Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Khảo sát loại hình tạp chí công cụ qua ấn phẩm Tạp chí truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






HOÀNG NGỌC VINH HẠNH









KHẢO SÁT LOẠI HÌNH TẠP CHÍ CÔNG CỤ
QUA ẤN PHẨM TẠP CHÍ TRUYỀN HÌNH









LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ














Hà Nội, 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






HOÀNG NGỌC VINH HẠNH






KHẢO SÁT LOẠI HÌNH TẠP CHÍ CÔNG CỤ
QUA ẤN PHẨM TẠP CHÍ TRUYỀN HÌNH









Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01



LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ





Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thoa







Hà Nội, 2010

1

MỤC LỤC

MỤC LỤC
1
MỞ ĐẦU
4
1. Tính thời sự và lý do lựa chọn đề tài
4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
5
3. Mục đích và nhiệm vụ đề ra
6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
7
5. Ý nghĩa lý luận thực tiễn
7
6. Phương pháp nghiên cứu
7
7. Kết cấu luận văn
7
NỘI DUNG
8
Chương 1: Lý luận chung về Tạp chí công cụ
8
1. Các khái niệm
8
2. Chức năng của Tạp chí công cụ
16
3. Hình thức của Tạp chí công cụ
20

4. Lịch sử phát triển của Tạp chí công cụ ở Việt Nam
22
5. Khái niệm Tạp chí truyền hình
24
6. Chức năng của Tạp chí truyền hình
25
TIỂU KẾT 1
27
Chương 2: Thực trạng hoạt động của các Tạp chí công cụ là các ấn
phẩm Tạp chí truyền hình

29
2.1. Vài nét về các ấn phẩm Tạp chí truyền hình được khảo sát
29
2.2. Khảo sát chức năng công cụ của các tờ Tạp chí truyền hình
41
TIỂU KẾT 2
73
Chương 3: Những giải pháp nâng cao chức năng công cụ của các ấn
phẩm Tạp chí truyền hình ở Việt Nam hiện nay

75

2
3.1. Đánh giá chức năng công cụ của các Tạp chí truyền hình được khảo
sát

75
3.2. Những vấn đề đặt ra
83

33. Những giải pháp nâng cao chức năng công cụ của các ấn phẩm Tạp chí
truyền hình ở Việt Nam hiện nay

84
TIỂU KẾT 3
91
KẾT LUẬN
94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
98






















4
MỞ ĐẦU
1. Tính thời sự và lý do lựa chọn đề tài
Ngay từ khi xuất hiện, báo chí đã có vai trò rất quan trọng trong đời sống
xã hội nói chung và trong công tác tư tưởng văn hóa nói riêng. Đặc biệt, khi kinh
tế xã hội phát triển, khoa học công nghệ phát triển thì các nước tư bản còn coi
báo chí là “cơ quan quyền lực thứ tư” trong đời sống xã hội. Nói về vai trò của
sách và báo chí, Lênin đã đánh giá rất cao, coi đó là người tuyên truyền tập thể,
người cổ động tập thể, người tổ chức tập thể của cách mạng. Nhận thức được vai
trò của báo chí, cho tới ngày nay, nền báo chí Việt Nam đã ngày một trưởng
thành, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như sự
nghiệp đổi mới đất nước.
Nằm trong hệ thống báo chí nói chung, loại hình tạp chí có tốc độ phát
triển rất nhanh. Theo kết quả điều tra, số lượng tạp chí ở Việt Nam nhiều gần gấp
ba số lượng báo in (khoảng gần 600 loại tạp chí, trong khi chỉ có khoảng 200 tờ
báo các loại – thống kê năm 2009). Sự phát triển của hệ thống tạp chí không chỉ
theo diện rộng mà còn cả chiều sâu, vừa đáp ứng đòi hỏi nhu cầu khách quan của
độc giả, vừa thể hiện và khẳng định vai trò của các loại hình tạp chí trong đời
sống xã hội. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu phổ cập rộng rãi các
loại tri thức khoa học, công nghệ là rất cần thiết và cấp bách. Có thể nói, trong số
các sản phẩm báo chí thì tạp chí góp phần nâng cao dân trí rõ rệt hơn cả.
Tạp chí công cụ là một nhánh nhỏ trong hệ thống tạp chí. Dù ra đời muộn
và phát triển sau so với các dạng tạp chí khác nhưng lại có vai trò rất quan trọng,
không thể thiếu được, đặc biệt trong nền kinh tế xã hội đang có sự vận động, đổi
mới và phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Mặc dù Tạp chí công cụ đã xuất hiện
nhiều trên thị trường với số lượng ngày càng lớn, nhưng những định danh về
dạng tạp chí này cũng như vai trò, ý nghĩa của nó chưa được khái quát một cách
tổng hợp và đầy đủ. Từ trước tới nay, gần như chưa có công trình nghiên cứu
khoa học nào đề cập một cách sâu sắc tới dạng tạp chí mới mẻ này. Chính vì vậy,


5
việc nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra những góc nhìn cụ thể về Tạp chí công cụ là
một điều cần thiết.
Nằm trong nhánh Tạp chí công cụ, Tạp chí truyền hình là một trong những
loại hình phản ánh rõ nhất hình thức, kết cấu cũng như vai trò, ý nghĩa, chức
năng của Tạp chí công cụ. Ở Việt Nam, chỉ trong mấy năm, Tạp chí truyền hình
đã ra đời và phát triển mạnh mẽ. Trong đó, ở miền Bắc nổi bật có ba tờ: Tạp chí
truyền hình VTV (của Đài truyền hình Việt Nam), Tạp chí Truyền hình Số (của
Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC) và Tạp chí Truyền hình Hà Nội (của Đài phát
thanh và truyền hình Hà Nội).
Thông qua việc khảo sát ba tờ Tạp chí truyền hình nói trên, tác giả luận
văn mong muốn đưa ra một cái nhìn cơ bản về Tạp chí công cụ dưới các góc độ:
Thế nào là Tạp chí công cụ? Tạp chí công cụ có cấu trúc như thế nào? Vai trò,
nhiệm vụ, chức năng và ý nghĩa của Tạp chí công cụ? Thực trạng Tạp chí công
cụ ở Việt Nam? Từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng của
loại hình Tạp chí truyền hình nói riêng, và Tạp chí công cụ nói chung ở nước ta
hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho tới nay, các công trình nghiên cứu về lĩnh vực tạp chí khá ít và nói
chung chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu một số tờ tạp chí cụ thể. Đáng kể có
một số công trình như sau:
Tạp chí Tiên phong – vai trò và vị trí của nó trong buổi đầu của nền văn
học cách mạng Việt Nam (1945-1946) của tác giả Trần Văn Quang. (Luận văn
tốt nghiệp Khoa Báo chí, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội – năm 1995).
Tạp chí Tiếng Việt – những vấn đề cần thảo luận nhìn từ góc độ Báo chí
học (Luận văn cử nhân báo chí của tác giả Nguyễn Thu Hiền – Khoa Báo chí –
Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội – năm 1998).

6

Tạp chí xây dựng Đảng với việc tuyên truyền hướng dẫn thực hiện nghị
quyết Trung ương ba (Khóa VIII) (Luận văn tốt nghiệp Đại học báo chí của tác
giả Trịnh Quỳnh Nga – năm 1999).
Bước đầu tìm hiểu nội dung và hình thức của một số tạp chí văn hóa đời
sống hiện nay (Tác giả Vũ Thị Vân Anh – năm 2000).
Tạp chí Tiên Phong với cuộc vận động văn hóa mới của tác giả Nguyễn
Đức Minh – năm 1998.
Tập bài giảng môn “Cơ sở khoa học lao động báo chí” cho sinh viên khoa
Báo chí K39 – trường ĐHKHXH – NV của Tiến sĩ Đinh Hường.
Tập bài giảng chuyên đề “Quá trình phát triển và một số vấn đề lý luận về
tạp chí ở Việt Nam” của Thạc sĩ Phạm Đình Lân, in năm 2003.
Tuy nhiên, gần như chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào đề
cập tới dạng Tạp chí công cụ.
3. Mục đích và nhiệm vụ đề ra
3.1 Mục đích:
Tìm hiểu về Tạp chí công cụ với các vấn đề cơ bản: Thế nào là Tạp chí
công cụ? Cấu trúc, vai trò, ý nghĩa của loại hình Tạp chí công cụ. Thực trạng
loại hình Tạp chí công cụ ở Việt Nam. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng và chức năng “công cụ” của một số tờ Tạp chí truyền hình.
3.2 Nhiệm vụ:
Luận văn này thực hiện một số nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu lý luận về Tạp chí công cụ và những vấn đề liên quan.
+ Nghiên cứu thực trạng các ấn phẩm Tạp chí truyền hình – với tư cách là
một Tạp chí công cụ.
+ Đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các ấn phẩm Tạp chí truyền
hình (một trong những yếu tố tiền khởi cho xu thế thành lập các tập đoàn truyền
thông) hiện nay.


7

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Tạp chí công cụ là các ấn phẩm truyền hình.
- Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát trên một số ấn phẩm Tạp chí truyền hình
hiện nay: Tạp chí truyền hình Việt Nam (của Đài truyền hình Việt Nam), Tạp chí
Truyền hình Số (của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC) và Tạp chí Truyền hình
Hà Nội (của Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội).
5. Ý nghĩa lý luận thực tiễn:
- Ý nghĩa lý luận: Đề tài nghiên cứu thành công sẽ góp phần làm rõ thêm
một số vấn đề lý luận về Tạp chí công cụ, đồng thời, đưa ra được một mô hình
tiền khởi cho xu thế hình thành các tập đoàn truyền thông dựa trên mối quan hệ
tương trợ lẫn nhau giữa Đài truyền hình với Tạp chí truyền hình.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho các ấn
phẩm Tạp chí truyền hình được khảo sát nâng cao hơn nữa chất lượng nội dung,
tăng sức hấp dẫn đối với bạn đọc; giúp cho phóng viên có thể ứng dụng được
phương thức làm báo hiện đại, phù hợp với các Tạp chí truyền hình.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Các phương pháp công cụ như: nghiên cứu tài liệu, khảo sát, thống kê,
phân tích, điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu với những người đang làm việc tại
các tạp chí khảo sát.
7. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm: mở
đầu và kết luận, 3 chương nội dung chính:
- Chương 1: Lý luận chung về Tạp chí công cụ
- Chương 2: Thực trạng hoạt động của các tạp chí công cụ là các ấn phẩm
tạp chí truyền hình
- Chương 3: Những giải pháp nâng cao vai trò công cụ của các ấn phẩm
tạp chí truyền hình ở Việt Nam hiện nay.


8


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ “TẠP CHÍ CÔNG CỤ”
1. Các khái niệm
1.1 Khái niệm về “Tạp chí”
“Tạp chí” là một sản phẩm của báo in, ra đời vào khoảng thế kỷ 17 và có
nguồn gốc ở Pháp. Cho đến ngày nay giới chuyên môn vẫn cho rằng rất khó để
có một khái niệm chuẩn cho tạp chí.
Trên thế giới, tạp chí được gọi một cách phổ biến là Magazine. Tuy nhiên,
cũng tồn tại rất nhiều những quan niệm khác về tạp chí.
Theo “Microsoft Encarta 99 Encyclopedia”, thì những ấn phẩm xuất bản,
phát hành trong các khoảng thời gian dài hơn một ngày (hàng tuần, hai tuần một
số, hàng tháng, hàng quý hay thậm chí là hàng năm) in trên giấy tốt hơn với các
trang đóng nhỏ hơn báo được gọi là tạp chí xuất bản định kỳ (Periodicals). Theo
quan niệm này, Periodicals bao gồm tất cả các xuất bản phẩm mang tính định kỳ
với khoảng cách thường dài hơn báo. Mặt khác, bài viết cho Periodicals cũng
khác, thường sử dụng những chất liệu đặc biệt để lôi cuốn một cách đặc biệt với
những người xem đặc biệt quan tâm. Những nội dung của tạp chí xuất bản định
kỳ thường không nóng, không mang tính thời sự, ít liên quan tới các thông tin
hiện hành. Thay vào đó, trong quá trình phân phối thông tin, tạp chí thường tập
trung vào các tin tóm tắt hoặc các bài bình luận chuyên sâu. [11, tr.4]
Một quan niệm khác xuất phát từ từ nguyên của ngôn ngữ Ả Rập thì Tạp
chí có nguồn gốc từ thuật ngữ “Store house”, nghĩa là “Một kho chứa thông tin
về tất cả mọi thứ nhưng khác với sách cũng là một loại kho chứa thông tin, bởi
được gắn với Periodicals hay Magazine nên nó là “kho chứa thông tin về một
lĩnh vực nào đó”. Tuy nhiên quan niệm này vẫn chưa được công nhận là một
quan niệm chuẩn xác. [11, tr.5]

9
Tạp chí cũng là một loại hình trong số các phương tiện thông tin đại

chúng. Trên thực tế, nó cũng quan trọng tương đương như sách trên thị trường,
đa dạng và phong phú. Cho nên có quan niệm cho rằng tạp chí có nhiều nét
tương đồng với loại hình sách.
Theo Từ điển Bách Khoa Séc, Praha -1989 thì: “Tạp chí là loại ấn phẩm
xuất bản thường kỳ (hàng tuần, hàng tháng, háng quý…) bao gồm tin tức và các
bài báo về các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, thi đấu thể thao, y tế…. Có nhiều loại
tạp chí khác nhau được phân biệt qua nội dung như: Tạp chí khoa học, tạp chí
chuyên ngành, chuyên nghề, tạp chí hội họa, tạp chí ảnh, tạp chí thời trang, tạp
chí hài hước…” [11, tr7]
Còn trong Từ điển Báo chí thực hành B.OSV ALDOVA & J.HALAD,
khái niệm Tạp chí được đưa ra và phân tích một cách cụ thể hơn như sau: “Tạp
chí là một loại ấn phẩm xuất bản ở một khu vực, địa điểm nhất định, có tính
thường kỳ đều đặn, ít nhất là nửa năm, nhiều nhất là một tuần một số. Tạp chí
khác với nhật báo ở chỗ: tính thời sự thấp hơn nhật báo, tính khái quát đề tài lại
cao hơn nhật báo. Tạp chí thường hướng tới một phạm vi độc giả nào đó đã
được thông tin một cách vắn tắt, sơ lược về một vấn đề nhất định nhưng chưa
thỏa mãn và đang đi tìm những số liệu chi tiết tỉ mỉ và có tính chuyên ngành hơn.
Khác với các loại tuần báo, báo bán nguyện san, tạp chí có số lượng. Tạp chí
còn bao hàm cả các loại tạp chí khoa học chuyên ngành và các loại lược thông
tin tấn, tạp san (bullelin) xuất bản theo quý hoặc nửa năm một quyển. Việc phân
chia loại hình tạp chí cũng có nhiều cách khác nhau như:
1. Phân loại theo lượng xuất bản
2. Theo tuổi tác độc giả (cho thanh niên, thiếu nhi, người cao tuổi)
3. Theo sở thích giải trí (ô tô, mô tô, âm nhạc, thể thao…)
4. Theo giới tính (cho phụ nữ, nam giới)
5. Theo chuyên ngành (hóa học, toán học, y học…)

10
6. Theo nội dung và thành phần độc giả (tạp chí gia đình, tạp
chí phổ cập tri thức, tạp chí chuyên ngành và không chuyên ngành, tạp chí công

cụ…)”
Trong luận văn này, tác giả sử dụng cách phân loại tạp chí theo nội dung
và thành phần độc giả (cách 6) để khảo sát và nghiên cứu.
Ở Việt Nam, ngoài xuất bản phẩm được định danh là tạp chí còn có nhiều
dạng bằng những tên gọi khác nhau: nội san, tạp san, nguyệt san, bán nguyệt
san… và đều được gọi chung là tạp chí. Do tính chất, quy mô, nhiệm vụ của tạp
chí Việt Nam cho nên nó có những đặc điểm riêng khác với tạp chí ở các nước
phát triển. Tạp chí Việt Nam nặng về tính lý luận, tuyên truyền lý luận và khoa
học dẫn tới các khái niệm cũng dựa trên các yếu tố cấu thành và mục tiêu hoạt
động. Hội nhà báo Việt Nam đưa ra quan điểm: “Tạp chí trên thực tế là một tờ
báo viết nhưng nó khác với báo ở chỗ: tạp chí là cơ quan lí luận học thuật khoa
học của một tổ chức, một đoàn thể nào đó, chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu, hướng
dẫn trao đổi nghiệp vụ khoa học về một lĩnh vực nào đó thuộc phạm vi ngành
mình, địa phương mình. Định kỳ phát hành của tạp chí thường dài hơn định kỳ
phát hành của báo”. [9, tr160]
Quay trở lại lịch sử báo chí Việt Nam. Năm 1917, tạp chí Nam Phong – tờ
tạp chí thứ hai ở Bắc Kỳ ra đời – đã xuất bản nhiều bài báo về nghề làm báo, về
cách thức làm báo. Chủ bút Phạm Quỳnh có lẽ là người đầu tiên nêu được sự
khác nhau giữa báo và tạp chí: “Tờ báo tiếng Anh gọi là “Newspaper” nghĩa là
trở về với các tờ nhật báo, tuần báo xuất bản ra có định kỳ. Tính chất các tờ báo
ấy chỉ cốt là thuật chép lấy thời sự cho tường, so với các tờ tạp chí tùng san
chuyên luận về chính trị học thuật và công việc xã hội tựu trung có hơi
khác”.[16]
Hoa Bằng – Hoàng Thúc Trâm, một thành viên “gánh gạch xe vôi” của
nhóm Tri Tân cũng đưa ra cách phân chia các loại hình tạp chí như sau: “Tuần
san, bán nguyệt san, hoặc nguyệt san chia làm hai hạng: Thông tục và chuyên

11
môn. Thông tục là loại “chấp chi – nhặt nhạnh”, nhét món gì vào cũng được,
miễn đáp ứng tiếng gọi của độc giả thì thôi. Còn loại chuyên môn, là những tạp

chí đi riêng từng đường chuyên khoa như sử học, văn học, khoa học, chính trị,
kinh tế, pháp luật Loại này chỉ hợp với một số độc giả lựa chọn, vì ai thích
món nào thì mới chuốc đến những tờ chuyên môn về món ấy”. [2]
Cách hiểu và phân chia của Hoa Bằng gần giống như cách phân chia hai
loại “Magazine” đặc biệt mà “Magazine thông thường” ở Mỹ trước đây.
Năm 1986, Ủy ban Khoa học Xã hội (nay là Trung tâm Khoa học Xã hội
và Nhân văn Quốc gia) có tổ chức một cuộc hội thảo lớn bàn về tạp chí. Phần lớn
các quan niệm của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các nhà báo lão thành
đều dựa trên sự phát triển tạp chí ở Việt Nam, cho rằng: Đặc trưng của tạp chí
làm chức năng tuyên truyền, nghiên cứu lý luận và hoạt động khoa học – khác
với báo chí là cơ quan lí luận, học thuật, khoa học.
Theo Tiến sĩ Đinh Hường trong cuốn “Tổ chức và hoạt động tòa soạn”:
“Trước đây tạp chí như một cuốn nhật ký ghi chép các sự kiện của tòa án, chính
phủ. Ngày nay, tạp chí thường là cơ quan lí luận, học thuật chuyên sâu về lĩnh
vực nào đó nhằm phục vụ người trong ngành. Tính định kỳ của tạp chí dài
(tháng, quý…). Dung lượng của tạp chí lớn để truyền tải được tác phẩm lớn. Tạp
chí thường có hai loại: tạp chí mang tính tuyên truyền phổ biến và tạp chí mang
tính chuyên ngành”.[8]
Sau đổi mới, dòng tạp chí Việt Nam còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực, phục
vụ nhiều nhu cầu khác của bạn đọc. Cho nên, bản thân nội hàm của tạp chí vẫn
chưa thực sự được nêu ra đầy đủ.
Tóm lại, theo tác giả luận văn: “Tạp chí” là một sản phẩm của báo chí.
Tạp chí là những ấn phẩm xuất bản, phát hành trong các khoảng thời gian dài
hơn một ngày, in trên giấy tốt với các trang đóng nhỏ hơn báo.Tạp chí đáp ứng
nhu cầu tìm hiểu, nhận thức sâu sắc cho xã hội về những biến cố, những vấn đề
mới đặt ra, về những cơ sở khoa học thực tiễn và bản chất của những kinh

12
nghiệm được tổng kết, các chủ trương chính sách, quyết định nào đó của Đảng,
Nhà nước. Đặc biệt, tạp chí là sự thể hiện nhu cầu phát triển của mỗi chuyên

ngành khoa học.
Như vậy, Tạp chí xuất hiện từ đầu thế kỷ 17, ban đầu đều là tạp chí
chuyên ngành. Cùng với sự phát triển của nghề in, kỹ thuật minh họa, đến đầu
thế kỷ 19 bắt đầu xuất hiện các tạp chí có tính chính trị. Một thời kỳ lịch sử và
các thành tựu kỹ thuật công nghiệp, đều mang đến cho tạp chí một bước phát
triển độc đáo, làm xuất hiện những loại tạp chí mới: Tạp chí ảnh, tạp chí điện
ảnh, tạp chí chương trình truyền hình…
1.2 Khái niệm “ấn phẩm”
Theo “Từ điển Tiếng Việt 1992” của Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội
– Việt Nam thì ấn phẩm có nghĩa là sản phẩm của ngành in như sách, báo, tranh
ảnh… [21, tr.33]
Như vậy, những tạp chí luận văn khảo sát (Tạp chí Truyền hình Việt Nam,
Tạp chí Truyền hình Hà Nội, Tạp chí truyền hình Số) được coi là một ấn phẩm.
Bởi lẽ, những tạp chí này cũng là một sản phẩm của ngành in giống như sách,
báo, tranh ảnh…
1.3 Khái niệm “Tạp chí chuyên ngành”, “sách chuyên ngành”
Dựa vào khái niệm “Tạp chí” đã nêu ở trong mục (1.1), dựa vào giải thích
của “Từ điển Tiếng Việt 1992” về khái niệm “chuyên ngành”: chuyên ngành là
ngành chuyên môn hẹp [21, tr.197]. Tác giả luận văn xin được đưa ra khái niệm
về “Tạp chí chuyên ngành” như sau: Tạp chí chuyên ngành là một ấn phẩm báo
chí đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nhận thức sâu sắc cho xã hội về những biến cố,
những vấn đề mới đặt ra, về những cơ sở khoa học thực tiễn và bản chất của
những kinh nghiệm được tổng kết trong phạm vi một ngành chuyên môn hẹp nào
đó, thể hiện nhu cầu phát triển của mỗi chuyên ngành khoa học. Tạp chí chuyên
ngành được xuất bản có tính định kỳ.

13
Gần tương đồng với khái niệm “Tạp chí chuyên ngành” là khái niệm
“Sách chuyên ngành”. Theo tác giả luận văn: Sách chuyên ngành là một ấn
phẩm, một loại sách nhằm cung cấp những thông tin, kiến thức, những cơ sở

khoa học thực tiễn, những kinh nghiệm được tổng kết… trong phạm vi một
ngành chuyên môn hẹp nào đó. Sách chuyên ngành xuất bản không mang tính
định kỳ.
1.4 Khái niệm “Tạp chí chỉ dẫn”, “sách chỉ dẫn”
Dựa vào khái niệm “Tạp chí” đã nêu ở trong mục (1.1), dựa vào giải thích
của “Từ điển Tiếng Việt 1992” về khái niệm “chỉ dẫn”: Chỉ dẫn là hướng dẫn
cho biết một cách cụ thể để làm việc gì. Chỉ dẫn cách làm. Chỉ dẫn từng li từng
tí [21. Tr163]. Tác giả luận văn xin được đưa ra khái niệm về Tạp chí chỉ dẫn
như sau: Tạp chí chỉ dẫn là một ấn phẩm báo chí. Nhằm chỉ dẫn, hướng dẫn cho
độc giả từng li từng tí biết một cách cụ thể về một việc, một vấn đề, một lĩnh vực
nào đó. Tạp chí chỉ dẫn thường có tính thực tế cao, phục vụ độc giả mang tính
tức thời, đi vào sở thích cụ thể của từng cá nhân, giới thiệu chi tiết, cụ thể một
lĩnh vực, một công việc thậm chí là một sản phẩm nào đó trên thị trường. Tạp
chí chỉ dẫn xuất bản mang tính định kỳ.
Gần tương đồng với khái niệm “Tạp chí chỉ dẫn” là khái niệm “Sách chỉ
dẫn”. Sách chỉ dẫn là loại sách dùng để hướng dẫn cho biết một cách cụ thể để
làm việc gì, chỉ dẫn cách làm từng li từng tí về một việc, một vấn đề, một lĩnh
vực nào đó. Sách chỉ dẫn không mang tính xuất bản định kỳ và thường không
mang tính tức thời.
1.5 Khái niệm về “công cụ”, “sách công cụ”
Theo “Từ điển điển Tiếng Việt 1992” của Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà
Nội – Việt Nam thì Công cụ có ý nghĩa là đồ dùng để lao động, sử dụng như một
phương tiện sản xuất trong lao động. Ngoài ra nó cũng có nghĩa là cái, là phương
tiện dùng để tiến hành một việc nào đó, để đạt đến một mục đích nào đó. Ví dụ
như: ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp. [21, tr.217]

14
Cũng theo “Từ điển Tiếng Việt 1992”, Sách công cụ có nghĩa là sách
chuyên dùng cho mục đích tra cứu, tra khảo. [21, tr.829]. Ví dụ: sách hướng dẫn
nấu ăn, từ điển, các sách chuyên ngành sâu… Với những chuyên ngành hẹp,

chuyên biệt, người ta thường tạo ra những cuốn sách công cụ phục vụ cho
chuyên ngành đó nhằm giải thích các khái niệm chuyên ngành, các chức danh,
đầu việc mang tính chuyên môn của chuyên ngành đó.
1.6 Khái niệm “Tạp chí công cụ”
Cho tới ngày nay, trong thời kỳ các thể loại truyền thông có sự hòa trộn
vào với nhau, người ta vẫn chưa thể đưa ra một khái niệm mang tính chuẩn xác
cho “Tạp chí công cụ”.
Dựa trên nền tảng quan niệm về “tạp chí” và khái niệm về nghĩa của từ
“công cụ” cũng như khái niệm về “sách công cụ”, theo tác giả luận văn có thể
đưa ra một cách hiểu về khái niệm của “Tạp chí công cụ” như sau: Tạp chí công
cụ là một dạng tạp chí, được xuất bản thường kỳ (hàng tuần, hàng tháng, háng
quý…) bao gồm tin tức và các bài báo về các nhiều lĩnh vực khác nhau: chính
trị, kinh tế, thi đấu thể thao, y tế…. Tạp chí công cụ thường là loại hình tạp chí
chuyên sâu về lĩnh vực nào đó nhằm phục vụ người trong ngành, trong tổ chức
chuyên dùng cho mục đích tra cứu, tra khảo, hướng dẫn cho biết một cách cụ thể
để làm việc gì, chỉ dẫn cách làm từng li từng tí về các học thuật thuộc phạm vi
chuyên ngành đó. Tạp chí công cụ thường là sản phẩm của một đơn vị, tổ chức,
một lĩnh vực, một ngành khoa học nào đó và có mối quan hệ tương tác qua lại
với các đơn vị này. Vì vậy, ngoài tính chỉ dẫn, tra cứu, tạp chí công cụ còn là
công cụ, là cánh tay nối dài để các đơn vị này thực hiện một mục đích quảng bá
thương hiệu của mình tới công chúng.
Tạp chí công cụ được định danh dựa theo cách phân chia theo nội dung và
thành phần độc giả của tạp chí. Tạp chí công cụ vừa là một phương tiện sản xuất,
một công cụ dùng để đạt được mục đích cung cấp thông tin, mở rộng những hiểu
biết của độc giả về đơn vị chủ quản và quảng bá thương hiệu của đơn vị chủ

15
quản tới đông đảo công chúng, đồng thời tạp chí công cụ cũng có ý nghĩa tương
tự như sách công cụ, tức là nó dùng với mục đích phục vụ cho độc giả tra cứu về
các học thuật, khái niệm về một chuyên ngành, lĩnh vực nào đó thuộc phạm trù

của đơn vị chủ quản. Ví dụ: “Tạp chí truyền hình Số” là công cụ của Đài truyền
hình Kỹ thuật số VTC với mục đích truyền tải thông điệp, học thuật, kiến thức
trong lĩnh vực truyền hình của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời
truyền tải những hoạt động, thông điệp của Đài và là công cụ mở rộng thương
hiệu của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC tới bạn đọc. Tạp chí
“Người làm báo” là công cụ của Hội nhà báo Việt Nam truyền tải những thông
điệp, học thuật, kiến thức trong lĩnh vực báo chí tới độc giả, nhưng đồng thời
nó cũng là công cụ quảng bá thương hiệu của Hội nhà báo
Phạm vi đơn vị chủ quản cũng như chức năng, nhiệm vụ của Tạp chí công
cụ rộng hơn so với Tạp chí chuyên ngành. Tạp chí chuyên ngành phần lớn chỉ
đăng tải các công trình nghiên cứu của ngành, các cơ quan đoàn thể hay các cơ
quan nghiên cứu khoa học. Trong khi đó, Tạp chí công cụ có thể là sản phẩm của
một doanh nghiệp, phục vụ cho mục đích của doanh nghiệp trong một lĩnh vực
nào đó mà không nhất thiết phải là một lĩnh vực khoa học. Hình thức, kết cấu các
chuyên mục, thể loại tin bài của Tạp chí công cụ phong phú, mở rộng hơn so với
Tạp chí chuyên ngành.
Về cơ bản, ranh giới giữa khái niệm “Tạp chí công cụ” và “Tạp chí chỉ
dẫn” có sự đan xen với nhau. “Tạp chí chỉ dẫn” thể hiện tính “công cụ” và “Tạp
chí công cụ” bao hàm ý nghĩa của sự “chỉ dẫn”. Về mặt chức năng, nhiệm vụ,
Tạp chí công cụ rộng hơn Tạp chí chỉ dẫn và bao hàm tính chỉ dẫn. Tuy nhiên,
về mặt phạm vi đối tượng độc giả cũng như đơn vị chủ quản thì Tạp chí chỉ dẫn
lại rộng hơn. Tạp chí chỉ dẫn thường có tính thực tế cao, phục vụ độc giả mang
tính tức thời, đi vào sở thích cụ thể của từng cá nhân, giới thiệu chi tiết, cụ thể
một lĩnh vực, một công việc thậm chí là một sản phẩm nào đó trên thị trường.
Ví dụ: Tạp chí Cẩm nang mua sắm là một tờ Tạp chí chỉ dẫn, nó hướng tới mục

16
đích chỉ dẫn, giới thiệu, tư vấn các sản phẩm trên thị trường và có đối tượng độc
giả rộng lớn nhưng lại không phục vụ cho mục đích quảng bá thương hiệu cho
doanh nghiệp là đơn vị chủ quản của tờ tạp chí này.

Dựa vào những phân tích trên, có thể thấy, Tạp chí công cụ có sự đan xen,
hòa trộn giữa Sách công cụ, Tạp chí chuyên ngành và Tạp chí chỉ dẫn, đồng thời
là công cụ phục vụ cho mục đích quảng bá thương hiệu, trở thành cánh tay nối
dài của các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp là đơn vị chủ quản của tờ tạp chí.
2. Chức năng của Tạp chí công cụ
2.1 Chức năng của Tạp chí
Tạp chí là loại hình mà sự ra đời của nó dựa trên nền tảng của báo, nằm
trong tiến trình phát triển của báo, nhưng xuất phát từ nhu cầu nảy sinh của công
chúng để phục vụ một nhóm độc giả nào đó, một đối tượng bạn đọc nào đó. Vì
thế, chức năng, nhiệm vụ của Tạp chí có những sự khác biệt và riêng biệt so với
chức năng, nhiệm vụ của báo chí nói chung. Cùng với báo, ảnh hưởng của tạp
chí tới đời sống văn hóa xã hội là rất lớn, không thể đo đếm được.
Trước hết, tạp chí là một kho chứa thông tin, cung cấp cho độc giả những
thông tin đầy đủ, chi tiết, chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó. Mặc dù nội dung
phản ánh của tạp chí không thể hiện trên một bình diện rộng, không thể tham gia
đầy đủ mọi lĩnh vực nhưng lại có chiều sâu, đặc biệt là hệ thống tạp chí chuyên
ngành. Chính vì thế, tạp chí nhằm mục đích giúp cho những độc giả đã được
thông tin một cách vắn tắt, sơ lược về một vấn đề nhất định nhưng chưa thỏa
mãn và đang đi tìm những số liệu, thông tin tỉ mỉ, chi tiết hơn được thỏa mãn.
Trên thực tế, tạp chí là cơ quan lí luận học thuật khoa học của một tổ chức,
một đoàn thể nào đó, chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu, hướng dẫn trao đổi nghiệp
vụ khoa học về một lĩnh vực nào đó thuộc phạm vi ngành mình, địa phương
mình, cho nên, khác với báo hàng ngày chủ yếu làm công tác cổ động, tạp chí
thường chú trọng tới công tác tuyên truyền trong quần chúng nhân dân. Thông
qua đó, trang bị cho họ những kiến thức học thuật mới, củng cố, mở rộng và

17
nâng cao kiến thức khoa học để vận dụng ngày càng tốt hơn vào các hoạt động,
nghiên cứu chung cũng như áp dụng vào thực tiễn của đời sống xã hội.
Thông tin trên tạp chí là thông tin mang tính lý luận. Vì vậy, ngoài thực

hiện các chức năng chung của báo chí, tạp chí coi trọng chức năng tuyên truyền
lí luận. Vấn đề đặt ra được lý giải, lập luận chặt chẽ thông qua khả năng thể hiện
của tác giả. Tính khoa học của tạp chí được đặt lên hàng đầu để giúp cho đối
tượng độc giả có một cách nhìn nhận khách quan, ủng hộ hay phản đối về vấn đề
đã đặt ra. Vì lý do trên, hiệu quả của tạp chí không nhất thiết phải tính bằng số
lượng độc giả. Sự hấp dẫn của tạp chí chủ yếu ở lượng thông tin và giá trị khoa
học của nó.
Tóm lại: Chức năng, nhiệm vụ của mỗi tờ tạp chí tùy thuộc vào nhiệm vụ
chính trị của ngành, cơ quan và lĩnh vực hoạt động xã hội mà tạp chí đó tham
gia. Nhưng về cơ bản, tờ tạp chí nào cũng phải đảm bảo chức năng, nhiệm vụ
nghiên cứu lý luận, nghiên cứu khoa học, phổ cập tri thức và tổng kết thực tiễn,
khảo sát và phản ánh thực tế, giúp làm sáng tỏ lĩnh vực và phương hướng đã xác
định, hướng dẫn tư tưởng, chủ trương, nghiệp vụ cho độc giả của tờ tạp chí đó.
Tạp chí thường đi sâu vào nghiên cứu những quy luật phát triển của từng
lĩnh vực, đặc biệt là các tạp chí chuyên ngành. Tạp chí tôn trọng quy luật khách
quan, dựa trên các nguyên tắc khoa học để giải thích, lập luận nhưng phải phục
vụ lợi ích cho mỗi giai cấp, mỗi ý thức hệ, mỗi đối tượng độc giả nhất định. Đối
tượng độc giả của tạp chí thường hẹp hơn so với báo hàng ngày và được chọn lọc
độc giả. Phải có tri thức khoa học về ngành đó, có trình độ văn hóa, hiểu biết về
xã hội để nắm bắt và thẩm định thông tin mà mình quan tâm.
2.2 Chức năng của “Tạp chí công cụ”
Là một dạng của “Tạp chí”, Tạp chí công cụ cũng phải đảm bảo những
chức năng, nhiệm vụ cơ bản như đã nêu ở mục 2.1 của một tờ tạp chí nói chung
như: nghiên cứu lý luận, nghiên cứu khoa học, phổ cập tri thức và tổng kết thực
tiễn, khảo sát và phản ánh thực tế, giúp làm sáng tỏ lĩnh vực và phương hướng

18
đã xác định, hướng dẫn tư tưởng, chủ trương, nghiệp vụ cho độc giả của tờ tạp
chí đó. Ngoài ra, do những đặc điểm của loại hình, Tạp chí công cụ còn mang
trong mình những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt khác.

2.2.1 Chức năng tra cứu, tra khảo:
Tương đương với khái niệm về Sách công cụ đã nêu ở mục 1.2, Tạp chí
công cụ là một dạng tạp chí mang tính công cụ, tức là có chức năng phục vụ cho
mục đích tra cứu, tra khảo của độc giả.
Thông thường, nội dung trong các cuốn Tạp chí công cụ thường có những
chuyên mục, những bài viết dành cho việc giải thích các khái niệm, các chức
danh, các ý nghĩa về mặt học thuật về một chuyên ngành hẹp nào đó thuộc phạm
vi nội dung tờ Tạp chí công cụ đó phản ánh. Ví dụ như: Tạp chí truyền hình là
một tờ Tạp chí công cụ thuộc lĩnh vực truyền hình. Trong tờ tạp chí này, có một
số chuyên mục, bài viết, thường được sắp xếp gọi là chuyên mục hậu trường để
đưa ra những bài viết, những thông tin giải thích cho độc giả hiểu các khái niệm
về học thuật trong chuyên ngành truyền hình như: thế nào là D.O.P (Đạo diễn
điện ảnh)? Thế nào là MC? Thế nào là một biên tập viên? Một chương trình
truyền hình gồm những khâu tổ chức sản xuất như thế nào
Tuy nhiên, khác với Sách công cụ, các thông tin phục vụ cho mục đích tra
cứu, tra khảo thường được giải thích một cách ngắn gọn, đơn giản, chỉ với vài
dòng chữ viết, thì các thông tin tra cứu, tra khảo trong Tạp chí công cụ thường
được giải thích, chú giải một cách tỉ mỉ, chi tiết, cụ thể trong một bài viết ngắn
gọn, thậm chí là bằng cả một bài viết dài. Không những giải thích ý nghĩa của
các khái niệm, Tạp chí công cụ còn đưa ra những ví dụ, những minh chứng cụ
thể minh họa cho khái niệm đó, nhằm đưa tới cho độc giả những cách nhìn, cách
hiểu chi tiết và rõ nét hơn.
Ngoài giải thích các khái niệm, học thuật thì các bài viết trong Tạp chí
công cụ còn cung cấp những thông tin cập nhật bổ trợ cho các khái niệm, học
thuật đó.

19
Một sự khác nhau lớn nữa trong tính tra cứu, tra khảo giữa Tạp chí cụ với
sách công cụ là: nếu như ở sách công cụ người ta có thể tìm thấy tất cả các khái
niệm, các học thuật của một lĩnh vực nào đó chỉ gói gọn trong một quyển sách

thì ở Tạp chí công cụ, độc giả chỉ có thể tìm hiểu một vài khái niệm, học thuật
nhất định ở trong một số của tạp chí. Nghĩa là, mỗi số tạp chí chỉ dành một số
trang nhất định cho việc giải thích giúp công chúng tra cứu, tra khảo các khái
niệm thuộc lĩnh vực nào đó. Nếu như độc giả muốn có đầy đủ tất cả các khái
niệm, học thuật của lĩnh vực này thì họ sẽ phải tập hợp qua rất nhiều số báo.
Bên cạnh đó, nội dung tra cứu, tra khảo cũng không bao quát toàn bộ nội
dung của một số Tạp chí công cụ như Sách công cụ mà nó chỉ nằm trong phạm
vi một bài, một chuyên mục nào đó mà thôi.
2.2.2 Chức năng chỉ dẫn:
Trong nội dung của mình, Tạp chí công cụ thể hiện khá rõ những nội dung
thông tin mang tính chất chỉ dẫn.
Rất nhiều tin, bài, chuyên mục trong các tờ Tạp chí công cụ nhằm đưa tới
độc giả, giới thiệu cho độc giả một cách chi tiết một nội dung, một lĩnh vực, một
công việc nào đó thuộc phạm vi nội dung của tờ Tạp chí công cụ đó. Ví dụ
như: Tờ Tạp chí truyền hình có dành một số lượng trang không nhỏ để đăng tải
lịch phát sóng các chương trình truyền hình, giới thiệu chi tiết nội dung các
chương trình truyền hình sắp phát sóng (nội dung chương trình, MC dẫn chương
trình, khách mời tham gia chương trình, thời gian phát sóng chương trình ),
giới thiệu nội dung các phim sắp phát sóng (nội dung phim, diễn viên chính, diễn
viên phụ, thời gian phim phát sóng ).
Cũng mang tính thực tế cao như Tạp chí chỉ dẫn, chức năng chỉ dẫn của
Tạp chí công cụ cũng hướng tới phục vụ độc giả mang tính tức thời, đi vào
những sở thích cụ thể của từng cá nhân và mang tính thị trường cao.
Như vậy, chỉ dẫn là một trong những chức năng, nhiệm vụ chính của một
tờ Tạp chí công cụ.

20
2.2.3 Chức năng quảng bá thương hiệu cho đơn vị chủ quản:
Thông qua những tin, bài, chuyên mục trong nội dung của mình, các tờ
Tạp chí công cụ thường truyền tải những hoạt động của đơn vị chủ quản tới độc

giả, nhờ đó giúp độc giả có cái nhìn rộng mở hơn, sâu sắc hơn, chi tiết hơn về
các đơn vị, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp làm chủ quản của tờ tạp chí đó. Có
thể nói, Tạp chí công cụ chính là cánh tay nối dài của các đơn vị chủ quản tờ tạp
chí với đông đảo quần chúng, độc giả, nhằm mục đích mở rộng thương hiệu của
mình. Ví dụ: Tờ Tạp chí truyền hình Số VTC là cánh tay nối dài của Đài truyền
hình Kỹ thuật Số VTC cũng như Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC
với độc giả. Thông qua tờ tạp chí này, những thông tin, những hoạt động của
doanh nghiệp này đến gần hơn với độc giả.
Trong thời đại hiện nay, mối quan hệ giữa đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp
làm chủ quản và các tờ Tạp chí công cụ của mình chính là mô hình tiền khởi cho
xu hướng phát triển các tập đoàn truyền thông đa phương tiện ở Việt Nam. Các
thành phần trong tập đòan có sự tương tác qua lại và hỗ trợ lẫn nhau.
Chức năng quảng bá thương hiệu, là cánh tay và công cụ nối dài của đơn
vị chủ quản chính là một trong những chức năng đặc trưng nhất của Tạp chí công
cụ.
3. Hình thức của Tạp chí công cụ
Tạp chí công cụ có hình thức tương đối đồng nhất với hình thức của loại
hình tạp chí thông thường và có sự khác biệt rõ ràng so với báo in.
3.1 Về khổ tạp chí:
Tạp chí quan tâm chủ yếu đến tính chất logic của nội dung và do chức
năng, nhiệm vụ riêng biệt của mình nên thường được thiết kế ở dạng khổ nhỏ,
nhiều trang gần như trang sách, giúp người đọc tiện sử dụng.
3.2 Về thiết kế trang bìa:
Trang bìa là một đặc điểm đáng chú ý của loại hình tạp chí. Chỉ có tạp chí
mới có trang bìa, còn báo thì không có trang bìa mà chỉ có trang nhất được thiết

21
kế để thể hiện đầy đủ diện mạo, tính cách của tờ báo và đăng tải các thông tin
quan trọng.
Loại hình tạp chí dù xuất bản định kỳ dưới dạng nào đều có trang bìa.

Trang bìa được thiết kế ôm trọn cả tờ tạp chí, nghĩa là có 4 mặt được coi là 4
trang bìa. Trang bìa một là trang chính, diện mạo, tính cách của tờ tạp chí được
thể hiện rõ. Các trang khác thường dùng để đăng tải quảng cáo.
Chức năng của trang bìa bao gồm: bảo vệ các trang ruột tạp chí, thể hiện
tính cách, diện mạo của tạp chí và tăng tính hấp dẫn, thu hút bạn đọc.
Trang bìa một của tờ Tạp chí công cụ thường bao gồm một số thông tin
chính: Tên tạp chí, cơ quan chủ quản, chỉ số, số tạp chí, tháng năm xuất bản
Phần này quan trọng nhưng chỉ chiếm một phần diện tích trang bìa. Phần còn lại
được thiết kế dựa trên đặc thù loại hình của tạp chí và dựa theo nội dung chính
đăng tải trong số tạp chí đó, thường là dùng để đăng tải tranh minh họa và rút tít
một số tin bài chính.
Tính chuyên sâu trên trang bìa của một tờ Tạp chí công cụ thường được
thể hiện cụ thể, rõ nét hơn, đặc biệt các cỡ chữ, phông chữ được lựa chọn một
cách cẩn thận sao cho phù hợp với các mảng màu trên trang bìa và làm nổi bật
tính cách của tờ tạp chí.
3.3 Về ngôn ngữ
Đối tượng bạn đọc có ý nghĩa quyết định tới phong cách ngôn ngữ của
một tờ Tạp chí công cụ.
Phong cách ngôn ngữ trên tạp chí chủ yếu là phong cách khoa học, lấy yếu
tố khoa học làm chủ đạo để phân tích, lí giải lôi cuốn bạn đọc. Phương pháp
nghiên cứu của tạp chí là phương pháp tư duy logic, có hệ thống. Vấn đề đưa ra
được trình bày từ đơn giản đến phức tạp, từ lí luận tới thực tiễn hoặc có thể là
phản biện vấn đề để chứng minh, lập luận quan điểm mà tác giả muốn trình bày.
Do đặc trưng của chức năng tra cứu, tra khảo, chỉ dẫn, Tạp chí công cụ
thường đi sâu vào các chuyên ngành hẹp cho nên các danh từ khoa học, các thuật

22
ngữ được sử dụng thường xuyên, có khi được thể hiện ở dạng nguyên thể làm
cho tính chính xác, độ chuẩn đạt ở mức tối đa nhất.
3.4 Về hệ thống các chuyên mục

Hệ thống chuyên mục trên các tờ tạp chí nói chung và các tờ Tạp chí công
cụ nói riêng đặc biệt quan trọng. Tính chuyên sâu, chuyên ngành và đặc trưng
chức năng, nhiệm vụ của loại hình bắt buộc Tạp chí công cụ phải có hệ thống
chuyên mục. Nếu hệ thống chuyên mục không rõ ràng thì tính chất của tờ tạp chí
đó cũng sẽ bị mờ nhạt.
So với báo, hệ thống chuyên mục của loại hình của tạp chí nói chung và
Tạp chí công cụ nói riêng có phần ổn định hơn, được coi như là rường cột của
một tờ tạp chí.
Các chuyên mục của một tờ Tạp chí công cụ thường được sắp xếp theo
một trình tự nhất định. Các chuyên mục cơ bản, mang tính khái quát thường
được đặt lên trên đầu. Tiếp đến là các chuyên mục về các vấn đề chính, nòng cốt
mà chức năng, nhiệm vụ của tạp chí đã đề ra. Các vấn đề nghiên cứu thường
được chia nhỏ, khu biệt theo từng chuyên mục cụ thể. Cuối cùng thường là các
thông tin về hoạt động của đơn vị chủ quản, về tham khảo ý kiến, trao đổi, tương
tác với độc giả.
4. Lịch sử phát triển của Tạp chí công cụ ở Việt Nam
Cho đến ngày nay, tờ tạp chí nào được lấy mốc là tờ tạp chí đầu tiên, ra
đời ở đâu vẫn chưa được thống nhất. Theo tư liệu từ các cuốn “Thư tịch báo
chí Việt Nam” do PGS.TS Tô Huy Rứa chủ biên và các cuốn “Lược sử báo chí
Việt Nam” của tác giả Nguyễn Việt Chức, “Lịch sử báo chí Việt Nam” do
PGS.TS Vũ Quang Hưng chủ biên thì tờ “Đông Dương tạp chí” ra số 1 ngày
15/5/1913 được coi là tờ báo mang tính chất tạp chí đầu tiên.
Sau này, cùng với sự phát triển của mình, các loại hình tạp chí cũng lần
lượt ra đời, phong phú và đa dạng hơn. Có nhiều loại hình tạp chí đan xen, hòa
trộn trong một tờ tạp chí.

23
Thời kỳ 1940-1945, các tạp chí xuất bản định kỳ về tôn giáo đặc biệt phát
triển. Năm 1933 – 1934 có các tờ: Niết Bàn tạp chí, Thánh thể báo. Năm 1939
có Tập kỷ yếu Hội Phật giáo Việt Nam, Công giáo Nam Thanh, Pháp âm Phật

học, Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Viên Âm nguyệt san, Phật pháp chỉ Niết
Bàn Mặc dù các tờ tạp chí tôn giáo này đều mang tính cách thuộc địa, chịu sự
kiểm soát của chính phủ Bảo hộ nhưng đây có thể coi là những tờ tạp chí tiền
thân, khởi đầu cho dạng Tạp chí công cụ ở Việt Nam. Các tờ này đều có các tin
bài chỉ dẫn các khái niệm trong Phật giáo, nguồn gốc, các thủ tục hành lễ của
đạo giáo này. Bên cạnh đó, các tờ tạp chí này còn có chức năng tuyên truyền
thương hiệu cho các tổ chức tôn giáo, là cầu nối nối liền giữa các tổ chức đạo
giáo với người dân
Tiếp sau đó, nhiều tờ Tạp chí công cụ cũng ra đời với diện mạo và chức
năng được hình thành rõ nét hơn: Ảo thuật tạp chí (1939), Y học thường thức
(1939), Kịch ảnh (1939) Sự ra đời của các tờ Tạp chí công cụ đã làm cho tình
hình tạp chí giai đoạn 1939-1945 thêm phong phú, và cũng là tiền đề tốt cho sự
phát triển của Tạp chí công cụ sau này.
Cách mạng tháng Tám thành công xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa đế
quốc thực dân đã tạo điều kiện cho tạp chí nói chung và Tạp chí công cụ nói
riêng sinh sôi, nảy nở. Nhiều tờ Tạp chí công cụ lần lượt ra đời như: Tạp chí Y
học cổ truyền, Tạp chí Y học dự phòng, Tạp chí Nội khoa (của Tổng hội Y dược
học Việt Nam), Tạp chí Âm nhạc (của Hội nhạc sĩ), Tạp chí các khoa học về trái
đất (của Viện khoa học Việt Nam, nay là Trung tâm khoa học tự nhiên và công
nghệ quốc gia)
Cùng với sự vận động, biến chuyển trong đời sống kinh tế xã hội của đất
nước, các loại hình tạp chí ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất
lượng, đáp ứng nhu cầu của độc giả. Tạp chí công cụ cũng nằm trong xu hướng
phát trỉển chung này. Cho tới ngày nay, rất nhiều các tờ Tạp chí công cụ ở các
lĩnh vực khác nhau, của các tổ chức, đơn vị đoàn thể, doanh nghiệp khác nhau

24
đã được xuất bản trên thị trường Việt Nam và ngày càng khẳng định được vị thế,
vai trò cũng như tầm quan trọng của mình.
5. Khái niệm Tạp chí truyền hình

Tạp chí truyền hình là một ấn phẩm báo chí, một dạng nằm trong hệ thống
tạp chí. Theo tác giả luận văn, Tạp chí truyền hình là một cẩm nang về truyền
hình, cung cấp cho người xem truyền hình những thông tin, kiến thức về nội
dung của màn ảnh nhỏ mà bản thân Đài truyền hình không làm được, đồng thời
phản ánh lại tất cả những hoạt động, công việc của người làm truyền hình, những
kiến thức học thuật thuộc lĩnh vực truyền hình cho độc giả. Có thể nói, Tạp chí
truyền hình là cầu nối trung gian giữa đài truyền hình với người dân, là phần tiếp
theo, là công cụ, là cánh tay nối dài của Đài truyền hình được chuyển tải bằng
ngôn ngữ và hình ảnh của báo in. Đây chính là đặc điểm nổi trội, riêng biệt nhất
của Tạp chí truyền hình so với những dạng tạp chí khác. Ngoài ra, Tạp chí truyền
hình cũng có chức năng như một tờ tạp chí bình thường, tức là phản ánh đời
sống xã hội, chính trị, kinh tế tới người dân.
Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều loại tạp chí khác nhau. Khi phân chia
tạp chí, đối với mỗi Bộ, Ngành đều có những tờ tạp chí riêng. Tạp chí truyền
hình được coi là tờ tạp chí của ngành truyền hình, của các doanh nghiệp thuộc
lĩnh vực truyền hình, là những người đưa tin của ngành truyền hình đến với xã
hội, đến với người dân. Tờ Tạp chí truyền hình chính là phương tiện để Đài
truyền hình quảng bá mình sâu rộng hơn tới công chúng.
Mặc dù ra đời khá muộn so với những loại hình tạp chí khác, chỉ mới xuất
hiện trên thị trường trong vài thập kỉ trở lại đây, tuy nhiên các tờ Tạp chí truyền
hình đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình đối với độc giả. Mỗi tờ
Tạp chí truyền hình chính là một tờ Tạp chí công cụ, một cánh tay nối dài các
Đài truyền hình với đông đảo công chúng xem truyền hình trên khắp cả nước.
6. Chức năng của Tạp chí truyền hình

×