Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Vài nét chân dung xã hội của giám đốc doanh nghiệp tư nhân ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.78 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Phạm Thị Hạnh
VÀI NÉT VỀ CHÂN DUNG XÃ HỘI

CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP Tư NHÂN

ở NƯỚC TA HIỆN NAY

ơiuyên ngành : Xã hội học
" Mã so : 50109
LUẬN ÁN THẠC sĩ KHOA HOC XÃ HÔI HỌC
Người hướng dẫn khoa học :
PTS. Bùi Thế Cường
Hà nội, 1995
1
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
"5
Chương I
Một sô vấn để về cơ sở lý luận và phương pháp luận
6
1 Môi trường sản sinh tầng lớp giám đốc doanh nghiệp tư
nhân ở nước ta
6
0
Sự phát triển vể sô lượng doanh nghiệp và vốn đăng ký kinh
doanh ở khu vực kinh tế tư nhân
9
3. Một số khái niệm cơ bản


11
3.1
Doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp ngoài quốc doanh)
11
3.2
Giám đốc doanh nghiệp tư nhân
11
3.3
Chân dung xã hội
12
3.4
Chân dung xã hội giám đốc doanh nghiệp tư nhân
13
4
Giới hạn vủh đề nghiên cứu
13
5 Phương pháp nghiên cứu chủn dung giám đốc doanh nghiệp
tư nhân
16
1 Cơ sở dữ liệu
16
~>
Phương pháp nghiẽn cứu
17
Chương II
Chân dung xă hội giám đốc doanh nghiệp tư nhân
18
1 Vài đạc điểm nhân khẩu học
18
1.1

Độ tuổi của giám đốc doanh nghiệp tư nhân
18
1.2
Đặc điểm giới tính của giám đốc doanh nghiộp tư nhân
21
1.3
Trình độ học váh của giám đốc doanh nghiệp tư nhân
21
2
Nguồn gốc xã hội
27
2.1 Xuất thân của giám đốc doanh nghiệp tư nhân xét theo tầng
lớp xã hội
27
2.2
Xuất thân của giám đốc doanh nghiệp tư nhân xét trong
quan hê với khu vực Nhà nước
29
2.3
Mối quan hệ giữa xuất thân của giám đốc và loại hình doanh
nghiệp
32
ỏ Lý do thành lập doanh nghiệp
35
1
4
Đầu tư vốn cho kinh doanh
41
4.1
Mức vốn đầu tư của giám đốc

41
4.2
Mối quan hệ giữa độ tuổi của giám đốc và vốn đầu tư
48
4.3
Mối quan hê giữa xuất thân của giám đốc và vốn đầu tư
51
4.4
Mối quan hệ giữa vốn đầu tư của giám đốc đã và chưa là cán
bộ công nhân viên Nhà nước
55
5
Kết quả kinh doanh (doanh thu) của giám đốc 56
5.1 Mức doanh thu 56
5.2
Mối quan hệ giữa doanh thu và vốn đầu tư 59
5.3
Mối quan hệ giữa xuất thân của giám đốc và doanh thu
60
6
Khả năng nắm bắt các chính sách Nhà nước của giám đốc
63
7
Những suy nghĩ của giám đốc vể các chính sách của Nhà
nước
64
7.1
Vê các chính sách nói chung
64
7.2

Ý kiến của Giám đốc đối với một số chính sách cụ thể
70
7.2.1
Về cơ chế quản lý doanh nghiệp
70
7 2°
Về cơ chế thành lập doanh nghiệp
73 '
7,2.3
Về chính sách thuế
74
7.2.4
Về chính sách tiền tệ - tín dụng
77
8 cảm nghĩ của giám đốc vể tương lai phát triển của doanh
nghiệp
78
Chương in
Nâng cao vị thế, phát huy vai trò xã hội của người giám
đốc doanh nghiệp tư nhân
83
I Đánh giá chung vé đội ngũ giám đốc doanh nghiệp tư nhân
ở nước ta hiện nay
83
n
Một sô kiến nghị để tiếp tục phát triển đội ngũ giám đốc
doanh nghiệp tư nhân
86
Kết luận
94

Phụ lục
95
Tài liệu tham khảo
106
3
M Ở Đ Ầ U
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI
Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa được khảng định trons Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI và lần thứ VII, Nhà nước ta đã thế chế hoá các chính sách
khuyến khích các thành phần kinh tế tiến bước chấn hưng đất nước. Khu
vực kinh tế tư nhân trước đây có lúc không tồn tại, có lúc đóng vai trò rất
phụ trong nền kinh tế, nay đã được đưa lên vị trí đáng kể và được yêu cầu
đảm đương một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế. Theo đánh
giá của các nhà nghiên cứu thì khu vực tư nhân hiện đang là khu vực năng
động nhất của nền kinh tế.
Trong mấy năm gần đây, cùng với sự phát triển của thành phần kinh
tế tư nhản, trong cơ cấu xã hội nước ta đã xuất hiện mộl tầng lóp mới - đố
là tầng lớp các nhà doanh nghiệp tư nhân, hay các giám đốc, các chủ
doanh nghiệp tư nhân. Tầng lớp này hiện đang có mặt trong nhiều lĩnh vực
hoạt động của nền kinh tế quốc dán. Sự hiện diện của họ đang được xem
như một nhân tố mới đóng vai trò tích cực trong sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Họ chính là chủ thể hoạt động của khu vực kinh tế tư
nhân, là đầu não quyết định sự tồn tại và phát triển của khu vực này. Do
tính châì mới mẻ và tầm quan trọng của tầng lớp giám đốc doanh nghiệp
tư nhân trong điều kiện nước ta hiện nay, việc nghiên cứu về tầng lớp này
là một yêu cầu bức xuc đang được đặt ra. BỞI vậy, việc nhận dạng chán
4
dune của họ để từ đó có căn cứ, cơ sơ khoa học cho sự định hướng phát

triển tầng lớp này lả hết sức cần thiết và cấp bách.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÈN c ứ u CỦA ĐỂ TÀI
- Phàn tích, mô tả một tập hợp các đặc điểm xã hội để nhận dạng
chân dung xã hội của giám đốc doanh nghiệp tư nhàn.
- Đánh giá ưu, nhược điểm của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp tư
nhân trong điều kiện nước ta hiện nay.
- Kiến nghị một số hiện pháp nhằm nâng cao vị thế, phát huy vai trò
xã hội của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp tư nhân. Sư kiến nghị này đối
với cả hai phía: về phía giám đốc cần phát huy lợi thế, khắc phục nhược
điểm của mình; về phía Nhà nước cần có chính sách cư xử thích hợp đối
với tầng lớp này, giúp đỡ họ nhanh chóng có thể sánh kịp bạn bè các nước
trong khu vực và trên thế giới.
3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG, VÀ PHẠM VI NGHIÊN c ứ u CỦA ĐÊ TÀI
- Khách thể nghiên cứu : giám đốc doanh nghiệp tư nhân
- Đôi tượng nghiên cứu : nhữrm đặc trưng xã hội của giám đốc doanh
nghiệp tư nhân
- Phạm vi nghiên cứu : các doanh nghiệp lư nhân, công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần ở hai địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIẼN cứ u
Xuất phát từ phương pháp luận xã hội học Mác xít nói chung, Luận văn
sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích
dữ liệu cấp 2; phương pháp toán thống kê; phương pháp mô tả; phương pháp
so sánh.
5
5. GIỚI HẠN VẤN ĐỂ NGHIỀN c ứ u
Trong nghiên cứu nhận diện chân dung xã hội của giám đốc doanh
nghiệp tư nhân, Luận văn tập trung nghiên cứu một tập hợp các đặc điểm
xã hôi quan trọng của giám đốc như sau:
- Đặc điểm nhân khẩu học : bao gồm các tiêu chí độ tuổi, giới tính,
trình độ học vấn của giám đốc.

- Đặc điểm nguồn gốc xã hội: gồm xuất thân của giám đốc, quan hệ
của giám đốc với khu vực Nhà nước, và mối liên quan giữa các tiêu chí
này.
- Đặc điểm kinh tế - xã hội : mức vốn đầu tư, doanh thu, lý do thành
lập doanh nghiệp, khả năng nắm bắt các chính sách của nhà nước của giám
đốc, và một số tương quan.
- Đánh giá của giám đốc về môi trường kinh tế - xã hội của doanh
nghiệp : những suy nghĩ của giám đốc đối với các chính sách của Nhà
nước ; cảm nghĩ của giám đốc về tương lai phát triển của doanh nghiệp.
6. KẾT CÀU CỦA LUẬN VÃN
Luận văn có tiêu đề: "VÀI NÉT VỀ CHÂN DUNG XÃ HỘI CỦA GIÁM ĐỐC
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Ở NƯỚC TA HỆN Ngoài phần mở đầu, kết luận,
phụ lục và tài liệu tham khảo, Luận văn bao gồm 3 chương như sau:
- Chương 1 : Một số vân đề về cơ sở lí luận và phương pháp luận.
- Chương 2 : Chân dung xã hôi giám đốc doanh nghiệp tư nhân.
- Chương 3 : Nâng cao vị thế, phát huy vai trò xã hội của người giám
đốc doanh nghiệp tư nhân.
6
CHƯƠNG I
M Ộ T SỔ VẤ N Đ Ể C ơ SỞ L Ý L U Ậ N
VÀ P H Ư Ơ N G P H Á P LU Ậ N
1. MÔI TRƯỜNG SẢN SINH TẦNG LỚP GIÁM Đốc DOANH NGHIỆP TU
NHÂN Ở NƯỚC TA
Ở nước ta, trong một khoảng thời gian khá lâu, kể từ khi miền Bắc
được giải phóng khỏi ách thực dân Pháp (1954) qua thời kỳ giải phóng
miền Nam (1975) cho tới tận cuối những năm 80, nền kinh tế phát triển
theo mô hình của một nền kinh tế chỉ huy, kế hoạch hoá tập trung. Sau
một thời kỳ khá dài khoảng 35 năm, Đảng và Nhà nước đã chủ trương đổi
mới nền kinh tế. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của
Đảng Cộng sản Việt Nam khẩng định sự cần thiết phải chuyển sang nền

kinh tế thị trường bao gổm nhiều thành phần kinh tế có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VII tiếp tục khảng định cần "tiếp tục xoá bỏ cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước (1) . Hơn nữa, Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam nám 1992 cũns; khảng định chế độ kinh tế của Việt Nam Là "Nhà
nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị
trường cố sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa" (2) .
Như vậy, quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam đã bao hàm việc thay
đổi những quan niệm trong thiết lập mô hình kinh tế, xoá bỏ cách áp đặt
(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cs VN, NXB
Sự thật, 1991, tr. 118.
(2) Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam nãm 1992 - NXB Sự thật. 1992.
7
những mô hình có tính chất hành chính phi kinh tế vào nền kinh tế, thừa
nhận nội dung kinh tế đa dạng của quá trinh chuyển từ một nền kinh tế
kém phát triển sang một nền kinh tế hàng hoá phát triển cao và phúc lợi
dổi dào cho nhân dân. Quá trinh đổi mới đó bao gồm nhiều giai đoạn với
những trình độ đan xen khác nhau, đo hai yếu tô chính quy định, đó là sự
tiến hoá tự nhiên của nền kinh tế tự túc sang nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần, và sự hoà nhập của nền kinh tế dân tộc với những khuynh
hướnơ khác nhau vào đời sống kinh tế thế giới hiện đại.
Chuyển từ nền kinh tê bao cấp kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh
tê thị trường nhiều thành phán có sự quản lý của Nhà nước đã dãn đến sự
biến đổi trong cấu trúc các thành phần tham gia vào nền kinh tế. Nếu như
trước đây chúng ta chỉ có ba thành phần kinh tế cơ bản là kinh tế quốc
doanh, kinh tế tập thể và kinh tế hộ gia đình nông dân, thì nay đã xuất hiên
ihêm thành phần kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước dưới
nhiều hình thức khác nhau.
Với nhiều thành phần kinh tế như vậy, chủ trương của Đảng là phải

đổi mới tư duy kinh tế, xoá bỏ những thành kiến trong đánh giá và đối xử
với những người lao động thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Bậc
thang giá trị phải căn cứ vào ai làm ra, làm nhiều hay ít, có chất lượng hay
kém chất lượng đối với những của cải, dịch vụ và những việc có ích cho
xã hội, ai thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật
đều được tôn trọng, được quyển hưởng thụ tương xứng với kết quả lao
động và kinh doanh hợp pháp của họ.
Chúng ta biết rằng sau năm 1954, trải qua thời kỳ cải tạo tư bản tư
doanh, hầu như kinh tế rư bản tư nhân ở miền Bắc đã không còn tồn tại.
Đến cuối năm 1960, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tư bản tư
8
doanh về cơ bán đã hoàn thành, 729 xí nghiệp tư nhàn đã chuyẻn thành
661 xí nghiệp công tư hợp doanh và 68 xí nghiệp hợp tác. Còn ở miền
Nam, từ sau ngày giải phóns 1975 đến đầu những năm 80, phần lớn trong
tổng số hơn 700 công ty và 9000 cơ sở công thương nghiệp tu nhân ở khu
Sài Gòn-Gia Định trước đây đã được cải tạo thành xí nghiệp quốc doanh,
công tư hợp doanh, hoặc doanh nghiệp tập thể (1) . Như vậy, tưởng chừng
điều kiện kinh tế-xã hội cho sự tồn tại của thành phần kinh tế tư bản tư
nhân không còn. Tuy nhiên, diễn biến trong thực tế có điều khác, ơ miền
Bắc, do điều kiện chiến tranh kéo dài và sự cần thiết phái duy trì một nền
kinh tế bao cấp cho nên những mám mòng phát triển kinh tế lư bản tư
nhàn không có điều kiện sản sinh. Còn ở miền Nam, một bộ phận Lớn trong
giới tư nhân có đủ vốn liếng, có kinh nghiệm quản lý truyền thống, có người
thân, họ hàng ở nước ngoài hỗ trợ vẫn còn tồn tại. Một bộ phận khác trong
giới tiểu thương tiểu chủ cũng vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Xuất phát từ một môi trường kinh tế mới là nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần, Đáng ta đã khảng định chính sách kinh tế và chính sách
xã hôi phải xuất phát từ cách nhìn nhận đó. Như vậy, về mặt quan hệ xã
hội và cơ cấu xã hội cũng tất yếu phải có những nhận thức mới, đánh giá
mới. Trong xã hội Việt Nam trong những năm hiện tại và so với những

năm tháng trong thời kỳ kinh tế bao cấp kế hoạch hoá tập trung trước đây
rõ ràng là đã xuất hiện môt tầng lớp mới và khá đặc thù đòi hỏi chúng ta
phải quan tâm nghiên cứu, đó là tầng lớp giám đốc doanh nghiệp tư nhân.
(1) Hoàng Kim Giao, Kinh tế ngoài quốc doanh và chân dung một số nhà
doanh nghiệp Việt Nam - Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Uỷ ban Kế hoạch
Nhà nước), Hà Nội 1993, tr.52.
9
2. Sự PH AT TRIỂN VÊ s ố LƯỢNG DOANH NGHIỆP VÀ VốN ĐẢNG KÝ
KINH DOANH Ở KHU vực KINH TẾ Tư NHÂN
Từ sau khi Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty được ban hành
(tháng 4-1991) đến nay số lượng doanh nghiệp và vốn đăng ký kinh doanh
của khu vực ngoài quốc doanh đã có bước phát triển mạnh mẽ (xem bảngl,
2, 3).
Năm 1993 là năm "được mùa": 1993 so 1992 số doanh nghiệp đăng
ký mới tăng lên 4,7 lần, trong đó tăng mạnh nhất là các công ty trách
nhiệm hữu hạn (4,8 lần). So với năm 1992, số doanh nghiệp tư nhân năm
1995 tăng khoảng 9 lần, số công ty ty trách nhiệm hữu hạn tăng khoảng
hơn 9 lần, số công ty cổ phán tăng gần 2 lân rưỡi.
Vốn đăng ký kinh doanh táng lên khá mạnh, vốn kinh doanh năm
1995 so với 1992 tăng 8,6 lần.
Các số liệu cho thấy sự hưởng ứng chính sách đổi mới của Đảng và
Nhà nước, kết quả là số doanh nghiệp tư nhân và số vốn huy động vào
guồng máy sản xuất chung của khu vực này tăng lên mạnh mẽ. Với quv
mô trên 20 nghìn doanh nghiệp tư nhân với tổng số vốn đăng ký kinh
doanh gần 9 nghìn tỷ đồng, trên 50% doanh nghiệp đạt mức thu thập bình
quân đầu người trên 400 nghìn đồng/tháng, thu hút hàng vạn lao động
thường xuyên và đóng góp đáng kể về mặt ngàn sách cho Nhà nước, phúc
lợi cho xã h ộ i(1) , các doanh nghiệp tư nhân chiếm vị trí không nhỏ trong
nền kinh tế quốc dân, và đã trở thành một tầng lớp khá đông đảo, đóng vai
trò quan trọng trong xã hội.

(1) Một vài tư liệu vẻ kinh tế tư nhũn - Tạp chí Kinh tô' và Dự báo, số
tháng 11 /1995
10
Bảng 1: Sô lượng doanh nghiệp được cấp đàng ký kinh doanh phân
theo loại hình kinh doanh (Đơn vị tính doanh nghiệp)0 )
Năm 1992
1993
1994 1995
- Doanh nghiệp tư nhân
1822
8684 13772
16677
- Công ty TNHH
703
3390
5120 6523
- Công ty cổ phần
60
106
133
147
Tổng số
2585
12180
19025
23347
Bảng 2: Tốc độ phát triển số lượng doanh nghiệp ngoài quốc
doanh phân theo loại hình kinh doanh (Năm trước = 100%)
1993 1994
1995

95 so 92
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty TNHH
- Công ty cổ phần
Tính chung
476.6
482.2
176.7
471.2
158,6
151,0
125,5
156,2
121,1
127.4
110.5
122,7
915,3
927,9
245,0
903,2
Bảng 3: Vốn đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp phân theo
loại hình kinh doanh (Đơn vị tính : tỷ dồng)a)
1992
1993 1994
1995
- Doanh nghiệp tư nhân
- Cỡns ty TNHH
- Công ty cổ phần
Tổng số 1032,0

1321,2
2572.7
806.7
4700,6
2000,2
3598.8
1021.8
6620,8
2637,9
4750,4
1493,7
8882,0
(1 ) và (2) Số liệu các nãm chúng tối dựa trốn các tài liệu sau đây:
- Nãm 1992: Hoàne Kim Giao- Kinh tế ngoài quốc doanh và chân dung
một số nhà doanh nghiệp- Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 1993
- Năm 1993 và 1994: Niên giám thống kê 1994
- Nãm 1995: Ban đăns ký doanh nshiệp Vụ Kế hoạch hoá Uy ban Kế
hoạch Nhà nước- Tổne hợp số liệu doanh nghiệp đã đănạ ký tính đến
30/9/1995.
11
3. MỘT SÒ KHẢI NIỆM c ơ BẢN.
3.1. D oanh ngh iệp tư nhàn (doan h n ghiệp n g oài quố c doa n h )
Doanh nghiệp tu nhân là tổ chức kinh doanh do tư nhân sáng lập, đầu
tư vốn và quản lý với tư cách chủ sở hữu. Đồng thời là một pháp nhân
kinh tế hoạt dộng theo pháp luật và bình đảng trước pháp luật.
Doanh nghiệp tư nhân ở nước ta hiện nay bao gồm các loại hình như
sau:
- Doanh nghiệp tư nhàn: là đơn vị kinh doanh có mức vốn không thấp
hơn vốn pháp định, do một cá nhân làm chủ và tư chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của minh về mọi hoạt động của doanh nghiệp 11 ' .

- Công ty trách nhiệm hữu hạn và cồng ty cổ phần (gọi chung là công
ty): là doanh nghiệp mà trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia
nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp, và chỉ chịu
trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn của minh góp
(2 )
vào công ty .
3.2. G iám đốc doanh n ghiệp tư nhân
Trước khi xác định khái niệm giám đốc doanh nghiệp tư nhân, cần
lùm rõ khái niệm về giám đốc:
Giám đốc là người đứng đầu và là người điều hành một doanh
nghiệp, chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự tổn vong của doanh nghiệp trong
thời gian mình phụ trách.
(1 ) Luật doanh nghiệp tư nhủn được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
thông qua khoá VIII ngày 21/12/1990
(2) Luật Công ty được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua khoá
VIII ngày 21/12/1990.
12
Căn cứ vào các khái niệm về doanh nghiệp nr nhàn và giám đốc như
đã trình bày ở trên, chúng tôi rút ra khái niệm về giám đốc doanh nghiệp
tư nhàn như sau:
Giám đốc doanh nghiệp tư nhân (ở Việt Nam hiện nay) đa phần đồng
thời là người sáng lập ra doanh nghiệp, đầu tư vốn và quản lý doanh
nghiệp với tư cách là chủ sở hữu, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi
hoạt động kinh doanh của mình; là nsười đứng đầu và điều hành doanh
nghiệp, nắm trong tay vận mệnh của doanh nghiệp.
3.3. Chân dung xã hội
Nghiên cứu chân dung xã hội của một nhóm xã hội là một kiểu đặt
vấn đề rmhiên cứu trong xã hội học. Nó có thể được xem là một phương
pháp nghiên cứu và trình bày thông dụng trong xã hội học, trong đó chỉ ra
được một tập hợp hợp các đặc trưng xã hôi của nhóm. Các đặc trưng xã

hội có thể được rút ra từ các dữ liệu thống kê, định lượng và định tính. Các
đặc trưng xã hội này dược đo lường, được so sánh và phân tích trong mối
liên hệ giữa chúng với nhau cũng như trong mối liên hệ của chúng với các
biến số xã hội khác. Tùy thuộc các công trình nghiên cứu khác nhau,
người ta có thể xác định một tập hợp nhất định các đặc trưng xã hội của
nhóm cần nghiên cứu, chảng hạn như những đặc trưng nhân khẩu học
(tuổi, giới tính, học vấn, hôn nhân v.v ), nguồn gốc xã hội, nghề nghiệp,
và các đặc trưng kinh tế xã hội khác. Nhằm đạt tới một trình độ phân tích
xã hội học nhất định, các công trinh nghiên cứu thuộc loại nàv cần phản
ánh được hiện trạng cũng như xu hướng của chức năng, vai trò và vị thế xã
hội của nhóm.
13
Nsười ta thườrm nói đến tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân ở
Anh của Ảngghen như là một công trình xã hội học mẫu mực thuộc loại
này. Trong tác phẩm này Ảngghen đã để cập đến hoàn cảnh sống của giai
cấp công nhân Anh qua phân tích, mô tả các điều kiện lao động, điều kiện
sinh hoạt, các đặc điểm kinh tế xã hội của họ, và xa hơn nữa ông đã chỉ ra
được sứ mệnh lịch sử của giai cấp này. Đọc tác phẩm đó người ta có thể
thấy được chân dung xã hội toàn diện của giai cấp công nhàn Anh trong
thời kỳ công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa nửa đầu thế kỷ 19.
3.4. C hân d u n g x ã hội của g iá m đốc doan h n ghiệp tư nhàn
Chân dung xã hội của giám đốc doanh nghiệp tư nhân bao gồm một
tập hợp các đặc điểm xã hội như : đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm về
nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế xã hội, v.v (xem sơ đồ 1)
4. GIỚI HẠN VẤN ĐỂ NGHIÊN c ứ u
Nhận dạng chân dung xã hội của một tầng lớp xã hội không phải việc
dỗ dàng, đặc biệt tầng lớp giám đốc doanh nghiệp tư nhân mà chúng tôi
nghiên cứu ở đây lại là tầng lớp có nhiều đặc thù và mới xuất hiện. Hơn
nữa, do nằm trong điều kiện thiếu thốn thời gian, nguồn số liệa, kinh
nghiệm nghiên cứu v.v cho nên trong Luận văn này chúng tôi chưa thể

bao quát hết mọi vấn đề về lý luận và phương pháp luận cũng như các kết
luận tuyệt đối chính xác về vấn đề nhận dạng chân dung xã hội của giám
đốc doanh nghiệp tư nhân ở nước ta hiện nay. V ì vậy, trong Luận văn này
chúng tôi tạm dừng phạm vi nghiên cứu ở một số giới hạn sau:
14
Sơ đổ 1 : Mô hình phân tích chân dung xă hội giám
đốc doanh nghiệp tư nhân
15
- Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chân dung dám đốc
doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp ngoài quốc doanh) thuộc cả 3 loại
hình: doanh nghiệp tu nhân một chủ sở hữu, công ty trách nhiệm hữu hạn,
và công ty cổ phần.
- Về địa bàn nghiên cứu: Luận vãn chỉ nghiên cứu chân dung giám
đốc doanh nghiệp tư nhân ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh nhằm mục đích bước đầu khái quát chân dung giám đốc doanh
nghiệp tư nhân nói chung ở đô thị nước ta.
- V ề các chỉ báo nghiên cứu nhận dạng chân dung xã hội của giám
đốc doanh nghiệp tư nhân: Do hạn chế của nguồn số liệu, nên trong luận
văn này chủng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số đặc điểm xã hội quan
trọng của giám đốc doanh nghiệp tư nhân như sau:
- Đặc điểm nhân khẩu học: bao gồm các đặc điểm về độ tuổi, giới
tính trình độ học vấn của giám đốc.
- Đặc điểm về nguồn gốc xã hội: gồm đặc điểm xuất thân của giám
đốc; quan hệ của giám đốc với khu vực Nhà nước.
- Lý do thành lập doanh nghiệp của giám đốc.
- Đặc điểm đầu tư vốn vào kinh doanh của giám đốc.
- Kết quả kinh doanh của giám đốc (doanh thu).
- Khả năng nắm bắt các chính sách của Nhà nước của giám đốc.
- Đánh giá của giám đốc về môi trường kinh tế - xã hội của doanh nghiệp.
16

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu CHÂN DUNG GIÁM Đốc DOANH NGHIỆP
Tư NHÂN
l . C ơ SỞ d ữ liệu:
- Đô’ có được nhữrm số liệu ban đầu cần thiết cho mục đích nghiên
cứu, Luận văn dựa vào 2 cuộc điều tra xã hội học về doanh nghiệp tư nhân
của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tê Trung ương (thuộc uỷ ban Kế hoạch
Nhà nước). Tính cho đến nav, mới chỉ có 2 cuộc điều tra này là lớn nhất
và được tổ chức một cách khoa học nhất, khá đảm bảo tính chất đại diện
của mẫu điều tra, do đó có khả năng suy rộng cho toàn bộ tập hợp nghiên
cứu. Sau đây là một số nét chính về hai cuộc điều tra:
a) Cuộc điều tra xã hội học của Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế
Trung ương tiến hành năm 1992 khảo sát trên một mẫu ngẫu nhiên bao
gồm 300 doanh nghiệp tư nhân được chọn ngẫu nhiên ở hai địa bàn là
thành phố Hà Nội (100 doanh nghiệp) và thành phố Hồ Chí Minh (200
doanh nghiệp).
b) Cuộc điều tra xã hội học của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế
Trung ương tiến hành năm 1995 khảo sát trên một mẫu ngẫu nhiên bao
gồm 700 doanh rmhiệp tư nhân được chọn ở 3 địa bàn là Hà Nội (226
doanh nghiệp), Hải Phòng (202 doanh nghiệp) và thành phố Hồ Chí Minh
(272 doanh nghiệp).
Khách thể nghiên cứu của 2 cuộc điều tra nói trên là giám đốc doanh
nghiệp tư nhân một chủ sở hữu, giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn, và
giám đốc cồng ty cổ phần (vừa là một trong những chủ sở hữu doanh
nghiệp, vừa là người điều hành). Các phương pháp thu thập thông tin được sử
17
dụng trong cuộc điều tra bao gồm: phươns pháp phỏnư váh miệng trưc tiếp
các chủ doanh nghiệp dựa trên bảng hỏi (ăng-két) được gửi đến trước cho các
chủ doanh nghiệp nshiên cửu; phương pháp phỏng vấn sâu qua hình thức toạ
đàm; phương pháp nshiên cứu tư liệu; phương pháp quan sát.
Trong luận văn, khi sử dụng số liêu của cuộc điều tra 1995, chúng tôi

đã loại trừ số liệu của Hải Phòng để cố gắng tạo điều kiện so sánh giữa hai
cuộc điều tra.
Dù rằng cả hai cuộc điều tra đều do Viện Nghiên cứu Quán lv Kinh tê
Truníi ương tiến hành và có khá nhiều nét tương đồng về phương pháp
luận và nội dung, nhưng cũng còn tồn tại một số dị biệt. Tại cuộc điều tra
năm 1992, cơ quan chủ trì điều tra chú ý một cách toàn diện hơn về nhiều
mặt khác nhau có liên quan đến doanh nghiệp tư nhân và giám đốc của
doanh nghiệp. Còn trong cuộc điều tra năm 1995, do yêu cầu nặng hơn về
chính sách kinh tế đối với doanh nghiệp tư nhân và chuẩn bị cho các chính
sách kinh tế - xã hội mới của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ tới, cho nên
cơ quan chủ trì điều tra có phần coi nhẹ hơn việc thu thập các thông tin về
giám đốc doanh nghiệp tư nhân, coi như về cơ bản đã có trong cuộc điều
tra trước, nay chỉ bổ sung thêm một số điều.
2. Phươn g p h ấ p ngh iên cứu
Xuất phát từ phương pháp luận xã hội học Mácxít nói chung, Luận
văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích dữ liệu cấp 2
- Phương pháp thống kê
Phương pháp so sánh
18
CHƯƠNG II
C H Â N D Ư N G XÃ H Ộ I G IÁ M Đốc D O A N H
N G H IỆ P T ư N H Â N
Như chương I đã nêu, để nhận diện chân dung xã hội người giám
đốc doanh nghiệp tư nhân, cần nghiên cửu các đặc điểm xã hội của họ
dưới những góc độ và chiều cạnh khác nhau. Trong chương n, chúng tôi
sẽ lần lượt phân tích, khảo sát từng đặc điểm xã hội của người giám đốc
doanh rmhiệp tư nhân.
1. VÀI ĐẶ C ĐIỂM NHÂN KHAU HỌC
1.1 Độ tuổi của giám đốc doanh nghiệp tư nhân

Để đưa ra đặc trưng tổng quát về độ tuổi của giám đốc doanh nghiệp
tư nhân, chúng tôi nghiên cứu các chỉ tiêu: số trung bình, đô lệch chuẩn và
hệ số biến thiên. Cách tính được trình bày trong phần Phụ lục của Luận
văn.
Kết quả tính toán'1} cho thấy độ tuổi bình quân của giám đốc doanh
nghiệp tư nhân là 44,3 tuổi, sự biến thiên về độ tuổi là không quá lớn, chỉ
có 24,42% (về lý thuyết, hệ số biến thiên trên 33% là khá phân tán). Độ
tuổi phàn tán nhỏ thể hiện giám đốc doanh nghiệp tư nhân có độ tuổi khá
tập trung ở một số nhóm tuổi nhất định. Điều này thể hiện trong bảng số
liệu sau : (xem Bảng 4)
(1) Xem Phụ lục 1
19
Báng 4: Độ tuổi của giám đốc doanh nghiệp tư nhân.
Đơn vị tính: %
Độ tuổi
Hà Nội
Tp. Hồ Chí Minh
Tính chung toàn bộ
mẫu điều tra
20-30 6,00
7,50
7,00
31-40
23,00
35,00
31,00
41-50 29,00 37,00 34,34
51-60
27,00
12,00 17,33

Trên 60 15,00
8,00
10,33
Công
100,00
100,00
100,00
Nguồn: Số liệu từ cuộc điều tra năm 1992 của Viện NCQLTKTW
Qua xem xét bảng số liệu trên, chúng tôi nhận thấy rằng độ tuổi của
giám đốc doanh nghiệp tư nhân phân bố tương đối đồng đều ở khoảng 31-
60 tuổi, nhưng trong khoảng đó, chủ yếu ở độ tuổi 31-50 (65%). Trong khi
đó, tỷ lệ giám đốc ở độ tuổi 20-30 và độ tuổi trên 60 lại thấp hản (xem
bảng 4). Xét về mặt xã hội học và nhân khẩu học thì điều này cũng hợp
với một quy luật là: thanh niên hăng hái nhưng chưa đủ kinh nghiệm và
vốn liếng đế theo nghề kinh doanh; người già có đủ các điều kiện để chuẩn
bị cho kinh doanh như sự tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm quản lý, vốn
liếng nhưng tuổi tác đã cao, thể chất đã bắt đầu mệt mỏi, ít hăng hái
chấp nhận rủi ro hơn, do đó nghề kinh doanh chưa hẳn là hấp dẫn đối với
đa số họ.
Song tuy chiếm tỷ lệ thấp trong giới chủ doanh nghiệp, nhưng chưa
hản những giám đốc ở độ tuổi 20-30 và độ tuổi trên 60 kinh doanh đạt
20
hiệu quả thấp hơn so với các nhóm tuổi khác bởi điều đó còn phụ thuộc
vào nhiều yêu tố, nhất là khi nhóm thiểu số đó đã được chọn lọc gia nhập
đội ngũ các nhà kinh doanh thì chí ít họ cũng phải có những tố chất đặc
biệt (như biệt tài, bí quyết kinh doanh, nghề gia truyền ) mà đối với lĩnh
vưc kinh doanh, đó là điểm đáng coi trọng.
So sánh số liệu giữa hai thành phố cho thấy ở Hà Nội đội ngũ giám
đốc doanh nghiệp tư nhân có độ tuổi "già" hơn so với Thành phố Hồ Chí
Minh: nếu ở Hà Nội có 27% giám đốc ở độ tuổi 51-60 thì ở Thành phố Hổ

Chí Minh tỷ lệ này chỉ bằng gần một nửa (12,5%); nếu ở Hà Nội có 15%
ìĩiám đốc trên 60 tuổi thì ở Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ này cũng khoảng
bằng một nửa; và đối với các nhóm tuổi "trẻ" hơn thì ở Thành phố Hồ Chí
Minh chiếm tỷ lệ cao hơn so với Hà Nội (xem bảng 4). Độ tuổi bình quân
của giám đốc ở Hà Nội là 47,2 tuổi với hệ số biến thiên là 24,07%; độ tuổi
bình quân của giám đốc ở Thành phố Hổ Chí Minh là 42,85 tuổi với hệ số
biến thiên 10,24%(1 \ Điều này cho thấy các giám đốc thành phố Hồ Chí
Minh tập trung ở độ tuổi trẻ hơn so với Hà Nội. Đây là một trong những
yếu tố thể hiện diên mạo khác nhau của tầng lớp này ở hai miền.
Đội ngũ giám đốc ở độ tuổi trung niên, độ tuổi 41-50 chiếm đại đa
số trong giới chủ doanh nghiệp có lẽ phản ánh một thực tế đây là độ tuổi
đang sung sức về nhiều mặt, có đủ bề dày kiến thức, kinh nghiệm quản lý,
và có sự tích luỹ nhất định về vốn liếng. Lứa tuổi này đã từng có nhiều cơ
hôi để trải qua nhiều nghề nghiệp khác nhau và cũng có nhiều điều kiện để
lựa chọn cho mình một nghề thích hợp. Họ là những người có đủ sức khoẻ
để phát huy năng lực của mình trong kinh doanh Tất cả những điều kiện
đó tạo thành hành trang để bắt đầu cuộc hành trình trên thương trường của
(1 ) Xem phụ lục 2 và 3
21
các nhà doanh nghiệp. Nếu hành trang được chuẩn bị đầy đủ và kỹ càng,
thì chuyến đi sẽ nhanh chóng tới đích và đạt kết quả tốt đẹp hơn. Bởi một
lẽ khách quan đó mà các chủ doanh nghiệp ở độ tuổi 41-50 đã hiện diện
trên thương trường đông đảo hơn so với các chủ doanh nghiệp ở độ tuổi
khác.
ỉ .2. Đặc điểm giới tính của giám đốc doanh nghiệp tư nhãn
Kết quả điều tra năm 1995 của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung
ương cho thấy trong toàn bộ chủ doanh nghiệp tư nhân được khảo sát thì
có 15,29% chủ doanh nghiệp là nữ.
Sự hiện diện ít ỏi của các nhà doanh nghiệp nữ trong giới chủ doanh
nghiệp chứng tỏ một thực tế là vai trò của phụ nữ đối với việc tham gia

hoạt động kinh tế chưa dược phát huy mạnh. Thế nhưng, nhiêu phụ nữ đã
trở thành chủ doanh nghiệp thì khả năng của họ đã được chứng tỏ bằng sự
thành đạt trong kinh doanh. Một trong những ví dụ phụ nữ kinh doanh giỏi
là bà Trần Thu Thuỷ, giám đốc Khách sạn Minh Tâm, thành phố Hổ Chí
Minh. Bà đã tạo cho mình một triết lý kinh doanh " lấy uy tín làm đầu".
Cách kinh doanh của bà đã thể hiện những nét độc đáo, mang sắc thái
riêng: "Tôi đã chọn con đường gian truân hơn. Tôi đã làm công việc của
một hướng dẫn viên du lịch, nhưng điểm giới thiệu chỉ là một nếp nhà của
Việt Nam, nơi họ đến trọ, không là khách sạn, mà là một nếp nhà ấm
' !t(l )
cúng \
1.3. Trình độ học vấn của giám đốc doanh nghiệp tư nhân
Trình độ học vấn là một chỉ báo quan trong phản ánh sự phát triển
của con người. Học vấn cao là điều kiện để con người phát triển toàn diên,
(1 ) Quốc Vĩnh, Chống "sextour" vản đứng được, thời báo kinh tế Sài Gòn, số 28/95 (236) ngày 6/7/95.
22
dễ thích ứng với những biến đổi trong sản xuất, cũng như trong điều kiện
khoa học kỹ thuật hiện nay. Đối với giám đốc doanh rmhiệp tư nhân, hoạt
động của họ chủ yếu bằng trí tuệ, giải quyết các vân đề trên cơ sở tổng
hợp và có tính sáng tạo cao, do đó trình độ học vấn là cơ sở để giúp họ
thích ứng với môi trường kinh doanh.
Giám đốc doanh nghiệp tư nhân với tư cách là nsười chịu trách
nhiệm hoàn toàn vể sự tồn vong của doanh nghiệp do minh làm chủ, nên
yêu cầu về năng lực hoạt động kinh doanh lại càng cần thiết hơn. Điều đó
đòi hỏi anh ta phải có một trình độ nhất định về học vấn.
Học vấn của giám đốc doanh nghiệp tư nhân ở nước ta vào thời điếm
năm 1992 thể hiện như sau : (Bảng 5).
Bảng 5: Trình độ học vấn của giám đốc doanh nghiệp tư nhân.
Đơn vị tính : %
Trình độ học vấn

Hà Nội Tp. Hồ Chí Minh
Tính chung toàn
bô mẫu điều tra
Trên đại học
8,00
12,00 10,67
Đại học 37,00 63,50
54,66
Trung cấp trở xuống 55,00
24,50
34,67
Công
100,00
100,00 100,00
Nguồn: Số liệu từ cuộc điều tra năm 1992 của Viện NCQLKTTW.
Qua bảng số liêu trên cho thấy trình độ học vấn của đôi ngũ giám
đốc doanh nghiệp tư nhân ở nước ta khá cao. Đa số giám đốc đạt trình dộ
đại học trở lên (65,33 %), đặc biệt ở Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ này là
75,5%. Số giám đốc đạt trình độ trên đại học tuy chiếm tỷ lệ không lớn,
nhưng con số 10,67% cũng phản ánh một khía cạnh xã hội đáng lưu tâm,
23
đó là sự chuyển dịch nghề nghiệp của những người có học vị, có Irình độ
nghiên cứu khoa học sang hoạt động kinh doanh. Vấn để này có hai mặt
tốt và chưa hản đã là tốt. Thông thường nhữnơ người được đào tạo trên đại
học là để nhằm mục đích chuyên sâu nghiên cứu khoa học, nhưng họ lại
không theo đuổi con đường đó mà chuyển sang kinh doanh. Trên thực tế,
có thể có rất nhiều lý do khiến họ quyết định như vạy, nhưng có lẽ một
trong những lý do tác động mạnh đến suy nghĩ và hành động của họ là sự
trả công lao động cho nghiên cứu khoa học thấp, chưa đủ đáp ứng nhu cầu
của họ. Và điều này cũng phản ánh một hiện tượng xã hội đang diễn ra là

sự phí phạm chất xám của đất nước. Song xét trên phương diện khác, thì
sự gia nhập đội ngũ các nhà kinh doanh của những người này là một dấu
hiệu tốt. Bơi lẽ sự bổ sung những gương mặt có trình độ cao, trí tuệ tốt vào
tầng lớp các nhà doanh nghiệp tư nhân sẽ góp phần nâng cao chất lượng
cho tầng lớp này, giúp họ theo kịp bè bạn quốc tế. Sự hiện diện của các
giám đốc có trình độ trung cấp trở xuống với một tỷ lê không nhỏ
(34,67%) cũng là lẽ đương nhiên bởi đây là nhóm xã hội đặc thù, khác với
một số nhóm xã hội khác. Với tư cách vừa là chủ sở hữu vừa là người điều
hành doanh nghiệp, nhóm giám đốc doanh nghiệp tư nhân mà chúng ta
nghiên cứu ở đây khác với nghề giám đốc đi làm thuê phổ biến ở các nước
phát triển thường yêu cầu phải có trình độ học vấn. Trong bối cảnh hiện
nay của nước ta, yêu cầu đối với giám đốc doanh nghiệp tư nhân là phải
vừa có "tài" vừa có "vốn". Theo chủng tôi tài năng bao hàm cả hai yếu tố:
có năng lực và có học vấn. Song ở đây cần phân biệt sự khác nhau giữa
trình độ học vấn và có học vấn. Khi nói đến trình độ học vấn có nghĩa là
nối đến sự tiêu chuẩn hoá đào tạo được thể hiên qua các văn bằng tốt
nghiệp. Trên thực tế, thông thường phần lỏm những người đã được qua đào
tạo chính quy là những người có một hệ thống tri thức nhất định, có một
trình độ học vấn nhất định. Thế nhưng, có những trường hợp không được
qua đào tạo chính quy mà lại tự học hỏi, tự đào tạo nâng cao tri thức, hiểu
24
biết của minh, những người này được gọi là người có học vấn bơi nền tản2
kiên thức của họ khá rộng lớn, ví dụ điển hình là trường hợp Honda ở Nhật
Bàn. Như vậy, "trình độ học vấn" không phản ánh được hết tri thức của
con người. Tuy nhiên, nó vẫn được sử dụng làm thước do thông dụng
trong nghiên cứu bởi việc đo chỉ tiêu "có học vấn" khó khăn hơn. Qua đó
chúng ta có thể nhận thấy rằng nhữns giám đốc chưa tốt nghiệp đại học
khôn 2 hoàn toàn là nhữns người kém hiểu biết.
Nhìn chung, trình độ học vấn của đội ngũ aiám đốc doanh nghiệp tư
nhàn ở nước ta năm 1992 khá cao, đặc biệt ở thành phố Hổ Chí Minh đa

số giám đốc đã tốt nghiệp đại học (63,5%). ở Hà Nội, tỷ lệ này thấp hơn
(37%) là do một lực lượng lớn lao động có trình độ học vấn cao được thu
hút vào khu vực nhà nước. Kinh tế tư nhân tuy đang có xu hướng phát
triển nhưng mới chỉ ở chặng đường đầu, do vậy lực lượng các giám đốc
doanh nghiệp tư nhân có trình độ học vấn cao ở Hà Nội cũng chỉ chiếm
một tỷ lệ nhất định trong cơ cấu chung.
Trình độ học vấn của giám đốc tư nhân năm 1995 thể hiện qua bảng
số liệu sau (Bảng 6):
Bảng 6: Trình độ học vấn của giám đốc doanh nghiệp tư
nhân (doanh nghiệp ngoài quốc doanh)
Đơn vị tính : %
Trình độ học vấn H à Nội Tp. H ồ Chí Minh
Tính chung toàn
bô mấu điều tra
Đại học trở lên
73,01
54,41
62,85
Trung cấp trở xuống
26,99
45,59
37,15
Công 100,00
100,00
100,00
N guồ n : số liệu từ cuộc điều tra năm 1995 của Viện NCQLKTTW.

×