Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Phân tích diễn ngôn xã luận trên báo Nhân dân năm 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 113 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ THU HƢỜNG



PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN XÃ LUẬN
TRÊN BÁO NHÂN DÂN NĂM 1975




LUẬN VĂN THẠC SĨ





Hà Nội - 2013


2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ THU HƢỜNG



PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN XÃ LUẬN TRÊN BÁO
NHÂN DÂN
NĂM 1975

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01

Luận văn Thạc sĩ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Việt Thanh



Hà Nội - 2013


3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
NỘI DUNG 9
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7
1.1. Đặt vấn đề 9
1.2. Lược sử vấn đề 10
1.3. Một số khái niệm liên quan 13

1.3.1. Khái niệm “diễn ngôn” 13
1.3.2. Khái niệm “phân tích diễn ngôn” 16
1.3.3. Diễn ngôn thuộc phong cách chính luận trong mối quan hệ với
các thể loại diễn ngôn khác 19
1.3.4. Khái niệm “diễn ngôn xã luận” 22
1.4. Vài nét về báo Nhân Dân và đặc điểm của diễn ngôn xã luận trên
báo Nhân Dân năm 1975 25
1.4.1. Vài nét về báo Nhân Dân 25
1.4.2. Vài nét về đặc điểm của diễn ngôn xã luận trên báo Nhân Dân
năm 1975 26
1.4.3. Mô hình giao tiếp của diễn ngôn xã luận (báo Nhân Dân, 1975) 27
* Tiểu kết 30
CHƢƠNG 2: CÁC PHƢƠNG THỨC NGÔN NGỮ ĐẶC THÙ ĐẢM
NHIỆM CHỨC NĂNG THÔNG TIN CỦA DIỄN NGÔN XÃ LUẬN
TRÊN BÁO NHÂN DÂN NĂM 1975 32
2.1. Mô tả cấu trúc tổng thể của diễn ngôn xã luận trên báo Nhân Dân
năm 1975 32
2.1.1. Một vài đặc điểm chung của cấu trúc văn bản báo chí 32
2.1.2. Mô tả cấu trúc tổng thể của diễn ngôn xã luận trên báo Nhân
Dân 1975 34
2.2. Miêu tả đặc điểm cấu trúc từng phần 35
2.2.1. Đặc điểm cấu trúc phần tiêu đề 35


4
2.2.1.1. Phân loại tiêu đề theo chủ đề 35
2.2.1.2. Về cấu trúc cú pháp của tiêu đề 38
2.2.1.3. Các yếu tố từ vựng biểu thị sự đánh giá hoặc thái độ biểu
cảm của tiêu đề 41
2.2.2. Đặc điểm cấu trúc phần nội dung chính 43

2.2.2.1. Đặc điểm cấu trúc phần nêu vấn đề 50
2.2.2.2. Đặc điểm cấu trúc phần giải quyết vấn đề (chính văn) 53
2.2.2.3. Đặc điểm cấu trúc phần kết luận 65
2.3. Liên kết trong diễn ngôn xã luận 70
2.3.1. Phép nối 71
2.3.2. Phép liên kết từ vựng 74
2.3.2.1. Phép lặp từ vựng 75
2.3.2.2. Phép phối hợp từ ngữ 76
2.4. Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện đặc thù của ngữ cảnh 81
2.4.1. Những yếu tố ngôn ngữ chỉ thời gian đặc thù 81
2.4.2. Những yếu tố ngôn ngữ chỉ không gian đặc thù 82
* Tiểu kết 84
CHƢƠNG 3: CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ TẠO HIỆU QUẢ TÁC
ĐỘNG (CHỨC NĂNG LIÊN NHÂN) TRONG DIỄN NGÔN XÃ
LUẬN TRÊN BÁO NHÂN DÂN NĂM 1975 86
3.1. Cách sử dụng từ xưng hô mang tính điển hình 87
3.2. Các phương thức biểu thị tình thái 92
3.2.1. Sử dụng câu cầu khiến 92
3.2.2. Sử dụng câu mang tính chất khẩu hiệu 99
3.2.3. Sử dụng câu cảm thán 101
* Tiểu kết 106
KẾT LUẬN 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 111




5

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1: Bảng số lượng và tỉ lệ các loại chủ đề của tiêu đề 37
Bảng 2.2: Bảng số lượng và tỉ lệ các kiểu cấu trúc cú pháp của tiêu đề 39
Bảng 2.3: Bảng số lượng và tỉ lệ các cách nêu vấn đề 51
Bảng 2.4: Bảng tỉ lệ các dạng kết cấu thông tin 64
Bảng 2.5: Bảng số lượng và tỉ lệ các cách kết luận 70
Bảng 3.1: Bảng tỉ lệ xuất hiện của các phó từ biểu thị ý nghĩa cầu khiến
trực tiếp 95






6
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phân tích diễn ngôn (Discourse Analysis) là đường hướng tiếp cận
tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu (diễn ngôn/ văn bản) từ tính đa
diện hiện thực của nó, bao gồm các mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống,
với các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngôn vực mà nội dung hết
sức phong phú và đa dạng (gồm các hiện tượng thuộc thể loại và phong
cách chức năng, phong cách cá nhân, cho đến các hiện tượng xã hội, văn
hóa, dân tộc). [2, tr.158]
Trong thời gian gần đây, nhiều nhà nghiên cứu cố gắng nghiên cứu sự
khác biệt giữa văn bản và diễn ngôn, giữa phân tích văn bản và phân tích diễn
ngôn. Theo Diệp Quang Ban, điểm khác biệt lớn nhất của phân tích diễn ngôn
với phân tích văn bản truyền thống là ở chỗ: Nếu như phân tích văn bản chỉ
tập trung làm rõ những đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa nội tại của văn bản và
chỉ trong văn bản ấy mà thôi, thì phân tích diễn ngôn lại hướng tới tìm hiểu

diễn ngôn (bao gồm cả dạng thức tồn tại dưới dạng văn tự và âm thanh) trong
mối quan hệ rộng hơn, không chỉ là các yếu tố trong văn bản mà cả các yếu tố
ngoài văn bản chi phối sự tồn tại của nó như bối cảnh, người tạo lập, người
tiếp nhận, mục đích, hiệu quả tác động… Như vậy diễn ngôn được nhìn nhận,
đánh giá trong quá trình hành chức và hành chức tạo ra giá trị ý nghĩa. Đó
mới là ý nghĩa tồn tại đích thực của diễn ngôn.
Phân tích diễn ngôn chỉ mới xuất hiện và phát triển trong mấy thập niên
gần đây. Trên thế giới, có thể kể tới những tên tuổi lớn như Z. Harris, David
Nunan, Brown và Yule, Crytal… Ở Việt Nam, sau khi lí thuyết phân tích diễn
ngôn được giới thiệu, đã có không ít công trình áp dụng lí thuyết này vào
nghiên cứu một số kiểu loại diễn ngôn cụ thể như diễn ngôn bản tin, diễn
ngôn phóng sự, diễn ngôn lời kêu gọi, diễn ngôn ký,… Tuy vậy, có thể nói,
phân tích diễn ngôn xã luận với tư cách là một loại hình mang tính điển hình


7
của diễn ngôn chính luận chưa được chú ý một cách thích đáng. Đó chính là lí
do chúng tôi quyết định chọn “phân tích diễn ngôn xã luận trên báo Nhân
Dân” làm đề tài cho luận văn của mình. Hy vọng, kết quả nghiên cứu sẽ góp
thêm một tiếng nói có ý nghĩa cho ngành khoa học còn tương đối mới mẻ này
ở Việt Nam.
2. Mục đích, ý nghĩa của luận văn
Mục đích chính của luận văn là sẽ áp dụng lý thuyết và thao tác của
phân tích diễn ngôn vào phân tích thể loại diễn ngôn xã luận, một loại diễn
ngôn rất điển hình của phong cách chính luận nhằm tìm hiểu những đặc điểm
cơ bản về cấu trúc và tổ chức ý nghĩa của kiểu loại diễn ngôn này trên cơ sở
hai chức năng cơ bản nhất là chức năng giao tiếp (liên giao) và chức năng liên
nhân của chúng.
Luận văn hướng tới giá trị về phương diện lý luận khi muốn áp dụng lý
thuyết và các phương pháp phân tích diễn ngôn vào một dạng văn bản điển

hình thuộc phong cách báo chí - chính luận, góp phần vào những kết quả của
lĩnh vực phân tích diễn ngôn hiện nay.
Về phương diện thực tiễn, những kết quả của luận văn sẽ góp phần vào
công tác giảng dạy, học tập môn ngữ văn ở nhà trường đối với thể loại báo chí
chính luận, đồng thời vào công tác biên tập tại các tòa báo.
3. Phạm vi tƣ liệu
Để đạt được mục đích trên, chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên mẫu phân
tích là 120 diễn ngôn trên tổng số 362 diễn ngôn xã luận trên báo Nhân Dân
năm 1975, một năm mà số lượng bài xã luận đạt đến con số kỉ lục do yêu cầu
thực tế của đời sống chính trị, xã hội đất nước.
4. Phƣơng pháp xử lí đề tài
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, bên cạnh phương pháp phân tích
diễn ngôn, phương pháp cơ bản nhất được sử dụng một cách triệt để, chúng
tôi còn sử dụng một số phương pháp và thủ pháp như sau:


8
- Phương pháp miêu tả
- Phương pháp so sánh
- Thủ pháp thống kê
- Thủ pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu tạo thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Các phương thức ngôn ngữ đặc thù đảm nhiệm chức năng
thông tin của diễn ngôn xã luận trên báo Nhân Dân (năm 1975)
Chương 3: Các yếu tố ngôn ngữ tạo hiệu quả tác động (chức năng liên
nhân) của diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân (năm 1975)










9
NỘI DUNG
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Đặt vấn đề
Báo chí Cách mạng Việt Nam là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các
tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, là diễn đàn tin cậy của nhân dân. Trong
suốt những năm kháng chiến của dân tộc, đặc biệt là từ sau Cách mạng tháng
Tám 1945, báo chí cách mạng được Đảng trao cho sứ mệnh là người tiên
phong trong việc tuyên truyền, giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước; phản ánh thực tiễn xây dựng và bảo vệ tổ quốc với quan điểm
xuyên suốt: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; là vũ khí sắc bén
chống lại mọi biểu hiện phản động, tiêu cực đi ngược lại với quyền lợi của
nhân dân, của đất nước; báo chí là công cụ đấu tranh xã hội, đấu tranh dân tộc
và đấu tranh giai cấp. Đây là mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, đồng thời là môi
trường phát triển của báo chí nước nhà.
Với những tờ báo lớn của báo chí cách mạng Việt Nam, các thể loại
chính luận như bài phản ánh, bài bình luận, xã luận, tiểu luận, phê bình và
giới thiệu tác phẩm, điểm báo… chiếm số lượng nhiều nhất và giữ vị trí quan
trọng nhất tạo nên linh hồn của tờ báo. Trong đó, xã luận là thể loại điển hình.
Xã luận là một loại hình thuộc phong cách chính luận, đặc biệt phổ
biến trong các tờ báo chí có tính chính trị cao. Trong luận văn này, chúng tôi
chọn các bài xã luận trong một tờ báo có tính chính trị cao nhất của Việt Nam
hiện nay là báo Nhân Dân với thời điểm phát hành hạn chế ở năm 1975.

Trong suốt những năm chiến tranh, đặc biệt là năm 1975, xã luận đã phát huy
một cách tối đa tác dụng của mình trong việc truyển tải thông tin thời sự,
những chủ trương đường lối của Đảng, đồng thời cổ vũ động viên, lôi cuốn
nhân dân thực hiện những phương hướng ấy để hoàn thành cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc, khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng đất nước.
Dường như mỗi một bài xã luận đã trở thành kim chỉ nam, định hướng tư


10
tưởng, suy nghĩ, hành động, tình cảm của cả dân tộc lúc bấy giờ với một mục
đích cao nhất là độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Để có thể tạo ra những hiệu ứng mạnh mẽ, to lớn như vậy đòi hỏi mỗi
bài xã luận phải là một tác phẩm chính luận mẫu mực, nội dung rõ ràng, lập
luận sắc bén, ngôn từ trong sáng, giản dị nhưng vẫn đầy tính nghệ thuật…
Nói cách khác, xã luận phải tác động được tới người tiếp nhận cả về mặt lí trí
lẫn tình cảm thì mới có thể thuyết phục được họ nghe và làm theo những gì
mà Đảng đã đặt ra. Chỉ khi ấy, một bài xã luận mới làm tròn sứ mệnh của
mình, đồng nghĩa tiếng nói của Đảng đã đến được với nhân dân và tạo nên sự
đồng thuận giữa nhân dân với Đảng.
Với mục đích nhìn rõ những đặc điểm cơ bản, trong đó tập trung chủ yếu
vào hai chức năng chính là liên giao và liên nhân của diễn ngôn xã luận, chúng
tôi sẽ áp dụng lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của phân tích diễn ngôn. Có
thể xem đây là một phương thức để đánh giá một cách khách quan, toàn diện
nhất về nhiệm vụ, chức năng, vai trò, hiệu quả tác động của thể loại này.
1.2. Lƣợc sử vấn đề
Phân tích diễn ngôn trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay vẫn
còn là một ngành khoa học rất mới mẻ và đang trong quá trình phấn đấu để
được thừa nhận là một ngành khoa học độc lập. Ra đời từ khoảng những năm
60 của thế kỷ trước, theo Diệp Quang Ban, cho đến nay Phân tích diễn ngôn
đã phát triển qua 3 giai đoạn với những tên gọi khác nhau phản ánh những

nhận thức, xu hướng nghiên cứu khác nhau ở mỗi thời kỳ.
- Giai đoạn 1, phân tích diễn ngôn có tên gọi là “Ngôn ngữ học văn
bản” (Text Linguistics), bắt đầu hình thành từ những năm 60 và kéo dài tới
giữa những năm 70 thế kỷ XX, lấy văn bản mà cụ thể là văn bản viết làm đối
tượng nghiên cứu.
Ở giai đoạn này, phân tích diễn ngôn hay ngôn ngữ học văn bản tập
trung chú ý tới cấu tạo ngôn ngữ lớn hơn câu, nên xuất hiện những tên gọi


11
khác như: “cú pháp văn bản” (Dressler,1972), “ngữ pháp liên câu” (Enkvist,
1973), “chỉnh thể cú pháp trên câu” (một số nhà nghiên cứu Nga, vào những năm
80). Khi nghiên cứu văn bản, các nhà nghiên cứu chủ yếu thao tác với “liên kết”.
Người ta đã thấy ở Liên Xô cũ, Anh hay Việt Nam đã có một loạt các công trình
nghiên cứu theo xu hướng này như: “Liên kết – Cohension” (Halliday và Hasan,
1976), “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” của Trần Ngọc Thêm (1985)
Tên gọi “văn bản” và “diễn ngôn” thời kỳ này cũng chưa được đặt
thành vấn đề nên tên gọi “ngữ pháp văn bản” được sử dụng rộng rãi. Người
đầu tiên đề cập và đưa ra cái tên gọi Phân tích diễn ngôn là Z. Harris vào năm
1952. Người thứ hai được biết đến nhiều hơn trong lĩnh vực này là
T.F.Michell. Còn người có công truyền bá phân tích diễn ngôn trên bình diện
thế giới là Van Dijk [2, tr.148-156].
Tuy nhiên, giai đoạn này, các nhà ngôn ngữ học vẫn chưa xác định
được chính xác, rõ ràng đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của
phân tích diễn ngôn. Điều này thể hiện ở chỗ: bậc ngôn ngữ và bậc diễn ngôn
vẫn chưa được phân biệt một cách rạch ròi, những gì được sử dụng làm lí
luận, phương pháp nghiên cứu cho phân tích diễn ngôn vẫn là lí luận, phương
pháp của nghiên cứu câu Như vậy, thực chất giai đoạn này vẫn là giai đoạn
tìm đường để tiếp cận phân tích diễn ngôn.
- Giai đoạn 2 của phân tích diễn ngôn là vào những năm 80-90 thế kỷ

XX. Sau khi việc áp dụng các phương pháp và phương tiện nghiên cứu câu
vào nghiên cứu văn bản không thành công, nghiên cứu diễn ngôn đã chính
thức thoát ra khỏi “ngữ pháp văn bản”. Một vấn đề đặt ra lúc này là cần có
một cái tên mới cho nghiên cứu diễn ngôn trong giai đoạn tiếp theo. Có hai
cái tên được đề xuất là “xuyên ngôn ngữ học - translinguistque” theo cách
dùng của Barthes (1970) và “ngôn ngữ học văn bản tính – textuallity
linguistic” theo cách dùng của De Beaugrande (1990). Tuy nhiên, tên gọi
“phân tích diễn ngôn” vẫn được nhiều người dùng làm nhan đề cho các công


12
trình nghiên cứu của họ, không kể tên các bài viết, chỉ kể tên sách với tên gọi
trực tiếp có thể kể ra một vài ví dụ như: “Towards an Analysis of Discourse: The
English Used by Teachers and Pupils” của Sinclair, J. McH. And Coulthard,
R.M. (1975); “An Introduction to Discourse Analysis” của Coulthard, M;
“Discourse Analysis: The Sociolinguistic Analysis of Natural Language” của
Stubb, M (1983) và “Discourse Analysis” của Brown. G and Yule. G (1983).
Trong số các công trình đã công bố giai đoạn này, có thể nói công trình
nghiên cứu của của Brown and Yule là đáng chú ý nhất với phạm vi bao quát,
phương pháp nghiên cứu cụ thể. Và cũng từ đây, tên gọi “phân tích diễn
ngôn” được thừa nhận một cách rộng rãi như tên gọi chính thức cho giai đoạn
tiếp theo của giai đoạn “ngữ pháp văn bản”.
Phân tích diễn ngôn thời kỳ này có rất nhiều đường hướng tiếp cận
khác nhau như: đường hướng dụng học với hai nhánh chính là dựa trên lí
thuyết hành động nói (Austin, Sir) và dựa trên tư tưởng triết học của Grice về
phân biệt các loại ý nghĩa khác nhau; đường hướng ngôn ngữ học xã hội
tương tác; đường hướng dân tộc học giao tiếp Tất cả các đường hướng trên
đều có mục tiêu là phân tích diễn ngôn để làm rõ những mối quan hệ của nội
dung câu nói và hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ để tạo ra những cách diễn đạt
đúng và đạt hiệu quả giao tiếp cao, hoặc làm bộc lộ các ý sâu chứa đựng trong

văn bản khép kín. Điều này có nghĩa là ngôn ngữ học văn bản giai đoạn này
nghiên cứu cả văn bản viết và văn bản nói (diễn ngôn).
- Giai đoạn 3, chính là giai đoạn hiện nay, phân tích diễn ngôn phát
triển hết sức mạnh mẽ và đang cố gắng để được công nhận là một ngành khoa
học thực sự. Đối tượng nghiện cứu chính của phân tích diễn ngôn là diễn
ngôn, tức là hướng nhiều hơn tới ngôn ngữ tồn tại ở dạng nói. Nhưng thực tế
hiện nay người ta sử dụng khái niệm diễn ngôn để chỉ sản phẩm ngôn ngữ tồn
tại dưới cả 2 dạng âm thanh (văn bản nói) và chữ viết (văn bản viết).
Như vậy, phân tích diễn ngôn thực chất là giai đoạn phát triển thứ 3 của
ngôn ngữ học văn bản. Và đối tượng nghiên cứu của nó thiên về văn bản nói


13
– ngôn ngữ trong sử dụng, trong hành chức hơn là văn bản viết – ngôn ngữ
tồn tại ở dạng tĩnh.
Ở Việt Nam, từ thập niên 80 của thế kỉ XX cho đến nay cũng có rất nhiều
tác giả quan tâm tới phân tích diễn ngôn như: Đỗ Hữu Châu (1985), Trần Ngọc
Thêm (1985), Diệp Quang Ban (2002), Nguyễn Hòa (2003). Các tác giả trên đã
đề cập đến những vấn đề như chiếu vật, chỉ xuất, lý thuyết hành động ngôn từ, lý
thuyết hội thoại, ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ngôn
1.3. Một số khái niệm liên quan
1.3.1. Khái niệm “diễn ngôn”
Diễn ngôn là đối tượng của phân tích diễn ngôn thế nhưng cho đến nay
vẫn chưa có một định nghĩa nào được coi là hoàn chỉnh nhất cho khái niệm
này. Với mỗi giai đoạn phát triển của phân tích diễn ngôn, với mỗi nhà nghiên
cứu khác nhau tùy thuộc vào việc xác định đối tượng, mục đích nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, góc độ tiếp cận mà xây dựng hay lựa chọn cho
mình một định nghĩa có tính chất để làm việc.
Xét từ góc độ lịch sử vấn đề, người đầu tiên đề xuất khái niệm “diễn
ngôn” là Z. Harris. Trong công trình “Discourse analisio – Phân tích diễn

ngôn” xuất bản năm 1952, ông đã đưa ra khái niệm diễn ngôn với cách hiểu
là văn bản liên kết ở cấp độ cao hơn câu [17, tr.15]. Mặc dù phân tích diễn
ngôn của Z. Harris thời đó rất khác với phân tích diễn ngôn giai đoạn hiện nay
về quan điểm và phương pháp nghiên cứu nhưng dẫu sao ông cũng là một
trong những người đầu tiên đặt những viên gạch tạo nền móng cho sự phát
triển của ngành ngôn ngữ học non trẻ này về sau.
Liên quan mật thiết với khái niệm diễn ngôn (discourse) là khái niệm
văn bản (text). Thực tế trong quá trình nghiên cứu các nhà ngôn ngữ học đã
tốn không ít thời gian, công sức để hiểu về hai khái niệm cơ bản này tuy
nhiên kết quả đưa ra vẫn có nhiều điểm không giống nhau. Có khi chúng
được hiểu là hai khái niệm có thể được dùng để thay thế cho nhau; có khi


14
chúng là hai thực thể có cấu trúc xác định thuộc hai quá trình khác nhau; hay
cũng có khi, đơn giản chỉ là phân biệt nhau ở phạm vi sử dụng diễn ngôn là
tên gọi mang tính khoa học còn văn bản là tên gọi mang tính chất đời
thường Chúng tôi có thể điểm qua một số ý kiến nổi bật về sự phân biệt
hai khái niệm trên và từ đó cũng giúp cho chúng ta có cái nhìn rõ hơn về
diễn ngôn.
Ở thời kỳ đầu, các tác giả như Barthes (1970), Ballert (1971), Halliday
và Hassan đều có chung quan niệm diễn ngôn trùng với văn bản. Chúng tôi
xin dẫn ra đây ý kiến của Halliday và Hassan làm minh chứng: “văn bản có
thể là bất kỳ một đơn vị nào, nói hay viết, dù dài hay ngắn tạo nên một chỉnh
thể thống nhất hoàn chỉnh”.
Bên cạnh những nhà nghiên cứu có quan niệm trên là những người cố
gắng để phân biệt diễn ngôn với văn bản. Ví dụ như: Brown.G và Yule.G
(1983) coi: “Văn bản là sự thể hiện ngôn từ của một hành động giao tiếp” hay
“văn bản là sự thể hiện của diễn ngôn”. Khi xử lí, diễn ngôn như là “sản
phẩm” hay “tiến trình”, thì các tác giả khẳng định “diễn ngôn – như – một tiến

trình”; Cook (1989) định nghĩa: “Văn bản là một chuỗi ngôn ngữ lí giải được
ở mặt hình thức, bên ngoài ngữ cảnh” và “Diễn ngôn là những chuỗi ngôn
ngữ được nhận biết là trọn nghĩa, được hợp nhất lại và có mục đích”. Tác giả
đã xác định sự khác nhau giữa diễn ngôn và văn bản dựa trên sự đối lập giữa
nội dung và hình thức. Diễn ngôn thể hiện tính chức năng của ngôn ngữ trong
khi văn bản thể hiện mặt hình thức của ngôn ngữ hành chức; David Nunan
(1993) cho rằng “Diễn ngôn chỉ việc hiểu một sự kiện giao tiếp trong ngữ
cảnh” còn văn bản để chỉ “sự ghi lại (thể hiện) bằng ngôn ngữ viết một sự
kiện giao tiếp”. [2, tr.203-211]
Ở Việt Nam, các tác giả nghiên cứu về phân tích diễn ngôn cũng đã rất
tích cực đưa ra quan điểm của mình về diễn ngôn và văn bản. Và một kết quả
tất yếu là cũng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau.


15
Năm 2008, trong công trình “Giáo trình ngôn ngữ học”, tác giả Nguyễn
Thiện Giáp viết: “Diễn ngôn (discourse) là bất cứ một ngôn phẩm nói hoặc
viết nào. Và theo ông hai khái niệm này coi như đồng nhất, có thể thay thế
cho nhau.
Ngược lại với quan điểm trên là quan điểm của Nguyễn Hòa, một tác
giả đã dành khá nhiều sự quan tâm cho phân tích diễn ngôn trong thời gian
gần đây. Tác giả thể hiện rõ quan điểm cần phải phân biệt rạch ròi hai khái
niệm “diễn ngôn” và “văn bản”: “Văn bản như là sản phẩm ngôn ngữ ghi
nhận lại quá trình giao tiếp hay sự kiện giao tiếp nói và viết trong một hoàn
cảnh giao tiếp xã hội cụ thể”, còn “Diễn ngôn như là sự kiện hay quá trình
giao tiếp hoàn chỉnh thống nhất có mục đích, không giới hạn được sử dụng
trong các hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể”. Trong cách định nghĩa trên,
Nguyễn Hòa đã cho thấy, diễn ngôn và văn bản được phân biệt nhau ở góc độ
sản phẩm/ quá trình nhưng tác giả cũng thừa nhận chúng không phải là hai
thực thể độc lập, hoàn toàn tách biệt nhau mà chỉ là những biểu hiện khác

nhau của ngôn ngữ hành chức trong những điều kiện ngữ cảnh giao tiếp cụ
thể. Trên thực tế để phân biệt một cách rạch ròi hai khái niệm này là vô cùng
khó khăn. Bởi trong diễn ngôn tồn tại những đặc trưng, thuộc tính của văn
bản và ngược lại. Chính vì vậy, việc sử dụng khái niệm nào là phụ thuộc vào
góc độ, mục đích tiếp cận của nhà nghiên cứu.
Dung hòa hai quan niệm trên là tác giả Diệp Quang Ban. Trong các
công trình nghiên cứu của mình, ông đã chỉ ra các giai đoạn trong nhận thức
về mối quan hệ của hai khái niệm này: Một là, văn bản được dùng để chỉ
chung các sản phẩm của ngôn ngữ (product) viết và nói có mạch lạc và liên
kết; Hai là, có sự đối lập giữa diễn ngôn và văn bản: sử dụng văn bản để chỉ
sản phẩm ngôn ngữ viết và diễn ngôn để chỉ sản phẩm của ngôn ngữ nói; Ba
là, diễn ngôn được dùng như văn bản ở ý nghĩa trong giai đoạn một. Bên cạnh
đó, tác giả đã nhận thấy sự khó khăn trong việc phân biệt rạch ròi hai khái


16
niệm này nên việc thể hiện ra cũng rất khiêm tốn. Ông đã dựa vào một định
nghĩa văn bản có sẵn và đưa ra cách hiểu về văn bản như sau: “Văn bản là
một loại đơn vị được hình thành từ một khúc đoạn lời nói hay lời viết, hoặc
lớn hoặc nhỏ, có cấu trúc, có đề tài , như một truyện kể, một bài thơ, một
đơn thuốc, một biển chỉ đường ”, đồng thời cũng nói rõ định nghĩa này có
thể dùng chung cho cả diễn ngôn khi chưa cần có sự phân biệt. Như vậy là
theo cách hiểu này, văn bản và diễn ngôn là những chỉnh thể có cấu trúc xác
định, nội dung hoàn chỉnh tồn tại dưới cả hai dạng nói hoặc viết.
Trên đây, chúng tôi đã điểm lại những quan niệm nổi bật về diễn ngôn
nói riêng cũng như diễn ngôn trong mối quan hệ với văn bản nói chung. Một
điều dễ nhận thấy là trong mỗi quan điểm đều có những nhân tố hợp lí dù ở
góc độ này hay góc độ khác. Dù vậy, trong luận văn này, để tiện cho quá trình
nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn cho mình định nghĩa diễn ngôn của tác giả
Diệp Quang Ban. Lựa chọn này mang tính chất để làm việc chứ không nhằm

mục đích bác bỏ những định nghĩa khác.
1.3.2. Khái niệm “phân tích diễn ngôn”
Ở phần này, chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập đến khái niệm “phân tích diễn
ngôn” trên cơ sở khái niệm “diễn ngôn” như đã trình bày mục trên.
Harris (1952) là người đầu tiên nói về phương pháp phân tích diễn
ngôn áp dụng cho các chuỗi câu liên kết, coi phân tích diễn ngôn như là một
hệ phương pháp hình thức phân tích văn bản thành các đơn vị nhỏ hơn.[17,
tr.26]. Đồng thời ông cũng rất chú ý tới việc đối lập giữa các tập hợp câu là
diễn ngôn với cái gọi là một tập hợp ngẫu nhiên không có tính mạch lạc.
Theo sau Harris - một đại biểu của đường hướng cấu trúc luận trong
phân tích diễn ngôn, các nhà nghiên cứu theo đường hướng chức năng luận
cũng thể hiện quan điểm của mình về phân tích diễn ngôn. Fasold (1990) nói
“nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu mọi khía cạnh sử dụng của ngôn ngữ”;
Brown.G và Yule.G, hai tác giả tiêu biểu coi “diễn ngôn như là một quá


17
trình” cho rằng: Phân tích diễn ngôn nhất thiết là sự phân tích ngôn ngữ hành
chức. Nhà phân tích diễn ngôn, vì thế, quan tâm đến chức năng hay mục đích
của một mẫu dữ liệu ngôn ngữ và cách thức dữ liệu đó được người phát cũng
như người nhận xử lí [5, tr.49]. Nói một cách cụ thể hơn, nhà nghiên cứu cần
tìm hiểu xem, nội dung thông điệp được thể hiện bằng chất liệu ngôn ngữ đã
được người nói/viết tạo ra theo cách thức nào để đạt được mục đích, ý đồ tác
động của mình tới người tiếp nhận trong bối cảnh giao tiếp thực tế, xác
định… và đồng thời, nội dung thông điệp đó được người nghe/đọc tiếp nhận
theo cách nào, với tâm lí ra sao… Từ việc mô tả đó mới khái quát lên thành
những quy tắc trong ngôn ngữ mà người giao tiếp đã sử dụng để đạt được
mục đích, ý đồ giao tiếp.
Đồng quan điểm với hai tác giả trên, David Nunan (1998) cũng đã phân
biệt phân tích văn bản và phân tích diễn ngôn. Phân tích văn bản là xem xét

các đặc điểm nội dung và hình thức của văn bản tách rời ngữ cảnh ngoài ngôn
ngữ, còn phân tích diễn ngôn sẽ quan tâm tới mặt chức năng tức là liên quan
đến việc nghiên cứu ngôn ngữ trong quá trình sử dụng (ngôn ngữ hành chức).
Ông chỉ rõ giống như các nhà ngữ âm học, ngữ pháp học, nhà phân tích diễn
ngôn cũng cần quan tâm đến việc nhận diện những cái đều đặn và những cái
khuôn mẫu trong ngôn ngữ. Tuy nhiên, không chỉ có vậy, nhà phân tích diễn
ngôn còn phải thực hiện một nhiệm vụ quan trọng hơn cả là đạt đến mục đích
cuối cùng của công việc phân tích: vừa chỉ ra, vừa giải thuyết mối quan hệ
giữa những cái đều đặn đó với những ý nghĩa và những mục đích được diễn
đạt qua diễn ngôn.
Ở Việt Nam, Đỗ Hữu Châu là một trong những người đầu tiên và
nghiên cứu khá nhiều về dụng học. Tác giả này cũng đã thể hiện quan niệm
của mình như sau: Phân tích diễn ngôn là phân tích cả những yếu tố hình thức
của diễn ngôn, bao gồm các yếu tố ngôn ngữ, các đơn vị từ vựng, các quy tắc
kết học, các hành vi ngôn ngữ tạo nên diễn ngôn. Các yếu tố kèm lời, phi lời


18
cũng được xem là các yếu tố thuộc về hình thức của diễn ngôn. Về nội
dung, nhà nghiên cứu cho rằng diễn ngôn bao gồm nội dung thông tin và
nội dung miêu tả. Hai thành tố nội dung này có thể hiện tường minh qua
các yếu tố ngôn ngữ hình thức của diễn ngôn, hoặc cũng có thể tồn tại
một cách khiếm diện trong đích giao tiếp của đối phương. Như vậy, theo
Đỗ Hữu Châu, phân tích diễn ngôn đầy đủ là phải phân tích cả hai mặt nội
dung và hình thức của diễn ngôn.
Bên cạnh đó, Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Giáo trình ngôn ngữ
học” cũng đã dành một số trang viết để nói về phân tích diễn ngôn. Theo ông,
phân tích diễn ngôn (discourse analysis) là một cách tiếp cận việc nghiên cứu
diễn ngôn dựa trên những khái niệm và thuật ngữ của ngữ pháp truyền thống.
Phân tích diễn ngôn có nhiệm vụ phân tích bằng một bộ phức hợp khái niệm

và thuật ngữ ngữ pháp quen thuộc với bất kỳ nhà nghiên cứu ngữ pháp nào và
cố gắng nhận ra xem những khái niệm đó cần thiết trong sự cấu trúc diễn
ngôn như thế nào. Phân tích diễn ngôn cố gắng mở rộng sự phân tích cấu trúc
câu đến đơn vị lớn hơn câu, nó thường bắt đầu bằng sự cố gắng nhận diện
những đơn vị tối thiểu của ngôn ngữ, sau đó, tìm kiếm những quy luật chi
phối những đơn vị tối thiểu đó cùng nhau kết hợp thành chuỗi để tạo nên diễn
ngôn như thế nào. [12, tr.441-442]
Trong cuốn “Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản” của Diệp
Quang Ban có trình bày: “Phân tích diễn ngôn là đường hướng tiếp cận tài
liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu (diễn ngôn/ văn bản) từ tính đa diện
hiện thực của nó, bao gồm các mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống, với các
mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngôn vực (register) mà nội dung hết
sức phong phú và đa dạng (gồm các hiện tượng thuộc thể loại và phong cách
chức năng, phong cách cá nhân, cho đến các hiện tượng xã hội, văn hóa, dân
tộc)” [2, tr.158]. Như vậy, định nghĩa này chú trọng tới ba yếu tố đối tượng
khảo sát (tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu), đối tượng nghiên cứu


19
(tính đa diện hiện thực của tài liệu ngôn ngữ khảo sát) và phương pháp tiếp
cận là phương pháp phân tích (phân tích ngôn ngữ trong sử dụng).
Với tác giả Nguyễn Hòa, phân tích diễn ngôn và phân tích văn bản
không phải là hai bộ môn khác nhau mà chỉ là “hai mặt của phân tích ngôn
ngữ hành chức trong hoàn cảnh giao tiếp xã hội.”
Còn theo quan điểm của chúng tôi như đã trình bày ở mục 1.3.1, không
coi diễn ngôn và văn bản là hai khái niệm đồng nhất nên phân tích diễn ngôn
cũng sẽ khác với phân tích văn bản. Bởi vì, phân tích diễn ngôn ngoài phần
giao với phân tích văn bản là tìm hiểu về cấu trúc nội tại, chủ đề, liên kết…
của sản phẩm ngôn ngữ còn phải quan tâm tới nhiều thông số khác như ngữ
cảnh, mối quan hệ giữa người tạo lập và tiếp nhận, hiệu quả tác động… của

sản phẩm ngôn ngữ ấy. Nói một cách ngắn ngọn, phân tích diễn ngôn không
chỉ phân tích những đặc điểm liên giao tiếp mà còn để phân tích những đặc
điểm liên nhân của đối tượng nghiên cứu.
1.3.3. Diễn ngôn thuộc phong cách chính luận trong mối quan hệ với
các thể loại diễn ngôn khác
Các thể loại diễn ngôn hết sức đa dạng. Để hiểu hơn về đối tượng ngôn
ngữ này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân loại chúng. Có nhiều cách
phân loại theo những tiêu chí khác nhau như theo phương thức biểu đạt, thể
thức cấu tạo, theo mức độ phức tạp về hình thức và nội dung. Chức năng làm
công cụ giao tiếp là chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ. Khi thực hiện
chức năng này, thích ứng với mỗi lĩnh vực và mục đích giao tiếp cụ thể, ngôn
ngữ tồn tại theo một kiểu diễn đạt nhất định. Mỗi kiểu diễn đạt đó được gọi là
phong cách chức năng ngôn ngữ.
Có nhiều quan điểm khác nhau về phân loại diễn ngôn. Nếu dựa vào
phương thức biểu đạt, có thể phân chia thành diễn ngôn nói và diễn ngôn viết.
Sự phân biệt này đã được nêu lên từ lâu và có tầm quan trọng nhất định đối
với quan điểm sư phạm như việc dạy đọc, dạy viết, dạy nói. Một hướng phân


20
loại khái quát khác là phân biệt diễn ngôn đối thoại với diễn ngôn đơn thoại.
Cách phân loại này liên quan đến việc nghiên cứu ngôn ngữ trong sinh hoạt
hằng ngày và cả ngôn ngữ trong văn học. Tuy nhiên, theo tác giả Hausenblas
[32, tr.175] thì muốn có sự phân loại có hệ thống và thoả đáng thì phải cần
đến sự hợp tác của cả hai bộ phận cùng quan tâm đến việc miêu tả ngôn ngữ.
Đó là ngữ pháp và phong cách học. Từ đó, tác giả đưa ra các cách phân loại
diễn ngôn như sau:
a) Phân loại diễn ngôn theo cấu trúc
* Phân loại diễn ngôn theo cấu trúc nội tại:
Dựa vào những tiêu chuẩn: tính đơn giản/tính phức tạp trong cấu trúc

của các diễn ngôn, tính độc lập/ tính lệ thuộc của các diễn ngôn, tính liên tục/
tính gián đoạn của các diễn ngôn, tác giả tiến hành phân loại các diễn ngôn:
- Các diễn ngôn có độ phức tạp khác nhau trong cấu trúc
- Các diễn ngôn tự do và các diễn ngôn lệ thuộc
- Diễn ngôn liên tục và diễn ngôn gián đoạn
Cách phân loại này đến nay vẫn còn giá trị thực tiễn đối với việc dạy
học ở nhà trường. Bởi cách phân loại này gợi ý về một số hướng dạy và rèn
luyện học sinh tạo lập diễn ngôn, sự phân bố các bộ phận trong diễn ngôn,
dạy học sinh cách đọc…
* Về khuôn hình văn bản:
Do tính chất quá phức tạp của diễn ngôn và tính quá đa dạng của các
diễn ngôn cụ thể, cho nên để khái quát được người ta chỉ có thể chia tất cả các
diễn ngôn thành hai nhóm lớn:
- Thuộc nhóm thứ nhất là các diễn ngôn xây dựng theo những khuôn
hình cứng nhắc, đã được định sẵn: các văn bản thuộc phong cách hành chính
công vụ và một số văn bản pháp lý thuộc lĩnh vực khoa học - kỹ thuật.
- Thuộc nhóm thứ hai là các diễn ngôn xây dựng theo những khuôn
hình mềm dẻo, bao gồm:


21
+ Nhóm nhỏ có khuôn hình thông dụng: các văn bản khoa học (bài
báo, luận án khoa học) và một số văn bản báo chí.
+ Nhóm nhỏ có khuôn hình tự do: các tác phẩm văn chương
b) Phân loại diễn ngôn theo phong cách học
Một lĩnh vực chú ý nhiều đến sự khác biệt trong các kiểu loại diễn ngôn
khác nhau là phong cách học nhất là phong cách chức năng.
Ngay từ năm 1984, tác giả Morohovski [32, tr.86] đã đưa ra bảng phân
loại diễn ngôn với các tiêu chí riêng.
Trước hết, tác giả phân định phong cách học thành ba bậc lớn từ trừu

tượng đến cụ thể:
- Phong cách học ngôn ngữ;
- Phong cách học hoạt động lời nói (tức là có quan hệ với các lĩnh vực
hoạt động của ngôn ngữ trong đời sống xã hội);
- Phong cách học lời nói (tức là có quan hệ với các loại hình văn bản và
các thể loại văn bản bên trong mỗi loại hình nếu có);
Từ đó, tác giả đưa ra các loại hình diễn ngôn tương ứng:
- Ở bậc phong cách học ngôn ngữ có 2 kiểu lớn:
+ Ngôn ngữ phi nghệ thuật;
+ Ngôn ngữ nghệ thuật;
Cả ngôn ngữ phi nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ thuật đều có thể được
diễn đạt dưới dạng nói và dạng viết tức là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Ở bậc phong cách học hoạt động lời nói: hoạt động lời nói được xem
xét trong các khu vực ít nhiều có tính chất chuyên môn trong đời sống xã hội
và nhờ đó đưa ra 5 phong cách chức năng:
+ Chính thức - công vụ;
+ Khoa học;
+ Công luận;
+ Hội thoại văn học;


22
+ Hội thoại đời thường;
- Ở bậc phong cách học lời nói: liên quan trực tiếp đến các văn bản cụ
thể, có sự phân định các lớp văn bản từ chung đến riêng theo trình tự sau:
+ Phong cách công vụ
+ Phong cách khoa học
+ Phong cách công luận
Ở Việt Nam, theo tác giả Hữu Đạt, tiếng Việt có 6 phong cách chức năng
khác nhau, đó là:

- Phong cách sinh hoạt hằng ngày
- Phong cách hành chính công vụ
- Phong cách khoa học
- Phong cách chính luận
- Phong cách báo chí và phong cách văn học nghệ thuật
Mỗi loại phong cách có các thể loại diễn ngôn khác nhau.
1.3.4. Khái niệm “diễn ngôn xã luận”
Về phong cách chính luận, Cù Đình Tú cho rằng: Phong cách chính
luận có hai chức năng: Chức năng truyền đạt các loại tin tức (thông báo,
thông tin) và chức tuyên truyền, giáo dục, cổ vũ, động viên (tác động). Hai
chức năng này có mối quan hệ gắn bó với nhau và được thực hiện nhờ các
phương tiện ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ” [32, tr.151].
Theo Vũ Quang Hào [15, tr.62-63], diễn ngôn phong cách chính luận
khác với các thể loại diễn ngôn khác ở một số phương diện sau:
- Về phương diện từ vựng: Đặc điểm nổi bật là việc sử dụng lớp từ ngữ
chính trị. Nội dung lớp từ này luôn thể hiện lập trường, quan đểm cách mạng
về từng vấn đề cụ thể của đời sống xã hội nhằm tuyên truyền, giải thích chủ
trương, chính sách, đường lối của tầng lớp lãnh đạo chính quyền. Do vậy
phong cách này đòi hỏi người viết luôn tỏ rõ lập trường, quan điểm và tình
cảm cách mạng …cũng như biểu thị rõ ràng thái độ đối với sự kiện hay vấn


23
đề được đề cập. Theo Lê Xuân Thại [15, tr.62], xã luận không chỉ đem đến
cho người đọc, người nghe cái sự thật mà còn mang đến thái độ, tâm huyết
của tác giả.
- Về phương diện ngữ pháp: Cho phép viết những câu có độ dài lớn,
cho phép có mặt những câu nghi vấn, câu cảm thán nhằm tăng sức lập luận
hoặc giảng giải.
- Về phương diện diễn đạt: diễn ngôn thuộc phong cách chính luận phải

có lập luận chắc chắn, rõ ràng, chặt chẽ, logic. Tuy vậy do đối tượng của diễn
ngôn chính luận là quần chúng thuộc mọi đối tượng nên phải diễn đạt sao cho
có sức truyền cảm, dễ hiểu, giản dị, chân thật, phải diễn đạt những khái niệm
phức tạp bằng những hình thức đơn giản.
Diễn ngôn xã luận là một loại diễn ngôn chính luận đồng thời cũng là
một thể loại báo chí. Chính vì vậy, bên cạnh những đặc điểm của diễn ngôn
xã luận như đã trình bày ở trên, xã luận còn thể hiện tính chất cập nhật và gắn
bó chặt chẽ với ngữ cảnh.
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do giáo sư Hoàng Phê
chủ biên, “xã luận” được hiểu như sau:
“Xã luận. Bài chính trình bày quan điểm của tờ báo về một vấn đề thời
sự quan trọng thường đăng ở trang nhất.”
Trường Chinh trong bài giảng tại lớp đào tạo người làm báo đã viết:
“Xã luận là một bài báo quan trọng nhất trong một số báo, nêu lập trường,
quan điểm của một tờ báo (tức là của chính đảng hay của đoàn thể mà tờ báo
đó là cơ quan ngôn luận) về một vấn đề quan trọng nào đó. Riêng đối với báo
hằng ngày, xã luận có khi là một bài tóm tắt những việc lớn trong 24 tiếng
đồng hồ hoặc trong một tuần và có bình luận.” [26, tr.155].
Một số giảng viên ngành báo chí thì quan niệm: xã luận là một bài bình
luận tập thể của Bộ biên tập báo, đài về một vấn đề quan trọng. Đồng thời họ
cũng cho rằng xã luận là bài báo quan trọng nhất của một tờ báo, thực hiện


24
nhiệm vụ quán triệt tư tưởng trung tâm và nêu lên nhiệm vụ cần kíp phải làm
ngay. Xã luận là ngọn cờ chỉ đạo, là pháp lệnh chính trị. [26, tr.155-156]
Có thể nói khái quát nhiệm vụ của xã luận là phản ánh đường lối chính
trị của cơ quan báo chí, trình bày chính kiến của cơ quan đó về những vấn đề
quan trọng nhất ở trong thời điểm hiện tại.
Chức năng của diễn ngôn xã luận là kịp thời phản ứng trước những vấn

đề thời sự, giúp độc giả định hướng đúng trong tình huống đó. Đối với những
nhiệm vụ trước mắt, bài xã luận sẽ giải thích điều gì là cơ bản, chủ yếu trong
lĩnh vực này hay lĩnh vực khác của đời sống chính trị, của công tác tư tưởng
trong từng lĩnh vực của sự nghiệp xây dựng đất nước; đưa ra những hướng
dẫn, phương hướng và vạch ra đường lối hành động. Tóm lại, xã luận có hai
nhiệm vụ chính là thông tin và tuyên truyền cổ động.
Đặc điểm của các tác phẩm này là rõ ràng về đề tài, sâu sắc và rành
mạch trong khi phân tích các vấn đề chính trị, độ chính xác và biểu cảm cao
trong cách đánh giá, sắc bén khi bút chiến, phong phú về cảm xúc, chuẩn mực
về ngôn từ và cô đọng trong cách trình bày. Cũng chính nhờ những đặc điểm
trên mà xã luận có thể tác động tới người tiếp nhận cả về lí trí và tình cảm, từ
đó đạt được mục đích định hướng, cổ vũ lôi cuốn… và cuối cùng là thuyết
phục được người tiếp nhận biến những chủ trương, đường lối, lời kêu gọi đó
thành hành động.
Từ những cách định nghĩa như trên có thể khái quát về diễn ngôn xã
luận với một số tiêu chí như sau:
- Là một thể loại báo chí thuộc phong cách chính luận;
- Là bài báo quan trọng nhất của một tờ báo (thường đăng ở trang nhất),
có một số chức năng cơ bản: Trình bày, đưa thông tin về một vấn đề mang
tính thời sự cấp thiết hoặc giải thích cho một chủ trương, đường lối mới của
Đảng, nhà nước; Đưa ra những bàn luận tổng quát, thể hiện quan điểm của tòa
soạn (cơ quan ngôn luận của một tổ chức chính trị, xã hội nào đó) về một vấn


25
đề thời sự nhất định đang được xã hội quan tâm; Mục tiêu của xã luận là định
hướng nhận thức cho công chúng, đồng thời đề xuất nhiệm vụ trước mắt,
phương hướng hành động theo nhận thức được quán triệt.
Trong hai cuộc kháng chiến trong Pháp và đặc biệt là chống Mỹ, do
đặc thù về thể loại và mục đích sử dụng, diễn ngôn xã luận đã phát huy tối đa

chức năng và hiệu quả trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu xét về mặt lượng,
trong khoảng 10 năm gần đây, xã luận với tư cách là một loại hình báo chí
chính luận ít xuất hiện hơn. Ngoài hai tờ báo lớn là Nhân dân và Quân đội
Nhân dân, còn hầu hết tại các tờ báo khác, sự xuất hiện của xã luận là không
đáng kể. Thậm chí theo thống kê của Vũ Thị Thúy Hồng (Khoa Báo chí,
trường ĐHKHXH&NV), năm 1998, báo Bưu điện Việt Nam chỉ có 3 bài, đến
năm 1999 chỉ có duy nhất 1 bài xã luận [15, tr.60].
1.4. Vài nét về báo Nhân Dân và đặc điểm của diễn ngôn xã luận
trên báo Nhân Dân năm 1975
1.4.1. Vài nét về báo Nhân Dân
Báo Nhân Dân là cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản
Việt Nam, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, ra số đầu
tiên ngày 11-3-1951 tại chiến khu Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp. Báo Nhân Dân là ấn phẩm tiếp nối của báo Thanh Niên do
Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ngày 21-6-1925, tiếp theo tiếp tục được phát
hành dưới các tên: Tranh Đấu, Dân Chúng, Cờ Giải Phóng, Sự Thật. Trong hệ
thống báo chí hiện nay, báo Nhân Dân là tờ báo có lượng phát hành lớn nhất,
đăng tải các chủ trương chính sách, các sự kiện chính trị, xã hội, văn hóa lớn
trong nước và quốc tế theo quan điểm, lập trường chính thức của Đảng, Nhà
nước Việt Nam.
Trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc vĩ đại, thống nhất đất
nước và trong cả công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước Việt Nam vì “Dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” từ Đại hội VI năm

×