Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Chương trình trò chơi truyền hình với khán giả Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ



ĐỖ THỊ BẠCH DƢƠNG




CHƯƠNG TRÌNH TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH
VỚI KHÁN GIẢ VIỆT NAM
( Khảo sát một số chƣơng trình trò chơi
trên VTV 3 - Đài THVN từ năm 2000 đến nay )





LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








Hà Nội 2003


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ



ĐỖ THỊ BẠCH DƢƠNG


CHƯƠNG TRÌNH TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH
VỚI KHÁN GIẢ VIỆT NAM
( Khảo sát một số chƣơng trình trò chơi
trên VTV3 - Đài THVN từ năm 2000 đến nay )

CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC
MÃ SỐ: 5. 04. 30


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BÁO CHÍ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
Tiến sỹ ĐINH HƢỜNG





Hà Nội - 2003


MỤC LỤC

NỘI DUNG

TRANG
MỞ ĐẦU

1. Tính thời sự và cấp thiết của đề tài
1
2. Lý do chọn đề tài
2
1. 3. Tình hình nghiên cứu đề tài
3
2. 4. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
4
3. 5. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
5
4. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
6
7. Nội dung luận văn

9
NỘI DUNG LUẬN VĂN

Chương I: Những vấn đề cơ bản về quy luật tiếp nhận của
khán giả truyền hình và Trò chơi truyền hình
11
1. Những vấn đề cơ bản về quy luật tiếp nhận của khán
giả truyền hình

11
1.1. Khán giả truyền hình (công chúng xem truyền
hình)
11
1.2. Đặc điểm tiếp nhận của khán giả xem truyền
hình
14
Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật tiếp nhận của khán
giả xem truyền hình

20
2. Lý luận về trò chơi truyền hình
25
2.1. Trò chơi truyền hình là gì
25
2.2. Những đặc tính của trò chơi truyền hình
29
2.3. Trò chơi truyền hình với các chức năng báo chí
35
Chương II: Bước đầu khảo sát sự tiếp nhận của khán giả với
một số chương trình trò chơi truyền hình trên
VTV 3
40
1. Tìm hiểu thực trạng hoạt động tiếp nhận của khán giả
với các chương trình trò chơi truyền hình trên VTV3
hiện nay:
40
1.1. Mức độ thường xuyên và việc sử dụng thời gian
để theo dõi các chương trình trò chơi truyền
hình

40
1.2. Mức độ tiếp nhận của khán giả với một số
chương trình trò chơi truyền hình hiện nay
47
1.3. Một số xu hướng tiếp nhận của khán giả với các
chương trình Trò chơi truyền hình
57
2. Một số nhận xét bước đầu về đặc điểm tiếp nhận của
khán giả với các chương trình trò chơi truyền hình:
79
Nhu cầu tiếp nhận lớn và đa dạng
80
Tính tích cực trong xu hướng tiếp nhận
84
Tính “yêu cầu cao” của khán giả
85
Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp để nâng cao chất
lượng và hiệu quả các chương trình trò chơi trên VTV3

88
1. Những vấn đề đặt ra
88
1.1. Một số chương trình trò chơi truyền hình còn
chưa đạt đuợc yêu cầu cao về chất lượng
88
1.2. Chương trình trò chơi truyền hình chưa hướng
đến phục vụ được đầy đủ từng nhóm đối tượng
khán giả
91
1.3. Hình thức các chương trình trò chơi chưa thực

sự phong phú
94
1.4. Trò chơi của VTV3 chưa tận dụng hết được thế
mạnh phát sóng của truyền hình quốc gia
97
2. Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
và hiệu quả chương trình trò chơi trên VTV3
100
2.1. Về công tác sản xuất
101
2.2. Về công tác nghiên cứu và đào tạo

112
PHẦN KẾT LUẬN

118
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC




ĐỖ BẠCH DƢƠNG Chƣơng trình Trò chơi Truyền hình với khán
giả Việt Nam


1
MỞ ĐẦU


1. Tính thời sự và cấp thiết của đề tài:
Năm 1996 là năm đánh dấu sự ra đời của chương trình Trò chơi trên sóng
truyền hình Việt Nam cùng với sự ra đời của VTV3 (Ban Thể Thao - Giải trí -
Thông tin kinh tế). Kể từ đó đến nay, chưa đầy 10 năm, Chương trình Trò chơi
Truyền hình trên sóng VTV3 đã phát triển vô cùng nhanh chóng cả về số lượng
và chất lượng. Từ một SV 96, khán giả đã biết đến và quen thuộc với rất nhiều
các chương trình Trò chơi khác như Trò chơi liên tỉnh, Bảy sắc Cầu vồng,
Đường lên đỉnh Olympia, Ở nhà chủ nhật, Từ ánh mắt đến trái tim, Vườn Cổ
tích, Những người bạn ngộ nghĩnh, Những đứa trẻ tinh nghịch, Hành trình
Văn hoá, Chiếc nón kỳ diệu…. Từ những chương trình trò chơi ban đầu với đội
ngũ sản xuất còn chập chững, thiết bị và đạo cụ còn đơn sơ, khán giả giờ đây đã
được thưởng thức những chương trình nhiều tính “công nghệ“ hơn và cũng được
sản xuất bởi một đội ngũ đầy tính “tinh nhuệ“.
Trò chơi truyền hình đang phát triển nội dung trên mọi lĩnh vực và cho
mọi lứa tuổi với ngày càng nhiều các đơn vị tham gia sản xuất. Từ việc tiểu ban
“Trò chơi và Gặp gỡ trên truyền hình“ sản xuất chương trình đầu tiên (SV ’96)
đến nay đã có rất nhiều các đơn vị khác tham gia sản xuất chương trình trò chơi
truyền hình: các Tiểu ban khác của VTV3 (Tiểu ban Ca nhạc – Chương trình
Thế kỷ âm nhạc, Trò chơi âm nhạc; Tiểu ban Nghệ thuật Điện ảnh – Chương
trình 24hình/giây), các Ban biên tập khác của Đài truyền hình Việt Nam (VTV2
- Theo dòng lịch sử; Ban Văn nghệ – Làng vui chơi làng ca hát). Các Đài
truyền hình địa phương trên cả nước cũng đang nô nức đi theo phong trào này:
ĐỖ BẠCH DƢƠNG Chƣơng trình Trò chơi Truyền hình với khán
giả Việt Nam


2
Đài Truyền hình Thành phố Hồ chí Minh – Vui để học ; Đài Truyền hình Hà
Nội – Khoẻ và khéo…

Rõ ràng, trò chơi truyền hình ở Việt nam đang trên đà phát triển và đằng
sau nó là một lượng công chúng ngày càng lớn với nhu cầu hiểu biết và giải trí
ngày càng cao. Trò chơi truyền hình ngày càng hấp dẫn khán giả và như rất
nhiều nhà nghiên cứu truyền hình trên thế giới đã nhận định trong truyền hình
hiện đại, trò chơi truyền hình là “một thể loại Major“ – thể loại chiếm ưu thế.
Trong luận văn này, chúng tôi sẽ không phân tích hay tìm hiểu riêng về
chương trình trò chơi truyền hình – mà cốt yếu là nghiên cứu và tìm hiểu nó
trong sự tiếp nhận của khán giả truyền hình Việt Nam. Điều này thực sự mang
tính thời sự và cấp thiết vì thông qua việc nghiên cứu sự tiếp nhận của khán giả,
luận văn sẽ góp phần hình dung sự nhìn nhận và nhu cầu của khán giả Việt Nam
với các chương trình trò chơi truyền hình cả về mặt nội dung và hình thức. Qua
đó luận văn sẽ góp phần xây dựng để trò chơi truyền hình phát triển vừa đáp ứng
tính giảI trí đồng thời vẫn mang đầy đủ tính chất của Báo chí cách mạng: tính tư
tưởng, tính giáo dục, tính thông tin, tính thẩm mỹ Luận văn cũng sẽ góp phần
vào việc định hướng và quy hoạch sản xuất các chương trình trò chơi truyền
hình của VTV 3 cũng như của các đơn vị sản xuất chương trình trò chơi truyền
hình khác trên cả nước.

2. Lý do chọn đề tài
Việc chọn lựa đề tài trên xuất phát từ những hiểu biết, kinh nghiệm và
những quan sát thực tế của bản thân người thực hiện về sự ra đời và phát triển
của Chương trình Trò chơi truyền hình ở Việt Nam. Đây cũng là một đề tài mới
ĐỖ BẠCH DƢƠNG Chƣơng trình Trò chơi Truyền hình với khán
giả Việt Nam


3
trong một loạt những đề tài nghiên cứu về Trò chơi truyền hình những năm gần
đây.
Là một cử nhân tốt nghiệp khoa báo chí, hiện nay đang công tác tại tiểu

ban Trò chơi và Gặp gỡ trên truyền hình của VTV3 và đang phụ trách một
chuyên mục trò chơi, việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp tôi có thêm tầm nhìn bao
quát, hiểu biết sâu sắc và định hướng tốt hơn cho công việc của mình. Thông qua
đó, luận văn cũng mong muốn đóng góp một phần vào công tác chuyên môn của
Ban Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế.
Việc nghiên cứu này cũng là cơ sở để đề tài phát triển ở mức độ nghiên
cứu sâu và rộng hơn trong tương lai.

3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Như trên đã đề cập, luận văn này là một nghiên cứu đầu tiên về trò chơi
truyền hình trong sự tiếp nhận của khán giả dưới góc độ xã hội học và tâm lý
học.
Các công trình nghiên cứu trước có liên quan đến trò chơi truyền hình
thường là tìm hiểu về trò chơi truyền hình dưới góc độ lý luận báo chí như:
Nghiên cứu Trò chơi truyền hình với tư cách là một thể loại báo chí; Nghiên
cứu Kịch bản trò chơi Truyền hình. Một số những công trình khác cũng nghiên
cứu về trò chơi truyền hình nhưng lại chọn đề tài dưới góc độ khác như: Nghiên
cứu cách thức tổ chức một chương trình Trò chơi Truyền hình; Nghiên cứu
về việc áp dụng nghệ thuật sân khấu trong dàn dựng một Trò chơi truyền
hình…
Vì chương trình trò chơi truyền hình cũng mới chỉ xuất hiện ở nước ta
trong chưa đầy 10 năm gần đây nên trong nghiên cứu xã hội học truyền thông,
ĐỖ BẠCH DƢƠNG Chƣơng trình Trò chơi Truyền hình với khán
giả Việt Nam


4
hay tâm lý học truyền thông chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt về
trò chơi truyền hình và khán giả của nó. Điều này càng được khẳng định khi ở
nước ta, việc nghiên cứu xã hội học hay tâm lý học riêng trong lĩnh vực truyền

hình còn ở mức chưa sâu và hạn hẹp.
Bởi vậy, đề tài nghiên cứu “Chƣơng trình trò chơi truyền hình với
khán giả Việt Nam” là một đề tài hết sức mới mẻ.

4. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài.
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, mục đích chung của đề tài là nghiên
cứu trò chơi truyền hình trong sự tiếp nhận của khán giả. Để thực hiện được
điều đó, tác giả luận văn tự đặt ra cho mình những nhiệm vụ nghiên cứu nhất
định.
Trước hết là việc nghiên cứu Lý luận về văn hóa và báo chí Chủ nghĩa
Mác – Lênin về; Các quan điểm của Đảng, Nhà nước về văn hóa và báo chí, về
tính giải trí trong báo chí; Các chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với các
phương tiện thông tin đại chúng và truyền hình.
Nhiệm vụ thứ hai là nghiên cứu Cơ sở lý luận báo chí nói chung và cơ sở
lý luận về truyền hình và Trò chơi truyền hình; Cơ sở lý luận về về tâm lý con
người nói chung và tâm lý người xem truyền hình nói riêng; Nghiên cứu lý
thuyết cơ bản của xã hội học và điều tra xã hội học.
Luận văn cũng tìm hiểu những đề tài nghiên cứu trước đây về truyền hình,
tâm lý người xem truyền hình, về dư luận xã hội và về sự tiếp nhận của khán giả
truyền hình.
Dựa trên cở sở lý thuyết được đề cập và những hiểu biết qua kinh nghiệm
thực tiễn, đề tài đặt ra những giả thuyết nghiên cứu sau:
ĐỖ BẠCH DƢƠNG Chƣơng trình Trò chơi Truyền hình với khán
giả Việt Nam


5
Giả thuyết thứ nhất: Như trên đã đề cập, trò chơi truyền hình ở Việt Nam
đang phát triển và càng có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai. Vậy khán
giả đang tiếp nhận trò chơi truyền hình như thế nào thể hiện ở mức độ xem, thái

độ xem và họ tìm thấy điều gì cuốn hút ở các chương trình
Giả thuyết thứ hai: Liệu có điều gì khác nhau về sự tiếp nhận trò chơi
truyền hình của các nhóm đối tượng khán giả khác nhau đặc biệt là các nhóm
khán giả mỗi vùng Bắc, Trung, Nam và bước đầu đưa ra các phân tích ở mức
nhận định.
Giả thuyết thứ ba: Tìm hiểu những nét chung nhất, khu biệt và mang xu
hướng quy luật trong sự tiếp nhận chương trình trò chơi truyền hình của khán giả
nước ta

5. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu:
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, hạn hẹp về điều kiện, và nội
dung luận văn lại mở rộng đối tượng ở cả ba vùng Bắc, Trung, Nam, chúng tôi
xin được thu hẹp phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu sẽ là một cuộc điều tra mang tính chất thăm dò ý kiến
của cư dân nội thành ở ba thành phố lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và
Thành phố Đà Nẵng. Cuộc điều tra chủ yếu giúp luận văn tìm hiểu trạng thái
của việc tiếp nhận chương trình trò chơi trên truyền hình trên VTV 3 của khán
giả Việt Nam.
Ba thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng
cũng là ba địa danh có tính điển hình. Đây là ba thành phố ở ba vùng Bắc, Trung,
Nam của đất nước với những đặc điểm về dân cư, xã hội học và tâm lý học có
thể mang tính chất đại diện cho từng vùng địa phương. Ba thành phố lớn cũng là
ĐỖ BẠCH DƢƠNG Chƣơng trình Trò chơi Truyền hình với khán
giả Việt Nam


6
nơi dân cư đông đúc, thành phần đa dạng và cũng là nơi tập trung đông đảo nhất
lượng khán giả truyền hình của cả nước. Hơn nữa, ba địa dành này cũng là nơi
khán giả được tiếp xúc với truyền hình một cách tương đối đồng đều. Đây là

những điều kiện cơ sở quan trọng để tác giả đề tài xác định phạm vi nghiên cứu.
Dung lƣợng của cuộc điều tra là khoảng 500 phiếu hỏi (xem phụ lục)
được phân bố như sau: 100 phiếu tại Đà Nẵng, 200 phiếu tại TPHCM, 200 phiếu
tại Hà Nội. Thời gian điều tra: tháng 4 năm 2003.
Phƣơng pháp chọn mẫu của điều tra là sử dụng kết hợp phương pháp
lấy mẫu ngẫu nhiên theo cụm (thường sử dụng trong nghiên cứu nhân quả) kết
hợp với lấy mẫu theo trí xét đoán của nhà nghiên cứu.
Các phiếu được phát vào các gia đình theo các cụm dân cư ở ba thành phố.
Các cụm dân cư đựợc chọn lựa theo tìm hiểu và xét đoán của nhà nghiên cứu về
cơ cấu và thành phần. Mục đích của việc kết hợp chọn mẫu này là để có đựơc
một kết quả gần với mẫu điển hình nhất. Phương pháp chọn mẫu này là phù hợp
với một cuộc điều tra mang tính chất thăm dò.
Về phạm vi các chương trình trò chơi truyền hình đưa vào nghiên cứu
trong luận văn, tác giả đi từ một số chương trình tiêu biểu xuất hiện từ năm 1999
đến 2002. Những chương trình xuất hiện từ lâu (như SV 2000) đến nay không
còn sản xuất nữa nhưng vẫn được đưa vào nghiên cứu để phần nào có cơ sở nhận
định và so sánh với các chương trình hiện tại.
Thông qua kết quả của cuộc điều tra, luận văn sẽ bước đầu đưa ra các
phân tích đánh giá dựa trên các phương pháp khác như: Phương pháp Trò
chuyện hỏi ý kiến, Phương pháp thống kê, xử lý và phân tích số liệu, phương
pháp phỏng vấn sâu, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp phân tích
thông tin thứ cấp, phương pháp quan sát…
ĐỖ BẠCH DƢƠNG Chƣơng trình Trò chơi Truyền hình với khán
giả Việt Nam


7
Phương pháp Trò chuyện hỏi ý kiến: Được sử dụng như một phương
pháp quan trọng trong giai đoạn nghiên cứu thăm dò để tìm ra những giả thiết và
phương hướng của đề tài nghiên cứu.

Phương pháp thống kê, xử lý và phân tích số liệu: Sau khi đã thu thập các
mẫu đIều tra, chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS/PC + (Statistical Pakage for
Social Science) – phần mềm xử lý số liệu điều tra xã hội học dành cho máy tính
cá nhân để xử lý số liệu mẫu điều tra. Phần mềm này là phần mềm tiên tiến nhất
hiện nay, nó thích hợp ngay cả cho những cuộc điều tra có dung lượng từ 200
đến vài chục nghìn mẫu điều tra và biết cách xử lý những sơ xuất trong mẫu điều
tra và tự đIều chỉnh để cho kết quả cuối cùng đáng tin cậy nhất.
Các số liệu sau khi được xử lý sẽ được phân tích căn cứ vào mục đích điều
tra, phát hiện ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, bản chất và tính quy luật phát
triển của chúng, kiểm định các giả thuyết.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Là phương pháp được sử dụng để lý giải
các vấn đề phát hiện được sau khi đã phân tích số liệu của mẫu điều tra. Trong
đề tài này, phương pháp phỏng vấn sâu được áp dụng với: Đại diện của nhóm
mẫu điều tra; Các đồng nghiệp và những người có liên quan đến sản xuất chương
trình trò chơi truyền hình; Các chuyên gia trong lĩnh vực lý luận báo chí, lý luận
xã hội học và tâm lý học truyền thông và truyền hình.
Phương pháp thảo luận nhóm: Để thực hiện đề tài, chúng tôi có tổ chức
một số cuộc thảo luận nhóm giữa những người đang trực tiếp sản xuất chương
trình trò chơi truyền hình để tìm hiểu ý kiến và nhận định của những người làm
truyền hình về mối tương quan giữa các chương trình trò chơi truyền hình và
khán giả.
ĐỖ BẠCH DƢƠNG Chƣơng trình Trò chơi Truyền hình với khán
giả Việt Nam


8
Phương pháp nghiên cứu thông tin thứ cấp: Để có thông tin từ nhiều
nguồn làm cơ sở cho luận văn, chúng tôi cũng tiến hành phân tích nguồn tư liệu
khác: Các thư từ của khán giả gửi tới; Các chương trình trò chơi truyền hình tiêu
biểu đã và đang phát sóng; Các luận văn và công trình nghiên cứu trước đây; Các

kết quả và số liệu điều tra từ các nguồn như Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương,
công ty Taylor Nielson Sofres, Công ty quảng cáo Kiết Tường; Các tài liệu
hướng dẫn và góp ý của các chuyên gia nước ngoài đang hợp tác sản xuất
chương trình với Đài truyền hình Việt Nam.
Phương pháp quan sát: Là phương pháp luôn được sử dụng kết hợp với
các phương pháp nghiên cứu khác khi tiếp cận với các cuộc trao đổi hay phỏng
vấn, trò chuyện để xác định các biểu hiện bên ngoài cũng như động cơ bên trong
của xu hướng tiếp nhận.
Các phương pháp trên được kết hợp chặt chẽ với nhau để khắc phục
những khó khăn về điều kiện, phạm vi nghiên cứu và những vấn đề khó khăn
khác mà luận văn đặt ra.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Đề tài này là đề tài nghiên cứu đầu tiên về trò chơi truyền hình trong sự
tiếp nhận của khán giả dựa trên lý thuyết của xã hội học và tâm lý học. Hi vọng
đề tài sẽ góp phần để làm toàn diện hơn bức tranh nghiên cứu về trò chơi truyền
hình, một mảng nghiên cứu quan trọng về báo chí còn rất mới ở nước ta hiện
nay.
Đề tài cũng mong là một công trình tham khảo nhỏ của xã hội học và xã
hội học truyền thông trong việc nghiên cứu khán, thính giả truyền hình – một
mảng nghiên cứu còn hạn hẹp ở nước ta.
ĐỖ BẠCH DƢƠNG Chƣơng trình Trò chơi Truyền hình với khán
giả Việt Nam


9
Về mặt thực tiễn, với tư cách là một phóng viên, biên tập viên của Ban
Thể thao - Giải trí - Thông tin kinh tế, việc thực hiện đề tài cũng là một cơ hội
để người thực hiện nghiên cứu lý luận, tổng kết và đúc rút ít nhiều những kinh
nghiệm trong những năm làm việc chuyên môn vừa qua.

Hi vọng luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho kế hoạch xây dựng, quy
hoạch sản xuất và phát triển các chương trình trò chơi truyền hình của VTV3
cũng như của các đơn vị sản xuất chương trình truyền hình khác.
Gần gũi hơn, luận văn sẽ là những gợi ý cho những đồng nghiệp, những
người làm truyền hình trong quá trình trực tiếp tham gia sản xuất chương trình
trò chơi truyền hình.
Luận văn cũng mong là tư liệu tốt cho việc nghiên cứu và giảng dạy về
báo chí nói chung và trò chơi truyền hình nói riêng.

7. Nội dung luận văn: “Chƣơng trình trò chơi truyền hình với khán giả
Việt Nam”
Chƣơng I : Những vấn đề cơ bản về quy luật tiếp nhận của khán giả
truyền hình và trò chơi truyền hình.
Chương một gồm có hai phần. Phần một trình bày về những quy luật tiếp
nhận chung nhất của khán giả xem truyền hình, đặc điểm tiếp nhận của khán giả
và ý nghĩa của việc nghiên cứu khán giả xem truyền hình. Phần hai trình bày lý
thuyết về trò chơi truyền hình bao gồm khái niệm, đặc tính và chức năng báo chí
của trò chơi truyền hình.
Chƣơng II : Bƣớc đầu khảo sát sự tiếp nhận của khán giả với một số
chƣơng trình trò chơi truyền hình trên VTV3.
ĐỖ BẠCH DƢƠNG Chƣơng trình Trò chơi Truyền hình với khán
giả Việt Nam


10
Chương hai trình bày những nghiên cứu bước đầu về thực trạng việc tiếp
nhận của khán giả với các chương trình trò chơi truyền hình trên sóng VTV3
hiện nay thông qua các kết quả điều tra của luận văn. Thực trạng này bao gồm
việc sử dụng thời gian để tiếp nhận, mức độ tiếp nhận, khả năng tiếp nhận và
những sự lựa chọn trong việc tiếp nhận của khán giả. Chương hai cũng đưa ra

những nhận xét bước đầu của luận văn về những đặc điểm tiếp nhận của khán
giả với các chương trình trò chơi.
Chƣơng III: Một số kiến nghị và giải pháp để nâng cao chất lƣợng và
hiệu quả các chƣơng trình trò chơi trên VTV3.
Chương này rút ra một số điểm còn hạn chế nói chung của các chương
trình trò chơi trên VTV3 hiện nay thông qua tổng kết sự tiếp nhận của khán giả
trong chương hai. Tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị và giải pháp đề xuất
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các chương trình trò chơi trên VTV3.

Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

ĐỖ BẠCH DƢƠNG Chƣơng trình Trò chơi Truyền hình với khán
giả Việt Nam


11
CHƢƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT TIẾP NHẬN
CỦA KHÁN GIẢ TRUYỀN HÌNH VÀ TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH.

1. Những vấn đề cơ bản về quy luật tiếp nhận của khán giả truyền hình
1.1. Khán giả truyền hình (công chúng xem truyền hình)
Khái niệm “Công chúng xem truyền hình “ và “Khán giả truyền hình“ là
những khái niệm có mối quan hệ chặt chẽ và khăng khít.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt (NXB Văn hoá - Thông tin. 1999) định nghĩa:
“Công chúng là đông đảo ngưòi xem hoặc chứng kiến việc gì, trong quan hệ
với người diễn thuyết, tác giả, diễn viên…“


Trong một số công trình nghiên cứu xã hội học ở nước ta hiện nay có liên
quan đến các phương tiện thông tin đại chúng, các tác giả đều đề cập và cho rằng
công chúng là “… nhóm người tiếp cận đến PTTTĐC và có sử dụng các sản
phẩm của hoạt động thông tin đạI chúng cho hoạt động của mình“ [37; 23].
Lý luận báo chí vô sản luôn xem xét báo chí trong quan hệ Nhà báo – Tác
phẩm – Công chúng và coi công chúng báo chí là một thành tố quan trọng.
“Công chúng là quần thể dân cư mà cơ quan báo chí hướng vào để tác động
(và trực tiếp hay gián tiếp chịu sự tác động của báo chí) nhắm lôi kéo , thu
phục họ vào phạm vi ảnh hưởng của mình“. [38:12]
Như vậy, công chúng báo chí là một khái niệm rất rộng bao gồm các nhóm
công chúng tiếp cận với các loại hình báo chí khác nhau như báo viết (báo in),
báo hình (truyền hình), báo nói (phát thanh), báo điện tử… Công chúng của mỗi
ĐỖ BẠCH DƢƠNG Chƣơng trình Trò chơi Truyền hình với khán
giả Việt Nam


12
loại hình báo lại được gọi bằng những tên gọi khác nhau như công chúng của
báo in thì được gọi là “độc giả“, công chúng của báo nói được gọi là “thính giả“,
công chúng của báo hình được gọi là “khán giả“….
Riêng với công chúng báo hình – khán giả truyền hình, cuốn “Larusse
Bách khoa thư chuyên đề Con người và những phát minh“ đã định nghĩa:
“Khán giả chỉ toàn bộ những người xem truyền hình có khả năng theo dõi
chương trình (khán giả tiềm tàng) hoặc những người thực sự thu một chương
trình (khán giả thực tế)“ [247;18]
Như vậy, khán giả - hay công chúng xem truyền hình có thể coi như là
lượng công chúng báo chí lớn nhất so với các loạI công chúng báo chí khác nếu
xét theo đặc điểm đặc trưng nhất của truyền hình là truyền đạt thông tin bằng
hình ảnh. Bất kể một cá nhân nào có năng lực thị giác (khán giả tiềm tàng) đều

có thể là công chúng của truyền hình. Bởi vậy có thể nói công chúng xem truyền
hình là một lực lượng công chúng lớn nhất và đa dạng nhất.
Về cơ bản, có ba dấu hiệu để phân loại khán giả xem truyền hình:
- Dấu hiệu về đặc điểm nhân khẩu, địa bàn cư trú, độ tuổi, giới tính, nghề
nghiệp, học vấn.
- Dấu hiệu về hình thức chịu ảnh hưởng của truyền hình: tiếp xúc trực tiếp
hay gián tiếp.
- Dấu hiệu về mối liên hệ chặt chẽ của chú thể tiếp nhận (khán giả) với cơ
quan báo chí hay sản phẩm báo chí cụ thể.
Dựa vào dấu hiệu thứ nhất:
Dựa vào tiêu chí độ tuổi có thể phân thành: nhóm khán giả cao tuổi, nhóm
khản giả trung niên, nhóm khán giả thanh niên, nhóm khán giả trẻ em. Trong
ĐỖ BẠCH DƢƠNG Chƣơng trình Trò chơi Truyền hình với khán
giả Việt Nam


13
luận văn này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi sẽ là nhóm khán giả từ độ tuổi
thanh niên trở lên.
Dựa vào tiêu chí giới có thể phân thành: nhóm khán giả nam và nhóm
khán giả nữ.
Dựa vào tiêu chí học vấn có thể phân thành: nhóm khán giả có trình độ đại
học và trên đại học; nhóm khán giả có trình độ trung cấp, cao đẳng; nhóm khán
giả có trình độ trung học, trung học cơ sở, tiểu học.
Dựa vào tiêu chí nghề nghiệp có thể phân thành các nhóm khán giả: công
chức, học sinh sinh viên, tiểu thương, hưu trí, lực lượng vũ trang Nhóm khán
giả nông dân, là một nhóm khán giả rất rộng lớn , do điều kiện hạn hẹp nên chưa
thể trở thành đối tượng nghiên cứu của luận văn này.
Dựa vào địa bàn cư trú có thể phân thành: nhóm khán giả miền Bắc, nhóm
khán giả miền Trung, nhóm khán giả miền Nam.

Dựa vào dấu hiệu thứ hai:
Dựa vào dấu hiệu này có thể phân thành nhóm khán giả chịu ảnh hưởng
trực tiếp và nhóm khán giả chịu ảnh hưởng gián tiếp. Ngoài ra, có thể căn cứ vào
mức độ mở rộng hay thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của các loại hình sản phẩm
truyền hình khác nhau để chia thành nhóm khán giả thực tế (nhóm khán giả thực
sự đã tiếp thu chương trình) và nhóm khán giả tiềm năng (nhóm khán giả có khả
năng tiếp thu một chương trình – tất cả những người có năng lực thị giác).
Dựa vào dấu hiệu thứ ba:
Từ tiêu chí mối quan hệ của khán giả với từng sản phẩm hay nhóm sản
phẩm truyền hình cụ thể, có thể phân thành: nhóm khán giả của các chương
trình thể thao, nhóm khán giả của chương trình thời sự, nhóm khán giả của
chương trình trò chơi giải trí… Từ tiêu chí mối quan hệ của khán giả với cơ quan
ĐỖ BẠCH DƢƠNG Chƣơng trình Trò chơi Truyền hình với khán
giả Việt Nam


14
báo chí có thể phân thành nhóm khán giả của Đài truyền hình Việt Nam, nhóm
khán giả của Đài truyền hình Hà Nội, nhóm khán giả của VTV1. VTV2,
VTV3…Trong luận văn này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là nhóm khán
giả của các chương trình trò chơi giải trí trên VTV3.

1.2. Đặc điểm tiếp nhận của khán giả xem truyền hình
Dựa trên các công trình nghiên cứu về hoạt động tiếp nhận của công
chúng báo chí và của khán giả truyền hình từ trước đến nay, có thể khái quát một
số đặc đIểm trong quy luật tiếp nhận của khán giả truyền hình như sau:
Đặc điểm thứ nhất: Cơ chế của sự tiếp nhận
Theo các công trình nghiên cứu về cơ chế tiếp nhận của công chúng báo
chí và khán giả truyền hình nói riêng, sự tiếp nhận luôn bắt đầu từ sự tiếp nhận
cá nhân với các sự kiện được thông báo, mô tả và phân tích trên báo chí. Các cá

nhân với những đặc thù về trình độ tiếp nhận, vốn hiểu biết, thái độ tiếp nhận, lợi
ích của cá nhân với vấn đề, sự kiện sẽ tiếp nhận thông tin với mức độ riêng của
mình (Cấp độ 1 của sự tiếp nhận). Thông qua các hoạt động giao tiếp, mà gần
nhất là các nhóm mà cá nhân trực tiếp tham gia trong cuộc sống hàng ngày,
thông tin, sự kiện được lan truyền, thẩm định và lĩnh hội lại, cho kết qủa là dư
luận nhóm về vấn đề được hình thành (Cấp độ hai của sự tiếp nhận). Ở cấp độ
ba của sự tiếp nhận, thông tin được lan toả và hình thành các ảnh hưởng trên
phạm vi cộng đồng. Ở cấp độ ba này, sự tiếp nhận của khán giả hay công chúng
đã ở mức độ hình thành nên một dư luận xã hội rộng lớn. Dư luận xã hội này sẽ
tác động vào ý thức lịch sử văn hoá, vào nhân sinh quan và thế giới quan của
quần chúng, và kết quả của nó là sự điều chỉnh định hướng xã hội, điều chỉnh
các hành vi ứng xử trong xã hội.
ĐỖ BẠCH DƢƠNG Chƣơng trình Trò chơi Truyền hình với khán
giả Việt Nam


15
Trong cuốn “Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo quản lý“
(Vũ Đình Hoè chủ biên) [42], các tác giả cũng đã chia quá trình tiếp nhận thông
tin của xã hội gồm những bước sau:
- Bước 1: Tiền đề nhận thức của đối tượng gồm vốn hiểu biết, trình độ
văn, kinh nghiệm sống, thái độ, quan đIểm chính trị, xã hội của công chúng.
- Bước 2: Sự quan tâm của đối tượng: công chúng tập trung vào nguồn
thông tin nào có ý nghĩa và mang lại lợi ích cho họ.
- Bước 3: Sự đánh giá của đối tượng về nguồn thông tin.
- Bước 4: Sự thử nghiệm của đối tượng.
- Bước 5: Đối tượng chấp nhận và thực hiện các kỹ năng phù hợp với mục
đích của vấn đề được truyền thông.
Bên cạnh việc đưa ra các bước của quá trình tiếp nhận này, các tác giả
cũng đưa ra khái niệm hiệu ứng xã hội như một nguyên nhân quan trọng tạo ra

hiệu quả tiếp nhận tức thì và hiệu quả tiếp nhận lâu dài. Việc phân chia các bước
tiếp nhận như trên cũng là khá cụ thể, tuy nhiên xu hướng phân chia này vẫn tập
trung chủ yếu vào sự tiếp nhận của cá nhân. Trong thực tế, vai trò của cá nhân,
nhóm và xã hội hoà quyện vào nhau nên khó phân định được các cấp độ tiếp
nhận của công chúng nếu không lưu tâm đến đặc thù này.
Theo P. Lazarfelt, cơ chế khi tiếp nhận các sản phẩm báo chí gồm hai
bước: bước tiếp nhận cá thể (trực tiếp) và bước tiếp nhận cộng đồng (gián tiếp).
Hai bước tiếp nhận này có mối quan hệ quy định lẫn nhau tạo nên hiệu quả tiếp
nhận đích thực. [42]. Tính cá nhân và sự giao lưu trong quy luật tiếp nhận của
công chúng sẽ tạo nên các kết quả tiếp nhận hết sức đa dạng và nhiều chiều.
Từ những phân tích của những nghiên cứu trên, có thể rút ra một kết luận
có tính khái quát về quá trình tiếp nhận của công chúng báo chí nói chung và
ĐỖ BẠCH DƢƠNG Chƣơng trình Trò chơi Truyền hình với khán
giả Việt Nam


16
khán giả xem truyền hình nói riêng là đây là một quá trình có hai bước cơ bản.
Bước thứ nhất là sự tiếp nhận trực tiếp với sự chi phối từ những đặc điểm của cá
nhân tiếp nhận và bước thứ hai là tiếp nhận gián tiếp với sự phụ thuộc và chi
phối (lây lan, áp đảo) của các đặc điểm nhóm, tập thể trong xã hội.
Đặc đIểm thứ hai: Quá trình tiếp nhận của khán giả truyền hình bị chi
phối bởi rất nhiều yếu tố.
Yếu tố đầu tiên có thể kể đến là yếu tố tâm lý. Các nhóm công chúng với
các đặc điểm tâm lý khác nhau sẽ tiếp nhận các sản phẩm truyền hình với thái độ
khác nhau. Lấy thí dụ về tâm lý theo nhóm lứa tuổi. Nhóm công chúng cao tuổi
thích xem các vấn đề truyền thống, mối quan hệ gia đình, các vấn đề sức khoẻ,
chữa bệnh với những hình thức thể hiện nhẹ nhàng và tốc độ chậm rãi. Nhóm
công chúng thanh niên ưa thích các chương trình với các đề tài mang tính khám
phá, sáng tạo với sự thể hiện tươi mới, có phần mạnh mẽ, phá cách và tiết tấu

tương đối nhanh. Nhóm công chúng trẻ em lại yêu thích các chương trình mang
nhiều tính vận động và yếu tố thần tiên, viễn tưởng.
Ngoài ra, còn có thể phân biệt tâm lý nhóm theo giới tính và vùng. Lấy ví
dụ như nhóm khán giả năm giới thường thiên về các chương trình có nội dung
về thể thao, khoa học tự nhiên còn nhóm khán giả nữ giới thích các chương trình
về nghệ thuật hay thường thức gia đình.
Tâm lý và văn hoá vùng cũng là một yếu tố chi phối lớn đặc biệt là ở
nước ta khi sự phân biệt địa lý và các vùng văn hoá rất rõ ràng sẽ ảnh hưởng
mạnh mẽ quá trình tiếp nhận các sản phẩm thông tin đại chúng nói chung và
truyền hình nói riêng. Có thể lấy ví dụ đơn giản như các khán giả phía Nam ở
nước ta rất thích những người dẫn chương trình có giọng Nam pha Bắc bởi
người dẫn có giọng nói vừa dùng ngôn từ phương Nam khiến họ dễ hiểu lại vừa
ĐỖ BẠCH DƢƠNG Chƣơng trình Trò chơi Truyền hình với khán
giả Việt Nam


17
dùng âm điệu Bắc nghe rất “dễ thương“. Khán giả phía Nam khi xem các
chương trình có người dẫn chương trình có giọng Bắc 100% cũng thường phàn
nàn là họ nói có nhiều ngôn từ “khó hiểu“ đôi khi nói quá “nhanh“ trong khi các
khán giả phía Bắc lại coi tốc độ nói đó là “bình thường“. Ngược lại, các khán
giả phía Bắc khi xem các chương trình của phía Nam mà có yếu tố hài hước đều
than phiền là hài hước rất “nhạt“.
Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình tiếp nhận là trình
độ văn hoá, học vấn và nghề nghiệp của đối tượng tiếp nhận. Những nhóm có
trình độ văn hoá, học vấn và nghề nghiệp khác nhau sẽ tiếp nhận thông tin ở
những cấp độ khác nhau. Ví dụ khi xem một chương trình thi đố nặng về tính
kiến thức hàn lâm, những người có trình độ đại học, trên đại học sẽ chú ý nhiều
hơn đến kiến thức của chương trình bởi nó gần gũi hơn với nhứng kiến thức họ
đã học và nghiên cứu. Nhứng đối tượng có trình độ học vấn thấp hơn, mặc dù

mức độ theo dõi chương trình cũng chăm chú như các đối tượng kia nhưng họ bị
thu hút nhiều hơn bởi diễn biến và kich tính của chương trình hơn là vào kiến
thức. Những kết quả điều tra xã hội học các chương trình truyền hình cũng
thường cho thấy rõ khuynh hướng nghề nghiệp ảnh hưởng rất rõ đến lượng
người xem của các chương trình truyền hình.
Những yếu tố tâm lý, trình độ văn hoá là những yếu tố chủ quan ảnh
hưởng đến quá trình tiếp nhận của khán giả và công chúng. Ngoài ra còn có các
yếu tố khách quan mà trong đó các nhà nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh đến yếu
tố lây lân tâm được hiểu như là một quy luật, một hiệu ứng lan truyền thông tin
và tâm lý từ một nhóm nhỏ ra một diện xã hội rộng lớn, đôi khi là từ một cá nhân
nào đó do ảnh hưởng của uy tín cá nhân này.
Đặc điểm thứ ba: Thái độ tích cực trong xu hướng tiếp nhận
ĐỖ BẠCH DƢƠNG Chƣơng trình Trò chơi Truyền hình với khán
giả Việt Nam


18
Các nhà nghiên cứu, đặc biệt là các nhà nghiên cứu tâm lý cho rằng công
chúng báo chí có thái độ tích cực khi tiếp nhận các sản phẩm báo chí. Điều này
được thể hiện ở hai thái độ tiếp nhận tích cực của công chúng.
Mỗi con người đều có kiểu phản xạ “cái gì thế“. Khi có một tác nhân kích
thích mạnh, từ bên ngoài tác động vào sẽ làm nảy sinh phản xạ bị hấp dẫn. Phản
xạ này có tính vô thức nhưng đối với các phương tiện thông tin đại chúng, đặc
biệt là với báo in và truyền hình nó đặc biệt có ý nghĩa trong việc tạo ấn tượng,
gây hấp dẫn người đọc, người xem. Tuy nhiên, điều này cũng có tính hai mặt,
một hình ảnh hay một khẩu hiệu chẳng hạn, khi nó được lặp đi lặp lại có thể gây
ấn tượng tốt cho người xem nhưng cũng có thể gây ấn tượng ngược lại mà
nguyên nhân của nó rất khó tìm ra. Bởi vậy, trước khi quyết định đưa chúng ra
công chúng, người ta cần phải suy nghĩ và cân nhắc rất kỹ.
Thái độ tiếp nhận thứ hai xảy ra khi công chúng tiếp xúc với những vấn đề

mang tính chất không hoà hợp nhau hoặc bản thân họ có nhận thức không hoà
hợp về các vấn đề. Điều này sẽ dẫn đến hai cách giải quyết. Cách giải quyết thứ
nhất là công chúng sẽ từ chối tiếp nhận. Cách giải quyết này có ý nghĩa tiêu cực.
Cách giải quyết thứ hai là công chúng có xu hướng tìm thông tin để hiểu đúng
vấn đề. Xu hướng giải quyết này thường xảy ra nhiều hơn và từ đó, nó giúp công
chúng điều chỉnh hành vi, ý thức của bản thân, điều chỉnh chúng trong mối quan
hệ cộng đồng.
Tóm lại, cả hai thái độ tiếp nhận trên đều mang tính tích cực và dẫn đến
một hiệu quả tiếp nhận cao của káhn giả đối với các tác phẩm truyền hình.
Đặc điểm thứ tư: Tính đặc thù trong quy luật tiếp nhận của khán giả
truyền hình.
ĐỖ BẠCH DƢƠNG Chƣơng trình Trò chơi Truyền hình với khán
giả Việt Nam


19
Nếu báo in được công chúng tiếp nhận bằng thị giác, báo phát thanh được
công chúng tiếp nhận bằng thính giác thì truyền hình được công chúng tiếp nhận
bằng sự kết hợp của thị giác (xem các hình ảnh) và thính giác (nghe sự tổng hợp
của âm nhạc, tiếng động và lời bình).
Điểm khác biệt lớn nhất trong quy luật tiếp nhận của công chúng với các
sản phẩm báo chí truyền hình là tiếp nhận các hình ảnh động. Quá trình này diễn
ra qua hai giai đoạn ở mắt vào não người. Tại giai đoạn ở mắt, ánh sáng được
cảm nhận trên võng mạc trước tiên. Nếu cái nhìn đó là ngẫu nhiên vô thức thì nó
sẽ dừng lại ở kết quả là hình ảnh đó được thông báo lên não để chứng tỏ nó đã
được nhìn. Còn thông thường, ở giai đoạn thứ hai, các tế bào nhạy cảm nơi võng
mạc sẽ biến đổi ánh sáng thành các tín hiệu và chuyển các tế bào này lên não.
Như vậy, mắt truyền thông tin đến não qua các xung điện đã được mã hoá. Tại
não, các xung điện được sắp xếp lại và được so sánh với các mẫu ánh sáng đã
biết đang được lưu trữ trong não, sau đó mới đến quá trình nhận biết đối tượng là

gì.
Quá trình so sánh những hình ảnh thu được bằng mắt với những hình ảnh
mẫu lưu trữ tại não rất quan trọng để xem khả năng nhận biết nhanh hay chậm,
có theo kịp dòng hình ảnh đang được chiếu trên truyền hình hay không của công
chúng. Bởi vậy, có những hình ảnh được nhận biết rất dễ dàng nhưng cũng có
những hình ảnh lại được tiếp nhận rất khó khăn.
Xuất phát từ nguyên lý của việc nhận biết các hình ảnh được chiếu trên
tivi, các nhà tâm lý học cho rằng, muốn đưa hình ảnh đến công chúng để họ có
thể tiếp nhận dễ dàng thì cần có hai điều kiện: một là phải làm cho công chúng
có càng nhiều hình mẫu về các vấn đề đang trình bày càng tốt. Hai là, các hình
ảnh được đưa ra bao lâu với tốc độ như thế nào, sự nhắc lại ra sao phải căn cứ
ĐỖ BẠCH DƢƠNG Chƣơng trình Trò chơi Truyền hình với khán
giả Việt Nam


20
vào khả năng phân tích và nhận biết của mắt, trên cơ sở đã xác định được công
chúng đã có hình mẫu gì để tiếp cận. Ngoài ra, khả năng tiếp nhận với cường độ
và tốc độ trong một phạm vi cho phép buộc những người làm truyền hình phải
tính toán được một cảnh quay sẽ được dùng trong bao nhiêu lâu để công chúng
nhận biết được đầy đủ mà không bị cảm giác châm chạp, nhàm chán khi xem,
hoặc cảm thấy chóng mặt hay không hiểu gì cả vì sự thay đổi quá nhanh của các
hình ảnh động.
Bằng các thuộc tính của tri giác, người ta cũng chứng minh được rằng,
một lời giải thích hoặc một sự gợi ý có thể làm cho quá trình tri giác có ý nghĩa
một cách nhanh chóng. Bởi vậy, lời bình trong truyền hình đôi khi có giá trị rất
lớn khi góp phần tạo ra ý nghĩa của hình ảnh đặc biệt là đối với những hình ảnh
mang ý nghĩa nhiều tầng bậc và mang tính biểu tượng cao.
Có thể thấy, dưới góc độ của xã hội học và tâm lý học nói trên, quy luạt
tiếp nhận của công chúng có sự biểu hiện hết sức phong phú cả về thái độ, tình

cảm và tác động của sự lĩnh hội. Những đặc đIểm trên sẽ được coi là những luận
đIểm cơ bản trong quá trình khảo sát và phân tích nhằm tìm ra những nét đặc thù
trong quy luật tiếp nhận của khán giả hiện nay với các chương trình trò chơi
truyền hình giải trí.

1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật tiếp nhận của khán giả xem truyền
hình.
Như chúng tôi đã đề cập, khán giả xem truyền hình là một lượng công
chúng lớn và đa dạng bậc nhất trong các dạng công chúng tương ứng với mỗi
loại hình báo chí. Ngày nay, khi truyền hình ngày càng len lỏi sâu và rộng vào

×