Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.9 KB, 153 trang )












TRÊN  NAY

M 0.32.01


S
Tthông 





PGS.TS : 













- 2008


1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1.Tính cấp thiết của đề tài 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
4. Phương pháp nghiên cứu 7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 8
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 8
7. Kết cấu của luận văn 12
Chương 2: Phóng viên săn tin hình sự 12
Chương 3. Phóng viên điều tra 12
Chương 4: Kinh nghiệm vấn đề và một số giải pháp 12
Chương 1. Đề tài pháp luật và kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay 13
1.1.Vị trí, vai trò của mảng đề tài pháp luật trong cơ cấu nội dung của tờ báo in 13
1.1.1.Đối với báo chính trị xã hội. 13
1.1.2. Đối với báo chuyên về pháp luật 17
1.1.3. Đối với báo chuyên ngành khác 18
1.2. Khái niệm đề tài, đề tài pháp luật 19
1.3. Cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động tác nghiệp của phóng viên 25
Chương 2. Phóng viên săn tin hình sự 30

2.1. Phát hiện tin hình sự 32
2.1.1. Nguồn tin từ đâu 32
2.1.2. Mô hình cặp đôi khi lấy thông tin 37
2.1.3 Xây dựng và duy trì nguồn tin bằng cách nào? 38
2.2. Kỹ năng xử lý tin hình sự 45
2.2.1 Dẫn nguồn tin nhƣ thế nào? 45
2.2.2. Sự độc lập tƣơng đối của phóng viên với nguồn tin 48
2.2.3 Cảnh giác để tránh bị lợi dụng 52
2.3. Những lƣu ý với phóng viên đƣa tin hình sự 54
2.3.1 Sử dụng công cụ để thu thập chứng cứ 54
2.3.2. Những lỗi cần tránh 57
Chương 3. Phóng viên điều tra 71
1.Khái niệm về điều tra 71
3.2. Các bƣớc khởi đầu bài điều tra 75

2


3.2.1.Tìm đề tài cho bài điều tra 75
3.2.2. Tập hợp chứng cứ 85
3.2.3. Đánh giá chứng cứ 92
3.3.1. Làm thế nào để chỉ ra sai phạm? 104
3.3.2. Kết cấu một bài báo điều tra 111
3.4. Những điều lƣu ý khi thực hiện bài điều tra 118
3.4.1. Bằng chứng để bảo vệ phóng viên 118
3.4.2. Nhà báo bảo vệ mình bằng câu chữ trong bài 118
3.4.3. Đánh giá hậu bài báo 120
Chương 4. Kinh nghiệm tác nghiệp và một số kiến nghị giải pháp 123
4.1. Kinh nghiệm tác nghiệp 123
4.1.1.Kinh nghiệm khi đƣa tin hình sự 123

4.1.2. Kinh nghiệm làm điều tra 124
4.2 Vấn đề đặt ra và các kiến nghị 125
4.2.1 Nhà báo đơn độc trong cuộc chiến chống tham nhũng 125
4.2.2. Những đề xuất, kiến nghị 130
C. Kết luận 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO 138
D. Phụ lục 141











3


PHẦN MỞ ĐẦU
Khi tôi viết luận văn này là lúc hai nhà báo Việt Chiến, báo Thanh Niên
và Nguyễn Văn Hải báo Tuổi Trẻ đang ngồi trong nhà giam (đến 15.10, anh
Nguyễn Văn Hải đƣợc xử cho tại ngoại, PV Việt Chiến nhận mức án 2 năm tù
giam). Bản thân tôi bị gọi lên cơ quan điều tra trong gần 2 tháng để giải trình
về vụ PMU 18. Vụ án này đã khiến 2 phó tổng biên tập là nhà báo Nguyễn
Quốc Phong, báo Thanh Niên, nhà báo Bùi Thanh báo Tuổi Trẻ bị cách chức,
thu thẻ nhà báo. Tổng thƣ ký tòa soạn báo Thanh Niên, ông Huỳnh Kim Sánh
bị cách chức, thu thẻ; Trƣởng văn phòng đại diện báo Tuổi trẻ, nhà báo Đà

Trang bị cách chức, thu thẻ; gần 40 phóng viên của gần 40 tờ báo bị gọi lên
thẩm vấn . Quá trình tác nghiệp đƣa tin về vụ PMU 18 là thời kỳ sôi động
nhƣng cũng có quá nhiều sơ hở, bất cẩn, vi phạm cả lỗi nghiệp vụ lẫn quy
định của pháp luật hình sự. Không chỉ có những phóng viên trẻ mà cả những
cây bút già dặn cũng bị sai sót, không chỉ những tờ báo nhỏ mà cả những tờ
báo chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam cũng có quá nhiều lỗi.
Trong bối cảnh đó, tôi đã quyết định chọn đề tài “Kỹ năng xử lý đề tài
pháp luật trên báo in” cho luận văn Thạc sĩ báo chí của mình. Những thông
tin trong luận văn này đƣợc rút ra từ quá trình tác nghiệp của bản thân tôi
(hiện là phóng viên phụ trách mảng pháp luật của báo Thanh Niên) và qua
quá trình cộng tác, quan sát, trao đổi kỹ năng tác nghiệp với các đàn anh đi
trƣớc từ các tờ báo nhƣ Tiền Phong, Lao Động, Đại Đòan Kết, Sài Gòn Giải
Phóng Với thông tin từ thực tế nghề báo, qua hoạt động của những nhà báo
cụ thể để rút ra những kinh nghiệm, những bài học thực tế nên trong luận văn
sẽ không có nhiều những trích dẫn từ sách vở kinh điển mà nhiều hơn là
những phỏng vấn, những ví dụ thực tế trên báo in của Việt Nam và nƣớc
ngoài để minh họa, chứng minh các luận điểm, luận cứ.


4


1.Tính cấp thiết của đề tài
Vụ PMU 18 có lẽ cần đƣợc ghi vào lịch sử nền báo chí Việt Nam vì số
lƣợng các nhà báo bị liên lụy và mức độ xử lý đối với nhà báo: Hai tờ nhật
báo có lƣợng phát hành lớn nhất nƣớc mỗi tờ có 1 ngƣời bị đi tù, 2 lãnh đạo bị
mất chức, thu thẻ. Còn gần 40 nhà báo của các báo lớn khác bị liên lụy. Có rất
nhiều bài học cần phân tích, đúc rút thành những kinh nghiệm để phổ biến
cho sinh viên, phóng viên mới làm nghề. Đã từ lâu, mảng đề tài pháp luật là
mảng đề tài hấp dẫn nhƣng đầy thử thách, là mảng thông tin nhiều ngƣời đọc

nhƣng lại rất dễ bị kiện tụng.
Trong khi đó, tại các cơ sở đào tạo báo chí, rất ít khi sinh viên báo chí
đƣợc giảng sâu về mối quan hệ giữa pháp luật với báo chí và những va chạm
pháp lý có thể xảy ra khi phóng viên tác nghiệp. Tại các tòa soạn báo, công
tác đào tạo, sinh hoạt nghiệp vụ giữa cơ quan quản lý với phóng viên, giữa
các phóng viên với nhau hầu nhƣ rất ít đƣợc chú ý.
Trong quan hệ đồng nghiệp, đã có những câu lạc bộ phóng viên theo
dõi các lĩnh vực nhƣ câu lạc bộ phóng viên công nghệ thông tin, câu lạc bộ
phóng viên viết về chứng khóan, địa ốc . nhƣng chƣa có câu lạc bộ phóng
viên theo dõi đề tài pháp luật.
Thực tế đời sống báo chí nhƣ vậy, nhƣng cho đến nay, theo tìm hiểu
của cá nhân tôi, hầu nhƣ chƣa có công trình nghiên cứu hay các quy chuẩn
nào đƣợc đƣa ra cho phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp luật. Xuất phát từ
lý do đó, tôi đã quyết tâm thực hiện đề tài nghiên cứu “kỹ năng xử lý đề tài
pháp luật trên báo in”. Qua luận văn này, tôi hi vọng có thể giúp các sinh viên
báo chí, những nhà báo trẻ hình dung ra đƣợc công việc của một phóng viên
theo dõi mảng đề tài pháp luật để có thể nhập cuộc tốt hơn. Các nhà báo mới
làm mảng đề tài pháp luật cũng có thể thu thập đƣợc một số kinh nghiệm để
rút ra bài học cho riêng mình.

5


Đây là thời điểm rất hợp lý và cần thiết sau khi “cơn bão” PMU 18 đi
qua, chúng ta có thể nhìn lại và tổng kết kinh nghiệm tác nghiệp cho phóng
viên theo dõi mảng đề tài pháp luật.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Theo tìm hiểu của cá nhân tôi, đề tài nghiên cứu về “Kỹ năng xử lý đề
tài pháp luật trên báo in” hầu nhƣ chƣa đƣợc nghiên cứu một cách tổng thể.
Hiện mới có một số cuốn sách tập hợp những bài điều tra của một số tác giả

nhƣ tập Phóng sự điều tra của nhà báo Quang Hùng (Tên thật: Vũ Quang
Hùng, Sinh năm 1945, Nguyên phó tổng biên tập Báo CA TP.HCM, Nguyên
tổng biên tập Tạp chí Ngƣời Du Lịch, Nguyên biên tập viên Báo Pháp Luật
TP.HCM). Tập sách này chỉ là tập hợp những bài điều tra mà không có nhiều
những phân tích, đúc rút kinh nghiệm hay khái quát thành lý thuyết.
Bên cạnh đó, có một số bài viết chia sẻ kinh nghiệm của một số nhà
báo làm điều tra nhƣ Vũ Thị Hải, báo Văn Nghệ Trẻ; Đinh Anh Tuấn, báo
Tiền Phong .; Nhà báo Đinh Anh Tuấn, báo Tiền Phong cho in một tấp sách
có tên: Đi tìm nửa kia sự thật trong đó tập hợp một số bài viết, một số phóng
sự, phóng sự điều tra của tác giả này. Mới đây nhất, tháng 6.2008, sinh viên
Nguyễn Thị Bích Ngọc, sinh viên ngành ảnh báo chí, học viện Báo chí và
tuyên truyền đã làm luận văn tốt nghiệp đề tài mã số 1.01.01 với đề tài “Nhà
báo Đinh Anh Tuấn với thể loại phóng sự” (khảo sát qua tập Đi tìm nửa kia
sự thật và một số tác phẩm phóng sự trên báo Tiền Phong từ năm 2007 đến
nay). Luận văn có nhắc đôi chút đến một số kinh nghiệm viết phóng sự điều
tra của nhà báo Đinh Anh Tuấn, báo Tiền Phong. Tuy nhiên luận văn không
giải quyết vấn đề lớn: Kỹ năng của nhà báo khi xử lý thông tin về đề tài pháp
luật trên báo in.

6


Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích: Từ khi tốt nghiệp khoa báo chí, đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn ra trƣờng, vào làm mảng đề tài pháp luật, tôi thấy hầu hết phóng
viên theo dõi mảng đề tài này đều làm việc theo kinh nghiệm. Hầu nhƣ phóng
viên phải tự bơi, tự hòan thiện mình và cái giả phải trả đôi khi rất đắt. Có
ngƣời bị treo bút, bị kỷ luật vì đƣa tin không đúng một cách vô tình, có ngƣời
bị kiện chỉ vì một câu, một dòng trong bài viết . Có những phóng viên trẻ
chỉ vì một bài báo bị kiện mà bị từ chối ký hợp đồng . Sau một thời gian

làm việc tại báo Thanh Niên, tôi đã mong muốn tổng kết kinh nghiệm thực
tiễn làm báo về mảng đề tài pháp luật của các đàn anh đi trƣớc để có thể đƣa
ra một bộ quy tắc, những kinh nghiệm, những bài học cho phóng viên mới
theo dõi mảng đề tài thú vị nhƣng đầy thử thách này. Sau vụ PMU 18, bản
thân tôi (đã bị liên quan đến các rắc rối pháp lý) mong muốn tìm hiểu và đi
sâu nghiên cứu về công việc của phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp luật.
Khi thực hiện luận văn này, tôi đề ra mục tiêu sẽ tổng kết kinh nghiệm của
báo chí trong việc đƣa tin pháp luật nhằm làm tạo nên những quy tắc, những
thao tác cơ bản của một phóng viên hình sự, phóng viên điều tra, giúp các
sinh viên báo chí, các nhà báo chuyên nghiệp hoặc nghiệp dƣ có thể hiểu hơn
về nghề, có thể làm nghề tốt hơn và quan trọng nhất là tránh đƣợc những sai
sót, những vấp ngã trong quá trình hoạt động nghề nghiệp.
Nhiệm vụ: Luận văn này sẽ hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên
quan đến báo chí đƣa tin về mảng đề tài pháp luật, kết hợp với thực tế để đƣa
ra những quy tắc chuẩn mực (một cách tƣơng đối) cho phóng viên theo dõi
mảng đề tài pháp luật.
Trong luận văn này, tôi khảo sát hoạt động xử lý đề tài pháp luật trên
báo in với tƣ cách là phóng viên chuyên theo dõi mảng đề tài pháp luật để từ

7


đó tổng kết các kinh nghiệm thực tiễn thành lý thuyết sau đó có thể tác động
trở lại giúp các phóng viên làm việc bài bản, khoa học và hiệu quả hơn.
Luận văn này cũng nêu những vấn đề, những kinh nghiệm và những
kiến nghị giải pháp giúp phóng viên xử lý đề tài pháp luật có hiệu quả hơn,
đạt chất lƣợng tốt hơn.

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu

cơ bản nhƣ:
Phƣơng pháp luận: khi nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và tổng hợp các
kinh nghiệm thực tế trong hoạt động báo chí, chúng tôi cố gắng bám sát
những quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về báo chí và vai trò của báo chí
trong đời sống xã hội. Bởi lẽ Đảng và nhà nƣớc luôn có những chỉ đạo rất sát
sao đến hoạt động báo chí, từ đƣờng lối chỉ đạo đến các quy định chi tiết. Khi
nghiên cứu mảng đề tài pháp luật trên báo chí, chúng tôi cũng dựa vào các
quy định của pháp luật liên quan đến nghề làm báo nhƣ luật báo chí, luật hình
sự, luật dân sự và các luật có liên quan.
Phƣơng pháp nghiên cứu văn bản: phƣơng pháp này đƣợc dùng để
nghiên cứu các tài liệu có liên quan để dùng để nghiên cứu ví dụ các văn
bản quy phạm pháp luật, các văn bản quy định của Đảng và Nhà nƣớc về
hoạt động báo chí hoặc các hồ sơ vụ án.
Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm: đƣợc dùng để tổng kết kinh
nghiệm để tổng kết kinh nghiệm của các nhà báo chuyên viết về pháp luật
trong đó có kinh nghiệm của tác giả.
Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp: đƣợc dùng để khảo cứu một số
vụ việc cụ thể nhƣ các vụ án lớn, cách đƣa tin của các báo về các vụ án,
các trƣờng hợp vi phạm pháp luật .

8


Phƣơng pháp phỏng vấn sâu đƣợc dùng để phỏng vấn một số chuyên
gia, một số nhà báo có kinh nghiệm và lãnh đạo cơ quan báo chí.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này là một số kỹ năng tác nghiệp
của phóng viên trong quá trình xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi tập trung nghiên cứu phƣơng pháp tác
nghiệp của phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp luật của một số tờ báo in

nhƣ Thanh niên, Tiền phong, Tuổi trẻ, Công an nhân dân, An ninh thủ đô…
trong thời gian từ năm 2006 đến nay.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
* Ý nghĩa khoa học: với mục đích và nhiệm vụ của luận văn này đƣợc
thực hiện, đây là công trình đầu tiên góp phần tổng kết kinh nghiệm hoạt động
của phóng viên về đề tài pháp luật, nhất là kinh nghiệm xử lý thông tin hình
sự và các vụ điều tra độc lập.
*Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn này là tài liệu tham khảo bổ ích và thú vị
cho các cơ sở đào tạo báo chí đồng thời có ích cho nhà báo đang tác nghiệp và
cho những ai đang quan tâm đến vấn đề này. Cụ thể:
a. Với sinh viên đang học, sinh viên mới ra trường
Những sinh viên khi ngồi trên ghế nhà trƣờng hầu hết đều mong muốn
và cảm thấy ngƣỡng mộ những nhà báo chuyên về thể loại điều tra. Hơn ai
hết, họ mong muốn đƣợc nổi tiếng, đƣợc khẳng định mình. Tuy nhiên, nhiều
khi để thực hiện những bài điều tra là thử thách quá sức đối với họ.
Mặc dầu vậy, nếu biết cách chọn đề tài và có những cách khai thác
thông tin khéo léo, một sinh viên báo chí hòan toàn có thể rèn nghề, có thể
học hỏi kinh nghiệm với việc thực hiện những bài điều tra ngay từ khi họ còn
ngồi trên ghế nhà trƣờng.

9


Sinh viên có thể làm điều tra ngay từ những vấn đề gần gũi trong cuộc
sống nhƣ về chỗ ở tại Ký túc xá, về những bất cập trong việc đi tàu xe về quê,
từ những chuyện cảm thấy “chƣớng tai gai mắt” tại quê hƣơng. Đó có thể là
chuyện vì sao một nhà máy sản xuất cồn công nghiệp lại có thể vô tƣ sản xuất
ra hàng ngàn m3 nƣớc thải độc hại từ năm này qua năm khác, khiến cả một
dòng suối bị ô nhiễm mà chính quyền địa phƣơng vẫn làm ngơ. Đó là chuyện
vì sao ký túc xá vẫn còn chỗ mà sinh viên không đƣợc vào ở, hay những

khỏan thu phi lý mà sinh viên phải gánh chịu. Những đề tài nhỏ sẽ là bƣớc
tập dƣợt hết sức hữu ích cho sinh viên khi họ đang học nghề. Với những kỹ
thuật đƣợc tổng kết trong luận văn này hòan tòan có thể giúp một sinh viên
báo chí nói riêng và sinh viên hay trí thức nói chung có thể thu thập bằng
chứng, tổ chức những bài điều tra chi tiết để có thể tự mình “giải phóng”
những bức xúc trong lòng và góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
Hầu hết sinh viên mới ra trƣờng thƣờng ít khi đƣợc giao nhiệm vụ tham
gia ngay vào việc đƣa tin đề tài pháp luật. Tuy nhiên, với một tòa soạn mới
thành lập hoặc một cơ quan báo chí muốn “thử lửa” với nhân viên mới thì
việc bị giao theo dõi mảng đề tài pháp luật thƣờng đƣợc coi là bài kiểm tra
khả năng thích ứng và bản lĩnh của phóng viên mà họ mới nhận về. Lúc này
những phóng viên mới vào buộc phải chứng tỏ mình, để khẳng định chỗ
đứng. Tuy nhiên, điều khó khăn là hầu hết các trƣờng đều dạy về cách viết
báo, về kỹ thuật hình thành bài báo, nhƣng những kinh nghiệm làm bài điều
tra, những quy tắc để xử lý thông tin mảng đề tài pháp luật rất ít đƣợc phổ
biến. Chính vì vậy, luận văn này cũng là một tài liệu thiết thực cho những ai
mới bƣớc vào làm công việc của phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp luật.
b. Với các nhà quản lý cơ quan báo chí

10


Chúng tôi muốn góp một số thông tin giúp cán bộ quản lý cơ quan báo
chí có kinh nghiệm quản lý phóng viên, trong tình trạng nhiều phóng viên làm
điều tra với động cơ không lành mạnh.
Trong thời gian gần đây, tình trạng một số phóng viên vòi vĩnh doanh
nghiệp, đe dọa ngƣời dân hay cán bộ, chính quyền xảy khá thƣờng xuyên.
Một số nhà báo đã bị bắt nhƣ: Ngày 14.12.2005, hai nhà báo là Vƣơng Tiến
Tòan - phó ban thƣ ký tòa soạn - và một phóng viên trẻ của ban kinh tế báo
Hà Tây (tỉnh Hà Tây cũ) bị khởi tố về tội cƣỡng đọat tài sản khi yêu cầu công

ty Thành An ở Hòai Đức, Hà Tây phải đƣa 10 triệu đồng. Ngày 17.9.2006,
Cục bảo vệ an ninh kinh tế, Bộ Công an đã bắt quả tang nhà báo Phạm Hồng
Sơn, báo Diễn đàn doanh nghiệp nhận hối lộ của doanh nghiệp tại Hải Dƣơng
10.000 USD. Mới đây, trung tá công an, nhà báo Dƣơng Tiến của báo Công
an TP Hồ Chí Minh bị bắt vì hành vi xúi giục ngƣời dân tổ chức khiếu kiện,
tố cáo trái quy định.
Những vụ việc nhƣ trên xảy ra một phần là do các tòa soạn thƣờng
quản lý phóng viên lỏng lẻo, để phóng viên tự tung tự tác hoặc mƣợn danh cơ
quan để đi làm việc tƣ. Chính vì những lý do đó, nếu lãnh đạo cơ quan biết
đƣợc công việc của phóng viên điều tra, họ sẽ có đƣợc những phƣơng án quản
lý phóng viên chặt chẽ hơn, không để những phóng viên này vi phạm pháp
luật, mƣợn danh cơ quan để tƣ lợi cá nhân.
Ngƣợc lại, chính sự quản lý chặt của tòa soạn cũng là một cách để
phóng viên buộc phải “giữ mình”, họ sẽ có những rào cản để không dễ vƣợt
quá ranh giới, không bị mua chuộc, bị khống chế hoặc dính vào vòng lao lý.
c.Tạo bộ quy tắc chung cho phóng viên theo dõi mảng pháp luật
Sau khi kết thúc luận văn này, tác giả cũng cố gắng đƣa ra bộ quy tắc
(mang tính tham khảo) cho những phóng viên pháp luật bởi nhiều phóng viên

11


làm việc theo kinh nghiệm chủ nghĩa, bị sai sót, kiện ngƣợc, phải treo bút, bồi
thƣờng …
Làm phóng viên mảng pháp luật, trong đó có phóng viên điều tra
thƣờng gặp hàng trăm ngàn các tình huống khó xử khác nhau. Tuy nhiên,
chúng ta cũng chƣa có một bộ quy tắc để có thể thu thập, kiểm chứng thông
tin sao cho chính xác, đầy đủ nhất, nhằm tránh đƣợc những vụ kiện cáo,
những sai sót đáng tiếc. Trong khuôn khổ luận văn này, tôi cũng cố gắng tổng
hợp để đƣa ra một bộ quy tắc cho phóng viên theo dõi mảng pháp luật.



12


7. Kết cấu của luận văn
Luận văn tổ chức thành 4 chương
Chương 1. Đề tài pháp luật và kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên
báo in hiện nay.
Trong chƣơng 1, tác giả giải quyết các vấn đề về khái niệm nhƣ đề tài,
đề tài pháp luật; Công việc của một phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp
luật; các vấn đề đặt ra đối với phóng viên khi xử lý thông tin về đề tài pháp
luật; Các cơ sở pháp lý ràng buộc và có ảnh hƣởng đến công việc của phóng
viên.
Chương 2: Phóng viên săn tin hình sự
Đây là chƣơng bàn về công việc của phóng viên săn tin hình sự, các
tiêu chí để có đƣợc tin sớm nhất, chính xác nhất. Trong chƣơng này tác giả
cũng bàn về các lỗi thƣờng gặp cả trong thu thập thông tin lẫn trong cách xử
lý tin bài trên mặt báo.
Chương 3. Phóng viên điều tra
Trong chƣơng này, tác giả tìm hiểu công việc của phóng viên điều tra
từ khi phát hiện vấn đề, thu thập chứng cứ, đến việc đánh giá chứng cứ và thể
hiện thành bài viết. Các kinh nghiệm về chuẩn bị tƣ liệu, chuẩn bị “đón” các
vụ kiện cũng đƣợc đề cập một phần ở chƣơng này.
Chương 4: Kinh nghiệm vấn đề và một số giải pháp
Đây là chƣơng tổng kết kinh nghiệm của phóng viên theo dõi mảng
pháp luật, đƣa ra một số kinh nghiệm (theo quan điểm của tác giả) để tham
khảo. Trong chƣơng này, tác giả cũng đƣa ra một số kiến nghị, đề xuất về
những bất cập trong việc bảo vệ phóng viên khi tác nghiệp, các vấn đề cần
thay đổi trong việc quản lý, điều động phóng viên khi theo dõi mảng đề tài

pháp luật nói chung và phóng viên làm điều tra nói riêng.

13


B. Phần Nội dung
Chương 1. Đề tài pháp luật và kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in
hiện nay
1.1.Vị trí, vai trò của mảng đề tài pháp luật trong cơ cấu nội dung của tờ
báo in
Mảng đề tài pháp luật là một trong những mảng đề tài thu hút nhiều bạn
đọc nhất trong các tờ báo chính trị xã hội. Với các báo chuyên về pháp
luật thì mảng đề tài này chiếm tới trên 70% lượng tin bài của báo. Với
một số báo chuyên ngành kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, mảng đề tài này
cũng được đề cập theo góc nhìn riêng của họ.
1.1.1.Đối với báo chính trị xã hội.
Các tờ báo chính trị xã hội nhƣ nhƣ Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động,
Tiền Phong … đều có trang pháp luật. Các báo điện tử nhƣ Vietnamnet.vn,
Vnexpress.net, dantri.com.vn . đều có chuyên mục pháp luật. Trang pháp
luật ở các báo chính trị xã hội có vai trò hết sức quan trọng. Mục pháp luật là
một trong những mục đinh của các tờ báo.
Thế mạnh của mảng thông tin pháp luật các báo chính trị xã hội là
những bài, loạt bài điều tra gây tiếng vang lớn, đƣợc làm tới cùng, mang lại
hiệu ứng xã hội tích cực. Ví dụ bài điều tra về tệ tham nhũng của cảnh sát
giao thông ở Dầu Giây (Đồng Nai) trên báo Tuổi trẻ, loạt bài về chạy thuế cho
doanh nghiệp nƣớc ngòai trên báo Tuổi trẻ. Loạt bài về chạy trƣờng trên báo
Thanh Niên, loạt bài về tham nhũng đất đai tại Hải Phòng, Hòa Bình trên báo
Thanh Niên .
Ngoài ra, thông tin về các vụ án lớn, án điểm cũng là mảng thông tin
quan trọng trên các báo dạng này. Ví dụ, vụ CLB Sông lam nghệ an mua chức

vô địch, vụ cầu thủ U23 Việt Nam bán độ, vụ Nguyễn Lâm Thái lừa đảo .

14


đều là những vụ án lớn, chiếm diện tích nhiều trang báo trong thời gian nhiều
tháng theo diễn biến quá trình điều tra.
Với báo Thanh Niên, mục pháp luật nằm ở top 5 chuyên mục đƣợc đọc
nhiều nhất với hơn 150 ngàn ngƣời đọc/ngày (đếm trên báo điện tử). Nhà báo
Việt Hƣng, Phó tổng thƣ ký tòa soạn báo Thanh Niên cho biết: Mỗi khi có vụ
việc lớn, bạn đọc sẽ thƣờng chờ đón ở Thanh Niên những bài báo có sức
nặng, họ sẽ mang tờ Thanh niên để so sánh thông tin với các tờ báo khác. Và
một trong những yếu tố làm nên tên tuổi, thƣơng hiệu cho tờ Thanh Niên
chính là nhờ tính chiến đấu của tờ báo, điều đó thể hiện ra ở các loạt bài
chống tiêu cực, bảo vệ cái đúng, cái tốt nhƣ vụ Năm Cam, vụ chạy trƣờng tại
TP Hồ Chí Minh.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Nam, Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong khẳng
định: Mục pháp luật là chuyên mục có lƣợng bạn đọc lớn thứ 2 tại báo Tiền
Phong, chỉ sau mục Chính trị xã hội. Tại báo giấy không có công cụ đo chính
xác, nhƣng trên bao điện tử (www.tienphong.vn), chuyên mục Pháp luật hầu
nhƣ luôn nằm trong top đầu các chuyên mục có nhiều ngƣời đọc nhất. Bạn
đọc báo điện tử đa số là những ngƣời trí thức, có trình độ học vấn nhất định
mà chuyên mục pháp luật còn thu hút số đông bạn đọc. Thực tế, bạn đọc báo
giấy (có trình độ phổ thông hơn, gồm cả xe ôm, ngƣời bán hàng rong, nông
dân … thì chắc chắn chuyên mục pháp luật còn hút khách hơn nữa”.
Ví dụ: Tháng 9.2008, toàn trang Tiền phong có 33.259.957 ngƣời đọc,
trong đó mục pháp luật đứng trong top 2 mục có nhiều bạn đọc nhất với
2.678.132 ngƣời đọc (sau mục thời sự xã hội).
Ngày 10.10 (ngày Giải phóng Thủ đô), có 1.149176 ngƣời đọc trên
toàn trang, trong đó mục thời sự xã hội chiếm số lƣợng lớn nhất với 108.877

ngƣời đọc, mục pháp luật xếp thứ 2 với 103.877 ngƣời. Trong một số ngày có

15


các sự kiện đặc biệt về pháp luật nhƣ các phiên tòa lớn, các vụ án lớn .
lƣợng bạn đọc mảng pháp luật càng tăng cao.
Báo Tiền Phong ngày 14.10.2008, toàn trang báo Tiền Phong có
1.093.802 ngƣời đọc; trong đó mục pháp luật dẫn đầu với 126.849 ngƣời đọc,
mục thời sự xã hội chỉ có 95.587 ngƣời đọc; mục văn hóa có 70.140 ngƣời
đọc. .
Ngày 15.10, tổng số có 1.029.943 ngƣời đọc, mục pháp luật tiếp tục
dẫn đầu với 98.900 ngƣời, mục thời sự xã hội có 98.758 ngƣời dọc; mục văn
hóa có 55.870 ngƣời đọc.
Ngày 14.15/10 là ngày diễn ra phiên tòa xét xử các nhà báo.

Biểu đồ bạn đọc mục pháp luật trên báo Tiền phong điện tử từ 1-15.9.2008 và
từ 15-30.9 (trang bên)

16






Biểu đồ lƣợng bạn đọc mục pháp luật so với các mục khác. Báo Tiền
phong điện tử tháng 9.2008



17



Số lƣợng bạn đọc các chuyên mục trên báo Tiền phong điện tử tháng
9.2008
1.1.2. Đối với báo chuyên về pháp luật
Các báo chuyên về ngành pháp luật nhƣ Công an nhân dân, An ninh thủ
đô, công an TP HCM, pháp luật Việt Nam, Pháp luật TP HCM . đối tƣợng
đọc báo đã đƣợc khu biệt, đó phần lớn là ngƣời dân lao động, ngƣời làm nghề
tự do, nói chung là những ngƣời bình dân, có trình độ dân trí thấp (trừ tờ PL
TPHCM có một lƣợng lớn ngƣời làm luật, luật sƣ thƣờng đọc). Các tờ báo
dạng này lấy thông tin pháp luật là nền tảng cho tờ báo, với thời lƣợng lớn, đi
vào khai thác chi tiết, tình tiết cụ thể của vụ án.
Tò mò là một bản tính của hầu hết bạn đọc, hầu nhƣ ai cũng muốn biết
những điều bí mật của ngƣời khác. Nhất là với những bí mật về chuyện ăn
chơi, phạm pháp của ngƣời nổi tiếng hay những ngƣời gần gũi với mình,
những ngƣời hàng xóm, những ngƣời ở trong khu phố, hay là quan xã, quan
huyện mình. Chính vì khai thác những vấn đề dạng nhƣ thế này mà báo An

18


ninh thủ đô, an ninh thế giới, công an nhân dân, pháp luật TP Hồ Chí Minh,
đặc biệt là báo Công an TP Hồ Chí Minh đã có lƣợng phát hành cực lớn. Báo
công an TP Hồ Chí Minh, lƣợng phát hành của tờ này vào khoảng 500.000
bản/kỳ, tuần 3 kỳ, là một tờ báo có lƣợng phát hành lớn nhất cả nƣớc tính trên
mỗi số báo. Đây có thể là những tờ báo không sang, nhƣng câu khách. Đối
tƣợng bạn đọc chủ yếu của những tờ này là giới bình dân, bà bán hàng xén,
bác xe ôm, ngƣời phu khuân vác .họ đọc những tờ này không chỉ để giải tỏa

sự tò mò, mà còn, ở góc độ nào đó, để thu lƣợm những thông tin hữu ích đối
với họ nhƣ: Thủ đoạn của một bọn trộm mới, những chiêu lừa của một số
khách ngoại quốc khi đổi tiền ngoại tệ, cần cảnh giác với những chiêu lừa cổ
phiếu, bán đất trên giấy …
Nhà báo Nhƣ Phong, Phó tổng biên tập báo Công an nhân dân cho
rằng, cả tờ báo công an nhân dân hoặc an ninh thế giới có tới trên 70% lƣợng
tin bài là về đề tài pháp luật, và bạn đọc tìm đến tờ báo này cũng chủ yếu để
thỏa mãn trí tò mò, để học đƣợc những kinh nghiệm cho cuộc sống của chính
họ. ví dụ những ngƣời lái xe ôm, lái taxi có thể biết đƣợc thủ đoạn của bọn
cƣớp xe nhƣ thế nào, những ngƣời bán vàng có thể tìm thấy khuyến cáo về
việc đảm bảo an ninh tránh bị cƣớp tiệm vàng; những ngƣời thƣơng nhân đọc
báo có thể cảnh giác tình trạng sụp đổ các đƣờng dây cho vay tín dụng đen .
1.1.3. Đối với báo chuyên ngành khác
Ngoại trừ báo chuyên về pháp luật nhƣ báo Công an, Pháp luật, các báo
chuyên ngành khác nhƣ Thời báo kinh tế Việt Nam, báo Đầu Tƣ, báo Sinh
Viên . mảng đề tài pháp luật không phải là mảng thƣờng trực nhƣng các tờ
báo này cũng thƣờng tham gia đƣa tin khi có các vụ án lớn, các vấn đề quan
tâm của xã hội. Ví dụ, vụ PMU 18 năm 2006, hầu hết các báo đều đƣa tin, dù
với chừng mực khác nhau. Báo Sinh viên việt nam đƣa tin, nêu nghi vấn về lá
đơn tố cáo của một sinh viên phải phục vụ các đại gia PMU 18 giải đen khi

19


đánh bạc. Báo Đầu tƣ có bài viết về chất lƣợng công trình, giá trị hiệu quả của
các khỏan đầu tƣ từ vốn vay của Chính phủ Nhật tại các quốc lộ mà PMU 18
thi công .
Mảng đề tài pháp luật trên các báo này thƣờng đƣợc đƣa về những ví
dụ gần gũi, phù hợp với đối tƣợng độc giả của từng báo. Ví dụ chuyện sinh
viên phạm pháp và bài học cho quản lý sinh viên tại các trƣờng đại học,

chuyện đầu tƣ nƣớc ngoài và các con số “bánh vẽ” của các ông chủ “ma” trên
báo đầu tƣ . và đây vẫn thƣờng là những bài viết thu hút sự quan tâm của
bạn đọc và góp phần tạo nên uy tín cho tờ báo.
1.2. Khái niệm đề tài, đề tài pháp luật
Nhƣ trên đã nói, mảng đề tài pháp luật có vị trí và vai trò quan trọng
trong hầu hết các báo chính trị xã hội và cả các báo chuyên ngành. Tuy nhiên,
một câu hỏi thƣờng đƣợc các sinh viên báo chí và một số ngƣời mới vào theo
dõi mảng đề tài pháp luật đặt ra là: Thế nào là đề tài pháp luật, hay cụ thể hơn,
đề tài gì đƣợc gọi là đề tài pháp luật? Trƣớc khi đi vào tìm hiểu kỹ năng xử lý
đề tài pháp luật, chúng ta cần làm rõ khái niệm thế nào là đề tài pháp luật?
Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, thời kỳ đƣợc gọi là những
năm đầu đổi mới, báo chí Việt Nam đã dần thoát khỏi xu hƣớng tuyên truyền
một chiều mà dần dần từng bƣớc thực hiện nhiệm vụ thông tin- tuyên truyền.
Cũng từ thời điểm này, làng báo phía Bắc (đi sau làng báo phía Nam vài năm)
bắt đầu xuất hiện với tần suất cao hơn những bài báo đấu tranh chống tiêu
cực, nêu lên những vụ việc tiêu cực do chính nhà báo phát hiện hoặc đƣa tin
về nhƣng vụ việc tiêu cực do cơ quan chức năng tiến hành. Những bài báo
chống tiêu cực của Báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Đại Đoàn Kết, Tiền
Phong … đã trở nên nổi tiếng và khởi xƣớng một thời kỳ phát triển mới của
báo chí Việt Nam, thời kỳ có những tờ báo gần dân hơn, bảo vệ quyền lợi

20


chính đáng của đa số ngƣời dân chứ không còn là tuyên truyền một chiều, tô
hồng chính sách.
Bên cạnh những mảng đề tài nhƣ nghị trƣờng, kinh tế, văn hóa, thể
thao, y tế, trên báo chí còn một mảng đề tài rất quan trọng, đƣợc nhiều độc
giả quan tâm, đó là mảng đề tài về pháp luật. Mảng đề tài này, mà xung kích
là những bài điều tra đã tạo nên một diện mạo mới, khởi đầu thời kỳ đổi mới

của báo chí Việt Nam những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20.
Nói nhƣ vậy để thấy rằng mảng đề tài pháp luật cũng mới chỉ đƣợc chú
trong trong thời gian khoảng 20 năm trở lại đây, do đó những nghiên cứu về
nó còn chƣa nhiều và nhiều khái niệm cũng chƣa đƣợc đề cập trong các công
trình nghiên cứu.
Về khái niệm đề tài, trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, tác
giả Trần Quang đƣa ra khái niệm: “Đề tài là các lĩnh vực thuộc phạm vi nhất
định của cuộc sống, nó có tính ổn định tƣơng đối (còn gọi là chủ đề theo
nghĩa rộng) nhƣ kinh tế, chính trị, thể thao, quốc phòng . Việc lặp lại đề tài
trên báo chí là tất yếu, vì nó thuộc một lĩnh vực lớn của cuộc sống. Đề tài có
thể lặp đi lặp lại nhiều lần thƣờng trực trong tâm trí của mỗi nhà báo và trong
tất cả các báo. ở các báo lớn, nhà báo thƣờng phụ trách chuyên sâu về một số
lĩnh vực nào đó.
Chủ đề là một mặt nào đó của thuộc thực tế khách quan, đƣợc lựa chọn
trong một thời điểm cụ thể của nó. Nói cách khác, đó là vấn đề cốt lõi của sự
kiện, hiện tƣợng trong cuộc sống đƣợc nhà báo lựa chọn để xây dựng tác
phẩm. Trong một tác phẩm báo chí có thể có chủ đề chính, chủ đề phụ. Ngòai
ra, trong một chủ đề còn chứa đựng những tƣ tƣởng, thƣờng đƣợc gọi là tƣ
tƣởng chủ đề. Đó là tƣ tƣởng chính toát ra từ chủ đề. Khi xây dựng chủ đề cho
tác phẩm, chắc chắn nhà báo phải chú ý đến việc chủ đề đó thể hiện tƣ tƣởng
gì? Định phổ biến tƣ tƣởng gì?

21


Chủ đề không đƣợc phép lặp lại, vì cuộc sống luôn luôn vận động và
phát triển, thực tế khách quan luôn biến đổi không ngừng” .
Theo chúng tôi, trên thực tiễn, có thể hiểu một cách đơn giản, đề tài tác
phẩm báo chí là phạm vi cuộc sống, phạm vi thực tiễn đƣợc tác phẩm báo chí
phản ánh. Đề tài là hiện thực khách quan, không phụ thuộc vào chủ quan của

nhà báo.
Đề tài cũng có 2 cấp độ, đề tài rộng và đề tài hẹp. Đề tài rộng (còn gọi
là mảng đề tài) nhƣ đề tài pháp luật, đề tài kinh tế, đề tài văn hóa. Đề tài hẹp
chính là đề tài của từng bài báo cụ thể: Nhƣ đề tài về trang trại của ông Việt
Tiến ở quê Ninh Bình, đề tài về nƣớc sạch cho chƣơng trình 135, đề tài về
ngập lụt ở Hà Nội .Trong luận văn này, chúng tôi bàn đến kỹ năng xử lý đề
tài pháp luật trên báo qua từng nhóm đề tài (theo nghĩa hẹp), đề tài của từng
bài báo với các dạng khác nhau nhƣ đƣa tin phiên tòa, tƣờng thuật vụ án hay
xử lý thông tin viết một bài điều tra độc lập. Qua các đề tài cụ thể để khái quát
đƣợc các tình huống thƣờng gặp khi phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp
luật.
Còn chủ đề: là chủ định, ý đồ của nhà báo muốn phát biểu với công
chúng thông qua một đề tài cụ thể. Chủ đề có thể hiểu là ý tƣởng, chủ đích
mang tính chủ quan của nhà báo. Đó là góc nhìn, là suy nghĩ của nhà báo
muốn thông qua một đề tài chuyển đến cho độc giả một thông điệp. Nói chủ
đề là thể hiện quan điểm chủ quan của nhà báo nhƣng điều đó chỉ mang ý
nghĩa tƣơng đối, bởi lẽ dù là ý nghĩ chủ quan của nhà báo nhƣng ý nghĩ chủ
quan đó là kết quả của quá trình nhận thức khách quan của nhà báo. Tức là
nhà báo tìm hiểu thực tiễn khách quan hình thành nhận thức về thực tế khách
quan và tạo ra chủ đề. Sau khi nhận thức vấn đề, nhà báo thể hiện suy nghĩ
chủ quan tƣơng đối đó lên mặt báo thông qua tác phẩm báo chí.

22


Có thể lấy ví dụ: Chủ đề về ngập lụt ở Hà Nội trong thời gian đầu tháng
11.2008. Đây là một sự thật khách quan, Hà Nội ngập chìm trong nƣớc suốt 5
ngày, đó là một đề tài báo chí. Nhƣng cùng phản ánh đề tài này lại có nhiều
chủ đề khác nhau. Có nhà báo viết về sự nỗ lực của lãnh đạo chính quyền Hà
Nội từ Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo, phó chủ tịch Nguyễn Văn Khôi xuống

hiện trƣờng trạm bơm Yên Sở để đôn đốc, chỉ đạo chống úng. Có báo lại viết:
“Dân gặp nạn chính quyền ở đâu”, để phản ánh sự thiếu trách nhiệm, thiếu
chuẩn bị của chính quyền TP Hà Nội trong việc ứng phó với thiên tai. Nhƣ
vậy, từ hiện thực khách quan là lụt lội, mỗi nhà báo đã tìm cho mình một chủ
đề từ đề tài lụt lội và thể hiện lên mặt báo.
Một ví dụ khác, hai nhà báo cùng về quê ông Việt Tiến, Thứ trƣởng bộ
Giao thông vận tải tại tỉnh Ninh Bình để viết về một đề tài là đất đai ở quê của
các quan chức. Cùng quan sát thấy khuôn viên chùa chiền của dòng tộc nhà
ông Tiến nhƣng có báo viết là ông Tiến ăn chơi xa hoa, mang tiền tham ô về
đắp tƣợng, trang hoàng nhà cửa thể hiện thói dị hợm, khoe của. Nhà báo kia
lại khen ông Tiến là ngƣời có hiếu, có nghĩa với quê hƣơng, khi thành đạt đã
nhớ về quê hƣơng. Nhƣ vậy, có thể hiểu đề tài là cái hiện thực khách quan, là
cái tồn tại không phụ thuộc vào suy nghĩ của nhà báo nhƣng chủ đề lại là kết
quả của quá trình nhận thức khách quan, thể hiện suy nghĩ chủ quan của tác
giả - ngƣời làm báo.
Thực ra trong khi làm nghề, không hiếm trƣờng hợp nhà báo áp đặt suy
nghĩ chủ quan của mình lên thực tiễn khách quan. Tức là nhà báo nhăm nhăm
nghĩ và viết một chủ đề của một đề tài trƣớc khi đến hiện trƣờng, sau khi đến
hiện trƣờng, nhà báo chỉ tìm mọi chứng cứ bảo vệ, chứng minh quan điểm của
anh ta từ trƣớc khi tìm hiểu. Đó chính là lỗi của nhà báo, đã thiếu khách quan,
trung thực, chỉ phản ánh “một nửa sự thật”.

23


Pháp luật là gì? Pháp luật đƣợc hiểu nhƣ là: “Tổng thể các quy tắc xử
sự do nhà nƣớc ban hành theo những trình tự thủ tục nhất định và đƣợc bảo
đảm thực hiện bằng các biện pháp cƣỡng chế nhà nƣớc”
1


Luật pháp thông thƣờng đƣợc thực thi thông qua một hệ thống tòa án trong đó
quan tòa sẽ nghe tranh tụng từ các bên và áp dụng các quy định để đƣa ra
phán quyết công bằng và hợp lý. Cách thức mà luật pháp đƣợc thực thi đƣợc
biết đến nhƣ là hệ thống pháp lý, thông thƣờng phát triển trên cơ sở tập quán
tại mỗi quốc gia.
Nhƣ vậy, khái niệm “Đề tài pháp luật” có thể hiểu rộng là những thông
tin về pháp luật trên báo chí. Đề tài pháp luật là đề tài phản ánh những vấn đề
liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật, liên quan đến các chuẩn mực
ứng xử đƣợc pháp luật bảo vệ.
Nói nhƣ vậy, đề tài pháp luật sẽ rất rộng, việc một cơ quan quản lý nhà
nƣớc nhƣ Văn hóa thể thao du lịch đƣa ra quy chế tổ chức thi hoa hậu hay Bộ
Nông nghiệp ban hành quy định về việc không thu thuế đất nông nghiệp thì
đó cũng là văn bản quy phạm pháp luật. Nhƣng trên báo chí, những đề tài đó
thƣờng không đƣợc coi là đề tài pháp luật mà nó đƣợc xem nhƣ đề tài về văn
hóa hay kinh tế.
Trong quá trình thông tin về đề tài pháp luật có rất nhiều dạng thông tin
ở nhìêu góc độ, nhiều tình huống. Từ quá trình xây dựng luật ban hành các dự
thảo luật, lấy ý kiến nhân dân, thông qua tại quốc hội rồi ban hành, tuyên
truyền để đƣa pháp luật vào đời sống; Việc chế tài, xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật để điều chỉnh quan hệ xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế, đa số các tòa
soạn báo và các phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp luật hiện nay đều tập
trung khai thác các vụ án, các dấu hiệu hành vi hoặc hành vi vi phạm pháp
luật. Chỉ có một số ít báo chuyên ngành, nhƣ báo pháp luật TP Hồ Chí Minh


1
Từ điển tiếng Việt, NXB Giáo Dục, 2004, trang 741

24



khai thác các nội dung văn bản luật. Trong khi đó, các vấn đề khi xây dựng
luật (ban hành dự thảo, lấy ý kiến, thông quan trong quốc hội) lại thƣờng do
các phóng viên theo dõi nghị trƣờng (theo dõi Quốc hội) theo dõi và đƣa tin.
Từ thực tiễn đó, trong luận văn này, chúng tôi giới hạn nghiên cứu về
đề tài pháp luật ở khía cạnh khi luật đã ban hành, đi vào cuộc sống và thể hiện
chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Nói cụ thể, chúng tôi nghiên cứu đề
tài pháp luật trên báo in thể hiện qua các thao tác hình thành bài báo phản ánh
dấu hiệu hành vi, hành vi vi phạm pháp luật và quá trình xử lý các dấu hiệu
hành vi, hành vi vi phạm ấy.
Trong luận văn này, chúng tôi đƣa ra khái niệm mảng đề tài pháp luật
là mảng đề tài báo chí phản ánh những hành vi hoặc dấu hiệu hành vi vi
phạm pháp luật, vi phạm chuẩn mực đạo đức và các quy tắc xã hội. Cụ
thể, đó là những thông tin liên quan đến vụ án hình sự nhƣ việc khởi tố, bắt
giam, truy tố, xét xử hay những vụ vi phạm pháp luật; các dấu hiệu sai phạm
hoặc sai phạm của cá nhân, đơn vị mà phóng viên tự phát hiện. Mảng đề tài
này cũng bao hàm cả việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật thông qua
những ví dụ cụ thể nhƣ một phiên tòa hay một vụ án.
Tiêu đề của luận văn là “Kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in” do
đó, tôi tiếp cần đề tài luận văn này từ góc độ của phóng viên, tức là ngƣời xử
lý đề tài pháp luật. Cụ thể, tôi đi sâu tìm hiểu công việc của phóng viên phụ
trách mảng pháp luật trong một tờ báo in, nêu lên những tình huống họ
thƣờng gặp phải và đƣa ra những kinh nghiệm thực tế xử lý tình huống sao
cho phóng viên có thể đƣa tin đầy đủ, nhanh nhất và chính xác, khách quan
nhất có thể. Tôi cũng mong muốn có thể đƣa ra một bộ quy tắc (mang tính
tham khảo) cho phóng viên phụ trách mảng pháp luật trong một tờ báo in.

×