Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Vai trò Công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoạn II (2006-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 154 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





ĐINH THỊ NGUYỆT







VAI TRÒ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN
CHƢƠNG TRÌNH 135 TẠI HUYỆN KIM BÔI - TỈNH HÒA BÌNH
GIAI ĐOẠN II (2006 – 2010)







LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Công tác xã hội











Hà Nội - 2014

2



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




ĐINH THỊ NGUYỆT







VAI TRÒ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN

CHƢƠNG TRÌNH 135 TẠI HUYỆN KIM BÔI - TỈNH HÒA BÌNH
GIAI ĐOẠN II (2006 – 2010)



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01



Chủ tịch hội đồng Ngƣời HDKH
PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa TS. Nguyễn Thị Trà Vinh







Hà Nội - 2014

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHYT
Bảo hiểm y tế
CT
Chương trình

CTXH
Công tác xã hội
DTTS
Dân tộc thiểu số
DTTN
Diện tích tự nhiên
NN & PTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
KNVTB
Khuyến nông viên thôn bản
KTTT
Kinh tế thị trường
LĐ TB&XH
Lao động Thương binh & Xã hội
MTTQ
Mặt trận tổ quốc
MTQG XĐGN
Mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo
GDP
Bình quân thu nhập theo đầu người/ năm
UBND
Ủy ban nhân dân












4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ

Bảng 1.1: Bảng mô tả hệ thống giữa nhân viên CTXH và thân chủ
Bảng 1.2: Diện tích, dân số, số hộ
Bảng 3.1: Tác động của hoạt động KNVTB tới sản xuất các hộ dân
Bảng 3.2: Mô hình hoạt động giữa KNVTB với người dân
Bảng 3.3: Sơ đồ hộ vay vốn thông qua tổ tự quản giảm nghèo



0
1












5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà
nước, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đời sống của đại bộ phận nhân
dân đã được cải thiện. Song bên cạnh đó vẫn còn một phần không nhỏ dân cư
sống ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa đời sống kinh tế – văn hoá - xã
hội còn rất nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Do vậy, đòi hỏi phải
có một chương trình phát triển kinh tế xã hội tổng hợp để giải quyết khó khăn,
ổn định phát triển kinh tế xã hội khu vực này. Ngày 31/7/1998 Thủ tướng
Chính phủ đã ký quyết định số 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt chương trình
phát triển kinh tế - xã hội của các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc
miền núi, biên giới và vùng sâu vùng xa (gọi tắt là chương trình 135). Chương
trình 135 đã chính thức đi vào thực hiện từ năm 1999, đến nay đã được 14
năm chia làm 2 giai đoạn và đã đạt được nhiều thành quả đáng kể.
Kim Bôi là huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình nằm cách trung tâm tỉnh
37km về phía Nam. Huyện Kim Bôi được thành lập ngày 17/4/1959, đây
được coi là huyện rộng và đông dân nhất của tỉnh Hòa Bình. Dân số của
huyện hơn 14 vạn người, gồm 4 dân tộc, trong đó dân tộc Mường chiếm
82,4%, dân tộc Kinh 14%, dân tộc Dao gần 3%, dân tộc Tày 0,6%. Toàn
huyện có 28 đơn vị hành chính gồm 27 xã và 1 thị trấn. Trong đó có 25 xã
thuộc CT 135 và 01 thôn bản đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo cao, kinh tế
nông lâm nghiệp là chủ yếu, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa phát
triển, thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Hạ tầng kỹ thuật yếu kém, giao
thông chưa phát triển, Vì thế, người Mường có câu: "Yêu nhau cho thịt cho
xôi/Ghét nhau đưa đến Kim Bôi, Hạ Bì" với hàm ý Kim Bôi là vùng đất khó
sinh sống. Việc nghiên cứu thực trạng thực hiện CT 135 nhằm tìm ra những
mặt đạt được và chưa đạt được từ đó đề ra những biện pháp đúng đắn, hiệu

6


quả sát với tình hình thực tế nhằm giúp dân vươn lên thoát nghèo hoà nhập
vào sự phát triển chung của cả nước góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội,
an ninh quốc phòng. Mặc dù đã được đầu tư hỗ trợ nhiều nhưng huyện Kim
Bôi vẫn gặp phải những trở ngại về ngành nghề, vốn, lao động, đất đai, cơ chế
và trình độ quản lý nên số hộ nghèo trong huyện còn cao. Do vậy xoá đói
giảm nghèo là một yêu cầu cấp thiết đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cấp,
các ngành, sự phối hợp của chính quyền, ý thức tự vươn lên của người dân
đặc biệt là vai trò của nhân viên CTXH chính thức. Với việc nghiên cứu tình
hình thực hiện 135 dựa trên việc phân tích các vai trò của các tổ chức, hội,
đoàn thể, các ban ngành tại địa phương nhằm tìm ra mặt đạt được và còn tồn
tại trong mỗi vai trò. Chỉ ra sự thiếu hụt nhân viên CTXH được đào tạo
chuyên nghiệp bài bản sẽ khác so với các vai trò đang được thực hiện phi
chính thức, bán chuyên nghiệp. Để giúp những xã này tiếp cận và thực hiện
CT 135 giai đoạn III hiệu quả hơn tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Vai trò
Công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện Kim Bôi -
tỉnh Hòa Bình giai đoạn II (2006 – 2010)” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương trình 135 là một trong những CT đã thu hút sự quan tâm của cả
cộng đồng và toàn xã hội. Với nguồn ngân sách khổng lồ mà Trung ương
cũng như ngân sách của từng địa phương dành cho chương trình, tổng kinh
phí giai đoạn I (1998 - 2005) ước tính 1870 tỷ đồng, và giai đoạn II (2006 -
2010) trên 14.000 tỷ đồng đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt của các thôn, xã
được thụ hưởng chương trình với 1715 xã được thụ hưởng chương trình trong
giai đoạn I và 1779 xã, 3149 thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc 47 tỉnh được
thụ hưởng chương trình. Đời sống người dân dần dần được cải thiện với thu
nhập bình quân đầu người ở các xã trong CT đạt 4,2 triệu đồng/người/năm (so

7


với mục tiêu của CT đến hết năm 2010 đạt trên 70% số hộ có thu nhập bình
quân đầu người trên 3,5 triệu đồng/ người/ năm).
Những kết quả đạt được đã cho thấy những hiệu quả mà CT đã mang
lại đối với đời sống của bà con nghèo ở những vùng khó khăn.
Chính vì vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nghèo đói nói
chung và CT 135 nói riêng đã được công bố trên thế giới và Việt Nam từ
trước tới nay, những công trình này được tìm thấy từ các nguồn đáng tin cậy
như: Thư viện Quốc gia, thư viện tỉnh, trường đại học, viện nghiên cứu, Bộ
lao động thương binh và xã hội, các web của các tổ chức uy tín như: Cổng
thôn tin ủy ban dân tộc, ngân hàng thế giới, ngân hàng chính sách xã hội…
Trên cơ sở tiếp cận một số công trình nghiên cứu này tác giả thực hiện phần
tổng quan tình hình nghiên cứu với kết cấu chia thành hai phần: tình hình
nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam.
2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hafiz A.Pasha và T.Palanivel trong ấn phẩm “Chính sách và tăng
trưởng vì người nghèo – kinh nghiệm châu Á” [16, tr.6] cho rằng: Việc theo
đuổi tăng trưởng phải đi kèm với nỗ lực đạt được tăng trưởng vì người nghèo
thông qua việc tái phân bổ tài sản, thu nhập trong nền kinh tế, điều này đem
lại ý nghĩa lớn trong xác định bản chất chiến lược chống đói nghèo. Thực tế
một số quốc gia có tốc độ giảm nghèo hạn chế trong khi thành tích tăng
trưởng kinh tế đầy ấn tượng, còn số khác lại đạt tốc độ giảm nghèo cao đi
cùng tăng trưởng kinh tế lại tương đối thấp.
Trong cuốn “Kinh tế học của các nước phát triển” (NXB Thống kê,
1998) [42] E.Wayne Nafziger đã phân tích khá cụ thể sự nghèo đói và bất
công về thu nhập ở các nước phát triển, xác định các nhóm nghèo đói, nguyên
nhân nghèo đói, tình hình nghèo đói ở khu vực nông thông, tình hình nghèo

8

đói theo giới, hậu quả của tình trạng nghèo đói và các chính sách biện pháp

giảm nghèo.
Tác giả Khan. Mahmood Hasan năm 2001 có cuốn “Rural poverty in
developing countries: Implication for public policy” [137] thì lại đi sâu phân
tích về sự nghèo đói ở vùng nông thôn các quốc gia đang phát triển, về các
dạng người nghèo, tài sản của người nghèo, nguyên nhân của sự nghèo đói,
các chính sách XĐGN và các yếu tố cần thiết trong chính sách XĐGN.
Năm 2006, World Bank (WB) đã thực hiện nghiên cứu và xuất bản
cuốn sách: “Beyond the number: Understanding the institution for monitoring
poverty reduction strategies” (Washington, DC) bởi tập thể tác giả: Tara Bedi,
Aline Coundouel, Marcus Cox, Markus Goldstein, Nigel Thornton [144].
Cuốn sách đã chỉ ra nền tảng của mối quan hệ trong việc tăng cường hệ thống
hướng dẫn chi tiết chiến lược giảm nghèo, qua đó xây dựng chính sách và
đánh giá tác động của chính sách đối với các nước nghèo. Phân tích thực tiễn
chính sách và kết quả thu được ở một số nước Anbani, Bolivia, Guyana,
Honduras…
Với cuốn “Vietnam and Africa:Comparative lessons and mutual
opportunities” năm 2007 các tác giả Do Hoai Nam, Gre Mills, Dianna
Games… [132] đã nghiên cứ về cơ hội và kinh nghiệm trong phát triển nông
nghiệp và an ninh lương thực ở Việt Nam và Châu Phi, vai trò của tăng
trưởng kinh tế trong XĐGN cũng như phân tích về nguồn vốn viện trợ phát
triển và sự tận dụng hiệu quả nguồn vốn viện trợ (ODA) đối với các quốc gia
này.
Christensen, Hanne với nghiên cứu “The Reconstruction of Afghanistan:
A chance for Rural Afghan Women” (Geneva: United Nations Institute for
Social Development, 1990) [127] đã nghiên cứu công cuộc cải tổ đất nước
Apganixtan và đời sống những người tị nạn Apghan ở Pakistan, vai trò người

9

phụ nữ trong gia đình và xã hội sau đó đưa ra bài học và khuyến nghị cho

quyền lợi của phụ nữ nông thôn trong công cuộc xây dựng lại nông thôn.
Năm 1995, Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) có đề
cập trong cuốn “Vấn đề nghèo ở Việt Nam” [83] một định nghĩa rất rộng về
cái nghèo, đã đi sâu phân tích tình hình nghèo của các nhóm nghèo ở Việt
Nam, đánh giá những tác động của công cuộc đổi mới đến người nghèo gắn
liền với các vấn đề về y tế, giáo dục, tín dụng … đưa ra một số vấn đề có ý
nghĩa chiến lược cần xem xét để nâng cao hiệu quả giảm nghèo ở Việt Nam.
Năm 1981 nghiên cứu “Khảo sát ở vùng nông thôn SahelianR” của tác
giả R.Billaz và Y. Diawara [126] đã nghiên cứu về vấn đề phát triển nông
thôn. Nghiên cứu đã nêu một phương pháp tiếp cận mới thông qua nhiều môn
học về xã hội nông thôn. Phương pháp này nhấn mạnh vào việc sử dụng các
công cụ thống kê, xã hội học , nhân chủng học, kinh tế như thế nào để nghiên
cứu xã hội nông thôn đạt hiệu quả. Nói về các thí điểm thực hiện ở phía Tây
vùng Sahel ở Châu Phi.
Ngòai ra còn các hội nghị về chống đói nghèo do Ủy ban kinh tế - xã
hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) tại Băng Cốc Thái Lan
(diễn ra từ ngày 15-17 tháng 9/1993) đã đưa ra các khái niệm, định nghĩa, tiêu
chí đánh giá đói nghèo và các giải pháp XĐGN tại khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương.
Tiếp đó, từ ngày 20 – 24/9/1993 Hội nghị lần thứ nhất của Ủy ban
nghèo đói, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội đã bàn về giải pháp vĩ mô
giảm nghèo đói cho các nước trong khu vực đặc biệt là nhóm dân cư yếu thế
dễ bị tổn thương, dân cư các vùng dân tộc ít người. các vùng xa xôi hẻo lánh.
2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Nguyễn Chương Phát với luận văn thạc sỹ kinh tế: “Ảnh hưởng của hệ
thống An sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn Chấn –

10

tỉnh Yên Bái”. Đề tài tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu thực trạng của hệ

thống an sinh xã hội, đặc biệt là ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới
nghèo đói ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Trên
cơ sở nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng hệ thống an sinh xã hội tới nghèo đói
của hộ nông dân huyện Văn Chấn, đưa ra kiến nghị, giải pháp xây dựng hệ
thống an sinh xã hội tòan diện bảo đảm giữa tăng trưởng với xóa đói giảm
nghèo. Đề tài đã tập trung nghiên cứu vấn đề cấp thiết của xã hội, vấn đề
nóng bỏng Đảng, Nhà nước quan tâm, tuy nhiên đề tài mới chỉ tập chung ở
vấn đề nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề nghèo
đói, có thể nói vấn đề này là một nguyên nhân nhỏ bé trong hàng loạt các
nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của nguời dân, trong khi đó cả hệ thống an
sinh xã hội có rất nhiều học phần nên tác giả chưa đi vào chi tiết, cụ thể, ví dụ
như tác giả đưa ra một loạt các hệ thống an sinh ảnh hưởng đến như: Bảo
hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế; Cứu trợ xã hội; Ưu đãi xã hội; Kinh phí cho
giáo dục; Thực hiện chương trình 135 giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Ở đây đề tài
có nói đến cả chương tình 135 và các ảnh huởng của đến nghèo đói nhưng
không tập trung sâu mà đi chủ yếu tập trung vào vấn đề an sinh xã hội nhiều
hơn.
Nguyễn Thị Nhung với luận án tiến sĩ: “Giải pháp xóa đói giảm nghèo
nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam” đã phân tích
thực tiễn về XĐGN tại Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội;
khái quát những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân tác động XĐGN ở Việt
Nam. Xác định vai trò của XĐGN đối với việc phát triển KT-XH và đề xuất
tạo sự liên kết chặt chẽ giữa giảm nghèo với tiếp cận thị trường; chú trọng,
phát huy vai trò của XĐGN thông qua cơ chế khuyến khích, ưu đãi để người
nghèo chủ động tham gia và thị trường [32, tr.6]

11

Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội kết hợp với UNDP có bài báo
cáo (10/2004), Đánh giá Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Xóa đói giảm

nghèo (CT MTQG XĐGN) và chương trình 135. Báo cáo tập trung vào một số
chính sách như tín dụng, y tế, giáo dục, khuyến nông và định canh định cư.
Đây là một báo cáo đánh giá tổng thể chương trình MTQG XĐGN và chương
trình 135 đã ghi nhận những thành tựu của cả hai chương trình. Đồng thời
cũng nêu bật những thách thức cần phải khắc phục của chương trình trong
giai đoạn II (2006 – 2010) để có tác động tích cực nhằm cải thiện chất lượng
sống của người nghèo. Đặc biệt báo cáo đã đưa ra các khuyến nghị về cải
thiện cách thức xác định hộ nghèo, xác định những trọng điểm của chương
trình; cơ chế khuyến khích đối tượng nghèo vượt lên thóat nghèo; cơ chế
khuyến khích cán bộ làm công tác XĐGN và tăng cường năng lực cán bộ các
cấp mà đặc biệt là cấp xã, và của tổ chức đòan thể cơ sở; xây dựng một hệ
thống theo dõi; giám sát và đánh giá chương trình sát hợp, hiệu quả; trên cơ
sở phát huy mạnh mẽ dân chủ cơ sở để khuyến khích sự tham gia của mọi
người dân vào quá trình XĐGN.
Đánh giá này nhằm hai mục đích là: Đánh giá tính hiệu quả tòan diện
của CTMTQG XĐGN và CT 135 trong công cuộc giảm nghèo tại Việt Nam
và mục đích thứ hai là rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc thiết kế CT
MTQG XĐGN cho giai đoạn 2006 – 2010. Việc đánh giá này sẽ giải quyết cả
các vấn đề theo chuyên đề và ngành nhằm trả lời các câu hỏi dưới đây:
Thứ nhất, liệu các vấn đề mà CT đang thực hiện có phù hợp không?
Tức là, liệu các mục tiêu CT có khả thi không và các cách tiếp cận xác định
đối tượng có phù hợp không? Hiệu quả của CT đối với việc hỗ trợ các hộ gia
đình và các xã nghèo là như thế nào và liệu các nguồn lực phân bổ có đủ đạt
mục tiêu giảm nghèo một cách bền vững không?

12

Thứ ha, Chương trình có thực hiện đúng các vấn đề đặt ra không? Tức
là, liệu có những thu xếp thể chế tối ưu để triển khai CT hiệu quả không? Để
trả lời được câu hỏi này, cần phải phân tích các vấn đề như là cơ cấu tổ chức,

công tác phân cấp, quản lý tài chính và hệ thống theo dõi giám sát, mđánh giá
cũng như năng lực thể chế để triển khai thành công hai CT này.
Thứ ba, tác động của CT lên chất lượng sống của các hộ gia đình là gì?
Và mức độ tác động của các kết quả cụ thể của 2 CT đã tác động như nào tới
đời sống của người dân?
Tập thể tác giả của Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương có bài
báo cáo: “Tác động của chương trình 135 giai đoạn II qua lăng kính hai cuộc
điều tra đầu kỳ và cuối kỳ”. Báo cáo tập trung chủ yếu vào vấn đề làm sao để
các hộ nghèo có nhiều cơ hội tiếp cận và hưởng lợi từ các thành quả kinh tế,
chính phủ đã đưa ra nhiều chương trình giảm nghèo nhắm đến đối tượng cụ
thể là các hộ nghèo và các khu vực nghèo, bao gồm CT 135, CT 30a nhằm cải
thiện điều kiện sống của đồng bào dân tộc thiểu số; Chương trình xóa đói và
giảm nghèo, Chương trình bảo hiểm y tế cho người nghèo. Những chương
trình và chính sách này đã làm gia tăng các cơ hội cho các hộ nghèo hưởng lợi
từ thành tựu phát triển kinh tế và giúp họ cải thiện điều kiện sống cũng như
tăng cơ hội để thoát nghèo.
Với quyết tâm đánh giá được sự hiệu quả CT 135 giai đoạn II và tăng
cường năng lực thiết kế của các CT trong tương lai, Ủy ban dân tộc với sự hỗ
trợ của UNDP, đã thực hiện cuộc điều tra đầu kỳ và năm 2007 và điều tra
cuối kỳ năm 2012. Với quy mỗ mẫu lớn (6000 hộ ở 400 xã thuộc 42 tỉnh
thành) cùng với việc áp dụng phương pháp thiết kế điều tra bài bản và quy
trình đánh giá tác động có hệ thống và chuyên nghiệp, hai cuộc điều tra này
đã cung cấp các bộ số liệu tòan diện về đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực
nghèo và khó khăn nhất. Cụ thể, những số liệu công bố cho phép: (i) đo lường

13

những tiến bộ đạt được trong công cuộc giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã
hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi, vùng sâu vùng xa của Việt Nam
trong vòng 5 năm qua; (ii) phân tích chi tiết những cải thiện trong phát triển

kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số sống trong các xã thuộc CT 135
giai đoạn II; (iii) Cho phép đo lường được những thay đổi theo các chỉ số
chính của CT 135 giai đoạn II (tỷ lệ nghèo, thu nhập, năng suất nông nghiệp,
khả năng tiếp cận các cơ sở hạ tầng cơ bản, ) và (iv) cung cấp một bộ dữ liệu
định lượng đầu kỳ đáng tin cậy phục vụ việc thiết kế và đánh giá các CT giảm
nghèo trong tương lai của Chính phủ.
Hoàng Thị Hiền (2005), Xoá đói, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc
ít người tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Kinh tế,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đề này để cập đến vấn đề xóa đói
giảm nghèo ở cộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình ở dưới góc độ
kinh tế chính trị. Thông qua việc phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn về
thực trạng và nguyên nhân đói nghèo tác giả đã đưa ra các giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở cộng đồng dân tộc
thiểu số trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Nguyễn Thị Giang (2003), Luận văn thạc sỹ kinh tế với đề tài: Thực
trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình 135 ở các xã
đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Đề tài Tập trung nghiên cứu
tình hình thực hiện chương trình 135, thực trạng đời sống dân cư, điều kiện
phát triển kinh tế – xã hội và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trên
120 xã đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa, biên giới của tỉnh Lai Châu.
Thời gian nghiên cứu quá trình thực hiện chương trình 135 trên 120 xã của
luận văn này từ năm 1999 – 2002. Tác giả của đề tài đã nghiên cứu chọn mẫu
trên địa bàn quá rộng, do vậy việc nghiên cứu chỉ có tính chất bao quát, đi vào
thực trang, nguyên nhân và đưa ra các giải pháp thực hiện CT 135 một cách

14

chung chung, không đi vào cách giải quyết cụ thể. Tác giả đã nêu ra những
thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình 135 ở các xã đặc
biệt khó khăn của tỉnh như: các công trình đã phát huy tốt hiệu quả phục vụ

đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào sinh sống trong các xã đặc biệt
khó khăn của tỉnh Lai Châu. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chương trình
135 còn nhiều hạn chế hiệu quả đầu tư chưa cao mục tiêu xã có công trình,
dân có việc làm và có thu nhập, thực hiện được rất ít. Việc huy động và hình
thức tổ chức cho nhân dân tham gia chưa được các xã quan tâm, ngoài ra khi
các công trình hoàn thành thì do năng lực và trình độ dân trí đồng bào còn
nhiều hạn chế nên nhiều công trình đầu tư xong không có hiệu quả, không có
người quản lý, vận hành. Đặc biệt một số công trình giao thông do kinh phí
hạn hẹp nên mới đầu tư chủ yếu ở phần nền, phần công trình thóat nước trên
tuyến là tạm, kinh phí duy tu bảo dưỡng không có, do vậy mùa mưa là đường
không sử dụng được do sạt lở, mất cống thóat nước…làm ảnh hưởng đến hiệu
quả phục vụ của công trình. Để thực hiện có hiệu quả hơn chương trình 135 ở
các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn Tỉnh Lai Châu trong thời gian tới, bản
luận văn đã đề xuất phương hướng, mục tiêu cùng 7 giải pháp và nhóm giải
pháp đồng bộ. Những giải pháp và nhóm giải pháp đề xuất dựa trên việc phân
tích về mặt lý luận và nghiên cứu toàn diện các mặt thành công và chưa thành
công trong thực tiễn thực hiện chương trình trong những năm qua.
Tác giả Cao Kiên Cường khi ở Singapore đã có nghiên cứu về “Các
giải pháp chủ yếu để loại bỏ nghèo đói bền vững tại Việt Nam”. Nghiên cứu
này đã đi sâu nghiên cứu lý luận về vai trò Chính phủ trong việc XĐGN. Phân
tích thực trạng cơ chế, hệ thống chính sách còn bất cập, chưa đúng mưc, chưa
phù hợp với việc phát huy tác dụng KTTT đồng thời đề xuất giải pháp XĐGN
bền vững cũng như đã đề ra chiến lược mang tầm cỡ quốc gia thúc đẩy kinh tế
Việt Nam phát triển [128].

15

Năm 2009, Viện Dân tộc xuất bản cuốn “Cơ hội thách thức đối với
vùng dân tộc thiểu số hiện nay” trên cơ sở tập hợp các tham luận trong Hội
thảo khoa học “Cơ hội và thách thức đối với vùng DTTS khi Việt Nam gia

nhập WTO”. Cuốn sách đã nêu được tổng quan về tình hình dân số, kinh tế,
xã hội vùng DTTS ở Việt Nam; dự báo cơ hội và thách thức đối với một số
ngành nghề ở vùng DTTS khi Việt Nam gia nhập WTO đồng thời cũng đưa ra
một số yêu cầu đổi mới trong bối cảnh hội nhập góp phần đổi mới, hòan thiện
hệ thống chính sách dân tộc. Nhằm đổi mới phương thưc thực hiện chính sách
dân tộc bên cạnh các chính sách phát triển CSHT, trang bị kiến thực khoa học
và công nghệ, nâng cao năng lực cho đồng bào DTTS để họ thóat nghèo. Các
tham luận đã góp phần cung cấp thêm thông tin, luận cứ khoa học cho các
nghiên cứu tới vùng DTTS và sự phát triển của đồng bào DTTS trong tiến
trình phát triển chung của đất nước [116].
Phạm Thái Hưng, 2010 và các tác giả tiếp tục có nghiên cứu về “Nghèo
của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam, thực trạng và thách thức tại các xã
đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 – II” đã nhằm tới các khía cạnh
quan trọng về mức sống của đồng bào các DTTS. Nghiên cứu mô tả một cách
tòan diện về tình trạng nghèo và vấn đề mức sống của nhóm dân tộc ở các xã
đặc biệt khó khăn. Mô tả này tập trung ở khía cạnh nghèo về thu nhập và các
khía cạnh phi tiền tệ của vấn đề mức sống kinh tế (như: tiếp cận giáo dục,
dịch vụ y tế và phát huy tính chủ động, ). Đồng thời nghiên cứu về các yếu
tố quyết định chênh lệch thu nhập giữa nhóm đa số và nhóm DTTS khác bằng
cách phân tích chênh lệch thu nhập: một là khác biệt về các đặc điểm và
nguồn lực giữa các nhóm dân tộc, hai là sự khác biệt về thu nhập từ các đặc
điểm và nguộc lực, ba là đã tìm hiểu đồng bào các DTTS nghèo được hỗ trợ
từ những chính sách và chương trình hiện tại như thế nào. Sau những phân
tích đó tác giả có những kiến nghị cho các chính sách và chương trình trong

16

tương lai nhằm đưa ra những hỗ trợ hiệu quả hơn cho việc nâng cao mức sống
cho các DTTS. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rừang chỉ óc 62% hộ gia đình thuộc
nhóm “nghèo” là thực sự nghèo. Có nghĩa là có một tỷ lệ rò rỉ tương đương

38% hộ nghèo được nhận hỗ trợ từ các chương trình giảm nghèo không thuộc
đối tượng thụ hưởng và những hỗ trợ này và có 28% hộ trong nhóm “không
nghèo” thực sự là hộ nghèo, nhưng không được bình xét là những hộ thuộc
diện được hưởng chính sách. Tỷ lệ rò rỉ này đặt ra một câu hỏi nghiêm trọng
về hiệu quả xác định đối tượng mà các chinhs ách và chương trình giảm
nghèo cho các xã nghèo nhất hướng tới [47].
Ngoài ra còn có một số luận văn thạc sĩ, tiến sĩ có đề cập đến vấn đề
này ở những địa phương khác nhau. Các công trình trên đã đi vào nghiên cứu
nội dung của vấn đề đói nghèo, vấn đề tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội
và một số vấn đề liên quan trong sự phát triển của đất nước ta. Đây là những
tư liệu khoa học quý để tham khảo và sẽ được tiếp thu có chọn lọc trong quá
trình viết luận văn của tác giả.
Ở huyện Kim Bôi có các tư liệu, bài viết, tham luận và báo cáo của
UBND huyện Kim Bôi về xóa đói giảm nghèo như: “Tổng kết chương trình
135 và các chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn II 2006-
2010” và bài “Phương hướng, mục tiêu xoá đói giảm nghèo trong năm 2011”.
Tuy nhiên chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu vấn đề CT 135
đặc biệt là dưới góc độ chuyên ngành Công tác xã hội. Vì vậy với đề tài “Vai
trò Công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện Kim
Bôi - tỉnh Hòa Bình giai đoạn II (2006 – 2010)” đã được nghiên cứu dưới
góc độ một là nhà hoạt động về Công tác xã hội để tìm ra những giải pháp để
nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo. Thông qua một loạt các hoạt
động với những vai trò cụ thể nhân viên CTXH đã thể hiện tính đặc trưng của

17

ngành mình so với các ngành khác trong việc trợ giúp người dân thực hiện
chương trình 135.
3. Ý nghĩa nghiên cứu
3.1 Ý nghĩa lý luận

Những thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu sẽ đóng góp
thêm vào hệ thống cơ sở lý luận về vấn đề nghèo đói.
Là nguồn tư liệu tham khảo cho các nghiên cứu về sau trong lĩnh nghèo
đói, đánh giá tác động của các chương trình xoá đói giảm nghèo nói chung
cũng như của chương trình 135 nói riêng.
Đề tài vận dụng kiến thức chuyên ngành về CTXH khi tiếp cận làm
việc về vấn đề nghèo góp phần làm rõ vai trò của nhân viên CTXH trong việc
trợ giúp người nghèo.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy những tác động của CT 135 đến
sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Giúp các cán bộ làm công tác xóa
đói giảm nghèo có những biện pháp thiết thực thúc đẩy công tác xóa đói giảm
nghèo ngày càng tốt hơn.
Thứ hai, đề xuất những giải pháp và kiến nghị cho chương trình, cũng
như các ban ngành liên quan nhằm giúp người dân thực hiện CT xóa đói giảm
nghèo tốt hơn.
Thông qua một loạt vai trò, hoạt động của nhân viên CTXH đang được
thực hiện ẩn dưới các tổ chức, hội, đoàn thể trong việc trợ giúp cộng đồng
nghèo tác giả mong muốn giúp nhân viên CTXH chuyên cũng như không
chuyên hoạt động về CTXH có cái nhìn tổng thể, và nắm rõ được vai trò của
mình khi làm việc với các hộ nghèo để đạt kết quả cao nhất của sự trợ giúp.
Thứ ba, nghiên cứu này làm cơ sở để đánh giá tính hiệu quả của CTXH
ở khía cạnh nghèo đói, hướng đến phát triền bền vững.

18

Thứ tư, bổ sung thêm tài liệu tham khảo về ngành CTXH trong xóa đói
giảm nghèo cho các tổ chức, cá nhân hoạt động và quan tâm.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu tình hình thực hiện CT 135 tại huyện Kim Bôi, vai trò của
nhân viên CTXH trong việc thực hiện CT 135 đang được các tổ chức thực
hiện bán chuyên nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm thực
hiện tốt hơn công tác xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn III (2011 – 2015)
của chương trình.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu hiện trạng nghèo đói của các xã thuộc CT 135 của Chính phủ
tại huyện Kim Bôi.
Phân tích mặt thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chương trình
135 tại địa bàn huyện để rút kinh nghiệm cho thực hiện giai đoạn tiếp theo
của CT 135.
Phân tích vai trò CTXH do các hội, đoàn thể, tổ chức trong việc trợ
giúp người dân thực hiện CT 135 tại địa phương.
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực tế vai trò CTXH trong xóa đói giảm nghèo của người dân huyện
Kim Bôi (giai đoạn 2006 - 2010) đang được các hội, đoàn thể, tổ chức thực
hiện một cách phi chính thức từ cấp xã đến huyện.
5.2 Khách thể nghiên cứu
Khoá luận được tiến hành nghiên cứu trên số khách thể là 100 hộ dân
thuộc diện hộ nghèo của huyện Kim Bôi được thụ hưởng CT 135 của Chính
phủ.

19

Những tổ chức, hội, đoàn thể như hội phụ nữ, MTTQ, phòng LĐ
TB&XH huyện và xã… đang thực hiện các vai trò như một nhân viên CTXH.
6. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Nghiên cứu thực hiện từ năm 2006 - 2010
Địa bàn và nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu trên địa bàn 02/25 xã

thuộc CT 135 và 01 thôn bản đặc biệt khó khăn và chủ yếu tập trung nghiên
cứu tình hình, kết quả và thực tế vai trò CTXH đang được các hội, đoàn thể
hoạt động bán chuyên nghiệp trong việc thực hiện CT 135 tại huyện Kim Bôi.
Đặc điểm của 02 xã được chọn nghiên cứu, 01 xã chủ yếu thuần nông,
tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện; Còn 01 xã khác có sự hỗ trợ đắc lực của các
cấp chính quyền, hội, đoàn thể,… hoạt động như vai trò của nhân viên CTXH.
7. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng đói nghèo ở địa phương và hoạt động CTXH hỗ trợ người
nghèo đang diễn ra như thế nào?
Vai trò, hoạt động CTXH ( các hội, đoàn thể, tổ chức ) có tác động
như thế nào đối với công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Kim Bôi? Những
khó khăn trở ngại và giải pháp để thực hiện tốt các vai trò trợ giúp?
8. Giả thuyết nghiên cứu
Chương trình 135 đã mang lại cho người dân thụ hưởng nhiều lợi ích
về cả vật chất lẫn tinh thần rất nhiều.
Chương trình 135 được triển khai tại huyện Kim Bôi đã gặp phải không
ít khó khăn. Nguyên nhân của vấn đề.
Chương trình 135 chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn do còn thiếu
nhân viên CTXH được đào tạo chuyên nghiệp để trợ giúp người dân thực hiện
CT 135.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
9.1 Phương pháp phỏng vấn

20

Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm mục đích hiểu sâu sắc hơn về
những tác động mà chương trình mang lại đối với đời sống của những người
dân trong xã được thụ hưởng chương trình, những khó khăn, mong muốn của
người dân.
Tác giả đã tiến hành 24 cuộc phỏng vấn trực tiếp đối với:

Cán bộ lãnh đạo cấp huyện, xã : 04
Cán bộ trong ban chỉ đạo CT 135 : 03
Cán bộ phòng, ban LĐ TB&XH : 03
Cán bộ phòng NHCSXH, quỹ tín dụng địa phương : 02
Các hộ dân vay vốn và thụ hưởng từ CT 135 : 10
Hội phụ nữ : 02
9.2 Phương pháp quan sát
Trong quá trình thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu, tác giả đã quan sát
về điều kiện sống của các hộ dân, thái độ của người dân đối với chương trình
như thế nào. Sau đó, ghi chép và bổ sung thêm thông tin phục vụ cho vấn đề
đang nghiên cứu.
9.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện
Kim Bôi, báo cáo tổng kết chương trình 135 giai đoạn II của huyện và các xã
thuộc chương trình 135 trong huyện.
Các tài liệu về vấn đề xóa đói giảm nghèo, các chương trình của Đảng,
Nhà nước đầu tư hỗ trợ nghèo đói.
Bên cạnh đó, kết hợp với các nguồn thông tin thu thập từ các sách báo,
internet… kết hợp với kết quả đã điều tra thực tế để tìm hiểu tình hình thực
hiện chương trình 135 tại huyện Kim Bôi.

21

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm công cụ
1.1.1.1 Xã đặc biệt khó khăn
Khái niệm “xã đặc biệt khó khăn” gắn với Quyết định 135/1998/QĐ-
TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các

xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nơi đây phần lớn là địa
bàn dân tộc thiểu số, có những khó khăn về điều kiện tự nhiên, hạn chế đến
khả năng giao lưu; khó khăn về cơ sở hạ tầng, nhất là điện, đường, trường,
trạm, các dịch vụ khác; khó khăn về các yếu tố xã hội như dân trí thấp, bệnh
tật; khó khăn về sản xuất; khó khăn về đời sống.
Tiêu chí đánh giá các xã đặc biệt khó khăn:
Các xã đặc biệt khó khăn là thuật ngữ được sử dụng trong Chương trình
135 theo quyết định số 42/UBDTMN - QĐ ngày 23/05/1997 của Uỷ ban Dân
tộc và Miền núi đã quy định tiêu chí và phân định từng khu vực theo trình độ
phát triển ở vùng dân tộc miền núi để có cơ sở đầu tư phát triển và vận dụng
thực hiện các chủ trương chính sách sát hợp với từng khu vực từng đối tượng
có hiệu quả ở vùng dân tộc - miền núi. Do đồng bào dân tộc sống xen ghép ở
miền núi, sau nhiều năm đầu tư phát triển hình thành các khu vực theo trình
độ phát triển.
Khu vực I: Cộng đồng bắt đầu phát triển
Khu vực II: Cộng đồng phần lớn phát triển ổn định
Khu vực III: Cộng đồng nghèo, là cộng đồng đáp ứng 4 trong 5 tiêu chí
dưới đây:
Tiêu chí thứ nhất về địa bàn cư trú: Các xã đăc biệt khó khăn là các xã
nằm ở vùng xa, vùng cao hẻo lánh, vùng biên giới, hải đảo và nằm trên khu

22

vực núi cao địa hình địa chất phức tạp. Độ cao trung bình cao hơn so với mặt
nước biển, nằm trên vùng địa chất có tuổi thọ cao. Khoảng cách của các xã
đến trung tâm kinh tế, văn hoá khá xa vào khoảng 20 km cho nên việc đi lại,
giao lưu hàng hoá giữa các vùng trong khu vực và với khu vực khác gặp rất
nhiều khó khăn, nhưng lại có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng.
Tiêu chí thứ hai về cơ sở hạ tầng: Cơ cấu hạ tầng ở các xã đặc biệt khó
khăn thấp kém chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống. Giao

thông ở nhiều xã còn chưa có đường ô tô vào trung tâm xã, các tuyến đường
vào đến xã chủ yếu là đường bộ và phương tiện chủ yếu là ngựa thồ, xe thồ,
đến mùa mưa còn nhiều đoạn đường bị sạt lở và ngập lụt. Nhiều xã chưa có
điện lưới quốc gia, thậm chí không có cả thuỷ điện nhỏ gia đình. Vấn đề nước
sạch ở các xã này gặp rất nhiều khó khăn, khoảng cách từ xã tới nguồn nước
rất xa nên rất khó khăn trong việc sinh hoạt hàng ngày, gây ra nhiều bệnh tật.
Cở sở hạ tầng và trang thiết bị của trường học, bệnh xá rất thấp kém, các lớp
học chủ yếu là bà con tự làm bằng tre nứa không đảm bảo khi mùa mưa bão,
các trạm xá không đủ dụng cụ và thuốc men tối cần thiết. Các dịch vụ khác
hầu như không có.
Tiêu chí thứ ba về các vấn đề xã hội: Trình độ văn hoá thấp, tỷ lệ mù chữ
và thất học trên 60%, tập tục lạc hậu, thông tin hầu như không đến được với
đồng bào cho nên việc vận dụng các chủ trương, chính sách, tiến bộ khoa học
công nghệ, phòng chống dịch bệnh bảo vệ sức khoẻ, kế hoạch hoá gia đình
còn rất hạn chế.
Tiêu chí thứ tư về điều kiện sản xuất: nhìn chung khó khăn và thiếu
thốn không đáp ứng yêu cầu của người dân; sản xuất còn mang tính tự nhiên;
thu nhặt các sản phẩm từ rừng chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập hộ gia đình;
đất rừng được sử dụng để canh tác nông nghiệp; sản xuất còn du canh.
Tiêu chí thứ năm về điều kiện sống: Số hộ đói nghèo chiếm trên 60%
tổng số hộ của xã. Đời sống rất khó khăn, nạn đói thường xuyên xảy ra. Mức

23

thu nhập bình quân đầu người quá thấp, thấp nhất so với cả nước, mức thu
nhập được quy ra gạo với mức là dưới 13 kg gạo/người/tháng.
1.1.1.2 Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo
Chương trình 135 chính là một phần nhỏ nằm trong chương trình mục
tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo: chương trình 134, chương trình 135,
chương trình 30a, Để hiểu rõ hơn về các tiểu khái niệm cần làm rõ từng

phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia như sau:
Thứ nhất, Chương trình mục tiêu: Được xây dựng nhằm xác định các
mục tiêu, các chính sách, các bước phải tiến hành, các nguồn lực cần sử dụng
để thực hiện một ý đồ, một mục đích nhất định nào đó của Nhà nước. Chương
trình thường gắn với một ngân sách cụ thể.
Thứ hai, Chương trình quốc gia: là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ
và các giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội , khoa học công nghệ, môi trường,
cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện 1 hoặc 1 số mục tiêu đã được xác định
trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước trong thời gian
đã định.
Chương trình quốc gia bao gồm nhiều dự án khác nhau để thực hiện các
mục tiêu của chương trình . Đối tượng quản lý và kế hoạch hoá được xác định
theo chương trình , đầu tư được thực hiện theo dự án.
Thứ ba, Dự án của một quốc gia: Là tập hợp các hoạt động để tiến hành
một công việc nhất định nhằm đạt một hay nhiều mục tiêu cụ thể đã được
định rõ trong chương trình với một khoản ngân sách và một thời gian thực
hiện được xác định rõ.
Thứ tư, Chương trình xoá đói giảm nghèo: Là một hệ thống các giải
pháp xác định rõ vai trò của Nhà nước, của các tổ chức trong xã hội, trong
việc phân phối hợp lý các hành động của mình để nâng cao mức sống cho

24

người nghèo, tạo cho hộ những cơ hội phát triển trong đời sống cộng đồng
bằng chính lao động của bản thân.
1.1.1.3 Dân tộc thiểu số
Dân tộc thiểu số là thuật ngữ có nhiều định nghĩa khác nhau trên thế
giới, tùy theo khái niệm của từng bộ môn nghiên cứu hay quan điểm của mỗi
quốc gia.
Đứng trên phương diện nhân chủng học, các nhà nghiên cứu cho rằng

dân tộc thiểu số chia làm 2 thành phần:
Dân tộc thiểu số có nguồn gốc lịch sử là tập thể tộc người đã có mặt
trên vùng lãnh thổ từ lâu đời mà người ta thường gọi là dân tộc bản địa
Dân tộc thiểu số di cư là những người nước ngoài sang định cư tại một
quốc gia đã có chủ quyền.
Đứng trên phương diện chính trị, mỗi quốc gia có khái niệm khác nhau
về thuật ngữ “dân tộc thiểu số”, kéo theo bao sự tranh cãi trên diễn đàn Liên
Hiệp Quốc. Sau bao năm thảo luận gây go, Hội đồng LHQ thông qua thuật
ngữ “dân tộc thiểu số” vào năm 1992 bằng cách dựa quan điểm mà Gs.
Francesco Capotorti (đặc phái viên của LHQ) đã đưa ra vào năm 1977: "Dân
tộc thiểu số” là thuật ngữ ám chỉ cho một nhóm người” có các đặc điểm:
Một là, cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền mà họ là
công dân của quốc gia này
Hai là, duy trì mối quan hệ lâu dài với quốc gia mà họ đang sinh sống
Ba là, thể hiện bản sắc riêng về chủng tộc, văn hóa, tôn giáo và ngôn
ngữ của họ
Bốn là, đủ tư cách đại diện cho nhóm dân tộc của họ, mặc dù số lượng
ít hơn trong quốc gia này hay tại một khu vực của quốc gia này
Năm là, có mối quan tâm đến vấn đề bảo tồn bản sắc chung của họ, bao
gồm cả yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo và ngôn ngữ của họ.

25

Còn ở Việt Nam khái niệm này được gắn liền với CT 135 thì Dân tộc
thiểu số hay còn gọi dân tộc có số dân ít (có thể từ hàng trăm, hàng nghìn cho
đến hàng triệu) cư trú trong một quốc gia thống nhất có nhiều dân tộc, trong
đó có một dân tộc có số dân đông nhất. Trong các quốc gia có nhiều thành
phần dân tộc, mỗi dân tộc thành viên có hai ý thức: ý thức về tổ quốc mình
sinh sống và ý thức về dân tộc mình. Những DTTS có thể cư trú tập trung
hoặc rải rác, xen kẽ, thường ở những vùng ngoại vi, vùng hẻo lánh, vùng điều

kiện phát triển kinh tế xã hội còn khó khăn. Vì vậy, nhà nước tiến bộ thường
thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc nhằm xoá dần những chênh lệch trong
sự phát triển kinh tế - xã hội giữa dân tộc đông người và các DTTS.
(Trích nguồn: TS. Đoàn Minh Huấn, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Tr.139)
1.1.1.4 Công tác xã hội
Có rất nhiều khái niệm Công tác xã hội, ở mỗi quốc gia lại có khái
niệm khác nhau về vấn đề này như khái niệm về CTXH của Hiệp hội Quốc
Gia nhân viên CTXH (NASW), khái niệm CTXH của Liên đoàn chuyên
nghiệp xã hội Quốc tế (IFSW),… Để hiểu rõ hơn về vai trò CTXH trong đề
tài này tôi nêu ra hai khái niệm CTXH của Việt Nam dưới đây:
Thứ nhất, theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ thì CTXH góp phần
giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát
sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội,
hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây
dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.
Thứ hai, theo cố Th.s Nguyễn Thị Oanh: Công tác xã hội là một hoạt
động thực tiễn mang tính tổng hợp cao, đuợc thực hiện theo những nguyên tắc
và phương pháp nhất định nhằm hỗ trợ cá nhân và nhóm nguời trong việc giải
quyết các vấn đề đời sống của họ. Qua đó, CTXH theo đuổi mục tiêu vì phúc
lợi, hạnh phúc con nguời và tiến bộ xã hội. CTXH là hoạt động thực tiễn bởi

×