Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

ghệ thuật truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.9 KB, 86 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN










LÊ THỊ THANH THỦY







NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN
GABRIEL GARCIA MARQUEZ




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài































Hà Nội – 2011





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








LÊ THỊ THANH THỦY







NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN
GABRIEL GARCIA MARQUEZ









Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 60.22.30











Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đào Duy Hiệp



















Hà Nội – 2011



3
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU…………………………………………………………………1
1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………1
2. Lịch sử vấn đề…………………………………………………………2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………….8
Đối tượng nghiên cứu…………………………………………… 8
Phạm vi nghiên cứu……………………………………………… 8
4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….9
5. Bố cục của luận văn…………………………………………………….9
6. Đóng góp của luận văn…………………………………………………10
7. Quy ước…………………………………………………………………10

NỘI DUNG……………………………………………………………… 11
Chương 1: THẾ GIỚI NHÂN VẬT ĐA SẮC MÀU……………………11
1.1 Nhân vật là lực lượng siêu nhiên……………………………………….11
1.1.1 Nhân vật thần thánh………………………………………………11
1.1.2 Nhân vật ma……………………………………………………….15
1.2 Nhân vật kỳ ảo hóa………………………………………………………18
1.2.1 Dạng tồn tại lưỡng phân………………………………………… 18

1.2.2 Nhân vật có số phận kỳ ảo……………………………………… 27
Chương 2: KHÔNG GIAN – THỜI GIAN 33
2.1 Không gian………………………………………………………………33
2.1.1 Không gian mang dấu ấn Kinh Thánh…………………………….33
2.1.2 Không gian huyền thoại Macondo…………………………………35
2.1.3 Không gian mê lộ - khối hộp………………………………………40
2.1.4 Không gian mộng ảo………………………………………………42
2.2 Thời gian………………………………………………………………….46
2.2.1 Tính không xác định của thời gian…………………………………46
2.2.2 Thời gian tâm lý……………………………………………………48
2.2.3 Dạng thức thời gian vòng tròn…………………………………… 50
Chương 3: TỰ SỰ NHIỀU ĐIỂM NHÌN
VÀ NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN DÂN GIAN…………… 54
3.1 Tự sư nhiều điểm nhìn…………………………………………………….54
3.1.1 Lý thuyết về điểm nhìn và giọng điệu……………………………….54
3.1.2 Giọng điệu thản nhiên với điểm nhìn bên trong…………………….57
3.1.3 Giọng điệu thản nhiên với điểm nhìn bên ngoài…………………….63
3.2 Nghệ thuật kể chuyện dân gian……………………………………………71
3.2.1 Kê chuyện một cách đơn giản, tự nhiên…………………………….72
3.2.2 Nghệ thuật tạo “khoảng trống” trong các truyện ngắn…………… 76

KẾT LUẬN……………………………………………………………………80

Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………………. .83


4


MỞ ĐẦU


1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Năm 1492, C. Côlông đã phát hiện ra châu Mỹ Latinh. Từ đó cả thế giới biết
đến một vùng đất mới lạ, bí ẩn, đầy sức quyến rũ. Đây đồng thời cũng là một cột
mốc quan trọng về văn chương.

Văn chương Mỹ Latinh buổi đầu còn nghèo nàn, tiến những bước chậm chạp và
chưa có những đặc tính riêng biệt. Mãi cho đến thập kỷ 70, 80 của thế kỷ XX, xuất
hiện cái gọi là sự “ồn ào” về văn chương Mỹ Latinh, đặc biệt là văn xuôi Mỹ
Latinh. “Cái gọi là sự ồn ào về các nhà văn Mỹ Latinh, trên thực tế là hệ quả logic
của cách mạng CuBa. Người ta tự hỏi CuBa ở đâu, và họ khám phá ra rằng có một
phần của thế giới được gọi là Mỹ Latinh. Và trong số những cái họ thấy ở Mỹ
Latinh, có một nền văn học mà họ chưa biết. Thế là họ chấp nhận in ra những cuốn
sách của chúng tôi, những cuốn sách đã nhiều lần được gửi tới các nhà xuất bản ở
Pháp và ở Bắc Mỹ, nhưng bị cự tuyệt” [ 27, tr. 350].

Khi nền văn học Mỹ Latinh vươn mình trỗi dậy, người ta nói nhiều đến nghệ thuật
hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại, chủ nghĩa siêu thực và đặc biệt là chủ nghĩa hiện
thực huyền ảo như một dòng văn học mới gắn liền với địa danh Mỹ Latin vốn còn
nhiều bí hiểm.

“Từ tất cả những điều nói trên, không thể nào lại nảy sinh một thực tại nào khác
hơn cái thực tại nơi chúng tôi đang sống, và từ thực tại này cũng không thể nảy sinh
thứ văn chương – đương nhiên cả hội họa, âm nhạc nữa – nào khác hơn những cái
mà chúng tôi đang có ở vùng Caribê” [ 27, tr. 344-345].



5

Trên cái nền của nghệ thuật hiện đại, các nhà huyền ảo nỗ lực khai phá một lối đi
mới cho văn chương. Miguel Angel Asturias, Alejo Carpentier, Gunter Grass,
Marmon Silko… và đặc biệt là Gabriel Garcia Marquez được xem là những bậc
thầy trong lĩnh vực này. G. G. Marquez không phải là người khai sinh dòng văn học
hiện thực huyền ảo nhưng là người kế tục xứng đáng và là người kết tinh những
phẩm chất thẩm mỹ độc đáo của nó vào trong tác phẩm của mình. Tìm hiểu về
Marquez nói chung và truyện ngắn Marquez nói riêng sẽ giúp chúng ta khám phá
những nét đặc trưng đầy hấp dẫn và cũng không kém phần phức tạp của nền văn
học Mỹ Latinh.

Bên cạnh đó, số lượng các công trình nghiên cứu về truyện ngắn hãy còn ít so với
tiểu thuyết, thơ hay kịch. Một nền văn học như văn học Việt Nam, truyện ngắn vốn
là thể loại được coi là mạnh hơn cả, chắc chắn sẽ rút ra được những bài học bổ ích
từ một khuynh hướng văn học thịnh hành thời kỳ hậu hiện đại với nhiều cách tân
mới mẻ, táo bạo. Với đề tài: Nghệ thuật truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez,
người viết hi vọng đóng góp thêm tiếng nói để nhận diện, khám phá phần nào
những giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Marquez nói riêng và văn học
Colombia nói chung.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:

Marquez từng cho rằng: “Châu Mỹ Latinh từ lâu vẫn là ngọn nguồn của sự sáng
tạo” [27, tr. 351]. Và vì vậy, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với những sắc thái đặc
thù chỉ có thể nảy sinh ở đây.
2.1 Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong tiếng Tây Ban Nha là Realismo
Maravilloso, tiếng Pháp là Réalisme Magique, tiếng Đức Magischer Realimus và
tiếng Anh là Magic Realism.

Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một trường phái quan trọng trong văn học đương
đại châu Mĩ la tinh, là một trong những trường phái chủ yếu của văn học hiện đại



6
phương Tây, hình thành và phát triển trong khoảng những năm 40 đến những năm
50 của thế kỷ XX. Thế kỷ XX là thế kỷ liên tục nổ ra hai cuộc đại chiến thế giới,
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10, đại cách mạng Mexico…những sự kiện
này đã góp phần bắt đầu hình thành ý thức châu Mỹ Latinh, kích thích nhiệt tình
sáng tác của các nhà văn. Kết cấu các tộc người cùng ảnh hưởng của văn học hiện
đại chủ nghĩa ở phương Tây đã thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực huyền
ảo.

Khái niệm chủ nghĩa hiện thực huyền ảo bao hàm hai yếu tố “real” (hiện thực) và
“magic” (huyền ảo). Giải thích về “magic”, nhiều người thường chỉ nghĩ tới “huyền
thoại”, “truyền thuyết” được dùng trong tiểu thuyết. Như thế là đúng, nhưng chưa
đủ. Nên xem “magic” là “cái kỳ diệu“ (còn được gọi là “văn chương kỳ diệu Mỹ
Latinh’’) gồm có “những cái mới lạ” sau: thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa bí hiểm
(Carpentier gọi là tính chất “trinh nguyên” của thiên nhiên Mỹ Latinh); những thần
thoại đang lưu truyền trong dân gian (như Macadan ở Haiti và Atuây ở Cuba);
những câu chuyện huyền bí (tiên tri, ngoại cảm, giấc mơ ) do trình độ văn hóa thấp
nên chưa lý giải được; sức mạnh phi thường của thiên nhiên

Như vậy, cắt nghĩa này không chỉ bao gồm các hoạt động thực tiễn của con người
(lao động, sinh hoạt và tranh đấu) mà còn gồm cả đời sống tâm linh, niềm tin tôn
giáo, các huyền thoại và truyền thuyết Marquez gọi đó là “tiền thực tại”, “vốn là
siêu hình, nó không phục tùng những suy đoán tưởng tượng“, “đó là những điềm
báo, về ngoại cảm, về rất nhiều niềm tin báo trước – dân chúng Mỹ Latinh khắc
khoải sống trong những niềm tin ấy – bằng việc tự giải thích dưới góc độ mê tín đối
với các vật thể, các sự vật và các sự kiện ”. Nền văn chương của thổ dân da đỏ
trước kia đã nhuốm một thứ thực tại trung gian, thực tại thứ ba giữa cái “thực” và
cái “huyền bí”, đó là sự pha trộn của cái thấy được và sờ mó được với cái ảo giác và

mơ mộng.



7
Franz Roh xác định chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với đặc trưng làm cho những điều
bình thường nào đó trở nên phi thường. Trong khi đó, Angel Flores lại tuyên bố các
nhà hiện thực huyền ảo chuyển dời những cái bình thường và những cái thường
nhật thành cái khủng khiếp và dị thường. Ngược lại, Luis Leal lại cho rằng chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo như là “một thái độ đối với hiện thực”.

Như vậy, một câu hỏi được đặt ra là: hàm lượng ảo và thực bao nhiêu đủ để tạo nên
văn chương huyền ảo? Tác giả Lê Huy Bắc trong chuyên luận của mình đã xác lập
nội hàm của khái niệm này.

“Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là khuynh hướng văn học sử dụng các yếu tố siêu
nhiên, huyễn ảo, hoang đường… làm cho hiện thực khác lạ, hấp dẫn người đọc,
song đằng sau vẻ ly kỳ đó, tác phẩm vẫn đảm bảo một thực trạng cơ bản của thời
đại” [6, tr. 32].
Năm 1967, nhà văn người Colombia là Gabriel Garcia Marquez qua kiệt tác “Trăm
năm cô đơn” đã khiến toàn thế giới văn chương phải ghi nhận chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo như một phương thức sáng tạo có tính toàn cầu. Tác phẩm kinh điển này
không chỉ tái hiện lịch sử hơn 100 năm của làng Macondo, mà từ những góc độ
khác nhau phản ánh hiện thực xã hội và diễn biến lịch sử của Columbia và toàn bộ
châu Mĩ la tinh, tính hiện thực rất cao; bộ tiểu thuyết này còn vận dụng thủ pháp
nghệ thuật của chủ nghĩa huyền ảo, làm cho hiện thực và kì ảo, sự kiện con người
và hình tượng kì dị, tập tục và thần thoại kết hợp với điềm báo, cảm ứng, người chết
có thể sống lại, mưa hoa từ trên trời xuống, tấm thảm có thể bay, thiếu nữ có thể lên
trời, tác phẩm kì quái, mơ hồ khó hiểu.
Ở Việt Nam, hơn hai chục năm qua, biểu hiện của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo

cũng đã được thấy đó đây ở sáng tác của những tác giả Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn
Bình Phương, Hồ Anh Thái, Nhật Chiêu, Đặng Thân, Hoàng Ngọc Thư, Nguyễn
Vĩnh Nguyên, Lê Anh Hoài, Vinh Huỳnh, Hoàng Ngọc Tuấn, Đỗ Ngọc Thạch…
Nguyễn Huy Thiệp khi viết một số tác phẩm như truyện Trái tim hổ, truyện Con


8
thú lớn nhất có chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Diệp Minh
Tuyền trong bài Một tài năng mới (Văn nghệ, số 36& 37/1988) đã viết: “Sự kết hợp
giữa hiện thực và huyền thoại cũng là nét mới trong cách dựng truyện của anh. Rõ
ràng ở đây ta thấy dấu ấn của văn học hiện đại châu Mỹ Latinh”.
2.2 Raymood Carver, một trong những bậc thầy truyện ngắn thế giới ghi nhận: ngày
nay, tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiều mặt, thậm chí
tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng
truyện ngắn.

Ở Việt Nam và trên thế giới, số lượng các công trình nghiên cứu về truyện ngắn hãy
còn ít. Trong giới hạn đó, luận án Các loại hình cơ bản của truyện ngắn hiện đại
(Trên cơ sở cứ liệu truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945) của tác giả Nguyễn
Văn Đấu (năm 2001) đã cung cấp cho người đọc những cơ sở lý luận nhất định
trong việc đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại. Từ việc khái quát những đặc trưng của
truyện ngắn hiện đại, tác giả tập trung khai thác 3 hướng tổng hợp thể loại cơ bản
nhất của truyện ngắn hiện đại: truyện ngắn – kịch hóa, truyện ngắn – trữ tình hóa,
truyện ngắn – tiểu thuyết hóa dưới các góc độ cốt truyện, nhân vật và trần thuật.

Ai cũng biết chủ nghĩa hiện thực huyền ảo gắn bó mật thiết với những huyền thoại
cổ xưa của người da đỏ Mỹ Latinh, của người da đen châu Phi, của người da trắng
châu Âu và của cả những huyền thoại hiện đại… Nhưng ngần ấy vẫn chưa đủ để tạo
nên diện mạo cho nó.


Phùng Văn Tửu trong bài Những hướng đổi mới của văn học kỳ ảo thế kỷ XX
thiên về hướng chỉ ra những dấu hiệu đổi mới của thể loại văn học kỳ ảo trong thế
kỷ XX. Từ việc khoanh vùng giới hạn của thuật ngữ kỳ ảo, người viết đi đến phân
biệt giữa văn học kỳ ảo và cái kỳ ảo trong văn học. Theo đó, lực lượng siêu nhiên
được chia thành hai loại: một bên là những ma quỷ, thần thánh trên thiên đường,
dưới địa ngục cùng với năng lực siêu nhiên của chúng (xuất hiện trong các tác phẩm


9
văn học kỳ ảo truyền thống); một bên là những con người, sự kiện trên thế gian
nhưng đã được kỳ ảo hóa bằng trí tưởng tượng của nhà văn (xuất hiện trong các
truyện kỳ ảo hiện đại). Những nhân vật và hiện tượng siêu nhiên được nhà văn cố
gắng trình bày và được người đọc cảm nhận gần như chuyện bình thường. Đó là
“cái kỳ ảo nhẹ nhàng và thường nhật”.

2.3 G. G. Marquez là một trong những nghệ sĩ kể chuyện vĩ đại nhất của Mỹ Latinh.
Dâng hiến cả cuộc đời cho sáng tạo nghệ thuật, tiểu thuyết và truyện ngắn của ông
không chỉ phơi bày thực tại cuộc sống mà còn hướng mở tương lai cần phải sống,
bằng những hư cấu nghệ thuật “quen mà lạ”. Truyện ngắn của Marquez là những
truyện ngụ ngôn của trí tưởng tượng siêu phàm về một thế giới đang đe dọa tính
lôgic và sự hợp lý.

Ngay từ đầu, tên tuổi của Marquez đã gắn liền với dòng văn học hiện thực huyền
ảo. Các sáng tác của ông khá đa dạng, trong đó, bộ phận tiểu thuyết được nhiều
người đánh giá là xuất sắc nhất trong sự nghiệp văn chương của Marquez. Trái lại,
thể loại truyện ngắn chưa được quan tâm nhiều.

Bài Sơ lược về sự hình thành và phát triển của nền văn học Mỹ Latinh của Đoàn
Đình Ca (Tạp chí văn học số 4, 1967) được xem là một trong những bài đầu tiên
giới thiệu về nền văn học khu vực Mỹ Latinh tuy rằng cái tên Marquez vẫn còn rất

mới lạ. Phải đến khi Trăm năm cô đơn được thừa nhận thì Marquez mới có chỗ
đứng thực sự. Năm 1982, ông dành giải Nobel văn học danh giá. Cũng từ đây, cái
tên Marquez cùng với chủ nghĩa hiện thực huyền ảo không ngừng lan rộng và ảnh
hưởng tới nhiều nền văn học trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu về G. G. Marquez và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo
được tác giả Lê Huy Bắc đề cập đến trong một loạt các bài viết G. G. Marquez và
những người thầy của ông (Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 10, 2005); Nghệ thuật
Phran Dơ Káp Ka (2006); Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và G. G. Marquez:


10
Chuyên luận. Các bài viết của Lê Huy Bắc đã tập trung vào quá trình khởi đầu viết
truyện ngắn của Marquez, sự chịu ảnh hưởng của các phong cách truyện ngắn trước
đó của ông, đặc biệt là Kafa. Trên cơ sở khái quát thi pháp nghệ thuật trong các
sáng tác của Kafa, người viết đã đi đến đối chiếu điểm giống và khác giữa bút pháp
huyền ảo hậu hiện đại Marquez và huyền ảo hiện đại Kafka.

Cùng thời điểm, tác giả Vũ Trung Kiên đi sâu vào khai thác cuốn tiểu thuyết được
xem là xuất sắc nhất của Marquez qua luận văn Nghệ thuật tiểu thuyết Trăm năm
cô đơn của Gabriel Garcia Marquez ở các phương diện: cốt truyện và đề tài, điểm
nhìn, không gian, các kiểu nhân vật đặc trưng. Luận văn đã phần nào cụ thể hóa chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo của Marquez kết tinh trong sáng tác của ông nói chung và
trong Trăm năm cô đơn nói riêng.

Những năm gần đây, tình hình nghiên cứu về truyện ngắn Marquez thu được nhiều
sự chú ý. Đầu tiên có thể kể đến bài phê bình của dịch giả Nguyễn Trung Đức Chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo của G. G. Marquez qua Chuyện buồn không thể tin
được của Ê-rênh-đi-ra ngây thơ và người bà bất lương (Tạp chí văn học số 2,
1981). Bài viết đi tìm sự biểu hiện chủ đề cái cô đơn không chỉ ở cốt truyện mà còn

ở bút pháp. Người viết cũng chỉ ra hai loại nhân vật chủ yếu trong truyện ngắn là
loại người – thú và người – công cụ. Nhìn nhận và phê phán xã hội tư sản từ bình
diện phê phán chủ nghĩa cá nhân ích kỷ của con người là thế đứng chủ đạo của
Marquez trong truyện ngắn này.

Bùi Linh Huệ trong luận văn Tính Baroque trong nghệ thuật xây dựng thế giới
kỳ ảo trong truyện ngắn Marquez chủ yếu tiếp cận truyện ngắn Marquez trong tính
baroque độc đáo. Phạm Thị Như Hoa cũng đóng góp tiếng nói của mình qua nghiên
cứu Nhân vật huyền ảo trong truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez lại tập trung
vào thế giới nhân vật huyền ảo và mối quan hệ giữa nhân vật với môi trường sống
huyền ảo trong truyện. Lê Huy Bắc trong một bài viết khác của mình về Marquez
lại quan tâm đến Tự sự nhiều điểm nhìn trong Cụ già với đôi cánh khổng lồ (Tạp


11
chí châu Mỹ ngày nay, số 2, 2005). Gần đây nhất, luận văn Cái kỳ ảo trong truyện
ngắn của Gabriel Garcia Marquez của tác giả Dương Thị Thanh Vân cố gắng trình
bày những biểu hiện của cái kỳ ảo như một đặc trưng thẩm mỹ thuộc khuynh hướng
hiện thực huyền ảo trong các truyện ngắn Marquez ở các phương diện: cái kỳ ảo
trong thế giới nhân vật, trong không - thời gian và trong giọng điệu trần thuật.

Trên cơ sở kế thừa thành tựu của những người đi trước, chúng tôi đi sâu vào nghiên
cứu, tổng hợp những phương diện biểu hiện tiêu biểu, có tính ổn định trong nghệ
thuật truyện ngắn Marquez.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn đi sâu tìm hiểu nghệ thuật truyện ngắn Marquez ở 3 vấn đề chính:
- Thế giới nhân vật

- Không - thời gian
- Điểm nhìn và nghệ thuật kể chuyện

3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Do hạn chế về mặt ngoại ngữ, chúng tôi chỉ sử dụng nguồn tư liệu liên quan đến
tác giả này cùng các sáng tác của ông đã được dịch ra tiếng Việt, đó là:
- G. G. Marquez, truyện ngắn tuyển chọn, Nguyễn Trung Đức, Nhà xuất bản
Văn học, 2007.
Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo các tuyển tập:
- Ngài đại tá chờ thư, Nguyễn Trung Đức, (tập truyện), Nhà xuất bản Văn
học, 1983.
- Mười hai truyện phiêu dạt, Nguyễn Trung Đức, (tập truyện), Nhà xuất bản
Quân đội Nhân dân, 1995.
- G. G. Marquez, 36 truyện đặc sắc, Nguyễn Trung Đức, (tập truyện), Nhà
xuất bản Văn học, 2001.


12
- Những người hành hương kỳ lạ, (tập truyện), Nhà xuất bản Văn học, 2006.

Chúng tôi nhận thấy các truyện ngắn trên được tuyển chọn lại trong cuốn G. G.
Marquez, truyện ngắn tuyển chọn, Nguyễn Trung Đức, Nhà xuất bản Văn học,
2007 với những hiệu đính chuẩn xác nhất nên tập trung khảo sát trên tập truyện này.

Ngoài ra, có 3 truyện ngắn đăng trên website là Đêm nguyệt thực, Gặp gỡ tháng
tám, Người chết cũ phải nhường chỗ cho người chết mới, do không đánh giá được
giá trị văn học của bản dịch nên chúng tôi không đưa vào danh mục tác phẩm
nghiên cứu.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:


Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp hỗ trợ nghiên cứu
sau:
- Phương pháp khảo sát văn bản
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp loại hình

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN:

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung của luận văn bao gồm 3
chương:
- Chương 1: Thế giới nhân vật đa sắc màu
- Chương 2: Không gian - thời gian huyền thoại
- Chương 3: Tự sự nhiều điểm nhìn và nghệ thuật kể chuyện dân gian

Phần cuối luận văn là Danh mục tài liệu tham khảo.


13

6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN:

Luận văn tập trung khai thác các bình diện đa dạng, độc đáo trong bút pháp nghệ
thuật truyện ngắn Marquez, từ đó làm rõ những đặc trưng thẩm mỹ của chủ nghĩa
hiện thực huyền ảo. Như vậy, luận văn cố gắng bổ sung thêm một tiếng nói vào các
nghiên cứu trước đó về một tài năng bậc thầy của văn chương Mỹ Latin nói riêng và
văn chương thế giới nói chung.


7. QUY ƯỚC:

Cách chú thích nguồn gốc tài liệu được trích dẫn trình bày trong luận văn như sau:
trong dấu ngoặc vuông [ ] số đứng trước là vị trí của tài liệu như trong thư mục
tham khảo, số đứng sau là số vị trí trang trong tài liệu của tư liệu được chú thích.
Trường hợp tài liệu không có số trang thì số trong ngoặc là thứ tự tài liệu trong thư
mục.

Hiện nay, sự phân biệt giữa việc sử dụng chữ “kỳ ảo” và “kì ảo” trong quá trình
nghiên cứu vẫn chưa có sự thống nhất. Do đó, chúng tôi sử dụng chữ “kỳ ảo” tương
đương chữ “kì ảo”.












14
NỘI DUNG
Chương 1: THẾ GIỚI NHÂN VẬT ĐA SẮC MÀU


Nhân vật văn học là một thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người,
một trong những dấu hiệu về sự tồn tại của con người trong nghệ thuật ngôn từ.

Nhân vật ấy là đứa con tinh thần của nhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể hiện
quan niệm và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về cuộc đời và con người. Trong các
sáng tác truyện ngắn của Marquez, dường như ý tưởng xuất phát để khởi nguyên
một tác phẩm luôn là nhân vật. Con người và cuộc sống con người cùng những biến
thái hết sức tinh vi của nó là nguồn đề tài không bao giờ vơi cạn trong tư duy văn
học của Marquez. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của ông đa vẻ, nhiều chiều,
nhưng tựu chung lại, có thể chia thành những nhóm sau:

1.1 Nhân vật là lực lượng siêu nhiên:
Nếu xem chủ nghĩa hiện thực huyền ảo có nguồn gốc trực tiếp từ chủ nghĩa siêu
thực ở châu Âu thì hiệu quả thẩm mĩ mà hai trường phái này mang lại lại hoàn toàn
khác nhau. “Với siêu thực, người đọc đôi khi rơi vào sự bí hiểm và siêu thực thường
được thể hiện qua diễn ngôn thơ. Còn với huyền ảo, người đọc thoải mái bước vào
địa hạt hoang đường của văn xuôi mà chẳng mấy ngỡ ngàng” [6, tr. 24].

1.1.1 Nhân vật thần thánh:
Trong số 36 truyện ngắn của Marquez, có thể dẫn ra các sáng tác xuất hiện nhân
vật thần thánh: Cụ già với đôi cánh khổng lồ, Nabo – người da đen khiến các
thiên thần phải đợi, Thánh Bà. Thường xuất hiện trong các câu chuyện thần thoại,
cổ tích xưa, kiểu dạng nhân vật thần thánh gắn liền với những gì được coi là phép
màu mang đậm tính chất huyền ảo, kỳ lạ. Đi vào những trang viết của Marquez,
những nhân vật thần thánh này đã bị bình thường hóa, đời thường hóa. Họ bị “ném”
vào cuộc sống thường nhật hằng ngày, phải đối mặt với quy luật của đời sống trần
thế, như những con người bình thường.


15

Nhân vật vị thần già trong truyện ngắn Cụ già với đôi cánh khổng lồ đã giáng thế
xuống trần gian trong một bối cảnh hiếm thấy khi các vị thần xuất hiện. Vị thần đáp

xuống ngôi làng bên biển vào một ngày buồn bã, khắp làng tràn ngập mùi cua thối,
dưới cái ánh sáng lờ mờ, yếu ớt. Không huyền ảo, lung linh như các nhân vật thần
tiên trước đó, ngoại hình của vị thần già nom thật tội nghiệp, thiểu não: “ăn mặc
rách rưới như kẻ đi buôn đồ đồng nát; cái đầu hói bóng lơ thơ; đôi cánh giống như
cánh gà, bê bết bụi, dính chặt xuống đất bùn ”. Với thứ ngôn ngữ khó hiểu và đôi
cánh kỳ quái gây cảm giác khó chịu, vị thần già bị đối xử một cách tệ bạc. Ban đầu
thần bị vợ chồng Pêladô canh chừng như thái độ dè chừng đối với đám nổi loạn bấy
giờ, sau thì bị chính gia chủ đem nhốt cùng với bầy gà trong chuồng bưng lưới sắt.

Tội nghiệp hơn, vợ chồng Pêladô đã sớm phát hiện ra ích lợi từ vị thần già này sau
khi đọc được sự tò mò, hiếu kỳ ở những người dân trong làng. Và thế là, vị thần
bỗng chốc trở thành một con vật làm xiếc không hơn không kém cho đôi vợ chồng
nọ kiếm lời. Nom vị thần đáng thương kia “giống một con gà già nua khổng lồ đang
ở giữa bầy gà ngây ngô”. Số phận của vị thần càng trở nên bi đát hơn khi bị đặt lên
bàn cân và thua cuộc với một người con gái diễn tiết mục rẻ tiền của gánh xiếc lưu
động đến làng biểu diễn.

“Ném” thần thánh vào giữa đời thường, Marquez đã triệt tiêu tính chất màu nhiệm,
đưa nó về ngưỡng gần như bằng không. Vị thần già cũng mắc phải căn bệnh thủy
đậu như đứa bé con nhà vợ chồng Pêladô, lê la khắp mọi nơi trong căn nhà địa ngục
đầy ma quái, với đôi cánh trụi hết lông. Và kể từ thời điểm vị thần già xuất hiện với
đôi cánh to, đầy bùn đất cho đến khi vẫy cánh bay về trời, như một điểm nhỏ xíu ở
đường chân trời ngoài biển cả mênh mông, vị thần dễ khiến người đọc liên tưởng
đến một “thiên thần gãy cánh”.

Khoác lên mình vỏ bọc bí ẩn, nhân vật thần thánh trong Nabô – người da đen
khiến các thiên thần phải đợi hiện diện với tính chất vô hình, “giọng nói hiền hòa,


16

bí hiểm” và “đôi bàn chân vàng khè, thô cứng”. Kể từ khi Nabô nằm đau đớn, quằn
quại vì một cú đá của vó ngựa sắt vào trán cũng là thời điểm xuất hiện nhân vật thần
bí nọ. Một cuộc đấu tranh ngầm nhưng không kém phần quyết liệt. Không ra tay
làm phép cứu nguy cho một sinh mệnh sắp từ giã cõi đời như bao nhân vật thần
thánh khác, nhân vật bí ẩn trong truyện chỉ có duy nhất một động thái đó là giục giã
Nabô sớm sửa soạn lên đường, thoát khỏi thân xác đang còn nhiều khắc khoải,
quyến luyến cuộc sống nơi dương thế. Còn với Nabô, xen lẫn giữa những cơn đau
đớn, giữa những cảm giác khi thực khi ảo, anh bất chợt gọi ký ức trở về, khơi dậy
tiềm thức tưởng như đã ngủ quên. Những hồi tưởng một thời về cái ngày đến quảng
trường vào các tối thứ bảy hàng tuần vụt đến. Sống dở chết dở suốt một thời gian
dài, bị tách biệt với bên ngoài bởi bốn bức tường, ngày ba lần người ta luồn đĩa thức
ăn vào bên dưới cửa, tâm hồn Nabô vẫn vực dậy, kiếm tìm trong cái vỏ thể xác
tưởng chừng như đã chết hẳn.

Trước sự thúc giục của nhân vật bí ẩn nọ, Nabô tìm mọi cớ để trì hoãn: lúc viện lý
do chân không có giày, khi cần thêm thời gian để tìm chiếc lược trong chuồng
ngựa Và cũng trong mười hay mười lăm năm còn sống mà như đã chết ấy, Nabô
còn giúp cho bé gái không nói trong phòng khách biết lên dây cót máy hát và cất
tiếng gọi “Nabô! Nabô” thân thương. Đến đây, người đọc hoàn toàn quên đi sự có
mặt của vị thần bí ẩn nọ, chỉ còn lại một vị thần bằng xương bằng thịt hiện diện, đó
là Nabô.

Cùng chung một chủ đề khai thác, Thánh Bà lại đi sâu vào cuộc đấu tranh không
mệt mỏi của một người cha vì sự nghiệp chính đáng đòi phong thánh ngay giữa đời
thường cho thi hài nguyên vẹn của con gái mình.

Bối cảnh câu chuyện được mở ra ấy là tình huống chuyển nghĩa trang làng - nơi
ông Margaritô Đuartê sinh sống – đi nơi khác để xây dựng một hồ chứa nước. Thật
ngạc nhiên, ngôi mộ mai táng cô con gái đầu lòng vẫn còn nguyên hình hài sau
mười một năm. Marquez đã bao phủ xung quanh thi hài ấy một sắc màu kỳ ảo: “da



17
căng mọng và ấm áp, đôi mắt mở to thật là trong”, khắp áp quan “thơm lựng cái
mùi hương những bông hồng tươi” Chứng kiến sự màu nhiệm ấy, người cha
Margaritô Đuartê quyết tâm bắt đầu tiến hành công cuộc xin phong Thánh cho con
gái mình. Một việc làm có tính chất không tưởng lại được người cha đặt trọn niềm
tin, tuy mơ hồ nhưng hết sức mãnh liệt với một quyết tâm theo đuổi cao độ. Không
thể kể hết những hành động mà ông đã làm vì con: ông đã liên hệ với biết bao giáo
đoàn va quỹ từ thiện mà ông gặp, mang đến Bộ ngoại giao bức thư gần bảy mươi
trang viết tay với những lời lẽ thống thiết, xúc động Đáp lại vẫn là những im lặng.

Nhà văn mở ra cho nhân vật một tia hy vọng cuối cùng, khi người cha có cơ hội
được gặp gỡ đức Giáo hoàng vui tính Anbinô Luxianô với lời hứa sẽ giúp đỡ. Cứu
cánh cuối cùng này cũng bị sụp đổ bởi một hóa giải không ngờ: cái chết của đức
Giáo hoàng. Một con người già nua và mệt mỏi trong lòng một Rôma cổ xưa -
chuyện phong Thánh đã chỉ còn là chuyện của các tháng rồi – vẫn “lết đôi chân ở
giữa đường phố, với đôi ủng nhà binh và chiếc mũ bạc phếch”. Tính chất thần
thánh, màu nhiệm toát ra từ thi hài còn vẹn nguyên của người con gái mờ nhạt dần,
ta chỉ còn thấy một vị thánh sống, ngay giữa đời thường, đó là người cha mang tên
Margaritô Đuartê.

Xây dựng những nhân vật thần thánh này, Marquez không có ý định viết tiếp những
thiên cổ tích đẹp về con người. Nhà văn đã khéo léo đặt các nhân vật thần thánh
trong tương quan với con người nhằm khẳng định: con người và sức mạnh bền bỉ
của con người là hiện thân trực tiếp nhất của những vị thánh giữa đời thường; thế
giới thần thánh chẳng qua cũng chỉ là phản quang của thế giới con người đa vẻ,
phức tạp.

1.1.2 Nhân vật ma:


Đưa nhân vật ma vào trong các sáng tác không phải đến Marquez mới có, nhưng
xây dựng những nhân vật ma, thế giới ma trở nên sống động với những xúc cảm


18
tinh nhạy, những biến động tinh vi, những suy tư trăn trở đa dạng và phong phú
hệt như thế giới con người lại là thành công của riêng nhà văn. Ai đó làm rối những
bông hồng, Biển của thời đã mất, Chuyến đi cuối cùng của con tàu ma, Những
bóng ma tháng tám, Quà Tết là những ví dụ như thế.
Nhân vật ma trong các sáng tác truyện ngắn của Marquez rất đa dạng, lúc ở dạng
thức ma – người, khi thì trong tương quan ma – đồ vật “Mình nghĩ sẽ đem một
cành hoa hồng đến mộ mình nắng giữa trưa đang làm khô bùn giữa sườn đồi, sẽ có
thể đến tận bia mộ mà thân xác trẻ thơ của mình đang yên nghỉ dưới huyệt ” (Ai đó
làm rối những bông hồng). “Họ bơi qua trước một làng bị chìm xuống biển có
những người đàn ông và những người đàn bà đang cưỡi ngựa có một người đàn bà
rất trẻ bơi qua trước mặt họ. Bà ấy bơi nghiêng, hai mắt mở to, có một dòng hoa
chảy theo” (Biển của thời đã mất). “ đó là một con tàu ma lúc ẩn lúc hiện đang
trên đường vào vịnh như những kẻ mộng du, nó đi cho đến lúc có một cái gì đó
làm chệch kim la bàn, thế là nó lao thẳng vào vỉa đá ngầm, vỡ toang rồi chìm xuống
đáy biển” (Chuyến đi cuối cùng của con tàu ma). “ mùi thơm quả dâu tây vừa hái
xong khiến tôi rùng mình kinh hãi chúng tôi hiện đang ở trong phòng ngủ của
Luđôvicô nằm trên tấm vải trải giường thấm đẫm máu tươi của chiếc giường tội
ác của ông ” (Những bóng ma tháng Tám)

Ai đó làm rối những bông hồng xoay quanh hai nhân vật: mình - nàng. Cả hai đều
tồn tại trong căn nhà đổ nát, quanh năm đóng kín cửa, phủ đầy bụi và mạng nhện
với những tấm bản lề kêu cọt kẹt. “Nàng” sống cô độc, khép kín, suốt hai mươi năm
ròng ngồi trên chiếc xích đu mà khâu vá, mà đung đưa, mà nhìn chiếc ghế; có lúc
ngồi trông nom những bông hồng với một sự thận trọng quá đáng hoặc suốt cả ngày

lặng lẽ nói chuyện với các vị thánh. Trái lại, “mình” lại ngập tràn những cảm xúc,
suy nghĩ và hành động dự kiến. Nhân vật “mình” chỉ vì muốn chứng minh sự tồn
tại, sự hiện diện của mình trong ngôi nhà nọ mà không ngừng cái ý định đi đến tận
bàn thờ, chọn lấy những bông hồng lộng lấy và tươi mát nhất, đem đặt dưới mộ
mình. Hai cá thể cùng dưới một mái nhà, song lại tương phản nhau trong thái độ
sống, cách sống. Nếu “nàng” tuyệt giao, cô độc, vật vờ như cái bóng thì “mình” lại


19
đầy sinh khí, đầy sức sống. Bóng ma không ngừng quan sát “nàng”, từ những hành
động nhỏ cho đến những thay đổi đáng kể theo thời gian của “nàng” với những hồi
tưởng, trăn trở, thắc mắc. Bao trùm lên tất thảy là ý định làm xê dịch những bông
hoa hồng trên bàn thờ, hòng chỉ cho nàng thấy một sự thực hiển nhiên: không phải
gió là thủ phạm làm rối những bông hồng. Như vậy, cách sống cô độc, khép kín có
thể biến con người ta từ một thực thể sống thành một bóng ma ngay trong chính
ngôi nhà của mình, ngược lại, bóng ma có đời sống nội tâm phong phú, sinh động
phút chốc lại trở thành một sinh thể sống có linh hồn. Người thành ma, ma bỗng
chốc lại hóa người, ranh giới mong manh này rốt cuộc lại do chính cách sống quyết
định.

Toàn bộ sáng tác của Marquez cho đến nay luôn xoay quanh trục chủ đề chính: cái
cô đơn. “Trên thực tế một nhà văn chỉ viết một cuốn sách. Cuốn sách mà tôi đang
viết là cuốn sách về cái cô đơn” [4, tr. 161]. Bà vợ ông già Giacốp (Biển của thời
đã mất) chết cũng bởi bà không tìm thấy sự sẻ chia, đồng cảm nào từ phía người
chồng và những người dân trong làng trước điềm báo về mùi hương hoa hồng. Điều
đáng buồn hơn đó là ngôi làng gồm những căn nhà trắng trồng hàng triệu bông hoa
không phải là ngôi làng hiện thực mà chỉ có ở ngoài biển, ngôi làng của những
người chết trôi. “Cái làng bị chìm vào một ngày chủ nhật ở các sân hiên hoa nở
sặc sỡ đủ màu, con người thì xoay tít xung quanh quán âm nhạc”. Thì ra, sự cô đơn,
không có liên kết giữa các cá nhân khiến cho con người ta chỉ có thể tìm thấy những

gì tốt đẹp ở một thế giới khác, đối lập với hiện thực đang hiện hữu.

Cùng một mạch sáng tác đó, Chuyến đi cuối cùng của con tàu ma lại tập trung
khai thác nỗi cô đơn, sự cô lập giữa một cá nhân với cả cộng đồng. Nhân vật “y” từ
may mắn được nhìn thấy một con tàu ma khổng lồ đi qua làng ngày còn bé, ám ảnh
cho đến khi lớn, từ lúc “y” tự trấn an bản thân rằng đó chỉ là giấc mơ cho đến khi
nhận biết được rằng mình đang tỉnh thức. Thế nhưng, y không tìm thấy được một sự
chia sẻ, tin tưởng nào từ phía dân làng, từ phía cộng đồng. Y sống bằng sự thương
hại của mọi người, cố quên đi những ảo ảnh mà y tin là có thực. Hành động gào to


20
“Ơi cha mẹ ơi, cái tòa dinh thự biết đi đến rồi kia kìa. Hãy ra mà coi, dân làng ơi!”
của y khiến người đọc liên tưởng đến hình ảnh một Chí Phèo rạch mặt, chửi thề dạo
nào. Sâu xa hơn, hành động kêu gào đó là biểu hiện của “kênh” giao tiếp, của một
người đang “đói” giao tiếp. Hình ảnh con tàu ma khổng lồ mò mẫm tìm các phao
đánh dấu luồng vào cảng, chệch kim la bàn, lao thẳng vào vỉa đá ngầm, vỡ toang rồi
chìm xuống đáy biển thực chất chính là biểu tượng cùng cục của nỗi cô đơn, của
niềm tin nơi con người hoàn toàn bị sụp đổ. Chuyến đi cuối cùng của con tàu ma sẽ
góp phần tống tiễn tất cả những gì trì trệ, lạc hậu, mang tính chất cô lập cố hữu của
châu Mỹ Latinh vào bóng tối.

Không trực tiếp xuất hiện như các truyện ngắn kể trên, những bóng ma trong tòa lâu
đài cổ vùng đồng bằng Toscana (Những bóng ma tháng Tám) lại đem đến cho
người đọc những trăn trở, suy ngẫm về lẽ yêu thương trong đời. Có dịp được trải
nghiệm một đêm trong tòa lâu đài, cặp vợ chồng người khách thực sự kinh hãi khi
sáng mai thấy mình hiện đang ở trong căn phòng với tấm vải trải giường thấm đẫm
máu tươi trên chiếc giường tội ác của Luđôvicô – chủ nhân quá cố của tòa lâu đài.
Đằng sau cảm giác ma quái chiếm phần ít, truyện chú ý nhấn mạnh đến nhận thức
về lẽ sống. Con người có thể vì yêu thương mà điên loạn gây ra tội ác, để rồi sau đó

khi bừng tỉnh, lại vội vàng ân hận, kiếm tìm yêu thương đã mất. Ý nghĩa nhân sinh
đối với hiện tại được rút ra từ chuyện kể trong quá khứ chính là ở điểm này mà có.

Đặt thế giới các hồn ma và đời sống con người song hành, tồn tại bên cạnh nhau,
Marquez đã thâm nhập vào vùng tâm linh khó đoán định nhất, thỏa sức cho trí
tưởng tượng của mình bay bổng. Những nhân vật ma hiện diện với đời sống tinh
thần phong phú, sinh động hệt như thế giới con người mà cầu nối giữa hai thế giới
ấy là nỗi cô đơn. Xây dựng nên những dạng thức nhân vật này, nhà văn muốn đưa
ra một cảnh báo: con người và đời sống của con người nếu cô lập, khép kín sẽ
chẳng khác gì thế giới tồn tại của những hồn ma. Tương tự, chúng ta có thể tìm thấy
sự hiện diện của thần thánh không phải đâu xa mà ngay trong chính mỗi con người
đời thường, và đó đích thị là những vị thánh sống.


21

1.2 Nhân vật kỳ ảo hóa:

“Giống hầu hết các khuynh hướng văn học hiện đại khác, chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo phản ánh sự bất an bản thể của thời đại” [6, tr. 27]. Nội dung này được
biểu hiện thông qua vô vàn cách thức. Nhưng điều có khả năng gây sốc cho độc giả
nhất ở chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là việc xây dựng những con người, sự kiện,
câu chuyện có tính chất quái lạ, kỳ ảo mà vẫn đảm bảo “cốt” hiện thực nhất định.
Do đó, sẽ thật là thiếu sót nếu không nhắc đến một hệ thống nhân vật kỳ ảo với
những dạng thức tồn tại và số phận bất thường.

1.2.1 Dạng tồn tại lưỡng phân:

“Lưỡng phân” được hiểu là sự phân tách một khái niệm, một thực thể thành hai
khái niệm, hai thực thể bao gồm trong toàn bộ nội hàm, chỉnh thể chung của nó.

Kiểu nhân vật lưỡng phân là kiểu nhân vật chia tách thực thể, đặt nó trong những
trạng huống khác nhau. Kiểu nhân vật này xuất hiện với tần số không ít trong các
sáng tác truyện ngắn của Marquez: Nữ thần Eva ở ngay trong con mèo của nàng,
Đôi mắt chó xanh, Lần thứ ba an phận, Tôi được thuê để nằm mộng, Độc thoại
của Isabel ngắm mưa ở làng Macondo, Mùa hè hạnh phúc của bà Phorbơt,
Người chết trôi đẹp nhất trần gian, Chuyến đi cuối cùng của con tàu ma. Nhân
vật được đặt trong những ranh giới mong manh, nhập nhòa giữa mộng – thực, giữa
sống – chết. Chính trong những ranh giới đó, nhân vật có cơ hội để thể hiện tất cả
những biến thái tinh vi nhất, những chuyển động tâm lý, xúc cảm phức tạp nhất.
Điều này góp phần tạo ra sự thách thức lớn đối với bạn đọc: tính không rõ ràng, cụ
thể. Và đó cũng chính là chất men làm nên sự thú vị, hấp dẫn, đa nghĩa của truyện
ngắn Marquez nói riêng và các sáng tác hiện thực huyền ảo nói chung.



22
Trước hết là kiểu tồn tại ở dạng thức đan xen mộng – thực. Dạng thức này có thể
dẫn ra các sáng tác: Đôi mắt chó xanh, Mùa hè hạnh phúc của bà Phorbơt, Tôi
được thuê để nằm mộng, Chuyến đi cuối cùng của con tàu ma.

Đôi mắt chó xanh dường như là kiểu truyện ngắn thủ tiêu đến mức tối đa những
tình tiết, sự kiện. Nhân vật cô gái dù mơ hay tỉnh cũng đều khắc khoải, trăn trở với
chỉ một dòng chữ: đôi mắt chó xanh. Cuộc đời của nàng dành riêng cho việc băn
khoăn kiếm tìm một sự hồi đáp nơi người mà nàng từng ghé đến trong giấc ngủ vào
tất cả các đêm. Khó mà đoán biết được là thực hay ảo, mơ hay thức trong những
đan xen mộng – thực lẫn lộn của nhân vật. Họ gặp gỡ nhau trong những giấc mơ, và
hội ngộ đó thường “kết thúc bằng một cú rơi đánh xoảng của chiếc thìa vào lúc gần
sáng” [9, tr. 261]. Đôi mắt chó xanh là một chi tiết có tính chất biểu tượng. Đó còn
là cầu nối giữa hai con người, hai tâm hồn ở hai chiều tỉnh – thức. Giấc mơ là
không có thật, nhưng ngày mai này, họ sẽ nhận ra nhau dựa trên dòng chữ quen

thuộc viết lên tường cùng thứ mùi đồng quê quen thuộc.

Nhân vật y trong Chuyến đi cuối cùng của con tàu ma cũng tồn tại trong một hoàn
cảnh y nguyên như vậy. Không phủ nhận chuyện y có nhìn thấy một con tàu khách
khổng lồ đi qua làng, nhưng điều này diễn ra ngoài đời thực hay trong giấc mơ đối
với y thì thật khó khẳng định. Ngay bản thân y, lần đầu tiên có dịp chứng kiến sự
việc lạ lùng này cũng tin rằng đó chỉ là một giấc mơ. Và ở càng những lần sau, khi
sự chứng kiến đã được thỏa mãn rồi, đủ đầy rồi, trong y lại trỗi dậy khao khát
chứng minh sự thực đó với dân làng. Nỗi cô đơn khi bị gạt ra ngoài lề xã hội, không
nhận được bất cứ sự chia sẻ, tin tưởng nào vô tình đẩy nhân vật càng đi sâu vào
vùng ảo ảnh. Mộng ảo rồi chợt thức tỉnh, truyện là hành trình gian nan của một
người từ trong bóng tối, từ trong mộng tưởng vượt thoát ra đời sống thực, hiện hữu.

Hiện tượng nhân vật phân thân, sống ở hai thế giới khác nhau còn được bắt gặp
trong Mùa hè hạnh phúc của bà Phorbơt. Đảm nhận công việc giáo dưỡng, bà
Phorbơt trong mắt hai đứa bé là một người vô cùng nghiêm khắc với những nguyên


23
tắc của nếp sống thị thành; y phục và ngoại hình của một người đàn ông và nhất là
cái mùi khai con khỉ của người Âu. Đó là cuộc sống ban ngày của bà Phorbơt. Tuy
nhiên, khi đêm đến, bà Phorbơt lại sống rất buông thả, trái ngược với con người và
những thứ quy định nghiêm khắc thường thấy. Bà huơ tay múa chân, đi lại trong
nhà như bóng ma của những người chết đuối, thậm chí cả nết ăn uống cũng thô lỗ,
ngược lại với những bài giảng về nếp sống kỷ cương của bà lúc ban ngày. “Ngay
lập tức, chúng tôi biết chắc đó là bà Phorbơt đang thức trắng đêm để sống cuộc đời
thực của một người đàn bà cô đơn mà chính bà ta đã kiểm nghiệm lúc ban ngày”.
Sự khác biệt đến mức đối lập giữa cách sống ban ngày và ban đêm cùng tồn tại
trong một con người gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ. Nếu ban ngày, con người đó
bắt bản thân phải phục tùng một cách vô điều kiện những quy định, kỷ luật đã thành

thói quen thì khi đêm đến, đó lại mới là thời điểm con người thực trỗi dậy, sống và
khao khát được sống đúng với bản thể, bản ngã của riêng mình.

Cũng chính lối sống nghiêm khắc lúc ban ngày của bà Phorbơt đã đẩy bà vào trong
sự hận thù chất chứa bao ngày của đôi trẻ nọ. Chúng nung nấu ý định đầu độc bà
bằng thứ rượu độc giết người. Dưới nhận thức và đánh giá của lũ trẻ, chúng chỉ thấy
hiển hiện những hành vi dạy dỗ có tính chất “thép” ban ngày nơi Phorbơt mà hoàn
toàn không hiểu và nhận biết được những đối nghịch trong hành động ban đêm của
bà. Và người đọc tưởng như bà Phorbơt đã chết dần khi mỗi ngày đều nhấm nháp
một chút thứ rượu độc chết người đó. Kết truyện, bà Phorbơt chết, nhưng không
phải vì rượu mà vì hai mươi bảy vết dao đâm nham nhở trên người, sản phẩm của
một tình yêu bão táp. Tôi vội đoán định: cái chết đó không phải là sự kết thúc một
đời đang sống của một chủ thể mà chính là sự chấm dứt, sự rũ bỏ không kém phần
quyết liệt của một dạng thức sống mà như chết, để bắt đầu một đời sống mới,
“người” hơn, là sự hiện thực hóa đời sống mà bà Phorbơt chỉ có thể biết đến và trải
nghiệm mỗi khi đêm về.

Tôi được thuê để nằm mộng miêu tả sự tồn tại của nhân vật ở cả hai chiều thức –
tỉnh nhưng tập trung nhiều hơn vào thế giới mộng ảo. Phrau Phrida gây ấn tượng


24
cho người gặp bà ngoài cái nhẫn hình con rắn với đôi mắt ngọc bà đeo trên tay mà
còn bởi ưu thế trời phú đặc biệt của bà: nằm mộng và báo mộng, thậm chí nó đã trở
thành một nghề cho bà kiếm sống. Các gia đình đón nhận Phrau Phrida một cách
nồng nhiệt với nhiệm vụ duy nhất là đoán cho họ điều may rủi hàng ngày, thông
qua những giấc mộng của bà. Điều nghe như hoang tưởng này lại là thứ giúp bà
Phrau Phrida tạo ra quyền lực và sự thống trị tuyệt đối trong các gia đình bà hành
nghề, mà kỳ thực trong con mắt các nhà xã hội học dung tục đó chỉ là một thủ đoạn
để kiếm sống, không hơn không kém. Còn với Phrau Phrida, nằm mộng chính là

cách thức mà bà đang sống, phân biệt với sự tồn tại hằng ngày của bà, đúng như
những gì bà chia sẻ “Đôi khi, giữa vô vàn những giấc mộng có một cái còn lại với
chúng ta mà chẳng hề liên quan gì tới cuộc sống thực”.

Bên cạnh dạng thức tồn tại mộng – thực, các sáng tác của Marquez còn xuất hiện
dạng thức tồn tại sống – chết. Những trăn trở, suy tư về lẽ sống, ý nghĩa tồn tại của
con người là những điều mà nhà văn muốn gửi gắm qua các sáng tác: Người chết
trôi đẹp nhất trần gian, Lần thứ ba an phận, Nữ thần Eva ở ngay trong con mèo
của nàng, Độc thoại của Isabel ngắm mưa ở làng Macondo.

Người chết trôi đẹp nhất trần gian được bắt đầu bởi tình huống xác một người chết
trôi dạt vào bờ của một ngôi làng ven biển chỉ có khoảng 20 nóc nhà lá. Quá trình
mai táng cho người lạ mặt đã chết này khiến cho những người dân trong làng không
khỏi ngạc nhiên trước một cơ thể ngoại cỡ và đẹp đẽ như thế. Và càng ngạc nhiên
hơn khi ở những công đoạn sau cùng của thủ tục mai táng, họ chợt nhận ra thi thể
xấu số đó là khuôn mặt của Êxtêban

Không có cái vẻ cô đơn của những người chết trôi ngoài biển, cũng không có biểu
hiện cầu cứu của những người chết đuối thường thấy trong sông, xác chết có một cơ
thể ngoại cỡ đến nỗi “không có lấy một chiếc giường nào đủ rộng để anh nằm vừa
anh không mặc vừa quần áo của đàn ông làng này cả những đôi giày ngoại cỡ
đóng đẹp nhất cũng không vừa chân anh ”. Khi người chết trôi được nhận diện là


25
Êxtêban, một sự thực đau lòng hơn hiển hiện: tấm thân ngoại cỡ được quý trọng, ca
tụng khi chủ thể của nó đã chết thì lại chính là nguyên cơ khiến anh phải chịu bao
bất hạnh khi còn sống. Theo dòng hồi tưởng, khi trước Êxtêban từng bị buộc phải đi
cửa bên đến nỗi bươu đầu chỉ vì quá cao; đôi chân đỏ nhừ và cái lưng chai ra do
phải lặp đi lặp lại một thứ động tác duy nhất trong tất cả các buổi thăm viếng hàng

xóm: “bà ơi, bà đừng ngại, cứ để mặc cháu đứng thế này cũng được”. Trong mắt
dân làng, anh chỉ là một kẻ ngớ ngẩn to xác, một thằng to đầu dễ thương, không hơn
không kém. Người ta giả bộ mời anh ngồi mà lòng thấp thỏm sợ ghế gãy, song lại
lấy làm mừng khi anh đã rời đi. Một sự ghẻ lạnh, cô lập đáng sợ đối với một con
người hiền lành, tận tụy nhất làng. Thì nay, khi anh đã chết, những người phụ nữ
khóc thương nhiều hơn khi họ chợt nhận ra chính họ đã biến anh thành người cô
đơn nhất thế gian. Thay cho những đối xử không phải khi anh còn sống, dân làng đã
cử hành tang lễ cho Êxtêban với những nghi thức trọng thể nhất có thể có đối với
một cái thây vô chủ. Các bà các cô tranh nhau đeo bùa hộ mạng và những trang sức
quý lên người xác chết; chọn cho anh một ông bố, bà mẹ trong số những cụ già
được kính trọng nhất

Tạo ra sự đối lập trong thái độ của mọi người đối với Êxtêban khi anh còn sống và
khi anh đã chết, người viết muốn đưa ra một thông điệp: Có phải là quá muộn
không khi mà con người ta chỉ nhận được tình yêu thương, sự chia sẻ, cảm thông
thực sự từ phía cộng đồng khi bản thân họ chỉ còn là một cái thây ma? Sự quý
trọng, tôn vinh của những người dân ngôi làng ven biển khi Êxtêban chết đi càng
cao bao nhiêu thì vô tình lại càng tô đậm thêm sự ghẻ lạnh, thờ ơ của họ dành cho
Êxtêban khi anh còn sống. Ý nghĩa nhân văn của truyện càng nổi bật hơn khi cái
chết của một người xa lạ lại có thể đem đến những thức tỉnh trong tâm hồn và suy
nghĩ của dân làng. Họ “lần đầu tiên cảm thấy những con đường chạy trong làng
mình sao mà trống trải, nhận thấy cái cái sân nhà mình sao mà cằn cỗi, nhận thấy
những ước mơ của họ sao mà chật hẹp thế”. Từ sự rời rạc, thiếu liên kết giữa những
cá nhân, họ chợt nhận ra tính chất ruột thịt, họ hàng làng xóm của nhau; ý thức phải

×