Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử khảo sát tháng 7 năm 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 164 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THU GIANG


CÔNG CHÚNG HÀ NỘI VỚI VIỆC
ĐỌC BÁO IN VÀ BÁO ĐIỆN TỬ
(Khảo sát tháng 7 năm 2007)


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ






HÀ NỘI, 2007
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THU GIANG


CÔNG CHÚNG HÀ NỘI VỚI VIỆC
ĐỌC BÁO IN VÀ BÁO ĐIỆN TỬ
(Khảo sát tháng 7 năm 2007)


Chuyên ngành: Báo chí
Mã số: 60.32.01.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Mai Quỳnh Nam


HÀ NỘI, 2007


i
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng trong luận văn

MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5
5. Kết cấu luận văn 6

CHƢƠNG I:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 7
1.1. LỊch sử nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu truyền thông đại chúng trên thế giới 7

1.1.2. Những nghiên cứu về báo điện tử đặt trong mối tương quan với
các phương tiện truyền thông đại chúng khác. 14
1.1.2.1 Mấy nét về sự phát triển của mạng internet trên thế giới 14
1.1.2.2. Một số nghiên cứu về báo điện tử trên thế giới 17
1.1.3. Nghiên cứu về truyền thông đại chúng ở Việt Nam. 21
1.2. Một số khái niệm sử dụng trong luận văn 25
1.2.1. Truyền thông 25
1.2.2. Truyền thông đại chúng 26
1.2.3. Công chúng 26
1.2.4. Báo in 27
1.2.5. Báo điện tử 28
1.3. Các câu hỏi nghiên cứu 28
1.4. Các phƣơng pháp điều tra 28
1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 28
1.4.2. Phương pháp chọn mẫu: 28
1.4.3. Phương pháp xử lý dữ liệu 29
1.5. Đặc điểm dân cƣ và hoạt động báo chí tại Hà Nội 29
1.5.1. Đặc điểm dân cư Hà Nội 29

ii
1.5.1.1. Đô thị và truyền thông đại chúng trong đời sống đô thị 29
1.5.1.2 Đô thị Hà Nội dưới góc nhìn lịch sử – văn hoá 33
1.5.2. Vài nét về hoạt động của các tờ báo in và báo điện tử tại Hà Nội 36
1.6. Tiểu kết 38

CHƢƠNG II:
CÁCH THỨC, MỨC ĐỘ THEO DÕI VÀ NHẬN ĐỊNH CỦA CÔNG CHÚNG
VỀ BÁO IN VÀ BÁO ĐIỆN TỬ 39
2.1. Đối tƣợng, địa bàn và đặc điểm của mẫu điều tra 39
2.2. Một số đặc điểm chung về việc theo dõi các phƣơng tiện truyền thông

đại chúng của cƣ dân nội thành Hà Nội 41
2.2.1. Mức độ theo dõi tin tức trên các phương tiện truyền thông
đại chúng 41
2.2.2. Những nội dung thường được theo dõi trên báo in và
báo điện tử 43
2.2.3. Việc bàn luận về tin tức trên các phương tiện truyền thông
đại chúng 47
2.2.4. Việc sử dụng mạng internet công chúng Hà Nội 50
2.2.4.1. Mức độ trang bị máy tính và mạng internet 50
2.2.4.2. Việc sử dụng mạng internet 51
2.2.4.3. Mục đích sử dụng mạng internet 57
2.3. Tƣơng quan giữa hành vi đọc báo in và báo điện tử của công chúng
Hà Nội 61
2.3.1. Tần suất đọc báo in và báo điện tử 62
2.3.2. Thời lượng đọc báo in và báo điện tử 71
2.3.3. Địa điểm và thời điểm đọc báo in và báo điện tử 72
2.3.4. Các tờ báo in và báo điện tử thường được đọc nhất 76
2.3.4.1. Các tờ báo in thường được đọc nhất 76
2.3.4.3. Các tờ báo điện tử thường được đọc nhất 82
2.3.5. Cách thức đọc báo in và báo điện tử 84
2.3.6. Mục đích đọc báo in 88
2.4. Vấn đề cạnh tranh bạn đọc giữa báo in và báo điện tử 89
2.4.1. Mối liên hệ giữa hành vi đọc báo điện tử với hành vi đọc báo in 89
2.4.2. Chân dung những người chỉ đọc báo in 93
2.4.3. Chân dung những người chỉ đọc báo điện tử 95
2.5. Nhận định của công chúng về sự khác biệt giữa báo in và báo điện tử 97
2.6. Tiểu kết 104

iii


CHƢƠNG III:
MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH BÁO IN
VÀ BÁO ĐIỆN TỬ 106
3.1. Tìm kiếm thông tin trở thành mục đích quan trọng hàng đầu của
việc sử dụng internet 106
3.1.1. Sự chuyển đổi từ mục đích liên lạc sang mục đích thông tin
của việc sử dụng internet 106
3.1.2. Sự phụ thuộc của thói quen đọc báo điện tử với mức độ
trang bị internet 108
3.2. Theo dõi báo điện tử đã trở thành một thói quen thƣờng xuyên
của những ngƣời sử dụng mạng internet 110
3.2.1. Tỉ lệ đọc báo điện tử rất khả quan 110
3.2.2. Đối với người sử dụng mạng internet, theo dõi báo điện tử
là thói quen thường xuyên 111
3.3. Báo in vẫn đƣợc ƣa chuộng 112
3.3.1.Tỉ lệ đọc báo in hàng ngày không sụt giảm 112
3.3.2. Hành vi đọc báo điện tử không ảnh hưởng nhiều đến hành vi
đọc báo in 113
3.4. Báo in và báo điện tử có nhiều khác biệt về giới độc giả 114
3.5. Báo in và báo điện tử tồn tại song song nhờ có những ƣu thế riêng 117
3.6. Các kiến nghị nhằm tăng cƣờng chất lƣợng các tờ báo in 120
3.7. Các kiến nghị nhằm tăng cƣờng chất lƣợng các tờ báo điện tử 123
3.8. Tiểu kết 125

KẾT LUẬN 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO 129
PHỤ LỤC 138


4

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 2.1. Cơ cấu giới tính của mẫu điều tra
cư dân nội thành Hà Nội từ 15 tuổi trở lên 40

Bảng 2.2. Cơ cấu tuổi của mẫu điều tra
cư dân nội thành Hà Nội từ 15 tuổi trở lên 40

Bảng 2.3. Mức độ theo dõi tin tức của mẫu điều tra
cư dân nội thành Hà Nội từ 15 tuổi trở lên 42

Bảng 2.4. Việc bàn luận về tin tức của mẫu điều tra
cư dân nội thành Hà Nội từ 15 tuổi trở lên 48

Bảng 2.5. Việc vào mạng internet theo tuổi tác của
mẫu điều tra cư dân nội thành Hà Nội trên 15 tuổi. 53

Bảng 2.6. Việc vào mạng internet theo trình độ học vấn
của mẫu điều tra cư dân nội thành Hà Nội trên 15 tuổi. 55

Bảng 2.7. Kết quả trả lời câu hỏi: “Nếu không vào mạng
internet nữa, ông bà có cảm thấy “nhớ” mạng internet không?”
của mẫu điều tra cư dân nội thành Hà Nội trên 15 tuổi
(Tính trên số người đã từng vào internet) 56

Bảng 2.8. Mục đích vào mạng internet của mẫu điều tra
cư dân nội thành Hà Nội trên 15 tuổi 58

Bảng 2.9. Mức độ đọc báo in của mẫu điều tra
cư dân nội thành Hà Nội từ 15 tuổi trở lên (tính trên toàn mẫu điều tra) 63


Bảng 2.10. Mức độ đọc báo điện tử của mẫu điều tra
cư dân nội thành Hà Nội từ 15 tuổi trở lên. 64

Bảng 2.11. Tần suất đọc báo đọc báo in phân nhóm
theo tần suất đọc báo điện tử của mẫu điều tra
cư dân nội thành Hà Nội từ 15 tuổi trở lên. 65

Bảng 2.12. Tần suất đọc báo in theo nhóm tuổi
của mẫu điều tra cư dân nội thành Hà Nội từ 15 tuổi trở lên 66

Bảng 2.13. Tần suất đọc báo điện tử theo nhóm tuổi
của mẫu điều tra cư dân nội thành Hà Nội
từ 15 tuổi trở lên (tính trên toàn mẫu) 67


Bảng 2.14. Tần suất đọc báo in và báo điện tử theo nghề nghiệp


5
của mẫu điều tra cư dân nội thành Hà Nội
từ 15 tuổi trở lên (tính trên số người có đọc) 69

Bảng 2.15. Tần suất đọc báo điện tử theo trình độ học vấn
của mẫu điều tra cư dân nội thành Hà Nội từ 15 tuổi trở lên 69

Bảng 2.16. Tần suất đọc báo điện tử theo loại hình cư trú
của mẫu điều tra cư dân nội thành Hà Nội từ 15 tuổi trở lên 70

Bảng 2.17. Thời lượng đọc báo in và báo điện tử (mỗi lần)
của mẫu điều tra cư dân nội thành Hà Nội từ 15 tuổi trở lên

(tính trên số người có đọc mỗi loại báo) 71

Bảng 2.18. Địa điểm đọc báo in của mẫu điều tra cư dân
nội thành Hà Nội từ 15 tuổi trở lên (tính trên số người có đọc báo in) 73

Bảng 2.19. Địa điểm đọc báo điện tử của mẫu điều tra
cư dân nội thành Hà Nội từ 15 tuổi trở lên
(tính trên số người có đọc báo điện tử) 74

Bảng 2.20. Thời điểm đọc báo in và báo điện tử của mẫu
điều tra cư dân nội thành Hà Nội từ 15 tuổi trở lên
(tính trên số người có đọc mỗi loại hình báo chí) 75

Bảng 2.21. Các tờ báo được đọc nhiều nhất của
mẫu điều tra cư dân nội thành Hà Nội từ 15 tuổi trở lên. 77

Bảng 2.22. Tỉ lệ đọc báo an ninh và báo tin tức theo
trình độ học vấn của mẫu điều tra cư dân nội thành
Hà Nội từ 15 tuổi trở lên (tính trên những người có đọc báo in) 79

Bảng 2.23. Nguồn báo thường đọc của mẫu điều tra
cư dân nội thành Hà Nội từ 15 tuổi trở lên
(tính trên những người có đọc báo in) 80

Bảng 2.24. Tần suất mua báo (tại sạp hoặc đặt dài hạn)
của mẫu điều tra cư dân nội thành Hà Nội từ 15 tuổi trở lên
(tính trên những người có đọc báo in) 81

Bảng 2.25. Các tờ báo được mua thường xuyên nhất
của mẫu điều tra cư dân nội thành Hà Nội từ 15 tuổi trở lên

(tính trên những người có đọc báo in) 82

Bảng 2.26. Các tờ điện tử được đọc thường xuyên nhất
của mẫu điều tra cư dân nội thành Hà Nội từ 15 tuổi trở lên. 83

Bảng 2.27. Cách thức đọc báo in của mẫu điều tra


6
cư dân nội thành Hà Nội trên 15 tuổi
(tính trên những người đọc báo in) 86

Bảng 2.28. Cách thức đọc báo điện tử của mẫu điều tra
cư dân nội thành Hà Nội trên 15 tuổi
(tính trên những người đọc báo điện tử) 87

Bảng 2.29. Mục đích đọc báo in của mẫu điều tra
cư dân nội thành Hà Nội trên 15 tuổi
(tính trên những người có đọc báo in) 88

Bảng 2.30. Các nhóm độc giả báo in và báo điện tử
của mẫu điều tra cư dân nội thành Hà Nội trên 15 tuổi. 90

Bảng 2.31. Kết quả trả lời câu hỏi “Nhìn chung ông bà
thu nhận tin tức bằng báo in hay báo điện tử nhiều hơn?”
của mẫu điều tra cư dân nội thành Hà Nội trên 15 tuổi
(tính trên những người có đọc cả báo in lẫn báo điện tử). 92

Bảng 2.32. Kết quả so sánh báo in và báo điện tử của
mẫu điều tra cư dân nội thành Hà Nội trên 15 tuổi

(chỉ tính trên những người có đọc cả báo in lẫn báo điện tử). 98

Bảng 3.1. Số lượng bài lấy lại từ nguồn khác trên các tờ
Dân trí, Vietnamnet, Vnexpress trong 6 tháng từ 2/2007 – 8/2007. 119


1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nếu nhƣ truyền thông xuất hiện cùng với sự ra đời của con ngƣời thì
truyền thông đại chúng lại chỉ xuất hiện với sự hỗ trợ của khoa học công
nghệ. Vì lẽ này, trên một phƣơng diện nào đó, quan điểm lạc quan “Phƣơng
tiện chính là thông điệp” của nhà nghiên cứu Marshall McLuhan là có căn
cứ. Tuy nhiên, một góc nhìn thuần tuý kỹ thuật có thể dẫn tới những kết
luận máy móc, ngay cả trong thời đại các phƣơng tiện truyền thông đại
chúng đang góp phần làm thay đổi nhanh chóng hầu nhƣ mọi lĩnh vực
trong đời sống văn hoá xã hội.
Nhìn lại lịch sử phát triển của các phƣơng tiện truyền thông, chúng ta
thấy rằng không chỉ có tin tức đƣợc cập nhật từng giây mà chính các
phƣơng tiện truyền tải thông tin cũng thay đổi hàng ngày.
Cách đây nhiều thế kỷ, sự ra đời của báo in, loại hình báo chí cổ điển
nhất, đã từng đƣợc coi là một cuộc cách mạng. Nó không đơn thuần là một
phƣơng tiện truyền tin, mà quan trọng hơn, nó đem tới khả năng tiếp cập
thông tin cho quảng đại quần chúng, điều trƣớc kia bị bó hẹp bởi quyền lực
nhà thờ.
Sau sự thống trị của báo in trong một thời gian khá dài, sự xuất hiện
của phát thanh đã thúc đẩy những nghiên cứu truyền thông đại chúng mang
tính hệ thống đầu tiên, bởi lẽ, phƣơng tiện truyền thông đại chúng này đã
đặt ra nhiều vấn đề mới đòi hỏi đƣợc nghiên cứu một cách thấu đáo, đặc
biệt là về quá trình và hiệu quả truyền thông.

Nửa sau thế kỷ XX, sự xuất hiện của ti vi lại đặt ra nhiều câu hỏi cho
những nhà nghiên cứu truyền thông về vị trí, tác động và sức mạnh của nó.

2
Cho đến thời điểm hiện nay, ngƣời ta vẫn không ngừng nghiên cứu những
câu hỏi cũ ấy, để tìm ra những câu trả lời mới, trong một thế giới thay đổi
quá nhanh chóng.
Tƣơng tự nhƣ vậy, sự xuất hiện của internet không chỉ là một thách
thức đối với loại hình truyền thông cũ, đặc biệt là báo in, mà còn là một
thách thức không nhỏ cho những ngƣời nghiên cứu truyền thông. Những
câu hỏi khá bi quan đƣợc đặt ra, chẳng hạn nhƣ liệu một ngày nào đó,
internet có khiến báo in “tuyệt chủng”? Liệu sức tác động của internet với
công chúng có mạnh mẽ nhƣ sức tác động to lớn của ti vi? Liệu vào thời
hậu 11/9, tính dân chủ, đa chiều của internet có đủ khả năng giúp nó thoát
khỏi sự nhào nặn của những nhà cầm quyền nhiều tham vọng?
Tất cả những câu hỏi này đòi hỏi phải đƣợc trả lời một cách khoa
học. Nói một cách khác, chỉ có một con đƣờng duy nhất để trả lời những
câu hỏi này là làm nghiên cứu vấn đề một cách hệ thống với những phƣơng
pháp đáng tin cậy.
Chỉ trong vài một vài năm gần đây, truyền thông đại chúng ở Việt
Nam có những thay đổi rất nhanh chóng. Tuy thế, chính nhận xem chừng
rất xác đáng này cũng chƣa đƣợc chứng minh một cách thuyết phục trong
bất cứ nghiên cứu nào. Nói một cách khác, truyền thông đại chúng Việt
Nam dƣờng nhƣ đang đi nhanh hơn những nghiên cứu về nó. Từ đó dẫn
đến những xu hƣớng hy vọng thái quá vào tiềm năng của truyền thông (coi
truyền thông là thần dƣợc) hoặc xu hƣớng tiêu cực trong việc nhìn nhận tác
động của truyền thông đến dƣ luận xã hội.
Thiếu hụt này thể hiện rõ qua sự lúng túng trong cách ứng xử của
ngƣời dân nói nói chung, giới truyền thông và nhà quản lý nói riêng trƣớc
nhiều hiện tƣợng mới của một xã hội đang phát triển nhanh, chẳng hạn nhƣ


3
chuyện khủng hoảng thông tin, tính chuyên nghiệp của hệ thống truyền
thông hay xu hƣớng thƣơng mại hóa truyền thông v.v
Sự xuất hiện của mạng internet trong đời sống truyền thông đại
chúng Việt Nam có thể coi là một bƣớc tiến giúp Việt Nam rút ngắn
khoảng cách với thế giới. Trong xu hƣớng vừa hội nhập với truyền thông
thế giới, vừa giữ khoảng cách trƣớc những ảnh hƣởng không tốt từ nó, việc
nghiên cứu về các phƣơng tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam nói
chung và mạng internet nói riêng là một yêu cầu cấp thiết.
Các hƣớng nghiên cứu truyền thông đại chúng trên thế giới hiện nay
tập trung vào mấy mảng chính: nghiên cứu công chúng, nghiên cứu các nhà
truyền thông, nghiên cứu nội dung thông điệp, nghiên cứu dƣ luận xã hội
và quá trình xã hội hóa cá nhân. Tất cả những hƣớng nghiên cứu này nhìn
chung còn mới ở Việt Nam, đặc biệt là dƣới góc độ tiếp cận thực chứng.
Trong nhiều hƣớng nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu công chúng là
một hƣớng truyền thống và có vai trò nên tảng để phát triển nghiên cứu
theo các hƣớng sâu hơn. Hiệu quả của báo chí phụ thuộc vào khả năng ảnh
hƣởng của báo chí đối với công chúng. Mỗi kênh thông tin đại chúng
thƣờng hƣớng đến một hoặc một số đối tƣợng công chúng nhất định.
Thông qua hoạt động giao tiếp đại chúng, công chúng tiếp nhận thông tin
từ hệ thống truyền thông đại chúng và các thông tin đó tác động tới định
hƣớng xã hội của họ. Vì thế, ngƣời ta phải thực hiện các nghiên cứu công
chúng. [29, 46]
Công trình nghiên cứu này chỉ đặt ra mục tiêu tiến hành một nghiên
cứu ở phạm vi nhỏ về công chúng thủ đô, với mong muốn những số liệu
mà nó đem lại có độ tin cậy và đƣợc sử dụng lại trong những nghiên cứu
khác. Nó tập trung khảo sát công chúng đô thị Hà Nội trong mối quan hệ

4

với hành vi đọc báo in (loại hình truyền thông đại chúng lâu đời nhất) và
báo điện tử (có thể coi là một trong những loại hình truyền thông đại chúng
mới mẻ nhất). Đồng thời, nó cũng là một nỗ lực áp dụng những phƣơng
pháp nghiên cứu truyền thông còn chƣa phổ biến ở nƣớc ta để bù đắp
những khoảng trống mà lối nghiên cứu truyền thống chƣa thể lấp kín.
Vì nhiều lẽ nêu trên, công trình nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa
cả về mặt khoa học và còn có ý nghĩa thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là khảo sát cách thức tiếp nhận
thông tin của công chúng Hà Nội đối với loại hình báo in và báo điện tử.
Sau đây là những mục tiêu cụ thể của luận văn:
- Nhận diện hoạt động báo in và báo điện tử ở Hà Nội trong bối cảnh
xã hội đô thị đang phát triển.
- Đo lƣờng cách thức và mức độ đọc báo in và báo điện tử của các
nhóm công chúng.
- Tìm ra mục đích đọc báo in và báo điện tử cũng nhƣ những nội
dung thƣờng đƣợc công chúng theo dõi.
- Chỉ ra và lý giải mối tƣơng quan giữa hành vi đọc báo in và báo
điện tử của công chúng Hà Nội: sự tƣơng đồng, sự khác biệt.
- Đƣa ra những kiến nghị, đề xuất để góp phần tăng cƣờng tính hiệu
quả truyền thông của báo in và báo điện tử.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là công chúng Hà Nội tại khu
vực nội thành, bao gồm 09 quận: Ba Đình, Hai Bà Trƣng, Đống Đa, Hoàn

5
Kiếm, Thanh Xuân, Tây Hồ, Hoàng Mai, Long Biên, Cầu Giấy. Luận văn
không chọn đối tƣợng nghiên cứu toàn thành (bao gồm cả khu vực ngoại
thành) mà chỉ tập trung ở khu vực nội đô bởi lẽ có sự khác biệt giữa đặc
điểm kinh tế – văn hoá - xã hội giữa hai khu vực này, vì thế, dẫn tới sự

khác biết không nhỏ giữa hai nhóm công chúng. Trong nghiên cứu này, tác
giả nhấn mạnh việc nghiên cứu công chúng đô thị nên việc chọn khu vực
nội thành để khảo sát là phù hợp hơn cả.
- Luận văn cũng chỉ khảo sát loại hình báo in và báo điện tử mà
không khảo sát truyền hình, phát thanh và những loại hình truyền thông đại
chúng khác. Đối với báo in và báo điện tử, công chúng đều tiếp nhận thông
tin qua một hành vi là đọc (với truyền hình là nhìn và nghe, với phát thanh
là nghe). Tuy nhiên, báo in và báo điện tử lại có một sự khác biệt rất lớn về
lịch sử hình thành, điều kiện tiếp cận, phƣơng thức phát hành, đặc thù tổ
chức. Chính vì những dị biệt và tƣơng đồng đó mà việc cùng lúc xem xét
hai loại hình truyền thông đại chúng này là hợp lý và có thể làm sáng tỏ
nhiều vấn đề về công chúng đô thị Hà Nội.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên cơ sở
kết hợp lý luận triết học, kinh tế học Marxist với chủ trƣơng, đƣờng lối,
quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về báo chí. Nghiên cứu cũng dựa trên
những lý luận về công tác tƣ tƣởng cũng nhƣ những quy định của pháp luật
về hoạt động báo chí truyền thông.
Cơ sở lý thuyết của luận văn là những lý thuyết truyền thông đại
chúng và xã hội học về truyền thông đại chúng.
Cơ sở thực tiễn của luận văn là việc điều tra bằng bảng hỏi với 450
cư dân nội thành trên 15 tuổi thuộc 4 quận là Hai Bà Trƣng, Hoàn Kiếm,

6
Ba Đình, Thanh Xuân. Mẫu điều tra đƣợc lấy điển hình theo giới tính và độ
tuổi tại 18 địa điểm khác nhau thuộc 4 quận trên trong thời gian từ
23/6/2007 đến ngày 10/7/2007 bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp.
Trên cơ sở những kết quả định lƣợng thu đƣợc từ cuộc điều tra này, chúng
tôi tiến hành phỏng vấn sâu 10 đối tƣợng dân cƣ và một thƣ ký toà soạn
báo điện tử.

Phƣơng pháp nghiên cứu sẽ đƣợc trình bày kỹ hơn trong Chƣơng I
của luận văn.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc chia làm ba chƣơng nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết và đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
- Chƣơng 2: Cách thức, mức độ theo dõi, nhận định của công chúng
về báo in và báo điện tử.
- Chƣơng 3: Một số kết luận và kiến nghị đối với loại hình báo in và
báo điện tử

7
1. CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu truyền thông đại chúng trên thế giới
Trong nghiên cứu, việc xem xét lịch sử nghiên cứu vấn đề là rất quan
trọng bởi mọi lý thuyết đều là sự kết thừa trực tiếp hay gián tiếp của những
lý thuyết trƣớc nó.
Về lý thuyết truyền thông, có thể tổng kết ba vấn đề chính mà suốt
hơn 100 năm qua, các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục trả lời:
- Thứ nhất, những loại hình truyền thông mới đem đến tiềm năng
cũng nhƣ những mối đe doạ nào đối với các loại hình truyền thông cũ nói
riêng và toàn bộ xã hội nói chung. Câu hỏi này đã đặt ra từ đầu thế kỷ 20,
khi phát thanh bắt đầu tham gia vào việc tuyên truyền cho Thế chiến thứ
nhất. Tiếp đó, nó vẫn là câu hỏi nghiên cứu quan trọng khi truyền hình ra
đời. Đến thời điểm này, câu hỏi về ảnh hƣởng của truyền hình đối với văn
hoá vẫn là vấn đề đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Gần đây nhất,
sự ra đời và phát triển với tốc độ siêu nhanh của mạng internet lại khiến
những ngƣời nghiên cứu truyền thông phải suy nghĩ về ảnh hƣởng của nó

đến mỗi cá nhân cũng nhƣ toàn nhân loại.
- Thứ hai, đâu là (hoặc với cách nhìn bi quan hơn – có hay không có)
cơ chế thích hợp để quản lý và điều tiết các công nghệ truyền thông sao cho
những tiềm năng của nó đƣợc phát triển và những đe doạ do nó mang tới
đƣợc giảm thiểu.
- Thứ ba, làm sao để truyền thông phục vụ cho một xã hội dân chủ và
đa dạng văn hoá [51,7].

8
So với nhiều ngành khoa học xã hội khác, khoa học về truyền thông
(comunication studies) có lịch sử không dài. Một trong những lý do là chỉ
khoảng một thế kỷ gần đây, truyền thông mới phát triển đến độ nó đòi hỏi
đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống. Ngoài ra, đặc điểm nổi bật của
ngành khoa học này là tính liên ngành (interdisciplinary), vì thế, nó phát
triển dựa trên thành tựu của nhiều ngành khoa học xã hội đi trƣớc. Nhìn
vào lịch sử nghiên cứu truyền thông thế giới, có thể nhận thấy nhiều cách
tiếp cận khác nhau đối với truyền thông đại chúng, từ xã hội học, tâm lý
học xã hội đến sinh học và toán học.
Trong cuốn Một lịch sử nghiên cứu truyền thông, (A history of
communication study), nhà nghiên cứu truyền thông ngƣời Mỹ Everett
M.Rogers - cũng là tác giả của thuyết khuếch tán cái mới, bắt đầu tính lịch
sử nghiên cứu truyền thông từ những năm đầu thế kỷ 20 với trƣờng phái
Chicago. Tác giả cũng chỉ ra ba học thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu
truyền thông là thuyết tiến hoá, thuyết phân tâm học và học thuyết Marx.
Cũng trong cuốn sách này, Everett cho rằng nghiên cứu truyền thông chỉ
thực sự trở thành một môn khoa học thực thụ với những đóng góp của nhà
nghiên cứu Wilbur Schramm (Mỹ) vào thập niên 80 của thế kỷ trƣớc
Nhiều cuốn sách nghiên cứu lịch sử truyền thông thế giới cũng chọn
mốc đầu thế kỷ 20 để bắt đầu lịch sử nghiên cứu truyền thông. Thuyết “mũi
kim tiêm” (hypodermic needle theory), còn đƣợc biết đến dƣới tên gọi

thuyết “viên đạn thần kỳ” (magic bullet theory) đƣợc công nhận rộng rãi là
quan điểm tiêu biểu cho thời kỳ khởi đầu của nghiên cứu truyền thông đại
chúng.
Lịch sử nghiên cứu truyền thông đại chúng thƣờng đƣợc chia làm
bốn giai đoạn:

9
- Giai đoạn thứ nhất từ đầu thế kỷ 20 đến cuối thập niên 30 của thế
kỷ này: Quan điểm chủ đạo của giai đoạn này là truyền thông có sức tác
động to lớn tới đám đông và có hiệu quả trực tiếp, đồng nhất ở mọi cá nhân
đơn lẻ (lý thuyết “mũi kim tiêm”). Trƣờng phái phê phán Frankfurt
(Frankfurt critical school) gồm nhiều học giả ngƣời Đức vào thập niên 30,
40 của thế kỷ trƣớc đƣợc coi là tiêu biểu cho giai đoạn này khi họ đƣa ra
những cảnh báo khá bi quan về tác động tiêu cực của truyền thông đại
chúng đối với đám đông công dân Mỹ.
- Giai đoạn thứ hai từ sau thập niên 40 đến đầu thập niên 60 của thế
kỷ 20: Quan điểm chủ đạo của thời kỳ này là hiệu quả của truyền thông chỉ
mang tính hạn chế (limited effect paradigm), trong đó, truyền thông không
có quyền lực vạn năng mà chỉ củng cố thêm những xu hƣớng xã hội có sẵn.
Tiêu biểu cho giai đoạn này là nghiên cứu khảo sát mức độ ảnh hƣởng của
chiến dịch bầu cử đối với quyết định bỏ phiếu của công chúng do nhà
nghiên cứu P. Lazarsfeld đứng đầu nhóm nghiên cứu. Kết quả khảo sát cho
thấy sức thuyết phục của các chiến dịch bầu cử là rất hạn chế, ít có khả
năng làm thay đổi quyết định của cử tri. Các nhà nghiên cứu cũng nhận
diện vai trò quan trọng của ngƣời lãnh đạo dƣ luân (opinion leader) và phác
họa giả thuyết về mô hình truyền thông hai giai đoạn (two–step flow of
communication).
- Giai đoạn thứ ba từ cuối thập niên 60 của thế kỷ trƣớc tới khoảng
1995: Ngoài hƣớng nghiên cứu công chúng và nghiên cứu tác động của
truyền thông đại chúng, xuất hiện nhiều hƣớng nghiên cứu đa dạng khác,

đặc biệt, về mặt phƣơng pháp nghiên cứu, ngƣời ta không còn bó hẹp trong
những loại nghiên cứu thực nghiệm (empirical) mà đã xuất hiện nhiều
hƣớng nghiên cứu phê phán (critical theory), nghiên cứu diễn giải
(interpreative theory). Trong những thập niên 60, 70 của thế kỷ XX, sau sự

10
“thống trị” của thuyết hiệu quả hạn chế, câu hỏi về quyền lực của truyền
thông một lần nữa đƣợc đặt ra. Đặc biệt, những nhà nghiên cứu châu Âu
bắt đầu hồ ghi về giá trị của phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng trong việc
tạo lập lý thuyết xã hội, coi đó là cách nghiên cứu làm đơn giản hoá vấn đề.
Chính điều này dẫn đến sự ra đời của lý thuyết phê phán văn hoá của các
nhà nghiên cứu Anh vào thập niên 60 của thế kỷ trƣớc (British cultural
studies hay còn gọi là Trƣờng phái Birmingham), nhấn mạnh vào sự tiếp
nhận của công chúng, trong đó, giả định “công chúng bị động” của những
nghiên cứu Mỹ trƣớc đó bị cho là không chính xác. Trong lĩnh vực truyền
thông, trào lƣu này gắn với những tên tuổi nổi tiếng nhƣ Stuart Hall,
Raymond Williams v.v Trào lƣu này lan sang nƣớc Mỹ vào những thập
niên 70, 80 của thế kỷ trƣớc và có ảnh hƣớng rất mạnh mẽ. [52]
Thập niên 80 cũng gắn với sự phát triển của lý thuyết “Không gian
công cộng” (Public sphere) do nhà nghiên cứu Đức Jurgen Habermas khởi
xƣớng. Đồng thời, những xu hƣớng nghiên cứu mới nhƣ nghiên cứu ký
hiệu học truyền thông (communication semiotics), tri tạo truyền thông
(media litaracy) xuất hiện cùng với sự bùng nổ của các công nghệ truyền
thông mới. Những xu hƣớng nghiên cứu này nhìn chung nhấn mạnh rằng
nhóm công chúng có tính chủ động cao khi sử dụng nội dung thông điệp để
tự tạo ra những trải nghiệm có ý nghĩa riêng với họ
- Giai đoạn thứ tư mới bắt đầu từ khoảng năm 1995 đến nay. Giai
đoạn này đƣợc đánh dấu bằng sự bùng nổ của internet. Bên cạnh đó còn là
sự phát triển và hội tụ đa tính năng truyền thông vào điện thoại di động,
máy tính bỏ túi, Ipod v.v Chính do đặc điểm này mà việc nghiên cứu

truyền thông tập trung vào tìm hiểu mạng internet và tác động của nó đối
với xã hội loài ngƣời. Ngƣời ta đã chỉ ra những điểm khác biệt của mạng
internet với các loại hình truyền thông khác, chẳng hạn nhƣ tính phi tập

11
trung (ví dụ điển hình là sự xuất hiện của các diễn đàn và blog), tính tƣơng
tác, tính đa phƣơng tiện v.v Rất nhiều nhà nghiên cứu tiên đoán mạng
internet sẽ có vai trò tích cực trong việc tăng cƣờng sự dân chủ thực sự
trong truyền thông nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Xét về phƣơng pháp nghiên cứu, truyền thông là đối tƣợng nghiên
cứu của rất nhiều ngành khoa học nhƣ tâm lý học, xã hội học, khoa học
chính trị, nhân học, kinh tế học, ngôn ngữ học, marketing, lịch sử, giáo dục
v.v., cũng nhƣ là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực hẹp mang tính
nghề nghiệp trong ngành truyền thông nhƣ báo chí, quảng cáo, quan hệ
công chúng, phát thanh truyền hình, phim, xuất bản, diễn thuyết v.v
Một trong những nghiên cứu truyền thông sớm nhất ứng dụng
phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi diễn ra năm 1916 khi tờ Literary
Digest (Mỹ) gửi một triệu bảng hỏi tới những ngƣời có tên trong danh bạ
điện thoại và danh sách những ngƣời sở hữu xe hơi. Tất nhiên, phƣơng
pháp lấy mẫu của tờ báo này chƣa đạt tiêu chuẩn của một mẫu khoa học.
Dù thế, tờ báo này đã dự đoán đúng trong năm kỳ tổng thống Mỹ từ năm
1916 đến 1932 và mắc sai lầm vào năm 1936, khi họ dự đoán tổng thống
Roosevelt sẽ thất bại.
Tiếp đó, năm 1922, tờ báo St. Louis Post Dispatch thuê 50 sinh viên
tiến hành điều tra bằng bảng hỏi trực tiếp đối với 55.000 cƣ dân tại thành
phố St. Louis để tìm hiểu quan điểm của họ về tờ báo. Một trong những
sinh viên đƣợc thuê chính là George H. Gallup, ngƣời đã đƣa ra phƣơng
pháp chọn mẫu giúp tránh đƣợc việc phải phỏng vấn toàn bộ 55.000 cƣ dân
thành phố, đồng thời, kết quả vẫn có thể áp dụng cho toàn bộ dân số. Năm
1930, sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về lý thuyết chọn mẫu,

Gallup đã công bố phƣơng pháp nghiên cứu mới trên tờ Editor &

12
Publisher, đánh dấu bƣớc phát triển lớn trong phƣơng pháp nghiên cứu
truyền thông.
Cũng vào thập niên 20 của thế kỷ trƣớc, nhà tâm lý học Daniel
Starch áp dụng kiến thức chuyên ngành của mình để tiến hành một trong
những nghiên cứu đầu tiên về quảng cáo, trong đó, ông nghiên cứu lƣợng
ngƣời đọc và khả năng ghi nhớ của họ đối với các thông điệp quảng cáo,
đánh dấu sự khởi đầu của lối tiếp cận tâm lý học trong nghiên cứu truyền
thông.
Chỉ đến thập niên 30, những nhà nghiên cứu truyền thông mới thực
sự tập trung vào các vấn đề đậm tính lý thuyết hơn, đặc biệt là vấn đề hiệu
quả truyền thông. Năm 1938, sau chƣơng trình phát thanh “Chiến tranh
giữa các thế giới” (“War of the worlds”) nói về cuộc xâm lăng trái đất của
ngƣời Sao hoả, nhà tâm lý học Hadley Cantril đã tìm cách lý giải tại sao
nhiều thính giả radio lại tin vào một chƣơng trình phát thanh viễn tƣởng và
trở nên hoảng loạn. Hadley đã áp dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu, bảng
hỏi và phân tích nội dung tin tức. Kết quả không chỉ ra một biến số duy
nhất dẫn tới cơn hoảng loạn mà đƣa ra một tập hợp các biến số, gồm có
năng lực phê phán, trình độ học vấn, tính thuyết phục của thông điệp và
ảnh hƣởng của hoàn cảnh.
Trong Đại chiến thế giới thứ II, series phim “Tại sao chúng ta chiến
đấu” (“Why we fight”) đƣợc thiết kế thành một thí nghiệm áp dụng tại các
doanh trại quân đội Mỹ để kiểm tra tính thuyết phục của thông điệp đối với
việc thay đổi thái độ của binh lính. Nghiên cứu quy mô rất lớn này do tiến
sĩ Carl Holvand làm trƣởng nhóm, đặt nền móng cho phƣơng pháp thí
nghiệm, một phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng khác trong nghiên cứu
truyền thông bên cạnh phƣơng pháp điều tra và phỏng vấn. Nghiên cứu này


13
đã chỉ ra mô hình thay đổi thái độ (từ việc thu nhận thông tin đến việc thay
đổi nhận thức, rồi thay đổi quan điểm, và cuối cùng là thay đổi thái độ),
nhấn mạnh vai trò của động cơ, cũng nhƣ sự khác biệt cần lƣu tâm giữa
hiệu quả tức thời và hiệu quả lâu dài của truyền thông đối với cá nhân.
Phƣơng pháp phân tích thông điệp (content analysis) ra đời với sự
đóng góp của Harold Lasswell, ngƣời tiến hành những nghiên cứu về tuyên
truyền trong cả hai cuộc Đại chiến thế giới áp dụng phƣơng pháp này.
Các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thông đạt đƣợc những bƣớc tiến
đáng kể với sự đóng góp của nhà tâm lý học Paul Lazasfeld, cũng là ngƣời
đặt nền móng giai đoạn thứ 2 trong lịch sử nghiên cứu truyền thông với
quan điểm hiệu quả hạn chế của truyền thông đại chúng. Với phƣơng pháp
điều tra bảng hỏi, Lazasfeld và cộng sự đã làm điều tra lịch đại
(longitudinal survey), quan tâm tới nhóm cá nhân cá biệt (những cá nhân
mà kết quả điều tra lệch hẳn với nhóm lớn). Đồng thời, Lazarsfeld là ngƣời
phát minh ra chiếc máy đo thái độ yêu ghét của thính giả nghe đài đối với
chƣơng trình phát thanh (bằng cách ấn nút đỏ hoặc xanh), sau đó kết hợp
điều tra bảng hỏi những thính giả đó và cuối cùng là phỏng vấn nhóm tập
trung để tìm hiểu hiệu quả của chƣơng trình phát thanh đối với công chúng.
Lazarsfeld cũng là ngƣời hoàn thiện phƣơng pháp phỏng vấn nhóm tập
trung (focus group interview), trong đó, sự tƣơng tác giữa những cá nhân
trong nhóm dƣới sự điều hành của một chuyên gia phỏng vấn sẽ đem đến
sự cộng hƣởng mà việc phỏng vấn sâu từng cá nhân không có đƣợc. Mục
đích của phỏng vấn nhóm tập trung là để phác thảo ý tƣởng trƣớc khi tiến
hành các phƣơng pháp định lƣợng diện rộng hoặc để làm rõ những số liệu
đã thu thập xong. Chính những đóng góp trên khiến Lazasfeld trở thành cái
tên không thể không nhắc đến trong nghiên cứu hiệu quả truyền thông nói
riêng và trong nghiên cứu khoa học xã hội nói chung.

14

Tổng kết lại, các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thông chính (cả
định tính và định lƣợng) đã đƣợc phát triển và ứng dụng đến ngày nay gồm
có:
- Điều tra (Survey)
- Phân tích nội dung (Content analysis)
- Thí nghiệm (Experiment)
- Phỏng vấn nhóm tập trung (Focus group interview)
- Phỏng vấn sâu (In-depth interview)
- Nghiên cứu trƣờng hợp (Case study)
- Phân tích thứ cấp (Secondary Analysis)
- Các phƣơng pháp nghiên cứu định tính khác: Nghiên cứu dân tộc
học, nghiên cứu cách thức tiếp nhận, nghiên cứu văn hoá, nghiên cứu văn
bản. [63,10]
1.1.2. Những nghiên cứu về báo điện tử đặt trong mối tương quan với
các phương tiện truyền thông đại chúng khác.
1.1.2.1 Mấy nét về sự phát triển của mạng internet trên thế giới
Những năm gần đây, sự phát triển của khoa học công nghệ đã đem
đến cho xã hội loài ngƣời những thay đổi vƣợt qua sự tƣởng tƣợng của
chính những ngƣời phát minh ra chúng. Trong lĩnh vực truyền thông, sự ra
đời của mạng internet, điện thoại di động và các loại phƣơng tiện tích hợp
đa chức năng khiến cho việc truyền thông của xã hội loài ngƣời có bƣớc
thay đổi hết sức lớn lao.
Vụ khủng bố 11/9 tại Mỹ là một hoàn cảnh hết sức đặc biệt mà
truyền thông thực sự đƣợc đặt tình thế cho phép nó bộc lộ trọn vẹn các đặc

15
điểm. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, hàng loạt các công nghệ truyền
thông, hiện đại cũng nhƣ “truyền thống”, đại chúng cũng nhƣ cá nhân, vô
tuyến cũng nhƣ hữu tuyến trên toàn bộ nƣớc Mỹ nói riêng và toàn cầu nói
chung đã cùng lúc làm đƣợc ít nhất ba việc: 1) Liên tục thu nhập và phát

tán thông tin; 2) Giảm thiểu nỗi sợ hãi và sự bất ổn định; 3) Giúp con ngƣời
giao tiếp từ mức độ liên cá nhân cho tới mức độ đại chúng. Chƣa lúc nào sự
hội tụ giữa các phƣơng tiện truyền thông lại mạnh mẽ nhƣ vậy. Mọi
phƣơng tiện từ báo giấy, truyền hình, phát thanh đến mạng internet đều
cùng lúc tích hợp với nhau để đƣa tin về cùng một sự kiện dƣới những góc
độ khác nhau, những cách thức khác nhau, với những hiệu quả khác nhau.
Điểm chung ở đây là tất cả đã tạo thành một không gian truyền thông liền
mạch trên toàn cầu mà trƣớc đây chƣa từng xuất hiện. Không ít nhà nghiên
cứu cho rằng, phƣơng tiện kết nối giúp cho không gian truyền thông khổng
lồ đó đƣợc liền mạch trên toàn cầu chính là mạng internet.
Ví dụ trên đây đặt mạng internet trong sự hợp tác và cạnh tranh với
các phƣơng tiện truyền thông khác, trong đó, mạng internet (nhất là các
website thông tin) đƣợc coi là phƣơng tiện truyền thông mới nhất. Vậy
mạng internet đang định hình vai trò gì trong thế giới truyền thông? Và
những phƣơng tiện truyền thông vẫn đƣợc coi là truyền thống (báo in,
truyền hình, phát thanh) thay đổi ra sao trƣớc sự ra đời của một loại hình
truyền thông mới? Đó là vấn đề đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm,
đặc biệt từ khi nhân loại bƣớc sang thiên niên kỷ mới, khi vai trò của mạng
internet ngày càng lớn mạnh.
Một trong những biến đổi dễ thấy nhất của các phƣơng tiện truyền
thông truyền thông là cuộc cách mạng số hoá của hầu hết mọi phƣơng diện,
đặc biệt là việc “website hoá” (có website tồn tại song song) của hàng loạt
cơ quan truyền thông. Theo số liệu của Hiệp hội báo chí thế giới (WAN),

16
đến năm 2004, ở Mỹ có khoảng 3000 tờ báo có phiên bản trên mạng. Tất cả
các tập đoàn truyền hình, các hãng thông tấn, các đài phát thanh đều xuất
hiện một cách có hệ thống trên mạng internet. [55]
Dƣới đây là bảng so sánh tóm tắt sự khác biệt giữa phƣơng tiện
truyền thông đại chúng truyền thống với mạng internet: [57]

Phƣơng tiện truyền thống
Mạng internet
Chịu khống chế về mặt địa lý
Không chịu ảnh hƣởng của khoảng cách
địa lý
Tính thứ bậc: Thông tin trôi qua nhiều nấc
theo chiều dọc (qua nhiều nấc biên tập và
“gác cửa”)
Tính phẳng: Thông tin có xu hướng phát
tán theo chiều ngang, giữa những ngƣời
không chuyên nghiệp, tuy nhiên, báo điện
tử vẫn chịu sự kiểm soát theo chiều dọc
Phản hồi yếu: Thông tin chủ yếu theo một
chiều. Cơ chế phản hồi rất hạn chế
Tính tƣơng tác cao: Phản hồi tức thời,
trong nhiều trƣờng hợp không bị kiểm
duyệt.
Khống chế dung lƣợng: Báo in bị khống
chế bởi khổ báo, truyền hình và phát thanh
bị khống chế bởi thời lƣợng phát sóng
Ít chịu khống chế về không gian và thời
gian: Thông tin đƣợc số hoá, ngay trong
một đơn vị thông tin cũng có thể cài rất
nhiều “lớp” khác nhau.
Chi phí sản xuất cao: một toà soạn báo,
một đài phát thanh, một đài truyền hình
vƣợt quá khả năng chi trả của nhiều ngƣời
Chi phí sản xuất thấp: Việc xuất bản trên
mạng rẻ hơn.
Tính chuyên biệt thấp: Hầu hết các

phƣơng tiện truyền thông truyền thống
nhắm vào các đám đông công chúng lớn,
vì thế , các vấn đề đƣợc đề cập thƣờng là
Tính chuyên biệt cao: Do những lợi thế kể
trên, truyền thông internet cho phép thu
hẹp phạm vi phản ánh để đáp ứng những
mối quan tâm của các nhóm công chúng

17
Phƣơng tiện truyền thống
Mạng internet
mối quan tâm chung, ở diện rộng.
hẹp.
Tính hình tuyến của nội dung: Thông tin
đƣợc liên kết một cách tuyến tính.
Tính phi hình tuyến của nội dung: Thông
tin đƣợc liên kết một cách phi tuyến tính
nhờ các siêu liên kết (hyperlink).
Chịu sự chi phối mạnh mẽ của quảng cáo
Có nhiều nguồn hỗ trợ tài chính khác
nhau, cho phép thông điệp đa dạng hơn.
Tập trung hoá: Thƣờng có cơ quan tổ chức
lớn
Phi tập trung hoá: Giảm thiểu ban bệ và
tính quan liêu trong việc quản lý nhờ sự
hỗ trợ của công nghệ.
Dạng thức cố định: Nội dung thƣờng đƣợc
sản xuất, phát tán dƣới dạng thƣơng tƣơng
đối đóng về cả không gian và thời gian.
Dạng thức linh động: Nội dung và hình

thức liên tục thay đổi, cập nhật, bổ sung,
tích hợp nhiều loại hình khác nhau trong
việc đƣa tin
Tiêu chuẩn và quy ƣớc nghiệp vụ/đạo đức
chỉn chu
Tiêu chuẩn và quy ƣớc nghiệp vụ phụ
thuộc vào từng nhóm công chúng và đặc
thù của từng trang thông tin.

Từ bảng trên đây có thể thấy sự khác giữa mạng internet với những
loại hình truyền thông truyền thống (đặc biệt là báo in) là sự khác biệt về
chất. Đây là những đặc điểm rất cần đƣợc ghi nhớ trong việc nghiên cứu sự
tƣơng tác của công chúng đối với từng loại hình truyền thông.
1.1.2.2. Một số nghiên cứu về báo điện tử trên thế giới
Từ khi ra đời, mạng internet đã lập tức trở thành đối tƣợng nghiên
cứu của những nhà nghiên cứu truyền thông. Trong số hàng loạt vấn đề liên
quan đến truyền thông internet, vấn đề tin tức trên mạng internet trong mối

×