Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Hình tượng người trí thức trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 129 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





DƯƠNG KHÁNH TOÀN





HÌNH TƯỢNG NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG
VĂN XUÔI VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI








LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN










HÀ NỘI - 2004












ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
****************



DƯƠNG KHÁNH TOÀN



HÌNH TƯỢNG NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG
VĂN XUÔI VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN



Chuyên ngành: Lý thuyết và lịch sử văn học

Mã số: 5.04.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN DÂN





HÀ NỘI - 2004






1

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 4
3.Nhiệmvụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
4. Phương pháp nghiên cứu 9
5. Đóng góp mới của luận văn 10
6. Cấu trúc của luận văn 10
PHẦN II: NỘI DUNG 13
Chương một: Vị trí nhân vật trí thức trong văn xuôi
Việt Nam hiện đại 13
1.Hệ thống nhân vật của văn xuôi Việt Nam hiện đại 13
1.1. Khái niệm nhân vật văn học 13
1.2. Hệ thống nhân vật trong văn xuôi Việt Nam hiện đại 14
1.3. Tính giao thoa của nhân vật 15
1.4. Nhân vật trí thức 15
2.Lý do ra đời của nhân vật trí thức 17
2.1. Lý do khách quan 17
2.2. Lý do chủ quan 18
3. Những bước tiến hoá của nhân vật trí thức trong
văn xuôi Việt Nam hiện đại 19
3.1. Nhân vật trí thức trong văn xuôi giai đọan đầu thế kỷ 19
3.2.Nhân vật trí thức trong văn xuôi giai đoạn 1930- 1945 20
3.3. vật trí thức trong văn xuôi thời kỳ chống Pháp 22
3.4. Nhân vật trí thức trong văn xuôi thời kỳ chống Mỹ 24
3.5. Nhân vật trí thức trong văn xuôi thời kỳ đổi mới 34

2

Chương hai: Hình tượng người trí thức trong văn xuôi
thời kỳ đổi mới 36

1. Bối cảnh lịch sử 36
2. Các xu hướng thể hiện hình tượng người trí thức trong
văn xuôi thời kỳ đổi mới 38
2.1.Xu hướng khai thác lịch sử 39
2.2. Xu hướng nhập cuộc hiện tại 49
2.3.Xu hướng phê phán và hoài nghi 80
Chương ba: Nhân vật trí thức với tư cách là một nhân tố
góp phần phát triển nghệ thuật văn xuôi 104
1Vai trò của nhân vật trí thức trong cấu trúc hướng nội 104
1.1. Các mô hình cấu trúc tác phẩm văn xuôi 104
1.2.Vaitrò của nhân vật trí thức trong cấu trúc hướng nội 109
2. Vai trò của nhân vật trí thức đối với sự đổi mới
nghệ thuật tiểu thuyết 110

PHẦN III: KẾT LUẬN 113
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116













3


PHẦN I: MỞ ĐẦU


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975, đặc biệt là từ thời
kỳ đổi mới đến nay, nhân vật trí thức ngày càng có vị trí quan trọng,
trở thành nhân vật trung tâm trong cơ cấu thành phần nhân vật. Hàng
loạt các tác phẩm thể hiện nhân vật trí thức hoặc “pha trí thức” ra đời
và gây được tiếng vang trong dư luận hoặc đoạt giải thưởng cao trong
các cuộc thi tiểu thuyết và truyện ngắn đã phần nào chứng tỏ được vị
trí trung tâm trong văn học của nhân vật trí thức.
Không chỉ phong phú về số lượng nhân vật trí thức trong văn
học thời kỳ đổi mới còn đa dạng về hình thức nghệ thuật, đề tài, thành
phần… so với nhân vật trí thức trong văn học trước 1975. Trước đây
nhân vật văn học nói chung, trong đó có nhân vật trí thức thường
mang đậm màu sắc duy lý, thể hiện ở tính cách nhất quán, thiếu đa
dạng, thì hình tượng nhân vật trí thức trong văn học thời kỳ đổi mới
được thể hiện rất phong phú: đa dạng về thành phần, đa dạng về màu
sắc thẩm mỹ, vừa giàu chất tạo hình vừa có chiều sâu tư tưởng, tâm
lý… Nhân vật trí thức cũng đã đặt ra và tìm tòi giải đáp hàng loạt
những vấn đề xã hội mang tính thời sự như: Vai trò của trí thức trong
sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, mâu thuẫn giữa lý tưởng
khoa học với tư tưởng làm giàu trong thời kinh tế thị trường, thực
trạng lãng phí chất xám và những bài học về sử dụng trí thức trong
thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay…
Vai trò của nhân vật trí thức trong văn học
còn thể hiện ở những đóng góp của nó trong việc phát triển nghệ thuật


4

văn xuôi. Với đặc thù lao động trí óc có trình độ văn hoá cao, có tri
thức khoa học, nhạy cảm trước những biến đổi của thời cuộc, nhân vật
trí thức có ưu thế đặc biệt trong xây dựng tiểu thuyết hướng nội – một
hướng phát triển mới của nghệ thuật tiểu thuyết hiện nay.
Tóm lại hình tượng người trí thức văn
xuôi trong thời kỳ đổi mới có thể làm thành một đề tài đáng nghiên
cứu và hứa hẹn sẽ cho những kết quả bổ ích. Nghiên cứu đề tài này
chẳng những có thể bổ sung vào việc đánh giá văn học Việt Nam sau
1975 mà còn có khả năng tác động trở lại với khu vực sáng tác, bởi lẽ
đây là một vấn đề còn nóng hổi của đời sống văn học hôm nay. Đó
cũng là lý do tại sao chúng tôi chọn đề tài Hình tượng người trí thức
trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nhân vật trí thức đã và đang trở thành nhân vật quan trọng của văn
xuôi Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhưng do nhiều nguyên nhân,
cả chủ quan và khách quan, mà cho đến nay lý luận phê bình của
chúng ta dường như vẫn chưa quan tâm đúng mức tới loại nhân vật
này. Hệ quả là chúng ta vẫn chưa có được những công trình nghiên
cứu chuyên sâu để đánh giá vấn đề một cách toàn diện và thấu đáo.
Nếu không tính đến những bài nghiên cứu về nhân vật trí thức trong
tác phẩm của Nam Cao trước cách mạng, thì nhân vật trí thức hầu như
mới chỉ được đề cập rải rác trong một số tiểu luận về văn học Việt
Nam sau 1975, hoặc trong một số bài phê bình một số tác phẩm cụ thể
trong đó có miêu tả nhân vật trí thức. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng
thể, mỗi bài viết cũng để lại một vài nhận định mang tính gợi mở vấn
đề.


5

Sau khi tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú của Ma
Văn Kháng ra đời đã có nhiều bài báo tranh luận, đóng góp ý kiến về
những vấn đề mà tác phẩm này đặt ra, trong đó có vấn đề về nhân vật
trí thức. Tác giả Lê Thành Nghị trong bài Về người trí thức trong Đám
cưới không có giấy giá thú (Báo Nhân dân, ngày 4/8/1990) đã phân
tích những nhân vật trí thức trong tác phẩm, từ đó chỉ ra những xung
đột gay gắt trong quan hệ gia đình, đồng nghiệp trước sức tấn công
của những hiện tượng tiêu cực vốn là mặt trái của cơ chế thị trường,
sự lung lay niềm tin của một số trí thức khi phải đối mặt với bất công,
cảnh báo về sự tha hoá nhân cách của một bộ phận trong độ ngũ
những người trí thức. Tác giả Phong Thu trong bài Tâm sự với tác giả
Đám cưới không có giấy giá thú (Báo Hà Nội chủ nhật, ngày
6/5/1990) đã đánh giá cao những nhân vật trí thức trong tác phẩm và
chỉ ra lực cản ngăn trở người trí thức cống hiến tài năng tâm huyết của
mình cho xã hộ là bộ ba: Thành phần xã hội + Bệnh quan liêu + Kẻ
buông tuồng. Tác giả Đào Thanh Tùng trong bài Đám cưới không có
giấy giá thú – một cách nhìn nhận về người thầy (Báo Giáo viên nhân
dân, số 16, ngày 18/4/1990) lại bày tỏ sự lo ngại trước cái nhìn méo
mó về người trí thức trong tác phẩm… Nhìn chung, phần lớn các bài
viết về nhân vật trí thức trong Đám cưới không có giấy giá thú đều có
chung hạn chế là tính chất xã hội học trong tiếp cận vấn đề. Nhân vật
trí thức của Ma Văn Kháng ít khi được “tả chân” mà giàu tính cách
điệu, tính biểu tượng, tiêu biểu cho thân phận người trí thức trước
những biến động của xã hội, vì vậy không thể chỉ dựa vào một vài chi
tiết cụ thể mà đưa ra đánh giá về nhân vật, tác phẩm hay nhà văn.
Đáng chú ý là luận văn thạc sỹ văn học của Đào Tiến Thi (ĐHSP
Hà Nội, 1999) Phong cách Ma Văn Kháng trong truyện ngắn sau


6

1975. Tác giả luận văn đã khảo sát nhiều truyện ngắn của Ma Văn
Kháng, từ đó chỉ ra những đặc điểm của nhân vật trí thức trong các tác
phẩm này: Có phong cách ứng xử trên thế thượng phong trước mọi
sóng gió cuộc đời, có cốt cách ung dung tự tại kiểu nhà Nho trong mọi
hoàn cảnh, không đội trời chung với cái xấu, cái ác, sống “ngoài vòng
cương toả” với cái tài hoa tài tử của mình. Nhân vật trí thức trong văn
học thời kỳ đổi mới cũng được đề cập tới trong luận văn thạc sỹ văn
học của Nguyễn Thị Hằng (ĐHSP Hà Nội, 1999): Thế giới nhân vật
trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời đổi mới. Trong luận văn này tác
giả đã khẳng định: “Nhân vật trí thức được khắc họa trong nhiều tác
phẩm của các tác giả đương đại như Đám cưới không có giấy giá thú
(Ma Văn Kháng), Bức tranh, Sắm vai (Nguyễn Minh Châu) …” [20,
tr. 23]. Trên cơ sở so sánh nhân vật trí thức trong tác phẩm của Nam
Cao, Nguyễn Minh Châu với nhân vật trí thức của Nguyễn Khải, tác
giả luận văn đã đưa ra những nhận xét mang tính khái quát: “Cùng
viết về nhân vật trí thức nhưng sáng tác của Nam Cao là sự tự ý thức
về bản thân, nhân phẩm của người trí thức, xót xa cho sự thức tỉnh của
họ vì bất lực trước hoàn cảnh. Còn người trí thức trong sáng tác của
Nguyễn Minh Châu luôn ở trạng thái tự ý thức về nhân cách, họ tự đối
diện với chính mình trong nhu cầu tự thú, tự sám hối, tự đấu tranh với
bản thân, thể hiện khát khao tự hoàn thiện rất đáng trân trọng. Đó là
nhân vật Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), nhân vật
người họa sỹ (Bức tranh), nhà văn T (Sắm vai)… Nhân vật trí thức
của Nguyễn Khải lại thể hiện sự nhận thức, suy ngẫm về bản thân,
thời cuộc, sự lựa chọn trước hoàn cảnh, từ đó bộc lộ nhân cách của
mình. Nét chung của tầng lớp trí thức trong truyện của Nguyễn Khải
là sự mặc cảm mình đang lạc thời, lầm thời nhưng không vì thế mà trở


7

thành kẻ hèn. Họ luôn tìm cách vượt lên hoàn cảnh để thích ứng với
nó.” [20, tr. 41]. Trong những bài phê bình tiểu luận về
văn học Việt Nam sau 1975 có hai bài viết có đề cập trực tiếp tới nhân
vật trí thức là bài Về một xu hướng tiểu thuyết đang phát triển của
Nguyễn Đăng Mạnh (Báo Nhân dân, ngày 26/10/1985) và bài Mấy
vấn đề về nhân vật của văn xuôi Việt Nam sau 1975 của Nguyễn Thị
Bình (in trong tập 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng Tháng
Tám. NXB ĐHQG, H., 1996). Trong bài viết Về một xu hướng tiểu
thuyết đang phát triển, tác giả Nguyễn Đăng Mạnh đã chỉ ra rằng văn
học Việt Nam từ sau cách mạng Tháng Tám, thời kỳ nào cũng có nhân
vật trí thức. Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh về vai trò quan trọng
của loại nhân vật này trong văn xuôi thời kỳ đổi mới: “Nhân vật cách
mạng có tri thức, hay nói cách khác, nhân vật công nông trí thức hoá
ngày càng được quan tâm và trở thành nhân vật trung tâm trong nhiều
tác phẩm gần đây.” [51, tr. 463]. Trong bài Mấy vấn đề về nhân vật
của văn xuôi Việt Nam sau 1975 tác giả Nguyễn Thị Bình đã có nhận
định tương tự khi cho rằng nhân vật trí thức đang trở thành nhân vật
trung tâm trong cơ cấu thành phần nhân vật của văn xuôi Việt Nam
giai đoạn hiện nay và bước đầu lý giải những nguyên nhân cả chủ
quan lẫn khách quan dẫn đến sự xuất hiện hàng loạt các tác phẩm có
xây dựng nhân vật trí thức: “Văn xuôi sau 1975 phát triển trong bối
cảnh đất nước chuyển đổi cơ chế kinh tế, giao lưu văn hoá nhiều
chiều, ý thức cá nhân được sự cổ vũ của cơ chế thị trường trỗi dậy
mạnh mẽ. Nhu cầu thức tỉnh gắn liền với cảm hứng khám phá, nghiền
ngẫm hiện thực, nhu cầu công bố tư tưởng riêng trong thái độ “nhập
cuộc” của nhà văn… có lẽ đây là những nguyên nhân xâu xa của việc
xuất hiện một cách phổ biến nhân vật trí thức.” [5, tr. 223]. Tác giả


8

Nguyễn Thị Bình cũng đã đưa ra những nhận xét về hạn chế của nhân
vật trí thức trong văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung: “Cho đến
thời điểm này, chưa có nhân vật trí thức nào đạt tới cái mốc mà nhân
vật người lính và người nông dân trong văn xuôi đã đạt tới.” [5, tr.
224]
Nhìn chung, cho đến nay tình hình nghiên cứu về nhân vật trí
thức trong văn xuôi hiện đại nói chung và trong văn xuôi thời kỳ đổi
mới nói riêng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu mà loại nhân vật này
đặt ra, chưa khái quát được những đặc điểm của hình tượng nhân vật
trí thức, xu hướng thể hiện nó trong các tác phẩm cũng như những
đóng góp của nó cho sự phát triển nghệ thuật văn xuôi.

3. NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
CỦA LUẬN VĂN

3.1. Luận văn không thể đề cập đến tất cả sự phong phú đa dạng
trong phong cách thể hiện nhân vật trí thức trong văn xuôi thời kỳ đổi
mới mà chỉ tập trung vào các phương diện cơ bản sau:
+ Qúa trình tiến hoá của nhân vật trí thức trong văn xuôi Việt
Nam hiện đại.
+ Các xu hướng thể hiện nhân vật trí thức trong văn xuôi thời
kỳ đổi mới
+ Nhân vật trí thức với tư cách là một nhân tố góp phần phát
triển nghệ thuật văn xuôi.

3.2. Đối tượng khảo sát của luận văn là nhân vật trí thức trong
văn xuôi thời kỳ đổi mới, nhưng mốc thời gian “thời kỳ đổi mới” chỉ


9

có tính chất tương đối. Đường lối đổi mới của Đảng được chính thức
hoá từ Đại hội VI của Đảng năm 1986 nhưng công cuộc đổi mới phải
kể từ những năm 1980, đây cũng là thời gian xuất hiện nhiều tư tưởng
văn học mới trên cả lĩnh vực sáng tác và lý luận phê bình. Vì vậy
những tác phẩm văn xuôi thể hiện nhân vật trí thức xuất hiện trong
khoảng thời gian cuối những năm 1970 đầu những năm 1980 vẫn
thuộc phạm vi nghiên cứu, khảo sát của chúng tôi trong luận văn này.

3.3. Số lượng tác phẩm văn xuôi thời kỳ đổi mới có xây dựng
nhân vật trí thức là rất lớn. Do vậy luận văn buộc phải bỏ qua rất
nhiều tác phẩm để có điều kiện đi sâu vào một số tác giả, tác phẩm
tiêu biểu.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Phương pháp luận nghiên cứu

Trong luận văn này chúng tôi sử dụng phương pháp luận mác
xít, lấy quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cái gốc
trong khi xem xét mối quan hệ phức tạp giữa nhân vật và tác phẩm,
nhân vật và tác giả cũng như giữa tác phẩm và thời đại. Trong khi
phân tích các đặc điểm của hình tượng nhân vật trí thức chúng tôi luôn
ý thức về sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức nghệ
thuật của một tác phẩm văn học.

4.2. Phương pháp nghiên cứu chuyên biệt



10

Để giải quyết nhiệm vụ cụ thể của 3 chương của luận văn chúng
tôi vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu chuyên biệt thuộc
phương pháp luận nghiên cứu văn học và không tuyệt đối hoá một
phương pháp nào. Những phương pháp nghiên cứu chuyên biệt được
sử dụng nhiều nhất là phương pháp phân tích ngữ văn, phương pháp
thống kê, phương pháp so sánh hệ thống và phương pháp lịch sử - xã
hội.

4.3. Chúng tôi dựa vào lý luận về nhân vật văn học, hình tượng
văn học, cấu trúc tác phẩm văn xuôi làm cơ sở để phân tích hình tượng
người trí thức trong các tác phẩm văn xuôi cụ thể.

Chúng tôi cũng tham khảo những kết quả nghiên cứu của các
nhà lý luận phê bình và các nhà văn trong các công trình nghiên cứu,
các bài phê bình tiểu luận, các bài báo về văn học Việt Nam đã được
công bố trên sách báo.

5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

Luận văn lần đầu tiên cố gắng đem lại một cái nhìn mang tính
hệ thống về những bước tiến hoá của hình tượng nhân vật trí thức
trong văn học Việt Nam hiện đại từ đầu thế kỷ 20 đến thời kỳ đổi mới.
Riêng giai đoạn văn học từ sau 1975 đến nay, đặc biệt là từ thời kỳ đổi
mới, hình tượng người trí thức không chỉ được mô tả, hệ thống hoá mà
còn được cắt nghĩa, đánh giá, chỉ ra những đặc điểm chính, những xu
hướng thể hiện và vai trò quan trọng của nó trong việc phát triển nghệ
thuật văn xuôi.


11


6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm bốn phần: Mở đầu, nội dung, kết luận và danh
mục tài liệu tham khảo
Phần nội dung gồm ba chương:
Chương một: Vị trí nhân vật trí thức trong văn xuôi Việt Nam hiện
đại
1. Hệ thống nhân vật của văn xuôi Việt Nam hiện đại
1.1. Khái niệm nhân vật văn học
1.2. Hệ thống nhân vật trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
1.3. Tính giao thoa của nhân vật
1.4. Nhân vật trí thức
2. Lý do ra đời của nhân vật trí thức
2.1. Lý do khách quan
2.2. Lý do chủ quan
3. Những bước tiến hoá của nhân vật trí thức trong văn xuôi Việt Nam
hiện đại
3.1. Nhân vật trí thức trong văn xuôi giai đoạn đầu thế kỷ 20
3.2. Nhân vật trí thức trong văn xuôi giai đoạn 1930-1945
3.3. Nhân vật trí thức trong văn xuôi thời kỳ chống Pháp
3.4. Nhân vật trí thức trong văn xuôi thời kỳ chống Mỹ
3.5. Nhân vật trí thức trong văn xuôi thời kỳ đổi mới


12

Chương hai: Hình tượng người trí thức trong văn xuôi thời kỳ đổi
mới

1. Bối cảnh lịch sử
2. Các xu hướng thể hiện hình tượng người trí thức trong văn xuôi
thời kỳ đổi mới
2.1. Xu hướng khai thác lịch sử
2.2. Xu hướng nhập cuộc hiện tại
2.3. Xu hướng phê phán và hoài nghi

Chương ba: Nhân vật trí thức với tư cách là một nhân tố góp phần
phát triển nghệ thuật văn xuôi
1. Vai trò của nhân vật trí thức trong cấu trúc hướng nội
1.1. Các mô hình cấu trúc tác phẩm văn xuôi
1.2. Vai trò của nhân vật trí thức trong cấu trúc hướng nội
2. Vai trò của nhân vật trí thức đối với sự đổi mới nghệ thuật tiểu
thuyết.















13











14

PHẦN II: NỘI DUNG

Chương một:
VỊ TRÍ CỦA NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG VĂN XUÔI
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

1. Hệ thống nhân vật của văn xuôi Việt Nam hiện đại

1.1. Khái niệm nhân vật văn học

Nhân vật văn học là đơn vị nghệ thuật quan trọng bậc nhất trong
tác phẩm văn học, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Nhân
vật văn học có thể là những con người cụ thể có tên, có thể là những
nhân vật không tên, có thể là những con vật trong truyện thần thoại cổ
tích, truỵên thiếu nhi… cũng có khi nhân vật văn học được sử dụng
một cách ẩn dụ không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện
tượng nổi bật trong tác phẩm, chẳng hạn hình tượng Xà Nu trong
truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành hay “nhân vật chiếc

quan tài” trong truyện ngắn Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan …
Nhưng nhân vật văn học chủ yếu vẫn là con người trong tác phẩm văn
học, do vậy khái niệm nhân vật văn học được phát biểu dựa trên thuộc
tính đó: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác
phẩm văn học.’’ (Từ điển thuật ngữ văn học) [15, tr. 162]. Nhân vật
văn học có thể chia thành nhiều loại hình đa dạng:
+ Dựa vào chức năng nghệ thuật, nhân vật được chia thành
nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm, nhân vật chính diện,
nhân vật phản diện…

15

+ Dựa vào thể loại văn học ta có nhân vật tự sự, nhân vật trữ
tình, nhân vật kịch.
+ Dựa vào cấu trúc hình tượng, nhân vật được chia thành nhân
vật chức năng (hay nhân vật mặt nạ), nhân vật loại hình, nhân vật tính
cách, nhân vật tư tưởng…
+ Dựa vào thành phần xã hội ta có thể chia thành các loại
nhân vật: nhân vật nông dân, quân nhân, trí thức, phụ nữ, thanh niên,
thiếu niên, người lao động…

1.2. Hệ thống nhân vật trong văn xuôi Việt Nam hiện đại

Từ đầu thế kỷ 20, văn học Việt Nam bước vào một giai đoạn
mới, từng bước hiện đại hoá toàn diện từ quan điểm thẩm mỹ, thể tài,
thể loại, kết cấu tác phẩm đến ngôn ngữ văn học. Hệ thống nhân vật
văn học cũng ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Hầu như trong xã
hội tồn tại tầng lớp người nào thì trong văn học cũng xuất hiện loại
nhân vật tương ứng. Nhìn từ góc độ thành phần xã hội, hệ thống nhân
vật trong văn học Việt Nam hiện đại gồm có những loại nhân vật sau:

+ Người nông dân
+ Người công nhân
+ Người trí thức
+ Người phụ nữ
+ Người thanh niên
+ Trẻ em
+ Một loại nhân vật đặc biệt là nhân vật lãnh tụ


16

Do yêu cầu phản ánh hiện thực cuộc sống phong phú và đa
dạng nên hình tượng nhân vật của văn học hiện đại thường không
thuần nhất, các loại nhân vật nhiều khi có hiện tượng giao thoa với
nhau, gây nên tình trạng một nhân vật văn học cùng lúc mang trong
mình những đặc điểm của hai hay nhiều tầng lớp xã hội khác nhau.

1.3. Tính giao thoa của nhân vật

Sự phân chia nhân vật văn học theo thành phần xã hội như trên
chỉ mang tính chất tương đối nhằm nhấn mạnh một trong nhiều đặc
trưng của nhân vật và phục vụ cho một yêu cầu nghiên cứu cụ thể.
Trong thực tế văn học, một nhân vật cùng lúc có thể thuộc nhiều loại
nhân vật khác nhau. Đó là tính “giao thoa” của nhân vật văn học. Ta
có thể hình dung tính giao thoa ấy bằng sơ đồ sau:
Trí thức + Quân nhân + Nông dân + Công nhân + Thanh niên +
Phụ nữ…
Tính giao thoa của nhân vật tạo nên sự phong phú đa dạng của
nhân vật văn học nhưng cũng gây nhiều khó khăn cho quá trình phân
loại và nghiên cứu.


1.4. Nhân vật trí thức

Cơ sở xã hội của nhân vật trí thức là người trí thức. Trong tiếng
La Tinh, thuật ngữ trí thức (intrlligentia) chỉ những người có hiểu biết,
có tri thức. Tầng lớp xã hội này bao gồm những người chuyên lao
động trí óc (có trình độ chuyên môn cao). Theo Lênin, bao hàm trong
trí thức là: “… tất cả những người có học thức, đại diện cho những

17

nghề tự do nói chung, đại diện cho lao động trí óc (Brain worker, như
người Anh vẫn nói), khác với những đại diện cho lao động chân
tay.”(dẫn theo Nguyễn Văn Khánh - Một số vấn đề về trí thức Việt
Nam) [29, tr. 11]. Nhìn chung trong nhiều dấu hiệu về trí thức ta thấy
có hai dấu hiệu cơ bản:
+ Lao động trí óc có chuyên môn
+ Có trình độ học vấn
Một số học giả khác thì cho rằng ngoài các dấu hiệu trên, trí
thức không thể là người thiếu văn hoá và đạo đức. Quan niệm đó phù
hợp với quan niệm Đức – Tài của chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng và
nhân dân ta khi nói đến nhân cách của con người Việt Nam, trong đó
có trí thức.
Với thiên chức và đặc trưng riêng của mình, bằng lao động trí
tuệ mang tính chất chuyên nghiệp cao, đội ngũ trí thức sáng tạo ra
những sản phẩm tinh thần như những phát minh khoa học, những sáng
tác văn học, những công trình khoa học công nghệ, những tác phẩm
khảo cứu, dịch thuật, những giáo trình và sách giáo khoa… và rất
nhiều loại hình sản phẩm văn hóa, khoa học, nghệ thuật khác, tạo nên
diện mạo tinh thần của xã hội, góp phần quan trọng vào việc định

hướng tư tưởng, xây dựng đạo đức, lối sống, phát triển đời sống văn
hóa, xã hội. Xã hội càng phát triển thì đội ngũ trí thức càng đông đảo
và vai trò xã hội của trí thức càng trở nên quan trọng. Chức năng của
văn học là phản ánh hiện thực cho nên sự xuất hiện của nhân vật trí
thức trong văn học là một tất yếu do yêu cầu khách quan của lịch sử.
Nếu khái niệm trí thức trong đời sống xã hội không thể được
tiếp cận một cách tĩnh tại thì quan niệm về nhân vật trí thức trong tác
phẩm văn học lại càng có biên độ dao động lớn hơn. Văn học phản

18

ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật, nên không thể đơn giản
dựa vào những tiêu chí cố định về học vấn và nghề nghiệp để xác định
nhân vật trí thức. Chẳng hạn nhân vật cô bé Hoài (trong tiểu thuyết
Thiên sứ của Phạm Thị Hoài) chỉ có trình độ văn hoá lớp 10/10 nhưng
đã được nhà văn tạo cho một “phông văn hoá” khá cao để có thể phán
xét về thực trạng văn hoá xã hội cũng như nhiều vấn đề khác đang tồn
tại trong cuộc sống. Hay các nhân vật Năm Trà (trong Cù lao tràm của
Nguyễn Mạnh Tuấn), Tùng, Minh, Đào (trong Mảnh đất lắm người
nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường)… tuy chỉ là những cán bộ xã
nhưng có tri thức khoa học, có lối tư duy và phong cách làm việc mới
đã và đang đem lại những thay đổi lớn lao cho bộ mặt nông thôn Việt
Nam trong thời kỳ dổi mới hiện nay… Do được thể hiện mang đậm
những đặc trưng của người trí thức như vậy nên các nhân vật trên cần
được xem xét như là những nhân vật trí thức.
Nhân vật trí thức trong văn học rất phong phú, đa dạng, đại diện
cho nhiều thành phần trí thức, từ trí thức bác học đến trí thức bình
dân; nhân vật trí thức cũng được thể hiện trong mọi lĩnh vực: khoa
học, giáo dục, công nghiệp, nông nghiệp, chính trị, ngoại giao, hành
pháp, nghệ thuật, tôn giáo, văn hoá, y tế, dịch vụ,… nhân vật trí thức

cũng gồm đủ mọi thành phần: thanh niên, trung niên, nam giới, nữ
giới, trí thức trẻ và sinh viên, trí thức về hưu, trí thức là người dân tộc
thiểu số …
Như vậy nhân vật trí thức là loại nhân vật không thể thiếu trong
hệ thống nhân vật văn học. Sự ra đời và phát triển của nhân vật trí
thức góp phần hoàn thiện diện mạo của văn học Việt Nam hiện đại.

2. Lý do ra đời của nhân vật trí thức

19


2.1. Lý do khách quan
Xã hội càng phát triển thì đội ngũ trí thức càng trở nên đông
đảo và càng có vị trí quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội. ở những giai đoạn lịch sử khác nhau, tầng lớp trí thức có những
khác nhau về trình độ học vấn, về cơ cấu nghề nghiệp, về tư tưởng
chính trị… nhưng dù có những khác biệt về trình độ thì người trí thức
vẫn luôn đại diện cho trí tuệ đương thời, cho đỉnh cao học vấn mà xã
hội đạt được, đại diện cho trình độ lao động trí óc, cũng là trình độ văn
minh của xã hội; họ có sứ mạng phổ biến, duy trì, phát triển văn hoá
của dân tộc nói riêng và của nhân loại nói chung. Do đó sự ra đời của
nhân vật trí thức trong văn học là một tất yếu khách quan.

2.2. Lý do chủ quan

Văn học phản ánh cuộc sống và con người. Viết văn bao giờ
cũng là một hoạt động nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống và đối
với chính bản thân nhà văn. Văn học thời trung đại hướng tới cái
chung, “cái quan phương”, với mục đích “văn dĩ tải đạo” nên yếu tố

cá nhân của nhà văn càng mờ nhạt bao nhiêu thì càng đưa được “Đạo”
đi xa bấy nhiêu. Bước sang thời kỳ văn học hiện đại, quan niệm về
sáng tạo nghệ thuật đã đổi khác, dấu ấn của chủ thể nhà văn, cái tôi
của người cầm bút hiện lên rõ nét qua từng trang sách. Đặc biệt là từ
thời kỳ đổi mới, bên cạnh yêu cầu phản ánh cuộc sống, nhà văn cũng
có nhu cầu nhận thức và khẳng định chính bản thân mình, nhiều nhà
văn đã mạnh dạn đưa kinh nghiệm cá nhân lên ngang hàng với kinh
nghiệm cộng đồng. Nhân vật trí thức với đặc điểm giàu suy tư trăn trở,

20

giàu lý tưởng hoài bão, luôn luôn có nhu cầu nhìn sâu vào bản thân
mình để tự nhận thức, là loại nhân vật đáp ứng được nhiều nhất nhu
cầu thể hiện “cái tôi” của người cầm bút.

3. Những bước tiến hoá của nhân vật trí thức trong văn xuôi Việt
Nam hiện đại

Nhân vật trí thức không phải là sản phẩm riêng của văn học thời
kỳ đổi mới. Cùng với nhân vật người nông dân, công nhân và người
lính, nhân vật trí thức là một nhân vật lớn của văn học Việt Nam hiện
đại. ở những giai đoạn văn học khác nhau, nhân vật trí thức được thể
hiện với những đặc điểm khác nhau.

3.1. Nhân vật trí thức trong văn xuôi giai đoạn đầu thế kỷ 20

Nhân vật trí thức đã xuất hiện trong một số tiểu thuyết và truyện
ngắn đầu thế kỷ 20 nhưng còn mờ nhạt, chưa phải là những nhân vật
tiêu biểu cho vai trò xã hội và tâm tư tình cảm của tầng lớp trí thức
đương thời. Các nhân vật Tố Tâm, Đạm Thuỷ trong Tố Tâm của

Hoàng Ngọc Phách tiêu biểu cho lớp thanh niên trí thức Tây học đấu
tranh cho quyền tự do đòi giải phóng cá nhân, chống lại sự trói buộc
của lễ giáo phong kiến. Các nhân vật Phủ Lê (nhà Nho thanh liêm),
Dương Văn (Nho sinh có trí và có tài) trong Nho Phong của Nguyễn
Tường Tam còn mang nặng dáng dấp các trí thức Nho giáo chứ chưa
tiêu biểu cho tầng lớp trí thức Tây học đương thời. Các tác phẩm của
Hồ Biểu Chánh xây dựng nhiều kiểu nhân vật thuộc đủ các giai cấp,
tầng lớp xã hội, trong đó có các nhân vật trí thức như thông ngôn, ký

21

lục, nhà Nho, thầy tu, nghệ sĩ giang hồ,… nhưng “chất trí thức” trong
các nhân vật này không được nhà văn đi sâu khai thác.

3.2. Nhân vật trí thức trong văn xuôi giai đoạn 1930 – 1945

Trong văn học giai đoạn 30 – 45, nhân vật trí thức chiếm một
vai trò khá quan trọng trong hệ thống nhân vật và được thể hiện phong
phú đa dạng hơn rất nhiều so với thời kỳ trước. ở giai đoạn đầu của Tự
Lực Văn Đoàn, nhân vật trí thức được thể hiện ít nhiều mang tính tích
cực: Dũng, Trúc, Loan trong Đôi Bạn của Nhất Linh, Lộc trong Nửa
chừng xuân của Khái Hưng, đã đấu tranh quyết liệt chống lại lễ giáo
phong kiến, đề cao tinh thần dân tộc tư sản. Họ muốn quay lưng lại lối
sống sa đọa, tù túng của xã hội phong kiến trưởng giả, muốn thoát ly
khỏi cuộc sống tầm thường để vươn tới lẽ sống cao đẹp hơn. Họ khao
khát được hành động, được lên đường cho dù hành động một cách mơ
hồ và lên đường chỉ để được “xê dịch”. Dũng, Trúc, Thái, Xuân (Đôi
bạn) đã thoát ly cuộc sống gia đình, tìm cách vượt biên ra nước ngoài
hoạt động nhưng không ai biết họ làm những gì và đi theo lý tưởng
nào. Những nhân vật trí thức của Tự Lực Văn Đoàn thời kỳ sau không

còn yếu tố lãng mạn tích cực ấy nữa. Trương trong Bướm trắng của
Nhất linh, Cảnh trong Thanh đức của Khái Hưng đã đầu hàng lối sống
tư sản, đi vào con đường hưởng thụ trác táng.
Nhân vật trí thức trong văn xuôi hiện thực phê phán được các
nhà văn thể hiện theo hai xu hướng chính: Người trí thức yêu nước
đang ở thời kì nhận đường, đang đi tìm phương hướng trong các sáng
tác của Nam Cao, và người trí thức yêu nước nhưng không có phương
hướng trong các sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Các nhân vật trí thức

22

của Nam Cao như Hộ (Đời thừa), Điền (Trăng sáng), Thứ (Sống mòn)
đều ôm ấp những ước mơ đẹp đẽ, những dự định lớn lao. Họ mơ ước
trở thành những nhà văn có tên tuổi, họ khao khát trở thành những nhà
giáo tận tụy với nghề… Nhưng hiện thực cuộc sống đen tối trước cách
mạng đã vùi dập họ không thương tiếc, bẻ gãy những ước mơ và dồn
họ vào bi kịch “chết mòn” về tinh thần. Hình tượng người trí thức
trong tác phẩm của Nam Cao đã được nâng lên một chất lượng nghệ
thuật mới, không thi vị hoá như người trí thức trong văn xuôi Tự Lực
Văn Đoàn, cũng không phiến diện, cực đoan như nhân vật trí thức của
Vũ Trọng Phụng. Nam Cao đã dùng ngòi bút tỉnh táo để khám phá
đến tận cùng mọi ngóc ngách trong tâm hồn, tư tưởng của người trí
thức tiểu tư sản có ước mơ, lý tưởng nhưng cũng có những mặt hèn
kém. Nhân vật trí thức của Nam Cao không dễ dàng đầu hàng, buông
xuôi để bị tha hoá mà luôn đấu tranh để vươn lên lẽ sống cao đẹp. Tuy
chưa thấy được hướng đi, nhiều lúc còn bi quan, tuyệt vọng nhưng
nhân vật trí thức của Nam Cao vẫn có một điểm tựa nhất định: họ
sống gắn bó đầy yêu thương với quần chúng lao động. Chính điểm tựa
này đã giúp cho họ không bị trượt ngã trước những thử thách cam go
của cuộc sống và luôn là những người “nhập cuộc”.

Nhân vật trí thức trong các sáng tác của Vũ Trọng Phụng
được miêu tả có phần phiến diện và cực đoan. Họ là những người yêu
nước nhưng không có phương hướng và mang tư tưởng cải lương chủ
nghĩa. Quế Lâm, Tú Anh trong Giông tố là những thanh niên trí thức
xuất thân Tây học, họ căm ghét những thói xấu xa của xã hội nhưng
không có cách gì chống lại nó. Phú trong Vỡ đê là một học sinh thất
nghiệp trở về quê muốn đem ánh sáng tri thức soi sáng cho những
mông muội của người dân xứ mình. Anh ta căm ghét áp bức bóc lột,

23

cùng người nông dân nổi dậy biểu tình nhưng lại hi vọng hão huyền
vào lòng tốt của giai cấp thống trị… Tính ảo tưởng của các nhân vật
trí thức của Vũ Trọng Phụng có căn nguyên từ những quan điểm mang
tính cải lương chủ nghĩa của chính tác giả.
Nhân vật trí thức trong văn học cách mạng trước 1945,
chủ yếu là trong các tác phẩm được sáng tác và truyền bá từ hải ngoại
của Nguyễn ái Quốc, là những người “nhập cuộc” có tinh thần chiến
đấu cao, tiêu biểu là nhân vật “tôi” trong Vi hành và nhân vật Phan
Bội Châu trong Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu… Tuy
xuất hiện không nhiều nhưng những nhân vật trí thức trong các tác
phẩm văn học cách mạng đã có tác dụng to lớn trong việc giác ngộ
tinh thần yêu nước cho tầng lớp thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ.

3.3. Nhân vật trí thức trong văn xuôi thời chống Pháp

Trong văn xuôi thời kì chống Pháp nhân vật trung tâm là quần
chúng công – nông – binh, nhưng nhân vật trí thức vẫn được các nhà
văn dành cho một sự quan tâm đáng kể. Nhân vật trí thức trong văn
học thời kì này được thể hiện theo hai xu hướng chính: ca ngợi người

trí thức tích cực nhập cuộc cùng nhân dân trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc trong các sáng tác của Nguyễn Đình Thi, Võ Huy Tâm
và xu hướng phê phán một bộ phận trí thức lừng chừng, hoài nghi
chưa hoà nhập với cuộc sống kháng chiến của nhân dân trong các sáng
tác của Nam Cao.
Truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao được coi là tuyên ngôn
sống và tuyên ngôn nghệ thuật của một thế hệ trí thức văn nghệ sỹ đi
theo cách mạng ở thời kỳ “nhận đường”. Hai nhân vật trí thức trong

×