Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

ột số đặc điểm thi pháp tiểu thuyết của Ian Ôtrênasếch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 206 trang )


204
Đại học quốc gia Hà Nội
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




PHẠM THÀNH HƯNG








MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP TIỂU THUYẾT
CỦA IAN ÔTRÊNASÊCH




LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN


Người hướng dẫn: GS.VS. Hoàng Trinh


HÀ NỘI - 2002




205


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………… 1
2. Lịch sử vấn đề……………………………………………… 10
2.1. I. Ôtrênsêch trong nghiên cứu phê bình ở Tiệp Khắc…… 10
2.2. I. Ôtrênasêch ở nước ngoài và ở Việt Nam…………… 15
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án…………………………. 17
4. Đóng góp của luận án………………………………………. 19
5. Cơ sở phương pháp luận……………………………………. 22

PHẦN NỘI DUNG
Chương I

Quan niệm nghệ thuật trong tiểu thuyết Ôtrênasêch

1.1. Lý luận hiện thực xã hội chủ nghĩa và quan niệm nghệ thuật
của nhà văn qua các phát ngôn lý thuyết………………………28
1.2. Quan niệm nghệ thuật qua tiến trình hành động tư tưởng
của các sáng tác tiểu thuyết…………………………………… 45
1.2.1. Các sáng tác giai đoạn trước năm 1968…………………… 45
1.2.2. Các sáng tác giai đoạn sau năm 1968……………………… 68

Chương II


Kiểu nhân vật trung tâm ……………………………………… 81

2.1. Kiểu nhân vật trí thức trong vai diễn trung tính………………. 83
2.2. Những người cô đơn đi tìm tự do bản ngã……………………. 104


206
Chương III

Thời gian và không gian nghệ thuật………………………… 129
3.1. Thời gian nghệ thuật………………………………………………. 131
3.1.1. Thời gian trong tiểu thuyết Công dân brych…………………….
132
3.1.2. Quan niệm thời gian và chủ đề thế hệ
trong Chàng Orphây khập khiễng…………………………………… 138
3.1.3. Thời gian trong thể tiểu thuyết nhật ký……………………… 145
3.2. Không gian nghệ thuật………………………………………. 150
3.2.1. Nhà máy – một cvấu trúc không gian nghệ thuật……………. 152
3.2.2. Căn phòng ở – không gian tồn tại của con người cá nhân……. 159
3.2.2.1. Căn phòng của Brych ……………………………………… 161
3.2.2.2. Căn phòng ẩn náu của cô gái Do Thái……………………… 164
3.2.2.3. Ngôi nhà mơ ước trong tiểu thuyết Thiên đường … 169

KẾT LUẬN ………………………………………………… 177


TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………. 185



BIÊN NIÊN SỰ KIỆN………………………………………………. 192



1
PHẦN MỞ ĐẦU


1.Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, từ bao lâu nay Đảng và nhà nước ta vẫn nhìn nhận và định hướng cho
văn hoá dân tộc trong mối quan hệ đa phương về địa lý và lịch sử với văn
hoá khu vực và trong sự phát triển chung của văn hoá nhân loại. Không có
một nền văn hoá nào có khả năng đạt tới trình độ tiên tiến và thực sự dân tộc
mà lại tách biệt với sự phát triển chung của văn hoá thế giới. Thực tế cho
thấy, quá trình xây dựng văn hoá dân tộc là một quá trình đấu tranh, một mặt
nhằm loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực của văn hoá nước ngoài, một mặt là
nhằm chọn lọc, tiếp thu những kinh nghiệm và thành tựu chung của văn hoá
loài người. Trong quá trình đó, việc tiếp thu những thành tựu văn học nước
ngoài bao giờ cũng mang ý nghĩa quan trọng hàng đầu, với tính cách như là
sự tiếp thu những giá trị văn hoá tinh thần đặc biệt.
Trong suốt thế kỷ 20 vừa qua, văn học Việt Nam vận động và phát
triển trong sự ảnh hưởng của một số nền văn hoá và văn học tiêu biểu như
Trung Quốc, Pháp và Nga xô viết. Những nguồn ảnh hưởng đó xuất phát từ
sức mạnh nội tại của bản thân ba nền văn học đồng thời còn bắt nguồn từ
thực tế lịch sử dân tộc Việt Nam chúng ta. Ảnh hưởng của văn học Trung
Quốc là những ảnh hưởng mang tính tất yếu, tự nhiên, gắn liền với sự giao
lưu văn hoá đã ổn định hàng nghìn năm qua giữa hai nước láng giềng.
Luồng ảnh hưởng thứ hai diễn ra trong bối cảnh của cuộc tiếp xúc lịch sử

giữa hai nền văn hoá tiêu biểu cho phương Đông và phương Tây, trong quá
trình xung đột vừa có tính chất loại trừ, vừa có tính chất tiếp thu, đồng hoá,

2
giữa ý chí độc lập, bảo tồn dân tộc và ý thức vươn lên, tự hiện đại hoá và
quốc tế hoá. Cùng với văn hoá và văn học Pháp, tiếng Pháp cũng trở thành
một phương tiện chuyển tải những giá trị văn học tiêu biểu của phương Tây
vào Việt Nam. Luồng ảnh hưởng thứ ba gắn liền với thực tiễn cách mạng
dân tộc dân chủ và xã hội chủ nghĩa của Việt Nam cùng vai trò của nước
Nga xô viết trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cũ.
Trong nhiều thập kỷ qua, bên cạnh những ảnh hưởng mạnh mẽ, tích
cực và có vai trò chủ đạo của văn học Nga xô viết, văn học Việt Nam cũng
có sự tiếp xúc, giao lưu với văn học của hàng loạt nước khác trong phe xã
hội chủ nghĩa. Chính sự tiếp xúc, giao lưu đó đã tạo ra trong văn học Việt
Nam, Trung Quốc, Liên xô cũ, CHDC Đức, Hung-ga-ry, Bun-ga-ry, Ba Lan,
Tiệp Khắc cũ những đặc điểm tương đồng. Sự thống nhất trong mục tiêu xây
dựng chủ nghĩa xã hội, sự hợp tác chặt chẽ, nhiều mặt về kinh tế, chính trị,
quân sự, văn hoá giữa các nước xã hội chủ nghĩa cũ đã tạo cơ sở cho các nền
văn học nói trên vận động, phát triển cùng định hướng. Chủ nghĩa hiện thực
xã hội chủ nghĩa trong nhiều thời kỳ đã trở thành ngọn cờ tập hợp đội ngũ
sáng tác và là nguồn cổ vũ lớn lao đối với các nhà văn, vì vậy đã thực sự tạo
ra những nền văn học xã hội chủ nghĩa khá thống nhất về tư tưởng và
phương pháp nghệ thuật. Tính lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và nhiệt tình đấu
tranh của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa một mặt đã tạo ra trong văn
học mỗi nước nói trên khá nhiều thành tựu, mặt khác, trong thực tiễn vận
dụng cũng bộc lộ không ít những biểu hiện giáo điều, cứng nhắc xoay quanh
khái niệm hiện thực xã hội chủ nghĩa, do đó cũng đã để lại những hạn chế, di
hại khá giống nhau .
Lâu nay trong nghiên cứu và dịch thuật văn học nước ngoài, chúng ta
thường chú ý tới những nền văn học lớn hoặc những nền văn học gần gũi với

ta về mặt địa lý. Điều này hoàn toàn hợp lý đối với việc tiếp thu những tinh

3
hoa văn hoá nhân loại và mở rộng giao lưu văn hoá khu vực. Tuy vậy ở đây
có một điều cũng hoàn toàn hợp lý song lâu nay chúng ta còn bỏ ngỏ. Đó là
việc tìm hiểu, nghiên cứu những nền văn học tuy không có sự tương đồng
với ta về mặt văn hoá lịch sử, cũng không gần gũi với ta về phương diện địa
lý nhưng lại có những thời kỳ khá thống nhất với chúng ta về mặt cơ sở tư
tưởng hệ, về hình thái kinh tế chính trị, mà xét cho cùng cũng có thể gọi là
sự gặp gỡ, tương đồng với chúng ta về phương diện lịch sử. Đó là văn học
của các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa cũ như Hung-ga-ry, Bun-ga-ry, Ba
Lan, Tiệp Khắc cũ v.v những đất nước trong nhiều thập kỷ đã từng đồng
hành với chúng ta một chặng đường lịch sử. Và như đã nói ở trên, đó là
những nền văn học mà chúng ta ít nhiều đã có sự tiếp xúc, giao lưu. Việc tìm
hiểu, nghiên cứu những thành tựu văn học của các nước đó không chỉ có ý
nghĩa trong việc tiếp thu một phần di sản tinh thần đáng trân trọng của một
dân tộc trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt, mà còn có ý nghĩa quan trọng
đối với chúng ta trong công cuộc xây dựng một nền văn hoá theo định
hướng dân tộc và xã hội chủ nghĩa. Thành công và hạn chế của những nền
văn học nói trên đều ít nhiều có tác dụng gợi ý cho những người làm công
tác văn hoá văn nghệ Việt Nam chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm
trong thực tiễn văn hoá văn nghệ dân tộc mình.
Xuất phát từ quan niệm đó, chúng tôi coi văn học Séc xã hội chủ nghĩa
(thuộc Cộng hoà liên bang xã hội chủ nghĩa Séc và Xlôvaky cũ) như một
nền văn học rất đáng quan tâm tìm hiểu.
Khó mà hình dung nổi bức tranh văn hoá Trung Âu khi thiếu vắng nền
văn học Séc. Đó là văn học của một dân tộc không lớn về dân số nhưng rất
lớn trong khả năng sáng tạo và khát vọng độc lập, tự do dân tộc. Là một dân
tộc hình thành và phát triển ngay giữa "ngã tư châu Âu", lịch sử của dân tộc
Séc là lịch sử của sự chịu đựng, lịch sử của những cuộc đấu tranh kiên


4
cường, thầm lặng nhằm thoát khỏi sự thống trị của kẻ ngoại bang, nhằm bảo
vệ quyền lợi và bản sắc dân tộc. Khác với nhiều dân tộc châu Âu, lịch sử dân
tộc Séc không được viết bằng những chiến công quân sự, những cuộc chiến
tranh máu lửa một mất một còn, mà chủ yếu là bằng những khúc ca bi tráng
về những cuộc khởi nghĩa không thành. Nằm giữa những đế quốc lớn như
Đức, Áo-Hung, Nga, Ba Lan, đất nước của dân tộc Séc thường là những
miền đất phụ thuộc hoặc trở thành vùng đất mượn đường của những cuộc
hành quân chinh phạt. Khát vọng độc lập và tự do dân tộc như ngọn lửa khi
thì bùng lên dữ dội, khi thì âm thầm, bền bỉ cháy trong suốt hàng chục thế kỷ
tồn tại và phát triển của dân tộc Séc.
Năm 1918, dưới những ảnh hưởng tích cực của Cách mạng tháng
Mười Nga và nhờ những điều kiện khách quan thuận lợi được tạo ra từ giai
đoạn cuối của chiến tranh thế giới thứ nhất, nước cộng hoà Tiệp Khắc được
thành lập. Ngày quốc khánh 28 tháng 10 năm đó thực sự có ý nghĩa như một
ngày tái sinh dân tộc. Với sự thành lập cộng hoà Tiệp Khắc, dân tộc Séc đã
khẳng định chủ quyền dân tộc và chủ quyền quốc gia, chính thức chấm dứt
ách thống trị và bóc lột của dòng họ phong kiến Hamxbuốc đã kéo dài gần
400 năm. Chế độ cộng hoà tư sản được thiết lập trên đất nước Tiệp Khắc đã
có tác dụng giải phóng sức sản xuất và khả năng sáng tạo của hai dân tộc
Séc và Xlôvaky. Sau hai mươi năm độc lập phát triển, Tiệp Khắc đã trở
thành một trong số 10 nước có nền công nghiệp tiền tiến của thế giới. Năm
1938, do sự phản bội của một số đế quốc lớn như Pháp, Anh và Đức, hiệp
ước Muynich đã đẩy dân tộc Séc trở lại sống dưới ách áp bức của bọn Đức
quốc xã. Đất Séc bị chiếm đóng và trở thành vùng đất “bảo hộ” của phát xít
Đức. Năm 1945, trước sức tấn công vũ bão của Hồng quân Liên xô và quân
đội Đồng minh, kết hợp với phong trào khởi nghĩa tại chỗ, Tiệp Khắc được
hoàn toàn giải phóng. Năm 1948, ba năm sau khi chiến tranh thế giới lần thứ


5
hai kết thúc, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc giành được quyền lãnh đạo xã hội,
quyết định đưa đất nước bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thời kỳ từ năm 1948 đến năm 1990 chính là một giai đoạn lịch sử quang
vinh và cay đắng của hai dân tộc Séc và Xlôvaky. Đó là 40 năm rực rỡ
những thành tựu, đồng thời cũng là 40 năm liên tục tìm kiếm, kiểm nghiệm
để xác định một mô hình kinh tế phù hợp với những mục tiêu và yêu cầu của
chủ nghĩa xã hội. Do những điều kiện chính trị phức tạp của vùng Trung Âu
và thế giới, do những thiếu sót, sai lầm trong đường lối cũng như sách lược
của Đảng Cộng sản Séc và Tiệp Khắc nói chung, chủ nghĩa xã hội ở Tiệp
Khắc một mặt đã để lại những thành tựu kinh tế chính trị không thể phủ
nhận, một mặt cũng bộc lộ những hạn chế nặng nề, nhiều khi biến thành một
trở lực đối với sự phát triển tự nhiên của kinh tế đất nước. Thiếu bản lĩnh
độc lập và ý thức dân tộc tự chủ, cuối những năm 80 Đảng Cộng sản Tiệp
Khắc đã buông lỏng ngọn cờ chuyên chính vô sản và tỏ ra hoang mang, bất
lực trước những diễn biến chính trị căng thẳng và phức tạp trong hệ thống
các nước liên minh Vacsava, đứng đầu là Liên xô. Sự khủng hoảng kinh tế
chính trị của Liên xô và trong nội bộ các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu
cộng với sự tấn công dữ dội của các thế lực chống cộng quốc tế đã trở thành
"giọt nước cuối cùng " buộc Đảng Cộng sản Tiệp Khắc từ bỏ vị trí lãnh đạo
đất nước. Từ năm 1990 Liên bang Tiệp Khắc chính thức thay đổi cơ chế
kinh tế - chính trị, đồng thời tiến hành phân tách cấu trúc liên bang. Từ tháng
Giêng năm 1993 Cộng hoà Séc bắt đầu tồn tại với tư cách là một quốc gia
dân tộc độc lập.
Với tính chất như là diễn đàn tư tưởng, tình cảm của một dân tộc nhỏ,
luôn bị chèn lấn giữa những quốc gia dân tộc châu Âu, văn học Séc thuộc
vào số những nền văn học có mối liên hệ hết sức bền chặt với đời sống chính
trị. Gần như bất cứ sự kiện chính trị trọng đại nào trong lịch sử phát triển của

6

dân tộc Séc cũng gắn liền với tên tuổi của một nhà văn-chính khách nào đó.
Mối quan hệ mật thiết giữa văn học và đời sống càng bộc lộ rõ hơn trong
thời kỳ hiện đại. Nếu như lịch sử dân tộc Séc là lịch sử của sự tìm kiếm con
đường tồn tại để phát triển thì ở bất cứ chặng đường lịch sử nào người ta
cũng dễ dàng nhận ra dấu chân xung kích của những người cầm bút viết văn.
Và cũng không phải ngẫu nhiên mà người nắm cương vị tổng thống đầu tiên
của Tiệp Khắc và Cộng hoà Séc thời kỳ sau chủ nghĩa xã hội lại là một nhà
văn, một nhà soạn kịch và phê bình nghệ thuật : Vaxlav Havel.
Nhìn qua đời sống văn học Séc nửa sau thế kỷ qua chúng ta có thể thấy
hàng loạt những biến cố nối tiếp nhau dồn dập. Đầu những năm 50 hàng loạt
nhà văn rời bỏ Tổ quốc trong làn sóng di tản, hàng loạt tờ báo văn học bị
đình chỉ. Cuối những năm 60 Hội Nhà văn Tiệp Khắc công bố bản Hiến
chương Hai nghìn từ, đầu những năm 70 Hội nhà văn toàn Tiệp bị giải tán,
hàng loạt nhà văn bị tước thẻ Đảng, nhiều nhà văn hoang mang đã di tản ra
nước ngoài. Năm 1977 bản tuyên ngôn thứ hai với tên gọi Tuyên cáo 77 lại
được công bố, khơi dậy tư tưởng cải tổ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội. Hội Nhà văn Séc và Hội Nhà văn toàn Tiệp cũng trải qua không ít
những thăng trầm. Năm 1946 Hiệp hội các nhà văn Séc được thành lập, đặt
nền móng cho sự thành lập Hội Nhà văn Tiệp Khắc trong năm 1949. Đến
năm 1970 Hội Nhà văn Séc bị giải tán kéo theo sự tan rã của Hội Nhà văn
toàn Tiệp, để đến bảy năm sau ( năm 1977 ) mới đủ điều kiện tái lập. Cuối
năm 1989 cả hai Hội của Séc và Xlôvaky đều tuyên bố tự giải tán, nhường
chỗ cho một hình thức tổ chức mang tính tự nguyện và thuần tuý có ý nghĩa
nghiệp đoàn là Làng Văn Séc .
Có thể nói rằng, nếu cầm bút với thiên chức của một nghệ sỹ chân
chính, khó lòng tìm thấy trong thế kỷ qua một nhà văn Séc nào đó có được
một cuộc đời hạnh phúc viên mãn. Bởi vì không có một nhà văn đích thực

7
nào có thể bàng quan trước những nỗi đau của con người dân tộc mình, nhân

dân, đất nước của mình. Cộng hoà Séc là một trong những Tổ quốc của
những nhà văn không hạnh phúc. Do những diễn biến gay go phức tạp trong
đời sống chính trị đất nước, tất cả các nhà văn Séc đều ít nhiều phải trả giá
cho sự nghiệp sáng tác của mình. Cái giá phải trả đó cũng có nhiều hình thức
và mức độ khác nhau. Có người trả bằng những tháng năm tù tội, có người
bằng cuộc đời tha hương nơi đất khách, có người phải từ bỏ văn chương, và
cuối cùng là hàng loạt các nhà văn phải âm thầm chịu đựng biết bao những
định kiến trớ trêu, những điều đắng cay chua chát, kiên trì giữ vững ngòi
bút, vượt qua mọi trở ngại, đặng tìm kiếm một hình thức nghệ thuật phù hợp
nhất trong những điều kiện chính trị cho phép, cố gắng đóng góp tiếng nói
nghệ thuật của mình cho cuộc sống chung của nhân dân, đất nước. Chính đội
ngũ nhà văn cuối cùng đó, những nhà văn hợp pháp và “chính thống” đó
mới thực sự là những nghệ sỹ can đảm nhất. Chính họ là những người sống
chết với văn chương. Họ không dễ dàng đầu hàng thời cuộc như những nhà
văn di tản và những nhà văn bỏ nghề. Bất chấp những biến động ba đào, họ
vẫn bám chặt mảnh đất Tổ quốc mình, chia sẻ mọi lo toan, vui buồn cùng
nhân dân, tìm hạnh phúc trong sự kiên trì sáng tạo vì lợi ích chung - cái lợi
ích không phải cho một nhân loại trừu tượng nào, mà lợi ích hiện tại, cụ thể
của Tổ quốc mình. Họ là những nhà văn mà hiện nay ở Cộng hoà Séc vẫn bị
định kiến là “nhà văn chính thống” chỉ vì chính họ là chủ thể sáng tạo của 40
năm văn học Séc xã hội chủ nghĩa .
Trong số những nhà văn chính thống nói trên, Jan Ôtrênásêch là một
trường hợp khá tiêu biểu.
Sinh năm 1924, tuổi thanh niên của Ôtrênasêch gắn liền với những
tháng năm đen tối nhất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và với những sự
kiện chính trị sôi động của đất nước thời kỳ hậu chiến cũng như những năm

8
đầu của thời kỳ "quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ". Với tiểu thuyết Công
dân Brych và cuốn truyện vừa Rômêô, Juyliet và bóng tối, vào đầu những

năm 60 ông đã trở thành một cây bút nổi tiếng châu Âu và đã từng đảm
nhiệm cương vị Tổng thư ký Hội Nhà văn Tiệp Khắc. Năm 1966 ông được
tặng danh hiệu Nghệ sỹ Công huân, nhưng tới năm 1970 ông lại bị khai trừ
khỏi Đảng. Ông mất năm 1977, khi mới 55 tuổi , quãng tuổi chín muồi kinh
nghiệm và dồi dào nhất về năng lực sáng tạo của một cây bút tiểu thuyết. Vì
mất sớm, số lượng tác phẩm của ông để lại không nhiều : 6 tiểu thuyết, một
vài truyện vừa, truyện ngắn, một vở kịch và hơn 20 kịch bản phim truyện và
phim truyền hình. Những con số đó không phải là lớn đối với một người
sáng tác, nhưng điều quan trọng là qua mỗi tác phẩm, trước hết là qua mỗi
tiểu thuyết ông đã để lại trong lịch sử văn học Séc hiện đại những dấu ấn độc
đáo của sự tìm tòi sự thật đời sống và một nỗ lực không ngừng trong sự đổi
mới, cách tân nghệ thuật. Cũng như phần lớn các nhà tiểu thuyết lâu nay,
sáng tác của Ôtrênásêch không tránh khỏi những mặt hạn chế. Có điều là
những hạn chế đó không mang tính ngẫu nhiên và không hoàn toàn phụ
thuộc vào tài năng, trình độ nghề nghiệp của ông, mà phần lớn là phụ thuộc
vào những ràng buộc khách quan của lịch sử. Những mặt mạnh, mặt yếu
trong sáng tác của ông phản ánh khá trung thành những bước tiến, bước lùi
của văn học Séc hiện đại. Cuộc đời và sự nghiệp của ông đã thực sự chìm
nổi theo những biến động ba đào của dân tộc Séc mấy chục năm qua .
Chính xuất phát từ vị trí và ý nghĩa của Jan Ôtrênasêch trong văn học
Séc, trước hết là trong nền tiểu thuyết Séc hiện đại, chúng tôi coi tiểu thuyết
của ông như một đề tài thuận lợi cho việc tìm hiểu văn học Séc nói chung.
Thông qua việc nghiên cứu một tác gia tiêu biểu, chúng tôi hy vọng có thể
nắm bắt được những đặc điểm chung cũng như những nét đặc thù của một
giai đoạn văn học quan trọng. Đó là lý do cơ bản nhất trong việc xác định đề

9
tài luận án của chúng tôi. Bên cạnh đó, việc xác định đề tài này còn xuất
phát từ một lý do có tính thời sự cấp thiết nữa là vấn đề chỗ đứng của
Ôtrênásêch và nhiều nhà văn tên tuổi khác của Tiệp Khắc xã hội chủ nghĩa

trước những biến động chính trị của Séc và Xlôvaky cũng như của châu Âu
từ năm 1989 tới nay.
Từ năm 1990, cùng với sự tan rã của khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu ,
cộng hoà Séc trở lại với nền dân chủ tư sản và cơ chế kinh tế thị trường. Tuy
không có bạo lực và không có đổ máu nhưng "cuộc cách mạng quảng trường
“, “cách mạng nhung" cuối năm 1989 đầu năm 1990 đã dẫn tới những thay
đổi căn bản, những đảo lộn khá đau xót và dữ dội trong nhiều lĩnh vực quan
trọng của đời sống xã hội. Nhiều giá trị truyền thống bị đảo lộn, không ít
những thây ma chính trị được dựng lại chờ được phù phép. Lực lượng chống
cộng và những kẻ cơ hội vẫn không ngừng tìm kiếm các hình thức phủ nhận
những thành tựu hiển nhiên của chủ nghĩa xã hội Tiệp Khắc cũ. Bốn mươi
năm Liên bang XHCN Tiệp Khắc bị nhìn nhận như một quá khứ lầm lạc và
tội lỗi. Trong bầu tử khí của tư tưởng chống cộng, nền văn học xã hội chủ
nghĩa Séc cũng bị đem ra mổ xẻ, phân loại, nhiều tác giả bị xoá tên khỏi từ
điển văn học, nhiều nhà văn phải bỏ nghề, nhiều giáo sư, viện sỹ bị loại khỏi
giảng đường. Ôtrênasêch cũng trở thành một trong những "nghi án văn học",
bởi vì trong con mắt của những kẻ thù địch về hệ tư tưởng, dù sao
Ôtrênásêch cũng phải chịu một phần trách nhiệm trước cái quá khứ văn học
mà có thời ông đã giữ cương vị lãnh đạo. Không tìm được “gót chân Asin"
để hạ bệ, không ít kẻ cơ hội đã xuyên tạc và hạ giá hình tượng nghệ thuật mà
ông xây dựng. Thậm chí chúng còn la lối rằng trong xu thế phát triển của
Cộng đồng châu Âu, với việc xoá bỏ các thủ tục xuất nhập cảnh, vấn đề di
tản, và đằng sau nó là vấn đề tình yêu Tổ quốc, vấn đề ý thức công dân mà
Ôtrênasêch đã đặt ra trong tiểu thuyết của mình khi xưa là điều vô nghĩa.

10
Những luận điệu tương tự như trên thật ra không thuyết phục được ai
mà chỉ có tác dụng gợi ý cho người ta hiểu rằng, việc phủ nhận sáng tác của
Jan Ôtrênasêch đã không còn dừng lại ở bình diện cá nhân tác giả mà thực
chất là nằm trong một định hướng tư tưởng chung : tư tưởng hạ bệ nền văn

học xã hội chủ nghĩa và thanh toán mọi nền tảng tinh thần của chủ nghĩa xã
hội. Tuy nhiên những luận điệu kiểu đó dù sao cũng đang được bảo hiểm
chu đáo nhờ thiết chế chính trị của Cộng hoà Séc hiện tại. Chí ít thì nó cũng
buộc những người quan tâm tới văn học Séc phải đặt câu hỏi: I.Ôtrênasêch
là ai ? Ông giữ vị trí nào trong văn học Séc? Liệu ông có bị oan uổng không
khi mà cả hai chế độ đều không mấy tỏ ra tin cậy, mặn mà với ông ?
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi thấy việc nghiên cứu sáng tác của
Ôtrênasêch là một việc làm cần thiết.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. I. ÔTRÊNASÊCH TRONG NGHIÊN CỨU VÀ PHÊ BÌNH Ở TIỆP KHẮC CŨ
Trình làng không phải bằng một truyện ngắn mà bằng một cuốn tiểu
thuyết viết khá già dặn về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội, Ôtrênasêch sớm
trở thành đối tượng chú ý của giới phê bình và nghiên cứu văn học ở cả hai
vùng đất: Séc và Xlôvaky. Gần như mỗi lần nhà văn có tác phẩm công bố là
một lần đời sống văn học Séc như dấy lên một luồng sinh khí mới. Các nhà
phê bình đều có chủ kiến của mình và đều muốn lên tiếng bày tỏ quan điểm
của mình về hiện tượng văn học mang tính thời sự đó. Trong tư liệu sưu tập
và thống kê có phần chưa đầy đủ của chúng tôi, tính tới năm 1989 đã có
khoảng 50 bài báo và bài giới thiệu về tác giả ở cả hai vùng Séc và Slovaky,
trong số đó có khoảng 15 bài in trên các tạp chí chuyên ngành nghiên cứu
văn học nghệ thuật.

11
Bài báo phê bình dài hơi và cũng là sớm nhất là bài Tiểu thuyết Dấn
bước của Ôtrênasêch của J. Haiếch in trên tạp chí Đời sống mới số tháng 10,
năm 1953. Trên tinh thần biểu dương những cố gắng ban đầu và khẳng định
một tài năng tiểu thuyết mới xuất hiện, nhà phê bình đồng thời cũng thẳng
thắn chỉ ra những nét công thức, sơ lược trong việc khắc hoạ các tính cách
nhân vật công nhân trong tác phẩm. Cũng vẫn trên tạp chí này, sáu năm sau,

nhà phê bình lại một lần nữa lên tiếng trong bài báo Một thành tích hơi căng
thẳng [40]. Đó là bài viết đầy tinh thần tranh luận xoay quanh những vấn đề
tư tưởng và nghệ thuật của tiểu thuyết Công dân Brych. Tuy vậy, nhà phê
bình thuộc số những người cấp tiến khi đó vẫn không hề đề cập tới một khía
cạnh đặc biệt quan trọng trong nội dung tư tưởng của cả hai tác phẩm : nội
dung cảnh tỉnh, dự báo.
Cũng tính tới năm 1989, không kể các giáo trình đại học, có 8 cuốn sách
nghiên cứu văn học có đề cập tới tác giả với tư cách một nhà văn tiêu biểu
của văn xuôi hiện đại Séc. Đó là các cuốn: Nhìn lại của F. Burianếch, hai
cuốn - Đọc gì ghi nấy, Văn học và cuộc sống của J. Haiêch, Thời gian và
tác phẩm của V. Minac, Cây nhà của I. Pilat; hai cuốn - Sự khủng hoảng và
lối thoát, Nguyên tắc sáng tác xã hội chủ nghĩa của V. Rơdâunếch, Sự liên
tục phát triển của I. Xkala.
Năm 1985, cuốn Từ điển nhà văn Séc thế kỷ XX xuất hiện như một sự
kiện quan trọng trong đời sống văn học và học thuật Tiệp Khắc. Trong số
280 mục từ tác giả, có nhiều tên tuổi chưa hẳn đã đứng vững trong lòng độc
giả với tư cách một nhà văn. Ngược lại, có nhiều tên tuổi nhà văn lại không
có chỗ đứng trong cuốn sách. Tuy vậy, điều đáng nói là: Iana Haiêkôvá-
người chắp bút cho mục từ I. Ôtrênasếch đã có những kết luận khá thoả
đáng về nhà văn như sau : “ Trong tất cả các sáng tác của mình Ôtrênasếch
đã can dự một cách tích cực và sáng tạo vào sự phát triển của văn học Séc

12
sau chiến tranh. Ông đã bám sát cuộc đấu tranh cho hiện tại và tương lai của
chủ nghĩa xã hội bằng sự tìm kiếm ý nghĩa của đời sống thế hệ mình . Trung
tâm chú ý của ông vẫn là con người sinh động chứ không phải là thứ sơ đồ
ngôn ngữ phái sinh nào đó. Con người đối với ông bao giờ cũng là bãi chiến
trường của chủ nghĩa xã hội”[ tr.436]
Hầu hết các tác phẩm của Ôtrênasêch khi tái bản đều có lời bạt cuối
sách, trong số đó có thể kể đến lời bạt của nhà thơ Pháp L. Aragông và các

nhà phê bình Séc và Xlôvaky tiêu biểu như M. Pôhorxky, I. Stevtrêch, F.
Burianếch, D. Bêran.
Bài báo duy nhất viết với động cơ phủ nhận, miệt thị tiểu thuyết của
Ôtrênasêch là bài của nhà phê bình nữ Irêna Ditkôva, với tiêu đề “ Công dân
Brych và đàn thỏ rừng” đăng trên tờ “Mặt trận thanh niên” số ra ngày19-12-
1968. Chúng tôi quan tâm tới ngày tháng cụ thể đó vì muốn lưu ý tới bối
cảnh chính trị xã hội của quan điểm người phê bình. I. Ditkôva thẳng thắn
chỉ ra tính chất công thức trong cách viết của Ôtrênasêch và coi ông như một
nhà văn “ đội hơi nhiều những vòng nguyệt quế chính thống”. Ý kiến của
nhà phê bình này không phải chỉ là một sự quy chụp hoàn toàn vô căn cứ
(như giáo sư V. Rơdâunêch đã khẳng định trong cuốn sách của mình) [72,
tr.69]. Tuy vậy có một điều không thể phủ nhận được, là động cơ và sức ép
của đời sống chính trị đối với đời sống học thuật. Gần như ai cũng biết rõ
rằng bài phê bình đó được viết trong những năm tháng khủng hoảng chính
trị và được hoà vào một trào lưu chung – trào lưu phủ nhận cuộc cách mạng
tháng Hai năm 1948, phủ nhận con đường xã hội chủ nghĩa hiện tại.
Cuốn sách duy nhất tập trung nghiên cứu một cách hệ thống về nhà
văn là cuốn Ian Ôtrênasêch, được viết dưới dạng chân dung nghệ sỹ của
Giáo sư Vichêxlap Rơdâunếch, in năm 1985. Cuốn sách bao gồm 5 chương,
gắn liền với 5 thời điểm quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của

13
ông. Kể cả phần phụ trương, cuốn sách dày 240 trang với các chương mục
cụ thể như sau :
1- Bước vào sáng tác văn học
2- Những cội nguồn cá tính sáng tạo
3- Một nhà văn hàng đầu
4- Trong niềm tin cuộc đời và niềm tin văn chương
5- Sự khủng hoảng và những lối thoát
Với năm chương trên, tác giả chuyên luận đã cố gắng xác định vị trí

danh dự của I. Ôtrênasêch trong nền văn xuôi Séc và bảo vệ một cách khá
kín đáo nhân cách nhà văn trước thái độ ghẻ lạnh của một số nhà phê bình
quan chức thời kỳ những năm 70. Vì được viết dưới dạng chân dung nghệ sỹ
và gắn với động cơ bảo lãnh chính trị cho nhà văn trong thời kỳ "chỉnh đốn
xã hội", cuốn sách có giá trị tư liệu xã hội học nhiều hơn giá trị học thuật.
Các tiểu thuyết của Ôtrênasêch được phân tích, bình giá trong đó chủ yếu là
xuất phát từ những tiêu chí của chức năng giáo dục đạo đức chính trị. Bên
cạnh đó, tuy không được tách thành một chương riêng biệt, cuốn sách còn có
một số lượng trang đáng kể viết về hoạt động điện ảnh của nhà văn. Được
bao quát trong cả hai lĩnh vực (văn học và điện ảnh ) như vậy, I. Ôtrênasêch
hiện ra với tính cách một nghệ sỹ nhiều hơn là một tiểu thuyết gia.
Do những trở ngại xuất phát từ vấn đề quan điểm chính trị của
Ôtrênasêch, trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, không có một luận án
khoa học nào viết về nhà văn. Để đảm bảo độ an toàn cao trong chương trình
đào tạo của mình, từ năm 1970 trở đi, tức là sau khi Ôtrênasêch bị khai trừ
khỏi Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, các giảng đường đại học ở Séc đã xếp ông
vào số những nhà văn "có vấn đề ", tạm thời cần được bảo lưu, chờ sự phán
quyết sau này của lịch sử. Người duy nhất đủ bản lĩnh lẫn thẩm quyền đánh
giá toàn diện về nhà văn Ôtrênasêch chính là Giáo sư V. Rơdâunếch với

14
cuốn sách nói trên. Ông vốn là chủ nhiệm bộ môn Văn học Séc và Slôvaky
của khoa Triết học, Đại học Tổng hợp Saclơ Praha, đồng thời là người phụ
trách công tác chính trị - tư tưởng trong Hội Nhà văn toàn liên bang cũng
như trong giới nghiên cứu và phê bình văn học. Tuy vậy cũng phải nói thêm
rằng, vào năm 1990, do sự thay đổi cơ chế chính trị, cùng với nhiều đồng
nghiệp khác GS. Rơdâunếch đã bị loại ra khỏi giảng đường đại học và kế
theo đó, cuốn chuyên luận của ông về Ôtrênasêch mà chúng tôi đã dẫn trên,
cũng chịu chung số phận.
Sau cuộc chính biến năm 1989 dẫn tới sự thay đổi cơ chế chính trị và

phân tách hai nước cộng hoà, năm 1990 truyện vừa Rômêô, Giuyliet và bóng
tối được tái bản lần thứ mười. Năm 1992 trong Từ điển tiểu thuyết Séc 1945-
1991, Ôtrênasêch được giới thiệu ba cuốn tiểu thuyết, trong tổng số 150 tác
phẩm. Năm 1993 trong cuốn Cẩm nang văn học phổ thông về văn học Séc
và Slôvaky tính từ thời kỳ trung cổ tới nay, ông cũng chiếm giữ một vị trí
trang trọng cùng trích dẫn tác phẩm Rômêô, Giuyliet và bóng tối nổi tiếng
của mình.
Các giáo trình văn học Séc và các công trình nghiên cứu văn học sử
trong mười năm qua đều không thể bỏ qua sáng tác của ông. Nhưng trong
một cuốn giáo khoa văn học dành cho học sinh lớp 12 trung học (Văn học
Séc sau năm 1945 , NXB Fortuna-Praha ) in năm 1995 ông chỉ được đề cập
nhiều lần mà không được dựng thành chương mục độc lập như một tác giả
tiêu biểu.
Nhìn chung trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa các công trình nghiên cứu
về ông đều thiên về lối phê bình tư tưởng, đôi khi không tránh khỏi cách
nhìn xã hội học thô sơ, xem sáng tác của ông chỉ như là sự thể hiện trực tiếp
quan điểm chính trị của tác giả và phản ánh một cách máy móc thực trạng
xã hội mà tác giả đang sống. Bên cạnh đó cũng có một số bài phê bình xuất

15
phát từ thiện chí bảo vệ Ôtrênasêch đã cố ý bỏ qua hoặc làm giảm nhẹ nội
dung cảnh báo và phê phán chính trị trong tác phẩm của ông. Sau khi thay
đổi cơ chế chính trị, trong bầu không khí phục thù, chống cộng, sáng tác của
ông, cũng như của nhiều nhà văn "chính thống" khác, bị xem như những sản
phẩm tinh thần của một thời đại ảo tưởng và lầm lỗi. Suốt một thập kỷ qua,
định kiến chính trị đã hoá thành rào cản đối với nhiều nhà phê bình "dân chủ
mới", không cho họ một nhãn quan lịch sử đúng đắn để ghi nhận những
đóng góp của Ôtrênasêch cũng như nhận chân những giá trị nghệ thuật của
gần nửa thế kỷ văn học Séc đã qua.


2.2. I. ÔTRÊNASÊCH Ở NƢỚC NGOÀI VÀ Ở VIỆT NAM
Riêng ở Liên Xô cũ tiểu thuyết của Ôtrênasêch được dịch và xuất bản ở
hầu hết các nước cộng hoà. Trong từ điển bách khoa văn học ở Liên xô cũ,
mục từ "Văn học Séc" đã khẳng định I. Ôtrênasêch như một trong những nhà
văn tiêu biểu của "cuộc đấu tranh chống những khuynh hướng quy phạm hoá
văn học" ngay từ giữa những năm 50, với " ý đồ miêu tả tính phức tạp của
hiện thực và những mâu thuẫn của tiến trình lịch sử trong thời kỳ hiện đại" [
83,tr495]. Ngoài Liên Xô cũ, tính tới năm 1985 sách của ông còn được dịch
và xuất bản ở 22 nước khác nữa.
Trong quá trình sưu tầm tài liệu chúng tôi đã có những thông tin nhất
định về tiểu thuyết của ông tại Pháp. Trong số đó có bài giới thiệu của nhà
thơ Lui Aragông dùng cho Lời nói đầu của truyện Rômêô, Julie và bóng tối -
NXB Editeurs Francais Réunis, Paris 1959, Lời nói đầu của tiểu thuyết Công
dân Brych do chính dịch giả - nhà văn Francois Kérel viết, in năm 1958.
Cũng trong năm đó, nhân dịp xuất bản Công dân Brych, tại Pháp, Nhà xuất
bản Réunis đã tổ chức cuộc tiếp xúc giữa nhà văn J. Ôtrênasêch với nhiều
nhà văn và nhiều nhà phê bình tên tuổi, như L. Aragông, Tristan Tzara,

16
Vladimir Pozner, J.P.Sartre, Georges Soria, Pierre Daix , Pierre Gammarra,
André Wurmser và Francois Kérel [72,tr.70].
Ở Việt Nam, trong cuốn Từ điển tác gia văn học, sân khấu và triết học
nước ngoài in năm 1982, do nhà nghiên cứu Hữu Ngọc chủ biên, J.
Ôtrênasêch được giới thiệu như một mục từ - tác giả trong số 2000 tác giả
của thế giới .
Vào những năm 60, theo kế hoạch của Nhà xuất bản Văn học, tiểu
thuyết Công dân Brych từ bản in tiếng Nga đã được dịch ra tiếng Việt. Tuy
vậy có một số nhà phê bình và dịch giả cho rằng việc xuất bản Công dân
Brych có thể không lợi cho công tác tuyên truyền và giáo dục tư tưởng ở
miền Bắc nước ta khi đó. Cho tới nay chúng tôi chưa tìm được bản in tiếng

Việt.
Năm 1964 NXB Văn học đã xuất bản truyện vừa Rômêô, Julie và
bóng tối do nhà văn Nguyễn Thành Long dịch từ bản tiếng Pháp. Sau 20
năm, bản in tiếng Việt đó đã được tái bản (năm 1984) kèm theo lời giới thiệu
mới cả dịch giả. Tuy vậy, không rõ vì lý do nào, bản in mới đã thiếu khoảng
hai trang nguyên bản tiếng Séc. Do thiếu thông tin cập nhật nên trong lời
giới thiệu về sự nghiệp thân thế của tác giả cũng có những điểm chưa thật
chính xác. Ví dụ: Ôtrênasêch chỉ sống đến tuổi 55 nhưng lời giới thiệu
khẳng định rằng ông đã tròn 60 tuổi. Tuy vậy sự thiếu hụt văn bản và sai sót
về thông tin đó không tổn hại gì nhiều tới cốt truyện và nội dung tư tưởng
của tác phẩm. Năm 1992 bản dịch đó lại được tái bản trong cuốn sách tuyển
tập các tác phẩm nổi tiếng thế giới ( NXB Tác phẩm mới , HN 1992 ). Phim
truyện Rômêô, Giuyliet và bóng tối của đạo diễn D.Vâyxơ, dựng năm 1960,
cũng đã được chiếu ở Việt Nam.
Nhìn một cách tổng thể, việc nghiên cứu sáng tác của J. Ôtrênasêch tại
Tiệp Khắc cũ cũng như tại CH Séc hiện nay, trừ cuốn sách chân dung nghệ

17
sỹ của GS. V. Rơdâunếch, chưa có một công trình nào được thực hiện một
cách có hệ thống. Điều đáng chú ý nhất là, do hoàn cảnh chính trị phức tạp
của CH Séc, cho tới nay gần như chưa có một bài báo nào, cuốn sách nào
viết về J. Ôtrênasêch từ góc độ thi pháp học. Như vậy, chúng tôi gần như
phải đứng trước một cánh đồng hoang, không được kế thừa kinh nghiệm
hoặc sử dụng tư liệu của những người đi trước.

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN.
Đối với CH Séc, văn học xã hội chủ nghĩa đã kết thúc vai trò lịch sử của
nó và thực sự là một hiện tượng văn học của quá khứ. Cộng hoà Séc đã trải
qua hơn 10 năm cơ chế dân chủ tư sản hiện đại. Cho tới nay nền văn học Séc
vẫn chưa ổn định trở lại sau sự đảo lộn về cơ chế chính trị. Phương pháp

luận nghiên cứu và phê bình văn học ở Séc hiện nay vẫn chưa thoát khỏi sức
ép vô hình của những mâu thuẫn chính trị. Trên các phương tiện thông tin
đại chúng, nhiều cá nhân và tổ chức xã hội vẫn không ngớt lời hò hét đòi
truy tố Đảng Cộng sản Tiệp Khắc cũ và đòi giải tán Đảng Cộng sản Séc và
Môrava hiện tại. Đời sống văn học chưa thật sự lành mạnh tất yếu dẫn tới sự
khiên cưỡng, phiến diện và sai lầm trong việc đánh giá các hiện tượng văn
học cũ .
Một vấn đề được đặt ra nhiều năm qua trong đời sống văn hoá Séc là:
Trong 40 năm dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, văn học Séc đã tồn tại và phát
triển như thế nào ? Văn học xã hội chủ nghĩa đã có đóng góp gì cho sự phát
triển lịch sử của văn học dân tộc và của đời sống văn học nói chung ?
Phần lớn các giáo trình đại học và các chuyên luận khoa học ở CH Séc
hiện tại đều thống nhất ở các luận điểm sau :
- Khái niệm văn học, văn chương phải được xem xét từ góc độ ngôn
ngữ và từ bình diện dân tộc, vì vậy văn học Séc chỉ có một “nền” duy nhất,

18
phát triển từ một cội rễ dân tộc duy nhất, đó là nền văn học mà người Séc là
chủ thể sáng tạo. Trong những điều kiện đặc biệt của thời kỳ xã hội chủ
nghĩa, nền văn học đó bao gồm ba dòng khác nhau : 1- Văn học chính thống,
hợp pháp gắn liền với chức năng công cụ tư tưởng của nhà nuớc chuyên
chính vô sản ; 2- Văn học tư nhân, phi chính thống với những ấn phẩm được
lưu hành trong phạm vi hẹp, số lượng ít ; 3- Văn học Séc ở nước ngoài, bao
gồm sáng tác của kiều dân và các nhà văn di tản
-Văn học chính thống trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa là dòng văn học
thực hiện chức năng phi thẩm mỹ, văn học có chức năng chính trị, giáo
huấn. Chính dòng văn học này đã gây ra sự đứt đoạn trong quá trình phát
triển vận động tự nhiên của văn học dân tộc. Các sáng tác tuân thủ yêu cầu
tư tưởng của nhà nước chuyên chính và các sáng tác chịu sức ép của chính
trị thường ít giá trị nghệ thuật và giá trị nhận thức nói chung .

Mới nghe qua những luận điểm nêu trên cũng có thể nhận thấy tính
chất định kiến chính trị trong cách đánh giá văn học xã hội chủ nghĩa. Cách
đánh giá đó không nằm ngoài ý định phủ nhận sạch trơn những thành tựu
của chủ nghĩa xã hội trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá nói chung và các
thành tựu nghệ thuật của văn học xã hội chủ nghĩa nói riêng.
Gắn liền với những thăng trầm của chủ nghĩa xã hội và đời sống chính
trị đất nước nói chung, sáng tác của Jan Ôtrênásêch trở thành một "phong vũ
biểu của thời đại". Những thành công và hạn chế trong sáng tác của ông
phản ánh những thành công, hạn chế chung của một giai đoạn văn học.
Chính vì vậy chúng tôi cho rằng, việc nghiên cứu sáng tác của nhà văn này
sẽ có ý nghĩa vượt ra ngoài phạm vi nghiên cứu về một tác gia tiểu thuyết.
Đánh giá một cách khách quan, chính xác những đóng góp của tiểu thuyết
gia này chính là góp phần bảo vệ những chân giá trị của văn học xã hội chủ
nghĩa Séc cũng như những thành tựu của chủ nghĩa xã hội nói chung .

19
Xuất phát từ những quan niệm trên, chúng tôi xác định nhiệm vụ và
mục tiêu chung của luận án là :
- Từ góc độ thi pháp thể loại, lý giải những thành công và hạn chế
trong sáng tác tiểu thuyết của Ôtrênásêch đồng thời khẳng định lại vị trí của
ông trong lịch sử văn học Séc đương đại.
- Thông qua sự lý giải trên chúng tôi cũng hy vọng rằng luận án của
mình sẽ có ý nghĩa như một tư liệu hữu dụng cho những ai đang quan tâm
tới vấn đề chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa và vấn đề định hướng xã hội
chủ nghĩa của văn học Việt Nam hiện nay.


4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Ngay từ cuốn tiểu thuyết đầu tay của Ôtrênásêch xuất hiện, dư luận độc
giả và giới nghiên cứu phê bình đã quan tâm khích lệ và xem đó như một tác

phẩm báo hiệu một tài năng. Từ sau cuốn sách trình làng đó, mỗi tác phẩm
của ông về sau đều trở thành một hiện tượng thu hút sự chú ý của các giảng
đường và giới phê bình. Mỗi sáng tác tiểu thuyết của ông không chỉ trở
thành đối tượng của phê bình văn học mà còn trở thành tư liệu đáng quan
tâm của giới điện ảnh và truyền hình. Nhiều tiểu thuyết của ông đã được
dựng thành phim truyện. Bản thân ông cũng là người yêu thích điện ảnh và
có nhiều thời kỳ trực tiếp hoạt động điện ảnh. Vì vậy xoay quanh sáng tác
của ông đã có hàng chục bài nghiên cứu, phê bình từ góc độ tiểu thuyết lẫn
điện ảnh. Có một cuốn sách viết riêng về ông dưới dạng chân dung nhà văn.
Hầu hết các cuốn giáo trình văn học sử và các công trình nghiên cứu về tiểu
thuyết đều đề cập tới sáng tác của ông.

20
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu và phê bình nói trên không tránh
khỏi những hạn chế, mà suy cho cùng là những hạn chế do thời đại lịch sử
quy định. Có thể tạm khái quát những hạn chế đó như sau :
1 - Mặc dù biểu dương những đóng góp nghệ thuật của Ôtrênásêch
nhưng các công trình nghiên cứu lâu nay vẫn thiên về lối phê bình nghiên
cứu xã hội học, mà chủ yếu là xem thế giới nhân vật tiểu thuyết của tác giả
chỉ như sự khúc xạ nghệ thuật của xã hội ngoài đời. Chính vì vậy, sự đề cao,
khẳng định của các nhà nghiên cứu, phê bình đối với sáng tác của
Ôtrênásêch về cơ bản vẫn chỉ là sự đánh giá từ bình diện chính trị, xuất phát
từ những tiêu chuẩn chính trị nhiều hơn là từ những tiêu chuẩn nghệ thuật.
2 - Do tình hình chính trị phức tạp và căng thẳng kéo dài suốt hàng
chục năm liền phủ lên toàn bộ chặng đường sáng tác của các nhà văn Séc nói
chung và Ôtrênásêch nói riêng, những hạn chế về mặt nghệ thuật là không
thể tránh khỏi. Đời sống chính trị phức tạp của đất nước buộc mỗi người
sáng tác phải cắn bút suy tính tìm cách giải quyết mối mâu thuẫn giữa khát
vọng vươn tơí những giá trị nghệ thuật đích thực, muôn thuở, với bổn phận
công dân cũng như trách nhiệm xã hội trước mắt của nhà văn -“chiến sỹ văn

hoá “ , giữa cái ngày mai với cái hôm nay, giữa cái riêng và cái chung. Bất
luận giải thích theo chiều hướng nào, sự hy sinh, thiệt thòi về phương diện
nghệ thuật vẫn là điều mang tính tất yếu thời đại đối với những người cầm
bút mang trọng trách của người chiến sỹ đã tự nguyện phấn đấu cho lý tưởng
xã hội chủ nghĩa. Những hạn chế trong tác phẩm văn học xã hội chủ nghĩa
của một nhà văn tài năng nào đó nhiều khi lại xuất phát từ ý thức hy sinh , ý
thức “tự dày xéo lên cái tôi của mình “ để hướng về những lợi ích chung, lợi
ích trước mắt của xã hội, cộng đồng. Tất nhiên phê bình văn học Séc trong
thời kỳ xã hội chủ nghĩa chưa có đủ điều kiện thuận lợi và chưa có độ giãn

21
cách về thời gian để bình tĩnh, khách quan hơn trong việc lý giải những hạn
chế nghệ thuật của Ôtrênasêch.
Tóm lại, hạn chế cơ bản của nghiên cứu, phê bình văn học Séc trước
đây là cách nhìn xã hội học đơn giản đối với một loại hình nghệ thuật đặc
thù. Hạn chế đó, theo chúng tôi là mang tính tất yếu, là "bất khả kháng".
Những khó khăn, trở ngại của nghiên cứu và phê bình văn học Séc
trước đây một khi được khắc phục, giải quyết sẽ trở thành những thuận lợi
cho luận án của chúng tôi. Bởi vì nếu thoát khỏi cách nhìn xã hội học thô
thiển, xuất phát từ chỗ đứng khách quan của người nghiên cứu văn học nước
ngoài để nhìn nhận một hiện tượng văn học đang lùi dần vào lịch sử, luận án
của chúng tôi có thể đóng góp một cách đánh giá mới về sáng tác tiểu thuyết
của nhà văn .
Đóng góp mới của luận án còn bộc lộ ở một khía cạnh khác nữa. Theo
chúng tôi, trong lĩnh vực nghiên cứu và giới thiệu văn học nước ngoài lâu
nay, văn học Séc vẫn còn là một trong số những nền văn học xa lạ đối với
độc giả và những người làm công tác văn học ở Việt Nam chúng ta. Trong
hàng chục năm liền, từ thời kỳ chiến tranh cho tới những năm "đổi mới" gần
đây, hiểu biết của chúng ta về văn học Séc chưa vượt quá xa cuốn phóng sự
“ Viết dưới giá treo cổ". Chúng tôi nói là “chưa vượt quá xa” với hàm ý là

bên cạnh cuốn sách của J.Phutrich nói trên, có thể còn có một vài tên tuổi
quen biết khác, như : nhà văn K.Trapêch, nhà thơ V.Nêdơval, nhà thơ I.
Xâyphe v.v. Trong thực tế J. Phutrich đóng góp cho đời sống lịch sử Séc với
tư cách là một nhà báo cộng sản, một chiến sỹ cách mạng trước khi là một
nhà văn. Việc tái bản liên tục cuốn phóng sự Viết dưới giá treo cổ có tác
dụng rất lớn trong việc động viên, cổ vũ tinh thần đấu tranh cách mạng của
nhân dân ta trong thời kỳ chống Mỹ, nhưng lại vô tình tạo ra ở độc giả Việt
Nam một ấn tượng sai lạc rằng văn học Séc là một nền văn học nghèo nàn.

22
Ấn tượng đó được xoá bỏ dần từ sau năm 1975. Đất nước hoà bình, thống
nhất, chúng ta có nhiều thông tin hơn, có điều kiện giới thiệu một cách rộng
rãi hơn về các nhà văn Séc khác. Nhưng cũng phải nói thêm rằng, trong mấy
năm gần đây, hình dung của người Việt Nam chúng ta về văn học Séc lại có
chiều hướng lệch lạc theo kiểu khác. Năm 1996, tạp chí Văn học nước ngoài
của Hội Nhà văn Việt Nam đã ra mắt số đầu bằng việc công bố bản dịch tác
phẩm Sự bất tử của M. Kundera, một nhà văn Séc di tản sang Pháp, một
trong số 10 cây bút tiểu thuyết được mến mộ nhất châu Âu và châu Mỹ trong
những năm đầu thập kỷ 90. Báo Văn Nghệ , tạp chí Văn học nước ngoài và
tạp chí Văn học sau đó có những thông tin dồn dập về M. Kunđêra và đã
đăng tải một số tiểu luận, chuyên luận của ông. Gần đây, năm 1999, Nhà
xuất bản Văn học đã in gộp cả ba cuốn sách của ông. Những thông tin liên
tục về một nhà văn Séc hải ngoại đó cũng khách quan tạo ra một quan niệm
cho rằng, dường như văn học Séc hiện đại chỉ đáng chú ý ở bộ phận văn học
hải ngoại chứ không phải ở khu vực văn học “nội địa”.
Trước thực tế đó, chúng tôi cũng hy vọng rằng, luận văn của mình cũng
có thể góp được một tiếng nói nào đó để điều chỉnh lại những định kiến lâu
nay về một nền văn học. Bên cạnh mục đích nghiên cứu một tác gia cụ thể,
luận án của chúng tôi còn có giá trị tư liệu, tức là có ý nghĩa thông báo một
cách đại cương về một nền văn học gần như chưa được giới thiệu một cách

có hệ thống ở Việt Nam và cũng hoàn toàn chưa được nhắc tới ngay cả trong
các giáo trình đại học chuyên ngành văn học .


5. CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN
Trong nghiên cứu và phê bình văn học hiện nay, nhiều học giả tư sản
phương Tây và nhiều nhà phê bình ở các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa cũ,

×