùng cách mạng như các
hình tượng: Tổ quốc, mẹ, người lính,… làm hoàn thiện đẹp thêm cho bảo tàng
lịch sử văn học thơ ca Việt Nam.
Một nền thơ lớn tất nhiên được tạo nên bởi những phong cách thơ phong
phú, đa dạng và độc đáo. Thơ chống Mỹ đã có một thế hệ nhà thơ đông đảo
với nhiều phong cách. Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình – chính luận ấm
áp nghĩa tình. Thơ Chế Lan Viên đậm phong cách suy tưởng triết luận. Huy
Cận là một hồn thơ đôn hậu, đằm thắm, giàu chất triết lý và chất sống chiến
đấu. Xuân Diệu yêu và căm, hai đợt sóng ào ào, thơ ông vừa trữ tình vừa giàu
tính thời sự. Chính Hữu súc tích và cô đọng, hình ảnh thơ biểu cảm, giàu chất
tạo hình. Lê Anh Xuân gây xúc động bởi những vần thơ mang hơi thở khỏe
khoắn sinh động của cuộc đời thực nhiều lạc quan, tin tưởng hào hùng, một
hồn thơ giàu kỷ niệm và da diết nỗi nhớ thương quê hương miền Nam. Thơ
Nguyễn Khoa Điềm có sức mạnh của hiện thực phong phú, sức vang của nội
tâm và sức nặng của kỷ niệm, giàu ưu tư của thế hệ trẻ đầy trách nhiệm trước
vận mệnh đất nước và nhân dân. Thơ Phạm Tiến Duật vừa hiện thực vừa
phóng túng, tươi trẻ, kết hợp nhuần nhị giữa lý tưởng và sự kiện, giữa năng
lực quan sát và tấm lòng. Xuân Quỳnh sắc sảo, say đắm, có ý thức trước cuộc
sống và tình yêu, một hồn thơ sôi nổi, tha thiết, rất giàu chất nữ tính. Nguyễn
Đức Mậu viết những vần thơ tươi xanh và xúc động về người lính giữa chiến
trường đầy bom đạn. Thơ Hữu Thỉnh dạt dào cảm xúc và nhuần nhuyễn trong
hơi thở ca dao. Tất cả đã góp phần tạo nên một nền thơ chống Mỹ đa dạng,
giàu sức phát triển và thống nhất các phong cách.
Tóm lại, trong mười năm “vừa làm thơ vừa đánh giặc”, thế hệ các nhà
thơ chống Mỹ đã dựng xây nên một chặng đường quan trọng cho văn học dân
tộc. Ở đó, chủ nghĩa anh hùng cách mạng và vẻ đẹp tâm hồn con người Việt
Nam đấu tranh giải phóng đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện lên


25
sinh động, chân thực và sáng rõ. “Thơ ca của thế hệ chống Mỹ là tiếng nói
sống động và tự tin của những người trong cuộc… Thơ ở đây được đảm bảo
bằng máu” [42, tr.15] của những người cầm bút biết gắn bó và sống hết mình
với đất nước, biết vượt lên mọi khốc liệt, gian khổ, mất mát của chiến tranh.
Một chặng đường thơ không dài nhưng đáng nhớ bởi nó được ghi dấu bằng
những tác phẩm sẽ còn mãi đi cùng năm tháng.
2. Những chặng đường thơ Bằng Việt
2.1. “Người của một thời – Thơ của một thời”
Bằng Việt là một trong số những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà
thơ chống Mỹ. Thuộc vào thế hệ Trường Sơn, thế hệ sáu mươi, nhà thơ Bằng
Việt là người của một thời lịch sử đầy biến động.
Bằng Việt sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941, nguyên quán xã Chàng Sơn,
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội nhưng ông sinh tại phường Phú Cát,
thành phố Huế. Tri thức, kiến văn và tâm hồn thơ trữ tình giàu tưởng tượng,
vốn được cộng hưởng sự truyền cảm của tâm hồn người mẹ, suốt từ những
năm ấu thơ, thời gian ông cùng bà nội và ba mẹ còn ở Huế (Gia đình ông ở
Huế 18 năm, khi cụ thân sinh ra ông là luật gia, còn làm ở Văn phòng giúp
việc cho cụ Bùi Bằng Đoàn, Thượng thư Bộ Lễ triều Nguyễn) cho đến Cách
mạng tháng Tám, gia đình ông về lại Hà Nội, theo kháng chiến, bố ông từ đây
lên chiến khu Việt Bắc. Truyền thống gia đình đã góp phần làm nên tư chất và
phẩm cách thơ Bằng Việt.
Đấy là những tháng năm mà thân mẫu đã dạy toán, dạy tiếng Pháp cho
ông. Những năm cụ bà gần gũi với nữ sĩ Anh Thơ, thuộc làu Truyện Kiều của
Nguyễn Du, thơ Vân Đài, Ngân Giang, Tương Phố Và Bằng Việt, từ cái nôi
văn hóa ấy, cho đến sau này, dù làm việc ở nhiều cơ quan khác nhau, làm
nghiên cứu, làm biên tập xuất bản, bươn trải qua nhiều vùng đất, đi viết ở
chiến trường trong quân số của Bộ Tư lệnh Trường Sơn cùng Lê Lựu, Phạm
Tiến Duật, đến khi về làm quản lý ở Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội,

×