ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
NGUYỄN MỘNG HỒNG LIÊN
HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI - TỪ THIỆN CỦA
BÁO CHÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(KHẢO SÁT CÁC BÁO SÀI GÕN GIẢI PHÓNG, TUỔI TRẺ, NGƯỜI LAO ĐỘNG,
PHỤ NỮ, CÔNG AN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, TỪ NĂM 2000 – 2004)
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH : BÁO CHÍ HỌC
MÃ SỐ : 60. 3201.
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. ĐINH VĂN HƯỜNG
TP. HỒ CHÍ MINH – 11/2006
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết ủa đề tài 1
2. Lý do chọn đề tài 2
3. Lịch sử vấn đề 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 4
6. Đóng góp của luận văn 4
7. Bố cục của luận văn 5
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1:
CÔNG TÁC XÃ HỘI - TỪ THIỆN QUA HOẠT ĐỘNG THÔNG
TIN TRÊN BÁO CHÍ
1.1. Công tác xã hội – từ thiện- Bản chất và sự hình thành
1.1.1.Định nghĩa về xã hội từ thiện 8
1.1.2.Bản chất và quá trình hình thành công tác xã hội – từ thiện
ở TPHCM 9
1.1.3. Các tổ chức xã hội -từ thiện ở TPHCM
1.2. Công tác xã hội – từ thiện qua hoạt động thông tin trên báo chí:
1.2.1.Khái niệm về thông tin báo chí 17
1.2.2.Vai trò của báo chí trong việc tạo hiệu ứng hoạt động xã hội – từ
thiện 20
1.2.2.1Tính chất dƣ luận xã hội 20
1.2.3.Báo chí TPHCM với công tác xã hội - từ thiện 24
CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI – TỪ THIỆN
TRÊN BÁO IN TPHCM
2.1. Giới thiệu tổng quan về báo chí TPHCM 29
2.1.1.Đặc điểm của báo chí TPHCM 29
2.1.2.Qúa trình hình thành và phát triển của một số tờ báo in
2.1.2.1.Báo Sài Gòn Giải Phóng 32
2.1.2.2.Báo Tuổi Trẻ 36
2.1.2.3.Báo Ngƣời Lao Động 39
2.1.2.4.Báo Phụ Nữ TPHCM 40
2.1.2.5.Báo Công An TPHCM 41
2.2. Sự hình thành và phát triển các chuyên mục thông tin số phận bất
hạnh
2.2.1.Chuyên mục “Nhịp cầu nhân ái” ( báo Sài Gòn Giải Phóng) 43
2.2.2.Chuyên mục “Ai, ở đâu cần giúp đỡ” (báo Ngƣời Lao Động) 46
2.2.3. Chuyên mục “Đừng quên họ” (báo Phụ Nữ TPHCM) 49
2.2.4.Chuyên mục “Những mảnh đời bất hạnh” (báo Công An TPHCM) 50
2.2.5. Báo Tuổi Trẻ 53
2.3. Những hoàn cảnh đƣợc phản ánh trên mặt báo 54
2.4. Cách thức vận động từ thiện và thông tin trên mặt báo:
2.4.1.Tổ chức vận động từ thiện 60
2.4.2.Tổ chức thông tin tuyên truyền 61
2.4.3.Ngôn ngữ và tít báo 68
2.4.4.Hình ảnh sử dụng trong bài báo 76
2.5. Các chƣơng trình xã hội - từ thiện tiêu biểu
2.5.1.Giải thƣởng Võ Trƣờng Toản 81
2.5.2.Giải thƣởng Văn hay chữ tốt 84
2.5.3.Chƣơng trình Vì ngày mai phát triển 86
CHƢƠNG 3:
HIỆU QUẢ TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI - TỪ THIỆN
TRÊN BÁO IN TPHCM
3.1. Chân dung các nhà hảo tâm
3.1.1.Các cá nhân, nhóm ngƣời lao động 90
3.1.2.Các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp 95
3.1.3.Việt kiều, các tổ chức nhân đạo nƣớc ngoài 98
3.2. Hiệu quả từ các chƣơng trình xã hội - từ thiện từ thiện trên báo in
TPHCM
3.2.1.Hiệu quả đối với những đối tựơng đƣợc trợ giúp 101
3.2.2.Hiệu quả đối với tờ báo 114
3.2.3.Hiệu quả đối với xã hội 118
3.3. Các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác xã hội từ
thiện trên báo in TPHCM những năm tiếp theo 121
PHẦN KẾT LUẬN 132
PHẦN PHỤ LỤC
A. Trò chuyện với lãnh đạo các báo
B. Bảng biểu, số liệu, hình vẽ
C. Những mảnh đời bất hạnh
D. Tổ chức tuyên truyền và hiệu quả
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
- Có ai đó nói rằng trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, lòng
thƣơng ngƣời đang ngày càng bị cạn kiệt. Con ngƣời đang đứng trứơc
nguy cơ lãnh cảm, khô héo, mai một đi trong tình nghĩa, quan hệ cộng
đồng. Dẫu rằng lòng nhân ái đều có trong mỗi con ngƣời nhƣng nhiều
khi nó giống nhƣ một ngƣời anh hùng bị ngủ quên giữa nhịp sống ngày
càng tất bật và hiện đại. Đôi khi chúng ta thanh thản lƣớt qua những
cảnh đời đáng thƣơng chỉ vì sợ mình sẽ rơi vào trò lừa bịp nào đó. Tuy
nhiên, nhƣ một “sứ giả thiện chí”, báo chí âm thầm phát hiện những
mảnh đời khốn khó, phát động chiến dịch hỗ trợ ngƣời cần giúp đỡ, đề
cao những giá trị nhân bản. Nhiều năm qua, báo chí đã làm tốt vai trò
“cầu nối” những tấm lòng vàng của bạn đọc với những ngƣời khốn khó
để nhiều số phận đã đƣợc hỗ trợ kịp thời, nhiều mảnh đời có cơ hội vƣơn
lên. Cây cầu này có vững chắc hay không hoàn toàn phụ thuộc vào tấm
lòng bạn đọc của báo: doanh nghiệp, công nhân viên chức, tiểu thƣơng,
Việt kiều, thậm chí có cả bác xích lô, anh xe ôm, ngƣời tàn tật chắt chiu
tiền để giúp những ngƣời khổ hơn mình.
- Khảo sát, nghiên cứu các chƣơng trình xã hội - từ thiện trên báo
chí TPHCM giúp chúng ta nhận định rõ hơn chức năng, vai trò, vị thế
của báo chí đối với xã hội. Làm tốt công tác từ thiện không chỉ “giúp
đƣợc ngƣời” mà còn nâng vị trí tờ báo trong lòng bạn đọc. Nhƣng từ
trƣớc đến nay, tại TPHCM, dƣới góc độ báo chí, chƣa có công trình nào
nghiên cứu toàn diện quy mô, tính chất, hiệu quả và ý nghĩa xã hội của
các chƣơng trình xã hội - từ thiện trên báo in TPHCM. Đó chính là lý do
thúc đẩy chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Hoạt động xã hội – từ
thiện của báo chí TPHCM”.
2
- Giáo dục lòng nhân ái, từ thiện không chỉ là sự giúp đỡ, sẻ chia nỗi
đau khổ mà còn nhằm tuyên truyền những gƣơng sáng, nhân rộng những
hoạt động vì cộng đồng, đấu tranh chống lại sự thờ ơ, giả dối, nhắm mắt,
quay lƣng trƣớc nỗi bất hạnh của ngƣời khác.
- “Thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân” cũng là một trong những nội
dung quan trọng trong xây dựng con ngƣời mới XHCN.
2. Lý do chọn đề tài
Khoảng cách giữa giàu – nghèo trong nền kinh tế thị trƣờng ngày
càng lớn. Hoạt động xã hội – từ thiện trên các báo không chỉ làm “cầu
nối” giữa những tấm lòng vàng với những ngƣời khốn khó mà còn thể
hiện vai trò đóng góp xã hội của báo chí; trở thành một hoạt động quan
trọng trong công tác quần chúng của báo chí.
Qua các chƣơng trình xã hội – từ thiện, nhiều số phận đã đƣợc hỗ
trợ kịp thời, nhiều mảnh đời có cơ may vƣơn lên, nhiều công trình có ý
nghĩa thiết thực đã đƣợc xây dựng. Hiệu quả từ các hoạt động xã hội - từ
thiện cũng tác động tích cực đến xã hội, giáo dục truyền thống “thƣơng
ngƣời nhƣ thể thƣơng thân”, tinh thần “tôn sƣ trọng đạo”, tinh thần vƣợt
khó, học giỏi.
3. Lịch sử vấn đề
Gần đây, ngành xã hội học rất quan tâm đến hiệu quả xã hội dƣới
sự tác động của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng nhƣ nghiên cứu
về công chúng của hoạt động truyền thông, về ảnh hƣởng, tác động xã
hội của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng…
Tuy nhiên, từ trƣớc đến nay, tại TPHCM, dƣới góc độ báo chí, chƣa
có công trình nào nghiên cứu toàn diện quy mô, tính chất, hiệu quả và ý
nghĩa xã hội của các hoạt động xã hội - từ thiện của báo in TPHCM,
ngoại trừ khoá luận tốt nghiệp cử nhân của sinh viên Trần Thị Quỳnh
3
Hoa “ Hiệu ứng xã hội qua thông tin số phận trên báo Phụ Nữ
TPHCM” (năm 2004). Do vậy, đây là một trong những luận văn thạc sĩ
đầu tiên thực hiện toàn diện và hệ thống vấn đề này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Hoạt động xã hội - từ thiện đa dạng, số lƣợng bài viết phản ánh
trên báo chí về hoạt động này rất phong phú, không chỉ phát triển ở báo
in mà còn mở rộng ra trên sóng phát thanh, truyền hình, báo điện tử.
Hàng ngày, các báo tiếp nhận không ít sự hỗ trợ của bạn đọc gửi tặng
cho những mảnh đời bất hạnh qua các chuyên mục “Địa chỉ cần giúp
đỡ”, “Đừng quên họ”, "Ai, ở đâu cần giúp đỡ”, “Những mảnh đời
bất hạnh” Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung tìm hiểu hiệu quả của
những chuyên mục từ thiện có tính chất định kỳ, những chƣơng trình xã
hội - từ thiện có tiếng vang, đứng đƣợc trong lòng bạn đọc …
Mặt khác, do hạn chế về thời gian và kiến thức của ngƣời thực
hiện, luận văn chỉ khảo sát, phân tích công tác xã hội - từ thiện trên một
số báo in tiêu biểu của TPHCM nhƣ Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ,
Ngƣời Lao Động, Phụ Nữ TPHCM, CoÂng An TPHCM trong
khoảng thời gian từ 2000 – 2004. Khi nào có điều kiện, chúng tôi sẽ tiếp
tục nghiên cứu phần ngƣời dân đóng góp cho các phƣơng tiện truyền
thông đại chúng khác (nhƣ Đài Truyền hình, Đài Phát thanh …), các tổ
chức xã hội khác …
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích là phƣơng pháp nghiên cứu
chủ yếu trong luận văn này. Để hoàn thành luận văn, ngƣời viết phải tiến
hành các bƣớc:
4
- Dựa vào chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đƣờng lối của Đảng về
báo chí và các vấn đề xã hội.
- Lập các biểu đồ, biểu mẫu để thấy rõ quy mô, sự phát
triển của các chƣơng trình xã hội - từ thiện.
- Lấy ý kiến của các nhà hảo tâm, lãnh đạo các báo, bạn
đọc.
- Phƣơng pháp khảo sát, phân tích, đánh giá, đề xuất giải
quyết vấn đề.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Về nhận thức:
Cung cấp một cái nhìn toàn diện về tính chất, quy mô, quá trình
phát triển của các chƣơng trình xã hội - từ thiện; hiệu quả, ý nghĩa của
công tác xã hội - từ thiện trên báo chí TPHCM những năm gần đây.
Khẳng định quan điểm làm “từ thiện” không chỉ có tiền mà còn
cần cả tấm lòng, không chỉ vì “đánh bóng” tờ báo, quảng cáo cho đơn vị
nào mà điều quan trọng là giáo dục lòng nhân ái trong lòng bạn đọc –
một nội dung quan trọng của xây dựng con ngƣời mới.
Về tƣ liệu:
Chúng tôi cố gắng sắp xếp, hệ thống lại các chƣơng trình xã hội -
từ thiện trên các báo theo những dạng số phận, thống kê số tiền bạn đọc
đóng góp cho báo.
Về chuyên môn:
Hoàn tất khóa luận, ngƣời viết sẽ hiểu rõ thêm tầm quan trọng của
hoạt động xã hội - từ thiện trên các báo; đồng thời nâng cao ý thức trách
nhiệm của mình trong khai thác bài viết ở khía cạnh nhân văn .
7. Bố cục của luận văn:
5
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn gồm 3 chƣơng chính sau đây:
CHƢƠNG 1:
CÔNG TÁC XÃ HỘI - TỪ THIỆN QUA HOẠT ĐỘNG THÔNG
TIN TRÊN BÁO CHÍ
1.1. Công tác xã hội – từ thiện- Bản chất và sự hình thành
1.1.1 Định nghĩa về xã hội - từ thiện
1.1.2 Bản chất và quá trình hình thành công tác xã hội – từ thiện ở
TPHCM
1.1.3. Các tổ chức xã hội -từ thiện ở TPHCM
1.2. Công tác xã hội – từ thiện qua hoạt động thông tin trên báo chí:
1.2.1. Khái niệm về thông tin báo chí
1.2.2. Vai trò của báo chí trong việc tạo hiệu ứng hoạt động xã hội – từ
thiện
1.2.2.1. Tính chất dƣ luận xã hội
1.2.2.2. Báo chí hình thành và hƣớng dẫn dƣ luận xã hội tích cực
1.2.3. Báo chí TPHCM với công tác xã hội - từ thiện
CHƢƠNG 2:
HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI – TỪ THIỆN TRÊN BÁO IN
TPHCM
2.1. Giới thiệu tổng quan về báo chí TPHCM
2.1.1. Đặc điểm của báo chí TPHCM
2.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của một số tờ báo in
2.2.Sự hình thành và phát triển các chuyên mục thông tin số phận bất
hạnh
2.2.1.Chuyên mục “Nhịp cầu nhân ái” ( báo Sài Gòn Giải Phóng)
2.2.2.Chuyên mục “Ai, ở đâu cần giúp đỡ” (báo Ngƣời Lao Động)
2.2.3. Chuyên mục “Đừng quên họ” (báo Phụ Nữ TPHCM)
6
2.2.4. Chuyên mục “Những mảnh đời bất hạnh” (báo Công An TPHCM)
2.2.5. Báo Tuổi Trẻ
2.3. Những hoàn cảnh đƣợc phản ánh trên mặt báo
2.4. Cách thức vận động từ thiện và thông tin trên mặt báo:
2.4.1. Tổ chức vận động từ thiện
2.4.2. Tổ chức thông tin tuyên truyền
2.4.3. Ngôn ngữ và tít báo
2.4.4. Hình ảnh sử dụng trong bài báo
2.5.Các chƣơng trình xã hội - từ thiện tiêu biểu
2.5.1. Giải thƣởng Võ Trƣờng Toản
2.5.2. Giải thƣởng Văn hay chữ tốt
2.5.3. Chƣơng trình Vì ngày mai phát triển
CHƢƠNG 3:
HIỆU QUẢ TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI - TỪ THIỆN
TRÊN BÁO IN TPHCM
3.1.Chân dung các nhà hảo tâm
3.1.1. Các cá nhân, nhóm ngƣời lao động
3.1.2. Các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp
3.1.3. Việt kiều, các tổ chức nhân đạo nƣớc ngoài
3.2.Hiệu quả từ các chƣơng trình xã hội - từ thiện từ thiện trên báo in
TPHCM
3.2.1. Hiệu quả đối với những đối tựơng đƣợc trợ giúp
3.2.2.Hiệu quả đối với tờ báo:
3.2.3.Hiệu quả đối với xã hội
3.3. Các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác xã hội – từ
thiện trên báo in TPHCM những năm tiếp theo
Nội dung luận văn sẽ đƣợc trình bày theo thứ tự chƣơng, mục trên.
7
CHƢƠNG 1:
CÔNG TÁC XÃ HỘI - TỪ THIỆN QUA
HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN TRÊN BÁO CHÍ
***
1.1.Công tác xã hội – từ thiện- bản chất và sự hình thành
1.1.1. Định nghĩa về xã hội - từ thiện
Theo Từ điển Tiếng Việt của Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lãm,
xã hội là hình thức sinh hoạt chung có tổ chức của loài ngƣời ở một
trình độ phát triển nhất định của lịch sử, đƣợc xây dựng trên cơ sở một
phƣơng thức sản xuất nhất định [ I, 29, tr 1.528].
Từ là lành, thiện là tốt. Từ thiện là có lòng thƣơng ngƣời, sẵn
sàng giúp đỡ ngƣời nghèo khó để làm phúc [I, 29, 1.422].
Công tác xã hội – từ thiện chính là đem điều tốt lành đến với mọi
ngƣời, những ngƣời thân thiết và cả những ngƣời xa lạ, chính là giúp đỡ
những ngƣời có hoàn cảnh khó khăn: bệnh tật, neo đơn hay trẻ em vô gia
cƣ… Hoạt động xã hội – từ thiện đƣợc duy trì dựa trên kinh phí từ các tổ
chức kinh tế và cá nhân đóng góp.
Ở các nƣớc phát triển, hoạt động từ thiện đã dần dần phát triển
thành công tác xã hội có thâm niên trên dƣới 100 năm. Ngành khoa học
xã hội ứng dụng này tìm kiếm những giải pháp hạn chế và khắc phục
mặt trái của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (sự thay đổi trong
cấu trúc và khủng hoảng gia đình, khoảng cách giàu nghèo, trẻ em cơ
nhỡ, ngƣời già lang thang, các tệ nạn xã hội) Theo thạc sĩ Nguyễn Thị
Oanh [III, 11, tr 4 – 5], dựa trên cơ sở các khoa học về hành vi con ngƣời
và các khoa học khác, công tác xã hội đã hình thành triết lý, các qui
phạm đạo đức, các nguyên tắc và phƣơng pháp hành động đặc thù để
8
giúp cá nhân, nhóm, tập thể và cộng đồng gặp khó khăn, bằng khơi dậy
tiềm năng của chính họ để tìm ra những giải pháp và nguồn lực (bên
trong và bên ngoài) để vƣợt khó và hòa nhập cộng đồng. Không chỉ giải
quyết mà còn phòng ngừa các vấn đề xã hội, công tác xã hội góp phần
thực hiện an sinh xã hội, đẩy mạnh phát triển xã hội để hƣớng tới mục
tiêu “bình đẳng công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển toàn diện con
ngƣời”.
1.1.2 Bản chất và quá trình hình thành công tác xã hội – từ
thiện ở TPHCM
Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) cũng giống với Hà
Nội, là nơi quy tụ của nhiều nguồn ngƣời dân. Sách Phủ biên tập lục
của Lê Quý Đôn cho biết chúa Nguyễn đã chiêu mộ những ngƣời "có vật
lực" từ xứ Quảng Nam, xa hơn là Trung và Bắc Trung bộ đến khẩn
hoang lập ấp. Ngƣời đến Sài Gòn trong buổi ban đầu ấy đủ các thành
phần, những ngƣời "có vật lực", nông dân nghèo đói vì mất đất, mất mùa
vì chiến tranh, thợ thủ công, thƣơng nhân tìm nơi làm ăn buôn bán, binh
lính đồn trú, quan lại đƣợc bổ nhiệm."Gia Định thành thông chí" của
Trịnh Hoài Đức viết năm 1820, có đoạn "Vùng Gia Định nước Việt Nam,
đất đai rộng, lương thực nhiều, không lo đói rét, nên dân ưa sống xa
hoa, ít chịu súc tích, quen thói bốc rời. Người tứ xứ, nhà nào tục nấy.
Đất thuộc sao Dương Châu, gần Mặt trời, khí hậu nóng bức, nên người
Gia Định trọng tiết nghĩa ". "Gia Định có vị trí nam phương dương
minh, nên người khí tiết trung dũng, trọng nghĩa khinh tài rất nhiều, giai
nhân mỹ nữ cũng lắm ". Chính thiên nhiên của Sài Gòn ảnh hƣởng sâu
đậm đến nếp sống, phong cách của ngƣời Sài Gòn. Trịnh Hoài Đức và
sau này là Nguyễn Đình Chiểu đã đôi lần khẳng định cái đặc sắc của
ngƣời Sài Gòn là "trọng nghĩa khinh tài".
9
"Sài Gòn thập cẩm", "Sài Gòn muôn mặt", "Sài Gòn tạp pín-lù"…
cũng hàm ý diễn tả độc đáo vẻ muôn màu muôn sắc có một không hai
của thành phố trẻ năng động và giàu sức sống này. Con ngƣời Sài Gòn
không dừng lại ở sự định hình một thành phố "mở" trẻ và năng động, mà
còn tiếp tục hoàn thiện và thích ứng. Trong một chừng mực nào đó,
ngƣời Sài Gòn có thể nói là tiêu biểu cho tính cách Nam Bộ nói chung.
“Đâu cần, ngƣời Sài Gòn có”, không cần nhiều lời kêu gọi, thấy một
chiếc cầu sập ở miền Trung, cơn bão tàn phá Cà Mau, lũ quét ở Hà
Giang, những số phận bất hạnh, những gƣơng hiếu học nhƣng quá nghèo
khó, ngƣời Sài Gòn lập tức có mặt. Hình thức hỗ trợ, giúp đỡ vô cùng
phong phú: từ thùng quyên góp đặt trƣớc cổng chợ, siêu thị đến phong
trào vận động hỗ trợ đến tận công sở, trƣờng học.
Do vậy, có thể nói rằng: “Sài Gòn là một thành phố bình yên
nhưng lòng người Sài Gòn không bao giờ bình yên trước những bất
hạnh của đồng bào. Những tấm lòng Sài Gòn phóng khoáng và lồng
lộng như gió sông từ bến Nhà Rồng” [III, 8, tr .40]. Những đêm nhạc,
các cuộc triển lãm tranh, giải bóng đá, bóng chuyền, tennis, cầu lông và
cả giải golf từ thiện của ngƣời dân TPHCM giúp nhiều ngƣời bớt nghèo,
thoát khổ, đi qua hoạn nạn Nhiều phong trào ủng hộ "Vì ngƣời
nghèo", đóng góp xây dựng trƣờng lớp học sinh vùng sâu vùng xa, giúp
đỡ gia đình có công với nƣớc, xoá nhà dột nát cho thanh niên xung
phong, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ ngƣời tàn tật, trẻ
em mồ côi, chăm sóc nạn nhân chất độc màu da cam đã đƣợc toàn xã
hội nhiệt tình ủng hộ.
Từ những hoạt động có tính chất đơn lẻ, tự phát, quy mô công tác
xã hội - từ thiện ngày càng rộng lớn và có tính tổ chức, chuyên nghiệp
hơn. Nhiều tổ chức xã hội - từ thiện của TPHCM hoạt động có uy tín,
hiệu quả nên đƣợc nhiều tổ chức phi chính phủ giúp đỡ về tài chính,
10
phƣơng tiện. TPHCM là nơi “khai sinh” phong trào đền ơn đáp nghĩa,
phụng dƣỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Các hoạt động này, sau khi
đƣợc Đảng, Nhà nƣớc phát động đã trở thành phong trào quần chúng
rộng lớn trên khắp cả nƣớc, lôi kéo đƣợc nhiều đơn vị, cá nhân tham gia.
Ngay cả trong trƣờng học Việt Nam cũng đã bắt đầu đƣa công tác
xã hội vào trong chƣơng trình đào tạo. Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh
[III, 11, tr.4 -5], từ đầu những năm 1990 đến nay, Trƣờng Đại học Mở -
Bán công TP.HCM và Trƣờng cao đẳng (nay là đại học) Lao động xã hội
ở Hà Nội là 2 trƣờng đi tiên phong trong đào tạo công tác xã hội. Tuy
nhiên công tác xã hội chỉ là một ngành học của khoa Xã hội học. Mãi
đến tháng 10-2004, Bộ GD-ĐT mới ban hành mã số đào tạo cho công tác
xã hội nhƣ một ngành học ở cấp cao đẳng và đại học. Hiện nay nƣớc ta
đã có 9 trƣờng đại học có khoa công tác xã hội. Với sự phát triển nhƣ vũ
bão của kinh tế và sự bùng nổ của các vấn đề xã hội, để kìm hãm những
xáo trộn xã hội, công tác xã hội sẽ ngày càng có vai trò cực kỳ quan
trọng. Đây là một ngành khoa học, một nghề chuyên môn nên phải đƣợc
đào tạo hẳn hoi mới hành nghề đƣợc.
Năm 2006, Bộ GD –ĐT ƣu tiên ngân sách nhà nƣớc cũng nhƣ hợp
tác quốc tế cho đào tạo công tác xã hội ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ở ngoài
nƣớc. Song song đó là thành lập một hội đồng quốc gia và dành một
khoản ngân sách nhà nƣớc thích đáng cho biên soạn và dịch thuật tài liệu
giảng dạy ngành công tác xã hội.
1.1.3. Các tổ chức xã hội -từ thiện ở TPHCM
TPHCM có nhiều cơ quan, đoàn thể vận động và tiếp nhận tấm
lòng của nhà hảo tâm cho những ngƣời bất hạnh, những vùng bị thiên
tai.
1.1.3.1. Mặt trận Tổ quốc TPHCM
11
Mặt trận Tổ quốc TPHCM trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
đƣợc thành lập vào năm 1977 nhằm thực hiện và phát huy quyền làm
chủ của nhân dân phấn đấu xây dựng một nƣớc Việt Nam hoà bình, độc
lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, có vị trí xứng đáng trên trƣờng
quốc tế. Hiến pháp năm 1992 đã xác định: " Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân " càng khẳng định Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận không thể thiếu đƣợc của hệ thống
chính trị nƣớc ta."Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể thành viên
có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đaị đoàn kết toàn dân, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc ". Không chỉ thực hiện nhiệm vụ đoàn kết dân tộc
mà Mặt trận Tổ quốc TPHCM còn vận động các tầng lớp nhân dân góp
sức đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo, phong trào đền ơn đáp nghĩa
nhƣ xây dựng nhà tình thƣơng, nhà tình nghĩa Đặc biệt, cuộc vận động
“Vì ngƣời nghèo” (năm 2001) nhằm góp phần cùng Đảng và chính
quyền nhân dân TP thực hiện có hiệu quả công tác chăm lo cho đồng bào
nghèo, các đối tƣợng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em có nguy cơ
bỏ học, mồ côi… đƣợc nhiều tầng lớp nhân dân tham gia. Hƣởng ứng
cuộc vận động “Vì ngƣời nghèo”, từ năm 2001 đến nay, Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc TPHCM và Ban Vận động Vì ngƣời nghèo TPHCM đã xây
dựng đƣợc 1.891 căn nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách; 12.029
căn nhà tình thƣơng cho đồng bào nghèo; sửa chữa 3.991 căn nhà dột nát
cho các hộ nghèo khác… nâng tổng số căn nhà đã làm lên 17.911 căn
với tổng trị giá gần 113 tỷ đồng.
Tháng 4 năm 2001, Thƣờng trực Ban vận động “Vì ngƣời nghèo”
(Mặt trận Tổ quốc TPHCM) đã tham mƣu cho TP ban hành quy chế
quản lý và sử dụng “Quỹ vì ngƣời nghèo”. Qua 5 năm (2001 – 2005),
quỹ đã vận động đựơc 233,6 tỷ đồng (trong đó cấp quận, huyện là 114,2
tỷ, cấp TP 119.4 tỷ). Từ nguồn quỹ này, Mặt trận Tổ quốc TPHCM đã
12
xây 1.832 căn nhà tình nghĩa, 11.345 nhà tình thƣơng, sửa chữa chống
dột cho 3.388 hộ nghèo, cấp 223.337 suất học bổng, gắn 8.588 điện kế
và thuỷ điện kế cho gia đình chính sách…
1.1.3.2. Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TPHCM:
Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TPHCM do Anh hùng Lao động,
nguyên Chủ tịch UBND TPHCM – ông Nguyễn Vĩnh Nghiệp sáng lập
vào năm 1993.
Hội có 7 chƣơng trình nhân đạo: Nụ cƣời trẻ thơ, Aùnh sáng cho
ngƣời mù nghèo, Aâm thanh cho trẻ câm điếc, Xe lăn cho trẻ bại liệt và
ngƣời tàn tật, Bảo hiểm y tế cho ngƣời bệnh nghèo và Học bổng cho học
sinh, sinh viên nghèo… Từ sự vận động của hội, nhiều ngƣời mù sáng
mắt, nhiều em bé có đƣợc nụ cƣời, nhiều ngƣời nghèo có thẻ bảo hiểm y
tế khám chữa bệnh.
Tháng 7 năm 2006, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TPHCM tổng
kết 10 năm “Vì trẻ em nghèo khuyết tật bất hạnh”. Hơn 76.000 trẻ em
nghèo khuyết tật bất hạnh đã có cuộc sống tốt hơn. Trong đó các chƣơng
trình: “Vì nụ cƣời trẻ thơ” đã phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch cho hơn
33.000 em; “Ánh sáng cho trẻ em mù nghèo” đã giúp hơn 30.000 em
sáng mắt; “Xe lăn cho trẻ em bại liệt”… với tổng kinh phí hơn 71 tỷ
đồng quyên góp từ các nhà hảo tâm trong và ngoài nƣớc. Ngay trong
ngày kỷ niệm này, các nhà hảo tâm đã góp hơn 31 tỷ đồng và 2.000 xe
lăn “Vì trẻ em nghèo khuyết tật bất hạnh”.
1.1.3.3.Hội Phụ nữ từ thiện TPHCM
Hội là một tổ chức thiện nguyện phi chính phủ đƣợc thành lập vào
19 – 10 – 1989 theo quyết định 623 của UBND TPHCM. Ban chấp hành
hội là các nữ doanh nghiệp, nhà giáo, nhà văn, bác sĩ, nội trợ, ngƣời hƣu
13
trí và các nữ tu thiên chúa giáo, Phật giáo … Trung bình mỗi năm hội
vận động đƣợc 2 tỉ đồng cho 4 chƣơng trình hoạt động:
- Cứu trợ ngƣời già cô đơn và trẻ khuyết tật.
- Chăm lo cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và trẻ nghèo ở
vùng sâu, vùng xa.
- Trợ cấp học bổng và dạy nghề cho thanh thiếu niên nghèo.
- Giúp vốn tín dụng cho phụ nữ nghèo.
1.1.3.4.Hội các nhà doanh nghiệp trẻ TP Hồ Chí Minh:
Tiền thân của Hội doanh nghiệp trẻ TPHCM là câu lạc bộ doanh
nghiệp nhỏ với 30 thành viên. Đến tháng 10-1994, Hội chính thức đƣợc
thành lập, là nơi chia sẻ chí hƣớng, kinh nghiệm kinh doanh, hỗ trợ nhau
vƣợt khó, đồng thời là môi trƣờng để các hội viên phát triển năng lực
góp phần phát triển nền kinh tế đất nƣớc. Hiện nay, Hội doanh nghiệp trẻ
TPHCM có 230 hội viên, trong đó có 2 hội viên là Việt kiều tham gia.
Nhiều hội viên đang là những doanh nghiệp thành đạt trong cộng đồng
doanh nghiệp: 22 doanh nghiệp đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất
lƣợng cao”, 8 ngƣời đƣợc bình chọn “Doanh nghiệp trẻ xuất sắc Việt
Nam”.
Không chỉ giới hạn trong các hoạt động kinh doanh, tiếp thị, hội
còn tổ chức nhiều hoạt động xã hội, từ thiện với mục đích tạo cầu nối
giúp các doanh nghiệp trẻ tiếp cận rộng rãi cộng đồng xã hội. Thực tế
cuộc sống của đồng bào đã góp phần không nhỏ trong việc nuôi dƣỡng
phát triển các phẩm chất cao đẹp của nhà kinh doanh trẻ nhƣ: đạo đức,
lƣơng tâm nghề nghiệp, ý thức và trách nhiệm đối với xã hội, đất nƣớc…
Cũng qua các hoạt động nhƣ vậy, các doanh nghiệp trẻ có cơ hội nắm bắt
đƣợc nhu cầu của thị trƣờng để có hƣớng đầu tƣ, kinh doanh cho phù
14
hợp. Mỗi năm, các thành viên của hội đóng góp hàng tỉ đồng phát học
bổng, tặng quà đồng bào nghèo, xây dựng nhà tình thƣơng …
1.1.3.5.Hội Khuyến học TPHCM:
Thành lập đƣợc 7 năm, Hội Khuyến học TPHCM trực thuộc Hội
Khuyến học Việt Nam. Chƣơng trình học bổng lớn nhất của hội là học
bổng khuyến tài thực hiện từ năm 1999, dành cho học sinh, sinh viên
vƣợt khó học giỏi, giúp các em vƣợt qua cuộc sống khó khăn, phát triển
tài năng. Học bổng đƣợc thực hiện theo phƣơng thức một cá nhân hoặc
một đơn vị nhận tài trợ cho một sinh viên cụ thể và sẽ tài trợ cho sinh
viên ấy suốt quá trình học đại học. Mỗi sinh viên sẽ nhận mỗi năm 1,2
triệu đồng với điều kiện có kết quả học tập tốt. Không chỉ dừng lại ở
mức một cá nhân, đơn vị tặng học bổng cho một sinh viên mà đamức
một cá nhân, tặng học bổng cho một sinh viên mà đã có nhiều cá nhân
tặng đến 2, 3, thậm chí 10 suất.
Học bổng khuyến tài tiếp nhận sự tài trợ của rất nhiều cá nhân
thuộc nhiều giới, nhiều thành phần, từ ngƣời lao động phổ thông, ngƣời
buôn bán nhỏ, nhà giáo, trí thức, luật sƣ, doanh nghiệp, Việt kiều, ngƣời
nƣớc ngoài …. Từ năm 1999 đến 2006, đã có 400 sinh viên nhận học
bổng, trong đó có 82 em đã ra trƣờng.
1.1.3.6. Hội Chữ Thập đỏ TPHCM
Hội Chữ thập đỏ TPHCM trực thuộc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là
tổ chức xã hội của quần chúng, hoạt động vì mục tiêu nhân đạo – hòa
bình – hữu nghị, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì hạnh phúc của nhân dân. Hội hoạt
động theo 7 nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ quốc tế: nhân
đạo, vô tƣ, trung lập, độc lập, tự nguyện, thống nhất và toàn cầu.
15
Hội Chữ thập đỏ TPHCM có 4 nhiệm vụ:
+ Cứu trợ xã hội - Phòng ngừa thảm họa
+ Chăm sóc sức khỏe
+ Hợp tác phát triển
+ Xây dựng Hội vững mạnh
Mỗi năm, hội vận động đƣợc hàng tỉ đồng giúp đỡ ngƣời già cô
đơn, trẻ mồ côi, ngƣời khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam, gia đình
thƣơng binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, gia đình có hoàn
cảnh khó khăn …
Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam thuộc Trung ƣơng Hội Chữ
Thập đỏ Việt Nam thành lập ngày 24 – 7 - 1998 vận động những cá
nhân, tổ chức hảo tâm giúp đỡ các nạn nhân khám chữa bệnh, phẫu thuật
chỉnh hình, phục hồi chức năng, tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề phù hợp
với các loại dị tật, tạo điều kiện cho họ sau này có thể hòa nhập cuộc
sống xã hội …
1.2. Công tác xã hội – từ thiện qua hoạt động thông tin trên báo chí:
1.2.1. Khái niệm về thông tin báo chí:
Thông tin là một nhu cầu cơ bản của con ngƣời, chi phối sâu sắc
toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nếu nhƣ thức ăn giúp con
ngƣời duy trì sự sống thì thông tin làm con ngƣời thấy mình đang tồn tại,
gắn bó hơn với hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh tự nhiên. Thông tin cũng
giúp con ngƣời điều chỉnh hành vi, góp phần sáng tạo cho cộng đồng. Sự
trao đổi thông tin thƣờng xuyên là điều kiện không thể thiếu đƣợc của
sự hình thành và phát triển con ngƣời trong xã hội.
Theo Hữu Thọ, [I, 34,tr. 136], con ngƣời có 3 loại nhu cầu cơ bản
về thông tin.
Nhu cầu sinh tồn: cần thông tin để sống ( dự báo thời tiết, giá cả
…) để có thể phục vụ cuộc sống của mình và cộng đồng.
16
Nhu cầu hiểu biết: con ngƣời bao giờ cũng muốn vƣơn lên, muốn
hiểu xem những hiện tƣợng đang xảy ra, muốn thông tin về những tri
thức xã hội, tri thức tự nhiên …
Nhu cầu về lý tƣởng, về hành động, về thẩm mỹ: muốn đƣợc giáo
dục, hƣớng dẫn để chọn lựa lý tƣởng sống của mình muốn vƣơn lên cái
đẹp đẽ, cái cao thƣợng.
Thông tin là phần tri thức đƣợc sử dụng để định hƣớng, tác động
đến những hành động tích cực và quản lý xã hội, thực hiện mục đích giữ
gìn những đặc điểm phẩm chất, sự hoàn thiện và phát triển của hệ thống
(nhƣ là phƣơng tiện tác động trong mối quan hệ báo chí – công chúng).
Thông tin tác động tích cực đến ý thức và hành vi con ngƣời, nhƣng
không phải lúc nào thông tin cũng tác động một cách trực tiếp. Thông tin
lựa chọn một cách tự giác và có mục đích thƣờng mang sức mạnh thuyết
phục to lớn và có thể làm thay đổi căn bản suy nghĩ và hành vi con
ngƣời. Trong đời sống xã hội, con ngƣời bao giờ cũng nằm trong những
quan hệ xã hội khác nhau (lao động, gia đình, giai cấp …). Những quan
hệ ấy gắn liền với tác động thông tin qua lại giữa ngƣời con ngƣời với
nhau trrong xã hội thông tin. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã
khiến nhu cầu của các đối tƣợng trong xã hội về tiếp nhận và cung cấp
thông tin ngày càng cao và đa dạng. “Xu hƣớng hội tụ thông tin - viễn
thông - tin học đang diễn ra mạnh mẽ là yếu tố tích cực tác động đến sự
phát triển thông tin ở nƣớc ta” [IV, 1, tr. 11].
Báo chí là loại hình hoạt động thông tin chính trị – xã hội, cung
cấp cho con ngƣời những sự kiện, hiện tƣợng xảy ra mỗi ngày trong đời
sống xã hội. Theo các tác giả Dƣơng Xuân Sơn, Đinh Văn Hƣờng, Trần
Quang, [I, 27, tr. 48], thông tin báo chí là những thông tin chính trị – xã
hội. Nghĩa là thông tin báo chí bao giờ cũng chứa đựng những giá trị xã
hội hay chính trị. Trong lý luận báo chí, khái niệm thông tin có 2 cách
17
hiểu: Một là tri thức, tƣ tƣởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ hiện
thực cuộc sống. Hai là sự loan báo cho mọi ngƣời biết. Thông tin cũng
chính là chức năng và đặc trƣng của báo chí, là công cụ chủ yếu để nhà
báo thực hiện mục đích của mình. Thông tin phản ánh thực tế cuộc
sống, thoả mãn nhu cầu công chúng. Đối với công chúng, tác phẩm báo
chí mới chỉ thể hiện qua chất lƣợng của thông tin tiềm năng, bởi những
thông tin đó chƣa chắc đƣợc công chúng tiếp nhận, dù đƣợc đăng báo
phát sóng. Hiện tƣợng này diễn ra khi công chúng không đọc báo, không
nghe đài, không xem truyền hình. Mối quan hệ cuộc sống – nhà báo –tác
phẩm –công chúng bị phá vỡ, không có khả năng chuyển thông tin tiềm
năng thành thông tin hiện thực. Trong khi đó, thông tin hiện thực là
những thông tin đƣợc nhà báo sáng tạo và đƣợc công chúng tiếp nhận
qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng hoặc nghe ngƣời đã từng nghe,
từng xem kể lại. Điều này nhắc nhở nhà báo phải quan tâm đến hiệu quả
của chƣơng trình, bài viết. Trong hoạt động báo chí, khi tìm hiểu khái
niệm thông tin cần đặt nó trong mối liên hệ trực tiếp với hiệu quả, tức là
ảnh hƣởng trực tiếp của thông tin đối với công chúng, hƣớng dẫn nhận
thức và giáo dục đạo đức cho họ để có hành động đúng đắn.
Đảng xác định quyền đƣợc thông tin là một nội dung của việc đảm
bảo quyền làm chủ của quần chúng. Khi đời sống ngƣời dân đƣợc cải
thiện, trình độ dân trí ngày càng cao thì nhu cầu thông tin của ngƣời dân
sẽ càng đa dạng, do vậy cần xây dựng hệ thống thông tin chính xác tạo
điều kiện cho xã hội đổi mới tƣ duy.
1.2.2. Vai trò của báo chí trong việc tạo hiệu ứng hoạt động xã hội –
từ thiện:
1.2.2.1. Tính chất dƣ luận xã hội:
18
Dƣ luận xã hội là phản ứng, thái độ của xã hội đối với một sự
kiện, hiện tƣợng hay một nhân vật nào đó. Để trở thành dƣ luận xã hội,
những phản ánh, thái độ đó phải mang tính xã hội, mang tính phổ biến
tƣơng đối. Tính chất của dƣ luận xã hội phụ thuộc vào tính chất các sự
kiện, vấn đề, nhân vật mà công chúng quan tâm.
Theo TS Vũ Quang Hà, Ths Tạ Minh, [I, 8, tr. 103], dƣ luận xã
hội đƣợc hình thành qua 4 bƣớc.
Bƣớc 1: Chứng kiến về một sự việc, một hiện tƣợng, một quá
trình (nghe –nhìn – đọc) thông qua trao đổi thông tin về nó mà nảy sinh
các cảm nghĩ, các ý kiến ban đầu.
Bƣớc 2: Qua trao đổi, bàn luận về các cảm nghĩ, các ý kiến xung
quanh đối tƣợng của dƣ luận xã hội, ý kiến cá nhân chuyển từ lĩnh vực ý
thức cá nhân sang ý thức xã hội.
Bƣớc 3: Các loại ý kiến khác nhau thống nhất lại xung quanh các
quan điểm cơ bản hình thành nên sự đánh giá, phán xét chung thoả mãn
đại đa số cộng đồng ngƣời.
Bƣớc 4: Từ sự phán xét đánh giá chung đi tới lập trƣờng hành
động thống nhất, từ đó nêu ra các kiến nghị về hoạt động thực tiễn.
Nhƣ vậy, dƣ luận xã hội hình thành qua sự bàn bạc, trao đổi, va
chạm các ý kiến khác nhau và sự phán xét khác nhau, là sản phẩm của
giao tiếp xã hội.
Tính chất của dƣ luận xã hội phụ thuộc vào tính chất vấn đề công
chúng quan tâm. Ngạn ngữ phƣơng Tây có câu: “Không có sự ngạc
nhiên nào tồn tại quá 3 ngày”. Sự kiện nối tiếp sự kiện qua mỗi thời
khắc, do vậy dƣ luận xã hội mang tính chất không ổn định. Theo tác giả
Lƣơng Khắc Hiếu, [I, 10, tr. 23] bản chất của dƣ luận xã hội có 3 nội
dung cơ bản:
19
- Dƣ luận xã hội là tổng hợp đặc biệt những quan niệm của các cá
nhân khác nhau hình thành và phát triển thông qua giao tiếp xã hội.
- Dƣ luận xã hội là thái độ, tình cảm, phản ứng của những nhóm
ngƣời khác nhau đối với những sự kiện hoặc hành vi nhất định hình
thành trên cơ sở của sự khẳng định mang tính chất kinh nghiệm.
- Dƣ luận xã hội là cơ chế tâm lý- xã hội tác động mạnh mẽ đến
các quan hệ xã hội và hành vi của các cá nhân.
Sức mạnh của dƣ luận xã hội đƣợc thể hiện ra nhƣ là sự cƣỡng
bức tâm lý mà các cá nhân phải chấp nhận một cách tự động. Vì một khi
đã hình thành các ý kiến chung, các phán đoán, đánh giá, nghĩa là một
tiêu chuẩn chung, một khuôn mẫu có sức ép tình cảm rất lớn buộc các cá
nhân phải hành động, phải xử sự theo chiều hƣớng mà các ý kiến, đánh
giá của dƣ luận đã tạo nên. Những ý kiến chung một khi đã hình thành
và đƣợc củng cố trở thành dƣ luận thƣờng đƣợc thừa nhận nhƣ một chân
lý hiển nhiên ảnh hƣởng to lớn đến tƣ tƣởng, tâm lý và hành vi của các
cá nhân.
1.2.2.2.Báo chí hình thành, hƣớng dẫn dƣ luận tạo nên hiệu ứng xã
hội tích cực
Mỗi cá nhân luôn sống trong một bối cảnh xã hội với những mối
quan hệ cụ thể, do vậy, việc tiếp nhận thông tin sẽ phụ thuộc vào bối
cảnh xã hội cá nhân đang sống. Những nhà nghiên cứu cho rằng tri giác
của con ngƣời luôn luôn mang tính lựa chọn, chọn lọc. Khi một thông tin
nào đó đƣợc phát đi, nó sẽ trở thành một dƣ luận công khai có nhiều
ngƣời biết, bàn tán, phán xét và trở thành một áp lực xã hội ảnh hƣởng
đến hành vi cá nhân, nhờ đó thực hiện đƣợc chức năng kiểm soát cá
nhân, hạn chế những tiêu cực, lệch lạc xã hội.
20
Báo chí có vai trò rất quan trọng đối với nội dung và tính chất của
dƣ luận xã hội. Với sức mạnh của mình (khả năng thông tin kịp thời,
sinh động và phong phú đến công chúng), báo chí tác động trực tiếp đến
sự hình thành và định hƣớng dƣ luận xã hội nhanh chóng, rộng rãi và
hiệu quả nhất. Do vậy, các lực lƣợng chính trị trong xã hội đều sử dụng
báo chí nhƣ công cụ đấu tranh giành quyền lực.
Theo Trần Hữu Quang, [I, 23, tr 162], dƣ luận công chúng thật ra
chỉ phản ánh lại quan điểm của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng.
Dƣới tác động của báo chí, một sự kiện ở góc phố, thôn quê cũng có thể
trở thành sự kiện nóng bỏng.
Quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam kéo theo nhiều biến
động xã hội sâu sắc. Nhiều nhân tố mới tích cực nhƣng cũng không lắm
lệch lạc, bất cập của thời đại. Nhiệm vụ của nhà báo không chỉ là cung
cấp thông tin mà ngƣời làm báo còn có trọng trách định hƣớng và hình
thành dƣ luận xã hội tích cực để góp phần giải quyết các vấn đề xã hội
đa dạng cũng nhƣ ổn định trật tự xã hội. Tác giả Trần Thế Phiệt khẳng
định:“Sứ mệnh của mỗi tờ báo là nhằm hướng đến một vấn đề nào đó,
đáp ứng nhu cầu ở bạn đọc. Trên cơ sở tìm đến với bạn đọc bằng thông
tin, tờ báo dù muốn hay không, mặc nhiên tham gia định hướng tư
tưởng, tình cảm cho bạn đọc, hình thành thị hiếu cho độc giả. Đó chính
là nhiệm vụ cao cả của tờ báo. Không chỉ dùng một loại thể nào đó mà
phải biết khai thác thế mạnh của từng loại, thể loại, dạng để tạo sức
mạnh tổng hợp. Sức hấp dẫn của báo chí là ở chỗ thông tin được những
điều mới mẻ, đề cập được những vấn đề bạn đọc quan tâm, phát hiện, đề
xuất những điều làm bạn đọc phải suy nghĩ [I, 19, tr 21].
Nhà báo không chỉ là chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa – tƣ
tƣởng mà còn góp phần phát triển lợi ích cộng đồng. Nhƣng muốn định
hƣớng tƣ tƣởng, tình cảm đời sống tinh thần xã hội, báo chí phải có chất
21
lƣợng mới tạo sức hấp dẫn với ngƣời đọc. Vì“hiệu quả hoạt động báo
chí thế nào cũng sẽ biểu hiện cụ thể qua sự tác động vào nhận thức và
ứng xử của con người, vào tâm lý xã hội, đưa đến hành động thực tiễn
…” [I, 19,tr 160]. Do vậy, theo TS Nguyễn Thị Minh Thái [ I, 31, tr 58 ],
“nhà báo là người nằm trong dòng chảy thông tin về các lĩnh vực của
đời sống xã hội, nên cần phải định hướng thông tin, xem cái gì đáng mặt
thông tin, để thông tin cho đích đáng …”. Xã hội đặt trọng trách lên vai
nhà báo. Nhà báo không chỉ là ngƣời thông tin mà còn là nhà giáo dục
góp phần hình thành nhân cách, lối sống tốt đẹp cho con ngƣời. Báo chí
càng hình thành và hƣớng dẫn dƣ luận xã hội tích cực thì càng gia tăng
tính hiệu quả của các hoạt động xã hội - từ thiện trên báo chí.
1.2.3. Báo chí TPHCM với công tác xã hội – từ thiện
Sài Gòn là nơi khai sinh các phong trào mới và báo chí Sài Gòn
cũng đã dốc sức nhiều cho các hoạt động xã hội – từ thiện. Điển hình là
tờ báo Phụ Nữ Tân Văn (1929- 1934) do bà Nguyễn Đức Nhuận (nhũ
danh Cao Thị Khanh) sáng lập đƣợc đánh giá là tuần báo có nhiều đóng
góp cho công tác xã hội – từ thiện. Theo nhà nghiên cứu Bằng Giang [I,
4, tr. 34], ở Sài Gòn giai đoạn 1930 -1975, không có một tờ báo phụ nữ
nào có nhiều sáng kiến hoạt động văn hóa, xã hội hữu ích nhƣ Phụ Nữ
Tân Văn. Và từ những sáng kiến này mà nhà cầm quyền thuộc địa đã
học tập làm theo. Các hoạt động xã hội - từ thiện của Phụ Nữ Tân Văn
bao gồm quyên góp gây học bổng, tổ chức Hội chợ Phụ nữ tạo quỹ giúp
Hội Dục Anh, bữa cơm bình dân cho ngƣời lỡ chân hụt bữa. Ngay từ số
báo đầu tiên (2 – 5 – 1929), Phụ Nữ Tân Văn có bài cổ động đồng bào
quyên góp gây quỹ cấp học bổng cho học sinh nghèo du học ở Pháp.
Tháng 10 năm 1929 có 2 ngƣời đầu tiên nhận học bổng của báo, dù chƣa
phải là nhiều nhƣng hoạt động này đã gây đƣợc ảnh hƣởng tốt để qua