Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV AIDS tại Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 100 trang )



1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN









ĐẶNG HỒNG MẠNH




VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC DỰA VÀO CỘNG
ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG
HIV/AIDS TẠI BẮC KẠN






LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH XÃ HỘI HỌC












Hà Nội - 2013



2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






ĐẶNG HỒNG MẠNH




VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC DỰA VÀO CỘNG
ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG

HIV/AIDS TẠI BẮC KẠN





Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 30


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH XÃ HỘI HỌC




Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Văn Quyết







Hà Nội - 2013



4

MỤC LỤC

Nội dung
Trang
MỤC LỤC
1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
4
DANH MỤC BẢNG
5
DANH MỤC BIỂU
6
MỞ ĐẦU
7
1. Lý do chọn đề tài
7
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
11
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
11
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu và mẫu nghiên cứu
12
5. Phương pháp thu thập thông tin
15
6. Câu hỏi nghiên cứu
19
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
20
1.1. Cơ sở lý luận
20
1.2. Các lý thuyết xã hội học áp dụng
21

1.2.1. Lý thuyết vai trò xã hội
21
1.2.2. Lý thuyết phát triển cộng đồng
24
1.2.3. Áp dụng các văn bản pháp luật liên quan đến vai trò của các tổ chức
xã hội
25


5
1.3. Những khái niệm công cụ
29
1.3.1. Khái niệm tổ chức xã hội
29
1.3.2. Khái niệm cộng đồng
30
1.3.3. Khái niệm CBO
32
1.3.4. Thao tác hóa khái niệm vai trò của các CBO
32
1.3.5. Khái niệm người sống chung với HIV/AIDS/người có H
33
1.3.6. Khái niệm người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS/trẻ OVC
33
1.3.7. Khái niệm người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao
33
1.4. Tổng quan các nghiên cứu về vai trò của các tổ chức xã hội dân sự và
tổ chức dựa vào cộng đồng
34
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

34
1.4.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
35
1.5. Sơ lược về vị trí địa lý, tình hình kinh tế, văn hóa và xã hội và dịch
HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Kạn
37
1.5.1. Điều kiện địa lý
37
1.5.2. Tình hình kinh tế, xã hội
38
1.5.3. Tình hình tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội liên quan
38
1.5.4. Tình hình HIV/AIDS
39
Chương 2. TỔ CHỨC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH BẮC
KẠN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
41
2.1. Đặc điểm của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoat động phòng
chống HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Kạn
 41


6
2.1.1. Cơ sở hình thành
41
2.1.2. Mục đích và nguyên tắc hoạt động
42
2.1.3. Hình thức, cơ cấu tổ chức
43
2.2. Hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của tổ chức dựa vào cộng đồng

46
2.2.1. Các hoạt động chính trong phòng, chống HIV/AIDS
46
2.2.2. Hiệu quả hoạt động của tổ chức dựa vào cộng đồng
62
2.2.3. Tác động của tổ chức dựa vào cộng đồng đối với người có H và
người bị ảnh hưởng bởi HIV tại cộng đồng
74
2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và vai trò của các
CBO tại Bắc Kạn
75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
80
1. Kết luận
80
2. Khuyến nghị và giải pháp
81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
83
PHỤ LỤC
88













7


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT
Từ viết tắt
Nội dung các từ viết tắt
1
HIV
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
2
AIDS
Các bệnh do vi rút HIV gây ra
3
NCH
Người nhiễm HIV và đã xét nghiệm có kết quả dương
tính/người sống chung với HIV/AIDS
4
OVC
Trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV
gồm trẻ em được sinh ra từ bố mẹ nhiễm HIV nhưng xét
nghiệm âm tính hoặc trẻ em sống trong gia đình có người
nhiễm HIV
5
PSP
Bạn tình âm tính của người có H và người tiêm chích ma túy

6
VCT
Cơ sở/Trung tâm xét nghiệm HIV tự nguyện
7
STDs
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
8
STIs
Các bệnh nhiễm trùng đường sinh sản
9
ARV
Thuốc kháng vi rút HIV
10
CBO
Tổ chức dựa vào cộng đồng







8
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1
Số NCH được tiếp cận và tham gia vào các CBO NCH đến hết tháng
12 năm 2012
Bảng 2.2
Số PSP được tiếp cận, tham gia vào các CBO PSP năm 2012

Bảng 2.3
Số buổi truyền thông, nói chuyện chuyên đề và sinh hoạt nhóm nhỏ
do các CBO thực năm 2012
Bảng 2.4

Số hộ gia đình nhận được vốn vay phát triển kinh tế hộ gia đình từ
các CBO tại tỉnh Bắc Kạn từ năm 2010 – 2012
Bảng 2.5

Số NCH, trẻ OVC và PSP được chuyển gửi đến các cơ sở dịch vụ
sẵn có tại cộng đồng trong năm 2012
Bảng 2.6
Tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS mới giữa năm 2011 và 2012
Bảng 2.7

Số NCH và trẻ OVC được cung cấp các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ tại
nhà do CBO cung cấp năm 2012
Bảng 2.8

Số NCH, trẻ OVC và PSP được tiếp cận với các dịch vụ sẵn có tại
cộng đồng năm 2012














9
DANH MỤC BIỂU

Biểu 2.1
Số NCH và PSP tham gia vào các CBO năm 2012.
Biểu 2.2
Số NCH và trẻ OVC nhận được các dịch chăm sóc, hỗ trợ tại nhà do
các CBO NCH thực hiện năm 2012
Biểu 2.3
Số PSP nhận được dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV do các CBO
PSP thực hiện năm 2012
Biểu 2.4
Số người dân cộng đồng nâng cao nhận thức về phòng chống
HIV/AIDS thông qua các các buổi truyền thông tại cộng đồng do
CBO tổ chức năm 2012
Biểu 2.5
Số thành viên được nâng cao nhận thức về phòng chống HIV/AIDS
thông qua các các buổi nói chuyện chuyên đề do CBO tổ chức năm
2012
Biểu 2.6
Số thành viên được nâng cao nhận thức về phòng chống HIV/AIDS
thông qua các các buổi sinh hoạt nhóm nhỏ do CBO tổ chức năm
2012













MỞ ĐẦU


10
1. Lý do chọn đề tài
HIV/AIDS hiện nay đang là một vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu.
HIV/AIDS không chỉ là một vấn đề mang tính bệnh lý mà đó còn là một vấn đề
mang tính xã hội sâu sắc. HIV/AIDS đã và đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học như tâm lý học, công tác xã hội, xã hội học, y học xã hội Ngày
20/11/2012, chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS đã công bố
“Báo cáo toàn cầu về HIV/AIDS năm 2011”, trong đó nêu rõ tình hình dịch và đáp
ứng với HIV/AIDS trên phạm vi toàn cầu đến hết năm 2011. Theo báo cáo này,
trong năm 2011, năm thứ 31 của cuộc chiến chống HIV/AIDS nhân loại vẫn phải
“nhận” thêm 2,5 triệu người mới nhiễm HIV (dao động từ 2,2 triệu – 2,8 triệu) và
1,7 triệu người (dao động từ 1,5 triệu – 1,9 triệu) tử vong do các bệnh liên quan đến
AIDS. Số người nhiễm HIV/AIDS hiện đang còn sống trên hành tinh này là 34 triệu
(dao động từ 31,4 triệu – 35,9 triệu). Trong 34 triệu người nhiễm HIV/AIDS đang
còn sống có khoảng ½ (17 triệu người) không biết về tình trạng nhiễm vi rút này
của mình. Điều này hạn chế khả năng của họ tiếp cận được các dịch vụ dự phòng và
chăm sóc, và do đó làm tăng khả năng lây truyền HIV từ họ ra cộng đồng. Tỷ lệ
hiện nhiễm HIV/AIIDS trên thế giới đến cuối năm 2011 vào khoảng 0,8% số người

lớn (từ 15-49 tuổi). Khu vực cận Sahara của châu Phi vẫn là nơi bị HIV/AIDS tấn
công nặng nề nhất, gần như cứ trong 20 người lớn (độ tuổi từ 15-49) trong khu vực
này lại có 01 người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống (4,9%). Hiện khu vực này
chiếm 69% tổng số người nhiễm HIV/AIDS còn sống của thế giới. Mặc dù tỷ lệ
hiện nhiễm HIV/AIDS ở khu vực cận Sahara châu Phi cao gấp 25 lần so với tỷ lệ
này ở châu Á, nhưng tổng số người nhiễm HIV đang sống ở châu Á (bao gồm Nam
Á, Đông Nam Á và Đông Á) lên tới con số 5 triệu. Sau Cận Sahara của châu Phi
(nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất) là vùng Caribê, Đông Âu và Trung Á - những khu
vực đang có khoảng 1,0% số người lớn đang mang trong mình HIV [33]. Theo
nhận định của Liên hiệp quốc trong Tuyên bố Chính trị về HIV/AIDS – tháng 6
năm 2011, HIV/AIDS vẫn đang tiếp tục lây lan, tạo ra tình trạng khẩn cấp trên
phạm vi toàn cầu và là một trong những thách thức lớn nhất đối với sự tiến bộ, phát


11
triển và ổn định xã hội trên toàn thế giới Đại dịch HIV/AIDS hiện vẫn đang là một
thảm họa chưa từng có của loài người. HIV không chỉ gây ra nỗi thống khổ to lớn
cho các cá nhân, gia đình, cộng đồng mà còn tác động trực tiếp đến sự phát triển
đến phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội của mỗi quốc gia trên khắp
hành tinh với hơn 7.000 người nhiễm mới mỗi ngày, hơn 30 triệu người đã chết do
AIDS, hơn 34 triệu người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống và hơn 16 triệu trẻ em
dưới 15 tuổi mồ côi do AIDS [21, tr.2]. Do vậy phòng, chống HIV/AIDS đã, đang
và tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng, thướng xuyên, đồng thời là lương tâm trách
nhiệm của mỗi con người đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại.
Kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam năm 1990 đến nay,
số lượng người nhiễm HIV được báo cáo lại đã tăng nhanh chóng. Theo số liệu báo
cáo của Bộ Y tế đến tháng 6 năm 2012 tổng số trường hợp nhiễm HIV hiện đang
còn sống là 204.019 người. Trong đó, tổng số bệnh nhân AIDS hiện đang còn sống
là 58,569 người, tổng số người nhiễm HIV đã tử vong từ trước đến nay là 61.856
người. [5, tr1]

Trước năm 2000 dịch chủ yếu tập trung ở các khu vực thành thị, nhưng hiện
nay dịch đã xẩy ra tại hầu hết cả nước, kể cả các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng
núi, vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên dịch HIV/AIDS vẫn chủ yếu tập trung trong
nhóm nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm và nhóm người tình dục đồng giới nam.
Trong tổng số người được xét nghiệm phát hiện HIV dương tính, người nghiện
chích ma túy chiếm khoảng 70%, phụ nữ bán dâm chiếm khoảng 5%, còn lại là đối
tượng khác. Đường lây truyền HIV/AIDS ở Việt Nam chủ yếu lây truyền qua tiêm
chích chung ma túy, hình thái nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ở mỗi vùng khu vực
cũng có sự khác biệt nhau, trong khi phần lớn các khu vực trong cả nước dịch chủ
yếu lây truyền do tiêm chích chung ma túy, các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu
Long sự lây truyền HIV chủ yếu do truyền qua đường tình dục, đặc biệt là các tỉnh
khu vực biên giới tỷ lệ người nhiễm HIV qua đường tình dục là cao nhất. Tuy
nhiên, xu hướng do lây truyền qua đường tình dục có nguy cơ gia tăng trong những
năm gần đây, tỷ lệ người nhiễm HIV trong tổng số người nhiễm HIV phát hiện hàng


12
năm cho biết lây truyền qua đường tình dục tăng từ 12% năm 2004 lên 29% năm
2010. Nhiều bằng chứng cho thấy tỷ lệ phụ nữ bán dâm nghiện chích ma túy và tỷ lệ
nam quan hệ tình dục đồng giới nghiện chích ma túy gia tăng làm tăng nguy cơ lây
truyền qua đường tình dục từ nhóm này sang các bạn tình của họ, do đó số người
nhiễm HIV do lây truyền qua đường tình dục ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn so
với các năm trước đây [35, tr7]. Kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia phòng,
chống HIV/AIDS giai đoạn năm 2010 và tầm nhìn 2020 có một số mục tiêu, chỉ tiêu
vẫn chưa thực hiện được như: (i) Vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm tăng tình hình
dịch HIV/AIDS; (ii) Tỷ lệ bao phủ của các chương trình can thiệp cả về địa bàn và
số lượng được can thiệp vẫn còn hạn chế, mức độ hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV
trong các nhóm nguy cơ cao vẫn diễn ra ở các mức độ cho phép khả năng tạo ra lây
nhiễm HIV vẫn còn đáng quan ngại; (iii) Tỷ lệ hiểu biết đầy đủ về dự phòng lây
nhiễm HIV của đại bộ phận người dân chưa cao, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng

xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; (iv) Tỷ lệ tiếp cận điều trị bằng thuốc đặc hiệu
kháng vi rút HIV, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con mới chỉ đạt 40-50% nhu
cầu [35, tr5].
Xuất phát từ nhận định, đánh giá về tình hình, ý nghĩa và tầm quan trọng của
công tác phòng, chống HIV/AIDS đồng thời xác định được những nguy cơ và hậu
quả của đại dịch HIV/AIDS là mối đe dọa đối với tính mạng, sức khỏe con người và
tương lai nòi giống của quốc gia, dân tộc, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh
tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.
Ngày 5/6/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định Về việc thành lập Ủy ban
Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm. Ủy ban
Quốc gia phòng, chốngAIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm là tổ chức
liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo, phối hợp
công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm bao gồm 15
các bộ, ngành cụ thể là: 1. Bộ Công an; 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 3.
Bộ Y tế; 4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 5. Bộ Văn hóa - Thông tin; 6. Bộ Giáo dục
và Đào tạo; 7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 8. Ủy ban Dân tộc và Miền


13
núi; 9. Tổng cục Hải quan; 10. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; 11. Bộ Tài chính;
12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư; 13. Bộ Tư pháp; 14. Văn phòng Chính phủ; 15. Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
Tất cả các bộ ngành Trung ương đến các tỉnh, huyện/thị xã và các cấp xã đều phải
thành lập Ủy ban phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm
nhằm đối phó với những nguy cơ và hậu quả của đại dịch HIV/AIDS gây ra.
Mặc dù dịch HIV có xu hướng chững lại, không tăng nhanh như những năm
trước đây, số người nhiễm HIV/AIDS mới phát hiện đã giảm liên tục 3 năm gần
đây, phần lớn người nhiễm HIV mới phát hiện chủ yếu tập trung trong nhóm nguy
cơ cao nhưng về cơ bản Việt Nam vẫn chưa khống chế được dịch HIV. Số lượng

các năm cụ thể như sau: Năm 1990 số người nhiễm HIV là 1 người, năm 2000 số
người nhiễm HIV là 8824 người, năm 2001 số người nhiễm HIV là 10.958 người,
năm 2002 số người nhiễm HIV là 15.573 người, năm 2003 số người nhiễm HIV là
21.285 người, năm 2004 số người nhiễm HIV là 22.669 người, năm 2005 số người
nhiễm HIV là 24.563 người, năm 2006 số người nhiễm HIV là 30387 người, năm
2007 số người nhiễm HIV là 30.846, năm 2008 số người nhiễm HIV là 20.240, năm
2009 số người nhiễm HIV là 16.086, năm 2010 số người nhiễm là 14.267, năm
2011 số người nhiễm là 17.780 [5, tr3]. Đây là kết quả của những nỗ lực không mệt
mỏi trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của không chỉ ngành y tế mà còn của
rất nhiều các ban ngành, tổ chức xã hội trong đó có các CBO.
Vậy thực trạng của các CBO ra sao? Các CBO đã có những có vai trò và
đóng góp như thế nào trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS? Với mong muốn
trả lời được câu hỏi trên cùng với sự quan tâm về mảng đề tài HIV/AIDS tác giả
tiến hành đề tài nghiên cứu “Vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt
động phòng, chống HIV/AIDS tại Bắc Kạn”
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học


14
Các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS không chỉ là vấn đề của ngành dịch tễ
học, công tác xã hội, y tế công cộng mà nó là mối quan tâm chung của rất nhiều
ngành khoa học, trong đó có xã hội học. Việc vận dụng các kiến thức xã hội vào
nghiên cứu, phân tích chủ đề trên sẽ góp phần làm phong phú thêm lý thuyết của
khoa học xã hội, đặc biệt là khoa học xã hội học.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Hàng năm, ngân sách của mỗi quốc gia và các tổ chức nhân đạo đã phải chi
một khoản kinh phí khổng lồ với mục đích dự phòng sự lây lan của HIV đồng thời
chăm sóc hỗ trợ cho những người không may mắc phải HIV/AIDS. Việc tham gia
vào hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS ra cộng đồng và chăm sóc hỗ trợ cho

người nhiễm HIV không phải chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là trách
nhiệm của tất cả các ban ngành đoàn thể và người dân trong cộng đồng.
Nghiên cứu về “Vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS tại Bắc Kạn” góp phần đưa ra một bức tranh về thực trạng
của các CBO cũng như những đóng góp của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong
hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Kạn. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một
số kết luận và khuyến nghị nhằm giúp các nhà quản lý có thể quản lý và hỗ trợ phát
huy những mặt tích cực của các tổ chức dựa vào cộng đồng tại địa phương góp phần
vào sự phát triển của xã hội.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS tại địa bản tỉnh Bắc Kạn.
Chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong
hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các CBO
trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Bắc Kạn.


15
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tìm hiểu sự hình thành, mục đích hoạt động, hình thức, cơ cấu tổ
chức, hoạt động, vai trò và việc thực hiện vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng
tại tỉnh Bắc Kạn cũng như những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS. Tìm hiểu các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả của
các tổ chức dựa vào cộng đồng tại tỉnh Bắc Kạn
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu và mẫu nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS tại Bắc Kạn.

4.2. Khách thể nghiên cứu
Tổ chức dựa vào cộng đồng của những người đang sống chung với
HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Kạn.
Tổ chức dựa vào cộng đồng của những người là bạn tình âm tính của người
đang sống chung với HIV và người tiêm chích ma túy tại tỉnh Bắc Kạn.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
 Không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Bắc Kạn.
 Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6/2012 đến tháng 12/2012.
 Giới hạn lĩnh vực nghiên cứu:
Vấn đề HIV/AIDS bao hàm rất nhiều khía cạnh như dịch tễ học; dự phòng
lây nhiễm HIV/AIDS; chăm sóc sức khỏe cho người có HIV/AIDS; kỳ thị liên quan
đến HIV/AIDS; vấn để về quyền của người có HIV/AIDS; tác động của dịch
HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và con người. Trong luận văn này,
tác giả chọn nghiên cứu và phân tích một khía cạnh đó là vai trò của các tổ chức
dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, phống HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Kạn.
4.4. Mẫu nghiên cứu


16
Đề tài lựa chọn 10 tổ chức dựa vào cộng đồng thuộc 05 địa bàn của tỉnh Bắc
Kạn gồm Thị xã Bắc Kạn, huyện Chợ Mới, huyện Bạch Thông, huyện Chợ Đồn,
huyện Ba Bể. Tiêu chí lựa chọn 10 tổ chức dựa vào cộng đồng là những tổ chức
hiện đang hoạt động tích cực trong phòng, chống HIV/AIDS tại 05 huyện, thị xã nơi
có số người đang sống chung với HIV/AIDS cao nhất tỉnh Bắc Kạn.
Về cơ bản, mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp phân cụm địa lý -
kinh tế - hành chính kết hợp với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có chủ đích tại
địa bàn thực hiện nghiên cứu.
Trong số 10 tổ chức dựa vào cộng đồng được lựa chọn nghiên cứu thì 6 tổ
chức dựa vào cộng đồng có thành phần tham gia sinh hoạt là người sống chung với
HIV, 4 tổ chức dựa cộng đồng thành phần tham gia sinh hoạt là người bạn tình âm

tính của người sống chung với HIV và người tiêm chích ma túy. 10 tổ chức dựa vào
cộng đồng được lựa chọn tại Bắc Kạn được thành lập từ giai đoạn tháng 7/2007 đến
tháng 3/2012. Cụ thể như sau:
1. Nhóm tự lực Hy Vọng thị xã Bắc Kạn được thành lập tháng từ tháng 7 năm
2007 – Nhóm tự lực của những người sống chung với HIV gồm 45 thành
viên sống tại địa bàn Thị xã Bắc Kạn thường xuyên tham gia sinh hoạt tại
nhóm.
2. Nhóm tự lực Ban Mai Xanh thị xã Bắc Kạn được thành lập từ tháng 3/2011
là nhóm tự lực của những người bạn tình âm tính của NCH và người tiêm
chích ma túy gồm 35 thành viên sống tại địa bàn thị xã Bắc Kạn thường
xuyên tham gia sinh hoạt tại nhóm.
3. Nhóm tự lực Niềm Tin được thành lập tháng từ tháng 3 năm 2011 dưới sự
bảo trợ của Ủy ban nhân dân phường Nguyễn Thị Minh Khai là nhóm tự lực
của những người sống chung với HIV gồm 30 thành viên sống tại địa bàn
thuộc phường Nguyễn Thị Minh Khai - Thị xã Bắc Kạn thường xuyên tham
gia sinh hoạt tại nhóm.


17
4. Nhóm tự lực Hoa Hướng Dương được thành lập tháng 11/2011 dưới sự bảo
trợ của Ủy ban nhân dân phường Nguyễn Thị Minh Khai là nhóm tự lực của
những người bạn tình âm tính của NCH và người tiêm chích ma túy gồm 30
thành viên sống tại địa bàn phường Nguyễn Thị Minh Khai - Thị xã Bắc Kạn
thường xuyên tham gia sinh hoạt tại nhóm.
5. Nhóm tự lực Hy Vọng huyện Chợ Mới được thành lập tháng 8 năm 2010 –
Nhóm tự lực của những người sống chung với HIV gồm 30 thành viên sống
tại địa bàn huyện Chợ Mới thường xuyên tham gia sinh hoạt tại nhóm.
6. Nhóm tự lực Ban Mai Xanh huyện Chợ Mới được thành lập từ tháng 11 năm
2011 – Nhóm tự lực của những người bạn tình âm tính của NCH và người
tiêm chích ma túy gồm 35 thành viên sống tại địa bàn thị xã Bắc Kạn thường

xuyên tham gia sinh hoạt tại nhóm.
7. Nhóm tự lực Hy Vọng huyện Bạch Thông được thành lập tháng từ 12 năm
2010 là nhóm tự lực của những NCH gồm 25 thành viên sống tại địa bàn
huyện Bạch Thông thường xuyên tham gia sinh hoạt tại nhóm.
8. Nhóm tự lực Ban Mai Xanh huyện Bạch Thông được thành lập từ tháng 12
năm 2011 là nhóm tự lực của những người bạn tình âm tính của NCH và
người tiêm chích ma túy gồm 25 thành viên sống tại địa bàn huyện Bạch
Thông thường xuyên tham gia sinh hoạt tại nhóm.
9. Nhóm tự lực Hy Vọng huyện Chợ Đồn được thành lập tháng từ tháng 12
năm 2009 là nhóm tự lực của những NCH gồm 30 thành viên sống tại địa
bàn huyện Chợ Đồn thường xuyên tham gia sinh hoạt tại nhóm.
10. Nhóm tự lực Hy Vọng huyện Ba Bể được thành lập tháng từ tháng 3 năm
2012 là nhóm tự lực của những NCH gồm 16 thành viên sống tại địa bàn
huyện Chợ Đồn thường xuyên tham gia sinh hoạt tại nhóm.
10 tổ chức dựa vào cộng đồng được lựa chọn tại tỉnh Bắc Kạn trong thời
điểm nghiên cứu đang được hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật bởi Trung Tâm Nghiên cứu


18
Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển (Trung tâm COHED) thuộc Dự án Quỹ toàn cầu
vòng 9 – Hợp phần dự án Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam
(VUSTA).
5. Phương pháp thu thập thông tin
Nghiên cứu này kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp tư
liệu, các phương pháp điều tra xã hội học, nhằm tìm hiểu vai trò và việc thực hiện
vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS.
5.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Mục đích của phương pháp phân tích tài liệu là: Xác định được tổng quan
của vấn đề nghiên cứu và là căn cứ khoa học bổ sung cho vấn đề nghiên cứu của đề

tài “Vài trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS tại Bắc Kạn”. Trongluận văn này, tác giả sử dụng phương pháp phân
tích tài liệu để có một cơ sở vững chắc nhằm tiếp cận và tìm hiểu về tổ chức dựa
vào cộng đồng và vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng dưới góc độ nghiên
cứu của khoa học xã hội học. Các tài liệu bao gồm:
 Số liệu thống kê của Bộ y tế về tình hình HIV/AIDS trong cả nước và địa
bàn tỉnh Bắc Kạn.
 Báo cáo của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS (TTPC HIV/AIDS) tỉnh
Bắc Kạn năm 2011 và năm 2012 về tình hình dịch HIV/AIDS và các hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương.
 Kế hoạch công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Bắc Kạn năm 2011 và 2012
của TTPC HIV/AIDS tỉnh Bắc Kạn.
 Báo cáo hoạt động của 10 tổ chức dựa vào cộng đồng là nhóm Hy Vọng thị
xã Bắc Kạn, Hy Vọng Chợ Mới, Hy Vọng Bạch Thông, Hy Vọng Chợ Đồn, Hy
Vọng Ba Bể, Niềm Tin phường Nguyễn Thị Minh Khai thị xã Bắc Kạn, Ban Mai


19
Xanh thị xã Bắc Kạn, Ban Mai Xanh Chợ Mới, Ban Mai Xanh Bạch Thông, Hoa
Hướng Dương phường Nguyễn Thị Minh Khai thị xã Bắc Kạn năm 2011 và 2012.
 Các báo cáo nghiên cứu lên quan đến các CBO như : Báo cáo nghiên cứu về
“Vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong việc hỗ trợ khả năng chi trả phí
dịch vụ về chăm sóc, điều trị cho người có H (NCH) tại thành phố Hồ Chí Minh và
Đồng Nai” do Mạng lưới NCH các tỉnh phía Nam thực hiện tháng 8 năm 2012.
Báo cáo “Khảo sát nhu cầu đào tạo của các tổ chức xã hội dân sự - phát triển tổ
chức và huy động sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng chính sách ở Việt
Nam” do quỹ Châu Á thực hiện tháng 11 năm 2008.
 Tài liệu và báo cáo từ dự án: “Tiểu dự án thành phần Trung tâm Nghiên cứu
Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển (COHED) trực thuộc Hợp phần dự án Liên hiệp
các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) – Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống

HIV/AIDS –” Dự án được triển khai tại 5 tỉnh gồm tỉnh Bắc Kạn, Nghệ An, Bình
Dương, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ tháng 10/2011 đến
tháng 12/2012.
 Các cuốn sách liên quan đến xã hội dân sự và tổ chức dựa vào cộng đồng đã
được xuất bản như: Các nguyên tắc cơ bản để hình thành và quản trị các tổ chức xã
hội dân sự tại Việt Nam do tiến sỹ Nguyễn Mạnh Cường, viện nghiên cứu phát triển
xã hội xuất bản năm 2008. Huy động cộng đồng tham gia vận động chính sách (tài
liệu hướng dành cho các tổ chức xã hội và tổ chức cộng đồng) do quỹ Châu Á thực
hiện năm 2008. Xã hội Dân sự - Một số vấn đề chọn lọc do NXB Tri thức - Hà Nội
xuất bản năm 2008.
 Các tài liệu tại các hội nghị, hội thảo như: Hội nghị “Huy động các nguồn
lực phát triển bền vững của các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam, sự đóng góp của
các tổ chức phi chính phủ cho phát triển kinh tế xã hội đất nước”, chủ đề: Tổ chức
phi chính phủ và hiệu quả viện trợ, Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt
Nam (VUSTA), Hà Nội 3/2009. Hội thảo về “Vai trò của cộng đồng trong hoạt
động phòng, chống HIV/AIDS” do UNDP và SIDA đồng tài trợ, Ban tuyên giáo


20
trung ương, Quảng Ninh 29-30/07/2008 và Hội thảo “Huy động sự tham gia của
các tổ chức xã hội trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS” do Liên hiệp các hội
khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Hà Nội 5/2012.
 Các văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước được ban hành liên quan đến
các tổ chức xã hội dân sự và lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS như Luật phòng,
chống HIV/AIDS (Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực từ ngày
1/1/2007). Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia Phòng,
chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Quyết định số
608/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt
Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Nghị quyết của chính phủ số 20 – CP ngày
5/5/1993 về việc Đẩy mạnh công tác phòng, chống nhiễm HIV/SIDA. Chỉ thị số: 53

– CT/TƯ, ngày 11/3/1995 về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
phòng, chống HIV/AIDS. Chỉ thị số: 54 – CT/TƯ, từ ngày 30/11/2005 của Ban Bí
thư TƯ Đảng về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống
AIDS trong tình hình mới. Pháp lệnh phòng, chống HIV/AIDS của Uỷ ban
Thườngvụ Quốc hội (ngày 31/5/1995)
5.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích của phương pháp phỏng vấn sâu chủ yếu nhằm tìm hiểu vai trò và
việc thực hiện vai trò của các CBO trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Đối tượng phỏng vấn sâu: Gồm 17 người đại diện cho các CBO, đại diện cơ
quan quản lý chuyên môn về phòng, chống HIV/AIDS, cơ quan chính quyền địa
phương, người được hưởng lợi từ các CBO bao gồm người người nhiễm và bị ảnh
hưởng bơi HIV/AIDS. Cơ cấu mẫu phỏng vấn như sau:
 4 đại diện của các tổ chức dựa vào cộng đồng (3 tổ chức của người sống chung
với HIV, 1 tổ chức của người bị ảnh hưởng bởi HIV)
 01 đại diện cán bộ TTPC HIV/AIDS tỉnh Bắc Kạn – Cơ quan quản lý và thực
hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Kạn.


21
 01 đại diện cho lãnh đạo UBND phường, xã – Cơ quan quản lý và cho phép các
tổ chức dựa vào cộng đồng hoạt động tại địa bàn.
 01 cán bộ y tế cơ sở (Trạm y tế xã, phường) thường xuyên phối hợp thực hiện
các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với các tổ chức dựa vào cộng đồng.
 05 người sống chung với HIV được hưởng lợi từ các tổ chức dựa vào cộng đồng.
 05 người bị ảnh hưởng bởi HIV được hưởng lợi từ các tổ chức dựa vào cộng
đồng (vợ, chồng, bố, mẹ, con cái, anh chị em trong gia đình hoặc hàng xóm của
người sống chung với HIV/AIDS).
5.3. Phương pháp phát phiếu khảo sát thông tin về tổ chức
10 phiếu khảo sát thông tin về tổ chức đã được gửi cho lãnh đạo của 10 CBO tại 5
huyện của tỉnh Bắc Kạn nhằm tìm hiểu về vai trò của các CBO trong hoạt động phòng,

chống HIV/AIDS tại địa phương nói riêng cũng như của tỉnh Bắc Kạn nói chung.
Phiếu khảo sát thông tin về tổ chức bao gồm các thông tin cần thu thập như
thời gian bắt đầu hình thành tổ chức, đối tượng tham gia vào tổ chức, cơ cấu tổ
chức, hoạt động và những đóng góp của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt
động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Kạn.
5.4. Phương pháp quan sát
Quan sát các hoạt động, cơ cấu, tổ chức của các tổ chức dựa vào cộng đồng
và những tác động của các hoạt động của tổ chức dựa vào cộng đồng đối với người
hưởng lợi từ các tổ chức dựa vào cộng đồng.
5.5. Phương pháp tiếp cận cùng tham gia
Tác giả của đề tài nghiên cứu đã tham gia trong các hoạt động liên quan của
các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh
Bắc Kạn. Sự tham gia của tác giả đề tài tùy thuộc vào các cấp độ khác nhau như hỗ
trợ thành lập hoặc hoàn thiện cơ cấu ban điều hành của tổ chức. Hỗ trợ kỹ thuật
thực hiện các hoạt động tiếp cận mở rộng thành viên tham gia sinh hoạt trong tổ


22
chức đồng thời hỗ trợ kỹ thuật trong việc thực hiện cung cấp các dịch vụ về dự
phòng HIV và cung cấp các dịch vụ chăm sóc hỗ trợ cho người có HIV và trẻ OVC.
Sự tham gia của tác giả đề tài nghiên cứu còn ở góc độ khách quan bên ngoài
của tổ chức dựa vào cộng đồng để tiếp cận trực tiếp với các thành viên tham gia
sinh hoạt trong các tổ chức dựa vào cộng đồng để đánh giá mức độ tiếp cận với các
dịch vụ được cung cấp từ các tổ chức dựa vào cộng đồng và mức độ phù hợp của
các dịch vụ được cung cấp bởi các CBO đối với người hưởng lợi khi tham tham gia
trong các nhóm tự lực dựa vào cộng đồng.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Hoạt động chính của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS là gì? Các tổ chức dựa vào cộng đồng tại Bắc Kạn đã có
những đóng góp như thế nào vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Bắc

Kạn?
Câu hỏi 2: Những khó khăn của các tổ chức dựa vào cộng đồng thường gặp phải là
gì? Nguyên nhân của những khó khăn đó và phương hướng để giải quyết những khó
khăn đó như thế nào?




23
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Vận dụng quan điểm phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, xã hội học Maxist là lý luận cơ sở của đề tài
Báo cáo này sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng cho toàn bộ quá trình nghiên cứu về vấn đề:
“Vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS”.
Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử “Là thế giới quan của chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng
giải thích các hiện tượng và quá trình xã hội trong mối quan hệ qua lại, trong sự vận
động và biến đổi không ngừng. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là sự mở rộng những
nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào việc nghiên cứu cuộc sống của xã
hội, sự áp dụng những nguyên lý ấy vào việc nghiên cứu xã hội, cũng như nghiên
cứu các hình thức sinh hoạt xã hội ”[40].
Chính vì vậy, khi xem xét và đánh giá vấn đề “Vai trò của các tổ chức dựa
vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Kạn” tác giả
xét nó trong mối quan hệ với các nhân tố chủ quan và khách quan khác như: Đặc
điểm của các tổ chức dựa vào cộng đồng tại tỉnh Bắc Kạn, các chính sách của tỉnh
Bắc Kạn đối với hoạt động của các tổ chức dựa vào cộng đồng, tình hình dịch
HIV/AIDS trong cả nước cũng như tại tỉnh Bắc Kạn.

Vận dụng quan điểm phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, xã hội học Macxit là cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài.
Nghiên cứu các sự vật hiện tượng không chỉ dừng lại ở việc xem xét các biểu
hiện hình thức bên ngoài mà cần đi sâu vào tìm hiểu bản chất bên trong cũng như
các quy luật vận động khách quan của các sự vật hiện tượng.


24
Quá trình nghiên cứu không chỉ xem xét các sự vật một cách riêng lẻ mà phải
đặt chúng trong các mối quan hệ tác động lẫn nhau trong từng sự vật hiện tượng.
1.1.2. Vận dụng cơ sở lý luận của các chuyên ngành xã hội học
Báo cáo này cũng sử dụng cơ sở lý luận của các chuyên ngành xã hội học
như xã hội học sức khỏe, xã hội học giới và xã hội học cộng đồng, công tác xã hội
giúp cho việc tiếp cận các vấn đề nghiên cứu một cách khách quan, sâu sắc và đa
chiều.
1.2. Các lý thuyết xã hội học áp dụng trong đề tài
1.2.1. Lý thuyết vai trò xã hội
Thuật ngữ “vai trò” được nhắc đến từ đầu thế kỷ XX với những công trình
nghiên cứu của Horton Coolay, Geogre Herbbert Mead… Thuật ngữ này được các
nhà xã hội học vay mượn từ kịch bản sân khấu để miêu tả ảnh hưởng như thế nào
trong đời sống xã hội. Nếu coi xã hội là một sân khấu rộng lớn thì nó cho thấy hàng
ngày tất cả chúng ta đang đóng vai trò những vai trò khác nhau trong cuộc sống, đó
chính là những “vai trò xã hội”. Gắn với mỗi vai trò là một “kịch bản” mà qua đó nó
cho chúng ta biết chúng ta sẽ ứng xử như thế nào với người khác và người khác sẽ
tương tác trở lại với chúng ta ra sao.
Đến nay, trong xã hội học thuật ngữ “vai trò xã hội” được sử dụng ngày một
rộng rãi với tư cách là một thuật ngữ khoa học quan trọng. Vai trò xã hội được sử
dụng để lý giải các quan hệ xã hội giữa các cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân và tập
thể, giữa cá nhân và xã hội cũng như để tìm hiểu sự phát sinh và phát triển nhân
cách.

Từ điển xã hội học đã định nghĩa “vai trò xã hội là tập hợp những hành vi,
thái độ, quyền lợi và sự bắt buộc mà xã hội mong đợi đối với một vị thế nhất định
và sự thực hiện của cá nhân đối với vị thế đó’’ [18, tr 1360].
Định nghĩa này cho thấy, khi nói đến vai trò xã hội của cá nhân người ta
không thể không nhắc đến địa vị xã hội hay vị thế xã hội của cá nhân, tổ chức đó.


25
Vai trò và địa vị không tách rời nhau, không thể có vai trò mà không có địa vị và
ngược lại. Địa vị xã hội của một cá nhân được hiểu đơn thuần chính là sự khác biệt
về vị trí xã hội trong một cơ cấu xã hội. Sự khác biệt đó được so sánh dựa trên một
số đặc điểm hoặc phẩm chất được cho là có ý nghĩa trong xã hội đó. Mặt khác, một
địa vị xã hội luôn được gắn với quan hệ với người khác. Sự xếp đặt địa vị bắt nguồn
từ những quan điểm của người khác. Quan điểm này được dựa trên một hệ thống
giá trị của cộng đồng.
Khi nói đến vai trò xã hội của một cá nhân là nói đến những đòi hỏi của xã
hội đặt ra với các địa vị xã hội cá nhân đó đang nắm giữ. Mỗi cá nhân có một loạt
các vai trò tương ứng với những “hình mẫu xã hội ” khác nhau mà họ tham gia, tạo
thành một tập hợp vai trò. Để cá nhân có thể thực hiện tốt vai trò của mình thì chuẩn
mực do xã hội đề ra phải rõ ràng. Mặt khác, cá nhân đó phải học hỏi về các vai trò
trong quá trình xã hội hóa, tức là phải học hỏi về các yêu cầu, đòi hỏi mà họ cần
phải thực hiện khi họ tiếp nhận một vị thế xã hội và việc thực hiện vai trò của cá
nhân cũng phải phù hợp với nhau. Sự chênh lệch đó chính là nguyên nhân tiềm ẩn
của những xung đột về vai trò.
Khi một cá nhân mang nhiều vị thế xã hội thì sẽ phải thực hiện nhiều vai trò.
Tuy vậy, cá nhân hay tổ chức không thể nhầm lẫn trong việc thực hiện vai trò tương
quan với vị thế xã hội của mình từng thời điểm. Khi cá nhân tham gia nhiều nhóm
xã hội khác nhau họ phải đáp ứng những mong đợi của nhóm đó.
Các nhà lý thuyết vai trò cho rằng vai trò xã hội (role sociale) của con người
càng lúc càng trở nên đa dạng hơn. Lý do là trong xã hội hiện đại, mối quan hệ của

con người tăng lên tỉ lệ thuận theo tốc độ phát triển của văn minh xã hội.
Trong thực tế xã hội, mỗi người có một vị trí và vai trò xã hội nhất định. Ví
dụ vai trò xã hội của một giáo viên là giảng dạy, vai trò một bác sĩ là chữa bệnh
Do đó, có thể nói vai trò xã hội của một cá nhân là khái niệm xã hội học xác định
những gì cá nhân ấy phải làm ở một không gian và thời gian nhất định theo những
qui tắc chuẩn mực mà xã hội đã đặt ra.


26
Vai trò xã hội và việc đóng vai trò xã hội có những tính chất đặc thù sau:
Tính chất 1: Ðối với con người, đóng vai trò xã hội và thay đổi vai trò là
công việc hàng ngày diễn ra liên tục, kế tiếp nhau và không trùng lắp về thời gian.
Ở mỗi hoàn cảnh không gian và thời gian khác nhau con người sẽ có những vai trò
xã hội khác nhau.
Tính chất 2: Không thể liệt kê số lượng vai trò của mỗi cá nhân, bởi lẽ cá
nhân có bao nhiêu mối quan hệ là có bấy nhiêu vai trò.
Tính chất 3: Vai trò xã hội phát sinh theo nhu cầu của cá nhân. Theo George
Herbert Mead, người đứng đầu học thuyết tương tác tượng trưng trong xã hội học,
sự tăng thêm các vai trò xã hội trong một cá thể là bởi con người “một mặt thừa
nhận tính mong manh và hạn chế của bản thân khiến họ phải tìm kiếm những quan
hệ với người khác để có thể sống còn. Mặt khác là xu hướng đi tìm và lựa chọn
những kiểu hành động có lợi cho sự hợp tác, giao dịch xã hội” [3, tr 81]. Như vậy,
tính đa phức của vai trò xã hội phát sinh theo hai nhu cầu:
- Nhu cầu bổ khuyết những mặt hạn chế của bản thân.
- Nhu cầu giao dịch vì lợi ích.
Tính chất 4: Vai trò xã hội được thể hiện ở nhiều mặt:
- Vai trò thật là vai trò diễn ra trong đời sống hàng ngày, ngược lại là các vai
trò giả thường xuất hiện trong các mối quan hệ ngoại giao
- Vai trò định chế là vai trò của một cá nhân do một tổ chức qui định. Ngoài
ra là các vai trò do cá nhân tự chọn [36].

Vai trò của các CBO cũng tương tự như vai trò cá nhân trong hệ thống xã
hội. Vai trò của các CBO tại tỉnh Bắc Kạn được thể hiện thông qua các hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS. Vai trò của các CBO tại tỉnh Bắc Kạn phụ thuộc vào nhu
cầu của những NCH, những người bị ảnh hưởng bởi HIV, đồng thời phụ thuộc vào
điều kiện môi trường kinh tế chính trị xã hội nơi tổ chức đó được sinh ra mà ở đây

×