Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Khảo sát ngôn ngữ phỏng vấn trên truyền hình ở Thừa Thiên - Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 144 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG






HOÀNG LÊ THUÝ NGA




KHẢO SÁT NGÔN NGỮ PHỎNG VẤN
TRÊN TRUYỀN HÌNH Ở THỪA THIÊN -
HUẾ

CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC
MÃ SỐ : 60.32.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ


Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Hoàng Trọng Phiến




HÀ NỘI - 2008





BẢNG CHỮ VIẾT TẮT


DCT : Người dẫn chương trình
HVTV : Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại phành phố Huế
TH : Truyền hình
SP1 : Speaker 1 ( Người DCT)
SP2 : Speaker 2 ( Người được phỏng vấn)
TRT : Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế
TTH : Thừa Thiên Huế
VD : Ví dụ
VTV : Đài Truyền hình Việt Nam






























MỤC LỤC
Trang


MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Đóng góp của đề tài 7
6. Kết cấu của luận văn 7
Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung có liên quan đến đề tài 8
1.1. Phỏng vấn và phỏng vấn báo chí 8
1.1.1. Khái niệm 8
1.1.2. Đặc trưng của thể loại phỏng vấn 11
1.1.3. Phỏng vấn-một thao tác nghiệp vụ báo chí 13

1.1.4. Sự khác nhau của thể loại phỏng vấn trong các loại hình báo chí 17
1.2. Giao tiếp hội thoại trên truyền hình 21
1.2.1. Khái niệm hội thoại 22
1.2.2. Các yếu tố cấu trúc của hội thoại 23
1.2.3. Những quan hệ liên cá nhân trong giao tiếp 24
1.2.4. Nguyên lý lịch sự 26
1.2.5. Các yếu tố phi lời trong hội thoại 28
1.3. Tiểu kết 29
Chương 2. Giao tiếp hội thoại trong phỏng vấn trên
truyền hình ở Thừa Thiên - Huế 30
2.1. Các nhân tố của cuộc phỏng vấn trên truyền hình ở Thừa Thiên - Huế 30
2.1.1. Người phát, người nhận 30
2.1.2. Thoại trường của cuộc phỏng vấn trên TH ở TTH 34
2.2. Hội thoại trong phỏng vấn trên truyền hình ở Thừa Thiên - Huế 34
2.2.1. Cấu trúc khái quát của một cuộc phỏng vấn trên TH 34
2.2.2. Cặp thoại trong hội thoại phỏng vấn 40
2.3. Các hành vi nghi thức trong phỏng vấn trên truyền hình 50
2.4. Câu hỏi trong phỏng vấn truyền hình ở Thừa Thiên - Huế 56
2.6. Các yếu tố phi ngôn ngữ trong các cuộc phỏng vấn trên
truyền hình ở Thừa Thiên - Huế 61
2.7. Tiểu kết 64
Chương 3. Đặc điểm về ngôn ngữ phỏng vấn trên
truyền hình ở Thừa Thiên - Huế 65
3.1. Các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong phỏng vấn 65
3.1.1 Về ngữ âm 65
3.1.2. Về từ vựng 79
3.1.3. Về ngữ pháp 81
3.2. Văn hóa ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp
phỏng vấn trên truyền hình ở Thừa Thiên - Huế 96
3.2.1. Ưu điểm 96

3.2.2. Hạn chế 97
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và tính hấp dẫn
của các cuộc phỏng vấn trên Truyền hình ở Thừa Thiên - Huế 102
3.4. Tiểu kết 108
KẾT LUẬN 109
TÀI LIỆU KHAM KHẢO 112
PHỤ LỤC

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giao tiếp đại chúng, ngôn ngữ là phƣơng tiện hết sức quan
trọng, không có phạm vi giao tiếp đại chúng nào có thể hoạt động nếu thiếu
ngôn ngữ-một trong những yếu tố chính tạo nên sự hoạt động đó. Vì vậy,
hiệu quả của các phƣơng tiện giao tiếp đại chúng phụ thuộc trực tiếp vào
ngôn ngữ và phong cách diễn đạt. Giao tiếp trên truyền hình cũng không
nằm ngoài yếu tố đó.
Theo quan niệm của ngữ dụng học, hoạt động giao tiếp trên truyền
hình là hoạt động không chỉ đơn thuần là đơn thoại, một chiều, một phía mà
về cơ bản là quan hệ tƣơng tác, trong đó phải kể đến giao tiếp hội thoại-đối
thoại, tức là trao đổi giữa hai bên tham gia giao tiếp, luân phiên và tác động
lẫn nhau đến công chúng. Dạng giao tiếp này xuất hiện rất nhiều ở các
chƣơng trình truyền hình nhƣ: Trò chơi truyền hình, giao lƣu, tọa đàm, đàm
thoại, các chuyên mục đƣợc thể hiện dƣới hình thức đối thoại Trong tất cả
các chƣơng trình đó, giao tiếp hội thoại đƣợc thể hiện rõ nét nhất là ở các
cuộc phỏng vấn.
Với sự kết hợp giữa lời nói và những hành động phi ngôn ngữ, phỏng
vấn truyền hình đƣợc xem là cuộc nói chuyện sống động và hấp dẫn. Đây là
cách khai thác thông tin trực diện dƣới dạng đối thoại, trong đó nhà báo nêu

câu hỏi và đối tƣợng trả lời nhằm cung cấp thông tin cho đối tƣợng thứ ba-
công chúng xem truyền hình. Thông qua cuộc trao đổi đó, ngƣời xem có thể
nhận thấy đƣợc phong cách, nghệ thuật giao tiếp, ứng xử ngôn ngữ của
ngƣời dẫn chƣơng trình và các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn. Do vậy, phỏng
vấn với tƣ cách vừa là một thủ pháp vừa là một thể loại phải gắn liền với kỹ
năng nghệ thuật sử dụng câu hỏi, chiến lƣợc giao tiếp ngôn ngữ chuẩn mực
và văn hóa ngôn từ.

2
Hiện nay, có một thực tế, các cuộc phỏng vấn ở một số đài truyền
hình khu vực và địa phƣơng có chất lƣợng chƣa cao. Nhiều cuộc phỏng vấn
đƣợc xây dựng chỉ mang tính hình thức, diễn biến cuộc đối thoại đơn điệu,
nhàm chán. Các đài truyền hình ở Thừa Thiên Huế (TTH) cũng có tình trạng
nhƣ thế . Những ngƣời dẫn chƣơng trình (DCT) chƣa có nghệ thuật điều
hành một cuộc đối thoại trên truyền hình. Các cuộc phỏng vấn trên đài
thƣờng kém hấp dẫn, đi theo lối mòn. Công chúng có cảm giác xem các
cuộc phỏng vấn nhƣ xem một cái khuôn đã đƣợc đúc sẵn, chỉ có thay đổi
chất liệu ở mỗi cuộc phỏng vấn. Có ngƣời dẫn chƣơng trình thƣờng xuyên
sử dụng lối nói không chuẩn mực, kém lịch sự gây khó chịu cho ngƣời
nghe, ngƣời xem. Do đó, vấn đề đặt ra là để một cuộc phỏng vấn “trực diện”
trên truyền hình hấp dẫn, lôi cuốn và đạt hiệu quả giao tiếp cao thì mỗi
ngƣời DCT không chỉ thực hiện tốt khâu chuẩn bị mà còn thực hiện một
nghệ thuật phỏng vấn trong đó nghệ thuật ứng xử ngôn ngữ, ứng xử giao
tiếp là rất quan trọng.
Từ những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu ngôn ngữ của phỏng vấn
trên truyền hình là một điều cần thiết. Do vậy chúng tôi chọn “Khảo sát
ngôn ngữ phỏng vấn trên truyền hình ở TT-Huế” làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn Thạc sĩ của mình với mong muốn góp phần nâng cao chất
lƣợng hiệu quả của các cuộc phỏng vấn ở Trung tâm truyền hình Việt Nam
tại Huế (HVTV) và đài Phát thanh-Truyền hình Thừa Thiên Huế (TRT).

2. Lịch sử vấn đề
Từ nhiều năm nay, khi nghiên cứu về truyền hình, các nhà khoa học
đã quan tâm nhiều về cách thức, quy trình, nghiệp vụ để xây dựng các
chƣơng trình truyền hình nhƣ cách làm tin, phóng sự, các chƣơng trình giao
lƣu trò chơi, phim tài liệu, dàn dựng các chƣơng trình giao lƣu giải trí…
Việc nghiên cứu ngôn ngữ thể hiện trên truyền hình chỉ mới bắt đầu từ
khoảng mấy năm gần đây. Có thể đánh giá sơ bộ một vài công trình khoa

3
học, các bài báo nghiên cứu ngôn ngữ ở phƣơng tiện giao tiếp truyền
thông này nhƣ sau:
Nếu bắt đầu từ 1999 thì có lẽ phải kể đến các bài viết của Nguyễn Thế
Kỷ nhƣ: “Mấy nhận xét về nói và viết trên đài truyền hình” (tạp chí Ngôn
ngữ và đời sống, số 8/99), “Vài nhận xét về dạng thức nói trên đài truyền
hình từ vai giao tiếp với công chúng” (Tạp chí ngôn ngữ, số 4/1999) và rất
nhiều bài viết của các tác giả khác nhƣ: Nguyễn Đức Hạnh, Nguyễn Thị
Thanh Bình, Vũ Bá Hùng, Nguyễn Đức Tồn đƣợc đăng trong Kỷ yếu hội
thảo khoa học “Tiếng Việt trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng”
Bài viết “Mấy nhận xét về nói và viết trên đài truyền hình” của tác
giả Nguyễn Thế Kỷ chủ yếu nêu những “hạt sạn” khi sử dụng ngôn ngữ trên
đài truyền hình. Từ đó, tác giả đƣa ra yêu cầu cần phải có một sự lựa chọn
trong cách nói, cách viết nhƣ thế nào để diễn tả chính xác tƣ tƣởng, tình cảm
của ngƣời chuyển tải thông tin và giúp ngƣời tiếp nhận hiểu đúng ý đồ của
nhà đài. Trong bài “Vài nhận xét về dạng thức nói trên đài truyền hình từ
vai giao tiếp với công chúng”, Nguyễn Thế Kỷ cũng đã nêu một cách khái
quát về hình thức giao tiếp đối thoại trên truyền hình cùng với các nhân tố
giao tiếp tƣơng ứng. Đồng thời tác giả cũng đã xác định đƣợc phong cách
ngôn ngữ đƣợc sử dụng trên đài truyền hình là phong cách khẩu ngữ văn
hóa. Để tiếp tục nghiên cứu vấn đề này, năm 2004, tác giả đã thực hiện công
trình luận án Tiến sĩ Ngữ văn của mình với tên gọi “Dạng thức nói trên

truyền hình”. Công trình này là một đóng góp đáng ghi nhận về mặt khoa
học và thực tiễn. Khi chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu luận văn của
mình cũng đã kế thừa những phát hiện của tác giả.
Liên quan đến tìm hiểu cách sử dụng ngôn ngữ trên truyền hình còn
phải kể đến tác giả Nguyễn Đức Tồn với bài viết “Hoạt động ngôn ngữ phát
thanh và truyền hình từ cách nhìn của tâm lý ngôn ngữ học” (Tiếng Việt
trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, Hội ngôn ngữ học TP-Hồ Chí

4
Minh, Viện ngôn ngữ học Việt Nam, Trƣờng ĐHKHXH & NV TP.HCM,
1999), Nguyễn Thị Thanh Bình với bài “Suy nghĩ về hệ quả của ngôn ngữ
trên vô tuyến truyền hình” cũng đƣợc đăng trong kỷ yếu trên. Năm 2002,
trong Hội nghị khoa học “Những vấn đề ngôn ngữ học”, tác giả Thanh Bình
cũng đã nhận xét về sự đa dạng của phong cách ngôn ngữ trên truyền hình
đó là: nói, đọc, viết theo cách thức đặc trƣng của giao tiếp trên truyền hình
thông qua bài “Vài nét về sự đa dạng của các phong cách ngôn ngữ trên
truyền hình”
Bài viết “Đặc trưng giao tiếp lời nói truyền hình” của T.S. Phạm Văn
Thấu đăng trên tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, số 5 (tháng 9+10)/2003 lại
tìm hiểu vấn đề về hoạt động giao tiếp có sự tƣơng tác ngôn ngữ đó là hội
thoại đứng ở góc độ ngữ dụng học. Theo tác giả này thì trên truyền hình
“những người giao tiếp không nhìn thấy khán giả đích thực của mình” cho
nên “về phía người nói dù không nhìn thấy ánh mắt đáp lại nhưng anh ta lại
phải luôn ý thức được mình đang nói với ai” [ 52, 33] . Do đó, lời nói trên
truyền hình phải là những lời nói mẫu mực và chuẩn hóa cao. T.S Phạm Văn
Thấu cũng đã có bài “Phỏng vấn báo chí nhìn từ góc độ giao tiếp”. Tác giả
cho rằng “giao tiếp trong phỏng vấn là quá trình tương tác, cho nên nó có
những yêu cầu, đặc trưng gần với hội thoại, bên cạnh tính chất đơn thoại”
[3, 152]. Vì vậy, bài viết cũng đã bàn về quan hệ giao tiếp trong phỏng vấn,
mục tiêu, đối tƣợng, hình thức của phỏng vấn và phép lịch sự trong giao tiếp

trên truyền hình.
Ở mức độ luận văn cử nhân và thạc sĩ, khi nghiên cứu về cách sử
dụng ngôn ngữ trên truyền hình cũng đã có Mai Thị Minh Thảo bàn về
“Ngôn ngữ truyền hình trong bản tin thời sự Đài Truyền hình Việt Nam”
(2004), Vũ Thị Kim Dung “Tìm hiểu những dạng lỗi thường gặp về ngôn
ngữ trong chương trình thời sự của truyền hình Hà Nội” (2004) và Hà
Nguyên Sơn “ Ngôn ngữ phỏng vấn trên truyền hình”(2006) . Luận văn của

5
tác giả Minh Thảo nêu các đặc trƣng về ngôn ngữ hình ảnh, âm thanh và lời
bình trong bản tin thời sự của đài THVN. Về phƣơng diện ngôn ngữ, mặc
dù luận văn chƣa có đóng góp gì nhiều nhƣng cũng đã nêu đƣợc một số lỗi
về cách dùng từ, đặt câu, phong cách ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong chƣơng
trình. Tác giả góp một tiếng nói đề nghị khắc phục những nhƣợc điểm trong
cách sử dụng ngôn ngữ của nhà đài. Luận văn của Vũ Thị Kim Dung nêu rõ
những hạn chế về phƣơng tiện diễn đạt ngôn từ trên đài truyền hình Hà Nội .
Gần đây, nghiên cứu về ngôn ngữ phỏng vấn trên truyền hình đã có
luận văn thạc sĩ của Hà Nguyên Sơn. Đóng góp của công trình này là đã tìm
hiểu diễn tiến ngôn ngữ trong các chƣơng trình thời sự, thể loại chân dung,
Gameshow và sự chi phối của ngôn ngữ phỏng vấn trên truyền hình đối với
vấn đề tác nghiệp, nghệ thuật đặt câu hỏi đối với các vị khách mời.
Kế thừa những nghiên cứu của các tác giả trên, chúng tôi đi sâu khảo
sát các cuộc phỏng vấn ở các đài truyền hình ở TTH. Khi nghiên cứu đề tài,
chúng tôi không phân chia theo từng chuyên mục, chƣơng trình nhƣ tác giả
Hà Nguyên Sơn mà nghiên cứu một cách tổng quát. Bởi vì tất cả các cuộc
phỏng vấn trên đài truyền hình TTH đều giống nhau về hình thức và tính
chất. Hƣớng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là: cấu trúc cuộc thoại, câu
hỏi phỏng vấn, hành vi nghi thức cuộc thoại, các yếu tố phi ngôn ngữ, các
phƣơng tiện ngôn ngữ, văn hoá ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp truyền
hình. Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi chọn các cuộc phỏng vấn trên truyền

hình mang tính chất giao tiếp đối thoại đặc thù thông qua hình thức hỏi-đáp.
Từ đó tìm tòi các nét khu biệt địa phƣơng Huế trong phỏng vấn truyền hình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Nhƣ tên gọi của đề tài, đối tƣợng khảo sát của luận văn là một số cuộc
phỏng vấn ở các chuyên mục, các cuộc tọa đàm đƣợc thể hiện dƣới hình thức
hội thoại-đối thoại. Về cơ bản đây là những cuộc phỏng vấn mang tính chất
song thoại. Cơ sở ngữ liệu mà chúng tôi sử dụng là 50 cuộc phỏng vấn ở đài

6
Phát thanh-Truyền hình Thừa Thiên Huế (TRT) (không nghiên cứu lĩnh vực
phát thanh) và Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Huế (HVTV).
Khi tìm hiểu các cuộc phỏng vấn trên truyền hình, chúng tôi không đi
sâu tìm hiểu quy trình để thực hiện các cuộc phỏng vấn nhƣ: xác định đề tài,
xây dựng kịch bản, chuẩn bị hậu trƣờng, công tác tìm hiểu và mời đối tƣợng
phỏng vấn, ghi hình, biên tập… nhƣ thế nào mà chỉ nghiên cứu cuộc phỏng
vấn đƣợc diễn ra một cách “trực diện” trên đài mà ở đó công chúng có thể
“mắt thấy tai nghe” diễn biến của cuộc trao đổi, nói chuyện giữa hai bên-
ngƣời dẫn chƣơng trình và ngƣời đƣợc mời tham dự cuộc phỏng vấn. Nghĩa
là tìm hiểu một cuộc hỏi-đáp đƣợc tổ chức nhƣ thế nào và các phát ngôn hỏi
đƣợc thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ ra sao.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nếu nhƣ ở báo in công tác tìm kiếm và lƣu giữ tƣ liệu dễ dàng thì với
truyền hình công việc đó quả thật là khó khăn, phức tạp. Để có đƣợc ngữ
liệu khảo sát, thống kê, phân loại, ngƣời nghiên cứu dùng phƣơng pháp ghi
âm hoặc là chuyển từ băng hình sang đĩa VCD, biến chúng từ ngôn bản
(nói) về dạng văn bản (viết). Trong quá trình khảo sát những cuộc phỏng
vấn đƣợc thể hiện bằng văn nói đó chúng tôi đã quay trở lại so sánh, đối
chiếu những kịch bản đã đƣợc soạn sẵn ở dạng văn viết (để nói), từ đó rút ra
sự giống và khác nhau giữa chúng.
Trên cơ sở tƣ liệu đã thu thập, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp thống

kê, phân loại, phân tích, so sánh, …nhằm đƣa ra những nhận định có tính lý
luận và thực tiễn
Ngoài ra, để có một cái nhìn khách quan về ƣu điểm và hạn chế của
các cuộc phỏng vấn truyền hình ở TTH chúng tôi đã có so sánh với những
cuộc phỏng vấn trong chƣơng trình “Ngƣời đƣơng thời” của đài Truyền
hình Việt Nam.

7
Tất cả những phƣơng pháp trên xuất phát từ lý luận báo chí học và
dụng học ngôn ngữ.
Về thao tác phân tích, chúng tôi dùng cách phân tích ngôn ngữ hội
thoại, quan hệ liên nhân giữa các vai tham gia cuộc phỏng vấn.
5. Đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận, luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở vận dụng lý luận
báo chí và dụng học Việt ngữ, cho nên những kết quả nghiên cứu của luận
văn có thể góp phần làm rõ thêm về giao tiếp hội thoại trong phỏng vấn
truyền hình. Ngoài ra, luận văn cũng muốn khẳng định việc vận dụng lý
thuyết hội thoại trong ngữ dụng học để nghiên cứu cuộc phỏng vấn báo chí
là hợp lý, khoa học. Đây là cách tiếp cận liên ngành. Ở một góc độ nào đó,
chính sự vận dụng khảo sát này gia tăng phạm vi nghiên cứu, phạm vi ứng
dụng của lý thuyết hội thoại nói riêng và ngữ dụng học nói chung.
Về mặt thực tiễn, luận văn góp thêm tƣ liệu cho những nhà nghiên
cứu, giảng dạy, sinh viên chuyên ngành báo chí quan tâm đến cách sử dụng
ngôn ngữ của các nhà đài. Đồng thời, ở phạm vi tỉnh TT-Huế, luận văn là cứ
liệu để giúp cho những ngƣời làm báo nâng cao chất lƣợng và tính hấp dẫn
của các cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình địa phƣơng.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, tài liệu
tham khảo và phụ lục. Trong phần nội dung, luận văn trình bày làm 3
chƣơng nhƣ sau:

Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận chung có liên quan đến đề tài
Chƣơng 2: Giao tiếp hội thoại trong phỏng vấn trên truyền hình ở TTH
Chƣơng 3: Đặc điểm về ngôn ngữ phỏng vấn trên truyền hình ở TTH



8
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. PHỎNG VẤN VÀ PHỎNG VẤN BÁO CHÍ
1.1.1. Khái niệm
Phỏng vấn (tiếng Anh-Interview có nghĩa là gặp gỡ để trao đổi)- đó là
cuộc trò chuyện, trao đổi về vấn đề nào đó giữa ngƣời này với ngƣời kia
bằng hình thức giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp.
Thuật ngữ phỏng vấn là một khái niệm rộng, có thể hiểu ở ba góc độ:
Phỏng vấn là hình thức giao tiếp xã hội (trực tiếp hoặc gián tiếp) giữa
ngƣời này với ngƣời kia về một vấn đề mà hai bên quan tâm (chủ yếu mang
tính cá nhân). Hình thức này xảy ra trong cuộc sống hàng ngày hết sức
phong phú và đa dạng.
Ví dụ:
A: Tối qua anh có xem phim cuối tuần trên VTV1 không?
B: Có
A: Anh nhận xét thế nào về nhân vật chính?
B: Diễn xuất tốt
Phỏng vấn là một phƣơng thức, phƣơng pháp nhằm thu thập bất cứ
thông tin nào mà con ngƣời cần biết về các lĩnh vực khác nhau trong đời sống
xã hội. Trong hoạt động báo chí, phỏng vấn là phƣơng pháp khai thác, thu
thập thông tin thông qua phƣơng thức hỏi. Thực chất, đây là vừa là một chiến

thuật giao tiếp và cũng vừa là nghệ thuật sử dụng câu hỏi. Thao tác nghiệp vụ
báo chí này nhằm tìm kiếm thông tin và phản ứng hiện thực trong các thể loại
báo chí nhƣ: tin, phóng sự, ghi nhanh, phỏng vấn, tƣờng thuật …
Phỏng vấn đƣợc xem là một thể loại báo chí độc lập đƣợc thể hiện
dƣới hình thức đối thoại thông qua các hệ thống câu hỏi (của nhà báo) và

9
câu trả lời (của đối tƣợng đƣợc phỏng vấn) nhằm làm rõ một vấn đề, sự kiện
hiện tƣợng nào đó trong đời sống xã hội có tính thời sự, thoả mãn nhu cầu
“đƣợc biết” của công chúng.
Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, các thể loại báo chí
luôn vận động biến đổi cùng với sự phát triển sôi động của đời sống báo chí.
Bởi vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau trong hệ thống lý luận chung về
phỏng vấn.
Có quan niệm cho rằng: phỏng vấn chỉ cần hỏi và trả lời đơn thuần.
Một sự kiện, một hiện tƣợng chỉ cần “xới xáo” bằng vài câu hỏi là xong
một cuộc phỏng vấn. Quan niệm này quá đơn giản, thật chƣa ổn.
Lại có quan niệm cho rằng phỏng vấn là một cuộc hỏi đáp giữa những
ngƣời làm báo với một nhân vật có danh tiếng. Quan niệm này đã thu hẹp
vai trò, chức năng chuyển tải nội dung của phỏng vấn.
Trong cuốn “Phỏng vấn trong báo viết” của Trƣờng Đại học báo chí
Lille (ESJ), Cộng hoà Pháp do Hội Nhà báo Việt Nam dịch và xuất bản năm
2002 có viết “mọi bước thu thập thông tin trong báo chí đều là một dạng
phỏng vấn. Phỏng vấn là một thể loại viết báo cơ bản bởi nó tồn tại:
- Như một thực hành chuyên nghiệp;
(Phóng viên gặp một con ngƣời cụ thể để đặt những câu hỏi và sau đó
đăng nội dung của cuộc gặp gỡ đó, cô đọng hơn, dƣới dạng câu hỏi và câu
trả lời)
-Như một thực hành cơ bản
(Tất cả phóng sự, điều tra, câu hỏi nhân chứng đều đƣợc tạo nên từ

một loạt tiểu phỏng vấn) [37, 9]
Nhƣ vậy, thuật ngữ phỏng vấn cần đƣợc hiểu đúng trong từng trƣờng
hợp và tình huống cụ thể với các mục đích và mức độ khác nhau.
Cũng trong cuốn“Phỏng vấn trong báo viết”, ở lời giới thiệu, nhà báo
Phan Quang cho rằng “Phỏng vấn là sự tiếp xúc giữa người với người, là sự

10
truyền thông giữa người với người-trong trường hợp này là giữa người
được phỏng vấn và nhà báo nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thông tin của
người thứ ba-là độc giả-về một chủ đề nào đó” [37, 6]. Quan niệm này gắn
với tam thoại. Ngƣời hỏi, ngƣời đáp hƣớng cuộc thoại vào ngƣời thứ ba-
thính khán giả
Cuốn sách“Nghề nghiệp và công việc của nhà báo”, Hội nhà báo Việt
Nam xuất bản, Hà Nội, 1992 đã tiếp cận thể loại phỏng vấn là “Một hình
thức đối thoại, trong đó nhà báo nêu các câu hỏi và người được phỏng vấn
trả lời. Mục đích của bài phỏng vấn trên báo chí là đem lại cho bạn đọc
những thông tin và lý lẽ về một vấn đề thời sự, chính trị, kinh tế, xã
hội…Thể loại phỏng vấn đáp ứng yêu cầu của bạn đọc muốn có sự giải
thích một sự kiện hoặc muốn được biết ý kiến không phải của nhà báo mà là
của một nhân vật, do địa vị xã hội hoặc nghề nghiệp chuyên môn của mình,
họ có một sự hiểu biết sâu sắc hơn về các sự việc…Phỏng vấn còn để giới
thiệu những con người để họ nói lên những hoạt động và những động cơ
thầm kín theo quan điểm riêng của họ” [36, 109].
Trong cuốn “Sản xuất các chương trình truyền hình” Trần Bảo
Khánh quan niệm: “Phỏng vấn là thể loại báo chí, trong đó nhà báo làm rõ
sự kiện, sự việc từ người có thẩm quyền hoặc được chứng kiến sự việc bằng
các câu hỏi được chuẩn bị từ trước hoặc ngay trong quá trình phỏng vấn.
Phỏng vấn không chỉ đem lại thông tin mà còn đưa lại toàn bộ tiến trình
diễn ra cuộc hỏi chuyện, làm cho người đọc, người xem, người nghe thấy
được cả tính cách của người hỏi, người trả lời”. [24, 127]

Tác giả Đinh Văn Hƣờng trong cuốn “Các thể loại báo chí thông
tấn” đã đƣa ra định nghĩa khái quát và phản ánh đƣợc bản chất của phỏng
vấn nhƣ sau: “Phỏng vấn báo chí là một trong những thể loại thuộc nhóm
các thể loại báo chí thông tấn, trong đó trình bày cuộc nói chuyện giữa nhà
báo với một hoặc một nhóm người về vấn đề mà xã hội quan tâm, có ý nghĩa

11
chính trị-xã hội nhất định, được đăng, phát trên các phương tiện thông tin
đại chúng”. [22, 57]
Nhìn chung, có rất nhiều quan niệm khác nhau về thể loại phỏng vấn.
Điều này chứng tỏ sự sôi động của làng báo nƣớc ta và sự quan tâm của các
nhà lý luận báo chí. Các quan niệm trên tuy chƣa hoàn toàn đầy đủ, chính
xác nhƣng đã góp phần không nhỏ vào việc định hình và phát triển của hệ
thống thể loại báo chí nói chung, phỏng vấn nói riêng.
Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển của thể loại trong đời
sống báo chí hiện nay, chúng tôi đƣa ta một khái niệm về phỏng vấn nhƣ sau:
Phỏng vấn là một thể loại thuộc nhóm thông tấn báo chí sử dụng
hình thức trao đổi, hỏi -đáp giữa phóng viên và đối tượng được lựa chọn để
trao đổi về một vấn đề thời sự có ý nghĩa xã hội nhất định nhằm thoả mãn
nhu cầu thông tin mà công chúng quan tâm.
Qua các ý kiến, quan điểm trên cho thấy khái niệm, định nghĩa về
phỏng vấn rất đa dạng, phong phú. Cũng nhƣ các định nghĩa về các thể loại
báo chí khác, định nghĩa về phỏng vấn là một định nghĩa “mở” phù hợp với
sự phát triển của bản thân thể loại, của báo chí và sáng tạo của ngƣời làm báo.
Vậy là, đối với nhà báo thì phỏng vấn, một mặt, là phƣơng pháp thu
thập thông tin bằng cách giao tiếp trực tiếp với ngƣời sở hữu thông tin đó,
và mặt khác, đó còn là thể loại thông tấn báo chí dƣới hình thức đối thoại,
cuộc trao đổi trong đó nhà báo sử dụng hệ thống các câu hỏi để giúp ngƣời
đƣợc phỏng vấn (nguồn thông tin) làm rõ chủ đề đã định một cách hết sức
đầy đủ, theo trình tự lôgích.

1.1.2. Đặc trƣng của thể loại phỏng vấn
Là một thể loại thuộc nhóm thông tấn báo chí nên đặc trƣng chính của
phỏng vấn là phản ánh sự kiện hiện tƣợng, vấn đề thời sự nóng hổi, có ý
nghĩa xã hội. Nó phải đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin nhanh, khách quan
những vấn đề mà dƣ luận xã hội quan tâm.

12
Tính ngắn gọn, súc tích, cô đúc, mới mẻ và hấp dẫn cao là yêu cầu
không thể thiếu đƣợc đối với phỏng vấn. Trong một thời gian ngắn nhất,
với một lƣợng ngôn từ ít nhất, phỏng vấn phải làm thế nào chuyển tải đƣợc
một lƣợng nội dung thông tin nhiều nhất, mới mẻ nhất, phong phú và sâu
sắc về vấn đề đang đề cập, giải đáp rõ ràng những gì công chúng đang thắc
mắc và quan tâm. Nhà báo phải biết sử dụng phỏng vấn nhƣ là một vũ khí
lợi hại để định hƣớng dƣ luận. Phải làm thế nào mà cuộc phỏng vấn luôn cô
đúc, ngắn gọn mà vẫn sinh động, hấp dẫn.
Là một thể loại của nhóm thông tấn báo chí, phỏng vấn phải mang
tính thời sự cao. Vấn đề đƣợc hỏi phải nằm trong dòng thời sự chủ lƣu, cơ
bản mang tính bức xúc và đang đƣợc công chúng quan tâm. Thông tin cần
thoả mãn cho công chúng phải đáp ứng kịp thời, nhanh và chính xác, có độ
tin cậy cao. Yêu cầu phỏng vấn không dừng lại ở việc cung cấp thông tin
cho công chúng mà còn nhiệm vụ cao hơn là giải đáp thoả đáng những gì
công chúng đang nghi ngờ, và có nhu cầu cần biết rõ hơn. Đây là một đòi
hỏi tất yếu về giá trị nội dung của một tác phẩm báo chí.
Hình thức biểu hiện của phỏng vấn phải mang đặc trƣng của một cuộc
hỏi- đáp. Ngƣời phóng viên phải tổ chức một cuộc hỏi- đáp với ngƣời biết rõ
sự kiện, vấn đề mà mình định hỏi. Điều đáng lƣu ý là trong phỏng vấn, nội
dung thông tin không chỉ nhằm thoả mãn thông tin cho chính ngƣời phỏng
vấn mà chính là đông đảo quần chúng. Ở phỏng vấn, phóng viên chỉ là
ngƣời đại diện, thay mặt cho công chúng khai thác thông tin từ những ngƣời
có liên quan, có hiểu biết về vấn đề công chúng đang thắc mắc.

Nội dung phỏng vấn gồm đủ các chủ đề về chính trị, kinh tế, văn hoá,
xã hội…liên quan đến mọi quan tâm của xã hội và tác động đến đời sống
của đông đảo quần chúng.


13
1.1.3. Phỏng vấn- một thao tác nghiệp vụ báo chí
Trong một tác phẩm báo chí, tác giả xuất hiện với tƣ cách là cái tôi
nhân chứng. Nhƣng trong hoạt động báo chí thực tế, không phải bao giờ nhà
báo cũng là ngƣời chứng kiến đƣợc sự kiện. Đa số các trƣờng hợp sự kiện
xảy ra rồi, phóng viên nhận thông tin từ một nguồn tin theo một cách nào
đó. Những lúc nhƣ vậy, việc tiếp xúc đối tƣợng, những ngƣời trong cuộc,
những chính kiến đều thông qua trao đổi, phỏng vấn. Những câu hỏi đƣợc
đặt ra chủ yếu là nhằm mục đích khai thác thông tin trƣớc hết là cho chính
nhà báo. Vấn đề xảy ra đƣợc nhà báo đánh giá mức độ quan trọng, có ý
nghĩa xã hội hay không rồi lựa chọn hình thức để chuyển tải thông tin đến
với công chúng. Do đó, để có đƣợc thông tin, thao tác nghiệp vụ quan trọng
nhất của ngƣời làm báo là phỏng vấn. Muốn thực hiện phỏng vấn trƣớc hết
ngƣời phỏng vấn phải nắm đƣợc tình hình; có kiến thức rộng về các vấn đề
của đời sống xã hội; hiểu biết các đƣờng lối, chính sách, chủ trƣơng của
Đảng và Nhà nƣớc; có sự chuẩn bị và chủ động trong mọi tình huống;
hƣớng câu chuyện theo ý đồ của mình nhằm khai thác thông tin.
Nhƣ vậy, phỏng vấn là một trong những nội dung tác nghiệp quan
trọng đối với bất kỳ một loại hình báo chí nào. Đây là một hƣớng tiếp cận
hiện thực đặc thù, là một “cách khai thác thông tin trực diện”. Phỏng vấn
không có gì khó. Nhƣng biến nó thành một kỹ năng thực sự có chất lƣợng,
có nghề thì rõ ràng không phải dễ. Hỏi sao cho ra hỏi và đáp sao cho ra đáp
thực sự là một vấn đề mang tính nghệ thuật.
Thao tác nghiệp vụ phỏng vấn báo chí bao gồm: lựa chọn đối tƣợng
phỏng vấn, lựa chọn phƣơng thức phỏng vấn, sử dụng câu hỏi và các thao

tác cần thiết khác trong khi tiến hành phỏng vấn. Đó cũng chính là các thao
tác chuẩn bị thoại trƣờng của một cuộc phỏng vấn.


14
1.1.3.1. Lựa chọn đối tượng phỏng vấn
Việc lựa chọn đối tƣợng để phỏng vấn là một vấn đề rất quan trọng
và cần thiết. Khi một vấn đề xảy ra, phóng viên phải xác định đƣợc đối
tƣợng nào sẽ thích hợp để cung cấp cho mình những thông tin cần thiết,
chính xác, đầy đủ về sự kiện, vấn đề mà phóng viên thu thập.
Ngƣời đƣợc lựa chọn phỏng vấn có thể là ngƣời trong cuộc (đối tƣợng
tham gia vào sự kiện, chịu sự tác động của sự kiện…) hoặc có thể ở ngoài
cuộc nhƣng có chứng kiến hoặc hiểu biết về sự kiện. Cả hai đối tƣợng đều
quan trọng bởi họ sẽ bổ sung, đối chiếu giúp phóng viên vừa thu nhận vừa
thẩm tra mức độ tin cậy và độ chính xác của nguồn tin. Đồng thời việc lựa
chọn đối tƣợng sẽ quyết định việc thu nhận thông tin có cần thiết không, nó
giúp cho phóng viên thu ngắn khoảng thời gian để đi thẳng vào trọng tâm
vấn đề cần tìm hiểu.
Khi lựa chọn đối tƣợng phỏng vấn, ngƣời phóng viên cần tìm hiểu
trƣớc ngƣời đƣợc phỏng vấn. Phóng viên phải tạo đƣợc sự gần gũi, thân mật
trong giao tiếp để có thể nắm bắt đƣợc tâm lý, tính cách của ngƣời đƣợc
phỏng vấn. Việc tìm hiểu trƣớc đối tƣợng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
phóng viên trong việc đặt ra những câu hỏi thích hợp nhằm thu nhận thông
tin đƣợc nhanh chóng và chính xác nhất. Điều này tuỳ thuộc vào trình độ,
khả năng nghiệp vụ và tài năng giao tiếp của phóng viên. Do đó, mọi trƣờng
hợp, đòi hỏi ngƣời phóng viên phải khéo léo, nhạy bén.
1.1.3.2. Lựa chọn phương thức phỏng vấn
Để lựa chọn phƣơng pháp tiếp cận thích hợp với đối tƣợng đƣợc
phỏng vấn, phóng viên có thể sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật hỗ trợ nhƣ
điện thoại, điện báo hoặc đến gặp trực tiếp phỏng vấn đối tƣợng. Tuỳ thuộc

vào trình độ, nghề nghiệp, giới tính, sở thích, thói quen…thậm chí cả tâm
trạng của đối tƣợng mà phóng viên cần lựa chọn cách hỏi và cách đặt vấn đề
để phù hợp với mục đích nhằm thu đƣợc đầy đủ, chính xác và nhanh chóng

15
nhất thông tin. Vì vậy, việc tiếp cận đối tƣợng sẽ giúp ích cho công tác
phỏng vấn dễ dàng và đạt hiệu quả nhƣ mong muốn.
Điều quan trọng là phải tạo đƣợc mối quan hệ và sự cảm thông, sự
gần gũi, tin cậy giữa phóng viên và ngƣời đƣợc phỏng vấn. Phóng viên phải
tạo đƣợc cảm giác tự nhiên, thoải mái cho ngƣời trả lời phỏng vấn. Điều này
hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của phóng viên.
1.1.3.3. Về câu hỏi phỏng vấn
Phỏng vấn là một nghiệp vụ chuyên môn báo chí có tính độc lập, mặc
dù không có nhà báo nào lại không thực hiện nghiệp vụ phỏng vấn. Tuy
nhiên, nhiều ngƣời nghĩ đơn giản rằng không có gì dễ cho bằng đặt một vài
câu hỏi với một ngƣời nào đó rồi ghi lại những câu trả lời. Thực ra công việc
này không kém phần phức tạp. Câu hỏi phỏng vấn phải thiết kế sao cho
đúng vấn đề, phải đúng mục đích đã đƣợc xác định, trực tiếp và ngắn gọn,
đơn giản và dễ hiểu, kích thích đƣợc ngƣời trả lời. Nếu làm đƣợc điều đó,
phóng viên không chỉ nhận đƣợc lời giải thích, câu trả lời mà còn cả quan
điểm của đối tƣợng đƣợc phỏng vấn.
Ngƣời phóng viên phải tạo cho đối tƣợng sự thoải mái, tự tin để cuộc nói
chuyện diễn ra một cách tự nhiên. Lựa chọn câu hỏi xã giao thích hợp, vào đề
là bƣớc chuẩn bị cần thiết giúp đối tƣợng dễ dàng bƣớc vào cuộc với sự thoải
mái, tự tin cao. Có khi phóng viên phải dùng một số câu hỏi không mấy liên
quan đến vấn đề muốn hỏi để khai thác thông tin cần thiết hơn và đạt đến độ
khách quan, trung thực hơn. Vì vậy, câu hỏi phỏng vấn phải luôn đạt độ linh
hoạt cao. Thực chất các câu hỏi đầu tiên này làm chức năng dẫn nhập cuộc
thoại. Nói theo ngôn ngữ học giao tiếp thì đó là chức năng tiếp xúc (contact).
Câu hỏi trong phỏng vấn đặt ra phải ở dạng câu hỏi chất vấn chứ

không phải khẳng định. Cần tránh đặt ra những câu hỏi chỉ có một từ trả lời
“có” và “không”. Phóng viên trong quá trình phỏng vấn phải đặt câu hỏi có
hƣớng mở. Đó là câu hỏi để ngỏ cho ngƣời đƣợc phỏng vấn bày tỏ quan

16
điểm của mình một cách hoàn toàn tự do hoặc câu hỏi hàm ý cho phép một
số cách trả lời nhất định. Vì vậy, trong quá trình chuẩn bị phỏng vấn các nhà
báo phải thận trọng trong việc nghiên cứu hệ thống câu hỏi. Mặt khác, nghệ
thuật đặt câu hỏi, đòi hỏi nhà báo phải có kinh nghiệm nhất định,có những
hiểu biết về lý luận và hiểu biết các phƣơng tiện biểu hiện hành vi hỏi của
tiếng Việt.
Thỉnh thoảng nhà báo nên hỏi lại để thẩm tra thông tin cũng nhƣ
khẳng định độ chính xác, bổ sung điểm mơ hồ, chƣa rõ ràng trong câu trả lời
cho đối tƣợng. Nếu cần, phóng viên có thể hỏi ngƣợc, hoặc phản đề để thẩm
tra độ chính xác, tin cậy của thông tin và ngƣời cung cấp thông tin. Nhà báo
cũng cần chú ý khi nêu ra câu hỏi sao cho không để bất cứ một câu hỏi nào
không đƣợc “đáp lại” hoặc nêu ra những câu hỏi quá khó, phức tạp khiến
cho việc trả lời khó khăn và công chúng khó hiểu.
1.1.3.4. Các thao tác cần thiết khi phỏng vấn
Sau khi nêu rõ câu hỏi, điều quan trọng khi tiến hành phỏng vấn là
phải biết lắng nghe (đối với báo in, truyền hình), ghi chép và ghi âm (đối với
báo in, phát thanh) Để đặt những câu hỏi kế tiếp thích hợp, tạo cho cuộc
phỏng vấn có đƣợc tính sống động, mạch lạc, ngƣời phỏng vấn phải biết
lắng nghe và ghi chép. Nếu ngƣời trả lời dùng những thuật ngữ khó hiểu hay
diễn đạt thiếu chính xác thì phải đƣợc giải thích. Nếu trong câu trả lời có
thoáng qua những lời đánh giá, nhận xét hay hạ thấp uy tín của ai đó thì
phóng viên không nên bỏ qua mà phải thông minh “lái khéo” theo phƣơng
châm “ lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Trong quá trình phỏng vấn, phóng viên không nên ngồi quá gần đối
tƣợng đƣợc phỏng vấn, nhƣ thế sẽ cản trở ngƣời đối thoại trả lời tập trung và

tự nhiên. Tuy nhiên, cũng không nên ngồi quá xa bởi điều này sẽ tạo ra bầu
không khí hơi căng thẳng hoặc nhạt nhẽo.Theo lý thuyết hội thoại, đó là
khoảng cách. Chính khoảng cách quy định hiệu lực của hành vi trao-đáp.

17
Khi tiến hành phỏng vấn, phong cách phóng viên phải chững chạc,
khéo léo và nhạy bén; tôn trọng thể diện của ngƣời đƣợc phỏng vấn, tránh
thái độ dạy đời, không bị tình cảm cá nhân chi phối.
1.1.4. Sự khác nhau của thể loại phỏng vấn trong các loại hình báo chí
Do đặc điểm của mỗi loại hình nên phỏng vấn trên báo in, phát thanh,
truyền hình cũng có những đặc trƣng riêng biệt. Mỗi loại hình có hình thức
diễn đạt, phƣơng thức làm việc khác nhau nhƣng mục đích chung đều nhằm
đáp ứng sự tìm hiểu của công chúng.
1.1.4.1. Phỏng vấn trên báo in
Đối với báo in, độc giả có thể xem đi xem lại nếu thấy cần thiết. Do
đó, các câu hỏi cũng nhƣ câu trả lời đều đƣợc biên tập kỹ lƣỡng trƣớc khi in
trên mặt báo. Tuy dành quyền chủ động trong biên tập nhƣng không nên tuỳ
tiện thêm thắt ý này, ý kia vào câu trả lời. Nếu bài phỏng vấn thuộc các lĩnh
vực quan trọng mà tuỳ tiện trong khâu biên tập thì nhà báo tự giết chết mình.
Trong những trƣờng hợp cần thiết thì chỉ nên “cắt” bớt đi nhƣng không nên
có “thêm” vào. Khi biên tập phải cố gắng đến mức tối đa để giữ đƣợc khẩu
khí của ngƣời trả lời. Phỏng vấn báo in phải ngắn gọn, không tạo cảm giác
nhàm chán cho ngƣời đọc khi gặp phải những câu hỏi, câu trả lời sáo rỗng,
khô khan, cứng nhắc. Phóng viên phải sắp xếp, đảo lộn trật tự câu hỏi để bài
logic hơn. Cái hay, hấp dẫn đƣợc chuyển lên đầu để đáp ứng nhu cầu và lôi
cuốn ngƣời đọc. Thông thƣờng những câu hỏi, câu trả lời phải ngắn gọn, súc
tích, tập trung đi thẳng vào vấn đề cần tìm hiểu.
Phỏng vấn trên báo in kích thích tính tò mò, suy nghĩ, tƣởng tƣợng
của độc giả. Bài phỏng vấn phải chú ý đến chân dung của ngƣời đƣợc
phỏng vấn, tránh trƣờng hợp ngƣời đƣợc phỏng vấn là một ngƣời ở độ tuổi

trung niên nhƣng ảnh chân dung trên mặt báo đăng là một thanh niên.
Do hạn chế về trữ lƣợng, diện tích trên mặt báo nên các cuộc phỏng
vấn thƣờng ngắn gọn, không dài dòng.

18
1.1.4.2. Phỏng vấn trên phát thanh
Đối với phát thanh, ngƣời nghe đài chỉ gián tiếp tiếp nhận thông tin
bằng thính giác chứ không trực tiếp bằng thị giác. Ngƣời nghe đài chỉ nghe
qua một lần nên những phỏng vấn trên đài phát thanh phải tạo đƣợc cảm
giác gần gũi, tự nhiên nhƣ ngƣời phỏng vấn và ngƣời đƣợc phỏng vấn đang
trò chuyện với nhau.
Những cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh thông thƣờng đều theo một
chủ đề, một chƣơng trình nhất định, trừ những chuyên mục phát thanh trực
tiếp có phỏng vấn.
Phần lớn câu hỏi của phỏng vấn phát thanh đều đƣợc chuẩn bị sẵn.
Nhƣng phong cách hỏi và trả lời của phóng viên và đối tƣợng phải tạo đƣợc
vẻ tự nhiên nhƣ đang nói chuyện, hỏi chuyện nhau một cách thoải mái,
không gƣợng ép. Nói cách khác, câu hỏi đáp phải chuyển từ ngôn ngữ viết
thành ngôn ngữ nói khi đọc.
1.1.4.3. Phỏng vấn truyền hình
Thể loại phỏng vấn truyền hình giữ một vị trí đặc biệt trên màn ảnh
truyền hình. Trên thực tế, không có một chƣơng trình thời sự nào mà trong
đó các nhà báo lại không đƣa ra những câu hỏi đối với những nhân vật có
thẩm quyền, lại không trao đổi với những ngƣời đã tham dự vào những sự
kiện kiện khác nhau, lại không tìm hiểu ý kiến của những ngƣời chung
quanh về những sự kiện quan trọng nào đó.
Phỏng vấn trên truyền hình có các đặc điểm sau đây:
1. Phỏng vấn truyền hình là cuộc nói chuyện đích thực
Nhờ tính chất nghe-nhìn của giao tiếp truyền hình đã đem đến cho
công chúng nguồn thông tin không chỉ gồm lời nói với tất cả sự phong phú

của nó về phép hùng biện, sắc thái ngữ điệu, cảm xúc (nhƣ trong lĩnh vực
phát thanh), mà còn cả điệu bộ, cử chỉ, cách ứng xử của những ngƣời đối
thoại, và nhiều khi còn gồm cả môi trƣờng chung quanh họ (trang trí nội thất

19
nơi diễn ra đối thoại, cảnh quan, những ngƣời chung quanh). Phỏng vấn
truyền hình thoả mãn đƣợc các tham tố một cuộc thoại nhƣ D. Hymes đề
xuất trong một từ tiếng Anh: Speaking. Ở đây: S là thoại trƣờng; p là vai
ngƣời tham gia; e là mục đích; a là hành vi ngôn từ; k là cách thức; i là
phƣơng tiện (kể cả ngôn ngữ); n là chuẩn mực; g là thể loại hoặc loại hình
giao tiếp (ở đây là thể loại phỏng vấn) [ Trích theo Hoàng Trọng Phiến, Tập
bài giảng Ngôn ngữ văn chương và báo chí, Hà Nội, 2008]
Theo tác giả Trần Bảo Khánh, phỏng vấn truyền hình có 2 tầng thông
tin: [25,128]
Tầng thông tin thứ nhất: bao gồm lời nói của phỏng vấn (các câu hỏi)
và lời nói của ngƣời đƣợc phỏng vấn (các câu trả lời) thông qua đó, nắm
đƣợc nội dung sự kiện. Những thông tin về sự kiện trong cuộc phỏng vấn
chủ yếu là thông tin qua lời nói. Tuy nhiên trong truyền hình, còn có tầng
thông tin thứ hai.
Tầng thông tin thứ hai: đây là tầng thông tin chỉ có đƣợc trong phỏng
vấn truyền hình. Thông qua phỏng vấn truyền hình không chỉ bao gồm sự
kiện, nội dung mà còn cả bối cảnh, thái độ biểu cảm, động tác đều đƣợc thể
hiện một cách đầy đủ, trọn vẹn hơn. Tiến trình của cuộc phỏng vấn truyền
hình chân thật, không bị cắt xén, sự sai lệch về thông tin giữa ngƣời phỏng
vấn đƣợc giảm ở mức tối thiểu. Dĩ nhiên là trong truyền hình, montage (dịch
ra tiếng Việt có nghĩa là: sự lắp ghép; ở truyền hình “montage” có nghĩa là
kỹ thuật dựng hình) có thể làm cuộc phỏng vấn có khác đi, nhƣng nếu lạm
dụng thì ngƣời xem dễ nhận ra sự cắt xén, xuyên tạc.
2. Phỏng vấn truyền hình có độ dồn nén cao về không gian, thời gian
Phỏng vấn truyền hình là một cuộc nói chuyện có sự gò bó về không

gian và hạn hẹp về thời gian. Chính đặc điểm này gây áp lực cho ngƣời
phỏng vấn và ngƣời đƣợc phỏng vấn . Ngƣời phỏng vấn phải hoàn thành

20
kịch bản câu hỏi trong một thời gian đã quy định. Điều đó dễ dẫn tới sự vội
vàng trong khi hỏi hoặc phải cắt ngang lời ngƣời đƣợc phỏng vấn. Ngƣời trả
lời phỏng vấn cũng ở trạng thái tâm lý khó khăn hơn, bị gò ép về thời gian,
sự có mặt của các phƣơng tiện kỹ thuật, làm cho họ bị căng thẳng khi biết
mình đang ở trong khuôn hình.
3. Có khả năng tạo lập mối quan hệ với khán giả
Phỏng vấn truyền hình có khả năng tạo lập mối quan hệ mật thiết trực
tiếp với ngƣời xem cao hơn báo viết.
Phỏng vấn trên truyền hình yêu cầu về kỹ thuật cao hơn loại hình
phỏng vấn trên báo in và phát thanh. Với những đặc trƣng riêng biệt cùng
với hình ảnh sống động, âm thanh trực tiếp kèm theo, phỏng vấn trên truyền
hình tạo cảm giác cho ngƣời xem một cách trực tiếp, rất thật nhƣ thể họ
đang chứng kiến trực tiếp cuộc phỏng vấn đó.
Ở truyền hình, phỏng vấn đƣợc chuẩn bị công phu hơn vì nó ràng
buộc về thời gian, trạng thái tâm lý của đối tƣợng ghi hình, sự ứng xử linh
hoạt, thông minh của phóng viên trƣớc phản ứng của đối tƣợng.
Khi phỏng vấn, khán giả có thể nhìn thấy quang cảnh thoại trƣờng
nhƣ: hình ảnh hai bên, địa điểm diễn ra cuộc phỏng vấn. Do đó, khán giả rất
chú ý thái độ của ngƣời phóng viên. Nếu thái độ, cử chỉ của phóng viên ôn
hoà, khiêm tốn thì ngƣời xem truyền hình dễ dàng chấp nhận. Ngƣợc lại,
nếu phóng viên thiếu chững chạc, hỏi cục cằn, thiếu tế nhị thì cuộc phỏng
vấn sẽ không thành công nhƣ mong muốn. Khán giả sẽ rất khó chịu trƣớc
thái độ phỏng vấn khô cứng , thiếu tự nhiên, còn ngƣời đƣợc phỏng vấn thì
khoe thành tích, lơ đãng, không nhìn thẳng vào mặt ngƣời đang trò chuyện
với mình. Đặc biệt, hình thức ngƣời đƣợc phỏng vấn phải ăn mặc đúng bối
cảnh, đúng phép lịch sự giao tiếp.


21
Trong ba loại hình trên, truyền hình có ƣu thế nổi trội hơn vì có hình
ảnh sống động minh họa đi kèm theo lời, tạo cảm giác thật trực tiếp, lôi
cuốn ngƣời xem. Tuy nhiên, phát thanh lại thông dụng hơn truyền hình ở
miền núi, các vùng sâu, vùng xa. Phƣơng tiện chuẩn bị cho phỏng vấn trên
phát thanh lại đơn giản hơn, ít tốn kém hơn. Báo in trong quá trình cạnh
tranh cũng chẳng thua kém phát thanh và truyền hình. Báo in có ƣu thế riêng
của mình: thông dụng và tính chất định kỳ của nó. Ngƣời đọc có thể tìm
thấy dễ dàng nội dung thông tin mà mình cần tìm hiểu trên mặt báo. Đặc
biệt, báo in với lối hành văn sẽ kích thích trí tò mò, tƣởng tƣợng của công
chúng. Nếu cần thiết, báo in vẫn có thể chi tiết, tỉ mỉ về một vấn đề đƣợc
quan tâm bằng những câu, từ ngữ đầy đủ ý nghĩa.
1.2. GIAO TIẾP HỘI THOẠI TRÊN TRUYỀN HÌNH
Các nhà dụng học ngôn ngữ đã quan niệm hai hình thức giao tiếp cơ
bản, đó là đơn thoại và hội thoại (tƣơng tác). Giao tiếp trên truyền hình cũng
đƣợc diễn ra dƣới hai hình thức nhƣ vậy.
Đơn thoại là hình thức giao tiếp lời nói của ngƣời nói hƣớng đến
chính họ mà không quan tâm đến phản ứng hồi đáp của ngƣời nghe.
Ở truyền hình, đơn thoại là sản phẩm ngôn từ của một cá nhân trong
hoàn cảnh giao tiếp chỉ có anh ta là ngƣời nói. Ngoài ra ở truyền hình còn có
hình thức giao tiếp hội thoại -là một chuỗi những hồi đáp với tƣ cách là
những phản ứng qua lại giữa (ít nhất) hai cá thể nào đó.
Trong luận văn này, chúng tôi không khảo sát hình thức giao tiếp đơn
thoại mà chỉ khảo sát hình thức giao tiếp đối thoại hay còn gọi là song thoại.
Dụng học ngôn ngữ khi đề cập đến lý thuyết giao tiếp hội thoại có bàn
về: vận động hội thoại, cấu trúc hội thoại, phƣơng châm, chiến lƣợc hội
thoại, nguyên tắc cộng tác hội thoại, các yếu tố kèm lời và phi lời… Tiếp thu
cách tiếp cận lý thuyết hội thoại, luận văn vận dụng để tìm hiểu giao tiếp hội
thoại trên truyền hình, cụ thể là các cuộc phỏng vấn ở dạng đối thoại.

×