1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THÙY DƯƠNG
MỘT SỐ TÍN HIỆU THẨM MỸ TRONG THÀNH
NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG HÀN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Châu Á học
HÀ NỘI – 2013
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THÙY DƯƠNG
MỘT SỐ TÍN HIỆU THẨM MỸ TRONG THÀNH
NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG HÀN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60.31.50
Người hướng dẫn khoa học: GS. Mai Ngọc Chừ
HÀ NỘI - 2013
4
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………………
1
1. Lí do chọn đề tài …………………………………………………
1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề …………………………………………
2
3. Mục đích nghiên cứu ………………………………………………
6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………
7
5. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………
7
6. Đóng góp của luận văn ……………………………………………
8
7. Cấu trúc của luận văn ……………………………………………
8
PHẦN NỘI DUNG …………………………………………………
9
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
9
1.1. Tín hiệu thẩm mỹ ………………………………………………
9
1.1.1. Tín hiệu ……………………………………………………
9
1.1.2. Tín hiệu ngôn ngữ ………………………………………….
10
1.1.3. Tín hiệu thẩm mỹ …………………………………………
15
1.2. Thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn …………………………………
17
1.2.1. Khái niệm thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Hàn …………….
17
1.2.1.1. Khái niệm tục ngữ ……………………………………
17
1.2.1.2. Khái niệm thành ngữ ………………………………….
18
1.2.2. Nguồn gốc và tầm quan trọng của thành ngữ, tục ngữ ……
19
1.2.2.1. Nguồn gốc của thành ngữ, tục ngữ …………………….
19
1.2.2.2. Tầm quan trọng của thành ngữ, tục ngữ ……………….
20
1.2.3. Phân loại thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn ……………………
21
1.2.3.1. Phân loại tục ngữ ………………………………………
21
1.2.3.1.1. Tục ngữ chứa đựng ý nghĩa giáo huấn …………
21
1.2.3.1.2. Tục ngữ chứa đựng ý nghĩa ẩn dụ ……………….
21
1.2.3.1.3. Tục ngữ chứa đựng ý nghĩa cấm kỵ ……………….
22
5
1.2.3.2. Phân loại thành ngữ ……………………………………
23
1.2.3.2.1. Thành ngữ truyền thống (thành ngữ thuần Hàn) …
23
1.2.3.2.2. Thành ngữ vay mượn phương Tây ………………
24
Tiểu kết ……………………………………………………………….
24
Chương 2: CHẤT LIỆU VÀ Ý NGHĨA CỦA CÁC TÍN HIỆU
THẨM MỸ TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG HÀN …….
26
2.1. Nhóm chất liệu tự nhiên ………………………………………
26
2.1.1 Hình ảnh “nước” …………………………………………….
27
2.1.2. Hình ảnh “lửa” ……………………………………………
30
2.1.3. Hình ảnh “đá” ………………………………………………
31
2.1.4. Hình ảnh “núi” ……………………………………………
32
2.1.5. Hình ảnh “gió” ……………………………………………
32
2.2. Nhóm chất liệu thực vật ……………………………………….
34
2.2.1. Hình ảnh “đậu” ……………………………………………
36
2.2.2 Hình ảnh “cây” (cành, lá, rễ) ……………………………….
39
2.2.3. Hình ảnh “hoa” …………………………………………….
41
2.2.4. Hình ảnh “bầu, bí” ………………………………………….
43
2.2.5. Hình ảnh “gạo” (thóc, lúa, mạ) ……………………………
44
2.3. Nhóm chất liệu động vật ………………………………………
45
2.3.1. Hình ảnh “bò” ……………………………………………….
47
2.3.2. Hình ảnh “ngựa” …………………………………………….
48
2.3.3 Hình ảnh “hổ, báo” …………………………………………
50
2.3.4. Hình ảnh “gà” ……………………………………………….
51
2.3.5. Hình ảnh “chuột” ……………………………………………
53
2.4. Nhóm chất liệu vật thể nhân tạo ……………………………
54
2.4.1. Hình ảnh “quần, áo, váy” ………………………………….
56
2.4.2. Hình ảnh “dao” …………………………………………….
57
6
2.4.3. Hình ảnh “cửa, cổng” ……………………………………
58
2.4.4. Hình ảnh “bát, đĩa” ………………………………………
59
2.4.5. Hình ảnh “cái kim” ………………………………………
60
2.5. Nhóm chất liệu bộ phận cơ thể người …………………………
61
2.5.1. Bộ phận “mắt” ……………………………………………
62
2.5.2. Bộ phận “chân” …………………………………………….
65
2.5.3. Bộ phận “tay” ………………………………………………
67
2.5.4. Bộ phận “miệng” …………………………………………
69
2.5.5. Bộ phận “lòng, bụng, dạ” …………………………………
70
Tiểu kết ………………………………………………………………
71
Chương 3: DẤU ẤN VĂN HÓA – DÂN TỘC THỂ HIỆN QUA
CHẤT LIỆU CỦA CÁC TÍN HIỆU THẨM MỸ TRONG THÀNH
NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG HÀN (CÓ LIÊN HỆ, SO SÁNH VỚI
THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG VIỆT)
74
3.1. Nhóm chất liệu tự nhiên ………………………………………
75
3.2. Nhóm chất liệu thực vật ………………………………………
80
3.3. Nhóm chất liệu động vật ………………………………………
84
3.4. Nhóm chất liệu vật thể nhân tạo ………………………………
92
3.5. Nhóm chất liệu bộ phận cơ thể người …………………………
96
Tiểu kết ……………………………………………………………….
101
PHẦN KẾT LUẬN …………………………………………………
105
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
7
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng đối chiếu 5 hình ảnh xuất hiện với tần số nhiều nhất trong
nhóm chất liệu tự nhiên của tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn và tục ngữ tiếng
Việt
Bảng 2.2: Bảng đối chiếu 5 hình ảnh xuất hiện với tần số nhiều nhất trong
nhóm chất liệu thực vật của tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn và tục ngữ tiếng
Việt
Bảng 2.3: Bảng đối chiếu 5 hình ảnh xuất hiện với tần số nhiều nhất trong
nhóm chất liệu động vật của tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn và tục ngữ tiếng
Việt
Bảng 2.4: Bảng đối chiếu 5 hình ảnh xuất hiện với tần số nhiều nhất trong
nhóm chất liệu vật thể nhân tạo của tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn và tục ngữ
tiếng Việt
Bảng 2.5: Bảng đối chiếu 5 hình ảnh xuất hiện với tần số nhiều nhất trong
nhóm chất liệu bộ phận cơ thể người của tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn và tục
ngữ tiếng Việt
Bảng 2.6: Bảng thống kê, đối chiếu 5 hình ảnh xuất hiện với tần số nhiều nhất
trong 5 nhóm chất liệu của tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn và tục ngữ tiếng
Việt
Bảng 3.1: Bảng thống kê, đối chiếu các đối tượng so sánh trong tục ngữ,
thành ngữ tiếng Hàn và tục ngữ tiếng Việt
8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Thành ngữ, tục ngữ là biểu hiện đặc trưng trong ngôn ngữ của mỗi
một đất nước, do đó người học ngoại ngữ muốn đạt đến năng lực ngôn ngữ
gần như người bản ngữ thì hiểu và sử dụng thành ngữ là một yêu cầu không
thể không được đặt ra. Thành ngữ, tục ngữ ra đời từ rất sớm. Nó là sản phẩm
của tư duy, là công cụ diễn đạt những tri thức, kinh nghiệm quý báu, những
triết lý nhân sinh vừa sâu sắc, thâm thúy, vừa không kém phần nghệ thuật,
được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó, hiểu về thành ngữ và
tục ngữ chính là con đường ngắn nhất để những người học ngoại ngữ hiểu về
văn hóa xã hội của một đất nước và dễ dàng tìm cách hòa nhập với xã hội đó.
1.2. Trong mấy năm gần đây, số lượng người Việt Nam học tiếng Hàn
ngày càng tăng, do đó mối quan tâm về Hàn Quốc cũng ngày càng tăng mạnh.
Mặt khác, Hàn Quốc cũng là một đối tác kinh tế chiến lược của Việt Nam,
đồng thời là một quốc gia có số lượng những gia đình đa văn hóa đang ngày
càng tăng lên. Dự kiến đến năm 2014, tiếng Việt sẽ được chọn là ngoại ngữ
hai trong kỳ thi vào các trường đại học tại Hàn Quốc. Những điều đó cho thấy
quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng được mở rộng trên nhiều lĩnh vực
dẫn đến mối quan tâm, tìm hiểu về ngôn ngữ và văn hóa giữa hai dân tộc cũng
không ngừng tăng lên. Do đó, với những người học ngoại ngữ, việc tìm hiểu
về mảng thành ngữ, tục ngữ trong ngôn ngữ đó là điều hết sức cần thiết.
1.3. Từ lâu, thành ngữ, tục ngữ đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ
khác nhau và góc độ nào cũng đem đến những điều thú vị. Thế nhưng theo
chúng tôi, việc tìm hiểu các loại hình ảnh, các chất liệu làm nên thành ngữ,
tục ngữ, tìm hiểu về ý nghĩa biểu trưng, về tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ,
tục ngữ, đặc biệt là trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn đòi hỏi phải có những
9
công trình nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn của những người học tập và
nghiên cứu chuyên sâu về Hàn Quốc và Hàn Quốc học.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
2.1. Lịch sử nghiên cứu về tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ
tiếng Việt
Thuật ngữ tín hiệu thẩm mỹ (hay ký hiệu thẩm mỹ) ra đời gắn với
khuynh hướng cấu trúc trong nghiên cứu mỹ học và nghệ thuật những năm
giữa thế kỷ XX, được đưa vào sử dụng ở nước ta từ những năm 70 của thế kỷ
trước qua các bản dịch công trình của Iu. A. Philipiep [12], M.B.
Khrapchenkô [4], các công trình, bài viết của Hoàng Tuệ [16], Hoàng Trinh
[15], Đỗ Hữu Châu [1], Nguyễn Lai [6], Trần Đình Sử [13] Đáng chú ý
nhất là bài viết Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các sự kiện
văn học của Đỗ Hữu Châu trên Ngôn ngữ số 2/1990 [1]. Có thể nói đó là công
trình đầu tiên ở nước ta đề cập một cách khá đầy đủ và có hệ thống về khái
niệm, những đặc trưng của tín hiệu thẩm mỹ (THTM) cùng cách tiếp cận
ngôn ngữ - THTM trong tác phẩm văn học.
THTM là một khái niệm có tính liên ngành, có thể khảo sát từ nhiều
góc độ: lý thuyết thông tin - điều khiển học, mỹ học, lý luận văn học, thi pháp
học, ngôn ngữ học Ở nước ta, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các hình
thức thẩm mỹ cụ thể của văn học như: những "mẫu đề" (môtíp), những biểu
tượng, biểu trưng, những ẩn dụ, hoán dụ
Nghiên cứu tín hiệu thẩm mỹ là một mảng nghiên cứu khá phổ biến
trong thơ ca, văn chương. Cụ thể có thể kể đến như: “ Một số tín hiệu thẩm
mỹ trong thơ Tố Hữu” của Trần Thị Thái; “Tín hiệu thẩm mỹ trong “Ngồi
buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Thanh Tuấn; “ Một số tín hiệu thẩm mỹ
trong thơ Dương Thuấn” của Trần Thị Thu Phương .v.v
10
Tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ cũng đã được các nhà
nghiên cứu ở Việt Nam bàn đến từ lâu. Ví dụ như trong phần tiểu luận quyển
“ Tục ngữ Việt Nam” của nhóm tác giả Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang,
Phương Tri; “Tục ngữ Việt Nam – cấu trúc và thi pháp” của Nguyễn Thái
Hòa, trong “Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam” của Nguyễn Thị Đào;
“Khảo luận về tục ngữ người Việt” của Triều Nguyên; “Biểu trưng trong tục
ngữ người Việt” của Nguyễn Văn Nở và ở khá nhiều bài viết của Nguyễn
Đức Dân cùng các nhà nghiên cứu khác.
2.2. Lịch sử nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn
Ở Hàn Quốc, bản thân thuật ngữ “thành ngữ” đã được triển khai hết sức
đa dạng bởi nhiều nhà nghiên cứu. Đầu tiên là các nhà nghiên cứu như: Kim
Jong-thaek (1971), Kim Seung-ho (1981), Park Jin-su (1986), Heo Seok
(1989) đã đưa ra thuật ngữ là “quán ngữ”. Thứ hai là Kim Min-su (1964) và
Lee Thaek-hoe (1984) với thuật ngữ “quán dụng ngữ”; Kim Kyu-seon (1978)
với thuật ngữ “quán dụng cú”. Thứ ba là Kim Mun-chang (1974), Sim Jae-gi
(1986), An Kyong-hoa (1986) với thuật ngữ “thành ngữ”. Thứ tư là Hwang
Hee-yong (1978) đưa ra cách gọi là “những lời nói quen thuộc”; Yang Thae-
sik (1984) và Yun So-hee (1986) với thuật ngữ “lời nói thường xuyên sử
dụng”.
Theo dòng chảy của thời gian, chúng ta có thể thấy trước những năm
70 của thế kỷ 20, nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ ở Hàn Quốc vẫn chưa
được công nhận là một đề tài nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu về thành ngữ
trước những năm 70 đơn thuần xuất phát từ nhận thức về những cách biểu đạt
của thành ngữ và dừng lại ở những nghiên cứu mang tính phổ quát nhưng đó
có thể coi như là khởi nguồn của việc tiếp cận thành ngữ mang tính học thuật.
Những học giả xuất hiện trong thời kỳ này có thể kể đến như: Noh Su-yeon
11
(1936), Choi Bong-su (1954), Lee Yang-ha (1958), Lee Gi-mun (1962), Kim
Min-su (1964) .v.v
Bước vào những năm 70, nghiên cứu về thành ngữ tập trung vào phê
phán nghiên cứu của Hockket và xu hướng chủ yếu thiên về phân loại thành
ngữ. Kim Jong Thaek đã dịch những câu tương ứng trong thành ngữ tiếng
Anh sang thành ngữ tiếng Hàn. Những học giả tiêu biểu cho thời kỳ này là
Kim Jong-thaek, Kim Mun-chang, Kim Kyu-seon, Hwang Hee-yong .v.v
Tiếp đó đến những năm 1980, lý thuyết về thành ngữ dần được hoàn
thiện. Một bộ phận các học giả giới thiệu lý thuyết nước ngoài vào trong nước
và chủ trương nghiên cứu sâu thêm lý thuyết về thành ngữ. Vào thời kỳ này,
những nghiên cứu tổng hợp về ý nghĩa của thành ngữ được tiến hành hết sức
sôi nổi. Kim Min-su (1981) đã giới thiệu về nghiên cứu của Fraser (1970)
trong nước.
Nội dung chính của lý thuyết đó là có 7 giai đoạn theo từng mức độ hóa
thạch của thành ngữ. Nếu trải qua thời gian càng dài thì mức độ hóa thạch
càng lớn và càng khó để cho phép sáng tạo ra những cái mới xét trên phương
diện cú pháp. Im Kyong-sun (1979) đã giới thiệu vào trong nước lý thuyết của
Chafe (1970: 40-50). Chafe quan tâm đến sự khác nhau giữa cấu tạo về mặt ý
nghĩa của thành ngữ và cấu tạo bề mặt. Ông chủ trương thông qua những cấu
tạo hậu ý nghĩa giữa cấu tạo ý nghĩa và cấu tạo bề mặt để giải thích những
vấn đề của thành ngữ. Những nghiên cứu đã được mở rộng xét trên cả phương
diện ý nghĩa và ngữ dụng học của thành ngữ. Những học giả tiêu biểu của
thời kỳ này là Kim Seung-ho, Park Yong-sun, Sim Jae-gi.v.v
Bước vào những năm 1990, chủ yếu xuất hiện những xu hướng nghiên
cứu lý thuyết tổng hợp tất cả các kết quả nghiên cứu trước đây và mang tính
hệ thống, tính đa diện. Những học giả tiêu biểu của thời kỳ này là Kang Uy-