ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
HÀNH VI XẢ RÁC CỦA NGƯỜI DÂN ĐÔ THỊ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Nghiên cứu trường hợp tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Chuyên ngành: Xã Hội Học
Mã số: 60.31.30
LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS Nguyễn Thị Kim Hoa
Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn:
PGS. TS Mai Quỳnh Nam
Hà Nội, Tháng 5-2013
2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 8
2.1. Ý nghĩa khoa học 8
2.2. Ý nghĩa thực tiễn 9
3. Câu hỏi nghiên cứu 9
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
4.1. Mục đích nghiên cứu 9
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 9
5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 10
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu 10
5.2. Khách thể nghiên cứu 10
5.3. Phạm vi nghiên cứu 10
6. Giả thuyết nghiên cứu 10
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 11
7.1. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích tài liệu 11
7.2. Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi 11
7.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu 13
7.4 Phƣơng pháp xử lý thông tin 13
8. Khung phân tích 14
PHẦN NỘI DUNG .15
3
CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 15
1.1. Cơ sở lý luận 15
1.1.1.Các khái niệm liên quan đến đề tài 15
1.2. Các lý thuyết áp dụng 16
1.2.1.Lý thuyết hành vi 16
1.2.2.Lý thuyết chọn lựa hợp lý 17
1.2.3.Lý thuyết hành vi lựa chọn của George Hormans 20
1.3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 22
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 32
CHƢƠNG 2:HÀNH VI XẢ RÁC CỦA NGƢỜI DÂN QUẬN HOÀN KIẾM 34
2.1. Tổng quan hiện trạng môi trƣờng thành phố Hà Nội 34
2.2. Nhận thức của ngƣời dân về hành vi xả rác 36
2.3. Thái độ của ngƣời dân về hành vi xả rác 45
2.4. Hành vi xả rác của ngƣời dân 48
2.5. Những nguyên nhân dẫn đến hành vi xả rác của ngƣời dân 54
CHƢƠNG 3:ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU HÀNH VI XẢ RÁC60
3.1. Bài học kinh nghiệm từ các mô hình thành phố xanh, sạch trong và ngoài
nƣớc 60
3.1.1.Mô hình thành phố xanh của Singapore 60
3.1.2.Mô hình Đà Nẵng 64
3.2. Thực hiện các chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức của ngƣời dân 67
3.3. Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu hành vi xả rác bừa bãi 70
PHẦN KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
4
PHỤ LỤC 79
Phụ lục 1: Bảng hỏi dành cho hộ gia đình và bảng hỏi dành cho du khách 80
Phụ lục 2: Khung vấn đề phỏng vấn sâu 88
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1: Cơ cấu mẫu điều tra bảng hỏi Error! Bookmark not defined.
Bảng 1. 2: Thời gian sinh sống của người dân trên địa bàn phường 12
Bảng 2 .1: Tương quan giữa Nơi sinh của người trả lời và đánh giá tầm quan
trọng của việc vứt rác đúng nơi quy định 38
Bảng 2 .2: Đánh giá của người dân và du khách về ảnh hưởng của hành vi xả
rác không đúng nơi quy định 40
Bảng 2 .3: Tình hình xả rác tại Hoàn Kiếm và các khu vực khác 44
Bảng 2. 4: Tương quan thái độ với hành vi xả rác và địa điểm cư trú 46
Bảng 2 .5: Giới tính và hành vi vứt rác không đúng nơi quy định 52
Bảng 2. 6: Tương quan Độ tuổi người trả lời và hành vi vứt rác không đúng nơi
quy đinh 53
Bảng 2 .7: Nguyên nhân của hành vi vứt rác bừa bãi 57
Bảng 3 .1: Tương quan giữa Nơi sinh của người trả lời và thái độ đồng tình với
mức độ xử phạt của Nghị định 73/2010 71
Bảng 3. 2: Biện pháp môi trường của các quốc gia trong khu vực 72
6
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1: Nghề nghiệp của người trả lời………………………………… 13
Hình 2.1: Nhận thức của người dân về hành vi vứt rác 37
Hình 2 .2: Đánh giá của khách du lịch về tình hình xả rác bừa bãi của người
dân 43
Hình 2 .3: Nhận thức của người dân về các quy định xả rác 45
Hình 2. 4: Phản ứng khi thấy người khác xả rác thải không đúng nơi
quy định 47
Hình 2. 5: Mức độ khó chịu với hành vi vứt rác tại các điểm công cộng 48
Hình 2.6: Ảnh hưởng của việc không vứt rác đúng nơi quy định 48
Hình 2. 7: Hình thức vứt rác của hộ dân 50
Hình 2 .8: Tương quan giữa nơi sinh và hình thức vứt rác 51
Hình 2 .9: Tương quan giữa Giới tính của người trả lời và lý do vứt rác không
đúng nơi quy định 52
Hình 2 .10: Lý do vứt rác không đúng quy định của khách du lịch 54
Hình 2 .11: Nguyên nhân của việc vứt rác không đúng nơi quy định 55
Hình 3. 1: Nâng cao nhận thức vứt rác đúng nơi quy định của người dân 68
Hình 3. 2: Trình độ học vấn và các đề xuất nâng cao nhận thức vứt rác đúng
nơi quy định 69
Hình 3. 3: Hiệu quả của các biện pháp làm giảm hành vi xả rác bừa bãi 70
7
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số mạnh mẽ khiến Hà
Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đã và đang đối diện với vấn đề ô nhiễm
môi trường sống. Hiện nay tại Hà Nội chất lượng môi trường khí, nước và đất
đều bị ô nhiễm nghiêm trọng.Chất lượng không khí trên địa bàn thành phố đã
có biểu hiện suy thoái, đặc biệt là các khu vực nội thành. Nồng độ các chất khí
gây ô nhiễm tăng dần, đặc biệt là ô nhiễm khí thải giao thông. Tại nhiều khu
vực, khí thải đã vượt tiêu chuẩn cho phép. Về môi trường nước, bốn sông thoát
nước chính (sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu và sông Tô Lịch) nhận phần
lớn các loại nước thải của nội thành, đều bị ô nhiễm nặng. Các sông Nhuệ,
sông Đáy, sông Bùi và sông Tích cũng bị ô nhiễm, nhất là tại nhiều điểm hợp
lưu của sông Nhuệ vào mùa khô.Các hồ của Hà Nội đa số chưa tách nước thải
nên đều bị ô nhiễm nghiêm trọng.Chất lượng nước dưới đất cũng có biểu hiện
suy thoái, một số vùng có dấu hiệu ô nhiễm asen với các mức độ khác nhau.
Một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường
tại Hà Nội đó là sự hạn chế trong ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người
dân nơi đây. Hành vi vứt, đổ rác ra đường phố, nơi cộng cộng có lẽ là một thói
quen xấu của nhiều người dân ở Hà Nội. Trên thực tế điều này vô hình chung
làm môi trường ô nhiễm, danh lam thắng cảnh luôn ngập rác và tạo phản ứng
tiêu cực từ du khách và cả nhiều người dân Thủ đô.Trên thực tế không chỉ tại
các điểm du lịch mà ngay tại nhiều tuyến phố, khu dân cư, nhiều người cứ
điềm nhiên xả rác. Không chỉ nam thanh nữ tú mà ngay cả nhiều người lớn tuổi
vừa ăn quà xong cũng vứt luôn giấy, vỏ hộp xuống đường thản nhiên như
không có việc gì xảy ra. Qua quan sát có thể thấy ngay những người dân có nhà
8
ở mặt phố cũng “tiện tay” vứt rác ra ngay trước cửa nhà mình, chỉ cần đó là địa
phận “công cộng”.
Mặc dù hệ thống biển báo “cấm vứt rác”được đặt ở nhiều điểm tại Hà Nội,
nhưng tình trạng xả rác ngày càng nghiêm trọng. Rác tràn ngập từ đường phố,
công viên, bến xe, nhà ga, trường học đến cả bệnh viện. Những biển báo “cấm
đổ rác”, “cấm vứt rác”… xuất hiện khắp mọi nơi, thế nhưng chẳng mấy thu hút
sự chú ý của mọi người. Hành vi xả rác vẫn được thực hiện ở mọi nơi ở mọi
lứa tuổi và ở mọi thời điểm.
Tại sao Hà Nội là thủ đô của cả nước, Hoàn Kiếm là trái tim của Hà Nội
nhưng những hành vi xả rác vẫn diễn ra khá nghiêm trọng? Một Hà Nội chưa
sạch –đẹp tại khu vực Hoàn Kiếm trong con mắt khách du lịch có dịp thăm
quan tại nơi đây. Luận văn“Hành vi xả rác của người dân đô thị Hà Nội
(nghiên cứu trường hợp tại quận Hoàn Kiếm)”sẽ tìm hiểu và đo lường hành
vi của người dân đô thị tại quận Hoàn Kiếm, thông qua khảo sát các đối tượng:
người dân sống tại Hà Nội, người làm ăn buôn bán đến từ nơi khác, du khách,
chính quyền đoàn thể … Xem xét những nguyên nhân của tình trạng trên dưới
góc nhìn của xã hội học. Từ đó đề xuất xây dựng những giải pháp cụ thể, thích
hợp, nhằm biến thủ đô Hà Nội trở thành địa điểm thực sự xanh, sạch đẹp, xứng
đáng với bề dày lịch sử nghìn năm Thăng Long.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Trong những năm gần đây các nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường được
tiến hành khá nhiều ở Việt Nam, nhưng hầu hết tiếp cận dưới góc độ khoa học
kỹ thuật công nghệ, trong khi những nghiên cứu về hành vi xả rác bừa bãi của
nguời dân còn rất hạn chế. Thông qua nghiên cứu này, những lý thuyết, kỹ
năng Xã hội học sẽ được vận dụng để tìm hiểu, phân tích và kiểm chứng các
khía cạnh hành vi xả rác bừa bãi của người dân.
9
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bên cạnh ý nghĩa khoa học đề tài còn có ý nghĩa thực tiễn cao thông qua
đề xuất những giải pháp, khuyến nghị thiết thực, cụ thể nhằm áp dụng trong
thực tiễn để mang đến những biến đổi tích cực về mặt ý thức, hành vi của
người dân đô thị thành phố Hà Nội, thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường theo
hướng văn minh, tiến bộ.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Nhận thức, thái độ của người dân đô thị thành phố Hà Nội về hành vi xả
rác không đúng quy định như thế nào?
- Hành vi xả rác bừa bãi của người dân đô thị thành phố Hà Nội hiện nay
ra sao?
- Những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến hành vi xả rác của
người dân đô thị là gì?
- Giải pháp nào nhằm giảm thiểu hành vi xả rác bừa bãi của người dân đô
thị hiện nay?
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm tìm hiểu hành vi xả rác của người dân thủ đô Hà Nội
thông qua điều tra tại 02 phường Hàng Mã, Hàng Bài của quận Hoàn Kiếm từ
đó đề xuất các giải pháp phù hợp giảm thiểu hành vi xả rác bừa bãi của người
dân đô thị tại khu vực này.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm tìm hiểu hành vi xả rác của
người dân đô thị;
- Phân tích thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi xả rác của người dân đô
thị thành phố Hà Nội;
- Phân tích những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến hành vi
xả rác của người dân đô thị;
10
- Đề xuất những giải pháp góp phần giảm thiểu hành vi xả rác bừa bãi tại
đô thị Hà Nội.
5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tìm hiểu các hành vi xả rác của người dân
5.2. Khách thể nghiên cứu
Người dân sinh sống tại phường Hàng Bài, Hàng Mã quận Hoàn Kiếm.
Khách du lịch.
Đại diện cán bộ các ban ngành đoàn thể cấp phường.
Tổ trưởng, tổ dân phố.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: tháng 4-5/2013.
- Không gian nghiên cứu: Phường Hàng Bài, Hàng Mã, Quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội.
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Nhìn chung đa số người dân đều nhận thức tích cực về ảnh hưởng xấu
của hành vi xả rác bừa bãi ra môi trường sống
- Vứt, đổ rác ra đường phố, nơi cộng cộng là một thói quen xấu của nhiều
người dân đô thị ở Hà Nội.
- Hành vi xả rác không đúng nơi quy định hiện còn tồn tại nhiều ở các khu
vực đô thị Hà Nôi, tuy nhiên chủ yếu của những người dân làm ăn, buôn bán,
kinh doanh không cư trú ổn định tại phường Hàng Mã, Hàng Bài.
- Cần bố trí hợp lý các thùng rác với hình thức bắt mắt và phân bố hợp lý
về khoảng cách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân xả rác đúng quy
định
11
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một phần số liệu từ đề tài lớn có tên “Nhận thức, thái độ và
hành vi xả rác của người dân đô thị Hà Nội, xây dựng giải pháp dựa trên
kinh nghiệm thành phố San Jose, California, Mỹ” do PGS. TS Nguyễn Thị
Kim Hoa làm chủ nhiệm đề tài, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc
gia tài trợ. Trong quá trình nghiên cứu, điều tra thu thập dữ liệu bảng hỏi,
phỏng vấn sâu, xử lý số liệu SPSS học viên đã tham gia cùng đoàn nghiên cứu
của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa
7.1. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích tài liệu
Nghiên cứu tài liệu: Các báo cáo thống kê về tình hình kinh tế, văn hóa, xã
hội, môi trường của đô thị thành phố Hà Nội cùng các dữ liệu khác liên quan.
Đặc biệt thu thập và tổng quan các tài liệu về vấn đề môi trường và thói quen
xả rác của người dân đô thị cũng như báo cáo đánh giá hiệu quả các phong trào
bảo vệ môi trường, vứt rác đúng chỗ… đã được thực hiện.
7.2. Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi
Thông tin được tập hợp và thu thập theo mẫu Phiếu điều tra được thiết kế
sẵn. (Mẫu này sẽ được kèm theo trong Phụ lục của Luận văn). Mẫu cũng sẽ
được thiết kế phù hợp với việc thu thập thông tin của từng đối tượng
Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn bảng hỏi với 265 hộ gia đình trên địa bàn
phường Hàng Mã (124 hộ) và Hàng Bài (141 hộ) với cơ cấu mẫu phân bổ theo
các đối tượng hộ kinh doanh buôn bán và hộ dân có tính đến yếu tố giới tính,
độ tuổi, nghề nghiệp và trình độ học vấn. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng tiến
hành điều tra bảng hỏi đối với 100 du khách để tìm hiểu đánh giá, nhận định
của họ về hành vi xả rác tại khu vực Quận Hoàn Kiếm.
Đặc điểm nhân khẩu của ngƣời đƣợc phỏng vấn
Trong tổng số 265 hộ gia đình được hỏi, có 132 nam và 133 nữ, tương
đương tỷ lệ 49.8% người trả lời là là nam giới và có 50.2%nữ giới. Đa số các
12
chủ hộ có độ tuổi nằm trong độ tuổi lao động, chiếm 86.8%, còn lại là người
cao tuổi, hưu trí (chiếm 13.2%).
66.8% người trả lời cho biết họ và gia đình đã sinh sống khá lâu tại địa
phương và có hộ khẩu tại quận Hoàn Kiếm, hộ dân làm ăn buôn bán tại địa bàn
phường nhưng cư trú tại nơi khác chiếm tỷ lệ 33.2%
Nhóm người dân được lựa chọn để điều tra bảng hỏi phần lớn có thời gian
cư trú ổn định tại phường Hàng Bài, Hàng Mã.
Bảng 1. 1: Thời gian sinh sống của ngƣời dân trên địa bàn phƣờng
Thời gian sinh sống
Số ngƣời trả lời
Tỷ lệ phần trăm
10 năm
59
22.3
20 năm
49
18.6
30 năm
24
9.1
Trên 30 năm
133
50
TỔNG
265
100
Về trình độ văn hóa, phần lớn người trả lời đều có trình độ học vấn cao, tỷ
lệ cao nhất là nhóm người trả lời có trình độ trung học phổ thông (38.5%), tiếp
đến là tỷ lệ học vấn ở mức đại học và trên đại học là 32.5%.
Bảng 1. 2: Trình độ học vấn của ngƣời dân trên địa bàn phƣờng
Trình độ học vấn
Số ngƣời trả lời
Tỷ lệ phần trăm
Biết đọc, biết viết
6
2.3
Tiểu học
9
3.4
THCS
20
7.5
THPT
102
38.5
Trung cấp/ Cao đẳng
42
15.8
Đại học/ trên Đại học
86
32.5
Tổng
265
100%
13
Về nghề nghiệp của người trả lời với đặc thù phường có nhiều điểm du
lịch, gần nhiều chợ lớn và trung tâm thương mại nên đa số hộ dân có nghề
nghiệp liên quan đến hoạt động kinh doanh, buôn bán chiếm tỷ lệ cao nhất (104
hộ trên tổng số 265 hộ trả lời ), tương đương 39.2%. Tỷ lệ cụ thể của các ngành
nghề khác được thể hiện trong hình 1.1 dưới đây:
Hình 1. 1: Nghề nghiệp của ngƣời trả lời Đơn vị: %
Trong số 265 người tham gia trả lời có 18 (chiếm 6.8%) cho biết hiện nay
đang tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội trên khu dân cư. Các tổ chức
người dân trả lời đang tham gia bao gồm Hội người cao tuổi, hội Cựu chiến
binh, Hội phụ nữ và Hội chữ thập đỏ.
7.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Bên cạnh những thông tin thu thập từ điều tra bảng hỏi, nghiên cứu tiến
hành phỏng vấn sâu một số đối tượng nhằm thu thập thông tin có chiều sâu.
Nhóm đối tượng được tiến hành phỏng vấn bao gồm cán bộ ban ngành đoàn
thể cấp phường ( 10 người/ 01 phường) các hộ kinh doanh buôn bán (05 hộ/ 01
phường), 10 du khách du lịch để tìm hiểu về thực trạng xả rác trên địa bàn quận
Hoàn Kiếm nói riêng và thủ đô Hà Nội, đánh giá chung về hiệu quả các chế tài
xử phạt hành vi xả rác này cũng như đề xuất xây dựng các giải pháp hiệu quả
để hạn chế hành vi này.
7.4 . Phƣơng pháp xử lý thông tin
Kết quả điều tra phiếu sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS
14
8. Khung phân tích
Sơ đồ 1: Khung phân tích
Đặc điểm nhân khẩu xã hội của
ngƣời dân: nghề nghiệp, thời
gian cƣ trú, tình trạng cƣ trú
Chính sách, chế tài xử phạt
hành vi xả rác của Hà Nội
Nhận thức,
thái độ và
Hành vi xả
rác của ngƣời
dân Hà Nội
Đặc điểm kinh tế xã hội khu vực nghiên
cứu
Xây dựng
hệ thống
các giải
pháp phù
hợp nhằm
giảm thiểu
hành vi xả
rác
15
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
Khái niệm hành vi
Hành vi "là toàn thể những phản ứng của cơ thể, nhằm đáp ứng lại kích
thích ngoại giới" hành động hoặc phản ứng của đối tượng (khách thể) hoặc sinh
vật, thường sử dụng trong sự tác động đến môi trường, xã hội. Hành vi có thể
thuộc về ý thức, tiềm thức, công khai hay bí mật, và tự giác hoặc không tự
giác. Hành vi là một giá trị có thể thay đổi qua thời gian.
Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông, Viện ngôn ngữ học của TS Chu Bích
Thu, PGS. TS Nguyễn Ngọc Trâm, TS Nguyễn Thị Thanh Nga,Ts Nguyễn
Thúy Khanh, TS Phạm Hồng Việt, Nxb TP Hồ Chí Minh hành vi (danh từ)
toàn bộ nói chung những phản ứng, cách ứng xử, biểu hiện ra ngoài của một
người trong mộthoàn cảnh cụ thể nhất định
Khái niệm rác thải
Theo từ điển bách khoa toàn thư rác thải là những chất được loại ra trong
sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về rác thải và có nhiều phân loại rác
thải. Tuy nhiên trong phạm vi luận văn, phạm trù rác thải được hiểu là rác sinh
hoạt của hộ gia đình.
Khái niệm ngƣời dân đô thị
Khái niệm người dân đô thị để chỉ tập thể người sinh sống cùng trên một
địa bàn một khu vực, người dân đô thị khác với người dân sinh sống tại các
khu vực khác (nông thôn, miền núi).
Để tìm hiểu về khái niệm người dân đô thị cần hiểu được khái niệm đô thị,
một đô thị hay khu đô thị là một khu vực có mật độ gia tăng các công trình
16
kiến trúc do con người xây dựng so với các khu vực xung quanh nó. Các đô thị
có thể là thành phố, thị xã, trung tâm dân cư đông đúc nhưng thuật từ này
thông thường không mở rộng đến các khu định cư nông thôn như làng, xã, ấp.
Các đô thị được thành lập và phát triển thêm qua quá trình đô thị hóa. Đo đạt
tầm rộng của một đô thị sẽ giúp ích cho việc phân tích mật độ dân số, sự mở
rộng đô thị, và biết được các số liệu về dân số nông thôn và thành thị.
Hành vi xả rác của người dân đô thị trong đề tài chủ yếu đề cập đến hành
vi xả rác bừa bãi, không đúng quy định. Hành vi xả rác không đúng quy định
có nguyên nhân do thói quen đã hình thành từ lâu trong một bộ phận lớn người
dân sinh sống tại Hoàn Kiếm hoặc do cơ sở vật chất chưa đủ đáp ứng nhu cầu
đổ rác đúng quy định của người dân. Biểu hiện của hành vi xả rác không đúng
nơi quy định là việc vứt rác bừa bãi không theo sự hướng dẫn, quy định chung
của đơn vị thu gom rác, rác được xả ra trên đường phố, lề đường, ngõ ngách
một cách tự phát theo thói quen của người dân.
1.2. Các lý thuyết áp dụng
1.2.1. Lý thuyết hành vi
Chủ nghĩa hành vi được phổ biến nhất trong tâm lý học nhưng trong xã
hội học nó vừa có ảnh hưởng trực tiếp tới xã hội học hành vi, vừa có những
ảnh hưởng gián tiếp, đặc biệt là với lý thuyết trao đổi. Các nhà xã hội học hành
vi quan tâm đến mối quan hệ giữa các ảnh hưởng của hành vi của một actor lên
môi trường và tác động của chúng đối với hành vi sau đó của actor. Mối quan
hệ này là cơ sở của điều kiện tác động có hiệu lực (operant conditioning), hay
quá trình học hỏi qua đó “hành vi được bổ sung bởi các hệ quả của nó”. Người
ra có thể nghĩa về hành vi này ít nhất là nó khởi nguồn từ đứa bé sơ sinh, như
là một hành vi ngẫu nhiên. Môi trường trong đó hành vi tồn tại về mặt vật chất
hay xã hội, chịu ảnh hưởng bởi hành vi này, và tới lượt nó, lại “hành động” đáp
trả theo nhiều cách khác nhau. Phản ứng đó- tích cực, tiêu cực hay trung tính-
ảnh hưởng lên hành vi sau đó của actor. Nếu phản ứng đó gây đau đớn hay có
17
tính chất trừng phạt, hành vi có vẻ sẽ không xảy ra trong tương lai nữa. Nhà xã
hội học hành vi nói rằng các hệ quả quá khứ của một hành vi đưa ra điều khiển
trạng thái hiện tại của nó. Nhờ biết được cái đã gợi ra một hành vi nhất định
trong quá khứ, chứng ta có thể dự đoán một actor có tạo ra một hành vi tương
tự trong hoàn cảnh tương lai hay không.
Quan tâm lớn nhất của các nhà hành vi học là các ban thưởng đền bù và
giá phải trả (hay những sự trừng phạt). Các ban thưởng được xác định bởi khả
năng của chúng trong việc củng cố (nghĩa là, thúc đẩy) hành vi, trong khi phải
trả giảm thiểu khả năng tồn tại của hành vi.
Thuyết tâm lý học hành vi, đã có những đóng góp quan trọng đối với sự
phát triển thuyết lựa chọn hợp lý nói chung và thuyết trao đổi xã hội nói riêng.
Ví dụ, quy luật hiệu quả của tâm lý học hành vi cho biết, trong tương tác xã
hội, cá nhân có xư hướng lặp lại những hành vi nào đã đem lại cho họ sự thỏa
mãn. Các luận điểm cơ bản của tâm lý học hành vi đã được một số nhà xã hội
học vận dụng triệt để nhằm phát triển thuyết trao đổi xã hội ở cấp độ vi mô-
hành vi xã hội của cá nhân.
Hành vi xả rác tồn tại trong xã hội với hai hình thức: (i) xả rác đúng quy
định và (ii) xả rác không đúng quy định. Thực tế, hành vi xả rác đúng hay
không đúng quy định khi thực hiện trên thực tế sẽ nhận được ngay các phản
ứng cụ thể hoặc tích cực, tiêu cực hay trung tính. Những phản ứng này sẽ ảnh
hưởng trực tiếp lên hành vi xả rác ngay sau đó. Nếu phản ứng đối với hành vi
xả rác không đúng quy định là khó chịu, bực mình, xem thường hay có tính
chất trừng phạt, hành vi có vẻ sẽ bị giảm thiểu và dần không xảy ra trong tương
lai nữa.
1.2.2. Lý thuyết chọn lựa hợp lý
Các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết chọn lựa hợp lý phát sinh từ kinh tế
học cổ điển (cũng như chủ nghĩa tiện ích và lý thuyết trò chơi). Dựa vào một
loạt các kiểu mẫu khác nhau, Friedman và Hechter đã xếp chung cái mà họ
18
diễn tả như là một mô hình “bộ xương” của lý thuyết chọn lựa hợp lý (chọn lựa
hợp lý).
Tiêu điểm của thuyết chọn lựa hợp lý là các actor. Các actor được xem là
có các mục đích hay mục tiêu về cái mà hành động của họ hướng tới. Các actor
cũng được xem là có các sở thích (như các giá trị, các tiện ích). Thuyết chọn
lựa hợp lý không quan tâm đến tính chất các sở thích này, hay các nguồn của
chúng. Cái quan trọng là hành động được thực hiện để đạt được cácc đối tượng
phù hợp với sở thích của actor.
Mặc dù thuyết chọn lựa hợp lý bắt đầu với các mục đích hay dự định của
actor, nó phải quan tâm đến ít nhất hai sự kìm hãm đối với hành động. Đầu tiên
là sự hiếm hoi của các tiềm năng. Các actor có các tiềm năng khác nhau cũng
như các cách thâm nhập khác nhau vào các tiềm năng khác. Đối với những
người có nhiều tiềm năng, thành quả cuối cùng có thể tương đối dễ. Tuy nhiên,
đối với những người có ít tiềm năng, sự đạt được mục đích có thể khó khăn
hoặc là bất khả.
Liên quan tới sự hiếm hoi các tiềm năng là ý tưởng về các giá phải trả
của cơ hội, hay “các giá đó gắn liền với chuỗi hành động lôi cuốn nhất kế tiếp”.
Trong việc theo đuổi một mục đích đưa ra, các actor phải để mắt tới cái giá của
hành động lôi cuốn nhất kế tiếp của họ. Một actor có thể, chọn cách không theo
đuổi mục đích có giá trị cao nhất nếu tiềm năng của cô ta không đáng kể, nếu
kết quả là các cơ may để đạt được mục đích đó quá mỏng manh, và nếu trong
việc cố gắng để đạt tới mục đích đó cô ta hủy hoại các cơ may đạt được mục
đích giá trị nhất kế tiếp của mình. Các actor được xem là cố gắng tối đa hóa các
điều lệ của họ, và mục tiêu đó có thể bao gồm việc đánh giá mối quan hệ giữa
các cơ may đạt được một mục đích sơ khởi, và điều mà thành tựu đó thực hiện
đối với các cơ may để đạt được đối tượng giá trị nhất thứ hai.
Một nguồn kìm hãm thứ hai lên hành động của cá thể, là các thể chế xã
hội. Như Friedman và Hechter xác định, một cá thể hành động một cách khuôn
19
sáo, tìm ra các hành động của anh ta được kiểm lại từ đầu đến cuối bởi các
nguyên tắc gia đình và trường học; các luật lệ và các mệnh lệnh; các chính sách
cứng rắn: các nhà thờ, giáo đường Do Thái, nhà thờ Hồi giáo; các bệnh viện và
các nhà mai táng. Bằng cách hạn chế tập hợp các hành động có sẵn cho các cá
thể, các luật chơi có tính cưỡng ép- bao gồm các tiêu chí, các quy luật, các lịch
trình, các nguyên tắc bầu chọn- ảnh hưởng một cácch có hệ thống tới các kết
quả xã hội.
Các kìm hãm có tính thể chế này đưa ra cả các hình phạt tích cực và tiêu
cực giúp cho việc động viên các hành động nhất định và khước từ các hành
động khác.
Friedman và Hechter liệt kê hai ý tưởng khác mà họ coi là cơ sở cho
thuyết chọn lựa hợp lý. Đầu tiên là một tập hợp cơ cấu hay quá trình qua đó
“các hành vi cá thể riêng biệt được kết hợp để tạo ra kết quả xã hội”. Thứ hai là
nhận thức đang lớn dần về tầm quan trọng của thông tin trong việc thực hiện
các chọn lựa hợp lý. Ở mỗi thời điểm, giả sử rằng các actor có các thông tin
hoàn hảo hay tối thiểu là đầy đủ để thực hiện các chọn lựa theo mục đích giữa
các chuỗi hành động có thể thế nhau bỏ ngỏ cho anh ta. Tuy nhiên, có một
nhận thức lớn dần rằng phẩm chất hay số lượng của các thông tin có sẵn rất đa
dạng khác biệt và sự đa dạng có một ảnh hưởng sâu sắc tới các chọn lựa của
actor. Trên thực tế, thuyết lựa chọn hợp lý với các biến thể của nó chủ yếu
được triển khai trên nhiều cấp độ từ hành động xã hội của cá nhân đến chức
năng của hệ thống xã hội và mối tương tác giữa cá nhân, nhóm, thiết chế và hệ
thống xã hội. Nhờ vậy, đối với câu hỏi cơ bản của xã hội học: cái gì tạo nên sự
trật tự xã hội, các tác giải của thuyết này đã đưa ra câu trả lời khá rõ ràng. Đó
là sự lựa chọn hợp lý, sự trao đổi xã hội có khả năng tạo dựng và duy trì sự ổn
định, trật tự xã hội.
Phần trên Friedman và Hechter đã xác định một trong những nguồn kìm
hãm thứ hai lên hành động của cá thể, là các thể chế xã hội. Trên thực tế, hành
20
vi của cá nhân có sự kiểm soát, chi phối từ đầu đến cuối bởi các nguyên tắc gia
đình và trường học; các luật lệ và các mệnh lệnh; các chính sách cứng rắn. Đối
với hành vi xả rác không đúng quy định nếu bị trừng phạt cụ thể với hệ thống
luật lệ và chính sách cứng rắn thì lập tức hành vi này sẽ bị hạn chế và biến mất
trong thời gian ngắn.Bên cạnh thể chế luật pháp, thể chế gia đình và trường học
cũng đóng vai trò quan trọng tích cực trong hạn chế hành vi xả rác không đúng
quy định. Giáo dục ý thức, xây dựng nhận thức về hành vi xả rác đúng quy
định trong gia đình và nhà trường có vai trò tích cực trong việc giảm thiểu hành
vi xả rác không đúng quy định của người dân.
1.2.3. Lý thuyết hành vi lựa chọn của George Hormans
George Hormans (1910-1989) nhà xã hội học người Mỹ, một trong các
tác giả của lý thuyết trao đổi xã hội, nổi tiếng với chủ trương đưa con người trở
lại xã hội học. Hormans khai thác triệt để các quy luật tâm lý học để giải thích
hành vi của nhóm nhỏ và hành vi xã hội của cá nhân.
Một số định đề về hành vi duy lý. Khác hẳn các nhà chức năng luận,
Hormans cho rằng cách lý giải hợp lý nhất đối với hiện tượng xã hội là cách
giải thích tâm lý học và các nguyên lý tâm lý học phải là những nguyên lý gốc
của các khoa học xã hội trong đó có xã hội học. Hormans phê phán thuyết
chức năng vì thuyết này đã coi nhẹ thậm chí đã khước từ tâm lý học, do vậy,
khó có thể vừa đưa ra những quy luật chung, khái quát vừa giải thích một cách
thực sự xã hội học về hành vi xã hội của cá nhân. Để khắc phục tình trạng hạn
chế đó, Hormans chủ trương “trả lại con người cho xã hội học” (George
Hormans. Bringing Men Back In. American Sociological Review, 29 No.5.
1964)
Hành vi xã hội sơ đẳng được George Hormans định nghĩa là hành vi mà
con người lặp đi lặp lại không phụ thuộc vào việc nó có được hoạch định hay
không. Hành vi xã hội sơ đẳng diễn ra dưới nhiều hình thức từ phản xạ có điều
21
kiện đến kỹ năng, kỹ xảo đến thói quen. Hành vi xã hội sơ đẳng là cơ sở của sự
trao đổi xã hội giữa hai hay nhiều người.
George Hormans chỉ ra ba đặc trưng cơ bản của hành vi xã hội. Một là
hiện thực hóa- hành vi phải được thực hiện trên thực tế chứ không phải trong ý
niệm. Hai là hành vi đó được khen thưởng hay bị trừng phạt từ phía người
khác. Ba là người khác ở đây phải là nguồn củng cố trực tiếp đối với hành vi
chứ không phải là nguồn củng cố trực tiếp đối với hành vi chứ không phải là
nhân vật trung gian của một cấu trúc xã hội nào đấy.
George Hormans cho rằng “mô hình lựa chọn duy lý” của hành vi người
tương thích một phần nào đó với các định đề của tâm lý học hành vi. Sự trao
đổi xã hội và mối quan hệ giữa các cá nhân thực chất là sự trao đổi lặp đi lặp
lại giữa họ với nhau. George Hormans đưa ra một số định đề cơ bản về hành vi
người như sau:
Định đề phần thưởng: đối với tất cả các hành động của con người,
hành động nào càng thường xuyên được khen thưởng thì càng có
khả năng được lặp lại.
Định đề kích thích: nếu một (nhóm) kích thích nào trước đây đã
từng khiến cho một hành động nào đấy được khen thưởng thì một
(nhóm) kích thích mới càng giống với kích thích đó bao nhiêu thì
càng có khả năng làm cho hành động tương tự như trước đây được
lặp lại bấy nhiêu.
Định đề giá trị: kết quả của hành động càng có giá trị cao đối với
chủ thể bao nhiêu thì chủ thể đó càng có xu hướng thực hiện hành
động đó bấy nhiêu.
Định đề duy lý: cá nhân sẽ lựa chọn hành động nào mà giá trị của
kết qủa hành động đó và khả năng đạt được kết quả đó là lớn nhất.
22
Định đề giá trị suy giảm (nhàm chán) càng thường xuyên nhận
được một phần thưởng nào đó bao nhiêu thì giá trị của nó càng
giảm đi bấy nhiêu đối với chủ thể hành động.
Định đề mong đợi. nếu sự mong đợi của con người được đáp ứng,
thực hiện thì người ta sẽ hài lòng, còn nếu không được thực hiện
thì cá nhân sẽ bực tức, không hài lòng.
Những định đề nêu trên càng có tính hiển nhiên bao nhiêu thì cảng chứng tỏ
hiệu nghiệm bấy nhiêu khi vận dụng để giải thích hành vi xã hội và mối tương
tác giữa các cá nhân. Mặc dù chỉ có định đề thứ tư cho thấy con người là một
chủ thế duy lý trong việc xem xét và lựa chọn hành động nào đó có thể đem lại
phần thưởng lớn nhất và có giá trị nhất. Đáng chú ý là con người luôn có xu
hướng nhân bội giá trị của kết quả hành động với khả năng hiện thực hóa hành
động đó. Có nghĩa là con người sẽ quyết định lựa chọn một hành động nào đấy
ngay cả khi giá trị của nó thấp nhưng được bù lại, họ chọn hành động đó vì tính
khả thi cúa nó rất cao.
1.3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng phải bảo vệ môi trường Đảng và Nhà
nước ta đã khẳng định trong quan điểm chỉ đạo tại Chiến lược Bảo vệ môi
trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1216/
QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ), theo đó Bảo vệ
môi trường là bộ phận cấu thành không tách rời của Chiến lược phát triển kinh
tế- xã hội, chiến lược phát triển bền vững; bảo vệ môi trường hướng tới mục
tiêu phát triển bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại những
vẫn giữ được tiềm năng cho các thế hệ mai sau; đầu tư cho bảo vệ môi trường
là đầu tư cho phát triển bền vững. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn
xã hội, là nghĩa vụ của mọi người dân. Chiến lược ngoài đề cập các mục tiêu về
bảo vệ môi trường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 về bảo vệ môi
23
trường, các định hướng nội dung và biện pháp bảo vệ môi trường, còn đưa ra
06 giải pháp tổng thể cho vấn đề bảo vệ môi trường: (1) tạo chuyển biến mạnh
mẽ về ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân
trong bảo vệ môi trường; (2) hoàn thiện pháp luật, thể chế quản lý, tăng cường
năng lực thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường;(3) đẩy mạnh nghiên cứu
khoa học, phát triển và ứng dụng công nghiệp về bảo vệ môi trường; (4) phát
triển ngành kinh tế môi trường để hỗ trợ các ngành kinh tế khách giải quyết các
vấn đề môi trường, thúc đẩy tăng trưởng, tạo thu nhập và việc làm; (5) tăng
cường, đa dạng hóa đầu tư cho bảo vệ môi trường, thúc đẩy hội nhập và (6)
tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường ;
Vấn đề ô nhiễm môi trường tại Việt Nam hiện nay đã và đang được đề
cập rất nhiều trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiện thực trạng vấn đề
đó như thế nào? Mức độ ô nhiễm ra sao? Ô nhiễm tại đô thị và nông thôn khác
nhau như thế nào? Có rất nhiều nghiên cứu về các vấn đề này, cụ thể:
Đề tài “Nghiên cứu đánh giá tổng thể sức khỏe và thiệt hại kinh tế do ô
nhiễm không khí đô thị” (Cục Y tế, Bộ Giao thông Vận tải tháng 12/2010), đề
tài tiến hành điều tra về vệ sinh môi trường, đường bệnh hô hấp, có liên qua
đến ô nhiễm không khí và chi phí kinh phí cho điều trị bệnh ở Hà Nội và tp Hồ
Chí Minh (2007- 2009). Tổng số người được điều tra khoảng 6.000 người,
sống tại 25 phường đại diện cho 5 quận ở mỗi thành phố (tại Hà Nội: quận Hai
Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Ba Đình; tại TP Hồ Chí Minh:
Quận 1, quận 3, 10, Bình Thạnh, Phú Nhuận ). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng
ô nhiễm không khí có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, đặc
biệt là đối với đường hô hấp. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khi môi trường
không khí bị ô nhiễm, sức khỏe con người bị suy giảm, quá trình lão hóa trong
cơ thể bị thúc đẩy, chức năng của phổi bị suy giảm; gây bệnh hen suyễn, viêm
phế quản; gây bệnh ưng thư, suy nhược thần kinh, tim mạch và làm giảm tuổi
thọ con người. Kết quả nghiên cứu cũng đề cập đến thiệt hại kinh tế do ô nhiễm
24
không khí ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồmcác khoản chi phí: chi phí khám,
thuốc chữa bệnh, tổn thất mất ngày công của lao động do nghỉ ốm….cho thấy
tổng chi phí khám chữa bệnh đường hô hấp, thiệt hại kinh tế đối với dân cư nội
thành Hà Nội là 1.538 đồng/ người /ngày và đối với Hồ Chí Minh là 729 đồng/
người/ ngày. Sở dĩ tổng chi phí do bệnh đường ô hấp tính trên đầu người dân ở
HCM chỉ xấp xỉ bằng ½ so với Hà Nội là do môi trường không khí tại Hà Nội
ô nhiễm hơn và thời tiết biến động mạnh hơn. Tính quy đổi tổng thiệt hại kinh
tế do mắc các bệnh hô hấp ở Hà Nội (tính với 2.5 triệu dân nội thành ) là 66,83
triệu đô la mỹ/ năm và ở thành phố HCM(tính với 5.6 triệu dân nội thành ) là
70,96 triệu đô la mỹ/ năm;
Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2010, Tổng quan Môi trường Việt
Nam ( Bộ Tài nguyên Môi trường năm 2010) với 10 chương đề cập rất đầy đủ
về hiện trạng môi trường của Việt Nam, phần đầu (Chương 1 và 2) tập thể tác
giả trình bày về phát triển kinh tế- xã hội và sức ép đối với môi trường, phần
này đề cập tới quá trình phát triển dân số, đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế tạo
sức ép đối với môi trường, từ đó góp phần dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu,
thiên tai, sự cố về môi trường và sức ép đối với môi trường. Chương 3,4,5,6,7
tập thể tác giả trình bày cụ thể về thực trạng ô nhiễm môi trường nước, không
khí, đất, chất thải rắn và đa dạng sinh học với các chỉ báo, chỉ số cụ thể về
nồng độ ô nhiễm, mức độ ô nhiễm. Chương 8 đề cập đến tác động của ô nhiễm
môi trường đối với sức khỏe con người trên 3 chiều cạnh: ô nhiễm không khí; ô
nhiễm nguồn nước; ô nhiễm đất và chất thải rắn, bên cạnh ô nhiễm môi trường
cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội với 5 khía cạnh, cụ thể:
thiệt hại kinh tế do gia tăng gánh nặng bệnh tật; thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng
đến thủy sản và nông nghiệp; thiệt hại đối với hoạt động du lịch; thiệt hại kinh
tế do chi phí cải thiện môi trường và phát sinh xung đột môi trường. Chương 9
là những đề cập về hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật và hệ
thống quản lý môi trường. Chương 10 báo cáo trình bày sơ lược về các vấn đề
25
môi trường bức xúc trong 5 năm qua và định hướng bảo vệ môi trường trong
năm năm tới, trong phần này tập thể tác giả có đề cập đến một số giải pháp về
nâng cao nhận thức cộng đồng và xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường với
giải pháp công khai các thông tin, số liệuliên quan đến tình hình ô nhiễm môi
trường trên các phương tiện thông tin đại chúng để cộng đồng nhận thức đúng
về vai trò và trách nhiệm của mình trong hoạt động bảo vệ môi trường, xây
dựng chính sách huy động cộng đồng tham gia công tác quản lý môi trường,
giám sát thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng các quy định cụ thể
về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng;
Trong “Phát huy tiềm lực tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử- văn
hóa phát triển bền vững thủ đô Hà Nội đến năm 2020” (Phùng Hữu Phú,
2010), tài liệu là kết quả nghiên cứu của Chương trình khoa học cấp nhà nước,
mã số KX.09 “Nghiên cứu phát huy điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội và giá trị
lịch sử - văn hóa, phục vụ phát triển toàn diện Thủ đô”, tài liệu đã trình bày chi
tiết về tiềm năng và thực trạng sử dụng các nguồn lực tự nhiên, kinh tế, chính
trị, văn hóa xã hội của thủ đô, từ đó tổng kết đưa ra các bài hát lịch sử quan
trọng để định hướng phát triển thủ ô bền vững và tiến kịp thời đại.
Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2007: Môi trường không khí đô thị
Việt Nam, (Bộ Tài nguyên môi trường năm 2007). Báo cáo đề cập đến thực
trạng môi trường không khí tại các đô thị Việt Nam, trên cơ sở đó đánh giá về
công tác quản lý chất lượng không khí đô thị ở nước ta thời gian qua: các thành
công đã đạt được và một số tồn tại thách thức trong công tác này. Bên cạnh đó
báo cáo đề cập đến một số giải pháp để hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường
không khí tại các đô thị Việt Nam hiện nay, trong đó nhấn mạnh đến giải pháp
tăng cường sự tham gia của cộng đồng với nâng cao nhận thức của cộng đồng
đô thị và tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong hệ thống quản lý môi
trường, xây dựng cơ chế cụ thể để thu hút sự ủng hộ, tham gia của cộng đồng
trong công tác bảo vệ môi trường không khí;