Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Vai trò của cha mẹ trong định hướng nghề nghiệp cho con trong gia đình công nhân, lao động thành phố Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TRẦN NGỌC TRÀ LINH


VAI TRÒ CỦA CHA MẸ
TRONG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO CON
TRONG GIA ĐÌNH CÔNG NHÂN, LAO ĐỘNG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI)



LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Mã ngành: 60.31.30




Hà Nội - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TRẦN NGỌC TRÀ LINH

VAI TRÒ CỦA CHA MẸ
TRONG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO CON


TRONG GIA ĐÌNH CÔNG NHÂN, LAO ĐỘNG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI)

Chuyên ngành Xã hội học
Mã số: 60.31.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa
Chủ tịch hội đồng Giảng viên hướng dẫn


GS. TS Phạm Tất Dong PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa

Hà Nội - 2013


1
MỤC LỤC
Trang

Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng và biểu đồ
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………
4
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………
4
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ……………………………
6

2.1. Ý nghĩa khoa học ……………………………………………
6
2.2. Ý nghĩa thực tiễn………………………………………………
7
3. Mục đích nghiên cứu………………………………………………….
8
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu……………………….
8
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu…………………………………………
8
4.2. Khách thể nghiên cứu…………………………………………
8
4.3. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………
8
5. Câu hỏi nghiên cứu…………………………………………………
9
6. Giả thuyết nghiên cứu……………………………………………
9
7. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………
9
7.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin……………………
9
7.1.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu……………………
9
7.1.2. Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến……………………
10
7.1.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu……………………
13
7.1.4. Phƣơng pháp quan sát……………………
13

7.2. Các kỹ thuật xử lý thông tin……………………
13
8. Khung phân tích…………………… ……………………
14
NỘI DUNG CHÍNH……………………
15
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI…
15
1.1. Các khái niệm……………………
15


2
1.1.1. Vai trò…………………… ……………………
15
1.1.2. Định hƣớng nghề nghiệp……………………
16
1.1.3. Gia đình …………………… ……………………
20
1.2. Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu
22
1.2.1. Lý thuyết cấu trúc-chức năng
22
1.2.2. Lý thuyết vị thế xã hội, vai trò xã hội
23
1.2.3. Lý thuyết Xã hội hóa
26
1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
29
1.3.1. Trong nƣớc……………………

29
1.3.2. Ngoài nƣớc……………………
34
1.4. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu …………………
35
1.4.1. Quận Hai Bà Trƣng……………………
35
1.4.2. Phƣờng Quỳnh Mai……………………
38
1.4.3. Phƣờng Vĩnh Tuy……………………
40
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP
CHO CON TRONG GIA ĐÌNH CÔNG NHÂN, LAO ĐỘNG HIỆN
NAY
40
2.1. Nhận thức và định hƣớng của cha mẹ về bậc học và đầu tƣ
học tập cho con
40
2.1.1. Nhận thức của cha mẹ trong định hƣớng nghề nghiệp
cho con
40
2.1.2. Định hƣớng của cha mẹ về bậc học và đầu tƣ học tập
cho con
43
2.2. Mức độ tác động của cha mẹ trong định hƣớng nghề nghiệp
và định hƣớng chọn nghề cho con theo khu vực làm việc
64
2.2.1. Mức độ tác động của cha mẹ trong định hƣớng nghề
nghiệp cho con
64

2.2.2. Định hƣớng chọn nghề cho con theo khu vực làm việc
72
2.3. Định hƣớng của cha mẹ về nhóm nghề nghiệp cho con và
77


3
theo các giá trị xã hội
2.3.1. Định hƣớng của cha mẹ về nhóm nghề nghiệp cho con
77
2.3.1.1. Định hƣớng của cha mẹ về nhóm nghề nghiệp cho
con trai, con gái
77
2.3.1.2. Tƣơng quan giữa nghề nghiệp của cha mẹ với việc
định hƣớng nghề nghiệp cho con
79
2.3.2. Định hƣớng nghề nghiệp của cha mẹ cho con theo các
giá trị xã hội
82
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA
CHA MẸ TRONG ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO CON
85
3.1. Một số yếu tố khách quan ……………………
85
3.1.1. Bối cảnh xã hội……………………
85
3.1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về định hƣớng việc làm
cho thanh niên và sinh viên hiện nay ……………………
86
3.2. Yếu tố chủ quan: Đặc tính nhân khẩu xã hội của cha mẹ……

88
3.2.1. Giới tính……………………
88
3.2.2. Độ tuổi…………………… ……………………
89
3.2.3. Yếu tố trình độ học vấn của cha mẹ ……………………….
91
3.2.4. Điều kiện kinh tế hộ gia đình ………………………
96
3.2.5. Mối quan hệ xã hội của các thành viên trong gia đình
99
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……………………………………
102
1. Kết luận………………………………………………………………
102
2. Khuyến nghị…………………………………………………………
103
2.1. Đối với cha mẹ……………………
104
2.2. Đối với bản thân trẻ
104
2.3. Đối với xã hội………………………………………………….
106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


4
MẪU BẢNG CHỮ VIẾT TẮT


1. CN
Công nhân
2. UBND
Ủy ban nhân dân
3. CĐ/ĐH/Sau ĐH
Cao đẳng/ Đại học/ Sau đại học
4. THPT
Trung học phổ thông
5. THCS
Trung học cơ sở
6. Crosstabs
Bảng chéo, chạy tương quan nhiều biến trong SPSS 15.0
7. VNĐ
Việt Nam Đồng (ký hiệu tiền Việt Nam)
8. LĐ
Lao động
9. GS. TSKH
Giáo sư, Tiến sĩ khoa học
10. THCN-Dạy nghề
Trung học chuyên nghiệp-Dạy nghề
11. >1 triệu
Lớn hơn 1 triệu
12. Sl
Số lượng
13. Tl
Tỷ lệ
14. TNBQĐN
Thu nhập bình quân đầu người






5
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

STT
Tên Bảng
Trang
Bảng 2.1
Mức độ cần thiết của việc định hƣớng nghề
nghiệp cho con trong gia đình

42
Bảng 2.2
Cha mẹ định hƣớng bậc học cho con trong gia
đình công nhân, lao động

45
Bảng 2.3

Dự định bậc học cho con trai xét theo học vấn
của cha mẹ

47
Bảng 2.4
Dự định bậc học cho con gái xét theo học vấn
của cha mẹ

48

Bảng 2.5
Tƣơng quan giữa thu nhập bình quân đầu
ngƣời của gia đình trong 1 tháng đến việc định
hƣớng bậc học cho con

51
Bảng 2.6
Những nội dung cơ bản mà cha mẹ đầu tƣ học
cho con (%)

57
Bảng 2.7
Tƣơng quan giữa thu nhập của cha mẹ tới việc
đầu tƣ thêm các phƣơng tiện cho con học (%)

58
Bảng 2.8
Chi phí học tập của con cái chiếm khoảng % so
với tổng chi tiêu trong gia đình

59
Bảng 2.9
Tƣơng quan giữa học lực của trẻ và dự định bậc
học cho con trai

60
Bảng 2.10
Tƣơng quan giữa học lực của trẻ và dự định
bậc học cho con gái


61
Bảng 2.11
Tƣơng quan giữa học lực của trẻ và dự định lựa
chọn nghề cho con trai

62
Bảng 2.12
Tƣơng quan giữa học lực của trẻ và dự định lựa
chọn nghề cho con gái

63


6
Bảng 2.13
Mức độ thực hiện của cha mẹ là công nhân, lao
động trong việc định hƣớng nghề nghiệp cho con

65
Bảng 2.14
Ngƣời chịu trách nhiệm chính trong gia đình về
việc hƣớng nghiệp cho con

69
Bảng 2.15
Mức độ tham gia của cha mẹ về định hƣớng
nghề nghiệp cho con

70
Bảng 2.16

Ý thức tìm hiểu thông tin liên quan đến hƣớng
nghiệp cho con

72
Bảng 2.17
Thời điểm phù hợp định hƣớng nghề nghiệp
cho con

73
Bảng 2.18
Bảng tần suất khu vực định hƣớng chọn nghề
cho con

74
Bảng 2.19
Tƣơng quan giữa khu vực làm việc của cha mẹ
với định hƣớng chọn khu vực làm việc cho con (%)

75
Bảng 2.20
Tƣơng quan giữa khu vực làm việc của cha mẹ
với việc định hƣớng nghề nghiệp cho con trai và con
gái (%)

76
Bảng 2.21
Dự định lựa chọn nghề cho con trai và con gái

78
Bảng 2.22

Tƣơng quan giữa nghề nghiệp của cha mẹ với
việc định hƣớng nghề nghiệp cho con trai

80
Bảng 2.23
Tƣơng quan giữa nghề nghiệp của cha mẹ với
việc định hƣớng nghề nghiệp cho con gái

81
Bảng 2.24
Lý do định hƣớng nghề nghiệp cho con trong
gia đình công nhân, lao động

82
Bảng 3.1
Tƣơng quan giữa giới và nhận thức về mức
độ cần thiết thực hiện việc định hƣớng nghề nghiệp
cho con trong gia đình công nhân, lao động
88


7
Bảng 3.2
Tƣơng quan giữa giới và mức độ thực hiện việc
định hƣớng nghề nghiệp cho con trong gia đình công
nhân, lao động

88
Bảng 3.3
Tƣơng quan giữa độ tuổi và mức độ quan tâm

đến việc định hƣớng nghề nghiệp cho con

90
Bảng 3.4
Tƣơng quan giữa trình độ học vấn của cha, mẹ
và mức độ quan tâm đến việc định hƣớng nghề
nghiệp cho con

91
Bảng 3.5
Định hƣớng nghề nghiệp cho con trai theo trình
độ học vấn của cha mẹ

93
Bảng 3.6
Định hƣớng nghề nghiệp cho con gái theo trình
độ học vấn của cha mẹ

94
Bảng 3.7
Khoảng thu nhập bình quân của gia đình trên 1
tháng

96
Bảng 3.8
Khoảng thu nhập bình quân đầu ngƣời trên 1
tháng

97
Bảng 3.9

Tƣơng quan giữa thu nhập bình quân đầu
ngƣời của gia đình trong 1 tháng và mức độ quan
tâm đến việc định hƣớng nghề nghiệp cho con

98
Bảng 3.10
Về tình trạng hôn nhân của cha mẹ

99
Bảng 3.11
Dự kiến mối quan hệ sẽ giúp việc cho con

100
Biểu đồ 2.3
Học lực của con công nhân, lao động
60



8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, nghề nghiệp trong xã hội có những chuyển biến nhiều
so với giai đoạn trước đây. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang tạo điều
kiện để nhân loại tiến từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Đó là
nền kinh tế được xây dựng trên cơ sở sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức, thông
tin, trong đó máy tính và các công nghệ truyền thông viễn thông là những yếu tố
chiến lược. Nghị quyết IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã xác định
nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là phát huy nội lực, cần kiệm để xây dựng đất
nước Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, để đạt được mục tiêu trên, chúng ta

cần một lực lượng lao động có đủ trình độ năng lực và làm chủ được công nghệ kỹ
thuật của đất nước, đủ điều kiện đảm bảo hoàn thành tốt công việc trên mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội. Nếu chúng ta không chiếm hữu được tri thức, không sáng
tạo và sử dụng được thông tin trong các ngành sản xuất thì không thể thành công
trong sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường. Chính vì vậy, việc định hướng nghề
nghiệp cho thế hệ trẻ hôm nay, chủ nhân tương lai của đất nước, cần được quan tâm
hơn bao giờ hết.
Ngày nay, cùng với sự biến đổi của nền kinh tế thị trường là sự thay đổi về
định hướng giá trị của con người Việt Nam nói chung và lứa tuổi thanh thiếu niên
nói riêng đang đứng ở trung tâm của sự biến đổi của đất nước, trong đó có những
biến đổi về lối sống, về nghề nghiệp bao gồm cả những mặt tích cực và tiêu cực.
Những quan điểm tiêu cực của đời sống xã hội nảy sinh đã ảnh hưởng rất lớn đến
việc định hướng ngành, nghề cho con cái trong các gia đình. Sự phát triển của nền
kinh tế thị trường đã tạo ra một thế hệ thanh niên không còn là một khối thanh niên
đồng nhất gượng ép và cứng nhắc như trong thời bao cấp mà là những nhóm đa
dạng và năng động ngày càng trở nên phức tạp và khó nhận biết. Đó là sự thay đổi
về cách đánh giá, về chuẩn mực xã hội. Đặc biệt, một bộ phận không nhỏ những
thanh thiếu niên đang rơi vào tình trạng chưa định hướng rõ mình sẽ thay đổi những
lý tưởng gì, lựa chọn ngành nghề gì cho phù hợp với khả năng của mình và những


9
đòi hỏi của xã hội. Việc chọn nghề của học sinh phổ thông trung học còn nhiều lệch
lạc ở chỗ: nặng về chuộng bằng cấp-hình thức để trở thành cử nhân, kỹ sư, bác sĩ,
theo ý thích chủ quan và cảm tính, có khi theo trào lưu trước mắt, đua nhau thi vào
những trường "đắt giá". Việc chọn nghề như vậy là thiếu thực tế, không quan tâm
đến ngành nghề đó có phù hợp với khả năng hay trình độ của bản thân hay không. Từ
thực tế trên cho thấy, lao động việc làm đang trở thành vấn đề nan giải. Cha mẹ phải
định hướng cho con cái mình những ngành nghề sao cho phù hợp với khả năng và
trình độ để đáp ứng nhu cầu của xã hội bởi khởi nghiệp của cá nhân bắt đầu từ sự

định hướng và định hướng ban đầu cho sự nghiệp của mỗi cá nhân, thường là định
hướng nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm cá nhân, khả năng bản thân và điều kiện
gia đình. Đứng trước vấn đề đó, gia đình, nhà trường, xã hội cần phải quan tâm hơn
trong việc hướng nghiệp cho con cái, trong đó vai trò của cha mẹ là nhân tố quan
trọng hàng đầu. Cha mẹ không những chỉ nuôi dưỡng, giáo dục đạo đức, rèn luyện
nhân cách cho con mà còn định hướng cho con làm những công việc phù hợp với
khả năng của họ. Muốn được như vậy thì người làm cha, làm mẹ phải có nhận thức
đúng đắn về vai trò của mình trong việc hướng nghiệp cho con cái, đó là yếu tố rất
cần thiết đối với lớp trẻ khi bước vào xã hội.
Lý do tác giả đề tài lựa chọn quận Hai Bà Trưng làm địa bàn nghiên cứu vì:
Quận Hai Bà Trưng thành lập ngày 31/5/1961 có cơ cấu kinh tế là tăng tỷ trọng giá
trị thương mại-dịch vụ-công nghiệp. Năm 2011, quận Hai Bà Trưng có nhiều nhà
máy, xí nghiệp của Trung ương và Hà Nội: Dệt Kim Đồng Xuân; cảng Hà Nội; cụm
Công nghiệp Minh Khai-Vĩnh Tuy với hàng chục xí nghiệp nhà máy, thuộc các
ngành dệt, cơ khí, chế biến thực phẩm. Năm 2007, Ủy ban nhân dân Hà Nội phê
duyệt kế hoạch chuyển Nhà máy Dệt 8/3- thuộc tổng công ty Dệt may Việt Nam
(Hai Bà Trưng, Hà Nội) về Phú Xuyên (Hà Nội), Yên Mỹ và Phố Nối (Hưng Yên);
Trung tâm xử lý nước thải khu công nghiệp Dệt may phía Nam Hà Nội từ khu Mai
Động (Hai Bà Trưng) sang khu Công Nghiệp Phố Nối B (Hưng Yên) để tránh ô
nhiễm trong nội thành. Địa điểm cũ của nhà máy đã di dời sẽ xây khu đô thị mới,
diện tích đất dành cho xây dựng trụ sở cơ quan, văn phòng cho thuê 43.200 m
2
, đất


10
ở 75.000 m
2
. Đến năm 2012, nhiều nhà máy trên mới được di dời hoàn toàn theo
quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Sự kiện này ở quận Hai Bà

Trưng đã ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích kinh tế, thu nhập, cơ hội công việc, định
hướng nghề nghiệp của công nhân, lao động trên địa bàn và các con của họ trong
tương lai. Đây là một trong những lý do quan trọng mà tác giả luận văn lựa chọn
quận Hai Bà Trưng để nghiên cứu. Phường Quỳnh Mai và Vĩnh Tuy là 2 phường
thuộc quận Hai Bà Trưng có tập trung thành phần dân cư làm công nhân, lao động
nhiều nhất so với 18 phường còn lại của địa bàn quận Hai Bà Trưng.
Không thể khởi nghiệp cũng như không thể thành công trong nghề nghiệp nếu
như không bắt đầu từ sự định hướng nghề nghiệp đúng đắn, vì thế nhận thức được
sự cần thiết và tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp cho con cái trong
giai đoạn hiện nay đối với gia đình nói chung, gia đình công nhân, lao động trên địa
bàn quận Hai Bà Trưng nói riêng, tôi chọn đề tài: “Vai trò của cha mẹ trong định
hướng nghề nghiệp cho con trong gia đình công nhân, lao động thành phố Hà
Nội” (Nghiên cứu trường hợp tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) để nghiên cứu
trong luận văn của mình.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu nhằm khẳng định tính đúng đắn và phù hợp của lý luận xã hội học
về định hướng giá trị trên cơ sở một nghiên cứu xã hội học thực nghiệm cụ thể.
Nghiên cứu nhằm chỉ ra cách thức nghiên cứu định hướng giá trị của một
nhóm xã hội cụ thể, từ đó có thể có những bài học nhất định về mặt lý luận khi
nghiên cứu về giáo dục nói chung và giáo dục con em trong gia đình nói riêng.
Giáo dục nói chung và giáo dục gia đình nói riêng được nhiều ngành nghề
khoa học quan tâm nghiên cứu như: Tâm lý học, Giáo dục học, Đạo đức học. Bên
cạnh những ngành khoa học đó thì Xã hội học cũng khẳng định được vị trí, vai trò
của mình với tư cách là một ngành khoa học độc lập trong hệ thống khoa học xã
hội. Theo cách tiếp cận Xã hội học, đề tài nghiên cứu, xem xét, nhìn nhận vấn đề


11
một cách khoa học để có thể lý giải và chứng minh một số quan điểm và khía cạnh dưới

góc độ Xã hội học, phân biệt với cách nhìn của một số ngành khoa học xã hội khác.
Bằng phương pháp nghiên cứu Xã hội học, Nghiên cứu khẳng định quy luật:
Định hướng giáo dục của một nhóm xã hội đặc thù, biến đổi trên cơ sở của sự biến
đổi xã hội mạnh mẽ, đặc biệt trong thời kỳ phát triển quá độ của xã hội. Đề tài
nghiên cứu đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng nhận thức lý luận xã hội học,
nâng cao nhận thức về vai trò chức năng của lý thuyết xã hội học cho bản thân và
những người quan tâm. Đồng thời đề tài còn vận dụng một số lý thuyết phạm trù cơ
bản của xã hội học vào nghiên cứu làm sáng tỏ một số khía cạnh về chức năng giáo
dục của gia đình. Cụ thể là vận dụng các lý thuyết xã hội học thực nghiệm để
nghiên cứu các đặc trưng của cha mẹ tác động đến việc hướng nghiệp cho con cái
trong điều kiện hiện nay.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu chỉ ra cho những người quan tâm (quản lý, nghiên cứu và đặc biệt
là các bậc cha mẹ trong gia đình công nhân, lao động) thấy được thực trạng của việc
giáo dục con trong gia đình mình, qua đó nhận thức được tầm quan trọng về vai trò
của cha mẹ trong việc hướng nghiệp cho con là một vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa
xã hội rất lớn. Nó nhằm nâng cao nhận thức của mọi người, thấy được tầm quan
trọng của nghề nghiệp phù hợp trong cuộc sống.
Đề tài cũng chỉ ra được những khó khăn, hạn chế của các bậc cha mẹ là công
nhân, lao động trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cũng như xu hướng biến
đổi của việc lựa chọn nghề nghiệp trong điều kiện hiện nay.
Ứng dụng của đề tài là góp phần chỉ ra những nhân tố chủ quan, khách quan,
giúp cho các nhà quản lý, những cơ quan chính quyền sở tại và các cấp, các ngành
nên có những chính sách và giải pháp phù hợp nhằm nâng cao nhận thức của nhóm
cha mẹ là công nhân, lao động trong khu đô thị để nhóm cha mẹ công nhân, lao
động nói riêng và các bậc cha mẹ nói chung thực hiện tốt vai trò của mình. Nghiên
cứu này còn giúp các gia đình, các bậc cha mẹ có những định hướng đúng đắn để đi


12

đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp cho con một cách hợp lý trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở đất nước Việt Nam ta.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu các vấn đề sau:
Phân tích thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con của các bậc cha-mẹ trong
gia đình công nhân-lao động, tìm hiểu những mong muốn, dự định của các bậc cha
mẹ trong việc đầu tư học tập để hướng tới việc định hướng lựa chọn nghề nghiệp
cho con họ để thấy được mức độ thay đổi, thích ứng của định hướng nghề nghiệp
cho con trước những nhu cầu, đòi hỏi mới của xã hội.
Bên cạnh đó tìm hiểu, phân tích những yếu tố cơ bản liên quan tác động và
hình thành các đặc trưng của các bậc cha mẹ trong gia đình công nhân, lao động
trong việc định hướng nghề nghiệp cho con hiện nay để thấy mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố này.
Luận văn cung cấp những thông tin thực nghiệm, những phân tích, lý giải từ
cách nhìn xã hội học về định hướng nghề nghiệp của các bậc cha mẹ, cho các bậc
cha mẹ cũng như bản thân các bạn trẻ trong việc xác định nghề nghiệp, lối sống,
nâng cao chất lượng sống phù hợp với khả năng và đáp ứng sự đòi hỏi của sự phát
triển xã hội.
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Vai trò của cha mẹ trong định hướng nghề nghiệp cho con trong gia đình công
nhân, lao động
4.2. Khách thể nghiên cứu
Công nhân, lao động có con đang học trung học cơ sở trở lên.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Đề tài thực hiện trong thời gian: từ tháng 09 năm 2012 đến tháng
3 năm 2013.
Về không gian: Tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và trong hai phường tập trung
nhiều công nhân, lao động đô thị trong quận là hai phường Quỳnh Mai và Vĩnh Tuy.



13
Hạn chế của đề tài: làm trong thời gian ngắn, nghiên cứu trường hợp tại 1 quân
thông qua hai phường. Mặt khác, mới tập trung vào gia đình công nhân, lao động về
việc định hướng nghề cho con mà chưa có điều kiện so sánh sâu, cụ thể với những
tầng lớp dân cư khác cùng sống trong đô thị về định hướng nghề nghiệp cho con.
5. Câu hỏi nghiên cứu:
Hiện nay có sự thay đổi giá trị về định hướng giáo dục cho con em trong các
gia đình công nhân, lao động tại quận Hai Bà Trưng Hà Nội không?
Những nhân tố ảnh hưởng đến định hướng giáo dục cho con em là gì?
( Các đặc trưng của cha mẹ như trình độ học vấn, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế của
gia đình…là những nhân tố ảnh hưởng.)
Có hay không có sự khác biệt trong định hướng giáo dục cho con trai và con gái?
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Định hướng nghề nghiệp cho con cái hiện nay là một trong những mối quan
tâm hàng đầu của hầu hết các bậc cha mẹ là công nhân, lao động. Đã có sự thay đổi
giá trị về định hướng nghề nghiệp cho con cái trong các gia đình công nhân, lao
động quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đặc trưng của các bậc cha mẹ làm công nhân, lao
động đều muốn con mình vào những ngành nghề trong khu vực kinh tế nhà nước
như sư phạm, kỹ sư hay cán bộ hành chính.
- Các đặc trưng của cha mẹ như trình độ học vấn, nghề nghiệp cũng như điều
kiện kinh tế của gia đình, mối quan hệ xã hội giữa các thành viên trong gia
đình…có ảnh hưởng nhất định trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái.
- Trong định hướng nghề nghiệp có sự khác biệt giữa con trai và con gái.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin
Để thực hiện mục tiêu của đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp chính sau:
7.1.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu
Phương pháp phân tích tài liệu được áp dụng để phân tích các tài liệu chính
(các kết quả khảo sát, các bài viết trên sách, báo và tạp chí) có liên quan đến đề tài



14
nghiên cứu, chủ yếu là các tài liệu có liên quan đến vai trò của cha mẹ và chức năng
giáo dục của gia đình. Các tài liệu thu thập được sắp xếp theo nội dung nghiên cứu.
7.1.2. Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến
Đây là phương pháp thu thập thông tin thực nghiệm cơ bản nhất của đề tài.
Phiếu trưng cầu được xây dựng trên cơ sở của nội dung nghiên cứu bao gồm
các câu hỏi về thực trạng định hướng nghề nghiệp cho con cái trong gia đình công
nhân, lao động, các nhân tố ảnh hưởng, sự khác nhau giữa các gia đình có những
đặc trưng khác nhau về định hướng nghề nghiệp cho con.
Chọn mẫu khảo sát trong nghiên cứu này được thực hiện chọn theo cách chọn
tỷ lệ ngẫu nhiên. Dung lượng mẫu: 207 hộ gia đình. Đơn vị lấy mẫu: hộ gia đình.
Phạm vi lấy mẫu: 2 phường Quỳnh Mai và Vĩnh Tuy thuộc quận Hai Bà Trưng,
thành phố Hà Nội. Mỗi phường hơn 100 hộ gia đình.
Cơ cấu mẫu đƣợc lựa chọn trên cơ sở nguồn xử lý số liệu của đề tài:
+ Về cơ cấu giới tính (nam, nữ) của đơn vị lấy mẫu: 47.8% những người được hỏi
là nam, 52.2% những người được hỏi là nữ.
Giới tính
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1. Nam
99
47.8
2. Nữ
108
52.2
Tổng
207
100.0

+ Về cơ cấu tuổi của đơn vị lấy mẫu: tuổi của cha, mẹ từ 20 tuổi đến 60 tuổi,
nhưng tập trung vào đối tượng từ 25 tuổi đến 50 tuổi.
Độ tuổi
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1. Từ 20-30 tuổi
39
18.8
2. Từ 31-40 tuổi
84
40.6
3. Từ 41-50 tuổi
67
32.4
4. Từ 51-60 tuổi
17
8.2
Tổng
207
100.0




15
+ Về cơ cấu trình độ học vấn của đơn vị lấy mẫu
Trình độ học vấn
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1. Tiểu học

2
1.0
2. Trung học cơ sở
29
14.0
3. Trung học phổ thông
108
52.2
4. Trung học chuyên nghiệp-dạy nghề
43
20.8
5. Cao đẳng, Đại học
25
12.1
Tổng
207
100.0
+ Về cơ cấu nghề nghiệp của đơn vị lấy mẫu
 Phân loại công nhân
Phân loại CN
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1. Công nhân
175
84.5
2. Công nhân quản lý
17
8.2
3. Lao động tự do
15

7.2
Tổng
207
100.0
Đối tượng nghiên cứu là công nhân bản địa trên địa bàn quận Hai Bà Trưng,
Có 92.7% công nhân được hỏi đều phải có chồng hoặc vợ cùng làm nghề công
nhân, có 7.2% Lao động tự do mà trước đây làm công nhân giờ chuyển nghề đều
phải có vợ hoặc chồng đều là lao động tự do mới được lựa chọn làm mẫu nghiên
cứu; có đặc điểm nghề nghiệp:
Là Công nhân chiếm 84.5%: công việc cụ thể hiện tại như là công nhân bao
gói, bao bì, công nhân đứng máy sản xuất bánh; điện nước, sửa chữa nước, công
nhân in, công nhân kỹ thuật, lắp ráp, cơ khí, công nhân cắt, may, công nhân vận
hành may, công nhân kỹ thuật may, công nhân sâu go trong ngành may, công nhân
phụ kho, công nhân vận chuyển, lái xe, công nhân ban tang lễ thành phố Hà Nội,
công nhân cây xanh, cắt lá, quyét rác;
Làm công nhân nhưng có chức vụ quản lý chiếm 8.2% cơ cấu mẫu: Công nhân
quản lý chất lượng, công nhân đứng quản lý theo dây truyền sản xuất, phó ngành
may, quản lý kho, tổ phó sản xuất, tổ trưởng sản xuất;


16
Lao động tự do: Đối tượng này chiếm 7.2%, là tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu mẫu. Đối
tượng này là Công nhân trên địa bàn quận Hai Bà Trưng hoặc trước đây là công
nhân làm việc cho các nhà máy trên địa bàn quận Hai bà Trưng nhưng năm 2012
một số nhà máy đó đã chuyển về Phố Nối Hưng Yên theo quy hoạch của Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội, họ không theo được nhà máy nên chuyển sang làm lao
động tự do nhưng bản chất của họ vẫn là công nhân: trước là công nhân nhà máy
Bánh kẹo Hải châu nhưng nay bán sim điện thoại, làm tạp vụ, nghỉ hưu non; trước
là công nhân nhà máy dệt 8-3, nay bán xôi, buôn bán vặt, lái xe Taxi Mai Linh,
trông xe, xe ôm, bảo vệ. Đó là những lý giải vì sao tác giả để cơ cấu của mẫu về

nghề nghiệp là công nhân chiếm 92.7% , lao động chiếm 7.2% trong tổng cơ cấu
nghề nghiệp của mẫu.
Công nhân, lao động làm việc thuộc các loại hình doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1. Công nhân, lao động trong doanh nghiệp Nhà nước
4
1.9
2. Công nhân, lao động trong công ty cổ phần
168
81.2
3. Công nhân, lao động trong công ty tư nhân
26
12.6
4. Công nhân, lao động tự do làm thuê
9
4.3
Tổng
207
100.0
+ Những ngƣời đƣợc khai thác thông tin là công nhân, lao động đã có con và
con ở độ tuổi từ 12 tuổi-học lớp 6-Phổ thông cơ sở trở lên
Số con
Số con hiện có
Số con trai
Số con gái
Tần
suất
Tỷ lệ

(%)
Tần
suất
Tỷ lệ
(%)
Tần
suất
Tỷ lệ (%)
Một con
62
30
126
75
107
84.3
Hai con
136
65.7
39
23.2
19
15.0
Ba con
9
4.3
3
1.8
1
0.8
Tổng

207
100
168
100
127
100.0
Cơ cấu mẫu trên cho sự phản ánh của thông tin thu được có thể đại diện cho
tổng thể trong nghiên cứu.


17
Điều tra thử được tiến hành trên 30 hộ gia đình để kiểm tra các câu hỏi trong
phiếu trưng cầu về tính hợp lý, dễ hiểu, khả thi, đầy đủ, tính hiệu lực
7.1.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp này được sử dụng để bổ sung thông tin định tính cho hệ thống thông
tin thu được qua phiếu trưng cầu. Các vấn đề không trực tiếp thu nhận được trong phiếu
trưng cầu ý kiến được tác giả luận văn đưa vào nội dung của các phỏng vấn sâu.
Tác giả đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với các bậc phụ huynh
(cha mẹ), tổ trưởng dân phố dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp xoay quanh vấn đề
định hướng lựa chọn ngành nghề cho con cái một cách tổng quát. Cụ thể, luận văn làm
10 phỏng vấn sâu trên địa bàn 2 phường Quỳnh Mai và Vĩnh Tuy. Trong đó, mỗi
phường có 4 phỏng vấn sâu đối tượng là cha mẹ; 1 phỏng vấn sâu đối tượng là tổ trưởng
tổ dân phố. Kết quả của phỏng vấn được làm phân tích định tính trong bài viết.
7.1.4. Phƣơng pháp quan sát
Trong quá trình phỏng vấn, phương pháp này được áp dụng để quan sát thái độ của
người được phỏng vấn, nhằm đánh giá mức độ tin cậy của thông tin mà người đó trả lời.
7.2. Các kỹ thuật xử lý thông tin
Thông tin thu được qua phiếu trưng cầu ý kiến được xử lý bằng Computer với
phần mềm xử lý thống kê xã hội SPSS Windows 15.0.





18
8. Khung phân tích






















ĐIỀU KIỆN KINH TẾ-XÃ HỘI
QUẬN HAI BÀ TRƢNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Nhận thức và

định hƣớng
của cha mẹ về
bậc học và
đầu tƣ học
tập cho con
Mức độ tác
động của
cha mẹ
trong định
hƣớng nghề
nghiệp và
định hƣớng
chọn nghề
cho con theo
khu vực làm
việc
Định hƣớng
của cha mẹ
về nhóm
nghề nghiệp
cho con và
theo các giá
trị xã hội
Quan điểm của
Đảng, Nhà nƣớc về
định hƣớng việc làm
cho thanh niên, sinh
viên hiện nay
Gia đình
công nhân, lao

động
Đặc tính
nhân chủng học
của cha mẹ
Vai trò của cha mẹ trong định
hướng nghề nghiệp cho con


19
NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Vai trò
Vai trò là mô hình hành vi được xác lập một cách khách quan căn cứ vào đòi
hỏi của xã hội đối với từng vị thế nhất định để thực hiện quyền và nghĩa vụ tương
ứng đối với các vị thế đó. [22]
Khái niệm vai trò được hiểu gắn liền với một loạt các khái niệm khác: quy chế,
chức năng, nghĩa vụ, quyền Có thể coi vai trò như tập hợp những ứng xử của mỗi
cá nhân mà người khác chờ đợi. Người ta phân biệt vai trò được đóng với vai trò
được định đóng. Vai trò được đóng biểu hiện thành một ứng xử, một hoạt động với
bên ngoài (VD: cha mẹ chăm sóc con cái, cảnh sát bắt cướp ). Còn vai trò định
đóng chủ yếu nhấn mạnh tới khía cạnh bên trong của mọi ứng xử, mọi hoạt động
(VD: tán thành quan điểm của một người khác). Nếu vai trò được đóng là đối tượng
của Xã hội học thì vai trò định đóng là đối tượng của Tâm lý học xã hội. Vai trò
không phải là một cái gì có sẵn, nó là kết quả của một quá trình tập luyện của cá
nhân, có ý thức hoặc không có ý thức. Nó gắn liền với quá trình xã hội hóa của mỗi
cá nhân. [1]
Vai trò là tập hợp các mong đợi, các quyền và những nghĩa vụ được gắn cho
một địa vị cụ thể. Những mong đợi này xác định các hành vi con người được xem là
phù hợp hoặc không phù hợp đối với người chiếm một địa vị” [5, tr.212] Vậy, Vị trí

cho biết mỗi người là ai, còn vai trò cho biết người ta làm gì ở vị trí đó.
Một vai trò có nghĩa là tập hợp các chuẩn mực, hành vi, nghiã vụ, quyền lợi
gắn với một vị thế nhất định” [27, tr.54].
Theo R.Linton cho rằng: “Vai trò được coi là tổng thể của những khuôn mẫu
văn hóa gắn liền với một trạng thái cụ thể. Như vậy, khái niệm vai trò bao gồm
những quan điểm, ước lệ về giá trị và phương thức hành động được xã hội quy định
cho chủ nhân của trạng thái này”. Ông phân chia vai trò trong đó:


20
+ Vai trò có sẵn: Dấu hiệu đối với cá nhân không liên quan đến các khả năng
khác nhau của họ. Tiêu chuẩn đối với vai trò có sẵn phải là dấu hiệu lúc sinh ra, tiêu
chuẩn là vậy, là những gì thuộc về giới tính, tuổi, các quan hệ họ hàng và sinh ra
trong một giai cấp hoặc đẳng cấp xã hội cụ thể.
+ Vai trò đạt được: Thông qua sự cạnh tranh và nỗ lực của cá nhân. Vai trò đạt
được do vậy được gán cho những người mà họ hoàn thiện các phẩm chất của mình,
những thành công họ đạt được trong cuộc đời.
Khái niệm vai trò xã hội được sử dụng với một nghĩa kép. Mỗi cá nhân có một
loạt vai trò tương ứng với các quan hệ xã hội của người đó. Trong tiến trình cuộc
đời, mỗi cá nhân thực hiện nhiều vai trò khác nhau, lần lượt và đồng thời, và tổ hợp
tất cả các vai trò xã hội của cá nhân đó đã thực hiện từ lúc mới sinh ra cho đến khi
mất đi tạo thành nhân cách xã hội của người đó.
Đối với xã hội, gia đình có vai trò rất quan trọng và có tác động lớn đến các
thiết chế khác như nhà trường, các đoàn thể, các hội đoàn, các tổ chức xã hội.
Trong gia đình vai trò then chốt nằm ở người cha và người mẹ có trách nhiệm
trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ con. Vì thế, muốn con cái trở thàh người
tốt, cha mẹ phải làm tốt vai trò của mình.
Vai trò của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành nhân cách
của mỗi đứa trẻ; cha mẹ phải có những phương pháp giáo dục tốt, phù hợp để con
học giỏi như vốn sống, kinh nghiệm, tri thức, quy tắc ứng xử, giá trị chuẩn mực.

Cha mẹ có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách về mặt chí hướng cho
con và đưa ra những phương cách cho con hướng tới tương lai, sự nghiệp.
Vai trò của con là tiếp thu những gì cha mẹ truyền lại. Luôn luôn kính trọng và
nghe lời cha mẹ. Đồng thời con cũng có quyền đưa ra những quan điểm, ý tưởng
của mình để cha mẹ cùng bàn bạc và giải quyết.
Mỗi vị thế xã hội nói chung và trong gia đình nói riêng đều có những quyền
hạn và trách nhiệm là những vai trò xã hội bao gồm những mô hình hành vi tương
ứng mà cá nhân phải thực hiện.
1.1.2. Định hƣớng giá trị, định hƣớng nghề nghiệp


21
- Định hƣớng
Theo nghĩa đen “Định hướng” là việc dùng la bàn để xác định phương hướng ,
từ đó để tìm ra hướng đi đúng. Khái niệm này thường được dùng trong ngành hàng
hải, ngành hàng không hay trong quân sự hoặc các nhà thám hiểm thường dùng để
xác định phương hướng khi hoạt động.
Trong tâm lý học “Định hướng” được hiểu là một hành động có ý chí xuất hiện
do những kích thích bằng ngôn ngữ, được cá nhân nhận thức phù hợp với các chuẩn
mực xã hội.
Hành động ý chí của con người bao giờ cũng có mục đích. Mục đích chính là ý
định cần thiết được thực hiện, là nguyện vọng muốn đạt tới một kết quả nhất định.
Vì vậy trước khi hành động, con người thường đặt ra câu hỏi: Hành động này làm
gì? Nhằm tới cái gì? Vì vậy trước và trong khi xảy ra hành động, ý chí con người
luôn ý thức được mục đích của hành động và biểu tượng rõ rệt về kết quả hành động
đó [11]
Định hướng là việc hoạch định trước một phương pháp, mục tiêu để thực hiện
nếu không có gì thay đổi. Sự định hướng này đã có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi
ra quyết định. Mục đích cuối cùng của sự định hướng có đạt được hay không còn
phụ thuộc vào điều kiện khách quan. [36]

- Định hƣớng giá trị
Định hướng giá trị là thái độ, là sự lựa chọn các giá trị, là một hệ thống tâm
thế, niềm tin, sở thích của con người đối với một giá trị nào đó.
Định hướng giá trị là một trong những yếu tố quan trọng nhất của cấu trúc
nhân cách, được hình thành và củng cố bởi năng lực nhận thức, bởi kinh nghiệm
sống cá nhân qua sự trải nghiệm dài lâu, giúp cá nhân tách cái có ý nghĩa, cái thiết
thân đối với họ khỏi cái vô nghĩa, cái không bản chất.
Tập hợp những định hướng giá trị ổn định và không mâu thuẫn tạo nên những
nét đặc trưng của ý thức, đám bảo tính mục đích, tính tích cực và kiên định các cá
nhân khi hoạt động theo phương hướng nhất định. Chúng cũng biểu thị nhu cầu và


22
hứng thú cá nhân là những nhân tố quan trọng nhất, quyết định và điều chỉnh động
cơ của nhân cách.
Cũng có thể hiểu định hướng giá trị là một phương pháp cho phép chúng ta
phân loại các khách thể của cá nhân theo giá trị của chúng. Định hướng giá trị được
hình thành thông qua sự chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội và thể hiện thông qua các
mục đích, tư tưởng chính kiến, ham muốn của cá nhân.
Cũng có thể hiểu định hướng giá trị là là sự thừa nhân, lựa chọn của cá nhân
hay của cộng đồng về một giá trị hay hệ thống giá trị nào đó. Định hướng giá trị là
cơ sở bên trong của hành vi, quyết định lối sống của cá nhân. Như vậy, định hướng
giá trị đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng các mô hình hành vi, ứng
xử. Hệ thống định hướng giá trị tạo nên xu hướng vận động biến đổi của nhân cách
là cơ sở bên trong của các mối quan hệ xã hội.
Định hướng giá trị là biểu thi thái độ lựa chọn của cá nhân đối với các giá trị
vật chất và tinh thần, là một hệ thống niềm tin, tâm thế, sở thích được biểu hiện
trong hành vi ứng xử của con người.
Định hướng giá trị là hình thức cơ bản để cá thể xâm nhập vào cấu trúc giá trị
xã hội. Việc khẳng định các giá trị với tư cách là cái định hướng hoạt động người

và tiếp theo là hành vi, thành lập lên tiền đề việc phân tích các cấu trúc giá trị xã
hội, cấu trúc nhân cách kể cả cấp độ đồng nhất lẫn khác biệt. [24, tr. 33]
Nói chung, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về định hướng giá trị, song trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi sử dụng khái niệm này với mục đích làm
sáng tỏ thực trạng cũng như xu hướng vận động biến đổi định hướng nghề nghiệp
cho con trong gia đình công nhân, lao động.
- Nghề nghiệp
"Nghề: Công việc chuyên môn làm theo sự phân công của xã hội". "Nghề
nghiệp" là nghề nói chung. [36]
Theo từ điển Tiếng Việt “Nghề nghiệp là công việc chuyên làm theo sự phân
công lao động của xã hội” [35]. Nghề nghiệp là những việc làm và công việc cụ thể
mà cá nhân thực hiện từ thấp đến cao về kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình lao động


23
xã hội. Mỗi nghề có một hình thức lao động khác nhau và chỉ được biểu hiện ở việc
làm cụ thể. Muốn có nghề phải trải qua một thời gian đào tạo, huấn luyện nhất định.
Bậc thang giá trị nghành nghề thuộc về quan niệm xã hội trong từng giai đoạn
xã hội cụ thể. Việc chọn nghề của cá nhân đánh dấu sự phát triển của nền sản xuất,
kinh tế của mỗi một quốc gia, khu vực và địa phương.
Với đặc thù văn hóa Phương Đông mà đại diện là Việt Nam thì nghề nghiệp
cũng là thước đo vị thế và giá trị xã hội mà mỗi cá nhân đều phải hướng tới và lựa
chon. Bức tranh nghề nghiệp của mỗi quốc gia cungc phản ánh tình trạng lao động
xã hội và sự phân công lao động của quốc gia đó. Chính vì vậy, trong xã hội của
chúng ta, nghề nào được đánh giá cao hơn thì xu hướng lập nghiệp bằng nghề đó
càng nhiều, mà đôi khi chưa bàn đến nhu cầu thực sự của xã hội cũng như năng lực
bản thân. Và như vậy thì sự thành công trong nghề nghiệp khó có thể đạt được.
Để giảm thiểu chọn nghề không phù hợp với thực tế chung của xã hội rất cần
có những thông tin và định hướng cụ thể từ các nhà quản lý và dự báo xã hội, nhằm
ổn định, phân bố hài hòa lực lượng lao động. Nghề nghiệp không tách rời một chủ

thể xã hội cụ thể, nhờ có nghề nghiệp con người sáng tạo ra những sản phẩm phục
vụ cho cuộc sống và chính nó là nguồn sống của mỗi cá nhân. Chọn nghề nghiệp
đúng đắn chúng ta sẽ chứng minh được vị thế của chúng ta trong xã hội, chính sự
lựa chọn đúng đắn sẽ làm cho chính chúng ta có ích và xã hội sẽ tốt đẹp hơn, qua
nghề nghiệp chúng ta tự hoàn thiện về mặt phẩm chất, tinh thần cũng như tay nghề.
Nghề nghiệp gắn với sự nghiệp của cá nhân khi cá nhân đó lựa chọn hợp lý với khả
năng chuyên môn và sức lực của mình. Nghề nghiệp tạo ra cho con người nguồn thu
nhập độc lập, tạo kiến thức, trí thông minh, lòng quả cảm, đức tự tin cũng như sức
tìm tòi sáng tạo. Con người được đánh giá từ hiệu quả lao động của mình.
Như vậy, nghề nghiệp là danh từ chỉ chung các hình thức lao động trong xã hội
theo sự phân công lao động mà con người sử dụng sức lao động của mình để tạo ra
sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm tinh thần cho các cá nhân và xã hội. Còn thông
qua việc hành nghề để duy trì và phát triển cuộc sống các nhân, gia đình đồng thời
góp phần tạo sự phát triển cho xã hội.

×