Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Hiện tượng giao thoa giữa văn học và báo chí của thế kỷ XX qua một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.61 KB, 98 trang )


1
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG
=============


TRẦN NGỌC ANH


HIỆN TƢỢNG GIAO THOA
GIỮA VĂN HỌC VÀ BÁO CHÍ CỦA THẾ KỶ XX
QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU



LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH BÁO CHÍ









Hà Nội – 2009

2
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG
=============


TRẦN NGỌC ANH

HIỆN TƢỢNG GIAO THOA
GIỮA VĂN HỌC VÀ BÁO CHÍ CỦA THẾ KỶ XX
QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BÁO CHÍ
CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ
MÃ SỐ : 60.32.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
GS. Hà Minh Đức







Hà Nội – 2009

3
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1. Lý do chọn đề tài 5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 6
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7
6. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận nghiên cứu 7
7. Kết cấu của luận văn 7
CHƢƠNG 1:MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ BÁO CHÍ 9
1.1 Đặc trưng của văn học và báo chí 9
1.1.1. Đặc trưng của văn học 9
1.1.2.Đặc trưng của báo chí. 10
1.2.Mối quan hệ giữa văn học và báo chí 13
Tiểu kết chƣơng 1 19
CHƢƠNG 2 :HIỆN TƢỢNG GIAO THOA GIỮA BÁO CHÍ VÀ VĂN HỌC 20
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 20
2.1. Bối cảnh xã hội dẫn đến hiện tượng giao thoa giữa báo chí và văn học
nửa đầu thế kỷ XX 20
2.1.1. Yếu tố lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội. 20
2.1.2.Báo chí và bước đầu của quá trình xã hội hóa chữ quốc ngữ 23
2.1.3.Báo chí và sự giao lưu văn hóa phương Tây. 25
2.2. Hiện tượng giao thoa giữa báo chí và văn học đầu thế kỷ XX. 27
2.2.1.Vai trò của báo chí trong việc phổ biến tác phẩm văn học cũng như phát
triển thể loại và phương thức thể hiện mới cho văn học 27
2.2.2. Hiện tượng giao thoa giữa văn học và báo chí đầu thế kỷ XX 32
Tiểu kết chƣơng 2 38



4
CHƢƠNG 3 : HIỆN TƢỢNG GIAO THOA GIỮA VĂN HỌC VÀ BÁO CHÍ
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU 39

3.1. Ngô Tất Tố ( 1894- 1954) 39
3.1.1 Thân thế và sự nghiệp của Ngô Tất Tố. 39
3.1.2.Hiện tượng giao thoa giữa văn học và báo chí ở nhà báo , nhà văn Ngô
Tất Tố 40
3.2.Vũ Trọng Phụng ( 1912-1939) 49
3.2.1. Thân thế và sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng. 49
3.2.2. Hiện tượng giao thoa giữa văn học và báo chí ở nhà báo, nhà văn Vũ
Trọng Phụng 50
3.3.Vũ Bằng ( 1913-1984) 57
3.3.1.Thân thế sự nghiệp của Vũ Bằng 57
3.3.2 Hiện tượng giao thoa giữa văn học và báo chí ở nhà văn, nhà báo Vũ
Bằng 58
3.4. Hoàng Đạo ( 1907 – 1948) 68
3.4.1. Thân thế và sự nghiệp của Hoàng Đạo 68
3.4.2. Hiện tượng giao thoa giữa văn học và báo chí ở nhà văn, nhà báo
Hoàng Đạo 69
3.5. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ( 1890-1969) 76
3.5.1. Thân thế và sự nghiệp Hồ Chí Minh 76
3.5.2. Hiện tượng giao thoa giữa báo chí và văn học ở nhà văn, nhà báo Hồ
Chí Minh 77
Tiểu kết chƣơng 3 90
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined.

5
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Từ khi Gia Định báo, tờ báo tiếng Việt đầu tiên ra đời 1865 tính đến nay
báo chí Việt Nam có hơn 140 năm lịch sử. Thời kì đầu các tác phẩm văn học
hầu hết đều xuất hiện trên báo, mãi đến những năm 30 đầu thế kỷ XX mới có

ngành xuất bản lúc đó tác phẩm văn học mới đƣợc xuất bản. Phần lớn những
ngƣời viết báo ở giai đoạn trƣớc vừa viết văn vừa viết báo, họ sử dụng báo chí
nhƣ một môi trƣờng tập luyện. Báo chí Việt Nam luôn xem văn học nhƣ một
bộ phận rất quan trọng, tờ báo nào cũng có mục văn học.
Hơn nữa báo chí và văn học có mối quan hệ khăng khít và nhiều mặt
tƣơng đồng. Báo chí là ngƣời đồng hành và hỗ trợ của văn học, nếu không có
báo chí thì nền văn học hiện đại Việt Nam không thể phát triển nhanh chóng
nhƣ thế. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải xem xét những tác động thúc đẩy của
văn học để báo chí có đƣợc tầm vóc nhƣ ngày nay. Mối quan hệ có tính hữu
cơ này là một vấn đề cần phải có một nghiên cứu sâu hơn, triệt để hơn nhằm
rút ra những kết luận có tính chất thực tiễn trong hoạt động báo chí hiện nay
cũng nhƣ trong qui hoạch lâu dài cho chiến lƣợc phát triển báo chí.
Với những lý do trên, mà em đã chọn đề tài luận văn mang tên :
« Hiện tƣợng giao thoa giữa văn học và báo chí của thế kỷ XX qua
một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu »
Tuy nhiên, một thế kỷ phát triển của báo chí và văn học là quá dài với
nhiều thành tựu có phần ổn định và có phần thì đang phát triển. Cho nên trong
khuôn khổ luận văn này, em xin tập trung vào nghiên cứu hiện tƣợng giao
thoa giữa văn học và báo chí nửa đầu thế kỷ từ năm 1900 đến 1945. Đây là
thời kỳ mà các giá trị và sự đánh giá đã khá ổn định. Tuy nhiên, trong giai
đoạn này có rất nhiều tác giả vừa làm báo vừa viết văn nên trong luận văn này

6
em chỉ chọn lọc những tác giả tiêu biểu để nghiên cứu. Đó là Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Vũ Bằng và Hoàng Đạo.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những công trình nghiên cứu về văn học và báo chí trƣớc nay,
những đóng góp của các nhà văn, nhà báo đƣợc đánh giá tƣơng đối chuẩn xác.
Các công trình nghiên cứu về lịch sử báo chí của TS Huỳnh Văn Tòng,
Nguyễn Thành, GS Đỗ Quang Hƣng và các công trình nghiên cứu văn học

nửa đầu thế kỷ XX của Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh, Phan Cự Đệ … có hƣớng
nghiên cứu sâu về những yếu tố chủ quan và khách quan đã tác động đến sự
phát triển của từng ngành riêng. Còn về hiện tƣợng giao thoa giữa văn học và
báo chí thì các nhà nghiên cứu chỉ có điểm qua nhƣng chƣa đi sâu cũng nhƣ
chƣa có luận văn nào nghiên cứu một cách tổng thể đóng góp của họ với cả
hai lĩnh vực báo chí và văn học trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những ảnh hƣởng của lịch sử, chính trị, văn hóa, xã
hội cũng nhƣ những yếu tố hình thành nên mối quan hệ giữa văn học và báo
chí. Luận văn mong muốn đóng góp một góc nhìn mới về mối quan hệ có tính
qui luật giữa hai bộ môn văn học và báo chí, xác định những cơ sở, vai trò,
chức năng để hình thành nên mối quan hệ giữa văn học và báo chí, xem xét
những tác động nhiều chiều của nó nhằm rút ra đƣợc qui luật thúc đẩy tiến
trình hiện đại hóa văn học lẫn báo chí.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Các tác phẩm báo chí, văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Vũ
Trong Phụng, Ngô Tất Tố, Vũ Bằng, Hoàng Đạo, đăng tải trên báo chí thời kỳ
đầu thế kỷ XX
Các bài báo, các bài nghiên cứu viết về những nhà văn nhà báo kể trên.

7
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Trong giai đoạn phát triển sôi động và đa dạng với xu hƣớng mở cửa ra
thế giới của báo chí nƣớc ta, nhu cầu thông tin nhanh nhẹn, kịp thời nhƣng
phải hấp dẫn, cảm thụ thẩm mỹ cao thì việc nghiên cứu giao thoa giữa văn
học và báo chí sẽ có một phần đóng góp cho sự phát triển cả hai lĩnh vực văn
học và báo chí một cách hoàn thiện hơn và cả hƣớng tiếp thu, hòa nhập với
văn hóa bên ngoài cũng tinh lọc hơn. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho sinh viên khoa báo chí và các môn khoa học xã hội khác về lịch sử
báo chí và văn học.

6. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin và
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, dựa trên đƣờng lối chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về
việc đánh giá trung thực, công bằng, khách quan những đóng góp của các
nhà văn, nhà báo đối với văn hóa nƣớc nhà.
Trên nền tảng lý luận đó, chúng tôi sƣu tầm các tác phẩm của các nhà
văn nhà báo kể trên đăng trên báo chí trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, sử
dụng phƣơng pháp phân tích văn bản, so sánh, thống kê, đánh giá các tài liệu,
các tác phẩm của các nhân vật kể trên và đặt trong bối cảnh lịch sử.
Tập hợp những bài báo, các tham luận, các tài liệu viết hoặc đề cập đến
các nhà báo, nhà văn kể trên.
Gặp gỡ, tham khảo ý kiến của những nhà sử học, nhà nghiên cứu, nhà
báo quan tâm đến đề tài nhằm rút ra những đánh giá khoa học và khách quan
về đề tài nghiên cứu.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, mục Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục,
Luận văn gồm 3 chƣơng :
Chƣơng 1: Mối quan hệ giữa văn học và báo chí

8
Chƣơng 2 : Hiện tƣợng giao thoa giữa văn học và báo chí nửa đầu thế kỷ
XX
Chƣơng 3: Hiện tƣợng giao thoa giữa văn học và báo chí nửa đầu thế kỷ
XX qua một số tác giả tiêu biểu

9
CHƢƠNG 1
MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ BÁO CHÍ
1.1 Đặc trƣng của văn học và báo chí
1.1.1. Đặc trưng của văn học

Quan niệm mỹ học Mác- Lênin về bản chất của văn học đƣợc thể hiện
trong các nội dung sau :
Văn học là một nghệ thuật dùng ngôn từ. Đây là loại hình nghệ thuật duy
nhất ngoài ngôn từ và nhạc điệu của chính ngôn từ, không dùng một chất liệu
nào khác làm phƣơng tiện biểu hiện nghệ thuật ( nhƣ sân khấu, điện ảnh, hội
họa, âm nhạc ) Ngôn từ văn học khác với ngôn từ thông thƣờng, ngôn từ văn
học giàu nhạc tính, gợi cảm và mang tính tạo hình cao.
Văn học là một nghệ thuật dùng ngôn từ, giàu nhạc tính, gợi cảm và
mang tính tạo hình cao, văn học có khả năng phản ánh tất cả các phƣơng diện
của đời sống, từ nếp sống bình thƣờng tới những thời kỳ giông tố, bão táp có
tính bản lề của lịch sử.
Văn học không chỉ phản ánh đời sống xã hội con ngƣời mà còn góp phần
cải tạo và hoàn thiện đời sống trên nhiều phƣơng diện, nhiều khía cạnh nhất là
về tinh thần
Văn học là một phƣơng tiện biểu hiện và truyền thụ cái đẹp. Một mặt tự
thân văn học là một nghệ thuật, mà nghệ thuật phải đẹp, mặc khác, cái đẹp
của văn học không vì mục đích tự nó « nghệ thuật không vị nghệ thuật » mà
luôn vì mục đích cho mọi ngƣời. Chính ở đây, văn học đạt tới chủ nghĩa nhân
văn cao cả.
Cuối cùng, trong khi khám phá đời sống ( tự nhiên và xã hội ), văn học
trƣớc hết khám phá con ngƣời, thế giới bên trong con ngƣời. Chính vì vậy,
nhiệm vụ của văn học là phải luôn kiếm tìm những bộ cái mới của nhân vật
thời đại.

10
Rõ ràng với tƣ cách là nghệ thuật ngôn từ, văn học có nhiệm vụ nhận
thức về con ngƣời trong toàn bộ sự sinh động và toàn vẹn của nó với những
mối quan hệ phong phú của đời sống. Văn học có nhiệm vụ tái tạo những tính
cách điển hình tiêu biểu cho nhiều tầng lớp ngƣời trong xã hội. Trong tƣơng
quan so sánh với báo chí, văn học có đặc trƣng cơ bản là tính hình tƣợng.

Những hình tƣợng nghệ thuật trong tác phẩm văn học vừa thể hiện chân thực
đời sống, vừa biểu hiện quan niệm thẩm mỹ của tác giả. Tác phẩm văn học là
một chỉnh thể nghệ thuật. Thông tin trong tác phẩm văn học là thông tin thẩm
mỹ. Nó tác động vào tình cảm của công chúng thông qua những cảm nhận
trực quan sinh động để từ đó dẫn dắt tới những nhận thức lý tính. Nhƣ vậy,
tính hình tƣợng là dấu hiệu đặc trƣng cơ bản giúp ta phân biệt văn học với
những loại tác phẩm khác.
Khác với báo chí, văn học mang bản chất nghệ thuật. Mặc dù trong một
số trƣờng hợp, có những tác phẩm văn học đã bám sát những sự kiện thời sự
một cách nhạy bén, không kém gì các tác phẩm báo chí nhƣng xét về bản
chất, hiện thực đƣợc phản ánh trong tác phẩm văn học là một hiện thực thẩm
mỹ gắn liền với thế giới quan thẩm mỹ của nhà văn. Đặc điểm quan trọng này
vẫn đƣợc thể hiện trong các tác phẩm phản ánh về những con ngƣời và sự
việc có thật trong đời sống nhƣ các tác phẩm thuộc thể loại chính luận nghệ
thuật và ký văn văn học.
1.1.2.Đặc trưng của báo chí.
So với văn học, báo chí là hình thái ý thức- xã hội xuất hiện muộn hơn
hàng nghìn năm. Hình thức phôi thai của nó là những bản tin viết tay đƣợc
phân phát ở những nơi đông đúc nhƣ bến cảnh, chợ búa và những nơi đông
ngƣời từ khoảng thế kỷ XVI. Ở thành phố cảnh Vơnidơ của Italia, các nhà
buôn, các ông chủ đã sử dụng cách thông tin này để loan báo về tình hình tàu
thuyền đi lại, tình hình hàng hóa, giá cả Thoạt tiên họ thuê ngƣời viết tay

11
các bản tin rồi đem phân phát những nơi đông đúc trong thành phố. « Người
xem dần dần thành nếp rồi dẫn đến thành nhu cầu phổ biến. Các nhà kinh
doanh chuyển từ hình thức phân phát sang cách bán với giá mỗi bản tin một
đồng tiền Vơnidơ. Tên gọi đồng tiền đó là « Gadétta » Từ Gadétta dần dần
biết thành tên gọi các bản tin đó ». (1)
Báo chí chỉ thực sự ra đời với chủ nghĩa tƣ bản ở châu Âu từ cuối thế kỷ

XVI, đầu thế kỷ XVII trên cơ sở phát triển về kinh tế, xã hội và đặc biệt là
việc phát minh ra máy in. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu tiên, nó đóng một vai
trò khiêm tốn trong đời sống xã hội và nhà báo cũng chƣa có vị trí nhƣ trong
thời kỳ hiện đại.
Báo chí có nhiệm vụ thông tin về cái mới, những con ngƣời, sự việc, sự
kiện, tình huống, hoàn cảnh tiêu biểu nảy sinh hàng ngày hàng giờ trong
đời sống. Nó phản ánh hiện thực đúng nhƣ mọi trạng thái tồn tại có thực và
luôn luôn chịu sự chi phối gắt gao của áp lực thời sự, áp lực này có khi đòi
hỏi gay gắt đến từng phút. Chính đặc điểm này đã chi phối một cách toàn diện
kể từ dung lƣợng, ngôn ngữ, bút pháp cho đến cách thức tổ chức tác phẩm và
hàng loạt các yếu tố khác của các thể loại báo chí. Bác chí nhằm thỏa mãn
nhu cầu đƣợc cung cấp thông tin để có sự hiểu biết về những sự thật nóng hổi,
sinh động, từ đó tạo cơ sở cho nhận thức, tƣ duy và hành động. Thông tin báo
chí vừa cố gắng đảm bảo một thái độ khách quan, đồng thời lại không che
giấu thái độ thẩm định của nhà báo trên cơ sở một quan điểm chính trị nhất
định. Điều đó cho thấy mặc dù có nhiều điểm tƣơng đồng nhƣng báo chí và
văn học là những hình thái tƣ duy có những phƣơng pháp không giống nhau
trong việc tiếp cận và phản ánh đời sống.


(1) Giáo trình Nghiệp vụ báo chí ( tập I) -Khoa báo chí Trƣờng Tuyên huấn Trung Uơng,

12
Trong khi đó, mặc dù cũng lấy hiện thực đời sống làm đối tƣợng nhận
thức và phản ánh và cũng sử dụng ngôn từ nhƣ một công cụ chủ yếu nhất
nhƣng báo chí có nhiệm vụ phản ánh hiện thực thông qua những sự kiện thời
sự. Nó tác động vào nhận thức lý tính và thông qua đó chi phối tâm lý, tình
cảm của công chúng.
Báo chí có nhiệm vụ thông tin thời sự về ngƣời thật việc thật nhằm tác
động vào nhận thức lý tính của công chúng. Chính điều đó đã chi phối toàn bộ

những khía cạnh có liên quan đến hoạt động báo chí nói chung. Hiện thực
trong tác phẩm báo chí phải là một hiện thực tƣơi mới, nguyên vẹn, một hiện
thực còn chƣa bị « chưng cất » theo quan niệm thẩm mỹ nhƣ trong tác phẩm
văn học. Để phản ánh một thế giới hiện thực chứa đầy thông tin, báo chí có
một hệ thống thể loại khác biệt so với hệ thống các thể loại văn học. Hiện nay,
báo chí là một hoạt động thông tin đại chúng nhất, năng động nhất với những
tác động mạnh mẽ và trực tiếp vào sự phát triển của đời sống xã hội.
Trên cơ sở so sánh với văn học và với những hình thức phản ánh hiện
thực khác, có thể xác định những đặc điểm cơ bản về nội dung và hình thức
của tác phẩm báo chí. Về nội dung, tác phẩm báo chí phải đáp ứng đƣợc
những yêu cầu là : thông tin về hiện thực đời sống phải đảm bảo sự xác thực
tối đa, tính thời sự nghiêm ngặt và tính định hƣớng trực tiếp. Trong đó, yêu
cầu về sự xác thực đòi hỏi không đƣợc bịa đặt hoặc thêm bớt một cách tùy
tiện trong quá trình thông tin sự thật. Nhƣng sự thật trong tác phẩm báo chí
phải đƣợc tái hiện một cách chính xác về địa điểm, thời gian, không gian và
nhân chứng cụ thể. Yêu cầu về tính thời sự đòi hỏi báo chí phải phản ánh kịp
thời về những cái tiêu biểu vừa mới xảy ra, đang xảy ra, sẽ xảy ra đôi khi gay
gắt tới từng giờ từng phút. Tính định hƣớng trực tiếp đƣợc nhấn mạnh để đảm
bảo cho những thông tin đƣợc đăng tải thể hiện một thái độ chính trị rõ ràng

13
trƣớc sự thật. Về phƣơng diện hình thức, có thể thấy sự ngắn gọn, đơn giản là
đặc điểm chung của bất cứ một tác phẩm báo chí nào.
1.2.Mối quan hệ giữa văn học và báo chí
Mối quan hệ giữa văn học và báo chí có thể coi là một mối quan hệ đặc
biệt. Đó là mối quan hệ chặt chẽ và bền vững. Mặc dù, có những khác biệt về
đặc trƣng và phƣơng thức tác động nhƣ đã nêu trên nhƣng chính qui luật
thông tin, phản ánh về hiện thực đã tạo ra mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa
hai hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thƣợng tầng vốn có nhiều điểm
tƣơng đồng này. Nói về vấn đề này, trƣớc đây A. Cácpentiê, một nhà văn

đồng thời là nhà báo lớn ở Cuba đã nêu ý kiến cho rằng : « Người làm báo
viết chuyện sốt dẻo, sử dụng chất liệu sống động diễn ra hàng ngày. Còn nhà
viết tiểu thuyết ngắm nghía từ xa, qua một phối cảnh cần thiết, như là một sự
kiện đã đầy đủ và hoàn thành ». Về khái niệm « nhà văn » và « nhà báo »,
ông khẳng định : « Riêng tôi, không bao giờ tôi nghĩ rằng có thể phân biệt
được hai chức năng vì, theo tôi nhà báo và nhà văn cùng hòa chung trong
một nhân cách »(1). Những ý kiến nêu trên cho thấy : thông tin trong văn học
và báo chí là một quá trình liên tục, xuyên suốt trong mối quan hệ chặt chẽ
giữa tác giả- tác phẩm- công chúng. Đó cũng là một đặc điểm chung của mọi
hình thái ý thức, đƣợc thể hiện rất rõ trong quá trình sáng tạo tác phẩm văn
học và báo chí.
Trong cuốn sách Cơ sở lý luận báo chí, GS Hà Minh Đức đã dành hẳn
một mục để bàn về « Văn học và báo chí ». Về đối tƣợng nhận thức, ông cho
rằng văn học và báo chí là hai lĩnh vực hoạt động tinh thần có khả năng nhận
thức, miêu tả xã hội lớn nhất . Báo chí là tấm phiên bản của xã hội, nó phản
ánh dòng chảy của cuộc sống, thông tin cho công chúng về mọi điều họ đang
quan tâm và nhà báo – con ngƣời hoạt động tích cực tắm giữa dòng sự kiện,


(1) « Báo và văn », Tạp chí Ngƣời làm báo, Hà Nội, trang 49-52

14
lăn lộn với thực tế xã hội đƣợc xem là nhân chứng của thời cuộc . Văn học
cũng thực hiện chức năng khám phá sáng tạo theo đặc trƣng riêng của nó.
Trong văn học, việc « phê phán cái ác, cái xấu, khẳng định chân thiện mỹ,
góp phần xây dựng nhân cách tốt đẹp của con người là mục tiêu của các nhà
văn tiến bộ trong quá khứ, hiện tại và tương lai ».
Đi sâu vào đặc trƣng của hai lĩnh vực hoạt động tinh thần này có nhiều
điểm tƣơng đồng và khác biệt. Nhà văn trong quá trình sáng tác vận dụng tƣ
duy hình tƣợng, vận dụng hƣ cấu nghệ thuật. Nhà báo không sử dụng hƣ cấu

mà chủ yếu sử dụng tƣ duy chính luận. Nhà văn nhất là với thể loại thơ có thể
tự khai thác thế giới nội tâm của mình với những cảm xúc và mộng mơ riêng
còn nhà báo hầu nhƣ dành tất cả trang viết cho việc miêu tả cuộc sống khách
quan. Cũng vì thế trong văn chƣơng có thể có hiện tƣợng Trần Đăng Khoa nổi
tiếng về thơ từ tám tuổi, qua những bài thơ bộc lộ tâm tình của tuổi thơ. Còn
với báo chí lại là vấn đề nhận thức, phân tích xã hội. Công việc này đòi hỏi
phải có trình độ văn hóa, và học vấn. Giá trị của báo chí dựa trên tính xác
thực của tác phẩm. Tuy nhiên trong văn học cũng có những tác phẩm vừa xác
thực, vừa chân thực nhƣ trong thể loại ký và cũng có những tác phẩm thuần
túy dựa vào hƣ cấu nghệ thuật. Tính xác thực của báo chí là đặc trƣng cực
mạnh của lĩnh vực hoạt động tinh thần này. Những sự việc có thật tai nghe
mắt thấy, những câu nói của nhân chứng có địa chỉ, những câu chuyện còn
hơi nóng của đời sống, những con số thống kê chính xác tất cả đều góp
tiếng nói thành bản hợp xƣớng đa thanh của chính cuộc đời. Sự thực đã tham
gia vào những cuộc đối thoại tranh luận để khẳng định chân lý. Văn học
không thể lãnh đạm trƣớc hoạt động tinh thần đa năng và có hiệu quả ấy. Do
đó văn học đã khai thác và sử dụng chất báo chí để tạo thêm giá trị và màu
sắc mới cho văn học. Trong tác phẩm ký của Nguyễn Tuân có phần luận bàn
tản mạn với những liên tƣởng và cảm nghĩ độc đáo và tài hoa của tác giả.

15
Song một phần giá trị quan trọng của tùy bút của Nguyễn Tuân là ở tính chính
chất xác thực của ngƣời thật việc thật. Nguyễn Đình Thi từng nhận xét về túy
bút của Nguyễn Tuân quả là một nhân chứng của thời đại chúng ta. Đây là
một nhân chứng đáng tin cậy. Đáng tin cậy vì ngƣời làm chứng này là ngƣời
viết những sự thật mà chính ông luôn luôn đi đến tận nơi, nghe nhìn và tìm
hiểu . Ngoài những nhà văn viết ký, các tác giả viết truyện, tiểu thuyết vẫn có
thể khai thác chất báo chí để tạo không khí xã hội sôi nổi và chân thật cho
trang viết. Tuy nhiên, ở mặt khác của vấn đề lại cũng cần thấy giới hạn của
cái có thật trong cuộc sống. Khi một hiện tƣợng xuất hiện nhƣng những tình

huống bộc lộ và diễn biến không rõ rệt hoặc chƣa nảy sinh thì ngƣời viết có
thể tạo ra những tình huống không có thật để nói lên đƣợc bản chất của đối
tƣợng. Đó chính là hƣớng sáng tác dựa vào hƣ cấu nghệ thuật của văn học.
Chính Nguyễn Ái Quốc đã đến với văn học trong tình thế đó. Khải Định sang
Pháp dự đấu xảo thuộc địa năm 1922 là chuyện có thật. Tác giả Nguyễn Ái
Quốc đã sử dụng những mũi nhọn chính luận sắc sảo, những trang miêu tả cụ
thể sự việc có thực để phê phán đối tƣợng. Nhƣng chƣa đủ, phải tạo thêm
những tình huống tuy không xác thực, nhƣng chân thực, có khả năng phê
phán vào bản chất của đối tƣợng. Nguyễn Ái Quốc tƣởng tƣợng ra hình ảnh
một bóng áo trắng mờ ảo trong đêm khuya ở cung đình, Trƣng Trắc hiện hình
về quở mắng Khải Định sắp sang Pháp để ca ngợi mẫu quốc. Đó chính là cơ
sở của truyện ngắn Lời than vãn của bà Trƣng Trắc. Trong Vi hành, Nguyễn
Ái Quốc lại tạo một tình huống khác về một đôi nam nữ thanh niên Pháp ngồi
cùng tác giả trong một toa xe điện. Họ tƣởng nhầm tác giả là vị hoàng đế cải
trang để vi hành. Vua chúa không còn đƣợc tôn sung trên đất nƣớc từ lâu đã
không còn chế độ quân chủ. Họ trò chuyện, châm biếm tự do và thoải mái vị
hoàng đế lạc lõng và khôi hài này theo cách nghĩ của ngƣời dân Pháp.
Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng có hiệu quả hƣ cấu nghệ thuật trong trƣờng hợp

16
cần thiết. Hƣ cấu nghệ thuật có thể đƣợc xem là điểm phân biệt khác cơ bản
giữa văn học và báo chí. Ngƣời viết văn vận dụng tƣ duy hình tƣợng tạo nên
sự khác biệt với báo chí. Trí tƣởng tƣợng và hƣ cấu nghệ thuật có thể là cặp
cánh nghệ thuật mở ra trong văn chƣơng nhiều viễn cảnh bất ngờ.
Trong những điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa văn học và báo chí, tác
giả đặc biệt lƣu ý đến ngôn ngữ. GS Hà Minh Đức nhấn mạnh : « Ngôn ngữ
báo chí và ngôn ngữ văn học đều được xem là ngôn ngữ chuẩn mực tiêu biểu
của ngôn ngữ dân tộc ở từng thời kỳ nhất đinh. So với ngôn ngữ báo chí thì
ngôn ngữ văn học giàu hình ảnh và sức biểu cảm, nhiều từ ngữ được sử dụng
theo những dụng ý nghệ thuật riêng »(1).

Cũng theo nhận xét của GS. Hà Minh Đức, đứng trƣớc cuộc sống văn
học và báo chí đều bình đẳng với tƣ cách là những hình thái ý thức- xã hội
đặc thù. Nếu nhƣ đã có những tác phẩm văn học trƣờng tồn với thời gian thì
cũng có những tác phẩm báo chí dù trải qua hàng trăm năm vẫn giữ nguyên
giá trị. Bài báo Sáng kiến vĩ đại ( ngày 28-6-1919) của Lênin(2) đã trở thành
cƣơng lĩnh hành động cho những ngƣời cộng sản và toàn thể nhân dân Liên
Xô thời kỳ ấy. Tác phẩm Hành hình kiểu Linsơ, một phƣơng diện ít ngƣời
biết của nền văn minh Mỹ (ngày 9-10-1924) của nhà báo cách mạng Nguyễn
Ái Quốc(3) là một bằng chứng lịch sử chỉ ra bản chất tàn bạo của bọn đế
quốc ở bất cứ nơi nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ở Việt Nam, những tấm
ảnh của Võ An Ninh về nạn đói năm 1945 hay những thƣớc phim tƣ liệu về
cảnh xe tăng ta xông vào dinh Độc lập Sài gòn ngày 30-4-1975 đã ghi lại
đƣợc những khoảnh khắc không bao giờ lặp lại và vì thế khoảnh khắc ấy đã


(1) Hà Minh Đức(2000) Cơ sở lý luận báo chí- Đặc tính chung và phong cách, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
(2) Lênin(1977), Lê nin bàn về văn hóa văn học, Nxb Văn học, Hà Nội, trang 376
(3) Hồ Chí Minh (1980) toàn tập I ( 1920-1925) Nxb Sự thật, Hà Nội. trang 269

17
trở thành vĩnh viễn. Đó chính là một trong những cơ sở để tác phẩm báo chí
có thể phát triển từ cái nhất thời trở thành lâu dài .
Trong lịch sử văn học và lịch sử báo chí Việt Nam, có thể coi những năm
cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX là một thời kỳ phát triển đặc biệt. Chính ở
thời kỳ bản lề này, sự xuất hiện và phát triển của chữ quốc ngữ và báo chí đã
tạo ra một động lực quan trọng cho sự xuất hiện và phát triển của nền báo chí
và văn học hiện đại Việt Nam.
Theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, ban đầu các trí thức Việt Nam chƣa
thực sự có ý thức sáng tạo văn học mà chủ yếu chỉ dịch thuật tác phẩm của

nƣớc ngoài. « Những nhà văn lớp đầu, dù thuộc nhóm Đông dương tạp chí,
dù thuộc nhóm Nam phong tạp chí, hay dù là những nhà văn độc lập hướng
về biên tập, dịch thuật hay khảo cứu cả »(1). Phải bƣớc sang những năm đầu
thế kỷ XX, công việc sáng tạo các tác phẩm văn học và báo chí mới dần dần
trở nên phổ biến. Đó là thời kỳ mà sự phát triển của báo chí cũng đồng thời là
sự phát triển của văn học.
Trƣớc khi có các nhà xuất bản, báo chí là phƣơng tiện duy nhất để truyền
bá văn học. Sự xuất hiện của các nhà xuất bản nhƣ Tân Dân, Hàn Thuyên,
Minh Đức, Châu Phƣơng, Nam Ký, công nghệ sản xuất giấy, sự phát triển của
mạng lƣới bƣu điện và các hiệu sách càng tạo ra những tác động tích cực đến
sự phát triển của cả văn học và báo chí. Sự xuất hiện của báo chí đã tạo ra một
lớp ngƣời trƣớc đó chƣa từng có- đó là các nhà báo. Hầu hết các nhà văn đều
bắt đầu sự nghiệp của mình bằng nghề báo. Tuy nhiên ở thời kỳ đầu nhìn
chung không có sự phân biệt thật rõ rệt giữa « nhà văn » và « nhà báo »


(1) Vũ Ngọc Phan (1989) Nhà văn hiện đại tập II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 401

18
Một điều dễ nhận thấy là trong lịch sử phát triển của báo chí Việt Nam,
văn học và báo chí nhƣ những ngƣời bạn đồng hành. Nhiều nhà văn nhà thơ
làm báo và trở thành nhà báo có kinh nghiệm Là nhà nho uyên thâm nhƣ cụ
Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế hoặc Phan Khôi, là thi sĩ phảng phất hơi
men nhƣ Tản Đà đều tham gia viết báo, làm báo. Tự lực văn đoàn, với Nhất
Linh, Hoàng Đạo đều tham gia viết báo, làm báo. Nhất Linh, Hoàng Đạo
những ngƣời đƣợc đào luyện theo Tây học ngoài việc viết văn cũng đảm
nhiệm tốt công việc của hai tờ báo có uy tín là Phong Hóa và Ngày Nay. Các
tạp chí Phổ thông bán nguyệt san, Tiểu thuyết thứ bảy do nhóm Tân dân đảm
nhiệm với nhiều cây bút văn chƣơng tham gia. Ở cả hai loại công việc văn
chƣơng và báo chí đều vất vả. Làm sao nói đƣợc những ý nghĩ chân chính của

mình và tránh đƣợc lƣỡi kéo kiểm duyệt, làm sao để tờ báo phát triển trong
điều kiện kinh tế ngặt nghèo, làm sao giữ đƣợc phẩm chất của ngƣời cầm bút
trƣớc áp lực nhiều mặt của hoàn cảnh. Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Hải
Triều, Nam Cao đều là những nhà văn nhà báo xuất sắc. Từ sau Cách mạng
Tháng Tám, trƣớc trách nhiệm lịch sử của dân tộc trong công cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, các nhà văn nhà báo càng sát cánh nhau giữ
vững sức mạnh và tính chiến đấu của ngòi bút trong trách nhiệm nặng nề vẻ
vang của mình. Đây là thời điểm mà văn chƣơng phải trở về với hiện thực.
Không thể cứ khép cửa để tự khai thác mình. Đến với cuộc kháng chiến của
dân tộc, một hiện thực lớn lao mở ra trƣớc mắt, lôi cuốn lòng ham hiểu biết và
ý thức trách nhiệm của ngƣời viết. Phải sống hay nói nhƣ Nam Cao « sống
rồi hãy viết ». Các nhà văn đi nhiều, đến với các chiến dịch, những miền đất
đầy thử thách. Có thể bắt đầu từ Trần Đăng, rồi Tô Hoài, Nam Cao, Nguyễn
Tuân. Trong những chuyến đi, không thể phân biệt đƣợc họ là nhà văn hay
nhà báo vì họ viết báo, viết văn và hoạt động với tƣ cách là ngƣời chiến sĩ.


19
Tiểu kết chƣơng 1
Rõ ràng qua những gì đã phân tích ở trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy,
nhờ có báo chí đã giúp phổ biến các tác phẩm văn học đến công chúng một
cách rộng rãi cũng nhƣ góp phần đáng kể vào việc phát triển thể loại và
phƣơng thức thể hiện mới cho văn học. Bên cạnh đó, nhờ những thông tin, sự
kiện mà báo chí phản ánh đã khơi nguồn cho các đề tài sáng tác cho các nhà
văn.
Ngƣợc lại cũng nhờ có văn học mà nhà báo tăng cƣờng yếu tố tình cảm
qua các trang viết cũng nhƣ đi sâu vào số phận con ngƣời. Thêm vào đó, nhờ
có ngôn ngữ văn học mà ngôn ngữ báo chí đƣợc trôi chảy hơn, giúp công
chúng tiếp nhận thông tin, sự kiện đƣợc dễ dàng hơn.
Mối quan hệ đặc biệt giữa nhà văn và nhà báo, giữa văn học và báo chí

hiện đại nƣớc ta ngay từ khi ra đời là nguyên nhân tạo ra hiện tƣợng giao
thoa, thâm nhập mạnh mẽ trên nhiều phƣơng diện.

20
CHƢƠNG: 2
HIỆN TƢỢNG GIAO THOA GIỮA BÁO CHÍ VÀ VĂN HỌC
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
2.1. Bối cảnh xã hội dẫn đến hiện tƣợng giao thoa giữa báo chí và văn học
nửa đầu thế kỷ XX
2.1.1. Yếu tố lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội.
Sau khi Pháp chiếm Nam Kỳ, nhân dân ta đã quyết liệt đấu tranh bằng
nhiều hình thức. Ngoài đấu tranh bằng vũ trang, các sĩ phu yêu nƣớc còn dùng
văn thơ để gây lòng căm phẫn, kích động lòng yêu nƣớc và kêu gọi chống
ngoại xâm. Nhận thức đƣợc mối nguy hiểm này ngƣời Pháp đã nghĩ đến việc
sử dụng một thứ vũ khí mới là báo chí. Dùng báo chí để phổ biến cái học mới
của phƣơng Tây, tìm cách chinh phục tinh thần của dân tộc ta bằng sự hào
nhoáng của nƣớc « đại Pháp ». Họ chủ trƣơng thay đổi tận gốc rễ nền văn hóa
cổ truyền dân tộc ta. Để thực hiện điều đó, chính phủ Pháp đã đặt ra những
ngƣời đứng ra thành lập, quản lý các tờ báo tại Việt Nam là phát ngôn viên
chính thức cho chính quyền. Họ đã tuyên bố mục đích của báo chí là canh tân
xứ sở, giúp đỡ cho ngƣời dân thuộc địa. Sự thật báo chí đã đƣợc sử dụng sức
mạnh truyền thông để phục vụ quyền lợi cho chính quyền thực dân và chinh
phục tình cảm của ngƣời dân bản xứ. Thoạt đầu ngƣời Pháp cho ra đời báo
bằng tiếng Pháp, tiếng Hoa, sau đó tờ báo viết bằng Tiếng Việt mới đƣợc ra
đời, phục vụ cho ý đồ xâm lƣợc văn hóa nhằm thực hiện công cuộc khai thác
thuộc địa lâu dài. Tuy nhiên, chính phủ Pháp cũng ý thức đƣợc sự lợi hại của
báo chí, nó nhƣ một con dao 2 luỡi , là phƣơng tiện tốt của nhà cầm quyền để
thực hiện hành vi chính trị, nhƣng cũng sẽ là vũ khí đấu tranh của dân tộc bị
trị dùng để chống lại mình. Do đó, báo chí Vịệt Nam thời kỳ đó lệ thuộc vào
một qui chế hoạt động rất nghiêm ngặt về việc xin giấy phép và kiểm duyệt

bài vở.

21
Ngƣời dân Việt Nam luôn tìm cách chống lại sự hiện diện của ngƣời
Pháp. Trong giai đoạn đầu, ở miền Nam một số tờ báo đã đăng tải những bài
có nội dung chống đối. Để hạn chế điều này, toàn quyền Đông Dƣơng đã ký
sắc luật 1898 có nội dung : « Tất cả những tờ báo in bằng Việt ngữ, Hoa ngữ
hoặc một thứ tiếng nào khác ngoài tiếng Pháp, phải có sự cho phép trƣớc của
Viên toàn quyền sau khi phối kiến với ủy ban thƣờng trực của hội đồng cấp
cao Đông Dƣơng ».
Sắc luật này đã thủ tiêu hoàn toàn sự tự do báo chí ở nƣớc ta, mãi đến
năm 1938 mới có sắc lệnh hủy bỏ, lúc đó báo chí Việt Nam mới có cơ hội
phát triển. Giai đoạn 1930 – 1945, chính phủ Pháp đã thiết lập guồng máy cai
trị khá chặt chẽ , cộng với tình hình chính trị ở Chính quốc, mặt trận bình dân
lên nắm quyền, ở Đông Dƣơng qui chế hoạt động của báo chí cũng đƣợc nới
rộng, báo chí Việt Nam có cơ hội trỗi dậy. Những tờ báo kỳ cựu và có uy tín
nhƣ Nam Phong Tạp chí, Trung Bắc Tân Văn vẫn tiếp tục thông tin và đăng
tải những bài viết về văn học, khảo cứu… Một số tờ báo mới ra đời nhằm
phát triển nghề nghiệp nhƣ tờ Đông Tây của Hoàng Tích Chu, Hà Thành Ngọ
Báo của Bùi Xuân Học, cải tạo xã hội nhƣ Phong Hóa của Nguyễn Tƣờng
Tam….
Kể từ 1930, sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam xảy ra mãnh liệt
và phức tạp hơn về kinh tế, chính trị, tƣ tƣởng…Giai cấp phong kiến và giai
cấp tƣ sản vẫn là thành phần phản động, giai cấp tiểu tƣ sản thiếu ý chí đấu
tranh nên trốn vào tháp ngà, đấu tranh theo đƣờng lối tƣ sản cải lƣơng, họ
thực hiện nhiệm vụ giải phóng bằng những câu thơ, những bài văn chƣơng
hoặc tiểu thuyết và một số tờ báo. Lúc này lực lƣợng công nhân và nông dân
cũng mới trƣởng thành bắt đầu bƣớc vào con đƣờng đấu tranh chính trị nửa bí
mật, nửa công khai. Trong tình trạng đó bọn đề quốc quyết tâm dập tắt những


22
kế hoạch gây ảnh hƣởng của các phong trào đấu tranh trong lĩnh vực văn hóa,
văn nghệ, báo chí.
Trƣớc những trào lƣu cách mạng mạnh mẽ, chính quyền thực dân thực
hiện chính sách ngu dân, quản lý chặt chẽ việc dạy học, tăng học phí chƣơng
trình giáo dục trong nhà trƣờng bị xuyên tạc truyền thống văn hóa tốt đẹp của
dân tộc. Riêng về chế độ kiểm duyệt sách báo rất gắt gao, nhất là đối với
những bài viết có ảnh hƣởng tƣ tƣởng, văn hóa cách mạng. Sách báo có tính
chất đấu tranh cho khuynh hƣớng dân tộc, sách báo tiến bộ trong và ngoài
nƣớc cấm lƣu hành, thông tin bị bƣng bít.
Song song với việc bóp nghẹt tự do ngôn luận, tự do xuất bản, thực dân
đã tung ra đủ các thứ rác rƣởi của văn hóa tƣ sản phản động phƣơng Tây,
cùng những cặn bã của văn hóa phong kiến mà chúng gọi là kết hợp " văn
minh Âu Mỹ" với " Quốc hồn quốc túy An Nam" . Chúng sử dụng các báo chí
phản động để truyền bá một thứ văn hóa chống cộng sản, phản khoa học,
phản dân tộc, gieo rắc tƣ tƣởng nô dịch. Bọn đế quốc rất ý thức dựa vào các
tôn giáo và phong trào mê tín dị đoạn để ru ngủ nhân dân ta. Các loại sách tôn
giáo, sách tƣớng số, sách học thôi miên, ma ca rồng… đƣợc xuất bản hàng
loạt và phổ biến khắp nơi cùng với việc khuyến khích các tổ chức tôn giáo và
đẩy mạnh những tập quán mê tín ở thành thị và nông thôn.
Ngoài ra, phải nói đến âm mƣu trụy lạc hóa thanh niên rất thâm độc của
bọn thống trị. Sách báo, âm nhạc, phim ảnh khiêu dâm đƣợc truyền bá cùng
với những cuộc thi sắc đẹp phụ nữ và sự phát triển những hộp đêm, nhà chứa,
tiệm khiêu vũ, tiêm hút… Các xu hƣớng văn nghệ thoát ly, hƣởng lạc tƣ sản
đƣợc khuyến khích. Phong trào thể dục thể thao đƣợc cổ vũ rầm rộ để mị dân,
vừa để hƣớng nhiệt tình của thanh niên vào việc thờ phụng những đƣờng gân,

23
bắp thịt nhằm làm cho họ quên lý tƣởng cứu dân, cứu nƣớc(1). Trong bối
cảnh lịch sử, văn hóa xã hội nhƣ vậy, báo chí đƣợc mọi lực lƣợng sử dụng

nhƣ một công cụ để xây dựng, truyền bá ảnh hƣởng của mình trên lĩnh vực tƣ
tƣởng lẫn văn học nghệ thuật. Bên cạnh đó báo chí của giai cấp công nông
trong những thời cơ đƣợc hoạt động công khai ( từ 1936 đến 1939, khi mặt
trận bình dân lên nắm quyền) dòng báo chí này đã có những đóng góp tích
cực với những tác phẩm văn thơ chính luận nhằm tuyên truyền, cổ động cách
mạng, vạch mặt bọn đế quốc phong kiến, tấn công mạnh mẽ tƣ tƣởng duy
tâm, nô dịch của một số tác giả theo khuynh hƣớng tƣ sản cải lƣơng thỏa hiệp,
những cuộc tranh cãi về quan điểm : "nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật
vị nhân sinh" nổ ra trên diễn đàn báo chí có những ảnh hƣởng to lớn đến văn
học. Dƣới chế độ hà khắc của chính quyền thực dân, văn thơ dễ dàng chuyển
tải đến công chúng những thông điệp cần thiết, cho mọi ngƣời ý thức đƣợc
nhiệm vụ đấu tranh, kích động lòng yêu nƣớc, căm thù bọn đế quốc và né
tránh đƣợc con măt soi mối của cơ quan kiểm duyệt.
2.1.2.Báo chí và bước đầu của quá trình xã hội hóa chữ quốc ngữ
Báo chí là môi trƣờng tốt để truyền bá chữ quốc ngữ, thoạt đầu chủ
trƣơng các tờ báo là dạy cho mọi ngƣời biết cách đọc và viết loại chữ dùng ký
hiệu La tinh. Nhờ đó mà chữ quốc ngữ mới đƣợc truyền bá rộng rãi. Báo chí
đã thúc đẩy chữ quốc ngữ phát triển mau chóng và dần đƣợc chuẩn hóa. Đến
những năm ba mƣơi đầu thế kỷ XX thì chữ quốc ngữ đã đạt đƣợc mức độ
hoàn chỉnh. Số lƣợng từ vựng ngày càng phong phú, với sự tiếp thu ngôn ngữ
các nƣớc có giao lƣu văn hóa nhƣ Pháp, Hoa và các nƣớc lân cận. Với quá
trình Việt hóa các khái niệm, các thuật ngữ nƣớc ngoài ngôn ngữ trở nên
trong sáng, uyển chuyển. Cấu trúc câu thay đổi theo mô hình phƣơng Tây,
giọng điệu câu văn gần với khẩu ngữ.


(1) Lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945, Huỳnh Lý, Tr16,17

24
Báo chí là một « loại văn chương đại chúng»có sự chi phối của tính thời

sự nên nó là ngôn ngữ đời sống, ngồn ngộn các sự kiện, tạo cho ngôn ngữ văn
học sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn bởi những chất liệu tƣơi nguyên của dòng
chảy cuộc sống hàng ngày. Một số nhà báo đã đóng góp cho sự đổi mới hệ
thống ngôn ngữ, mà đại biểu là : Trƣơng Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trần
Chánh Chiếu, Phạm Quỳnh, Khái Hƣng, Nhất Linh, Hoàng Tích Chu… Họ đã
có công làm thay thế kiểu viết cũ, theo cấu trúc biền ngẫu, chồng chất Hán tự
bằng những câu văn có cấu trúc mới mẻ, chặt chẽ, trong sáng dễ hiểu. Lớp từ
ngữ lạc hậu đã đƣợc thay thế bằng ngôn ngữ mới, khoa học đáp ứng nhu cầu
xã hội đang phát triển. So sánh những câu văn trên Gia Định Báo, Nam
Phong Tạp chí, Đông Dương Tạp chí cho đến tờ Phong Hóa, Ngày nay… thì
sự cải cách về cách dùng từ, vốn từ ngữ, cấu trúc câu đã có những thay đổi
và phát triển khá nhanh chóng.
Môi trƣờng thể hiện và chứng thực cho sự trƣởng thành và phát triển
vƣợt bậc của chữ quốc ngữ không gì tốt hơn bằng các tác phẩm văn học. Cho
nên, hễ đã là những ngƣời sống bằng nghề cầm bút, nhất là làm báo, họ đều
có nguyện vọng đƣợc thử sức mình trong địa hạt sáng tạo văn chƣơng. Đây là
lý do quan trọng nhất để tạo ra một nền văn chƣơng dồi dào thành tựu đến
vậy, trong đó có nhiều đỉnh cao với nhiều tác giả, tác phẩm, thể loại khác
nhau mà cho đến hôm nay vẫn đang toả sáng.
Có thể kể ra đây, một đóng góp rất quan trọng của tờ Đông Tây do
Hoàng Tích Chu chủ trƣơng làm thay đổi hẳn cách hành văn của các nhà văn,
nhà báo ở những năm đầu thế kỷ XX. Lúc bấy giờ cách hành văn trên báo rất
dài dòng, nặng nề về điển tích và dùng nhiều chữ Hán, Hoàng Tích Chu đã
giới thiệu lối hành văn mới, ngắn gọn, dễ hiểu. Bằng lối hành văn này, ông đã
viết nhiều bài xã luận sắc sảo, tuy nhiên, lúc đầu vì chƣa quen đọc lối văn mới
nên nhiều ngƣời chế ông viết văn cụt ngủn, khôi hài. Nhƣng sau đó một thời

25
gian, các cây bút học tập theo lối viết của Hoàng Tích Chu, mở ra một giai
đoạn mới cho báo chí và văn học Việt Nam. TS Trần Thị Trâm trong cuốn

Văn học và báo chí từ một góc nhìn có nhận xét : « Đặc biệt cuộc cách mạng
về ngôn ngữ của Hoàng Tích Chu trên báo Đông Tây đã góp phần quan trọng
trong việc đổi mới ngôn ngữ văn học dân tộc. Nếu không có báo chí, hiển
nhiên công việc đổi mới văn học sẽ diễn ra khó khăn, chậm chạp và không thể
đạt kết quả mĩ mãn đến như vậy. Nhờ thử bút trên báo chí, nhờ sự nâng đỡ
của môi trường mới, ngôn ngữ của các nhà văn Việt Nam đã phát triển với
tốc độc phi thường theo hướng dân chủ hóa bằng cách dựa vào ngôn ngữ đời
thường. Phải kể tới sự nỗ lực chủ quan của người cầm bút . Hơn lúc nào hết,
nhà văn nhà báo Việt Nam đã coi vấn đề xây dựng câu văn quốc ngữ, đổi mới
nền văn học dân tộc là yêu nước. Họ gởi cả nỗi niềm ấy vào trong tiếng Việt.
Họ yêu vô cùng thứ tiếng mấy mươi thế kỷ đã chia sẻ buồn vui với cha ông.
Họ dồn tình yêu trong tình yêu tiếng Việt ”(1).
2.1.3.Báo chí và sự giao lưu văn hóa phương Tây.
Báo chí là cầu nối trong các cuộc cọ xác các nền văn minh thế giới. Từ
khi báo chí xuất hiện, nền văn hóa tiếp thu mạnh mẽ và sâu sắc nền văn hóa
thế giới nhất là nền văn hóa phƣơng Tây. Sự tiếp thu này ngày càng phát triển
vì có rất nhiều nguyên nhân :
Ý đồ cai trị bằng văn hóa của chính quyền Pháp, họ muốn chinh phục
thuộc địa bằng ảnh hƣởng của nền văn hóa « mẫu quốc ». Cuộc Âu hóa đầy
thâm ý của bọn thống trị thực dân làm thay đổi cả suy nghĩ, quan niệm sống,
tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của con ngƣời. Giai cấp vô sản và tầng lớp thị
dân, tiểu tƣ sản và tƣ sản mới xuất hiện đòi hỏi những thay đổi tƣ duy cảm
thụ. Quan điểm thẩm mỹ của tầng lớp nho học ảnh hƣởng sâu sắc nền văn hóa
phong kiến Trung Quốc không còn hợp thời. Đến những năm đầu thế kỷ XX,


(1) Văn học và báo chí từ một góc nhìn (tg 202, 203).

×