Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

một số phương pháp đo thông số tín hiệu sử dụng trong kiểm soát tần số_có hình mô phỏng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.23 KB, 60 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu…………… ……………………………………………………………… 3
Xung hình chữ nhật theo chu kỳ 15
Hình 2.1. Một số tín hiệu theo chu kì trong miền thời gian và tần số 15
Kết luận……………………………………………………………………………… 61
Tài liệu tham khảo………………… …………………………………… …62
LỜI MỞ ĐẦU
Tần số vô tuyến điện là tài nguyên hữu hạn và vô cùng quý giá. Vì vậy công tác
quản lý tần số có vai trò hết sức quan trọng. Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của nền kinh tế thế giới và khoa học kỹ thuật thì hoạt động sử dụng tần số vô
tuyến điện ngày càng phát triển nhanh, nhiều biến động đồng thời cũng phát sinh
1
nhiều vấn đề. Chính vì vậy làm sao để quản lý tần số vô tuyến điện một cách hiệu
quả nhất đòi hỏi kỹ thuật áp dụng trong công tác kiểm soát cũng phải cải tiến và có
những thay đổi để đáp ứng được yêu cầu hiện tại. Xuất phát từ những kiến thức
được học trên giảng đường và thực tiễn em đã chọn đồ án : “ Một số phương pháp
đo thông số tín hiệu sử dụng trong kiểm soát tần số”.
Nội dung đồ án gồm có 3 chương : chương I : Tổng quan về kiểm soát tần số,
chương II: Cơ sở hình thành phép đo, chương III : Một số phương pháp đo thông số
tín hiệu sử dụng trong kiểm soát tần số.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn đồ án của em không thể tránh khỏi
những khiếm khuyết, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô và các bạn để
đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Trong thời gian thực hiên đề tài em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo trong bộ môn điện tử viễn thông và các bạn trong lớp. Đặc biệt là sự
dạy dỗ chỉ bảo của thầy giáo: TS Trần Xuân Việt.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hải Phòng, tháng 02 năm 2011
Sinh viên: Phạm Thị Hằng
CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KIỂM SOÁT TẦN SỐ


1.1 MỤC ĐÍCH CỦA KIỂM SOÁT TẦN SỐ.
Tần số VTĐ là tần số nằm trong dải từ 3KHz ÷ 300GHz, truyền lan trong
không gian không có ống dẫn sóng nhân tạo.Ta phải thực hiện quản lý tần số vì tần
số là tài nguyên quý hiếm và hữu hạn của mỗi quốc gia. Để sử dụng tiết kiệm và
hiệu quả nguồn tài nguyên này và đảm bảo an ninh quốc gia.
2
Kiểm soát tần số là phần quan trọng nhất trong việc quản lí tần số. Tính cần
thiết của nó thể hiện trong thực tế: việc sử dụng tần số được cho phép không có
nghĩa tần số được sử dụng đúng mục đích. Nguyên nhân do sự phức tạp của các
thiết bị, khả năng tương tác với các thiết bị khác, lỗi kĩ thuật của thiết bị, hoặc do
việc sử dụng sai mục đích có chủ ý. Vấn đề này càng ngày càng trở nên nghiêm
trọng hơn do sự phát triển mạnh mẽ của các hệ thống vệ tinh mặt đất và các hệ
thống di động mặt đất, và các thiết bị có thể gây can nhiễu như máy tính và các
nguồn phát xạ khác.
Việc sử dụng tần số là hoạt động liên tục. Tương tự như vậy, việc kiểm soát
tần số cũng phải là một quá trình liên tục để đảm bảo mục đích của nó được hoàn
thành.
Mục đích của việc kiểm soát tần số là hỗ trợ quá trình quản lí tần số nói
chung, kể cả việc đăng kí dải tần và qui hoạch dải tần, cụ thể là:
- Hỗ trợ giải quyết can nhiễu sóng điện từ, bất kể là ở cấp khu vực, quốc gia
hay quốc tế, tạo điều kiện cho các dịch vụ và các trạm vô tuyến có thể hoạt động mà
không ảnh hưởng lẫn nhau, giảm thiểu đến mức thấp nhất tài nguyên cần thiết để
cài đặt và vận hành các dịch vụ viễn thông để mang lại lợi ích kinh tế cao nhất.
- Đảm bảo chất lượng thông tin liên lạc, thu phát sóng truyền hình và sóng
vô tuyến ở mức chấp nhận được đối với đại bộ phận người dùng.
- Cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến việc sử dụng dải tần
trong và ngoài băng tần trong thực tế cho quá trình quản lí tần số sóng vô tuyến của
chính phủ (ví dụ: việc sử dụng kênh và mật độ dải tần), sự xác minh các đặc điểm kĩ
thuật và và vận hành của tín hiệu được truyền đi, phát hiện và nhận dạng việc truyền
sóng bất hợp pháp, ghi chép và xác minh các dữ liệu về tần số, và cung cấp những

thông tin quan trọng cho những chương trình của Liên minh Viễn thông quốc tế
ITU, ví dụ như việc chuẩn bị báo cáo cho hội nghị viễn thông vô tuyến trong việc
tìm kiếm những hỗ trợ đặc biệt từ chính phủ để loại bỏ các can nhiễu có hại, dọn
dẹp các hoạt động ngoài băng, hỗ trợ chính phủ trong việc tìm các dải tần thích hợp.
Các nhiệm vụ đo lường quan trọng nhất mà một trạm kiểm soát tối thiểu có thể
thực hiện được là: kiểm soát tần số, mật độ dòng công suất, độ chiếm dụng phổ
tần,định hướng, điều chế, độ chiếm dụng băng thông, cường độ trường
1.2.TỔNG QUAN VỂ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN
ĐIỆN
Cục tần số vô tuyến điện là tổ chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực
hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý
3
nhà nước và tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành về tần số vô
tuyến điện trên phạm vi cả nước.
Để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về tần số VTĐ bên cạnh việc đổi
mới và hoàn thiện các chính sách quản lý tần số, quy hoạch phổ tần và hiện đại hoá
hệ thống ấn định - cấp phép, phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để đảm
bảo các chính sách và quy hoạch được thực thi, đảm bảo sự tuân thủ đầy đủ các quy
định của nhà nước về sử dụng máy phát và tần số VTĐ. Muốn vậy cơ quan quản lý
nhà nước về tần số VTĐ phải được trang bị một hệ thống kiểm soát VTĐ có khả
năng kiểm soát thường xuyên các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các vùng
đông dân cư, các khu vực trọng điểm về an ninh quốc phòng và có khả năng cơ
động kiểm soát trên toàn lãnh thổ.
1.2.1. Vai trò của hệ thống kiểm soát vô tuyến điện
Phổ tần là tài nguyên hữu hạn của mỗi quốc gia. Quản lý và khai thác có hiệu
quả nguồn tài nguyên này là cơ sở để phát triển xã hội thông tin trong đó có thông
tin VTĐ đóng vai trò quan trọng.
Ngoài hai nhân tố chính là ‘chính sách tần số’ và ‘quy hoạch và ấn định’ thì một
nhân tố nữa không thể thiếu, quyết định đến thành công của công tác quản lý tấn số
là ‘ hệ thống kĩ thuật kiểm soát VTĐ’ vì những lý do sau:

- Hệ thống kiểm soát VTĐ là một trong những công cụ đắc lực đưa hoạt động
sử dụng tần số và máy phát vào nề nếp có trật tự, đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh
pháp luật trong lĩnh vực VTĐ.
- Hệ thống kiểm soát VTĐ là phương tiện để đánh giá việc sử dụng phổ tần,
làm cơ sở xây dựng chính sách sử dụng phổ tần tiết kiệm, hiệu quả nhằm đáp ứng
nhu cầu sử dụng tần số ngày càng tăng, góp phần phát triển kinh tế, văn hoá xã hội
nhất là ở vùng miền núi, vùng sâu,vùng xa là những vùng mà thông tin VTĐ rất
phù hợp.
Trong xu hướng mở cửa và hội nhập hầu như không có sự khác biệt giữa thị
trường trong nước và quốc tế về phương diện dịch vụ, thiết bị và công nghệ sử
dụng. Một hệ thống kiểm soát VTĐ hiện đại, ngang tầm với các nước trong khu
vực, có đủ năng lượng đương đầu với công nghệ mới sẽ góp phần đảm bảo thông
tin VTĐ an toàn và chính xác, thúc đẩy sự phát triển của thông tin VTĐ và giữ an
ninh chính trị quốc gia.
Phòng ngừa, ngăn chặn và giảm tối đa các thiệt hại kinh tế, chính trị, văn hoá do
can nhiễu có thể gây ra thông qua hệ thống kiểm soát đủ khả năng phát hiện nhanh
chóng và xử lý kịp thời các sai phạm trong hoạt động sử dụng tần số.
4
1.2.2. Xử lý can nhiễu
a. Nhiễu có hại và một số nguyên nhân gây nhiễu có hại
Nhiễu có hại:
Nhiễu có hại là ảnh hưởng có hại của năng lượng điện từ do việc phát xạ, bức xạ
hoặc cảm ứng gây nguy hiểm đến hoạt động của hệ thống thông tin vô tuyến điện
liên quan đến an toàn hoặc cản trở, làm gián đoạn nhiều lần hoạt động của thiết bị,
hệ thống thiết bị thông tin vô tuyến điện đang được phép khai thác theo qui định của
Luật này.
Một số nguyên nhân gây nhiễu có hại:
- Can nhiễu do chồng lấn kênh: xảy ra khi các mạng đài gây can nhiễu sử dụng
tần số có độ rộng băng tần chồng lấn với độ rộng băng tần của mạng đài bị can
nhiễu.

- Can nhiễu do thiết bị của đơn vị kháng nghị nhiễu không bảo đảm chất lượng.
- Can nhiễu do xuyên điều chế: là hiện tượng giao thoa giữa các nguồn năng
lượng tạo ra nguồn năng lượng mới gây can nhiễu đối với mạng đài khác.
- Can nhiễu tương thích điện từ trường (EMC): Có nhiều loại can nhiễu EMC,
ví dụ như:
+ Thiết bị không sử dụng năng lượng cao tần gây can nhiễu EMC đối với thiết
bị viễn thông (máy tính, thiết bị điện gia dụng).
+ Thiết bị sử dụng năng lượng cao tần gây can nhiễu EMC đối với thiết bị viễn
thông (lò vi sóng, máy ép ni lông).
- Can nhiễu do các phát xạ ngoài băng: do các phát xạ ngoài băng hoặc phát xạ
giả của một đài phát gây ra, phát xạ này nằm ngoài độ rộng băng tần cần thiết, xuất
hiện do quá trình điều chế tín hiệu.
- Can nhiễu do điện thoại kéo dài.
1.2.3. Quy định về xử lý can nhiễu
a. Quyền của người sử dụng khi bị can nhiễu
Tổ chức, cá nhân (người sử dụng) khi được cấp giấy phép sử dụng tần số và
thiết bị phát sóng vô tuyến điện sẽ được bảo vệ bởi can nhiễu có hại.
Khi phát hiện can nhiễu, người sử dụng cần gửi ngay “Báo cáo nhiễu có hại”
theo mẫu quy định và thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông
thông để tổ chức việc xác định nguồn gây nhiễu, biện pháp giải quyết nhiễu có hại.
b. Trách nhiệm của người sử dụng
- Người sử dụng được cấp phép sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến
điện phải thực hiện đúng các nội dung đã quy định trong giấy phép và có
5
trách nhiệm áp dụng các biện pháp sau đây để hạn chế khả năng gây
nhiễu có hại cho người sử dụng khác và cho chính mình:
+ Giữ tần số phát trong phạm vi sai lệch tần số cho phép;
+ Giảm mức phát xạ không mong muốn ở trị số thấp nhất;
+ Sử dụng phương thức phát có độ rộng băng tần chiếm dụng nhỏ nhất (trừ một
số trường hợp đặc biệt như trải phổ);

+ Hạn chế phát sóng ở những hướng không cần thiết;
+ Sử dụng mức công suất nhỏ nhất đủ để đảm bảo chất lượng thông tin.
- Ngoài ra, nếu đài vô tuyến điện của người sử dụng thuộc nghiệp vụ phụ (Cục
Tần số vô tuyến điện có thông báo cụ thể đối với những trường hợp này) thì không
được gây nhiễu có hại cho đài vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ chính và không được
khiếu nại nhiễu có hại từ đài vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ chính mà tần số của các
đài vô tuyến điện này đã được ấn định hoặc có thể được ấn định muộn hơn.
c.Nguyên tắc xử lý khiếu nại nhiễu có hại
Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý nhiễu có hại theo nguyên tắc sau:
- Ưu tiên cho phát xạ trong băng, phát xạ không mong muốn phải được
hạn chế ở mức thấp nhất;
- Ưu tiên cho nghiệp vụ chính, các nghiệp vụ phụ phải thay đổi tần số
hoặc các tham số kỹ thuật phát sóng;
- Trong cùng một nghiệp vụ vô tuyến điện, tần số được cấp phép sử dụng
sau phải chuyển đổi, ưu tiên cho tần số được cấp phép sử dụng trước;
- Nếu sử dụng thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện trong khoa học, công
nghiệp, y tế; thiết bị điện, điện tử, khi gây nhiễu có hại cho các đài vô
tuyến điện phải thực hiện các biện pháp để loại bỏ nhiễu (trừ trường hợp
các thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện hoạt động đúng băng tần qui
định) và phải ngừng sử dụng các thiết bị này khi gây nhiễu có hại cho
nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường, an toàn, cứu nạn;
- Trường hợp nhiễu có hại chưa được khắc phục có thể áp dụng các biện
pháp: thay đổi tần số, hạn chế công suất phát; thay đổi chiều cao, phân
cực, đặc tính phương hướng của anten phát; phân chia lại thời gian làm
việc và các biện pháp cần thiết khác đối với đài gây nhiễu;
- Bên gây nhiễu do không thực hiện đúng nội dung giấy phép chịu trách
nhiệm về chi phí cho việc chuyển đổi tần số, thiết bị, xử lý nhiễu có hại.
d. Xử lý nhiễu có hại giữa các đài vô tuyến điện phục vụ kinh tế - xã hội với các đài
vô tuyến phục vụ quốc phòng, an ninh
6

- Trừ trường hợp đối với các băng tần được phân bổ cho quốc phòng, an
ninh sử dụng lâu dài, khi xảy ra nhiễu có hại giữa các đài vô tuyến điện
phục vụ kinh tế - xã hội với các đài vô tuyến điện phục vụ quốc phòng,
an ninh thì các đài vô tuyến điện quốc phòng, an ninh chủ động thay đổi
tần số và các tham số kỹ thuật phát sóng để tránh nhiễu.
- Trong trường hợp cần thiết, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì và
phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan khác
thành lập đoàn kiểm tra liên ngành giải quyết nhiễu có hại.
1.2. 4 Tổ chức hành chính của cục tần số vô tuyến điện
Cục Tần số vô tuyến điện bao gồm 8 Trung tâm tần số khu vực trên khắp địa
bàn cả nước:
1. Trung Tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 1 ở Hà Nội
2. Trung Tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 2 ở Hỗ Chí Minh
3. Trung Tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 3 ở Đà Nẵng
4. Trung Tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 4 ở Cần Thơ
5. Trung Tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 5 ở Hải Phòng
6. Trung Tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 6 ở Nghệ An
7. Trung Tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 7 ở Khánh Hòa
8. Trung Tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 8 ở Phú Thọ
1.2.5. Cấu trúc mạng đài tại các trung tâm kiểm soát tần số
7
1.2.6. Hệ thống kỹ thuật kiểm soát
a. Hệ thống thiết bị kỹ thuật thuộc các Trung tâm tần số vô tuyến điện
Ví dụ trung tâm kiểm soát tần số khu vực V được đặt tại Hải Phòng.
Trung tâm kiểm soát tần số khu vực V (HIPG) có trách nhiệm kiểm soát tần số
trong phạm vi 6 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh,
Thái Bình và Nam Định.
- Trạm trung tâm tại Hải Phòng: phát hiện và định hướng nguồn phát xạ từ
9KHz đến 3GHz
- Trạm kiểm soát cố định loại 1: Thu đo và định hướng các nguồn phát xạ

VTĐ đến tần số 2.7 GHz (dải tần kiểm soát 9KHz- 3GHz, dải tần định hướng
30MHz-3GHz), các trạm này được đặt ở các Trung tâm tần số VTĐ khu vực, các
thành phố lớn quan trọng, trung tâm vùng có mật độ máy phát cao, đông dân cư cần
xác định nhanh nguồn can nhiễu và các phát xạ vô tuyến bất hợp pháp.Tại Trung
tâm tần số khu vực V thì các trạm cố định loại 1 này được đặt tại các vị trí như:
Đông Hưng (Thái Bình), Hải Dương, Xuân Trường (Nam Định).
- Trạm kiểm soát cố định loại 2: Thu đo và định hướng các nguồn phát xạ
VTĐ (dải tần kiểm soát khoảng 9KHz MHz –3GHz, dải tần định hướng khoảng
30MHz-1GHz). Các trạm này được đặt tại các thị xã , các vùng có mật độ đài phát
8
Trạm kiểm soát
cố định tại trụ sở
Các trạm điều
khiển từ xa
Trạm trung tâm
tại trụ sở
Các xe kiểm soát
Thiết bị và đường
truyền số liệu với
các đơn vị thuộc cục
tần số VTĐ
Mạng LAN
Viba, ADSL, VSAT,
Dial-up
Máy thu phát VHF
không cao, các cửa khẩu, sân bay, hải cảng. Tại Trung tâm tần số khu vực V thì các
trạm cố định loại 2 được đặt tại các vị trí: Hòn Gai, Móng Cái, Cửa Ông.
- Trạm kiểm soát cố định loại 3 : Dải tần kiểm soát 9KHz-1GHz, phần định
hướng được tích hợp bởi chuyên viên kỹ thuật của Cục tần số VTĐ. Thường được
đặt tại khu vực nông thôn có mật độ đài phát thấp.

Các trạm ĐKTX cũng chính là các trạm kiểm soát cố định. Còn trạm trung tâm
tại trụ sở thực chất là một máy tính điều khiển các trạm điều khiển từ xa trên cơ sở
các chương trình điều khiển.
- Xe kiểm soát cơ động : Thu đo và định hướng các nguồn phát xạ VTĐ đến
2.7 GHz.
- Trạm định hướng HF: Gồm trạm định hướng lưu động và cố định có khả
năng định hướng các phát xạ vô tuyến điện đến tần số 30 MHz.
- Các thiết bị đơn lẻ khác như máy phân tích phổ, máy định hướng xách tay,
máy phân tích tín hiệu, máy đo tổng hợp, các loại anten kiểm soát…phục cho việc
đo kiểm và xử lý can nhiễu.
b. Hệ thống hỗ trợ kỹ thuật và tin học
- Vận hành, hướng dẫn sử dụng, bảo trì hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu để
cho tất cả các đơn vị trong Cục khai thác sử dụng.
- Kiểm chuẩn, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, sửa chữa các thiết bị kiểm tra kiểm
soát trong toàn Cục và đo kiểm tương thích điện từ (EMC).
c. Hệ thống điều hành
- Điều hành nhiệm vụ kiểm soát trong toàn Cục.
- Hướng dẫn thực hiện các quy trình kiểm soát, kiểm tra, xử lý vi phạm và xử
lý can nhiễu.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và đánh giá chất lượng về việc thực hiện các kế
hoạch kiểm soát, kiểm tra, xử lý vi phạm và xử lý can nhiễu của Trung tâm tần số
VTĐ khu vực
- Tổ chức phối hợp các ngành hữu quan trong lĩnh vực kiểm soát, kiểm tra, xử
lý vi phạm và xử lý can nhiễu
- Tổ chức thực hiện các chương trình kiểm soát quốc tế, các chương trình kiểm
soát chung của Cục.
1.3. CÁC THIẾT BỊ PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM TRA, KIỂM SOÁT
1.3.1. Các thiết bị kiểm tra
a. Anten thu đo
9

Mục tiêu của anten là thu lấy các tín hiệu từ môi trường với mức lớn nhất
có thể, đồng thời giảm tối thiểu ảnh hưởng của nhiễu. Các chỉ tiêu cụ thể của anten
kiểm soát sẽ được xác định chủ yếu bởi các ứng dụng riêng. Để đạt được kết quả tốt
nhất thì phân cực anten phải phù hợp với phân cực của dạng sóng thu, trở kháng
đường truyền và đầu vào của máy thu để đảm bảo truyền tối đa công suất. Các
anten bán định hướng có thể dùng kiểm soát nói chung, xác định phổ tần. Để quan
sát tín hiệu riêng có thể dùng anten định hướng nhằm thu được mức tín hiệu lớn
nhất và hạn chế ảnh hưởng của can nhiễu. Cho đến nay chưa có một loại anten nào
có khả năng thu hiệu quả tất cả các loại tín hiệu do đó các trạm kiểm soát yêu cầu
phải có một số các loại anten khác nhau với cấu hình thích hợp với từng băng tần :
VLF, LF, MF,HF,V/UHF, SHF…
- Với tần số dưới 30 MHz , khuyến nghị dùng anten cần phân cực đứng hoặc
anten dây, có chiều cao tổng thể không lớn hơn 0.1λ tại tần số cần đo, có sử dụng
mặt phản xạ.
- Trong dải tần từ 30 MHz đến 1000 MHz, khuyến nghị dùng anten lưỡng cực
(dipole) dải rộng hoặc anten có hướng. Anten phải có độ cao phù hợp (vd : 10m) và
hướng anten phù hợp với góc tới và phân cực của tín hiệu cần thu. Nếu đo trong
một dải tần rộng khuyến nghị dùng anten loga chu kì.
- Với tần số trên 1 GHz, độ lợi anten trở thành thông số quan trọng do độ mở
hiệu dụng nhỏ và suy hao ống dẫn sóng và phiđơ cao. Vì vậy khuyến nghị dùng
anten Horn hoặc anten loga chu kỳ nằm trong mặt phản xạ của parabol hoặc bộ
phân thu tín hiệu độ mở lớn. Anten có độ lợi cao cũng cần điều chình để thu được
phát xạ mong muốn nhất.
b. Máy phân tích phổ
Máy phân tích phổ là thiết bị thực hiện nhiều phép đo liên quan đến tần số:
phát hiện và phân tích tất cả các loại tín hiệu xuất hiện trong lĩnh vực thông tin vô
tuyến, các hài, các sản phẩm xuyên điều chế, đo đạc các tín hiệu có biên độ thấp bị
che lấp bởi nhiễu. Thiết bị được dùng đối với tần số thấp, tần số sóng mang, băng
tần cơ bản, tần số trung tần, vi ba, vệ tinh.
Máy phân tích phổ có các chức năng chính như sau:

- Đo phổ
- Đo băng thông (phương pháp X dB, β%), đo công suất kênh lân cận, đo tín
hiệu hài…
- Chức năng hiện giá trị max/min
- Chức năng đánh dấu cực đại, cực tiểu, các đỉnh kế cận
10
- Lưu trữ các giá trị đo
Các khả năng trên cho phép máy phân tích phổ thực hiện các phân tích tín hiệu
theo tần số, ứng dụng trong các lĩnh vực sản xuất, duy trì các đường thông tin viba,
radar, thiết bị viễn thông, hệ thống CATV (truyền hình cáp hữu tuyến), thiết bị phát
thanh, thông tin di động, kiểm tra các thiết bị, khảo sát tín hiệu.
c. Máy đo tổng hợp
Máy đo tổng hợp là một thiết bị VTĐ có các chức năng sau:
- Đo và kiểm tra các tham số máy phát ở các phương thức điều chế khác nhau:
AM, FM, SSB
- Đo và kiểm tra các tham số máy thu ở các phương thức điều chế khác nhau:
AM, FM, SSB
- Phân tích phổ
- Hiển thị dạng sóng
Các tham số chính ở các chế độ đo là:
- Méo âm tần
- Độ nhạy của tần số âm tần
- Công suất đầu ra âm tần
- Xác định tần số sóng mang của các đài lạ
- Độ lệch tần số
- Đo đầu ra của hài, phát xạ giả
- Độ nhạy ngưỡng
- Độ nhạy đầu ra tai nghe
- Công suất ra
Ngoài ra còn có các tham số phụ thuộc vào chế độ đo như: độ lệch tần số (đo

chế độ FM), đo độ sâu điều chế, hiển thị đường bao AM (đo chế độ AM),…
d. Máy đếm tần
Chức năng là để đo tần số
e. Máy định hướng cầm tay
Chức năng của máy định hướng cầm tay là xác định hướng của các nguồn
phát xạ trong phạm vi gần để định vị các nguồn phát xạ đó. Hướng của đài phát
được quan sát trên màn hình hiển thị. Sau khi biết được khu vực của các nguồn phát
xạ này bằng các thiết bị định hướng tầm xa khác (xe định hướng, trạm cố định ), sử
dụng thiết bị định hướng cầm tay để xác định chính xác vị trí của các đài lạ, nguồn
gây nhiễu…Thiết bị này chủ yếu được dùng khi cần khảo sát trên địa hình phức tạp.
f. Máy đo tọa độ GPS
11
Máy đo toạ độ GPS có chức năng xác định vị trí (kinh độ, vĩ độ) của điểm đặt
anten
g. Máy đo độ cao dùng tia laze
Máy này dùng để đo độ cao cột anten
1.3.2. Các thiết bị kiểm soát
a. Trạm kiểm soát cố định (trạm thu đo định hướng có người)
Trạm kiểm soát cố định được đặt cố định tại các trung tâm vùng. Các trạm kiểm
soát cố định thực hiện các phép đo định hướng thông thường trong dải V/UHF.
Hoạt động của những trạm cố định này có thể kết hợp với các số liệu lấy từ các
trạm kiểm soát tự động ĐKTX và các xe kiểm soát.
Các trạm kiểm soát cố định cho phép khảo sát phổ tần số vô tuyến điện, đo các
thông số của phát xạ điện từ trường với thời gian tối thiểu cho phép. Điều đó được
thể hiện qua những nhiệm vụ sau:
- Kiểm soát và đo các chỉ tiêu của các đài VTĐ ví dụ như: tần số, băng thông,
điều chế…
- Các phép đo liên quan đến nhiễu bao gồm:
+ Xác định các nguồn gây nhiễu
+ Từng bước loại trừ nhiễu

- Nhận dạng và phân tích các loại phát xạ bằng việc định hướng và phân tích
tín hiệu
- Phát hiện và từng bước đình chỉ các hoạt động vô tuyến không được cấp phép
- Tham gia hệ thông kiểm soát quốc tế
- Nghiên cứu độ chiếm dụng phổ tần
b. Các trạm kiểm soát điều khiển từ xa
Các trạm kiểm soát tự động điều khiển từ xa nhận nhiệm vụ từ các Trung tâm
Tấn số khu vực qua đường liên lạc vô tuyến ( viba, ADSL, VSAT)hoặc hữu tuyến (
dial - up) đảm bảo công tác kiểm soát được liên tục mà không có sự có mặt của
nhân viên vận hành. Chế độ hoạt động của trạm có thể được định trước hoặc ở chế
độ thoại trực tiếp. Các trung tâm khu vực có thể dừng hoạt động của trạm bất cứ lúc
nào và yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ khác.
Phạm vi kiểm soát của một trạm ĐKTX khoảng trong vòng bán kính là 50 km –
60 km. Thực tế, người ta thường bố trí 3 trạm tạo thành hình tam giác đều mỗi cạnh
60 km để kiểm soát.
c. Các xe đo, định vị lưu động và bán lưu động
Các xe lưu động có các chức năng sau:
12
- Thực hiện các phép đo cơ bản
- Khảo sát cường độ trường
- Kiểm tra chất lượng các đường truyền
- Đo các tham số của tín hiệu TV
- Xe định vị lưu động có thể dò tìm đến tận nguồn phát xạ
Các xe đo, định vị khắc phục được hạn chế về tầm kiểm soát của các thiết bị đặt
cố định của mỗi trung tâm, xác định nhanh chóng nguồn nhiễu. Ngoài ra trong khi
lưu động, xe còn phải đo nhiều tham số rất quan trọng khác phục vụ cho công tác
phân tích vùng bao phủ của mạng thông tin di động.
d. Các máy thu chuyên dùng ICOM R9000, AR3000
AR3000 :
- Băng tần làm việc là dải V/UHF

- Có 400 kênh nhớ có thể lưu trữ các thông tin như tần số, mode
thu, độ suy giảm RF…
- Chế độ làm việc theo một dải với bước nhảy tuỳ ý.
R9000 : Về cơ bản máy thu R9000 có đầy đủ chức năng như của máy thu
AR3000 chỉ khác dải tần hoạt động rộng hơn và thêm một số chức năng khác:
- Băng tần làm việc là 100 KHz ÷ ~ 2 GHz
- Có 1000 kênh nhớ để lưu trữ các thông tin như tần số, mode thu,
độ suy giảm RF…
- Có khả năng quan sát được dạng tín hiệu (dạng phổ tín hiệu)
- Có khả năng định hướng tín hiệu
- Phân tích được sự điều chế
Các thiết bị chuyên dụng này được thực hiện chủ yếu với mục đích thu các tín
hiệu có thể giải điều chế được, đặc biệt là các tín hiệu thoại như: FM, AM, SSB,
WFM, NFM… Các máy thu này sử dụng 2 loại anten là AH7000 và DA3000.
e. Các thiết bị phụ trợ khác
Bộ khuếch đại tạp âm thấp dùng để khuếch đại tín hiệu thu yếu, bản đồ số
dùng để xác định hướng và vị trí các đài phát, máy đo cự ly…
13
CHƯƠNG II. CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHÉP ĐO
Việc biểu diễn trong miền tần số đặc biệt hiệu quả khi quan sát độ chiếm phổ
tần, can nhiễu, sóng tán xạ và phản xạ. Ngoài ra, việc hiển thị dải tần ở các chế độ
điều biến khác nhau ( FSK, PSK, DAB ) còn cho phép nhận dạng các phương pháp
điều chế. Việc biểu diễn trong miền thời gian giúp ta hiểu được sự phụ thuộc thời
gian của pha tín hiệu và đặt thời gian đo cần thiết để đo chính xác. Đặc biệt là khi
nghiên cứu các nguồn phát từ các hệ thống thông tin số, miền thời gian giúp ta đo
thông số của ghép kênh phân chia theo thời gian (TDM) như thời gian nghỉ và thời
gian phát, số khe thời gian bị chiếm. Tín hiệu mà các đài kiểm soát tần số thu được
có thể mô tả bằng miền thời gian hay tần số như hình 2.1.
Miền thời gian Miền tần số
14

Tín hiệu hình sin
Tín hiệu điều biên
Xung hình chữ nhật theo chu kỳ
Hình 2.1. Một số tín hiệu theo chu kì trong miền thời gian và tần số
2.1 ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐO LƯỜNG VÔ TUYẾN ĐIỆN
2.1.1 Các đặc tính và thông số của tín hiệu
Tín hiệu dùng trong điện tử được mô tả bằng các biểu thức toán học sau đây:

1 2
( ) ( , , , , )
n
s t s t a a a=
Hoặc s(f) = s(f, ,,�-
2
., …, )
15
Từ các biểu thức trên, ta thấy rằng tín hiệu s(t) không những phụ thuộc vào
thời gian và s(f) không chỉ phụ thuộc vào tần số mà chúng còn phụ thuộc vào nhiều
đại lượng khác là ,�-
1
,,�-
2
.,…, và ,b
2
,…,b
n
. Các đại lượng đó được gọi chung
là các thông số của tín hiệu.
Tín hiệu s có rất nhiều dạng khác nhau, tùy mục đích sử dụng tức là tùy
thuộc vào loại tin tức mà tín hiệu này phản ánh.

Để nghiên cứu những biện pháp truyền dẫn và biến đổi tín hiệu, chúng ta
phải tiến hành đo các thông số của nó. Người ta không xét tới thông số của tất cả
các loại tín hiệu, bởi vì trên thực tế không thể làm như vậy và không cần thiết. Số
lượng tín hiệu được dùng để quy định làm đối tượng đo lường là rất ít so với số
lượng tín hiệu trên thực tế và được gọi là những tín hiệu mẫu.
Các tín hiệu trong điện tử thường được biểu diễn theo hàm của thời gian
hoặc theo hàm tần số.
Dạng của các tín hiệu cơ bản được khảo sát thông số bao gồm:
- Tín hiệu điều hòa
- Tín hiệu tuần hoàn
- Tín hiệu xung
- Tín hiệu số
2.1.2 Cách biểu diễn tín hiệu theo hàm số của thời gian và tần số
a. Hàm số theo thời gian
Hàm số theo thời gian là hàm số dạng:
S=f(t)
Ngoài tham số thời gian ra, còn có các tham số khác trong biểu thức của f(t),
nên có thể biểu diễn như sau:
S=f(t,a
1
,a
2
,…,a
n
)
Các thông số a
1
,a
2
,…,a

n
của tín hiệu sẽ xác định dạng của tín hiệu, do đó mỗi
tín hiệu khác nhau, ta sẽ có những tham số khác nhau và hàm số khác nhau.
Với những tín hiệu khác nhau đó, để đo các thông số tín hiệu của chúng, ta
phải có những phương pháp phù hợp nhằm đưa ra kết quả gần với thực tế
nhất.
Ví dụ khi sử dụng Ô-xi-lô để hiển thị một tín hiệu theo thời gian, ta có thể thấy
được các tham số về dạng của tín hiệu như cường độ, chu kỳ, độ di pha.
16
Hình 2.3: Biểu diễn tín hiệu theo thời gian
b. Hàm số theo tần số.
Hàm số theo tần số có dạng
S=φ(f)
Hàm số theo tần số thường được dùng để biểu diễn các tín hiệu tuần hoàn
hoặc cho một tín hiệu trong một khoảng thời gian hữu hạn.
Khi biểu diễn một hàm theo tần số, ưu điểm là có thể thấy được dải tần của
tín hiệu, từ đó có những phương pháp phù hợp để xử lý tín hiệu.
Hình 2.4.Biểu diễn tín hiệu theo thời gian và theo tần số
Ví dụ khi cần lấy mẫu một tín hiệu, ta phải biết được dải tần của nó và sẽ lấy
mẫu trong khoảng thời gian phù hợp với tần số của tín hiệu theo định lý lấy mẫu.

17
Hình 2.5. Lấy mẫu tín hiệu
T
lm

Với T
lm
là chu kỳ lấy mẫu.
F

max
là tần số lớn nhất của tín hiệu.
2.1.3. Các thông số của các dạng tín hiệu
a. Tín hiệu xung
Tín hiệu xung được sử dụng đặc biệt rộng rãi trong kỹ thuật vô tuyến: thông
tin xung, radar, điều khiển, truyền hình vô tuyến… vì vậy đo lường các thông số
của xung chiếm vị trí khá quan trọng.
Tín hiệu xung có nhiều loại và mỗi loại lại có một nhóm thông số đặc trưng.
Người ta phân biệt những loại tín hiệu xung sau.
- Xung đơn
- Nhóm xung
- Nhóm xung cốt
- Dãy xung tuần hoàn.
 Xung đơn: là dòng điện hoặc điện áp mà giá trị của nó chỉ khác không trong
một khoảng thời gian hữu hạn, có thể sánh được với thời gian quá độ của
mạch điện nào đó khi xung này tác động vào.
Riêng xung đơn lại có nhiều loại phân biệt nhau theo dạng và mỗi loại gắn
liền với những thông số khác nhau.
Thông dụng nhất là xung vuông. Hình 2.6(a)
Trong đó A
m
: Biên độ
: Độ rộng xung
Đoạn ab là sườn trước. đoạn bc là đỉnh và đoạn cd là sườn sau của xung.
18
A
m
A
m
A

m
A
m
a
b
c
d
a
b
c
a
b
c
d
a)
b)
c)
d)
t
t
A
m
/2
t
th
ng
d
1
2
1

2
Hình 2.6. Một số dạng xung đơn
Xung răng cưa (hình b) được đặc trưng bởi sườn trước đoạn ab, sườn sau đoạn bc ,
hình chiếu của các đoạn này lên trục thời gian tương ứng là thời gian quét thuận τ
th

và thời gian quét ngược τ
ng
. Giá trị đỉnh của xung gọi là biên độ, ký hiệu là A
m.
Xung hình thang( hình c) có sườn trước là đoạn ab, khi được chiếu lên trục thời
gian thì được độ rộng sườn trước τ
1
, sườn sau cd chiếu lên trục thời gian sẽ được độ
rộng sườn sau τ
2
. Biên độ A
m
tính từ đỉnh xung. Độ rộng xung τ là khoảng thời gian
giữa hai điểm sườn trước và sau đạt tới . Do đó:
τ
d
+
Xung hàm số mũ( hình e) có sườn trước thẳng đứng, sườn sau giảm theo hàm mũ,
tức là:
S(t)=
Trong đó, A
m
là biên độ, còn τ là hằng số thời gian của xung τ tính bằng cách kẻ
một đường tiếp tuyến với đường cong ở một điểm bất kỳ, hoành độ của nó ký hiệu

là t
1,
tiếp tuyến này cắt trục hoành tại điểm t
2
, ta có: τ =t
2
-t
1.
19
 Nhóm xung
Là tập hợp của một số xác định các xung đơn cùng dạng cách đều nhau. Các
thông số của loại này là: số xung k, chu kỳ lặp lại T, thời hạn nhóm xung T
n
.
Nhóm xung như hình dưới với giả thiết các xung thuộc nhóm là xung
vuông, có độ rộng τ. Từ hình vẽ ta thấy:
T
n
=(k+1)T+τ
t
A
m
1
2
3
k
T
n
T
Hình 2.7. Nhóm xung

 Nhóm xung cốt:
Khác với nhóm xung ở chỗ các xung trong nhóm có thể không cùng một
dạng và khoảng cách giữa chúng là tùy ý. Tuy nhiên, số xung trong nhóm,
dạng và giá trị các thông số mỗi xung đã biết một cách chính xác. Khi tính
khoảng cách giữa hai xung trong nhóm, người ta tính từ điểm các sườn trước
đạt tới một nửa biên độ (hình 2.8)
A
1
A
2
t
T
A
1
2
A
2
2
Hình 2.8. Nhóm xung cốt
 Dãy xung tuần hoàn
Là sự lặp lại một cách đều đặn (với chu kỳ T) xung đơn có dạng nào đó. Đối
với loại tín hiệu này, các thông số độ rộng xung τ, tỷ số = q là độ rỗng của
dãy xung, còn nghịch đảo của nó là d = = gọi là hệ số lấp đầy.
Để đo lường các thông số xung, người ta dùng các vôn-met đỉnh( vôn-met-
xung), máy đo thời gian, máy đo tần số lặp lại. Nhưng trong đo lường xung,
20
thông thường hơn cả là dùng các dao động ký xung có trang bị các khối
chuẩn thời gian chuẩn biên độ theo cả trục X và Y.
 Tín hiệu số
Tín hiệu số có bản chất là tín hiệu mang thông tin dạng số nhị phân bao gồm

cac tín hiệu biểu thị cho số 0 và 1. Để định nghĩa các bít 0 người ta có thể sử
dụng rất nhiều cách. Ví dụ như có thể dùng các mức điện áp, thông thường
bít 0 ứng với mức điện áp 0V( 0÷0.5V) và bít 1 tương ứng với mức điện áp
5V (4.5÷5V). Ngoài ra cũng có thể quy định ngược lại, mức điện áp thấp ứng
với bít 1 và mức điện áp cao ứng với bít 0.
Tín hiệu số thường được biểu thị dưới dạng chuỗi xung vuông. Nếu tín hiệu
là bít 1, ta sẽ có một chuỗi xung vuông có mức điện áp cao, nếu tín hiệu là
bít 0 thì điện áp ở mức thấp. Do đó, tín hiệu điện áp dù là mức cao hay mức
thấp thì nó đều có ý nghĩa mang tin tức. Khoảng cách giữa các bít cách đều
nhau và độ rộng của một bít tín hiệu thì hoàn toàn phụ thuộc vào việc người
dùng định nghĩa tín hiệu đó
Hình 2.9. Tín hiệu số
Khi tín hiệu số được truyền đi, người ta có thể dùng các phương pháp mã hóa khác
nhau. Tùy theo phương pháp mã hóa của tín hiệu mà dạng của tín hiệu số đã được
điều chế này sẽ khác nhau.
2.2. SAI SỐ TRONG ĐO LƯỜNG TÍN HIỆU TRONG KIỂM SOÁT
TẦN SỐ
Mọi kết quả đo lường đều có thể có sai số. Các đài kiểm soát tần số phải tự
kiểm tra các sai số trong các kết quả đo lường đó và từ đó đưa ra quyết định sẽ hành
động như thế nào trong giới hạn cho phép của mình. Các việc đo lường theo qui
định bao gồm đo tần số, đo mức của tín hiệu, đo mật độ băng tần. Trong các trường
hợp đó, ta có thể xác định được giá trị cực đại của sai lệch điểm không tần số, năng
lượng phát xạ có ích, (e.r.p) và mật độ băng tần.
Đặc điểm cơ bản của kỹ thuật đo lường vô tuyến điện là các phép đo được
thực hiện trong một dải phổ rất rộng từ 3kHz – 300GHz do vậy các phương pháp
đo, cấu trúc của máy đo và cả độ chính xác của phép đo cũng đều phụ thuộc vào dải
tần của đối tượng cần đo. Ví dụ ở tần số thấp thì dễ dàng đo được dòng điện và điện
21
áp, nhưng ở siêu cao tần thì các thông số cần xác định là dòng điện, điện áp trở nên
vô nghĩa khi cần định lượng thông số trên mạch, mà phải xác định chúng thông qua

công suất. Độ chính xác của phép đo thường phụ thuộc nhiều vào sự khử bỏ các ảnh
hưởng các ảnh hưởng ghép ký sinh của các thông số của bản thân máy đo, ví dụ như
điện dung, điện cảm, điện trở của mạch cần đo. Ảnh hưởng này tăng khi tần số càng
tăng cao. Do vậy khi đo cùng một đại lượng mà ở tần số khác nhau thì không những
cần có các phương pháp khác nhau mà máy đo được dùng để đo cũng phải có cấu
tạo khác nhau. Khi đã chọn đúng phương pháp đo và máy đo thích hợp rồi thì phải
chú ý đến các thao tác cần thiết, cách mắc đo thế nào để nâng cao hơn độ chính xác
của phép đo. Ví dụ như cần giảm tới mức tối thiểu điện áp tạp tán, điện dung ký
sinh của dây nối, của máy đo.
Hình 2.3. Hiện tượng tần số ảnh
Các thuật ngữ “sai số”, “lỗi” thường được sử dụng tuy nhiên không hoàn
toàn chính xác. Sau mỗi lần đo lường, ta luôn có một kết quả sai lệch với kết quả
chính xác. Nếu biết được kết quả chính xác của phép đo, thì sai số trên biểu thị sự
khác biệt giữa kết quả đo được và kết quả thực. Sai số càng thấp thì độ chính xác
càng cao, tuy nhiên, rất khó để xác định được.
Giá trị sai số u(
i
x
)

ở đơn vị decibel và hệ số cảm c
i
được đánh giá dựa theo
giá trị
i
x
của từng đơn vị trên. Sai số tiêu chuẩn của cả hai giá trị trên được tính như
sau:



=
i
i
22
ic
)x(uc)y(u
(2.1)
Sai số mở rộng của một đài kiểm soát tần số U
ms
được tính như sau:
22

)y(u2U
cms
=
(2.2)
Những thông số ảnh hưởng đến quá trình đo là:
+) Đối với đo tần số, ta có các yếu tố gây sai số sau:
- Bộ dao động chuẩn gốc.
- Quá trình đo lường.
- Thang chia độ của chỉ số.
- Độ ổn định của tín hiệu.
- Thời gian đo tương ứng với đơn vị cần đo.
+) Đối với đo cường độ trường và mật độ phổ công suất, ta có các yếu tố gây
sai số sau:
- Chỉ số của máy thu.
- Độ suy giảm kết nối giữa anten và máy thu.
- Chỉ số của anten.
- Độ chính xác của điện áp sóng hình sin của máy thu.
- Độ chọn lọc máy thu liên quan đến độ rộng dải băng tần.

- Mức nhiễu của máy thu.
- Ảnh hưởng do cổng phát và máy thu không tương xứng.
- Nội suy tần số.
- Biến thiên các chỉ số của anten hiệu ứng liên kết tương hỗ.
- Độ định hướng của ăng ten.
- Đáp ứng phân cực ngang của anten.
- Độ cân bằng của anten.
- Tán xạ và phản xạ sóng do vật cản.
+) Đối với đo độ rộng băng tần bị chíếm, ta có các yếu tố gây sai số sau:
- Phương thức đo lường.
- Độ phân giải của băng tần.
- Đặc điểm không tuyến tính của biên độ.
- Biến đổi theo thời gian của tín hiệu.
- Quá trình đo ( ví dụ cho tín hiệu TDMA).
- Chỉ số của bộ phân tích và máy thu.
Ví dụ về đo cường độ trường ở một trạm kiểm soát tần số cố định và di động
trong dải tần sô 30 đến 3000 MHz. Cường độ trường E được tính như sau:
SRAFMVVVAFVE
OnfselSWR
δδδδδδ
+++++++=
(2.3)
trong đó:
r
V
: giá trị hiển thị trên màn hình máy thu.
23
L
C
: độ suy giảm của anten và máy thu.

AF: chỉ số của anten.
SW
V
δ
: điện áp sóng hình sin.
sel
V
δ
: độ chọn lọc của máy thu.
nf
V
δ
: độ nhiễu nền.
M
δ
: độ lệch giữa máy thu và anten.
δAF
o
: các giá trị khác của anten.
SR
δ
: ảnh hưởng của nhiễu.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐO THÔNG SỐ
TÍN HIỆU TRONG KIỂM SOÁT TẦN SỐ
3.1.ĐO TẦN SỐ
Mục đích :
Để xác định tần số của các đài phát xạ VTĐ phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát và
xử lý can nhiễu tần số VTĐ.
Kiểm tra tần số của các máy phát, đánh giá chất lượng của các máy phát VTĐ.
Khái niệm : Đo tần số là quá trình so sánh giữa tần số chưa biết và một tần số đã

biết (tần số chuẩn). Trên cơ sở quá trình so sánh ta có những phương pháp đo tần
số sau:
Các phương pháp thông thường:
_ Phương pháp tần số phách ( Beat Frequency).
_ Phương pháp so sánh tần số ( Offset Frequency).
_ Phương pháp đếm tần (Frequency Counter).
_ Phương pháp phân biệt tần số (Frequency Discriminator ).
_ Phương pháp Lissajous trực tiếp (Direct Lissajous).
_ Phương pháp quét dùng phân tích phổ (Swept Spectrum Analyser).
_ Phương pháp ghi pha (Phase Recording).
Các phương pháp sử dụng bộ xử lý tín hiệu số (DSP).
_ Phương pháp sử dụng đo tần số tức thời (IFM).
_ Phương pháp FFT.
24
Trên thực tế các phép đo tần số tiến hành ở các trạm kiểm soát là phép đo từ xa,
thực hiện bởi các máy thu. Để đạt kết quả chính xác các máy thu phải có đặc tính
sau:
_ Độ nhạy đầu vào cao.
_Điều chế méo và xuyên điều chế thấp;
_ Bộ lọc đầu vào thích hợp (bộ tiền chọn lựa) để bảo vệ dải tần số đo chống lại các
tần số không mong muốn.
_ Có đầu vào tần số chuẩn ngoài.
_ Tạp âm của bộ dao động trong thấp.
_ Có điều chỉnh độ lợi thủ công, từ xa hoặc tự động.
_ Có đầu ra IF làm chuẩn cho các phép đo khác.
Bảng 3.1: Một số phương pháp đo tần số sử dụng trong kiểm soát tần số
BF OF DL FC FD PR SSA IFM FFT
Sóng mang liên tục
(NON)
x x x x x x x x x

Điện báo mooc (A1x) x x x x x x x
Điện báo mooc(A2x,
H2x)
x x x x x x x x x
Điện báo vô tuyến(F1B,
F7B)
x x x x x x x
Fax (F1C) x x x x x x x
Điện thoại vô tuyến và
phát thanh truyền hình
(A3E)
x x x x x x x x x
Điện thoại vô tuyến và
phát thanh truyền hình
(H3E, R3E,B3E)
x x x x x x x x
Điện thoại vô tuyến và
phát thanh truyền hình
(F3E)
x x x x x
Điện thoại vô tuyến(J3E) x x
Phát thanh truyền hình số
(COFDM)
x x
Truyền hình tương tự
(C3F)
x x x x x x x x x
FDM vô tuyến chuyển
tiếp( F8E)
x x x x

25

×