Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Gốm sứ trong quan hệ giao thương Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ XVII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.02 MB, 135 trang )


1

FĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN






GỐM SỨ TRONG QUAN HỆ GIAO THƯƠNG
VIỆT NAM – NHẬT BẢN THẾ KỶ XVII







LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC











Hà Nội-2013

2

FĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN





GỐM SỨ TRONG QUAN HỆ GIAO THƯƠNG
VIỆT NAM – NHẬT BẢN THẾ KỶ XVII



Chuyên ngành: Châu Á học

Mã số: 60 31 50





LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC





Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Văn Kim




Hà Nội-2013

3


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 6
Chƣơng 1 10
LỊCH SỬ QUAN HỆ GIAO THƢƠNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN 10
1.1. Những mối liên hệ truyền thống Việt Nam - Nhật Bản 10
1.1.1. Những mối liên hệ thời cổ trung đại 10
1.1.2. Những mối liên hệ thời cận thế 12
1.2. Bối cảnh chung về kinh tế xã hội hai nƣớc Việt Nam - Nhật Bản 16

1.2.1. Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ XVII 17
1.2.2. Bối cảnh kinh tế xã hội Nhật Bản thế kỷ XVII 20
1.3. Khái quát về hoạt động thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ XVII 22
Chƣơng 2 29
SỰ HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC TRƢNG GỐM SỨ VIỆT NAM - NHẬT BẢN 29
2.1. Gốm sứ Việt Nam 29
2.1.1. Sơ lƣợc về lịch sử gốm sứ Việt Nam và các dòng gốm sứ tiêu biểu 29
2.1.2. Đặc trƣng của gốm sứ Việt Nam 36
2.1.3. Gốm sứ Việt Nam tìm thấy ở Nhật Bản 39
2.2. Gốm sứ Nhật Bản 44
2.2.1. Gốm sứ Nhật Bản - lịch sử phát triển và những đặc trƣng 44
2.2.2. Đặc trƣng căn bản của gốm sứ Nhật Bản 53
2.2.3. Gốm sứ Nhật Bản tìm thấy ở Việt Nam 58
Chƣơng 3 61
GỐM SỨ VIỆT NAM - NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH MẬU DỊCH ĐÔNG Á 61
3.1. Gốm sứ Việt Nam trong hoạt động giao thƣơng quốc tế 61
3.2. Gốm sứ Nhật Bản trong hoạt động giao thƣơng quốc tế 65
3.3. Gốm sứ trong bối cảnh quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản 68

4

3.3.1. Đánh giá mối tƣơng quan trong quan hệ thƣơng mại gốm sứ 68
3.3.2. Triển vọng về con đƣờng phát triển thƣơng mại gốm sứ Việt Nam qua tham
chiếu với thƣơng mại gốm sứ Nhật Bản 95
KẾT LUẬN 108
PHỤ LỤC 121
Phụ lục 1 : Sơ lƣợc về lịch sử gốm sứ Nhật Bản 121
Phụ lục 2 : Bản đồ gốm sứ Nhật Bản 121
Phụ lục 3 : Gốm sứ Việt Nam tìm thấy ở Nhật Bản 121
Phụ lục 4 : Gốm Hizen xuất khẩu sang Đông Nam Á (nửa cuối thế kỷ XVII) 127

Phụ lục 5: Tình hình xuất nhập khẩu gốm sứ Việt Nam - Nhật Bản 128
Phụ lục 6: Mô hình phân tích SWOT 132




5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hình 1.1: Một phần bức tranh Giao chỉ độ hải đồ 16
Hình 1.2: Di cảo bức thư có tựa đề “An nam phó đô đường phúc nghĩa hầu Nguyễn” . 24
Hình 1.3: Mật độ thương thuyền Nhật Bản đến Việt Nam thời kỳ Châu ấn thuyền 26
Hình 2.1: Gốm hoa nâu thời Lý - Trần 30
Hình 2.2: Hiện vật gốm sứ từ con tàu đắm ngoài khơi Cù Lao Chàm 33
Hình 2.3: Gốm Bát Tràng thế kỷ XVII 36
Hình 2.4: Gốm Yayoi và Jomon 45
Hình 2.5 : Các dòng gốm sứ tiêu biểu của Nhật Bản thế kỷ XVII : 1.Nabeshima,
2.Kakiemon, 3.Kutani, 4.Imari 53
Hình 2.6: Một số hiện vật bát sứ Hizen khai quật tại Hội An 59
Hình 3.1: Các mặt hàng gốm sứ Nhật do VOC xuất khẩu từ Nhật Bản đến Đàng Ngoài 72
Hình 3.2 : Sứ Hizen xuất khẩu sang châu Âu nửa cuối thế kỷ XVII 73
Hình 3.3 : Bản đồ hải trình của thuyền mành (tousen) 74






6


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Mục đích nghiên cứu:
Bằng việc khảo cứu, kết hợp điều tra điền dã và xâu chuỗi các thành tựu nghiên
cứu hiện có về lịch sử hính thành, kỹ thuật sản xuất, mô hính phát triển của gốm sứ
Việt Nam - Nhật Bản, tác giả mong muốn phân tìch một cách chọn lọc các vấn đề trọng
yếu trong thương mại gốm sứ hai nước nhằm đem đến một cách đánh giá mới trên cơ
sở những lý thuyết hiện đại về kinh tế, quản trị để nhín nhận mối quan hệ giao lưu
thương mại Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ XVII. Từ các kết quả đó, ta sẽ có thêm những
khẳng định khoa học cho thành tựu thương mại gốm sứ song phương và đa phương
trong bối cảnh kinh tế, xã hội thế kỷ XVII, tiến tới tham chiếu và vận dụng đến những
vấn đề có ý nghĩa trong quan hệ hai nước trong hiện tại và tương lai.
Ý nghĩa của đề tài:
Không giống như bất kỳ một loại hính sản phẩm nào, gốm sứ mang lại những
thông điệp chình xác và khoa học và là những tư liệu quý giá phục vụ cho nghiên cứu.
“Từ buổi bính minh của muôn vật, đời sống con người không bao giờ tồn tại mà không
tự biểu hiện trong một loại nào đó của tác phẩm đồ gốm” [60]. Gốm sứ luôn là thực thể
quan trọng trong đời sống con người cũng như trong tiến trính lịch sử phát triển chung
của nhân loại. Ví vậy, nghiên cứu về gốm sứ, đặc biệt là gốm sứ trong quan hệ giao
thương Việt Nam - Nhật Bản sẽ có rất nhiều ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh hội nhập
và phát triển ngày nay. Chình ví vậy, ở luận văn này tác giả không có ý định so sánh
hơn kém về cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật gốm sứ giữa hai nước Việt Nam - Nhật
Bản mà chỉ xác định đối tượng nghiên cứu là gốm sứ thương mại thế kỷ XVII và mong
muốn làm sáng tỏ phần nào vai trò của gốm sứ trong mối quan hệ giao thương Việt
Nam Nhật Bản thế kỷ XVII.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài gốm sứ cũng như thương mại gốm sứ Việt Nam - Nhật Bản đã nhận được sự
quan tâm của rất nhiều các nhà nghiên cứu, các học giả trong và ngoài nước đề cập trong các

công trính khoa học, trong các hội thảo quốc tế, trên các tạp chì nghiên cứu chuyên ngành
trong thời gian qua. Hàng loạt các hội thảo quốc tế, tọa đàm trao đổi học thuật được diễn ra
sôi nổi trong suốt những năm từ 1998~2010 về các vấn đề liên quan đến lịch sử giao thương
giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản. Bên cạnh đó, hàng loạt các công trính khảo cổ, khảo

7

cứu tại các địa điểm nổi bật ở cả hai nước đã đem lại nguồn tri thức mới rất dồi dào, mở ra
những hướng phát triển nghiên cứu chuyên sâu và mới mẻ.
Tác giả luận văn đặc biệt tiếp cận tới các công trính nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu người Nhật Bản như Sakurai Kiyohiro, Kukuchi Seiichi, Aoiki Michio,
Uchida Kusuo, Yoshida Yasuko… và các nhà nghiên cứu người Việt Nam như Phan
Huy Lê, Vũ Minh Giang, Nguyễn Văn Kim, Nguyễn Thừa Hỷ, Phan Hải Linh, Lâm
Mỹ Dung, Phạm Quốc Quân, Bùi Minh Trì, Hà Văn Cẩn… Các nhà nghiên cứu trên đã
làm sáng tỏ rất nhiều vấn đề học thuật liên quan đến tri thức về lịch sử hính thành và
phát triển gốm sứ Việt Nam - Nhật Bản, về những di chỉ khảo cổ mang dấu ấn quan hệ
ngoại giao thương mại Việt Nam - Nhật Bản, về bằng chứng xác thực mang tình định
lượng để đánh giá các hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại gốm sứ, cũng như
những nhận định sâu sắc mang tình định hướng và mở ra triển vọng mới cho mối quan
hệ chiến lược Việt Nam - Nhật Bản.
Tuy nhiên, chưa nhiều các công trính nghiên cứu có tình chất tham chiếu cụ thể
về mối tương quan trong quan hệ thương mại gốm sứ nói chung và quan hệ giao
thương Việt Nam - Nhật Bản nói riêng, nếu có thí các dữ liệu thường chưa đầy đủ và
mang tình chất định tình.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng
Gốm sứ Việt Nam - Nhật Bản chế tác vào thế kỷ XVII được tím thấy từ các di
tìch khảo cổ và mối quan hệ thương mại gốm sứ giữa hai nước vào thời kỳ này. Tuy
nhiên, do còn nhiều tranh luận về khái niệm, cách phân loại gốm và sứ nên nhằm
hướng tới đối tượng nghiên cứu chình là quan hệ thương mại gốm sứ Việt Nam - Nhật

Bản, tác giả sử dụng chung khái niệm gốm sứ cho cả gốm và sứ. Đã có nhiều nghiên
cứu trính bày những quan niệm, những cách gọi xung quanh các thuật ngữ của nghề
gốm (gốm, đất nung, sành, sứ…), những tiêu chì về việc phân loại cũng như quan niệm
về thẩm mỹ, về công dụng của gốm sứ khác nhau và tác giả đôi chỗ khi đưa ra ý kiến
của mính cũng ủng hộ quan điểm này hay quan điểm khác. So với nhiều loại hính nghệ
thuật và nhiều loại hính sản phẩm đã từng tồn tại, gốm/đồ gốm có một niên đại sớm
(thậm chì rất sớm) với một chặng đường phát triển khá dài và hầu như không bị đứt
đoạn [107]. Mỗi một giai đoạn trong lịch sử, chúng đều có một dấu ấn riêng và có thể
định vị một tên gọi, một phong cách riêng. Sự phong phú, đa dạng các loại hính trong
lịch trính phát triển chình là nguyên nhân dẫn đến sự “chưa thể thống nhất” những quan
niệm về gốm sứ. Trong khi trính bày, tác giả cố gắng lược thuật những ý kiến, những

8

quan điểm của các học giả với mục đìch đưa ra một mặt bằng tổng quan về lịch sử giao
thương và những đặc trưng của gốm sứ Việt Nam - Nhật Bản qua từng thời kỳ lịch sử.
Phạm vi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ thời gian và khả năng có hạn, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu
dựa trên nguồn dữ liệu được tập hợp từ các công trính nghiên cứu về gốm sứ và hoạt
động thương mại gốm sứ của các nhà khoa học trong và ngoài nước đăng trên các tạp
chì, hội thảo và các nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử, văn hóa và kinh tế xã hội của
Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ XVII. Bài viết cũng không đề cập sâu tới các kiến thức về
kỹ thuật, mỹ thuật, cũng như giá trị của các loại cổ vật gốm sứ mà chỉ đi sâu vào đánh
giá giá trị thương phẩm của gốm sứ với tư cách là một loại hàng hóa thương mại từ đó
chứng minh thêm về những mối liên hệ truyền thống và nền tảng cho quan hệ giao
thương giữa hai nước trong quá khứ cũng như trong hiện tại.
Về thời gian: Luận văn chọn bối cảnh thế kỷ XVII bởi lẽ với cả Việt Nam và Nhật Bản,
giai đoạn ghi nhận những bước thăng trầm đặc biệt trong lịch sử hính thành và phát
triển gốm sứ và thương mại gốm sứ. Luận văn cũng tập trung vào thế kỷ XVII được coi
là kỷ nguyên vàng của thương mại Đông Á và là thế kỷ nhiều biến động trong lịch sử

nhân loại với sự phát triển đột phá của hoạt động ngoại thương nhằm tìch lũy tư bản và
tạo tiền đề tiên quyết cho sự thăng hoa của các cường quốc “tương lai” sau này.
Về không gian: Quan hệ thương mại gốm sứ Việt Nam - Nhật Bản và bối cảnh quốc tế
cũng như khu vực chi phối tính hính hoạt động này của hai nước trong thế kỷ XVII.
Về lĩnh vực: Luận văn sẽ đi sâu vào phân tìch sự tồn tại và phát triển của gốm sứ Việt
Nam trong tham chiếu với gốm sứ Nhật Bản từ sản phẩm thủ công phục vụ sinh hoạt
hàng ngày đến những bước tiến trở thành một loại mặt hàng thương phẩm có giá trị
quan trọng trong cán cân thương mại hai nước vào thế kỷ XVII. Ví vậy, luận văn sẽ đề
cập trước nhất là lĩnh vực thương mại, sau đó là lĩnh vực kinh tế, xã hội và mỹ thuật.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn xuất phát từ cơ sở lý luận của một số lý thuyết về kinh tế chình trị như
lý thuyết về hàng hóa và thuộc tình của hàng hóa, lý thuyết về chiến lược kinh doanh,
lý thuyết về thương hiệu và chuỗi giá trị toàn cầu, lý thuyết về marketing thông qua quá
trính thu thập tài liệu từ các dữ liệu lịch sử được các nhà khoa học cung cấp trên các bài
viết trên các tạp chì khoa học và các hội thảo quốc tế, từ các nghiên cứu chuyên sâu về
lịch sử và văn hóa của các chuyên gia về Nhật Bản học, Việt Nam học, từ thư viện, báo
chì, internet… bằng tiếng Việt, tiếng Nhật, tiếng Anh và tiếng Pháp. Tác giả đồng thời
cũng cố gắng tiếp cận các kiến thức về mỹ thuật và kỹ thuật chế tác gốm sứ và khảo sát

9

thực tế từ các bộ sưu tập tại các bảo tàng và bộ sưu tập cá nhân nhằm làm luận văn
thêm phong phú và sinh động. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, so
sánh, phân tìch các số liệu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu kết hợp với việc khảo sát
thực tiễn để từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan nhất. Trong luận văn,
tác giả cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành kết hợp giữa những kiến thức
về lịch sử, văn hóa và kiến thức vể triết học, kinh tế, mỹ thuật bằng cả hai phương pháp
định tình và định lượng nhằm đưa ra một góc nhín mới cho vấn đề nghiên cứu.
5. Đóng góp mới của luận văn
Trước đây có khá nhiều công trính nghiên cứu về lĩnh vực gốm sứ cũng như quan

hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ XVII. Tuy nhiên, tác giả vẫn kỳ vọng bằng
một số phương pháp tiếp cận mới minh chứng một cách sáng tỏ và rõ ràng hơn những
nghiên cứu nhận định của các học giả về hoạt động thương mại gốm sứ Đông Á mà
Nhật Bản và Việt Nam là hai thực thể đóng vai trò quan trọng. Có một thực tế thông
qua việc khai thác các cứ liệu lịch sử theo phương cách mới sẽ mang lại cái nhín nhiều
chiều phong phú hơn về cách thức “ứng xử” của người xưa trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Luận văn cũng mong muốn được đóng góp thêm trong việc lý giải về cách thức
tồn tại và phát triển của hoạt động thương mại gốm sứ hai nước trong đó nêu bật giai
đoạn phát triển trong thế kỷ XVII, giai đoạn mang tình bước ngoặt của lịch sử giao
thương Đông Á. Thời kỳ này đã ghi nhận những bước thăng trầm trong lịch sử phát
triển thương mại gốm sứ cũng như nền kinh tế, xã hội, chình trị của hai nước; nó cũng
là tiền đề có tình quyết định cho những chuyển biến trong tương lai. Với những gí nhín
nhận từ đây, ta có thể có lời giải đáp cho những gí chưa được biết đến trong quan hệ
Việt - Nhật bắt đầu từ khi mới hính thành và phát triển trở thành đối tác chiến lược như
ngày nay. Từ những tham chiếu với thương mại gốm sứ Nhật Bản, chúng ta có thể
mạnh dạn đưa ra suy nghĩ, nhận định và đưa ra phương hướng phát triển cho nền
thương mại gốm sứ Việt đang tím điểm tựa để bước tới trong tương lai.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, phần Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 03
chương:
Chương 1: Lịch sử giao thương Việt Nam - Nhật Bản
Chương 2: Sự hính thành và đặc trưng của gốm sứ Việt Nam - Nhật Bản
Chương 3: Gốm sứ Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh mậu dịch Đông Á

10

Chƣơng 1
LỊCH SỬ QUAN HỆ GIAO THƢƠNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN
1.1. Những mối liên hệ truyền thống Việt Nam - Nhật Bản
1.1.1. Những mối liên hệ thời cổ trung đại

Sự phát triển quan hệ nhiều mặt, đặc biệt là về thương mại giữa Việt Nam và Nhật
Bản hiện nay đã được khởi nguyên từ mối liên hệ nhiều chiều trong lịch sử. Cụ thể trong
lĩnh vực văn hoá, mối liên hệ này đã được giới nghiên cứu khẳng định một cách khoa học
và có hệ thống. Trong khuôn khổ của chương này, tác giả muốn khu biệt phạm vi nghiên
cứu ở những mối liên hệ ìt được biết đến, từ thời kỳ cổ trung đại tới thời cận thế đánh dấu
bằng sự kết thúc của Mạc phủ Edo và sự khủng hoảng của vương triều Nguyễn. Mặc dù
không nhằm mục đìch đối chiếu, so sánh giữa hai nền văn hoá nhưng việc nghiên cứu
những mối liên hệ truyền thống cũng sẽ giúp nhín nhận và đánh giá đúng đắn hơn về
những điểm tương đồng hay dị biệt giữa hai dân tộc.
Ngay từ thời đá cũ, con người đã sinh sống trên lãnh thổ Nhật Bản. Thời bấy giờ, vào
thế Pleistocene, thời kỳ băng hà đạt đến mức độ tối đa, Nhật Bản vẫn là một bộ phận gắn
liền với đại lục châu Á. Đến thời hậu Pleistocene, cách đây khoảng 18.000~12.000 năm,
Nhật Bản mới tách dần ra khỏi lục địa và tới thời Holocene thí hoàn toàn trở thành một
quần đảo đơn biệt với các 4 đảo chình như ngày nay Như vậy từ thời tiền sử, con người
vẫn có thể vượt qua đảo Tsushima để đến Triều Tiên, và từ Ryukyu, cư dân ở đây vẫn dựa
vào chuỗi đảo trải dài xuống phìa Nam để vừa truyền tải, vừa duy trí những mạch nguồn
văn hoá với khu vực Đông Nam Á…
1

Dựa vào những kết quả nghiên cứu, nhà khảo cổ học người Nga P.I.Boriskovki đã cho
rằng: Vào “sơ kỳ thời đại đồ đá mới ở miền Trung nước Nhật thể hiện những mối liên hệ với
nền Văn hoá Hoà Bính, Bắc Sơn ở Việt Nam. Trong thời đại đồ đá mới ở Nhật Bản, cũng
như ở bán đảo Sakhalin và quần đảo Kurile, có những loại ríu mặt bằng hính bầu dục được
mài qua loa ở lưỡi. Những chiếc ríu này giống như những chiếc ríu của nền Văn hoá Hoà
Bính I - III. Loại ríu và thạch bôn được mài một mặt giống như những chiếc ríu ở Bắc Sơn
II”.[107]
Mặc dù khả năng ảnh hưởng trực tiếp của văn hoá Hoà Bình đến Nhật Bản vẫn
chưa được xác định một cách chắc chắn nhưng những dấu vết rõ nét của văn hoá
Hoà Bình cũng đã được tím thấy ở Indonesia. Rất có thể từ đây, văn hoá Hoà Bình
đã ảnh hưởng xuống phương Nam, tới châu Úc rồi thông qua quần đảo Phillipines,


1
Trìch theo Nguyễn Văn Kim [10]

11

qua nền văn hoá đá mới nổi tiếng này đã truyền đến Đài Loan, Ryukyu và Nhật
Bản. Khi viết về Đông Nam Á, nhà khảo cổ học người Mỹ W.G.Solheim II đã cho
rằng: “Người Hoà Bính đã biết làm gốm vặn thừng cách đây một vạn năm. Các văn hoá
đá mới ở Trung Quốc như Ngưỡng Thiều, Long Sơn đều bắt nguồn từ tiểu Văn hoá
Hoà Bính và di động từ Nam lên Bắc. Người Đông Nam Á đã dùng thuyền vượt biển từ
10.000 năm TCN đến Đài Loan và Nhật Bản, mang đến Nhật nghề trồng taro và các
giống cây trồng khác”
2
.
Khi nghiên cứu văn hoá Jomon - nền văn hoá đến nay vẫn đang được coi là thời
đại văn hoá tạo dựng những cơ sở hết sức quan trọng cho sự phát triển của văn hoá
Nhật Bản từ 10.000 TCN đến 300 TCN, không ìt các nhà khoa học cho rằng, người
Jomon có ngôn ngữ và văn hoá gần với khu vực Nam Trung Hoa và Đông Nam Á.
Kế thừa truyền thống văn hoá Jomon, đến thời Yayoi (từ 300 TCN đến năm 250)
một số kiểu dáng mộ chum của thời kỳ này cũng chứng tỏ sự gần gũi với kiểu dáng và
môtìp trang trì như các mộ chum thuộc văn hoá Sa Huỳnh - Nam Trung Bộ Việt Nam.
Mô tìp trang trì rất đa dạng: dạng hính trụ, hính trứng, hính cầu; giữa trụ và trứng, được
trang trì nhiều loại hoa văn, có chum trang trì văn đập xung quanh vai, có chum trang
trì vặn thừng toàn thân, đa số các chum để trơn phần thân và đáy. Cách thức bài trì trên
nắp, quanh vai và thân mộ chum thường đặt đồ gốm như nồi bính niên, bát đèn; bên
trong là đồ trang sức như khuyên tai hính bông hoa rau muống, hính đầu thú
Tuy nhiên cũng có những bằng chứng xác thực để nhiều nhà khoa học ủng hộ
quan điểm về sự thiên di của một số nhóm người thời tiền sử Đông Nam Á đến Nhật
Bản qua Đài Loan và Ryukyu. Nội dung và cách luận giải trong một số truyện thần

thoại, tập quán xã hội và kiến trúc cổ Đông Nam Á hiện vẫn được bảo tồn ở Nhật Bản.
Có thể thấy ở văn hóa Jomon mang nhiều đặc tình của văn hoá Đông Nam Á mà tục lệ
cà răng, nhuộm răng, ở nhà sàn là tiêu biểu. Ở Okinawa, các nhà khảo cổ cũng đã khai
quật được những mảnh gốm và ríu được chế tác từ ốc biển (loại ốc mặt trăng turbo)
giống những hệ gốm - ríu của nền văn hoá Xóm Cồn (Cam Ranh, Khánh Hoà) hay
những hiện vật tương tự tím thấy ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Hẳn là từ vài ngàn năm
trước đã từng tồn tại “một dải văn hoá của cư dân thuộc ngữ hệ Nam Đảo ở ven biển và
các đảo gần bờ biển thuộc biển Đông và vùng biển Tây – Nam Thái Bính Dương”[2]
Sự chia cắt tự nhiên của các vùng địa lý Nhật Bản, môi trường sống cũng như khả
năng giao hoà với các nền văn hoá khu vực cũng tạo nên sự đa diện của văn hoá Jomon

2
Trìch theo Nguyễn Văn Kim [44, tr.319]

12

và các thời đại văn hoá tiếp theo. Cùng với việc đi sâu nghiên cứu về mặt nhân chủng
cùng các yếu tố môi trường, văn hoá và các thành tố liên quan khác, ngôn ngữ cũng là
một đối tượng có vai trò quan trọng được tình đến. Nhật ngữ là một ngôn ngữ đa âm
tiết, có nhiều dạng biến cách, gắn với tiếng Triều Tiên, Altai. Theo các chuyên gia,
Nhật ngữ cũng được định hính từ sớm nên về sau mặc dù vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của
Hàn ngữ, Hán ngữ và cả một số ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á nhưng nó vẫn là một
ngôn ngữ riêng biệt, có cấu trúc, đặc tình ngôn ngữ riêng. Ngôn ngữ của người Ryukyu
với Nhật ngữ được coi là cùng một ngữ hệ trong khi đó tiếng Ainu lại khác biệt căn bản
với Nhật ngữ. Các nhà nghiên cứu cũng thấy tình chất đa dạng trong sự pha trộn của
tiếng Nhật. Ngoài việc chịu ảnh hưởng sâu sắc của Hán ngữ và Hàn ngữ thí Nhật ngữ
cũng đồng thời tiếp nhận những yếu tố ngôn ngữ của một số dân tộc khác ở cả hai khu
vực Bắc Á và Đông Nam Á. Gần đây trong công trính “Sự hính thành tiếng Nhật” trên
cơ sở nghiên cứu so sánh tiếng Tamil cổ với các tác phẩm văn học của Nhật Bản, giáo
sư ngôn ngữ học Ono Susumi cho rằng: “Tiếng Nhật có cấu trúc ngữ pháp và từ vựng

rất gần với tiếng Tamil cổ. Cũng theo giáo sư Ono, con đường truyền bá ngôn ngữ đó
cũng đồng thời là con đường lan toả của cây lúa nước từ miền Nam Ấn Độ đến Nhật
Bản”. Những cứ liệu lịch sử cho thấy, các dòng thiên di lớn đến Nhật Bản đã kéo dài
đến tận thời Kofun và vào khoảng thế kỷ VIII thí sự thống nhất về ngôn ngữ và chủng
tộc đã hoàn thành. [2]
Điều đó khẳng định rằng, những thành tố văn hoá của các dân tộc phương Nam đã
có một ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần tạo dựng nên nền văn hoá Nhật Bản
giàu bản sắc từ thời cổ trung đại.
1.1.2. Những mối liên hệ thời cận thế
Thời kỳ Bắc thuộc là thời kỳ mà mối liên hệ văn hoá giữa Việt Nam và Nhật
Bản đến nay còn ìt được biết đến. Điều này cũng dễ hiểu, ví đồng thời với sự đô hộ của
phong kiến phương Bắc tại Việt Nam thí đây cũng là thời kỳ mà Nhật Bản chịu những
ảnh hưởng Hán hoá sâu sắc nhất. Cái bóng quá lớn của Trung Hoa và Ấn Độ đã khiến
cho mối liên hệ này dường như mờ nhạt đi. Tuy nhiên, sử sách cũng đã ghi lại rằng:
Giữa thế kỷ VIII, các nhà sư từ vùng Lâm Ấp (nay thuộc tỉnh Quảng Bính đến Quảng
Nam thuộc lãnh thổ Việt Nam ngày nay) cũng đã sang Nhật Bản truyền đạo, biểu diễn
âm nhạc tôn giáo… [19]
Trong những buổi đầu bính minh của chế độ phong kiến Việt Nam, nhà Lý đã
thực hiện nhiều chình sách kinh tế tìch cực và một chủ trương đối ngoại khá rộng mở
với các nước trong khu vực và với Nhật Bản nói riêng. Ví vậy, nhiều thuyền buôn nước

13

ngoài đã thường xuyên đến cảng của Đại Việt để giao thương. Ngoài thương thuyền
Trung Quốc, chắc chắn đã có nhiều thuyền Đông Nam Á và khoảng từ cuối thế kỷ XIV
đầu thế kỷ XV, nhiều khả năng, thuyền buôn của vương quốc Ryukyu, một số bộ phận
của lãnh thổ Nhật Bản ngày nay, cũng đến trao đổi hàng hoá tại Vân Đồn và một số
thương cảng khác của Việt Nam.
Thực tế cho thấy sự giao lưu kinh tế và văn hoá giữa Việt Nam và Nhật Bản là
xuyên suốt trong lịch sử nhưng đặc biệt hưng thịnh vào thế kỷ XV-XVII.

Trong hành trính mậu dịch Đông Á, khu vực Đông Nam Á là nơi chuyển tiếp
quan trọng trong nền thương mại hàng hải giữa Trung Hoa và vùng Tây Á. Từ thế kỷ
thứ III và IV, con đường thương mại hàng hải quốc tế nối liền Trung Hoa và thế giới
Ấn độ, Tây Á chạy từ các hải cảng ở vịnh Ba Tư và Hồng Hải đến bờ biển Ấn Độ, tới
Sri Lanka, vịnh Bengal và bán đảo Mã Lai. Hàng hóa sau đó được trao đổi ở một số địa
điểm dọc theo eo đất Kra và chuyên chở qua bờ biển phìa đông của bán đảo Mã Lai.
Hàng hóa Tây Á từ đó tiếp tục cuộc hành trính đến Trung Hoa qua vịnh Thái Lan và bờ
biển Phù Nam trên những thuyền Mã Lai. Phù Nam là một trạm dừng chân quan trọng
trên đường đến Nam Trung Hoa và là một nơi buôn bán sầm uất phát đạt, quy tụ nhiều
thương gia quốc tế. Vào khoảng thế kỷ thứ XV, có một sự đột biến quan trọng là sự
chuyển hàng qua bán đảo Mã Lai lần lần được bãi bỏ, thay vào đó là con đường qua eo
biển Malacca tới biển Java rồi thẳng lên Trung Quốc. Chặng dừng chân cho các thuyền
buôn là vùng Đông Nam đảo Sumatra và từ đó phát triển ra đế chế Srivijaya hùng mạnh,
phát đạt nhờ sự buôn bán với Trung Hoa đời Đường. Đến đầu thế kỷ 11, Srivijaya yếu
dần ví sự cạnh tranh của các vương quốc mới ở đất liền như Angkor và Pagan, hai nền
văn minh rực rỡ trong giai đoạn này.
Trải qua thời gian, đến đầu thế kỷ XVII, bên cạnh các thương nhân Trung Hoa,
thương nhân Nhật Bản trên các con thuyền châu ấn cũng đã đến Thăng Long - Kẻ Chợ.
Sau khi lệnh tỏa quốc, một số kiều dân Nhật Bản đã ở lại làm nghề môi giới, phiên dịch,
hoa tiêu, thợ thủ công và diễn viên ca múa. Nổi tiếng nhất là người phụ nữ tên là Ouru
San có nhiều ảnh hưởng qua các hoạt động trung gian giới thiệu các nhân vật người
nước ngoài với triều đính.
Sau này, vào thế kỷ XV - XVII khi cuộc chiến tranh giành quyền lực và đất đai
giữa các lãnh chúa diễn ra căng thẳng và quyết liệt nhưng kinh tế Nhật Bản lại có
những chuyển biến rõ rệt. Khởi đầu là vai trò của Ryukyu với tư cách là một bộ phận
đại diện của lãnh thổ Nhật Bản ngày nay, đã mở rộng quan hệ ngoại thương đến các
nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Theo lịch sử Trung Quốc thời Minh ghi lại,

×