Bài tập nhóm 2 môn Luật chứng khoán
Lời mở đầu
Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn đầu tư và lưu thông giữa các
nguồn vốn đầu tư, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh kích thích các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh, là công cụ hữu hiệu giúp Nhà nước thực hiện các
chính sách kinh tế - xã hội. Bên cạnh những ưu điểm, những yếu tố tiêu cực luôn
tiềm ẩn ở thị trường này và kìm hãm sự phát triển của thị trường. Các chủ thể tham
gia thị trường đa dạng, có cơ hội tiếp cận thông tin, phân tích thông tin và phân tích
đầu tư không giống nhau. Khi thực hiện các hành vi nhằm đạt được các lợi ích của
mình không tuân thủ các quy tắc thị trường, quy định pháp luật chứng khoán áp
dụng cho mỗi loại hành vi có thể làm tổn hại đến lợi ích của các chủ thể khác mà
những lợi ích này lại cần được bảo vệ. Những hành vi đó được coi là vi phạm pháp
luật về chứng khoán vầ thị trường chứng khoán.
Tùy theo mức độ, tính chất của từng hành vi vi phạm mà có thể phải chịu các
loại chế tài pháp luật khác nhau. Hệ thống luật Việt Nam công nhận các hình thức
xử lý – chế tài áp dụng: dân sự, hình sự, hành chính đối với các loại vi phạm trong
lĩnh vực này nhằm đảm bảo cho các chủ thể an toàn, yên tâm khi tham gia quan hệ
chứng khoán – một quan hệ chứa đựng yếu tố rủi ro rất cao.
Bài viết dưới đây tìm hiểu về chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật
chứng khoán, đưa ra những nhận xét và đề xuất pháp lý nhằm hoàn thiện hơn mảng
pháp luật này.
Lớp KT33D nhóm D1-2 Page 1
Bài tập nhóm 2 môn Luật chứng khoán
MỤC LỤC
I. Tìm hiểu chung về vi phạm và chế tài áp dụng xử lý vi phạm pháp
luật chứng
khoán……………………………………………………………………..
1. Khái niệm, đặc điểm vủa vi phạm pháp luật chứng khoán……………………..
2. Chế tài áp dụng xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán…………………………
II. Các chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán.
1. Chế tài hành chính………………………………………………………..……..
2. Chế tài hình sự……………………………………………………………..……
3. Chế tài dân sự……………………………………………………….…………..
III. Nhận xét và đề xuất của nhóm về các chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm
pháp luật chứng khoán……………………………………………………..……..
1. Nhận xét của nhóm về chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật luật
chứng khoán………………………………………………………………………
1.1 Ưu điểm của các chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật luật chứng
khoán……………………………………………………………………………….
1.2 Bất cập của các chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật luật chứng
khoán……………………………………………………………………………….
2. Đề xuất của nhóm về các chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật luật
chứng khoán…………………………………………………………………..…
Tài liệu tham khảo
Lớp KT33D nhóm D1-2 Page 2
Bài tập nhóm 2 môn Luật chứng khoán
Nội dung
I. Tìm hiểu chung về vi phạm và chế tài áp dụng xử lý vi phạm pháp
luật chứng khoán.
1. Khái niệm, đặc điểm vủa vi phạm pháp luật chứng khoán.
Vi phạm pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán là hành vi trái pháp luật
của tổ chức, cá nhân, xâm hại tới xã hội được pháp luật chứng khoán xác lập và bảo
vệ, theo đó phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật chứng khoán.
Vi phạm pháp luật chứng khoán có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm là các tổ chức, cá nhân trực tiếp liên
quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chính khoán, phát sinh trên tất cả
các bộ phận thị trường.
Thứ hai, hành vi vi phạm thường xuất phát từ động cơ vụ lợi vật chất.
Thứ ba, phần lớn các vi phạm về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng
khoán được thực hiện do lỗi cố ý.
Thứ tư, phần xác định chính xác về hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
và thị trường chứng khoán thường rất phức tạp.
Thứ năm, hành vi vi phạm thường đặc thù, phát sinh nhanh.
2. Chế tài áp dụng xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán.
Chế tài là gì?
Một trong ba bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật (giả định, quy định
và chế tài), trong đó chế tài là bộ phận xác định các hình thức trách nhiệm pháp lí
khi có hành vi trái ngược với những quy tắc xử sự đã được ghi trong phần quy định
và giả định. Căn cứ vào tính chất của các nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều
chỉnh, chế tài được phân chia thành nhiều loại: Chế tài (CT) hành chính, CT dân sự,
CT hình sự, vv. Việc áp dụng CT cũng phụ thuộc vào những đặc điểm của lợi ích
mà pháp luật cần bảo vệ, vào tính chất của hành vi phạm pháp, mức độ thiệt hại do
các hành vi phạm pháp gây ra. CT gồm có các hình thức: CT trừng trị, CT khôi
phục trạng thái pháp lí ban đầu, CT bảo vệ và CT bảo đảm, CT vô hiệu hoá. CT
pháp luật bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm trật tự pháp luật và trật
tự xã hội. CT thể hiện thái độ của nhà nước đối với những hành vi phạm pháp và có
tác dụng phòng ngừa, giáo dục để bảo đảm việc tuân thủ pháp luật, góp phần thực
hiện pháp chế và dân chủ.
Chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán?
Hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán có thể được nhìn nhận ở những khía
cạnh, mục tiêu khác nhau. Nếu căn cứ vào mức độ vi phạm, lĩnh vực chứng khoán
và thị trường chứng khoán thường tồn tại phổ biến các loại vi phạm: vi phạm hành
Lớp KT33D nhóm D1-2 Page 3
Bài tập nhóm 2 môn Luật chứng khoán
chính, vi phạm dân sự và vi phạm pháp luật hình sự. Cách phân loại này có ý nghĩa
pháp lý trong việc xác định chế tài áp dụng cho chủ thể thực hiện hành vi vi phạm.
Chính vì vậy, pháp luật chứng khoán nói riêng và các văn bản pháp luật điều
chỉnh liên quan cũng có các quy định cụ thể về hình thức hay chế tài xử lý vi phạm
luật chứng khoán bao gồm: chế tài hành chính, chế tài dân sự và chế tài hình sự.
II. Các chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán.
1.Chế tài hành chính.
Những chủ thể phải chịu chế tài hành chính theo quy định của pháp luật là
các cá nhân, tổ chức cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý nhà nước về
chứng khoán và thị trường chứng khoán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.
Cũng như bất cứ lĩnh vực hoạt động nào đó của xã hội, quy định của pháp
luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán phải dựa trên cơ sở pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Ngày 2/8/2010 chính phủ ban hành nghị định số 85/2010/ NĐ-CP về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Đây
cũng là văn bản pháp lý chuyên ngành xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán
và đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu trong hoạt động của thị trường và đảm bảo
những thuộc tính của văn bản pháp quy.
Chế tài hành chính của đa số các nước đều quy định phạt tiền và cảnh cáo là
một trong hai hình phạt chính áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trên thị
trường chứng khoán. Phù hợp với thông lệ quốc tế, tại Việt Nam khoản 1 điều 6
nghị định số 85/2010/NĐ-CP quy định phạt cảnh cáo và phạt tiền là hai hình thức
xử phạt chính mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải gánh chịu.
Cảnh cáo là hình thức xử phạt chính được áp dụng chủ yếu với những hành
vi vi phạm lần đầu, nhỏ, ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và gây ra thiệt
hại không lớn cho các chủ thể khác. Nhằm xử lý triệt để các vi phạm, nhằm mục
đích phòng ngừa, răn đe và loại trừ các nguyên nhân, điều kiện tiếp tục vi phạm
đến mức thấp nhất các hậu quả xảy ra bởi hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán
có thể ảnh hưởng đến các chủ thể khác và gây mất ổn định của thị trường chứng
khoán, pháp luật các nước đều quy định hình phạt bổ sung và một số biện pháp
khác cùng với việc quy định hình phạt chính.
Theo quy định của pháp luật, ngoài hình phạt chính thì tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm các chủ thể có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc
nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo hình phạt chính. Điều đặc biệt lưu ý ở
Lớp KT33D nhóm D1-2 Page 4
Bài tập nhóm 2 môn Luật chứng khoán
đây là hình phạt chính là hình phạt có tính độc lập nghĩa là một người có thể chỉ
phải chịu một hình phạt chính là đầy đủ, thế nhưng hình phạt bổ sung chỉ xuất hiện
với tính chất kèm theo hình phạt chính tức là sẽ không có hình phạt bổ sung nếu
chủ thể không bị hình phạt chính. Các hình thức xử phạt bổ sung thường được áp
dụng là: tước có thời hạn hoặc không có thời hạn quyền sử dụng các loại giấy phép
liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán như: giấy phép phát hành
chứng khoán, giấy phép niêm yết chứng khoán, giấy phép đăng kí hoạt động kinh
doanh chứng khoán, giấy phép quản lý quỹ, chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng
khoán và chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ…Biện pháp này áp dụng với chủ thể vi
phạm nghiệm trọng quy định về sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề kinh
doanh chứng khoán. Việc tước giấy phép có thể tạm thời hoặc không thời hạn.
Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, các chủ thể
không được phép tiến hành các hoạt động được ghi trong các giấy tờ đang bị tước,
tịch thu toàn bộ các khoản thu từ việc thực hiện các hành vi vi phạm mà có và số
chứng khoán được sử dụng để vi phạm hành chính.
Ngoài áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, các chủ thể vi phạm còn có thể
bị áp dụng một trong các biện pháp khắc phục hậu quả nhất định. Các biện pháp
khắc phục hậu quả bao gồm: buộc hủy bỏ, cải chính những thông tin sai lệch không
đúng sự thật, buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra, buộc tổ chức
phát hành phải thu hồi chứng khoán đã phát hành, hoàn trả tiền đặt cọc hoặc tiền
mua chứng khoán cho người đầu tư .
Chủ thể có thẩm quyền thực hiện chế tài hành chính tại Việt Nam khoản 1,
khoản 2 điều 37 Nghị định của chính phủ số 85/2010/NĐ-CP quy định thẩm quyền
xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán thuộc
thẩm quyền của chánh thanh tra UBCKNN, chủ tịch UBCKNN. Việc quy định cơ
quan xử phạt một mặt phải tính đến tính đặc thù của lĩnh vực chứng khoán đồng
thời đảm bảo hiệu quả áp dụng chế tài xử phạt thực sự phát huy hiệu quả trên thực
tế.
Về mức độ xử phạt. Theo quy định hiện hành, mức xử phạt hành chính tối đa
với vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán là 500 triệu đồng. Ngoài ra,
quy định về hình thức xử phạt bổ sung và việc áp dụng biện pháp khác cũng đã
được đặt ra trong hoạt động chứng khoán như: tước quyền sử dụng giấy phép, tịch
thu các khoản thu từ việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại
trạng thái ban đầu, buộc bồi thường thiệt hại.
Theo báo cáo của năm 2011 đã xử phạt vi phạm chứng khoán hơn 10 tỷ
đồng. Đây là con số kỷ lục về giá trị xử phạt mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
(UBCK) đã ký kể từ khi TTCK đi vào hoạt động.
Lớp KT33D nhóm D1-2 Page 5