Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách trợ giúp trẻ em lang thang tại trung tâm bảo trợ xã hội i, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.78 KB, 22 trang )

I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KHOA HC X HI V NHN VN
-------------*-------------

NGUYN VN TUN

CÔNG TáC Xã HộI TRONG VIệC THựC HIệN CHíNH SáCH
TRợ GIúP TRẻ EM LANG THANG TạI TRUNG TÂM BảO TRợ Xã HộI I,
THÔN ĐồNG DầU, Xã DụC Tú, HUYệN ĐÔNG ANH, Hà NộI

LUN VN THC S
CHUYấN NGNH: CễNG TAC XA HễI

H Ni - 2014


I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KHOA HC X HI V NHN VN
-------------*-------------

NGUYN VN TUN

CÔNG TáC Xã HộI TRONG VIệC THựC HIệN CHíNH SáCH
TRợ GIúP TRẻ EM LANG THANG TạI TRUNG TÂM BảO TRợ Xã HộI I,
THÔN ĐồNG DầU, Xã DụC Tú, HUYệN ĐÔNG ANH, Hà NộI

LUN VN THC S
CHUYấN NGNH: CễNG TAC XA HễI
Mó s: 60 90 01 01

Ngi hng dn khoa hc: TS.Phm Tt Thng



H Ni - 2014


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................... 4
2.1. Các nghiên cứu tổng quát về các vấn đề liên quan đến chăm sóc,
giáo dục và bảo vệ trẻ em ......................................................................... 4
2.2. Các nghiên cứu các vấn đề liên quan đến trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt, trẻ em lang thang .............................................................................. 6
2.3. Các nghiên cứu các vấn đề liên quan đến trẻ em lang thang .............. 8
3. Ý nghĩa của nghiên cứu ....................................................................... 11
3.1. Ý nghĩa lý luận ................................................................................ 11
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................. 11
4. Câu hỏi nghiên cứu................................ Error! Bookmark not defined.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........ Error! Bookmark not defined.
5.1. Mục đích ........................................... Error! Bookmark not defined.
5.2. Nhiệm vụ........................................... Error! Bookmark not defined.
6. Giả thuyết nghiên cứu ........................... Error! Bookmark not defined.
7. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ...... Error! Bookmark not defined.
7.1. Đối tượng nghiên cứu ........................ Error! Bookmark not defined.
7.2. Khách thể nghiên cứu ........................ Error! Bookmark not defined.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................... Error! Bookmark not defined.
8.1. Cách tiếp cận ..................................... Error! Bookmark not defined.
8.2. Phương pháp thu thập thông tin ......... Error! Bookmark not defined.

8.2.1. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi ..... Error! Bookmark not
defined.
8.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu ........ Error! Bookmark not defined.


8.2.3. Phương pháp phân tích tài liệu .... Error! Bookmark not defined.
9. Phạm vi nghiên cứu ............................... Error! Bookmark not defined.
9.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu ............ Error! Bookmark not defined.
9.2. Phạm vi không gian ........................... Error! Bookmark not defined.
9.3. Phạm vi thời gian .............................. Error! Bookmark not defined.
NỘI DUNG CHÍNH ..................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
....................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Cơ sở lý luận ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Một số lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu . Error! Bookmark not
defined.
1.1.2. Một số khái niệm công cụ trong nghiên cứu . Error! Bookmark not
defined.
1.1.3. Cơ sở pháp lý về bảo vệ trẻ em lang thang ... Error! Bookmark not
defined.
1.2. Cơ sở thực tiễn .................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em lang thang .... Error!
Bookmark not defined.
1.2.2. Tình hình thực hiện chính sách trợ giúp đối với trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt, trẻ em lang thang....................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Quan điểm chỉ đạo và các biện pháp thực hiện đối với trẻ em lang
thang ở Hà Nội hiện nay........................... Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Một số hoạt động đã triển khai nhằm giải quyết tình trạng trẻ em
lang thang trên địa bàn Hà Nội ................. Error! Bookmark not defined.
1.2.5. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ........ Error! Bookmark not defined.

1.2.6. Vài nét về Trung tâm Bảo trợ xã hội I .......... Error! Bookmark not
defined.


Chƣơng 2: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH TRỢ GIÚP TRẺ EM LANG THANG TẠI TRUNG TÂM BẢO
TRỢ XÃ HỘI I ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.1. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách trợ giúp trẻ em lang thang
tại Trung tâm Bảo trợ xã hội I ................. Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Đảm bảo quyền, chế độ, chính sách xã hội cho trẻ em ........... Error!
Bookmark not defined.
2.1.2. Môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh . Error! Bookmark
not defined.
2.1.3. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ ............ Error! Bookmark not defined.
2.2. Công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách trợ giúp trẻ em
lang thang tại Trung tâm Bảo trợ xã hội I ............. Error! Bookmark not
defined.
2.2.1. Vai trò người tham vấn, tư vấn ....... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Vai trò người giáo dục .................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Vai trò người tổ chức, quản lý ........ Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Vai trò người hỗ trợ tâm lý ............. Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Vai trò người kết nối ...................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ ................. Error! Bookmark not defined.
1. Kết luận ................................................... Error! Bookmark not defined.
2. Khuyến nghị ............................................ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 12
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


ASXH

: An sinh xã hội

CTXH

: Công tác xã hội

TGXH

: Trợ giúp xã hội

LĐ-TB&XH

: Lao động-Thương binh và Xã hội

BVCS&GDTE

: Bảo vệ Chăm sóc và giáo dục trẻ em

UNICEF

: Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Số lượng trẻ em hoàn cảnh đặc biệt từ 2008 đến 2011 ........... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 1.2. Nhóm trẻ em và chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em hiện nay

..................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.3. Mức trợ giúp xã hội theo Nghị định 13 cho trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt ........................................... Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Tháp nhu cầu của Maslow .............. Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.1. Đánh giá của trẻ về đời sống vật chất tại Trung tâm (%) ... Error!
Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.2. Đánh giá của trẻ về đời sống tinh thần tại Trung tâm (%) .. Error!
Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.3. Đánh giá của trẻ về điều kiện sống an toàn tại Trung tâm (%)
....................................................................... Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.4. Việc ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập tại Trung tâm (%)
....................................................................... Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.5. Trang bị kỹ năng tự bảo vệ (%) .. Error! Bookmark not defined.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” - trẻ em là những chủ nhân tương
lai của đất nước. Một dân tộc muốn tồn tại và phát triển không thể không
quan tâm đến thế hệ trẻ - lớp người sẽ kế tục sự nghiệp trong tương lai. Chủ
tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành, biết
ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”. Trẻ em là những mầm sống, những búp
non tương lai đang lớn lên từng ngày, từng giờ trong sự chăm sóc, dạy dỗ của
gia đình, nhà trường và trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc, niềm hi vọng của
biết bao gia đình [4]. Trong bối cảnh già hóa dân số đã và đang diễn ra tại
nhiều quốc gia ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lao động, trẻ em ở Việt
Nam đã trở thành mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, là nhịp cầu nối xuyên suốt
giữa các thế hệ thành viên trong gia đình. Tạo điều kiện cho trẻ phát triển đầy

đủ cả về thể chất và tâm hồn không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà còn là sự
chuẩn bị bền vững cho tương lai.
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới công tác bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em. Năm 1990, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và quốc
gia thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em của Liên Hợp
quốc. Đến nay, rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này đã
được ban hành như Bộ luật Lao động, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em (sửa đổi năm 2004), Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn
2001-2010 và giai đoạn 2011-2020, Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày
30/05/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt
động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội, Nghị định số 67/NĐ-CP ngày
13/04/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định
số 67/NĐ-CP. Các văn bản quy phạm pháp luật này tạo thành khuôn khổ pháp
lý bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em [2].
1


Qua thực tiễn công tác chăm sóc trẻ em cho thấy, bên cạnh việc chăm
sóc trẻ em bình thường, có một nhóm đối tượng trẻ em mà Đảng, Nhà nước
và xã hội đặc biệt quan tâm là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong
đó có nhóm trẻ em lang thang. Các số liệu thống kê cho thấy, trẻ em lang thang
có xu hướng biến động giảm dần trong giai đoạn 2001 đến 2007 và tăng đột
biến vào năm 2008 (28.509 em); sự tăng đột biến này là do năm 2008 có sự
suy giảm kinh tế và lạm phát ở mức cao; đến năm 2009 lại có xu hướng giảm
xuống còn 22.947 em [3].
Hiện nay, trên phạm vi toàn quốc có 402 cơ sở bảo trợ xã hội công lập
và ngoài công lập, trong đó cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn gồm 218 cơ sở, được phân bố trên 8 vùng miền. Các
cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập hoạt động dưới nhiều hình

thức tên gọi khác nhau như trung tâm (bảo trợ, cứu trợ, hỗ trợ, nuôi dưỡng,
điều trị, điều dưỡng, giáo dục, dạy nghề), làng trẻ em SOS, nhà trẻ, nhà tình
thương, nhà nuôi dưỡng, nhà an toàn, mái ấm tình thương, cô nhi viện, cơ sở
nuôi dưỡng [1]… Theo số liệu thống kê, Hà Nội có 23 cơ sở bảo trợ xã hội,
trong đó có đến 16 cơ sở bảo trợ xã hội dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
và 01 trung tâm có đối tượng bảo trợ trọng tâm là trẻ em lang thang. Tuy vậy,
mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội vẫn chưa thể đáp ứng kịp thời sự gia tăng nhanh
chóng về số lượng đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Trong thời gian qua, mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ
em đã góp phần chăm sóc, nuôi dưỡng các trường hợp trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn, bao gồm trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em cần sự bảo
vệ khẩn cấp, trẻ em khuyết tật nặng, trẻ em nhiễm HIV/AIDS... Tuy nhiên,
trong điều kiện mới của đất nước và xu hướng phát triển an sinh xã hội của
quốc tế, mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em đã bộc lộ những
vấn đề tồn tại nhất định, đó là: Mạng lưới các cơ sở hiện nay thiếu về số
lượng, yếu về chất lượng. Các cơ sở chủ yếu chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung
các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt theo quy mô lớn; đối tượng sống xa cách
2


với gia đình và cộng đồng. Cơ sở vật chất của nhiều cơ sở bảo trợ xã hội chưa
đáp ứng được yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng và
cung cấp các dịch vụ cho đối tượng bảo trợ xã hội. Một số cơ sở xây dựng từ
lâu, nay đã xuống cấp; dụng cụ y tế, trang thiết bị cần thiết để phục hồi chức
năng còn thiếu thốn; cán bộ làm công tác xã hội còn thiếu về số lượng, yếu về
chất lượng; cơ sở chưa cung cấp các dịch vụ chăm sóc bán trú, phục hồi chức
năng và các dịch vụ công tác xã hội khác [8].
Trong nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì trẻ em
lang thang là một trong những đối tượng rất cần được quan tâm bởi sự thiệt
thòi, thiếu thốn cả về đời sống vật chất và tinh thần. Sự thiệt thòi, thiếu thốn

về các điều kiện sống cơ bản như ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại, vui chơi, giải
trí… và tình yêu thương trong gia đình dành cho các em không chỉ ảnh hưởng
đến sự phát triển thể chất và nhân cách mà còn làm gia tăng các nguy cơ bị
lây nhiễm tệ nạn xã hội, bị xâm hại thể xác và bị bóc lột sức lao động.
Đối với nhân viên công tác xã hội, việc nắm vững hệ thống chính sách
trợ giúp, các dịch vụ công tác xã hội liên quan đến trẻ em lang thang sẽ là nền
tảng quan trọng trong việc tiến hành can thiệp và giải quyết vấn đề cũng như
trợ giúp nhóm đối tượng có cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ hiện có.
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu, đánh giá về các chính sách hỗ trợ, các dịch
vụ xã hội dành cho nhóm đối tượng trẻ em lang thang; tuy nhiên việc tìm hiểu
về thực hiện các chính sách trợ giúp lại ít được quan tâm, điều này gây khó
khăn trong việc tiếp cận và trợ giúp về mặt pháp lý cho nhóm đối tượng.
Từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Công tác xã hội
trong việc thực hiện chính sách trợ giúp trẻ em lang thang tại Trung tâm
Bảo trợ xã hội I, Hà Nội”.

3


2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu tổng quát về các vấn đề liên quan đến chăm sóc,
giáo dục và bảo vệ trẻ em
“Báo cáo Phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam” do UNICEF thực hiện
năm 2010. Báo cáo lấy cách tiếp cận dựa trên quyền con người, xem xét tình
hình trẻ em dựa trên quan điểm các nguyên tắc chính về quyền con người như
bình đẳng, không phân biệt đối xử và trách nhiệm giải trình. Kết quả nghiên
cứu đã làm rõ tình hình trẻ em nam và nữ, nông thôn và thành thị, dân tộc
Kinh và dân tộc thiểu số, trẻ em giàu và trẻ em nghèo hiện nay ở Việt Nam.
Trong đó, nhóm trẻ em thiếu sự chăm sóc của bố mẹ ở Việt Nam có diễn biến
phức tạp. Các cơ sở chăm sóc cả công lập và dân lập có ở hầu hết các tỉnh

thành trong cả nước dưới nhiều hình thức như chăm sóc tại nhà, chăm sóc tập
trung và các hình thức chăm sóc hỗ trợ không chính thức khác. Tình trạng số
lượng cho con nuôi ra nước ngoài cao trong khi đây được quy định là biện
pháp cuối cùng chỉ sử dụng khi không còn cách nào khác. Ngoài ra, báo cáo
cũng chỉ ra rằng Việt Nam còn thiếu các quy định cụ thể cho việc truy tố
những đối tượng hoạt động môi giới cho nhận con nuôi trái pháp luật.
Nghiên cứu “Một số vấn đề cơ bản về trẻ em Việt Nam” của tác giả Đặng
Bích Thủy (2010) đã chỉ ra những vấn đề xã hội mang tính gay gắt mà trẻ em
đang phải đối mặt như bất bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội chăm sóc, bảo
vệ, lao động sớm, bị xâm hại, bị bỏ rơi... Qua nghiên cứu, tác giả lý giải, phân
tích bối cảnh, nguyên nhân của các vấn đề trẻ phải đối mặt từ góc độ chính
sách, nhận thức, hành vi, hành động xã hội đồng thời dự báo xu hướng, đề
xuất giải pháp cho giai đoạn 2010-2020 nhằm góp phần hạn chế và giải quyết
các vấn đề của trẻ em.
Bài viết “Kinh nghiệm của một số nước về hệ thống bảo vệ trẻ em” của
tác giả Nguyễn Hải Hữu (2008) cho thấy thực tế ở Australia, Thuỵ Điển,
Hồng Kông, việc hình thành hệ thống bảo vệ trẻ em liên quan rất nhiều đến
các quy định của pháp luật và chính sách hiện hành. Một trong những điểm
4


mới trong bài viết là khái niệm “tư pháp thân thiện với trẻ em”. Khi trẻ em vi
phạm pháp luật thì áp dụng các hình thức điều tra, xét hỏi, xử lí tại toà án như
thế nào để không gây tổn hại cho trẻ em, đặc biệt trong trường hợp trẻ em là
nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại.
“Một số kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việc phát
triển các dịch vụ công tác xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em” của tác giả Đỗ
Thị Ngọc Phương (2009) nhận định, tại Anh, Mĩ, Úc, Philippines, Thái Lan,
Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, việc cung cấp dịch vụ xã hội chủ yếu là
trách nhiệm của các bộ và cơ quan nhà nước. Tại các quốc gia này, cán bộ xã

hội vẫn thực hiện chức năng tham vấn tâm lý xã hội, nhưng lồng ghép với
đánh giá các nhu cầu phúc lợi xã hội và quản lý việc tiếp cận với các dịch vụ
xã hội đa dạng khác nhau. Dịch vụ xã hội cũng có thể bao gồm việc xem xét
các nhu cầu phát triển của trẻ em , gia đình , cộng đồng và lồng ghép với sự
tham gia của cộng đồng.
Nghiên cứu “Sự hiểu biết giữa gia đình và trẻ em về vấn đề quyền trẻ em
hiện nay” của tác giả Trịnh Hòa Bình đăng trên Tạp chí Xã hội học số 4/2005.
Nghiên cứu tập trung điều tra về kiến thức, thái độ, hành vi của cộng đồng về
quyền trẻ em, trên quy mô 10 tỉnh, thành phố trong cả nước với sự tham gia
của 3000 cha, mẹ. Một trong những phát hiện quan trọng phù hợp với những
vấn đề nói trên là sự thấu hiểu giữa cha mẹ và con cái còn nhiều bất cập thể
hiện qua những mâu thuẫn cơ bản trong gia đình Việt Nam hiện nay qua việc
phân tích những thông tin định tính và định lượng từ cuộc khảo sát.
Cùng cách tiếp cận nhận – nuôi con nuôi, một nghiên cứu được phối hợp
thực hiện giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với UNICEF năm 2011
là nghiên cứu“Đánh giá tình hình chăm sóc nhận nuôi và việc thực hiện quyết
định 38/2004/QĐ-TTg”. Nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng trẻ em
mồ côi, trẻ em cần được chăm sóc thay thế cũng như đánh giá kết quả việc
thực hiện quyết định 38/2004/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia
đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi. Kết quả
5


nghiên cứu cho thấy số lượng trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi có xu hướng tăng lên
do những biến đổi kinh tế - xã hội. Hầu hết các cán bộ ở cả trung ương và địa
phương, cũng như cán bộ nhân viên các cơ sở bảo trợ xã hội và những gia
đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ ít biết đến Quyết định 38 của Thủ tướng
Chính phủ, đặc biệt là ở cấp huyện và cấp xã có những trẻ em và gia đình
thuộc đối tượng thụ hưởng của Quyết định 38. Nghiên cứu nhận thấy mô hình
chăm sóc nhận nuôi là mô hình phù hợp để thí điểm ở các khu vực đô thị, nơi

được biết có số lượng trẻ em bị bỏ rơi cao hơn và có nhiều gia đình có điều
kiện tài chính cũng như kỹ năng chăm sóc trẻ.
“Khảo sát trẻ em mồ côi trên địa bàn Hà Nội” và “Mô hình chăm sóc trẻ
em mồ côi ở Hà Nội” của nguyên Giám đốc làng trẻ SOS Hà Nội Nguyễn Thị
Thanh (2008) là hai công trình nghiên cứu cấp thành phố đề cập đến trẻ em
mồ côi và những mô hình tương ứng chăm sóc đối tượng này một cách phù
hợp. Nghiên cứu đã góp phần nêu cái nhìn tổng quan tình hình trẻ em mồ côi
và công tác chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn Thành phố.
Nghiên cứu “Tìm hiểu việc thực hiện nhóm quyền được bảo vệ trong
công ước quốc tế về quyền trẻ em của các gia đình người dân thành phố Hà
Nội hiện nay” của tác giả Lê Thị Vân (2010) đã phân tích, đánh giá việc thực
hiện nhóm quyền được bảo vệ trong Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, các
nhân tố cơ bản tác động đến việc thực hiện nhóm quyền được bảo vệ của trẻ
em tại gia đình và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện nhóm quyền được
bảo vệ ở trẻ em của người dân thành phố Hà Nội. Tác giả đã đưa ra những
nhóm giải pháp, khuyến nghị giúp người dân nâng cao nhận thức, thay đổi
hành vi trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục con cái trong gia đình.
2.2. Các nghiên cứu những vấn đề liên quan đến trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt
“Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em: Đánh giá pháp luật và chính sách
bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam” là đánh
giá của Vụ Pháp chế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2011). Đánh giá
6


tập trung đến pháp luật đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, so sánh với các
chuẩn mực quốc tế, tìm ra những thiếu hụt và hạn chế của pháp luật Việt
Nam, trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam, đảm bảo từng bước hài hoà với pháp luật và các chuẩn mực
quốc tế. Về bảo vệ trẻ em mồ côi, đánh giá đã chỉ ra Việt Nam là nước đạt

được nhiều tiến bộ đáng kể trong việc hoàn thiện khung pháp lý đối với vấn
đề nhận con nuôi trong nước và nước ngoài. Mặt khác, đánh giá cũng chỉ ra
nhiều vấn đề cần phải khắc phục như: chưa có khung pháp lý về công tác
đánh giá một cách có hệ thống và chuyên nghiệp đối với trẻ em mồ côi và trẻ
em bị bỏ rơi để quyết định mô hình chăm sóc nào sẽ phù hợp với lợi ích tốt
nhất cho các em, đảm bảo rằng trẻ em được nhận nuôi trong một gia đình thay
thế phù hợp nhất với lợi ích của các em. Đây là một trong những phát hiện
quan trọng và hết sức có ý nghĩa đối với bảo vệ trẻ em mồ côi.
“Một số giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” là
bài viết của tác giả Trần Thị Thanh Thanh, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy
ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam
(2011). Tác giả đã nêu bật các nhóm trẻ em thuộc đối tượng có hoàn cảnh đặc
biệt và tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam. Dưới góc nhìn về
vai trò và hiệu quả hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
của các hội, hiệp hội và cơ sở ngoài công lập, tác giả đã đưa ra các khuyến
nghị với cơ quan có thẩm quyền, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách
hỗ trợ các tổ chức này hoạt động có hiệu quả hơn.
Công trình nghiên cứu“Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn: cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự ở Việt Nam hiện
nay” của tác giả Dương Hải Yến (2009) đã tìm hiểu và phân tích các quy định
hiện hành về chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên cơ sở
nghiên cứu bản chất của quyền trẻ em trong pháp luật dân sự, để từ đó đưa ra
một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của
hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong thực tiễn.
7


Ở góc tiếp cận khác về giải pháp bảo vệ và chăm sóc trẻ em, tác giả
Nguyễn Xuân Lập, Phó cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội qua bài viết “Một số
giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” (2010) đã tổng

quan tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và những chính sách của Nhà
nước vận dụng trong những năm qua. Để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, thúc đẩy thực hiện mục tiêu vì trẻ em, đảm
bảo các quyền cơ bản cho trẻ em theo Công ước quốc tế về Quyền trẻ em và
luật pháp Việt Nam, tác giả đã đưa ra bảy giải pháp cần tập trung thực hiện
trong thời gian tới. Bảy giải pháp mà tác giả đưa ra đã bao trùm hầu hết
những vấn đề tồn tại cơ bản trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt ở Việt Nam.
“Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng –
Những cơ sở xã hội và thách thức” là bài viết của các tác giả Nguyễn Hồng
Thái và Phạm Đỗ Nhật Thắng (2008), tìm hiểu sự chuyển đổi cách tiếp cận trẻ
em truyền thống sang tiếp cận trên cơ sở quyền trẻ em hiện nay. Theo đó,
cách tiếp cận truyền thống là tiếp cận dưới góc độ trẻ em là đối tượng cần
được hỗ trợ và bảo vệ từ trên xuống, mang nặng tính từ thiện, bao cấp, còn
tiếp cận trên cơ sở quyền trẻ em thì nhìn nhận trẻ em là chủ thể của quyền, có
quyền được chăm sóc, bảo vệ. Trước bối cảnh số lượng trẻ em đặc biệt cần
được bảo vệ ngày càng gia tăng trong khi các hình thức chăm sóc tập trung đã
và đang vượt quá nhu cầu đầu vào thì hình thức chăm sóc, bảo vệ trẻ em dựa
vào cộng đồng ngày càng trở lên phù hợp hơn. Tác giả đã rất cố gắng khi chỉ
ra những bất cập, trở ngại trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt dựa vào cộng đồng song vẫn chưa chú trọng đến các giải pháp để
khắc phục những hạn chế, bất cập đó.
2.3. Các nghiên cứu các vấn đề liên quan đến trẻ em lang thang
Trung tâm Y tế công cộng và phát triển cộng đồng phối hợp với Tổ chức
Bánh mỳ cho thế giới thực hiện nghiên cứu “Trẻ em đường phố và các cơ hội
can thiệp tại đầu đi (Trường hợp Tỉnh Thanh Hóa)” vào năm 2006 trên địa
8


bàn tỉnh Thanh Hóa với 3 huyện: Quảng Xương, Hậu Lộc và Cẩm Thủy. Mục

tiêu của nghiên cứu nhằm góp phần ngăn ngừa tình trạng trẻ em rời gia đình
ra thành phố và tạo cơ hội cho trẻ em có kỹ năng sống tích cực, giúp các em
trở về quê hương. Nghiên cứu được thực hiện với các mục đích sau: Thứ nhất,
tìm hiểu thực trạng cuộc sống của nhóm trẻ em đường phố; khả năng các em
hỗ trợ gia đình cùng với những khó khăn, nguy cơ gặp phải trong quá trình
kiếm sống. Thứ hai, tìm hiểu và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng hồi gia của các em. Các yếu tố này không chỉ bao gồm những ý kiến của
bản thân các em mà còn của thành viên gia đình và chính quyền địa phương.
Thứ ba, đề xuất những giải pháp và chương trình can thiệp cho hoạt động của
dự án. Đây là nghiên cứu định tính, gồm có 29 cuộc phỏng vấn sâu và 12 buổi
thảo luận nhóm được thực hiện với lãnh đạo chính quyền địa phương, các ban
ngành đoàn thể có liên quan, cha mẹ của trẻ và những trẻ lang thang trên địa
bàn. Nghiên cứu đã đi đến một số kết luận: Trẻ em di cư đến các đô thị lớn
kiếm sống không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà cả những nước đang phát
triển khác. Các nghề mà các em thường làm cũng rất đa dạng, từ đánh giầy,
bán báo, ăn xin cho đến làm thuê trong những cửa hàng. Nghiên cứu cũng đã
tổng kết các nguyên nhân chính sau: Điều kiện kinh tế; hoàn cảnh gia đình éo
le và bạn bè rủ rê. Có thể khẳng định rằng các em và gia đình đều muốn trở về
quê nhà làm việc. Bản thân các em khi trải nghiệm cuộc sống xa nhà cũng
nhận thấy rằng không đâu bằng nhà mình, ở đó các em có gia đình, người
thân, bạn bè. Tuy nhiên các em lo lắng rằng việc tái hòa nhập của mình vào
cộng đồng sẽ gặp nhiều khó khăn, một phần do nguồn lực hạn chế của địa
phương, mặt khác, trình độ học vấn và chuyên môn hạn chế cũng có thể là lực
cản của quá trình hồi gia. Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy Đảng và Nhà
nước ta cần có những chính sách trợ giúp phù hợp và kịp thời cho trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em lang thang.
Nghiên cứu “Cuộc sống của trẻ em lang thang trên địa bàn Hà Nội” của
tác giả Nguyễn Thanh Bình được lấy kết quả từ điều tra xã hội học về trẻ em
9



lang thang trên địa bàn Hà Nội vào tháng 3/2009. Nghiên cứu tiến hành khảo
sát 126 trẻ em lang thang, trong đó có 48 em nữ và 78 em nam với các độ tuổi
khác nhau từ 10 đến dưới 18 tuổi. Nghiên cứu đi theo hướng mô tả về đời
sống của trẻ em lang thang trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, chỗ ở của trẻ em lang thang rất đa dạng, bao gồm mái ấm, nhà
tình thương, nhà ở không mất tiền, nhà trọ, nhiều em phải ngủ tại bến xe, nhà
ga, số khác ngủ tại gia đình đang làm thuê. Công việc của trẻ em lang thang
thường là lao động chân tay, không yêu cầu trình độ và kiến thức. Thu nhập
của các em ở mức thấp và bấp bênh. Chi tiêu của trẻ em lang thang chủ yếu
cho những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống ở mức thấp và tiết kiệm. Cuộc
sống của các em tương đối khó khăn, hoàn cảnh gia đình éo le, trình độ học
vấn thấp, cuộc sống bấp bênh và là đối tượng bị đe dọa của nhiều tệ nạn xã
hội. Nghiên cứu cũng mở ra những đòi hỏi về chính sách an sinh xã hội,
những biện pháp hỗ trợ cuộc sống cho trẻ em lang thang.
Bài viết “Tìm hiểu về nhóm đối tượng trẻ em lang thang” của tác giả Vũ
Ngọc Phương (2012) đã cung cấp những thông tin quan trọng từ nhóm đối
tượng này. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để mô tả thực
trạng trẻ em lang thang về mặt số lượng, trình độ học vấn của các em, nghề
nghiệp và những mối đe dọa từ các tệ nạn xã hội. Từ đó, tác giả tìm hiểu nhu
cầu của nhóm đối tượng này thông qua nhóm nhu cầu: nhu cầu tâm lý, nhu
cầu an toàn, nhu cầu tự do, nhu cầu tự khẳng định mình, nhu cầu giao lưu, học
hỏi, đó là những nhu cầu thiết yếu của các em cần được đảm bảo. Bài viết đã
chỉ ra những giải pháp cơ bản để cho các em có cuộc sống ổn định hơn. Bài
viết chủ yếu phân tích nguồn tài liệu sẵn có; những tài liệu của các nghiên cứu
mới ở mức điểm qua, chưa có nhiều phân tích sâu sắc.
“Những ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đến trẻ đường phố" là một nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Văn Đoàn (2011) nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tệ
nạn xã hội đến trẻ em đường phố tại Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình này
đã chỉ ra được phần nào những giải pháp, định hướng ở tầm vĩ mô và cả tầm

10


vi mô, ở mức độ nhất định đã mang lại những giá trị nghiên cứu và hiệu quả
xã hội thiết thực. Công trình thực hiện chủ yếu theo cách tiếp cận nghiên cứu
và giải quyết vấn đề của Xã hội học, đi sâu vào các khía cạnh tâm lý, kinh tế xã hội, văn hóa - xã hội … nên chưa đề cập nhiều đến việc xây dựng, triển
khai các mô hình can thiệp, hỗ trợ hoặc trang bị kỹ năng sống cho trẻ em lang
thang đường phố. Nếu đi sâu vào nghiên cứu theo nhóm đối tượng, chỉ rõ
nguyên nhân, khái quát lên bản chất của vấn đề quy định hiện tượng từ đó làm
cơ sở đề xuất giải pháp tác động, ứng dụng kỹ năng tác nghiệp chuyên nghiệp
theo phương pháp của Công tác xã hội thì vấn đề trẻ em lang thang trên các
thành phố lớn mới có thể được giải quyết triệt để, bền vững.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần chỉ ra cách nhìn tổng quan về
chính sách trợ giúp đối với trẻ em lang thang, những thuận lợi và khó khăn
trong việc thực hiện chính sách trợ giúp và vai trò của nhân viên công tác xã
hội trong việc vận động thực hiện chính sách trợ giúp trẻ em lang thang.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu cung cấp một cách nhìn về thực trạng hoạt động bảo
vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em lang thang tại trung tâm bảo trợ xã hội I, Hà Nội.
Trên cơ sở đó, các nhà quản lý trung tâm bảo trợ xã hội có những giải pháp tổ
chức, điều phối nhân sự và các hoạt động khác phù hợp hơn với tình hình thực
tế, nhân viên xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội có những cách thức chăm sóc,
bảo vệ trẻ em hợp lý, các nhà hoạch định chính sách có thêm góc nhìn về thực
trạng bảo vệ trẻ em lang thang để đưa ra những điều chỉnh về chế độ chính
sách, bồi dưỡng nguồn nhân lực bảo vệ trẻ em phù hợp hơn với điều kiện kinh
tế-xã hội.
Kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo hữu ích đối với công tác
bảo vệ, chăm sóc trẻ em lang thang.


11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu trong nƣớc
1. Vũ Ngọc Bình, Những điều cần biết về quyền trẻ em, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2007.
2. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2009), Khung kỹ thuật phát
triển nghề công tác xã hội (Chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt) Sách chuyên khảo, Nxb Thống kê
3. Bộ Lao động-Thương binh và xã hội (2009), Kỷ yếu hoạt động của
các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc ngành lao động xã hội, Nxb Lao động xã hội
4. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Cục Bảo trợ xã hội (2009),
Định hướng chính sách và hệ thống văn bản pháp luật trợ giúp trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt, Nxb Lao động xã hội
5. Chính phủ (2007), Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 04
năm 2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
6. Chính phủ (2010), Nghị định số 13 ngày 27/02/2010 về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 04 năm
2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
7. Chính phủ (2008), Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5
năm 2008 về quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải
thể cơ sở bảo trợ xã hội

12


8. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (2012), Một số vấn đề về chăm sóc,
giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, Hà Nội
9. Cục Bảo trợ xã hội, (2009), Cẩm nang Hướng dẫn hoạt động của các

cơ sở bảo trợ xã hội, NXB Thống kê, Hà Nội
10. Phan Quang Dũng (2007), Chính sách, giải pháp trợ giúp trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn tiếp cận dịch vụ giáo dục
11. GS.TS Phạm Huy Dũng, Bài giảng Công tác xã hội- Lý thuyết và
thực hành công tác xã hội trực tiếp, Nxb Đại học Sư phạm, 2010.
12. Trần Quang Hùng, Mạc Văn Tiến (1998), Đổi mới chính sách
BHXH đối với người lao động, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
13. Nguyễn Tiến Hùng (2001), Các chế độ bảo hiểm xã hội – các vấn
đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, TP.HCM
14. Hoàng Thế Liên, Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam,
Nxb giáo dục, Hà Nội, năm 2010.
15. Nguyễn Văn Phần, Đặng Đức San, Tìm hiểu chế độ bảo hiểm xã hội
mới, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, TP.HCM
16. Đỗ Thị Ngọc Phương (2012), Một số kinh nghiệm quốc tế và những
vấn đề đặt ra đối với việc phát triển các dịch vụ công tác xã hội trong công
tác bảo vệ trẻ em, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Chia sẻ kinh nghiệm CTXH và
ASXH, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN
17. Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội,
năm 2009.
18. Bùi Đình Thanh, Xã hội học và Chính sách xã hội, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội, 2004.
19. GS.TS Trần Đình Tuấn, Công tác xã hội lý thuyết và thực hành,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2009.
II. Tài liệu nƣớc ngoài
20. Charles Zastrow (2000), Introduction to Social Work and Social
Welfare, Wadsworth Publishing Company
13


21. Elizabeth A. Ferguson, Social Work, Copyright by J.B Lippincolt

(Philadelphia – New York – Toronto)
22. Pamella Klein Odhnern, Giới thiệu thực hành công tác xã hội, tập 1&2,
sách hướng dẫn tập huấn của Hội chữ thập đỏ Việt Nam, Hiệp hội chữ thập đỏ và
trăng lưỡi liềm quốc tế, biên tập tiếng Việt: Nguyễn Thuý Nga.
23. Malcolm Payne, ThS Trần Văn Kham (dịch giả), Lý thuyết Công
tác Xã hội hiện đại, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2010.
24. Tony Bilton và cộng sự, Nhập môn xã hội học, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, 2008.
III. Danh mục các trang web tham khảo
25. Website Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội
( />26. Website Thư viện pháp luật ( />27.Website Viện Khoa học Lao động và Xã hội
( />28.Website Viện nghiên cứu và phát triển xã hội
( />29. Website Tổng cục Thống kê ( />30. Website Tổ chức phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam
( />31. Website Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
( />32. Website mạng thông tin công tác xã hội ( />33. Website Bộ Giáo dục và đào tạo ()

14


15



×