ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XA HỘI VÀ NHÂN VĂN
PARK YEON KWAN
NGHIÊN CỨU SO SÁNH MỘT SỐ TÍP TRUYỆN
CỔ TÍCH VIỆTNAM VÀ HÀN QUỐC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
HÀ NỘI - 2002
Đại học quốc gia Hà Nội
Tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
Park yeon kwan
Nghiên cứu so sánh một số típ
truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc
Luận án tiến sĩ ngữ văn
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 50407
Ng-ời h-ớng dẫn:
GS.TS Lê Chí Quế
Hà Nội, 2002
1
MỤC LỤC
Trg
- Mở đầu
3
1. Tính cấp thiết của đề tài
3
2. Giới thuyết đề tài và phạm vi nghiên cứu
4
3. Phương pháp nghiên cứu
4
4. Mục đích của đề tài
5
5. Lịch sử vấn đề
5
6. Đóng góp của luận án
19
7. Bố cục của luận án
20
- Nội dung
Chương 1: Tổng quan về kho tàng truyện cổ tích Việt
Nam và Hàn Quốc
21
Chương 2: Khảo sát một số kiểu truyện (type) của
truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc
35
2.1 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của phương pháp
nghiên cứu truyện cổ dân gian theo tip và môtip
36
2.1.1. Khái niệm típ và môtip truyện cổ dân gian
37
2.1.2. Nội dung của thư mục tip và môtip của
Aarnaer-Thompson
38
2.1.3. Cách khảo sát phân loại sắp xếp một típ truyện
cổ dân gian theo Bảng mục lục tra cứu các típ truyện cổ
dân gian của Aarnaer-Thompson
43
2.2. Khảo sát một số kiểu truyện (type) truyện cổ tích
Việt Nam và Hàn Quốc
45
2.2.1. Các típ truyện về các loài vật
46
2.2.2. Các típ truyện về món quà của quỉ
72
2.2.3. Các típ truyện về người mang lốt vật
74
2.2.4. Các típ truyện về người lấy vợ (hoặc chồng) tiên
2.2.5. Các típ truyện về người mồ côi, người anh người
em
2.2.6. Các típ truyện về người thông minh và người
ngốc nghếch
84
88
99
Chương 3: Lý giải về những tương đồng và dị biệt giữa
truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc
113
3.1. Những tương đồng giữa truyện cổ tích Việt Nam và
Hàn Quốc
113
2
3.1.1. Với típ truyện về con hổ
113
3.1.2. Với típ truyện về nguồn gốc loài vật
115
3.1.3. Với típ truyện những món quà của quỉ
119
3.1.4. Với típ truyện người mang lốt vật
120
3.1.5. Với típ truyện về người lấy vợ (hoặc chồng) tiên
122
3.1.6. Với típ truyện về người con mồ côi - dì ghẻ
124
3.1.7. Với típ truyện về người anh và người em
129
3.1.8. Với típ truyện sự thông minh và sự ngu ngốc
130
3.2. Những dị biệt giữa truyện cổ tích Việt Nam và Hàn
Quốc
131
3.2.1. Những dị biệt trong típ truyện về con hổ
131
3.2.2. Những dị biệt trong típ truyện về nguồn gốc loài
vật
132
3.2.3. Những dị biệt trong típ truyện những món quà
của quỉ
133
3.2.4. Những dị biệt trong típ truyện người mang lốt vật
133
3.2.5. Những dị biệt trong típ truyện về người lấy vợ
(hoặc chồng) tiên
134
3.2.6. Những dị biệt trong típ truyện về người con mồ
côi - dì ghẻ
134
3.2.7. Những dị biệt trong típ truyện về người anh và
người em
135
3.2.8. Những dị biệt trong típ truyện về sự thông
minh và sự ngu ngốc
135
3.3. So sánh sự tương đồng và dị biệt của truyện cổ tích
Việt Nam và Hàn Quốc với truyện cổ tích Trung Quốc và
Nhật Bản
136
3.3.1. Típ truyện về con hổ
136
3.3.2. Típ truyện về người lấy vợ tiên
137
3.3.3. Típ truyện về người mang lốt vật
137
3.3.4. Típ truyện về cô gái lọ lem
138
3.3.5. Típ truyện về người anh - người em
139
3.4. Lý giải sự tương đồng, dị biệt giữa truyện cổ tích
Việt Nam và Hàn Quốc
140
- Kết luận
145
- Tài liệu tham khảo
150
- Phụ lục
162
3
+ Phụ lục 1: Một số truyện cổ tích dân gian Việt Nam -
Hàn Quốc được sử dụng trong luận án này
+ Phụ lục 2: Các típ truyện dân gian Hàn Quốc theo sự
phân loại của giáo sư In Hak Choi
162
234
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Việt Nam và Hàn quốc là hai quốc gia “không những gần gũi về
mặt địa lý, mà còn có rất nhiều điểm tương đồng về tập tục sinh hoạt, phong
cách tư duy tôn giáo, tình cảm dân tộc, di sản văn hoá. Mẫu số chung đó có
đặc điểm rất khác thường”. Kho tàng văn học dân gian của cả hai nước nói
chung, truyện cổ tích nói riêng có những nét tương đồng, bên cạnh những nét
dị biệt. Nghiên cứu và so sánh giữa truyện cổ tích Việt Nam và Hàn quốc là
công việc không chỉ có ý nghĩa tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước ở
phương diện văn hoá mà còn có điều kiện để làm sáng rõ hơn những vấn đề
của việc nghiên cứu thi pháp truyện cổ tích.
1.2. Vận dụng các Bảng mục lục tra cứu típ và mô típ truyện cổ dân
gian của Antti Aarnaer và Stith Thompson, cũng như vận dụng phương pháp
nghiên cứu so sánh loại hình lịch sử trong chừng mực nào đó sẽ giải quyết
được vấn đề nguồn gốc của truyện cổ tích, sự giống nhau và khác nhau giữa
truyện cổ tích của các dân tộc trên thế giới. Ở Hàn quốc cũng như ở Việt
Nam, công việc này đã được nhiều học giả tiến hành. Kết quả mà các nhà
nghiên cứu ấy đạt được là cũng nhiều, nhưng vấn đề so sánh giữa truyện cổ
tích Hàn Quốc và truyện cổ tích Việt Nam vẫn chưa được tiến hành là bao.
Trong khi đó tìm hiểu, so sánh giữa truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc
chẳng những giúp cho chúng ta hiểu biết về truyện cổ tích của từng quốc gia,
mà còn giúp cho chúng ta có điều kiện, cơ hội làm sáng tỏ cái hay, cái đẹp
của truyện cổ tích mỗi nước, đồng thời, đóng góp vào việc vận dụng phương
pháp nghiên cứu so sánh loại hình - lịch sử để nghiên cứu truyện cổ tích của
mỗi nước.
4
1.3. Là một công dân Hàn Quốc từng học tập ở Việt Nam rồi công tác tại
Việt Nam và hiện tại là giảng viên về tiếng Việt và Việt Nam học cho sinh
viên Hàn Quốc, truyện cổ tích Hàn Quốc, truyện cổ tích Việt Nam cuốn hút
và hấp dẫn tôi. Bởi đó là chứng tích bất tử cho sự phong phú của văn hóa mỗi
dân tộc, sự vĩ đại của những tư tưởng nhân văn cao cả của mỗi dân tộc. Bởi
vậy, tôi khao khát được tìm hiểu nghiên cứu về truyện cổ tích của hai dân tộc
Việt Nam - Hàn Quốc, với ý nghĩa, hiểu sâu thêm truyền thống văn hoá của
Việt Nam, cũng như của Hàn Quốc.
2. Giới thuyết đề tài và phạm vi nghiên cứu.
2.1. Đề tài của luận án là mối quan hệ tương đồng và dị biệt giữa một số
kiểu (type) truyện trong truyện cổ tích của Việt Nam và Hàn Quốc. Như vậy,
những vấn đề về nội dung, nghệ thuật, tình hình sưu tầm v.v của truyện cổ
tích hai nước sẽ nằm ngoài phạm vi của công trình nghiên cứu này.
2.2. Mỗi tộc người đều có kho tàng truyện cổ tích của mình, Việt Nam là
quốc gia đa dân tộc, cho nên khi nghiên cứu, ở truyện cổ tích Việt Nam, bên
cạnh việc coi truyện cổ tích của người Việt, (tộc người đa số) làm đối tượng
khảo sát chính, chúng tôi còn lấy truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số làm
đối tượng khảo sát. Ở truyện cổ tích Hàn Quốc, chúng tôi lấy truyện cổ tích
của người Hàn là đối tượng khảo sát.
2.3.Việt Nam, cũng như Hàn Quốc do vị thế địa văn hoá, địa chính trị
của mình, có quan hệ mật thiết về lịch sử văn hoá với các nước trong khu vực
như Trung Quốc, Nhật Bản, luận án xin được đặt truyện cổ tích Việt Nam,
Hàn Quốc trong khu vực này, nhưng trong những trường hợp thật cần thiết
mới đặt vấn đề so sánh, còn lại, luận án sẽ không đi sâu vào việc so sánh giữa
truyện cổ tích của Việt Nam và Hàn Quốc và truyện cổ tích của các nước
trong khu vực. Bởi lẽ, đối tượng nghiên cứu của luận án là mối quan hệ
tương đồng và dị biệt giữa một số típ và mô típ của truyện cổ tích Việt Nam
và Hàn Quốc.
5
3. Phương pháp nghiên cứu.
3.1. Ngoài việc vận dụng những phương pháp chung của khoa học
folklore, về cơ bản luận án vận dụng phương pháp nghiên cứu so sánh loại
hình- lịch sử.
3.2. Ngoài ra, khi cần thiết, chúng tôi có vận dụng phương pháp nghiên
cứu liên ngành : ngữ văn học, văn hoá học.v.v
4. Mục đích của đề tài
4.1. Luận án nhằm tìm ra những tương đồng, dị biệt giữa truyện cổ tích
Việt Nam và truyện cổ tích Hàn Quốc, lý giải nguyên nhân của sự tương đồng
và dị biệt ấy, trên cơ sở nghiên cứu so sánh một số kiểu truyện (type) của
truyện cổ tích Việt Nam và truyện cổ tích Hàn Quốc.
4.2. Bước đầu trình bày những nét bản sắc dân tộc của hai dân tộc trong
truyện cổ tích, trên cơ sở nghiên cứu, so sánh một số kiểu truyện (type)
truyện cổ tích của hai quốc gia Việt Nam, Hàn Quốc.
5. Lịch sử vấn đề
5.1. Từ đầu thế kỷ XIX. vấn đề nguồn gốc truyện cổ tích đã được đặt ra,
thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học folklore trên thế giới. Vấn đề
giống nhau giữa truyện cổ tích các dân tộc và liên quan đến chủ đề này là vấn
đề nguồn gốc của truyện cổ tích trở thành vấn đề trung tâm của khoa học về
truyện cổ tích. Trường phái Ấn Âu với các đại biểu như Jacốp Grim ở Đức,
Ph. I. Buxlaev ở Nga cũng như sự phát triển của nó thành trường phái thần
thoại với Adanbec Kun (người Đức), Max Muler (người Anh gốc Đức),
Aphanaxiep (người Nga), Cubecnatix (người Pháp) một thời đã tiếp cận vấn
đề, nhưng rồi chính trường phái này lại nhanh chóng bộc lộ các điểm yếu của
nó. Dầu vậy, sự giống nhau giữa truyện cổ tích của các dân tộc vẫn là vấn đề
cần có sự quan tâm giải đáp của các nhà khoa học về truyện cổ tích. Người ta
nói rằng sự giống nhau ấy của truyện cổ tích vốn không phải là do các dân tộc
6
có cùng một nguồn gốc, mà do sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc. Lý
thuyết vay mượn và lý thuyết về sự di chuyển cốt truyện ra đời với các đại
biểu như Têôđo Ben Phây (người Đức), Ph.Librêch (người Đức), Gaxtong
Pari (người Pháp), E. Côxcanh (người Pháp), Kếtlây (người Anh), Vêxêlôpxki
(người Nga) Pirpin (người Nga), nó phát triển thịnh vượng tới cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX sau đó nó dần dần thoái hoá chuyển thành trường phái
địa lý - lịch sử hay người ta còn gọi trường phái Phần Lan. Năm 1901, với sự
ra đời của hiệp hội quốc tế các nhà folklore học được thành lập ở Henxinhki,
tờ tập san không định kỳ của Hội đã công bố những công trình nghiên cứu về
truyện cổ tích.
Nhìn lại quá trình xuất hiện của các trường phái khoa học để nghiên cứu
về truyện cổ tích, chúng ta thấy vấn đề sự giống nhau giữa truyện cổ tích các
dân tộc vẫn là vấn đề cơ bản, đúng như Phó giáo sư Chu Xuân Diên đã tổng
kết: “Chung quy, cách giải quyết vấn đề đó đã dẫn đến hai kết luận.
1. Sự giống nhau là do trước đây các dân tộc có cội nguồn chung.
2. Sự giống nhau là do vay mượn. Khuynh hướng đầu đồng thời đưa ra
lý thuyết về nguồn gốc truyện cổ tích; khuynh hướng về sau cơ bản không
giải quyết vấn đề đó” [6:51]. Cuối thế kỷ XIX, trường phái nhân chủng học
xuất hiện. Thực ra, truyện cổ tích không phải là đối tượng nghiên cứu chính
của các học giả thuộc trường phái này, nhưng các công trình của E.B Taylo,
A.Lang, G.Phêrêdơ, Lêvy Bruyn, P.Xanhtivơ, vẫn có nhiều tác dụng đối với
việc lý giải vấn đề nguồn gốc của truyện cổ tích và sự giống nhau giữa các
truyện cổ tích của các dân tộc.
Đóng góp quyết định cho sự hình thành phương pháp nghiên cứu so sánh
loại hình lịch sử V.Ia Prôp. Là người đặt nền móng cho những tư tưởng và
nguyên tắc của phương pháp nghiên cứu so sánh loại hình lịch sử V.Ia. Prôp
với các công trình Hình thái học truyện cổ tích, Những căn rễ lịch sử của
truyện cổ tích thần kỳ, đã có nhiều đóng góp cho việc lý giải nguồn gốc của
7
truyện cổ tích cũng như sự giống nhau giữa truyện cổ tích của các dân tộc.
Cùng với V.Ia Prôp, một số nhà khoa học folklore khác của Liên Xô (cũ) như
V.M. Girmunxki, I.I. Tônxtôi, I.M. Trônxki, Phrancơ Kamenhetxki, nhất là
E.M. Mêlêtinxki đã có nhiều đóng góp cho sự hoàn thiện của phương pháp
nghiên cứu so sánh loại hình - lịch sử .
5.2. ở Việt Nam phương pháp nghiên cứu so sánh loại hình lịch sử trong
giới nghiên cứu folklore đã được chú ý từ những năm 70 của thế kỷ này.
Trước hết, các học giả Việt Nam đã dịch, giới thiệu về phương pháp
nghiên cứu so sánh loại hình lịch sử như tạp chí Dân tộc học (số 1/1976) giới
thiệu bài của P.N.Puchilốp: Những vấn đề phương pháp luận nghiên cứu so
sánh lịch sử văn học dân gian, Đỗ Nam Liên trình bày Vài nét về phương
pháp so sánh loại hình lịch sử trong khoa nghiên cứu Phônclo ở Liên Xô [39],
Gs. TS Lê Chí Quế với bài V.Ia. Prôp và phương pháp nghiên cứu Phonclo
theo so sánh loại hình lịch sử [61].
Việc giới thiệu ấy rõ ràng có nhiều tác dụng cho việc vận dụng phương
pháp nghiên cứu so sánh loại hình lịch sử, vào việc nghiên cứu truyện cổ tích
ở Việt Nam. Sau đó, hai công trình của V.Ia Prôp: Hình thái học của truyện
cổ tích và Những căn rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kỳ đã được dịch ra
tiếng Việt, cuốn thứ nhất được dịch trọn vẹn, cuốn thứ hai được dịch 3 trong
tổng số 10 chương của cuốn sách.
Người có ý thức vận đụng và vận dụng có kết quả phương pháp này ở
Việt Nam, trước hết phải kể đến nhà nghiên cứu đã quá cố Cao Huy Đỉnh.
Với những tác phẩm như : Người anh hùng làng Dóng [16], Tìm hiểu tiến
trình văn học dân gian Việt Nam [17] cùng một loạt bài về truyện cổ tích và
thần thoại, Cao Huy Đỉnh, có rất nhiều thành công trong việc vận dụng
phương pháp nghiên cứu này. Có hai nguyên tắc được Cao Huy Đỉnh, cũng
như một số nhà nghiên cứu quán triệt khá cặn kẽ là dựa vào dân tộc học và
dựa vào việc bóc tách các lớp lịch sử văn hoá.
8
Trong số các nhà khoa học folklore Việt Nam, có một nhà khoa học
không hẳn tiêu biểu cho việc vận dụng phương pháp nghiên cứu so sánh loại
hình lịch sử, nhưng có những công trình nghiên cứu công phu về truyện cổ
tích Việt Nam. Đó là GS. Đinh Gia Khánh với công trình Sơ bộ tìm hiểu
những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám [26]. Theo PGS.TS
Nguyễn Xuân Kính đây là công trình “có tiếng vang một thời” [35:102], và
“theo Chu Xuân Diên, khi nghiên cứu so sánh những dị bản của kiểu truyện
“Tấm Cám” ở trong nước và trên thế giới, Đinh Gia Khánh đã có những nhận
xét tinh vi và chính xác. Nhưng đề cập đến vấn đề phản ánh hiện thực trong
truyện “ Tấm Cám” thì ông đã phân tích tâm lý và tính cách các nhân vật hệt
như cách phân tích nhân vật trong các tác phẩm văn học thành văn hiện thực
chủ nghĩa" [35:103].
Có thể nói, với nhà nghiên cứu đã quá cố Cao Huy Đỉnh và GS. Đinh
Gia Khánh, phương pháp nghiên cứu của các trường phái châu Âu trong lĩnh
vực nghiên cứu truyện cổ tích, đã khá quen thuộc ở Việt Nam.
Trong lĩnh vực truyện cổ tích, ở bình diện sưu tầm, khi nói đến các nhà
sưu tầm của Việt Nam, không thể không nhắc đến GS. Nguyễn Đổng Chi. Có
thể nói, bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam [79] của ông rất có giá trị cho
việc nghiên cứu so sánh về truyện cổ tích Việt Nam, bởi với mọi truyện, ông
đều có mục khảo dị tuy không hệ thống, nhưng khá công phu .
Thập kỷ tám mươi, chín mươi ở Việt Nam, có khá nhiều nhà khoa học đã
vận dụng lý thuyết của V.I.Prôp để nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ. Đầu
tiên phải kể đến Trần Đức Ngôn với tiểu luận sau đại học Nghiên cứu kết cấu
truyện cổ tích thần kỳ viết theo lý thuyết hình thái học của Vlađimia
Iacôplêvich Prốp. Công trình dày 64 trang lưu ở Thư viện trường Đại học sư
phạm Hà Nội I và Viện nghiên cứu văn hoá dân gian, tuy chưa xuất bản rộng
rãi, nhưng quả đúng như tác giả Tăng Kim Ngân đã khẳng định : “Đây là một
công trình nghiên cứu có giá trị và đáng trân trọng” [44:10]. Sau này tác giả
9
đã công bố tinh thần của luận văn này trên bài báo cùng tên ở Tạp chí văn hoá
dân gian số 3/1991 [47].
Trong việc nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt nam,
PGS.TS Võ Quang Nhơn, PGS.TSKH Phan Đăng Nhật cũng đã vận dụng có
hiệu quả phương pháp loại hình – lịch sử.
Cùng hướng nghiên cứu với tác giả Trần Đức Ngôn, trong luận văn PTS,
(nay là TS) của mình, tác giả Tăng Kim Ngân đã nghiên cứu Cổ tích thần kỳ
người Việt, đặc điểm cấu tạo cốt truyện. Luận án bảo vệ thành công, tác giả
đã xuất bản thành sách với nhan đề trên [44]. Sau khi trình bày về lý thuyết
hình học truyện cổ tích thần kỳ của V.I Prôp (từ trang 16 đến trang 40), tác
giả đã dành chương 2 dể khảo sát cấu tạo cốt truyện thần kỳ của người Việt
trên cơ sở vận dụng lý thuyết hình thái học truyện cổ tích thần kỳ của V.I.a.
Prôp (từ trang 52 đến trang 142). Mặt khác, tác giả còn dành chương 3 để suy
nghĩ về những hiện tượng truyện cổ tích thần kỳ người Việt vượt ra ngoài sơ
đồ lý thuyết của V.Ia.Prôp (từ trang 143 đến trang 181). Có thể nói, trong việc
vận dụng lý thuyết hình thái học truyện cổ tích thần kỳ, công trình của Tăng
Kim Ngân là một công trình nghiên cứu rất có giá trị về truyện cổ tích Việt
Nam.
Năm 1991, tạp chí Văn hoá dân gian đã dành một số chuyên đề để bàn
về các vấn đề thi pháp. Ngoài bài tổng quan Thi pháp học và việc nghiên cứu
thi pháp văn học nghệ thuật dân gian của PGS,TS. Nguyễn Xuân Kính, các
nhà nghiên cứu như PGS.TS Trần Đức Ngôn, TS. Tăng Kim Ngân, TS
Nguyễn Phương Thảo, TS Minh Hạnh, TS Trần Lê Bảo, PGS.TS Kiều Thu
Hoạch v.v đã công bố những công trình nghiên cứu về truyện dân gian Việt
Nam, vận dụng lý thuyết thi pháp học và hình thái học. Có thể nói, đây là số
tạp chí có ấn tượng đối với đông đảo bạn đọc và có nhiều đóng góp cho việc
nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ, nói riêng, truyện cổ tích nói chung.
10
Trong khi đó, cũng bắt đầu từ những năm tám mươi của thế kỷ này, giới
nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam đã bắt đầu vận dụng phương pháp
nghiên cứu của trường phái Phần Lan với phương pháp địa lý - lịch sử. GS
Nguyễn Tấn Đắc viết: “ Trong mươi năm qua, tôi bắt đầu có chú ý đến việc
này, đã cất công tìm hiểu, chuẩn bị nghiên cứu cách làm, dự dịnh sẽ lập một
bảng mục lục tra cứu type và motif của truyện kể dân gian Việt Nam”[14:226-
309]. Thuỷ chung với ý định khoa học ấy, GS Nguyễn Tấn Đắc trong những
năm qua đã dành nhiều tâm huyết và công sức để nghiên cứu các truyện cổ
tích theo tip và môtip như tìm hiểu truyện Quả Bầu Lào đến huyền thoại Lụt
Đông Nam Á, đọc lại truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh, nguồn gốc truyện U Thền
của người Thái ở Việt Nam, nhất là nghiên cứu truyện Tấm Cám. Có lẽ đây là
tác phẩm được GS Nguyễn Tấn Đắc quan tâm nhất. Ông đã nhìn truyện
Kajong và Halek của người Chăm đến type truyện Tấm Cám ở Đông Nam Á,
nhìn mối giao lưu và tương tác văn hoá giữa các dân tộc ở Đông Nam Á qua
type truyện kể Tấm Cám, nhìn những biến đổi của truyện Tấm Cám ở Việt
Nam, nhiền truyện Tấm Cám và sự đánh tráo thân phận con người . Năm
qua, công trình Truyện kể dân gian đọc bằng tip và môtip[14] được công bố
với bạn đọc đã giúp ích rất nhiều cho giới nghiên cứu văn học dân gian Việt
Nam trong lĩnh vực tiếp cận truyện cổ tích bằng tip và môtip.
Trước đó, năm 1983, trên tạp chí văn hoá dân gian số 3 + 4, tác giả Tăng
Kim Ngân đã có giới thiệu việc biên soạn từ điển “tip” và “môtip” trong
ngành folklore thế giới (từ trang 64 đến trang 68) và công việc này gân đây đã
được hai tác giả quan tâm. Người thứ nhất là Nguyễn Thị Hiền. Trên tạp chí
văn hoá dân gian số 2/1996, chị đã công bố bài báo Nghiên cứu truyện cổ dân
gian Việt Nam theo bảng mục lục tra cứu típ và mô típ truyện cổ dân gian của
Antti Aarne và Stith Thompson [20:13-24]. Người thứ hai là Nguyễn Thị
Nguyệt sau khi giới thiệu về bảng mục lục tra cứu type và môtip truyện cổ
dân gian Nhật Bản của Keikoseiki và Hiroco Ikeda [49:61-63] chị đã công bố
11
bài báo khoa học của mình về việc ứng dụng hệ thống Aarne Thompson vào
truyện kể dân gian Việt Nam [50:29-31].
Việc vận dụng lý thuyết này trước đó đã được một số nhà nghiên cứu
văn học dân gian thực hiện. Có thể kể đến giáo sư Đinh Gia Khánh với tham
luận đề dẫn hội thảo khoa học Mối quan hệ giữa văn học dân gian Việt Nam
và văn hoá các nước Đông Nam Á: Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối
cánh văn hóa Đông Nam Á. Khi chỉ ra các vấn đề chủ yếu khi nghiên cứu văn
học dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hoá Đông Nam Á, giáo sư có chỉ
ra vấn đề các mô típ của văn học dân gian: “cần và có thể tiếp cận các vấn đề
so sánh mô típ của truyện dân gian ở Việt Nam với môtip của truyện dân gian
các nước Đông Nam Á” [28:17]. Cũng nằm trong hướng nghiên cứu này, tác
giả Nguyễn Thị Huế đã đề cập đến một vài môtip trong hệ thống truyện kể về
cội nguồn dân tộc Việt Nam là Đông Nam Á [21:32-37].
- Kiều Thu Hoạch có bài tìm hiểu kiểu (type) truyện Tấm Cám ở Trung
Quốc, đã cho biết bản kể cổ nhất thế giới về típ truyện này chính là truyện
nàng Diệp Hạn ở người Choang, miền Nam Trung Quốc xuất hiện khoảng thế
kỷ IX. Tác giả đồng thời cũng giới thiệu một dị bản truyện Tấm Cám của
người Kinh/Việt di cư sang Trung Quốc từ thế kỷ XVI, hiện là một trong số
55 dân tộc thiểu số của Trung Quốc [23].
Kiều Thu Hoạch đã so sánh típ truyện Trầu Cau ở Trung Quốc với típ
truyện ở Việt Nam, Cămpuchia, trên cơ sở đó bàn về tục ăn trầu và văn hóa
quyển trầu cau Đông Nam Á [25].
Như vậy, có thể nói, công việc vận dụng lý thuyết hình thái học của V.Ia.
Prôp, cũng như vận dụng lý thuyết loại hình học vào việc nghiên cứu truyện
cổ tích ở Việt Nam đã được chú trọng. Nhiều tác giả đã có những thành công
trong lĩnh vực này. Nhiều lĩnh vực của truyện cổ tích đã được giải thích trọn
vẹn, đầy đủ.
12
5.3. ở Hàn Quốc, việc vận dụng lý thuyết hình thái học của V.Ia.Prôp đã
được giới thiệu và vận dụng. Trước hết, những công trình của ông đã được
giới thiệu sang tiếng Hàn Quốc. Năm 1987, Yong Dai Yu đã dịch Hình thái
học truyện cổ tích sang tiếng Hàn Quốc [128].
Năm 1992, Sung Jun Yun và Kwang Sik Choi dịch công trình The
Folktale sang tiếng Hàn Quốc [129].
Việc giới thiệu những công trình của trường phái so sánh lịch sử mà
V.Ia.Prôp, cũng như của trường phái lịch sử - địa lý mà các nhà khoa học
folklore Phần Lan là đại diện sẽ giúp cho việc vận dụng các lý thuyết này vào
việc nghiên cứu truyện cổ tích ở Hàn Quốc được chú trọng và phát triển
nhanh hơn.
Nhà nghiên cứu đầu tiên về truyện cổ tích Hàn Quốc cũng như nghiên
cứu so sánh loại hình là ông Son Jin Tae. Ông đã viết và công bố 15 bài
nghiên cứu với nhan đề là Nghiên cứu thuyết thoại dân tộc Triều Tiên trên tạp
chí Tân Dân từ tháng 8 năm 1927. Các bài này đã được in thành sách vào
năm 1947.
Ở đây ông đã xem xét quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các truyện kể
dân gian của các quốc gia Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản.
Để nghiên cứu vấn đề trên ông đã chọn 58 truyện dân gian của Hàn
Quốc, 69 truyện dân gian của Trung Quốc, 18 truyện dân gian của Nhật Bản
và 10 truyện dân gian của châu Âu. ở luận văn này ông không lý giải được sự
giống nhau giữa truyện dân gian của các nước trên thế giới xuất phát từ
nguyên nhân nào. Nhưng thời kỳ đó chưa có từ điển típ nên nó là một công
trình đáng được đánh giá cao, và vì đó là sách nghiên cứu truyện cổ tích theo
hướng so sánh loại hình đầu tiên nên nó có ý nghĩa trong lịch sử nghiên cứu
truyện cổ tích Hàn Quốc.
13
Tiếp theo ông Son Jin Tae, vào thập niên 30, ông Choi Nam Son đã
nghiên cứu truyện cổ tích theo môtíp, ông đã công bố công trình nghiên cứu
của mình ở trên báo Tân báo hàng ngày qua 72 lần từ tháng 6 năm 1938 đến
tháng 3 năm 1939. Năm 1983 những bài báo này được tập hợp và in thành
sách. Trong khi đó, ông In Kwon Hak nghiên cứu quá trình giao lưu và ảnh
hưởng truyện cổ tích Ấn Độ sang truyện cổ tích Hàn Quốc.
Ông In Hak Choi thì có nhiều công trình nghiên cứu so sánh truyện cổ
tích Hàn Quốc với Nhật Bản và đã công bố như sau:
Nghiên cứu so sánh truyện cổ tích Hàn - Nhật ở tạp chí Giáo dục mới
vào tháng 9 năm 1976 Nghiên cứu so sánh những yếu tố cơ bản của truyện
cổ tích Hàn - Nhật ở tạp chí Sinh hoạt đọc sách vào tháng 9 năm 1976, và
xuất bản sách So sánh truyện cổ tích Hàn - Nhật (Nxb Samsung 1980).
Ông In Hak Choi cũng công bố công trình nghiên cứu so sánh giữa
truyện cổ tích Hàn Quốc và Trung Quốc (Hàn Quốc thuyết thoại luận, 1982).
ở công trình này tác giả đã phân tích cụ thể sự cần thiết nghiên cứu so sánh
truyện cổ tích Hàn - Trung.
Và ông Sung Ki Yeal vào năm 1979 đã công bố công trình nghiên cứu
của mình là Nghiên cứu so sánh truyện cổ tích Hàn - Nhật. Ở luận văn trên
ông đã chọn 17 loại truyện cổ tích của Hàn - Nhật như Con hổ và quả hồng
khô, Gan của con thỏ, Bất hiếu của con ếch xanh v.v Khi phân tích tác giả
cũng so sánh với một số truyện cổ tích Trung Quốc và châu Âu.
Ngoài những công trình nêu trên từ thập niên 80 ở Hàn Quốc có rất
nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu so sánh giữa truyện cổ tích Hàn
Quốc với truyện cổ tích các nước khác như Đức, Ấn Độ, I Ran lần lượt
được công bố.
Theo nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch cho biết, thì công trình nghiên
cứu so sánh típ truyện dân gian sớm nhất giữa Việt Nam với Triều Tiên và
14
Trung Quốc có lẽ là công trình của Giáo sư Chung Kính Văn (năm nay vừa
tròn 100 tuổi, (Đại học Bắc Kinh) với đề tài “Về vùng đất phát sinh của típ
truyện con của rái cá” (Lão lại trĩ hình truyền thuyết tích phát sinh địa).
Chuyên khảo này được tác giả hoàn thành vào năm 1934 tại Nhật Bản. (Ở
Việt Nam có thể tìm đọc công trình này tại Kho sách Nhật văn, Viện thông tin
khoa học xã hội, ký hiệu J.1295). Nội dung chuyên khảo là so sánh típ truyện
ba người con của rái cá sau đều thành hoàng đế, tức là Đinh Tiên Hoàng,
Thanh Thái Tổ và Tống Thái Tổ.
Nhưng nghiên cứu so sánh truyện cổ tích Hàn - Việt được công bố ở Hàn
Quốc thì chỉ có một luận văn thạc sĩ của bà Jeon Hye Kyung đầu đề là
Nghiên cứu so sánh thuyết thoại Hàn - Việt vào năm 1987.
Khi nghiên cứu truyện cổ tích thì thấy việc nghiên cứu so sánh với các
dân tộc khác là rất cần thiết, nên gần đây các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian
ba nước: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đã thành lập The Asian Folk
Navative Society - (AFNS) để nghiên cứu so sánh truyện cổ tích một cách có
hệ thống, và đã tổ chức hội thảo quốc tế đầu tiên ở Nhật năm 1994, và 1995,
1996 đều tổ chức Symposium lần thứ hai, lần thứ ba
Các nhà nghiên cứu truyện cổ tích Hàn Quốc từ đầu thế kỷ XX đã cố
gắng để phân loại các truyện kể dân gian.
Đầu tiên là ông Son Jin Tae. Ông đã chọn 154 truyện kể dân gian nhưng
ở đây bao gồm cả truyện thần thoại, truyền thuyết.
1. Thần thoại, truyền thuyết
2. Truyện về phong tục, tín ngưỡng
3. Ngụ ngôn, truyện cười
4. Những truyện chưa phân loại.
Những công trình này không có số phân loại và chưa phải là phân loại có
hệ thống mà chỉ liệt kê ra theo mục lục. Ông Jang Suk Soon cũng công bố
15
cách phân loại truyện cổ tích vào năm 1970, nhưng ông này không theo cách
phân loại của Thomson mà chia ra 9 mục 52 hạng phù hợp với đặc trưng của
cổ tích trong nước như sau:
1. Truyện có nội dung thần thoại
a. Nguồn gốc thần nhân; b. truyện thần; c. vũ trụ; d. địa hình; e. con
người; f. thực vật; g. động vật;
2. Truyện động vật
a. Nguồn gốc; b. với con người; c. với động vật; d. động vật ảo tượng
3. Truyện đời sống
a. Báo mộng; b. quái thai; c. xuất sinh; d. học tập, thử thách; e. đỗ thi
và lập thân, f. kết hôn, g. bệnh lão; h. chết; i. hoàn sinh.
4. Truyện con người
a. Anh em và tình nghĩa anh em; b. bố con và hiếu thảo; c. vợ chồng
và chung thuỷ; d. mụ dì ghẻ và vợ lẽ; e. tình dục; f. xã hội; g. bạn và tình bạn;
h. cá độ
5. Truyện tín ngưỡng
a. Phong thuỷ; b. xem bói; c. cầm kỳ; d. mộng; e. số mệnh; f. hạnh
phúc; g. thưởng phạt; h. Phật giáo.
6. Truyện anh hùng
a. Thắng lợi quái vật; b. dũng sĩ bé con; c. vũ trang.
7. Truyện kỳ quái
a. Du lịch thế giới sao; b. Đô Kê bi (loại ma quỷ); c. ma quỷ; d, thành
tinh; e. phép lạ; f. dị nhân.
8. Truyện cười
a. Truyện cười; b. thông minh;
16
9. Truyện dập khuôn
a. truyện; b. truyện thơ; c. tượng trưng
Ngoài ra cũng có nhiều nhà nghiên cứu đã phân loại truyện cổ tích như
Mục tra truyện cổ tích động vật của ông Cho Heevung vào năm 1972, phân
loại truyện cổ tích của tỉnh Chung Nam của ông Choi Un Sik, phân loại
truyện cổ tích ở tỉnh Kyung Sang Buk của ông Kim Quang Soon vào năm
1978.
Mặt khác ở Hàn Quốc ông In Hak Choi đã phân loại truyện cổ tích Hàn
Quốc theo bảng phân loại của Antti Arne và Stith Thompson một cách có hệ
thống.
Đầu tiên ông chọn 2.600 truyện và đã công bố 6 mục truyện cổ tích Hàn
Quốc bằng tiếng Nhật năm 1976 và bằng tiếng Anh năm 1979.
Ở đây ông đã chia ra 6 mục 20 hạng 766 loại hình(Xem phụ lục II: các
tip truyện dân gian Hàn Quốc) nhưng thực tế ra chỉ có 621 loại hình thôi mà
số còn lại thì chỉ có số không để dự bị cho những loại truyện sau này và đến
năm 1994 ông đã thêm tác phẩm thành 4055 chia ra 6 mục 21 hạng 815 loại
hình (thực tế có 625 loại hình) và đã công bố bằng tiếng Hàn.
Như vậy là, lịch sử nghiên cứu truyện cổ tích Hàn Quốc đã qua một
chặng đường dài. Nhiều nhà nghiên cứu đã nối tiếp nhau lý giải cái hay, cái
đẹp của truyện cổ tích Hàn Quốc, bằng việc vận dụng các lý thuyết của các
trường phái văn hoá dân gian khác nhau. Việc so sánh truyện cổ tích Hàn
Quốc và truyện cổ tích của các quốc gia khác đã được chú ý để làm nổi bật
cái tương đồng và cái bị biệt, qua đó, làm nổi bật bản sắc của truyện cổ tích
từng quốc gia. Tuy nhiên, việc so sánh giữa truyện cổ tích Hàn Quốc và
truyện cổ tích Việt Nam lại chưa đạt được kết quả bao nhiêu. Hy vọng, thời
gian tới, công việc này sẽ được khắc phục.
17
5.4. Một khía cạnh cần quan tâm liên quan đến vấn đề của luận án là việc
so sánh văn hoá Việt Nam và văn hoá Hàn Quốc, nói ở phạm vi rộng và so
sánh văn học dân gian Việt Nam và văn học dân gian Hàn Quốc ở phạm vi
hẹp.
5.4.1. Do những tương đồng về văn hoá, do vị thế địa văn hoá và địa
chính trị của hai nước Việt Nam và Hàn Quốc, do sự phát triển của quan hệ
ngoại giao hợp tác thân thiện giữa hai nước, cũng như nhiều nguyên nhân
khác nữa mà việc nghiên cứu, so sánh giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá Hàn
Quốc những năm qua được chú trọng. Giới nghiên cứu văn hoá ở cả hai nước
đã có những công trình về những vấn đề này.
Ở Việt Nam ngày 19/12/1994, một hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề
Những vấn đề văn hoá Việt Nam - Hàn Quốc đã được tổ chức tại Hà Nội, do
khoa ngữ văn, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia
Hà Nội tổ chức. Năm 1996, cuốn Tương đồng văn hoá Hàn Quốc - Việt
Nam[58] được ra mắt bạn đọc, với đa số bài viết được lấy từ hội thảo khoa
học kể trên. Các nhà khoa học Việt Nam đã đề cập những vấn đề chung như
Một số vấn đề chung của Hàn Quốc và Việt Nam nhìn từ góc độ Nho giáo
(GS Trần Đình Hượu), Vùng văn hoá Đông Á và sự tương đồng văn hoá Việt
Nam - Hàn Quốc, (TS Trần Ngọc Vương), Về mối quan hệ loại hình giữa văn
hoá Việt Nam và Hàn Quốc (GS.TS Lê Chí Quế) v.v , đồng thời, các nhà
khoa học cũng đã bước đầu so sánh văn chương Hàn Quốc với văn chương
Việt Nam như so sánh thể loại truyện truyền kỳ chữ Hán ở Việt Nam và Hàn
Quốc (PGS Phạm Tú Châu), so sánh giữa truyện Kiều của Việt Nam và
truyện Xuân Hương của Hàn Quốc v.v Mặt khác, các nhà khoa học đã sơ bộ
đối chiếu ngôn ngữ Hàn Quốc và Việt Nam như các công trình của TS Hoàng
Trọng Phiến: Đối chiếu các âm tiết Hán - Việt, Hán - Hàn với các âm tiết
Hán, của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết và KimYoung Soo: mấy nhận xét về từ
18
xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hàn Quốc v.v lĩnh vực cuối cùng mà các
nhà khoa học quan tâm là những vấn đề về văn hoá xã hội Hàn Quốc.
Như vậy, sự tương đồng giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá Hàn Quốc
đã là đối tượng của nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng như ở Hàn Quốc.
5.4.2. Ở phạm vi hẹp, vấn đề so sánh giữa truyện cổ tích Hàn Quốc và
truyện cổ tích Việt Nam có được giới nghiên cứu chú ý. Cũng tại hội thảo nói
trên, GS.TS Lê Chí Quế khi đề cập đến mối quan hệ loại hình giữa văn hoá
Việt Nam và Hàn Quốc có đề cập đến tương đồng giữa truyện cổ tích của hai
nước : ông khẳng định: “Truyện cổ tích Việt Nam và Korea có nhiều nét
tương đồng” [58:118]. Ông đã nêu những nhận xét sơ bộ về kiểu truyện Cô
Lọ Lem hay là gì ghẻ con chồng (A-T:510). Cũng trong hội thảo này PGS Vũ
Ngọc Khánh và cử nhân Đặng Thiếu Ngân đã đề cập về sự tương đồng trong
truyện cổ Đại Hàn và Việt Nam [58:213-230]. Các tác giả đã đề cập đến yếu
tố cốt truyện, Yếu tố thần thánh, Những kinh nghiệm xử lý trong cuộc đời,
Tính cách các loại nhân vật và Khuynh hướng giải thích các hiện tượng tự
nhiên. Cũng tại hội nghị khoa học trên, PGS.TS Nguyễn Trường Lịch đã đề
cập đến sự gặp gỡ giữa truyện dân gian Hàn Quốc và Việt Nam. Trong khi đó,
CN Vũ Duy Hưng và CN Nguyễn Hùng Vĩ đề cập đến xã hội Hàn Quốc qua
một số truyện cổ tích tiêu biểu [58:241-257].
Ngoài phạm vi của hội thảo khoa học trên, năm 1998, Nhà xuất bản văn
hoá dân tộc đã công bố tập Truyện cổ Hàn Quốc[84]. Ngoài phần tuyển lựa
các truyện, các tác giả dưới sự chủ biên của PGS. TS Đặng Văn Lung đã
công bố thêm một số các tiểu luận khoa học như nguồn gốc các niềm tin tôn
giáo ở Hàn Quốc ở Nwang Sun-myunng, Shaman và tâm lý người Hàn Quốc
của Rhi Bou Young, Tư tưởng Khổng giáo và văn hoá Hàn Quốc của Yun Sa-
soon, Các truyền thuyết của đạo Phật soi rạng con đường tiến tới sự thông
suốt của Choi Rai-ok. Vài nét về thần thoại, truyền thuyết Hàn Quốc của Lưu
Thị Sinh.
19
Đáng lưu ý trong tập sách này công trình của PGS. TS Đặng Văn Lung
có công trình: Nghiên cứu so sánh truyện cổ Việt Nam - Hàn Quốc [84:497-
524]. Tác giả đã khẳng định những nét chung về cơ sở của sự so sánh: dáng
nét chung của lịch sử hai dân tộc; hai nước đều chung trong một khu vực văn
hoá; thế giới quan trung cổ giữ vai trò to lớn trong thể loại này. Sau đó, trong
phần IV, tác giả đề cập đến Tính biểu trưng hay là biện pháp sáng tác và phần
V: Thông qua môi giới hay là ảnh hưởng tiếp nhận. Tác giả đã hoàn toàn
chính xác khi khẳng định rằng: “Khi so sánh Truyện cổ hai dân tộc Việt - Hàn
chính là để thấy nó trong biểu hiện dễ cảm nhận của các ảnh hưởng ấy: từ Vô
thức đến ý thức cùng các sức mạnh bản năng và sức nặng trí tuệ xung đột lẫn
nhau hoặc đang trong tiến trình hài hoa bên trong xác thịt con người và cả bên
trong “xác thân” của mỗi đất nước” [84:523].
Có lẽ do điều kiện của một tiểu luận đi kèm với một tuyển tập giới thiệu
các truyện cổ Hàn Quốc mà PGS.TS Đặng Văn Lung chưa đi sâu vào các vấn
đề về sự tương đồng giữa tip và môtip của truyện cổ tích giữa nước Hàn
Quốc, Việt Nam.
Ở Hàn Quốc việc nghiên cứu so sánh truyện cổ tích Việt Nam và Hàn
Quốc mới chỉ có một luận văn Th.s của Jeon Hye Kyung. Luận văn gồm các
phần:
- Phần mở đầu.
+ Sự gặp nhau giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá Hàn Quốc.
+ So sánh loại hình truyện cổ tích có nội dung nguồn gốc loài vật:
truyện loài chim, truyện loài côn trùng, truyện loài gia súc, truyện loài động
vật khác.
- Phần kết luận.
Như vậy là, cho đến hiện nay, việc nghiên cứu so sánh giữa truyện cổ
tích Việt Nam và Hàn Quốc ở các tip và mô tip tiêu biểu vẫn chưa được giới
20
nghiên cứu văn hoá nói chung, văn học dân gian nói riêng quan tâm. Nói cách
khác, vận dụng lý thuyết của trường phái Phần Lan vào việc nghiên cứu tip và
môtip truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc, so sánh tương đồng, dị biệt giữa
chúng, lý giải sự nguyên nhân tạo ra tương đồng dị biệt ấy vẫn là câu hỏi của
các nhà nghiên cứu văn hoá, văn học dân gian ở hai nước Việt Nam và Hàn
Quốc.
6. Đóng góp của luận án.
- Luận án vận dụng phương pháp địa lý - lịch sử của các nhà khoa học
Phần Lan, cụ thể là bảng mục lục của Antti Aarne và Stith Thompson để
nghiên cứu so sánh truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc ở một số tip và
môtip tiêu biểu, đồng thời, phân tích những nguyên nhân tạo ra sự tương đồng
và dị biệt của truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc. Trên cơ sở ấy, luận án
đóng góp vào tiến trình nghiên cứu truyện cổ tích ở hai nước Việt Nam- Hàn
Quốc ở một khía cạnh cụ thể .
- Trong chừng mực nào đó, luận án sẽ là viên gạch nhỏ góp phần vào
quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa hai nước, bởi sự hiểu biết càng sâu sắc về
văn hoá của mỗi nước, trong đó có truyện cổ tích sẽ làm cho quan hệ ấy vững
chắc hơn.
7. Bố cục của luận án:
Ngoài phần mở đầu (18 trang), phần kết luận (5 trang) , phần phụ lục (99
trang), tài liệu tham khảo (14 trang), luận án gồm ba chương :
- Chương I : Tổng quan về kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và Hàn
Quốc (14 trang).
- Chương II : Khảo sát một số kiểu truyện (type) truyện cổ tích Việt Nam
- Hàn Quốc (78 trang).
- Chương III : Lý giải nguyên nhân của những tương đồng và dị biệt
giữa truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc (32 trang).
21
NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH
VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC
1.1. Theo các nhà nghiên cứu folklore Việt Nam, thì kho tàng truyện cổ
tích cũng như truyện kể dân gian Việt Nam nói chung, chắc chắn đã được lưu
truyền bằng miệng từ thời xa xưa, trước khi có chữ viết. Nhưng lịch sử sưu
tầm, ghi chép truyện dân gian thì chỉ được bắt đầu từ thời Lý khi nhà nước
Đại Việt chủ trương khôi phục và phát triển nền văn hóa dân tộc. Đó là những
công trình sưu tập truyện kể dân gian, trong đó có thể loại truyện cổ tích,
được ghi chép bằng chữ Hán. Vào thời Lý - Trần, sách sưu tập truyện kể dân
gian tiêu biểu là hai tác phẩm Việt điện u linh và Lĩnh Nam chính quái. Đặc
biệt, sách Lính Nam chích quái tiếp tục được bổ sung và mãi đến cuối thế kỷ
XV mới được công bố, nên đã ghi được một số truyện cổ tích có giá trị như
các truyện sự tích Trầu Cau, sự tích Bánh Chưng Bánh Dày, sự tích Dưa Hấu,
Sự tích Núi Vọng Phu v.v Đó đều là những truyện cổ tích rất phổ biến ở
Việt Nam mà trẻ già trai gái ai ai cũng biết. Tiếp tục truyền thống của các nhà
sưu tập văn học dân gian thời Lý - Trần, các nhà sưu tập từ thời Lê cho đến
đầu thời Nguyễn cũng sưu tập được khá nhiều truyện kể dân gian, trong đó có
những cổ tích hay như các truyện Tinh chuột, Lấy chồng dê (Trong sách
Thánh Tông di thảo), truyện Từ Thức lấy vợ tiên, truyện Người con gái Nam
Xương (trong sách Truyền kỳ mạn lục), truyện Đế Thích, tức Hồn Trương Ba
da Hàng Thịt, truyện Cường Bạo đại vương, truyện Đinh Tinh Hoàng, truyện
Hổ Ông ở Tống Sơn (trong sách Công dư tiệp ký), truyện Cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở
Bích Câu, tức truyện Tú Uyên - Giáng Kiều (trong sách Tục truyền kỳ), hoặc
như các truyện Chuyện tình ở Thanh Trì, tức dị bản Truyện Trương Chi rất
22
quen thuộc với người Việt Nam trước đây, truyện Rồng, truyện Con hổ có
nghĩa, Gấu hổ chọi nhau (trong sách Lan từ kiến văn lục). Trong số những
sách sưu tập ở thời kỳ này chú ý là cuốn Sử Nam chí dị của Trần Gia Du được
ghi bằng chữ Nôm, hoàn thành vào năm Tự Đức thứ 30 (1877) đã ghi được
hầu hết các truyện cổ tích quen thuộc ở Việt Nam, v.v
Từ cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX, truyện kể dân gian
Việt Nam trong đó có truyện cổ tích được nhiều học giả người Pháp (các nhà
truyền giáo hoặc quan lại), sưu tập bằng tiếng Pháp. Có thể kể đến các tác giả
tiêu biểu như Duymuchiê (Dumoutier), Coócđiê (Cordier), Cađie (Cadière),
Xétbrông (Cesbron), Lăngđơ (Landes), Giannô (Jeanneau), cốt truyện Tấm
Cám do Lăngđơ và Giannô sưu tập là những bản đề vào loại sớm ở Việt Nam,
đều được công bố vào năm 1886.
Cùng với các nhà sưu tập người Pháp, còn có các nhà sưu tập có tâm
huyết ở người Việt, trong khoảng những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,
cũng sưu tập được một số lượng đáng kể các truyện cổ tích như tập Chuyện
đời xưa của Trương Vĩnh Ký, công bố năm 1868, Truyện cổ nước Nam của
Nguyễn Văn Ngọc, tập “Người ta” công bố năm 1932, tập “Muông chim”
công bố năm 1934, v.v
Tuy nhiên, phải đợi đến sau khi thành lập nước Việt Nam mới, nghĩa là
từ sau năm 1945 trở đi, thì việc sưu tầm, biên soạn truyện kể dân gian nói
chung, truyện cổ tích nói riêng mới thực sự được các nhà sưu tập quan tâm
nhiều hơn. Tại cuộc hội nghị bàn về sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian
miền Bắc Việt Nam, cử hành vào năm 1964, trong bản báo cáo chung của
Viện Văn học do nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trình bày, có đoạn: Chỉ chưa
đầy hai mươi năm, số sách sưu tập, biên soạn văn học dân gian đã nhiều gấp
hơn mười lần số sách sưu tập, biên soạn văn học dân gian trong sáu trăm năm
qua kể từ khi tập Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên ra đời vào thế kỷ XIV.