Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong việc hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực cho người dân và đối tác địa phương miền núi phía Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 165 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
**********




LÊ VĂN SƠN




VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
TRONG HỖ TRỢ KỸ THUẬT, TĂNG CƯỜNG
NĂNG LỰC CHO NGƯỜI DÂN VÀ ĐỐI TÁC
ĐỊA PHƯƠNG MIỀN NÚI PHÍA BẮC
(Nghiên cứu trường hợp Huyện Si Ma Cai, Tỉnh Lào Cai)









LUẬN VĂN THẠC SỸ


















HÀ NỘI – 2005




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
**********



LÊ VĂN SƠN





VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
TRONG HỖ TRỢ KỸ THUẬT, TĂNG CƯỜNG
NĂNG LỰC CHO NGƯỜI DÂN VÀ ĐỐI TÁC
ĐỊA PHƯƠNG MIỀN NÚI PHÍA BẮC
(Nghiên cứu trường hợp Huyện Si Ma Cai, Tỉnh Lào Cai)




LUẬN VĂN THẠC SỸ





CHUYÊN NGÀNH : XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ : 50109
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. HOÀNG BÁ THỊNH







HÀ NỘI – 2005

Luận văn Thạc sĩ Lê Văn Sơn


1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
3
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
4
MỞ ĐẦU
5
1. Lý do tiến hành nghiên cứu
5
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
7
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
8
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
8
5. Phương pháp nghiên cứu
10
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài
13
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
13
2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
17
2.1. Vai trò
17
2.2. Tổ chức phi chính phủ
19
2.3. Hỗ trợ kỹ thuật/tăng cường năng lực
26

3. Cơ sở lý luận của đề tài
32
3.1. Phương pháp luận
32
3.2. Lý thuyết xã hội học
33
3.2.1. Lý thuyết cấu trúc-chức năng
33
3.2.2. Lý thuyết vai trò xã hội
36
3.2.3. Lý thuyết vốn con người/vốn xã hội
36
3.2.4. Lý thuyết phát triển cộng đồng
39
4. Giả thuyết nghiên cứu
41
5. Khung lý thuyết
41
Chƣơng 2: Vài nét tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam và về địa bàn nghiên cứu và
45
1. Vài nét về Tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam
45
1.1. Lịch sử hình thành các Tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam
45
1.1.1. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam
45
1.1.2. Các hội, tổ chức quần chúng và tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam
46
1.2. Đóng góp của các Tổ chức phi chính phủ cho Việt Nam
48

1.2.1. Đóng góp của TCPCP nước ngoài
48
1.2.2. Đóng góp của TCPCP Việt Nam
51
2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
55
2.1. Điều kiện tự nhiên
55
Luận văn Thạc sĩ Lê Văn Sơn

2
2.2. Điều kiện sống của người dân
56
2.3. Y tế và khả năng tiếp cận
57
2.4. Giáo dục và khả năng tiếp cận
58
2.5. Dịch vụ khuyến nông và khả năng tiếp cận
60
2.6 Những đóng góp của các tổ chức phi chính phủ cho tỉnh Lào Cai và huyện Si Ma Cai
61
Chương 3: Vai trò của các Tổ chức phi chính phủ trong hỗ trợ kỹ thuật và tăng
cƣờng năng lực cho ngƣời dân và đối tác địa phƣơng tại huyện Si Ma Cai
64
1. Tôn chỉ mục đích các Tổ chức phi chính phủ
64
2. Vai trò của Tổ chức phi chính phủ trong hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực
71
2.1. Hành động hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực của các tổ chức phi chính phủ
71

2.1.1. Hỗ trợ nâng cao khả năng chuyên môn
71
2.1.2. Hỗ trợ nâng cao khả năng lập kế hoạch và triển khai dự án
72
2.1.3. Hỗ trợ nâng cao khả năng quản lý, theo dõi giám sát và đánh giá
100
3. Kết quả từ những hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực của các TCPCP
105
3.1. Góp phần tạo ra những thay đổi cho địa phương
105
3.2. Góp phần nâng cao năng lực cho người dân và đối tác địa phương
122
3.3. Tạo cơ hội tham gia cho người dân
127
4. Khó khăn trong quá trình xây dựng năng lực và hỗ trơ kỹ thuật
132
4.1. Sự khác biệt về nhu cầu nâng cao năng lực
132
4.2. Sự thay đổi của đối tượng tham gia tập huấn
134
4.3. Phương pháp tập huấn
135
4.4. Giáo trình và tài liệu giảng dạy
136
4.5. Sử dụng giảng viên từ bên ngoài
137
4.6. Những khó khăn khác.
139
5. Xu hướng hỗ trợ của các TCPCP
140

KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ
143
1. Kết luận
143
2. Khuyến nghị
144
TÀI LIỆU THAM KHẢO
146
PHỤ LỤC




Luận văn Thạc sĩ Lê Văn Sơn

3


THUẬT NGỮ VIẾT TẮT


EED Tổ chức trẻ em và phát triển
HTKT Hỗ trợ kỹ thuật
INGO Tổ chức phi chính phủ quốc tế
NPO Tổ chức phi lợi nhuận
RDSC Trung tâm dịch vụ phát triển nông thôn
TCNL Tăng cường năng lực
TCPCP Tổ chức phi chính phủ
TEW Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ năng lực phụ nữ dân
tộc thiểu số

UBND Uỷ ban nhân dân
UNDP Chương trình phát triển Liên hiệp Quốc
UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc
VNGO Tổ chức phi chính phủ Việt Nam
WB Ngân hàng thế giới








MỞ ĐẦU
1. LÝ DO TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
Luận văn Thạc sĩ Lê Văn Sơn

4
Việt Nam đang chuyển sang thời kỳ phát triển mới – thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm tiến tới mục tiêu xây dựng xã hội
chủ nghĩa. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội trong 10 năm tới (2001- 2010)
là “…Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020, nước ta cơ bản
trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại…”[13; 89]. Để đạt được
mục tiêu này, ngoài nỗ lực của Nhà nước, Chính phủ, cần có nỗ lực đóng của các
tổ chức phi chính phủ (TCPCP).
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm, khuyến
khích khả năng tự chủ, tự lực và sự tham gia đóng góp của mọi công dân và tổ
chức trong nước. Đồng thời, tích cực mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế nhằm thu
hút sự hỗ trợ của các nước trên thế giới, trong đó có các TCPCP nước ngoài. Báo

cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Nâng cao năng lực và tạo cơ hội cho mọi
người đều có thể phát huy hết tài năng, tham gia vào quá trình phát triển và thụ
hưởng thành quả phát triển, đồng thời nâng cao trách nhiệm của mỗi người góp
phần thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh ”[13; 163]. Đồng thời “…Mở rộng hơn nữa công tác đối ngoại nhân dân,
tăng cường quan hệ song phương và đa phương với các tổ chức nhân dân các
nước, nâng cao hiệu quả hợp tác với các TCPCP quốc gia và quốc tế, góp phần
tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân ta
và nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới…”[13; 122]. Và trong thời
gian tới tiếp tục “ … Tập trung tháo gỡ mọi vướng mắc, xoá bỏ mọi trở lục để
khơi dậy nguồn lực to lớn trong nhân dân, cổ vũ các nhà kinh doanh và mọi
người dân ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước. Tiếp tục cải thiện môi
trường đầu tư để thu hút tốt hơn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên
ngoài. Nội lực là quyết đinh, ngoại lực là quan trọng, gắn kết với nhau thành
nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước”.[13; 166].

Nhờ đó, trong những năm qua, khu vực xã hội dân sự nói chung và các
TCPCP nói riêng đã phát triển mạnh mẽ và có những đóng góp quan trọng cho
Luận văn Thạc sĩ Lê Văn Sơn

5
công cuộc phát triển ở Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công tác tăng
cường năng lực xoá đói giảm nghèo cho người dân và đối tác địa phương, góp
phần cải thiện điều kiện sống và hỗ trợ giải quyết những vấn đề khó khăn của địa
phương, ở nhiều vùng trong nước, trong đó có cộng đồng dân tộc thiểu số ở miền
núi phía Bắc nước ta. Đánh giá về vai trò viện trợ phi chính phủ, ngày 15 tháng 3
năm 1996, Thủ tướng Phan Văn Khải (lúc đó là Phó Thủ tướng Chính Phủ) đã có
ý kiến: “ Viện trợ của các TCPCP nước ngoài không lớn, nhưng có qui mô thích
hợp và mục tiêu cụ thể, nhìn chung có tác dụng thiết thực đối với nhiều ngành,

nhiều địa phương và cơ sở, nhất là cơ sở nghèo”[9; 1].
Bên cạnh đó, hoạt động của các TCPCP đang có xu hướng chuyển từ hình
thức hoạt động mang tính nhân đạo, từ thiện, viện trợ khẩn cấp sang hình thức hỗ
trợ các chương trình/dự án phát triển bền vững, dài hạn, phù hợp với định hướng
phát triển kinh tế xã hội, chương trình xoá đói giảm nghèo của Chính phủ Việt
Nam. Đặc biệt, trong các chương trình/ dự án các TCPCP rất chú trọng tới công
tác hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, nâng cao năng lực cho người nghèo và cán bộ địa
phương, cũng như các TCPCP địa phương (LNGO). Quan hệ đối tác giữa các
TCPCP nước ngoài, chính quyền các cấp và nhân dân trong vùng dự án đã được
hình thành và từng bước củng cố theo trục Chính quyền – Nhân dân vùng hưởng
lợi – Tổ chức phi chính phủ. Mối quan hệ đối tác này cho phép sử dụng thế mạnh
của các bên trong quá trình triển khai dự án bằng việc kết hợp giữa nguồn lực
của các TCPCP với nguồn lực của địa phương [3;15].
Sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của các TCPCP đang trở thành mối
quan tâm của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và từ
chính các TCPCP ở Việt Nam. Mối quan tâm đó không chỉ dừng lại ở phạm vi lý
luận mà cả ở những vấn đề mang tính thực tiễn. Các mối quan tâm tập trung vào
bản chất của khu vực xã hội dân sự nói chung và các TCPCP nói riêng; Vị trí, vai
trò của TCPCP và làm thế nào để phát huy vai trò của các TCPCP, đặc biệt là
trong việc Hỗ trợ kỹ thuật (HTKT) và tăng cường năng lực (TCNL) cho người
dân và đối tác địa phương, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển đất
nước.
Luận văn Thạc sĩ Lê Văn Sơn

6
Thực tế này đang đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc nghiên cứu về khu
vực phi chính phủ ở nước ta. Do vậy, việc tiến hành nghiên cứu “Vai trò của các
Tổ chức phi chính phủ trong việc hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực cho người
dân và đối tác địa phương miền núi phía Bắc, nghiên cứu trường hợp Huyện Si
Ma Cai, tỉnh Lào Cai” vừa mang ý nghĩa lý luận vừa mang ý nghĩa thực tiễn

quan trọng. Nghiên cứu này một mặt ứng dụng những lý thuyết xã hội học vào
giải thích một vấn đề của thực tiễn là Vai trò của tổ chức phi chính phủ trong
HTKT và TCNL cho người dân và đối tác địa phương”, góp phần kiểm chứng
thêm tính đúng đắn của một số luận điểm lý thuyết Xã hội học. Mặt khác, những
phát hiện của nghiên cứu sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý,
chính quyền và đối tác địa phương hiểu rõ hơn vai trò của các TCPCP, đặc biệt
là trong việc TCNL và HTKT cho người dân và đối tác địa phương trong vùng
dự án. Đồng thời, giúp các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý và chính
quyền địa phương có thêm những thông tin về những khó khăn, thách thức mà
các TCPCP đang gặp phải trong quá trình thực hiện tôn chỉ mục đích của họ,
nguyên nhân của những khó khăn, thách thức đó Từ đó, có biện pháp phù hợp
nhằm phát huy tối đa nguồn lực và vai trò của các TCPCP trong việc giải quyết
những vấn đề khó khăn của địa phương nhằm đạt tới mục tiêu phát triển bền
vững.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Tìm hiểu vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong việc hỗ trợ kỹ thuật
và tăng cường năng lực cho người dân và đối tác địa phương miền núi phía Bắc
hiện nay, nghiên cứu trường hợp huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai
2.2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 Tìm hiểu những đóng góp của các TCPCP, đặc biệt là trong trong HTKT
và TCNL cho người dân và đối tác địa phương tại huyện Si Ma Cai, tỉnh
Lào Cai hiện nay.
 Nhận diện những khó khăn đối với các TCPCP khi triển khai các chương
trình dự án, đặc biệt là những khó khăn, thách thức trong công tác HTKT
và TCNL cho người dân và đối tác địa phương; nguyên nhân cơ bản dẫn
Luận văn Thạc sĩ Lê Văn Sơn

7
tới những khó khăn thách thức đó và xu hướng hỗ của các TCPCP trong

thời gian tới.
 Đề xuất kiến nghị nhằm phát huy hiệu quả vai trò của các TCPCP trong
việc hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực cho người dân và đối tác địa
phương, tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu là vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong
việc Hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực cho người dân và đối tác địa phương
miền núi phía Bắc.
3.2. Khách thể nghiên cứu
 TCPCP quốc tế (INGO): là những tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, tự
nguyện có nguồn gốc từ nước ngoài, có tôn chỉ, mục đích hoạt động rõ
ràng, đã được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam
và hiện đang hỗ trợ các dự án phát triển.
 TCPCP Việt Nam (VNGO): là những tổ chức, đơn vị khoa học do cá nhân
hoặc tập thể người Việt Nam lập ra, trên tinh thần tự nguyện, tự quản, phi
lợi nhuận, được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép hoạt động và hiện
đang tiến hành hỗ trợ các dự án phát triển hoặc ứng dụng khoa học công
nghệ tại Việt Nam.
4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Giới hạn về không gian
Nghiên cứu về Vai trò của TCPCP trong việc HTKT và TCNL cho người
dân và đối tác địa phương miền núi phía Bắc, nhưng nghiên cứu trường hợp
huyện tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Địa điểm triển khai nghiên cứu này
được thực hiện tại 4 xã (Lùng Sui, Bản Mế, Sín Chéng và Quan Thần Sán) của
huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
Tuy nhiên, nghiên cứu sẽ sử dụng một số thông tin, dữ liệu của một số
tỉnh khác (trong khu vực các tỉnh Miền núi phí Bắc) để dẫn chứng và so sánh
thêm cho những giả thuyết đã đưa ra, làm nổi bật vấn đề nghiên cứu.


Luận văn Thạc sĩ Lê Văn Sơn

8
4.2. Giới hạn về thời gian
Nghiên cứu được thực hiện chính thức trong trong thời gian 6 tháng từ
tháng 5 năm 2005 đến tháng 11 năm 2005.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Đây là nghiên cứu thuộc lĩnh vực Xã hội học. Do vậy vấn đề nghiên cứu
sẽ được nhìn nhận dưới cách nhìn của Xã hội học. Những lý thuyết của xã hội
học sẽ được sử dụng để phân tích.
Mặt khác, nội dung của HTKT và TCNL rất rộng lớn và đa dạng. Do vậy,
nghiên cứu này chỉ bó hẹp công tác HTKT và TCNL trong phạm vi dự án phát
triển, hiện đang được các TCPCP triển khai. Trong đó, tập trung phân tích vai trò
của các TCPCP trong việc HTKT và TCNL về chuyên môn; Năng lực lập kế
hoạch và thực hiện; Năng lực quản lý, theo dõi, giám sát, cho người dân và đối
tác địa phương có các dự án phát triển.
4.4. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Do sự đa dạng về loại hình các TCPCP và sự đa dạng về lĩnh vực hoạt
động nên nghiên cứu này chỉ bó hẹp khách thể nghiên cứu là những TCPCP (cả
quốc tế và Việt Nam) hiện đang hỗ trợ thực hiện các dự án phát triển hoặc ứng
dụng khoa học công nghệ tại cộng đồng tại Huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
Các khách thể không thuộc phạm vi xem xét của nghiên cứu này bao gồm:
Các tổ chức quốc tế như: Ngân Hàng thế giới (WB), Tổ chức Y tế thế giới
(WHO); Quỹ nhi đồng liên hiệp Quốc (UNICEF), Chương trình phát triển Liên
Hiệp Quốc (UNDP), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB); Các Đại sứ quán các
nước tại Việt Nam; Các TCPCP chỉ đơn thuần thực hiện các hoạt động viện trợ
nhân đạo mà không hỗ trợ thực hiện các dự án phát triển; Các đoàn thể, tổ chức
quần chúng mang đặc trưng tổ chức chính - trị xã hội (Đoàn thanh niên, Hội phụ
nữ, Hội nông dân, Hội chữ thập đỏ, Hội cựu chiến binh, Mặt trận tổ quốc…);
Các tổ chức mang đặc trưng xã hội - nghề nghiệp như: Hội, Liên hiệp hội Trung

ương và địa phương (Nhưng có bao gồm các Trung tâm, Viện, Đơn vị khoa học
do được thành lập trên tinh thần tự nguyện và phi lợi nhuận, được các cơ quan
này cấp phép hoạt động); Các tổ chức công đoàn, Trung tâm bảo trợ xã hội, các
Quỹ…
Luận văn Thạc sĩ Lê Văn Sơn

9

5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phƣơng pháp thảo luận nhóm
Đã tiến hành 05 cuộc thảo luận nhóm với:
 04 nhóm người dân hưởng lợi (trung bình mỗi nhóm có 5 người).
 01 nhóm cán bộ dự án của các TCPCP quốc tế (gồm 5 người).
 01 nhóm cán bộ huyện tham gia dự án (gồm 6 người).
Các thảo luận nhóm tập trung đánh giá những đóng góp của các TCPCP
trong công tác xây dựng năng lực cho người dân và cán bộ đối tác địa phương
khi tham gia dự án cũng như khó khăn, vướng mắc trong công tác xây dựng năng
lực; Các đề xuất, kiến nghị nhằm phát huy hơn nữa vai trò của TCPCP trong
tăng cường năng lực và hỗ trợ kỹ thuật.
5.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Đã tiến hành 21 cuộc phỏng vấn sâu đối với:
 01 Cán bộ Sở Ngoại vụ tỉnh Lào Cai, phụ trách hoạt động các TCPCP
trên địa bàn tỉnh;
 04 cán bộ huyện Si Ma Cai đại diện cho cơ quan đối tác Huyện tham
gia dự án (Trung tâm y tế huyện, Trạm thú y huyện, Hội phụ nữ
huyện, Phòng giáo dục huyện);
 04 cán bộ xã đại diện các xã triển khai dự án (Bản Mế, Lùng Sui, Sín
Chéng và Quan Thần Sán);
 08 người dân hưởng lợi từ dự án (chọn từ 4 thôn của 4 xã triển khai dự
án);

 04 cán bộ quản lý, cán bộ dự án của các TCPCP (2 TCPCP Việt Nam
và 2 TCPCP nước ngoài)
Các cuộc phỏng vấn sâu tập trung đánh giá những đóng góp của các
TCPCP cho địa phương, đặc biệt là trong công tác xây dựng năng lực cho người
dân và đối tác địa phương; Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai hoạt động
tại địa phương; Công tác phối kết hợp giữa các TCPCP và đối tác địa phương;
Khả năng bền vững của các hoạt động dự án…
5.3. Phƣơng pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Luận văn Thạc sĩ Lê Văn Sơn

10
` Đã tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên bằng bảng hỏi đối với 185 người dân
và cán bộ địa phương được hưởng lợi từ dự án tại 04 xã (Bản Mế, Lùng Sui, Sín
Chéng và Quan Thần Sán) thuộc huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Đối tượng
phỏng vấn có một số đặc điểm sau:
 Theo địa bàn dự án: Toàn huyện Si Ma Cai có tổng số 13 xã. Hoạt động hỗ
trợ của các TCPCP được thực hiện rải rác tại 13/13 xã của Huyện. Nhưng
chỉ có 7 xã trong tổng số 13 xã có sự đầu tư nhiều của các TCPCP. Phỏng
vấn bằng bảng hỏi được tiến hành tại 4 xã rong số 7 xã của huyện có sự hỗ
trợ nhiều của các TCPCP. Trong số 185 người hưởng lợi được hỏi thì có 54
người đang sống tại xã Bản Mế (chiếm 29.2%); 49 người tại xã Lùng Sui
(chiếm 26.5%); 36 người tại xã Quan Thần Sán (chiếm 19.5%) và 46 người
tại xã Sín Chéng (chiếm 24.9%).
 Thành phần dân tộc: Toàn huyện có 11 nhóm dân tộc, trong đó người
H‟mông, chiếm tỷ lệ lớn nhất (khoảng 72,0%), tiếp đó là người Nùng,
người Kinh, Thu Lao; Phù Lá…nhưng chiếm tỷ lệ rất thấp. Trong số 185
người hưởng lợi được hỏi, có 119 người H‟mông (chiếm 64.3%); 41 người
Nùng (chiếm 22.2%); 2 người Thu Lao (chiếm 1.1%); 18 người Kinh
(chiếm 9.7%) và 5 người thộc dân tộc khác (Tày, Phù Lá), chiếm 2.7%.
 Giới tính: Trong số 185 người được hỏi thì có 88 nam giới (chiếm 47.6%)

và 97 phụ nữ (chiếm 52.4%).
 Trình độ học vấn: Trong số 185 người hưởng lợi được hỏi, có 17 người
hiện không biết đọc biết viết (chiếm 9.2%); 53 người có trình độ xoá mù
(chiếm 28.6%); có 51 người có trình độ tiểu học (chiếm 27.6%); có 25
người có trình độ Trung học cơ sở (chiếm 13.5%); có 13 người có trình độ
Trung học phổ thông (chiếm 7.0%); có 18 người có trình độ trung cấp
(chiếm 9.7%) và 8 người có trình độ cao đẳng, đại học (chiếm 4.3%).
 Nghề nghiệp: Trong số 185 người hưởng lợi được hỏi thì có 95 người là
nông dân (chiếm 51.4%); 14 người là cán bộ thôn (chiếm 7.6%); 34 người
là giáo viên (chiếm 18.4%); 18 người là cán bộ xã (chiếm 9.7%); có 3
người là cán bộ huyện (chiếm 1.6%) và có 21 người hưởng lợi người khác
(cán bộ y tế, Trẻ em), chiếm 11.4%.
Luận văn Thạc sĩ Lê Văn Sơn

11
 Số thế hệ trong gia đình: Trong số 185 người hưởng lợi được hỏi, có 5
người thuộc gia đình có 1 thế hệ (chiếm 2.7%); có 113 người thuộc gia đình
có 2 thế hệ (chiếm 61.1%); có 65 người thuộc gia đình có 3 thế hệ (chiếm
35.1%) và 2 người thuộc gia đình có 4 thế hệ (chiếm 0.5%).
Các bảng hỏi phỏng vấn được kiểm tra (phỏng vấn thử) trước khi phỏng
vấn chính thức. Sau khi phỏng vấn xong, các bảng hỏi được làm sạch và xử lý
bằng phần mềm SPSS.
5.4. Phƣơng pháp quan sát
Đã tiến hành quan sát trực tiếp đối với:
 Các mô hình thí điểm: nhà tắm cộng đồng, vườn thuốc nam, trồng thảo
quả, bể nước sạch, nhà vệ sinh cộng đồng, vườn rau dinh dưỡng, thùng
rác hộ gia đình.
 Quan sát tham dự 02 lớp tập huấn: 01 lớp tập huấn cộng tác y tế thôn
bản và 01 cuộc họp thường kỳ nhóm tiết kiệm tín dụng.
Các mô hình được quan sát đều được chụp ảnh để sử dụng minh hoạ trong

quá trình viết báo cáo.
5.5. Phƣơng pháp phân tích tài liệu
Đã tiến hành thu thập và phân tích các loại tài liệu liên quan như:
 Văn bản dự án của các TCPCP quốc tế và TCPCP Việt Nam.
 Báo cáo đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ của các TCPCP.
 Văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước về chức năng, nhiệm vụ của
các TCPCP nước ngoài và các TCPCP Việt Nam.
 Báo cáo tình hình kinh tế văn hoá xã hội của địa phương.
 Các tài liệu liên quan đến định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã
của địa phương.
 Các báo cáo hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của các TCPCP trong lĩnh
vực PTCĐ, xoá đói giảm nghèo.
 Và nhiều tài liệu khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Tất cả tài liệu này được liệt kê và đánh dấu theo thứ tự và được sử dụng
trích dẫn và tham khảo khi viết báo cáo.

Luận văn Thạc sĩ Lê Văn Sơn

12


CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sự hình thành và lớn mạnh của các TCPCP nói riêng và khu vực xã hội
dân sự nói chung trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam trong những năm qua đã
thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, nhiều chính trị gia, các nhà
quản lý và các nhà hoạch định chính sách. Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên
cứu được tiến hành trên cả lĩnh vực lý thuyết và thực nghiệm với mục đích lý
giải bản chất của “xã hội dân sự” nói chung và các tổ chức phi chính phủ nói
riêng; cũng như quan hệ giữ các thành tố của khu vực xã hội dân sự với nhau và

với khu vực khác (nhà nước và thị trường); tìm hiểu những đóng góp của khu
vực xã hội dân sự nói chung và TCPCP nói riêng đối với xã hội.
Thuật ngữ “khu vực thứ ba” được dùng như một từ đồng nghĩa với khu
vực “xã hội dân sự” trên thế giới từ nhiều năm trở lợi đây. Sự thành công và
những thất bại của khu vực này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
và những nhà thực hiện can thiệp, trong đó có Hiệp hội nghiên cứu về các
TCPCP và hoạt động tình nguyện (ARNOVA), ở Mỹ. Hiệp hội này đã tiến hành
rất nhiều nghiên cứu về “khu vực thứ ba” và cũng đã dùng thuật ngữ “khu vực
thứ ba” đề chỉ những hoạt động mang tính tập thể của các tổ chức không thuộc
khu vực nhà nước và thị trường ở Mỹ, đó là những tổ chức phi lợi nhuận (NPOs)
như: những nhóm chính trị, liên đoàn lao động, trường học, bệnh viện, nhóm
hoạt động, hiệp hội…[ 91; 75]
Việc sử dụng thuật ngữ „khu vực thứ ba” đã trở nên phổ biến đến mức mà
đôi khi người ta dùng luôn thuật ngữ này để ám chỉ khu vực các tổ chức phi lợi
nhuận. Nhưng một câu hỏi luôn được đặt ra và nó đã gây ảnh hưởng đối với hoạt
động của các TCPCP đó là các tổ chức này có vị trí như thế nào trong mối quan
hệ với “xã hội dân sự”; “khu vực thứ ba” hay “ khu vực các tổ chức phi lợi
nhuận”? Điều đó dẫn đến một thực tế là nhiều người đã vội vàng cho rằng “các
tổ chức phi chính phủ” chính là “xã hội dân sự” và cố gắng cải thiện nó thông
qua các hoạt động giản đơn, trong khi đó “xã hội dân sự” lại có một lịch sử gắn
Luận văn Thạc sĩ Lê Văn Sơn

13
liền với lịch sử đấu tranh đòi quyền công dân tại các nước Tây Âu và Nam Mỹ.
Thực tế này khiến các Viện nghiên cứu; Các tổ chức giáo dục và các Trung tâm
nghiên cứu về tổ chức phi lợi nhuận ở Mỹ tiến hành rất nhiều nghiên cứu về các
tổ chức phi lợi nhuận để lý giải về “xã hội dân sự”, bằng việc phân tích mối quan
hệ giữa các TCPCP với “xã hội dân sự”; “các tổ chức phi lợi nhuận” và “khu vực
thứ ba”. Những phát hiện từ các nghiên cứu này đã có ảnh hưởng lớn tới các
quốc gia khác trên thế giới [89;76].

Nghiên cứu về „xã hội dân sự” đã có lịch sử từ rất lâu, nhưng thuật ngữ
“Tổ chức phi chính phủ” mới chỉ được ra đời vào những năm cuối thập kỷ 1940
và những nghiên cứu về loại hình tổ chức này cũng mới chỉ chính thức được tiến
hành nhiều vào khoảng 20 năm trở lại đây khi mà rất nhiều viện nghiên cứu về tổ
chức phi lợi nhuận (NPOs) được hình thành và coi TCPCP như là một thành tố
cấu thành của các tổ chức phi lợi nhuận cũng như nhìn nhận nó dưới góc độ phát
triển quốc tế. Các nghiên cứu trong thời gian qua thường chú ý tìm hiểu những
điểm chung của “phi lợi nhuận” hơn là những nét khác biệt của nó về khu vực
địa lý hay các loại hình hoạt động cũng như mối quan hệ của nó với các thành
phần khác là thị trường và chính phủ. Các nghiên cứu này mang lại giúp chúng ta
hiểu được những vấn đề mà các tổ chức phải đối mặt với tư các là tổ chức phi lợi
nhuận. Lĩnh vực hoạt động và tìm kiếm tài trợ là một trong những vấn đề quan
trọng đang được các nhà nghiên cứu và những nhà thực nghiệm quan tâm trong
những năm gần đây. Bởi bản chất và chất lượng hoạt động của các tổ chức phi
chính phủ chịu ảnh hưởng lớn bởi nguồn tài trợ có từ đâu và do dâu. Các nghiên
cứu còn chỉ ra sự khác biệt về hoạt động phi chính phủ theo tính chất và khuôn
khổ chính sách viện trợ của từng quốc gia mà các tổ chức phi chính phủ trực
thuộc. Những vấn đề này được thấy rõ trong một số phẩm như:
“Tổ chức phi chính phủ tại Liên hiệp quốc: bản sắc, vai trò và chức
năng” (nguyên bản tiếng Anh: Non-govermental Organizations at United
Nations: Identity, Roles and Function), của tác giả Chiang và Pei-Heng, New
York, năm 1981.[89;92]
“Chiến lược tài trợ của các tổ chức phi chính phủ – hướng dẫn cho các tổ
chức phi chính phủ phương Tây và phương Đông”, (Nguyên bản tiếng Anh:
Luận văn Thạc sĩ Lê Văn Sơn

14
NGO funding Strategies: An Introduction for Southern and Eastern NGOs), của
các tác giả Bennett; Jon và Sara Gibbs, Oxford, năm 1996 [89;92] .
“ Tổ chức phi chính phủ, xã hội công dân và nhà nước: Xây dựng nền dân

chủ trong xã hội quá độ” (Nguyên bản tiếng Anh: NGOs, Civil Society and the
State: Building democracy in transitional societies), của tác giả Clayton và
Andrew, năm 1996. [89,92]
“Nhằm cân bằng: hướng dẫn cải thiện hiệu quả hoạt động của các tổ
chức phi chính phủ trong phát triển quốc tế” (Nguyên bản tiếng Anh: Striking a
Balance a guide to enhancing the effectiveness of Non-govermental
organizations in international development) của tác giả Alan Fowler, tại Luôn
Đôn, năm 1997.
“ Sự gia tăng của các tổ chức phi chính phủ – hướng về một lý thuyết so
sánh” (Nguyên bản tiếng Anh: The Rise of Non-govermental organizations –
towards a comparative theory) của các tác giả Anheier; Helmut K và Lester M.
Salamon, Hiệp hội Xã hội học Mỹ, Chicago, năm 1999 [89;92].
Tại Việt Nam, khu vực xã hội dân sự nói chung và các tổ chức phi chính
phủ nói riêng cũng đã được xem xét nghiên cứu dưới cả góc độ lý luận và thực
tiễn. Các nghiên cứu này cũng tập trung tìm hiểu về lịch sử hình thành và bản
chất của khu vực xã hội dân sự nói chung và các TCPCP nói riêng (kể cả tổ chức
phi chính phủ quốc tế và tổ chức phi chính phủ trong nước), cũng như vị trí và
vai trò của nó trong xã hội, cũng như những đóng góp của các tổ chức này trong
tiến trình phát triển của Việt Nam. Những vấn đề này được thể hiện trong một số
nghiên cứu chính sau đây:
Nghiên cứu về “Các Tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam” do Ngân hàng
phát triển châu Á (ADB) thực hiện cũng đã đưa ra những phân loại về các tổ
chức phi chính phủ ở Việt Nam và những đặc trưng về cấu trúc, kinh phí hoạt
động và định hướng hoạt động của từng loại hình tổ chức.
Nghiên cứu “ Tổ chức và hoạt động phi chính phủ nước ngoài ở Việt
Nam” do tác giả Nguyễn Văn Thanh, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
chủ trì. Nghiên cứu đã đưa ra nhưng nét khai quát về lịch sử hình thành, các loại
hình hoạt động và đóng góp của TCPCP nước ngoài tại Việt Nam.
Luận văn Thạc sĩ Lê Văn Sơn


15
Nghiên cứu “ Những bài học rút ra từ một thập kỷ kinh nghiệm – phân
tích chiến lược về phương pháp và hoạt động của TCPCP nước ngoài ở Việt
Nam từ 1990 – 1999”, do Tác giả Nguyễn Kim Hà, Trung tâm dữ liệu các tổ
chức phi chính phủ; Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam chủ trì. Nghiên
cứu này đã tiến hành mô tả và phân tích hoạt động của các TCPCP nước ngoài
tại Việt Nam trong 10 năm (từ 1990 – 1999) trên các lĩnh vực tác động cụ thể,
những nhân tố tạo nên sự thành công hay thất bại liên quan đến cấp độ hoạt
động, cách làm việc, mức độ tham gia đóng góp của địa phương và sự hợp tác
mạng lưới hoạt động, tính minh bạch…
“Nghiên cứu các đơn vị khoa học công nghệ hoạt động theo Nghị định
35/HĐBT không thuộc chính phủ” – Dự án VN 086011, do tiến sĩ Nguyễn Trọng
Khanh, Liên hiệp hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài.
Nghiên cứu này đã đưa ra những phát hiện về thực trạng của các tổ chức khoa
học công nghệ không thuộc hệ thống chính phủ hoạt động theo Nghị định
35/HĐBT, phân tích những thuận lợi, khó khăn và cũng đưa các giải pháp cho
chiến lược phát triển lâu dài các tổ chức khoa học công nghệ không thuộc Chính
phủ.
“Nghiên cứu tổ chức xã hội ở Việt Nam hiện nay”, do Viện xã hội học hợp
tác với Viện khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Freiburg và
Đại học Berlin tự do (Cộng hoà Liên bang Đức) tiến hành. Nghiên cứu này đã
chỉ ra các Tổ chức xã hội ở Việt Nam đã hình thành trong bối cảnh như thế nào
và chúng có những đặc trưng cấu trúc gì? Nghiên cứu cũng tiến hành phân tích
mối quan hệ giữa các tổ chức xã hội và giữa tổ chức xã hội với cơ quan nhà nước
theo cách thức như thế nào và trong mối quan hệ đó các TCPCP đã đóng vai trò
gì cũng như các nhân tố tác động và ảnh hưởng đến các mối quan hệ đó.
Nghiên cứu về “ Sự hình thành và phát triển của các tổ chức hoạt động
với đặc trưng phi chính phủ ở Việt Nam” của tác giả Lê Ngọc Hùng, Trung tâm
xã hội học, Học Viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tiến hành năm 2001.
Nghiên cứu này đã đưa ra những nhận định về lịch sử hình thành và hoạt động

của các tổ chức phi chính phủ địa phương (hay còn gọi là tổ chức phi chính phủ
Việt Nam) và phân tích mối quan hệ của các TCPCP với các tổ chức khác trong
Luận văn Thạc sĩ Lê Văn Sơn

16
Nhà nước và vai trò, tác dụng của các Tổ chức phi chính phủ địa phương trong
đời sống chính trị, kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay. Đồng thời nghiên cứu
cũng đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm phát huy vai trò của các tổ chức phi
chính phủ địa phương.
Nghiên cứu: “Đảng cộng sản Việt Nam và xã hội dân sự” do tác giả David
Marr thực hiện. Nghiên cứu này đã đưa ra một số phát hiện cơ bản về lịch sử ra
đời của Đảng cộng sản Việt Nam và mối quan hệ giữa Đảng cộng sản Việt Nam
và các tổ chức xã hội dân sự.
Nghiên cứu “Sự hình thành xã hội dân sự - Điểm nổi bặt của các TCPCP
ở Việt Nam” do tác giả Michael L. Gray, Trường nghiên cứu Phương đông và
Châu phi, tiến hành năm 1996. Nghiên cứu này chỉ ra điểm nổi bật của các
TCPCP ở Việt Nam và sự phát triển của nó trong khu vực xã hội dân sự ở Việt
Nam.
Ngoài ra còn rất nhiều nghiên cứu khác, mà trong khuôn khổ đề tài này
không thể liệt kê hết được.
Tóm lại, các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam nói riêng và khu vực xã
hội dân sự ở Việt Nam nói chung đã trở thành đề tài tâm đặc biệt của nhiều nhà
nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, những nhà quản lý. Có rất nhiều nghiên
cứu về TCPCP đã thực hiện và tìm hiểu dưới nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau
như đã phân tích ở trên. Song các nghiên cứu về vai trò của các tổ chức phi chính
phủ trong hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực cho người dân và đối tác địa
phương dường như là đề tài chưa được nhiều nghiên cứu quan tâm. Chính vì thế
điểm mới và cũng là đóng góp của nghiên cứu này chính là việc phân tích và làm
rõ vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong việc hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường
năng lực cho người dân và đối tác địa phương, nghiên cứu trường hợp huyện SI

Ma Cai.
2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.1. Vai trò xã hội
Thuật ngữ “Vai trò” được nhắc đến từ đầu thế kỷ XX với những công
trình nghiên cứu của Horton Coolay, H. Mead … Thuật ngữ này được các nhà
Xã hội học vay mượn từ kịch bản của sân khấu để miêu tả vai trò ảnh hưởng như
Luận văn Thạc sĩ Lê Văn Sơn

17
thế nào trong đời sống của xã hội. Nếu coi xã hội là một “sân khấu” rộng lớn thì
hàng ngày tất cả chúng ta đang “diễn” những vai trò khác nhau trong cuộc sống.
Gắn với mỗi “vai trò” là một “kịch bản” mà qua đó cho chúng ta biết chúng ta sẽ
ứng xử như thế nào với người khác và người khác sẽ tương tác trở lại với chúng
ta ra sao [12;211].
Đến nay, thuật ngữ “vai trò xã hội” được dùng ngày càng rộng rãi trong
Xã hội học với tư cách là một thuật ngữ khoa học quan trọng. “Vai trò xã hội”
được sử dụng để lý giải các quan hệ xã hội giữa cá nhân và cá nhân; giữa cá nhân
và tập thể; giữa cá nhân và xã hội cũng như để tìm hiểu sự phát sinh và phát triển
của nhân cách.[56;307]
Từ điển Xã hội học đã định nghĩa vai trò xã hội: “Là tập hợp những hành
vi, thái độ, quyền lợi và sự bắt buộc mà xã hội mong đợi đối với một vị thế nhất
định và sự thực hiện của cá nhân đối với vị thế đó” [103; 1360].
Theo định nghĩa này khi nói đến vai trò xã hội của một cá nhân hay tổ
chức người ta không thể không nhắc đến địa vị xã hội hay vị thế xã hội của cá
nhân hay tổ chức đó. Vai trò và địa vị không thể tách rời nhau, không thể có vai
trò mà không có địa vị và ngược lại. Địa vị xã hội của một cá nhân hay một tổ
chức được hiểu đơn thuần chính là sự khác biệt về vị trí xã hội trong một cơ cấu
xã hội (Linton, 1936). Sự khác biệt đó được so sánh dựa trên một số đặc điểm
hoặc phẩm chất được cho là có ý nghĩa trong xã hội đó. Mặt khác, một địa vị xã
hội luôn được gắn với quan hệ với người khác. Sự xếp đặt địa vị bắt nguồn từ

những quan điểm của người khác. Quan điểm này được dựa trên một hệ thống
giá trị của cộng đồng.
Khi nói đến vai trò xã hội của một cá nhân hay tổ chức chính là nói đến
những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các địa vị xã hội mà cá nhân hay tổ chức đó
đang nắm giữ. Những đòi hỏi đặt ra căn cứ vào chuẩn mực xã hội. Trong mỗi xã
hội khác nhau, thì chuẩn mực xã hội cũng khác nhau. Vì thế, một cá nhân hay tổ
chức có thể có cùng một địa vị nhưng khi đặt họ vào những xã hội khác nhau thì
họ phải thực hiện những mô hình hành vi mà xã hội trông đợi khác nhau do
chuẩn mực xã hội rất khác nhau.
Luận văn Thạc sĩ Lê Văn Sơn

18
Để cá nhân hay tổ chức có thể thực hiện tốt vai trò của mình thì chuẩn
mực do xã hội đề ra phải rõ ràng. Mặt khác, cá nhân hay tổ chức đó phải học hỏi
về các vai trò trong quá trình xã hội hoá (tức là phải học hỏi về những yêu cầu,
đòi hỏi mà họ cần phải thực hiện khi họ tiếp nhận một vị thế xã hội nhất định).
Nhưng không phải lúc nào những mong đợi của xã hội và việc thực hiện vai trò
của cá nhân hay tổ chức cũng phù hợp với nhau. Sự chênh lệch đó chính là
nguyên nhân tiềm ẩn của những xung đột về vai trò.
Mỗi cá nhân có một loạt vai trò tương ứng với những “hình mẫu xã hội”
khác nhau mà họ tham dự, tạo thành một tập hợp vai trò. Trong tiến trình của
cuộc đời, mỗi cá nhân sẽ lần lượt hay đồng thời thực hiện một số vai trò xã hội
khác và tổng hợp tất cả các vai trò mà cá nhân đó đã thực hiện từ khi sinh cho
đến lúc chết tạo thành nhân cách xã hội của cá nhân đó.
Khi một cá nhân hay tổ chức mang nhiều vị thế xã hội thì sẽ phải thực
hiện nhiều vai trò. Tuy vậy, cá nhân hay tổ chức không thể nhầm lẫn trong việc
thực hiện vai trò tương ứng với vị thế xã hội của mình ở từng thời điểm. Khi cá
nhân hay tổ chức tham gia nhiều nhóm xã hội khác nhau họ phải đáp ứng những
mong đợi của những nhóm đó. Khi các cá nhân nhận thấy những trông đợi của
một vai trò không thích hợp và họ gặp khó khăn trong việc thực hiện vai trò đó

dẫn đến sự “căn thẳng vai trò” [12;213]
2.2. Tổ chức phi chính phủ
Hiện nay, theo quan điểm của các nhà Xã hội học quốc tế khi phân tích xã
hội thường chia xã hội thành ba khu vực riêng biệt là khu vực Nhà nước (hay khu
vực chính phủ), khu vực thị trường và khu vực xã hội dân sự (hay còn gọi là khu
vực tình nguyện hay khu vực phi chính phủ).
Luận văn Thạc sĩ Lê Văn Sơn

19

Theo Alan Fowler, khi nói đến Xã hội dân sự thì chính là nói tới “nhiều
loại hình tổ chức khác nhau như các tổ chức nhân dân, các hội tình nguyện, các
câu lạc bộ, các nhóm sở thích, các tổ chức tôn giáo và các tổ chức phi chính
phủ, các quỹ tài trợ, các phong trào xã hội có thể chính thức hoặc không chính
thức và không thuộc nhà nước hoặc đảng phái chính trị, được thành lập không
nhằm kiếm lợi cho người đứng đầu tổ chức” [61; 8].
Alan Fowler cho rằng khu vực xã hội dân sự ngày nay đang được mong
đợi sẽ đóng một vai trò quan trọng trong thể chế của mỗi quốc gia. Xã hội dân sự
có thể tạo cơ hội cho các cá nhân và nhóm xã hội đưa ra ý kiến của họ cũng như
thể hiện mối quan tâm của họ đối với xã hội. Nó có thể cung cấp các công cụ thể
chế để điều hoà các mối quan tâm và các giá trị xã hội khác nhau. Đồng thời, nó
đưa ra các định hướng cho các nhu cầu về tôn giáo, văn hoá xã hội.
Bên cạnh đó, Clayton cũng đã đưa ra định nghĩa về xã hội dân sự và định
nghĩa này đã được chấp nhận rộng rãi, đặc biệt bởi những người làm trong khu
vực phi chính phủ. Theo Clayton, khi nói đến Xã hội dân sự: “Là tập hợp của rất
nhiều loại hình tổ chức hoạt động song song và độc lập với khu vực chính phủ và
Hình 1: So sánh mô hình ba thành phần ở các xã hội khác nhau





















Đặc trưng của các nước phương Nam Đặc trưng của các nước phương Bắc

(Phỏng theo: Alan Fowler (1997) , Nhằm cân bằng, London: Earthscan/INTRAC)

Khu vực
chính phủ
Khu vực
Dân sự


Khu vực
thị trường



Khu vực
chính phủ
Khu vực
thị trường
Khu vực
Dân sự
Luận văn Thạc sĩ Lê Văn Sơn

20
thị trường”. Luận điểm trung tâm của định nghĩa này chính là khả năng độc lập
với nhà nước và thị trường của khu vực xã hội dân sự. Theo Clayton, TCPCP chỉ
có thể là thành viên của xã hội dân sự khi nào nó có tính độc lập tương đối với
chính phủ và phải bỏ qua các nguyên tắc của thị trường (lấy mục đích kiếm lời
làm mục tiêu cho các hoạt động)

[91;.74].
Theo định nghĩa của Tổ chức toàn cầu khuyến khích sự tham gia của dân
chúng (CIVICUS): “Xã hội dân sự là khu vực bên ngoài gia đình, nhà nước và
thị trường nơi mà mọi người liên kết vì mục đích chung”[102;13]. Khi phân tích
định nghĩa này, cho thấy có một số từ then chốt đã được đề cập như: “khu vực”,
“ranh giới”, “gia đình” “nhà nước” “thị trường” “liên kết” và “mối quan tâm
chung”. “Khu vực” ở đây chính là nói tới vai trò của xã hội dân sự trong việc tạo
ra “địa điểm” hay “diễn đàn” mà ở đó mọi người cùng đến với nhau, cùng tranh
luận, từ đó “liên kết” với nhau nhằm gây ảnh hưởng lớn hơn đối với xã hội. Tuy
nhiên, khi xem xét “ranh giới” giữa khu vực dân sự với nhà nước, thị trường và
gia đình cho thấy ranh giới này rất mong manh vì nó luôn tồn tại một khoảng
“trùng lặp” giữa các khu vực này.
Qua các định nghĩa trên cho thấy: TCPCP là một bộ phận cấu thành của
khu vực xã hội dân sự. Trong lĩnh vực hoạt động phát triển, tên gọi TCPCP

không có thuật ngữ thống nhất mang tính pháp lý, mỗi nước có thể sử dụng khác
nhau, tuỳ theo tính chất cần nhấn mạnh. Người Pháp dùng Associasion de
Solidarité Internationale, người Anh dùng Public Charities, người Nhật dùng
Koeki Hojin và người Đức dùng Vereine, với nghĩa đơn giản là “hiệp hội”, người
Mỹ gọi là tổ chức phi vụ lợi, không vì lợi nhuận hay Tổ chức được miễn trừ
(EO) và Các tổ chức tình nguyện tư nhân (PO). Còn Tổ chức toàn cầu khuyến
khích sự tham gia của dân chúng (CIVICUS ) lại gọi là Tổ chức xã hội dân sự
(CSO). Cho đến nay, chưa có một thuật ngữ nào thay thế được thuật ngữ quen
dùng nhất là “Tổ chức phi chính phủ”.
Theo cách hiểu chung nhất, TCPCP bao hàm một loạt các tổ chức khác
nhau tuỳ thuộc vào mục đích, tôn chỉ, lĩnh vực chuyên môn và quy mô hoạt
động. TCPCP có thể là những tổ chức rất lớn như CARE hay Plan International,
hoạt động trên phạm vi nhiều nước hay cũng có thể chỉ là một nhóm dựa vào
Luận văn Thạc sĩ Lê Văn Sơn

21
cộng đồng hay tổ chức cộng đồng (CBOs), hoạt động trong một khu vực địa lý
hẹp (thôn, xã).[57;22]
Thuật ngữ “Tổ chức phi chính phủ” được nhắc đến lần đầu tiên trong Điều
71 của Hiến chương liên hiệp quốc năm 1949, khi Liên hiệp quốc (UN) tiến hành
nhóm tất cả các tổ chức làm về phát triển vào một tên gọi chung là “tổ chức phi
chính phủ”. Điều 71 của Hiến chương đã đề cập: “Hội đồng kinh tế xã hội, trong
khả năng cho phép của mình, có thể tiến hành thảo luận với các TCPCP về các
vấn đề quan tâm. Sự thảo luận này cũng có thể tiến hành với các tổ chức quốc tế
và các tổ chức quốc gia sau khi bàn bạc với các quốc gia thành viên của Liên
hiệp quốc quan tâm”[38; 902]. Kể từ đó, thuật ngữ này đã đạt được vị thế hợp
pháp trong lĩnh vực phát triển quốc tế thông qua những nguyên tắc, tiêu chuẩn,
luật lệ và quá trình ra quyết định đối với phát triển quốc tế.
Cùng vào thời điểm năm 1949, khi tổng thống Mỹ Harry S. Truman, trong
bài diễn văn khai mạc, đã sử dụng thuật ngữ “khu vực chưa phát triển” để nói

đến sự liên quan của Mỹ trong việc đem lại “sự phát triển” cho khu vực này trên
thế giới
*
[91;76]. Việc giới thiệu về thuật ngữ “chưa phát triển” của S. Truman
trong chốc lát đã có tác động to lớn đến hai tỷ người được coi là “chưa phát
triển” trên thế giới và kể từ đó “chưa phát triển” trở thành động lực dẫn đường
cho mục tiêu phát triển trên toàn thế giới. Và hiển nhiên, những người cam kết
thực hiện các hoạt động thực tế này lại chính là các tổ chức tư nhân rất đa dạng,
phi lợi nhuận, với đa dạng về mục tiêu, hoạt động, cấu trúc, tình hình tài chính,
mối quan tâm, đã được chấp nhận bởi cộng đồng quốc tế bằng một thuật ngữ
chung là “Tổ chức phi chính phủ” [91, 79].
Ngân hàng thế giới (WB), Liên hiệp quốc (UN) đã đưa ra định nghĩa về
TCPCP như sau: “ TCPCP là một tổ chức, hiệp hội, quỹ văn hoá xã hôi, uỷ hội
từ thiện, tập đoàn phi lợi nhuận hoặc các pháp nhân khác mà theo pháp luật
không thuộc khu vực Nhà nước và không hoạt động vì lợi nhuận – nghĩa là
khoản lợi nhuận nếu có, không thể phân phối theo kiểu chia lợi nhuận. Loại tổ
chức này không bao gồm các nghiệp đoàn, đảng phái chính trị, hợp tác xã phân
chia lợi nhuận hay nhà thờ”[8; 18].


Luận văn Thạc sĩ Lê Văn Sơn

22
Trong định nghĩa này, thuật ngữ TCPCP dùng để chỉ những thực thể thành
lập hợp pháp - hay nói cách khác là những thực thể được coi là pháp nhân trong
hệ thống luật pháp mà chúng được thành lập. Đặc trưng quyết định quan trọng
nhất của TCPCP ở đây là chúng hoàn toàn loại trừ việc phân chia lợi nhuận. Do
vậy, TCPCP trong định nghĩa này không bao gồm bất cứ tổ chức nào được hệ
thống luật pháp của nước sở tại cho là thuộc khu vực chính phủ hay những tổ
chức được thành lập hay hoạt động chủ yếu vì lợi nhuận cá nhân.

Ở Việt Nam, thuât ngữ tổ chức phi chính phủ mới được sử dụng lần đầu
tiên trong Luật tổ chức Chính phủ năm 1992, trong đó quy định “Thủ tướng
Chính phủ cho phép thành lập và quản lý việc tuân theo pháp luật của các Hội,
các TCPCP”[41], sau đó là trong Luật hợp tác xã năm 1996 và một số văn bản
pháp qui gần đây, đặc biệt là từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, thuật
ngữ tổ chức phi chính phủ được sử dụng rộng rãi hơn ở Việt Nam.
Khi nói đến TCPCP ở Việt Nam. Các nhà nghiên cứu và những người làm
trong khu vực phi chính phủ có ý kiến tương đối thống nhất về TCPCP là tổ
chức được tập hợp một cách tự nguyện bởi những cá nhân, tự trang trải tài chính
và không thuộc Nhà nước hoặc hoạt động tương đối độc lập với Nhà nước
[18;17]. Trong các cuộc hội thảo khoa học, nhiều nhà khoa học, nhà quản lý
đưa ý kiến thống nhất một số đặc điểm của các TCPCP như sau:
 Mang tính độc lập tương đối với chính phủ tức là ít hoặc rất ít phụ
thuộc vào chính phủ;
 Được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc có sự quản lý
của nhà nước (hay có tính pháp nhân);
 Được lập ra do sự tự nguyện của nhân dân;
 Hoạt động phi lợi nhuận trong khuôn khổ pháp luật.
Từ đó những đặc điểm đó, các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách và những
người làm trong lĩnh vực phát triển đã đưa ra quan niệm chung về TCPCP trong
nước như sau:
“Là tổ chức tự nguyện của nhân dân, có tư cách pháp nhân, cùng ngành,
cùng nghề, nhu cầu, giới…hoạt động một cách thường xuyên để thực hiện mục
Luận văn Thạc sĩ Lê Văn Sơn

23
tiêu chung, không vì mục tiêu phân chia lợi nhuận và hoạt động trong khuôn khổ
pháp luật Việt Nam”[15;13].
Khi nói đến TCPCP ở Việt Nam sẽ bao gồm một số loại hình tổ chức
phổ biến sau đây:

 Hội quần chúng: tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức của Việt
Nam, tập hợp những người, tổ chức cùng ngành nghề, sở thích…cùng
góp kiến thức, sức lực, vốn…và hành động một cách thường xuyên
liên tục để đạt được một mục đích nào đó do những người tự nguyện
sáng lập ra , không vụ lợi trong khuôn khổ pháp luật. [39;3]. Các hội
này được thành lập trên cơ sở sắc Luật quy định về quyền lập Hội
102/SL-004, ngày 20 tháng 05 năm 1957.
 Quỹ: chủ yếu do các tổ chức và các Hội lập ra, một số quỹ do cá nhân
lập ra nhưng không nhiều. Ngày 22 thán 12 năm 1999 Chính phủ đã
ban hành Nghị định 177/NĐ-CP về Quy chế tổ chức và hoạt động Quỹ
xã hội là tổ chức phi chính phủ và có tối thiểu 3 thành viên sáng lập
mới được lập quỹ.
 Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ: các tổ
chức này hoạt động theo Nghị định 35/HĐBT ngày 28 tháng 1 năm
1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về công tác quản lý
khoa học và công nghệ, với mục đích là nghiên cứu phát triển công
nghệ ứng dụng công nghệ mới và làm dịch vụ khoa học công nghệ, tư
vấn, đào tạo nâng cao nghiệp vụ về khoa học.
 Một số cơ sở bảo trợ xã hội: do các Hội lập ra là chủ yếu, có một số cơ
sở do tư nhân lập ra để chăm sóc trẻ em mồ côi, người khuyết tật,
người già không nơi nương tựa. Gần đây, Chính phủ vừa ban hành
Nghị định 25/NĐ-CP ngày 30 tháng 05 năm 2001 ban hành Quy chế
thành lập và hoạt động các cơ sở bảo trợ.
 Một số hình thức tổ chức khác: rất đa dạng và hiện chưa có cơ sở pháp
lý đề điều chỉnh như tổ chức hỗ trợ, Câu lạc bộ, các Hội không có pháp
nhân, các Trung tâm phòng chống thiên tai…

×