Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Cận đại hóa văn hóa Trung Quốc (giai đoạn từ chiến tranh Nha phiến năm 1840 đến Ngũ Tứ vận động năm 1919

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 129 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ HÀ


CẬN ĐẠI HÓA VĂN HÓA TRUNG QUỐC
(Giai đoạn từ Chiến tranh Nha phiến năm 1840 đến
Ngũ Tứ vận động năm 1919)



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Châu Á học





Hà Nội-2013

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ HÀ


CẬN ĐẠI HOÁ VĂN HOÁ TRUNG QUỐC
(Giai đoạn từ Chiến tranh Nha phiến năm 1840
đến Ngũ Tứ vận động năm 1919)


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học
Mã số: 60 31 50


Người hướng dẫn khoa học: PGS Nguyễn Văn Hồng


Hà Nội-2013



4

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 7
1. Lý do lựa chọn và mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: 7
1.1. Lý do lựa chọn đề tài: 7
1.2. Mục đích nghiên cứu: 8
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 8
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn: 8

3. Tình hình nghiên cứu vấn đề: 9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu: 15
5. Bố cục luận văn: 15
PHẦN NỘI DUNG 17
CHƢƠNG 1. PHƢƠNG TÂY “ĐÔNG TIẾN” VÀ NGUY CƠ CỦA TRUNG
QUỐC CẬN ĐẠI 17
1.1 Bối cảnh chung của thế giới và khu vực châu Á nửa cuối thế kỷ 19 17
1.2. Tình hình Trung Quốc trƣớc chiến tranh Nha phiến. 19
1.3. Trung Quốc sau chiến tranh Nha Phiến 22
1.3.1. Tình hình kinh tế: 22
1.3.2. Tình hình chính trị- xã hội 25
1.3.3. Nhữngchuyển biến về văn hoá- tư tưởng 26
Tiểu kết: 33
CHƢƠNG 2: VĂN HÓA TRUNG QUỐC TRÊN CON ĐƢỜNG CẬN ĐẠI
HOÁ (từ 1840 đến 1919) 34
2.1. Cận đại hoá- xu thế tất yếu của châu Á cận đại 34
2.2. Phong trào Dƣơng Vụ- bƣớc khởi đầu của Cận đại hóa Trung Quốc. 37
2.2.1. Sự phát triển của phong trào Dương Vụ. 38
2.2.2. Chiến tranh Trung- Nhật và thất bại của phong trào Dương Vụ. 48
5

2.3. Cuộc thử nghiệm “Cận đại hoá toàn diện” qua phong trào Duy tân Mậu
Tuất. 52
2.3.1. Sự hình thành của phái Duy tân 52
2.3.2. Duy tân với vấn đề cải chế 54
2.3.3. Duy tân với vấn đề phát triển kinh tế 61
2.3.4. Duy tân Mậu Tuất với vấn đề cải cách học phong, giáo dục đào tạo nhân
tài. 65
2.3.5.Đánh giá về phong trào Duy tân Mậu Tuất 70
2.4. Cận đại hoá bằng con đƣờng cách mạng tƣ sản của Tôn Trung Sơn. 74

2.4.1. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 và sự sụp đổ của vương triều phong kiến
Trung Quốc. 74
2.4.2 Tư tưởng “kiến quốc” của Tôn Trung Sơn 79
2.5. Cận đại hóa văn hóa tƣ tƣởng qua phong trào Tân văn hoá (1915-1919). . 90
2.5.1. Nội dung của phong trào Tân văn hoá 90
2.5.2. Đánh giá về phong trào Tân văn hoá: 96
Tiểu kết: 99
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CẬN ĐẠI HOÁ CỦA VĂN HOÁ TRUNG QUỐC
102
3.1. Những trở ngại khiến cận đại hoá của văn hoá Trung Quốc thất bại 102
3.1.1. Sự tồn tại dai dẳng của chế độ quân chủ chuyên chế 102
3.1.2. Sự ngăn trở của văn hoá tư tưởng truyền thống 105
3.1.3. Sự ngăn trở của thế lực phong kiến thủ cựu và thế lực đế quốc thực dân 107
3.3. Đặc điểm cận đại hoá của văn hoá Trung Quốc. 107
3.4. Liên hệ với trƣờng hợp của Việt Nam và Nhật Bản 111
3.3.1. Với trường hợpViệt Nam 111
3.3.2. Với trường hợp Nhật Bản 114
KẾT LUẬN 123
6

TÀI LIỆU THAM KHẢO 126


























7

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn và mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
1.1. Lý do lựa chọn đề tài:
Trung Quốc ngày nay đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ. Công cuộc cải
cách, mở cửa trên cơ sở phát huy văn hóa truyền thống đã làm thay đổi nhanh chóng
diện mạo Trung Quốc. Một Trung Quốc lạc hậu, đói nghèo, bị bắt nạt đã lùi vào quá
khứ nhường chỗ cho hình ảnh “người khổng lồ đang thức dậy” dũng mãnh bước vào
thời đại mới. Để đạt được thành tựu như ngày nay, Trung Quốc đã phải trải qua một
chặng đường dài với biết bao “máu bùn, nghèo hèn và bị xỉ nhục” [2, tr 430].
Nhìn lại quãng đường lịch sử nhân dân Trung Quốc đã đi qua, có thể thấy vào thế
kỷ XIX, khi đế quốc tư bản phương Tây dùng súng đạn và đại bác “cuốn các nước lạc

hậu trên thế giới vào cơn lốc của kinh tế tư bản chủ nghĩa”, thế giới khép kín Trung
Hoa đã phải giật mình thức tỉnh trước sự xâm lược của ngoại bang. Cuộc chiến tranh
thuốc phiện năm 1840 và thất bại thảm hại của “Thiên triều thượng quốc” là dấu hiệu
cảnh tỉnh Trung Quốc phải chuyển mình, phải mở cửa hội nhập. Nhà cách mạng dân
chủ Tôn Trung Sơn sau nửa thế kỷ Trung Quốc bảo thủ đóng cửa, bị nô dịch đã rút ra
kết luận lịch sử: “Sóng triều thế giới cuồn cuộn dâng cao, thuận dòng thì sống, nghịch
dòng thì chết”[5;76]. Trung Quốc cận đại, văn hóa Trung Quốc cận đại đang đứng
trước lựa chọn liên quan tới sự tồn vong của dân tộc, đến vấn đề gìn giữ, bảo tồn và
phát triển bản sắc văn hóa.
Mở cửa và hội nhập là xu thế, qui luật tất yếu của lịch sử, nhưng để nhận thức được
nó, hiểu về nội dung và có những bước đi hiệu quả lại là một quá trình gian khổ. Trong
thời kỳ cận đại, những nhân sĩ yêu nước, những nhà chính trị, nhà cải cách Trung Quốc
luôn trăn trở đưa ra nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề thời đại đặt ra này. Trước
“sóng triều thời đại”, họ đã làm gì để Trung Quốc thoát khỏi nghèo hèn, lạc hậu, thoát
khỏi ách thống trị của thực dân phương Tây? Sự phát triển một đất nước suy xét sâu xa
8

chính là nhờ bởi cơ tầng văn hóa. Nghiên cứu sự chuyển mình của văn hóa Trung Quốc
thời cận đại sẽ góp phần giúp ta có cái nhìn sâu hơn về sự kế thừa và phát triển của văn
hóa Trung Quốc ngày nay. Đồng thời cũng gợi ý cho ta những kiến giải về vấn đề Cận
đại hóa của văn hóa Việt Nam- nền văn hóa vốn có nhiều điểm tương đồng. Đây chính
là lý do chúng tôi lựa chọn đề tài: Cận đại hóa văn hóa Trung Quốc (giai đoạn từ chiến
tranh Nha phiến năm 1840 đến phong trào Ngũ tứ năm 1919).
1.2. Mục đích nghiên cứu: Luận văn này nhằm mục đích chủ yếu sau:
Phân tích, mô tả sự chuyển biến của văn hóa Trung Quốc trong giai đoạn từ sau
Chiến tranh Nha phiến (năm 1840) đến phong trào Tân văn hóa (năm 1919) để thấy
được những chuyển biến trong nhận thức, hành động và xu hướng cận đại hóa của văn
hóa Trung Quốc.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khắc họa được những chuyển biến của văn hoá Trung Quốc giai đoạn từ sau

Chiến tranh thuốc phiện (năm 1840) đến phong trào Tân văn hóa (năm 1919).
- Nêu được đặc điểm về quá trình cận đại hóa của Trung Quốc.
- Đưa ra những liên hệ với Nhật Bản và Việt Nam.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Trong bài luận văn này chúng tôi sẽ đề cập tới vấn đề chuyển mình của Trung
Quốc giai đoạn từ sau chiến tranh Nha phiến năm 1840 đến phong trào Tân văn hóa
năm 1919. Sở dĩ có lựa chọn này vì đây là thời kỳ lịch sử cận đại chứng kiến quá trình
trăn trở trong suy nghĩ, hiến thân trong hành động của nhân dân Trung Quốc để thoát
khỏi lạc hậu, xỉ nhục. Đây cũng là giai đoạn diễn rất nhiều cuộc vận động, xuất hiện
tầng tầng lớp lớp các nhân vật mang trong mình nhiệt huyết thời đại, lòng yêu nước, ý
thức kiếm tìm con đường mới tiến lên phía trước, hội nhập thế giới cho dân tộc Trung
Hoa. Đồng thời, những thành quả và bài học kinh nghiệm rút ra từ các phong trào như
Dương Vụ, Duy tân Mậu Tuất, cách mạng Tân Hợi và Tân văn hóa khi đó đã đặt nền
móng lâu dài cho Trung Quốc mở cửa, hội nhập, cất cánh trong thời nay,

×