Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Tác giả Đạm Phương Nữ Sử trong bối cảnh hiện đại hóa đầu thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 148 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

NGUYỄN THỊ DUNG

TÁC GIẢ ĐẠM PHƯƠNG NỮ SỬ TRONG BỐI CẢNH HIỆN ĐẠI
HÓA ĐẦU THẾ KỶ XX

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60220121

Hà Nội - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

NGUYỄN THỊ DUNG

TÁC GIẢ ĐẠM PHƯƠNG NỮ SỬ TRONG BỐI CẢNH HIỆN ĐẠI
HÓA ĐẦU THẾ KỶ XX

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. TRẦN NHO THÌN

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60220121



Hà Nội - 2012

1


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................... 3
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu......................................................... 8
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 9
5. Cấu trúc của luận văn ........................................................................ 10
CHƯƠNG 1: CUỘC ĐỜI VÀ VĂN NGHIỆP CỦA ĐẠM PHƯƠNG NỮ
SỬ ............................................................................................................... 12
1.1. Cuộc đời Đạm Phương nữ sử.......................................................... 12
1.2. Văn nghiệp Đạm Phương nữ sử...................................................... 17
1.2.1 Thơ và từ ..................................................................................... 17
1.2.2 Tiểu Thuyết.................................................................................. 51
CHƯƠNG 2: ĐẠM PHƯƠNG VÀ VẤN ĐỀ PHỤ NỮ ĐẦU THẾ KỶ XX
.................................................................................................................... 69
2.1. Sơ lược về phong trào nữ quyền và giải phóng phụ nữ trên thế giới
................................................................................................................. 69
2.2. Tình hình phụ nữ Việt Nam và “vấn đề phụ nữ” trong xã hội ..... 74
2.3. Tư tưởng của Đạm Phương về vấn đề phụ nữ trong mối tương
quan với các học giả đương thời. ........................................................... 77
2.3.1. Vấn đề công - dung - ngôn - hạnh ............................................. 77

2.3.2. Vấn đề về trinh tiết ..................................................................... 82
2.3.3. Vấn đề tự do kết hôn................................................................... 86
2.3.4. Vấn đề nữ học............................................................................. 89


CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG KHẢO CỨU
.................................................................................................................. 106
3.1. Hoạt động xã hội: .......................................................................... 106
3.1.1. NCHH ....................................................................................... 106
3.1.2. Các hoạt động xã hội khác ....................................................... 113
3.2. Hoạt động khảo cứu ...................................................................... 115
3.2.1. Cơng trình Giáo dục nhi đồng.................................................. 115
3.2.2. Cơng trình khảo cứu về Tuồng hát An Nam ............................ 121
KẾT LUẬN .............................................................................................. 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 130
PHỤ LỤC................................................................................................. 141


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

CKV

: Chung Kỳ Vinh

HPTT

: Hồng phấn tương tri

NCHH


: Nữ công Hoc Hội

KTC

: Kim Tú Cầu


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Những năm đầu thế kỷ XX, chương trình khai thác thuộc địa của Pháp
đã làm thay đổi xã hội và nền kinh tế Việt Nam. Các tầng lớp, các giai cấp
mới đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là giai cấp công
nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị đã xuất hiện. Đây chính là điều
kiện xã hội cần thiết cho việc tiếp thu tư tưởng mới, tư tưởng tự do, dân chủ
và xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Một phần trong tư tưởng tự do, dân chủ, bình
đẳng phương Tây là vấn đề bình đẳng nam nữ, nữ quyền và giải phóng phụ
nữ cũng đã được các tri thức phong kiến Việt Nam biết đến.
Thời gian này, đã có một số phụ nữ khơng chỉ giới hạn mình nơi cung
cấm, chốn phịng the hay quanh quẩn cơng việc bếp núc mà đã vươn tới hịa
nhập với sự thay đổi của xã hội bằng cách tham gia vào những cơng việc mà
trước đó chỉ nam giới mới làm được như: viết văn, dịch thuật, làm báo, diễn
thuyết, hoạt động cách mạng,…Trong đội ngũ nữ trí thức đầu thế kỷ XX, nổi
bật lên một Đồng Canh công nương năng nổ, tháo vát của hoàng tộc nhà
Nguyễn, một Đạm Phương nữ sĩ giàu lòng yêu nước với bút lực dồi dào, tư
tưởng tiến bộ, khả năng tổ chức và hoạt động xã hội xuất sắc. Đặt Đạm
Phương nữ sử trong hoàn cảnh lịch sử, thời đại mà bà sinh sống, ta càng thêm
khâm phục tư tưởng và hành trạng của bà.
Đạm Phương sinh ra trong lòng xã hội phong kiến, chịu ảnh hưởng
nặng nề của tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, sự phân công trong xã hội nông
nghiệp lạc hậu: đàn ơng lo việc bên ngồi, đàn bà lo việc nhỏ mọn trong nhà.

Thêm vào đó là cảnh nước mất nhà tan, Pháp đẩy mạnh âm mưu thôn tính
nước ta, biến loạn triều đình rối ren, lần lượt các vua Dục Đức, Hiệp Hoa,
Kiến Phúc bị lật đổ,…văn hóa nghìn năm của dân tộc dần suy thối. Tâm lý
đắng cay, tủi nhục, bất mãn trĩu nặng trong giới tri thức, đặc biệt là trong
1


hồng tộc vì họ là những người phải chịu trách nhiệm về cảnh đó. Nhưng
trong cảnh thế ấy, Đạm Phương đã bất chấp trở lực, vượt lên số phận, viết
văn, lập báo, tạo dựng một tổ chức xã hội nuôi dưỡng tinh thần đấu tranh cho
nữ học.
Trong khoảng mười năm (1918 – 1929) bà viết gần hai trăm bài đăng
các báo xuất bản trên tồn quốc, trong đó ba phần tư số bài mang tính chuyên
đề về phụ nữ, nhi đồng, giáo dục. Về văn chương, bà viết nhiều thể loại: Thơ,
từ, câu đối, tiểu thuyết. Bà thông thạo Hán văn, Pháp văn,…do đó bà cũng là
người sớm có tầm nhìn ra thế giới tiếp thu tinh hoa nhân loại như hệ lí luận
tiến bộ về quy trình dưỡng dục trẻ thơ, hệ tư tưởng tiến bộ về nhân quyền:
dân chủ, tự do, bình đẳng. Đạm Phương nữ sử cũng là người tổ chức Hội Nữ
công đầu tiên ở nước ta để mở mang giới chí.
Tuy nhiên, cho đến nay những hoạt động và cống hiến của bà vẫn chưa
được nhiều người biết đến. Thế hệ hiện nay dường như chỉ biết về bà - Công
Nữ Đồng Canh với tư cách là cháu nội của vua Minh Mạng, là người đã sinh
ra và nuôi dưỡng nhà lý luận văn nghệ mác-xít nổi tiếng Hải Triều Nguyễn
Khoa Văn và là bà nội của nhà thơ - Bộ trưởng Nguyễn Khoa Điềm, chứ
chưa được tường tận về bà trong vị trí một nữ trí thức q tộc có tinh thần
can đảm và u nước nồng nàn, có uy tín lớn trong xã hội, có ảnh hưởng sâu
rộng trong quần chúng, đặc biệt trong giới nữ lưu suốt nửa đầu thế kỷ XX.
Chính vì những lí do trên, chúng tơi đã chọn đề tài : "Tác giả Đạm
Phương nữ sử trong bối cảnh hiện đại hóa đầu thế kỷ XX” với mong muốn
ghi nhận những đóng góp của tác giả trong sự phát triển của văn hóa, văn học

nước nhà đầu thế kỷ XX.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Về sưu tầm, xuất bản
Tại Thư viện Quốc gia Hà Nội có lưu 5 đầu sách của Đạm Phương nữ
sử xuất bản trước năm 1945. Đó là:
1. Gia đình giáo dục thường đàm, in lần thứ nhất, S. : lmpr. Bảo tồn, 1928
2. KTC, Nơi xuất bản: S. :lmpr. Bảo Tồn, 1928
3. Phụ nữ dự gia đình, Nơi xuất bản :Gị Cơng: Nữ lưu thư quán, 1929
4. Phụ nữ dự gia đình, in lần thứ 1, Nơi xuất bản: Huế: lmpr. Bảo tồn, 1929
5. Giáo dục nhi đồng, Nơi xuất bản : H. : Lê Cường, 1942
Riêng Cơng trình Giáo dục nhi đồng của Đạm Phương nữ sử được xuất
bản năm 1942 tại nhà in Lê Cường, Hà Nội, đến năm 1996 Nhà xuất bản
Thanh Hóa tái bản 1000 cuốn.
Sau 1945 có sách Đạm Phương nữ sử của Cửu Thọ và Nguyễn Khoa
Diệu Biên, Nhà xuất bản Trẻ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 1994 dày
344 trang khái quát giới thiệu gia phong, cuộc đời, sự nghiệp và dẫn 29 bài
thơ và từ, 24 bài báo và một chương trong sách Giáo dục nhi đồng của bà.
Người có nhiều đóng góp trong quá trình sưu tầm trước tác của Đạm
Phương là học giả Lê Thanh Hiền. Từ năm 1983 trong quá trình khảo sát lại
văn bản học nghệ thuật chèo quá khứ tại các thư viện lớn trên đia bàn toàn
quốc, ông khảo sát các báo và tạp chí trước 1945 và thường thấy bút danh Đạm
Phương nữ sử ở một số bài. Từ đó, ơng đã chú ý và mỗi khi gặp bút danh Đạm
Phương nữ sử ông thường ghi chép vào sổ tư liệu cá nhân. Đến năm 1997, là
năm ơng hồn thành ba cơng trình văn bản học nghệ thuật chèo quá khứ, ông
mới dành thời gian thống kê lại những tư liệu đã ghi chép về bút danh Đạm
Phương nữ sử. Bản thân Lê Thanh Hiền cũng thấy bất ngờ khi tính sơ qua đã

có ngót hai trăm bài báo của Đạm Phương viết về các vấn đề xã hội.
3


Năm 1999, Nhà xuất bản Văn học cho xuất bản Tuyển tập Đạm
Phương nữ sử do Lê Thanh Hiền sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu. Sự ra đời
của cuốn sách là cố gắng đáng trân trọng của tác giả Lê Thanh Hiền cũng
như nhà xuất bản Văn học. Nhưng do phương tiện kỹ thuật lúc đó cịn hạn
chế, phần lớn việc sưu tầm tác phẩm in trên báo, phải qua bản chụp
microfilm trên bản gốc đã mờ, cũ, nhiều câu nhiều đoạn bị mất,…và cịn
hàng trăm bài báo chưa tìm ra.
Từ đó đến nay, cơng tác sưu tầm trước tác của Đạm Phương nữ sử đã
được hậu duệ của bà cùng bạn bè và giới nghiên cứu thực hiện, bổ sung. Gần
đây, tháng 8 năm 2010 với những nỗ lực tìm kiếm, sưu tầm, nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm đã có bổ sung hàng trăm trang với chú thích rất cơng phu, sửa
chữa phục hồi những đoạn văn bị sai, bị thiếu trong lần in năm 1999. Tháng
12 năm 2010, Tuyển tập Đạm Phương nữ sử do Lê Thanh Hiền sưu tầm, biên
soạn, giới thiệu và Nguyễn Khoa Điềm bổ sung, sửa chữa được nhà xuất bản
Văn học xuất bản 1000 cuốn.
Gần đây nhất, tháng 1 năm 2011, Nguyễn Khoa Điềm lại sưu tập được
thêm rất nhiều bài viết của Đạm Phương trên tờ “Lục Tỉnh tân văn” (183
trang).
Trong Hội thảo khoa học kỷ niệm 130 năm ngày sinh Đạm Phương nữ
sử được tổ chức tại Huế ngày 18 tháng 06 năm 2011, nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm công bố kết quả tìm kiếm tư liệu về Đạm Phương như sau: “Cho đến
nay con số các tác phẩm của Đạm Phương nữ sử đã sưu tầm được (tính cả
phần đã xuất bản và phần hiện lưu giữ trong tư liệu gia đình) như sau:
- 42 bài thơ kể cả từ khúc, câu đối
- 181 bài báo, gồm cả một số truyện ngắn, bài sưu tầm, dịch thuật
- 3 tiểu thuyết: “Kim Tú Cầu” (Xuất bản thành sách năm 1928);


4


“Hồng phấn tương tri” (Xuất bản thành sách năm 1929) tìm được từ một thư
viện Paris; “Chung Kỳ Vinh”, đăng trên “Lục Tỉnh tân văn” từ đầu tháng 07
năm 1924 đến 19 tháng 01 năm 1925 (kết thúc). Rất tiếc, có 1- 2 số đầu tiên
chúng tơi chưa tìm được.
- 3 tập khảo cứu: “Bàn về vấn đề giáo dục con gái”, “Phụ nữ dự gia
đình”, “Giáo dục nhi đồng”. [103; tr 25]
Sưu tầm được khối lượng tác phẩm như vậy quả là một nỗ lực rất lớn
của gia đình tác giả cũng như các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, đó chưa phải là
tồn bộ những trước tác mà Đạm Phương để lại, vì thế cơng tác sưu tầm, xuất
bản vẫn sẽ được đẩy mạnh trong thời gian sắp tới.
2.2 Về nghiên cứu
Nhìn chung hoạt động nghiên cứu về tác giả Đạm Phương mới được
tập trung và nở rộ trong khoảng thời gian gần đây, trước đó các bài nghiên
cứu về Đạm Phương rất ít, chưa sâu và chưa hệ thống. Giải thích về điều này,
nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và cũng là cháu nội của Đạm Phương cho rằng
việc tiếp cận tư liệu, trước tác của bà gặp khó khăn nên các nhà nghiên cứu
chưa chú ý tới được: “Sở dĩ các nhà làm tư liệu gặp khó khăn vì Đạm
Phương nữ sĩ mặc dầu là tác giả của thế kỷ thứ XX nhưng bà mất sớm – từ
ngay đầu kháng chiến chống Pháp (1947), sách vở thất lạc; phần lớn các
trước tác của bà lại là các bài báo ra đời trước năm 1930 nên ít người có
điều kiện tiếp cận” [103; tr 22]
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, độc giả được biết đến Đạm Phương
nữ sử qua sách Lược truyện các tác giả Việt Nam, do Trần Văn Giáp chủ
biên. Như tên sách, sách ghi chép sơ lược lai lịch các tác giả, tác phẩm xuất
hiện từ thế kỷ thứ XI đến nửa đầu thế kỷ XX. Tác giả Đạm Phương là một
trong 851 tác giả được thống kê trong cuốn sách này. Bà được liệt kê cùng 13


5


tác giả nữ nổi tiếng khác là: Ỷ Lan phu nhân, Ngơ Chi Lan, Đồn Thị Điểm,
Lê Ngọc Hân, Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Huệ Phố (Nguyễn
Tĩnh Hòa), Mai Am (Nguyễn Trinh Thận), Nguyệt Đình (Nguyễn Vĩnh
Trinh), Nguyễn Nhược Thị Bích, Vân Đài, Sương Nguyệt Anh. Do tính chất
“lược truyện” tổng quát của cuốn sách nên tiểu sử của bà được nhắc đến khá
sơ sài chỉ có hai cuốn sách, hai bài báo được nhắc đến.
Như đã nói ở trên, năm 1995, nhà xuất bản Trẻ phát hành cuốn sách
Đạm Phương nữ sử của hai tác giả Nguyễn Khoa Diệu Biên – Nguyễn Cửu
Thọ. Là cháu nội và cháu ngoại, đã từng có thời gian gần gũi với bà Đạm
Phương nên phần viết của hai tác giả khá cụ thể và sinh động. “Các tác giả
có cái nhìn bao quát những hoạt động phong phú của bà gắn với bức tranh
chính trị xã hội đầy biến động của nước ta và của kinh đô Huế những năm
đầu thế kỷ XX” [103, tr 22]
Trong những thập niên 80, 90 của thế kỷ XX, cũng đã có những học
giả quan tâm đến trước tác và hoạt động xã hội của bà nhưng sự quan tâm đó
mới chỉ dừng lại ở dạng những bài viết tiểu luận về một vài khía cạnh tiêu
biểu trong sự nghiệp của bà với những đánh giá chung chung. Những bài viết
nghiên cứu về Đạm Phương nữ sử còn tản mạn và nằm rải rác ở các báo như:
 Bài “Với Nữ sĩ Đạm Phương” của tác giả Trần Thị Như Mân in trên
Tạp chí Sơng Hương, số 12 tháng 4 năm 1985,
 Bài “Đạm Phương Nhà báo nữ đầu thế kỷ” của tác giả Cửu Thọ in
trên Báo Phụ nữ Thủ đô số 22 năm 1996,
 Bài “Nhớ Nữ sĩ Đạm Phương” của tác giả Lê Xuân Kỳ in trên báo
Văn hóa, số ra ngày 21 tháng 08 năm 1994,
 Bài “Đạm Phương, Người rung tiếng chng địi quyền sống của phụ
nữ từ hồi đầu thế kỷ” của tác giả Thế Thanh, trên báo Đại đoàn kết, số xuân


6


năm 1998
 Và những bài viết của tác giả Lê Thanh Hiền in trong các tạp chí:
Tạp chí văn hóa nghệ thuật, số 2 năm 1998, Tạp chí Người làm báo Xứ Đơng
số 3 năm 1998, Tạp chí Cánh Buồm số 4 năm 1998, Báo Văn hóa ra ngày 21
tháng 06 năm 1998
Những bài viết này đều đề cao tư tưởng tiến bộ trong trước tác của
Đạm Phương nữ sử, các tác giả trên cũng khẳng định vai trò xã hội quan
trọng của bà ở giai đoạn lịch sử đương thời. Đạm Phương là một danh sĩ
kinh đô Huế hồi đầu thế kỷ XX, yêu nước, trọng thị dân tộc. Bà ý thức sâu
sắc về việc dùng báo chí truyền bá những kiến thức văn hóa – xã hội, kiến
thức dưỡng dục thế hệ trẻ Việt Nam, đặc biệt là nỗ lực vận động phát triển
chị em phụ nữ, hướng nghiệp cho họ và phân tích về cách thức tổ chức gia
đình, ni dạy con cái để chị em có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Thành tựu nghiên cứu về Đạm Phương đạt đến độ chín muồi, rực rỡ và
thành cơng nhất chính là dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh của bà với một hội
thảo khoa học cấp quốc gia được chuẩn bị hơn một năm, hội tụ hơn 200 nhà
khoa học đầu ngành thuộc các lĩnh vực lịch sử, văn học, giáo dục, sân khấu,
báo chí, Phật học, gia phả, giới,… Ban tổ chức đã lựa chọn được 42 bản báo
cáo khoa học để in kỷ yếu. Hội thảo được chia làm hai tiểu ban: Tiểu ban gia
thế, văn hóa, giáo dục và tiểu ban văn học, báo chí, di sản. Hội thảo cơng bố
kết quả sưu tầm tài liệu về Đạm Phương, những lưu ý trong gia thế và tiểu sử
của bà. Về hoạt động văn hóa, các nhà nghiên cứu chú ý đến các vấn đề sau:
Đấu tranh nữ quyền và sự tiến bộ của phụ nữ, xây dựng con người mới, gia
đình mới, xã hội mới, thành lập và điều hành NCHH, người khai sinh ra
ngành nghiên cứu tuồng Việt Nam, nghiên cứu Phật học, văn hóa tâm linh,
thơng thạo nhiều ngoại ngữ, giao tiếp với nhiều chính khách đương thời, hoạt

động yêu nước và cách mạng,…Về giáo dục, các nhà giáo dục học như
7


PGS.TS Trần Tuấn Lộ, tác giả Hoàng Thị Ái Nhiên khẳng định cơng lao và
những đóng góp của Đạm Phương về giáo dục phụ nữ, giáo dục nhi đồng. Về
thơ, từ, tiểu thuyết, tuy không tiêu biểu bằng những hoạt động xã hội của bà,
nhưng các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra những nét đặc sắc trong mảng sáng
tác văn chương này. Về báo chí, các nhà nghiên cứu, nhà báo như: PGS- TS
Nguyễn Đăng Điệp, TS. Nguyễn Thu Linh, TS. Tơn Phương Lan, TS. Hồng
Diệu Minh, Phan Quang, Phạm Phong Phú… đều khẳng định tính chất tiên
phong, bút lực dồi dào và ảnh hưởng sâu rộng của Đạm Phương trong nền
báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Trong hội thảo rất nhiều vấn đề xoay quanh cuộc đời và sự nghiệp của
tác giả Đạm Phương đã được đặt ra bàn bạc, thảo luận. Có nhiều vấn đề có ý
kiến khác nhau, mức độ đánh giá không giống nhau, có vấn đề cần phân tích
rõ hơn, sâu hơn. Chính vì thế quá trình nghiên cứu về Đạm Phương chắc
chắn cịn phát triển trong tương lai.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Như tên luận văn : Tác giả Đạm Phương nữ sử trong bối cảnh hiện đại
hóa đầu thế kỷ XX, mục đích của chúng tôi khi thực hiện luận văn này là làm
sáng tỏ về cuộc đời, sự nghiệp, vị trí, vai trị cùng những đóng góp về lĩnh
vực văn hóa, văn học của nữ sĩ Đạm Phương trong giai đoạn chuyển đổi từ xã
hội phong kiến sang xã hội thực dân nửa phong kiến ở nước ta vào đầu thế kỷ
XX.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với khối lượng trước tác đồ sộ đã sưu tầm được về Đạm Phương, giới
nghiên cứu khẳng định bà là một nhân vật lịch sử đa tài. Bà là nhà thơ, nhà
văn, nhà báo, nhà giáo dục, nhà biên khảo, dịch thuật, nhà hoạt động xã hội


8


và là nhà văn hóa của Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, trong
khuôn khổ luận văn chuyên ngành văn học, chúng tôi đi sâu nghiên cứu tập
trung vào các mảng nội dung chính sau đây:
- Những sáng tác văn chương: thơ, từ, tiểu thuyết của Đạm Phương
- Những bài báo, bài chuyên khảo thể hiện tư tưởng của Đạm Phương
về vấn đề phụ nữ, giáo dục nhi đồng
- Những bài báo, chuyên luận của những tác giả cùng thời về vấn đề
phụ nữ
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu chính sau:
4.1 Phương pháp mơ tả
Luận văn nghiên cứu về toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp của tác giả Đạm
Phương nữ sử, là một tác giả có nhiều đóng góp cho nền văn hóa, văn học
nước nhà những năm đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, cuộc đời và sự nghiệp của
bà cịn ít được biết đến, hay nói cách khác là chưa phổ biến trong giới học
sinh, sinh viên cũng như giới nghiên cứu văn chương. Chính vì lí do đó,
chúng tơi sử dụng phương pháp mô tả để giới thiệu một cách chân thực và
gần gũi nhất hành trạng, cuộc đời của tác giả Đạm Phương đến với người
theo dõi.
4.2 Phương pháp so sánh
Để thấy được cái chung cũng như nét riêng độc đáo và những đóng
góp của Đạm Phương nữ sử so với các tác giả nữ cùng thời, luận văn sử dụng
phương pháp so sánh, đối chiếu.
4.3 Phương pháp phân loại, thống kê
Với một tác giả có khối lượng trước tác lớn và đa dạng như Đạm

9


Phương thì việc sử dụng phương pháp phân loại, thống kê là hết sức cần
thiết. Phương pháp này giúp chúng tôi xử lý tư liệu trước tác của tác giả một
cách mạch lạc và rõ ràng. Đó là cơ sở, tiền đề để luận văn đưa ra những đánh
giá nhận định khách quan về từng sáng tác của Đạm Phương nữ sử. Ngồi ra,
phương pháp này giúp chúng tơi phân loại ý kiến, tư tưởng của các học giả
cùng thời trong thế so sánh với ý kiến, tư tưởng của Đạm Phương về các vấn
đề có liên quan.
4.4 Phương pháp phân tích- tổng hợp
Từ việc phân tích, mơ tả những hoạt động văn hóa, văn học và những
sáng tác của Đạm Phương, chúng tôi đúc kết lại thành một diện mạo mang
tính khái quát về cuộc đời và văn nghiệp của một nữ sĩ tiêu biểu đầu thế kỷ
XX..
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương với các nội
dung như sau:
Chương 1 Cuộc đời và văn nghiệp của Đạm Phương nữ sử
1.1

Cuộc đời Đạm Phương nữ sử

1.2

Văn nghiệp Đạm Phương nữ sử

1.2.1 Thơ và từ
1.2.2 Tiểu Thuyết
Chương 2: Đạm Phương và vấn đề phụ nữ đầu thế kỷ XX

2.1

Sơ lược về phong trào nữ quyền và giải phóng phụ nữ trên thế giới

2.2

Tình hình phụ nữ Việt Nam và “vấn đề phụ nữ” trong xã hội

2.3

Tư tưởng của Đạm Phương về vấn đề phụ nữ trong mối tương

quan với các học giả đương thời.

10


2.3.1 Vấn đề công - dung - ngôn - hạnh
2.3.2 Vấn đề về trinh tiết
2.3.3 Vấn đề tự do kết hôn
2.3.4 Vấn đề nữ học
Chương 3 Hoạt động xã hội và hoạt động khảo cứu
3.1 Hoạt động xã hội:
3.1.1 Nữ công Học hội
3.1.2 Các hoạt động xã hội khác
3.2 Hoạt động khảo cứu
3.2.1 Cơng trình Giáo dục nhi đồng
3.2.2 Cơng trình khảo cứu về Tuồng hát An Nam

11



CHƯƠNG 1:
CUỘC ĐỜI VÀ VĂN NGHIỆP CỦA ĐẠM PHƯƠNG NỮ SỬ
1.1. Cuộc đời Đạm Phương nữ sử
Đạm Phương nữ sử sinh năm Tân Tỵ (1881) tại Phủ Tôn Nhơn, kinh
đô Huế. Bà có tên thật là Cơng Nữ Đồng Canh, tự là Quý Lương. Sau khi lấy
chồng, có con, bà được vua Thành Thái vời vào cung làm chức nữ sử dạy
cung tần, mỹ nữ trong cung. Nữ sử là một chức quan mà bà từng đảm nhiệm
nên bà lấy bút hiệu là Đạm Phương nữ sử. Ngoài ra bà cịn có các bút hiệu
sau: Đạm Phương nữ sĩ, Đạm Phương, Đ.P,…
Đạm Phương là con gái của Hồng Hóa Quận Vương Nguyễn Miên
Triện, là Quận chúa (cháu nội vua Minh Mạng). Thân phụ Đạm Phương là
hoàng tử thứ 66 của vua Minh Mạng, thụ tước Hồng Hóa Quận Vương.
Năm 1891 ông phụng chỉ vua Thành Thái dẫn sứ bộ triều đình Huế sang cơng
vụ tại nước Cộng hịa Pháp. Trong chuyến đi này, ơng có dịp mua được một
số sách vở về Lịch sử văn minh văn hóa Pháp, Cách mạng Pháp 1789, các
sách của Jean – Jacques Rousseau (1712 – 1778), Voltaire (1694 – 1778) viết
về tự do, dân chủ, nhân quyền. Ông cũng là người nổi tiếng hay chữ với hai
tập sách: “Ước đình thi sao”,viết bằng chữ Hàn, gồm khoảng 300 bài và một
tập thơ Nôm là “Ất Sửu Như Tây Nhật ký”. Ông mất ngày 4 tháng 4 năm Ất
Tỵ (7/5/1905), thọ 73 tuổi. Ông chỉ có hai người con gái, trong đó có bà Đạm
Phương là thứ nữ, do vậy ơng đã dành tình u thương và công sức dạy dỗ
cho các bà chẳng khác gì con trai.
Mẹ của Đạm Phương là Tài Nhân Trần Thị Thanh, cho đến nay vẫn
chưa có tư liệu gì về dòng dõi bên ngoại của Đạm Phương nên chưa rõ về
thân thế của bà Trần Thị Thanh.
Là người thông minh, Đạm Phương được mẹ dạy cho chữ Hán từ rất

12



sớm, sau đó gia đình lại mời thầy đồ Nghệ dạy thêm. Tuy sinh ra trong bối
cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm chiếm, cai trị nhưng do xuất thân trong
hồng tộc nên Cơng Nữ Đồng Canh được thừa hưởng đặc quyền, đặc lợi, và
được thừa hưởng truyền thống văn học, giáo dục tốt đẹp của hồng tộc. Vì
thế, ngay từ thời ấu thơ, Công Nữ Đông Canh đã được dưỡng dục quy củ và
đến thời niên thiếu đã được học hành nghiêm túc cả Hán văn, Pháp văn và
quốc ngữ. Bà còn được vào phủ chúa học cầm, kỳ, thi, họa, thêu thùa, cắt
may, nấu nướng. Đó là những kiến thức nền tảng cơ bản đã kết tinh thành
vốn văn hóa vững chắc mà Đạm Phương có được khi trưởng thành.
Năm 1890, bà theo gia đình sống ở “Học bạn tinh xá” (nay ở Phường
Thủy Xuân, Huế) và theo học công chúa Quy Đức tại phủ Vĩnh Trinh. Trong
thời thiếu nữ, bà đã có hai tập thơ chữ Hán là “Đơng qn thi tập” và “Tú dư
xích độc”.
Năm 1897, Cơng Nữ Đồng Canh trịn 16 tuổi và lập thân với ông nghè
tập ấm Nguyễn Khoa Tùng (Hậu duệ thứ 6 của Nguyễn Khoa Chiêm (1659 1736), quê gốc Hải Dương, nay thuộc Xã Lê Lợi, Huyện An Hải, Hải Phịng,
tác giả Nam triều cơng nghiệp diễn chí1 – Tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của
nước ta). Bà sinh con gái đầu lòng là Nguyễn Khoa Diệu Nhơn. (Chữ Diệu
lót tên con gái trong nhiều gia đình dịng họ Nguyễn Khoa bắt đầu từ bà Diệu
Nhơn.). Trong cuộc sống, hai vợ chồng bà Đạm Phương và ông Nguyễn
Khoa Tùng rất tâm đầu ý hợp, thường cùng nhau xướng họa thơ văn nên có
chung một tập thơ chữ Hán lấy tên là “Hiệp Bích thi cảo”. Năm 1898, bà
sinh người con gái thứ hai là Nguyễn Khoa Diệu Duyên, năm 1900 bà sinh
người con trai đầu là ông Nguyễn Khoa Tú. Năm 20 tuổi bà được mời vào
cung để dạy công chúa và cung nữ học tập. Tên Đạm Phương nữ sử ra đời từ
1

Sách ra đời năm 1720, năm 1984 dịch từ Hán văn sang Việt văn, tới nay tái bản ba lần,
1994 Nxb Hội Nhà văn tái bản sách 632 trang khổ 13 x 19 cm.


13


đó. Năm 1906, bà sinh ơng Nguyễn Khoa Văn tức Hải Triều. Năm 1914, bà
sinh người con thứ năm là ông Nguyễn Khoa Châu (Hải Châu). Năm 1918,
bà sinh người con gái út là bà Nguyễn Khoa Diệu Vân.
Tháng 4 năm 1918, bà tiếp kiến ông Phạm Quỳnh, chủ bút báo Nam
Phong đến thăm. Sau chuyến thăm Huế này, Phạm Quỳnh có bài du ký
“Mười ngày ở Huế” có nhắc đến cuộc tiếp xúc đó. Có lẽ Nam Phong là tờ
báo đầu tiên thu hút bà vào con đường báo chí. Tháng 7 năm 1918, bà viết
những bài báo đầu tiên cho Nam Phong (tạp chí xuất bản tại Hà Nội năm
1917), năm 1919, 1920 bà làm trợ bút cho nhật báo Trung Bắc tân văn (Xuất
bản năm 1915 tại Hà Nội), giữ mục “Lời đàn bà” trên tờ Thực nghiệp dân
báo (Xuất bản năm 1920, tại Hà Nội). Năm 1922 bà là biên tập viên nữ giữ
mục “Văn đàn bà” trên tạp chí Hữu Thanh (Hà Nội). Đây là khoảng thời
gian bà thể hiện một bút lực dồi dào với hàng loạt những bài viết trên các báo
lớn ở khắp ba miền Bắc – Trung – Nam. Ngày 25/5/1923, tiểu thuyết KTC
của bà được đăng nhiều kỳ trên Trung Bắc tân văn. Năm 1923, bà cho đăng
trên tạp chí Nam Phong bài viết “Khảo cứu về tuồng hát An Nam”. Ngày
3/2/1926, trên tờ Thực nghiệp dân báo, bà viết bài “Nữ lưu với ơng Phan Bội
Châu”. Chính vì những đóng góp về văn hóa văn học đó mà năm 1925, bà
được chính quyền Nam triều thưởng Kim Tiền (một hình thức khen thưởng vì
những đóng góp về văn hóa).
Trong khoảng thời gian này, bà cũng tiếp xúc với các nhà chí sĩ yêu
nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,…Năm
1926, tại lễ truy điệu Phan Chu Trinh ở Huế, bà được ủy nhiệm đọc bài văn tế
do cụ Phan Bội Châu soạn. Năm 1926 đến 1927, cụ Huỳnh Thúc Kháng xúc
tiến việc xin ra báo Tiếng Dân, tờ nhật báo đầu tiên ở Trung kỳ, lấy nhà hai
ông bà Nguyễn Khoa Tùng – Đạm Phương ở Đập Đá, Vỹ Dạ làm địa chỉ liên

lạc với nhà nước bảo hộ.
14


Ngày 15/6/1926, sau nhiều tháng chuẩn bị, NCHH đã ra đời và lễ
khánh thành được tổ chức long trọng tại Huế. Sau đó, Đạm Phương đã dành
thời gian mở rộng giao lưu tiếp xúc với các bậc nhân sỹ trí thức, các giới nữ
lưu ở cả ba miền để tìm hiểu học hỏi. Bà đã đến Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phịng,
Mỹ Tho, Gị Cơng, Thanh Hóa… để bàn bạc về giáo dục phụ nữ, liên kết mở
rộng hoạt động nữ cơng và báo chí xuất bản. Năm 1927, NCHH xuất bản
quyển “Nữ quốc dân tu tri” của Phan Bội Châu do cụ tặng khi còn ở dạng
bản thảo. Năm 1928, bà cho ra mắt cơng trình khảo cứu “Bàn về giáo dục con
gái”. Trong các năm 1928, 1929, 1931 bà cùng các cô giáo của NCHH cho
xuất bản ba tập “Nữ công thường thức”, ghi lại những bài giảng về nữ công
để phổ biến rông rãi cho nữ giới. Năm 1928, Đạm Phương nữ sử soạn tác
phẩm “Phụ nữ dự gia đình” do Nữ lưu Thư qn Gị Cơng xuất bản. Năm
1929, bà cũng xuất bản tiểu thuyết “Hồng phấn tương tri” tại Nữ lưu thơ
qn, Gị Cơng, số lượng 10.000 bản.
Sau 10 năm làm việc rất sôi nổi (1920 – 1930) thì từ năm 1930 đến
1945 hoạt động của bà trầm lắng hơn. Những năm này đã xuất hiện những
tình huống chính trị xã hội và hồn cảnh gia đình khiến bà khơng sống và làm
việc như cũ. Về xã hội, sự có mặt những tổ chức chính trị tiền thân và tiếp đó
sự ra đời của Đảng Cộng sản Đơng Dương đã làm cục diện chính trị thay đổi;
thế hệ chống thực dân Pháp bây giờ không cịn là những người gần gũi về
học thức và chí hướng với bà như: Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền,
Nguyễn Khắc Hiếu,… mà là một lớp trẻ hơn như Phan Đăng Lưu, Võ
Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Diểu, Trần Huy Liệu và cả con trai bà là Hải Triều
Nguyễn Khoa Văn. Đời sống báo chí vẫn rất sơi nổi nhưng các tờ báo phụ nữ
xuất hiện trước và sau năm 1930 đều nhanh chóng chìm lắng. Đặc biệt, sự
đàn áp của thực dân cũng trở nên khốc liệt hơn. Gia đình bà là đối tượng bị

truy xét. Đầu tháng 8 năm 1929, bà bị bắt, nhà cửa bị lục soát. Mật thám

15


Pháp nghi ngờ bà quan hệ với Đảng Tân Việt. Lúc đầu bà bị giam ở khu
thường phạm, sau đó giam trong khu tù nhân chính trị tại lao Thừa Phủ.
Tháng 9 năm 1929, bà ra tù mà khơng có án, ngay sau đó bà từ chức Hội
trưởng NCHH. Tuy nhiên bà vẫn cộng tác và thường xuyên lui tới Hội. Sự
kiên năm 1942, Nam Phương hoàng hậu đến thăm NCHH, sau đó bà Đạm
Phương đã vào cung đáp lễ chứng tỏ Đạm Phương vẫn là linh hồn của Hội.
Tháng 1/1930, Hải Triều con trai bà bị bắt ở Đò Trai (Hà Tĩnh), trong
lúc chuẩn bị họp hội nghị toàn quốc của Đảng Tân Việt, sau đó được thả.
Ngày 10/7/1930 bầu nghị viện dân biểu Trung kỳ nhiệm kỳ 1930 – 1934, ông
Nguyễn Khoa Tùng ra ứng cử nhưng không trúng cử. Năm 1931, tại Sài Gịn,
ơng Nguyễn Khoa Tú, con trai đầu của bà Đạm Phương bị Pháp bắt và bị tra
khảo đến chết, tiếp đó, Hải Triều cũng bị bắt và giải ra Huế làm án, tháng
7/1932, Hải Triều được thả tự do nhưng vẫn bị quản thúc tại gia.
Năm 1932, ông Nguyễn Khoa Tùng, chồng bà đau buồn vì hồn cảnh
gia đình cũng ốm chết. Những ràng buộc của hồn cảnh cộng thêm những
tang tóc trong gia đình làm bà suy sụp về tinh thần. Bà lập một cái am thờ
Phật bằng tranh lấy tên “Quan tâm tịnh thất” gần mộ chồng, hằng ngày đọc
kinh, thắp hương cho ông. Ba năm sau (1935) mộ ông Nguyễn Khoa Tùng
được xây dựng thành lăng, bà mới giảm việc lui tới. Bà cũng dành nhiều thời
gian cho sinh hoạt Phật giáo như một cư sĩ tại gia, thường viếng chùa, đàm
đạo Phật học, dịch kinh sách cho các chùa.
Tuy nhiên, bà vẫn theo dõi sách báo trong chừng mực nhất định và
thỉnh thoảng trả lời phỏng vấn, viết thư trao đổi vấn đề phụ nữ, vận động ủng
hộ đồng bào trong vụ Pháp đàn áp Xô Viết Nghệ Tĩnh, đồng bào các tỉnh bị
lũ lụt,…Thời gian chính, bà dành để nghiên cứu và biên soạn về các sách

giáo dục nhi đồng, giáo dục phụ nữ. Tháng 1/1942, bà cho xuất bản sách
“Giáo dục nhi đồng”, in tại nhà in Lê Cường, Hà Nội, số lượng 4.000 bản.
16


Năm 1943, bản thảo sách “Giáo dục phụ nữ” đã gửi nhà xuất bản nhưng do
khó khăn về giấy in, tiếp đó do biến động chính trị, sách chậm ra, bản thảo
thất lạc. Năm 1944, bản thảo tiểu thuyết “Năm mươi năm về trước” của bà,
phê phán hiện thực hủ bại ở cung đình, bị kiểm duyệt và tiêu hủy sau khi đưa
đến nhà xuất bản.
Ngày 23/8/1945 Cách mạng tháng Tám thắng lợi ở Huế. Bảo Đại vị
vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam trao ấn kiếm cho chính quyền
cách mạng. Tháng 12/1946, bà Đạm Phương tản cư ra Vinh rồi Thanh Hóa.
Trong chuyến đi, bản thảo bộ sách bà thu vén suốt đời là “Đạm Phương thi
văn tập” gồm những tác phẩm đăng báo đã được sửa chữa và nhiều bài thơ
chưa từng xuất bản đã bị mất. Bộ sách của Hoằng Hóa quận vương, thân sinh
của bà, hơn mười tập do bà cất giữ cũng bị cháy.
Ngày 10/12/1947 (tức ngày 28 tháng 10 năm Đinh Hợi) sau nhiều ngày
đau yếu, bà qua đời tại thôn Lạc Lâm, Thanh Hóa, hưởng thọ 66 tuổi. Trong
hồn cảnh kháng chiến, gia đình, đồn thể và dân làng đã chăm lo cho lễ tang
và nơi an nghỉ của bà rất chu đáo. Nhưng phải đến 60 năm sau, ngày
3/11/2007 con cháu gia đình bà Đạm Phương mới có điều kiện đưa bà trở về
Huế, đặt bà bên cạnh ông Nguyễn Khoa Tùng tại khu Nội Tán (nghĩa trang
của dòng họ).
1.2. Văn nghiệp Đạm Phương nữ sử
1.2.1 Thơ và từ
Đạm Phương làm thơ từ rất sớm, theo tư liệu của Nguyễn Khoa Diệu
Biên và Nguyễn Cửu Thọ ghi lại: “dáng người mảnh mai, khuôn mặt trái
xoan, đôi mắt to và sáng, sống mũi cao, nước da trắng mịn. Tính tình đoan
trang nhân hậu, yêu thiên nhiên, xót xa trước cảnh mất nước, nhân dân lầm

than, đau khổ, Công Nữ Đồng Canh đã sớm trải lịng mình trong những bài

17


thơ thấm đượm nhân tình thế thái. Khi ở thư phòng cũng như khi rỗi rãi ngồi
đung đưa trên võng, đều là thời gian suy tư và sáng tác. Thời con gái, Đồng
Canh đã thu thập và sắp xếp lại các bài thơ của mình thành hai bộ: Đơng
qn thi tập và Tú dư xích độc” [36; tr 23- 24]
Khi lấy chồng, do cuộc sống vợ chồng tâm đầu ý hợp, hai ông bà
Nguyễn Khoa Tùng và Đạm Phương thường cùng nhau xướng họa thơ văn và
có chung một tập thơ chữ Hán lấy tên là Hợp bích thi cảo.
Rất tiếc cho đến nay bản thảo của những tập thơ đó khơng cịn nữa nên
phạm vi tư liệu cho phần nghiên cứu thơ của chúng tôi chỉ bao gồm những
bài thơ đã được đăng báo hoặc còn lưu giữ trong tư liệu gia đình. Bà có thơ
đăng báo từ năm 1918 trên Nam Phong, những bài thơ còn giữ được lại của
bà chủ yếu là những bài thơ được sáng tác khi bà đã thực sự chín chắn và tích
lũy đầy đủ vốn sống cũng như những tri thức văn hóa xã hội.
Nếu so sánh với số lượng các trước tác của Đạm Phương trong sự
nghiệp giáo dục và báo chí thì số lượng thơ từ của bà cịn lại cho đến ngày
nay không nhiều. Theo thống kê của Lê Thanh Hiền và Nguyễn Khoa Điềm
trong Tuyển tập Đạm Phương nữ sử xuất bản cuối năm 2010 bà có 37 bài.
Ngồi ra, cịn khoảng chục bài in trên báo Lục tỉnh tân văn từ năm 1922 đến
1924 mà gia đình mới sưu tầm được nên không kịp bổ sung vào tuyển tập đã
xuất bản. Thơ Đạm Phương là tiếng nói đa dạng thể hiện nhiều cung bậc tình
cảm cũng như tư tưởng của bà về các vấn đề gắn liền với đời sống đương
thời. Chúng tôi chia thơ bà thành các chủ đề:


Thơ tả cảnh




Thơ vịnh sử



Thơ về tình bạn



Thơ về người phụ nữ

18




Thơ biểu dương gương tốt và sự manh nha ý thức nữ quyền

Khơng chỉ sáng tác thơ, Đạm Phương cịn sáng tác từ, tuy chỉ với 3 bài
từ là: Cảnh mùa thu, Ngày xuân nhớ bạn, Trời thu cảm hoài, Đạm Phương
cũng đã cho thấy nét tài hoa nghệ sỹ của mình so với các tác giả nữ cùng
thời.


Quan niệm sáng tác thơ ca

Đạm Phương đã từng phát biểu về quan niệm sáng tác của bà trên
Trung Bắc tân văn ra ngày 23 tháng 02 năm 1923, qua Đoản thiên thi thoại

như sau:
Than ơi! Làm thơ là khó lắm, cổ nhân đã có câu: “Tác thi nan, bình thi
vưu nan”. Tôi là người chi đây mà dám lạm bàn cách làm thơ. Song lẽ, cách
làm thơ có phải bấy nhiêu là đủ đâu, đây chẳng qua là nói riêng về một lối
thơ tiểu xảo làm chơi đó mà thơi, cho nên tơi xin góp một vài lời thiển cận
giãi bày cũng bạn gái. Tóm lại là ý tơi sở dĩ nói có ba điều: 1. Làm thơ tất
phải có đề và giữ cho khỏi lạc đề. 2. Trùng vận, xuất vận, thất vận, thất luật
là thi gia chi tối kỵ. 3. Làm bài thơ ra, hay dở mặc dầu, nhưng cốt làm sao
phải có nghĩa lý cho đủ, đã là người làm thơ, vẫn biết, điệu làm thơ đối với
ngày nay cũng chẳng có ích gì cho đời, nhưng mà đã muốn cách phong nhã
tiêu khiển thì phải nên biết rằng: nghề chơi cũng lắm công phu” [81].
Quan niệm trên của Đạm Phương cho thấy rằng tuy bà chỉ coi làm thơ
là một thú tiêu khiển tao nhã nhưng bà rất coi trọng thể thức làm thơ theo lối
cổ, với nhiệm vụ “văn dĩ tải đạo”. Điều này cũng thật dễ hiểu. Nhìn lại cây
phả hệ của hồng tộc nhà Nguyễn, chúng ta thấy có rất nhiều ơng hồng, bà
chúa nổi tiếng hay thơ. Ba người con trai của vua Minh Mạng là Miên Thẩm,
Miên Trịnh, Miên Bửu đã lập nên Tùng Vân thi xã được mệnh danh là Tam
Đường ở kinh thành Huế. Tiếp đến là các công chúa Mai Am, Huệ Phố,

19


Nguyệt Đình nổi tiếng với những tác phẩm Nơng phu từ, Vũ vọng, Tiều phu
tử, Điền gia tử, …Nghệ thuật thơ của các bà thanh tao, tự nhiên mà trau
chuốt. Chắc chắn rằng ngay từ nhỏ, Đạm Phương đã chịu ảnh hưởng nặng nề
từ khơng khí văn chương nghệ thuật thấm đẫm tính truyền thống trong dịng
tộc của mình. Dù bà có học tiếng Pháp và tiếp thu nhiều tư tưởng của tân văn
nhưng quan niệm làm thơ theo lối cổ cũng không thể thay đổi trong một sớm
một chiều. Ra đời trong hoàn cảnh giao thời của thơ Việt từ thơ Hán sang thơ
Nôm, rồi từ thơ Nôm sang Quốc ngữ, nhưng Đạm Phương vẫn đi theo phong

cách cổ điển nên các thể thơ, thi liệu, các hình thức phô diễn vẫn in đậm dấu
vết của thơ cổ, chỉ có nội dung thơ là mang khơng khí thời đại, đậm đà nghĩa
nước tình nhà.
Thơ của Đạm Phương được đăng liên tiếp trên các báo lớn ở khắp ba
miềm Bắc - Trung - Nam như Nam Phong, Trung Bắc Tân văn, Hữu
Thanh,… Điều ấy chứng tỏ rằng trong giai đoạn giao thời này, vẫn còn tồn
tại một lực lượng khá lớn những độc giả yêu thích thơ ca làm theo lối thơ cổ
điển.
Thơ tả cảnh
Trong bài tản văn Ngày xuân đi chơi núi đăng trên Nam Phong, số 21,
tháng 5 năm 1919, Đạm Phương có tâm sự: “tơi là người đa sầu đa cảm
ngắm phong cảnh chừng nào tôi lại càng nghĩ ngợi bâng khuâng chừng nấy”
[17; tr 59]. Có lẽ vì thế mà Đạm Phương sáng tác khá nhiều thơ ca tả cảnh
ngụ tình. Vẫn trên tinh thần tiếp nối truyền thống thơ vịnh cảnh, xướng họa
của các thi nhân xưa, Đạm Phương đã làm những bài thơ miêu tả phong cảnh
thiên nhiên, đặc biệt là những danh lam thắng cảnh của Huế và đất nước.
Tiêu biểu như các bài: Nhớ cảnh núi, Trời thu cảm hoài, Cảnh mùa thu,
Trùng du Trúc Lâm tự, Qua đèo Ngang tức cảnh, Thược dược mới nở, Trả
lời người hỏi thăm Xuân Thành phong cảnh, Lên chùa tức cảnh, Đề núi Bàn
20


×