Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 129 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ NGÀ



ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ "DUY TÌNH"
TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN QUAN HỆ
CÔNG CHÚNG VÀ NHÀ BÁO TẠI VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học



Hà Nội – 2013
2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ NGÀ



ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ "DUY TÌNH"
TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN QUAN HỆ
CÔNG CHÚNG VÀ NHÀ BÁO TẠI VIỆT NAM


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền






Hà Nội – 2013
5

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 7
PHẦN MỞ ĐẦU 8
1. Lý do chọn đề tài 8
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 11
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

4. Phương pháp nghiên cứu 13
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 13
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 15
7. Cấu trúc luận văn 19
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ YẾU TỐ “DUY TÌNH” TRONG VĂN
HÓA PHƢƠNG ĐÔNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN
QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VỚI NHÀ BÁO 20
1.1 Yếu tố “duy tình” trong văn hóa phương Đông 20
1.1.1 Khái niệm “duy tình” 20
1.1.2 Những biểu hiện của yếu tố “duy tình” 22
1.2 Mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo 26
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của mối quan hệ 26
1.2.2 Ảnh hưởng của yếu tố ”duy tình” tới mối quan hệ giữa nhân viên
QHCC và nhà báo 33
Tiểu kết chương 1 41
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA YẾU TỐ “DUY
TÌNH” TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN QUAN HỆ
CÔNG CHÚNG VÀ NHÀ BÁO TẠI VIỆT NAM 43
2.1 Quá trình thiết kế nghiên cứu 43
6

2.2 Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối
quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Việt Nam 48
2.2.1 Biểu hiện của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên
QHCC và nhà báo 48
2.2.2 Mức độ ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa
nhân viên QHCC và nhà báo 53
Tiểu kết chương 2 68
CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TÌNH
CẢM GIỮA NHÂN VIÊN QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ NHÀ BÁO

70
3.1 Cách xây dựng và duy trì tính tích cực của yếu tố “duy tình” trong
mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo 70
3.1.1 Duy trì việc gặp gỡ và liên lạc thường xuyên giữa hai nhóm 70
3.1.2 Xây dựng sự tin tưởng, kiểm soát, cam kết, hài lòng và thể diện
trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo 78
3.1.3 Tôn trọng và thấu hiểu tính chất nghề nghiệp của hai bên 80
3.1.4 Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của nhân viên QHCC 83
3.1.5 Sự thiện chí của lãnh đạo doanh nghiệp và cơ quan báo chí 84
3.2 Cách tiết chế ảnh hưởng tiêu cực của yếu tố "duy tình" trong quan
hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo 87
Tiểu kết chương 3 90
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 104

7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Nhận diện dạng tình cảm giữa nhân viên QHCC và nhà báo
Bảng 2.2: Đánh giá về nguồn gốc của yếu tố tình cảm trong mối quan hệ
giữa nhân viên QHCC và nhà báo
Bảng 2.3: Biểu hiện thường thấy của yếu tố tình cảm trong mối quan hệ giữa
nhân viên QHCC và nhà báo
Bảng 2.4: Quan điểm về hình thức tặng quà bằng phong bì đối với nhà báo
Bảng 2.5: Đánh giá về lợi ích trong công việc khi nhân viên QHCC và nhà
báo xây dựng được mối quan hệ thân thiết
Bảng 2.6: Đánh giá về lợi ích có được nguồn tin nhanh và chính xác khi xây
dựng mối quan hệ tốt giữa nhân viên QHCC và nhà báo

Bảng 2.7: Nhân viên QHCC được ưu ái trong xử lý khủng hoảng khi xây
dựng mối quan hệ tốt với nhà báo
Bảng 2.8: Quan điểm về việc hình thành mẫu quan hệ truyền thông tích cực
khi xây dựng mối quan hệ có tình cảm giữa nhân viên QHCC và nhà báo
Bảng 3.1: Quan điểm về việc nhân viên QHCC nên duy trì việc tặng quà nhà
báo
Bảng 3.2: Các hoạt động khác cần duy trì để tăng cường mối quan hệ thân
thiết giữa nhân viên QHCC và nhà báo
Bảng 3.3: Cách thức để nhân viên QHCC và nhà báo cảm nhận được tình
cảm lẫn nhau
Bảng 3.4: Giải pháp tiết chế để giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên
QHCC và nhà báo
8

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông hiện nay thì các
mối quan hệ truyền thông cũng được hình thành dưới nhiều hình thức khác
nhau. Đặc biệt, mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên QHCC luôn được
quan tâm và nghiên cứu ở nhiều khía cạnh. Không phải ngẫu nhiên mà trong
một nghiên cứu về quan hệ truyền thông đã khẳng định: “Mối quan hệ giữa
nhân viên quan hệ công chúng (QHCC) và nhà báo đóng vai trò quan trọng
cho sự thành công của quan hệ truyền thông” (Shin & Kim, 2002).
Ở cả góc độ lý thuyết và thực tiễn, mối quan hệ này thể hiện vai trò
rất quan trọng đối với quan hệ xã hội nói chung và quan hệ truyền thông nói
riêng. Tại Việt Nam, quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo ngày càng
phát triển ở mức sâu rộng. Dễ dàng bắt gặp những tờ báo, những hoạt động
tài trợ, những chương trình truyền hình, thậm chí là những tin tức hàng ngày
đều có bóng dáng của hoạt động QHCC. Cho nên, ở khía cạnh nào đó, có
thể nói báo chí hiện nay gần như không thể tách rời hoàn toàn với hoạt động

truyền thông của các công ty truyền thông, các phòng QHCC, nhân viên làm
QHCC của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các bộ, ngành… [52].
Trên thế giới, mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo cũng
được quan tâm và khai thác từ lâu, thể hiện qua hàng loạt các nghiên cứu có
giá trị như: Relationship management in Public Relations: Dimensions of an
Organization Public Relationship (John A. Ledingham and Stephen D.
Bruning, 1998), A Cross – Cultural, Multiple – Item Scale for Measuring
Organization Public Relationship (Yi-Hui Huang, 1997), Face and favor:
the Chinese power game (Hwang, K. 1987), Journal of Public Relations
9

research (Broom, G., Casey, C. & Ritchey, J. 1997), Media relations in
Korea Cheong between journalist and PR (Dan Berkowitz, Jonghyuk Lee,
2004)…. Có một điểm chung trong các nghiên cứu này, đó là các mối quan
hệ truyền thông đều được xây dựng trên nền tảng văn hóa vùng miền, môi
trường truyền thông… của từng quốc gia cụ thể. Thực tiễn cũng cho thấy, ở
Mỹ và nhiều nước phương Tây khác, mối quan hệ giữa các nhân viên
QHCC và nhà báo được coi là không tốt, thiếu sự tin tưởng và thậm chí coi
thường nhau, với một mức độ nhất định của khoảng cách xã hội tồn tại giữa
2 nhóm (Cameron, G. T., Sallot, L. M.,&Curtin, P. A, 1997).
Ngược lại, đối với văn hóa phương Đông, sự lấn át của quan hệ cá
nhân đang ảnh hưởng tới mối quan hệ đặc biệt giữa nhân viên QHCC và nhà
báo. Cụ thể như, một phương diện của văn hóa Hàn Quốc, được gọi là
“Cheong” đã tạo nên một đặc điểm chung của mối quan hệ giữa nhân viên
QHCC và nhà báo, mang 2 nhóm lại gần nhau hơn mà không làm ảnh hưởng
đến đẳng cấp chuyên nghiệp của hai ngành [23]. Cũng như vậy, ở Trung
Quốc, người ta dùng 4 nguyên tắc vàng là Guanxi, Mianzi, Renqing và Bao
làm nền tảng cho sự ứng xử giữa báo chí với doanh nghiệp (Kwang-kuo
Hwang, 1987). Ở các nước châu Á cũng có những nghiên cứu dựa trên các
nền văn hóa độc đáo của họ như các nghiên cứu của Hanpongpandh (2002);

Huang (2000); Kelly, Masumoto & Gibson (2002). Các nghiên cứu trên đã
chỉ ra rằng, mối quan hệ thành công giữa nhân viên QHCC và nhà báo tương
ứng với từng tình hình văn hóa cụ thể, vẽ nên sắc thái cho phong cách văn
hóa của việc tương tác giữa người với người, chứ không hẳn là được chuẩn
hóa trong các xã hội và hệ thống báo chí [33].
Nằm trong vùng văn hóa phương Đông, nền văn hóa Việt Nam có bản
sắc đậm đà và được khái quát bằng chữ “Tình” hay còn gọi là “duy tình”
10

theo chữ của Trần Quốc Vượng [19]. Người Việt Nam đặt yếu tố “duy tình”
lên trên tất cả các mối quan hệ ứng xử trong xã hội, và mối quan hệ giữa
nhân viên QHCC và nhà báo không nằm ngoài điều đó. Duy tình là đặc
trưng văn hóa giao tiếp của người Việt thông qua các biểu hiện như coi
trọng tình cảm, coi trọng cộng đồng, biết giữ thể diện cho nhau… Mặt khác,
khái niệm về Quan hệ công chúng (Public relation) có nguồn gốc từ nước
ngoài, nhưng khi vào Việt Nam đã được “Việt hóa” theo văn hóa bản địa.
Để hiểu đúng và vận dụng đúng mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà
báo cần phải nghiên cứu nó trong bối cảnh truyền thông và văn hóa của Việt
Nam.Từ góc nhìn quan trọng này, người nghiên cứu đã phát hiện ra một vấn
đề khá thú vị và mới mẻ cần được nghiên cứu dưới góc nhìn liên ngành báo
chí và QHCC. Đó là đề tài : “Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối
quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Việt Nam”.
Có thể nói, mối quan hệ nghề nghiệp bao hàm luôn quan hệ công việc
và mối quan hệ tình cảm. Trong đó, quan hệ công việc chịu ảnh hưởng nhiều
hơn của yếu tố “duy lý” – một yếu tố đương nhiên trong mối quan hệ nghề
nghiệp. Tuy nhiên, ở góc độ quan hệ tình cảm lại chịu sự chi phối của yếu tố
“duy tình” – yếu tố “mềm” có ảnh hưởng ít nhiều tới mối quan hệ nghề
nghiệp, nhất là mối quan hệ dựa trên một nền văn hóa như Việt Nam. Việc
đưa yếu tố “duy tình” vận dụng hiệu quả trong mối quan hệ giữa nhân viên
QHCC và nhà báo thì hầu như các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam chưa

nhắc đến.
Từ những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng
của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo
tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Ngoài ra, việc lựa chọn nghiên cứu “Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong
11

mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Việt Nam” sẽ giúp giải
đáp được câu hỏi: có thực sự tồn tại yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ này
hay không? Nếu có, nó đã và đang tồn tại ở mức độ nào? Những mặt tích
cực và tiêu cực của nó? Nếu muốn vận dụng yếu tố “duy tình” này trong
mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo thì nên vận dụng và tiết chế
ra sao? Lời đáp cho các câu hỏi trên sẽ giúp chúng ta tìm thấy được giải
pháp xây dựng mối quan hệ hai chiều giữa nhân viên QHCC và nhà báo đạt
hiệu quả tốt nhất. Điều này rất hữu ích cho cả nhà báo, nhân viên QHCCvà
sự phát triển của ngành truyền thông ở Việt Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
QHCC là một bộ phận cấu thành rất quan trọng trong nghiên cứu về
truyền thông đại chúng. Trong thực tiễn, đây cũng là bộ phận rất được các
doanh nghiệp chú trọng và được đặt riêng cho sứ mệnh quảng bá, xây dựng
thương hiệu cho doanh nghiệp. Một trong những nhiệm vụ sống còn của
QHCC đó là xây dựng mối quan hệ tốt với báo chí hay cụ thể hơn là với các
nhà báo, bởi các doanh nghiệp không thể xây dựng thương hiệu của mình
một cách thuận lợi nếu thiếu đi sự trợ giúp từ các phương tiện truyền thông
đại chúng nói chung và các nhà báo nói riêng. Tuy nhiên, xây dựng mối
quan hệ này ở mức độ thân thiết, hiệu quả bằng cách vận dụng văn hóa “duy
tình” của người Việt thì không hề dễ dàng bởi ranh giới giữa tính tích cực và
tiêu cực của nó rất mỏng manh.
Luận văn đã kết hợp giữa hệ thống lý thuyết về QHCC hiện đại thực tiễn
QHCC tại Việt Nam để khảo sát mức độ tình cảm đang tồn tại mối quan hệ

giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Việt Nam, những biểu hiện và ảnh
hưởng từ mối quan hệ này tới nghề nghiệp của hai bên. Từ đó, luận văn đưa
ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất những giải pháp để phát triển một
12

cách tích cực yếu tố “duy tình” giữa nhân viên QHCC và nhà báo. Những
kết quả này đóng góp tích cực vào hoạt động xây dựng quan hệ báo chí tại
các doanh nghiệp hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả mối quan hệ giữa
nhân viên QHCC và nhà báo trong thực tiễn.
Cụ thể, trong nội dung nghiên cứu luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
 Tổng hợp các cơ sở lý luận về các vấn đề xây dựng và phát triển
mối quan hệ nói chung, mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà
báo nói riêng và những tác động của mối quan hệ này.
 Tìm hiểu thực trạng mối quan hệ giữa nhà báo và QHCC tại Việt
Nam hiện nay
 Khám phá ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam nói chung, của yếu tố
tình cảm cá nhân (ở đây là yếu tố “duy tình”) trong văn hóa Việt
Nam nói riêng đến mối quan hệ của nhân viên QHCC và nhà báo
 Đề xuất phương pháp xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ
2 chiều giữa 2 nhóm: nhân viên QHCC và nhà báo một cách có
hiệu quả cao nhất cho lợi ích của hai bên
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là mối quan hệ giữa
nhân viên QHCC và nhà báo dưới sự ảnh hưởng của yếu tố “duy tình”
trong văn hóa Việt Nam, trong bối cảnh truyền thông được phát triển
mạnh mẽ tại các doanh nghiệp, tổ chức.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào hai nhóm đối tượng sau:
13

- Nhân viên QHCC đang làm việc trong bộ phận QHCC của các

doanh nghiệp có uy tín tại Việt Nam và có mối quan hệ với các
phóng viên, nhà báo.
- Nhà báo Việt Nam làm việc tại các cơ quan báo in, đài phát thanh,
truyền hình, báo mạng internet, thông tấn xã , có mối quan hệ với
các nhân viên QHCC thuộc các doanh nghiệp.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện dựa trên nền tảng khoa
học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng, Nhà nước
ta. Đồng thời, luận văn được nghiên cứu dựa trên kế thừa hệ thống lý
thuyết về truyền thông, QHCC liên quan đến đề tài đã được công bố.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể sẽ bao gồm cả nghiên cứu định tính
và định lượng. Cụ thể, luận văn sẽ tiến hành bằng bảng hỏi với 2 nhóm
đối tượng là nhân viên QHCC đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp và nhà báo đang làm việc tại các cơ quan báo chí….về
quan điểm của họ về sự tồn tại và các biểu hiện của yếu tố “duy tình”
trong mối quan hệ giữa 2 nhóm đối tượng, đóng góp ý kiến để xây dựng
mối quan hệ này. Đồng thời, luận văn kết hợp phỏng vấn sâu với các cặp
nhân viên QHCC và nhà báo để làm rõ hơn thái độ, hành vi, cách
thức…xây dựng mối quan hệ trở nên thân thiết, có “Tình” giữa họ.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Có thể nói, mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên
QHCC là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong lý thuyết về QHCC
và truyền thông đại chúng hiện đại. Trong những năm qua, các nhà nghiên
14

cứu về truyền thông thế giới đã dày công tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra
những công trình lý luận về vấn đề này.
Trong những năm gần đây, QHCC (PR) đã trở thành một lĩnh vực thu
hút được sự quan tâm rất lớn tại Việt Nam, năm 2007, nghề QHCC được
xếp hạng là 10 nghề “nóng” nhất trên thị trường [8, tr.28]. Nhiều công ty

liên doanh, công ty nước ngoài, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cũng
như các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ đã có sự quan tâm hơn
đến việc phát triển các phòng, ban, bộ phận hay sử dụng dịch vụ QHCC
trong tổ chức của mình. Thực tế này cũng đòi hỏi những người làm trong
ngành QHCC tại Việt Nam cần có những nghiên cứu sâu về lĩnh vực này để
có một hệ thống lý thuyết vững chắc cho các hoạt động nghề nghiệp của
mình. Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu về QHCC còn rất mới mẻ ở Việt
Nam, số lượng công trình nghiên cứu sâu còn rất ít. Luận văn là tài liệu tổng
quan về mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo, về những phương
thức xây dựng, duy trì, và phát triển mối quan hệ thân thiết mang lại lợi ích
nghề nghiệp giữa hai nhóm này. Với ý nghĩa đó, luận văn có thể góp phần
xây dựng hệ thống lý luận về QHCC nói chung qua việc nghiên cứu cụ thể
về hoạt động QHCC từ bối cảnh thực tiễn của Việt Nam. Những vấn đề lý
luận mà luận văn đề cập, phân tích, đúc kết sẽ giúp những người đào tạo,
nghiên cứu có thêm tài liệu tham khảo.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn là một đề tài nghiên cứu mang tính ứng
dụng cao trong giai đoạn hiện nay. Thông qua những khảo sát, đánh giá cụ
thể, luận văn xây dựng một tài liệu có hệ thống về thực trạng mối quan hệ
giữa nhân viên QHCC và nhà báo. Đồng thời, luận văn khảo sát được mức
độ tình cảm, những biểu hiện cũng như ảnh hưởng mối quan hệ giữa họ hiện
nay, cũng như chỉ ra những nhóm giải pháp để duy trì tính tích cực, tiết chế
15

tính tiêu cực và vận dụng hiệu quả mối quan hệ này trong công việc của cả
hai nhóm. Một khi đã nhận diện được rõ ràng bản chất của chữ Tình và các
giải pháp để vận dụng vào thực tiễn thì nó sẽ giúp ích rất nhiều cho người
học về QHCC, cho nhà báo, cho các tổ chức – cơ quan – doanh nghiệp, cho
sự phát triển của ngành truyền thông tại Việt Nam. Nó cũng giúp cho các
nhân viên thực hành QHCC hiểu được những vấn đề cốt lõi trong mối quan
hệ với báo chí, áp dụng các phương pháp để xây dựng mối quan hệ nghề

nghiệp với nhà báo nói riêng và các nhóm công chúng khác nói chung. Bên
cạnh đó, luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo có giá trị ứng dụng dành
cho những ai quan tâm đến lĩnh vực QHCC nói chung, QHCC ở Việt Nam
nói riêng.
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sự liên hệ giữa các ngành nghề với nhau như bác sĩ với nhân viên
quan hệ công chúng, y tá với bác sĩ… đều là những đề tài được khoa học
trên thế giới phát hiện và khai thác. Đặc biệt, mối quan hệ giữa nhân viên
QHCC và nhà báo thì được quan tâm hơn khi các học giả, các nhà nghiên
cứu và thậm chí là cả giới QHCC và nhà báo cũng đã bắt tay vào tìm hiểu từ
nhiều khía cạnh khác nhau. Cho đến nay, những vấn đề nghiên cứu xuất
phát từ mối quan hệ này vẫn không ngừng được khai thác. Điều này được lý
giải bởi sự thay đổi của môi trường xã hội, môi trường truyền thông diễn ra
từng ngày và mối quan hệ giữa giới báo chí và QHCC cũng dần thay đổi để
thích nghi với thực tế hơn. Do đó, luôn phải nghiên cứu để có cái nhìn mới
nhất, cách vận dụng mới nhất quan hệ truyền thông này tạo hiệu quả tốt nhất
cho nghề nghiệp của cả hai nhóm.
Trên thế giới, có thể kể đến một số nghiên cứu điển hình như việc
khái quát các chiến lược khác nhau để một tổ chức tiếp cận và xây dựng,
16

phát triển mối quan hệ với các nhóm công chúng (Cutlip, 2000) hay
Sriramesh và Yi-Hui Huang đi sâu nghiên cứu các thang đo mức độ thân
thiết của các mối quan hệ, và các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa
các bên, trong đó đặc biệt nhấn mạnh các yếu tố nền như bối cảnh văn hóa,
chính trị, xã hội; Samsup Jo và Yungwook Kim (2004) thì quan tâm đến mối
quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo ở các nền văn hóa phương
Đông…Ngoài ra, còn có một số tác phẩm nghiên cứu cụ thể như:
 Using Role theory to study cross perceptions of journalist and PR
practitioner (Andrew Belz, Albert D. Talbott, Kenneth Starek): Các

tác giả đã sử dụng lý thuyết Role để nghiên cứu về mối quan hệ giữa
nhà báo và nhân viên QHCC.
 The Excellence Theory (James E. Grunig, Larissa A. Grunig and
D.M. Dozier, 2002): Đây là lý thuyết về phòng QHCC chuyên
nghiệp, các tác giả đã khái quát mô hình các mối quan hệ giữa một
tổ chức với các nhóm công chúng mục tiêu của nó.
 Image of “Hong Bo (PR)” and PR in Korean newspaper (Jongmin
Park, 2001): Công trình này nghiên cứu những đặc điểm của khái
niệm “Hong Bo” và QHCC trên báo chí Hàn Quốc.
 On Deadline: Management Media Relations (Management Media
Relations, 2000): Công trình nghiên cứu về quản lý quan hệ truyền
thông.
 Effective PR (Scott M.Cutlip, AllenH.Center, Glen M.Broom, 2001):
Công trình nghiên cứu về hiệu quả của quan hệ công chúng
17

 The Chinese Concepts of Guanxi, Mianzi, Renqing and Bao Their
Interrelationships and Implications for International Business
(Alvin M. Chan, 2002): nghiên cứu về 4 khái niệm có sự ảnh hưởng
trong quan hệ làm ăn ở Trung Quốc là Quan hệ, Thể diện, Thiện ý
và Sự báo đáp.
 The Roles of Xinyong and Guanxi in Chinese Relationship
marketing (Leung, Lai, Chan, Wong, 2005): Nghiên cứu về mối
quan hệ của Sự tin cậy và Mối quan hệ trong tiếp thị tại Trung
Quốc…
Ở Việt Nam, một trong những nghiên cứu đầu tiên về QHCC là luận
văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Huyền (2001) về “Quan hệ công chúng
và báo chí ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Luận văn này
đã bước đầu xây dựng hệ thống khái niệm về QHCC, và chỉ ra các đặc điểm
trong mối quan hệ giữa QHCC và báo chí ở Việt Nam, tuy nhiên, chưa đề

cập đến các phương thức cụ thể để xây dựng mối quan hệ giữa nhân viên
QHCC và các nhà báo. Năm 2009, Nguyễn Thị Thanh Huyền tiếp tục công
bố kết quả nghiên cứu đồng định hướng (co-orientation study) về mối quan
hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo ở Việt Nam thông qua luận án tiến sĩ
bảo vệ tại Hàn Quốc (Huyen, 2009). Trong luận án đó, ngoài các nội dung
nghiên cứu khác, tác giả đã sử dụng các thang đo mối quan hệ của Yi-Hui
Huang (2001) và mô hình nghiên cứu của Sriramesh (1986) để đánh giá mức
độ hiểu biết, tin tưởng, hài lòng, và cam kết hợp tác giữa nhân viên QHCC
và nhà báo ở Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu khác về QHCC được công bố tại Việt Nam
như: “PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp” (2007), “Ngành PR tại
Việt Nam” (2010), “PR lý luận và ứng dụng” (2010) của PGS. TS. Đinh Thị
18

Thúy Hằng gần như là khung lý thuyết cơ bản và đầu tiên cho các học viên
của ngành. Năm 2010, TS. Đỗ Thị Thu Hằng cũng cho ra mắt cuốn sách
“PR – công cụ phát triển báo chí” xoay quanh các kỹ năng thực hiện, quản
trị và giải pháp thực thi nhằm phát triển PR của các cơ quan báo chí ở nước
ta hiện nay Tuy nhiên, các công trình này mới tập trung vào các vấn đề của
ngành QHCC chứ chưa đi sâu vào khía cạnh “mối quan hệ” cũng như chưa
đưa ra phương thức cụ thể để xây dựng mối quan hệ giữa nhân viên QHCC
và nhà báo hiện nay.
Trong các luận văn thạc sĩ bên dưới, các tác giả đã bước đầu đề cập
đến một vài khía cạnh liên quan đến đề tài của luận văn này: “Tác động của
báo chí với doanh nghiệp” (Nguyễn Thanh Hương, luận văn thạc sĩ, Trường
Đại học KHXH & NV, 2010), “Hiện trạng và giải pháp về hoạt động quan
hệ công chúng trong các ngân hàng tại Việt Nam” (Đặng Thị Châu Giang,
luận văn thạc sĩ, Trường Đại học KHXH & NV, 2006), “Vai trò của báo chí
trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp hiện nay, khảo
sát trên báo Thời báo Kinh tế Việt Nam, báo Lao Động và Diễn đàn Doanh

nghiệp năm 2008 – 2010” (Trần Thị Tú Mai, luận văn thạc sĩ, Trường Đại
học KHXH & NV, 2010), “Mối quan hệ giữa PR và báo chí, khảo sát một số
doanh nghiệp và cơ quan báo chí giai đoạn 2006 – 2008” (Nguyễn Thị
Nhuận, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học KHXH & NV, 2008), “Vai trò của
báo chí trong việc phát triển thương hiệu” (Đỗ Thị Hoa Quỳnh, luận văn
thạc sĩ, Trường Đại học KHXH & NV, 2009)…
Các luận văn nói trên đã đem đến nhiều góc nhìn sinh động về thực
trạng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và báo chí, nhưng đều chưa lý giải
được mối quan hệ đó từ góc nhìn lý luận QHCC, và trong một số trường hợp
còn tỏ ra nhầm lẫn về quan niệm QHCC như một chức năng quản trị thương
19

hiệu tổ chức/ doanh nghiệp thay vì chỉ là công cụ đánh bóng tên tuổi của tổ
chức/ doanh nghiệp trên báo chí mà thôi.
Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Phương thức xây dựng và phát triển mối
quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo trong các doanh nghiệp Việt
Nam” của Vũ Thu Hà (2012) đã làm sáng tỏ hơn mối quan hệ truyền thông
này bằng các lý thuyết QHCC, đưa ra các phương thức xây dựng mối quan
hệ hai chiều… Tuy nhiên, hướng nghiên cứu về sự tác động của yếu tố văn
hóa tới mối quan hệ này thì hầu như chưa có nghiên cứu nào trước đó đề cập
đến một cách kỹ lưỡng. Như vậy, đề tài “Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình”
trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Việt Nam” là một
hướng nghiên cứu mới mẻ và không hề trùng lặp, kết quả nghiên cứu sẽ góp
phần vào việc xây dựng quan hệ truyền thông nước nhà ngày càng phát
triển.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận về yếu tố “duy tình” trong văn hóa phương Đông
và mối quan hệ giữa nhân viên QHCC với nhà báo

Chương 2: Phân tích sự ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối
quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Việt Nam
Chương 3: Các biện pháp xây dựng mối quan hệ tình cảm giữa nhân
viên QHCC với nhà báo


20

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ YẾU TỐ “DUY TÌNH” TRONG VĂN HÓA
PHƢƠNG ĐÔNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN QUAN HỆ
CÔNG CHÚNG VỚI NHÀ BÁO
 Yếu tố “duy tình” trong văn hóa phƣơng Đông
1.1.1 Khái niệm “duy tình”
Văn hoá “duy tình” là một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu nhắc
đến khi nghiên cứu về văn hoá Việt Nam. Khái niệm này nhằm nhấn mạnh
một trong những đặc điểm của người Việt là coi trọng tình cảm. Tâm lí coi
trọng tình cảm và hành vi ứng xử thiên về tình cảm của người Việt được thể
hiện trong tất cả các mối quan hệ: với xã hội, với thiên nhiên
Nói về lối sống duy tình, từ rất sớm, tác giả Đào Duy Anh đã nhắc
đến trong cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương”: “Ở trong gia tộc và con ăn ở
với nhau chỉ cốt cảm tính trong việc giao thiệp với người dưng hàng xứ
cũng chỉ trọng cảm tình, chỉ căn cứ vào lòng tín nghĩa” [1, tr. 327]. Trong
các nghiên cứu về văn hóa Việt Nam sau này, lối sống trọng cảm tình đó
được các nhà nghiên cứu gọi tên là “duy tình” hay “trọng tình”.
Trong khi xem xét môi trường xã hội Việt Nam với 4 yếu tố, giáo sư
Trần Quốc Vượng đã dùng chữ “duy tình” ở yếu tố thứ tư "văn hóa Việt
Nam có đặc trưng văn hóa nông nghiệp lúa nước, mang tính chất tiểu nông,
duy tình với cơ cấu tĩnh (tương đối)…" [19, tr.42]. Cũng trong cuốn Cơ sở
văn hóa Việt Nam này, tác giả tiếp tục gọi tên lối sống của người Việt ta
bằng khái niệm “trọng tình”: “Về nguyên tắc tổ chức cộng đồng, con người

nông nghiệp ưa tổ chức xã hội theo nguyên tắc trọng tình. Hàng xóm sống
cố định với nhau nên phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận, lấy tình nghĩa
làm đầu” [19, tr. 71].
21

Cũng với ý nghĩa phản ánh về lối sống “lấy tình cảm làm nguyên tắc
ứng xử”, tác giả Trần Ngọc Thêm đã sử dụng thuật ngữ “lối sống trọng tình”
[17, tr.158]. Hoặc khi bàn về nghệ thuật ngôn từ của người Việt, tác giả
cũng dùng thuật ngữ “văn hóa trọng tình”. Trần Ngọc Thêm cũng khẳng
định “đặc trưng của văn hóa nông nghiệp là sống trọng tình” [17, tr.296].
Như vậy, cùng một văn hóa giao tiếp nhưng có 2 cách gọi tên là “duy
tình” và “trọng tình”. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chọn sử dụng
thuật ngữ “duy tình” vì nó gợi mở đến thuật ngữ “duy lý”. “Duy tình” và
“duy lý” là hai biểu hiện đặc trưng của văn hóa phương Đông và phương
Tây. Lối sống “duy tình” này trái ngược với lối sống “duy lý” của phương
Tây. Trong khi “duy tình” đặt chữ Tình lên trên mọi mối quan hệ và lấy đó
làm nguyên tắc ứng xử với các mối quan hệ trong xã hội thì “duy lý” luôn
coi trọng quy luật khách quan, coi trọng lý trí và tư duy logic. Theo tác giả
Trần Ngọc Thêm, tư duy “trọng tình” có nguồn gốc từ nền văn hóa gốc nông
nghiệp. Về nguyên tắc tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa tổ
chức theo nguyên tắc trọng tình. Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau
phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: “một
bồ cái lý không bằng một tí cái tình” (tục ngữ). Lối sống trọng tình cảm tất
yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ. Ngược lại, duy lý có
nguồn gốc từ văn hóa du mục với nguyên tắc tổ chức cộng đồng là trọng sức
mạnh, trọng tài, trọng võ, trọng nam giới [17].
Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa gốc nông nghiệp, xã hội Việt Nam
hàng ngàn năm nay là một xã hội nông nghiệp. Vì thế, căn tính nông dân và
văn hóa tiểu nông đã ăn sâu trong đời sống, tiềm thức, lối sinh hoạt và ứng
xử của con người Việt Nam, trong đó, các giá trị gia đình và cộng đồng luôn

được đặt lên trên các giá trị cá nhân. Văn hóa “duy tình” được thể hiện qua
22

tâm lý coi trọng tình cảm, qua hành vi, qua cách ứng xử của người Việt
trong tất cả các mối quan hệ với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội
trong đó có quan hệ ứng xử giữa người với người. Đó là lối sống, là cách
ứng xử, giao tiếp thiên về khuynh hướng tình cảm, thân mật. Bên cạnh đó là
tính cộng đồng, trọng nghĩa, trọng tình, giữ thể diện cho nhau. Lịch sử hàng
ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cũng ghi nhận lối sống,
cách cư xử khéo léo, hòa hảo trong ngoại giao với các nước láng giềng đặc
biệt là sự khoan dung, cách giữ thể diện của người Việt ngay cả đối với kẻ
thù đã bị thua trận. Như vậy, “duy tình” là một đặc trưng về lối sống được
người Việt sử dụng trong toàn bộ quá trình giao tiếp, ứng xử của mình.
Tuy nhiên, yếu tố “duy tình” không chỉ tồn tại trong văn hóa Việt
Nam mà có trong nhiều nước chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Đông
như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Ví dụ, ở Trung Quốc, không
có mối quan hệ nào đơn thuần chỉ là mối quan hệ mà giữa chúng luôn tồn tại
một sợi dây liên hệ nào đó. Guanxi, Mianzi, Renqing và Bao cũng chính là
những khái niệm văn hóa cơ bản của người Trung Quốc, được vận dụng sâu
sắc trong các mối quan hệ xã hội nói chung và quan hệ giao thương nói
riêng. Trong văn hóa Hàn Quốc, tình “Cheong” là một yếu tố không thể
thiếu trong nền tảng các mối quan hệ trong gia đình cũng như ngoài xã
hội…
1.1.2 Những biểu hiện của yếu tố “duy tình”
 Lấy chữ “Tình” làm nguyên tắc ứng xử
Đối với văn hóa phương Đông, xuất phát từ nền nông nghiệp lúa
nước, những người trong làng sống nương tựa vào nhau, vì nhau, sống theo
tinh thần cộng đồng, do đó họ đối xử với nhau rất có tình cảm. Mọi vấn đề
nảy sinh đều được giải quyết bằng tình nghĩa họ hàng, bà con, láng giềng
23


một cách mềm dẻo. Có người ví văn hoá ứng xử phương Đông mềm dẻo và
linh hoạt như nước. Vì vậy mềm dẻo, trọng tình thực sự là một đặc trưng của
văn hoá ứng xử phương Đông. Người ta sống với nhau bằng tình cảm
thương yêu, bằng tinh thần cộng đồng, vì vậy sẵn sàng giúp đỡ nhau trong
những lúc hoạn nạn, khó khăn, theo tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Văn hóa
“duy tình” của người Việt được thể hiện qua tâm lý coi trọng tình cảm, qua
hành vi, qua cách ứng xử của người Việt trong tất cả các mối quan hệ với
môi trường tự nhiên, môi trường xã hội trong đó có quan hệ ứng xử giữa
người với người Đó là lối sống, là cách ứng xử, giao tiếp thiên về khuynh
hướng tình cảm, thân mật. Bên cạnh đó là tính cộng đồng, trọng nghĩa, trọng
tình, giữ thể diện cho nhau.
Xuất phát từ văn hóa gốc nông nghiệp với đặc điểm “trọng tình”
(Trần Ngọc Thêm, 2000) đó đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm,
lấy sự yêu sự ghét làm nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp, từ đó người Việt
dễ dàng dựa trên tình cảm mà bỏ qua cho nhau những lỗi lầm hay những bất
đồng trong cuộc sống: “Yêu nhau chín bỏ làm mười”, “Yêu nhau củ ấu cũng
tròn, ghét nhau bồ hòn cũng méo” hay “Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét
nhau ghét cả tông ti họ hàng”, “Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu
bổ ra làm mười”, “Yêu nhau mọi việc chẳng nề, dẫu trăm chỗ lệch cũng kê
cho bằng”. Người Việt Nam sống có lý có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn.
Người Việt ứng xử trong các mối quan hệ xã hội của mình bằng cái tình, khi
cần cân nhắc giữa tình với lý thì tình được đặt cao hơn lý: “Một bồ cái lý
không bằng một tý cái tình”.
Điều này dẫn đến thói quen và tư duy “đi cửa sau”. Đây là sản phẩm
của lối sống duy tình, người Việt ít khi vận dụng tính chất duy lý vào giải
24

quyết công việc mà muốn dùng tình cảm, mối quan hệ để giải quyết vấn đề.
Điều này được cho là thuận lợi và nhanh chóng được việc hơn.

Người Việt Nam cũng có tính thích được tặng quà và nhận quà. Tặng
quà cho mọi người vào dịp lễ, tết được coi như một nét đẹp trong văn hóa
của người Việt, Chúng ta thường tặng quà cho ông bà, cha mẹ, chị em, bạn
bè, đối tác… Tặng quà ngày tết đem lại niềm vui cho cả người tặng và người
nhận. Trong việc thể hiện tình cảm giữa người với người, việc trao tặng quà
đã từ lâu trở thành một nét việc làm hết sức cần thiết. Người ta tặng quà cho
nhau nhân ngày sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới, tặng dịp lễ tết, tặng nhân ngày
tân gia, mừng cấp trên thăng chức, tặng quà lưu niệm giữa các đối tác…
Việc tặng quà chỉ đơn thuần là giúp gắn kết tình cảm giữa người với người.
Bên cạnh đó, người Việt Nam có tính thích thăm viếng. Đã là những
người có mối quan hệ thân thiết thì cho dù hàng ngày có gặp nhau ở đâu,
bao nhiêu lần đi nữa, những lúc rảnh rỗi, họ vẫn tới thăm nhau. Thăm viếng
nhau đây không còn là nhu cầu công việc mà là biểu hiện của tình cảm, tình
nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ. Điều này rất khác so với văn hóa
của người phương Tây, họ thường chỉ đi thăm viếng những người mà bình
thường mình ít có điều kiện gặp gỡ. Bên cạnh đó, người Việt Nam cũng có
tính hiếu khách. Có khách đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ, người Việt
dù nghèo khó đến đâu, cũng cố gắng tiếp đón một cách chu đáo và tiếp đãi
một cách thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, các đồ ăn ngon
nhất: “Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi”, bởi lẽ “đói năm, không ai đói
bữa” (tục ngữ).
 Coi trọng cộng đồng
Trong quan hệ giữa người với người, văn hoá phương Đông nặng về
tính cộng đồng và cách ứng xử tình cảm, mềm dẻo. Cả hai phẩm chất này,
25

suy cho cùng, cũng là do loại hình văn hoá gốc nông nghiệp chi phối. Trong
sản xuất nông nghiệp, các gia đình nông dân cùng canh tác trên một cánh
đồng, ruộng đất nhà này tiếp giáp ruộng đất nhà kia. Để có được năng suất,
những người nông dân trong làng không thể không liên kết với nhau. Chỉ có

đoàn kết con người mới chống được thiên tai. “Lụt thì lút cả làng” - vì vậy
chỉ có sự đồng tâm hiệp lực của cả làng, cả xã thì mới đắp được đập, được
đê ngăn nước. Muốn chống hạn, diệt sâu bệnh, chuột bọ cũng cần sức
mạnh của cả làng. Môi trường canh tác mang tính tập thể như thế chính là cơ
sở để nảy sinh tính cộng đồng [17].
Đặc trưng này của văn hoá phương Đông khiến mỗi người khi hành
động luôn luôn phải nghĩ đến cộng đồng, đến tập thể, xã hội. Trong làng,
người dân thường tránh những việc làm phương hại đến tập thể. Từ đây nảy
sinh quan điểm sống vì tập thể. Vì tập thể, người ta sẵn sàng hi sinh lợi ích
cá nhân. Cũng vì thế mà người phương Đông thường đề cao nghĩa vụ, trách
nhiệm (trong khi phương Tây thì coi trọng quyền lợi). Quả thực, trong việc
chống chọi với thiên tai, địch hoạ, nếu không có tinh thần trách nhiệm được
đề lên thành nghĩa vụ thì không thể có được chiến thắng.
 Giữ thể diện cho nhau
Trong truyền thống của người Việt Nam, thể diện, danh dự là điều vô
cùng quan trọng. Tâm lý trọng danh dự đã ăn sâu vào trong suy nghĩ, lối
sống của dân tộc ta: “Tốt danh hơn lành áo”, “Đói cho sạch, rách cho
thơm”, “Trâu chết để da, người ta chết để tiếng”. Chính vì quá coi trọng
danh dự mà người Việt mắc bệnh sĩ diện. Ở thôn làng, thói sĩ diễn thể hiện
càng rõ ràng, trầm trọng, nhất là tục chia phần “một miếng giữa làng bằng
một sàng xó bếp”.
26

Người Trung quốc từng có câu “con người cần thể diện như cây cần
có vỏ”. Ở Trung Quốc, trong các mối quan hệ, việc giữ thể diện cho nhau rất
được coi trọng bởi đặc trưng văn hóa của người Trung Quốc luôn trong danh
dự, giữ gìn danh tiếng cho người đối thoại hoặc bên liên quan.
Việc tạo dựng và giữ gìn thể diện đối với người phương Đông xưa mà
nói, còn quý hơn cả mạng sống. Có thể nói, thể diện được xem như là một
trong những yếu tố quan trọng làm nên một mối quan hệ xã hội và tác động

đến việc xây dựng thành công mối quan hệ này. Thời gian và những biến
động xã hội đã khiến giá trị của thể diện giảm đi nhiều, để đạt được mục
đích người ta dám từ bỏ nhiều thứ, trong đó có thể diện. Tuy nhiên, không
thể phủ nhận được sự quan trọng của nó trong các yếu tố của đời sống [19].
 Mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của mối quan hệ
 Khái niệm mối quan hệ
Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2009, tr.799, Nxb.
Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học) thì: “Quan hệ là sự gắn liền về mặt nào
đó giữa hai hay nhiều sự vật khác nhau, khiến sự vật này có sự biến đổi,
thay đổi thì có thể tác động đến sự sự vật kia”. Định nghĩa này đề cập đến sự
tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các bên trong mối quan hệ, nhưng lại chỉ
nhấn mạnh mối quan hệ của các “sự vật”, mà không đề cập đến mối quan hệ
giữa con người với nhau.
Mối quan hệ (Relationship) trong từ điển tiếng Anh có nghĩa là mối
liên hệ, mối quan hệ, đồng thời nó cũng biểu thị sự giao thiệp hay liên lạc
với ai đó.
27

Trong lĩnh vực QHCC, rất nhiều chuyên gia cho rằng, việc xây dựng,
duy trì, phát triển mối quan hệ (relationship) là một trong những chức năng
chính của nghề này. Ferguson (1984) là học giả đầu tiên trong lĩnh vực
QHCC kêu gọi việc coi mối quan hệ là đơn vị nghiên cứu trọng tâm của lĩnh
vực QHCC. Khảo sát 171 bản tóm tắt và các nghiên cứu toàn văn trên tạp
chí khoa học “Public Relations Review” từ năm 1975 đến năm 1984,
Ferguson đã đề nghị phải có một định nghĩa thống nhất về mối quan hệ, và
gợi ý có thể phân tích một mối quan hệ dựa trên các yếu tố như: động/ tĩnh,
mở/ đóng, hài lòng/ không hài lòng… (Huyen, 2009).
Hưởng ứng lời kêu gọi của Ferguson, hàng loạt các nhà khoa học về
QHCC đã bắt tay tìm kiếm các định nghĩa về mối quan hệ - đơn vị nghiên

cứu được coi là quan trọng nhất của lĩnh vực QHCC. Có rất nhiều góc độ
tiếp cận khác nhau được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. Chẳng hạn,
tiếp cận từ góc độ ảnh hưởng của mối quan hệ, Ledingham and Bruning
(1998) định nghĩa mối quan hệ là “tình trạng tồn tại giữa một tổ chức và các
nhóm công chúng chủ yếu của nó trong đó hành động của mỗi bên đều ảnh
hưởng đến kinh tế, xã hội, chính trị hoặc đời sống văn hóa của bên kia”.
Trong khi đó, từ góc độ đặc điểm của mối quan hệ, Huang (1998) thì cho
rằng mối quan hệ là “mức độ mà một tổ chức và công chúng của nó tin
tưởng lẫn nhau, chấp nhận việc bên nào có quyền gây ảnh hưởng đến bên
kia nhiều hơn, mức độ hài lòng về nhau, và cam kết hợp tác với nhau”.
Những yếu tố trong định nghĩa này đã được Huang (1998) xác định thang đo
lường, đánh giá mức độ cụ thể. Định nghĩa này cũng được giới nghiên cứu
đánh giá rất cao và liên tục sử dụng trong nhiều công trình nghiên cứu
QHCC về sau.
 Đặc điểm Mối quan hệ

×