Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Phạm Quỳnh với di sản văn học truyền thống Việt Nam (Khảo sát quá Tạp chí Nam Phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 127 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN










VŨ THỊ VÂN ANH

PHẠM QUỲNH VỚI DI SẢN VĂN HỌC
TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
(KHẢO SÁT QUA TẠP CHÍ NAM PHONG)




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học







- HÀ NỘI, 2014 –


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








VŨ THỊ VÂN ANH

PHẠM QUỲNH VỚI DI SẢN VĂN HỌC
TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
(KHẢO SÁT QUA TẠP CHÍ NAM PHONG)




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học
Mã số: 60.22.01.21





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Nho Thìn




- HÀ NỘI, 2014 -

3

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của Phó giáo sư – Tiến sỹ Trần Nho Thìn. Những luận
điểm khoa học trong luận văn này là kết quả do chúng tôi nghiên cứu, bảo
đảm tính trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước những luận
điểm khoa học nêu ra trong công trình này.

Tác giả luận văn
Vũ Thị Vân Anh






















4
LỜI CẢM ƠN

Luận văn này là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu suốt hai năm
trong chương trình đào tạo Thạc sỹ, dưới sự truyền dạy, hướng dẫn nhiệt
tình, nghiêm túc và khoa học của tập thể thầy cô là các Giáo sư, Phó giáo sư,
Tiến sỹ của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội. Vì thế,
trước tiên, tôi xin kính gửi đến các thầy, cô lời cảm ơn sâu sắc về những tri
thức và tình cảm mà thầy cô đã dành cho tôi trong thời gian qua.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến Phó giáo sư – Tiến sỹ
Trần Nho Thìn, một nhà giáo mẫu mực trong nhân cách; tận tâm trong giảng
dạy; luôn nghiêm túc, khách quan trong khoa học. Thầy đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo để tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này!
Nhân đây, tôi cũng xin gửi đến gia đình, bạn bè – những người đã
động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi, trong thời gian học
tập và thực hiện công trình khoa học đầu tiên của mình – lời cảm ơn chân
thành nhất!


Hà Nội, ngày 4 tháng 1 năm 2014.
Vũ Thị Vân Anh











5
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Mục đích nghiên cứu: 9
3. Lịch sử nghiên cứu: 10
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 19
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 20
6. Dự kiến những đóng góp 20
7. Cấu trúc của luận văn 20
CHƢƠNG 1: TẠP CHÍ NAM PHONG TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA VÀ
VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX. 21
1.1 Giai đoạn giao thời, giao thoa mới – cũ 21
1.2 Nghiên cứu văn hóa, văn học trở thành một phong
trào……………………… ………………………………………………… 29
1.3 Tạp chí Nam Phong 31

1.4 Tiểu kết 35
CHƢƠNG 2: CHỦ BÚT PHẠM QUỲNH VÀ MẢNG BÀI VIẾT, DỊCH
TRÊN NAM PHONG VỀ VĂN HỌC TRUYỀN THỐNG 37
2.1 Bộ phận chữ Hán trên Nam Phong 37
2.1.1 Vai trò của chữ Hán 37
2.1.2 Bộ phận chữ Hán trên Nam Phong 37
2.2 Phân loại các tƣ liệu về Văn học truyền thống 38
2.2.1 Phiên âm chữ Nôm, giới thiệu tác giả trung đại 38
2.2.2 Dịch tác phẩm văn học chữ Hán 48
2.2.3 Dịch văn học Trung Quốc từ cổ trung đại – đƣơng đại 52
2.2.4 Đăng các sáng tác mới bằng các hình thức thể loại văn học truyền
thống (thơ Đƣờng luật bằng chữ quốc ngữ) 63
2.3 Tiểu kết 74
CHƢƠNG 3: PHẠM QUỲNH VỚI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 76
3.1 Mục đích Phạm Quỳnh nghiên cứu văn học trung đại 76
3.2 Phƣơng pháp viết của Phạm Quỳnh 79
3.2.1 Truyện Kiều 81
3.2.2 Các thể loại khác 83
3.2.2.1 Tiểu thuyết 85
3.2.2.2 Thơ 88
3.3. Tiểu kết 93
KẾT LUẬN 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined.

6

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Luận văn lấy đề tài là: “Phạm Quỳnh với di sản văn học truyền thống Việt
Nam (Khảo sát qua Tạp chí Nam Phong)” nghiên cứu vấn đề thái độ của Phạm

Quỳnh - chủ bút Nam Phong đối với văn học trung đại. Đó là thái độ nước đôi,
một mặt ca ngợi truyền thống văn hóa, văn học: viết bình về Truyện Kiều, chủ
trương cho viết, cho dịch những tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, Trung
Quốc; một mặt muốn đổi mới, giới thiệu kinh nghiệm của văn học phương Tây,
nhất là văn học Pháp để người Việt Nam đổi mới với tinh thần canh tân. Chính vì
giới thiệu cái mới, kêu gọi đổi mới nên nhiều khi Phạm Quỳnh lại có ý phê phán,
phê bình văn học trung đại. Do quan tâm hiện đại hóa văn học nên thái độ nước
đôi của ông nhiều khi tồn tại những mâu thuẫn. Những ý kiến trái chiều, nước đôi
này góp phần phản ánh đặc trưng của văn học buổi giao thời. Quá trình hiện đại
hóa văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX không đơn thuần là sự tập hợp
một số điều kiện, một số yếu tố cụ thể nào đó mà nó được sinh thành bởi nhiều
nguyên nhân có cả yếu tố khách quan, có cả yếu tố chủ quan; vừa là kết quả có
tính tất yếu lại vừa có cả những điều ngẫu nhiên, tình cờ. Sự hình thành nền văn
học hiện đại từ quá trình hiện đại hóa không phụ thuộc hẳn vào sự kiện nào mà là
cả một quá trình tích tụ, chuyển hóa, cạnh tranh… mà thành. Chính điều này này
tạo nên một đặc điểm riêng của lịch sử văn học Việt Nam và do đó, muốn phác
thảo diện mạo của văn học Việt Nam hiện đại, cần một cách tiếp cận khác, với
quan điểm khác nhau. Và nghiên cứu trường hợp của Nam Phong giúp bạn đọc
có cái nhìn khách quan hơn về diện mạo văn học nước nhà giai đoạn giao thời
đầu thế kỷ XX.
Chúng ta đều biết Nam Phong ra đời từ 1917-1934, đúng vào thời điểm 30
năm đầu thế kỷ - giai đoạn giao thời, văn học từ truyền thống chuyển sang hiện

7
đại. Vì vậy, có thể nói tạp chí này là một nguồn tư liệu quý báu cho văn học nước
nhà. Tuy là tờ báo bách khoa nhưng có thể coi mảng văn học chiếm dung lượng
đáng kể và có vai trò nổi bật hơn cả trên Nam Phong. Bởi vậy mà nói đến văn
học 30 năm đầu thế kỉ giới nghiên cứu không thể không nhắc đến sự xuất hiện
của Nam Phong tạp chí. Trên Nam Phong tạp chí có nhiều nội dung phong phú
như: giới thiệu các tác phẩm phương Tây (dịch thơ, đăng tiểu thuyết,…), công bố

các sáng tác mới của thời kỳ Nam Phong, của người Việt Nam,… song luận văn
của chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu bộ phận văn học trung đại.
1.1 Văn học Việt Nam giai đoạn 1900-1930 là giai đoạn nền văn học mới
còn ở giai đoạn phôi thai, trứng nước và văn học cũ vẫn còn hiện diện, được gọi
là giao thời. Nhất là ở miền Bắc, nơi sẽ diễn ra quá trình kết tinh của tiến trình
hiện đại hóa văn học, những thành tựu mới trong văn xuôi hư cấu mới chỉ đóng
khung trong một vài thể loại. Chẳng hạn như tiểu thuyết, truyện ngắn với sự xuất
hiện của các tác phẩm, tác giả nổi bật: Quả dưa đỏ - Nguyễn Trọng Thuật, Tố
Tâm – Hoàng Ngọc Phách, truyện ngắn của Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Công
Hoan,…. Đặc biệt cho dù “cái điển phạm của thơ truyền thống bắt người ta phải
kiêng nể, không dám thay đổi”
1
ở đầu thế kỉ thì sau đó người ta cũng đã bứt ra
khỏi những lề lối cũ, những khuôn mẫu, điển phạm mà một thời tưởng chừng như
chẳng thể nào làm khác được. Trước khi có sự ra đời của “một thời đại trong thi
ca” – Thơ Mới ta thấy đời sống văn học có sự gián đoạn, giao tranh giữa cái mới
– cái cũ khá gay gắt. Có hai xu hướng, một là chủ trương đưa cái mới, cái tiến bộ,
cải tổ văn chương nước nhà; một lại nỗ lực bảo vệ các giá trị văn hóa, văn học
truyền thống trước nguy cơ xâm lấn của văn hóa, văn học ngoại lai mà cụ thể là
văn học Pháp.

1
Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng, Văn học Việt Nam 1900-1930, Nxb Giáo dục, 1996, tr.35

8
Khi nghiên cứu văn học giai đoạn này, chúng tôi nhận thấy nhiều cuốn
sách, bài viết đều nhắc đến cái tên của Nam Phong tạp chí, có những bài nghiên
cứu đã khẳng định vai trò của Nam Phong trong quá trình phát triển nền văn học
mới. Có thể nói đây là thời điểm nhạy cảm, ranh giới giữa cái cũ – mới chưa
phân tách rạch ròi. Nghiên cứu về văn học giai đoạn này có nhiều công trình của

nhiều tác giả song mới chỉ dừng lại ở những khía cạnh nhất định chứ chưa có
nghiên cứu đặt vấn đề từ di sản có tính giao thời, hai mặt của Phạm Quỳnh.
1.2 Phạm Quỳnh – một hiện tượng văn học tiêu biểu cho giai đoạn giao
thời
Sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh đa dạng và phong phú: dịch thuật,
sáng tác, nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học,…. Ông được xem là cây bút
tham gia, đặt nền móng cho quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc. Ông là một trí
thức Tây học, có vốn hiểu biết về Hán học. Nói đến Phạm Quỳnh là nói đến một
trong những trường hợp đặc biệt của văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đó là
một trong những người khổng lồ (chữ của nhà văn Nguyên Ngọc), “là một nhà
văn có thể bàn luận một cách vững vàng và sáng suốt bất cứ về một vấn đề gì, từ
thơ văn cho đến triết lý, đạo giáo cho đến chính trị, xã hội, không một vấn đề nào
là ông không tham khảo tường tận trước khi đem lên mặt giấy” – Vũ Ngọc Phan.
Ở Phạm Quỳnh là sự tổng hòa của những nhân tố đáng khâm phục: một học giả
uyên bác, một nhà văn hóa lớn, một nhà văn tâm huyết và một nhà báo có tài.
Ông là trí thức Tây học, có rất nhiều bài bình về tiểu thuyết, về thơ khá hiện đại.
Mới lạ, cách tân và đổi mới là thế chẳng hạn như trong Nam Phong tạp chí số 5,
khi bàn về thơ cũ, ông đã phê phán thơ cũ (thơ Đường luật) là: “Ấy cái tâm lí lối
thơ luật như thế. Người ta thường nói thơ là cái tiếng kêu tự nhiên của con tâm.
Người Tàu định luật nghiêm cho nghề làm thơ thực là muốn chữa lại, sửa lại cái
tiếng kêu ấy, cho nó hay hơn, trúng vần trúng điệu hơn, nhưng cũng nhân đó mà
làm mất cái giọng thiên nhiên đi vậy” [11; 260]. Song, khi nhìn nhận về Tản Đà -

9
người tiên phong trong việc sử dụng chữ quốc ngữ, làm phong phú quốc văn và
phá cách thơ cũ, là tác giả dám bộ lộ hết mình trong văn chương thì ông chủ báo
Nam Phong lại chê Tản Đà: “Người ta, phi người cuồng, không ai dám trần
truồng mà đi ngoài phố. Nhà làm sách cũng vậy, không ai đem thân thể mình mà
làm chuyện cho người đời xem.” Rõ ràng, Phạm Quỳnh không tán đồng sự táo
bạo trong việc tự biểu hiện của Tản Đà. Vậy là bản thân tư tưởng chủ bút Nam

Phong đã có sự đan xen giữa quan niệm mới và cũ.
1.3 Nam Phong tạp chí
Nghiên cứu trường hợp Phạm Quỳnh với tư cách là một đại diện tiêu biểu
của văn chương buổi giao thời không thể không nhắc đến Nam Phong tạp chí. Có
thể nói so với các Tạp chí, báo cùng thời (Đông Dương Tạp chí, Tri Tân, Phong
hóa, Ngày nay,…) Nam Phong có thời gian tồn tại lâu bền nhất trong 17 năm từ
1917-1934 và có số lượng báo phát hành nhiều nhất 210 số. Đó là những con số
ấn tượng, chứng tỏ sức sống cũng như giá trị mà Nam Phong đã đóng góp cho
văn học nước nhà.
Với ý thức tiếp cận Phạm Quỳnh và Tạp chí Nam Phong như một đại diện
tiêu biểu cho văn học những năm đầu thế kỷ XX, chúng tôi mong muốn qua khảo
sát mảng giới thiệu, đăng tải về văn học trung đại có thể đưa ra những nhận định
chung về đặc điểm, diện mạo của văn học giai đoạn này. Những đóng góp của
Phạm Quỳnh và Nam Phong là gạch nối giữa văn chương truyền thống và là
bước đệm, tạo đà phát triển cho văn học giai đoạn sau.
2. Mục đích nghiên cứu:
Chọn hướng nghiên cứu này, chúng tôi cùng lúc nhắm đến hai mục đích.
Thứ nhất, phục dựng lại những bài đăng do chủ bút Phạm Quỳnh đăng tải trên
Nam Phong tạp chí, nhằm chỉ ra những việc mà Nam phong đã làm, nhằm bảo
tồn vốn cổ, đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, từ đó góp phần bổ sung bức
tranh báo chí, văn học Việt Nam ở 30 năm đầu thế kỷ XX. Thứ hai, nghiên cứu

10
Phạm Quỳnh với tư cách nhà trước tác với văn học trung đại, chỉ ra không chỉ
những đóng góp trong công cuộc hiện đại hóa văn học mà còn thấy được rõ thái
độ, tính chất nước đôi: một mặt bảo tồn vốn cổ mặt khác lại chủ trương hiện đại
trên Nam Phong tạp chí nói riêng và văn học Việt Nam xét chung.
3. Lịch sử nghiên cứu:
Tạp chí Nam Phong ngay từ khi ra đời đã nhận được rất nhiều quan tâm
không chỉ của độc giả mà còn cả giới phê bình. Đã có nhiều công trình bàn về các

vấn đề mà Nam Phong đề cập đến. Có thể nói các nghiên cứu tập trung theo hai
xu hướng chính. Một mặt có ý tụng ca, mặt khác xem Nam Phong là tạp chí cần
bài xích, phê bình.
Trong lịch sử nghề làm báo và xuất bản tại Việt Nam hiện đại, Tạp chí
Nam Phong có thể xếp ngay sau Đông Dương tạp chí do Shneider Schenider
sáng lập năm 1913 và Nguyễn Văn Vĩnh chủ trương. Cũng như Đông Dương tạp
chí, Nam Phong đã đảm nhận vai trò tiên phong, mở đầu cho văn chương nước
nhà, đưa văn học phát triển theo hướng hiện đại. Nếu đặt Nam Phong trong dòng
chảy chung của văn học thì khó có thể phủ nhận công lao của ấn phẩm này.
Trước khi Nam Phong ra đời chúng ta có Gia Định báo – Sài Gòn 1865-1897 do
Trương Vĩnh Ký làm chủ bút, Ernest Potteaux sáng lập. Hay có thể kể đến Nông
cổ mín đàn – Sài Gòn, năm 1901 do Lương Khắc Ninh làm chủ bút và người
sáng lập là Canavaggio.
Theo thống kê của Nguyễn Ngọc Thiện trong bài Thăng trầm trong nhận
thức văn nghiệp của học giả Phạm Quỳnh, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn
học, số 4, 2007 từ trước đến nay có đến hơn 30 công trình của các nhà nghiên cứu
thuộc nhiều thế hệ bàn về văn nghiệp cũng như ghi nhận vị trí, đóng góp của
Phạm Quỳnh với văn học giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.
3.1 Trƣớc 1945:

11
Có thể thấy những bàn luận về Nam Phong có rất nhiều ý kiến thậm chí
trái chiều nhau. Trên thực tế, những đóng góp của Nam Phong đối với văn học
giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX thực sự cần có cách nhìn nhận, đánh giá thỏa đáng.
Ngay sau Bài diễn thuyết bằng quốc văn của Phạm Quỳnh đọc tại lễ kỷ
niệm ngày mất Nguyễn Du, trên Nam Phong Ngô Đức Kế đã cho đăng bài viết
Bàn về chính học cùng tà thuyết quốc văn – Kim Vân Kiều, Nguyễn Du công kích
Phạm Quỳnh là: “con oanh học nói, xằng xiên, bậy bạ, rồ dại, điên cuồng, tà
thuyết, mê dân, đến thế là cực”. Tác giả phủ định nội dung của “Bài diễn thuyết
bằng quốc văn”, mở đầu cho một cuộc tranh luận khá dài về Truyện Kiều.

Huỳnh Thúc Kháng sau đó cũng đã viết nhiều bài báo mang tính chất bênh
vực, ủng hộ quan điểm của Ngô Đức Kế và tiếp tục công kích Phạm Quỳnh:
“Như con đĩ Kiều kia và cả cái Truyện Kiều nữa mới gọi là nhu mị. Thế mà có kẻ
bác học Kiều là đạo đức hương nguyện, thì cái chuyện phong tình ấy đạo đức
gì?” (Tiếng Dân, ngày 17-09-1930)[41, 584]. Tựu trung lại, các tác giả Ngô Đức
Kế và Huỳnh Thúc Kháng đều viết với mục đích phê phán Truyện Kiều và “bác
Truyện Kiều là bác sự tán dương những điều bất chính” (Tiếng Dân, ngày 17-02-
1934)[41, 617]. Các cụ phê Truyện Kiều có một lý do là vì Phạm Quỳnh theo
Pháp, làm báo Nam Phong là ăn tiền của Pháp, vậy nên phê Kiều là một cách sâu
xa để phê ông chủ bút mà thôi.
Trong cuốn Phê bình và cảo luận Thiếu Sơn đã viết: “Có nhiều người
không biết đọc văn Tây, văn Tàu, chỉ nhờ Nam Phong hun đúc mà có được cái tri
thức phổ thông tạm đủ sinh hoạt ở đời. Có nhiều ông đồ nho chỉ coi Nam Phong
mà cũng biết được đại khái những văn chương học thuật của Tây Phương”[37,
20]. Như vậy, Nam Phong đã đem đến những tri thức văn hóa, văn học đầy đặn,
quý báu, đáng ghi nhận cho hầu hết mọi tầng lớp trong xã hội.
Nhà thơ Đông Hồ Lâm Tấn Phác, một cây bút có tham gia viết trên Nam
Phong nhận xét: “…Cái cảm tình ấy của quốc dân đối với báo chí, nước ta xưa

12
nay chưa từng thấy có tờ báo nào được cáo vinh hạnh đặc biệt như báo Nam
Phong vậy…”(Sống, ngày 09-04-1935).
Năm 1942, Vũ Ngọc Phan viết bộ sách Nhà văn hiện đại nghiên cứu một
số vấn đề về Văn trên Nam Phong. Có thể nói đây là công trình đầu tiên có giá trị
và tầm cỡ nhất, nhìn nhận về Nam Phong giai đoạn trước Cách mạng. Ở cuốn
sách này, Vũ Ngọc Phan nhận định: “Nhiều người thanh niên trí thức đã có thể
căn cứ vào những bài trong Nam Phong tạp chí để bồi nổ cho cái học còn khiếm
khuyết của mình. Thậm chí có người đã lấy Nam Phong làm sách học mà càng
thấu thái được tạm đủ tư tưởng học thuật Đông Tây. Muốn hiểu những vấn đề về
đạo giáo, muốn biết về văn học sử cùng học thuật tư tưởng nước Tàu, nước Nhật,

nước Pháp, muốn đọc thi ca Việt Nam từ đời Lý, Trần cho đến ngày nay, muốn
biết thêm lịch sử nước Nam, tiểu sử các đấng doanh nhân nước nhà, muốn am
hiểu các vấn đề chính trị xã hội Âu Tây và cả những học thuyết của mầy nhà triết
Cổ La Hy, chỉ đọc ký Nam Phong là có thể dùng tạp chí Nam Phong để mở mang
học thức của mình. Nam Phong tạp chí bốn năm, nhưng sống lâu hơn và ở vào
một thời điểm thích hợp hơn nên ảnh hưởng về đường văn chương đối với quốc
dân Việt Nam đã to tát hơn nhiều”[12, 119].
Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu dành một mục
riêng “Ông Phạm Quỳnh và phái Nam Phong” đề cập đến những việc mà Nam
Phong đã làm được: Viết các khảo cứu về triết học, khoa học, văn chương, lịch
sử Á Đông và Âu Tây; Dịch các tác phẩm về triết học, văn học chữ Nho và tiếng
Pháp; Sưu tập các thơ văn cổ (Hán, Nôm); in các sách cũ của nước ta (Lịch triều
hiến chương loại chí).
Lê Thanh trong Ba người thợ cần mẫn 1944 nhận định: “Nam Phong là
tạp chí đầu tiên đã nhập tịch cho văn chương ta hếu hết các loại văn chương:
tiểu thuyết, kịch, luận thuyết, phê bình”[39, 462].
3.2 Từ 1945 – 1975

13
Ngay những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám, năm 1949, trong cuốn
Việt Nam văn học sử (trích yếu), Nghiêm Toản đã đánh giá công lao của Nam
Phong tạp chí và Đông Dương tạp chí trong việc chuẩn hóa quốc ngữ, đưa việc
sử dụng quốc ngữ vào các lĩnh vực khoa học, văn học, triết học: “Ảnh hưởng của
Nam Phong rất lớn, không những gây dựng cho tiếng ta đủ chữ phô bày hết mọi
tính tình, ý niệm lại phổ thông hóa những điều đại cương thiết yếu trong các học
thuật Đông, Tây, mới, cũ và những điểm chính trong văn hóa cổ học như nghi lễ,
phong tục, văn chương…”.
Từ năm 1954 – 1975, các học giả trên cả hai miền Nam Bắc đều có những
công trình nghiên cứu về Nam Phong tạp chí:
Ở miền Bắc, một loạt công trình nghiên cứu về Nam Phong tạp chí xuất

hiện tiêu biểu như: Đại cương về văn học sử Việt Nam (Nguyễn Khánh Toàn,
1954); Sơ thảo lịch sử văn học (Nhóm Văn Sử Địa, Nhà xuất bản Văn – Sử - Địa,
1957); Lược thảo lịch sử văn học (nhóm Lê Quý Đôn, Nhà xuất bản Xây dựng,
1957); Giáo trình văn học Việt Nam (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 1963).
Khác với giai đoạn trước, ở giai đoạn này, các học giả này đều có chung quan
điểm theo hướng xã hội học chính trị, có cái nhìn phủ nhận sạch trơn về đóng góp
của Phạm Quỳnh và Nam Phong. Khi Bảo Đại lên làm vua thay Khải Định, ông
được triều đình nhà Nguyễn triệu vào Huế tham gia chính quyền Bảo Đại, thời
gian đầu làm ở Ngự tiền văn phòng, sau đó làm Thượng thư bộ Học và cuối cũng
giữ chức Thượng thư bộ Lại. Nhưng trước đó, khi làm Nam Phong, Phạm Quỳnh
đã nhận tiền của Marty để làm báo. Căn cứ vào lí do này, quan điểm cộng sản đã
có cái nhìn cực đoan đối với Nam Phong. Hiện nay, quan điểm này đã có thay
đổi.
Ở miền Nam có nhiều nghiên cứu khách quan hơn. Năm 1960 Chu Đăng
Sơn và Trần Việt Sơn cho in cuốn Luận đề về nhóm Nam Phong tạp chí (1960)
và sau đó là cuốn Luận đề về Nam Phong tạp chí (1960) của Nguyễn Duy Diễn.

14
Các tác giả đã nêu lên những đề bài để học sinh làm văn, viết luận, xoay quanh
nội dung chính là ca ngợi Nam Phong tạp chí trong việc xây dựng một nền quốc
văn mới – văn học quốc ngữ và vai trò, địa vị của Phạm Quỳnh trong nền văn học
sử.
Nhìn tổng quan trước Cách mạng tháng Tám 1945 những nghiên cứu về
Nam Phong đã xuất hiện và có những kết quả nhất định song mới chỉ dừng lại ở
một vài tác giả, tác phẩm văn chương.
Việc nghiên cứu Nam Phong cũng có sự khác nhau giữa hai miền Nam –
Bắc, do điều kiện chiến tranh cũng như các yếu tố chính trị, xã hội,…. Ở miền
Bắc Nam Phong được ghi nhận đã đem đến những thể loại văn học mới, bàn về
một số tác giả mở đầu của văn học giao thời,…. Nhưng quy mô còn nhỏ. Điều
này khác với không khí sôi động ở miền Nam. Giai đoạn những năm 1954 và đặc

biệt giai đoạn sau 1975 tạp chí Nam Phong được đặc biệt quan tâm và bàn luận
sôi nổi, trở thành vấn đề nóng được nhiều nhà nghiên cứu bàn luận, nhiều công
trình, sách, báo, chuyên luận ra đời chỉ bàn riêng đến Nam Phong.
Năm 1957, Lê Quý Đôn với công trình Lược thảo lịch sử văn học Việt
Nam tập III đã nhận định về Nam Phong như sau: “Nhưng dù lên án đúng mức
cũng không thể không ghi công lao lớn cho Nam Phong về vai trò và tác dụng
của nó trong sự nghiệp phát triển văn học…. Về trước người ta còn hoài nghi khả
năng của tiếng ta. Với Nam Phong, không ai còn chối cãi là tiếng ta chưa phải là
một ngôn ngữ văn học, là một ngôn ngữ đang hiện đại hóa. Người ta có thể bảo
văn của Nam Phong rườm ra, khệnh khạng, véo von, nhưng không ai có thể bảo
đó không phải là văn”[6, 194].
Bên cạnh những lời ngợi khen có cả những ý kiến không ghi nhận công lao
của Nam Phong, Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX (1900-1925) kết
luận:“Đem cái thành tích đó mà quy công lao cho một Phạm Quỳnh thì thật là
cận thị”[26, 1013] và: “Cái minh bạch, khúc chiết, trật tự trong văn chương hồi

15
này đâu phải là độc quyền của chủ bút Nam Phong…. Sự tiến bộ của tiếng nói
cũng như của từ ngữ và câu kẹo trong văn chương không phải là ý chí của một
người làm nên mà là tổng số của những đóng góp của cả một xã hội, của cả một
thế hệ nhà văn”[26, 1014]. Giáo sư Đặng Thai Mai cho rằng: “Phạm Quỳnh là
một tên “Việt gian” đội lốt học giả nguy hiểm. Trong một thời gian khá dài,
Phạm Quỳnh dưới sự chỉ đạo của bọn thực dân đã có cơ trở nên một nhà “học
phiệt”, có uy tín tuyệt đối trên luận đàm công khai ở nơi “nghìn năm văn
vật”[26, 975].
Nguyễn Đình Chú năm 1960 trong bài “Thực chất cuộc đấu tranh giữa
Ngô Đức Kế và Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều” đã tỏ thái độ
“không đồng ý với nhận định của tác giả nhóm Lê Quý Đôn” và phê phán mạnh
mẽ việc làm nghiên cứu với “ý thức chính trị phản động” của Phạm Quỳnh:
“Cuộc đấu tranh giữa Ngô Đức Kế và Phạm Quỳnh xung quanh vấn đề Truyện

Kiều thực chất là một cuộc đấu tranh chính trị trên lãnh vực học thuật. Chính trị
ở đây là chính trị của những người yêu nước luôn luôn quan tâm lợi ích của dân
tộc và chính trị của bọn tay sai bán nước thể hiện trung thành quyền lợi của bọn
thực dân phong kiến thống trị” [9, 33-34].
Nguyễn Công Hoan trong Đời viết văn của tôi, 1969 chia sẻ nguyên cớ khi
ông viết truyện ngắn Kép Tư Bền là bởi ông nhận ra: “…một người yêu nước như
Phạm Quỳnh sở dĩ phải có mặt trên sân khấu chính trị, chẳng qua là làm một
việc miễn cưỡng, trái với ý muốn, để khuyến khích bạn đồng nghiệp làm việc cho
tốt hơn, chứ thực lòng, là một người dân mất nước, ai không đau đơn, ai không
khóc thầm. Thế là tôi nghĩ được ra truyện Kép Tư Bền…”[14, 181-182].
Quan điểm của học giả hai miền Nam và miền Bắc có nhiều điểm khác
nhau. Năm 1961 trong cuốn Việt Nam văn học giảng bình, Nxb Tân Việt, Sài
Gòn, Phạm Văn Diêu có nhận định: “Về phương diện văn học, Phạm Quỳnh là

16
một tay cự phách đã có cái công lớn trong việc xây dựng quốc văn mới thành một
nền văn chương có bề thế vậy”[10, 308].
Năm 1965 trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Quốc học tùng
thư, Sài Gòn tác giả Phạm Thế Ngũ đã nhận định Phạm Quỳnh là “một con người
tốt đẹp đã đóng một vai trò tương đối tiến bộ trong một giai đoạn lịch sử chính
trị và nhất là đã dầy công xây đắp cho nền văn học và văn mới”[28, 170].
Thanh Lãng trong Bảng lược đồ văn học Việt Nam, Nxb Trình Bày. Sài
Gòn, 1967 cho rằng: “Nam Phong là tạp chí có ảnh hưởng nhất từ xưa đến nay,
là văn đàn tụ tập tất cả những nhà văn hóa thời danh nhất của thế hệ này và dưới
ngọn cờ của Phạm Quỳnh, cả một đoàn nghệ sĩ tiến bước hùng dũng…”[20,
193]. Thậm chí ông còn khẳng định: “Nếu đem đốt Nam Phong đi thì nên văn
học thế hệ 1913-1932 có thể nói là bị bóc lột rỗng tuếch” hay như: “Trong suốt
mười mấy năm trường Nam Phong hầu như giữ vai trò một viện hàn lâm. Điều gì
Nam Phong viết ra đều hay, văn Nam Phong viết ra đều đẹp, ý kiến Nam Phong
bàn là được tôn trọng, luật lệ Nam Phong đặt ra mọi người đều tuân theo, chữ

Nam Phong chế ra mọi người đều dùng. Người ta coi Nam Phong như bực
thầy”[20, 611].
Trong cuốn “Mục lục phân tích tạp chí Nam Phong” tác giả Nguyễn Khắc
Xuyên đã dày công phân tích, thống kê về Nam Phong. Cuốn sách có nội dung
chính gồm hai phần: Mục lục theo tác giả và Mục lục theo bộ môn. Có thể nói
đây là công trình như một công cụ đắc lực để việc tiếp cận Nam Phong trở nên dễ
dàng và hiệu quả hơn.
Năm 1973, luận án tiến sĩ của con gái Phạm Quỳnh là bà Phạm Thị Ngoạn
lấy đề tài: “Tìm hiểu tạp chí Nam Phong 1917-1934” bản dịch do Phạm Trọng
Nhân, Ý Việt. Có thể nói đây là một công trình công phu, nghiên cứu về nhiều
mặt của Nam Phong. Đứng về nhiều khía cạnh, luận văn của chúng tôi có nhiều
điểm tương đồng với quan điểm mà công trình này đề cập đến. Đặc biệt phần ba

17
của Luận án, bàn về “Những trào lưu văn chương trong Nam Phong” là phần có
nhiều liên hệ và gợi mở nhất để chúng tôi có thể hoàn thành nên công trình này.
Năm 1975, cuốn sách “Chủ đích Nam Phong” của tác giả Nguyễn Văn
Trung đã phê phán mạnh mẽ những quan điểm của các nhà nghiên cứu văn học
trước đây, quá đề cao Nam Phong cũng như vai trò của Phạm Quỳnh. Chính
trong công trình này Nguyễn Văn Trung cũng bày tỏ ý kiến mang tính chất hai
mặt. Ông viết: “Chúng tôi không chủ trương gạt bỏ văn chương Đông Dương và
Nam Phong tạp chí, nhưng đòi hỏi thứ văn chương đó phải được nhận diện và
phê phán như một thứ văn chương thấp hèn “văn chương hàng phục” theo kiểu
nói của Phụ nữ tân văn hồi 1935”[45, 189].
3.3 Sau 1975:
Trong cuốn Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930 – Trần Đình
Hượu, Lê Chí Dũng nhận định: “Trước sau đại chiến 1914-1918 thực dân cho
bọn tay sai Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh ra Đông Dương tạp chí, Nam Phong
tạp chí, loại sách Âu Tây tư tưởng vừa tuyên truyền cho văn học Pháp, vừa đề
xướng một tư tưởng yêu nước duy tân giả hiệu, đánh lạc hướng quần chúng.

Nhiều nhà văn, nhà báo, nhà thơ tập hợp lại quanh các tờ báo ấy làm thơ, viết
tuồng chèo, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch”[17, 41].
Năm 1989 Lại Văn Hùng đã tuyển chọn và giới thiệu “Truyện ngắn Nam
Phong” mở ra những hướng nghiên cứu mới, ghi nhận công lao của Nam Phong
về mặt thể loại: “Đây là tờ báo gần như duy nhất trong những năm chuyển tiếp
giữa thập kỷ 20 và 30 của thế kỷ này cung cấp cho bạn đọc Việt Nam những kiến
thức về văn chương, triết học, lịch sử, địa lý… phương Đông cũng như phương
Tây một cách hệ thống và liên tục. Nam Phong cũng là nơi thử thách, rèn luyện
ngòi bút viết văn xuôi quốc ngữ, văn xuôi nghệ thuật và cao hơn là văn xuôi lý
luận, trong bước chuyển mình của văn xuôi quốc ngữ chúng ta”[16, 18].

18
Năm 1992 Hoàng Tiến đăng bài “Một dấu mốc trên lộ trình văn học” trên
Báo Lao động số 34/92 ra ngày 6/9. Khi nhắc đến Nam Phong tác giả đã nhận
định: “Tạp chí Nam Phong có thể coi là một dấu mốc trên lộ trình phát triển của
nghệ thuật văn xuôi trong lịch sử tiến hóa của lịch sử văn học Việt Nam”.
Cũng trong năm này, nhân kỷ niệm 100 năm năm sinh của Phạm Quỳnh,
Hoàng Duy Từ đã viết trong “Phạm Thượng Chi với thơ Đỗ Phủ” về Nam Phong
như sau: “Nhờ quy tụ được nhóm văn nhân hàng đầu của thời bấy giờ (1917-
1934) và biệt tài trước tác của chính mình mà Tạp chí Nam Phong đã chiếm địa
vị nguyên thủ trên diễn đàn ngôn luận và văn học”[30, 378].
Năm 1993 Phạm Thị Nhung có bài “Cô Kiều với Phạm Quỳnh” đăng trên
báo Ngày nay số 276, 277, 278 đặt Nam Phong trong bối cảnh “Pháp không chỉ
đánh bại ta bằng võ lực mà còn đang tấn công ta trên mặt trận văn hóa, giáo dục”,
ghi nhận những nỗ lực của Phạm Quỳnh trong việc “đương đầu với nhiều vấn đề
hết sức khó khăn, phức tạp và tế nhị” và “lợi dụng một cơ quan bồi bổ quốc văn”,
lí giải cho bạn đọc hiểu vì sao Phạm Quỳnh lại nhận lời làm chủ bút của Nam
Phong.
Năm 2003 Trịnh Bá Đĩnh trong cuốn “Luận giải văn học và triết học” có
nhận định: “Nam Phong nằm ở thời điểm bản lề của quá trình văn hóa, văn học

Việt Nam hòa vào dòng chung của văn hóa, văn học thế giới. Vấn đề đặt ra cho
xu hướng này bấy giờ là dân tộc phải nâng mình lên trình độ quốc tế về mọi mặt:
khoa học, triết học, văn học…”.
Tại các cơ sở nghiên cứu khoa học cũng có nhiều luận văn, luận án, công
trình bàn về Nam Phong tạp chí tiêu biểu như Luận án tiến sĩ Ngữ văn của
Nguyễn Đức Thuận Tìm hiểu văn trên Nam Phong tạp chí (1917-1934), Hà Nội,
2007. Luận án bố cục ba chương: chương 1 – hoàn cảnh xã hội và quốc văn thời
kỳ đầu thế kỷ XX và sự ra đời của Nam Phong tạp chí; chương 2 – Văn lý thuyết,
dịch thuật và sưu tầm, khảo cứu bảo tồn văn học cổ trên Nam Phong tạp chí;

19
chương 3 – Văn sáng tác mới trên Nam Phong tạp chí. Luận án đã được in thành
sách Văn trên Nam Phong tạp chí (diện mạo và thành tựu), Hà Nội, Nxb Văn
học, 2008. Những kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Thuận đã góp
thêm tư liệu cho các nhà nghiên cứu văn học sử khi biên soạn giáo trình hoặc lịch
sử văn học Việt Nam hiện đại nhìn nhận, đánh giá và khẳng định những công lao
của báo chí đầu thế kỷ XX mà Nam Phong làm đại diện.
Sau khi liệt kê các công trình nghiên cứu về Nam Phong chúng tôi rút ra
một vài kết luận như sau: Một trong những điểm lưu ý nổi bật khi nghiên cứu về
Nam Phong Tạp chí là suốt một thời kỳ dài do nhiều lý do khách quan của lịch
sử, xã hội người ta ngại, né tránh đề cập hoặc nhìn nhận không hết các khía cạnh
giá trị của tạp chí này.
Với Nam Phong Tạp chí, xuất phát từ phát ngôn mang tính chất “tôn chỉ”
của Phạm Quỳnh mà ta nhận thấy Văn học trung đại luôn có được vị trí ưu ái,
chiếm một dung lượng đồ sộ trong 210 số phát hành. Chúng tôi nhận thấy đối với
văn học trung đại, một mặt Phạm Quỳnh chủ trương bảo tồn vốn cổ mặt khác lại
có ý phê phán văn chương trung đại. Vì vậy luận văn mong muốn khai thác khía
cạnh này như một vấn đề xuyên suốt, nổi bật trong toàn bộ sự nghiệp của Nam
Phong Tạp chí.
Tìm hiểu và nghiên cứu văn học trung đại trên Nam Phong là một trong

những công việc nghiên cứu cần làm để có cách nhìn nhận đúng đắn và toàn diện
nhất về công lao và sự ảnh hưởng của tạp chí này đối với sự phát triển của nền
văn học Việt Nam. Những nghiên cứu về Nam Phong Tạp chí khá phong phú và
là nguồn tư liệu dồi dào cho những thế hệ sau muốn quan tâm, tìm hiểu về tạp chí
này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi trong đề tài này là những đóng
góp của Phạm Quỳnh với di sản văn học truyền thống Việt Nam.

20
Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi xin được giới hạn đối tượng nghiên
cứu liên quan đến toàn bộ văn học trung đại được giới thiệu và đăng tải trên Nam
Phong tạp chí trong thời gian từ 1917 – 1934.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn thực hiện dựa trên một số phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, bình luận văn học
- Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp so sánh, xã hội học, phân
tích lịch sử….

6. Dự kiến những đóng góp
Qua việc khảo cứu, tìm hiểu, thống kê, tổng hợp trong 210 số Nam Phong
tạp chí để giúp các nhà nghiên cứu và độc giả có cái nhìn toàn cảnh về việc nhận
định, đánh giá về văn học, văn hóa truyền thống.
Đặt trong dòng chảy của văn học dân tộc thì Nam Phong đã “vô tình” làm
được việc tiếp mạch cho dòng chảy ấy. Nghiên cứu vấn đề này và chọn Nam
Phong làm đối tượng nghiên cứu có ý nghĩa tích cực, nhất là trong giai đoạn hiện
nay, khi mà cách nhìn của chúng ta đối với một số vấn đề quá khứ đã thay đổi,
Nam Phong được đánh giá trở lại, luận văn sẽ góp thêm những đánh giá khách
quan và công bằng cho những giá trị và có đóng góp của tạp chí này.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn dự kiến góp thêm tư liệu cho các

nhà nghiên cứu văn học có thêm một góc nhìn về Nam Phong tạp chí trong tiến
trình hiện đại hóa văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung Luận văn của chúng tôi
dự kiến chia làm 3 chương với các tiêu chí như sau:
Chương 1: Tạp chí Nam Phong trong bối cảnh văn hóa và văn học Việt
Nam nửa đầu thế kỉ XX

21
Chương 2: Chủ bút Phạm Quỳnh và mảng bài viết, dịch trên Nam Phong
về văn học truyền thống
Chương 3: Nhà trước tác Phạm Quỳnh với tư cách tác giả, viết về văn học
trung đại



CHƢƠNG 1: TẠP CHÍ NAM PHONG TRONG BỐI CẢNH VĂN
HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX.
Giai đoạn giao thời, giao thoa mới – cũ
Bước sang thế kỷ XX, bắt đầu diễn ra quá trình nền văn học Việt Nam hoà
nhập vào môi trường văn học thế giới, văn học truyền thống bị phân rã và diễn ra
quá trình tái cấu trúc nền văn học theo mô hình văn học Châu Âu. Để định danh
cho giai đoạn văn học này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều cách gọi khác
nhau. Nhóm Lê Quý Đôn từ rất sớm (1957) cũng nói: “Quang cảnh xã hội ta
cuối thế kỉ XIX bày ra tất cả sự hỗn độn của một xã hội giao thời, mất hướng”.
Đầu những năm 60, Phạm Thế Ngũ coi “khoảng 1862 - 1907 là một thời chuyển
tiếp” nhưng ở chỗ khác ông lại dùng khái niệm “lúc giao thời”. Dù rằng khái
niệm “giao thời” đã được người đương thời sử dụng từ đầu thế kỉ XX và “giao
thời” được Phạm Thế Ngũ dùng với nghĩa là thời đại, thời cuộc hơn là giai đoạn
văn học. Trong giáo trình Văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỉ XX, Trần Ngọc

Vương nhận định giai đoạn văn học này là giai đoạn giao thời nhìn từ góc độ
ngôn ngữ văn học, đội ngũ tác giả, đề tài chủ đề, hình tượng trung tâm và thể
loại.
Xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử Trần Đình Hượu cho rằng: “thực tế lớn nhất
của cuộc sống là đất nước đã mất vào tay quân giặc” và “đất nước đang đi vào
con đường tư sản hoá”[46, 20]. Và: “Sự đổi thay bắt đầu với việc đổi thay vị trí

22
của cung đình và nông thôn so với thành thị tư bản chủ nghĩa, của nhà nho và
người nông dân - những nhân vật nông thôn - so với người thị dân” [46, 25]. Từ
đó, ông chỉ ra tính chất văn học giai đoạn giao thời: “tính chất giao thời đó biểu
hiện ở sự tồn tại song song của hai nền văn học cũ và mới với hai lực lượng sáng
tác, hai công chúng với hai quan niệm văn học, hai ngôn ngữ văn học ở hai địa
bàn khác nhau, ở xu thế thắng lợi của nền văn học mới [ ], nền văn học cũ tuy
đã ở trên đà suy tàn nhưng vẫn còn giữ một vị trí đáng kể, vẫn còn có tác dụng
tích cực nhất định trong sự phát triển của văn học dân tộc” [46, 29].
Văn học giai đoạn giao thời đổi mới mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa.
Văn học thoát khỏi những đặc trưng của văn học trung đại và tạo nên những đặc
điểm, tính chất mới của một nền văn học hiện đại. “Có thể nói văn học Việt Nam
giống như người chạy đua đường trường, dọc đường, lỡ nghỉ lại và ngủ quên quá
lâu trong một thung lũng khuất nẻo của chế độ phong kiến, nay bừng tỉnh dậy,
trước sự thôi thúc của thời đại, phải mở nước rút ở độ cao nhất, mong đạt tới
đích mà không đến nỗi quá chậm trễ so với mọi người”
2
. Giao lưu và tiếp xúc với
văn hóa phương Tây đặc biệt là lĩnh vực văn hóa, văn học Pháp đã đem lại cho
văn học Việt Nam những bước phát triển về chất. Văn học Việt Nam đã tiếp thu
những điều hoàn toàn mới mẻ, hoàn toàn khác biệt về mặt văn hóa trước đây
nhưng vẫn duy trì bản chất và phát triển dưới một trình độ cao hơn, hiện đại hơn
(sự vượt gộp dépassement). Cuộc tiếp xúc với văn hóa Pháp diễn ra gần một thế

kỉ (1858 – 1945) nhưng đã đem lại những bước chuyển mình mới cho văn học
Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Hiện đại hóa văn học là một yêu cầu khách quan và thời đại. Nó là một bộ
phận, một phương diện quan trọng của công cuộc hiện đại hóa văn học Việt Nam
nói chung. Hiện đại hóa văn học còn là nhu cầu tự thân của chính nền văn học

2
Khái quát về văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám 1945, Nguyễn Đăng Mạnh,
Sách Giáo khoa Văn 11 tập 1, Nxb Giáo dục, 2000, trang 63.

23
nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần và thẩm mỹ của xã hội. Chính sự tương tác của
hai yếu tố khách quan và chủ quan đó mà hiện đại hóa văn học phát triển nhanh.
Nội dung của hiện đại hóa diễn ra trên mọi mặt và ở nhiều phương diện khác
nhau mà trước hết là sự thay đổi về quan điểm văn học từ văn chương chở đạo
và thơ nói chí của thời văn học trung đại chuyển sang quan điểm văn chương như
một hoạt động nghệ thuật đi tìm và sáng tạo cái đẹp. Từ văn chương răn đời
chuyển sang văn chương để hiểu đời, để nhận thức và khám phá hiện thực. Trước
đây quan điểm văn học nhà nho xưa bị chi phối bởi quan điểm “văn dĩ tải đạo, thi
dĩ ngôn chí”. Những quan điểm này ảnh hưởng sâu rộng trong đời sồn văn học
hàng nghìn năm, xuyên suốt trong quá trình hoạt động văn học như Nguyễn Đình
Chiểu :
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Viết văn, làm thơ để nêu gương học hỏi, giáo lí nhưng thời kì này quan
điểm văn học có sự thay đổi: viết văn không để thuyết giáo mà khám phá hiện
thực đời sống và nhận thức con người, không còn tình trạng văn sử triết bất phân
như thời kì trung đại. Quan niệm về con người cũng có thay đổi, con người trong
văn học trung đại là con người xã hội, con người công dân còn ở đây chủ yếu
nhấn mạnh đến con người cá nhân.

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đặc biệt là sau đại chiến thế giới lần thứ
nhất, thực dân Pháp tiếp tục đẩy mạnh chính sách khai thác thuộc địa ở nước ta,
tạo ra những biến đổi to lớn. Trong đời sống diễn giao thời về nhiều mặt: trước
hết phải kể đến về kinh tế mà biểu hiện cụ thể là sự ra đời, phát triển mau chóng
của đô thị ở Việt Nam. Đô thị là nơi tích tụ và phản ánh những chuyển biến của
xã hội Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa, là nơi cửa ngõ giao lưu văn hóa
giữa Việt Nam và thế giới, là nơi mà những ảnh hưởng phương Tây được thể

24
hiện rõ nhất. Ở đó, xuất hiện những tầng lớp mới của xã hội, những viên chức,
những trí thức… với lối sống tư sản hóa đang mau chóng hình thành. Chính
những tầng lớp xã hội ấy đã đem đến một luồng gió tinh thần mới trong đời sống.
Bên cạnh đó, sự phát triển của đô thị chính là một trong những tiền đề
quan trọng cho quá trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà. Đô thị không chỉ tạo
ra những tầng lớp mới trong xã hội nói chung, mà đối với riêng lĩnh vực văn học
nghệ thuật, đô thị đã “đào tạo” ra một tầng lớp công chúng mới. Họ bao gồm
những học sinh, sinh viên, những trí thức, những người bình dân… Cho dù thành
phần và xuất thân của lớp công chúng mới không giống nhau, nhưng tất cả đều
có chung một thị hiếu, một đòi hỏi với văn học. Văn học của thời đại mới phải
thể hiện chân thực và sinh động nhất đời sống, con người hiện đại. Độc giả được
biết đến như là những người trực tiếp tiếp nhận tác phẩm văn học từ nhà văn.
Không có họ, câu hỏi “Viết cho ai?” sẽ trở nên vô nghĩa, và như vậy cũng có
nghĩa là văn học không thể tồn tại. Độc giả của thế kỷ XX là những con người
mới, mang những tri thức mới, đã không còn bằng lòng với kiểu văn chương đậm
tính chất giáo huấn với muôn ngàn khuôn vàng thước ngọc, những quy phạm,
những ước lệ, những phi ngã của nền văn học trung đại. Thay vào đó, họ yêu cầu
văn học như một nhu cầu giải trí thiết yếu, phải luôn sáng tạo, luôn phục vụ kịp
thời. Trước những đòi hỏi ấy của người đọc, lớp nhà văn mới đã phải không
ngừng nâng cao ngòi bút, không ngừng cạnh tranh. Văn chương thực sự trở thành
một nghề kiếm sống. Có thể nói cho tới lúc này - những thập niên đầu của thế kỷ

XX, chưa bao giờ đời sống văn học lại trở nên sôi nổi, muôn sắc đến vậy.
Bước sang thế kỷ XX, đặc biệt là giai đoạn giao thời (1900 - 1930) nền văn
học Việt Nam đã có nhiều biến đổi trong đội ngũ sáng tác. Đây được coi là thời
kỳ chung chuyển nhiều loại hình tác giả. Lớp nhà văn cũ chưa hoàn toàn mất đi,
nhưng kiểu nhà văn hiện đại cũng chưa hình thành một cách rõ nét. Các loại hình

25
nhà văn ấy cùng tồn tại với những quan niệm văn học, những hướng đi riêng.
Bao gồm lớp nhà nho tài tử, tiêu biểu như Tản Đà, các nhà nho là những chí sĩ
yêu nước (Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh). Văn chương chữ Hán những năm 30
đầu thế kỷ XX ghi dấu bằng những thành tựu thưa thớt, “cuối mùa”. Đội ngũ các
tác giả khoa bảng hoặc những nhà nho lớp trước dù nguồn gốc học vấn chủ yếu là
“cựu học” thì số lượng tác phẩm Hán văn chỉ còn là “phảng phất”, không đáng kể
[51, 63]. Trong bước đầu quá trình hiện đại hóa nền văn học, với những đòi hỏi
mới của độc giả, các tác giả này đã không ngừng nỗ lực cách tân các tác phẩm
của mình. Tuy nhiên sự cố gắng ấy vẫn chủ yếu theo con đường cách tân những
thể loại văn học truyền thống như: Thơ, phú, kinh nghĩa, văn sách, luận, ký…
Ngoài ra văn học thời kỳ này còn phải kể tới một đội ngũ đông đảo các nhà văn
là những trí thức tân học, đó là những tên tuổi: Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Công
Hoan, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh… Họ là lớp nhà văn ảnh hưởng rõ rệt
nhất nền văn học hiện đại phương Tây, là những người tiên phong học hỏi và thử
nghiệm các thể loại văn học mới. Nhìn chung thế hệ nhà văn giai đoạn này khá
phong phú nhưng ở họ quan niệm về văn chương nghệ thuật khá đồng nhất. Văn
chương không còn là việc “trước thư lập ngôn”, là để di dưỡng tính tình và giáo
dục con cháu,… mà văn chương được coi như một nghiệp kiếm sống của nhà
văn. Văn chương không chỉ phản ánh hiện thực mà nó còn là nơi để những người
nghệ sĩ thể hiện cái tôi, thể hiện những xúc cảm chân thành nhất. Có thể nói chưa
bao giờ “khát vọng thành thực” được các nhà văn bộc lộ mạnh mẽ và sâu sắc như
lúc này.
Đầu thế kỷ XX, quá trình tiếp xúc văn hóa Đông Tây diễn ra mạnh mẽ.

Trước hết, đó là do hệ thống giáo dục Pháp - Việt mà Pháp thiết lập đã tạo môi
trường thuận lợi cho cơn gió văn hóa Tây Âu tràn vào nước ta. Cùng với đó, là
sự phát triển của phong trào dịch thuật. Kết quả là hàng loạt các tác phẩm văn

×