Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (948.15 KB, 121 trang )

Nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon

Nguyễn Thị Huyền
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ HUYỀN






NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT TRINH THÁM
CỦA SIDNEY SHELDON








LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC







Hà Nội-2013
Nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon

Nguyễn Thị Huyền

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ HUYỀN




NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT TRINH THÁM
CỦA SIDNEY SHELDON


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành :Lý luận văn học
Mã số : 60 22 32






LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Trần Khánh Thành



Hà Nội-2013
Nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon



1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 6
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
4. Phương pháp nghiên cứu 12
5. Cấu trúc của luận văn 13
NỘI DUNG 14
CHƢƠNG 1. SIDNEY SHELDON VÀ TIỂU THUYẾT TRINH THÁM 14
1.1. Tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon 14
1.1.1 Tác giả Sidney Sheldon 14
1.1.2 Đặc trưng tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon 18
1.2. Đặc trưng của tiểu thuyết trinh thám trong loại hình tự sự 23
1.2.1 Định nghĩa về tiểu thuyết, tiểu thuyết trinh thám 23
1.2.2 Tiểu thuyết trinh thám trong loại hình tự sự 28
CHƢƠNG 2: CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT

TRINH THÁM CỦA SIDNEY SHELDON 37
2.1 Đặc trưng của nhân vật trong tiểu thuyết và tiểu thuyết trinh thám 37
2.2 Nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon nhìn từ góc độ
loại hình 42
2.2.1 Nhân vật nữ hành động 43
2.2.2 Kiểu nhân vật đam mê 51
2.2.3 Kiểu nhân vật tâm lý – hành động 60
CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT TRINH THÁM CỦA SIDNEY SHELDON 72
3.1 Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật 72
Nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon



2
3.2 Nghệ thuật tạo dựng tình huống và nghệ thuật khắc hoạ tâm lý nhân vật 79
3.2.1 Nghệ thuật tạo dựng tình huống 81
3.2.2 Nghệ thuật khắc hoạ tâm lý nhân vật 83
3.3 Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật 95
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHỤ LỤC 112




















Nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon



3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiểu thuyết - thể loại văn học đã xuất hiện từ khá lâu trên thế giới và
không phải ngẫu nhiên mà ngay từ thế kỉ XIX, nó đã được coi là thể loại chủ
yếu của nghệ thuật ngôn từ. Cho đến nay, thể loại văn học này vẫn đứng ở vị
trí then chốt trong đời sống văn học nhân loại. Trong giải thưởng danh giá của
văn học, giải Nobel, hầu hết các năm đều có sự góp mặt của văn xuôi, của tiểu
thuyết. Gần đây, năm 2010, giải thưởng Nobel văn học đã được trao cho nhà
văn - nhà tiểu thuyết Mario Vargas Llosa, người Peru. Đến năm 2011, giải
thưởng Nobel văn học được trao cho nhà thơ người Thụy Điển, Tomas
Transtromer với hai tác phẩm Windown and Stones và The Great Enigma.
Song năm 2012, văn xuôi đã tìm lại được ngôi vị của mình với tên tuổi của
nhà văn quen thuộc: Mạc Ngôn, đến từ Trung Quốc. Văn xuôi nói chung đã
nhận được một vị trí xứng đáng trong dòng văn học. Trong đó có tiểu thuyết.

Tiểu thuyết được chia thành nhiều tiểu loại nhỏ rất đa dạng. Tùy theo từng
đặc trưng kiểu loại, tùy theo nội dung mà tiểu thuyết có thể được chia thành
tiểu thuyết trữ tình diễm lệ, tiểu thuyết phưu lưu hay tiểu thuyết trinh thám…
Nhưng không phải kiểu loại nào thuộc vào hàng ngũ “cao sang” được đón
nhận với đậm chất văn học nghệ thuật. So với các loại tiểu thuyết khác, dường
như tiểu thuyết trinh thám nhận được sự đánh giá, nhìn nhận về góc độ thẩm
mỹ văn học có phần thua kém hơn. Nó từng bị coi là loại tiểu thuyết “ba xu,
rẻ tiền” nhưng mức độ tiêu thụ của những cuốn tiểu thuyết này luôn gây ra
những con số đáng kinh ngạc trên thực tế. Vậy là trong khi không được giới
chuyên môn nghiên cứu đánh giá cao thì trên thực tế, thể loại này đã tìm được
vị trí của mình - đã được đón nhận bởi một lượng độc giả lớn - những độc giả
bình dân. Nó có sức lan tỏa, sức sống mạnh mẽ trong cuộc sống. Hiện nay các
nhà nghiên cứu cũng đang dần có sự thay đổi trong cách nhìn nhận đối với thể
Nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon



4
loại này. Sức hút của nó ở đâu? Tại sao nó lại thu hút một lượng lớn người
tiếp nhận. Đó cũng chính là lí do thôi thúc chúng tôi đến với thể loại này
trong nghiên cứu của mình.
Một trong những cây bút trinh thám được quan tâm hiện nay đó chính
là Sidney Sheldon. Nói đến Sidney Sheldon người ta nghĩ ngay đến hình ảnh
những nhân vật nữ hành động, những con người đầy đam mê, dục vọng và
tham vọng hướng tới thành công, những con người tội phạm. Đó là lý do tại
sao trải qua bao thời gian, những tác phẩm của Sidney Sheldon vẫn được
lượng lớn độc giả tìm đọc trên thị trường.
Văn chương phong phú muôn vẻ nhưng rốt cuộc đều hướng về giải đáp
câu hỏi: Con người là gì? Văn học trinh thám cũng đi sâu tìm hiểu về con
người ở một khía cạnh đặc biệt. Vấn đề con người trong văn học là vấn đề

vĩnh cửu. Và cốt lõi của nó chính là nhân vật. Nhân vật là yếu tố hàng đầu
trong tác phẩm, nơi tập trung mọi giá trị tư tưởng, quan niệm nghệ thuật hay
lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Thế giới nhân vật của Sidney
Sheldon phong phú, đa dạng nhưng nổi bật hơn hết vẫn là những nhân vật
thông minh, đam mê và tham vọng. Thế giới nhân vật ấy được xây dựng qua
nhãn quan đầy thông minh, sắc sảo và đậm tính nhân văn của Sidney Sheldon.
Nhưng tiểu thuyết trinh thám trước nay chưa có vị thế trong dòng văn
học. Tư tưởng về loại tiểu thuyết “ba xu, rẻ tiền” này đang cần được minh
chứng và kiểm tra lại. Bởi thực sự những tác phẩm trinh thám ấy đang được
bày bán đầy rẫy trên thị trường và những người hâm mộ chân chính của văn
học trinh thám đích thực sẽ dễ dàng kể ra những tên tuổi lớn. Với đông đảo
bạn đọc Việt Nam thì hẳn Donan Doyle và nhân vật Sherlock Holmes đã gần
như mặc định là mẫu số chung trong các cuộc bàn luận về đề tài trinh thám.
Bên cạnh đó có thể kể đến Mật mã Da Vinci, Pháo đài số của Dan Brown. Và
còn có Sidney Sheldon với Thiên thần nổi giận, Bóng tối kinh hoàng hay Phía
Nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon



5
bên kia nửa đêm… Trong khi văn học trinh thám vẫn còn là một thể loại non
nớt ở Việt Nam thì những cuốn tiểu thuyết trinh thám nước ngoài đã được
dịch phổ biến và đến với đông đảo bạn đọc. Văn học trinh thám trên thế giới
vẫn đang trên đà phát triển mạnh. Theo nhiều nghiên cứu mà tiêu biểu như
“Từ điển thuật ngữ văn học” do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc
Phi chủ biên đều khẳng định “tiểu thuyết trinh thám chỉ trở thành một thể loại
độc lập khi các nhà văn đưa những tình tiết về quá trình điều tra vụ án lên
bình diện thứ nhất của nội dung. Ét-ga A-len-pô (1809-1849) được xem là
“thánh tổ” của tiểu thuyết trinh thám vì ông đã chuyển trọng tâm tự sự từ
trần thuật về người phạm tội sang trần thuật về nhân vật thám tử, người theo

dõi, phát hiện kẻ phạm tội” [27, tr. 342]. Nếu như cách đây 168 năm, ngày
20/4/1841, nhà văn, nhà viết kịch kiêm nhà thơ và nhà phê bình người Mỹ
Edgar Allan Poe với truyện ngắn Án mạng trên phố Morgue (The Murders in
the Rue Morgue) được xem là ông tổ với tác phẩm trinh thám đầu tiên, thì đến
thế kỉ XX, Sidney Sheldon là người đã làm rạng danh thêm thể loại này,
khẳng định thêm giá trị của nó. Sidney Sheldon - người từng đoạt giải của
Viện Hàn lâm nghệ thuật Mỹ đã thổi hồn cho những tác phẩm trinh thám và
đem lại hơi thở mới cho chúng. Sidney Sheldon sở hữu một gia sản tiểu
thuyết trinh thám khá đồ sộ: 18 cuốn. Nói đến tài năng của Sidney Sheldon và
các tiểu thuyết trinh thám của ông - những tác phẩm đã nhận được sự ưu ái
lớn từ độc giả - là nói đến những lời nhận xét xác đáng trên khắp các trang
báo nổi tiếng. New York Post: “Người đàn ông này biết chuyển tải sự kì bí
như thế nào”. USA Today: “Một bậc thầy kể chuyện trên mục tiêu cao nhất
của mình”. New York Daily News: “Khi bạn muốn một cuốn tiểu thuyết với ý
nghĩ đơn giản là không thể đặt nó xuống, hãy đến với Sheldon”… Ở mỗi
cuốn sách ấy là một hành trình đầy bí ẩn hết sức thu hút của nhân vật được tạo
ra dưới bàn tay ma thuật của Sidney Sheldon. Chính vì thế, tìm hiểu về tiểu
Nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon



6
thuyết trinh thám, chúng tôi chọn Sidney Sheldon. Tìm hiểu về Sidney
Sheldon, chúng tôi chọn tìm hiểu về nhân vật trong các tác phẩm trinh thám
của ông.
Ngoài những lí do trên, nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết trinh
thám của Sidney Sheldon còn có lí do chủ quan của bản thân: muốn bổ sung
và nâng cao kiến thức cũng như khả năng tư duy lí luận vấn đề văn học, cụ
thể là về văn học Mỹ nói chung, về tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon
nói riêng.

2. Lịch sử vấn đề
Sidney Sheldon là tác giả của tiểu thuyết trinh thám. Bởi chưa có sự
nhìn nhận đánh giá chuyên môn nhiều về thể loại này nên việc nghiên cứu về
tiểu thuyết trinh thám nói chung, về các sáng tác của Sidney Sheldon nói
riêng còn nhiều hạn chế. Song không phải vì thế mà không có những đánh
giá, nghiên cứu đáng chú ý về những tác phẩm trinh thám này.
Trong các tiểu thuyết của Sidney Sheldon, mỗi tác phẩm là một cuộc
hành trình phản ánh tội ác và sự trừng phạt của các nhân vật. Song “trung tâm
của một cuốn tiểu thuyết trinh thám không phải là tội ác mà là cuộc điều tra”
(Laurence Devillairs - tiến sĩ triết học Pháp). Chính “cuộc điều tra” mới là
mấu chốt làm nên một cuốn tiểu thuyết trinh thám. Và chỉ ở những trang cuối
cùng, khi “màn đêm” được “sáng tỏ” mới là lúc khiến độc giả buông cuốn
sách của mình xuống. Tâm điểm của các tác phẩm trinh thám thông thường
chính là sự xuất hiện của nhân vật thám tử, của người theo dõi, người phát
hiện tội phạm. Tìm hiểu hành trình “cuộc điều tra” tội ác và sự trừng phạt ấy
cũng chính là tìm hiểu hành trình của nhân vật thám tử. Tuy nhiên, trong các
tác phẩm của Sidney Sheldon chúng ta có thể nhận thấy có sự đặc biệt: không
có nhân vật thám tử. Hay đúng hơn nhân vật ấy đã bị chìm trong nhân vật
chính của truyện - cũng chính là nạn nhân trong mỗi tội ác. Yếu tố đặc trưng
Nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon



7
đặc biệt ấy đã đưa Sidney mỗi ngày lại đến gần độc giả hơn với một sự
thương cảm hết sức gần gũi với mỗi nhân vật.
Các tác phẩm trinh thám của Sidney Sheldon hầu hết được các trang
bán hàng điện tử xếp vào hạng best seller hiện nay. Trong các cửa hàng sách,
sách của Sidney Sheldon đều chiếm một vị trí danh dự. Điều này đã chứng
minh rằng, trải qua một khoảng thời gian khá dài, nhưng Sidney Sheldon và

những “đứa con” của mình vẫn còn sức nóng trong nền văn học không chỉ của
Mỹ mà trên toàn thế giới. Văn chương có chức năng giáo dục và cảm hóa.
Với khả năng phủ sóng rộng khắp, những tác phẩm trinh thám của Sidney
Sheldon dễ đi vào lòng người, cho họ những bài học kinh nghiệm về cuộc
sống. Những nghiên cứu về Sidney Sheldon - một nhà văn tài ba với giải
thưởng của Viện Hàn lâm nghệ thuật, một tiểu thuyết gia cùng những tác
phẩm của không phải là ít. Song việc tiếp cận ở Việt Nam hiện nay còn nhiều
hạn chế. Qua một số kênh thông tin, chúng ta được biết rằng, những đánh giá
về ông và tác phẩm của mình có mặt rộng khắp trên các báo như Forth Worth
Star Telegram, The Hollywood Reporter hay USA Today, New York Times
Book Review… Những đánh giá đó hết sức có giá trị trong việc nâng tầm ảnh
hưởng của ông cũng như khẳng định giá trị trong những tác phẩm của con
người tài ba này. Vậy hãy xem một số nhận định của các nhà nghiên cứu nước
ngoài về các tác phẩm trinh thám của Sidney Sheldon: Chẳng hạn như khi nói
đến Thiên thần nổi giận, Washington Post nói rằng đó là “một tiểu thuyết vô
cùng hấp dẫn, rất thành công”, còn New York Daily News chỉ nói: “Hạng
nhất”. United Press International lại nói “Sứ giả của thần chết sẽ khiến bạn
phát cuồng qua từng trang sách”. Họ cũng không ngần ngại khi đưa ra những
lời khen xác đáng về Sidney: New York Post nói rằng “Người đàn ông này
biết chuyển tải sự kỳ bí như thế nào”, và theo People “Sidney Sheldon thể
hiện là bậc thầy của tiểu thuyết bán chạy”. Bên cạnh đó, bài viết về Sidney
Nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon



8
Sheldon của Kirsch, Jonathan, (Calendarlive), người đã từng gặp Sheldon,
được dịch trên trang báo mạng evan cũng đã giới thiệu về đầy đủ hơn về ông.
Trong bài viết này, Sidney được gọi là “hiện tượng của nền văn học Mỹ”. Tác
giả có đề cập đến việc Sheldon chưa được giới phê bình công nhận nhiều,

người ta biết đến ông với tư cách là một tác giả best seller. Nhưng best seller
cũng là một giá trị đáng quý mà bất cứ tác giả nào cũng mơ ước. Thậm chí
phải công nhận rằng “Ít nhất, Sheldon cũng phải có những ảnh hưởng nhất
định trên văn đàn Mỹ. Dan Brown có thể phá vỡ kỷ lục cũ của Sidney
Sheldon với cuốn Mật mã Da Vinci 53 tuần nằm trên bảng xếp hạng best
seller nhưng Brown chắc chắn mắc nợ người đàn ông đã tạo ra cái mà các nhà
phê bình gọi là "thứ rác rưởi lắm người đọc" [72].
Các tiểu thuyết của Sidney đã được xuất bản với nhiều nhà xuất bản
danh tiếng. Chẳng hạn như: Vision Publishing (1 tháng 8 năm 1999 với Tell
me your dreams), Grand Central Publishing (2 tháng 2, 1988 với Master of
the game; (16 tháng 8, 1988 với A Stranger in the mirror), Grand Central
Publishing; First Thus edition (1 tháng 12, 1989 với The sands of time),
Warner Books; Later printing edition (16 tháng 8, 1988 với Rage of Angels)…
Ông đã xuất bản 18 tiểu thuyết, bán ra đến 300 triệu bản, và là tác giả sách nổi
bật nhất trong nhiều thập kỷ. Các tác phẩm được dịch sang hơn 70 ngôn ngữ ở
180 quốc gia giúp ông được Sách Kỷ lục Guinness công nhận là “tác giả được
dịch nhiều nhất thế giới”.
Án mạng trên phố Morgue (The Murders in the Rue Morgue) của Edgar
Allan Poe - tác phẩm đầu tiên của văn học trinh thám được dịch ra tiếng Việt
vào năm 1936 và được giảng trong các bài học về văn học Pháp tại các trường
Pháp Việt đã chứng minh vị trí của văn học trinh thám. Đến đầu thế kỉ XIX,
tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon đã xuất hiện và được bày bán rộng
khắp trong các nhà sách. Nền văn học Mỹ ngày càng vươn xa hơn trên thị
Nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon



9
trường thế giới. Sidney Sheldon lại là cánh tay đắc lực trong số những cánh
tay vươn xa ấy. Ở Việt Nam, truyện của Sidney Sheldon được độc giả đánh

giá khá tốt. Tuy chưa có điều kiện khảo sát cụ thể về sự xuất hiện, số lượng,
số bản in và doanh thu từ việc xuất bản những tiểu thuyết của Sidney, song
việc xuất hiện khá nhiều đã chứng tỏ rằng, chúng là những tác phẩm có tầm
chờ đợi, được bán chạy và được một lượng độc giả khá lớn mến mộ. Điều đó
chứng tỏ rằng những cuốn tiểu thuyết trinh thám ấy không chỉ là hạng “ba xu,
rẻ tiền”.
Do là sách ngoại ngữ nên việc dịch tên sách sang tiếng Việt đã được
các dịch giả biến đổi phù hợp với giọng điệu ngôn ngữ và tâm lý của người
Việt, giúp các tác phẩm của Sidney Sheldon phần nào gần gũi hơn với người
Việt Nam. Chẳng hạn như khi dịch tên tác phẩm Master of the game (nghĩa là
Bậc thầy của trò chơi), dịch giả Nguyễn Bá Long đã dịch là Người đàn bà
quỷ quyệt… Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi tiếp cận các bản dịch ở Việt
Nam và tôn trọng quyền lựa chọn của dịch giả.
Khi nghiên cứu về tác phẩm ở đây chúng ta hướng sự quan tâm tập
trung vào nhân vật. Tuyến nhân vật của Sidney Sheldon rất phong phú, đa
dạng nhưng có sự thống nhất, liền mạch cao. Khi nhận xét về tác phẩm của
ông, báo chí nước ngoài cũng không quên đưa lời nhận xét về nhân vật của
tác phẩm - những kẻ quyết định thành công của tác phẩm. Việc đó đã tốn khá
nhiều giấy mực trong nghiên cứu: Jennifer thông minh, xinh đẹp của Thiên
thần nổi giận là “một nhân vật nữ chính quyến rũ, đáng nhớ”. Và cũng không
quên ưu ái gọi Kate Blackwell (Người đàn bà quỷ quyệt) là “người sống sót
không thể khuất phục”.
Về lĩnh vực chuyên môn, việc nghiên cứu các tác phẩm này ở Việt
Nam còn nhiều hạn chế. Việc nghiên cứu tiểu thuyết nước ngoài ở Việt Nam
đã phát triển và có những tìm hiểu phong phú song việc nghiên cứu về tiểu
Nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon



10

thuyết trinh thám nói chung, tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon nói
riêng còn rất ít. Dù bị đánh giá là kiểu loại văn học từng bị coi là “ba xu, rẻ
tiền”, là văn học “thị trường” nhưng không thể phủ nhận rằng vị trí của nó
trên thị trường thực sự rất lớn. Vì thế trong nghiên cứu văn học luôn cần có
một cái nhìn lại, nhìn rộng hơn, khái quát hơn đối với thể loại này. Có rất
nhiều nhà văn trở nên nổi tiếng nhờ thể loại trinh thám này như Arthur Conan
Doyle, Agathar Christie hay Dan Brown Tìm hiểu về tiểu thuyết của Sidney
Sheldon, trong bài viết của TS. Nguyễn Văn Nam người ta tìm thấy sự đam
mê và am hiểu sâu sắc về tác giả cũng như các tác phẩm. Đó là: Những suy
nghĩ nhỏ về một thể loại văn học còn nhỏ ở Việt Nam. Trong bài viết này, TS.
Nguyễn Văn Nam đã có sự bàn luận ngắn gọn nhưng khá sắc nét về các nhân
vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon. Như chúng ta đã biết,
tiểu thuyết trinh thám được xây dựng dựa trên hành trình tìm kiếm giữa tội ác
và sự trừng phạt. Nhân vật trinh thám, vì thế, cũng nổi lên với những đặc
trưng tiêu biểu của một nhân vật hành động. Ở các tiểu thuyết của Sidney, sức
bật của nhân vật lại không chỉ đơn giản thuộc về hành động của nhân vật mà
chính là chiều sâu tâm lý của một nhân vật hành động. Thông thường hành
động của nhân vật thường được tìm thấy trong các tiểu thuyết phưu lưu. Hay
những tình cảm theo chiều sâu tâm lý lại được tìm thấy chủ yếu trong các tiểu
thuyết trữ tình diễm lệ. Ở đây, Sidney Sheldon đã khéo léo đan xen giữa sự
phức tạp của tâm lý và hành động của con người một cách logic để dẫn dắt
người đọc theo hành trình. TS. Nguyễn Văn Nam cũng chỉ ra rằng: “một
trong những nét độc đáo nhất, làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của tiểu thuyết
Sidney Sheldon là trong mỗi tác phẩm đó bao giờ cũng xuất hiện những nhân
vật có bản sắc độc đáo, có tính cách cực kì mạnh mẽ với những chiều kích
được đẩy lên mức độ cao để lại ấn tượng mạnh về tầm vóc của nhân cách con
người” [41]. Để đạt được những ấn tượng ấy, Sidney Sheldon đã xây dựng
Nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon




11
nên kiểu nhân vật tâm lý hành động hết sức đặc biệt. Nhân vật mạnh mẽ, có
cá tính và với niềm đam mê của mình, nhân vật được kích lên tận cùng -
những nhân vật “không chấp nhận sự nhợt nhạt, nửa vời”. Theo tiến sĩ
Nguyễn Văn Nam, nhân vật của Sidney được biết đến với tính cách rõ rệt.
Trong số những lời khuyên dành cho những người trẻ tuổi viết truyện trinh
thám, tiểu thuyết gia chuyên viết truyện trinh thám, Mark Sanderson đã nói
rằng: Bạn cần phải biết cách xây dựng nhân vật chính thật ấn tượng. “Tôi
cho rằng một tiểu thuyết hình sự - giống như bất kì cuốn tiểu thuyết nào -
thành công hay thất bại đều do cách xây dựng nhân vật”, là khẳng định của
nhà văn Michael Connelly, tiểu thuyết gia trinh thám người Mỹ nổi tiếng,
“cha đẻ” của nhân vật thám tử Harry Bosch, về nhân vật. Ở Sidney Sheldon,
TS. Nguyễn Văn Nam còn nhận thấy ông cũng xuất sắc không kém và không
khác các tác giả khác cùng thể loại với những cốt truyện nhiều thách đố,
bước ngoặt, đỉnh điểm, có sức lôi cuốn, hấp dẫn, gay cấn đến nghẹt thở và
gấp gáp đến chóng mặt… nhưng ở Sidney Sheldon cốt truyện không hề chiếm
vị trí độc tôn hay số một… mà đó là câu chuyện về số phận. Truyện của
Sidney Sheldon đặc tả tính cách và số phận của nhân vật. Hạt nhân của sự vận
động xoay quanh tính cách ấy. Nó tạo nên sự khác biệt giữa Sidney Sheldon
và các tác giả khác. Nó tạo nên sự khác biệt giữa nhân vật của Sidney Sheldon
và các nhân vật hành động khác. Nghiên cứu về Sidney Sheldon, chúng tôi
cũng sẽ tập trung nghiên cứu khía cạnh tính cách tạo nên các kiểu nhân vật
như thế nào. Nhân vật được nghiên cứu chủ yếu là nhân vật chính, không có
sự phân biệt giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện, bởi lẽ ở cả hai
kiểu loại nhân vật này đều làm nổi bật được tính cách và hình thành các kiểu
dạng nhân vật của Sidney Sheldon một cách rõ nét.
Có thể thấy rằng các nghiên cứu về tiểu thuyết trinh thám ở Việt Nam
còn khá hạn chế, đặc biệt là nghiên cứu về Sidney Sheldon cùng các tác phẩm
Nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon




12
của ông. Tuy nhiên, việc nghiên cứu còn hạn chế ấy ở Việt Nam không có sự
ảnh hưởng lớn đến chất lượng một tác phẩm. Thực tế đã chứng minh sự tồn
tại của nó, từ trên nước Mỹ xa xôi đến Việt Nam cũng như đến với hơn 70
quốc gia khác. Và tiếp nối sự tìm hiểu của dòng nghiên cứu văn học trinh
thám nói chung, nghiên cứu tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon nói
riêng, chúng tôi quyết định đi sâu tìm hiểu về nhân vật trong tiểu thuyết trinh
thám của Sidney Sheldon, đặc biệt có sự nhấn mạnh trong tìm hiểu về các
kiểu dạng nhân vật được biểu hiện trong một số tác phẩm tiêu biểu nhất.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích của Luận văn là tìm hiểu về đối tượng nhân vật, kiểu loại đặc
trưng của nhân vật qua nghệ thuật xây dựng nhân vật trong các tiểu thuyết
trinh thám của Sidney Sheldon.
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn được xác định rõ với thế giới nhân
vật cụ thể trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon. Là những trang
tiểu thuyết đặc sắc, tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon có hệ thống
nhân vật rộng lớn và phong phú. Song để tìm hiểu về nhân vật trong tiểu
thuyết, chúng tôi chỉ xin đề cập chủ yếu đến cá nhân vật chính. Bên cạnh đó,
các nhân vật phụ cũng được sử dụng trong việc tìm hiểu nhằm làm rõ thêm
vấn đề về kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon.
Về phạm vi nghiên cứu vấn đề: Nghiên cứu về tiểu thuyết trinh thám
của Sidney Sheldon, chúng tôi có sự tìm hiểu về 18 cuốn tiểu thuyết của ông.
Tuy nhiên, với dung lượng nhỏ, bài nghiên cứu sẽ dựa trên cái nhìn tổng quát
nhất, chọn ra các nhân vật trong các tác phẩm thể hiện rõ mục đích nghiên
cứu nhất.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu nhằm đạt hiệu quả cao nhất là

một yêu cầu căn bản trong công việc nghiên cứu. Đối với đề tài này, chúng tôi
sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như sau:
Nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon



13
- Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê xã hội học,
chia nhóm các đối tượng và tổng hợp. Sau đó tiến hành phân tích kết quả vừa
đạt được.
- Phương pháp so sánh: So sánh tìm ra điểm nổi bật và đặc trưng riêng
của từng đối tượng.
Dưới sự soi rọi của các lí thuyết hiện đại sẽ giúp chúng tôi sẽ cố gắng
có tìm hiểu sâu rộng vấn đề nghiên cứu của mình.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn
gồm ba chương chính như sau:
Chương 1. Sidney Sheldon và tiểu thuyết trinh thám
Chương 2. Các loại hình nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney
Sheldon
Chương 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của
Sidney Sheldon









Nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon



14
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. SIDNEY SHELDON VÀ TIỂU THUYẾT TRINH THÁM
1.1. Tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon
1.1.1 Tác giả Sidney Sheldon
Sidney Sheldon sinh ngày 11 tháng 2 năm 1917, là một tiểu thuyết gia
người Mỹ. Là người đoạt giải của Viện Hàn Lâm nghệ thuật Mỹ, ông sớm nổi
danh với những tác phẩm trinh thám thuộc hàng best seller lúc bấy giờ. Tuy
nhiên, tác phẩm trinh thám được coi là một kiểu loại tiểu thuyết “ba xu, rẻ
tiền” nên việc nghiên cứu và tìm hiểu về tác giả và tác phẩm hiện nay vẫn
chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Theo các nguồn tài liệu chung, tiểu
sử về Sidney Sheldon được giới thiệu khá ngắn gọn.
Sidney Sheldon sinh ra tại Chicago, Illinois. Tên khai sinh là Sidney
Schechtel. Bố ông là người Do Thái gốc Đức, mẹ là người gốc Nga. Ông có
hai đời vợ. Bốn năm sau khi người vợ cả - diễn viên Jorja Curtright Sheldon
qua đời vào năm 1985 với hơn 30 năm chung sống, Sheldon tái hôn với diễn
viên Alexandra Kostoff.
Tuổi thơ của Sidney Sheldon được biết đến với những khốn khó của
thời kì Đại khủng hoảng, ông chỉ được học đến lớp ba. Nhưng đây cũng chính
là kinh nghiệm sống phong phú, là điểm tựa cho ông viết nên những bộ tiểu
thuyết lừng lẫy. Ông bắt đầu viết từ khi lên 10 và thành công với một bài thơ
nhỏ. Tính đến nay, thành công trong viết lách của một người chỉ học đến lớp
ba này được xem như một phép nhiệm màu.
Năm 20 tuổi, ông bắt đầu sự nghiệp ở Hollywood. Tại đây, Sidney
Sheldon đã từng làm biên tập các kịch bản phim và dịch trong một số đài
truyền hình.

Trong thế chiến thứ hai, cũng như nhiều thanh niên khác, Sidney
Sheldon khoác lên mình bộ quân phục. Nhưng cuộc sống quân ngũ khô khan
Nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon



15
và chết chóc không mang lại cho ông nhiều hứng thú. Sau thời đó, Sidney
Sheldon trở lại với đời thường, bắt đầu viết nhạc kịch và kịch bản một số trò
chơi của các đài truyền hình. Đến tận năm 1969, khi đã 52 tuổi, Sidney
Sheldon mới bắt đầu viết tiểu thuyết - cuốn tiểu thuyết đầu tay mang tên The
naked faced (Lật mặt). Cuốn sách ngay lập tức gây xôn xao nền văn học Mỹ,
đưa tên tuổi Sidney Sheldon vào hàng những nhà văn trinh thám nổi tiếng.
Năm 1973, cuốn tiểu thuyết thứ hai The other of midnight (Phía bên kia nửa
đêm) của Sidney Sheldon ra đời, ngay lập tức được New York Time bình
chọn vào danh sách những cuốn sách bán chạy nhất. Thành công liên tục đến
với Sidney Sheldon trong những cuốn sách sau nữa của ông, tạo nguồn động
lực và cảm hứng cho Sidney Sheldon sáng tác mười sáu cuốn tiểu thuyết tiếp
theo và một cuốn tự truyện cuối cùng.
Ưa thích những cuộc phưu lưu mạo hiểm, phần lớn những tác phẩm của
Sidney Sheldon đều thuộc thể loại trinh thám, hình sự có sự pha trộn với tình
cảm lãng mạn. Tên tuổi của ông ban đầu được biết đến với Rage of Angels
(Thiên thần nổi giận), với The other side of midnight (Phía bên kia nửa đêm),
hay If tomorrow comes (Nếu còn có ngày mai), và sau đó là hàng loạt các tác
phẩm best seller khác… Một điều đặc biệt ở Sidney Sheldon là, trong hầu hết
những tác phẩm thành công của mình, ông đặc biệt viết nhiều về phụ nữ và
giành cho họ những ưu ái tột bậc trong tác phẩm. Giải thích về điều này, trong
một cuộc phỏng vấn năm 1982, ông nói: “Tôi cố gắng viết sao cho sách của
mình hấp dẫn để độc giả không thể buông nó xuống”, “cố gắng xây dựng
chúng sao cho độc giả khi đọc xong một chương, họ phải đọc thêm một

chương nữa”, “tôi thích viết về phụ nữ, những người giỏi giang, có tài, tuy
nhiên điều quan trọng nhất là họ vẫn giữ được nữ tính”. Những tác phẩm,
những nhân vật được xây dựng nên bằng tất cả nguồn tâm huyết từ người cha
Sidney Sheldon, có khi ông đã “mất cả năm để viết lại”, để trăn trở cùng nhân
Nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon



16
vật. Lao động khổ hạnh trong bất cứ ngành nghề nào cũng đều đáng quý và
thể hiện sự trân trọng đối với người tiếp nhận nó. Liệu những nhân vật nữ của
Sidney Sheldon có đúng như vậy không, chúng ta sẽ tìm hiểu trong chương
sau. Ở đây, chúng tôi chỉ nhấn mạnh lại: với một người lao động nghiêm túc,
luôn trăn trở về tác phẩm, tôn trọng độc giả của mình, thì việc phân định tiểu
thuyết trinh thám là tiểu thuyết thấp kém phải chăng chưa thực sự công bằng?
Sidney Sheldon đã xuất bản 18 tiểu thuyết với số lượng bán ra là 300
triệu bản, trở thành tác giả sách nổi bật trong nhiều thập kỉ. Nhưng trước khi
trở thành tác giả văn chương, Sidney Sheldon đã rất thành công, ông đã để lại
dấu ấn trong làng điện ảnh truyền hình Hollywood và sân khấu kịch
Broadway với những tác phẩm nổi bật. Năm 1948, ông nhận giải Oscar cho
kịch bản gốc xuất sắc nhất trong phim The Bachelor and the Bobby Soxer.
Ông còn đoạt giải Tony Award cho vở nhạc kịch Rehead (1957) nổi tiếng của
sân khấu kịch Broadway và giải Emmy cho Dream of Jeannie (1967). Điều
đó giải thích vì sao trong các tiểu thuyết của ông, tính chất của một bộ phim
hành động - của điện ảnh thứ 7 - được thể hiện rõ nét trong từng câu chữ.
Năm 2005, sự ra đời của cuốn tự truyện The other side of me (Phía bên kia
của tôi), đôi khi được xem là cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông.
Ông qua đời tại bệnh viện Eisenhower ở thành phố Rancho
Mirage thuộc bang California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 89 tuổi (30 tháng 1 năm
2007) và để lại số tài sản kếch xù 30 tỷ USD.

Tiểu thuyết của Sidney Sheldon hiện nay gồm có 18 cuốn. Nếu tính cả
cuốn tự truyện của ông là 19 cuốn.
Nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon



17

1.
The Nake Face (1970)
Lộ mặt
2.
The other side of midnight (1973)
Phía bên kia nửa đêm
3.
A Stranger in the mirror (1976)
Người lạ trong gương
4.
Bloodline (1977)
Dòng máu
5.
Rage of Angels (1980)
Thiên thần nổi giận
6.
Master of the game (1982)
Người đàn bà quỷ quyệt
7.
If tomorrow comes (1985)
Nếu còn có ngày mai
8.

Windmills of the God (1987)
Sứ giả của thần chết
9.
The sands of the time (1988)
Cát bụi thời gian
10.
Memories of midnight (1990)
Ký ức lúc nửa đêm
11.
The Doomsday conspiracy (1991)
Âm mưu ngày tận thế
12.
The stars shine down (1992)
Sao chiếu mệnh
13.
Nothing last forever (1994)
Không có gì là mãi mãi
14.
Morning, noon and night (1995)
Sáng, trưa và đêm
15.
The best laid plans (1997)
Kế hoạch hoàn hảo
16.
Tell me your dreams (1998)
Hãy kể giấc mơ của em
17.
The sky is falling (2001)
Bầu trời sụp đổ
18.

Are you afraid of the dark (2004)
Bóng tối kinh hoàng
19.
The other side of me (2005)
Phía bên kia của tôi
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu,
khảo sát 18 cuốn tiểu thuyết, cuốn tự truyện của Sidney Sheldon sẽ được tìm
hiểu sau.
Trong vòng 35 năm, Sheldon đã có trong tay bộ tiểu thuyết đồ sộ.
Những nhân vật của ông hết sức gần gũi với độc giả, đôi khi được lặp lại hơn
Nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon



18
1 tác phẩm. Hiện tượng xảy lặp này giúp ông gợi nhắc cho độc giả nhớ về các
nhân vật của mình. Mỗi tác phẩm là một cuộc truy tìm căn nguyên và lí giải
tội ác một cách đầy li kì và hấp dẫn. Nội dung tóm tắt cụ thể của các tác phẩm
trên xin được xem phần phụ lục.
1.1.2 Đặc trưng tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon
Với gia sản tiểu thuyết đồ sộ, các tác phẩm của Sidney Sheldon mang
lại cho người đọc những nét đặc trưng riêng biệt, cuốn hút độc giả theo những
nét riêng.
Nhắc đến tiểu thuyết bạn đọc có thể hình dung đến những trang viết
dài (hay dày) về số phận, cuộc đời của một nhân vật, hay thậm chí của nhiều
nhân vật. Những trang viết của Sidney Sheldon có một dung lượng vừa phải,
phù hợp với thị hiếu tiếp nhận của người hiện đại. Độc giả Việt Nam vốn rất
gần gũi với tiểu thuyết Trung Quốc. Bốn tác phẩm vĩ đại của Trung Quốc:
Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, Thuỷ Hử
của Thi Nại Am, Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung đều có dung

lượng rất dài. Hay như một số tiểu thuyết khác cũng có dung lượng lớn như:
Tiểu thuyết Anna Karenina và Chiến tranh và hoà bình của nhà văn Nga Lev
Nikolayevich Tolstoy. Đến Sedney Sheldon, khi có sự thay đổi về thời đại,
Sidney Sheldon đã tìm cho mình hướng đi mới và phù hợp với thị hiếu công
chúng. Những tác phẩm đều có dung lượng khoảng từ 350 đến 500 trang vừa
vặn. Đặc biệt, Sidney Sheldon đã có hướng nhìn mới mẻ, chính vì thế, trải
qua sự thay đổi về thời gian, những tác phẩm của ông vẫn được công chúng
đón nhận và cảm thấy rằng nó phù hợp với đời sống giải trí của mình.
Hoàn cảnh sáng tác các tác phẩm tiểu thuyết của Sidney Sheldon
cũng hết sức đặc biệt. Với các nhà văn khác, sự trải nghiệm thực tế là một
trong những kinh nghiệm quý báu đem lại yếu tố chân thực và thu hút độc giả
trong mỗi trang viết. Với Sidney Sheldon, ta tìm thấy một hiện tượng hoàn
Nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon



19
toàn ngược lại. Sidney Sheldon đến với thể loại trinh thám khá muộn trong sự
nghiệp của mình. Khi thành công với vai trò là một người viết kịch bản,
Sidney Sheldon bắt đầu lấn sân sang tiểu thuyết trinh thám sau những thành
công của kịch bản phim, điện ảnh. Những tác phẩm được viết khá đều tay. Đó
là kết quả của một trí tưởng tượng vô cùng phong phú trong con người này.
Sidney chỉ đọc, đọc và đọc. Ông tìm hiểu và đọc những thông tin cần thiết,
những tác phẩm… để sáng tạo nên những tác phẩm của mình. Những “đứa
con” tiểu thuyết của ông hoàn toàn là sản phẩm của trí tưởng tượng. Sidney
Sheldon đọc và tìm hiểu, rồi đọc lại cho thư kí riêng ghi chép những tác phẩm
của mình.
Những tác phẩm của Sidney Sheldon là sản phẩm hoàn toàn của một
trí tưởng tượng phong phú nhưng không phải vì thế nó trở lên lộn xộn, mà
ngược lại, hoàn toàn rất logic. Với tư duy của một người viết kịch bản phim,

những tình tiết, tình huống và các tuyến nhân vật hiện lên mang những hành
động rất logic. Và đặc biệt, chính sự logic dẫn dắt người đọc từ sự hồi hộp
này đến sự hồi hộp khác, sự phỏng đoán này đến sự phỏng đoán khác, từ bất
ngờ này đến bất ngờ khác. Tính logic là một trong những đặc trưng nổi bật
trong tiểu thuyết của Sidney.
Sự logic trong tác phẩm cho chúng ta những bất ngờ thú vị. Bởi lẽ tư
duy của độc giả thường theo trật tự tuyến tính lời kể của người kể chuyện.
Song sự thú vị bao giờ cũng nằm ở cuối cùng khiến người đọc giật mình:
Mình đã bị đánh lừa. Kết thúc truyện đầy bất ngờ đem lại thành công không
nhỏ cho Sidney trong hành trình xâm chiếm sự ưu ái của độc giả dành cho thế
giới tiểu thuyết này.
Tư duy của Sidney Sheldon thực sự là kiểu tư duy “rất Mỹ”. Tại sao
vậy? So với các nhà văn khác, Sidney Sheldon đã đem đến cho thời đại mình
những cái nhìn rất mới mẻ về con người, về đời sống, những mối quan hệ.
Nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon



20
Tính sáng tạo, hiện đại, đi trước thời đại đem lại sự mới mẻ cho tác phẩm.
Nếu như với tiểu thuyết của Agathar Christie, các vụ án đều mang tính chất
cũ thì Sidney Sheldon đã đưa đến một cuộc cách mạng giải phóng về tư
tưởng, về con người. Đặc biệt, Sidney Sheldon rất ưu ái hướng bạn đọc tìm
đến mẫu hình những người phụ nữ hiện đại, năng động, thông minh, xinh đẹp.
Bằng sự thông minh của mình, Sidney Sheldon tìm đến những nhân vật mới
mẻ theo đúng thị hiếu của độc giả, đã đưa đến cái nhìn mới về tài năng của
những người phụ nữ cũng như thay đổi lối tư duy xưa về hình ảnh người phụ
nữ. Đó là kiểu mẫu nhân vật nữ hành động, thay vì kiểu nhân vật nữ trong
vòng khép kín, e lệ của xã hội (như Trà hoa nữ, Bà Bôvary). Nhân vật chính
trong nhiều tiểu thuyết của ông hầu hết là nhân vật nữ.

Thế giới nhân vật của Sidney Sheldon đặc biệt rất phong phú. Ông
đem đến cho người đọc những tuyến nhân vật đa dạng thay vì hầu hết là kiểu
một tuyến nhân vật như trước đây. Trong nhiều tiểu thuyết, độc giả khó phân
định chắc chắn đâu là nhân vật chính hay đâu là nhân vật tốt, nhân vật xấu của
câu chuyện. Nhân vật trong tác phẩm của Sidney Sheldon khá phức tạp. Nhân
vật được phân định thành nhiều tuyến, có những mối quan hệ phong phú. Với
những mối quan hệ đơn giản đôi khi lại ẩn ngầm những mối đe doạ phức tạp
từ bên trong. Kết quả của nó là những cái kết đầy bất ngờ, thú vị. Trong các
tác phẩm trinh thám trước đây hầu hết đều được xây dựng theo motif truy tìm
thủ phạm của một thám tử đầy tài ba (có thể là cảnh sát hoặc đơn thuần là
nhân vật thám tử tư). Nhưng đến với thế giới nhân vật của Sidney Sheldon,
đặc biệt không có nhân vật được gọi đích danh là thám tử đi truy tìm các vụ
án. Nếu như có nhân vật thám tử xuất hiện, vụ án trở nên khách quan. Còn
Sidney Sheldon lại đặt độc giả vào hoàn cảnh mới, điểm nhìn mới bởi nhân
vật thám tử trong các tác phẩm vừa là thám tử, vừa là nạn nhân trong mỗi
cuộc điều tra. Họ là người trong cuộc, vừa chạy trốn bởi kẻ sát nhân, vừa tìm
Nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon



21
ra nguyên nhân, truy tìm thủ phạm của vụ án. Chính bởi sự thay đổi mới mẻ
này đã tạo nên sự đồng cảm sâu sắc giữa độc giả và nhân vật mà không làm
mất sự lôi cuốn, bất ngờ của một tác phẩm trinh thám trên con đường tìm ra
câu trả lời cho vụ án.
Xuất phát điểm là một người viết kịch bản phim hành động, tính hành
động được thể hiện rất rõ trong các tác phẩm của Sidney Sheldon. Nếu như
tiểu thuyết trinh thám của Agathar Christina mang đậm tính tiểu thuyết của
văn chương truyền thống thì Sidney lại đem lại cảm giác hiện đại trong mỗi
trang viết của mình. Những câu văn, ngôn từ thể hiện đều mang đậm tính hình

ảnh mang đến cho độc giả những sự trải nghiệm phong phú qua một lối viết
hiện đại. Những tình tiết được sắp xếp một cách khéo léo, chân thực khiến
người ta dễ liên tưởng đến việc bạn đang được xem một bộ phim hành động
chân thực hơn là đọc một cuốn tiểu thuyết hư cấu. Đó là sự khéo léo kết hợp
giữa nghệ thuật thứ bảy và văn chương. Đầu thế kỉ XX, các chuyên ngành
khác như phim ảnh, sân khấu đã đạt được nhiều thành tựu và có phần lấn sân
trong văn học, tiểu thuyết nói riêng và văn chương nói chung buộc phải tìm
đến sự thay đổi, phá cách, tự làm mới mình để phù hợp với hoàn cảnh. Và
một trong những giải pháp hữu hiệu đó là sự kết hợp giữa các bộ môn nghệ
thuật. Trước đây, chúng ta không khó khăn để tìm ra những bộ phim được
chuyển thể từ văn học. Tiêu biểu như những tiểu thuyết vĩ đại cổ điển của
Trung Quốc đã kể trên như: Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng, Tam Quốc Diễn
Nghĩa… đều đã từng được chuyển thể thành phim ảnh. Nhưng phải đến sau
này những nghiên cứu về việc mượn những yếu tố của điện ảnh vào văn
chương mới được giới nghiên cứu chú ý. Không phải vì điện ảnh ra đời sau
mà không có những ưu điểm riêng để có thể “mượn” nó vào văn chương.
Sidney Sheldon là một người đi “mượn” rất khéo léo. Tính hành động, chân
Nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon



22
thực, hình ảnh sắc nét được viết bởi người nghệ sĩ tài hoa này đã đưa văn
chương và điện ảnh đến gần một bước. Đó cũng là sự tiến bộ của Sidney
Sheldon so với các tác giả trinh thám đương thời. Bởi vốn dĩ, tiểu thuyết trinh
thám rất gần với thể loại phim hành động của điện ảnh.
Tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon kể chuyện về vụ án nhưng
không làm lẫn với tiểu thuyết phưu lưu hay tiểu thuyết tình báo – vốn là
những tiểu loại rất gần nhau của tiểu thuyết. Nếu như tiểu thuyết phưu lưu tập
trung vào hành trình nhân vật với kết quả của nó là những khám phá mới mẻ

thì tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon tập trung vào câu chuyện vụ án
và đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Ai là tội phạm? Tiểu thuyết trinh thám của
Sidney Sheldon rõ ràng, rành mạch, mọi ý kiến đều đem đến một cái nhìn
khách quan, cũng không tập trung vào nhân vật ngầm của thế giới tiểu thuyết
tình báo. Tiểu thuyết tình báo tập trung vào thông tin nhân vật tình báo cung
cấp nhằm giúp hoàn thành mục đích điều tra, tìm hiểu, ít tập trung vào tội
phạm và tâm lý tội phạm.
Như vậy, có thể thấy rằng, Sidney Sheldon là một trong những bậc tài
hoa trong giới nghệ thuật này. Sau thành công của những thước phim, ông đã
có bước chuyển mình mạnh mẽ trong tiểu thuyết, được ưu ái gọi với biệt
danh: Bậc thầy của tiểu thuyết bán chạy nhất nước Mỹ. Ở thời điểm của mình,
Sidney Sheldon đã gặt hái được khá nhiều thành công. Không những thế, đến
một lúc nào đó, người ta vẫn tìm lại những tác phẩm đã viết cách nay nhiều
năm trời của ông, đọc và lại thấy nó trong hiện tại cuộc sống của mình. Ở thế
kỉ XXI này cũng vậy, những tác phẩm của Sidney Sheldon vẫn được công
chúng đón nhận. Điều đó một lần nữa khẳng định sự tiến bộ trong lối tư duy
hiện đại của Sidney Sheldon. Tên tuổi của ông được khẳng định. Những tác
phẩm tiểu thuyết của ông có vị thế trong dòng văn học của nhân loại.
Nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Sidney Sheldon



23
1.2. Đặc trƣng của tiểu thuyết trinh thám trong loại hình tự sự
1.2.1 Định nghĩa về tiểu thuyết, tiểu thuyết trinh thám
Tiểu thuyết là một thể loại thuộc phương thức tự sự. Mang trong mình
một cấu trúc lớn, tiểu thuyết tái hiện những bức tranh hiện thực đời sống với
một quy mô lớn, phản ánh đời sống ở cả chiều rộng và chiều sâu của nó.
Trong văn học, tiểu thuyết được coi là hình thái chủ yếu của nghệ thuật
ngôn từ và đã để lại trong nền văn học nhân loại những thành công rực rỡ.

Trong ngôn ngữ Việt, tên gọi tiểu thuyết để chúng ta có thể phân biệt với
truyện ngắn, truyện dài, hay truyện vừa… Theo Từ điển tiếng Việt [45],
truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài hay tiểu thuyết đều được giải thích là
truyện được viết bằng văn xuôi. Song truyện ngắn là truyện có dung lượng
nhỏ, số trang ít, miêu tả một khía cạnh tính cách, một mẩu trong cuộc đời
nhân vật. Truyện vừa có dung lượng vừa phải, thường phản ánh một số sự
kiện xã hội và tính cách nhân vật diễn biến trong phạm vi không rộng lắm.
Truyện dài có số trang nhiều, miêu tả hàng loạt sự kiện, nhân vật với sự phức
tạp trong phạm vi thời gian và không gian tương đối rộng lớn. [45, tr. 1054].
Còn tiểu thuyết là truyện dài bằng văn xuôi có dung lượng lớn, với nhiều
nhân vật hoạt động trong phạm vi lịch sử, xã hội rộng lớn. [45, tr. 992]. Song
để định nghĩa chính xác một thể loại văn học là tiểu thuyết thực sự không phải
là một công việc đơn giản đối với các nhà nghiên cứu lý luận. Năm 1961, nhà
văn Tô Hoài đã nói rằng: “Không thể cho tiểu thuyết một định nghĩa cố định.
Tiểu thuyết lúc nào cũng phát triển và biến đổi. Tiểu thuyết có một khả năng
tung hoành không ngờ” [26]. Trên thế giới, có lúc người ta đã thoá mạ tiểu
thuyết, sau này họ quay trở lại với chủ nghĩa “bất khả tri” của Kant. Tiểu
thuyết được coi là “bất khả tri” bởi không giải thích được. Bách khoa từ điển
văn học Giản Minh xuất bản ở Mỹ cũng đồng ý với cách nhìn nhận này: Tiểu
thuyết là một chuyện kể bằng văn xuôi có quy mô lớn. Cũng giống như truyện,

×