Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
O0O



NGUYỄN CỬU ĐỨC






VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC QUỐC TẾ
PHÒNG CHỐNG MA TUÝ
Ở TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG
GIAI ĐOẠN 1993 – 2003






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐÔNG PHƯƠNG HỌC




HÀ NỘI-2004

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN CỬU ĐỨC





VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC QUỐC TẾ
PHÒNG CHỐNG MA TUÝ
Ở TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG
GIAI ĐOẠN 1993 - 2003



CHUYÊN NGÀNH: ĐÔNG NAM Á HỌC
MÃ SỐ:




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. NGUYỄN QUỐC HÙNG



HÀ NỘI-2004




i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
1
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
2
PHẦN MỞ ĐẦU
4
1. Ý nghĩa và lý do lựa chọn đề tài
4
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
5
3. Phạm vi nghiên cứu và đóng góp của luận văn
7
4. Các nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
7
5. Bố cục của Luận văn
9
CHƢƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP TÁC
PHÒNG CHỐNG MA TUÝ Ở TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG
10
1.1. Ma tuý và tác hại của ma tuý
10
1.1.1. Khái niệm ma tuý
10
1.1.2. Phân loại ma tuý
11

1.1.3. Tác hại của ma tuý
12
1.2. Hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống ma tuý là
một tất yếu khách quan
13
1.3. Cơ sở của sự hợp tác phòng chống ma tuý ở tiểu vùng
sông Mê Kông
15
1.3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội
15
1.3.1.1. Địa tự nhiên
15
1.3.1.2. Địa nhân văn
19
1.3.1.3. Tình hình kinh tế – xã hội
19

ii
1.3.2. Quá trình phát sinh và hiện trạng ma tuý trong tiểu
vùng
20
1.3.2.1. Lịch sử xuất hiện và phát triển ma tuý trong khu vực
20
1.3.2.2. Hiện trạng tình hình ma tuý trong khu vực
25
1.3.2.3. Tình hình ma tuý ở Việt Nam
30
CHƢƠNG II. VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC QUỐC TẾ
PHÒNG CHỐNG MA TUÝ Ở TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG
36

2.1. Lƣợc sử hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý
36
2.1.1. Thời kỳ trƣớc khi Hội Quốc Liên ra đời
36
2.1.2. Thời kỳ Hội Quốc Liên
37
2.1.3. Thời kỳ Liên Hợp Quốc
38
2.2. Hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý trong tiểu vùng
giai đoạn 1993 – 2003
41
2.2.1. Hợp tác giữa các nƣớc trên cơ sở Bản ghi nhớ về hợp tác
phòng chống ma tuý tiểu vùng sông Mê Kông (MOU)
41
2.2.2. Các khuôn khổ hợp tác khác
54
2.2.2.1. Hợp tác trong khuôn khổ ASEAN
54
2.2.2.2. Hợp tác ASEAN – Trung Quốc chống các chất ma tuý
nguy hiểm (ACCORD)
57
2.2.2.3. Hợp tác ASEAN – EU
61
2.3. Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở
tiểu vùng sông Mê Kông
63
2.3.1. Hợp tác đa phƣơng
64
2.3.2. Hợp tác song phƣơng
67


iii
2.3.2.1. Hợp tác với Campuchia
67
2.3.2.2. Hợp tác với Lào
69
2.3.2.3. Hợp tác với Myanma
72
2.3.2.4. “Cuộc chiến chống ma tuý” ở Thái Lan và hợp tác Việt
Nam – Thái Lan
74
2.3.2.5. Hợp tác với Trung Quốc
77
CHƢƠNG III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỢP TÁC QUỐC TẾ
PHÒNG CHỐNG MA TUÝ Ở TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG
82
3.1. Đánh giá chung
82
3.1.1. Đối với tiểu vùng
82
3.1.2. Đối với Việt Nam
84
3.2. Dự báo tình hình ma tuý trong tiểu vùng
86
3.2.1. Đối với tiểu vùng
86
3.2.1.1. Tình hình sản xuất ma tuý bất hợp pháp
86
3.2.1.2. Phƣơng thức, thủ đoạn phạm tội

87
3.2.1.3. Đối tƣợng lạm dụng ma tuý
89
3.2.2. Đối với Việt Nam
89
3.2.2.1. Tác động từ bên ngoài
89
3.2.2.2. Các nhân tố bên trong
90
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác hợp
tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông
trong thời gian tới
93
3.3.1. Các giải pháp chung cho khu vực
93

iv
3.3.1.1. Tranh thủ sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc, các quốc gia và
tổ chức quốc tế
93
3.3.1.2. Phát huy nội lực của các quốc gia thành viên
94
3.3.1.3. Thiết lập và hình thành các cơ chế hợp tác đa phƣơng và
song phƣơng về phòng chống ma tuý trong tiểu vùng
95
3.3.1.4. Về hành pháp
95
3.3.1.5. Về pháp luật
96
3.3.1.6. Nguồn nhân lực

97
3.3.2. Các giải pháp riêng của Việt Nam
97
3.3.2.1. Hợp tác đa phƣơng
97
3.3.2.2. Hợp tác song phƣơng
98
3.3.2.3. Về pháp luật
99
3.3.2.4. Về tổ chức
101
KẾT LUẬN
104
PHỤ LỤC I. Một số hình ảnh về hoạt động hợp tác quốc tế
phòng chống ma tuý trong khu vực
107
PHỤ LỤC II. Chƣơng VI, Luật phòng chống ma tuý nƣớc
CHXHCN Việt Nam
110
PHỤ LỤC III. Nghị định số 05/2003/NĐ/CP ngày 21/01/2003
của Chính phủ về Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống
ma tuý
112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
123



2



CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACCORD ASEAN and China Cooperative Operations in Response
to Dangerous Drugs - ASEAN và Trung Quốc phối hợp
hành động chống các chất ma tuý nguy hiểm.
ADB Asian Development Bank - Ngân hàng phát triển châu Á.
AFTA ASEAN Free Trade Area – Khu vực Thƣơng mại tự do
ASEAN.
ASEAN Association of South East Asian Nations – Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á.
ASOD ASEAN Senior Officials on Drugs - Các chuyên viên cao
cấp ASEAN về ma tuý.
ATS Amphetamine Type Stimulants – Các chất kích thích họ
Amphetamine.
BLO Border Liaison Office - Văn phòng liên lạc qua biên giới.
CCDAC Central Committee for Drug Abuse Control of Myanma -
Uỷ ban Trung ƣơng kiểm soát ma tuý Myanma.
DAP Drug Advisory Programme – Chƣơng trình tƣ vấn về ma
tuý thuộc Kế hoạch Côlômbô.
DEA Drug Enforcement Administration - Cơ quan phòng chống
ma tuý Hoa Kỳ.
GSM Greater Mekong Subregion - Tiểu vùng sông Mê Kông
mở rộng.

3
MOU Memorandum of Understanding - Bản Ghi Nhớ (trong
luận văn này, có nghĩa là Bản ghi nhớ về hợp tác phòng
chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông).
NNCC National Narcotics Control Commission of China - Uỷ

ban Quốc gia phòng chống ma tuý Trung Quốc.
SAP Subregional Action Plan - Kế hoạch hành động tiểu vùng.
UNDCP United Nation Drugs Control Program - Chƣơng trình
kiểm soát ma tuý quốc tế của Liên Hợp Quốc.
UNGASS United Nations General Assembly Special Session – Khoá
họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
UNODC United Nations Office on Drugs and Crime - Cơ quan
phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên Hợp Quốc.
UNODCCP United Nations Office on Drugs Control and Crime
Prevention - Văn phòng Kiểm soát ma tuý và Phòng
chống tội phạm của Liên Hợp Quốc.
VP TT PCMT Văn phòng Thƣờng trực phòng chống ma tuý Việt Nam.
WCO World Customs Organization - Tổ chức Hải quan Thế
giới.














4



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa và lý do lựa chọn đề tài:
Ngày nay, ma tuý trở thành hiểm họa lớn của toàn nhân loại, không
một quốc gia, một dân tộc nào thoát khỏi ảnh hƣởng của những hậu quả tai
hại do tệ nạn và tội phạm ma tuý gây ra. Ma tuý không chỉ là nguồn gốc của
tội phạm mà còn là tác nhân của các vấn đề xã hội phức tạp, ảnh hƣởng
nghiêm trọng đến sự phát triển, ổn định và trƣờng tồn của mỗi dân tộc. Trong
khi các loại ma tuý truyền thống nhƣ thuốc phiện, heroin, cocaine, cần sa
không giảm, các loại ma tuý tổng hợp dạng ATS nhƣ amphetamine,
methamphetamine, ecstasy và những loại ma tuý hƣớng thần khác đang có xu
hƣớng gia tăng. Do đặc điểm của ma tuý bất hợp pháp là nguồn siêu lợi
nhuận hấp dẫn, là nguồn phát sinh nhiều loại tội phạm nguy hiểm, tội phạm
có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, bọn tội phạm ma tuý quốc tế đang biến
khu vực tiểu vùng sông Mê Kông với vùng “Tam giác vàng” nổi tiếng thành
một thị trƣờng ma tuý lớn trên thế giới với việc tổ chức những đƣờng dây
buôn bán xuyên quốc gia, kiểm soát các hoạt động trồng, thu gom, vận
chuyển, tàng trữ và sản xuất chế biến, tiêu thụ ma tuý bất hợp pháp.
Nhận thức đƣợc sự cần thiết phải chung sức trong cuộc chiến đầy phức
tạp này, Việt Nam đã cùng các nƣớc tiểu vùng sông Mê Kông hợp tác nhằm
ngăn chặn và từng bƣớc loại trừ tệ nạn và tội phạm ma tuý ra khỏi đời sống
xã hội. Trong thời gian qua, các hoạt động hợp tác quốc tế phòng chống ma
tuý ở tiểu vùng đã đạt đƣợc những thành tựu khả quan, thông qua nhiều cơ
chế hợp tác đa dạng, trong đó nổi lên là cơ chế hợp tác trong khuôn khổ Bản
Ghi Nhớ về hợp tác phòng chống ma tuý (MOU) năm 1993 giữa 6 nƣớc tiểu
vùng sông Mê Kông và UNDCP. Mẫu hình hợp tác theo cơ chế MOU đã
đƣợc lãnh đạo Liên Hợp Quốc và các quốc gia đánh giá cao. Trong thời gian

5
tới, với xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ, hợp tác quốc tế

trong tiểu vùng sông Mê Kông càng phải đƣợc tăng cƣờng để đáp ứng tình
hình mới.
Đối với Việt Nam, việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống
ma tuý là do đòi hỏi của thực tiễn, không chỉ do đặc điểm quốc tế của tội
phạm ma tuý, mà nguyên nhân quan trọng là ma tuý chủ yếu đƣợc đƣa từ bên
ngoài vào Việt Nam, phòng ngừa và đấu tranh chống nạn lạm dụng và tội
phạm ma tuý vẫn đang là vấn đề hết sức khó khăn phức tạp, cần phải có sự hỗ
trợ và phối hợp của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nƣớc láng giềng.
Trên đây chính là những lý do để ngƣời viết chọn đề tài Việt Nam
trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai
đoạn 1993 – 2003 làm luận văn thạc sĩ của mình. Việc nghiên cứu đề tài này
vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn phục vụ trực tiếp cho công
tác hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý của Đảng và Nhà nƣớc ta.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề:
Hiện nay ở khu vực Đông Nam Á, Cơ quan phòng chống ma tuý và tội
phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) khu vực Đông Á - Thái Bình Dƣơng có
trụ sở tại Băng Cốc, Thái Lan nghiên cứu thƣờng xuyên và toàn diện về tình
hình ma tuý trong khu vực. Hàng tháng UNODC khu vực xuất bản một bản
tin có tên gọi là “Eastern Horizons” nhằm giới thiệu tình hình và hoạt động
phòng chống ma tuý của các nƣớc trong khu vực, cảnh báo các loại ma tuý
mới, các thủ đoạn, phƣơng thức tội phạm về ma tuý, các hoạt động của dự án
và những mô hình điển hình trong tuyên truyền giáo dục, thay thế cây có
chứa chất ma tuý, chữa trị cai nghiện và giảm tác hại… Ngoài ra, cơ quan này
còn có các xuất bản phẩm hƣớng dẫn và giới thiệu về từng vấn đề riêng biệt
trong tiểu vùng nhƣ hợp tác kiểm soát ma tuý ở khu vực biên giới, kinh
nghiệm phát triển thay thế cây thuốc phiện ở Việt Nam và Thái Lan, kỷ yếu
các Hội thảo quốc tế về phòng chống ma tuý…

6
Cơ quan phòng chống ma tuý Hoa Kỳ (DEA) và Cơ quan tình báo Hải

quan khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng (WCO - Regional Intelligence
Liaison Office for Asia and the Pacific) cũng có những bộ phận theo dõi,
nghiên cứu và tổng kết về tình hình và xu hƣớng tội phạm ma tuý trong khu
vực nhƣng chủ yếu tập trung phục vụ cho lực lƣợng hành pháp.
Các quốc gia trong tiểu vùng đều quan tâm đến tăng cƣờng hợp tác
quốc tế phòng chống ma tuý nhƣng những công trình nghiên cứu cụ thể và
sâu rộng về vấn đề này vẫn chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi.
Ở nƣớc ta trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu
các vấn đề về ma tuý nhƣ “Hiểm hoạ ma tuý và cuộc chiến mới'' của GS.TS.
Nguyễn Xuân Yêm và TS. Trần Văn Luyện; ''Mại dâm, ma tuý, cờ bạc, tội
phạm thời hiện đại'' của GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, TS. Phan Đình Khánh,
Nguyễn Thị Kim Liên, “Luật phòng chống ma tuý và Phòng chống ma tuý
trong nhà trường” của GS. TS. Nguyễn Xuân Yêm – PGS. TS. Nguyễn Ngọc
Anh… Ngoài ra, còn nhiều ấn phẩm chuyên đề về phòng, chống ma tuý của
Văn phòng Thƣờng trực phòng chống ma tuý, Cục Cảnh sát phòng chống tội
phạm về ma tuý - Bộ Công an, Cục phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ Lao động
Thƣơng binh và Xã hội, các Bộ, ngành thành viên Uỷ ban quốc gia phòng,
chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm. Bên cạnh đó là một số
luận án tiến sĩ, thạc sĩ luật nghiên cứu về công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm ma tuý ở một số địa phƣơng và nhiều bài báo trên các tạp chí khoa học.
Hiện có hai cuốn sách của tác giả ngƣời nƣớc ngoài đƣợc dịch sang
tiếng Việt, viết về lịch sử vấn đề ma tuý trong khu vực và Việt Nam từ thời
kỳ đô hộ của thực dân phƣơng Tây cho đến những năm 1970, đó là: cuốn
“Thuốc phiện và chính quyền thuộc địa ở châu Á” của tác giả Philippe Le
Failler do NXB VHTT ấn hành năm 2000 và cuốn “Nền chính trị ma tuý ở
Đông Nam Á” của tác giả Alfred W. McCoy do NXB CAND ấn hành năm
2002.

7
Những tài liệu, công trình trên đã cung cấp những tham khảo, tƣ liệu

quý báu cho bản luận văn này, giúp tác giả hoàn thành công trình nghiên cứu
về “Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma túy ở tiểu vùng sông Mê
Kông giai đoạn 1993 – 2003”.
3. Phạm vi nghiên cứu và đóng góp của Luận văn:
a. Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu là tình hình và kết quả công tác hợp tác quốc tế
phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông và Việt Nam trong giai đoạn
1993 – 2003.
- Địa bàn nghiên cứu là tiểu vùng sông Mê Kông.
b. Đóng góp của Luận văn:
Luận văn làm sáng tỏ tính tất yếu trong hợp tác quốc tế phòng chống
ma tuý giữa các nƣớc tiểu vùng sông Mê Kông và nhấn mạnh sự cần thiết
phải tăng cƣờng công tác này.
Trên cơ sở nghiên cứu về lịch sử, lý luận và thực tiễn đó, luận văn đƣa
ra những dự báo về xu thế tình hình ma tuý và một số kiến nghị để nâng cao
hiệu quả công tác hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý trong thời gian tới ở
tiểu vùng và Việt Nam.
Công trình nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho công tác hiện nay của tác
giả, đóng góp tài liệu tham khảo cho các cán bộ làm công tác phòng chống
ma tuý, các cán bộ hợp tác quốc tế và sinh viên ngành xã hội và nhân văn. Từ
những ý nghĩa thực tiễn đó, tác giả luận văn hy vọng góp phần nhỏ bé vào công
cuộc phòng chống ma tuý ở nƣớc ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá và
hiện đại hoá đất nƣớc .
4. Các nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu:
a. Nguồn tài liệu của luận văn:

8
Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở các nguồn tài liệu và từ kinh
nghiệm công tác thực tiễn của tác giả:
- Tài liệu gốc: các văn bản pháp lý của quốc tế và Việt Nam nhƣ 3

Công ƣớc Quốc tế của Liên Hợp Quốc về phòng chống ma tuý, các Bản ghi
nhớ về hợp tác phòng chống ma tuý đƣợc ký kết giữa Chính phủ Việt Nam
với các quốc gia khác, Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ
IX, Luật phòng chống ma tuý và các văn bản pháp luật về phòng chống ma
tuý của Việt Nam…; các bài phát biểu của các nhà lãnh đạo Liên Hợp Quốc
và Việt Nam; báo cáo hằng năm về tình hình ma tuý thế giới, các nghiên cứu
chuyên đề, báo cáo kết quả các dự án…
- Tài liệu nƣớc ngoài: các Sách trắng về tình hình ma tuý của các
nƣớc trong khu vực và trên thế giới; tài liệu của Liên Hợp Quốc: bản tin
tháng “Eastern Horizons”; kỷ yếu của các Hội thảo trong nƣớc và quốc tế về
phòng chống ma tuý…; tài liệu của một số tổ chức quốc tế nhƣ Chƣơng trình
tƣ vấn về ma tuý – Kế hoạch Côlômbô (DAP – Colombo Plan), Cơ quan
phòng chống ma tuý Hoa Kỳ (DEA), Tổ chức Hải quan thế giới (WCO)…
- Nguồn tài liệu trong nƣớc: các công trình của một số tác giả nƣớc
ngoài đƣợc dịch sang tiếng Việt; sách hƣớng dẫn về công tác phòng chống
ma tuý; sách của các tác giả trong nƣớc ; bản tin phòng chống ma tuý do Văn
phòng Thƣờng trực phòng chống ma tuý phát hành hàng tháng; các bài báo
có liên quan…
b. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau :
- Trên cơ sở phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm cơ bản của Đảng, của Nhà nƣớc
ta về phòng chống ma tuý và hợp tác quốc tế để phân tích, khái quát và

9
xác định những nhân tố cơ bản tác động đến công tác hợp tác quốc tế
phòng chống ma tuý.
- Kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu: hệ thống, thống kê, phân tích,
điều tra xã hội học, so sánh, lịch sử, tổng hợp, phỏng vấn để làm rõ
các vấn đề của luận văn.

- Phƣơng pháp chuyên gia để tƣ vấn cho những vấn đề cụ thể thuộc nội
dung nghiên cứu của đề tài.
5. Bố cục của Luận văn:
Luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng I: Những vấn đề chung về hợp tác phòng chống ma tuý ở tiểu
vùng sông Mê Kông.
Chƣơng II: Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu
vùng sông Mê Kông.
Chƣơng III: Đánh giá chung và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông .













10










CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ PHÒNG CHỐNG MA TUÝ
Ở TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG
1.1. MA TUÝ VÀ TÁC HẠI CỦA MA TUÝ
1.1.1. Khái niệm ma tuý
Từ xa xƣa, do trình độ nhận thức còn thấp, y học chƣa phát triển nên
con ngƣời chỉ biết sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh. Trong các loại cây
đó có cây thuốc phiện, cây cần sa và cây côca. Tuy nhiên sau đó ngƣời ta
cũng đã phát hiện tác hại của nó. Ở Việt Nam, thuật ngữ "ma tuý" xuất hiện
ban đầu có nghĩa là thuốc phiện. Sau đó, ma tuý còn là cây cần sa và cây
côca. Có ý kiến cho rằng gọi là "ma tuý" bởi vì các chất này có tác dụng nhƣ
ma thuật, ma quái, có thể chữa một số bệnh có hiệu quả cao và tăng hƣng
phấn hoặc ức chế thần kinh. Nó làm cho con ngƣời mê mẩn, ngây ngất, tuý
luý. Trong tiềm thức của ngƣời Việt Nam "ma tuý" đồng nghĩa với sự xấu xa,
tội lỗi.
Những năm sau đó, ngoài các sản phẩm của cây thuốc phiện, cây cần sa,
cây côca còn các chất khác đƣợc tổng hợp trong phòng thí nghiệm cũng có
tính chất gây nghiện. Vì vậy khái niệm "ma tuý" đƣợc mở rộng về nội dung. Ở

11
các nƣớc khác nhau thì khái niệm về ma tuý cũng quan niệm khác nhau. Điểm
chung của luật về kiểm soát ma tuý của các nƣớc là đều đề cập đến ma tuý bao
gồm các chất gây nghiện và các chất hƣớng thần.
Có thể nhận thức: Ma tuý là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng
hợp, khi được đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng
thái ý thức và sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng ma tuý, con người sẽ lệ

thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng
đồng [16, 6].
Theo Công ƣớc quốc tế của Liên Hợp Quốc năm 1988 thì: “Tội phạm
ma tuý là hành vi cố ý sản xuất, điều chế, chiết xuất, pha chế, chào hàng,
phân phối, mua bán, trao đổi, tàng trữ ma tuý dƣới bất kỳ hình thức nào,
trồng hoặc tàng trữ các loại cây có chứa chất ma tuý hoặc hƣớng thần một
cách trái phép, tổ chức chỉ đạo hoặc tài trợ cho những hành vi phạm tội đó,
chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài sản đó thu đƣợc từ
những hành vi phạm tội”.
1.1.2. Phân loại ma tuý
Phân loại ma tuý là chia các chất ma tuý ra từng nhóm khác nhau dựa
trên những căn cứ nhất định phục vụ cho những mục đích khác nhau. Có
nhiều cách phân loại, nhƣng trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ giới thiệu
cách phân loại thông dụng và dễ hiểu nhất là phân loại căn cứ vào nguồn gốc
của ma tuý.
Căn cứ vào nguồn gốc của ma tuý thì ma tuý đƣợc chia làm 3 nhóm:
ma tuý tự nhiên, ma tuý bán tổng hợp và ma tuý tổng hợp.
Ma túy tự nhiên là các chất ma tuý có nguồn gốc tự nhiên, có đƣợc
bằng cách thu hái từ các cây trồng tự nhiên hoặc nuôi trồng, từ các sản phẩm
tách chiết, tinh chế từ các sản phẩm thu hái đó. Ví dụ: thuốc phiện và các sản
phẩm của thuốc phiện nhƣ morphine, codein, narcotin

12
Ma tuý bán tổng hợp là các chất ma tuý đƣợc điều chế từ các chất là
sản phẩm tự nhiên bằng cách cho tác dụng với một số hóa chất để thu đƣợc
chất ma tuý có tác dụng mạnh hơn chất ma tuý ban đầu. Ví dụ: hêrôin.
Ma tuý tổng hợp là các chất ma tuý đƣợc điều chế bằng phƣơng pháp
tổng hợp hoá học toàn phần từ các hoá chất (đƣợc gọi là tiền chất). Điển hình
là các chất amphetamin. Các chất ma tuý tổng hợp có tác dụng mạnh và
nhanh hơn các chất ma tuý bán tổng hợp.

Các chất ma tuý tổng hợp và các chất ma tuý bán tổng hợp thƣờng
đƣợc gọi chung là các chất ma tuý tổng hợp.
Việc phân loại này không chỉ có ý nghĩa trong công tác nghiên cứu lý
luận mà còn giúp cho thực tiễn đấu tranh phòng chống ma tuý, biết đƣợc ma
tuý có nguồn gốc từ đâu để truy tìm đến tận nguồn sản xuất nhằm giải quyết
triệt để tội phạm và tệ nạn ma tuý.
1.1.3. Tác hại của ma tuý
Ma tuý gây tác hại nhiều mặt về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và
đã trở thành thảm hoạ chung của cả nhân loại. Tại diễn đàn Liên Hợp Quốc,
ngài Boutros Ghali – nguyên Tổng thƣ ký Liên Hợp Quốc đã đánh giá:
“Trong những năm gần đây, tình trạng lạm dụng ma tuý đã trở thành hiểm
hoạ lớn của toàn nhân loại. Không một quốc gia, dân tộc nào thoát ra ngoài
vòng xoáy khủng khiếp của nó để tránh khỏi những hậu quả do lạm dụng và
buôn lậu ma tuý gây ra. Ma tuý đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham
nhũng, vắt cạn kiệt nhân lực, tài chính, huỷ diệt những tiềm năng quý báu
khác mà lẽ ra phải đƣợc huy động cho việc phát triển kinh tế xã hội, đem lại
ấm no hạnh phúc cho mọi ngƣời. Ma tuý đang làm suy thoái nhân cách, phẩm
giá, tàn phá cuộc sống yên vui gia đình, gây xói mòn đạo lý, kinh tế, xã hội…
Nghiêm trọng hơn, ma tuý còn là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh
HIV/AIDS phát triển” [16, 16].

13
Để ngăn chặn ma tuý, các quốc gia và Liên Hợp Quốc cũng nhƣ các tổ
chức quốc tế khác đã phải sử dụng nguồn tài chính khổng lồ. Nhƣ ngân sách
hằng năm của Hoa Kỳ dành cho công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý là
18 tỷ USD. Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế INTERPOL đã huy động tới
70% lực lƣợng và tài chính cho đấu tranh chống tội phạm ma tuý.
Năm 2002, toàn thế giới có 220 triệu ngƣời nghiện ma tuý, tăng 10
triệu so với năm 2001. Ở Hoa Kỳ có gần 5% dân số nghiện ma tuý. Ở Việt
Nam, tính đến cuối tháng 12 năm 2003, cả nƣớc có 160.700 ngƣời nghiện ma

tuý có hồ sơ kiểm soát, tăng 18.699 ngƣời (13%) so với cùng kỳ năm 2002.
(Nguồn : UNODC và Văn phòng TT PCMT, năm 2004).
Số ngƣời nghiện ma tuý toàn thế giới hằng năm đã đốt hàng chục tỷ
USD. Riêng ở Trung Quốc, số ngƣời nghiện heroin đã tiêu tốn ít nhất là 27 tỷ
nhân dân tệ cho ma tuý hằng năm. Các băng maphia ma tuý thao túng nền tài
chính cũng nhƣ chính phủ của một số nƣớc trên thế giới. Hiện nay nền tài
chính ma tuý hằng năm ƣớc tính 400 tỷ USD. Mỗi ngày tội phạm ma tuý
quốc tế đã tẩy rửa tiền khoảng hơn 1 tỷ USD.
Sản xuất và buôn bán ma tuý mang lại lợi nhuận siêu ngạch tạo nên
động lực thúc đẩy nhiều ngƣời lao vào con đƣờng tội lỗi bất chấp pháp luật.
Tội phạm ma tuý là mảnh đất tốt để tham nhũng, cờ bạc, nghiện rƣợu, mại
dâm… phát triển. Ma tuý là cầu nối làm gia tăng căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS,
trong số những ngƣời bị nhiễm HIV/AIDS thì có gần 70% là do tiêm chích
ma tuý. Ma tuý phá hoại sức khoẻ của con ngƣời, ngƣời nghiện dễ mắc các
bệnh tim mạch, gan, thần kinh. Họ thƣờng gầy gò, ốm yếu, kém ăn, kém ngủ,
thần kinh rối loạn, trí nhớ kém, lƣời lao động… Theo số liệu thống kê thì
trong số ngƣời nghiện ma tuý ở Việt Nam thì có tới 85,5% là đối tƣợng có
tiền án, tiền sự. Do đó, ma tuý là tác nhân gây mất trật tự an toàn xã hội, phá
hoại hạnh phúc gia đình và làm xuống cấp thuần phong Hoa Kỳ tục.

14
Ma tuý còn làm biến chất một số cán bộ cơ quan nhà nƣớc, nhất là các
cơ quan bảo vệ pháp luật. Vì buôn bán ma tuý đem lại lợi nhuận cao, bọn tội
phạm ma tuý đã dùng tiền để mua chuộc một số ít cán bộ thoá hoá, biến chất
trong cơ quan chính quyền cơ sở, cơ quan bảo vệ pháp luật. Vì vậy, cuộc
chiến chống ma tuý còn diễn ra hết sức quyết liệt.
1.2. HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG
CHỐNG MA TUÝ LÀ MỘT TẤT YẾU KHÁCH QUAN
Tác hại do ma tuý gây ra trên phạm vi rộng lớn xuyên quốc gia, xuyên
lục địa. Ma tuý không chỉ gây thiệt hại về ngƣời và của của từng gia đình,

từng quốc gia mà còn ảnh hƣởng xấu đến nền tảng chính trị, đạo đức, văn hoá
và quan hệ đối ngoại của các nƣớc. Tệ nạn và tội phạm ma tuý đã và đang đe
doạ sự phát triển của nhiều quốc gia, nó đã trở thành vấn đề không biên giới
và tác động đến mọi tầng lớp xã hội. Do vậy, công tác phòng chống ma tuý
trong phạm vi mỗi quốc gia trở nên hết sức phức tạp, khó khăn.
Đứng trƣớc thực tại khách quan này, sự liên kết, hợp tác giữa các quốc
gia trong phòng chống ma tuý là một vấn đề cấp bách và có tính quy luật.
Hay nói cách khác, hợp tác quốc tế trong phòng chống ma tuý ngày nay,
không chỉ phụ thuộc vào ý nguyện chủ quan trong quan hệ đối ngoại mà
chính là khả năng lựa chọn duy nhất đối với bất kỳ quốc gia nào muốn đấu
tranh có hiệu quả với tệ nạn và tội phạm ma tuý.
Xu hƣớng toàn cầu hoá hiện nay là quy luật tất yếu khách quan, mỗi
quốc gia không thể phát triển biệt lập, khép kín, tách rời quốc gia khác, trong
đó có vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn ma tuý, một hiểm hoạ
lớn của toàn nhân loại. Đó là tiền đề quan trọng, là cơ sở liên kết tất cả các
quốc gia có cùng mối quan tâm chung. Hơn thế nữa, tội phạm ma tuý là một
loại tội phạm quốc tế phổ biến hiện nay, nên trong công tác đấu tranh đòi hỏi
phải nhanh chóng, chính xác mới kịp thời ngăn chặn, trừng trị thích đáng
những hành vi phạm tội do chúng gây ra. Vì vậy, cần phải có sự hợp tác rộng

15
rãi, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế
chống tội phạm ma tuý, cung cấp thông tin, phối hợp truy nã, bắt giữ, dẫn độ
để đảm bảo tiến trình vụ án, mới đem lại hiệu quả cao.
Thông qua hợp tác quốc tế nói chung và hợp tác trong lĩnh vực phòng
chống ma tuý nói riêng, các quốc gia có cơ hội tiếp xúc, đàm phán, ký kết
những điều ƣớc, thoả thuận quốc tế làm cơ sở pháp lý cho công tác hợp tác
phòng chống ma tuý. Hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống tội phạm ma tuý
tạo điều kiện thuận lợi cho các nƣớc đấu tranh có hiệu quả với những tổ chức
tội phạm ma tuý lớn, xuyên quốc gia mà trong khuôn khổ từng nƣớc không

thể giải quyết đƣợc. Hợp tác quốc tế cũng là cơ hội để trao đổi thông tin, kinh
nghiệm về các phƣơng thức đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma tuý, cách
tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân nâng cao ý thức về hiểm hoạ ma
tuý, các hình thức cai nghiện và phục hồi sức khoẻ cho ngƣời nghiện ma tuý
có hiệu quả
Hợp tác quốc tế cho phép tiết kiệm đƣợc nguồn lực của mỗi quốc gia
trong việc giải quyết tội phạm và tệ nạn ma tuý. Thông qua hợp tác, các quốc
gia đang phát triển nhƣ Việt Nam nhận đƣợc sự giúp đỡ về tài chính và kỹ
thuật của Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế và các nƣớc phát triển cho
công tác phòng chống ma tuý
Nhƣ đã nêu, hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý là một tất yếu khách
quan và có vai trò rất to lớn đối với cộng đồng quốc tế cũng nhƣ từng quốc
gia, vì hợp tác quốc tế tạo nên sức mạnh tổng hợp trên toàn cầu, đồng thời
mỗi quốc gia có một thế mạnh riêng có thể giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau để tổ
chức phòng chống ma tuý có hiệu quả.
1.3. CƠ SỞ CỦA SỰ HỢP TÁC PHÒNG CHỐNG MA TUÝ Ở
TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG

16
Hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý là một tất yếu khách quan, nhƣng
để việc hợp tác có hiệu quả phải dựa trên cơ sở tƣơng đồng giữa các nƣớc đối
tác để cùng nhau phát huy những điểm mạnh và khắc phục khiếm khuyết,
nhằm tạo nên sức mạnh cao nhất loại trừ ma tuý ra khỏi đời sống xã hội. Đối
với tiểu vùng sông Mê Kông, cơ chế hợp tác phòng chống ma tuý giữa 6
nƣớc đƣợc hình thành và hoạt động không chỉ dựa trên đòi hỏi của tình hình
ma tuý thực tiễn đang rất phức tạp trong khu vực mà còn trên cơ sở những
tƣơng đồng về điều kiện tự nhiên, con ngƣời, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, điều
kiện phát sinh và hiện trạng ma tuý.
1.3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội
1.3.1.1. Địa tự nhiên:

Tiểu vùng Mê Kông hay tiểu vùng Mê Kông mở rộng là một khái niệm
bao gồm các quốc gia có dòng sông Mê Kông chảy qua. Ở một khía cạnh
khác, Tiểu vùng đƣợc bao gồm toàn thể các quốc gia thuộc Đông Nam Á lục
địa: Campuchia, Lào, Myanma, Thái Lan, Việt Nam và tỉnh Vân Nam -
Trung Quốc.
Xét về mặt địa lý tự nhiên, tiểu vùng là một khu vực mà các điều kiện
địa lý và môi trƣờng sinh thái nhân văn đƣợc coi là tƣơng đối đồng nhất.
Cùng với toàn lãnh thổ Đông Nam Á, các quốc gia thuộc Đông Nam Á lục
địa đều không tách rời với phần Hoa Nam, đặc biệt là tỉnh Vân Nam – một
tỉnh miền núi, nằm ở phía Tây Nam Trung Quốc, có chung đƣờng biên giới
với ba quốc gia Việt Nam, Lào và Myanma và có dòng sông Mê Kông chảy
qua trên 1.000 km [10, 91].
Trong điều kiện đặc biệt của môi trƣờng sinh thái hiện tại, toàn bộ Tiểu
vùng đều nằm trong ô địa lý nhiệt đới ẩm gió mùa điển hình (loại trừ phần
Hoa Nam là có đôi nét khác biệt), còn tất cả đƣợc coi là một khu vực có hệ
sinh thái nhiệt đới hết sức đặc sắc, giàu có về tài nguyên và rất phong phú về

17
thành phần các giống, loài. Trong đó giới động vật và thảm thực vật gồm
nhiều đại diện của miền cổ nhiệt đới nhƣ heo vòi, tê giác, gấu trúc, chó lông
đỏ và nhiều loài thực vật quý hiếm khác vẫn còn tồn tại.
Sông Mê Kông là con sông dài thứ 12 trên thế giới, bắt nguồn từ độ
cao 5.000 mét trên cao nguyên Tây Tạng lần lƣợt chảy qua tỉnh Vân Nam -
Trung Quốc, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và đổ ra biển trên lãnh thổ
Việt Nam với chiều dài là 4.800 km [22, 13].


Hình 1: Bản đồ tiểu vùng sông Mê Kông
Khu vực tiểu vùng sông Mê kông nằm trong khu vực nhiệt đới gió
mùa, nóng ẩm mƣa nhiều, diện tích rừng che phủ tƣơng đối lớn (23 triệu ha),

diện tích cao nguyên và miền núi chiếm tỷ lệ cao (3/4 diện tích đất đai của
Việt Nam là cao nguyên và miền núi). Vùng núi cao của khu vực này có điều

18
kiện khá thuận lợi cho việc trồng cây thuốc phiện. Thuốc phiện thƣờng đƣợc
trồng ở độ cao trên 600 mét, thậm chí ở độ cao 2.700 mét so với mực nƣớc
biển với thời vụ từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau, đây là thời điểm
mùa đông giá lạnh và mùa xuân mƣa rét mà không phải loại cây nào cũng
trồng đƣợc. Với những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây thuốc phiện
nhƣ vậy nên khu vực này đƣợc biết đến nhƣ một trung tâm sản xuất ma tuý
lớn của thế giới, đặc biệt là vùng “Tam giác vàng” (nằm ở khu vực biên giới
giữa Myanma, Lào và Thái Lan) có sản lƣợng thuốc phiện chiếm gần 30%
lƣợng thuốc phiện trên thế giới.
Địa hình biên giới giữa các quốc gia tiểu vùng sông Mêkông rất phức
tạp, chƣa đƣợc phân định rõ ràng, có nhiều đƣờng tiểu mạch qua các cánh
rừng, dãy núi nên rất khó kiểm soát các hoạt động của bọn buôn lậu ma tuý.
Bên cạnh đó, các quốc gia Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam có đƣờng bờ
biển dài nên rất thuận lợi cho bọn tội phạm hoạt động, biến khu vực này
thành nơi trung chuyển ma tuý sang các trung tâm tiêu thụ ma tuý của thế
giới.
Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt đối với tiểu vùng. Việt Nam là
cây cầu đất nối phần lục địa tiểu vùng (Lào, Đông Bắc Thái Lan, Bắc
Campuchia, Đông - Đông Bắc Myanma) với các tuyến đƣờng biển quốc tế
Đông Á - Đông Nam Á; từ châu Á qua Thái Bình Dƣơng tới châu Úc và châu
Hoa Kỳ, từ châu Á qua Ấn Độ Dƣơng tới châu Phi, vòng Đại Tây Dƣơng tới
các nƣớc Tây Âu và Bắc Âu [10, 118].
Đây là những điều kiện thuận lợi để bọn tội phạm ma tuý lợi dụng
buôn lậu ma tuý vào Việt Nam và trung chuyển ma tuý đi nƣớc thứ ba nên
việc phối hợp với các quốc gia có chung đƣờng biên giới là hết sức quan
trọng nhằm ngăn chặn sự xâm nhập ma túy từ bên ngoài vào Việt Nam.

1.3.1.2. Địa nhân văn

19
Tiểu vùng là địa bàn cƣ trú lâu đời của nhiều cộng đồng ngƣời nói các
hệ ngôn ngữ khác nhau, trong đó chủ yếu là các cộng đồng dân cƣ nói các
ngôn ngữ Hán – Tạng, Mông – Dao, Tày – Thái, Việt – Mƣờng, Môn – Khơ
me… Mỗi dân tộc trong từng khu vực đều đã có sự gắn kết lâu đời với nhau
theo huyết thống, phả hệ, theo tín ngƣỡng và tôn giáo khác nhau. Tuy nhiên,
tiểu vùng vẫn là địa bàn sinh sống chủ yếu của các dân cƣ trồng lúa (bao gồm
lúa nƣớc và lúa khô). Ở đây, 80% cƣ dân sống bằng nghề trồng lúa và chăn
nuôi gia súc.
Về mặt chủng tộc, hầu hết dân cƣ của các quốc gia tiểu vùng sông Mê
kông đều thuộc hai tộc ngƣời chính là Môngôlôit phía Nam và Hán Tạng nên
có ngoại hình tƣơng đối giống nhau. Hai bên biên giới giữa các nƣớc có các
nhóm dân tộc có quan hệ huyết thống với nhau sinh sống, do vậy việc qua lại
thăm hỏi lẫn nhau và làm ăn giữa hai bên rất thƣờng xuyên.
1.3.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội
Hiện nay, có khoảng 65 triệu ngƣời sống trong lƣu vực sông Mê Kông,
chủ yếu là ở các nƣớc hạ lƣu sông Mê Kông (hạ lƣu vực Mê Kông đƣợc tính
từ “Tam giác vàng” là vùng ranh giới giữa Thái Lan, Myanma và Lào chiếm
tới 77% tổng diện tích lƣu vực). Nông nghiệp chiếm khoảng 30 – 55% GDP
của lƣu vực. Các vùng nông thôn trong lƣu vực thuộc các nƣớc đều là vùng
nghèo của thế giới với thu nhập bình quân đầu ngƣời hằng năm khoảng 22 –
400 USD. Các chỉ tiêu xã hội nhƣ biết chữ, y tế, nƣớc sạch đều rất thấp, nhất
là ở Campuchia và Lào. Đói nghèo là phổ biến trong những vùng nông thôn
của Lƣu vực Mê Kông. Ƣớc tính 30% số hộ sinh sống ở châu thổ Mê Kông
(kể cả phần lãnh thổ Campuchia khoảng hơn 1 triệu ha) nằm dƣới mức nghèo
khó. Châu thổ Mê Kông là vùng đồng bằng ngập lụt tính từ hạ lƣu Kratie –
Campuchia có diện tích 49.520 km2, trong đó diện tích châu thổ Việt Nam
(đồng bằng sông Cửu Long) là 39.000 km2, chiếm 79% diện tích châu thổ

Mê Kông.

20
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của một số nƣớc ở tiểu vùng đã
đạt đƣợc sự tăng trƣởng mạnh góp phần cải thiện đáng kể hạ tầng kinh tế và
xã hội. Tuy nhiên, những bƣớc phát triển tích cực này cũng tạo nên những
thách thức to lớn về mặt xã hội.
Do thiếu kinh phí, nạn thất nghiệp ở mức cao, hệ thống hành chính và
pháp lý yếu kém, hầu hết các quốc gia đều gặp phải các vấn đề về tham
nhũng, rửa tiền, sản xuất, buôn bán và sử dụng ma tuý bất hợp pháp và nạn
buôn ngƣời.
Bên cạnh đó, các nƣớc trong khu vực cũng đang phải đối mặt với
những thách thức của chủ nghĩa khủng bố, đặc biệt là sau vụ đánh bom tại
Bali – Inđônêxia vào tháng 10 năm 2002, mà gần đây là sự nổi dậy của lực
lƣợng Hồi giáo ly khai tại miền Nam Thái Lan. Sự gia tăng của nạn trộm cắp,
phạm tội, buôn lậu ma tuý, buôn ngƣời, tham nhũng đã trở thành những vấn
đề xã hội đòi hỏi sự hợp tác đấu tranh loại bỏ những tệ nạn và hiểm hoạ này
ra khỏi đời sống xã hội của tiểu vùng, góp phần vào sự phát triển bền vững
của khu vực.
1.3.2. Quá trình phát sinh và hiện trạng ma tuý trong tiểu vùng
1.3.2.1. Lịch sử xuất hiện và phát triển ma tuý trong khu vực
Các học giả cho rằng ban đầu con ngƣời khám phá ra thuốc phiện mọc
hoang trên những ngọn núi phía Đông của Địa Trung Hải từ thời đồ đá mới.
Y văn thời cổ cho biết cây thuốc phiện dạng thô đã đƣợc những thầy thuốc
thời cổ đánh giá cao từ hàng trăm năm trƣớc công nguyên. Những ông tổ
ngành y nhƣ Hyppocrate ở Hy Lạp và GaLen ở thời La Mã đã biết đến nó. Từ
phía Đông Địa Trung Hải, cây thuốc phiện lan dần về phía Tây sang châu Âu
trong thời đồ đá mới và theo chân các thƣơng nhân Ả rập vào Trung Quốc từ
khoảng thế kỷ 6 hoặc 7 sau công nguyên. Tuy nhiên việc trồng giống cây này
vẫn rất hạn chế và thuốc phiện hầu nhƣ chỉ đƣợc dùng trong y học. Đây là thứ

×