ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
L
L
Ê
Ê
T
T
H
H
Ị
Ị
H
H
I
I
Ề
Ề
N
N
K
K
H
H
Ả
Ả
O
O
S
S
Á
Á
T
T
V
V
À
À
N
N
G
G
H
H
I
I
Ê
Ê
N
N
C
C
Ứ
Ứ
U
U
M
M
Ộ
Ộ
T
T
S
S
Ố
Ố
T
T
R
R
U
U
Y
Y
Ệ
Ệ
N
N
T
T
H
H
Ơ
Ơ
T
T
I
I
Ê
Ê
U
U
B
B
I
I
Ể
Ể
U
U
C
C
Ủ
Ủ
A
A
N
N
G
G
Ư
Ư
Ờ
Ờ
I
I
T
T
H
H
Á
Á
I
I
Ở
Ở
V
V
I
I
Ệ
Ệ
T
T
N
N
A
A
M
M
L
L
U
U
Ậ
Ậ
N
N
Á
Á
N
N
T
T
I
I
Ế
Ế
N
N
S
S
Ĩ
Ĩ
V
V
Ă
Ă
N
N
H
H
Ọ
Ọ
C
C
Hà Nội – 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
L
L
Ê
Ê
T
T
H
H
Ị
Ị
H
H
I
I
Ề
Ề
N
N
K
K
H
H
Ả
Ả
O
O
S
S
Á
Á
T
T
V
V
À
À
N
N
G
G
H
H
I
I
Ê
Ê
N
N
C
C
Ứ
Ứ
U
U
M
M
Ộ
Ộ
T
T
S
S
Ố
Ố
T
T
R
R
U
U
Y
Y
Ệ
Ệ
N
N
T
T
H
H
Ơ
Ơ
T
T
I
I
Ê
Ê
U
U
B
B
I
I
Ể
Ể
U
U
C
C
Ủ
Ủ
A
A
N
N
G
G
Ư
Ư
Ờ
Ờ
I
I
T
T
H
H
Á
Á
I
I
Ở
Ở
V
V
I
I
Ệ
Ệ
T
T
N
N
A
A
M
M
C
C
h
h
u
u
y
y
ê
ê
n
n
n
n
g
g
à
à
n
n
h
h
:
:
V
V
ă
ă
n
n
h
h
ọ
ọ
c
c
d
d
â
â
n
n
g
g
i
i
a
a
n
n
M
M
ã
ã
s
s
ố
ố
:
:
6
6
2
2
2
2
2
2
3
3
6
6
0
0
1
1
L
L
U
U
Ậ
Ậ
N
N
Á
Á
N
N
T
T
I
I
Ế
Ế
N
N
S
S
Ĩ
Ĩ
V
V
Ă
Ă
N
N
H
H
Ọ
Ọ
C
C
N
N
g
g
ư
ư
ờ
ờ
i
i
h
h
ư
ư
ớ
ớ
n
n
g
g
d
d
ẫ
ẫ
n
n
k
k
h
h
o
o
a
a
h
h
ọ
ọ
c
c
:
:
G
G
S
S
.
.
T
T
S
S
L
L
ê
ê
C
C
h
h
í
í
Q
Q
u
u
ế
ế
T
T
S
S
.
.
N
N
g
g
u
u
y
y
ễ
ễ
n
n
T
T
h
h
ị
ị
N
N
g
g
u
u
y
y
ệ
ệ
t
t
Hà Nội – 2013
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
HTTVV.Nam : Hợp tuyển thơ văn Việt Nam
HTVH.Lào : Hợp tuyển văn học Lào
KHC.Thần : Kim hồ chi thần
Nxb : Nhà xuất bản
TĐVHĐN.Á : Từ điển văn học Đông Nam Á
TTDT.Thái : Truyện thơ dân tộc Thái
TTTOT.Bắc : Truyện thơ Thái ở Tây Bắc
TTTCDG.Thái : Truyện thơ trường ca dân gian Thái
TTVHCDTTSV.Nam : Tuyển tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam
TTVHDGCDTTSV.Nam : Tuyển tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số
Việt Nam
TTVHINOV.Nam : Tuyển tập văn học ít người ở Việt Nam
TTVHV.Nam : Tuyển tập văn học Việt Nam
TTVĐDTOMTN.An : Truyện thơ và đồng dao Thái ở miền Tây Nghệ An
tr. : trang
VHDGT.Lan : Văn hóa dân gian Thái Lan
VHDTI.Người : Văn học dân tộc ít người
VHTN.An : Văn hóa Thái Nghệ An
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
2.1. Điểm lại việc sưu tầm, công bố truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam 3
2.2. Lịch sử nghiên cứu truyện thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và
truyện thơ Thái ở Việt Nam nói riêng 8
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 19
3.1. Đối tượng nghiên cứu 19
3.2. Phạm vi nghiên cứu 19
3.3. Phạm vi tư liệu khảo sát 20
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 21
5. Những đóng góp mới của luận án 22
6. Cấu trúc luận án 23
NỘI DUNG 23
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỘC NGƢỜI THÁI VÀ TRUYỆN THƠ
THÁI Ở VIỆT NAM 24
1.1. Tổng quan về tộc ngƣời Thái ở Việt Nam 24
1.1.1. Địa bàn cư trú, dân cư, dân số 24
1.1.2. Lịch sử phát triển tộc người 26
1.1.3. Đặc trưng văn hóa tộc người 29
1.2. Một số vấn đề về truyện thơ các dân tộc thiểu số 35
1.2.1. Khái niệm truyện Nôm và truyện thơ các dân tộc thiểu số 35
1.2.2. Đặc điểm truyện thơ các dân tộc thiểu số 38
1.3. Truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam 44
1.3.1. Khảo sát số lượng truyện thơ Thái 44
1.3.2. Phân loại truyện thơ Thái 46
1.3.3. Nguồn khai thác đề tài cốt truyện của truyện thơ Thái 54
1.3.4. Dị bản và vấn đề địa phương hóa cốt truyện 64
CHƢƠNG 2: KẾT CẤU CỐT TRUYỆN, NHÂN VẬT VÀ NGÔN NGỮ
TRUYỆN THƠ 72
2.1. Kết cấu cốt truyện truyện thơ Thái 72
2.1.1. Dạng kết cấu cốt truyện dựa trên nội dung của dân ca 73
2.1.2. Dạng kết cấu cốt truyện dựa trên cốt truyện của truyện cổ tích 76
2.1.3. Vấn đề sử dụng motif truyện cổ dân gian trong truyện thơ Thái 83
2.1.4. Mô hình kết cấu cốt truyện 90
2.2. Nhân vật truyện thơ Thái 100
2.2.1. Khảo sát loại hình nhân vật truyện thơ 100
2.2.2. Xu hướng biến đổi của nhân vật truyện thơ so với dân ca và truyện cổ 114
2.3. Ngôn ngữ truyện thơ Thái 118
2.3.1. Chất trữ tình trong ngôn ngữ truyện thơ Thái 118
2.3.2. Hiện tượng đan xen ngôn ngữ và việc sử dụng điển cố, điển tích 129
2.3.3. Công thức mở đầu – kết thúc và chuyển đoạn 134
CHƢƠNG 3: TRUYỆN THƠ THÁI Ở VIỆT NAM TRONG TƢƠNG QUAN SO
SÁNH LOẠI HÌNH VỚI TRUYỆN THƠ THÁI Ở MỘT SỐ NƢỚC 143
3.1. Truyện thơ Thái ở Vân Nam (Trung Quốc) và một số nƣớc Đông
Nam Á 143
3.1.1. Truyện thơ Thái ở Vân Nam (Trung Quốc) 143
3.1.2. Truyện thơ Thái ở Thái Lan 151
3.1.3. Truyện thơ Thái ở Lào 161
3.2. Sự tƣơng đồng và khác biệt giữa truyện thơ Thái ở Việt Nam với truyện
thơ Thái ở Vân Nam (Trung Quốc) và một số nƣớc Đông Nam Á 168
3.2.1. Nguồn đề tài cốt truyện 169
3.2.2. Kết cấu cốt truyện 175
3.2.3. Nhân vật 184
3.3. Lý giải nguyên nhân của sự tƣơng đồng và khác biệt 188
3.3.1. Lý giải nguyên nhân của sự tương đồng 189
3.3.2. Lý giải nguyên nhân của sự khác biệt 196
KẾT LUẬN 204
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 208
TÀI LIỆU THAM KHẢO 209
PHỤ LỤC 226
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Truyện thơ là thể loại có vị trí quan trọng trong kho tàng văn học Việt Nam.
Truyện thơ ra đời đã đánh dấu bước phát triển mới của văn học các dân tộc (dân
tộc Kinh và các dân tộc thiểu số). Từ trước đến nay, việc đi sâu nghiên cứu thể
loại truyện thơ theo từng dân tộc luôn là một hướng đi mới mẻ và thu được nhiều
thành tựu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thể loại truyện thơ theo hướng này đang
còn dừng lại ở mức độ khiêm tốn với hai công trình nghiên cứu: Truyện Nôm,
lịch sử hình thành và bản chất thể loại
1
của GS. Kiều Thu Hoạch và Truyện thơ
Tày – nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại của PGS. Vũ Anh
Tuấn. Hiện nay, thể loại truyện thơ của nhiều dân tộc thiểu số khác như: dân tộc
Thái, dân tộc Chăm, dân tộc Mường, dân tộc Mông… vẫn chưa được giới khoa
học nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống.
1.2. Ở Việt Nam, dân tộc Thái là một trong những dân tộc thiểu số có số dân
đông (sau dân tộc Tày), đồng thời giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước. Dân tộc Thái tập trung
sinh sống chủ yếu ở các tỉnh: Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình,
Thanh Hóa, Nghệ An. Trong quá trình phát triển lâu dài, dân tộc Thái đã sáng tạo
nên một nền văn học dân gian phong phú. Văn học dân gian của dân tộc Thái
phong phú và đa dạng với nhiều thể loại: sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện thơ,
ca dao, tục ngữ, Tất cả được xem là vật thiêng của dân tộc, là hồn của bản, của
mường. Trong kho tàng văn học dân gian ấy, truyện thơ là thể loại chiếm số
lượng lớn và có giá trị độc đáo.
1.3. Truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam từ trước đến nay đã và đang trở
thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, giới nghiên cứu trong cả
nước. Truyện thơ của dân tộc Thái có vinh dự công bố đầu tiên với tác phẩm
Xống chụ xon xao (Sống chụ son sao
2
) do dịch giả Điêu Chính Ngâu thực hiện
vào năm 1957. Tiếp nối hành trình của Điêu Chính Ngâu, nhiều truyện thơ Thái
sau đó lần lượt được sưu tầm, biên dịch bởi các nhà sưu tầm, các dịch giả giàu
1
Trước đây có tên là Truyện Nôm – nguồn gốc và bản chất thể loại (1992)
2
Tên tác phẩm là chữ dùng của dịch giả Điêu Chính Ngâu
2
tâm huyết như: Mạc Phi, Lò Văn Cậy, Vương Trung, Quán Vi Miên (La Quán
Miên), Tô Hợp, Đỗ Thị Tấc,… Đó là chưa kể đến những công trình nghiên cứu
có ý nghĩa quan trọng như: luận án Tiến sĩ Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân
tộc thiểu số của PGS. Lê Trường Phát, luận văn cao học của tác giả Lò Bình
Ninh, Ngô Thị Thanh Quý, Lò Xuân Dừa, Nguyễn Ngọc Anh… Những đề tài
nghiên cứu này đã góp phần khẳng định truyện thơ Thái có ý nghĩa quan trọng, là
một bộ phận không thể thiếu của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu truyện thơ Thái từ trước đến nay đang còn khiêm tốn so
với tầm vóc của nó trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Chúng tôi nhận
thấy rằng truyện thơ của dân tộc Thái nhìn chung vẫn là một đối tượng có sức
hấp dẫn mạnh mẽ để đi sâu nghiên cứu. Bằng việc nghiên cứu truyện thơ Thái
thông qua một số tác phẩm tiêu biểu, chúng tôi muốn góp phần nhỏ bé của mình
trong hành trình đi chinh phục và tìm kiếm những giá trị đích thực của cuộc sống.
1.4. Hiện nay, thể loại truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam được sưu tầm và
công bố với một số lượng lớn tác phẩm. Tuy nhiên, khoảng nửa số lượng tác
phẩm ấy vẫn chưa được dịch sang tiếng phổ thông. Do vậy, đề tài luận án chỉ
giới hạn nghiên cứu qua một số tác phẩm tiêu biểu (cụ thể là những tác phẩm đã
được dịch sang tiếng phổ thông). Việc nghiên cứu truyện thơ của dân tộc Thái ở
Việt Nam qua một số tác phẩm cụ thể sẽ tập trung làm rõ được những đặc điểm
riêng mang tính đặc thù của truyện thơ dân tộc Thái bên cạnh những đặc điểm
chung mang tính phổ quát của thể loại truyện thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Với tất cả những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của luận án
là Khảo sát và nghiên cứu một số truyện thơ tiêu biểu của ngƣời Thái ở Việt
Nam. Với đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ có một cái nhìn hệ thống, tổng quát về
truyện thơ của dân tộc Thái trong tương quan với truyện Nôm của dân tộc Kinh
và truyện thơ các dân tộc thiểu số, đồng thời chúng tôi cũng góp thêm những tư
liệu quý báu mà chúng tôi sưu tầm được để làm phong phú thêm diện mạo của
thể loại truyện thơ ở Việt Nam.
3
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Điểm lại việc sưu tầm, công bố truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Trong Lời mở đầu của Tổng hợp văn học dân gian các dân tộc thiểu số
(tập 21) [97, tr. 15-43], GS. Nguyễn Xuân Kính đã có một cái nhìn khá bao quát
và toàn diện về việc sưu tầm, công bố truyện thơ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
theo từng dân tộc, trong đó có dân tộc Thái. Trong quá trình nghiên cứu, luận án
đã kế thừa những kết quả khảo sát trước đó của GS. Nguyễn Xuân Kính, đồng
thời bổ sung thêm những tư liệu mới (cụ thể là những tư liệu về truyện thơ được
sưu tầm và công bố từ năm 2009 đến nay) để đưa ra một cách hệ thống và đầy đủ
hơn về công tác sưu tầm, công bố truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam.
Năm 1957, lần đầu tiên truyện thơ của dân tộc Thái được đến với bạn đọc
cả nước với tác phẩm Xống chụ xon xao. Bản dịch truyện thơ do Điêu Chính
Ngâu thực hiện, sách được Nxb Hội Nhà văn Hà Nội xuất bản.
Năm 1958, tác phẩm Xống chụ xon xao (Điêu Chính Ngâu, Hà Hem, Cầm
Biêu khảo đính) được Sở Văn hóa khu tự trị Thái Mèo xuất bản, bản tiếng Việt
dài hơn bản đầu tiên (1957) là 30 câu (theo nhận xét của Mạc Phi).
Năm 1960, các tác giả Hà Hem, Lò Văn Cậy, Mạc Phi khảo đính và biên
soạn bản Xống chụ xon xao (tiếng Thái). Ở bản này những chỗ lầm lẫn trong tác
phẩm đã được chỉnh sửa lại, cho nên diễn biến và tình tiết truyện có sự nhất quán
từ đầu đến cuối tác phẩm. Tiếp năm sau đó, dựa vào bản tiếng Thái in năm 1960
Nxb Văn hóa (Hà Nội) đã công bố bản dịch tiếng Việt, ở bản dịch này nhà văn
Mạc Phi đã khảo dị và chú thích hết sức cẩn thận và kĩ lưỡng.
Năm 1962, truyện thơ Thái thứ hai được trích dịch đó là Khun Lú nàng Ủa
(Mạc Phi trích dịch). Bản truyện thơ này cùng với truyện Xống chụ xon xao được
đưa vào phần Văn học thiểu số trong bộ Hợp tuyển thơ văn Việt Nam do Nông
Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Mạc Phi, Hoàng Thao, Hà Văn Thư biên soạn.
Đến tháng 8/1962 Sở Văn hóa khu tự trị Thái Mèo đã cho công bố một văn bản
Khun Lú nàng Ủa in máy, nguyên văn tiếng Thái, dài 1912 câu. Văn bản này
được sưu tầm ở huyện Mường La – Sơn La.
4
Năm 1964, bản dịch Chàng Lú nàng Ủa của Mạc Phi được xuất bản tại
Nxb Văn học, Hà Nội. Ở cuốn sách này, Mạc Phi đã khảo dị, chú thích rất kĩ
lưỡng, cẩn thận và đặc biệt là phần phụ lục tác giả đã đưa thêm truyện cổ cùng
tên của dân tộc Xá để bạn đọc có điều kiện so sánh, đối chiếu.
Năm 1973, truyện thơ Khăm Panh xuất bản lần đầu tiên bởi Ty Văn hóa
Thanh Hóa năm 1973, xuất bản lần tiếp theo bởi Nxb Văn hóa dân tộc năm 1977.
Ở cuốn sách này có cả phần phiên âm tiếng Thái và bản dịch sang ngôn ngữ phổ
thông, do Bùi Văn Tiên, Vương Anh, Hoàng Anh Nhân đảm nhiệm, Vũ Ngọc
Khánh viết lời giới thiệu.
Năm 1973, truyện thơ Xống chụ xon xao (Mạc Phi dịch) được Nxb Văn
học tái bản, có sửa chữa cẩn thận. Tuy nhiên, ở cuốn sách này chỉ có bản dịch
sang ngôn ngữ phổ thông, không có phần phiên âm.
Năm 1977, Nxb Văn hóa dân tộc tái bản Xống chụ xon xao (dùng bản dịch
của Mạc Phi) và Khăm Panh (dùng bản dịch của Bùi Văn Tiên, Vương Anh,
Hoàng Anh Nhân đã xuất bản năm 1973).
Năm 1979, bốn truyện thơ Thái: Tiễn dặn ngƣời yêu (Mạc Phi dịch),
Chàng Lú nàng Ủa (Mạc Phi dịch), Khăm Panh (Bùi Văn Tiên, Vương Anh,
Hoàng Anh Nhân sưu tầm, dịch), Tóng Đón Ăm ca (Lò Văn Sỹ dịch) được đưa
vào quyển 2 trong Tuyển tập văn học dân tộc ít ngƣời (do Nông Quốc Chấn chủ
biên, Hoàng Thao, Hà Văn Thư, Mạc Phi, Trần Văn Tấn biên soạn, chú giải).
Năm 1990, truyện thơ Ú Thêm (Hà Văn Ban, Hoàng Anh Nhân sưu tầm
và biên dịch tại Thanh Hóa) được Nxb Khoa học Xã hội công bố. Ở cuốn sách
này có 3 phần: phần thứ nhất nguyên bản chữ Thái, phần thứ hai là bản phiên âm
tiếng Thái và phần thứ ba là bản dịch ra ngôn ngữ phổ thông, lời giới thiệu do
GS. Đặng Nghiêm Vạn viết.
Năm 1992, ba truyện thơ Thái từng được công bố: Xống chụ xon xao (bản
dịch của Điêu Chính Ngâu), Ú Thêm (bản dịch của Hà Văn Ban, Hoàng Anh
Nhân), Chàng Lú nàng Ủa (bản dịch của Mạc Phi in năm 1964) được đưa vào
quyển thứ hai trong Tuyển tập Văn học ít ngƣời ở Việt Nam do Nxb Khoa học Xã
5
hội ấn hành. Cuốn sách này do GS. Đặng Nghiêm Vạn chủ biên cùng với một số
tác giả khác. Tác phẩm đã kế thừa các thành tựu đã công bố trước đó.
Năm 1993, truyện thơ Hiến Hom Cầm Đôi (Hiễn Hom Cẵm Đôi) được
Nxb Văn hóa dân tộc công bố. Cuốn sách này do tác giả Lò Văn Cậy sưu tầm và
biên soạn, Đinh Văn Ân dịch và tóm tắt cốt truyện. Truyện được sưu tầm ở Sơn
La ngày 24/6/1990, bản phiên âm chữ Thái gồm 1520 câu thơ.
Năm 1996, bốn truyện thơ: Trông Mƣờng, Chim Phƣợng Hoàng, Tạo Hún
Lu nang Ùa Piểm, Nàng Căm chàng Ín (La Quán Miên sưu tầm và dịch) được
đưa vào cuốn sách Truyện thơ và đồng dao Thái ở miền Tây Nghệ An do Nxb
Nghệ An ấn hành. Mỗi tác phẩm đều có phần phiên âm tiếng Thái và bản dịch
sang ngôn ngữ phổ thông, cuối phần phiên âm tiếng Thái có ghi rõ họ tên, địa chỉ
người cung cấp tư liệu tác phẩm. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đồng ý với ý kiến của
GS. Nguyễn Xuân Kính trong Tổng tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số cho
rằng “hai tác phẩm đầu thuộc về dân ca, không phải truyện thơ” [97, tr. 30].
Trong hai năm 1997-1998, Hội Văn học Nghệ thuật và Sở Văn hoá Thông
tin – Thể thao Sơn La công bố bộ sách Truyện thơ trƣờng ca dân gian Thái gồm
ba tập bằng tiếng Thái cổ (không có bản phiên âm tiếng Thái và bản dịch sang
ngôn ngữ phổ thông), trong đó tập 1 giới thiệu mười truyện: Xống chụ xon xao,
Khun Lú nàng Ủa, Ý Đón Ý Đăm, Ý Nọi Náng Xƣa, Náng Ý Tú, Náng Phôn Hom,
Tạo Láng Hôm Náng Hai, Hiến Hom, Tóng Đón Ăm Ca, Xông Ca Xy Cáy; tập 2
giới thiệu mười một truyện thơ: Quắm Khun Tính, Quắm Ca Đông, Quắm Kén
Kẻo, Út Ỏ, Ngú Háo, U Thến, Thi Thốn, Pha Mệt, Pha Cáng, Thi Thặt, Náng
Cống Cắm Đanh; tập 3 giới thiệu hai truyện: Trái Kắm, Tạo Sam Lƣớng và nàng
Inh Lái.
Năm 1999, truyện thơ Ý Nọi nàng Xƣa (Lò Ngọc Duyên sưu tầm và dịch)
được công bố bởi Nxb Văn hóa dân tộc. Cuốn sách gồm năm phần: Lời giới
thiệu, tóm tắt nội dung, phần dịch sang ngôn ngữ phổ thông, phần tiếng Thái,
phần chữ Thái cổ.
Cũng năm 1999, Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam do Viện Văn học
chủ trì đã được công bố. Công trình gồm năm tập (Nxb Giáo dục ấn hành), trong
6
đó tập V dành cho sử thi và truyện thơ. Phần truyện thơ Thái có bốn tác phẩm
được biên soạn và tuyển chọn, đó là: Khun Lú nàng Ủa, Tiễn dặn ngƣời yêu, Tạo
Hủn Lu nang Ùa Piểm (Tào Hủn Lu Náng Ông Yềm), Chim Yểng. Các truyện thơ
này được biên soạn chỉ có phần dịch thơ sang ngôn ngữ phổ thông, không có
phần phiên âm tiếng Thái và chữ Thái cổ.
Năm 2000, Tổng tập Văn học Việt Nam do Nxb Khoa học Xã hội tái bản
gồm 42 tập, phần truyện thơ các dân tộc thiểu số gồm truyện thơ Thái, trong đó
có ba tác phẩm: Tiễn dặn ngƣời yêu, Khun Lú nàng Ủa, U Thềm (những truyện
này đã được công bố năm 1996).
Cũng năm 2000, cuốn sách Tiễn dặn ngƣời yêu (Xống chụ xon xao) do
Nguyễn Khôi biên soạn được Nxb Văn hóa dân tộc ra mắt bạn đọc. Cuốn sách
gồm bản chữ Thái, bản dịch thơ, chú thích của Mạc Phi, bản phiên âm tiếng Thái,
bản dịch thơ của Điêu Chính Ngâu, bản chuyển sang ngôn ngữ phổ thông của
Nguyễn Khôi, bài viết của Vương Trung, bài viết của Nguyễn Khôi. Sau khi
cuốn sách được công bố đã có nhiều ý kiến trái chiều, tuy nhiên cũng phải công
nhận tâm huyết và đóng góp của tác giả đối với nền văn học Thái.
Năm 2002, Nxb Đà Nẵng công bố bộ sách Tổng tập Văn học các dân tộc
thiểu số Việt Nam do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên. Bộ sách gồm bốn tập, tập IV
dành cho truyện thơ với việc giới thiệu bốn truyện: Tiễn dặn ngƣời yêu, Chàng
Lú nàng Ủa, U Thềm, Út Ỏ về Kinh. Bốn truyện thơ này không có phần tiếng dân
tộc, chỉ có bản dịch sang ngôn ngữ phổ thông. Tuy nhiên, trong bộ sách này,
truyện thơ Út Ỏ về Kinh chỉ được trích dịch một phần tác phẩm.
Năm 2003, truyện thơ Thái Tình anh em (pi noọng lẩu khôm, pi noọng
đôn nâu) do Tô Hợp sưu tầm và biên dịch, được Nxb Văn hóa dân tộc ấn hành.
Bản truyện thơ này có phần phiên âm tiếng Thái và phần dịch sang tiếng phổ thông.
Năm 2009, truyện thơ Cẩu tô cốp (Vi Hoàng Sương sưu tầm và biên dịch)
được Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Lai Châu xuất bản. Bản truyện thơ này đã có
phần chữ Thái cổ, phần phiên âm tiếng Thái và phần dịch sang tiếng phổ thông.
Năm 2010, Nxb Văn hóa dân tộc đã xuất bản bộ sách Truyện thơ dân tộc
Thái gồm ba tập (Đỗ Thị Tấc chủ biên, Điêu Văn Thuyên sưu tầm và biên dịch).
Tập 1 gồm hai tác phẩm: Chàng Đông Vinh và nàng Tiên Út, Tạo Hoàng Tíu và
7
nàng Công chúa. Tập 2 gồm một tác phẩm là Lang Chang Nguyên. Tập 3 gồm
hai tác phẩm là Tạo An Đức và nàng Chiêu Công, Tạo Xam Lƣơng và nàng Anh
Đài. Các truyện thơ này bao gồm phần phiên âm ra tiếng Thái và dịch sang tiếng
phổ thông.
Cũng năm 2010, truyện thơ Tạo Sông Ca nàng Si Cáy (Lương Thị Đại sưu
tầm và biên dịch) được Nxb Văn hóa dân tộc xuất bản. Truyện thơ có phần chữ
Thái cổ, phiên âm tiếng Thái và bản dịch sang tiếng phổ thông.
Năm 2011, truyện thơ Khủn Tinh (Quán Vi Miên sưu tầm và biên dịch)
được in trong cuốn Văn hóa Thái Nghệ An do Nxb Lao động ấn hành. Truyện thơ
này được Quán Vi Miên phiên âm ra tiếng Thái và dịch sang tiếng phổ thông.
Cũng năm 2011, truyện thơ Kén Kẻo (Vương Trung biên dịch) được in
trong cuốn sách Táy pú xấc – Kén Kẻo (Truyện thơ Thái ở Tây Bắc) do Nxb Lao
động ấn hành. Theo tác giả Vương Trung thì Táy pú xấc cũng là truyện thơ,
nhưng theo chúng tôi đây là tác phẩm thuộc thể loại sử thi nên chúng tôi không
đưa tác phẩm này vào đối tượng nghiên cứu. Truyện thơ Kén Kẻo được Vương
Trung phiên âm tiếng Thái và dịch sang tiếng phổ thông.
Như vậy, từ năm 1957 đến nay số lượng truyện thơ của dân tộc Thái ở
Việt Nam được sưu tầm và công bố là khá phong phú, đa dạng. Hiện nay, đã có
33 truyện thơ được công bố, trong đó 12 truyện thơ chỉ mới được công bố bằng
bản chữ Thái cổ và 21 truyện thơ được phiên âm tiếng Thái và dịch sang tiếng
phổ thông. Những truyện thơ đã được phiên âm tiếng Thái và dịch sang tiếng phổ
thông đó là: Xống chụ xon xao, Khun Lú Nàng Ủa, Hiến Hom Cầm Đôi, Tạo
Sông Ca nàng Si Cáy, Ý Nọi nàng Xƣa, Tình anh em, Tóng Đón Ăm Ca, Khăm
Panh, Ú Thêm, Tạo Hủn Lu Nang Ùa Piểm, Nàng Căm Chàng Ín, Khủn Tinh,
Kén Kẻo, Cẩu tô cốp, Chim Yểng, Chàng Đông Vinh và nàng Tiên Út, Tạo
Hoàng Tíu và nàng Công chúa, Tạo An Đức và nàng Chiêu Công, Tạo Xam
Lƣơng và nàng Anh Đài, Lang Chang Nguyên, Út Ỏ về Kinh.
8
2.2. Lịch sử nghiên cứu truyện thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và
truyện thơ Thái ở Việt Nam nói riêng
2.2.1. Những công trình nghiên cứu về truyện thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam
Truyện thơ các dân tộc thiểu số là thể loại độc đáo trong bộ phận văn học
dân gian Việt Nam. Thể loại truyện thơ từ khi ra đời đã thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà khoa học và giới nghiên cứu trong cả nước. Trong những năm 60,
truyện thơ được nghiên cứu mới chỉ dừng lại là những bài giới thiệu mở đầu các
cuốn sách sưu tầm, hợp tuyển, những bài tạp chí… Đến những năm 80 của thế kỷ
XX, truyện thơ được khẳng định là một thể loại riêng với các công trình nghiên
cứu như: Lịch sử văn học Việt Nam (tập 1, năm 1980) của nhà nghiên cứu Nông
Quốc Chấn và GS. TSKH Phan Đăng Nhật, Văn học các dân tộc thiểu số Việt
Nam (1981) của GS. TSKH Phan Đăng Nhật, Văn học dân gian các dân tộc ít
ngƣời ở Việt Nam (1983) của PGS. Võ Quang Nhơn… Đặc biệt, đến những năm
90, truyện thơ được xác lập là thể loại độc đáo với công trình nghiên cứu đầy
công phu của PGS. Lê Trường Phát Đặc điểm truyện thơ các dân tộc thiểu số
(năm 1997). Sau đây, chúng tôi điểm lại kết quả nghiên cứu đã đạt được của một
số công trình trên để thấy được những bước ngoặc quan trọng trong hành trình
nghiên cứu thể loại truyện thơ các dân tộc thiểu số.
Công trình nghiên cứu Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (trƣớc cách
mạng tháng 8) của GS. TSKH Phan Đăng Nhật xuất bản năm 1981. GS.TSKH
Phan Đăng Nhật đã dành hẳn chương IV để bàn về thể loại truyện thơ. Truyện
thơ được chia ba loại (căn cứ vào đề tài phản ánh): truyện thơ về đề tài tình yêu,
truyện thơ về đề tài nghèo khổ và truyện thơ về đề tài chính nghĩa. Bằng việc
phân tích một số truyện thơ tiêu biểu của từng nhóm, tác giả kết luận: “truyện thơ
bắt nguồn từ dân ca và truyện kể, đã phát huy những đặc điểm về nghệ thuật của
các loại hình này, do đó nó có khả năng diễn tả mọi tình cảm tinh vi, phức tạp, lại
vừa hấp dẫn người nghe bằng phương pháp kể chuyện lý thú. Nhân dân đã tiếp
thu được giá trị tự sự và giá trị trữ tình của các loại hình văn học dân gian kết
hợp lại trong một loại hình mới là truyện thơ” [139, tr. 207-208]. Công trình
nghiên cứu về thể loại truyện thơ các dân tộc thiểu số của GS. TSKH Phan Đăng
Nhật đã gợi mở cho chúng ta con đường để nghiên cứu truyện thơ các dân tộc
thiểu số, trong đó có truyện thơ Thái.
9
Năm 1983, PGS. Võ Quang Nhơn trong Giáo trình của Đại học Tổng hợp
Hà Nội Văn học dân gian các dân tộc ít ngƣời đã bàn về truyện thơ các dân tộc
thiểu số một cách toàn diện, tổng thể. Trong công trình này, căn cứ theo phương
thức diễn xướng, lưu truyền và nguồn gốc kế thừa của truyện thơ các dân tộc, tác
giả chia thể loại truyện thơ thành bốn nhóm lớn sau đây [150, tr. 396-540]: nhóm
truyện thơ gắn liền với sinh hoạt nghi lễ dân gian, nhóm truyện thơ kế thừa
truyền thống tự sự của truyện cổ dân gian, nhóm truyện thơ kế thừa truyền thống
trữ tình của thơ ca, nhóm truyện thơ thiên về khuynh hướng thuyết giáo đạo đức
của truyện Nôm Kinh. Sau khi phân tích một số tác phẩm cụ thể ở từng nhóm
truyện và chỉ ra đặc điểm riêng của từng nhóm, tác giả đi đến kết luận “Truyện
thơ một mặt kế thừa và phát triển truyền thống tự sự của truyện cổ dân gian và
thơ ca dân gian, một mặt tiếp thu ảnh hưởng của nền văn hóa bác học và đặc biệt
là của văn học bác học Việt… Ở một số dân tộc ít người thể loại truyện thơ đánh
dấu bước phát triển mới của văn học dân gian” [150, tr. 450]. Như vậy, với công
trình nghiên cứu này truyện thơ đã được xem xét một cách toàn diện và tổng thể
về mặt nội dung và cả phương diện thi pháp.
Việc nghiên cứu truyện thơ các dân tộc thiểu số với tư cách là thể loại độc
đáo được đánh dấu bằng công trình nghiên cứu của PGS. Lê Trường Phát Đặc
điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số (1997). Trong công trình nghiên
cứu của mình, sau khi xem xét truyện thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam trong
bối cảnh truyện thơ các nước Đông Nam Á, tác giả đi sâu tìm hiểu đặc điểm thi
pháp của truyện thơ các dân tộc thiểu số qua việc khảo sát chủ yếu trên 6 truyện
thơ Thái và 14 truyện thơ Tày. Về mô hình cốt truyện của truyện thơ các dân tộc
thiểu số, tác giả đã đưa ra nhận xét: mô hình kết cấu cốt truyện có “kết thúc bi
kịch” là mô hình kết cấu phổ biến và tiêu biểu. Mô hình kết cấu cốt truyện của
truyện thơ các dân tộc thiểu số gồm với ba chặng: Gặp gỡ và yêu nhau – Bị ngăn
trở, rẽ duyên – Một hoặc cả hai đều chết. Ở tất cả các nhóm truyện, hầu như kết
cấu cốt truyện kiểu “kết thúc bi kịch” chiếm tỷ lệ lấn át kết cấu cốt truyện kiểu
“kết thúc có hậu”, riêng ở nhóm truyện thơ Tày – Nùng thì tình hình ngược lại.
Về nhân vật truyện thơ, qua việc phân tích một số truyện thơ tiêu biểu, tác giả
10
đưa ra kết luận “Truyện thơ đã chú ý khắc họa nội tâm nhân vật – trong việc này
lời ca đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, nhân vật truyện thơ vẫn chưa đạt đến
trình độ cá tính hóa cao độ, dân ca được truyện thơ sử dụng mới chỉ ở mức độ cụ
thể hóa gắn vào một đường dây cốt truyện nhất định, được nhân vật chủ thể hóa
thành lời của mình, khớp với cảnh ngộ cụ thể của mình” [152, tr. 154]. Khi xem
xét phương diện ngôn ngữ, tác giả đã đưa ra một vài điểm cần lưu ý về phương
pháp luận nghiên cứu ngôn ngữ truyện thơ các dân tộc thiểu số thông qua bản
dịch, đó là: chú ý đến khoảng cách văn hóa giữa lời thơ dịch với lời thơ nguyên
văn, chú ý sự thay đổi phong cách học từ bản dịch so với nguyên bản trong việc
sử dụng từ ngữ và kiểu câu, chú ý đến khoảng cách có tính thời đại giữa bản dịch
với nguyên bản thể hiện ở giọng điệu lời thơ. Luận án cũng đi sâu tìm hiểu một
số đặc điểm của ngôn ngữ truyện thơ các dân tộc thiểu số như: công thức mở đầu
- kết thúc và chuyển đoạn, hiện tượng đan xen ngôn ngữ trong một truyện thơ,
truyện thơ và việc sử dụng dân ca.
Mặc dù chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở số lượng là 20 tác phẩm (một
số lượng quá ít so với một khối lượng tác phẩm khá phong phú của thể loại), mặc
dù công trình chủ yếu nghiên cứu ở truyện thơ Thái và truyện thơ Tày, nhưng
những đóng góp của PGS. Lê Trường Phát trong luận án đã có vai trò quan trọng
trong việc mở ra con đường nghiên cứu thi pháp văn học dân gian nói chung và
thi pháp thể loại truyện thơ nói riêng.
Ngoài những công trình nghiên cứu về truyện thơ các dân tộc thiểu số nói
chung mà chúng tôi đã đề cập ở trên, trong lịch sử nghiên cứu còn xuất hiện một
số công trình nghiên cứu thể loại truyện thơ của một dân tộc thiểu số cụ thể. Tiêu
biểu là công trình nghiên cứu Truyện thơ Tày – nguồn gốc, quá trình phát triển
và thi pháp thể loại của PGS. Vũ Anh Tuấn (năm 2004). Chuyên luận không chỉ
nghiên cứu thể loại truyện thơ của dân tộc Tày ở phương diện thi pháp (kết cấu
cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ) mà còn đi sâu nghiên cứu về nguồn gốc hình
thành thể loại và những đặc điểm của quá trình phát triển truyện thơ Tày. Những
nghiên cứu của tác giả cũng đã vạch ra cho chúng tôi hướng đi để nghiên cứu
truyện thơ của dân tộc Thái.
11
2.2.2. Lịch sử nghiên cứu truyện thơ Thái ở Việt Nam
Nghiên cứu truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam cho đến nay chỉ mới
dừng lại đa số ý kiến của những nhà sưu tầm, dịch và giới thiệu ở một số tác
phẩm lẻ tẻ chứ chưa có một công trình nghiên cứu nào xem xét truyện thơ trong
toàn cảnh của một thể loại văn học. Tuy nhiên, những ý kiến đánh giá ở góc độ
này hay góc độ khác của các nhà nghiên cứu lại là những ý kiến quý báu cho
chúng tôi khi nghiên cứu thể loại truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam dưới
góc độ thi pháp.
Lịch sử nghiên cứu truyện thơ Thái ở Việt Nam được bắt đầu với bài giới
thiệu về truyện thơ Tiễn dặn ngƣời yêu của Điêu Chính Ngâu vào năm 1957. Bài
viết đề cập đến truyện thơ Tiễn dặn ngƣời yêu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Về
hoàn cảnh ra đời của truyện thơ, Tiễn dặn ngƣời yêu được “ức đoán” có thể được
sáng tác từ thời kỳ dân tộc Thái đã yên cư ở Tây Bắc Việt Nam và bắt đầu phồn
thịnh, nghĩa là tác phẩm được hình thành trong không gian và thời gian bản địa
Việt Nam. Dù chỉ dừng lại ở việc “ức đoán” nhưng phần nào tác giả cũng đã
khẳng định về tính dân tộc của tác phẩm. Vấn đề thứ hai lời giới thiệu đề cập đến
là tình cảm yêu mến trân trọng của nhân dân đối với tác phẩm. Lời giới thiệu cho
biết rằng nhiều người đã thuộc lầu toàn bộ truyện thơ này và khi hát lên những
lời thơ trong tác phẩm thì “chị hái rau quên bẵng hái rau, anh cày ruộng buông
tay cày”, rằng những ai chép hộ Tiễn dặn ngƣời yêu có thể được trả công “bằng
giá một con trâu”. Vấn đề thứ ba là tác phẩm chủ yếu được lưu truyền bằng con
đường truyền miệng, được hát lên trong sinh hoạt văn nghệ dân gian, được trích
ra từng đoạn để hát lên trong sinh hoạt văn nghệ dân gian. Vấn đề thứ tư mà lời
giới thiệu đã nêu lên là giá trị phản ánh xã hội của tác phẩm và giá trị về nghệ
thuật sử dụng ngôn ngữ của tác phẩm. Đó là thứ ngôn ngữ giản dị mà trau chuốt,
một thứ ngôn ngữ trong sáng nhất, dân tộc nhất, ít bị pha tạp [135]. Chỉ với một
bài giới thiệu nhưng tác giả Điêu Chính Ngâu đã khái quát được một số vấn đề
cơ bản về truyện thơ (nội dung, nghệ thuật, phương thức diễn xướng), đặc biệt
tác giả đã khẳng định được sức sống của tác phẩm trong đời sống văn hóa tinh
thần của dân tộc Thái.
12
Sau khi xuất hiện bài giới thiệu của tác giả Điêu Chính Ngâu, trong những
năm tiếp theo đã có nhiều bài giới thiệu, đánh giá, bình luận khác nhau về truyện
thơ này. Đặc biệt là bài giới thiệu của Mạc Phi (đăng trên tạp chí Nghiên cứu Văn
học, số 5, năm 1961) đã được sử dụng làm lời giới thiệu cho Tiễn dặn ngƣời yêu
trong những lần xuất bản sau của tác phẩm. Ở bài viết này, Mạc Phi đã phân tích
về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Về giá trị nội dung, tác giả
cho rằng truyện thơ đã thể hiện một cách sâu sắc một mối tình thủy chung, trong
trắng của hai nhân vật Anh yêu và Em yêu, đồng thời đó là một tiếng hát đấu
tranh chống lại chế độ xã hội phong kiến Thái lúc bấy giờ. Tác giả cũng nêu lên
sự hạn chế trong việc kết thúc truyện của tác phẩm bằng sự tình cờ ngẫu nhiên
của số phận. Cách kết thúc ấy khiến cho người đọc thấy thiếu thiếu một cái gì
đấy ở phần cuối truyện. Về đặc điểm nghệ thuật, tác giả cho rằng “trong truyện
các sự kiện, hành động đều được xếp đặt cho nối tiếp nhau tương đối liên tục,
hợp lý” và “truyện thơ đặc biệt chú ý đến sự phát triển của tâm lý nhân vật, các
trạng thái tâm hồn phức tạp có khi mâu thuẫn của họ” [154, tr. 48]. Đặc điểm này
của truyện thơ hoàn toàn khác với một số truyện cổ thường chú trọng vào sự việc
diễn biến, cốt truyện diễn biến nhưng lại không chú ý đến việc miêu tả đời sống
nội tâm. Nhận xét của tác giả không chỉ đúng với riêng truyện thơ Xống chụ xon
xao mà đúng với các tác phẩm khác thuộc thể loại truyện thơ. Tuy mới dừng lại ở
nhận xét về đặc điểm của một truyện thơ cụ thể nhưng ý kiến đó của tác giả lại là
một gợi ý quý báu cho chúng tôi khi tìm hiểu về đặc điểm thi pháp của truyện thơ
Thái trong mối tương quan với truyện cổ dân gian. Tác giả cũng nhấn mạnh ngôn
ngữ truyện thơ được xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ vùng chín châu giữa, đó là
thứ ngôn ngữ hàng ngày của nhân dân được nâng cao lên, trau chuốt thêm, ngôn
ngữ giàu hình ảnh “những hình ảnh gần gũi, cụ thể, đậm đà màu sắc dân tộc”
[154, tr. 50]. Như vậy, bài viết đã đi sâu phân tích một cách khá toàn diện và
tổng thể về truyện thơ ở hai phương diện: giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.
Cũng tiếp tục nghiên cứu về truyện thơ Xống chụ xon xao, đáng chú ý là
bài viết Đôi lời về Xống chụ xon xao của tác giả Nguyễn Khôi, sau khi cho ra mắt
độc giả với cuốn sách Tiễn dặn ngƣời yêu bằng thể song thất lục bát. Theo tác
13
giả, nhan đề truyện thơ đúng ra phải gọi là “Tiễn dặn bạn tình”, còn dịch Xống
chụ xon xao thành Tiễn dặn ngƣời yêu cũng chưa lột tả hết ý nghĩa hàm ẩn. Chữ
“chụ” của người Thái có nghĩa là “người tình” mà không phải là vợ hoặc chồng.
Từ “xon” có nghĩa là “dặn” nhưng còn có nghĩa là “học, bài học”; nghĩa sau mới
là nghĩa chính. Tuy nhiên, với cách mà tác giả diễn xuôi truyện Xống chụ xon
xao thành thể thơ song thất lục bát mặc dù giúp cho người đọc dễ nhớ, dễ nghe
nhưng đã vô tình làm mất đi những giá trị độc đáo cũng như những cái hay, cái
đẹp của tác phẩm vốn là sản phẩm tinh thần quý báu nhất của dân tộc Thái.
Năm 1964, truyện thơ Khun Lú nàng Ủa ra mắt bạn đọc cùng với lời giới
thiệu của Mạc Phi, viết ở Chiềng Cơi – Lai Châu tháng 5/1964. Trong lời giới
thiệu về vấn đề văn bản, tác giả khẳng định bản sách Khun Lú nàng Ủa trọn vẹn
từ trang đầu đến trang cuối “được lưu trữ ở Sở Văn hóa Thông tin Khu tự trị Tây
Bắc có tới trên 20 bản” [156, tr. 5]. Tuy nhiên, những bản sách này có hai loại:
một bản không có phần đầu, vào truyện bằng ngay sự việc xảy ra dưới trần thế;
một loại bản gồm một đoạn lời nói trước của tác giả và thêm 21 câu đầu truyện
trước khi vào phần truyện miêu tả mối tình Lú - Ủa dưới trần thế. Bản thứ hai là
bản mà Mạc Phi sử dụng để dịch sang ngôn ngữ phổ thông. Lời giới thiệu cũng
đề cập đến nội dung tác phẩm, theo Mạc Phi “Chàng Lú nàng Ủa là truyện một
mối tình xảy ra giữa một đôi trai gái thuộc dòng dõi tạo nàng quyền quý. Đôi trai
gái này ngoài phần yêu dưới mặt đất còn phần yêu nhau trên trời nhưng phần yêu
nhau dưới mặt đất của họ vẫn là chủ yếu” [156, tr. 11]. Về mặt hạn chế của tác
phẩm, Mạc Phi cho rằng cái cách kết thúc câu chuyện thực ra không phù hợp
chút nào với quy luật phát triển logic của tính cách nhân vật Lú - Ủa. Với cách
kết thúc này, Mạc Phi nhấn mạnh nó dễ dẫn người đọc đi tới những suy nghĩ lạc
hướng, tiêu cực, có hại, làm cho hình tượng đẹp đẽ của Lú - Ủa không tránh khỏi
có phần giảm sút. Về giá trị nghệ thuật của tác phẩm, Mạc Phi đã đưa ra một số
đặc điểm liên quan đến thi pháp thể loại truyện thơ như: nhiều tác phẩm văn học
cổ truyền Thái “dùng hình thức văn vần để cố định lại truyện cổ vốn được lưu
truyền bằng miệng” còn Khun Lú nàng Ủa “đã sáng tạo cả một thế giới mới, một
thế giới có thực với đầy đủ mọi tình tiết, mọi uẩn khúc giống như cái thế giới
14
hàng ngày tác giả đang sống. Cốt truyện cổ Xá chỉ là một trong những phương
tiện tác giả sử dụng nhằm dựng lên cái thế giới ấy” [156, tr. 22]. Ý kiến này đã
cho phép nhận rõ đặc điểm thi pháp của thể loại, đó là tuy dựa vào cốt truyện của
truyện cổ nhưng truyện thơ đã biết đi sâu miêu tả các diễn biến, tâm trạng nhân
vật, không say mê chạy theo sự việc mà quên mất con người, cũng không mải mê
buông theo tâm trạng nhân vật mà quên mất sự hợp lý của mỗi diễn biến trong sự
việc. Về ngôn ngữ của tác phẩm, Mạc Phi đã cho rằng ngôn ngữ trong Khun Lú
nàng Ủa là một thứ ngôn ngữ quý phái, dùng nhiều từ tiếng Việt một cách không
cần thiết, hơi có vẻ làm ra khó khăn, “cao đạo”. Đặc biệt, kiểu ngôn ngữ đó chỉ
được dùng trong trường hợp miêu tả tính cách của những nhân vật tạo phìa quý
phái? Bàn về xuất xứ và thời điểm ra đời của tác phẩm, Mạc Phi đưa ra một số
ý kiến như sau: Tác phẩm chỉ có thể ra đời ở vùng mường Muổi (Thuận Châu –
Sơn La) vì nhiều bản Khun Lú nàng Ủa chủ yếu được sưu tầm ở vùng này và
đây từng là trung tâm văn hóa – chính trị lớn của cả vùng. Thời điểm ra đời của
tác phẩm không thể trước thế kỷ XV hoặc muộn hơn vì đến thế kỷ XV thì giai
cấp phìa tạo Thái mới dần dần ổn định lãnh địa bước vào thời kỳ xây dựng bản
mường thanh bình, trù phú. Về xuất xứ và thời thời điểm ra đời của truyện thơ
Khun Lú nàng Ủa cho đến nay vẫn chỉ dừng lại ở những ý kiến đó của Mạc Phi.
Thiết nghĩ rằng ý kiến của Mạc Phi là hợp lý. Tuy nhiên, người đọc mong muốn
tác giả có những bằng chứng lập luận chặt chẽ và thuyết phục hơn để khẳng
định luận điểm của mình trong tình hình hiện nay. Lời giới thiệu của Mạc Phi
dù chỉ giới hạn trong một bài viết nhưng lại xem xét, phân tích khá toàn diện và
tổng thể về nhiều mặt của truyện thơ. Những ý kiến mà tác giả đưa ra trong bài
viết là những ý kiến mà luận án có thể kế thừa khi nghiên cứu thể loại truyện thơ.
Truyện thơ Khăm Panh được xuất bản lần đầu bởi Ty Văn hóa Thanh Hóa
vào năm 1973 kèm theo lời giới thiệu của PGS. Vũ Ngọc Khánh. Lời giới thiệu
có nhắc đến những dấu vết còn lại ngoài đời thực của tác phẩm (ở vùng Cổ Lũng,
Bá Thước, Thanh Hóa). Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng “có lẽ đây là một câu
chuyện cổ bắt nguồn từ một sự thực lịch sử, xã hội nào chăng? Điều đáng chú ý
là câu chuyện không mang màu sắc cổ kính của những truyền thuyết hay thần
15
thoại như nhiều truyện cổ hoang đường vẫn phổ biến. Khăm Panh hoàn toàn là
một truyện cổ thế sự, trong đó yếu tố thần kỳ nhạt hẳn đi so với yếu tố đấu tranh
xã hội” [172, tr. 7]. Cũng theo PGS. Vũ Ngọc Khánh thì “Khăm Panh là một
truyện thơ tự sự. Xét theo nghiêm cách thì đây chưa phải là một tác phẩm toàn
bích” bởi vì “mạch tự sự thường không đọng lại mà cứ lan tỏa ra chiều ngang,
sẵn sàng sa vào nhiều chi tiết, ngổn ngang chen chúc như nhiều mảnh đời ráp lại”
[172, tr. 9].
Trong tạp chí Văn hóa dân gian, số 2, năm 1984, tác giả Đỗ Hồng Kỳ có
bài “Truyện thơ Khăm Panh – Khúc ca bi tráng của đồng bào Thái chống chủ
nghĩa bành trƣớng Đại Hán”. Tác giả cho rằng “Truyện thơ Khăm Panh đã tái
hiện khá sinh động cuộc chiến đấu bền bỉ và anh dũng của đồng bào Thái chống
sự xâm lược của bọn phong kiến Hán và tôi tớ của chúng, để bảo vệ cộng đồng
dân tộc, bảo vệ cuộc sống yên vui hạnh phúc của mình” [99, tr. 29]. Rõ ràng, nếu
chỉ dựa vào nội dung tác phẩm để đưa ra nhận xét như vậy thì tác giả đã có một
cái nhìn phi lịch sử. Bởi vì truyện thơ Khăm Panh là truyện thơ được sáng tạo
dựa vào chính hiện thực lịch sử xã hội đương thời, đặc biệt hình tượng dòng họ
Khun Ha trong truyện thơ đâu nhất thiết là đại diện cho bọn phong kiến Đại
Hán? Theo tài liệu mà chúng tôi thu thập được trong quá trình khảo sát thực tế
ở Bá Thước – Thanh Hóa thì dòng họ Khun Ha trong truyện chính là Hà Nhân
Chính và Hà Thọ Lộc – là những người có công với đất nước, dòng họ này hiện
đang còn lưu lại ở Bá Thước – Thanh Hóa ngày nay (về vấn đề này chúng tôi sẽ
có dịp bàn kỹ hơn ở chương 1 của luận án). Vì vậy, dưới cái nhìn lịch sử thì
không thể áp đặt dòng họ Khun Ha trong truyện thơ là đại diện cho bọn bành
trướng Đại Hán.
Trong cuốn sách Trƣờng ca Ú Thêm (xuất bản năm 1990), nhà nghiên cứu
Đặng Nghiêm Vạn đã viết lời giới thiệu. Tác giả khẳng định nguồn gốc của
truyện là “xuất phát từ một truyện cổ Ấn Độ, được Khơme hóa, Lào hóa, Thái
hóa, thậm chí Việt hóa nữa qua sự bành trướng của Đạo Phật” [11, tr. 7]. Tác giả
nhận xét rằng Ú Thêm là sự kết hợp của hai cốt truyện cổ tích: truyện U Thến và
truyện Tạo Thi Thốn. Tuy nhiên “tình tiết hai câu chuyện cùng chung một motif
16
này rất khác nhau ở các địa phương, các tộc người” nhưng điều đáng lưu ý là “tác
giả đã dựa vào cốt truyện chính, vay mượn hoặc tự tạo ra những tình tiết thích
hợp với nội dung câu chuyện mình định tạo dựng, phù hợp với không gian xã hội
mà mình đương sống… đó là phần sáng tạo của tác giả” [11, tr. 9]. Nhà nghiên
cứu Đặng Nghiêm Vạn nhận thấy điểm mới của tác phẩm là “sự kết thúc bi thảm
của hai nhân vật trung tâm của câu chuyện: Ú Thêm (Xi Thuần) và Khăm Ín (Pho
No Hoa)”, với cách kết thúc mang tính bi thảm đó, theo tác giả “phải chăng gợi
ra một sự mâu thuẫn cho dù lấp lửng còn hơn là thỏa mãn với một trật tự xã hội
không đẹp gì và bênh vực nó” [11, tr. 15].
Trên tạp chí Văn hóa dân gian, số 4, năm 1991, Nguyễn Tấn Đắc có bài
viết “Thử tìm nguồn gốc của truyện U Thềm của ngƣời Thái ở Việt Nam” (truyện
thơ Ú Thêm còn có tên khác là U Thềm). Bài viết đã đưa ra cách tiếp cận truyện
thơ trong mối quan hệ khu vực. Ông phát hiện ra rằng truyện thơ là sự kết hợp
hai type: type truyện chàng Rothixen (hay type quỷ móc mắt các bà hoàng hậu)
và type truyện người trần lấy vợ tiên (type con gái thượng giới xuống trần tắm bị
người trần bắt giữ lại làm vợ, sau đó bỏ về trời và người vợ đi tìm trên thượng
giới). Qua việc so sánh với các kiểu truyện cùng thể loại của năm nước Đông
Nam Á, tác giả đưa ra nhận xét “tuy cùng tiếp nhận từ hai type truyện của Ấn
Độ, các bản của Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Miến Điện đã giữ gần nguyên vẹn
vũ trụ, văn hóa Ấn Độ và hệ thống type, tiết – motif của từng truyện; trong khi đó
người Thái ở Việt Nam lại có xu hướng tước bỏ nhiều yếu tố đặc trưng của vũ trụ
và văn hóa Ấn Độ và mức thay đổi một số tiết, motif cũng lớn hơn” [50, tr. 13].
Tác giả bài báo đã giải thích nguyên nhân của việc xử lý ấy là vì người Thái ở
Việt Nam đã biến đổi các type đó cho phù hợp với quan niệm đạo đức, vũ trụ,
văn hóa của mình; trong khi đó các nước khác lại tiếp nhận nó cùng với cả nền
văn hóa, tôn giáo Ấn Độ.
Bài giới thiệu của tác giả Vương Anh trong cuốn sách Tiếp cận văn hóa
bản Thái xứ Thanh đã đi sâu phân tích cốt truyện Ú Thêm để từ đó đưa ra kết
luận về mối giao lưu văn hóa Thái với văn hóa Đông Nam Á. Ở đây, chúng ta
thấy có sự đồng nhất trong quan điểm của tác giả với Đặng Nghiêm Vạn khi cho
17
rằng truyện Ú Thêm dựa vào nội dung hai câu chuyện U Thến và Tạo Thi Thốn.
Phân tích nhân vật Ú Thêm, Vương Anh nhận xét nhân vật đó mang dáng dấp
của người anh hùng Ramayana (Ấn Độ), Thi Thốn (Lào)… đó là những chàng
trai tuấn tú, tài hoa, ngay thẳng, dũng cảm, hiếu thảo, thủy chung [10].
Nhìn chung, trong mỗi lần công bố một tác phẩm truyện thơ thường có bài
bình luận, giới thiệu về nội dung, nghệ thuật; đồng thời giới thiệu về thời điểm,
xuất xứ, hạn chế của tác phẩm. Đúng như ý kiến của PGS. Lê Trường Phát đã
đánh giá rằng: tuy chưa đặt vấn đề xem xét truyện thơ trong toàn cảnh của một
thể loại văn học nhưng lại chứa đựng những nhận xét, những chỉ dẫn rất đáng
quý đối với việc nghiên cứu truyện thơ như là một thể loại [152, tr. 38].
Ngoài các bài giới thiệu, bình luận, đánh giá mà chúng tôi điểm qua ở trên
còn rất nhiều các bài viết đánh giá truyện thơ Thái ở khía cạnh này hay khía cạnh
khác: ý kiến của tác giả Đỗ Bình Trị về truyện thơ Xống chụ xon xao trong cuốn
Văn học dân gian Việt Nam (tập 1), ý kiến của PGS. Võ Quang Nhơn khi xếp
truyện thơ Tiễn dặn ngƣời yêu vào nhóm truyện thơ kế thừa truyền thống trữ tình
của thơ ca dân gian các dân tộc được in trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam
(Đinh Gia Khánh chủ biên, năm 2001), ý kiến của PGS. Vũ Anh Tuấn về truyện
thơ Xống chụ xon xao in trong cuốn sách Giảng văn Văn học Việt Nam, ý kiến
của tác giả Cầm Cường về truyện Khun Lú nàng Ủa, Xống chụ xon xao trong
cuốn sách Tìm hiểu văn học dân tộc Thái ở Việt Nam… Các bản luận văn Thạc sĩ
nghiên cứu về truyện thơ Thái như: bản luận văn của tác giả người Thái Lò Bình
Minh với đề tài Bi kịch tình yêu đôi lứa trong truyện thơ Khun Lú nàng Ủa bảo
vệ năm 1989; năm 2001, tác giả Ngô Thị Thanh Quý đã bảo vệ luận văn với đề
tài Nghiên cứu thi pháp truyện thơ Tiễn dặn ngƣời yêu (Xống chụ xon xao) của
dân tộc Thái. Luận văn của tác giả Lò Xuân Dừa bảo vệ năm 2002 với đề tài
Bƣớc đầu tìm hiểu một vài đặc điểm của truyện thơ Thái Chàng Lú Nàng Ủa
(Khun Lú nàng Ủa) về phƣơng diện thi pháp. Tác giả Nguyễn Ngọc Anh với đề
tài Truyện thơ Ú Thêm nhìn từ góc độ thế giới nhân vật bảo vệ năm 2005. Cũng
trong năm 2005, Nguyễn Ngọc Bảo bảo vệ luận văn với đề tài Góp phần tìm hiểu
thi pháp truyện thơ Tiễn dặn ngƣời yêu (Xống chụ xon xao) của dân tộc Thái.
18
Hoàng Thị Hương Loan với đề tài Số phận ngƣời phụ nữ Thái qua một số truyện
thơ tiêu biểu của ngƣời Thái Tây Bắc bảo vệ năm 2006. Năm 2009, tác giả Triệu
Thị Phượng đã bảo vệ luận văn Thạc sĩ với đề tài Sự tƣơng đồng và khác biệt về
nội dung giữa truyện thơ Tày và truyện thơ Thái.
Như vậy, chúng tôi vừa điểm lại toàn bộ lịch sử của công tác sưu tầm và
nghiên cứu truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam từ trước đến nay ở tất cả các
phương diện. Chúng tôi có một số nhận xét như sau:
Về công tác sưu tầm biên dịch: các nhà sưu tầm, các dịch giả giàu tâm
huyết như: Điêu Chính Ngâu, Mạc Phi, Hà Văn Ban, Vương Anh, Lò Văn Cậy,
Quán Vi Miên, chúng tôi đánh giá rất cao đóng góp lớn lao của họ. Nếu không
có những người luôn nặng lòng với cội nguồn dân tộc, luôn có ý thức gìn giữ trân
trọng nguồn văn hóa truyền thống dân tộc, không có ý chí quyết tâm và nghị lực
phi thường thì làm sao có những bản Xống chụ xon xao, Khun Lú nàng Ủa, Ú
Thêm… như ngày hôm nay. Chính họ là những người đã đặt bàn chân đầu tiên đi
khám phá nền văn hóa độc đáo và giàu bản sắc dân tộc của người Thái, để đến
hôm nay chúng tôi mới có điều kiện tiếp nối công việc đầy ý nghĩa và giá trị này.
Về lịch sử nghiên cứu truyện thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung
và truyện thơ của dân tộc Thái nói riêng, nhìn chung đã đạt được những thành
tựu bước đầu. Từ những bài giới thiệu trong các cuốn sách, tuyển tập… đến
những bài viết được công bố ở các tập san, tạp chí cho đến những luận án Tiến sĩ,
Thạc sĩ đều tập trung xem xét và nghiên cứu truyện thơ Thái ở nhiều khía cạnh
khác nhau. Những công trình nghiên cứu này đã có ý nghĩa quan trọng mở ra cho
chúng ta con đường để tiếp cận văn học dân gian nói chung. Đáng ghi nhận là
công lao của các nhà nghiên cứu như GS. TSKH Phan Đăng Nhật, PGS. Võ
Quang Nhơn, PGS. Lê Trường Phát, PGS. Vũ Anh Tuấn… Họ là những người có
các công trình nghiên cứu có chất lượng cao và có giá trị khoa học thực sự. Tuy
nhiên, so với số lượng công trình nghiên cứu về các thể loại khác như: truyện cổ
tích, sử thi, dân ca thì số lượng công trình nghiên cứu về thể loại truyện thơ trong
đó có truyện thơ Thái còn khá khiêm tốn. Mặt khác, đối với việc khảo sát, nghiên
cứu một cách toàn diện và đầy đủ về truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam thì
19
chưa có một công trình nào, có chăng chỉ là việc khảo sát từng tác phẩm lẻ tẻ,
trên một hoặc một vài phương diện.
Ngoài ra, còn một vấn đề đã và đang đặt ra, đó là việc từ trước đến nay
giới nghiên cứu chỉ mới nghiên cứu thể loại truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt
Nam trên cơ sở là bản dịch chứ chưa căn cứ và xem xét trên nguyên bản của nó.
PGS. Lê Trường Phát đã có ý kiến rằng bản thân trong quá trình làm luận án đã
vấp phải một trở ngại thực tế là chỉ có thể tiếp xúc với tác phẩm thông qua bản
dịch sang tiếng phổ thông của những dịch giả thời hiện đại. Thế mà, trong khi
tiến hành dịch thuật, mặc dù đã cố gắng các dịch giả vẫn không sao tránh được
cái tình trạng như ngạn ngữ đã tổng kết dịch tức là phản
3
. Tác giả đặt ra một số
khía cạnh có tính chất phương pháp luận khi phân tích ngôn ngữ của tác phẩm
thông qua bản dịch, đó là: cần tính đến khoảng cách văn hóa giữa lời thơ dịch với
lời thơ nguyên văn, sự thay đổi phong cách học từ bản dịch so với nguyên bản,
cần lưu ý đến khoảng cách có tính thời đại giữa bản dịch với nguyên bản thể hiện
ở giọng điệu thơ [152]. Những vấn đề phương pháp luận mà tác giả đặt ra đã có ý
nghĩa thiết thực đối với chúng tôi trong quá trình nghiên cứu.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là thể loại truyện thơ của dân tộc Thái ở
Việt Nam. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu toàn bộ các tác phẩm truyện thơ Thái (kể
cả những tác phẩm chưa được biên dịch sang tiếng phổ thông) thì luận án sẽ gặp
rất nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu. Do vậy, trong phạm vi luận án
chúng tôi chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu chủ yếu là những truyện thơ đã được
dịch sang tiếng phổ thông (bao gồm 21 truyện thơ).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án khảo sát toàn bộ thể loại truyện thơ của người Thái ở Việt Nam,
đồng thời tập trung nghiên cứu đặc điểm thi pháp của thể loại (cụ thể là đi sâu
nghiên cứu những đặc điểm thi pháp về kết cấu cốt truyện, nhân vật và ngôn
ngữ). Luận án còn tiến hành so sánh truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam với
3
Chữ dùng của PGS. Lê Trường Phát trong bài viết “Hiện tượng đan xen ngôn ngữ trong
truyện thơ các dân tộc thiểu số”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (số 1), 1998.
20
truyện thơ của dân tộc Thái ở Lào, Thái Lan và Vân Nam (Trung Quốc) về
nguồn khai thác đề tài cốt truyện, kết cấu cốt truyện và nhân vật truyện thơ.
3.3. Phạm vi tư liệu khảo sát
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau:
- Chúng tôi sử dụng tư liệu về truyện thơ Thái ở Việt Nam trong các công trình
sưu tầm, biên soạn đã xuất bản. Bộ phận tư liệu này bao gồm các truyện thơ được
công bố trong các tuyển tập như: Truyện thơ, trƣờng ca dân gian Thái (gồm ba
tập) do Hội Văn học Nghệ thuật và Sở Văn hóa Thông tin – Thể thao Sơn La
biên soạn; Tuyển tập văn học ít ngƣời ở Việt Nam do GS. Đặng Nghiêm Vạn
(chủ biên) biên soạn cùng các cộng sự; Tuyển tập văn học dân tộc ít ngƣời do
Nông Quốc Chấn (chủ biên) biên soạn cùng các cộng sự; Truyện thơ và đồng dao
Thái ở miền Tây Nghệ An do La Quán Miên sưu tầm và giới thiệu; Truyện thơ
dân tộc Thái (gồm ba tập) do Đỗ Thị Tấc chủ biên, Điêu Văn Thuyên sưu tầm và
biên dịch… Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng tư liệu là các truyện thơ được công
bố một cách riêng lẻ như: truyện Khăm Panh do Bùi Văn Tiên, Vương Anh,
Hoàng Anh Nhân biên soạn (1977); Ú Thêm do Hà Văn Ban, Hoàng Anh Nhân
biên soạn (1990), truyện thơ Ý Nọi nàng Xƣa do Lò Ngọc Duyên sưu tầm và giới
thiệu (1999), truyện Cẩu tô cốp do Vi Hoàng Sương sưu tầm và biên dịch (2009),
truyện thơ Kén Kẻo do Vương Trung sưu tầm và biên dịch (2011),… Ngoài ra,
chúng tôi sử dụng các tư liệu đã điền dã, sưu tầm tại các địa phương ở vùng Tây
Bắc và miền núi hai tỉnh Thanh Hóa – Nghệ An. Cụ thể là vào tháng 12 năm
2010, chúng tôi tiếp xúc với nhà Thái học Quán Vi Miên và sưu tầm được truyện
thơ Tạo Láng Xôm lưu truyền ở Nghệ An. Vào tháng 6 năm 2011, tại thành phố
Sơn La chúng tôi có điều kiện được tiếp xúc với nhà sưu tầm văn hóa Thái Lò
Văn Lả, Hoàng Trần Nghịch, Cà Văn Chung, nhà thơ Cầm Hùng và sưu tầm
được một số tác phẩm bằng chữ Thái cổ còn lưu lại trong dân gian. Đó là những
tác phẩm được người Thái tiếp thu, sáng tạo trên cơ sở truyện Nôm của người
Kinh và từ nguồn cốt truyện của văn học Trung Quốc như: Lục Vân Tiên, Thƣ
Cẫu, Lƣ Xiễn, Linh Y, Càn Long, Phung Lau Pống Ón. Tháng 7 năm 2011, chúng
tôi đã thực hiện một chuyến điền dã tại thị trấn Cành Nàng (Bá Thước – Thanh