Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 135 trang )


1

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT
CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ



LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC



Hà Nội – Năm 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





DƯƠNG THỊ HƯƠNG




2

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT
CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34




LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS Nguyễn Bích Thu


Hà Nội – Năm 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



DƯƠNG THỊ HƯƠNG




4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 6
2. Lịch sử vấn đề 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
4. Phương pháp nghiên cứu 12
5. Mục đích của luận văn 13
6. Cấu trúc luận văn 13
NỘI DUNG 14
Chƣơng 1. SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ TRONG SỰ VẬN ĐỘNG
CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 14

1.1.Khái quát chung về tiểu thuyết và tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại 14
1.1.1 Khái niệm tiểu thuyết 14
1.1.2 Tiểu thuyết Việt Nam đương đại 14
1.2. Tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú trong sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam
đƣơng đại 21
1.2.1. Con người và sự nghiệp 21
1.2.2. Tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú 23
Chƣơng 2. CUỘC SỐNG VÀ CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA
NGUYỄN ĐÌNH TÚ 29
2.1.Những mảng sáng trong cuộc sống đời thƣờng 29
2.1.1. Vẻ đẹp tình người 30
2.1.2. Khẳng định quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của con người 35
2.1.3. Sex- khát vọng tình yêu mãnh liệt 41
2.1.4. Tôn giáo- điểm tựa tinh thần trong đời sống con người 50
2.1.5. Truy tìm nguyên nhân sa ngã phía sau bản án 57
2.2. Những góc khuất của cuộc sống đời thƣờng 66
2.2.1. Nền kinh tế thị trường và sự xuống cấp của giá trị đạo đức. 67
2.2.2.Thế hệ trẻ và nỗi hoang mang trong việc xác lập bảng giá trị 74


5
2.2.3.Sự hoành hành của thế giới tội phạm 80
2.2.4.Sự tha hóa của nhu cầu bản năng, dục vọng 88
2.2.5.Sự lụi tàn niềm tin vào cuộc sống 91
Chương 3. PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN
ĐÌNH TÚ 96
3.1. Nghệ thuật kết cấu 96
3.1.1.Kết cấu song song 97
3.1.2.Kết cấu đa tuyến 100
3.1.3.Kết cấu dòng ý thức 102

3.2.Các kiểu tổ chức cốt truyện 105
3.2.1.Tổ chức cốt truyện phân mảnh 106
3.2.2. Tổ chức cốt truyện: truyện lồng trong truyện 109
3.3. Điểm nhìn trần thuật 112
3.3.1. Điểm nhìn theo không- thời gian 113
3.3.2. Điểm nhìn nhân vật 115
3.4.Các thủ pháp nghệ thuật 119
3.4.1.Tạo dựng giấc mơ 119
3.4.2.Sử dụng yếu tố kỳ ảo 121
KẾT LUẬN 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO 133



6
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Từ năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới kéo theo nhiều thay đổi
trong đời sống con người. Đó cũng là lúc người ta “không tìm được sự tĩnh lặng
của cuộc sống và tâm hồn trong mỗi âm thanh tích tắc của chiếc đồng hồ thời đại”
[28, 61]. Trước sự thay đổi ấy, văn học cũng tìm cho mình khúc ngoặt mới để có
thể bắt nhịp, chuyển tải được cái phức tạp đó. Không ít nhà văn đã lựa chọn tiểu
thuyết làm phương tiện “thám hiểm cuộc sống”. Điều này không phải ngẫu nhiên,
bởi tiểu thuyết bản thân nó đã là “hiện thân của cái phức tạp, cái đa dạng và phong
phú” [46, tr. 103].
Tiểu thuyết đương đại đánh dấu bằng một loạt các tên tuổi như: Phạm Thị
Hoài, Bảo Ninh, Dương Hướng, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh
Thái, Tạ Duy Anh… Với các tiểu thuyết xuất sắc của mình, họ đã làm nên những
bước chuyển mạnh mẽ trong đời sống tiểu thuyết Việt Nam. Tiếp bước thế hệ đi

trước, các cây bút tiểu thuyết hàng ngày vẫn không ngừng thể nghiệm, khám phá,
tìm tòi những hướng đi mới cho tiểu thuyết. Và người yêu văn học không khỏi băn
khoăn: sau thế hệ “vàng” ấy là sự hiện diện của những tác gia nào? Sự xuất hiện
của họ sẽ đưa tiểu thuyết đi đến đâu?
Năm 2002, văn đàn Việt Nam chứng kiến sự ra mắt của cây bút trẻ Nguyễn
Đình Tú với tiểu thuyết đầu tay Hồ sơ một tử tù gây được không ít tiếng vang. Lúc
đó Nguyễn Đình Tú 28 tuổi và đây mới chỉ là bước mở đầu cho sự thể nghiệm toàn
diện của anh. Những tiểu thuyết tiếp theo như Bên dòng Sầu Diện (2005), đặc biệt
là qua ba cuốn tiểu thuyết được trình làng liên tiếp trong ba năm: Nháp (2008),
Phiên bản (2009), Kín (2010), người đọc thực sự thấy được khả năng sáng tác tiểu
thuyết của Nguyễn Đình Tú. Nhà văn trẻ dường như đang cố gắng viết tên tuổi của
mình vào làng tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Sau ba cuốn tiểu thuyết, với những
tiếng vang không nhỏ, tác giả đã từng bước khẳng định được chỗ đứng của mình.

7
Ma Văn Kháng- “nhà tiểu thuyết lực lưỡng” đã không kiệm lời khi nói rằng: “cây
bút Nguyễn Đình Tú, một triển vọng đầy hứa hẹn của văn xuôi hiện nay” [17, tr.9].
Có thể nói, sự xuất hiện và những đóng góp trong tiểu thuyết Nguyễn Đình
Tú trong thời gian qua là điều không thể phủ nhận nhưng thực tế tiểu thuyết của
nhà văn vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Xung quanh việc nghiên
cứu Nguyễn Đình Tú luôn có những dòng đánh giá trái chiều, những nhận xét khen
chê mang đậm chất cảm tính, chủ quan.
Chọn tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú làm đối tượng của đề tài nghiên cứu,
trước hết xuất phát từ mối quan tâm với tiểu thuyết đương đại. Từ mối quan tâm
này, chúng tôi muốn chú ý đến một đối tượng tiêu biểu với hy vọng thông qua đó
để có thể hiểu biết sâu sắc hơn về nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam nói chung.
Với đề tài Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú, chúng tôi mong muốn tìm
ra những nét mới trong nội dung và nghệ thuật sáng tác tiểu thuyết của nhà văn về
tất cả các mặt như: Từ phương diện thể hiện con người ở những mảng sáng và góc
tối của cuộc sống đời thường đến nghệ thuật kết cấu, tổ chức cốt truyện, điểm nhìn

trần thuật và các thủ pháp nghệ thuật…, để từ đó ghi nhận vị trí cũng như những
nỗ lực đóng góp của tác giả trong đời sống thể loại nói riêng và văn học đương đại
nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Nói đến tiểu thuyết là nói đến một thể loại bám sát cuộc sống ở thì hiện tại
của nó. Trong thời đại ngày nay sự nóng hổi của các sự kiện cuộc sống và tính kịp
thời của những điều được miêu tả trong tiểu thuyết là vấn đề quan trọng hàng đầu.
Chính sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt qui luật phản ánh hiện thực này, các tác
phẩm của Nguyễn Đình Tú ngay từ khi ra đời đã thu hút được sự quan tâm chú ý
của bạn đọc và giới phê bình văn học.
Khuất Quang Thụy trong Một khái niệm mới về tiểu thuyết từ Hồ sơ một tử
tù đã nhận định: “Nguyễn Đình Tú đã thành công khi tạo ra được cho mình một

8
cách tiếp cận hiện thực khá mới mẻ và một lối kể chuyện có sức cuốn hút. Ít nhất
khi đọc cuốn sách này, chúng ta cũng bị lay động và buộc phải suy nghĩ một cách
nghiêm túc hơn, ít phiến diện hơn về một số vấn đề đặt ra trong cuộc sống hôm
nay. Đó chính là sự khởi đầu tốt đối với một nhà tiểu thuyết. Và sau 8 năm ra đời,
Hồ sơ một tử tù cũng đã khẳng định được sức sống riêng của nó với bốn lần tái
bản, một lần làm phim, hai lần vinh danh giải thưởng lớn của Bộ Công an. 8 năm
ấy Nguyễn Đình Tú cũng đã chứng tỏ khả năng tiểu thuyết của mình” [36, tr. 3].
Chu Lai nói về tiểu thuyết Nháp : “Đó là một bút pháp táo tợn và dịu dàng.
Và hơi giật mình. Mới ngày nào giọng văn hơi văn còn hiền hòa, nền nã, lãng mạn
dường kia mà giờ đây đã dám phá phách, đáo để, không né tránh bất cứ thứ gì mà
cuộc sống khuất lấp và ngổn ngang đang phô bày ra kia. Nói gọn lại là một bút
pháp táo tợn và dịu dàng… Tiểu thuyết sử dụng ngôi thứ nhất như một dòng tâm
tình nhưng càng vào sâu càng xuất hiện những ngôi khác như thể không sử dụng thì
nó tràn nó ứa ra mất. Với cuốn sách, Nguyễn Đình Tú hoàn toàn đã có thể ngẩng
cao đầu bước tiếp trên con đường tiểu thuyết mênh mang nắng gió nhưng cũng quá
đỗi chông gai nhọc nhằn” [20, tr. 10].

Lê Quốc Hiếu trong bài Nguyễn Đình Tú và những ám ảnh mang tên Nháp
có viết: “Khác với những cuốn sách khai thác đề tài đồng tính xuất hiện trong thời
gian gần đây, Nguyễn Đình Tú còn cho ta một loại người dù bẩm sinh không có xu
hướng tình dục đồng tính nhưng vì những tò mò cá nhân, những suy nghĩ nông cạn
và cả những đam mê nhất thời đã tự biến mình thành một cái tôi khác. Qua cuốn
sách này, chúng ta có thể hiểu hơn về thế giới thứ ba, và còn hơn tất thảy hiểu hơn
về một thế hệ không dám sống đúng với bản thân mình, không dám đối diện với
những ẩn ức khó giãi bày” [56].
Đoàn Minh Tâm trong Từ Hồ sơ một tử tù đến Nháp- một chặng đường tiểu
thuyết Nguyễn Đình Tú có nhận xét: “Đọc Nháp trong so sánh liên văn bản với hai
tiểu thuyết Hồ sơ một tử tù và Bên dòng Sầu Diện chúng tôi cho rằng đây là tác
phẩm đánh dấu một chặng đường sáng tác của anh. Sau Nháp, chúng ta sẽ gặp một

9
Nguyễn Đình Tú với phong cách sáng tác hoàn khác trước. Ngôn ngữ trong Nháp
có tiết tấu nhanh, thẳng băng, nhiều trường đoạn tạo cho người đọc “ảo giáo” tác
giả đang trong quá trình phôi thai đứa con tinh thần chứ đây chưa phải là sản phẩm
hoàn chỉnh. Nhưng thực tế, đây là những ngôn từ được sử dụng đầy dụng công
nhằm hướng độc giả đến cái đích là hòa nhịp cùng âm hưởng chủ đạo của tác phẩm
thông qua nhan đề có sức biểu trưng cao” [37, tr.2].
Ma Văn Kháng trong bài Phiên Bản- một mệnh đề mang tính tường luận lý
thú đã có những nhận xét: “Thế giới tội phạm, một lát cắt của đời sống hiện thực!
Xa lạ chăng chỉ là, ở nơi đây không có cái thường quy, cái phổ biến. Thống trị ở
nơi đây là cái hỗn mang chi sơ, là những bản năng kinh thiên động địa, là cái ác
độc, là thói bạo tàn thâm căn. Thế giới tội phạm! Một bước lùi của lịch sử nhân
loại! Tôi đã hơn một lần rất có cảm tình và thật sự khâm phục năng lực hiểu biết thấu
đáo cái lĩnh vực đời sống, cái đối tượng nghệ thuật mà cây bút Nguyễn Đình Tú, một
triển vọng đầy hứa hẹn của văn xuôi hôm nay, đã cày xới trong tiểu thuyết Hồ sơ một tử
tù và mới đây, trong cuốn sách có tên rất lạ tai là Phiên bản của anh” [43, tr.7].
Nguyễn Thị Minh Thái trong bài viết Kín- một dòng tiểu thuyết miên man đã

nhấn mạnh: “Cuộc sống nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú phải chăng như đóa
sen đầu mùa hạ còn phong kín nhụy hương? Hay là viết về cuốn tiểu thuyết của Tú,
phải chăng đến cuốn thứ năm, vẫn là một dòng chảy mải miết miên man nhằm xâm
nhập thám hiểm vào tận ngóc ngách thế giới bên trong đầy hoang vu rợn ngợp, đầy
khắc khoải đan cài vô số chuyển động ngược chiều: các nhân vật trẻ của Tú vừa tự
đập nát mình vỡ vụn, vừa ráng chịu đau đớn, tự tay “ khâu vá” lại những mảnh giấy
vụn ấy cho lành lặn?” [44, tr. 427].
Thủy Ana khi đọc Kín của Nguyễn Đình Tú đã viết: “Kín hấp dẫn nhưng
không phải là cuốn sách dễ đọc, lại càng không phải là câu chuyện đọc xong sẽ có
một cảm giác nhẹ nhõm, thơi thới. Lần đầu tiên một cây bút tiểu thuyết 7X đã đề
cập đạo Mẫu như một đại diện kết tinh của văn hóa dân gian trong tác phẩm nhưng
lại là một đạo Mẫu mang tính phản biện cho văn hóa sống của lớp trẻ hôm nay.

10
Tính phiêu lưu kinh dị cũng được dụng công để người đọc không dễ dàng thoát ra
khỏi những ám ảnh rợn ngợp của chi tiết. Những trang nhật ký như một ám hiện
của nam phóng viên chết trẻ là những cảm xúc tinh khôi, thuần khiết, nhân văn
nhưng thấm đẫm xa xót và phản tỉnh. Sẽ có nhiều người đặt câu hỏi: Kín là gì? Đó
chính là những điều kín đáo, sâu kín không chỉ ở bản thể cá nhân mà còn ở bản thể
dân tộc. Kín là những điều sâu kín trong tâm tư tình cảm của con người, của một
cộng đồng người” [57].
Trần Tố Loan trong bài viết Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn
Đình Tú có nói đại ý: “Đọc các tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú từ Hồ sơ một tử
tù, Bên dòng Sầu Diện, Nháp đến Phiên bản, chúng ta nhận thấy bên cạnh việc
xây dựng một kết cấu hoàn chỉnh, sử dụng ngôn từ phù hợp, nhà văn đã dụng công
trong việc tổ chức kết cấu tác phẩm một cách sinh động và hấp dẫn” [42, tr.248].
Bên cạnh đó, còn một số bài viết như: Nguyễn Thanh Tú với Hồ sơ một tử
tù dưới góc nhìn thi pháp tiểu thuyết; Hoài Hương với Nháp hay sự yếm thế trong
tâm hồn con người; Hoàng Anh với Nháp hay là một sự xới xáo đáng ghi nhận;
Lương Nguyên với Nháp với nỗi cô đơn và sex; Phạm Thùy Linh với Phiên bản-

góc tiếp cận nhân văn; Nguyễn Tuấn Anh với Phiên bản những mảng tối của cuộc
đời; Nga Sơn với Phiên bản hay một cuộc vượt thoát để tìm về với bản ngã; Hương
Giang với Phiên bản của bạo lực và tình người; Phong Lan với Nguyễn Đình Tú và
hé lộ Kín, Lãm Nguyên với Kín – cuộc tìm lối của người trẻ, Tiểu Quyên với Kín-
Những vòng tròn mồ côi, Dương Tử với Kín và nỗi hoang mang thời đại…
Ngoài ra còn có một số luận văn Thạc sĩ như: Hiện thực trong tiểu thuyết
Nguyễn Đình Tú của Phạm Anh Hào đã chỉ ra một số vấn đề hiện thực được phản
ánh trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú. Tiếp đó còn có luận văn Tiểu thuyết
Nguyễn Đình Tú của Nguyễn Thị Bình, Tuy nhiên luận văn mới chỉ khảo sát ba
cuốn tiểu thuyết Hồ sơ một tử tù, Nháp, Phiên bản nên chưa có được cái nhìn toàn
diện hệ thống tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú. Với luận văn có nhan đề: Tiểu thuyết
Nguyễn Đình Tú: sự dung hợp văn học đặc tuyển và văn học đại chúng của Tiết

11
Tuấn Anh đã làm rõ được sự tương tác, chuyển dịch, dung hợp, giao thoa giữa cái
đặc tuyển và cái bình dân, đại chúng như một quy luật vận động phổ quát của văn
chương ở mọi thời, trong đó nền văn học Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật
đó. Đồng thời, đi sâu khẳng định tài năng của nhà văn trong việc dung hợp hai bộ
phận đó.
Song hành cùng những luận văn còn có một số khóa luận và báo cáo khoa
học nghiên cứu về tác giả này…Tuy chỉ nghiên cứu trên quy mô nhỏ nhưng cũng ít
nhiều đề cập đến một khía cạnh nào đó trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú như: Tạ
Thị Lan Phương với đề tài: Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú; Nhóm
ngành khoa học xã hội với: Vấn đề thân phận con người trong tiểu thuyết Nguyễn
Đình Tú.
Thông qua những công trình lớn nhỏ như nêu trên, chúng tôi rút ra một số
nhận xét như sau:
Thứ nhất, mỗi bài viết đề cập đến các khía cạnh khác nhau và cũng có không
ít ý kiến trái chiều nhau nhưng các bài viết đều có chung một đặc điểm là thừa nhận
những cách tân mới mẻ ở cả phương diện nội dung lẫn hình thức trong tiểu thuyết

của Nguyễn Đình Tú.
Thứ hai, mỗi bài viết đều đi sâu vào một vấn đề nhỏ để khai thác hoặc chỉ
tìm hiểu một cuốn tiểu thuyết nhất định của Nguyễn Đình Tú.
Thứ ba, những bài viết đó chỉ đưa ra những luận cứ chứ chưa phải những bài
phê bình chuyên sâu về một tác giả.
Thứ tư, chính sự nghiên cứu trên phạm vi đề tài còn nhỏ hẹp khiến cho
những bài nghiên cứu chưa có cái nhìn toàn diện về đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn
Đình Tú. Điều đó tạo tiền đề để chúng tôi tiếp tục khai thác sâu hơn về đặc điểm
tiểu thuyết của nhà văn này.

12
Thứ năm, nhìn chung những bài nghiên cứu đó chủ yếu tìm ra được những
điểm mới, những cách tân cả về phương diện nội dung và hình thức mà chưa đưa ra
những hạn chế, những hạt sạn trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú.
Cuối cùng, những ý kiến đánh giá của giới nghiên cứu, phê bình đối với các
tác phẩm của nhà văn có ý nghĩa gợi mở đối với chúng tôi khi thực hiện đề tài luận
văn. Chúng tôi đi vào tìm hiểu những đặc điểm trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình
Tú đồng thời đặt tiểu thuyết của nhà văn trong sự vận động và phát triển của tiểu
thuyết Việt Nam đương đại, nhằm khẳng định những đóng góp của tiểu thuyết
Nguyễn Đình Tú trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Đình
Tú,
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào 5 cuốn tiểu thuyết của nhà
văn Nguyễn Đình Tú:
 Hồ sơ một tử tù (Nxb Công an Nhân dân, 2002)
 Bên dòng Sầu Diện ( Nxb Quân đội nhân dân, 2005)
 Nháp ( Nxb Thanh niên, 2008)
 Phiên bản ( Nxb Văn học, 2009)
 Kín (Nxb Văn học, 2010)

Và một số tiểu thuyết của các nhà văn cùng thời để đối chiếu so sánh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích nhân vật

13
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp loại hình
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp bổ trợ như :
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học
- Phương pháp cấu trúc
5. Mục đích của luận văn
Đi sâu tìm hiểu những đặc điểm độc đáo, những cách tân nổi bật nổi bật trên
cả phương diện nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú. Trên cơ sở
đó khẳng định những đóng góp của tác giả trong đời sống văn học đương đại nói
chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Sáng tác của Nguyễn Đình Tú trong sự vận động của tiểu thuyết
Việt Nam đương đại.
Chương 2: Cuộc sống và con người trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú.
Chương 3: Phương thức biểu hiện trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú.





14

NỘI DUNG
Chƣơng 1
SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ
TRONG SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
1.1.Khái quát chung về tiểu thuyết và tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại
1.1.1 Khái niệm tiểu thuyết
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì tiểu thuyết là một thể loại tự sự cỡ lớn
có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian.
Tiểu thuyết có phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục,
đạo đức xã hội miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa
dạng. Bên cạnh đó, ta còn nhận thấy trong thể loại này luôn xuất hiện sự trần thuật
tập trung vào số phận của một hoặc nhiều cá nhân trong quá trình hình thành của
nó, sự trần thuật ở đây được khai thác theo không gian và thời gian nghệ thuật đến
mức đủ để truyền đạt “cơ cấu” của nhân cách. Thật đúng như Bielinski gọi tiểu
thuyết là “sử thi của đời tư” bởi nó “miêu tả những tình cảm, dục vọng và những
biến cố thuộc đời sống riêng tư và đời sống nội tâm của con người” [2, tr.187].
Tiểu thuyết giống như một cơ thể sống, nó cũng biến động theo sự phát triển
của thời gian. Hay nói cách khác, diện mạo của tiểu thuyết không ngừng vận động
và thay đổi. Tiểu thuyết một thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các
khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác. Chính hiện thực tổng hợp này
làm cho thể loại tiểu thuyết cũng đang trên đà vận động, không đứng yên. Nhà
nghiên cứu M. Bakhtin cho rằng: “tiểu thuyết là một thể loại duy nhất đang hình
thành và chưa xong xuôi” [4, tr.224].
1.1.2 Tiểu thuyết Việt Nam đương đại

15
Tiểu thuyết được xem là “cỗ máy cái” chiếm vị trí trung tâm “xương sống”
của văn học vì nó là nghệ thuật khám phá đời sống, có khả năng chứa đựng lịch sử
nhiều cuộc đời. Nói về vị trí quan trọng của thể loại này trong văn học, nhà văn
Nguyễn Quang Thân cho rằng: “Nếu cả nền văn học là một hơi thở thổi suốt từ quá

khứ đến tương lai thì tiểu thuyết là dòng cảm xúc chủ đạo mãnh liệt nhất, liên tục
nhất của hơi thở ấy” [22, tr.163]. Tiểu thuyết là loại hình “công nghiệp nặng” đòi
hỏi sự dũng cảm thử sức, đòi hỏi tài năng, vốn sống và độ tập trung cao đối với
người cầm bút.
Thế giới từ lâu đã nói đến “cái chết của tiểu thuyết” nhưng thực tế tiểu
thuyết vẫn không ngừng được sáng tạo. Ở Việt Nam thực tại và tương lai của thể
loại này đã trở thành nội dung quan trọng trong hàng loạt hội thảo, tranh luận:
“Tiểu thuyết Việt Nam đang đi về đâu? Tiểu thuyết Việt Nam thừa lượng nhưng
thiếu chất? Đang có một sự chuyển động không nhỏ trong tiểu thuyết Việt Nam, sự
già hóa của đội ngũ nhà văn viết tiểu thuyết của Việt Nam” [9, tr.17]. Để hiểu rõ
hơn về vấn đề này chúng ta cần đi sâu tìm hiểu về bối cảnh chung của tiểu thuyết
đương đại Việt Nam.
Có thể nói, cùng với bước đi của lịch sử văn học nhân loại, nền văn học của
dân tộc ta đã có những bước chuyển biến góp phần tạo nên một diện mạo mới cho
nền văn chương nhân loại thế kỷ XXI.
Tiểu thuyết Việt Nam trong nhiều thập niên đã trải qua những bước thăng
trầm, chuyển biến. Sự xuất hiện những cây bút trẻ cùng với cách viết mới đã tạo
nên bầu không khí khá sôi động trên văn đàn. Sự phong phú đa dạng của tiểu
thuyết được thể hiện trong cảm hứng, khuynh hướng, phong cách, cũng như lối
viết.
Dường như các nhà tiểu thuyết luôn ngầm lựa chọn một trong hai hướng:
truyền thống hay cách tân. Bên cạnh đó, xu hướng tiểu thuyết mạng, tiểu thuyết
thương mại cũng đang dần có một vị trí khá ổn định trong lòng độc giả. Một trong

16
những đề tài chiếm được sự quan tâm của nhiều cây bút trong giai đoạn này là đề
tài lịch sử: những nhìn nhận đánh giá lại quá khứ ở những góc cạnh khác nhau. Các
tiểu thuyết nay có tham vọng đi dọc chiều dài thời gian, khái quát những thời kỳ đã
qua, theo sát từng các sự kiện, những cuộc cách mạng song hành với việc lý giải
những bức xúc của hiện tại. Những hiện thực rộng lớn đã được soi chiếu từ nhiều

góc nhìn khác nhau, tạo nên một cốt truyện đa tầng và một bầu không khí lịch sử
cho các tác phẩm. Điều này đã được in đậm ở những tác phẩm như: Thăng Long
Ký (Nguyễn Khắc Phục), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Hồ Qúy Ly (Nguyễn Xuân
Khánh)…Mỗi tác phẩm là một phong cách riêng, hướng độc giả tới một cái nhìn
mới về tiểu thuyết lịch sử. Nói đúng hơn, các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử giai đoạn
này tiến sâu vào những đặc điểm mang tính chất của thể loại tiểu thuyết. Nghĩa là
chúng ta được thưởng thức các tác phẩm tiểu thuyết thực sự chứ không phải là tiếp
xúc với các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử sau khi tiểu thuyết hóa. Nếu trước
đây, sự thật lịch sử luôn là yếu tố quan trọng mà các nhà tiểu thuyết lịch sử phải
bám sát thì giờ đây nó chỉ là “cái đinh” để các nhà văn treo các “bức tranh” của
mình lên. Các biến cố lịch sử được dựng lên từ những góc nhìn khác nhau, các
nhân vật lịch sử tái hiện một cách sống động với đầy đủ đời sống nội tâm và các
cung bậc tình cảm của con người. Nhân vật lịch sử không còn được thần thánh hóa
để trở thành những hình tượng phi phàm, cao siêu với những chiến công oanh liệt
mà còn hiện diện trong cả cuộc sống đời thường. Về phương thức biểu hiện, các tác
phẩm tiểu thuyết giai đoạn này không còn lệ thuộc vào tiểu thuyết cổ điển chương
hồi, câu văn biền ngẫu…nó tạo cho mình một kết cấu lạ, tạo tính hấp dẫn chuyên
chở ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Ngôn ngữ linh hoạt vừa mang màu sắc văn hóa
của thời đại lịch sử mà nó xâm nhập vừa mang màu sắc hiện đại. Bên cạnh đó nghệ
thuật hư cấu giúp cho các hiện tượng sự kiện, nhân vật lịch sử không còn một hằng
số đứng yên mà tiếp tục vận động cùng cuộc sống muôn hình.
Song hành cùng tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết Việt Nam cũng đi theo một
ngã rẽ mới đó là tiểu thuyết thế sự, đời tư. Bước sang thời kỳ đổi mới tiểu thuyết
Việt Nam đứng trước nhu cầu “đổi mới về tư duy, bắt đầu có những vận động nhất

17
định về cả đề tài, chủ đề lẫn phương thức biểu hiện” [21, tr.58]. Những dư âm của
đề tài chiến tranh còn kéo dài cuối thế kỷ XX, những tác phẩm mang chủ đề lịch sử
(tự sự lịch sử) vẫn chiếm một số lượng đáng kể. Mặc dù, tiểu thuyết ở giai đoạn
này vẫn khai thác về đề tài chiến tranh nhưng không còn mang cảm hứng sử thi,

với những chiến thắng oai hùng, những nhân vật mang tính huyền thoại mà thay
vào đó là một cái nhìn trầm lắng sâu sắc hơn về thân phận con người trong chiến
tranh và sau chiến tranh. Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Ăn mày dĩ vãng của
Chu Lai, Thời xa vắng của Lê Lựu là những tác phẩm ít nhiều đã chạm tới những
cách tân về nội dung biểu hiện cũng như hình thức trần thuật. Chúng ta dễ nhận ra
việc đổi mới tư duy nghệ thuật, đổi mới cách nhìn là cơ sở quan trọng để có được
sự đa dạng về phong cách và giọng điệu với nhiều phương thức biểu hiện mới mà
trước đó chưa có, như sử dụng hiện thực tâm linh, yếu tố kì ảo, dòng ý thức.
Trong không khí hội nhập, với nhiều luồng văn hóa, ý thức cách tân của nhà
văn cũng trở nên phù hợp với sự phát triển của chính bản thân văn học và phù hợp
với nhu cầu đổi mới, khát vọng dân chủ trong xã hội. Các quy luật, các sự kiện của
lịch sử, của xã hội bắt đầu được nhìn qua lăng kính cá nhân mang màu sắc riêng
của mỗi cá tính sáng tạo, của mỗi nhân vật. Bên cạnh những tiểu thuyết về đề tài
chiến tranh thành công, tiểu thuyết về thế sự đời tư ngày càng chiếm tỉ lệ lớn.
Những tác phẩm như: Nước mắt đỏ (Trần Huy Quang), Gặp gỡ cuối năm, Cha và
con và…(Nguyễn Khải), Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá
thú (Ma Văn Kháng), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Bến không chồng (Dương
Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Tường Thành
(Võ Thị Xuân Hà), Trăm năm thoáng chốc (Vũ Huy Thanh), Ngụ cư (Thùy
Dương), Người Sông Mê (Châu Diên), Dòng sông Mía (Đào Thắng)…. nghiêng
về khai thác những cảnh ngộ, số phận con người cả trong chiều thuận và nghịch của
nó, một hướng tiếp cận và khai thác sâu hơn vào cái đời thường của cuộc sống cá
nhân. Về mô hình tính cách, bên cạnh những con người anh hùng- con người cộng
đồng, đã xuất hiện con người thân phận, cá thể, con người mang bi kịch cá nhân.
Vấn đề tình dục là vấn đề rất đỗi bình thường của con người nhưng đó cũng là một

18
vấn đề vô cùng nhạy cảm. Ở giai đoạn trước vấn đề này ít được đề cập đến, nếu có
thì cũng rất tế nhị. Sang giai đoạn sau, nó đó được khai thác nhiều hơn và phong
phú hơn. Các tác giả Hồ Anh Thái ( Mười lẻ một đêm), Thuận (Chinatown, Pari

11 tháng)… đã không ngần ngại miêu tả chất sắc dục, tình yêu nhục thể, một lĩnh
vực rất riêng của đời sống cá nhân. Miêu tả con người với những yếu tố tích cực
của con người tự nhiên cũng là một khía cạnh nhân bản của văn học.
Tiểu thuyết gần đây xuất hiện tiểu thuyết tự truyện đã để lại nhiều ấn tượng
trong lòng độc giả với những tác phẩm như: Tấm ván phóng dao (Mạc Can),
Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải), Chuyện của thiên tài (Nguyễn Thế Hoàng
Linh), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân). Tìm đến tự truyện, các nhà văn trở về với
chính mình. Tiểu thuyết thường có cốt truyện được xây dựng trên cơ sở của sự kiện
chính về cuộc đời, về con người tác giả. Tất nhiên trí nhớ không hoàn toàn là máy
quay phim có thể chụp lại một cách chính xác, cho nên việc có mặt của yếu tố hư
cấu là tất yếu không thể đòi hỏi tự truyện giống y như thật. Với loại tiểu thuyết này,
cốt truyện có chức năng tái tạo lại một đoạn đời của người viết. Đây là một dạng
truyện viết theo cách hồi ức tự nghiệm, thấm đẫm những cảm quan cá nhân của
từng nhân vật. Ở đây không có cái gọi là “tự sự hoàn chỉnh”, công việc của mỗi
người đọc là sự chắp nối các mảnh hồi ức rời rạc trong dòng suy tưởng của cá nhân
để tự tạo nên một hình dung tổng thể cho mình.
Song hành cùng thể loại tự truyện, tiểu thuyết đương đại Việt Nam ngày
càng có nhiều gương mặt trẻ và cũng có những đóng góp về mặt nội dung cũng như
nghệ thuật cho nền văn học nước nhà như Nguyễn Bình Phương với Thoạt kỳ thủy,
Ngồi, Nguyễn Việt Hà với Cơ hội của Chúa, Nguyễn Đình Tú với Hồ sơ một tử
tù, Nháp, Phiên bản…Những tác giả đó đã ít nhiều đóng góp cho nền tiểu thuyết
thời kỳ đổi mới tiếng nói đa diện, nhiều chiều, những cái nhìn khác nhau về cuộc
sống đương đại. Với những nỗ lực cách tân khiến người đọc nhận ra dấu hiệu của
cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết. Bởi các tác giả thường lấy tâm trạng của
con người trong cuộc sống hiện đại làm đối tượng phản ánh đó là những linh hồn

19
cô đơn, lạc loài, những trái tim đầy tổn thương hoang dại, những nỗi niềm không
cất lên thành tiếng, không chia sẻ thành lời. Cứ như thế độc giả như bước vào một
thế giới của những cung bậc tình cảm khác nhau, đầy phức tạp và cũng đầy mâu

thuẫn. Dường như đó là bức tranh đời sống tinh thần của con người trong cuộc
sống hiện tại. Các nhà tiểu thuyết muốn đi tìm một lối thoát và lời giải cho những
bế tắc trong nội tâm của con người. Dấu hiệu cách tân mà chúng ta dễ nhận thấy ở
những cuốn tiểu thuyết theo khuynh hướng này là sự đổi mới trong nghệ thuật viết:
kết cấu phân mảnh, tính đa âm, sự va chạm các loại ngôn ngữ… Tất cả đều thể hiện
sự tìm tòi trong lối viết và khát vọng đổi mới của một thế hệ mới nhiệt tình, năng
nổ.
Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống. Nhưng sự phản ánh đó lại phụ
thuộc vào nhãn quan của mỗi nhà văn và quan niệm của từng thời đại. Có người
cho rằng văn học hôm nay có cái nhìn bi quan về con người và cuộc sống, con
người và cuộc sống vốn rất phức tạp nên không thể dùng một tiêu chí cố định để
mà áp đặt cho nó, mọi sự lí tưởng hóa đều làm cho nó trở nên giả dối và không thật.
Tuy nhiên, thể hiện những mặt trái của xã hội và con người không phải là cái nhìn
bi quan, mà bên cạnh đó là tiếng nói thẳng thắn, tạo niềm tin vào thiên lương, vào
những hạt mầm tốt đẹp ở đời, đấy mới là điều cao cả mà nhà văn hướng tới, để mỗi
nhà văn tự hoàn thiện mình, hoàn thiện ngòi bút của mình đóng góp hơn nữa cho
nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại, đưa tiểu thuyết đạt đến một trình độ nghệ
thuật cao hơn để hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng của mình: “Tiểu thuyết đang là
một nhu cầu cấp bách, khẩn cấp của đời sống văn học và bạn đọc. Tiểu thuyết sẽ
tồn tại mãi mãi với tầm cao văn hóa, nghệ thuật, cho con người, với tư cách là đại
biểu lương tri và ngôn ngữ dân tộc” [9, tr. 58].
M.Bakhtin cũng từng nhận định tiểu thuyết: “Đó là thể loại duy nhất nảy sinh
và nuôi dưỡng bởi thời đại mới của lịch sử thế giới vì thế mà thân thuộc, sâu sắc
với thời đại ấy, trong khi đó thì các thể loại lớn khác chỉ được kế thừa của thời đại
mới ở dạng đã hoàn tất, do đó tiểu thuyết phản ánh sâu sắc, cơ bản hơn, nhạy bén

20
hơn về hiện thực. Chỉ kẻ biến đổi mới hiểu được sự biến đổi” [4, tr.25]. Nói ngắn
gọn, có thể hiểu rằng tiểu thuyết là một thể loại năng động, thích ứng và biến đổi
theo sự phát triển của từng thời đại. Tiểu thuyết biến đổi không có giới hạn, nên

nhiều lúc kéo theo sự thâm nhập của mọi thể loại khác vào trong cấu trúc của mình.
Sự phát triển của tiểu thuyết nhiều lúc khiến người tiếp nhận nghĩ rằng nó là một
thể loại vô định hình, thậm chí mọi mô hình cấu trúc đều bị nó phá vỡ và tự nó
cũng đang dần già hóa hoặc chết đi. Nhưng thực chất tiểu thuyết chưa bao giờ biến
mất mà nó chỉ dừng lại để chuyển mình, thay đổi đổi nhằm hướng tới một sự cách
tân độc đáo từ nội dung đến hình thức thể hiện.
Và sự biến đổi và cách tân từ nội dung đến hình thức của tiểu thuyết đương
đại cũng chính là quy luật vận động của tiến trình văn học dân tộc nói chung và của
thể loại tiểu thuyết nói riêng. Trước hết, đó là nhu cầu đổi mới để khẳng định mình
được đặt ra như một đòi hỏi của các tiểu thuyết gia thời hiện đại, đổi mới để không
lặp lại chính mình, không đi theo lối mòn cũ. Tiếp đến phải kể tới sự đổi mới của
văn chương hiện đại thế giới về phương diện cảm quan đời sống và thủ pháp xây
dựng tác phẩm. Hơn nữa, sự thay đổi trong những quan niệm nhân sinh, cách nhìn
nhân vật và đánh giá con người cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử- xã hội mới, sự
thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về tiểu thuyết: “Tiểu thuyết là lãnh địa của
những cuộc chơi” [4, tr.18] đã ảnh hưởng đến sự thay đổi, cách tân tiểu thuyết
trong thời đại mới.
Tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã có ý thức tìm tòi, đổi mới nghệ thuật và
kỹ thuật tiểu thuyết gắn với nội dung nhân văn đã thúc đẩy thể loại phát triển, góp
phần cách tân và hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam. Bằng tài năng, tâm huyết các nhà
tiểu thuyết nỗ lực tìm tòi, đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết đưa tiểu thuyết Việt
Nam hòa nhịp với văn học nhân loại, tạo nên diện mạo mới cho tiểu thuyết và cho
văn học Việt Nam đương đại.

21
1.2. Tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú trong sự vận động của tiểu thuyết Việt
Nam đƣơng đại
1.2.1. Con người và sự nghiệp
Nguyễn Đình Tú sinh ngày 7 tháng 7 năm 1974 tại miền đất Kiến An, Hải
Phòng, tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội năm 1996 và tu nghiệp sĩ quan tại trường

Quân chính Quân khu 3 năm 1997. Từ năm 1997 đến năm 2001 Nguyễn Đình Tú
công tác tại Viện Kiểm sát quân sự Quân khu 3. Từ năm 2001 anh về công tác tại
Ban Văn- Tạp chí Văn nghệ quân đội. Hiện tác giả đang giữ các chức vụ: Phó ban
Nhà văn trẻ - Hội Nhà văn. Phó Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Quân đội và
Trưởng ban Văn xuôi - Tạp chí Văn nghệ quân đội.
Các tác phẩm chính mà Nguyễn Đình Tú đã xuất bản: Bên bờ những dòng
chảy (tập truyện ngắn, 2001), Không thể nào khác được (tập truyện ngắn, 2002),
Nỗi ám ảnh khôn nguôi (tập truyện ngắn, 2003), Điệu Mambo hư ảo (tập truyện
ngắn, 2006), Hồ sơ một tử tù (tiểu thuyết, 2002), Bên dòng Sầu Diện (tiểu thuyết,
2005), Nháp (tiểu thuyết, 2008), Phiên bản (tiểu thuyết, 2009), Kín (tiểu thuyết,
2010). Trong đó tiểu thuyết Hồ sơ một tử tù đã được chuyển thể thành phim truyền
hình dài tập có tựa đề Lời sám hối muộn màng trong seri phim Cảnh sát hình sự
phát sóng trên VTV1 năm 2006.
Trong quá trình hoạt động ở lĩnh vực văn chương, Nguyễn Đình Tú đã gặt
hái được khá nhiều thành công. Ngoài sự yêu mến, đón đợi từ phía độc giả còn có
thể kể đến một số giải thưởng như: Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn Văn nghệ
quân đội 1999- 2000 với các phẩm Bên bờ những dòng chảy, Qua sông, Những
chàng trai sống cùng hoa săng đắng, Giải thưởng tiểu thuyết Nhà xuất bản Công
an nhân dân phối hợp với Hội nhà văn năm 2002 với tác phẩm Hồ sơ một tử tù,
năm 2010 với tác phẩm Phiên bản. Giải thưởng 10 năm Bộ Công an với tiểu thuyết
Hồ sơ một tử tù. Giải thưởng 5 năm Bộ Quốc phòng với tiểu thuyết Bên dòng Sầu
Diện. Gần đây nhất tiểu thuyết Kín của Nguyễn Đình Tú cũng đã lọt vào vòng
chung khảo của hội Nhà văn Việt Nam năm 2011.

22
Nhà báo Dương Tử trong một bài viết đã gọi Nguyễn Đình Tú bằng biệt
danh “gã trai phố vác rìu” để miêu tả sự cần mẫn, chăm chỉ của anh trong nghề
viết: “Nguyễn Đình Tú là trai phố, chẳng nên ví gã như một gã tiều phu và gã cũng
chẳng thích được gọi là tiều phu, thế nhưng nếu “lỡ” phải ví như thế thì tôi vẫn
nghĩ đến hình ảnh một gã tiều phu miệt mài vung rìu giữa khu rừng có tên gọi cuộc

sống. Còn gã tiều phu ấy có tên gọi: nhà văn!” [17, tr.6]. Sự ví von ấy của Dương
Tử chắc hẳn nhận được sự đồng tình của rất nhiều độc giả bởi hình ảnh của Nguyễn
Đình Tú cần mẫn với nghề văn chẳng khác nào hình ảnh người tiều phu chăm chỉ
kia. Đều đặn viết và đều đặn trình làng các sản phẩm của mình, Nguyễn Đình Tú
đang là một cây bút rất được kỳ vọng trong nền văn học mới nước nhà.
Hay nói cách khác, Nguyễn Đình Tú là một nhà văn trẻ, có tài năng. Bởi anh
là một người bước vào làng văn “khá muộn” và trước đó đã có nhiều cây bút khẳng
định được vị thế của mình nhưng anh đã chứng tỏ được rằng: “cánh cổng văn
chương không khép lại với ai bao giờ chỉ có điều nhà văn có can đảm đẩy cánh cửa
đó ra để bước vào và tự tìm cho mình một lối đi riêng” [17, tr. 8]. Bằng sự nỗ lực
phấn đấu của bản thân, Nguyễn Đình Tú đang ngày đêm chắt chiu từng chất liệu
của cuộc sống để xây dựng nên những tác phẩm văn học mang đầy ý nghĩa nhân
sinh, giáo dục. Một nhà văn Tây Ban Nha nói đại ý rằng: “Chiếc rìu của một tiều
phu giỏi chẳng có nghĩa lý gì trên một sa mạc không cây cối” [20, tr.18], điều này
có thể đúng với những ai ngại tìm tòi, không biết sáng tạo, còn với Nguyễn Đình
Tú- một nhà văn luôn trăn trở về vấn đề đổi mới ngòi bút và cố gắng tạo dựng cho
mình một phong cách độc đáo thì “đề tài trong văn học mãi là một cánh rừng
nguyên sinh để nhà văn thỏa sức khai thác và gặt hái được những thành công nếu
như nhà văn đó có tài thực sự” [26, tr.54]. Bởi “những nguyên mẫu về cuộc đời
không thiếu, vấn đề còn lại là ở chỗ những nguyên mẫu ấy rơi vào hay không cái
nhìn, sự suy nghĩ và tình cảm của nhà văn, có hóa thân thành cái đẹp của nghệ
thuật tiểu thuyết” [26, tr.53].

23
Điều này đã được minh chứng tiêu biểu qua quá trình sáng tác của Nguyễn
Đình Tú. Bằng một trái tim nhạy cảm và một tấm lòng luôn đau đáu trước những
mảnh đời bất hạnh, Nguyễn Đình Tú đã biến những con người rất đỗi bình thường
của cuộc sống trở thành những hình mẫu trong văn học, họ đại diện cho một thế hệ
trẻ biết ước mơ khát vọng nhưng lại dễ sa ngã trước cạm bẫy của cuộc đời. Hành
trình tha hóa của nhân vật cũng chính là hành trình tự suy ngẫm của mỗi con người.

Chính khả năng nắm bắt hiện thực một cách nhanh nhạy này, mà ngay từ khi ra đời,
các phẩm của Nguyễn Đình Tú đã được người đọc đón nhận, là nguồn động lực lớn
để nhà văn tiếp tục với công việc sáng tác của mình.
Vì vậy, mặc dù sau nhiều năm, rất nhiều người cùng thời đã rời bỏ văn
chương hoặc coi văn chương như món đồ trang sức, thì Nguyễn Đình Tú vẫn ngụp
lặn vào chữ nghĩa, tìm kiếm những giá trị của ngôn từ, bỏ lại bên cạnh những toan
tính về bạc tiền hay những lo toan về đời sống. Bởi với anh ngoài tình yêu văn
chương, còn có sự dũng cảm dấn thân của một người cầm bút. Chính vì thế, mà trải
qua những thăng trầm thay đổi của thời gian, Nguyễn Đình Tú đã thực sự khẳng
định được vị trí của mình trong lòng người đọc.
1.2.2. Tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú
Đại hội Đảng khóa VI (năm 1986) đã mở ra một cánh cửa mới cho văn học
nghệ thuật nói chung. Tiểu thuyết Việt Nam đứng trước những nhu cầu đổi mới tư
duy tiểu thuyết”, bắt đầu có những vận động nhất định về cả đề tài chủ đề lẫn
phương thức biểu hiện. Có thể nói, dòng chảy âm thầm và quyết liệt đổi mới của
tiểu thuyết Việt Nam vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Nguyễn Đình Tú khi
chọn thể loại “công nghiệp nặng” này để sáng tác. Trong thập niên đầu thế kỷ XXI,
Nguyễn Đình Tú đã ra mắt bạn đọc 5 cuốn tiểu thuyết: Hồ sơ một tử tù (2002),
Bên dòng Sầu Diện (2005), Nháp (2008), Phiên bản (2009), Kín (2010). Đó là nỗ
lực rất đáng ghi nhận của nhà văn này.
Tiểu thuyết đầu tay Hồ sơ một tử tù ban đầu có tên là Bên kia là cát bụi
được in năm 2002 ở Nhà xuất bản Công an nhân dân. Nội dung cuốn sách dường

24
như không có gì mới. Câu chuyện xoay quanh một kẻ tội phạm có tên Phạm Bạch
Đàn bị khép án tử hình sau quá trình diễn biến khá phức tạp để biến một thanh niên
nhà quê hiền lành chất phác trở thành một tên giết người nguy hiểm. Nhưng đọc
xong cuốn tiểu thuyết ta không có cảm giác như “thế là đã rõ”, “thế là xong việc”,
và rồi chúng ta có thể yên tâm bỏ cuốn sách xuống để chìm vào giấc ngủ hay thanh
thản bước vào những công việc thường nhật mà không còn bất kỳ sự vương vấn

nào về số phận của nhân vật hay về những vấn đề mà cuốn sách đã xới lên. Sự kiện
cuối cùng đặt dấu chấm hết cho số phận nhân vật chính là bản án tử hình- hoàn
toàn logic về pháp lý nhưng người đọc vẫn có cảm giác rằng cái chết chưa phải là
sự trả giá cuối cùng cho những tội ác mà tử tù và những kẻ tòng phạm của hắn đã
gây ra. Vụ án chưa phải là đã khép lại. Vì còn có những câu hỏi quan trọng khác
chưa được trả lời. Trong đó có cả câu hỏi: những ai, cái gì, hoàn cảnh nào xô đẩy
một con người vốn “tính bản thiện” trở thành một kẻ giết người?
Hồ sơ một tử tù đạt giải B cuộc thi sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký Vì an
ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống giai đoạn 1998- 2002 do Bộ công an và Hội
nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức. Với Hồ sơ một tử tù, Nguyễn Đình Tú trở
thành cây bút tiểu thuyết trẻ nhất được trao giải trong cuộc thi. Cuốn sách viết về
con đường dẫn đến phạm tội của một sinh viên đầy triển vọng gióng lên hồi chuông
về sự tha hóa lối sống của một bộ phận thanh niên trí thức. Cho đến nay cuốn tiểu
thuyết đã được tái bản lần thứ 5 (năm 2011) và cũng được chuyển thể thành phim
truyền hình dài tập với tên gọi Lời sám hối muộn màng trong seri phim Cảnh sát
hình sự phát sóng trên VTV1 năm 2006.
Nét mặt buồn là tiểu thuyết thứ 2 của Nguyễn Đình Tú in năm 2005 và tái
bản năm 2007 với một cái tên mới Bên dòng Sầu Diện lại gần như không được
nhắc đến và không có mặt ngoài thị trường dù nó được giải thưởng 5 năm của Bộ
quốc phòng (2004- 2009). Trong một bài trả lời phỏng vấn, Nguyễn Đình Tú cho
biết: “Bên dòng Sầu Diện được in ở Nxb Quân đội Nhân dân, khi nó được in thì
sách đã xuất xuống đơn vị, không thể nào mua được ngoài 10 cuốn sách biếu của
tác giả. Vì thế sách không có mặt ngoài thị trường, và đương nhiên, báo chí cũng

25
như rất nhiều bạn đọc yêu quý văn Nguyễn Đình Tú không hề biết đến cuốn tiểu
thuyết này của anh” [36, tr.18]. Đây là cuốn tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh.
Nếu độc giả chỉ biết đến một Nguyễn Đình Tú với những gì anh thể hiện trong các
cuốn Hồ sơ một tử tù, Nháp, Phiên bản, Kín thì chưa thể đánh giá hết cái gọi là
“nội lực tiểu thuyết” của nhà văn mặc áo lính này. Bên dòng Sầu Diện khác, thậm

chí là rất khác với những tiểu thuyết còn lại của Nguyễn Đình Tú. Cuốn sách tương
đối dễ đọc này là cách tiếp cận chiến tranh của một người lính trẻ, viết về chiến
tranh bằng chất giọng cảm thương, xót xa, điều mà ít cây bút cùng trang lứa với tác
giả quan tâm. Trong khi không ít người băn khoăn: “Viết về người lính không mấy
mặn mà?” thì hình ảnh sống động về chiến tranh, người lính, những con người đi ra
từ cuộc chiến trong Bên dòng Sầu Diện của Nguyễn Đình Tú là một cố gắng đáng
trân trọng.
Tiểu thuyết thứ ba có cái tên khá độc đáo: Nháp (Nxb Thanh niên, 2008),
với câu đề từ: “Cuộc đời nháp tôi bằng những số phận” [42, tr.5] nhà văn Nguyễn
Đình Tú gợi lên cho độc giả nhiều liên tưởng khi tiếp cận tác phẩm, đặc biệt là đối
với độc giả trẻ. Có thể hiểu Nháp tức là tiểu thuyết đang được nói đến một “thế hệ
Nháp” lúc giao thời của một đất nước, hoặc thi pháp tiểu thuyết được triển khai
dưới dạng bản nháp, hay những nhân vật đang thử nghiệm cuộc sống bằng cách
nháp cuộc đời mình dưới nhiều dạng thức…Và quả thật cuốn sách này đã lôi cuốn
ngay từ những trang đầu tiên với một giọng dẫn chuyện rất tự nhiên. Việc không
chia ra chương hồi cũng nằm trong dụng ý của tác giả nhằm thu hút sự liên tưởng
và kích thích sự đồng sáng tạo của độc giả. Những bất ngờ ở các quãng chuyển
đoạn và khả năng diễn tả những biến động tâm lý của nhân vật gây được hiệu quả
thẩm mỹ và chứng tỏ nội lực tiểu thuyết của nhà văn.
Mới ngỡ đầu như đây là cuốn sách viết về sex, bởi lẽ hơn 300 trang sách thì
có đến một phần ba là những trường đoạn nóng bỏng và phập phồng với những
cảnh huống ái ân. Có điều lạ là tác giả không bị lặp lại những hình ảnh chăn gối,
cảm xúc giao hoan hay vẻ đẹp của cơ thể con người. Ngay cả lạc thú đồng tính
tưởng như khó viết thì ngọn bút của tác giả cũng “vẽ” rất khéo, tưởng như dữ dội

26
mà chừng mực, tưởng như sa đà mà biết tiết chế. Điều này giúp cho “Nháp không
bị đánh giá là một cuốn “văn học sex” thông thường bởi Nháp đã mượn sex để bày
tỏ thái độ của một thế hệ đang muốn bung khởi khỏi những ẩn ức gia đình, những
áp chế xã hội và áp lực của cuộc sống đương đại” [34]. Thông qua sự biến đổi đầy

phức tạp của hai nhân vật chính, Đại và Thạch, tiêu biểu cho đời sống của lớp trẻ
đương đại, đang trong giai đoạn khát khao khám phá thế giới quanh mình: tình yêu,
gia đình, xã hội và khám phá chính bản thân trong mối tương tác với cái Đẹp, với
văn hóa tính giao đồng chủng tộc và khác chủng tộc. Đó cũng là những băn khoăn,
trăn trở để rồi khẳng định giá trị cuốn Nháp của bà Lê Minh Hiền (Biên tập viên
Nhà xuất bản Thanh Niên) đã đánh giá rất cao tác phẩm này: “Nháp đề cập đến
một đề tài mới đó là tâm sinh lý và đời sống tình dục bất thường của một bộ phận
thế hệ trẻ. Khi quyết định có đưa tin ở Nhà xuất bản Thanh Niên hay không cũng
phải cân nhắc rất nhiều. Thế nhưng càng đọc càng thấy cuốn hút, hơn nữa Nguyễn
Đình Tú là một cây bút có nghề” [42, tr. 320].
Dư âm về Nháp vẫn còn lan tỏa (lọt vào vòng chung kết cuộc thi viết tiểu
thuyết Hội nhà văn Việt Nam 2006- 2009) thì Nguyễn Đình Tú lại công bố cuốn
tiểu thuyết thứ tư mang tên Phiên Bản (Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2009).
Cuốn tiểu thuyết dày 400 trang viết về thế giới tội phạm có sức cuốn hút người đọc
không chỉ bằng cốt truyện hay, thủ pháp mới mẻ mà còn việc phân tích chiều sâu
tâm lý nhân vật. Sự tàn bạo của xã hội giang hồ được phơi bày trần trụi trên nhiều
trang sách cùng những trăn trở, day dứt khát khao rất người được mô tả, mổ xẻ đầy
nhân bản. Lối tả thực đan xen lẫn những trang viết đầy chất ảo mộng, tâm linh cùng
với lối trần thuật bằng nhiều ngôi khác nhau làm cho Phiên bản vừa truyền thống
và vừa hiện đại. Và điều quan trọng nhất là nó dẫn dụ người đọc một cách tự nhiên.
Phiên bản có một cốt truyện hay với cấu trúc vững chãi, văn phong lưu loát. Phiên
bản không nhằm kể lại những gì mà nhà văn đã ghi chép được từ cuộc sống mà cao
hơn là đưa chúng vào vùng giao thoa giữa tình cảm và lý trí con người. Những
mảng sáng tối, thực và ảo mờ tỏ đan xen vào nhau, tạo nên một sự mông lung mơ
hồ trong cảm thức của người đọc. Chưa có, không có một kết cục duy nhất, mà tất

×