Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Phê bình văn học của Lê Tràng Kiều trước Cách mạng tháng Tám 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.97 KB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






BÙI THỊ HỢI





PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA LÊ TRÀNG
KIỀU TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG
TÁM NĂM 1945


Chuyên ngành: Văn học
Mã số : 60.22.32


LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn ngọc thiện





HÀ NỘI - 2008

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
2.1. Ở miền Nam 8
2.2. Ở miền Bắc 8
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 12
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 13
5. Cấu trúc của luận văn 13
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƢƠNG I: LÊ TRÀNG KIỀU - CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
1. Bối cảnh thời đại 14
2. Vài nét về sự phát triển của lý luận phê bình văn học Việt Nam 16
3. Cuộc đời và sự nghiệp của Lê Tràng Kiều 19
CHƢƠNG II: QUAN NIỆM VĂN HỌC CỦA LÊ TRÀNG KIỀU
1.Vấn đề chức năng của văn học và thiên chức của nhà văn 25
2.Vấn đề tài năng và phong cách của ngƣời nghệ sĩ 33
3. Vấn đề nội dung và hình thức của tác phẩm 43


4
4.Vấn đề tự do trong sáng tạo nghệ thuật 47
CHƢƠNG III: LÊ TRÀNG KIỀU - NHÀ PHÊ BÌNH THƠ MỚI
ĐẦU TIÊN
1. Quan niệm của Lê Tràng Kiều về phê bình văn học 50
2. Ngƣời có công đầu tiên khẳng định sự thắng lợi của phong trào thơ
Mới 56

3.Khám phá phong cách độc đáo của nhiều nhà thơ mới 62
4.Vài nét về phƣơng pháp phê bình văn học của Lê Tràng Kiều 83
PHẦN KẾT LUẬN
THƢ MỤC THAM KHẢO


5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lê Tràng Kiều, cái tên ấy có thể còn ít đƣợc biết đến, thậm chí còn xa lạ
với nhiều ngƣời, ngay cả đối với những sinh viên chuyên ngành văn học. Ông
là nhà phê bình văn học có khá nhiều đóng góp cho nền phê bình văn học Việt
Nam trƣớc cách mạng tháng Tám. Cùng với Hoài Thanh, Lƣu Trọng Lƣ, Lê
Tràng Kiều là thành viên của Văn phái phƣơng Đông, đã tham gia chấp bút
Văn chương và hành động và ông cũng là một trong những ngƣời tích cực đi
đầu tham gia vào cuộc tranh luận thơ mới, thơ cũ (1932 - 1941) để lên tiếng
ủng hộ cho thơ mới. Tuy rằng ông chƣa có một tác phẩm nào chuyên về phê
bình văn học nhƣ Hoài Thanh nhƣng nếu các bài nghiên cứu phê bình văn học
của ông đƣợc tập hợp lại cũng dễ có đƣợc một cuốn sách đến mấy trăm trang.
Tất nhiên vấn đề không nằm ở số lƣợng nhiều hay ít mà chính là ở những đóng
góp của ông trong tiến trình phê bình văn học Việt Nam. Vậy mà dƣờng nhƣ
Lê Tràng Kiều đã bị lãng quên, chìm lấp theo dòng thời gian, bởi trong Tổng
tập văn học Việt Nam (bộ cũ) dày hàng mét phần về Lê Tràng Kiều cũng chỉ có
dăm ba dòng mà còn chƣa rõ năm sinh năm mất, cũng không ghi về quê quán.
Chính vì vậy việc nghiên cứu những di sản lý luận phê bình văn học của ông
cũng không đƣợc chú ý đến. Ngƣời ta có thể biết đến tên tuổi của Hoài Thành
với bài tổng kết hoành tráng Một thời đại trong thi ca cho phong trào Thơ Mới
nhƣng ngƣời ta lại không biết rằng trƣớc đó Lê Tràng Kiều đã ca ngợi Thơ Mới
một cách toàn vẹn góp phần mở ra thời kỳ thắng thế của Thơ Mới mà một số
kết luận có tính gợi mở của ông đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đi sau (trong đó

có Hoài Thanh) trân trọng tiếp thu.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây với sự nỗ lực của giới nghiên cứu trong
đó có Nguyễn Ngọc Thiện, Mã Giang Lân, Nguyễn Xuân Sanh, Anh Chi thì
những tác phẩm của Lê Tràng Kiều trƣớc cách mạng tháng Tám mới đƣợc xuất


6
hiện trƣớc công chúng. Các nhà nghiên cứu này đã sƣu tập và công bố khá đầy
đủ các tác phẩm phê bình văn học của Lê Tràng Kiều và đƣa ra những đánh giá
tích cực về ông.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những công trình dƣới dạng sƣu tập tƣ liệu.
Những nghiên cứu bƣớc đầu nếu có thì cũng chỉ là các bài viết lẻ trên các báo
và tạp chí. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã bắt đầu nhận ra những đóng góp
và công lao của Lê Tràng Kiều đối với nền phê bình văn học nƣớc nhà.
Chính vì thế khi đã có đầy đủ tƣ liệu tác phẩm của Lê Tràng Kiều trong
tay chúng tôi muốn có một công trình nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện
trên tinh thần khoa học nghiêm túc phê bình văn học của Lê Tràng Kiều trƣớc
Cách mạng tháng Tám. Từ đó nhằm đƣa ra những đánh giá đúng mực về những
đóng góp của Lê Tràng Kiều đối với phê bình văn học Việt Nam những năm
trƣớc cách mạng.
2- LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1- Ở MIỀN NAM
Văn học niềm Nam chú ý đến Lê Tràng Kiều từ sớm hơn miền Bắc.
Ngay từ trƣớc những năm 1986, trên một số tạp chí đã xuất hiện các bài viết về
Lê Tràng Kiều. Tuy nhiên đây mới chỉ là các bài báo viết lẻ công bố một số tác
phẩm của Lê Tràng Kiều, chƣa có những nghiên cứu một cách hệ thống về
những đóng góp của Lê Tràng Kiều, cũng nhƣ chƣa có sự sƣu tập đầy đủ các
tác phẩm của ông.
2.2- Ở MIỀN BẮC
Ở miền Bắc trƣớc thời kỳ đổi mới (1986) do sự chi phối của nhãn quan

chính trị nên các nhà phê bình thuộc trƣờng phái Nghệ thuật vị nghệ thuật
không đƣợc chú ý, thậm chí còn bị coi là tiêu cực. Các tác phẩm của họ vì thế


7
bị cấm lƣu hành hoặc bị tịch thu nên việc sƣu tập và nghiên cứu về họ hầu nhƣ
không có. Lê Tràng Kiều là một trong số những nhà phê bình nhƣ thế. Những
tác phẩm của ông bị chìm lấp bởi lớp bụi thời gian cho nên ở miền Bắc những
năm trƣớc đổi mới tên tuổi của Lê Tràng Kiều hầu nhƣ không đƣợc nhắc đến.
Khi đã có độ lùi thời gian cần thiết để có cái nhìn chuẩn xác hơn, vị tha hơn về
phái Nghệ thuật vị nghệ thuật thì tên tuổi của Lê Tràng Kiều mới đƣợc chú ý.
Tuy nhiên mãi tới khoảng 10 năm trở lại đây các tác phẩm của Lê Tràng Kiều
mới đƣợc xuất hiện và công bố đầy đủ.
Ngƣời đầu tiên chú ý và tâm huyết với sự nghiệp phê bình văn học của
Lê Tràng Kiều chính là PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện. Là một trong những nhà
nghiên cứu lý luận phê bình văn học, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện đã cho ra
đời tác phẩm Nhìn lại cuộc tranh luận nghệ thuật 1935 - 1939 vào năm 1996.
Trong đó có công bố một số bài viết của Lê Tràng Kiều và một phần tác phẩm
Văn chương và hành động- tác phẩm có tính chất tuyên ngôn nghệ thuật của
Văn phái phương Đông mà Lê Tràng Kiều tham gia chấp bút cùng Hoài Thanh
và Lƣu Trọng Lƣ. Sau này các bài viết đó của Lê Tràng Kiều đƣợc tuyển vào
cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ 20 một cách đầy đủ hơn.
Năm 1997 Tuyển tập phê bình nghiên cứu văn học Việt Nam 1900 –
1945 gồm 5 tập đƣợc nhà xuất bản bản Văn học ấn hành, trong đó ở tập 3 có
sƣu tập các tác phẩm phê bình văn học của Lê Tràng Kiều.
Cũng trong năm 1997, tác giả Mã Giang Lân trong Tổng tập văn học
Việt Nam (tập 24B) cũng đã tuyển chọn một số bài phê bình của Lê Tràng Kiều
nhƣng cũng chỉ là các bài phê bình về thơ Mới.
Năm 1999, cuốn Văn chương và hành động đƣợc nhà nghiên cứu
Nguyễn Ngọc Thiện cho xuất bản toàn văn. Đây là cuốn sách duy nhất đƣợc

coi là tuyên ngôn nghệ thuật của Văn phái phương Đông trong đó Lê Tràng
Kiều là một thành viên. Trong suốt một thời gian dài của lịch sử Văn phái


8
phương Đông hầu nhƣ không đƣợc nhắc đến và Văn chương và hành động thì
chỉ còn là một cái tên sách đƣợc điểm qua khi thống kê danh mục tác phẩm của
Hoài Thanh. Bởi tác phẩm này vừa in xong chƣa kịp phát hành thì đã bị nhà
cầm quyền thực dân thu hồi. Nhƣ một sự đền bù của lịch sử vào năm 1996 Văn
chương và hành động đã từ nƣớc Pháp xa xôi trở về với bạn đọc Việt Nam và
năm 1999 nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện đã công bố toàn văn tác phẩm
này. Đây là cuốn sách duy nhất có gắn tên tuổi của Lê Tràng Kiều nhƣng vai
trò của ông trong đó có phần bị mờ nhạt trƣớc Hoài Thanh và Lƣu Trọng Lƣ.
Cùng năm 1999, Nguyễn Ngọc Thiện và Lữ Huy Nguyên công bố sƣu
tập các bài phê bình văn học trên tạp chí Tao Đàn trong đó có các tác phẩm của
Lê Tràng Kiều đăng trên tạp chí này.
Năm 2000 trong cuốn: Vũ Trọng Phụng - về tác giả tác phẩm, NXB
Giáo dục có sƣu tầm 1 bài của Lê Tràng Kiều về Vũ Trọng Phụng viết năm
1935.
Năm 2002 trong Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (số 3 + 4) Nguyễn Xuân
Sanh viết hồi ký về Lê Tràng Kiều đã ca ngợi “Nhà văn - nhà báo Lê Tràng
Kiều, con người cương trực”, tinh thần yêu nƣớc và những đóng góp cho công
cuộc kháng chiến cứu nƣớc của Lê Tràng Kiều: Nguyễn Xuân Sanh viết: “Tấm
lòng yêu nước của anh (Lê Tràng Kiều) tính cương trực và tình đoàn kết hoà
nhã của anh, thu hút được bạn bè nhà báo nhà văn gần gũi với anh mà bà con
trong Nam thường gọi là “nhóm ký giả kháng chiến” riêng Lê Tràng Kiều
đáng quý trọng là có khá nhiều bài vun đắp cho tinh thần chiến đấu của nhân
dân và đất nước vì độc lập tự do thống nhất”.
Năm 2002 Nguyễn Anh Chi là ngƣời sƣu tập các bài phê bình in trong
Tiểu thuyết thứ 5, trong đó có các bài phê bình của Lê Tràng Kiều.



9
Năm 2003 trong cuốn Tranh luận văn nghệ thế kỷ 20 do nhà xuất bản
Lao động ấn hành trình bày cuộc tranh luận về thơ cũ - thơ mới có trích các bài
phê bình về thơ mới của Lê Tràng Kiều tham gia tranh luận với tƣ cách là
thành viên của phái Nghệ thuật vị nghệ thuật.
Năm 2004 trên Tạp chí văn học số 3, Nguyễn Anh Chi trong mục “Chân
dung văn học” có viết bài về Lê Tràng Kiều. Anh Chi đã tóm tắt cuộc đời sự
nghiệp của Lê Tràng Kiều và những đóng góp của ông cho văn học cũng nhƣ
cho kháng chiến. Anh Chi viết :“Và, chúng tôi bỗng muốn nói với Lê Tràng
Kiều, một câu thôi, rằng, những gì ông làm được trong suốt cuộc đời rong ruổi
ngoài Bắc trong Nam, một cuộc đời hành động đâu có chết được, và những ý
nghĩa của nó càng không thể chìm vào hư vô”.
Năm 2004 nhà xuất bản Thế giới phát hành Từ điển văn học (bộ mới)
trong đó Bùi Thị Thiên Thai viết mục về Lê Tràng Kiều đã sƣu tập đƣợc khá
đầy đủ về tiểu sử của Lê Tràng Kiều và các tác phẩm của ông đồng thời cũng
có những nhận xét đánh giá đúng mực hơn về tác giả này
Năm 2004 luận văn của Phùng Gia Thế với đề tài: Cuộc tranh luận thơ
mới - thơ cũ - những vấn đề lịch sử và lý luận bảo vệ tại khoa Ngữ văn Đại
học Sƣ phạm Hà Nội cũng đã có những bƣớc đầu đề cập đến vai trò của Lê
Tràng Kiều trong cuộc tranh luận thơ mới - thơ cũ qua việc phân tích một số
bài tham gia tranh luận của ông.
Năm 2005 nhà xuất bản khoa học xã hội cho phát hành cuốn Lý luận phê
bình văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1945 của PGS.TS Nguyễn
Ngọc Thiện. Trong đó có nghiên cứu về hai cuộc tranh luận nghệ thuật, đều đề
cập đến vai trò của Lê Tràng Kiều


10

Tiếp đó cùng năm 2005 Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên cuốn Văn học Việt
Nam thế kỷ 20 - Lý luận phê bình nửa đầu thế kỷ (Quyển 5 - tập 3) công bố gần
nhƣ toàn vẹn các bài phê bình của Lê Tràng Kiều.
Năm 2006 trong cuốn Những cuộc tranh luận văn học nửa đầu thế kỷ XX
của nhà xuất bản Văn hoá thông tin do Mã Giang Lân viết cũng công bố một
số bài phê bình của Lê Tràng Kiều về thơ mới, góp phần tham gia vào cuộc
tranh luận thơ mới - thơ cũ.
Nhƣ vậy qua việc tìm hiểu và khảo sát các công trình nghiên cứu về Lê
Tràng Kiều, ngƣời viết nhận thấy rằng chƣa có một luận văn thạc sỹ nào
nghiên cứu về đề tài này. Một mặt có thể do việc công bố đầy đủ tác phẩm của
Lê Tràng Kiều cũng mới chỉ hoàn thành cách đây không lâu. Mặt khác Lê
Tràng Kiều lại đứng bên cạnh những tác giả nổi tiếng nhƣ Hoài Thanh, Lƣu
Trọng Lƣ nên tên tuổi của ông phần nào bị khuất lấp hơn.
Trong quá trình nghiên cứu vấn đề ngƣời viết đã kế thừa những luận
điểm khả thủ trong kết luận của các nhà nghiên cứu đi trƣớc. Với bộ sƣu tập
đầy đủ các tác phẩm của Lê Tràng Kiều ngƣời viết sẽ làm sáng tỏ trên mọi
phƣơng diện những đóng góp của Lê Tràng Kiều đối với phê bình văn học Việt
Nam trƣớc Cách mạng tháng Tám.
3- ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở khai thác nguồn tƣ liệu là toàn bộ các tác phẩm của Lê Tràng
Kiều đã đƣợc hệ thống một cách đầy đủ trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ
XX do PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên, ngƣời viết sẽ đi sâu nghiên cứu
quan niệm văn học của Lê Tràng Kiều và phê bình thơ của ông trên cả phƣơng
diện nội dung và nghệ thuật.
Về cơ bản, toàn bộ các tác phẩm nghiên cứu phê bình văn học của Lê
Tràng Kiều bao gồm 32 bài. Chúng tôi sẽ thống kê trong phần phụ lục của luận


11
văn. Khi nghiên cứu về phê bình văn học của Lê Tràng Kiều ngƣời viết sẽ đặt

vào bối cảnh lịch thời đại trong tiến trình phát triển của nền phê bình lý luận
văn học nƣớc nhà. Bởi chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ ra rằng không một cá
nhân nào tồn tại ngoài thời đại. Hơn nữa các tác phẩm của Lê Tràng Kiều ra
đời một bối cảnh khá đặc biệt trong lịch sử văn học. Đó chính là giai đoạn của
các cuộc tranh luận nghệ thuật đang diễn ra sôi nổi trên văn đàn: Tranh luận về
Truyện Kiều (1924 - 1925), Tranh luận về quốc học (1925 - 1941), Tranh luận
về thơ mới, thơ cũ (1935 - 1942), Tranh luận về Duy tâm hay duy vật (1933 -
1939), tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh (1935 -
1939),Ttranh luận dâm hay không dâm trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng
(1936 - 1939).
Chính vì thế ngƣời viết sẽ phân tích các tác phẩm của Lê Tràng Kiều
trong sự đối sánh với những ngƣời cùng quan điểm nhƣ Hoài Thanh, Lƣu
Trọng Lƣ và cả với những ngƣời có quan điểm đối lập nhƣ Hải Triều để làm
sáng tỏ tƣ tƣởng và những đóng góp của ông.
4- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu một cách khoa học, nghiêm túc toàn bộ tác phẩm phê
bình văn học của Lê Trọng Kiều không gì khác ngoài mục đích đánh giá một
cách toàn diện, công bằng và khách quan về những đóng góp của Lê Tràng
Kiều cho nền lý luận phê bình văn học Việt Nam.
Với mục đích nhƣ vậy, hệ thống lý luận triết học Mác- Lê nin, chủ nghĩa
duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng sẽ là cơ sở phƣơng pháp luận
chung cho toàn bộ luận văn của chúng tôi.
Nghiên cứu một tác gia phê bình văn học, ngƣời viết đã kết hợp các
phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau: phƣơng pháp hệ thống và phƣơng pháp


12
lịch sử, phƣơng pháp thống kê, phân loại kết hợp với so sánh, phân tích và tổng
hợp.



5- CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Thư mục tham khảo, Luận văn
đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: Lê Tràng Kiều - Cuộc đời và sự nghiệp
Chương II: Quan niệm văn học của Lê Tràng Kiều
Chương III: Lê Tràng Kiều - nhà phê bình thơ mới đầu tiên











13


CHƢƠNG I
LÊ TRÀNG KIỀU – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
1. BỐI CẢNH THỜI ĐẠI
Cuộc đời văn chƣơng của Lê Tràng Kiều gắn với một bối cảnh lịch sử
văn hoá khá đặc biệt trong tiến trình lịch sử dân tộc nói chung và tiến trình văn
học nói riêng. Đó chính là giai đoạn 1930-1945.
Về mặt chính trị xã hội đây là thời kỳ đấu tranh giai cấp hết sức gay gắt,
là thời kỳ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ sắp đến ngày cáo chung trên bán đảo
Đông Dƣơng. Thực dân Pháp ngày càng phơi trần bộ mặt thâm hiểm và tàn

bạo. Còn phát xít Nhật thì nuôi tham vọng làm bá chủ vùng Châu Á- Thái Bình
Dƣơng. Nhƣng từ năm 1930, dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dƣơng
phong trào công nhân và phong trào yêu nƣớc khác nhƣ những đợt sóng thần
ngày một dâng cao lên liên tiếp đập vào thành luỹ của bọn cƣớp nƣớc và bán
nƣớc. Khủng bố trắng 1930-1931 chỉ có thể làm cho phong trào tạm thời lắng
xuống chứ chƣa thể dập tắt đƣợc phong trào cách mạng ngày càng bùng nổ dữ
dội.
Về mặt văn hoá, phải kể đến vai trò của báo chí đối với sự phát triển của
xã hội nói chung và văn học nói riêng.
Từ năm 1865 báo chí bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Hình thức đầu tiên
của báo chí là công báo, phục vụ cho công cuộc viễn chinh của ngƣời Pháp.
Phải đến đầu thế kỷ XX, sau phong trào Đông Kinh nghĩa thục vào phong trào


14
Duy Tân thì ngƣời Việt mới chính thức chấp nhận báo chí nhƣ một phần thiết
yếu trong đời sống văn hoá xã hội.
Từ năm 1905 trở đi bắt đầu xuất hiện các tờ báo của ngƣời Việt phục vụ
nhu cầu văn hoá của ngƣời Việt . Báo chí trở thành cái nôi đầu tiên nuôi dƣỡng
và đỡ đầu cho một nền văn học mới.
Nhƣng nếu trƣớc năm 1930 báo chí chủ yếu giúp độc giả làm quen với
chữ Quốc ngữ và văn hoá phuơng Tây thì sau đó báo chí đã góp phần to lớn
trong việc kích thích không khí sáng tác và không khí tiếp nhận dòng văn học
mới. Theo Phạm Thế Ngũ, từ năm 1932 đến năm 1935 có đến 27 tờ báo đƣợc
phép ra đời. Hơn nữa do phong trào đấu tranh của quần chúng trong nƣớc và
dƣ luận tiến bộ Pháp, bọn thực dân ở Đông Dƣơng phải ra lệnh bãi bỏ Ty kiểm
duyệt Nam báo ở Trung kỳ từ ngày1 tháng 1 năm 1935.
Vào năm 1936, ở Pháp, mặt trận Bình dân thắng thế nên chính sách cai
trị của thực dân Pháp ở thuộc địa có phần đƣợc nới lỏng hơn trƣớc. Báo chí
đƣợc tự do phát triển và cũng không ngừng ra tăng về số lƣợng, đổi mới về

chất lƣợng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Hầu nhƣ trên
các báo đều có mục giới thiệu văn học thƣờng xuyên nhƣ văn tuyển, điểm sách,
tin văn, giới thiệu sách mới, sƣu tầm văn học, giới thiệu truyện ngắn và tiểu
thuyết đăng nhiều kỳ.
Báo chí chính là diễn đàn để các trí thức Việt Nam trao đổi các vấn đề
văn hoá, ngôn ngữ, nghệ thuật, văn chƣơng Đồng thời là nơi tạo ra không khí
kích thích sự sáng tạo, sự thể nghiệm và những tìm tòi học hỏi của nhà văn trên
con đƣờng cầm bút. Nhƣ thế báo chí đã dần dần trở thành món ăn tinh thần
không thể thiếu đƣợc của quần chúng ở đô thị và những ngƣời có học ở nông
thôn.


15
Việc ra đời và phát triển rầm rộ của báo chí kéo theo việc xuất hiện hàng
loạt các nhóm phái. Họ tập hợp nhau lại và dùng báo chí làm cơ quan ngôn
luận cho mình nhƣ Tự lực văn đoàn có báo Phong hoá, Ngày nay, nhóm Tân
dân có Tạp chí Tao đàn và Tiểu thuyết thứ bảy. Văn phái Phương Đông của
Hoài Thanh, Lƣu Trọng Lƣu và Lê Tràng Kiều tuy không có một tờ báo riêng
làm cơ quan ngôn luận cho mình nhƣng họ đã rất nhiều bài đăng trên các báo
nhƣ Hà Nội báo, Phụ nữ tân văn, Tạp chí Tao Đàn, Tiểu thuyết thứ Bảy
Báo chí trở thành diễn đàn cho nhiều hoạt động xã hội, văn hoá và nghệ
thuật. Liên tục từ đầu những năm 30 đến cuối thập kỷ này, nhiều cuộc tranh
luận đã diễn ra trên báo chí, lôi cuốn sự tham gia của nhiều cây bút lý luận, có
tiếng vang rộng rãi và thu hút sự quan tâm chú ý của bạn đọc nhƣ Tranh luận
về Quốc học(1924-1941), Tranh luận về Truyện Kiều( 1924-1944), Tranh luận
về duy tâm duy vật( 1933-1939), Tranh luận về thơ cũ thơ mới(1932-1942),
Tranh luận về nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh(1933-
1939), Tranh luận về dâm hay không dâm trong tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng( 1935-1939).
Các nhóm phái đã công khai bày tỏ quan điểm nghệ thuật của mình trên

báo chí và đấu tranh quyết liệt để bảo vệ quan niệm ấy.
Lê Tràng Kiều là ngƣời viết văn, làm báo nên không thể bỏ qua không
khí học thuật đang diễn ra sôi nổi trên khắp văn đàn lúc bấy giờ. Ông cũng bắt
đầu cho đăng các bài báo lẻ trên báo Văn học tạp chí từ những năm 1930, 1931
và thực sự có những đóng góp đáng kể cho văn học nƣớc nhà là từ những năm
1935, 1936 khi ông làm chủ bút tờ Hà Nội báo.
2.VÀI NÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ LUẬN PHÊ BÌNH
VĂN HỌC VIỆT NAM


16
Do hoàn cảnh lịch sử và đặc thù về tƣ duy, trong quá khứ của nền văn
hoá văn nghệ dân tộc, Việt Nam chƣa có bề dày truyền thống trƣớc tác, lập
thuyết về mỹ học, lý luận văn học nghệ thuật. Do đó Việt Nam có một nền thơ
ca khá phong phú song lại chƣa có một nền lý luận phê bình văn học có bề dày.
Điều này càng đúng hơn với thời kỳ văn học trung đại của nƣớc ta. Trong suốt
10 thế kỷ của văn học Việt Nam Trung đại, các văn nhân chỉ chú trọng sáng tác
thơ văn bằng chữ Hán, chữ Nôm, thảng hoặc mới để tâm phát biểu qua thƣ từ
trao đổi, đề từ và lời dẫn tác phẩm, thể lệ biên tập, lời tựa, lời bàn, lời
bạt…Trong đó đột xuất có những hạt nhân tƣ tƣởng lý luận sâu sắc thể hiện sự
minh triết của tƣ duy, sự am tƣờng về lao động nghề viết. Nhƣng chƣa thể nói
đó là những công trình lý luận có tính hệ thống . Bởi sự thật lý luận văn học là
từ thực tiễn sáng tác văn học mà ra, nhƣng là hai chuyện khác nhau. Chỉ khi
nào cái sau dần tự ý thức thì mới thành ra cái trƣớc. Từ thực tế phong phú và
phức tạp của văn học, muốn nâng lên thành lý luận, phải có một bƣớc chuyển
hoá- nếu không muốn nói là nhảy vọt trong tƣ duy. Lịch sử sáng tác văn học và
lịch sử lý luận (hay quan niệm văn học) do đó là hai việc khác nhau.
Sang đầu thế kỷ XX song song với cuộc vận động do các sĩ phu yêu
nƣớc chủ xƣớng nhằm đổi mới tƣ duy và canh tân đất nƣớc, chấn hƣng các mặt
của đời sống văn hoá xã hội, đƣa Việt Nam tiến kịp cùng trào lƣu của thế giới

hiện đại, thì yêu cầu xây dựng một nền quốc học, một nền văn học Việt Nam
hiện đại đƣợc đặt ra một cách bức thiết. Một thể tài mới của văn chƣơng hiện
đại đó là văn nghị luận, văn lý luận phê bình đã ra đời cùng với sự nảy nở của
các thể tài sáng tác mới ( nhƣ thơ mới, tiểu thuyết hiện đại, kịch nói) và dịch
văn học. Nói nhƣ nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan thì “kể từ ngày tiếp xúc với
văn minh, học thuật Pháp, tư tưởng phái trí thức nước ta thay đổi nhiều, các
học thuyết mới, các tư trào mới dần dần tràn vào xứ ta. Các phương pháp mới
cũng được các độc giả ứng dụng. Các thể văn cũ biến đi, các thể văn mới (tiểu
thuyết, phê bình, kịch) được các nhà trước tác viết theo Dân tộc ta cũng sẽ


17
biết tìm thấy trong nền văn học nước Pháp những điều sở trường để bổ khuyết
cho những thiếu thốn của mình mà làm cho cái tinh thần của dân tộc mình
được mạnh lên để gây lấy một nền văn học vừa hợp với cái hoàn cảnh hiện thời
vừa giữ được cái cốt cách cổ truyền”
Có thể nói so với trung đại thì đây rõ ràng là một thời kỳ thay da đổi thịt
có tích chất cách mạng của lý luận, phê bình. Theo nhiều khuynh hƣớng và
cách thức khác nhau, những bài viết, công trình đã xuất hiện, lực lƣợng tham
gia ngày một đông đảo (bao gồm các cả các nhà tân học và cựu học) và ngày
càng phong phú hơn về quan điểm. Hoạt động lý luận phê bình ngày càng đƣợc
dân chủ hoá và hiện đại hoá, gắn liền với các tên tuổi nổi bật nhƣ Phan Kế
Bính, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh,
Bùi Kỷ, Phan Khôi, Ngô Tất Tố, Thiếu Sơn, Hải Triều, Hoài Thanh Các bài
viết, các công trình hƣớng về xây dựng một nền văn hoá văn nghệ có tính cách
dân tộc và hiện đại. Mặc dù chƣa có những thành tựu thật xuất sắc song qua
đây bƣớc khởi động của tiến trình hiện đại hoá ở phƣơng diện này đã thể hiện
rõ nét, góp phần tạo ra một không khí học thuật sôi nổi chƣa từng có so với các
thời kỳ trƣớc.
Văn lý luận phê bình ra đời đã đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển đồng

bộ của quá trình hiện đại hoá văn học. Nó nhằm định hƣớng những cơ sở tƣ
tƣởng, lý thuyết cho thực tiễn sáng tác vận động theo khuynh hƣớng mới, đấu
tranh, khẳng định và ghi nhận những thành tựu sáng tác tiêu biểu trên con
đƣờng xây dựng nền văn hoá dân tộc trong thời đại lịch sử mới.
Giai đoạn 1930-1945 là giai đoạn nở rộ của lý luận phê bình báo chí. Từ
năm 1933 trong sinh hoạt văn học xuất hiện một loạt các bài viết mang rõ tính
chất luận chiến với nhiều quan điểm mới lạ. Đặc biệt vào đầu năm 1935, khi
cuộc tranh luận Nghệ thuật vị nghệ và Nghệ thuật vị nhân sinh khởi tranh, Hoài
Thanh nhanh chóng trở thành vị thủ lĩnh của phái Nghệ thuật vị nghệ thuật.


18
Ông cùng với Lƣu Trọng Lƣu và Lê Tràng Kiều nhóm họp trong Văn phái
Phƣơng Đông đã cho ra đời Văn chương và hành động. Đây là tập chuyên luận
chứa đầy những tƣ tƣởng lý luận phê bình văn nghệ với lời đề từ “Thay lời
tuyên ngôn của văn phái Phương Đông”. Tác phẩm này đƣợc nhà xuất bản
Phƣơng Đông- Hà Nội in xong ngày 10 tháng 5 năm 1936 với số lƣợng 2000
bản, nhƣng chƣa kịp phát hành thì bị nhà cầm quyền thực dân ra lệnh thu hồi.
Tiếp đó hàng loạt các cuộc tranh luận học thuật khác đã nổ ra thu hút sự
tham gia của nhiều cây bút lý luận có tên tuổi. Các cuộc tranh luận này phản
ánh sự đối thoại, cọ xát công khai giữa các khuynh hƣớng, tƣ tƣởng mỹ học.
Từ các cuộc tranh luận này đã xuất hiện những tác gia và tác phẩm tiêu biểu
ghi nhận bƣớc trƣởng thành, phát triển của tƣ duy lý luận văn học nƣớc ta. Các
tác phẩm lý luận văn học ra đời và vẫn còn có ảnh hƣởng lớn đến tận ngày nay
nhƣ các tác phẩm của Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn
Đổng Chi, đặc biệt là Đề cương văn hoá Việt Nam do đồng chí Trƣờng Chinh
khởi thảo.
3. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA LÊ TRÀNG KIỀU
Lê Tràng Kiều tên thật là Lê Tài Phúng. Ông sinh năm 1912 tại quê
hƣơng Nam Định và sống thời niên thiếu ở đó. Ông theo học trƣờng Thành

Chung một vài năm cho đến năm 16 tuổi thì gia đình chuyển cƣ lên Hà Nội ở
tại làng Mọc, Quan Nhân nay thuộc phƣờng Nhân Chính quận Thanh Xuân Hà
Nội. Tại đây ông theo học trƣờng Thăng Long, Hà Nội.
Lê Tràng Kiều bắt đầu theo đuổi sự nghiệp viết văn làm báo từ những
năm 1930-1931 và đã có những bài phê bình văn học đăng trên Văn học tạp
chí. Ông hoà nhập rất nhanh vào đời sống văn chƣơng đƣơng thời và có ảnh
hƣởng khá sâu sắc đến nhiều nhà văn nhà thơ.


19
Từ năm 1935 đến năm 1936 Lê Tràng Kiều có những đóng góp đáng kể
cho văn học nƣớc nhà, nhất là từ khi ông làm chủ bút tờ Hà Nội báo . Ông
cùng các bạn thân hữu đã làm cho phần văn học của báo tạo đƣợc ấn tƣợng rất
mạnh mẽ trong đời sống xã hội lúc bấy giờ. Là một ngƣời luôn luôn ủng hộ cái
mới, Lê Tràng Kiều đã có công lớn trong việc nâng đỡ và phát triển tài năng
văn học. Lê Tràng Kiều chủ trƣơng xuất bản các tiểu thuyết của Vũ Trọng
Phụng, các vở kịch thơ Anh Nga, Tần Ngọc của Phạm Huy Thông. Đặc biệt
ông cho đăng giới thiệu và in liền 13 kỳ tác phẩm đầu tay Trường ca lạc loài
của Nguyễn Xuân Sanh, lúc đó mới chƣa đầy 15 tuổi.
Lê Tràng Kiều đã từng viết bài ca ngợi tài năng độc đáo của Vũ Trọng
Phụng trong thể loại phóng sự, đồng thời kích lệ tác giả : hãy viết những truyện
ngắn hay những truyện dài về xã hội. Tôi dám chắc sự nghiệp văn chương của
ông sẽ rạng rỡ vô cùng.
Kết quả là tiểu thuyết Thị Mịch ra đời và ngay lập tức đƣợc đăng trên Hà
Nội báo. Nhƣng do sự kiểm duyệt gắt gao của chính quyền thực dân nên Lê
Tràng Kiều và Vũ Trọng Phụng đã quyết định đổi tên tác phẩm thành Giông Tố
và tái đăng trọn vẹn tác phẩm.
Tên tuổi của Lê Tràng Kiều thực sự đƣợc biết đến nhiều là bắt đầu từ
những cuộc tranh luận nghệ thuật 1935-1939. Ông là ngƣời có công đầu trong
việc cổ vũ cho sự thắng lợi của phong trào thơ mới.

Đầu năm 1936 khi cuộc tranh luận về thơ cũ thơ mới còn đang rất sôi
động thì Lê Tràng Kiều đã có bài viết quan trọng in trên Hà Nội báo số 14. Bài
Thơ mới của ông đã khẳng định giá trị của phong trào thơ mới và chúc mừng
chiến thắng toàn vẹn của nó. Chính bài viết này đã gây nên một cuộc bút chiến
quyết liệt khắp trong Nam ngoài Bắc :


20
“Ba năm qua…với thơ ca văn học ta đã bước một bước dài. Một sự may
mắn không ngờ! Chỉ trong vòng ba năm mà lần lượt đua nhau xuất hện không
biết bao nhiêu tác phẩm có giá trị mà trong cái dĩ vãng phẳng lặng mấy ngàn
năm chỉ lơ thơ một vài cái…” [21- tr.1127]
Không chỉ viết các bài mang tính chất luận chiến mà Lê Tràng Kiều còn
nhiệt thành giới thiệu nhiều nhà thơ mới nhƣ Thao Thao, Thái Can, Nguyễn
Nhƣợc Pháp, Đông Hồ, Nguyễn Vỹ, Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Lƣu Trọng Lƣ.
Ông đã nhấn mạnh quan điểm của mình về thơ mới nhƣ sau:
“Những bài thơ như Tiếng Thu, Bao la sầu, Một chiều thu không phải
là di sản của một gia đình nào, một phe phái nào, một thời đại nào, nó đáng
cho mọi người trong nước ngâm nga, đáng dịch ra tiếng nước ngoài cho người
ta thấy rằng dân tộc ta không phải là không có người hiểu cái hay cái đẹp ở
đời” [63- tr.1075]
Sau đó trong một khoảng thời gian không dài Lê Tràng Kiều đã cho ra
đời một loạt mƣời bài viết cổ động cho cả phong trào và từng bƣớc đi sâu vào
một số gƣơng mặt tác giả tiêu biểu: nhấn mạnh nét cổ điển phƣơng đông trong
thơ Thái Can, sự bình dị trong thơ Nguyễn Nhƣợc Pháp, tính mới mẻ của thơ
Nguyễn Vỹ, hồn thơ mộng ảo của Thế Lữ, những chiêm nghiệm và suy tƣ quá
vãng của Vũ Đình Liên và vai trò nổi bật của tính nhạc trong thơ của Lƣu
Trọng Lƣ.
Có thể nói tất cả sự đa dạng phong phú muôn màu muôn vẻ của các nhà
thơ mới mà Lê Tràng Kiều đã trình bày trong các bài viết của mình đã có sức

thuyết phục rất lớn trong đời sống văn học nƣớc nhà những năm đó. Lê Tràng
Kiều đã giúp độc giả hình dung một quy mô thu nhỏ của Thi nhân Việt Nam
đƣơng đại, góp phần quan trọng vào sự thành công rực rỡ của phong trào thơ
mới và rất có thể là những khơi gợi bƣớc đầu cho công trình tổng kết kinh điển
của Hoài Thanh, Hoài Chân về Một thời đại trong thi ca sau này(1942).


21
Những năm giữa và cuối thập kỷ 30 của thế kỷ XX Lê Tràng Kiều đã có
những cống hiến thực sự cho văn học nƣớc nhà nhƣng đồng thời ông cũng gặp
không ít những khó khăn Thời đó trong đời sống văn chƣơng báo chí, một số
ngƣời nêu vấn đề Truyện Kiều của Nguyễn Du, coi đó là sách dâm ô có thể làm
bại hoại đến phong tục thẩm mỹ dân gian. Lê Tràng Kiều đã phải viết bài bênh
vực Truyện Kiều trên Hà Nội báo số 2 năm 1936. Lê Tràng Kiều còn là một
trong số những cây bút tiêu biểu trong cuộc tranh luận học thuật và chính trị lý
thú diễn ra vào những năm 1935-1939. Với tƣ cách là thành viên của Văn phái
Phƣơng Đông, ông cùng Lƣu Trọng Lƣu trợ giúp cho Hoài Thanh nhằm đối
phó với phái Nghệ thuật vị nhân sinh do Hải Triều làm chủ soái.
Cũng trong thời gian này tác phẩm Văn chương và hành động mà ông
đồng tác giả với Hoài Thanh và Lƣu Trọng Lƣu đã bị chính quyền thực dân
cấm lƣu hành khi vừa mới in xong. Tiếp đó tờ Hà Nội báo của ông bị đình bản.
Mặc dù vậy ông và các bạn văn cùng chí hƣớng vẫn tâm huyết kiên định. Lê
Tràng Kiều đã gây dựng một tờ báo mới thay thế tờ Hà Nội báo vừa bị đình
bản. Đó là tờ Tiểu thuyết thứ Năm. Nhƣng vừa mới ra đƣợc 13 số thì tờ báo này
lại bị đình bản. Lê Tràng Kiều và các bạn văn lại phải lao đao vất vả, mãi đến
tháng 10 năm 1938 thì tờ Tiểu thuyết thứ Năm mới đƣợc xuất bản trở lại. Trong
thời gian này Lê Tràng Kiều vừa phải làm chủ bút, chạy quảng cáo vừa cho ra
đời 20 bài phê bình văn học, bình luận xã hội, kí sự điều tra.
Giai đoạn từ năm 1936 đến năm 1940 Lê Tràng Kiều viết rất nhiều và
sống tận tâm với văn học nƣớc nhà. Cũng thời kỳ này ông cùng với Chu Ngọc,

Bùi Nguyên Cát, Vũ Trọng Can lập ra Ban kịch Hà Nội, đƣợc đông đảo khán
giả Hà Nội rất ƣa chuộng.
Ngay khi tờ Tiểu thuyết thứ Năm bị đình bản hẳn, Lê Tràng Kiều đó vào
Nam và năm 1940 ông lại chủ trƣơng một tờ bỏo khỏc ở Sài Gũn là bỏo Lá lúa.
Những năm này đất nƣớc trải qua bao nhiêu đau thƣơng biến động khôn lƣờng,


22
nghề văn chƣơng báo chí thực sự vô cùng khó khăn. Rồi Cách mạng tháng
Tám, rồi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Ngay thời điểm cuối năm 1946 Lê Tràng Kiều lại tập hợp đƣợc một
nhóm bạn cùng chí hƣớng gồm Thiết Can, Lý Hải Chõu, Thờ Hỳc Phan Văn
Hạnh, Mai Văn Bộ, Vũ Tùng… ra tờ báo Dân quyền với khẩu hiệu in ngay
trên đầu báo :
“Một dân tộc - Việt Nam, một lực lượng- đoàn kết, một phương pháp -
tranh đấu, một tinh thần - dân chủ, một mục đích - độc lập”.
Báo Dân quyền theo đƣờng hƣớng chống đế quốc thực dõn và chớnh phủ
tay sai bự nhỡn nờn bị cấm lƣu hành.
Từ cuối năm 1946, trƣớc những biến động lớn lao của cả xó hội, chịu rất
nhiều những o ộp của chớnh quyền thực dõn, Lờ Tràng Kiều vẫn kiờn trỡ tổ
chức những nhà văn cùng chí hƣớng gây dựng nên nhiều tờ báo. Các tờ báo
mới ra đều bị cấm nhƣng rồi lại có một tờ báo mới khác ra đời thay thế….
Thực chất toà soạn các tờ báo Ngày nay rồi Việt báo rồi Lẽ sống rồi Phụ nữ….
đều do nhóm của Lê Tràng Kiều làm.
Vậy là từ khi vào Nam, Lê Tràng Kỉều đó từ lĩnh vực văn học chuyển
sang lĩnh vực chớnh trị xó hội. Cả đời ông đó viết rất nhiều nhƣng có lẽ tên
tuổi của ông chỉ gắn với một tác phẩm đƣợc xuất bản thành sách. Đó là cuốn
Văn chương và hành động ông viết chung với Hoài Thanh và Lƣu Trọng Lƣu,
mà ngay khi vừa in ra đó bị chớnh quyền thực dõn bắt đỡnh bản và tịch thu hết.
Bởi trong tác phẩm này, Lê Tràng Kiều và nhóm của ông đó kờu gọi khỏt vọng

“thành thực” khát vọng “hành động” khi chứng kiến cảnh “Một dân tộc đó
từng là một quốc gia trong khoảng non nghỡn năm. Thế mà ngày nay chẳng
những chịu thua người Tây người Nhật đến nỗi bước chân sang dóy nỳi Giăng
Màn cũng phải cúi đầu trước một anh chaumong, một anh tasseng, một anh


23
phoban” và “một đám người non hai ngàn vạn hoặc chen chúc trong những xó
nhà ẩm thấp tối tăm, bẩn thỉu nơi thành thị, hoặc ẩn náu dưới những túp lều
tranh khốn khổ rải rác nơi thôn quê, ăn bữa no bữa đói, kéo dài một cuộc đời
dở sống dở chết, vất vả đau thương”.
Các ông cho rằng nhà văn không thể vin vào quan niệm “văn chương
cũng như khoa học có tính cách chung vĩnh viễn, ở ngoài phạm vi quốc gia và
thời đại” để “lạnh lùng với nghĩa vụ làm dân”, hơn ai hết nhà văn phải là
ngƣời đi đầu hành động và kêu gọi mọi ngƣời cùng hành động theo, không
những thế “nhà văn ngoài việc làm ra cũn cú một cỏch hành động gián tiếp,
hành động bằng ngũi bỳt”.
Chính tƣ tƣởng bị coi là phản động này mà cuốn sách bị chế độ thực dõn
dỡm chết khi vừa mới ra đời. Tất nhiên công đầu tiờn trong việc hỡnh thành
cuốn sỏch này vẫn thuộc về Hoài Thanh song Lờ Tràng Kiều cũng cú những
đóng góp không nhỏ trong việc thai nghén và đề xuất ý tƣởng, đặc biệt là trong
việc in ấn và xuất bản. Sau năm 1975 Lê Tràng Kiều tham gia sinh hoạt tại Hội
văn nghệ giải phóng miền Nam. Năm 1977 ông qua đời tại thành phố Hồ Chí
Minh do bệnh nặng.
Đó gần nửa thế kỷ trôi qua từ khi ông qua đời, những ngƣời hiểu biết về
cuộc đời và sự nghiệp của ông ngày một thêm thƣa vắng. Có lẽ so với hai thành
viên trong Văn phái Phương Đông là Hoài Thanh và Lƣu Trọng Lƣu thỡ Lờ
Tràng Kiều ớt đƣợc chỳ ý hơn cả. Trong bộ sách đồ sộ Tổng tập văn học Việt
Nam dày hàng mét, phần về Lê Tràng Kiều cũng chỉ có dăm ba dũng mà cũn
chƣa rừ năm sinh, năm mất, cũng không ghi về quê quán. Sự thiếu sót có lẽ do

hoàn cảnh lịch sử ấy đó và đang đƣợc hoàn thiện.
Chính vì vậy, với đề tài này, ngƣời viết cũng mong muốn góp một phần
nhỏ bộ của mỡnh để làm sáng tỏ hơn sự nghiệp phờ bỡnh văn học của ông nói
riêng và những đóng góp của ông nói chung đối với nền văn học và báo chí


24
Việt Nam nói chung, đồng thời đƣa lại vị trí xứng đáng vốn có của ông trong
lịch sử văn học Việt Nam.




CHƢƠNG II
QUAN NIỆM VĂN HỌC CỦA LÊ TRÀNG KIỀU
Quan niệm văn học là cơ sở của phƣơng pháp phá bĩnh văn học.
Trong cảc cuộc đời viết văn làm báo của mình, mặc dự Lê Tràng Kiều
chƣa có một tác phẩm nào xuất bản thành sách hoàn chỉnh nhƣng số lƣợng
trang viết mà ông để lại qua những bài viết lẻ đƣợc công bố trên các báo và tạp
chí lại không phải là nhỏ. Nhƣng cũng giống nhƣ Hoài Thanh, Lê Tràng Kiều
là ngƣời không ƣa núi lý thuyết và cũng khụng hề phỏt biểu trực tiếp quan
niệm văn học của mỡnh. Những tƣ tƣởng về văn học của ông chỉ đƣợc thể hiện
trong một số bài viết ông tham gia tranh luận đăng trên Tiểu thuyết thứ Năm và
Hà Nội báo
1. VẤN ĐỀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
VÀ THIÊN CHỨC CỦA NHÀ VĂN
Khi nói đến những chức năng cơ bản của văn học nghệ thuật, từ xƣa đến
nay hầu hết mọi ngƣời đều thừa nhận là chức năng nhận thức, chức năng giáo
dục và chức năng thẩm mỹ (hay nói cách khác văn nghệ hƣớng con ngƣời tới
Chân- Thiện -Mỹ), là những phẩm chất đồng bộ chỉnh thể nhằm phát huy tác



25
động tích cực của văn nghệ đối với đời sống xót hội và cuộc sống tinh thần của
con ngƣời.
Trong khi tranh luận với phái Nghệ thuật vị nghệ thuật, Hải Triều và
những thành viên trong phái Nghệ thuật vị nhân sinh đó thấy đƣợc nguồn gốc
của nghệ thuật là lao động. Nghệ thuật sinh ra là để phục vụ lao động của con
ngƣời, nghệ thuật là một sản phẩm của sự sinh hoạt xó hội và là thƣợng tầng
của kiến trúc nên có tính giai cấp. Ngay trong bài viết đầu tiên của cuộc tranh
luận Hải Triều đó thử định nghĩa nghệ thuật:
“Nghệ thuật là một cái sản vật của sự sinh hoạt xó hội(…) Nghệ thuật là
một phương pháp để truyền nhiễm về tỡnh cảm(…) Nghệ thuật xó hội hoỏ tỡnh
cảm của loài nguời, như thế cái phát ngôn của nghệ thuật là ở trong xã hội mà
quang cảnh của nó cũng ở trong xã hội(…) Nghệ thuật là cả hệ thống của tình
cảm được diễn ra thành hỡnh ảnh….”
Tính đúng đắn của Hải Triều khi xem xét gốc gác của văn chƣơng nghệ
thuật là ở trong xã hội mà cứu cỏnh của nú là phụng sự nhõn dõn là điều khụng
thể phủ nhận. Hải Triều cho rằng trong hoàn cảnh xó hội khi đó, văn chƣơng
không muốn “trái mùa” “phản tiến hoá ” thỡ nú phải phụng sự cho quyền lợi
của giai cấp bình dân tức là lực lƣợng tiến bộ trong xã hội. Không thể có thứ
văn chƣơng siêu hình đứng trên hoặc đứng ngoài đời sống con ngƣời, tự ru ngủ
mỡnh, huyễn hoặc quần chỳng. ễng nhấn mạnh tới ý nghĩa tƣơng tác của giữa
văn chƣơng và xã hội để qua đó khẳng định chức năng của văn chƣơng là
“thay đổi căn nguyên trạng xã hội”, văn chƣơng can dự, gắn bó với đời sống
nhân dân và lúc này đây nó phải phơi bày hiện thực thối nát của tỡnh trạng
ngƣời bóc lột ngƣời, chỉ ra cho bình dân một con đƣờng tự cứu để đến với một
tƣơng lai tƣơi sáng:
“Văn chương phải là những lời hiệu triệu ra tranh đấu để mưu cầu sự
sống cũng cho những giai cấp bị búc lột ”



26
Từ đó Hải Triều và những ngƣời cùng phái với ông đó vạch ra cho ngƣời
nghệ sĩ những yêu cầu và nhiệm vụ:
“Tình thế xã hội ngày nay đó nhằm vào thời kỳ khủng hoảng nguy ngập,
chế độ tư bản gần đổ nát, quần chúng ta bị thất nghiệp đói rét, sắp bị nạn đế
quốc, chiến tranh… Các nhà văn phải góp sức vào công cuộc cứu chữa sự
nguy cơ ấy của xã hội chứ không thể ngồi yên trong đám mây xanh chót vót ở
ngang trời mà ngâm nga và bảo quần chúng ngâm nga theo mấy câu thơ mơ
mộng như thời bình khi no ấm” (Lâm Mậu Quang, báo Tiến bộ số 3 ngày
8/3/1936)
Lê Tràng Kiều và những ngƣời thuộc phái Nghệ thuật vị nghệ thuật đó
kịch liệt bỏc bỏ quan niệm này của phỏi Hải Triều. Qua việc bờnh vực Truyện
Kiều, Lê Tràng Kiều đó đề cao chức năng giải trí của văn học nghệ thuật:
“Bình dân sau những giờ cần lao hay là trong những giờ cần lao, họ
ngâm nga những câu thơ như:
“Lơ thơ tơ liễu buông mành
Con oanh học nói trên cành mỉa mai”
để cho họ hả hờ lũng, để cho quên mệt nhọc, quên trong giây lát cái đời
vật chất lam lũ, để hưởng một chút khoái lạc tinh thần, như thế các ông bảo là
là không nên à? Như thế là có hại à?” [21-tr.1177]
Nhƣ vậy Lê Tràng Kiều đó khẳng định chức năng chủ yếu của văn
chƣơng nghệ thuật là gây đƣợc khoái cảm thẩm mỹ, đem đến cho ngƣời thƣởng
thức những cảm giác mới lạ mà quên đi những mệt nhọc toan tính của cuộc
sống đời thƣờng.
Đó cú lúc Lê Tràng Kiều đề cao quá mức chức năng giải trí của văn học
:

×