Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 109 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








MAI THỊ NGA





NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
TRONG TIỂU THUYẾT TÔ HOÀI






LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam















Hà Nội-2012



2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







MAI THỊ NGA







NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
TRONG TIỂU THUYẾT TÔ HOÀI



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21








Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐOÀN ĐỨC PHƯƠNG









Hà Nội-2012



4
MỤC LỤC



Trang
MỞ ĐẦU
2
1. Lý do chọn đề tà
2
2. Lịch sử vấn đề
3
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
5
4. Phương pháp nghiên cứu
6
5. Cấu trúc của luận văn
6
NỘI DUNG

7
Chương 1: Khái lược về nghệ thuật tự sự và hành trình sáng tác của Tô Hoài
7
1.1. Khái lược về nghệ thuật tự sự
7
1.1.1. Tự sự
7
1.1.2. Tự sự học
8

1.2. Hành trình sáng tác của Tô Hoài
10
1.2.1. Sơ lược tiểu sử
10
1.2.2. Hành trình sáng tác
11
1.2.3. Tiểu thuyết của Tô Hoài

14
Chương 2: Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật
18
2.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện
18
2.1.1. Cốt truyện sự kiện trong tiểu thuyết của Tô Hoài
19
2.1.2. Tổ chức diễn biến cốt truyện trong tiểu thuyết Tô Hoài
27
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
37
2.2.1. Khắc họa nhân vật qua các chi tiết
39
2.2.2. Khắc họa nhân vật qua ngoại hình và hành động
44
2.2.3. Khắc họa nhân vật qua biểu hiện nội tâm và ngôn ngữ

56
Chương 3: Người kể chuyện và ngôn ngữ trần thuật
67
3.1. Người kể chuyện trong tiểu thuyết của Tô Hoài
67

3.1.1. Người kể chuyện
67
3.1.2. Điểm nhìn trần thuật
74
3.1.3. Giọng điệu trần thuật
79
3.1.3.1. Giọng dửng dưng lạnh lùng, pha chút mỉa mai, châm biếm
80
3.1.3.2. Giọng điệu trữ tình, ấm áp, tươi vui
81
3.1.3.3. Giọng điệu dí dỏm, hài hước.
84
3.2. Ngôn ngữ trần thuật
86

5
3.2.1. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình
87
3.2.2. Ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ
92
3.2.3. Lớp ngôn từ gợi không khí một thời


96




KẾT LUẬN


101
TÀI LIỆU THAM KHẢO



























105


6

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Trên 60 năm “phiêu lưu” qua hơn 20 quốc gia Dế Mèn phiêu lưu ký vẫn là tác
phẩm được yêu thích của bạn đọc. Và thật may mắn khi cha đẻ của nó mặc dù đã
qua tuổi 90 vẫn ung dung, hóm hỉnh nụ cười với thế thái nhân tình. Trời cho Tô
Hoài vốn sức khỏe và chính ông làm cho vốn ấy ngày càng có lãi. Hơn ai hết Tô
Hoài hiểu lao động là hạnh phúc. Mỗi ngày với ông không một chút lãng phí, không
một giây nào không có ý nghĩa. Khi tuổi còn đang ở độ hừng hực ông “viết như là
chạy thi”; khi đã đủ chín chắn và muốn hiểu thêm về những cuộc đời, những vùng
miền ông hăng hái “lên vùng cao đất mới”; rồi khi thấy cần một nơi yên tĩnh để
chiêm nghiệm lại mọi thứ ông “trở về với những miền thân thuộc”; trở về là để
chuẩn bị cho một cuộc “phiêu lưu” mới và giờ đây khi thế hệ trẻ non nớt đang cần
những chú Dế Mèn có tâm hồn để đối trọng với thế giới hiện đại vô cảm thì Tô
Hoài lại sẵn sàng cho những điều còn trăn trở, còn bỏ ngỏ khi ông ở tuổi đôi mươi.
Cuộc “phiêu lưu” của nhà văn Tô Hoài có lẽ là cuộc phiêu lưu trường kì, ý nghĩa và
nhiều kết quả nhất mà nhà văn nào cũng ao ước có được trong cuộc đời cầm bút của
mình. Khi nhắc đến Tô Hoài, người ta nhớ đến “một nhà văn có nhiều cái nhất”,
một nhà văn là “vinh dự cho Hà Nội, tài sản của Hà Nội” (Hữu Thỉnh). Tác phẩm
của Tô Hoài không chỉ là một kho tri thức khổng lồ mà còn là những bài học khiến
chúng ta đọc rồi phải suy ngẫm về hôm qua, hôm nay và cả mai sau. Mỗi lần tìm
hiểu về những tác phẩm của Tô Hoài là một lần người ta tìm ra những tầng vỉa ẩn
sau lớp chữ nghĩa giản dị, đời thường. Do vậy, hết thế hệ này đến thế hệ khác vẫn
không nguôi ý định tìm hiểu vẻ đẹp những tác phẩm của Tô Hoài. Chúng tôi cũng
muốn góp một phần bé nhỏ trong công việc của người nghiên cứu để hiểu hơn về
phong cách của một nhà văn cả đời miệt mài đi tìm con chữ cống hiến cho đời.


7
Việc viết lách của nhà văn trở thành cơm bữa hàng ngày không thể thiếu. Vì
thế ở Tô Hoài không chỉ có khối lượng tác phẩm đồ sộ mà còn tập hợp đa dạng các
thể loại như một cánh rừng với đủ các loại thảo mộc lớn nhỏ thuộc các chủng loại
khác nhau. Ở mỗi thể loại, Tô Hoài thể hiện một “gương mặt”, một dấu ấn riêng
không thể nhòe lẫn. Tiểu thuyết có lẽ là thể loại mà ở đó Tô Hoài nếm đủ vị đời của
văn chương : có cay đắng, ngọt bùi, vinh quang và cả thờ ơ. Nhưng cũng chính ở
thể loại này người ta mới nhận ra sự tích tụ từ những thể loại khác mà nhà văn đã có
cả một quá trình vun góp. Nếu các truyện ngắn là những mảnh nhỏ của cảnh đời,
những ký họa chân dung con người, thì tiểu thuyết là cả một dòng sông cuộc đời
trôi chảy của bao nhiêu sự việc, câu chuyện, đời người. Tìm hiểu về tiểu thuyết của
Tô Hoài theo hướng tự sự học sẽ góp phần làm sáng tỏ sự tích tụ, sự thống nhất, sự
phát triển của phong cách nhà văn theo dòng thời gian.
Nghiên cứu truyện kể dưới góc độ tự sự học đang là xu hướng có nhiều triển
vọng trên thế giới và trong nước. Đó không chỉ là cách thức kể chuyện sao cho câu
chuyện trở nên hấp dẫn mà còn là cách để nhà văn lý giải sự vật, hiện tượng một
cách hiệu quả. Tìm hiểu kĩ thuật viết tiểu thuyết của Tô Hoài, chúng ta sẽ lí giải
được sức sống, sự hấp dẫn, mới mẻ của tiểu thuyết Tô Hoài.
2. Lịch sử vấn đề
Tính đến nay, Tô Hoài đã có ngót 70 năm cầm bút, dấn thân vào nghiệp văn
chương. Kết quả ông gặt hái được là một khối lượng đồ sộ về tác phẩm và một chỗ
đứng vững chắc trong làng văn chương Việt Nam. Việc nghiên cứu về Tô Hoài đã
bắt đầu từ trước năm 1945 và đến nay vẫn tiếp tục.
Trước năm 1945, các truyện ngắn về đề tài nông thôn, dân quê và thiếu nhi
được bạn đọc đón nhận và bước đầu ghi nhận một dấu ấn riêng của nhà văn Tô
Hoài. Vũ Ngọc Phan đã xếp Tô Hoài vào nhóm “các tác giả tả chân” và đánh giá Tô
Hoài là “nhà văn có biệt tài viết về những cảnh nghèo nàn của dân quê” [13; 21].
Sau năm 1945, Tô Hoài viết nhiều hơn, dày hơn, ở nhiều thể loại, ở nhiều
mảng đề tài khác nhau nhưng tiêu biểu hơn cả là đề tài miền núi và Hà Nội. Thời

điểm này Tô Hoài đã nhận được nhiều lời khen về khả năng bao quát đời sống hiện

8
thực, sự khắc họa công phu đời sống và thiên nhiên miền núi. Tuy vậy cũng có
những đánh giá không đồng tình về tư tưởng và quan điểm nghệ thuật của Tô Hoài
ở một số tiểu thuyết. Nhiều tác phẩm vẫn được người đọc đón nhận, nhưng lại ít có
bài bàn bạc và bình luận.
Sau năm 1975, cùng với các bài phê bình, giới thiệu tác phẩm, các công trình
nghiên cứu về Tô Hoài trở nên sôi nổi và có nhiều kết quả. Tiêu biểu là các tiểu
luận của Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Vân Thanh,…Phan Cự Đệ đã nhận xét: “Tô
Hoài không chìm đắm trong thiên nhiên, không tìm ở thiên nhiên một lối thoát, một
niềm an ủi như các nhà lãng mạn tiêu cực, nhưng bao giờ anh cũng chắt chiu, trân
trọng những vẻ đẹp và chất thơ của đời sống” [13; 87 ]. Hà Minh Đức thì cho rằng :
“Tác phẩm của Tô Hoài luôn khai thác ở mạch chìm sâu của cuộc đời nơi bóng tối
đang còn đè nặng”[13; 119] và “Tô Hoài, một cây bút văn xuôi sắc sảo và đa dạng”
[13; 131]. Vương Trí Nhàn là người có những bài viết sâu sắc, hấp dẫn về Tô Hoài.
Nhà phê bình đã không quá lời khi nhận xét Tô Hoài đã “viết là say và viết là tỉnh.
Viết để ghi lại những gì đã sống, viết lại chính mình là sự sống nữa”[13; 195], bởi
thực tế cuộc đời cầm bút cần mẫn và chuyên nghiệp của Tô Hoài đã chứng minh
cho sự sống mãnh liệt, dẻo dai, bền bỉ của ông.
Để có cái nhìn đầy đủ hơn về nhà văn, NXB Giáo dục đã cho xuất bản và tái
bản nhiều lần cuốn Tô Hoài về tác gia và tác phẩm. Đây thực sự là cuốn sách tổng
hợp tương đối đầy đủ và toàn diện các bài nghiên cứu về Tô Hoài từ trước đến nay.
Điều này cho thấy vị trí của Tô Hoài trong nền văn học nước nhà – một tác giả lớn
của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.
Trong những thập niên gần đây, có nhiều khóa luận, luận văn, luận án đi sâu
vào tìm tòi, phát hiện những sáng tạo độc đáo, chất thẩm mĩ mới trong văn chương
Tô Hoài (Tìm hiểu sáng tác miền núi, người kể chuyện trong hồi kí và tự truyện, đặc
điểm nghệ thuật truyện ngắn… ).
Như vậy, có thể khẳng định Tô Hoài là một hiện tượng văn học được nghiên

cứu nhiều. Các nghiên cứu về Tô Hoài và tác phẩm của ông đều hướng đến đánh
giá cao bút lực dồi dào, độc đáo, và giá trị đích thực của văn chương ông.

9
Trong khối lượng tác phẩm đồ sộ của Tô Hoài không thể không nhắc tới tiểu
thuyết - con đẻ của thời hiện đại. Tuy số lượng tiểu thuyết so với các thể loại khác
không nhiều nhưng thực sự nó rải đều cả quá trình sáng tác của nhà văn, và cũng là
thể loại tác giả dồn nhiều tâm huyết nhất. Đã có không ít các bài viết về tiểu thuyết
của Tô Hoài. Có thể kể đến: Như Phong với Vấn đề tiểu thuyết Mười năm, Tô Hoài
với Miền Tây, Phan Cự Đệ với Tiểu thuyết Đảo hoang của Tô Hoài; Hà Minh Đức
với, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, tuổi trẻ kiên cường và bất khuất, Tiểu thuyết Mười
năm của Tô Hoài … Đặc biệt là những nghiên cứu dưới góc độ tự sự học, một
hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng để giải mã nghệ thuật ngôn từ. Đó là các
khóa luận, luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Ba người khác của Tô
Hoài (Nguyễn Thị Thùy Dương), Cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết Ba người
khác của nhà văn Tô Hoài (Nguyễn Thị Thanh Thủy)…
Những nghiên cứu trên đây là kết quả có ý nghĩa để người đọc hiểu biết thêm
về Tô Hoài và tác phẩm của ông. Tuy vậy, các nghiên cứu đó một là mới dừng lại
tìm hiểu ở từng tiểu thuyết của Tô Hoài, hai là mới nghiên cứu riêng lẻ một số yếu
tố thuộc nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài. Chúng tôi lĩnh hội những kết
quả của người nghiên cứu trước và thông qua luận văn của mình muốn được nghiên
cứu một cách đầy đủ, thấu đáo, đặt các yếu tố thuộc nghệ thuật tự sự liên kết với
nhau trong một cấu trúc tự sự chỉnh thể để làm nổi bật “vai trò của chủ thể trần
thuật” theo quan niệm của tự sự học.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn tìm hiểu cách nhà văn trần thuật để từ đó lý giải những vấn đề nhà
văn đặt ra trong cuộc sống, đồng thời rút ra được phong cách nghệ thuật độc đáo
của Tô Hoài. Luận văn lựa chọn các phương diện của nghệ thuật tự sự trong tiểu
thuyết của Tô Hoài làm đối tượng nghiên cứu của mình. Đó là Nghệ thuật tổ chức
cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, người kể chuyện và ngôn ngữ trần thuật

Tô Hoài có 7 tiểu thuyết và một số truyện dài được coi như tiểu thuyết thuộc
các giai đoạn sáng tác khác nhau. Tuy nhiên phạm vi khảo sát của luận văn chỉ gồm
bốn tiểu thuyết Miền Tây (Nhà xuất bản văn học, 1973), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ

10
(Nhà xuất bản Thanh Niên, 1971), Đảo hoang (Nhà xuất bản văn học, 1969), Ba
người khác (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2007).

4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt mục đích trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp: Phương pháp tiếp
cận thi pháp học, Phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp phân
tích, phương pháp tổng hợp v.v…
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái lược về nghệ thuật tự sự và hành trình sáng tác của Tô Hoài.
Chương 2: Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật.
Chương 3: Người kể chuyện và ngôn ngữ trần thuật.

















11


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI LƯỢC VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC
CỦA TÔ HOÀI
1.1. Khái lược về nghệ thuật tự sự
1.1.1. Tự sự
Roland Barthes nói: "đã có bản thân lịch sử loài người, thì đã có tự sự" [19;
13]. Và như vậy, bản chất của tự sự ngày nay được hiểu là một sự truyền đạt thông
tin, là quá trình phát ra trong quá trình giao tiếp, văn bản tự sự là cụm thông tin
được phát ra, và tự sự có thể thực hiện bằng nhiều phương thức, con đường. Hội
họa, hình thức kí hiệu ghi chép tối sơ của loài người, có thể miêu tả đối tượng săn
bắt, chỉ ra bộ phận phải bắn trúng, kế hoạch vây bắt. Điêu khắc, kiến trúc đều là
phương tiện tự sự. Tự sự nằm trong bản chất của con người, bởi con người là một
động vật biết tự sự. Muốn hiểu một sự vật nào thì người ta kể câu chuyện về sự vật
đó. Nhà giải cấu trúc Mĩ J.H.Miller có nói (1993): "Tự sự là cách để ta đưa các sự
việc vào một trật tự, và từ trật tự ấy mà chúng có được ý nghĩa [19; 12]. Tự sự là
cách tạo nghĩa cho sự kiện, biến cố"; và Jonathan Culler (1998) cũng nói: "Tự sự là
phương thức chủ yếu để con người hiểu biết sự vật" [19; 12]. Như vậy, tự sự là một
khái niệm được sử dụng rộng rãi và có tính chất liên ngành.
Tự sự tồn tại và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, tuy vậy, trong các hình
thức tự sự, chỉ có tự sự văn học là phức tạp nhất, và nó làm thành đối tượng chủ yếu
của tự sự học. Với ý nghĩa tự sự như một phương thức tạo nghĩa và truyền thông tin
trong văn học, tự sự có trong thơ, trong kịch, chứ không chỉ là trong truyện ngắn,
tiểu thuyết, ngụ ngôn Và đối tượng chủ yếu của tự sự học là nghệ thuật tự sự.

1.1.2. Tự sự học

12
Tự sự học (Narratology) là thuật ngữ do nhà nghiên cứu người Pháp
T.Todorov đề xuất năm 1969, và nó là “một bộ phận cấu thành của hệ hình lý luận
hiện đại”. Và lý thuyết về tự sự đã bổ sung cho lý thuyết về tiểu thuyết, trở thành
một trong những vấn đề chủ yếu của nghiên cứu văn học.
Từ thời cổ đại, đã có tự sự học, nhưng tự sự học lúc đó được hiểu trong giới
hạn của tu từ học. Ban đầu người ta biết phân biệt các loại tự sự : tự sự lịch sử khác
tự sự nghệ thuật. Sau đó phân biệt đến tự sự mô phỏng với tự sự giải thích, tự sự
hỗn hợp. Như vậy tự sự học đã được cha ông ta biết đến từ xa xưa, từ thời của
Platon và Aristote. Tuy được biết đến từ lâu nhưng từ cuối thế kỉ XIX tự sự học
hiện đại mới manh nha hình thành. Những thập niên đầu B.Tomasepxki,
V.Shklovski, V.Propp, Bakhtin là những người mở đường cho tự sự học hiện đại.
Và sự phát triển của tự sự học theo thời gian, thành tựu có thể chia làm ba thời kì.
Thời kì trước chủ nghĩa cấu trúc, tự sự học chủ yếu nghiên cứu các thành phần và
chức năng của tự sự như cốt truyện, nhân vật, ngôn từ trần thuật, điểm nhìn… Có
thể kể đến các công trình của B.Tomasepxki nghiên cứu các yếu tố và đơn vị của tự
sự (1925), V.Propp nghiên cứu cấu trúc và chức năng tự sự của truyện cổ tích
(1928), các vấn đề điểm nhìn, dòng ý thức được quan tâm với Percy Lubbock…
Các sáng tác của các nhà tiểu thuyết phương Tây thời kì này đã khơi gợi cho các
nhà nghiên cứu những tìm tòi, khám phá về tự sự học gắn với ý thức về kĩ thuật của
tiểu thuyết. Giai đoạn tiếp theo của tự sự học là thời kì cấu trúc chủ nghĩa với vấn
đề nghiên cứu chủ yếu là bản chất ngôn ngữ và ngữ pháp của tự sự nhằm tìm ra một
cách đọc mà không cần đến sự đối chiếu giữa tác phẩm tự sự và hiện thực khách
quan. Với mục đích như trên, chủ nghĩa cấu trúc có đặc điểm là lấy ngôn ngữ học
làm hình mẫu, xem tự sự học là sự mở rộng của cú pháp học, còn trữ tình là sự mở
rộng của ẩn dụ. Tiêu biểu cho giai đoạn nghiên cứu này là G.Genette với tuyên bố
“mỗi câu chuyện là sự mở rộng của một câu - chủ yếu là vị ngữ động từ” [19; 14].
Thời kì thứ ba của tự sự học là thời kì hậu cấu trúc chủ nghĩa coi tự sự học gắn liền

với kí hiệu học và siêu kí hiệu học, lấy văn bản làm cơ sở và ý nghĩa tác phẩm được
biểu hiện qua hình thức tự sự. Các đại diện tiêu biểu thời kì này là I.Lotman,

13
B.Uspenski, Pierre Acherey. Họ coi trọng phân tích hình thức như các tác giả thời
kì thứ hai nhưng lại không tán thành việc sao phỏng giản đơn các mô hình ngôn ngữ
học. Họ coi trọng vai trò tác động của hình thái ý thức, nêu yêu cầu lí thuyết tự sự
phải gắn với chức năng nhận thức và giao tiếp.
Tự sự học là một lĩnh vực tri thức rộng lớn, trở thành một trong những lĩnh
vực học thuật được phổ biến, quan tâm trên thế giới và lý thuyết về tự sự học không
ngừng được khám phá từ xưa tới nay. Đã có nhiều thành tựu với hệ thống chặt chẽ,
kiến thức rộng và sâu, song tự sự học vẫn còn không ngừng mở rộng và phát triển.
Mỗi giai đoạn ta nhận thấy sự thay đổi về hệ hình lí thuyết, các tầng bậc và phương
pháp nghiên cứu tự sự. Ở giai đoạn đầu tương ứng là hệ hình tự sự học kinh điển tập
trung nghiên cứu cấu trúc của truyện, mối quan hệ của các sự kiện tạo nên truyện.
Bước phát triển thứ hai của tự sự học là theo hướng chủ nghĩa cấu trúc kinh điển,
hướng này chủ yếu nghiên cứu lời kể, cách kể, hay còn gọi là nghiên cứu diễn ngôn
tự sự. Và ngày nay, hướng thứ ba là mô hình tự sự học có công thức “tự sự học +
X”. Quan niệm này thực sự mở rộng phạm vi của tự sự học, tạo ra mối liên kết, liên
ngành giữa tự sự học với các lĩnh vực khác có liên quan.
Với sự phát triển không ngừng của tự sự học như vậy có thể khẳng định tự sự
học có một vai trò rất lớn trong nghiên cứu cấu trúc tự sự. Tự sự học hiện đại cho
chúng ta thấy rõ vai trò của chủ thể trong trần thuật khi phân biệt kể cái gì và kể
như thế nào. Lần đầu tiên nó làm cho người trần thuật vô hình vốn ít được người ta
chú ý phân tích, được hiện ra như là một hệ thống biểu đạt. Lí thuyết tự sự cũng chỉ
ra kết cấu của các tầng bậc trần thuật và theo đó xuất hiện các kiểu người trần thuật
khác nhau. Lí thuyết tự sự hiện đại đã nêu ra các khái niệm về góc nhìn, điểm nhìn,
tiêu cự… điều đó giúp phân tích, nhận dạng hình thức tự sự.
Nghiên cứu tự sự học đang là một xu thế có nhiều triển vọng trong lí luận văn
học và nó ngày càng có ý nghĩa văn hóa rộng lớn. Nó không chỉ mở ra khả năng

nghiên cứu truyền thống tự sự trong mỗi nền văn học, và nghiên cứu so sánh quốc
tế về phương diện tự sự, nghiên cứu loại hình ảnh hưởng, và trở thành một bộ phận
của thi pháp học so sánh; mà nó còn giúp hiểu rõ mọi hình thức tự sự, nghệ thuật và

14
phi nghệ thuật. Tìm hiểu về tự sự học sẽ cho ta thấy kĩ thuật trần thuật của các thể
loại, các nhà văn, truyền thống văn hóa và từ đó nhìn nhận các vấn đề văn học sử
một cách sâu sắc hơn.
Văn học Việt Nam có truyền thống tự sự lâu đời và đó là một lợi thế để chúng
ta vận dụng lí thuyết tự sự học vào nghiên cứu văn học dân tộc. Những nghiên cứu,
những bài viết dưới góc độ tự sự học ngày càng nhiều và nó chứng tỏ vai trò, ý
nghĩa lớn lao của tự sự học trong nghiên cứu văn học, đặc biệt là những tác phẩm tự
sự.
1.2. Hành trình sáng tác của Tô Hoài
1.2.1. Sơ lược tiểu sử
Tô Hoài sinh năm 1920, tên thật là Nguyễn Sen. Bút danh Tô Hoài gắn liền
với những địa danh quen thuộc của quê hương ông (sông Tô Lịch, phủ Hoài Đức).
Bút danh ấy đã theo Tô Hoài suốt cuộc đời cầm bút và trở nên quá đỗi quen thuộc
với nhiều thế hệ bạn đọc. Tô Hoài xuất thân trong một gia đình làm nghề thủ công
dệt lụa. Ông học hết bậc Tiểu học, sau đó vừa tự học vừa đi làm để kiểm sống.
Trước khi cầm bút viết văn, ông đã từng làm nhiều nghề như thợ thủ công, dạy học
tư, bán hàng, kế toán hiệu buôn,… Có lẽ chính cuộc sống bươn chải trong nhiều
ngành nghề khác nhau và gần gũi với nhân dân nên các trang viết của ông sau này
mới ẩn chứa một kho kiến thức phong phú, đa dạng và đậm chất thôn quê, dân dã
như vậy.
Trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài đã tham gia các phong trào do Mặt trận
Dân chủ khởi xướng ngay ở quê hương ông. Cũng thời gian đó ông viết những sáng
tác đầu tiên. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia phong trào Nam tiến, lên
Việt Bắc làm báo Cứu quốc, chủ nhiệm Cứu quốc Việt Bắc, chủ bút Tạp chí Cứu
quốc. Sau đó ông về công tác ở hội văn nghệ Việt Nam (1951). Hòa bình lập lại,

ông tham gia nhiều chức vụ trong Hội nhà văn Việt Nam: Tổng thư kí (1957), ủy
viên Ban chấp hành (1958 – 1980), Phó tổng thư kí. Sau đó những năm từ 1966 đến
1996 ông là Chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nội. Ngoài ra Tô Hoài còn tham gia nhiều
công tác xã hội khác từ tổ trưởng dân phố đến đại biểu Quốc hội.

15
Cuộc sống của Tô Hoài vẫn tiếp diễn, ở tuổi ngoài 90 ông vẫn là một nhà văn
làm việc hăng say, có nhiều đóng góp cho văn nghệ nước nhà và luôn được đông
đảo bạn đọc đón nhận.
1.2.2. Hành trình sáng tác
Tô Hoài đã có một quá trình viết bền bỉ, liên tục, không ngừng nghỉ, trên rất
nhiều đề tài của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết cho thiếu nhi, viết dã sử, rồi từ
nông thôn đến thành thị, từ miền xuôi lên miền núi, từ cách mạng đến đời thường,
trong chiến tranh rồi trở lại hòa bình, viết về đời sống rộng lớn của các tầng lớp
nhân dân rồi trải lòng với những hồi ức riêng tư của mình. Trên hành trình lao động
không mệt mỏi, nhà văn đã tạo một chỗ đứng nhất định trong nền văn học nước nhà.
Quá trình viết ấy để lại một khối lượng đồ sộ với trên 160 đầu sách, được trải đều
theo các chặng của giai đoạn lịch sử nước nhà và cuộc đời cầm bút của nhà văn.
1.2.2.1. Trước Cách mạng tháng Tám
Thời kì Tô Hoài bước vào nghề văn cũng là lúc trào lưu lãng mạn đang thịnh
hành ở nước ta và ít nhiều ông cũng ảnh hưởng. Ban đầu ông cũng làm thơ lãng
mạn nhưng rồi ông sớm nhận ra đó không phải là lĩnh vực ông có duyên. Mặt khác,
dù thích đọc truyện của Khái Hưng nhưng ông cũng cho rằng mình không thích
hợp để viết về những đôi lứa “lá ngọc cành vàng”. Với ông điều mà ông tâm niệm
có lẽ là cuộc sống giản dị xung quanh mình, cuộc sống lam lũ, hiện thực như chính
đời nhà văn: “Đời sống xã hội quanh tôi, tư tưởng và hoàn cảnh của chính tôi đã
vào cả những sáng tác của tôi, ý nghĩ tự nhiên của tôi bấy giờ là viết những sự thực
xảy ra trong nhà, trong làng, quanh mình”. Chính vì quan niệm như vậy nên từ
những tác phẩm đầu tay Tô Hoài đã cho thấy xu hướng “tả chân”, và cùng với Nam
Cao ông trở thành một dấu ấn đặc trưng của văn học hiện thực Việt Nam những

năm tiền cách mạng.
Tô Hoài bắt đầu nghề viết văn với những sáng tác đăng trên báo Hà Nội tân
văn Chủ nhật và Tiểu thuyết thứ bảy của ông bà chủ bút Vũ Ngọc Phan và Hằng
Phương (Nước lên, Bụi ô tô, Một đêm sáng giăng suông, Bệnh già, Trê cóc, Ông
Trạng Chuối, Con gà mái ri…). Những sáng tác đó bước đầu đem đến cho nhà văn

16
khoản thù lao để sau đó ông chuyển hẳn sang nghề viết văn; đồng thời nó cũng
chứng tỏ sở trường của ông khi viết về nỗi cực khổ của người dân và niềm thích thú
của những trẻ thơ trong các truyện cho thiếu nhi.
Rời Hà Nội tân văn, Tô Hoài bắt đầu viết cho báo Tân Dân của Vũ Đình
Long. Với đề tài dành cho đối tượng thiếu nhi, Tô Hoài đã viết Con dế mèn rồi sau
đó là Dế Mèn phiêu lưu ký (1941). Tác phẩm viết cho thiếu nhi nhưng đã gây được
ấn tượng mạnh với nhiều đối tượng độc giả và được tái bản nhiều lần cho đến ngày
nay. Từ sau tác phẩm đó, Tô Hoài viết đều, viết khỏe, viết thành nếp. Và ông đã tự
thổ lộ: “tôi vào nghề văn có trong ngoài ba năm trước Cách mạng tháng Tám 1945
mà tôi viết như chạy thi được năm truyện dài, truyện vừa, ba tập truyện ngắn, còn
truyện thiếu nhi như Dế Mèn thì mấy chục truyện…” ( trích theo[13; 24]).
Tổng kết thành quả lao động trước Cách mạng tháng Tám của một nhà văn có
tuổi đời trên hai mươi và tuổi nghề chưa được 5 năm, ta khẳng định đó là một thành
công lớn lao hiếm nhà văn nào có được, và chính xác đó là một cuộc “chạy thi”. Có
thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu của ông với hai đề tài là viết về thiếu nhi và
người dân quê. Viết cho thiếu nhi có Dế Mèn phiêu lưu ký, O chuột, Trê và Cóc,
Võ sĩ bọ ngựa, Đám cưới chuột, Chuột thành phố,… Trong những tác phẩm viết
về thế giới loài vật, nhà văn đã đưa vào truyện mạch ngầm khát vọng tuổi trẻ, trải
nghiệm của cái tuổi bồng bột, sôi nổi, và thế giới đại đồng hòa thuận của con
người. Trong đó nổi bật nhất là Dế Mèn phiêu lưu ký, một thiên đồng thoại xuất
sắc thể hiện được khát vọng chính đáng của người lao động, mơ ước một cuộc sống
hòa bình yên vui. Viết về cảnh và người lao động vùng quê có Nhà nghèo, Nước
lên, Giăng thề, Quê người, Đêm mưa, Xóm giềng… Tác giả lấy bối cảnh và con

người một vùng ven đô là quê ngoại để miêu tả cảnh vật, kể chuyện đời người thân,
kẻ sơ của tác giả. Vùng quê ấy có sự thâm nhập của sự sống thành thị nhưng còn xa
cách và biệt lập với thành thị. Tô Hoài đã để lại dấu ấn phong tục trong những tác
phẩm của mình, và đằng sau cái bề mặt phong tục ấy là một dòng sống luôn tuôn
chảy ở phía sâu – nó là sự phôi pha, sự tàn lụi của những số phận, những kiếp
người.

17
Như vậy, trước năm 1945, ngòi bút Tô Hoài đã cùng lúc viết về hai đối tượng.
Một là cuộc sống xung quanh mình, cuộc sống của một vùng quê đang ngấm dần
và mở rộng sự bần hàn, túng bấn… Hai là sự theo đuổi thế giới riêng của trẻ thơ,
của loài vật với những ước mơ, tưởng tượng, khát khao…Tuy viết về hai mảng đề
tài khác nhau nhưng thực ra nó cùng thống nhất, hội tụ vào nhau trong một thế giới
nghệ thuật chung mang cảm quan, đặc điểm của nghệ thuật Tô Hoài - một kiểu
khám phá hiện thực riêng.
1.2.2.2. Sau Cách mạng tháng Tám
Với các nhà văn, Cách mạng tháng Tám đánh dấu một bước chuyển biến trong
tư tưởng và sáng tác . Tô Hoài cũng vậy nhưng ông sớm bắt nhịp với sự đổi thay để
bám vào các vấn đề mới của đời sống và viết. Quãng thời gian này nhà văn đã viết
dồi dào, sung sức và đạt được nhiều thành công hơn bao giờ hết.
Những năm kháng chiến chống Pháp, Tô Hoài đi vào đời sống các dân tộc Tây
Bắc, tìm hiểu và mô tả cuộc sống của họ. Nhà văn đã viết về sự đổi thay của cuộc
sống, của con người đặc biệt là về mặt tư tưởng của họ từ khi có cách mạng. Tiêu
biểu phải kể đến tập truyện Núi cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Cứu đất cứu mường…
Hòa bình lập lại sau năm 1954 ở miền Bắc, và sau đó những năm kháng chiến
chống Mỹ và cuộc sống xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc, ngòi bút Tô Hoài
hướng vào đề tài quen thuộc trước Cách mạng ông đã viết, đó là cuộc sống nơi phố
phường Hà Nội với: Mười năm, Người ven thành, Những ngõ phố người đường
phố, Quê nhà,…Mặt khác mạch nguồn cảm hứng về miền núi chảy suốt trong các
tác phẩm: Vợ chồng A Phủ, Miền Tây, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Họ Giàng ở

Phìn Sa,… Viết về Hà Nội ven đô thời kì này nhà văn vừa trải rộng, đào sâu vào
thế giới bên ngoài và bên trong của nó để thấy được Hà Nội trong ba chiều quá khứ,
hiện tại, tương lai. Viết về đề tài vùng cao, Tô Hoài không những cho ta thấy bức
tranh rộng lớn của miền núi trong buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội mà ông còn
thành công khi cố gắng xây dựng vẻ đẹp toàn diện về hình ảnh những con người
cách mạng miền núi – con người mới xã hội chủ nghĩa. Tất cả đều được đặt trong sự
thay đổi giữa hai chế độ.

18
Trong thời gian dài sau Cách mạng, gặt hái được nhiều thành công về những
đề tài trên, Tô Hoài vẫn không quên sáng tác cho thiếu nhi – mảng đề tài thuở đầu
làm nên vóc dáng Tô Hoài. Nhà văn đã viết đủ các thể loại từ truyện, kịch, kịch
phim, hoạt họa, đồng thoại… Số lượng đạt trên ba mươi tác phẩm nhưng thành
công vẫn là ở truyện. Tiêu biểu có Chiến sĩ Hà Nội, Chiếc xe bí mật, Con gà lờ đờ,
Chim hải âu, Vừ A Dính, Đàn chim gáy, Kim Đồng, Đảo hoang, Chiếc nỏ thần…
1.2.2.3. Thời kì đổi mới
Thời gian cứ trôi chảy, cuộc sống luôn biến chuyển, xoay vần đòi hỏi người
nghệ sĩ phải có cái tinh tường, cái kiên trì, dẻo dai để nắm bắt mạch nguồn ấy, viết
thành những dòng chữ cho bạn đọc cùng suy ngẫm. Bước sang thời kì đổi mới, xã
hội có nhiều thay đổi và văn học cũng vậy. Tô Hoài ghi lại những đổi thay, quan sát
xung quanh và khám phá ra mạch ngầm của dòng chảy cuộc sống. Ông không đi tới
những miền xa xôi của Tổ quốc mà trở về với những gì thân thuộc đã từng gắn bó
với mình từ nhỏ, trở về với lòng mình để trải nghiệm, để suy ngẫm. Chính vì thế
trong thời kì này chủ yếu là các sáng tác thuộc thể loại kí và tiểu thuyết. Tiêu biểu
có: Cát bụi chân ai (1992), Chuyện cũ Hà Nội I, II (1998, 2000), Chiều chiều
(1999), Ba người khác (2006)
Ở độ tuổi có thể nói là điều gì cũng đã từng trải qua, Tô Hoài mạnh dạn thể
hiện những suy ngẫm, chiêm nghiệm, hồi ức riêng tư về cuộc đời, về con người, về
thời kỳ lịch sử đã qua. Mỗi trang viết của ông trong các tác phẩm này có khi đưa
người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, cũng có khi khiến người ta phải lặng

mình suy nghĩ. Đó là sự thống nhất, là cái cốt văn phong mà Tô Hoài đã rèn dũa
trong hành trình văn chương mấy chục năm của mình. Giờ đây nó không những vẫn
đọng lại trong các trang sách của ông mà nó còn sâu sắc, còn đạt tới độ chín muồi.
“Dao có mài mới sắc”, “Gừng càng già càng cay”, với sự cần mẫn, bền bỉ, dẻo
dai, không ngừng học hỏi, tích lũy, tự vượt mình để sáng tạo, Tô Hoài đã tạo dựng
một chỗ đứng vững chãi trên nền văn học dân tộc.
1.2.3. Tiểu thuyết của Tô Hoài

19
Tô Hoài là một nhà văn lớn của dân tộc, có rất nhiều phương diện làm nên tầm
vóc đó của tác giả. Tô Hoài của những sáng tác về Hà Nội, Tô Hoài với miền núi
Tây Bắc, Việt Bắc, Tô Hoài của Dế Mèn phiêu lưu ký và những sáng tác cho thiếu
nhi, Tô Hoài của hồi ký tự truyện Ở phương diện nào, Tô Hoài cũng tạo lập được
một giá trị riêng, một gương mặt riêng không thể nhòe lẫn. Trong thế giới nghệ
thuật hết sức đa dạng ấy, về mặt thể loại, không thể không nói đến tiểu thuyết, bên
cạnh truyện ngắn, hồi ký, bút ký, chân dung văn học. Nếu tính về số lượng thì trong
hơn 150 đầu sách của Tô Hoài, tiểu thuyết chỉ chiếm khoảng chục cuốn, đó là một
con số nhỏ bé so với toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông. Và hành trình viết tiểu
thuyết của Tô Hoài cũng trải đều qua các thời kì sáng tác từ khi ông mới khăn gói
vào nghề cho đến khi lên “lão làng” trong nền văn chương nước nhà. Hành trình ấy
kéo dài suốt nửa thế kỉ từ tiểu thuyết Mười năm (1958), đến gần đây nhất là cuốn
Ba người khác (2006). Thời gian viết các cuốn tiểu thuyết cách nhau rất đều, nếu
để ý sẽ thấy nhà văn luôn viết truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài trước, rồi sau đó
cho ra đời tiểu thuyết. Rất đều đặn, nhịp nhàng như là có kế hoạch trước. Và có lẽ
đó là một cách tích tụ tâm huyết, một bước đi “tích tiểu thành đại” của nhà văn trên
chặng đường viết tiểu thuyết của mình.
Tiểu thuyết là thể loại mà Tô Hoài được đánh giá một cách đa chiều hơn. Có
khen, có chê, có giải thưởng và có cả sự trầm lặng bình thản không buông lời. Vinh
quang và cay đắng trong cuộc đời cầm bút của một nhà văn, Tô Hoài đều nếm trải.
Tiểu thuyết Miền Tây đem đến cho Tô Hoài giải thưởng Hoa Sen của Hội nhà văn

Á - Phi, nhưng Mười năm lại từng bị chỉ trích gay gắt của một số cây bút phê bình
và giới lãnh đạo văn nghệ đương thời, còn một số tiểu thuyết được tác giả viết với
nhiều tâm huyết, công phu và vốn sống thì lại gặp sự thờ ơ của dư luận.
Nhìn đề tài, tiểu thuyết Tô Hoài có ba mảng lớn: về Hà Nội (chủ yếu vùng quê
ven thành) về miền núi (Tây Bắc, Việt Bắc), về thời huyền sử xa xưa của đất nước
(khai thác các truyền thuyết, cổ tích), ngoài ra còn có mảng đề tài khác viết về thời
cải cách như Ba người khác. Tô Hoài - nhà văn của Hà Nội, không chỉ ở tập ký đặc
sắc Chuyện cũ Hà Nội và những tập truyện ngắn Nhà nghèo, Giăng thề, Người

20
ven thành , mà còn phần quan trọng là ở tiểu thuyết, trong đó phải kể đến Mười
năm (1958), Quê nhà (1980). Ở đề tài miền núi, Tô Hoài không chỉ xuất sắc trong
các truyện ngắn, các tập truyện ký, bút ký mà còn ở các tiểu thuyết Miền Tây, Tuổi
trẻ Hoàng Văn Thụ, Nhớ Mai Châu. Ở đề tài huyền sử xa xưa có thể kể đến Đảo
hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử.
Tiểu thuyết Tô Hoài là hình ảnh của dòng đời tự nhiên, chảy trôi miên viễn.
Cuộc sống hiện ra dưới cái nhìn của Tô Hoài thật dung dị tự nhiên như nó vốn thế:
có mọi thứ của sinh hoạt đời thường, vặt vãnh, cái tốt đẹp và cái tầm thường, có đời
sống xã hội, vận động của lịch sử và đời sống thế sự, sinh hoạt phong tục. Tô Hoài
vẫn được coi là nhà văn của những “chuyện thường, người thường, đời thường”.
Nhưng cũng không vì thế mà lại không thấy ở tác phẩm của ông, nhất là tiểu thuyết,
sự phản ánh những vấn đề xã hội và lịch sử, theo một cách riêng, xã hội và lịch sử
được nhìn nhận, được tái hiện trong những sự việc, chi tiết của đời sống sinh hoạt,
thế sự, gắn kết tự nhiên với đời sống thường nhật, với công việc làm ăn, những
buồn vui, đổi thay của số phận con người. Sự xen lẫn đan dệt một cách tự nhiên
giữa những hoạt động cách mạng với những chuyện làm ăn, mưu sinh, yêu đương,
mọi tập tục quen thuộc trong đời sống một làng quê. Nhãn quan phong tục đem lại
cho tiểu thuyết (và cả những thể loại khác) của Tô Hoài sức hấp dẫn riêng biệt và
độc đáo. Đọc Tô Hoài, người đọc được tiếp xúc với vô số phong tục, tập tục từ sinh
hoạt trong gia đình, trong nhà, đến những sinh hoạt cộng đồng, lễ hội, ma chay,

cưới hỏi , ở rất nhiều vùng, từ làng quê ven thành, vùng đồng bằng Bắc Bộ đến
vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi, cả ở những xứ sở xa xôi ngoài biên
giới. Bất cứ nhà dân tộc học, xã hội học nào cũng mong có được một vốn hiểu biết
cực kỳ phong phú, sinh động như của nhà văn Tô Hoài. Trong những tác phẩm viết
về thời dựng nước xa xưa, Tô Hoài tạo dựng được không khí và màu sắc huyền sử
bằng những bức tranh chi tiết cụ thể sống động về phong tục, sinh hoạt, lao động
của thời xưa cùng với những bức tranh thiên nhiên, trong thời kỳ mà bước chân và
bàn tay khai phá của con người đang lấn dần từ vùng đồi núi xuống vùng châu thổ
còn hoang sơ, rậm rạp, mênh mông, đến cả những hòn đảo ngoài biển. Có thể nói

21
tiểu thuyết là thể loại tập hợp hầu hết cá tính văn chương của nhà văn. Như vậy, khi
chọn thể loại tiểu thuyết để nghiên cứu dưới góc độ tự sự học thực sự sẽ giúp cho
người nghiên cứu cũng như độc giả hiểu một cách sâu sắc, nhất quán về phong
cách một nhà văn lớn của dân tộc.



























22
CHƯƠNG 2
NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ XÂY DỰNG NHÂN VẬT
2.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện
Tổ chức cốt truyện là một trong những phương diện cơ bản của nghệ thuật tự
sự. Đó là sự cụ thể hóa, sinh động hóa chủ đề, tư tưởng tác phẩm, thể hiện tài năng,
phong cách và quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn. Nếu cốt truyện hấp dẫn thì
không những lôi cuốn được người đọc ngay từ những trang đầu tiên mà còn giúp
nhà văn xây dựng được những tính cách sinh động từ đó bộc lộ tư tưởng, chủ đề
một cách sâu sắc. Một nhà tiểu thuyết Anh đã khẳng định: “Nhà văn sống bằng cốt
truyện y như họa sĩ sống bằng màu và bút vẽ vậy” (trích theo [29; 41]). Trong tác
phẩm tự sự, cốt truyện là cái khung để đỡ cho toàn bộ tòa nhà nghệ thuật ngôn từ
đứng vững. Loại bỏ cốt truyện, văn bản tự sự lập tức chuyển sang dạng văn bản
khác. Từ thế kỉ XIX trở về trước, nhà văn khi bắt tay vào kể câu chuyện, là lúc họ
đã có được một cốt truyện độc đáo, đáng chú ý theo kiểu riêng của mình. Về cơ bản,
kể từ văn bản tự sự cổ xưa nhất trong văn học viết còn lưu được cho đến nay, Anh
hùng ca về Gilgamesh, cốt truyện của tự sự hầu hết tuân thủ nguyên tắc: có truyện
để kể. Kèm thêm một điều kiện bất di dịch: sự hấp dẫn li kì được đặt trong tiến trình
kịch tính. Sang thế kỉ XX, đã xuất hiện hiện tượng không ít nhà nghiên cứu phê

bình lẫn nhà văn đều tuyên bố cốt truyện không còn trong tác phẩm tự sự nữa.
Những nhà văn “mạnh mồm” nhất cho loại tuyên ngôn này là nhóm tác giả thuộc
trào lưu Tiểu thuyết Mới. Sau một hồi say mê đến mức cực đoan với những nỗ lực
cách tân, họ quả quyết, cốt truyện (cùng với nhân vật, ) đã biến mất khỏi địa hạt tự
sự. Thế là một hậu quả nghịch lí kì khôi xuất hiện: với tư cách là những người đang
sáng tạo tiểu thuyết, đang đảm bảo cho sự phát triển của thể loại, họ lại đưa ra tuyên
bố: tiểu thuyết đã chết. Trong khi đó, vĩnh viễn tiểu thuyết cũng như mọi hình thức
tự sự khác đều không bao giờ chết. Điều này đồng nghĩa với việc cốt truyện cũng sẽ
luôn là thành tố cốt lõi, đồng hành với bất kì hình thức tự sự nào. Chỉ có điều, qua
thời gian, cốt truyện phải được đổi khác để đáp ứng những nhu cầu mới về thẩm mĩ.

23
Có nhiều cách hiểu khác nhau về cốt truyện. Theo giáo trình Lí luận văn học
của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể được tổ
chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản,
quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và
kịch” [15; 88]. Còn theo giáo trình Lí luận văn học của khoa Ngữ văn, trường đại
học Tổng hợp Hà Nội, ( nay thuộc Đại học Quốc gia) “cốt truyện là một hệ thống
các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội
một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối
quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm” [9; 137].
Chất liệu cơ bản để tạo nên cốt truyện là các sự kiện, biến cố, tình tiết. Trong đó sự
kiện – đó là những việc có tác động và ảnh hưởng đáng kể đến số phận và tính
cách của nhân vật. Biến cố là những sự kiện lớn, có thể tạo thành những bước ngoặt
quan trọng trong cuộc đời nhân vật. Còn những yếu tố cụ thể tạo thành sự kiện được
gọi là tình tiết.
Cốt truyện có rất nhiều cách phân loại khác nhau: Có các kiểu cốt truyện chia
theo tiêu chí hình thức thể hiện, các kiểu cốt truyện dựa trên tiêu chí nội dung
(cốt truyện triết học, cốt truyện luận đề, ), kết cấu (cốt truyện mở, cốt truyện
đóng, cốt truyện kết thúc bất ngờ, ), trường phái (cốt truyện lãng mạn, cốt

truyện hiện thực, cốt truyện hiện thực huyền ảo, cốt truyện cực hạn, ). Thậm
chí còn có thể chia nhỏ hơn dựa vào các thể loại và tiểu loại như cốt truyện cổ
tích, cốt truyện ngụ ngôn, cốt truyện trinh thám, cốt truyện kinh dị, Lựa chọn
cách phân chia nào là tùy thuộc vào quan điểm cá nhân. Tuy vậy, đối với tác
phẩm tự sự cách phân chia cốt truyện theo tiêu chí hình thức thể hiện được sử
dụng phổ biến hơn cả. Theo đó có ba tiêu chí cơ bản là dựa vào sự kiện, thời
gian, nhân vật. Trên ba tiêu chí cơ bản đó có nhiều các loại hình cốt truyện
khác nhau.
2.1.1. Cốt truyện sự kiện trong tiểu thuyết của Tô Hoài
Khảo sát bốn tiểu thuyết của Tô Hoài chúng tôi nhận thấy tác giả thiên về
việc sử dụng kiểu cốt truyện truyền thống là cốt truyện sự kiện (Cốt truyện sự

24
kiện có đặc điểm là các sự kiện, biến cố của cuộc đời, số phận nhân vật được kể theo trật
tự biên niên giống như thực tế đã xảy ra và chủ yếu kể hành động hơn là đi sâu khám phá
thế giới nội tâm nhân vật. Các sự kiện quan hệ theo mạch nhân quả, được triển khai liên
tục, cho đến hết truyện). Trong những sáng tác của mình, Tô Hoài ít khi sử dụng
thuần túy cốt truyện tâm lí ( Truyện được triển khai dựa trên tâm lí của nhân vật với
những bức xúc, dằn vặt nội tâm, sự vận động nội tâm đó là cơ sở thúc đẩy truyện phát
triển ), đó không phải là sở trường của ông. Mặt mạnh của ông có lẽ là ở cốt truyện
sự kiện. Tuy nhiên, Tô Hoài đã sử dụng một cách linh hoạt loại hình cốt truyện sự kiện
để tạo nên sự hấp dẫn riêng cho mỗi tác phẩm.
Ở các tiểu thuyết Đảo hoang, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Miền Tây, cốt truyện
phát triển theo trật tự thời gian trước sau và có mối liên hệ nhân quả nhất định. Các sự
kiện tương đối nhiều nhưng lại ít biến cố lớn làm thay đổi mạch truyện. Dường như cốt
truyện là một chu trình đã được lên giây cót, chạy đều, ít mâu thuẫn, xung đột căng
thẳng, ít kịch tính. Ở các tiểu thuyết của mình, Tô Hoài đã biết cách tổ chức các sự kiện,
các chi tiết, tình tiết truyện sao cho đạt hiệu quả cao nhất, thể hiện được ý đồ nghệ thuật.
Tiểu thuyết Đảo hoang được phát triển trên cơ sở của truyện cổ tích Quả dưa hấu
nên kết cấu truyện giống với truyện Quả dưa hấu. Đó là hành trình Mai An Tiêm từ lúc

bị đầy ra đảo đến lúc trở về đoàn tụ. Tuy vậy, cốt truyện đó được Tô Hoài xây dựng một
cách công phu, sáng tạo gây hấp dẫn cho người đọc. Trạng thái khởi đầu được kể qua các
chi tiết: Mai An Tiêm xin đi chống lũ ở vùng sông Cái, xây dựng vùng nước lũ trở
thành một vùng đất mới tên là Bãi Lở. Sự kiện này được Tô Hoài kể theo mối quan
hệ nhân - quả nhưng kết quả đặt trước và nguyên nhân kể sau. Đó là một thói quen
nhưng cũng chính là một dấu ấn riêng mà Tô Hoài hay sử dụng trong các sáng tác
của mình. Biến cố đầu tiên, là nền tảng cho các biến cố tiếp theo bắt đầu bằng sự
kiện dân Bãi Lở dưới sự lãnh đạo của Mai An Tiêm giành chiến thắng ở tất cả các
phần thi: “Tin cõi Bãi Lở đã giật giải cơm thi lại giật giải vật, làm cho khắp nơi
càng rộn rịch hơn”. Và sự kiện trung tâm là khi Vua Hùng nghe lời xu nịnh của
mưu sĩ mà đầy gia đình An Tiêm ra đảo: “Mưu sĩ tâu: An Tiêm có tội, phải khép nó
vào tội chết mới được” vì “Hơn mười năm nay, An Tiêm toàn mưu đồ những

25
chuyện phạm thượng và phản trắc” nên “Ngoài bể Đông có dải đất chưa ai đến bao
giờ, nó xấc xược như thế thì bắt nó phải chung thân biệt xứ ra đảo hoang giữa bể để
xem nó có phép biến chết thành sống, để xem nó có thân lập nổi thân như nó thường
khoác lác hay không. Vả chăng, như thế cũng để dứt mối lo về sau” và “Thế là cả
nhà An Tiêm bị bắt bỏ ngục” rồi “Một sớm kia, Phong Châu còn ngủ im trong làn
sương dày” thì cả nhà An Tiêm bị áp giải ra đảo. Biến cố ấy là bước ngoặt khiến gia
đình An Tiêm rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thậm chí là cái chết có thể đến bất cứ lúc
nào; nhưng nó cũng là khởi đầu cho một cuộc sống mới, một cuộc chiến đấu giành
sự sống, một bài ca về lòng dũng cảm, nghị lực phi thường và tình yêu vô bờ của
gia đình Mai An Tiêm. Từ biến cố khởi đầu đó, cốt truyện được tập trung vào cuộc
sống của gia đình An Tiêm trên đảo. Cuộc sống ấy kéo dài tưởng chừng như không
có thời gian với hàng loạt các sự kiện, các biến cố tiếp tục nối kết nhau theo vòng
thời gian để đẩy câu chuyện càng ngày càng trở nên hấp dẫn. Trong cốt truyện của
Đảo hoang ta thấy các sự kiện, hành động của nhân vật là nhân tố quan trọng nhất
thúc đẩy sự vận động của mạch truyện, tạo ra những điểm thắt nút, tạo nên cao trào
cho sự phát triển của cốt truyện. Trong các sự kiện đó, có sự kiện trung tâm trở

thành biến cố làm thay đổi cuộc sống của gia đình An Tiêm trên đảo. Đó là sự kiện
rồng cuốn nước phá tan ngôi nhà trong rừng của gia đình An Tiêm, khiến gia đình li
tán, bố mẹ và em gái ở một phương, cậu con trai của An Tiêm là Mon ở một
phương: “Trời ơi! Rồng cuốn nước đến đây rồi…Một con nước xô lên quá nóc lều
rồi những con nước ập xuống, cả bóng tối khoảng rừng ngụp vào. Mon lật đật
quàng tay ôm cây thang. Nước đánh dựng lên rồi ngã xuống”. Nếu biến cố đầu tiên
là gia đình An Tiêm bị đầy ra đảo thì biến cố thứ hai là gia đình An Tiêm bị chia li
trong cơn bão ngoài đảo. Biến cố này là sự tiếp nối của biến cố thứ nhất củng cố
những khó khăn chồng chất mà các thành viên trong gia đình gặp phải, đặc biệt là
khi họ bị tách rời; mặt khác nó cũng là sự kiện đánh dấu sự trưởng thành của con
trai Mai An Tiêm là Mon, là sự kiện khẳng định chắc chắn hơn nữa nghị lực phi
thường, vượt lên tất cả, luôn tin tưởng, hy vọng vào những điều tốt đẹp của các
thành viên trong gia đình An Tiêm. Sự kiện Mon đưa mọi người ra đảo để lập vùng

26
đất mới đóng vai trò như sự kiện kết thúc. Sự kiện kết thúc đóng lại cốt truyện và ta
thấy ở đó là một sự sáng tạo, một sự khác biệt với cốt truyện cổ tích ta đã đọc. Đó là
một sự phát triển, một bước nâng cao ý nghĩa cho câu chuyện. Sự kiện trước là
nguyên nhân, là nền tảng để sự kiện sau hình thành. Việc cơn bão đánh tan ngôi nhà
của An Tiêm, khiến Mon phải sống xa gia đình, là để Mon sống tự lập, rèn luyện
chí hướng, tinh thần quả cảm giống như An Tiêm, để Mon trưởng thành, đủ điều
kiện nối chí cha ra lập vùng đất mới ở phía nam của Tổ quốc. Cốt truyện tuy không
mang độ căng của những mâu thuẫn, xung đột xã hội gay gắt nhưng vẫn có sức hấp
dẫn, vẫn đầy kịch tính nhờ các sự kiện, biến cố đầy tính sáng tạo của nhà văn. Tiểu
thuyết Đảo hoang có nhiều sự kiện và biến cố được thiết lập thành một chu trình
đầu cuối khá hoàn hảo nhưng không phải để lí giải về giống dưa hấu như truyện cổ
tích, mà là nhằm ca ngợi ý chí, nghị lực, lòng quả cảm, tình yêu lao động, yêu động
vật và trên hết tình thương, niềm tin giữa những người trong gia đình. Cuộc sống
nếu có những đức tính đó sẽ chiến thắng mọi trở ngại, mọi khó khăn, nguy hiểm
trên đời.

Nếu ở Đảo hoang tác giả xây dựng cốt truyện về ý chí của con người trong
cuộc sống hàng ngày thì với Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ tác giả xây dựng cốt truyện
về ý chí của người Cộng sản khi làm cách mạng. Tiểu thuyết Tuổi trẻ Hoàng Văn
Thụ cũng mang mô hình của loại tiểu thuyết sự kiện theo dòng thời gian. Chính Tô
Hoài có nói ông muốn “thể nghiệm một cách viết người thực việc thực”. Chính vì
viết về người thực việc thực nên các sự việc và nhân vật trong tác phẩm đều thực,
Tô Hoài không hư cấu, cũng không thêm bớt, thay đổi ngày tháng. Sự thể nghiệm
cách viết này của Tô Hoài lại có những thú vị, hấp dẫn riêng bởi “không có câu
chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do cuộc sống viết ra”. Viết về một giai đoạn
cách mạng, một thực tế đời sống cách mạng lúc bấy giờ là một đòi hỏi, một sự mới
mẻ bởi: “Thực tế cách mạng Việt Nam phong phú và kì diệu đến mức nhiều sự việc
đã diễn biến phức tạp, éo le, đầy đủ. Chặt chẽ, sinh động và cao đẹp vượt xa những
chuyện tưởng tượng công phu, nhiều quần chúng và cán bộ cách mạng do bản thân
trải qua những thử thách ác liệt, những giây phút một mất một còn, đã phát huy

×