Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

tóm tắt luận án một số tác phẩm của nam cao dưới ánh sáng của phân tích diễn ngôn và dụng học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.54 KB, 34 trang )

VỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ VĂN LĂNG
MỘT SỐC TÁC PHẨM CỦA NAM CAO
DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀ DỤNG HỌC
chuyên ngành : Ngôn ngữ học ứng dụng
Mã số: 62 22 01 05
Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Diệp quang Ban
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp
học viện , họp tại Học Viện khoa học Xã hội
Số 477 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Vào hồi…… giờ… ngày ……. Tháng … Năm 201
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc Gia Hà nội
- Thư viện học viện khoa học xã hội-Viện Hàn Lâm khoa
học Xã hội Việt Nam
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việc chọn đề tài này trước hết là do sự chuyển hướng trong ngôn ngữ học và nghiên cứu văn học. Ngôn ngữ học
trong từ nửa sau thế kỉ XX đã chuyển mạnh sang nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ, và xuất hiện các lí thuyết mới:
Dụng học, Phân tích Diễn ngôn, Phân tích diễn ngôn phê bình, mở ra con đường mới cho nghiên cứu ngôn ngữ nghệ
thuật.
Về nghiên cứu văn học, từ trước tác phẩm văn học thường được quan tâm theo quan điểm cấu trúc luận và kí hiệu
học. Gần đây người ta đã nói đến sự nối kết giữa ngôn ngữ học và văn học thông qua tên gọi là Phê bình ngôn ngữ học


(đặt trong quan hệ với tên gọi quen thuộc Phê bình văn học). Sự nối kết này đòi hỏi người phân tích tác phẩm văn học
phải chứng minh các nhận xét của mình bằng những chứng cứ có mặt hoặc có thể suy diễn (discursive) được từ ngữ liệu
cụ thể, cùng với sự chú ý thích đáng đến ngữ cảnh, gồm ngữ cảnh vật lí (không gian, thời gian, đồ vật ) và ngữ cảnh xã
hội-văn hoá (tính cộng đồng, tập tục, thể chế ).
Sự chuyển hướng kể trên thúc đẩy việc tìm hiểu có cơ sở ngôn ngữ học vững chắc đối với 2 tác phẩm được chọn
của Nam Cao.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (hay Lịch sử nghiên cứu vấn đề)
2.1. Các công trình nghiên cứu lí thuyết có nguồn gốc nước ngoài
Về mặt lí thuyết trên bình diện quốc tế, các vấn đề cơ sở của ba bộ phận Dụng học (DH), Phân tích diễn ngôn
(PTDN), Phân tích diễn ngôn phê bình (PTDNPB) đã được khai phá từ nửa sau thế kỉ XX và đầu XXI.
2.2. Các công trình nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, DH ra đời được du nhập vào Việt Nam cuối những năm 70 đầu 80 với loạt bài của nhà nghiên cứu
Hoàng Phê, và nở rộ vào thập niên 90 với hai nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Đức Dân; tiếp theo, PTDN và
PTDNPB xuất hiện vào đầu thế kỉ XXI.
Công trình nghiên cứu bậc tiến sĩ (không kể bậc thạc sĩ) liên quan đến DH đã khá nhiều về số lượng và rộng về đề
tài. Công trình nghiên cứu liên quan đến PTDN và PTDNPB thuộc bậc tiến sĩ còn ít.
1
3. Phạm vi và đối tượng khảo sát
3.1. Phạm vi các vấn đề được khảo sát
DH và PTDN (kể cả PTDNPB) lấy mọi diễn ngôn (nói và viết) làm đối tượng, nên đề tài và vấn đề rất rộng. Về
DH có những vấn đề liên quan đến hội thoại như hành động nói, cộng tác trong cuộc thoại, các kiểu nghĩa trong lời thoại,
phép lịch sự, những vấn đề liên quan đến văn hoá. Về PTDN có những vấn đề về tính liên kết, tính đa dạng của hiện thực
được phản ánh, ngữ cảnh tình huống, thể loại diễn ngôn, phong cách chức năng, phong cách cá nhân, các hiện tượng
thuộc xã hội, văn hoá, dân tộc.
3.2. Đối tượng khảo sát
Tác giả Nam Cao là người đã được đánh giá cao thống nhất trên văn đàn. Tác phẩm truyện ngắn Chí Phèo và tiểu
thuyết Sống mòn được chọn do: (a) cả hai đều có vị trí thích đáng trong Văn học của nhà trường, kể cả bậc đại học; (b) đề
tài có giá trị về xã hội-văn hoá của thời đại (nông dân và giáo chức tiểu tư sản ở Việt Nam đầu thập kỉ 40 thế kỉ XX),
không gian là thôn và ngoại thành Hà Nội, thời gian là ngay trước Cách mạng 1945); (c) có giá trị về sử dụng ngôn ngữ:
Chí Phèo, với tư cách truyện ngắn (ngôn ngữ súc tích, nhiều đối thoại, nhiều hành động vật lí, kịch tính cao), Sống mòn,

với tư cách một tiểu thuyết (nhiều chương hồi, nhiều lớp nhân vật, tâm lí nhân vật phức tạp, tính triết lí cao )
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là góp phần gợi mở cách thức cụ thể trong việc ứng dụng các thành tựu của vài bộ môn lí
thuyết mới như PTDN và DH vào việc phân tích ngôn ngữ văn chương tại Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu: (a) Cố gắng chứng minh với cơ sở ngôn ngữ học tính đúng đắn của những nhận định đã có
về các tác phẩm được khảo sát. (b) Hơn nữa, bằng các chứng cứ ngôn ngữ có trong tác phẩm, phát hiện những điểm mới
trong nội dung tác phẩm và ngôn ngữ của tác giả.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phân tích một diễn ngôn cụ thể đề cập tất cả những gì xuất hiện trong diễn ngôn (nói hay viết). (Bao gồm cả thế
giới vật chất lẫn thế giới tinh thần có mặt trong diễn ngôn và cả của người tạo ra diễn ngôn). Với phạm vi rộng lớn như
vậy, phương pháp của phân tích diễn ngôn được ví như “chiếc ô” che trùm lên nhiều phương pháp cụ thể hữu quan khác,
trong đó có Dụng học.
Sau đây là một số phương pháp cụ thể (X. chi tiết tại Chương 1).
2
(1) Hướng dụng học: Đối tượng: ý nghĩa, ngữ cảnh, giao tiếp.
(2) Hướng biến đổi ngôn ngữ: Coi trọng mặt “phong cách chức năng” của diễn ngôn, và chính tình huống giao
tiếp quy định nó.
(3) Hướng ngôn ngữ học xã hội tương tác: Tập trung ở quan hệ tác động lẫn nhau giữa ngôn ngữ, văn hoá và xã
hội.
(4) Hướng dân tộc học giao tiếp (cũng được gọi là dân tộc học nói năng. Theo D. Hymes 1972, hướng này gồm 8
đề mục (x. Chương 1)
(5) Hướng phân tích hội thoại: Cách tiếp cận sử dụng hệ thống thuật ngữ của phân tích hội thoại. Có 2 khuynh
hướng được giới thiệu ở Việt Nam: (a) khuynh hướng Mĩ-Anh, có trước; (b) khuynh hướng Thuỵ Sĩ-Pháp, có sau.
Khuynh hướng (b) được giới thiệu vào Việt Nam trước. Luận án này theo cach phân tíh của khuynh hướng (a).
(6) PTDN trong tâm lí học xã hội: Ứng dụng PTDN vào việc nghiên cứu tâm lí xã hội để tìm hiểu các ý tưởng của
PTDN trong nghiên cứu tâm lí xã hội.
(7) Hướng giao tiếp giao văn hoá: Có nhiều ý nghĩa và ứng dụng đối với việc học và dạy ngôn ngữ thứ hai, đối
chiếu ngôn ngữ và giáo dục ngôn ngữ.
(8) Phương pháp PTDN tích hợp: Hợp nhất các phân tích của từng hợp phần có thể phối hợp tốt với nhau vào việc
phân tích một diễn ngôn cụ thể. Hai tác phẩm được chọn từ Nam Cao sẽ được phân tích theo kiểu tích hợp này.

7. Giả thuyết nghiên cứu
Ứng dụng các phương pháp của PTDN và DH sẽ xác định được: (a) bố cục của tác phẩm; (b) xác lập quan hệ giữa
các nhân vật từ quan điểm ngữ cảnh xã hội-văn hoá; (c) chức năng của các nhân vật theo cách hiểu của Propp; (d) các
kiểu quan hệ nghĩa giữa các bộ phận trong từng tác phẩm; (e) các lời thoại cuộc thoại (theo hướng của Mĩ); (f) một số lập
luận trong lời thoại của nhân vật; (g) các ngôn từ giữ vai trò ‘kí hiệu học xã hội’; (h) những cách sử dụng ngôn ngữ có
nhiều giá trị của tác giả
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần MỞ ĐẦU và KẾT LUẬN, luận án gồm ba chương:
Chương 1: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀ DỤNG HỌC
Chương 2: TRUYỆN CHÍ PHÈO TỪ CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀ DỤNG HỌC
3
Chương 3: TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN TỪ CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀ DỤNG
HỌC
Chương 1
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀ DỤNG HỌC
Với tên gọi có chứa từ phân tích, vấn đề chủ yếu của Phân tích diễn ngôn (PTDN) là phương pháp phân tích ngữ
liệu, và đây cũng là đường lối lí thuyết của PTDN. Cách tiếp cận diễn ngôn từ PTDN và Dụng học (DH) (nhất là Phân
tích hội thoại), cũng được gọi là những đường hướng làm việc với diễn ngôn. Hiện nay, PTDN và DH có không ít phần
vay mượn của nhau, như trong PTDN có “ngôn ngữ học xã hội tương tác”, “dân tộc học giao tiếp”, “phân tích hội thoại”
của DH; trong DH không tránh được vấn đề về ngữ cảnh vật lí, xã hội-văn hoá, nhất là phối cảnh (5) (x. dưới).
1.1 Phương pháp nghiên cứu của Phân tích diễn ngôn
Giai đoạn gần đây, bên cạnh PTDN, còn xuất hiện một bộ phận mới là Phân tích diễn ngôn phê bình liên quan đến
cả ngữ liệu văn chương.
1.1.1. Phương pháp nghiên cứu của PTDN
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoà 2003 đã ghi lại 8 cách tiếp cận, được gọi là “đường hướng”, trong PTDN như sau
(lược dẫn theo [52, 79-148])
(1) Đường hướng dụng học: “Đối tượng của dụng học là ý nghĩa, ngữ cảnh và giao tiếp”, sử dụng các lí thuyết về
hành động nói, về nguyên tắc cộng tác và hàm ý hội thoại, và cả phép lịch sự.
(2) Đường hướng biến đổi ngôn ngữ (language variation): Đường hướng này coi trọng mặt “phong cách chức

năng” của diễn ngôn, và chính tình huống giao tiếp bên ngoài quy định sự lựa chọn kiểu ngôn ngữ thích hợp. Kiểu ngữ
cảnh được M.A. K. Halliday gọi bằng “ngôn vực”: “Phạm trù ngôn vực được đưa ra để giải thích cho việc sử dụng ngôn
ngữ. Khi hoạt động trong các ngữ cảnh khác nhau, ngôn ngữ sẽ biến đổi cho phù hợp với tình huống”.
4
(3) Đường hướng ngôn ngữ học xã hội tương tác (interactional socio-linguistics): Đường hướng này tập trung ở
mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa ngôn ngữ, văn hoá và xã hội. Hiểu là ngôn ngữ được dùng trong một xã hội (lớn hoặc
nhỏ) xác định gắn bó chặt chẽ với nó và nền văn hoá của nó, cho nên ngôn ngữ chịu sự chi phối về xã hội-văn hoá của nó.
(4) Theo đường hướng dân tộc học giao tiếp (dân tộc học nói năng), D. Hymes 1972 đã xây dựng lược đồ về quá
trình cuộc giao tiếp gồm 8 yếu tố: (a) Môi trường (Setting), (b) Tham thể (Participants), (c) Điểm đến (Ends) của việc
giao tiếp của từng bên tham dự giao tiếp, như hỏi, sai khiến, chào , (d) Chuỗi các hành động nói nối tiếp giữa các người
tham dự trong một cuộc giao tiếp, (e) Chìa khoá (Key), (f) Những gì có tư cách là công cụ (Instrumentalities) của cuộc
giao tiếp, (g) Các chuẩn của sự tương tác và của cách lí giải, như hệ thống các tín điều về văn hoá (phong tục, tập quán,
tín ngưỡng), giúp cho người phát và người nhận có được “cái chung” để hiểu nhau, (h) Thể loại là các phong cách của
diễn ngôn dùng trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau
Tám chữ cái in đậm trên ghép lại thành SPEAKING (sự nói năng).
(5) Đường hướng phân tích hội thoại (conversation analysis) là cách tiếp cận trong đó sử dụng hệ thống thuật ngữ
của phân tích hội thoại theo hướng Mĩ. Theo hướng này, tổ chức của cuộc thoại gồm các bậc sau đây:
- Cuộc thoại hay cuộc tương tác (conversation/ interaction)
- Phiên giao dịch (transaction)
- Trao đáp (exchange)
- Lượt lời (turn at talk) (cũng gọi là bước thoại (move))
- Hành động nói (act), được coi là đơn vị cơ sở của cuộc thoại).
(6) PTDN trong tâm lí học xã hội là hướng nghiên cứu với mục đích “ ứng dụng những ý tưởng của phân tích
diễn ngôn trong nghiên cứu tâm lí xã hội”, hay “ sự phân tích hành động của con người” – J. Potter.
(7) Đường hướng giao tiếp giao văn hoá có nhiều ý nghĩa đối với việc học và dạy ngôn ngữ thứ hai và ngoại ngữ.
N. Fairclough nhận xét: “Hầu hết những hiểu lầm của chúng ta do một khó khăn rất cơ bản là chúng ta thường không
hiểu được ý định giao tiếp của người nói”.
(8) Phương pháp PTDN tích hợp (integrated) là hợp nhất các phân tích của từng hợp phần (component) có khả
năng phối hợp tốt với nhau thành một chỉnh thể đối với diễn ngôn cụ thể được phân tích.
5

1.1.2. Phương pháp nghiên cứu của Phân tích diễn ngôn phê bình
Tên gọi Phân tích diễn ngôn phê bình (PTDNPB) do G. Kress đưa ra năm 1991 và nó liền thu hút chú ý của giới
nghiên cứu. PTDNPB có đối tượng rộng lớn, và phương pháp của nó cũng dùng cho PTDN.
Thomas Huckin 1997 nêu 6 mặt khác nhau sau đây giữa PTDNPB và PTDN: (a) PTDNPB có tính nhạy cảm rất
cao; (b) PTDNPB làm rõ 3 bậc phân tích là văn bản, hoạt động thực tế suy diễn được, ngữ cảnh xã hội rộng lớn; (c)
PTDNPB liên quan nhiều đến các vấn đề lớn của các tầng lớp xã hội; (d) Nhà thực hành PTDNPB phải có một thế đứng
đạo đức, tức là có quan điểm vững chắc và có thiện chí; (e) PTDNPB các khái niệm về hiện thực của nhân dân không
được coi là “bất biến”, chúng biến đổi theo hướng “có thể được làm cho tốt hơn”; (f) PTDNPB đến với người đọc rộng
rãi, không chỉ dành cho người làm chuyên môn.
N. Fairclough cho rằng PTDNPB “được hội kết (consolidated) như một bộ khung gồm ba chiều đo (phân tích
ngôn ngữ các văn bản (nói hoặc viết), phân tích thực tế diễn ngôn (các quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ), và phân
tích các sự kiện suy diễn được như là những trường hợp cụ thể của thực tế xã hội-văn hoá”. Cách phân tích như thế được
ông gọi là cách tiếp cận theo ba chiều đo (three-dimentional approach), và có thể tóm tắt ba chiều đo đó như sau: Văn
bản, Thực tế của diễn ngôn, Thực tế xã hội-văn hoá cần được giải thích. Ngoài ra, PTDN có tính đến “tư tưởng hệ”
(ideology) hay thế giới quan và nhân sinh quan của người tạo diễn ngôn. Đây cũng là đường lối được sử dụng trong việc
khảo sát hai tác phẩm được chọn từ Nam Cao.
1.2. Phương pháp nghiên cứu của DH
Phương pháp nghiên cứu của DH liên quan đến các nội dung: (a) Quy chiếu (hay chiếu vật) và chỉ xuất; (b) Hành
động nói (hay hành vi ngôn ngữ); (c) Lí thuyết lập luận; (d) Lí thuyết hội thoại; (e) Ý nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tường
minh. Chúng cũng được kết hợp sử dụng trong luận án này.
Chương 2
TRUYỆN CHÍ PHÈO TỪ CÁCH TIẾP CẬN
CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀ DỤNG HỌC
Truyện Chí Phèo được phân tích lần lượt theo các đề tài sau đây.
2.1. Chí Phèo bắt đầu từ đâu và các sự kiện diễn biến thế nào?
6
Truyện Chí Phèo đã có nhiều ý kiến xác nhận là bắt đầu từ “giữa truyện”, nhưng hình như chưa ai nêu rõ là từ giai
đoạn cụ thể nào.
Truyện Chí Phèo được chia thành 6 phần nhỏ có đánh dấu phân cách.
Trong phần 1, truyện bắt đầu từ “cuộc chửi” của Chí vào một buổi chiều. Lúc ấy Chí đã “Bốn mươi hay ngoài bốn

mươi?”, tức là hơn 10 năm sau khi Chí trở về làng. Các sự kiện sau cuộc chửi đó được kể ở phần 5. Từ cuộc chửi đầu
truyện đến khi Chí và bá Kiến chết trải ra chỉ trong khoảng bảy ngày cuối đời Chí. Về liên kết, tiếng chiều nay trong
“cũng như chiều nay hắn chửi” ở phần 5 thuộc kiểu hồi chiếu, chỉ về lần chửi ở đầu truyện.
Phần 5 kể tiếp câu chuyện sau bài chửi ở phần 1. Đây là câu chuyện 10 năm sau khi Chí có nhà ở. Có tiền có nhà
Chí say triền miên, và hễ “cứ rượu xong là hắn chửi”, “như chiều nay hắn chửi”, đây chính là cuộc chửi được kể ở đầu
truyện. Nhưng không ai chửi lại, đây là “một cớ để mà tức tối để hắn có thể hùng hổ đi báo thù”. Trên đường đi, hắn
ghé nhà Tự Lãng, họ uống say đến mức không còn biết gì. Ngứa ngấy quá, Chí định ra sông tắm và về cái nhà bên bờ
sông ngủ. Ra đến bờ sông Chí thấy Thị Nở đang ngủ ngồi hớ hênh dưới ánh trăng trong và những gì phải xảy ra đã xảy
ra. Sau đó, họ ở với nhau trọn 5 ngày đêm và “nhất định là lấy nhau”. Nhưng rồi thị Nở bị bà cô cản, thị đến từ chối Chí.
Vì thế Chí lại uống say và lấy dao để “Tao phải đâm chết nó!”. Khi đi Chí lại đến thẳng nhà bá Kiến. Lúc đó đang giữa
trưa và bá Kiến đang bực mình vì ghen bà Tư đi đâu mà lâu không về. Rồi hai “cơn điên” dẫn đến hai cái chết.
Phần 6 nói về dư luận ở làng Vũ Đại về “vụ án” Chí Phèo-bá Kiến, trong đó có lời những người kình địch với bá Kiến, có
lời nói đến Chí Phèo, nhất là việc thị Nở lo mang thai và nghĩ cái viễn cảnh lặp lại quá khứ của Chí Phèo.
Đáng chú ý là việc thị Nở lo “Nói dại, nếu mình chửa thì làm ăn thế nào?”. Và: “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một
cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người đi lại” (một hư cấu của Nam Cao).
Phần 2 nêu lai lịch Chí Phèo, việc hắn đi tù về đến nhà bá Kiến ăn vạ, và cách bá Kiến đối phó với Chí lúc đó, với
Năm Thọ, binh Chức trước kia.
Phần 3 trình bày các sách lược “trị dân” của bá Kiến, và bá Kiến kết luận: dân lành làm nuôi lí hào, nhưng lí hào
nhiều khi phải ngầm nuôi những thằng liều lĩnh, vì lúc nào chúng cũng có thể giết người, kể cả mình.
Phần 4 tả vụ Chí mua nợ rượu uống say để đến nhà bá Kiến vòi tiền. Bá Kiến dở bài “không trị được thì dùng”, sai
Chí đi đòi tiền đội Tảo nợ. Bá Kiến trả công Chí 5 đổng và cắt cho 5 sào vườn ở bãi sông.
Như vậy, phần 2, 3, 4 là chuyện xảy ra trước cuộc chửi đầu truyện.
7
2.2. Nhân vật và tầm quan trọng của các nhân vật trong Chí Phèo
Mạng lưới các nhân vật trong truyện có thể hình dung qua HÌNH 2.1.
HÌNH 2.1: Sơ đồ mạng lưới và quan hệ của các nhân vật trong Chí Phèo

8
Bà 1 Bà 2 Bà 3 Bà 4 Người làng Vũ Đại


Năm Thọ, binh Chức


Tự Lãng Mụ hàng rượu

Đội Tảo
Vợ Đội Tảo
Mấy con chó nhà Kiến
Chó trong xóm
Cô Thị Nở

Tiếng chim hót Tiếng đàn bà bán vải Tiếng thuyền chài đuổi cá Bãi sông

Chí Phèo
Lí/bá Kiến
Thị Nở
Lí Cường
Tầm quan trọng của các vai dựa trên thế chủ động/ bị động của họ: có trường hợp chỉ một bên chủ động, có trường hợp cả
hai bên chủ động, có trường hợp bên này góp phần làm rõ tính cách bên kia, làm thành bậc.
- Bậc một, đường liền đậm, là quan hệ giữa 3 nhân vật Chí Phèo, lí/ bá Kiến, Thị Nở. Chí Phèo có quan hệ với
cả 2 còn lại, 2 người này không có quan hệ trực tiếp với nhau.
- Bậc hai, đường liền thanh, là quan hệ trực tiếp của 4 nhân vật lí Cường, bà Ba và bà Tư, vợ đội Tảo. Cả 4 đều
có quan hệ với Chí Phèo, chỉ 3 có quan hệ với lí/ bá Kiến (trừ vợ đội Tảo).
- Bậc ba, đường gián đoạn dài, là quan hệ trực tiếp của 4 nhân vật Năm Thọ, binh Chức, đội Tảo, bà cô Thị Nở.
Ba người đầu có quan hệ
với lí/ bá Kiến, người cuối có quan hệ với Thị Nở và qua đó tác động đến Chí Phèo.
- Bậc bốn, đường gián đoạn ngắn đậm, là quan hệ trực tiếp của 5 nhân vật người làng Vũ Đại, mụ hàng rượu,
tự Lãng, bà Cả, bà Hai. Người đầu có quan hệ với lí/ bá Kiến, lí Cường, Chí Phèo; người thứ 2 và 3 chỉ có quan hệ với
Chí Phèo; 2 người cuối chỉ có quan hệ với lí Kiến.
- Các quan hệ bậc năm, đường gián đoạn ngắn thanh, chỉ quan hệ gián tiếp giữa tiếng chim hót, tiếng cười nói

của những người đi chợ, tiếng anh thuyền chài gõ chèo đuổi cá với Chí Phèo.
- Các quan hệ bậc sáu, đường gián đoạn có kèm dấu chấm gồm các mối quan hệ trực tiếp hiển nhiên giữa bãi
sông với Chí Phèo, thị Nở, anh thuyền chài; và quan hệ của chó nhà lí/ bá Kiến và chó trong xóm với riêng Chí Phèo
(mối quan hệ này có chức năng riêng, kín đáo).
2.3. Mô hình cấu trúc chung trong cách tổ chức một số nhân vật
trực tiếp liên quan đến lí/ bá Kiến
Quan hệ của các nhân vật liên quan đến lí/ bá Kiến được tổ chức theo một mô hình cấu trúc chung khá cân đối,
gồm 2 nhóm như sau.
2.3.1. Về nhóm nhân vật bà Ba, Năm Thọ, binh Chức
Bà Ba gây vạ cho Chí Phèo tuổi hai mươi phải đi tù vì lí Kiến “ghen”. Năm Thọ kình với lí Kiến, và gặp cơ hội lí
Kiến đẩy Năm Thọ vào tù. Binh Chức bị đè nén đến mức bực mình phải “đi lính”.
9
2.3.2. Về nhóm nhân vật bà Tư, đội Tảo, Chí Phèo
Bà Tư còn trẻ quá nên bá Kiến ghen, vì ghen bá Kiến mất bình tĩnh, cho nên vào lúc đang bực mình đó Chí Phèo
đến đòi làm người lương thiện, bá Kiến không giải quyết tốt được, kết cục cả hai đều chết.
2.4. Một số lập luận trong truyện Chí Phèo
Trong Chí Phèo có nhiều lập luận, sau đây là ba dạng tiêu biểu: hai thuộc kiểu trực tiếp (đơn) và một gián tiếp
(phức, hay tam đoạn luận).
2.4.1. Lập luận của bá Kiến chống Chí Phèo
Sau 7, 8 năm đi tù và lưu tán về làng, Chí Phèo đến nhà bá Kiến gây chuyện. Chí Phèo nói bừa: “Tao chỉ liều chết
với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng”.
Bá Kiến đã đưa ra lập luận 1 sát với cái ý “liều chết” của Chí bằng hai luận cứ: (1) “Ai làm gì anh mà anh phải
chết?”, (2) “Đời người chứ có phải con ngoé đâu?”. Câu 1 liên quan đến bá Kiến: cụ chẳng làm gì mà Chí phải liều chết
với bố con cụ. Câu 2 dành cho Chí: mạng sống của anh là quý (không phải “con ngoé!). Hai câu ấy, cùng dẫn đến kết
luận: “Xét cả về hai bên, thì chẳng có cớ để anh phải “liều chết”, tức là “anh nói bậy”. Biết Chí đang liều, cụ không nói rõ
ra để tránh kích động Chí.
Cụ liền dùng cái kết luận không nói ra này làm luận cứ để đưa ra một kết luận giả định mới cho lập luận 2: “Lại
say rồi phải không?”. Hai lập luận này kết lại làm thành mạng lập luận (mạng lập luận là một chuỗi lập luận chuyển
tiếp: kết luận của lập luận trước trở thành luận cứ của lập luận sau):
L. cứ (1): Chúng tôi chẳng làm gì khiến anh phải chết

vì chúng tôi.
L. cứ (2) Mạng sống của anh là quý.
K. l:
Anh nói bậy!
L. cứ: Anh nói bậy K.l: Lại say rồi phải không
2.4.2. Lập luận của Chí Phèo chống bá Kiến
10
Lần hai, hết tiền uống rượu Chí lại đến bá Kiến và xin “cho con đi ở tù”. Việc này lạ, nhưng Chí có cái lí rất thuyết
phục: luận cứ là “đi ở tù có cơm để mà ăn”, kết luận: “đi ở tù sướng quá”. Chí còn so sánh: “về làng , chả làm gì nên ăn”
là luận cứ, kết luận hàm ẩn: ở làng khổ quá! Trong các lời đó có 2 lập luận đơn kết thành một hình vuông lập luận:
Đi ở tù khổ
(L1)
NHƯNG “còn cơm để mà ăn” (“sướng quá”)
(L2)
Không ai muốn đi ở tù
L1)
Chí Phèo xin cụ bá “cho đi ở tù”
(L2)

Hình vuông lập luận làm rõ tính “nghịch lí” trong lập luận của Chí qua từ NHƯNG và mũi tên chéo từ luận cứ ở
(L1) xuống kết luận ở (L2).
Bí thế, bá Kiến lại dở bài cho Chí Phèo nói do rượu: “Anh này lại say khướt rồi!”. Nhưng lần này Chí Phèo khẳng
định là không say: “Bẩm không ạ, bẩm thật là không say”. Và hắn ép bá Kiến bằng lập luận sau đây:
Luận cứ Kết luận
(Nếu không) hắn “phải đâm chết dăm ba
thằng ” để làm thành án
(hắn mang án, tất nhiên) “rồi cụ bắt con
giải huyện” (thế là hắn được đi ở tù)
“Không trị được thì dùng”, Bá Kiến sai Chí đi đòi món nợ 50 đồng bạc khó đòi ở đội Tảo. Đòi được, bá Kiến đưa
Chí 5 đồng, phần còn lại bán cho Chí 5 sào vườn ở bãi sông cắm thuế của người khác (chẳng phải của cụ).

2.4.3. Lập luận của bà đội Tảo khi trả tiền cho Chí Phèo
Chí Phèo đến gặp lúc đội Tảo ốm. Bà đội không trả tiền thì khó tránh đòn của Chí, đưa tiền thì sau này khó “giải
trình” với chồng. Cái lí đầu tiên đến trong đầu bà là “chồng mình đang ốm”. Vì sao phải nghĩ đến việc này? Là vợ đội
11
Tảo, bà phải nghĩ theo ông: “quỵt nợ”! “Chồng mình đang ốm” là một luận cứ (tiểu tiền đề) trong tam đoạn luận có dạng
sau đây:
Đại tiền đề: Muốn quỵt nợ phải đánh thắng đối thủ
Tiểu tiền đề: “chồng mình đang ốm” (= không có người đánh thắng)
Kết luận: Không thể quỵt nợ (bà đội phải đưa tiền trả nợ)
Bà còn nghĩ chồng bà “có nợ hẳn hoi”, “lôi thôi lại chả tốn đến ba lần” 50 chục đồng, đây là các tiền đề trong 2
tam đoạn luận khác, và cùng có kết luận “phải trả nợ” (x. Diệp Quang Ban, 2010, tr. 333).
2.5. Phân tích một số cách sử dụng ngôn ngữ của Nam Cao
Trong luận án có nêu 3 cách dùng ngôn ngữ rất nghệ thuật của Nam Cao: có / không dùng quan hệ từ; trật từ từ
trong liệt kê; cách viết câu.
2.6. Một số dấu hiệu kí hiệu học xã hội trong truyện Chí Phèo
“Kí hiệu học xã hội là việc sử dụng kiến thức về kí hiệu học ứng dụng vào các vấn đề xã hội, ” [13, 6].
2.6.1. Tệ “mua quan bán chức”
Tệ “mua quan bán chức” do chính bá Kiến cho biết: “ Thuế mỗi năm có một lần nếu chỉ trông vào đấy thì bán cha
đi cũng không đủ để bù vào chỗ ba, bốn nghin bạc chạy chọt để tranh triện đồng”.
2.6.2. Tệ “hối lộ”
Tệ “hối lộ” liên quan đến đội Tảo: hắn “vay cụ bá năm mươi đồng đã từ lâu, bây giờ… vỗ tuột, lấy cớ rằng số tiền
ấy tính vào món tiền chè lí Cường ra làm lí trưởng, chưa tạ hắn”, đồng bạc thuở ấy giá trị cao lắm !
2.6.3. Tệ “vu oan giá hoạ”
Bá Kiến nghĩ: “cũng phải có những thằng đầu bò chứ? Gặp người bướng bỉnh, đanh thép thì nó lừa đốt nhà hay
cho mấy lát dao; gặp người non mặt, thì nó quăng vào chai rượu lậu, hay là gây sự rồi lăn ra kêu làng”.
2.6.4. Tệ “đa thê”
Trong truyện, chính lí/ bá Kiến trong đời của mình có đến 4 vợ.
2.6.5. Tệ tảo hôn
12
Tệ tảo hôn tìm thấy trong lời bà cô thị Nở: “Ngoài ba mươi tuổi ai lại còn đi lấy chồng”. Ở cái tuổi ấy lúc bấy

giờ, cuộc đời của người phụ nữ đã khép lại, không còn nói đến lấy chồng. Vì hồi đó con gái lấy chồng từ năm 13 tuổi là
việc bình thường: “Thiếp lấy chàng từ thuở mười ba, Đến nay mười tám thiếp đà năm con… (Ca dao).
2.6.6. Tục “quyền huynh thế phụ”
Quyền huynh thế phụ là quyền người anh thay thế cha, khi người cha mất. Vì thế, cô thị Nở có quyền không cho
phép thị lấy Chí Phèo.
2.6.7. Một số dấu hiệu liên quan đến ý thức của tác giả
Trong Chí Phèo có 2 biểu hiện: (a) Dấu hiệu về tín điều của giáo lí nhà Phật: Ác giả ác báo : lí Kiến huỷ hoại đời
của Chí, rốt cuộc chính Chí giết bá Kiến ; luân hồi nhân quả : Chí Phèo được phát hiện ở cái lò gạch bỏ không, về sau,
thị Nở nhìn xuống bụng mình và “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không…”. (b) Thái độ khinh
thị lớp người bị coi là “cặn bã của xã hội”: Việc Nam Cao cho chó ba lần “đối thoại” với Chí Phèo khi Chí “chửi” và “la
làng” cho thấy lớp người từ tiểu tư sản trí thức thời ấy khinh thường những người gây rối cho xã hội kiểu như Chí Phèo,
mặc dù họ là “nạn nhân” hơn là “phạm nhân”.
Chương 3
TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN TỪ CÁCH TIẾP CẬN
CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀ DỤNG HỌC
Sống mòn nói về cuộc sống của lớp giáo chức, thuộc giai đoạn cuối của chế độ nửa thực dân-nửa phong kiến ở Việt
Nam, liền trước Cách mạng Tháng Tám 1945. Họ vào đời với những mộng ước đẹp, nhưng bị thực tế chặn đường, nên họ
“sẽ chẳng có việc gì làm”, “sẽ ăn bám vợ”, rồi sẽ “chết mòn” (theo tên sách vốn có) như anh giáo Thứ.
3.1. Bố cục của Sống mòn và quan hệ thời gian trong truyện
Nhiều người cho rằng Sống mòn cũng như Chí Phèo đều bắt đầu bằng một điểm thời gian giữa truyện, nhưng điểm
đó là lúc nào thì hình như chưa ai xác định. Đây là vấn đề mối quan hệ giữa bố cục của truyện và thời gian các sự kiện
được kể trong truyện.
3.1.1. Về các kiểu thời gian trong Sống Mòn
13
Thời gian trong truyện được Gerard Genette phân biệt thành hai loại: thời gian tuyến tính và thời gian tần số. Thời
gian tuyến tính có trình tự (order) chỉ quan hệ trước sau và quãng kéo dài (duration) của sự việc.
Thời gian tần số (frequency) chỉ mối quan hệ giữa sự việc xảy ra và số lần sự việc được kể lại trong truyện: một
lần sự việc xảy ra được kể một lần trong truyện là đơn ứng (singulative), một lần sự việc xảy ra được kể hơn một lần
trong truyện là trùng ứng (repetitive), một sự việc xảy ra nhiều lần trong truyện mà chỉ được kể gộp lại bằng một lần
trong truyện là hội ứng (iterative).

3.1.2. Một số mốc thời gian trong Sống mòn
3.1.2.1. Tuyến thời gian trình tự gắn với nhân vật Thứ
Thời gian tuyến tính trong Sống mòn, chủ yếu theo hai tuyến: tuyến gắn với nhân vật Thứ, tuyến trong bố cục của
truyện kể. Thời gian trong đời Thứ có 4 thời kì, trong thời kì 4 có 7 giai đoạn. Các khoảng thời gian đó được trình bày
theo trật tự trước sau trong bố cục của truyện, không theo trình tự của các chương sách, x. trong BẢNG 3.1 ở điểm tiếp
theo.
3.1.2.2. Đối chiếu tuyến thời gian trong cuộc đời Thứ với trình tự thời gian được thể hiện trong truyện kể
3.1. ĐỐI CHIẾU CÁC KHOẢNG THỜI GIAN TRONG CUỘC ĐỜI THỨ
Các quãng thời gian trước sau của Thứ
Được nhắc lần đầu trong truyện [26,
Chương , tr ]
a. Thời kì 1: Đi học ở tỉnh 4 năm và đỗ bằng thành chung [28,
138], rồi không học tiếp để thi vào cấp tú tài vì bị bệnh tê phù và
đau tim.
[Ch. II, 28, 139]
b. Thời kì 2: Bị bệnh tê phù và đau tim từ tháng 5 đến tháng 11.
Sau đó Thứ đi Sài Gòn và ở đó 3 năm. Một trận ốm nặng đã trả
Thứ về quê.
[Ch. II, 28, 140]
c. Thời kì 3: Về ở quê, Thứ chữa bệnh, dưỡng bệnh và cưới vợ
[28, 197], và “thất nghiệp gần hai năm rồi” [28, 133]. Sau đó Thứ
bắt đầu đi dạy ở trường tư của Đích tại Hà Nội [28, 142].
[Ch. I, 28,133;
Ch. II, 142;
Ch. VII, 20, 147]
14
d. Thời kì 4: Thời kì Thứ đi dạy có 7 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Lúc mới đến trường Thứ ở trong trường cùng Đích
và Oanh. Giai đoạn này quá ngắn, chỉ được biết “sau khi Đích đi
rồi, Thứ sang ở với San” nơi San trọ. Vậy thời gian này có thể

không cần tính đến.
[Từ Ch. II, 28, 142
đến hết Ch. XX]
[Ch. III, 28, 143]
Giai đoạn 2: Thứ ở với San cùng với 4 học trò ở làng lên và cậu
Quý học trò trường Bưởi (trường Chu Văn An ngày nay), và “Họ
ở với nhau như thế được hơn một năm”. Một thời gian không lâu
sau khi cậu Quý dọn đi chỗ khác và bọn trẻ sắp về quê nghỉ hè,
thì San đòi chuyển vào trường.
[Ch. III, 28, 143]
Giai đoạn 3: San nói “Chúng mình cứ nhất định trả nhà, dọn
sang trường” (ở đấy có Oanh). (Chính trong giai đoạn này có cái
buổi sáng đầy ánh mặt trời nói ở đầu Chương I, và lúc đó Thứ
“dạy học đã 2 năm” [28, 132], còn vợ Thứ ở quê đã sinh con [28,
133]).
[Ch. IV, 28, 147]
Giai đoạn 4: Thứ và San lại ra ở trọ tại nhà ông Học. Giai đoạn
này thuộc về năm học cuối cùng.
[Ch. VIII, 28, 205-213]
Giai đoạn 5: Thứ về nghỉ hè ở quê nhà 30 ngày. [Ch. XVIII, 28, 311-327]
Giai đoạn 6: Thứ trở lại, trường tan do chiến tranh lan đến. Và
cũng vào lúc này Đích sắp chết vì lao.
[Ch. XX, 28, 332-342]
Giai đoạn 7: Thứ trên đường về quê với những ý nghĩ về cuộc
đời Thứ: từ những “ước vọng cao xa khi còn ngồi trên ghế nhà
trường” đến nỗi buồn trong ngày mai “sẽ chết mà chưa làm gì cả,
chết mà chưa sống! ”
Phần kết [28, 342-344]
3.1.2.3. Một số thời điểm cần xác định trong khoảng thời gian
15

Thứ dạy học tại trường của Đích
Thời kì Thứ dạy ở trường gồm 7 Giai đoạn nhưng có những thời điểm khó xác định, vì chúng không được trình
bày nối tiếp như trên thực tế.
a. Buổi sáng đẹp trời nói ở đầu Chương I của Sống mòn là lúc nào?
Trang đầu Chương I đã ghi nhận “Y dạy học đã hai năm”. Vậy có thể xác định buổi sáng đó là buổi sáng đầu tiên
của năm học thứ ba trong thời gian Thứ dạy học. Buổi sáng đó thuộc vào Thời kì 4, Giai đoạn 3 trong đời Thứ (x.
BẢNG 3.1).
b. Thứ cưới Liên vào lúc nào?
Thứ nhớ lại khi Thứ vừa qua “một trận ốm dài” và đang dưỡng bệnh ở quê thì có tin vợ chưa cưới của Thứ ngoại
tình, San khuyên Thứ nên cưới ngay đi. Và Thứ “vẫn cưới Liên ngay sau đó ít lâu”. Trận ốm đó bắt đầu sau 3 năm ở Sài
Gòn. Vậy Thứ cưới Liên trước khi đi dạy ở trường Đích.
c. Thứ dạy ở trường Đích bao nhiêu lâu?
Cưới vợ xong Thứ đi dạy và chỉ ngày Tết, nghỉ hè mới về gặp vợ. Liên than thở vào “buổi chiều cuối cùng của kì
nghỉ tết nắng ráo vừa rồi”: “Chúng mình lấy nhau sáu năm rồi, mà tính gộp chúng mình được gần nhau, tôi chắc chưa
đầy ba tháng”. Tết đó chính là tết của năm học cuối cùng, hè sau tết đó Thứ quyết định về nghỉ 30 ngày. Trong hè đó
chiến tranh lan đến và trường vỡ. Như vậy, tính gộp Thời kì 4, Thứ dạy ở trường cho đến khi vỡ trường, là khoảng 6
năm.
3.4.1.4. Tổng số thời gian của cuộc đời Thứ được kể trong Sống mòn
Cuộc đời Thứ trải qua 4 thời kì với số năm tính tương đối như sau:
Thời kì 1: Ra tỉnh học để thi thành chung + ốm bỏ học:4 năm
Thởi kì 2: Đi Sài Gòn làm việc:3 năm
Thời kì 3: Ốm về quê chữa, dưỡng bệnh (thất nghiệp): 2 năm
Thời kì 4: Thứ đi dạy học ở trường của Đích và Oanh: 6 năm
Tổng số thời gian tính (gần đúng) bằng năm :15 năm
3.2. Các lớp xã hội trong Sống mòn
3.2.1. Sơ bộ về lớp xã hội
16
“Lớp xã hội” là một nhóm người cùng giới tính, cùng tuổi tác và trình độ nhận thức, cung nguồn gốc xã hội, cùng
nơi ở v.v
3.2.2. Phân định các lớp xã hội trong Sống mòn

Cách phân định các lớp xã ở đây xuất phát từ tầm quan trọng trong mối quan hệ giữa các nhân vật với nhau và với
các sự việc trong truyện. Các nhân vật được xếp thành 5 lớp như trong BẢNG 3.2.
BẢNG 3.2. CÁC LỚP NHÂN VẬT TRONG SỐNG MÒN
T. tự Các lớp nhân vật cụ thể
Lớp 1 Thầy Thứ, thầy Đích, cô Oanh, thầy San.
Lớp 2
Mô, giúp việc cho trường (có quan hệ với tất cả các thầy cô).
Vợ San và vợ Thứ ở nhà quê.
Lớp 3
Cô gái Hà và bà Hà (về sau trở thành vợ và mẹ vợ của Mô).
Người thuộc gia đình của Thứ ở quê nhà (ngoài vợ Thứ): bố Thứ, mẹ
Thứ, bố vợ Thứ, bà ngoại Thứ.
Người thuộc gia đình của San ở quê nhà (ngoài vợ San): bố San, bố vợ San,
anh vợ San.
Lớp 4
Cô Dung và bà béo (mẹ Dung), Tư, và gái “ăn sương” (San bị đón đầu
một lần, Thứ mong gặp mà không gặp).
Vợ chồng anh phu xe thuê nhà trong vườn nhà ông Học, anh bếp chồng cũ
của vợ người phu xe, và “ông có vẻ làm bàn giấy một sở tư” là chồng của
bà vợ cả có 2 con gái thuê nhà ông Học về sau.
Lớp 5 Ông chánh hội, cụ Hải Nam, gia đình ông Học.
Bá kiến, cụ Cử ở quê nhà Thứ và San.
Cậu Vinh (em Liên), lũ em Thứ, con Thứ, con San, con ông Học, đồng bọn
của Mô
17
Học trò trường tư của Đích và Oanh.
Lớp 1 quan trọng nhất: Thứ là nhân vật chính, liên quan đến mọi việc; Oanh và Đích chủ ngôi trường và là hai vị
hôn thê, họ xung đột về quyền lợi với người khác ở trường; San tương phản với Thứ và Oanh.
3.3. Tính cách của Thứ – nhân vật chính
3.3.1 Ý chí và lí tưởng của Thứ

Thứ được phân tích như một ví dụ về cách làm việc với tác phẩm này.
Thứ có chí tiến thủ muốn được học lên cao để phụng sự cái lí tưởng làm thay đổi cuộc đời bất công trước mắt.
Sau 3 năm ở Sài Gòn tìm cơ hội xuất dương để học, vì bệnh nặng Thứ phải trở lại quê nhà. Khỏi bệnh, Thứ được Đích
mời làm hiệu trưởng và dạy học tại trường tư của Đích và Oanh ở ngoại ô Hà Nội. Trong thời gian dạy học, Thứ có ý
tưởng cải tạo ngôi trường, và dự phần vào việc cải tạo giống người: Thứ nhận ra rằng: “Chế độ tạo ra lòng người”, “Thời
thế đổi, lòng người đổi”. Đây cũng là những dấu hiệu kí hiệu học xã hội tích cực của những người như Thứ.
Thứ ôm mộng như trên, nhưng rốt cuộc thì “Đời y cũng lùi dần” như “Hà Nội lùi dần ” khi Thứ đứng trên con tàu
rời Hà Nội về quê vào lúc chiến tranh lan đến Hà Nội (chương cuối). Lúc này, Thứ nhận ra: “Người ta chỉ hưởng được
cái gì mình đáng hưởng thôi”, mà y chưa làm được gì.
3.3.2. Lòng vị tha (tính khách quan) trong cách nhìn người của Thứ
Trong đời sống thường, Thứ có cái nhìn thể hiện lòng vị tha, có khi cũng pha một ít “thương hại”, như trước việc
Oanh tỏ ra “nhỏ nhen, ích kỉ, tham lam” Thứ cho đó là tính người khi phải giành giật để sống, việc San “cười rất khoái trá
vì một cái tính đố”, Thứ nghĩ “nó học ít, mà cũng chưa được sống ”, v.v
3.3.3. Vài biểu hiện tiêu cực ở Thứ
Là một con người bằng xương bằng thịt có những nhu cầu không thể không tính đến, và trong những lúc bức bách,
con người có thể trở nên “không hoàn hảo”.
Trong truyện, Thứ tỏ ra nhỏ nhen về miếng ăn trong một bữa ăn do Oanh chuẩn bị. Và sau đó Thứ “thấy như ân
hận ” và cảm thấy nhục nhã.
Những lần San gạ gẫm cô Dung con bà béo, hi vọng có thể lấy làm vợ hai, Thứ “không dám thú với y (= chính
Thứ) rằng y hơi ghen với bạn.
18
Có lần Thứ cũng nghĩ đến “gái ăn sương”. Đó là cái tối Thứ bị kích động vì cặp vợ chồng thuê căn nhà lá bên cạnh
buồng Thứ. Thứ đã ra đi vào lúc đêm và thầm mong một cuộc gặp gỡ tình cờ , ước ao được một gái giang hồ ngăn lại
3.4. Một số lập luận trong Sống mòn
Trong Sống mòn có hai đề tài có tính triết lí là “về việc học” và “về quan hệ nam nữ”. Đây là những điểm tập trung
các lập luận.
3.4.1. Lập luận trong các cuộc bàn luận về việc học
Thời ấy chỉ con em của các nhà “có máu mặt”, như Đích, Thứ, San, mới có cơ hội đến trường. Khi đến dạy ở
trường tư của Đích, giai đoạn cuối Thứ và San đến ở trọ nhà của ông Học. Vợ chồng ông làm đậu phụ để bán, họ sống
một cách hồn nhiên. Hai nhà giáo nho nhã đến ở trọ khiến cho bà vợ “xấu hỗ”, cho nên họ không vui vẻ như trước. Nhân

việc này, Thứ phàn nàn cho những người thất học như ông Học “sống một cuộc đời gần như súc vật”. Thế là giữa Thứ và
San nổ ra cuộc tranh luận về sự học.
Họ so sánh kết quả học tập của họ với cuộc sống của ông Học, San thấy cuộc sống của ông Học vững chắc hơn họ.
Thứ hỏi vặn lại: “ mất bạc nghìn để học chả dại lắm sao?”. San đáp không dại “nhưng lầm”.
Lập luận của San và biện luận của San:
Tiền đề Kết luận
Cho con đi học con không phải đi cuốc đi cày (không sai)
Nhưng lầm là lầm ở tham vọng của bố mẹ: “ cho con đi học, ai cũng muốn thi đỗ làm quan, hay ông phán,
ông tham, chứ có làm kí khổ nhà buôn, giáo khổ trường tư hay thất nghiệp đâu” [26, 240].
Lập luận của Đích: Cũng về việc học Đích nói với Thứ “Gia đình cho y đi học, cũng như làm một việc buôn”, tức
là phải có lãi, trong này chưa tam đoan luận sau đây
Đại tiền đề: Đi buôn thì phải có lãi.
Tiểu tiền đề: Đi học cũng như đi buôn.
Kết luận Đi học phải có lãi. (Thu lại được nhiều hơn vốn bỏ ra)
Trên thực tế cả Đích, Thứ, San đều đã đi học và đều dở dang: Đích vì học mà sau chết vì lao, Thứ làm giáo khổ mà
dở nghiệp, San còn phải học thêm đã dở nghiệp. Cuối cùng Thứ kết luận: “Giá bố mẹ chúng mình cứ để cho chúng mình
19
đi chăn trâu, cắt cỏ, rồi đi cuốc đi cày lại hơn. Chỗ tiền cho chúng mình đi học, để chúng mình làm cái vốn làm ăn Biết
đâu chẳng đã giàu? ”. Rồi Thứ than: “Đau đớn thay cho những kiếp sống khát khao muốn lên cao nhưng lại bị áo cơm
ghì sát đất”.
3.4.2. Lập luận trong các cuộc bàn luận về quan hệ nam nữ
3.4.2.1. Các kiểu quan hệ nam nữ trong Sống mòn
Sống mòn đề cập hai kiểu quan hệ nam nữ: (a) Những người có học, gồm Oanh và Đích, Thứ và Liên, San và vợ
San, cùng với những trắc trở trong đời sống riêng tư; (b) Những người không có hoặc ít học, lại “nửa tỉnh nửa quê”, có vợ
chồng ông Học, vợ chồng Mô, vợ anh bếp sau lại lấy anh xe, vợ cả của một ông kí có 2 con và ông có vợ hai có của.
Chưa kể còn có thứ quan hệ “nửa vời” như cô Dung với San, cô Tư với Thứ.
3.4.2.2. Một số lập luận nhân vụ vợ chồng anh xe trong Sống mòn
Một chị làm ở nhà máy rượu lấy một anh bếp, anh đưa chị 3 chục bạc để mua sắm. Anh mất việc về quê hơn nửa
tháng, chị ta đã đi làm vợ hai anh xe. Anh bếp đến chỗ chị trọ ở nhà ông Học để đòi tiền. Việc đó có hai nhóm dự bàn tạm
gọi là thuộc quan niệm về vợ chồng của người bình dân trong hiện tại (thuở ấy), và thuộc triết lí tình yêu của người

có học.
a. Lập luận về tình vợ chồng của người bình dân trong hiện tại
Nhóm này có: Ông Học, anh bếp (chồng trước) và anh xe (chồng sau) của cùng một phụ nữ, và thanh niên Mô
(người giúp việc cho trường), họ có những cách suy nghĩ, giải thích, và những giải pháp rất thực tế.
(1) Lập luận của anh bếp:
Tiền đề (luận cứ) Kết luận
Cô nhận làm vợ tôi, tôi mới đưa ba chục
bạc để cô mua sắm.“Bây giờ cô đã trot
lấy người khác rồi không là vợ tôi
chỉ xin cô nghĩ cho cái chỗ tiền
cô nhận của tôi” (ba chục bạc)
(2) Anh bếp đến tìm vợ để đòi 30 đồng bạc. Khi nói với ông Học việc này, ông Học đưa ra 2 giải pháp. Thứ nhất là
ca dao xưa có câu Bắc thang lên hỏi ông trời, Những tiền cho gái có đòi được không, ông theo đó bảo anh bếp “Tiền giai
20
đưa gái có đòi được cái đếch người ta”, đó là nói theo lẽ thường tình. Ông cũng biết “anh đưa cho chị ta cũng chẳng có tờ
chữ gì”, anh có hiểu không, tức là ông nói theo giọng pháp luật, nó làm thành một lập luận trực tiếp như sau:
Tiền đề (luận cứ) Kết luận
Giao tiền phải có bằng chứng (giấy nhận
hay người làm chứng)
Không có bằng chứng tức là không
giao tiền.(Cũng là không thể nào đòi được?)
Còn với chị vợ anh bếp, ông cũng trách bằng lập luận sau đây:
Tiền đề (luận cứ) Kết luận
- Đã lấy tiền của người ta,
- đã ngủ với người ta,
như thế là vợ chồng rồi [26, 278] (theo tục của thời ấy !)
Và ông lập luận tiếp, vẫn theo cái tục của thời ấy, để trách chị ta:
Tiền đề (luận cứ) Kết luận
Là vợ thì: “người ta chết còn phải đợi đúng ba năm,
huống chi người ta mới về quê mười mấy ngày giời.

Thế mà đã mặt mũi nào mà đi lấy chồng khác được!”
Người đàn bà thế thì cũng bạc [26, 278]
(3) Để thanh minh với ông Học, anh xe (chồng mới) báo với ông là đã bỏ chị kia, và phân trần với các ý làm thành tam
đoạn luận sau đây:
Đại tiền đề: Tôi lấy vợ là lấy con gái (người chưa có chồng)
Tiểu tiền đề: Cô này nói là chưa chồng (tôi tin, hay anh bị lừa)
Kết luận: Tôi lấy làm vợ.
(4) Anh Mô, một thanh niên lấy vợ chưa lâu, cũng đưa ra ý kiến có thể lập thành tam đoạn luận sau đây:
21
Đại tiền đề: Chim vợ người ta thì phải bị đánh.
Tiểu tiền đề: Anh xe chim vợ người ta (vợ anh bếp)
Kết luận: Anh xe phải bị đánh (đánh bỏ mẹ nó đi chứ bênh gì?)
Như vậy là cả 4 người đàn ông này đều phản đối chị làm vợ kia, cho nên chị đã phải cắp gói trốn đi lúc nào ông
Học không biết.
a. Lập luận trong triết lí về tình yêu của người có học
Nhóm 2 gồm các nhà giáo: thầy Thứ, thầy San đại diện cho phái nam, cô Oanh đại diện cho phái nữ. Thứ hỏi Oanh
“Có người đàn bà nào, suốt đời chỉ nghĩ đến một người đàn ông không?”. Câu trả lời “chế nhạo và hơi có vẻ bất bình”
của Oanh có dạng lập luận trực tiếp sau đây:
Tiền đề (luận cứ) Kết luận
- Các ông có nhiều vợ, nhiều đàn bà.
- Còn bắt vợ phải trinh tiết cả trong ý nghĩ
“Các ông tham quá!”
San nghe Oanh nói liền góp vào rằng cả đàn ông lẫn đàn bà đều ích kỉ, ghen vì yêu vì “Giời sinh ra thế”. Để kết
luận vừa rồi thêm vững chắc, San viện thêm các luận cứ: dù “Khoa học có thể tiến, loài người có thể văn minh, luân lí
pháp luật có thể ít bó buộc hơn, nhưng về tình yêu thì đến ngàn, vạn năm sau vẫn vậy thì vẫn thế; con cháu ta, đời ta,
đời cha ông ta vẫn ghen vì yêu”. Các ý trên làm thành lập luận trực tiếp sau đây:
Tiền đề (luận cứ) Kết luận
- Khoa học tiến, loài người văn minh, pháp luật ít bó buộc,
con người vẫn ghen vì yêu.
- Con cháu ta, đời ta, đời cha ông ta vẫn ghen vì yêu.

“Giời sinh ra thế”
Thứ phản đối San: “Tình yêu đã thay đổi nhiều lần”, và chỉ ra rằng dưới chế độ mẫu quyền các ông chồng của một
bà vợ chung không ghen. Thứ tiếp: “Có lẽ ngày nay về bất cứ cái gì, người ta cũng thích co quắp lấy làm của riêng nên
22

×