Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Thực trạng bạo lực giới trong gia đình nghiên cứu các ca tư vấn trực tiếp về bạo lực giới tại trung tâm Tư vấn Linh Tâm - Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 157 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



PHẠM THỊ MAI HƯƠNG


Thực trạng bạo lực giới trong gia đình : \b
nghiên cứu các ca tư vấn trực tiếp về bạo lực
giới tại trung tâm Tư vấn Linh Tâm - Hà Nội


LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC





Hà Nội - 2005



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ MAI HƯƠNG

Thực trạng bạo lực giới trong gia đình : \b


nghiên cứu các ca tư vấn trực tiếp về bạo lực
giới tại trung tâm Tư vấn Linh Tâm - Hà Nội


Chuyên ngành: XÃ HỘI HỌC
Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS: Hoàng bá Thịnh



Hà Nội - 2005


Luận văn thạc sĩ


Phạm Thị Mai Hương

1

MỤC LỤC
Mở đầu 3
Chương 1 11
cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 11
1. phương pháp luận 11
2. Cơ sở lý luận 11
2.1. Lý thuyết xung đột 11

2.2. Lý thuyết tương tác biểu trưng giới Nữ 14
2.3. Lý thuyết xã hội hoá giới 15
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 16
3.1. Vài nét về tình hình nghiên cứu chung 16
3.2. Vài nét về hoạt động tư vấn 23
4. Các khái niệm công cụ 25
4.1. Gia đình 25
4.2. Bạo lực 26
4.3. Bạo lực trong gia đình 26
4.4. Bạo lực giới trong gia đình 26
4.5. Tư vấn 27
Chương 2 Hình thức bạo lực giới trong gia đình 29
Qua hoạt động tư vấn 29
1. Thực trạng hoạt động của trung tâm tư vấn Linh Tâm 29
1.1. Giới thiệu chung 29
1.2. Sơ lược về tư vấn 31
Các hình thức tư vấn 31
Các thành phần trong một cuộc tư vấn 31
Trong một cuộc tư vấn 31
Mục đích của tư vấn 31
Đặc trưng cơ bản của tư vấn 31
Quá trình tư vấn 32
2. Hiệu quả của Tư vấn bạo lực trong gia đình 32
Đến hết năm 2004, văn phòng đã tư vấn trực tiếp 226 ca. Các nội dung tư vấn được thể
hiện trong bảng sau đây: 35
3. Hình thức bạo lực giới trong gia đình qua tư vấn 36
3.1.1. Bạo lực thân thể 37
3.1.2. Bạo lực tinh thần 40
3.1.3. Bạo lực tình dục 56
3.2. Hình thức bạo lực theo mối quan hệ giữa các 61

3.2.1. Bạo lực của anh trai với em gái 63
3.2.2. Bạo lực của chồng đối với vợ 64
3.2.3. Bạo lực của vợ đối với chồng 65
3.2.4. Bạo lực của mẹ chồng đối với con dâu 71
3.2.5. Bạo lực của con chồng đối với mẹ kế 73
Chương 3 Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực giới 75
trong gia Đình qua hoạt động tư vấn 75
1. Những nguyên nhân từ phía xã hội 77
1.1. Sự đô thị hóa trong thời kỳ phát triển 77
1.2. Những khuôn mẫu truyền thống lạc hậu về giới 78
Luận văn thạc sĩ


Phạm Thị Mai Hương

2

2. Những nguyên nhân từ phía gia đình 81
2.1. Gia đình có truyền thống bạo lực 81
2.2. Gia đình có kinh tế khó khăn 82
3. Những nguyên nhân cá nhân 83
3.1. Từ phía nạn nhân 83
3.1.1. Bị phụ thuộc kinh tế 83
3.1.2. Nhận thức sai lầm 84
3.1.3. Nạn nhân chịu đựng 85
3.2. Từ phía thủ phạm 87
3.2.1. Bị ảnh hưởng bởi tiêu cực xã hội 87
3.2.2. Trình độ học vấn chênh lệch với nạn nhân 89
3.2.3. Ghen tuông 91
3.2.4. Ngoại tình 92

3.2.5. Thủ phạm bị tổn thương thần kinh 93
3.2.6. Tư tưởng trọng nam khinh nữ 94
Kết luận - khuyến nghị 111
Tài liệu tham khảo 118
Phụ lục 122













Luận văn thạc sĩ


Phạm Thị Mai Hương

3

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trước năm 1993, phần lớn các Chính phủ coi bạo lực chống lại phụ nữ
chủ yếu là vấn đề riêng tư giữa các cá nhân (United Nations 1996). Tuy nhiên
thông qua nhiều diễn đàn quốc tế khác nhau, bạo lực trong gia đình ngày

càng được nhìn nhận như "một trở ngại đối với sự bình đẳng, là sự vi phạm
không thể chấp nhận được đối với nhân phẩm con người" [16, 1]. Bạo lực
trong gia đình được khẳng định là một hiện tượng có tính chất toàn cầu.
Bạo lực trong gia đình ở Việt Nam cũng được đề cập đến và trở thành
mối quan tâm của cộng đồng, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức
đấu tranh cho sự tiến bộ của phụ nữ. Một tài liệu của Ngân hàng thế giới do
các nhà nghiên cứu của Viện Xã hội học thực hiện tại Huế, Sài Gòn, Hà Nội
đã khẳng định: “Bạo lực chống lại phụ nữ trong gia đình là vấn đề có tính
chất toàn thế giới hiện đang xảy ra ở cả các nước phát triển lẫn các nước
đang phát triển và trong các gia đình thuộc mọi tầng lớp của xã hội” [16, Lời
giới thiệu].
Với những cố gắng nhằm giảm bớt và loại trừ bạo lực đối với phụ nữ,
đặc biệt là bạo lực trong gia đình, hiện nay đã có một số hoạt động phối hợp
giữa các tổ chức chính quyền, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quần
chúng để nâng cao nhận thức của người dân về bạo lực, tác hại của nó cũng
như tăng cường những hoạt động giúp đỡ cho phụ nữ bị bạo lực. Trong bối
cảnh đó, tư vấn xuất hiện như một hoạt động có ý nghĩa ở một số thành phố
lớn của Việt Nam. Tư vấn nói chung và tư vấn về sức khoẻ sinh sản và bạo
lực trong gia đình nói riêng là lĩnh vực còn tương đối mới ở Việt Nam.
Các trung tâm tư vấn ở một số địa phương như thủ đô Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về
việc cung cấp thông tin, giải đáp và hướng dẫn các vấn đề về quan hệ xã hội,
tình yêu, hôn nhân, gia đình cho các đối tượng có nhu cầu. Trong quá trình
Luận văn thạc sĩ


Phạm Thị Mai Hương

4


hoạt động, các trung tâm tư vấn tiếp cận với chủ đề bạo lực như một nội dung
quan trọng khi họ nhận thấy ngày càng có nhiều phụ nữ tâm sự một cách cởi
mở và đề nghị được giúp đỡ những khủng hoảng trong gia đình họ. Theo số
liệu của Trung tâm tư vấn Linh Tâm- Hà Nội, trong tổng số gần 300.000 cuộc
gọi xin tư vấn về các lĩnh vực tình yêu- hôn nhân- gia đình thì có tới 33.193
cuộc liên quan đến bạo lực trong gia đình. Xuất phát từ những điều trên, tôi
chọn đề tài “Thực trạng bạo lực giới trong gia đình” (nghiên cứu các ca tư
vấn trực tiếp tại trung tâm Tư vấn Linh Tâm - Hà Nội) cho luận văn thạc sĩ
của mình.

2. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1. ý nghĩa lý luận
Phòng chống bạo lực giới trong gia đình được rất nhiều ngành khoa
học và tổ chức xã hội quan tâm nghiên cứu. Việc vận dụng các kiến thức xã
hội học vào nghiên cứu chủ đề trên sẽ góp phần làm phong phú thêm lý
thuyết của ngành khoa học xã hội nói chung và xã hội học nói riêng.

2.2. ý nghĩa thực tiễn
Bạo lực giới trong gia đình là một vấn đề có tính “nhạy cảm”. Nghiên
cứu góp phần đưa ra một bức tranh rõ nét hơn về vấn đề bạo lực giới trong
gia đình ở một lĩnh vực mới- lĩnh vực Tư vấn. Kết quả nghiên cứu còn cho
chúng ta thấy các hình thức bạo lực giới trong gia đình; nguyên nhân dẫn đến
bạo lực và hậu quả do bạo lực gây nên. Từ đó, nghiên cứu rút ra một số kết
luận và khuyến nghị làm cơ sở cho các tổ chức xã hội có cùng mối quan tâm
kết hợp với nhau trong hoạt động ngăn ngừa và phòng chống hiện tượng này.
Đối với hoạt động tư vấn, nghiên cứu cũng đưa ra một vài khuyến nghị có
tính chất khả thi nhằm giúp chuyên viên tư vấn tiếp cận với nạn nhân bị bạo
hành một cách có hiệu quả.
Luận văn thạc sĩ



Phạm Thị Mai Hương

5

3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng bạo lực giới
trong gia đình thông qua hoạt động tư vấn. Từ kết quả thu được, chúng tôi
mong muốn đưa ra được một vài kết luận, khuyến nghị nhằm phát huy vai trò
của tư vấn trong tiến trình ngăn ngừa và phòng chống nạn bạo lực trong gia
đình.

4. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua hoạt động tư vấn, luận văn nhằm đạt được các mục tiêu sau:
4.1. Tìm hiểu các hình thức bạo lực giới trong gia đình và phân tích
những nguyên nhân gây ra bạo lực giới trong gia đình
4.2. Tìm hiểu và phân tích những hậu quả do bạo lực giới trong gia đình
gây nên
4.3. Đưa ra một vài kết luận và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
của hoạt động tư vấn trong công tác phòng chống bạo lực trong gia
đình

5. Đối tượng, khách thể, phạm vi, mẫu nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu: thực trạng bạo lực giới trong gia đình
5.2. Khách thể nghiên cứu
- Nạn nhân của bạo lực trong gia đình
- Chuyên viên tư vấn
- Cán bộ chính quyền, đoàn thể
5.3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: từ 03/2003 đến 10/2004

- Không gian: trung tâm tư vấn Linh Tâm- Hà Nội
5.4. Mẫu nghiên cứu
- 179 ca tư vấn trực tiếp về bạo lực trong gia đình
- 20 phỏng vấn sâu chuyên viên tư vấn
Luận văn thạc sĩ


Phạm Thị Mai Hương

6

- 3 phỏng vấn sâu cán bộ chính quyền, đoàn thể
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phân tích tài liệu
Tài liệu bao gồm:
- Các công trình nghiên cứu, tạp chí, kỷ yếu hội thảo của một số tổ
chức làm việc về vấn đề bạo lực trong gia đình
- Các bài viết, số liệu, công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí
Khoa học về Phụ nữ, tạp chí Xã hội học, tạp chí Cộng sản, báo Gia
đình Xã hội.
- Số liệu thống kê của trung tâm tư vấn Linh Tâm
- Văn bản lưu các ca tư vấn về bạo lực của trung tâm tư vấn Linh
Tâm
Khoảng thời gian từ tháng 3/2003 đến hết tháng 10/2004, văn phòng tư
vấn trực tiếp của trung tâm Linh Tâm đón nhận 226 ca, trong đó có 179 ca tư
vấn về bạo lực gia đình. Tất cả các ca tư vấn trực tiếp đều được ghi vào “Nhật
ký đàm thoại”. Nhật ký đàm thoại là loại văn bản lưu một số đặc tính nhân
khẩu học của người được tư vấn và rất nhiều thông tin khác trong nội dung ca
tư vấn. Ngoài ra, các ca khó và phức tạp được ghi chép vào “Sổ trao đổi” để
các chuyên viên có điều kiện trao đổi, góp ý trong các buổi “sinh hoạt chuyên

môn” hàng tháng. Khi sử dụng phương pháp phân tích tài liệu bằng kỹ thuật
phân tích nội dung thì có thể coi 179 ca tư vấn nói trên như 179 cá nhân cụ
thể. Muốn phân tích chúng, cần có một hệ thống câu hỏi để tra cứu nội dung
và hình thức diễn đạt nội dung trong tài liệu.
Hệ thống câu hỏi là:
1. Nạn nhân bao nhiêu tuổi?
2. Nghề nghiệp của nạn nhân là gì?
3. Nạn nhân có bao nhiêu con?
4. Thời gian kết hôn?
Luận văn thạc sĩ


Phạm Thị Mai Hương

7

5. Thời gian bị bạo lực?
6. Hình thức bị bạo lực như thế nào?
7. Nguyên nhân của bạo lực là gì?
8. Hậu quả của bạo lực ra sao?
9. Nạn nhân đã có phản ứng gì với tình trạng bị bạo lực của mình?
10. Đã có sự hỗ trợ nào trong hoàn cảnh bị bạo lực của nạn nhân chưa?
Bảng 1: Mô tả vài nét về nạn nhân

STT
Nội dung
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Độ tuổi

Từ 20- 29 tuổi
Từ 30- 39 tuổi
Từ 40- 49 tuổi
Trên 50 tuổi
Tổng


41
55
59
24
179

22.9
30.7
33
13.4
100
2
Nghề nghiệp
Cán bộ
Công nhân
Nông dân
Buôn bán
Nội trợ
Nghề tự do
Tổng

31
33

21
56
26
12
179


17.3
18.4
11.7
31.3
14.5
6.7
100
3

Số năm kết hôn
Từ 1- 4 năm
Từ 5- 10 năm
Trên 10 năm
Trên 20 năm
Tổng

32
48
70
29
179

17.9

26.8
39.1
16.2
100
4
Số con
1 con
2 con
3 con
Chưa có con
Tổng

48
103
24
4
179

26.8
57.5
13.4
2.3
100
5
Số năm bị bạo lực
Từ 1- 4 năm

61

34.1

Luận văn thạc sĩ


Phạm Thị Mai Hương

8

Từ 5-10 năm
Trên 10 năm
Trên 20 năm
Tổng
68
43
7
179
38.0
24.0
3.9
100
(Nguồn: Tác giả xử lý từ thông tin do trung tâm tư vấn Linh Tâm cung cấp)
6.2. Phỏng vấn sâu
Mục tiêu chung của phỏng vấn sâu không phải để hiểu một cách đại
diện, khái quát về tổng thể mà giúp người nghiên cứu hiểu sâu, hiểu kỹ về
vấn đề bạo lực giới trong gia đình. Người phỏng vấn tự do hoàn toàn trong
cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn, đặt trình tự các câu hỏi và cách thức đặt câu hỏi
nhằm thu thập được thông tin mong muốn. Trong quá trình phỏng vấn, cá
nhân nào am hiểu về vấn đề nào trong nghiên cứu, thì điều tra viên tập trung
hỏi sâu cá nhân này về vấn đề đó. Việc chọn người để phỏng vấn có chủ định,
đó là những người có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu.
Các chuyên viên tư vấn đã được phỏng vấn về những ca tư vấn bạo lực

gia đình mà họ đã từng gặp trong thời gian công tác; những điều chuyên viên
cảm thấy khó khăn khi tư vấn cho khách hàng là nạn nhân của bạo lực trong
gia đình. Ngoài ra các chuyên viên tư vấn còn được hỏi để đưa ra một vài ý
kiến góp phần tư vấn bạo lực trong gia đình có hiệu quả. Các chuyên viên
được phỏng vấn có thời gian công tác tại trung tâm tư vấn khác nhau. Có
người tham gia ngay từ những ngày đầu mới thành lập (năm 1997) nhưng
cũng có những cán bộ còn rất trẻ, làm việc tại trung tâm khoảng năm- sáu
tháng. Các cán bộ chính quyền, đoàn thể được phỏng vấn nhằm khai thác
thông tin để phân tích và làm rõ hơn nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực
trong gia đình nói chung

7. Giả thuyết nghiên cứu
7.1. Các hình thức bạo lực giới trong gia đình rất đa dạng.
Luận văn thạc sĩ


Phạm Thị Mai Hương

9

7.2. Bạo lực giới trong gia đình xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác
nhau như kinh tế, lạm dụng rượu, trình độ học vấn và những thành
kiến về giới
7.3. Bạo lực giới trong gia đình để lại những hậu quả nặng nề nhưng
người phụ nữ chưa nhận thức được mức độ nghiêm trọng trong tình
trạng bị bạo lực của mình
Luận văn thạc sĩ


Phạm Thị Mai Hương


10

8. Khung lý thuyết nghiên cứu






Điều kiện KT - VH - XH
Nguyên nhân của bạo lực





Theo tính chất của
bạo lực
Hình thức của
bạo lực
Từ gia
đình
- Bạo lực
- Kinh tế
Từ cá nhân
- Thủ phạm
- Nạn nhân
Từ xã hội
- Sự đô thị hóa

- Khuôn mẫu giới

Theo mối quan hệ
giữa các thành viên
trong gia đình
Hậu quả của bạo lực
Nạn nhân
Gia
đình

hội
Luận văn thạc sĩ


Phạm Thị Mai Hương

11

Chương 1
cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1. phương pháp luận
Luận văn được viết dựa trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng nhìn các hiện tượng xã hội trong mối
quan hệ nhân quả: Mọi hiện tượng trong xã hội không tồn tại độc lập mà luôn
tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau. Do đó, khi nghiên cứu hiện tượng, vấn đề xã
hội cần đặt chúng trong môi trường xác định, trong sự tương tác giữa hiện
tượng, vấn đề đó với hiện tượng, vấn đề khác.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử nhìn các hiện tượng xã hội trong một quá
trình: Mọi hiện tượng trong xã hội không tồn tại một cách bất biến mà luôn

luôn vận động, có sự hình thành, phát triển và tiêu vong. Do đó, khi nghiên
cứu một hiện tượng, vấn đề xã hội nào thì cần xem xét nó trong một quá trình
và đặt nó trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

2. Cơ sở lý luận
2.1. Lý thuyết xung đột
Nhân vật chủ yếu trong nỗ lực phát triển một lý thuyết xung đột có tính
chất tổng hợp và hòa hợp là Randall Collins. Tác phẩm Xã hội học xung đột
của Collins có tính hòa hợp cao độ vì nó đi theo một định hướng vi mô. Bản
thân Collins nói về tác phẩm đầu của ông rằng “Đóng góp chính của tôi đối
với lý thuyết xung đột là bổ sung một cấp độ vi mô vào các lý thuyết ở cấp độ
vĩ mô. Tôi đặc biệt cố gắng chỉ ra rằng sự phân tầng và sự tổ chức được đặt
nền tảng từ các tương tác trong đời sống thường nhật” [9, 282]
Collins làm rõ từ đầu rằng tiêu điểm của ông về xung đột không có tính
duy tâm; nghĩa là ông không bắt đầu với quan điểm chính trị rằng xung đột
Luận văn thạc sĩ


Phạm Thị Mai Hương

12

một là tốt hai là xấu. Ông chọn xung đột như là tiêu điểm trên một nền tảng
thực tế rằng xung đột là một quá trình trung tâm của đời sống xã hội.
Collins chọn hướng tập trung vào phân tầng xã hội. Cách tiếp cận xung
đột với sự phân tầng có thể thống nhất thành ba nguyên tắc cơ bản. Đầu tiên,
Collins tin rằng người ta sống trong thế giới chủ quan tự xây dựng lên. Thứ
hai, một cá nhân có thể có quyền lực để ảnh hưởng, thậm chí kiểm soát kinh
nghiệm chủ quan của một cá nhân khác. Thứ ba, một cá nhân có thể thường
xuyên kiểm soát cá nhân khác- người chống lại anh ta. Trên cơ sở tiếp cận

này, Collins phát triển năm nguyên tắc phân tích xung đột mà ông áp dụng
đối với phân tầng xã hội và ông tin rằng chúng có thể áp dụng đối với bất kỳ
lĩnh vực nào của đời sống xã hội .
 Đầu tiên Collins cho rằng lý thuyết xung đột phải tập trung vào đời sống
thực tế hơn là các hệ thống trừu tượng. Theo quan điểm của ông thì con
người như những “con thú” mà các hành động bị thúc đẩy bởi tính tư lợi
(có thể xem như những thủ đoạn) nhằm đạt được những thuận lợi khác
nhau để họ có thể đạt được những thỏa mãn và tránh đi những bất mãn.
Tuy nhiên, Collins không xem con người là duy lý hoàn toàn. Ông nhận ra
rằng, con người dễ bị tổn thương bởi những lôi cuốn tình cảm trong sự nỗ
lực tìm kiếm sự thỏa mãn của họ.
 Thứ hai, Collins tin rằng, một lý thuyết xung đột về phân tầng phải xem
xét các sắp xếp vật chất ảnh hưởng tới sự tương tác. Lý do là: Các chủ thể
có tiềm năng vật chất lớn có thể cưỡng lại, thậm chí có thể biến đổi các
giới hạn vật chất. Trong khi đó, các chủ thể có ít tiềm năng thì hầu như bị
hệ thống vật chất của chính họ chi phối suy nghĩ và hành động.
 Thứ ba, Collins lí luận rằng: Trong một hoàn cảnh bất bình đẳng, các
nhóm kiểm soát tiềm năng cố gắng bóc lột những nhóm thiếu tiềm năng.
Sự bóc lột như thế không cần tính đến những người hưởng lợi từ hoàn
cảnh đó, đơn giản là những người bóc lột theo đuổi những cái mà họ cho
Luận văn thạc sĩ


Phạm Thị Mai Hương

13

là có lợi ích tốt nhất cho họ. Và trong quá trình đó, những người có tiềm
năng (bóc lột) lợi dụng những người thiếu tiềm năng (bị bóc lột)
 Thứ tư, Collins nhìn vào các hiện tượng văn hóa như các niềm tin và lý

tưởng từ quan điểm của lợi ích, quyền lực và tiềm năng. Do đó, dường
như các nhóm có tiềm năng, có quyền lực có thể áp đặt hệ tư tưởng của họ
lên toàn xã hội còn những nhóm không có tiềm năng bị một hệ tư tưởng
áp chế.
 Cuối cùng, Collins thực hiện một nghiên cứu về sự phân tầng xã hội và
ông tổng hợp được 3 điều sau: (1) Các nhà xã hội học không nên chỉ có lý
thuyết giản đơn về sự phân tầng mà nên nghiên cứu theo thực nghiệm- nếu
có thể thì theo một đường lối có tính chất so sánh đối chiếu. (2) Các giả
thuyết nên được hình thành và kiểm chứng thực nghiệm thông qua các
nghiên cứu so sánh. (3) Nhà xã hội học nên tìm ra các nguyên nhân của
các hiện tượng xã hội, đặc biệt là các đa nguyên nhân của bất kỳ một hình
thái hành vi xã hội nào.
Collins không chủ tâm xử lý xung đột trong hệ thống phân tầng xã hội
mà tìm cách mở rộng nó ra nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau. Ví dụ, ông mở
rộng phân tích của mình về sự phân tầng tới các tương quan giữa các nhóm
lứa tuổi, cũng như tương quan giữa các giới. Collins thấy mối tương quan
giữa các nhóm lứa tuổi- nói riêng là giữa người trẻ và người già- là một kiểu
xung đột khi ông nhìn vào các tiềm năng bị chiếm hữu bởi các nhóm lứa tuổi
khác nhau. Về xung đột giới, ông quan điểm rằng, gia đình là một đấu trường
của xung đột giới. Trong đó nam giới là người chiến thắng, kết quả là phụ nữ
bị nam giới thống trị và chịu nhiều đối xử bất bình đẳng [9, 287]
Năm nguyên tắc nêu trên của Collins được áp dụng để giải thích một
số nguyên nhân dẫn đến bạo lực giới trong gia đình. Nhiều công trình nghiên
cứu đã khẳng định thủ phạm gây ra bạo lực trong gia đình thường là nam giới
và nạn nhân là phụ nữ. Bốn nguyên tắc đầu có ý nghĩa rất lớn trong việc tìm
Luận văn thạc sĩ


Phạm Thị Mai Hương


14

hiểu và phân tích nguyên nhân dẫn đến việc bạo lực đối với phụ nữ mà thủ
phạm là nam giới. Tuy nhiên, dựa vào nguyên tắc thứ năm: “Nhà xã hội học
nên tìm ra các nguyên nhân của các hiện tượng xã hội, đặc biệt là các đa
nguyên nhân của bất kỳ một hình thái hành vi xã hội nào” nên chúng tôi đã
tìm hiểu và phân tích thêm một hình thức bạo lực khác, đó là bạo lực của phụ
nữ đối với nam giới.
2.2. Lý thuyết tương tác biểu trưng giới
Mối tương quan giới là sản phẩm của quá trình tương tác giữa các cá
nhân nam và nữ. Mối tương quan này bị quy định bởi các quy tắc, các biểu
tượng, các ký hiệu và bộc lộ qua các hành vi, thái độ và suy nghĩ của nhau
trong quá trình giao tiếp. Trong giao tiếp đã hình thành nên một phức hợp các
biểu tượng có ý nghĩa chung là phân biệt địa vị, lao động và hành vi giới. Vai
giới được xác định thông qua hàng loạt các hệ thống biểu tượng do chính
người phụ nữ và nam giới tạo ra và sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Nhưng mối quan hệ giữa nam và nữ không giới hạn ở mối tương tác xã hội
cấp vi mô gồm các cá nhân mà còn mở rộng sang cấp vĩ mô là hệ thống xã
hội. Từ đồ ăn, thức uống, quần áo, giày dép đến xe cộ, nhà cửa; từ điệu bộ, cử
chỉ đến lời ăn, tiếng nói; từ nề nếp gia đình đến luật pháp nhà nước; từ tế bào
gia đình đến cơ thể xã hội tất cả đều mang ý nghĩa giới.











Hộp 1: Tương quan giới theo lý thuyết tương tác biểu trưng


Suy nghĩ
Hành vi
Thái độ
Nam
Suy nghĩ
Hành vi
Thái độ

Biểu
tượng
Nữ
Vai nữ
Luận văn thạc sĩ


Phạm Thị Mai Hương

15






(Nguồn: Lê Ngọc Hùng- Nguyễn Thị Mỹ Lộc, “Xã hội học về giới và phát
triển”. NXB Đại học Quốc gia 2000, tr 25)


Bạo lực giới trong gia đình biểu hiện ra qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành
động như những câu nói không vừa lòng, những hành vi xúc phạm, thậm chí
là mắng chửi, đánh đập nhau. Ví dụ, cặp đại từ nhân xưng “anh- em” trong
quan hệ vợ- chồng xác định rõ vị thế và tương ứng là các vai trò của mỗi
người. Khi trật tự đó trở nên bất bình đẳng một cách phi lý thì người vợ có
thể dùng cách xưng hô “anh- tôi”, hoặc “ông- tôi” để lập lại thế cân bằng.
Còn người chồng dùng cụm từ “cô- tôi” vừa để xác định lại khoảng cách và
vị thế của mỗi người vừa thừa nhận tình thế “bình đẳng” [12, 24]. Nhiều
trường hợp bạo lực giới trong gia đình, thủ phạm đã sử dụng những lời nói
xúc phạm, đập phá đồ đạc nhằm thể hiện quyền uy, sức mạnh của mình với
nạn nhân. Ngược lại, nạn nhân có thể hiểu rằng đằng sau những hành vi kể
trên của thủ phạm là một thông điệp: “tiếp theo sẽ đến lượt cô”. Tóm lại, lý
thuyết tương tác biểu trưng giới được sử dụng trong nghiên cứu để phân tích
và làm rõ các hình thức bạo lực trong gia đình.

2.3. Lý thuyết xã hội hoá giới
Theo lý thuyết này, vai giới, tương quan giới là kết quả của quá trình
xã hội hoá cá nhân. Các cấu trúc hành vi, tình cảm và thái độ đặc thù cho mỗi
giới đã có sẵn trong xã hội trước khi đứa trẻ chào đời. Kể từ khi lọt lòng cho
đến lúc mất đi, con người không ngừng tiếp thu và làm theo các cấu trúc giới
đang tồn tại một cách khách quan. Trẻ em nam và trẻ em nữ bắt chước, học
Vai nam
Luận văn thạc sĩ


Phạm Thị Mai Hương

16


tập các cách ứng xử theo khuôn mẫu quy định một cách tương ứng đối với
nam hay nữ.
Việc giáo dục vai giới theo mô hình “tam tòng tứ đức” là một ví dụ
điển hình của tác động văn hoá- xã hội và sự học hỏi đối với việc hình thành
vai giới của phụ nữ trong xã hội. Quan niệm giáo dục vai giới như vậy đã góp
phần hình thành tư tưởng “trọng nam khinh nữ” khá phổ biến trong không ít
gia đình và các cá nhân (cả nam lẫn nữ). Nhìn chung, lý thuyết này nhấn
mạnh yếu tố tâm lý- xã hội (bắt chước; giáo dục) của sự phát triển vai giới và
quan hệ giới.
Lý thuyết xã hội hoá giới được vận dụng trong luận văn để giải thích
nguyên nhân dẫn đến bạo lực giới trong gia đình. Bạo lực gia đình là một
hành vi thu nhận được thông qua quan sát và giao tiếp với cá nhân và các
thiết chế xã hội. Các hành vi cũng như những động cơ ngầm ẩn bên trong thủ
phạm như: chống lại ai? làm như thế nào? ở đâu? khi nào? đều do học hỏi
mà có. Bạo lực gia đình và sự ủng hộ cho hành vi này đã được thủ phạm học
hỏi qua quan sát trực tiếp trong cộng đồng hoặc từ chính những người thân
trong gia đình mình như bố hoặc anh/ em trai. Về phía nạn nhân, lý thuyết
này có ý nghĩa trong việc giải thích sự chịu đựng sống trong bạo lực của nạn
nhân. Sự nhẫn nhịn đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình
trạng bạo lực trong gia đình. Ngoài ra, lý thuyết xã hội hoá giới còn góp phần
giải thích hậu quả đối với trẻ em khi chúng sống trong môi trường bạo lực tại
chính ngôi nhà mình.

3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
3.1. Vài nét về tình hình nghiên cứu chung
Tình trạng bạo lực và chủ nghĩa khủng bố đã và đang được nhắc đến
trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng. Người dân luôn sống trong
tâm trạng lo sợ sẽ trở thành nạn nhân vô tội của chủ nghĩa khủng bố và tình
trạng bạo lực đang rình rập xảy ra ở bất kì nơi đâu: công sở, trên đường phố
Luận văn thạc sĩ



Phạm Thị Mai Hương

17

hay cả những nơi vui chơi giải trí. Tuy nhiên chúng ta thấy bất ngờ hơn khi
biết nhiều phụ nữ cảm thấy bị đe dọa ngay trong chính gia đình mình. Thực tế
đã cho thấy, thậm chí gia đình- được coi là tổ ấm hạnh phúc của mỗi con
người- lại có thể biến thành địa ngục trần gian đối với một số phụ nữ, nơi mà
họ bị tước đoạt quyền tự do, tự chủ của chính mình.
Tuyên ngôn thế giới về quyền con người đã khẳng định mọi người sinh
ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền. Cả nam và nữ đều bình
đẳng với nhau. Bất kì một hành vi bạo lực nào đối với phụ nữ đều vi phạm
nhân quyền. Nhưng trên thực tế, bạo lực chống lại phụ nữ dưới nhiều hình
thức đã và đang xảy ra ở mọi cộng đồng, mọi quốc gia trên thế giới bất kể sự
khác biệt về giai cấp, chủng tộc, tôn giáo. Bạo lực đối với phụ nữ không chỉ
là vấn đề một quốc gia hay khu vực mà nó còn là một vấn đề mang tính chất
toàn cầu.
Tại Hội thảo “Xây dựng cộng đồng hợp tác phòng chống bạo lực trong
gia đình” do CSAGA (Trung tâm nghiên cứu khoa học về Giới- Gia đình và
Vị thành niên) và đại sứ quán Mỹ tổ chức ngày 8/6/2004 tại Hà Nội, TS.
Robin Harr, khoa Luật Hình sự và Tội phạm học- trường đại học miền Tây-
bang Arizona- Mỹ, đã trình bày kết quả nghiên cứu về mức độ bạo lực giới
trong gia đình ở nhiều nước trên thế giới như sau:
 Tại Nhật Bản: Khảo sát 796 phụ nữ, có 58% cho biết đã bị nam giới
bạo lực thân thể, 66% bị bạo lực tinh thần và 60% bị bạo lực tình dục
 Tại Hàn Quốc: Trong 707 phụ nữ, có 37% bị chồng hành hung
 Tại Trung Quốc: Kết quả cho biết tình trạng bạo lực tồn tại trong 30%
hộ gia đình và 80% trường hợp là do chồng hành hung vợ

 Tại Hoa Kỳ: Khảo sát 8000 phụ nữ, có 22% số phụ nữ cho biết bị nam
giới hành hung; 1,3% bị hành hung trong thời gian 12 tháng qua
Luận văn thạc sĩ


Phạm Thị Mai Hương

18

 Tại Canada: Khảo sát trên cả nước gồm 12.300 phụ nữ, có 29% trong
số đó bị nam giới hành hung; 3% bị hành hung trong thời gian 12 tháng
qua
Sự bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ đã có từ lâu trong lịch sử
văn hóa của nhiều quốc gia theo chế độ phụ hệ- trong đó có Việt Nam- đã tạo
nên những thái độ và niềm tin chắc chắn của xã hội về vị trí, vai trò và trách
nhiệm hơn hẳn một bậc của nam giới so với phụ nữ. Xuất phát từ vai trò, vị
trí của người phụ nữ trong gia đình và trong sự phát triển đất nước, ngay sau
khi Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan
tâm đến vấn đề giải phóng phụ nữ, xóa bỏ những tàn tích phong kiến như
cưỡng ép hôn nhân, trọng nam khinh nữ, đánh đập vợ Những vấn đề đó đã
được đề cập đến trong điều 9 hiến pháp Việt Nam năm 1946: “Đàn bà ngang
quyền với đàn ông về mọi phương diện”, hoặc được quy định trong điều 3
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 như “Cấm đánh đập, ngược đãi vợ”
[31, 44]. Tuy nhiên nạn bạo lực giới trong gia đình vẫn tiếp tục tồn tại dai
dẳng trong xã hội Việt Nam, ở mọi gia đình không phụ thuộc vào thu nhập
hay văn hóa, bất kể nơi đó là nông thôn hay thành thị. Đây là một vấn đề
đáng lo ngại đã và đang được quan tâm nghiên cứu, giải quyết. Trong những
năm gần đây, đã có nhiều khoá tập huấn, không ít cuộc hội thảo và những
công trình nghiên cứu công phu về chủ đề “Bạo lực giới”, “Bạo lực trong gia
đình” và kết quả cho thấy: Bạo lực trong gia đình là một hiện tượng phổ biến

ở Việt Nam.
Bài viết “Bạo lực gia đình- Bất bình đẳng trong quan hệ giới” của
TS. Lê Thị Quý đăng trên tạp chí Khoa học về phụ nữ- Số 4/2000 dựa trên cơ
sở thu thập phân tích một số tài liệu kết hợp với việc điều tra xã hội học năm
1998 tại xã C.N (Từ Liêm, Hà Nội) về các mối quan hệ trong gia đình của
nhóm nghiên cứu Giới (khoa Xã hội học, Phân viện báo chí tuyên truyền,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). Bài viết cung cấp một số thông
Luận văn thạc sĩ


Phạm Thị Mai Hương

19

tin phân tích về khía cạnh bạo lực gia đình, một biểu hiện của bất bình đẳng
giới. Bài viết được chia thành 4 phần:
1. Trong phần “Tình trạng bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới và cách
nhìn nhận” tác giả nhận định: “Những năm gần đây, hiện tượng bạo
lực gia đình ở nước ta đã được công bố công khai trên các phương tiện
thông tin đại chúng”. Theo thống kê chưa đầy đủ của Toà án Nhân dân
tối cao tại 18 tỉnh và thành phố, trong 8 năm gần đây nhất, tại các địa
phương này đã xảy ra 11.630 vụ bạo lực gia đình buộc cơ quan chính
quyền và luật pháp phải can thiệp giải quyết.
2. Nội dung của phần “Quan điểm của người trong cuộc về bạo lực gia
đình” tác giả đã dẫn chứng nhiều ý kiến trong các cuộc phỏng vấn sâu
tại xã C.N (Từ Liêm, Hà Nội). Qua đó tác giả rút ra kết luận rằng:
“Các ông chồng đánh vợ bằng cái mà chúng tôi gọi là: “Những cú
đấm và quả táo” khiến người vợ đau đớn mà vẫn yêu thương, cảm
phục…Phản ứng phổ biến này đã đưa đến một hậu quả là: bạo lực gia
đình được bưng bít tối đa và tiếp tục xảy ra bất cứ lúc nào mà người

đàn ông muốn”
3. Về “Nguyên nhân của bạo lực gia đình- cách nhìn nhận của người
trong cuộc”, tác giả đưa ra một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Nhiều phụ nữ xã ở C.N khi bị chồng đánh đã cho rằng do đói nghèo
nên chồng mới nóng nảy
- Tình dục cũng là một yếu tố làm sứt mẻ mối quan hệ gia đình
- Sự xung đột về sở thích giữa vợ với chồng và thái độ ứng xử của hai
người
4. Phần 4 đề cập đến một vài biện pháp khắc phục, tác giả có đưa ra một
vài biện pháp cụ thể, trong đó có: “Cần lập thêm các Trung tâm tư vấn,
các câu lạc bộ về hôn nhân và gia đình, các đường dây nóng ở các địa
phương”.
Luận văn thạc sĩ


Phạm Thị Mai Hương

20

Cũng trên tạp chí Khoa học về phụ nữ (số 5/2005), bài viết “Vấn đề
giới trong các nghiên cứu về gia đình” của TS. Lê Ngọc Văn đã trình bày
một số kết quả nghiên cứu về vấn đề giới trong gia đình dựa vào nguồn tài
liệu đã được công bố từ năm 1995. Nội dung cụ thể như sau:
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đưa ra con số đáng
lo ngại: tỷ lệ phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình dưới nhiều hình thức
khác nhau chiếm từ 40-80% số người được phỏng vấn. Những thiệt hại về thể
chất và tinh thần do bạo lực gia đình gây ra đối với nạn nhân là vô cùng
nghiêm trọng. Theo Báo cáo của Bộ Công an, từ năm 1995 đến năm 2000 đã
có 106 vụ án bạo lực gia đình dẫn đến chết người. Riêng năm 2001, trong số
1100 vụ giết người trên phạm vi toàn quốc thì có tới 16% số vụ do người thân

trong gia đình giết hại lẫn nhau (Nguyễn Xuân Yêm, 2003)
Nghiên cứu của Vũ Tuấn Huy (2003) ở một số tỉnh thuộc đồng bằng
Bắc bộ cho thấy trong vòng 12 tháng trước thời điểm điều tra, có 79% hộ gia
đình xảy ra ít nhất một lần về một loại hành vi bạo lực giữa vợ và chồng
trong gia đình. Trong các hộ gia đình được điều tra, hình thức bạo lực về tình
cảm như thờ ơ lãnh đạm, “chiến tranh lạnh” là khá phổ biến: 53,4% ở các
mức độ khác nhau. Tiếp theo là bạo lực về lời nói như lăng mạ hoặc chửi bới
xảy ra ở 20% hộ gia đình. Tỷ lệ hộ gia đình có các hình thức bạo lực khác
như đe doạ đánh hoặc ném đồ vật là 4,3%; đập phá đồ đạc 2,1%; đuổi ra khỏi
nhà 1,6%. Những hành vi bạo lực mang tính ngược đãi về thân thể như đánh,
tát, xô ngã có ở 5,5% số hộ gia đình.
Một nghiên cứu khác ở một xã nông thôn ở đồng bằng Bắc bộ cho thấy
có 87% số người được hỏi nói rằng ở xóm, thôn, nơi họ sinh sống có hiện
tượng bạo lực gia đình. Về bạo lực tinh thần có 94,4% người chồng chửi
mắng vợ. Ngược lại, cứ 3 người vợ thì có một người chủi mắng chồng (chiếm
33,3%). Về bạo lực thể chất: 54,4% số người được hỏi cho rằng hiện tượng
Luận văn thạc sĩ


Phạm Thị Mai Hương

21

chồng đánh vợ và 8,9% số người được hỏi cho biết có hiện tượng vợ đánh
chồng (Hoàng Bá Thịnh, 2002)
Nghiên cứu “Bạo lực trên cơ sở giới” (Vũ Mạnh Lợi và đồng nghiệp,
1999) cho thấy hiện tượng ngược đãi về lời nói xảy ra trong khoảng 20% gia
đình và bạo lực thân thể xảy ra trong khoảng 10% các gia đình ở thành phố
Hồ Chí Minh. ở miền Trung, khoảng 50% người chồng có hành vi ngược đãi
về lời nói đối với vợ, tỷ lệ này ở Hà Nội là 10%. Có tới 75% người chồng

trong tổng số mẫu nghiên cứu có hành vi ngược đãi về tình cảm đối với người
vợ và trung bình có 30% phụ nữ bị đánh đập, lạm dụng, cưỡng bức theo
nhiều hình thức, phần lớn là do những người quen biết, chồng và những
người thân trong gia đình. Trong đó, có 15% phụ nữ bị chồng đánh, gần 80%
bị chồng mắng chửi, hơn 70% bị chồng bỏ mặc, gần 10% bị chồng cấm đoán
các quan hệ và gần 20% bị chồng cưỡng ép quan hệ tình dục.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng trong những năm gần đây mặc dù chất
lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, các quyền cơ bản của con người
được tôn trọng hơn nhưng bạo lực gia đình có xu hướng gia tăng (Vũ Mạnh
Lợi và đồng nghiệp, 1999; Lê Thị Quý, 2000). Điều đáng quan tâm là bạo lực
gia đình đã trở thành một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tan vỡ của
gia đình.
Theo số liệu của Toà án Nhân dân tối cao, trong số các nguyên nhân do
“mâu thuẫn gia đình, bị đánh đập ngược đãi” chiếm tỷ lệ cao nhất. Năm
2000, trong tổng số 51.361 vụ vợ chồng xin ly hôn, nguyên nhân do mâu
thuẫn gia đình bị đánh đập ngược đãi là 29.372 vụ (57,18%). Năm 2001 là
29.254 vụ/ tổng số 54.226 (53,9%). Năm 2002 là 18.696 vụ/ 56.487
(33,09%).
Năm 1998, tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nguyên nhân ly hôn
do mâu thuẫn gia đình, bị đánh đập, ngược đãi chiếm 50% và 64% tổng số vụ
Luận văn thạc sĩ


Phạm Thị Mai Hương

22

ly hôn. Còn ở Tây Ninh, từ 1994-1998, nguyên nhân ly hôn này là 86% (Uỷ
ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, 2002).
Dựa trên các kết quả nghiên cứu có thể phân chia thành hai nhóm

nguyên nhân của bạo lực trong gia đình là nguyên nhân trực tiếp và nguyên
nhân gián tiếp. Nguyên nhân trực tiếp gồm những mâu thuẫn vợ chồng nảy
sinh trong làm ăn kinh tế, nuôi dạy con cái, áp lực sinh con trai, thói quen cờ
bạc, lạm dụng rượu, ma tuý, cưỡng ép tình dục, hành vi ngoại tình…(Nguyễn
Thu Hà, 1998; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Thị
trường và Phát triển 2001). Nguyên nhân gián tiếp là sự bất bình đẳng giới
bắt nguồn từ truyền thống gia trưởng cho phép người đàn ông được đánh vợ
và tư tưởng tự ti, an phận của người vợ chấp nhận hành vi bạo lực của người
chồng (Lê Thi, 2001).
Những khuyến nghị nhằm khắc phục bạo lực giới trong gia đình mà
các tác giả đã nêu lên qua các công trình nghiên cứu có thể chia thành nhóm.
Một là những khuyến nghị nhằm thay đổi nhận thức của gia đình, cộng đồng
và xã hội về bạo lực gia đình (Lê Thị Quý, 1996; Phạm Kiều Oanh và
Nguyễn Thị Khoa, 2003; Bùi Thu Hằng, 2001; HLHPNVN và Trung tâm
Nghiên cứu Thị trường và Phát triển, 2001). Hai là những biện pháp cụ thể
nhằm ngăn chặn hành vi bạo lực trong gia đình (Vũ Mạnh Lợi, 2001; Bùi
Thu Hằng, 2001).
Cuốn sách “Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam và vai trò của
truyền thông đại chúng trong sự nghiệp phát triẻn phụ nữ” do tiến sĩ
Hoàng Bá Thịnh chủ biên được xây dựng từ một tập hợp bài nghiên cứu,
tham luận đã được trình bày trong hội thảo “Bạo lực với phụ nữ trong gia
đình và vai trò của truyền thông đại chúng trong sự nghiệp phát triển
phụ nữ” ngày 28-29/6/2001 tại Hà Nội. Cuốn sách gồm hai phần chính. Phần
1 gồm 13 bài viết của nhiều tác giả khác nhau tập trung vào vấn đề “Bạo lực
giới trong gia đình Việt Nam: Quan điểm và giải pháp”. Phần hai gồm 9 bài
Luận văn thạc sĩ


Phạm Thị Mai Hương


23

đề cập đến “Vai trò của truyền thông đại chúng trong sự nghiệp pháp triển
phụ nữ”.
Mặc dù đã có không ít cảnh báo của nhiều nhà nghiên cứu về những
ảnh hưởng trước mắt cũng như lâu dài của bạo lực đối với đời sống tinh thần
và thể chất của người phụ nữ nhưng công tác phòng chống nạn bạo lực trong
gia đình vẫn thiếu tính đồng bộ và triệt để. Do đó, bạo lực đối với phụ nữ vẫn
được thủ phạm gây ra bạo lực duy trì và sử dụng như một công cụ kìm hãm
phụ nữ trong sự phụ thuộc. Trong bối cảnh chung đó và kế thừa các giá trị
của những công trình nghiên cứu khoa về gia đình, chúng tôi tiếp tục lựa
chọn “bạo lực giới trong gia đình” là đối tượng nghiên cứu nhằm góp phần
khắc họa thêm cho bức tranh về bạo lực. Tính mới của đề tài chính là việc tìm
hiểu thực trạng về bạo lực giới trong gia đình ở một lĩnh còn khá non trẻ tại
Việt Nam- lĩnh vực tư vấn.

3.2. Vài nét về hoạt động tư vấn
Xã hội ngày càng văn minh, đất nước chuyển mình trên đà phát triển,
nhịp điệu cuộc sống mới lôi cuốn con người theo dòng chảy của nền kinh tế
thị trường năng động hơn, bận rộn hơn. Con người ngày càng muốn khẳng
định vai trò của mình: vừa là động lực vừa là mục tiêu của quá trình phát
triển xã hội. Theo một xu hướng chung hiện nay, con người mải mê lập
nghiệp, mải mê làm việc để cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao mức sống.
Nhưng cũng chính vì thế mà con người phải chịu nhiều sức ép của xã hội
phát triển dẫn đến nảy sinh những căng thẳng tâm lí, mệt mỏi tinh thần và
xung đột vai trò.
Thêm vào đó, ngày nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhiều vấn
đề bức xúc mang tính chất toàn cầu đang nổi lên như đại dịch HIV/AIDS; bạo
lực trong gia đình; lạm dụng tình dục trẻ em; trẻ em lang thang; trẻ em phạm
pháp, những khó khăn và mâu thuẫn trong việc giáo dục trẻ; những vấn đề

nảy sinh trong tình yêu- hôn nhân- gia đình của xã hội hiện đại v.v Những

×