Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Vấn đề thân phận người phụ nữ trong văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX (qua một số tác phẩm tiêu biểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.5 KB, 144 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

o0o




NGUYỄN TRÀ MY




VẤN ĐỀ THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XVIII -
ĐẦU THẾ KỶ XIX
(qua một số tác phẩm tiêu biểu)



LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Lý luận văn học










Hà Nội - 2009



- 1 -

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, văn học Việt Nam có những
bước phát triển rực rỡ cả về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Con
người cá nhân với những sắc thái tình cảm phong phú đã bước vào văn học,
cùng sự nở rộ của “thi duyên tình”, một quan niệm khác biệt so với “thi
ngôn chí” vốn ngự trị lâu dài trước đó. Các thể loại mới mang tính sáng tạo
của dân tộc (hát nói, ngâm khúc, truyện thơ Nôm) phát triển đến đỉnh cao và
đạt nhiều thành tựu. Nhân vật trung tâm của thời đại cũng có nhiều thay đổi,
với sự chiếm ưu thế của người tài tử, người trượng phu và đặc biệt người
phụ nữ. Vấn đề thân phận là vấn đề nổi bật nhất gắn liền với loại hình tượng
mới này. Những tác phẩm có giá trị nhất cũng là những tác phẩm mà ở đó
đặt ra những câu hỏi thống thiết, trăn trở nhất về thân phận người phụ nữ nói
riêng và thân phận con người nói chung: Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia
Thiều), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn) (và bản dịch của Đoàn Thị
Điểm), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Hồ Xuân Hương, …
Đó là lý do để chúng tôi chọn và triển khai đề tài vấn đề thân phận
người phụ nữ trong văn học cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XIX qua một số
tác giả và tác phẩm tiêu biểu.
2. Lịch sử nghiên cứu
Những công trình nghiên cứu tổng thể về văn học giai đoạn này là vô
cùng phong phú. Mỗi nhà nghiên cứu từ những góc độ nhìn nhận khác nhau
đều có nhắc đến nhân vật người phụ nữ và vấn đề thân phận với một mức
độ nhất định.

Từ góc độ xã hội học, nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc khẳng định sự ra
đời của một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học giai đoạn này, mà

- 2 -
một trong những nội dung của nó là nhu cầu giải phóng tình cảm gắn liền
với “sự xuất hiện của hình ảnh người phụ nữ trong văn học”.
Từ góc độ văn hóa học, nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn chỉ ra triết lý
thời đại nằm trong hai chữ “tài sắc” và “tài tình”, liên quan tới một loại nhân
vật văn hóa giai đoạn này: các ả đào, kỹ nữ.
Từ góc độ loại hình học, nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương phân tích
các loại nhà nho, đưa đến kết luận về mẫu hình nhà nho tài tử và cặp đôi tài
tử – giai nhân, hình tượng trung tâm mới của văn học giai đoạn này.
Những công trình nghiên cứu cụ thể về từng tác phẩm, tác giả tiêu
biểu được nêu trên cũng vô cùng đa dạng, ở đây chỉ xin đề cập đến những
công trình, bài viết có liên quan tới đề tài (có đề cập đến vấn đề thân phận).
Về Nguyễn Du và Truyện Kiều, có các công trình: Truyện Kiều, xã hội
phong kiến và thân phận con người (Lê Đình Kỵ), Thân phận con người
trong Truyện Kiều (Nguyễn Hiến Lê), Quyền sống của con người trong
Truyện Kiều (Hoài Thanh), Thi pháp Truyện Kiều (Trần Đình Sử), Tấn bi
kịch của Thúy Kiều (Lưu Trọng Lư), Xã hội trong Truyện Kiều (Trần Nho
Thìn), Nhân vật Truyện Kiều và vấn đề tiếp cận nhân học văn hóa (Trần
Nho Thìn), … Về Nguyễn Gia Thiều và Cung oán ngâm khúc: Giá trị hư ảo
vô nghĩa của cá nhân con người trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia
Thiều (Trần Đình Sử); Cái bi kịch của người cung phi trong Cung oán ngâm
khúc (Hoàng Như Mai); Tâm sự u uất của người cung nữ trong Cung oán
ngâm khúc (Nguyễn Quang Khải); Nguyễn Gia Thiều và nhân vật người
cung nữ (Trần Thị Băng Thanh); Nỗi buồn tủi giận hờn của người cung nữ
(Hoàng Hữu Yên); Cuộc sống đau khổ của người cung nữ (Nguyễn Lộc)…
Về Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm và Chinh phụ ngâm: Chinh phụ ngâm
và hình ảnh cuộc chiến tranh phong kiến (Nguyễn Lộc); Đoàn Thị Điểm với

Chinh phụ ngâm hay là một tác phẩm văn học chống chiến tranh (Văn Tân);

- 3 -
Chinh phụ ngâm khúc, khúc ca oán ghét chiến tranh (Phong Châu),… Về
Hồ Xuân Hương: Hồ Xuân Hương, nhà thơ của phụ nữ (Nguyễn Lộc), Chủ
nghĩa nhân đạo trong thơ Hồ Xuân Hương (Đái Xuân Ninh), Hồ Xuân
Hương hoài niệm phồn thực (Đỗ Lai Thuý) …
Một trong những công trình rất gần gũi về mặt chủ đề với đề tài này là
công trình của tác giả Trần Nho Thìn: “Triết lý Truyện Kiều trong bối cảnh
văn hóa xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX”, trong đó phân
tích khá cặn kẽ thân phận người phụ nữ trong xã hội, phản ánh qua các tác
phẩm Truyện Kiều, Long Thành cầm giả ca, Độc Tiểu Thanh ký, … nhưng
tập trung vào loại nhân vật kĩ nữ, ả đào mà ông cho là được đặc biệt chú ý
qua hình tượng Đạm Tiên, Thúy Kiều, Tiểu Thanh, cô Cầm đất Long Thành,
… Triết lý “hồng nhan bạc mệnh”, “tài mệnh tương đố” trong Truyện Kiều,
theo tác giả Trần Nho Thìn, chính là vấn đề có thực của văn hóa thời đại liên
quan đến người kĩ nữ.
Tác giả Nguyễn Lộc trong phần viết về trào lưu nhân đạo chủ nghĩa
trong văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX cũng phân tích
khá kỹ hình ảnh người phụ nữ, khẳng định “chưa bao giờ văn học lại nói
nhiều về phụ nữ như giai đoạn này. Hình ảnh người phụ nữ là hình ảnh
thành công nhất trong văn học nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ
XIX”. Nhân vật người phụ nữ được ông nhắc đến trên một phổ khá rộng,
ngoài tác phẩm của Nguyễn Du, Phạm Thái, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị
Điểm, Nguyễn Gia Thiều, còn có của Phạm Đình Hổ, Ninh Tốn, Lý Văn
Phức, Cao Bá Quát, và các truyện Nôm bình dân nữa. Người phụ nữ trong
văn học giai đoạn này thuộc đủ các tầng lớp khác nhau, nhưng không còn là
mẫu hình của lễ giáo phong kiến. Nguyễn Lộc đặc biệt nhấn mạnh hình ảnh
người phụ nữ không phải chỉ gắn với đau khổ mà còn là những người “có


- 4 -
tài, có tình, có ý chí và có nghị lực”, dám sống với những tình cảm tự nhiên
của mình.
Trần Đình Sử qua nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều, cũng đã có nhl;ận
xét về luận đề “tài mệnh tương đố”, về chủ đề chính của Truyện Kiều, khẳng
định những cách nhìn nhận mới về chữ “thân” so với các giai đoạn trước.
Ông cũng khẳng định mối liên quan chặt chẽ giữa ý thức cá nhân và nhận
thức thân phận con người: “Cảm nhận về nỗi đau khổ là một biểu hiện của ý
thức về cá nhân (…) tiếng mới “đoạn trường” xót thân, thương mình của
Nguyễn Du là một tư tưởng của thời đại” [17; 118].
Như vậy, các tác giả ở góc độ tổng thể hay cụ thể, ở góc độ văn hoá,
xã hội hay thi pháp học đều đã có những quan sát và nghiên cứu khá sâu,
liên quan đến vấn đề thân phận người phụ nữ nói chung trong giai đoạn văn
học này.
3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi muốn đi sâu khai thác vấn đề này từ việc xem xét loại nhân
vật trung tâm mới của văn học (có so sánh với văn học các giai đoạn trước
đó và văn học dân gian), sau đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự ra đời vấn
đề thân phận người phụ nữ trong văn học, các hình tượng tập trung biểu hiện
vấn đề đó và các cách lý giải thân phận của các tác giả giai đoạn này. Về mặt
thi pháp, chúng tôi tập trung phân tích ở ba góc độ: biểu tượng, quan niệm
nghệ thuật về con người và ngôn ngữ. Luận văn của chúng tôi được thực
hiện theo hướng khám phá vấn đề thân phận người phụ nữ trong mối liên hệ
chặt chẽ với bối cảnh văn hóa của thời đại cùng tầm tư tưởng của các tác giả.
Không phân tích toàn bộ các tác phẩm của giai đoạn này, chúng tôi
chỉ tập trung xem xét các góc độ trên ở một số các tác phẩm tiêu biểu.
Những tác phẩm chúng tôi chọn là những thành tựu xuất sắc của thời đại về
mặt nghệ thuật. Đó là những mẫu mực của các thể loại mới của dân tộc phát

- 5 -

triển trong giai đoạn này như ngâm khúc, truyện Nôm, hoặc phản ánh sự
cách tân của những thể loại cũ, như thơ Đường luật của Hồ Xuân Hương.
Đồng thời các tác phẩm đó cũng tiêu biểu nhất trong việc thể hiện thân phận
người phụ nữ. Cần nói rằng nhân vật phụ nữ là nhân vật trung tâm mới của
thời đại, nhưng không phải tác phẩm nào có nhân vật nữ cũng đề cập đến
vấn đề thân phận người hồng nhan hoặc thân phận con người nói chung.
Chẳng hạn, có rất nhiều truyện Nôm như Hoa tiên, Nhị độ mai, Sơ kính tân
trang, … cũng đề cập đến tình yêu, đến sự giải phóng cá tính và tình cảm,
nhưng vấn đề thân phận lại khá mờ nhạt so với Truyện Kiều, do tính chất
vay mượn và các mô típ theo kiểu truyện cổ tích hay tài tử – giai nhân còn
quá rõ. Thêm vào đó, tính chất nêu gương “trung hiếu đức hạnh” của các
nhân vật cũng dần lấn át nội dung tình yêu và số phận người phụ nữ. Truyện
Kiều có phần chịu ảnh hưởng từ Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự, song âm
hưởng về thân phận người phụ nữ nói riêng và con người nói chung lại là sự
tiếp thu từ ngâm khúc. Nội dung và cảm hứng của thể ngâm nói chung gắn
chặt với đề tài này.
Do đó, phạm vi văn bản nghiên cứu của chúng tôi là Truyện Kiều
(Nguyễn Du), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Chinh phụ ngâm
(Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm), một số bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương
(Tự tình I, II, III, Không chồng mà chửa, Bánh trôi nước, Mời trầu, Cái nợ
chồng con, Cảnh chồng chung). Ngoài những tác giả, tác phẩm tiêu biểu đã
nêu trên, trong quá trình thực hiện, chúng tôi sẽ có tham khảo một số các tác
phẩm, tác giả khác (chẳng hạn như: một số bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du)
tuy những tác phẩm này không nằm trong phạm vi nghiên cứu. Làm như vậy
sẽ đảm bảo cho tính thống nhất trong việc hiểu quan niệm của tác giả và thời
đại.
4. Phương pháp nghiên cứu

- 6 -
Để đảm bảo cho tính khoa học, chính xác và toàn diện, chúng tôi áp

dụng một cách tổng hợp những phương pháp sau trong luận văn: tổng hợp,
phân tích, so sánh, thống kê. Trong quá trình tìm hiểu tư tưởng của các tác
giả và thời đại, chúng tôi sử dụng cả phương pháp xã hội học, loại hình học
và văn hoá học, kết hợp với việc phân tích những góc độ thi pháp của các tác
phẩm.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Nhân vật người phụ nữ trong văn học trung đại
Chương 2: Vấn đề thân phận người phụ nữ trong văn học Việt
Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX
Chương 3: Vấn đề thân phận người phụ nữ nhìn nhận dưới một
số góc độ thi pháp















- 7 -
CHƯƠNG I: NHÂN VẬT NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

1. 1. Nhân vật người phụ nữ trong văn học trước thế kỷ XVIII
Một sự so sánh với văn học dân gian có thể giúp ta thấy rõ hơn sự
thay đổi về nhân vật trung tâm và quan niệm về con người trong văn học
trung đại. Có thể nói rằng văn học dân gian không xa lạ gì với nhân vật phụ
nữ. Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, dân ca, tục ngữ, … đều có
nhân vật phụ nữ. Chỉ tính riêng trong cổ tích, nhân vật nữ đã xuất hiện trong
nhiều mô típ khác nhau: mô típ cô gái tốt bụng nghèo khổ, mô típ cô con gái
nhà giàu lấy anh chàng nhà nghèo, mô típ người em út, con riêng, con mồ
côi mẹ … ; xuất hiện ở cả tuyến chính diện và phản diện, … Trong những
bài ca dao về quan hệ xã hội, hình ảnh người phụ nữ vô cùng phong phú và
đa dạng về tính cách, số phận, tâm lý. Cũng ở ca dao, vấn đề thân phận
người phụ nữ được thể hiện rõ nhất. Có hẳn một loạt lời ca dao mở đầu bằng
cách nói: “Thân em như …” và sau đó là những cách so sánh phong phú,
trực tiếp gần gũi với quần chúng: tấm lụa đào, hạt mưa, hoa gạo, đoá hoa
rơi, giếng giữa đàng, miếng cau khô, quả xoài, củ ấu gai, …
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
“Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”
Các biểu tượng về người phụ nữ và thân phận người phụ nữ trong ca
dao cũng rất đa dạng và sinh động: con cò, cái bống, chiếc bách, hoa, con
nhện, con tằm, đào tơ, ngọc lành, liễu, hạt gạo, vườn hồng, bèo …
“Đã mang lấy cái thân tằm

- 8 -
Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ”
Trong văn học viết trung đai, tình hình không như vậy. Trước thế kỷ
XVIII, các tác phẩm có xuất hiện các nhân vật nữ thường rất ít, và cũng

không phong phú, đa dạng về mô típ, cách thức miêu tả, biểu tượng, không
được đi sâu phân tích tâm lý … Để lý giải điều này, trước tiên phải hiểu
được quan niệm chủ đạo chi phối văn học. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII, văn
học chịu ảnh hưởng chủ yếu của Nho-Phật-Đạo, đặc biệt là Nho giáo với
quan niệm “văn tải đạo, thi ngôn chí”. Văn học nghệ thuật trở thành phương
tiện để giáo hóa, tuyên truyền đạo đức. Lực lượng sáng tác lại chủ yếu là các
nhà nho, nhà sư. Thơ bộc lộ cái chí, cái ta đạo lý. Nếu thơ bộc lộ tình cảm
thì chủ yếu là với thiên nhiên hoặc giữa những người đàn ông với nhau
(chẳng hạn như thơ tặng bạn hay thơ ly biệt). Nhân vật trung tâm trong thơ
nói chí của các nhà nho và cả thơ thiền hầu hết là đàn ông (các nho sĩ, quân
tử, nhà sư). Ngay cả những ước lệ về con người trong thiên nhiên cũng đều
nghiêng về phía người đàn ông: “ngư, tiều, canh, mục”. Tỉ lệ các tác phẩm
có xuất hiện nhân vật nữ là rất ít. Có hai trường hợp mà nhân vật nữ xuất
hiện nhiều nhất là trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Truyền kì mạn
lục của Nguyễn Dữ. Trên tổng số 254 bài thơ nôm còn lại đến ngày nay của
Quốc âm thi tập, thì theo chúng tôi, có khoảng 14 bài nhắc đến người phụ
nữ. Trong tổng số 20 truyện trong Truyền kì mạn lục, có 8 truyện người phụ
nữ là nhân vật chính.
Trong những bài thơ: Giới sắc, Vãn xuân, Hạ cảnh tuyệt cú, Tích cảnh
thi (bài số II, III, IV, IX, X, XII), Đào hoa thi (bài số I, III), Ba tiêu, Mạt lị
hoa, Trường An Hoa, Nguyễn Trãi đã có nhắc đến người phụ nữ. Có thể nói
đến hai loại nhân vật nữ trong thơ ông: nhân vật theo điển cố, điển tích và
nhân vật theo kiểu người thực. Những nhân vật như Dương Quý Phi, Tây
Thi, Đát Kỷ xuất hiện trong Vãn xuân và Giới sắc.

- 9 -
“Vườn hoa khóc tiếc mặt phi tử
Đìa cỏ tươi nhưng lòng tiểu nhân”
(Vãn xuân)
“Sắc là giặc, đam làm chi

Thuở trọng còn phòng có thuở suy
Trụ mất quốc gia vì Đát Kỷ
Ngô lìa thiên hạ bởi Tây Thi”
(Giới sắc)
Trong Giới sắc, các nhân vật nữ rõ ràng đã trở thành “phương tiện” để
nhà văn giáo hoá đạo đức Nho gia. Cách nhìn nhận và đánh giá của Nguyễn
Trãi không khác với cách đánh giá của Lê Thánh Tông khi viết về Dương
Quý Phi trong Cổ tâm bách vịnh, đều cho những người đẹp là nguyên nhân
gây nên cảnh nước mất nhà tan, “tổn hại tinh thần”. Cách nhìn nhận ấy rất
khác với Nguyễn Du sau này trong Dương phi cố lý:
“Tự thị cổ triều không lập trượng
Uổng giao thiên cổ tội khuynh thành”
(Cả một triều đình đứng ngây như phỗng
Mà ngàn năm đổ tội cho người đẹp khuynh thành)
Trong các bài Hạ cảnh tuyệt cú, Ba tiêu, Mạt lị hoa, Trường An hoa,
một số bài trong loạt bài Tích cảnh thi, Đào hoa thi, nhân vật nữ không còn
là những điển tích, điển cố, mà được xây dựng thành những thực thể nghệ
thuật mới mẻ, hoà nhập vào bức tranh thiên nhiên hữu tình hoặc được nói
đến qua các hình ảnh, biểu tượng thiên nhiên. Những nhân vật này rất có thể
là những con người có thực trong cuộc sống của tác giả. Trần Nho Thìn cho
rằng bài thơ Tích cảnh số X chính là tâm sự của Nguyễn Trãi khi Thị Lộ
được vua để mắt đến.
“Loàn đan ướm hỏi khách lầu hồng

- 10 -
Đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng
Ngoài ấy dầu còn áo lẻ
Cả lòng mượn lấy đắp hơi cùng”
Song các nhân vật nữ không được miêu tả rõ nét về ngoại hình, tính
cách, số phận, tâm lý. Nếu có xuất hiện cảm xúc cũng chỉ là ngoại hiện:

“Vì ai cho cái đỗ quyên kêu
Tay ngọc dùng dằng chỉ biếng thêu
Lại có hoè hoa chen bóng lục
Thức xuân một điểm não lòng nhau”
(Hạ cảnh tuyệt cú)
Còn có những bài mà nhân vật nữ được nói đến một cách hết sức mơ
hồ, hoặc ngầm ẩn, kín đáo qua những hình ảnh thiên nhiên như hoa nhài, hoa
đào, cây chuối.
“Một đoá hoa đào khéo tốt tươi
Cách xuân mơn mởn thấy xuân cười”
(Đào hoa thi I)
So với những bài thơ của Nguyễn Trãi, thì những nhân vật nữ trong
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ (bên cạnh các nhân vật học trò, nho sĩ,
quân tử, trượng phu, lái buôn, quan lại, đạo sĩ) đã được xây dựng cụ thể hơn,
rõ nét hơn về mặt ngoại hình, tính cách, số phận, … tuy rất ngắn và chưa
thoát khỏi tính ước lệ chung chung. Nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục có
hai loại, đó là nhân vật chính diện và phản diện. Sự phân loại này dựa vào
chính lời bình của tác giả ở cuối truyện. Nhân vật nữ chính diện thường là
những người vợ thuỷ chung, đức hạnh, thủ tiết như trong Chuyện người
nghĩa phụ ở Khoái Châu, Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện Lệ
Nương. Nhân vật nữ phản diện thường là ma quỷ đội lốt để lôi kéo các sĩ tử
làm chuyện “đồi phong bại tục”, như trong Chuyện cây gạo, Chuyện yêu

- 11 -
quái ở Xương Giang, Chuyện kì ngộ ở Trại Tây. Loại thứ nhất được xây
dựng theo đúng “kiểu mẫu” phụ nữ lý tưởng của Nho gia: thông thường có
đủ “công dung ngôn hạnh”, thuỷ chung như nhất, coi danh tiết là quan trọng
hàng đầu. Phần giới thiệu và miêu tả ban đầu về người phụ nữ đó bao giờ
cũng nhấn mạnh đến cái nết, cái đức của họ: chẳng hạn như Nhị Khanh
trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu là người “khéo biết cư xử với

họ hàng rất hoà mục và thờ chồng rất cung thuận, người ta đều khen là người
nội trợ hiền”, hay Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương là
“người đã thuỳ mị, nết na, lại có thêm tư dung tốt đẹp”. Loại nhân vật nữ ma
quỷ được xây dựng gần gũi với hiện thực sinh động hơn, ít nhiều thoát khỏi
tính chất khuôn sáo, kiểu mẫu giáo dục của loại thứ nhất. Những “ma nữ”
này có những hành động, phát ngôn vi phạm đến những vùng “cấm kị” của
Nho giáo, thường là lôi kéo những anh học trò, công tử, lái buôn vào những
cuộc vui nữ sắc, khiến họ “giở nết gió giăng, quyến phường hoa liễu”, mê
muội và tự huỷ hoại bản thân. Nhưng chính việc đặt những nhân vật nữ này
ngoài những mối cương thường của Nho giáo, xây dựng họ với những nét
khá tự do và phóng túng cho phép tác giả đặt vào họ những phát ngôn có
tính nổi loạn và táo bạo, mà sau này xuất hiện khá nhiều ở những nhân vật
phụ nữ của văn học nửa cuối thế kỷ XVIII-nửa đầu thế kỷ XIX. Tuy vậy tác
giả không hề có ý định xây dựng họ với những nét của con người cá nhân,
càng không cổ xuý cho những phát ngôn chống lại sự “tu thân khắc kỷ” và
những hành động vượt ra ngoài phạm vi lễ giáo.
Hai loại nhân vật nữ ở đây đều thường được miêu tả là những người
đẹp, song không phải là Nguyễn Dữ dành nhiều ưu ái cho nhân vật nữ nên
miêu tả họ như vậy. Trái lại, ở đây tác giả thể hiện cái nhìn của một nhà nho
rõ hơn bao giờ hết. Thái độ của tác giả đối với hai kiểu phụ nữ là khác nhau.
Thái độ đó thể hiện rõ ở lời bình cuối truyện. Nguyễn Dữ đã bình về Chuyện

- 12 -
cây gạo: “Than ôi cái giống ma quỷ, tuy từ xưa không phải cái nạn đáng lo
cho người thiên hạ, nhưng kẻ thất phu đa dục thì thường khi mắc phải” [11;
45]. Rất khác với những lời lẽ ngợi ca và cảm thông dành cho các nhân vật
nữ trong Chuyện người nghĩa phụ Khoái Châu, Chuyện người con gái Nam
Xương: “Than ôi, người con gái có ba đạo theo, theo chồng là một. Nàng
Nhị Khanh chết, có quả là đã theo chồng không? Thưa rằng không. Đời xưa
bảo theo, là theo chính nghĩa chứ không theo tà dục. Chết hợp với nghĩa, có

hại gì cho cái đạo theo. Theo nghĩa tức là theo chồng đó. Có người vợ như
thế mà để cho phải hàm oan, Trọng Quỳ thật là tuồng chó lợn”; “Làm người
đàn ông, tưởng đừng để cho giai nhân phải oan uổng thế này”[11; 34]. Nếu
như cái đẹp của nhân vật nữ chính- thông thường là các bậc liệt nữ- là để tôn
thêm cho cái đức của họ theo đúng tiêu chuẩn công dung ngôn hạnh, thì cái
đẹp của nhân vật ma nữ phản diện lại là một thứ yêu ma, quỷ quái mê hoặc
để làm hại con người. Việc liên hệ “nữ sắc” với ma quỷ, điềm xấu là điều
quen thuộc xưa nay với cả Nho-Phật-Đạo. Các nhà nho vẫn thường đổ lỗi
cho người đẹp về chính sự rối ren, triều đình khuynh đảo. Từ đó mà nảy sinh
những truyền thuyết như Đát Kỷ là hồ ly chín đuôi, Thị Lộ là con rắn báo
oán, …
Như vậy, nhân vật phụ nữ không phải nhân vật trung tâm trong nền
văn học viết từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII. Trong số ít những tác
phẩm có xuất hiện nữ nhi, thì “khách má hồng” được nói đến hoặc rất mơ
hồ, ngầm ẩn, hoặc chỉ là những điển tích, điển cố, hoặc là những mô típ quen
thuộc trong truyện dân gian kết hợp với kiểu mẫu điển hình của Nho gia
nhằm mục đích giáo dục đạo đức. Các nhân vật nữ đơn điệu về phương diện
loại hình và sự miêu tả cũng còn nghèo nàn, công thức, đơn giản hoá. Các
nhân vật nữ ở thời kỳ này chưa thoát ra khỏi những khái niệm công thức của
Nho giáo, chưa có được đời sống riêng về mặt tâm lý. Lý do cho sự thiếu

- 13 -
vắng loại nhân vật này và sự nghèo nàn trong miêu tả đó một phần do những
quan niệm thẩm mỹ chi phối văn học, và một phần cũng do giới hạn của
hoàn cảnh lịch sử. Trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, tâm
thế tác gia nhà nho nước ta vẫn để ở những đề tài liên quan đến vận nước,
đời sống của dân. Do vậy mà những vấn đề thuộc về cá nhân, nhất là những
cá nhân nhỏ bé trong xã hội như người phụ nữ, dường như bị “bỏ quên”,
hoặc trở nên thứ yếu so với những vấn đề “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên
hạ”.

Sự khác biệt giữa các nhân vật phụ nữ của những giai đoạn văn học
trước với văn học nửa cuối XVIII-nửa đầu XIX sẽ được phân tích kỹ hơn ở
những phần tiếp theo, để thấy được những bước chuyển biến quan trọng về
quan niệm cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật.
1.2. Nhân vật phụ nữ trong văn học nửa cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế
kỷ XIX
1.2.1. Nhân vật trung tâm của thời đại
Cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX, diện mạo văn học đã có nhiều
thay đổi. Một trong những thay đổi dễ nhận thấy nhất là trọng tâm hình
tượng thời đại, đã chuyển từ những bậc quân tử, nhà sư sang những người tài
tử, trượng phu và đặc biệt là phụ nữ. Rất nhiều nhà nghiên cứu khi tìm hiểu
giai đoạn văn học này đều khẳng định điều đó. Nguyễn Lộc viết: “Chưa bao
giờ văn học lại nói nhiều về phụ nữ như giai đoạn này. Hình ảnh người phụ
nữ là hình ảnh thành công nhất trong văn học cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ
XIX. Dường như tác giả nào ít nhiều cũng có viết về phụ nữ. Không những
Nguyễn Du, Phạm Thái, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm viết về phụ nữ,
mà Phạm Đình Hổ, Ninh Tốn, Lý Văn Phức cũng viết về phụ nữ”. Trần
Ngọc Vương khi phân tích mẫu hình nhà nho tài tử cũng nhắc đến hình ảnh
“giai nhân” . Trần Nho Thìn khẳng định: trước thế kỷ XVIII, “người đàn ông

- 14 -
chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống văn học, là nhân vật chính”, “sang thế kỷ
XVIII, nhân vật chính trong văn học lại là phụ nữ”. Sự thay đổi không chỉ
nằm ở số lượng những tác phẩm viết về phụ nữ, mà còn ở quan niệm và cách
thức phản ánh và xây dựng nhân vật của các tác giả.
Một điều rất dễ nhận thấy là so với thời kỳ trước, các loại hình nhân
vật phụ nữ giai đoạn này rất đa dạng, phong phú. Như trên đã phân tích, số
lượng tác phẩm xuất hiện “nữ nhi” đã ít, mà các loại hình nhân vật cũng
không phong phú, đa dạng. Nếu phân loại xã hội học, thì nhân vật nữ của
các giai đoạn trước thường tập trung ở tầng lớp trên trong xã hội, là con cháu

danh gia vọng tộc hoặc thê thiếp của quan lại, vua chúa, thông hiểu cầm kì
thi họa. Nhiều ma nữ trong các truyện vốn là những thê thiếp của các bậc
vua chúa, quan lại hoặc phú thương. Trong khi đó, ở giai đoạn này, nhân vật
nữ thuộc đủ các tầng lớp khác nhau trong xã hội. “Người phụ nữ trong giai
đoạn này, có người là phụ nữ quý tộc, có người là phụ nữ bình dân, phụ nữ
lao động, có người là ca nhi, kỹ nữ, … Họ hoàn toàn không phải là người
phụ nữ theo cái mẫu “công dung ngôn hạnh”, “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng
phu” … của lễ giáo phong kiến” [15; 77]. Nếu xét theo các kiểu loại, mô típ
phản ánh trong văn học, thì bên cạnh việc vận dụng các điển tích, điển cố
truyền thống, nhân vật chức năng trong truyện dân gian (cổ tích, truyền
thuyết), kiểu mẫu của Nho giáo, thì ở giai đoạn này các tác giả còn đưa vào
rất nhiều những nhân vật nữ có thực trong cuộc sống hay là sự phản ánh rất
gần với cuộc sống thực. Những ả đào, kỹ nữ là nhân vật thời đại nổi bật đã
đi vào thơ của Phạm Đình Hổ, Nguyễn Du, … Nàng cung nữ hẳn không xa
lạ gì với một người sống trong phủ chúa như Nguyễn Gia Thiều. Trong thơ
Hồ Xuân Hương, người phụ nữ còn hiện ra cụ thể và xác thực hơn nữa: đó là
người con gái không chồng mà chửa, người vợ lẽ, người nặng gánh gia đình,
người đàn bà goá, … Hồ Xuân Hương còn đưa vào thơ những tình cảnh rất

- 15 -
thực của bản thân: duyên phận lỡ dở, làm vợ lẽ (Cảnh chồng chung, Mời
trầu, Tự tình I, II, III). Tự nói về mình không phải là xa lạ trong văn học
trung đại. Thơ các nhà nho các giai đoạn trước vẫn thường tự lấy mình làm
đối tượng miêu tả, nói về cảnh sống nghèo khổ, thanh đạm của mình.
“Song viết hằng lề phiến sách cũ
Hôm dao đủ bữa bát cơm xoa”
(Nguyễn Trãi – Ngôn chí, bài số 17)
Song việc “ôn nghèo kể khổ” không phải là để than thở mà lại chính
là để nhà nho “tự hào” về sự bần hàn, trong sạch. Cũng giống như việc họ tự
nhận mình là “dại” , “lười” không phải là để tự hạ thấp, mà chính để tự nâng

thêm cái khí tiết thanh sạch, không màng danh lợi, phú quý “Thị phi chẳng
quản mặc chê khen. Ngu dại chan chan tính đã quen” (Nguyễn Bỉnh Khiêm).
Với tâm thức phản ánh như vậy, những tình cảnh mà nhà nho tự nói về mình
có tính phổ biến, ước lệ, ít có tính riêng, tính thực. “Bị quan niệm chính đạo
ràng buộc, văn học không tránh khỏi nghèo nàn, trống rỗng. Ngay cả khi chỉ
viết cho mình thì thế giới quan Nho giáo cũng làm cho người viết không
nghĩ đến chuyện phát hiện cảnh thực, bộc lộ xúc cảm cụ thể, không nhạy với
thực tế” (Trần Đình Hượu).
Như vậy, ở giai đoạn này, bên cạnh hình tượng người anh hùng thời
loạn, người tài tử, thì “người hồng nhan” cũng đã trở thành một nhân vật
trung tâm của văn học thời đại.
1.2.2. Sự khẳng định những giá trị mới
Sự thay đổi về quan niệm và phương thức phản ánh cũng làm thay đổi
các góc độ miêu tả. Như đã nói, trước thế kỷ XVIII, các nhân vật nữ trong
thơ hiện ra mơ hồ, ngầm ẩn, trong truyện tuy có rõ hơn, nhưng tính cách, số
phận rập khuôn, công thức dưới góc độ của Nho giáo. Những nét tính cách
được khẳng định không nằm ngoài “trung hiếu tiết nghĩa” với mục đích xây

- 16 -
dựng con người đạo lý. Số phận của nhân vật được xây dựng với những tình
tiết éo le, trắc trở với tinh thần: “ngọc không mài sao biết ngọc sáng, trầm
không đốt sao biết trầm thơm”. Các nhân vật nữ giai đoạn này lại khác. Họ
được đề cao không phải chỉ ở đức hạnh, mà còn ở tài năng và sắc đẹp, họ
quý trọng tuổi trẻ và tình yêu nhiều hơn là danh tiết. Khi xây dựng họ với
những giá trị như: sắc đẹp, tài năng, tuổi trẻ, tình yêu, các tác giả đồng thời
đã hướng về cái nhìn con người có tính chất nhân bản.
Cần phải khẳng định rằng theo quan điểm chính thống thì sắc đẹp phụ
nữ, tài năng (cả ở nữ nhi lẫn quân tử) không được coi là giá trị. Văn học
trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng của các học thuyết Nho-Phật-Đạo, sâu
sắc nhất là Nho giáo. Những học thuyết này có quan niệm riêng về phụ nữ,

nhưng tựu trung lại, đều không đánh giá cao sắc đẹp, tuổi trẻ và tình yêu, là
những giá trị được đề cao và gắn với nhân vật phụ nữ trong văn học giai
đoạn này. Nho giáo đặt phụ nữ trong những mối quan hệ gia đình và xã hội,
trong mối quan hệ đó phụ nữ ở vị trí người phục tùng (tam tòng). Trong
quan hệ vợ chồng, Nho giáo cũng đề cao nghĩa vụ và danh tiết hơn là tình
yêu đôi lứa. Ngay trong mối quan hệ này vẫn có sự kiểm soát nhất định về
mặt thân xác (phê phán những người đẹp làm u mê bậc quân vương). “Đến
là vợ chồng, Nho giáo cũng chủ trương “tương kính như khách” không được
buông tuồng suồng sã đã đành, cũng không được hoàn toàn vui vẻ trẻ
trung”[29; 132]. Khi người phụ nữ vượt khỏi cương thường , họ bị phê phán
và bị cho là nguyên nhân gây họa. Đặt ra tiêu chuẩn cho nữ giới (tứ đức),
Nho giáo đề cao đức hơn là sắc (dung trong “công dung ngôn hạnh” là vẻ ưa
nhìn dung dị không trang điểm). Người phụ nữ khi cần phải hy sinh “thân
thể xác” cho “thân danh tiết”. “Trong các thứ tình, thứ dục thì Nho giáo sợ
nhất là sắc đẹp đàn bà và tình yêu. Đó là thứ tình mạnh nhất, thứ dục thiết
tha nhất, thứ đam mê da diết nhất, dai dẳng nhất, bất trị nhất. Cho nên đối

- 17 -
với tình yêu, các nhà nho tỏ ra có nhiều nghi ngại, đặt ra nhiều lễ tiết, lo
nghĩ, phòng phạm cẩn thận nhất. Họ cho sắc đẹp là một thứ của “làm mất
nước tan nhà”, một điềm “bất tường” (Trần Đình Hượu). “Trong sự đối lập
Tài và Đức, Tài bao giờ ít nhất cũng “kém Đức một vài phân” [29; 128].
Phật giáo có cái nhìn bình đẳng hơn về mặt giới tính so với Nho giáo
(mặc dù Ấn giáo cổ đại cũng có những sự phân biệt đối xử với phụ nữ rất
giống với kiểu “tam tòng” của đạo Nho, nhưng Phật giáo sau này do Đức Bồ
Đề sáng lập lại có nguồn gốc từ những ý tưởng về sự bình đẳng giữa con
người với nhau khi đả kích lại các giáo sĩ Bà la môn). Tuy nhiên Phật giáo
chủ trương kiểm soát và từ bỏ những ham muốn bình thường về mặt thể xác
của con người, trong đó có sắc dục. Đạo giáo cũng khuyên con người chớ
chạy theo những ham muốn dục vọng bản năng. Trong thiên Chí lạc, Trang

Tử cho rằng việc chạy theo những nhu cầu thân xác là “ngu xuẩn”. Ông chủ
trương “vô vi”là điều vui thích nhất (ngô dĩ vô vi thành lạc hĩ). Nhờ nhận
thức được những quy luật của sinh mệnh, con người ta không đau buồn
trước cái chết. Với tâm thức phản ánh bắt nguồn từ những quan niệm như
thế thì không chỉ ở các nhân vật nữ, mà cả các nhân vật nam, những giá trị
hiện hữu như tuổi trẻ, tình yêu, tài năng, … cũng khó trở thành yếu tố hàng
đầu.
Những nhân vật nữ giai đoạn này chưa hẳn đã thoát ra khỏi con người
nằm trong quan hệ luân thường, “con người vũ trụ, tự nhiên, tâm linh”,
nhưng đã được xây dựng với những giá trị mới. “Mới” ở đây có nghĩa là cho
đến giai đoạn này, những yếu tố đó mới được khẳng định như những giá trị
thực sự, đáng trân trọng của con người.
Văn học giai đoạn này thường khắc họa những nhân vật nữ có sắc đẹp
và ca ngợi sắc đẹp của người phụ nữ. Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du đã
cực tả sắc đẹp của chị em Thúy Kiều (sau khi tả vẻ đẹp ngoại hình và tài

- 18 -
năng mới đến vẻ đẹp tính cách, và tính nết ở đây cũng không được nổi bật
bằng cái đẹp). Nguyễn Gia Thiều còn để cho nàng cung nữ tự nói về sắc đẹp
của mình một cách kiêu căng và thách thức, sắc đẹp của nàng không chỉ
“Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình” mà còn khiến “Cỏ cây cũng muốn
nổi tình mây mưa”. Người đẹp không những không bị coi là nguy hiểm, cần
tránh xa mà ngược lại, được trân trọng và được nhìn nhận đúng mức. Sự mê
đắm rung động trước sắc đẹp không bị coi là u mê mà được coi là những
tình cảm hết sức tự nhiên ở con người: “Cho hay là giống hữu tình. Đố ai gỡ
mối tơ mành cho xong”- Truyện Kiều; “Đóa lê ngon mắt cửu trùng. Tuy mày
điểm nhạt nhưng lòng cũng xiêu”- Cung oán ngâm khúc. “Sắc đẹp vốn từng
bị tâm lý xã hội tiếp nhận như là ma quỷ, vốn bị xem là sự thử thách lòng
kiên trì lí tưởng đạo đức, nay đã lên ngôi, đã được đặt đúng vị trí của nó,
được ngợi ca, được thương cảm. Một loạt các truyện Nôm lấy nhân vật

chính là đôi tài tử giai nhân đã xác nhận một thời đại quan trọng của chữ
thân trong văn học” [30; 419]. Vẻ đẹp người phụ nữ không chỉ được tả một
cách chung chung mà rất cụ thể gắn với những nét đẹp về thân xác, khêu
gợi, đa tình:
“Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên”
(Truyện Kiều)
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
(Bánh trôi nước)
“Bóng gương lấp loáng trong mành
Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa”
“Tài sắc đã vang lừng trong nước
Bướm ong còn xao xác ngoài hiên
Tai nghe nhưng mắt chưa nhìn

- 19 -
Bệnh Tề Tuyên đã nổi lên đùng đùng”
(Cung oán ngâm)
Thật khác với quan niệm về chữ “dung” trong “công dung ngôn hạnh”
của Nho giáo: “nữ dung không phải là làm cho đẹp, giữ sắc đẹp, mà giữ cho
nét mặt dịu dàng, thuỳ mị, không kiêu kì, ăn mặc sạch sẽ, tề chỉnh chứ
không cần đẹp. Không chỉ trau chuốt, làm đỏm, mà cả trang điểm son phấn
nữa cũng ở ngoài nữ dung” (Trần Đình Hượu). Vẻ đẹp nhục cảm được đề
cao như một sự “nổi loạn”, thách thức của văn học với hôn nhân phong kiến.
Mặc dù vẫn tồn tại quan niệm “hồng nhan bạc mệnh”, nhưng không vì
vậy mà các tác giả phủ nhận giá trị của sắc đẹp. Người phụ nữ tự tin sắc đẹp
sẽ đem lại hạnh phúc và may mắn cho họ:
“Song đã cậy má đào chon chót
Hẳn duyên tươi phận tốt hơn người”
(Cung oán ngâm)

Sắc đẹp của Kiều khiến Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải phải xiêu
lòng, khiến cho ông quan xử kiện phải khen:
“Tài này sắc ấy nghìn vàng chưa cân.
Thực là tài tử giai nhân.
Châu Trần nào có Châu Trần nào hơn”
Nếu như người phụ nữ không còn sắc đẹp, sắc đẹp phai tàn thì lúc đó
mới chính là bi kịch đối với họ:
“Kìa Văn Quân mỹ miều thuở trước.
E đến khi đầu bạc mà thương.
Mặt hoa nọ gã Phan Lang.
E khi tóc đã điểm sương cũng ngừng”
(Chinh phụ ngâm)

- 20 -
Bên cạnh sắc đẹp, tuổi trẻ cũng được ca ngợi và trân trọng. Chưa bao
giờ trong văn học lại xuất hiện nhiều nỗi sợ thời gian, sợ sự phai tàn của sắc
đẹp, sự trôi qua của tuổi xuân như vậy:
“Khéo vô duyên bấy cửu trùng
Son nào nhuộm được má hồng cho tươi”
(Cung oán ngâm khúc);
“Nghĩ nhan sắc đương chừng hoa nở
Tiếc quang âm lần lữa gieo qua”
(Chinh phụ ngâm)
Ý thức về thời gian, tuổi trẻ chi phối suy nghĩ, tâm lý, cách chọn lựa,
cách sống của các nhân vật. Trong Truyện Kiều, lời khuyên của Tú bà ngăn
Kiều tự tử đã tỏ ra hiệu quả khi đánh vào tâm lí tiếc xuân, thương thân (khác
với Kim Vân Kiều Truyện):
“Một người dễ có mấy thân.
Hoa xuân đương nhụy, ngày xuân còn dài”
Người chinh phụ vì tiếc thời gian, tuổi trẻ cũng đã có những suy nghĩ

nổi loạn khác với cái đức “nhu đạo thuận tòng”
“Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu
Thà khuyên chàng chẳng chịu tước phong”.
Trong văn học trước thế kỷ XVIII, không phải không có những tác
phẩm nói đến thời gian và sự hữu hạn của đời người, sự ngắn ngủi của tuổi
trẻ:
“Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai”
(Cáo tật thị chúng - Mãn Giác Thiền Sư)

- 21 -
“Núi Phù Thạch ngày nay lại qua
Non sông như cũ người đã già”
(Phạm Ngộ)
Song nhận thức về tuổi trẻ, thời gian không phải là động lực để các tác
giả thay đổi quan niệm sống khắc kỷ, tu thân của mình. Người quân tử vì
biết mệnh nên an mệnh. Nhà tu hành vì hiểu sự phù phiếm, hư ảo của đời
người nên càng từ bỏ mọi ham muốn, dục vọng.
Trong Truyền kì mạn lục, lời nói của một số nhân vật ma nữ cũng thể
hiện những quan niệm sống mới sinh ra từ ý thức về sự hữu hạn của đời
người: “Nghĩ đời người ta, thật chẳng khác gì giấc chiêm bao. Chi bằng trời
để sống ngày nào, nên tìm lấy những thú vui. Kẻo một sớm chết đi, sẽ thành
người của suối vàng, dù có muốn tìm cuộc hoan lạc ái ân, cũng không thể
được nữa” (Chuyện cây gạo). Quan niệm này cũng bị tác giả phê phán từ
quan điểm chính thống, cho là những lời lẽ yêu nghiệt làm con người mê
muội.
Cùng với sắc đẹp, ý thức về tuổi trẻ là một biểu hiện của sự “quý thân,
trọng thân”, một nội dung quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo và ý thức về

con người cá nhân trong văn học thời này. Đối với thân xác con người nói
chung, các học thuyết đều hướng tới việc duy trì một sự kiểm soát ngặt
nghèo đối với bản năng và nhu cầu của thân xác. Việc tiêu diệt phương diện
bản năng của thân xác được tính toán nhằm đến những lí tưởng xã hội. Nho
giáo chủ trương tiết dục, quả dục. Phật giáo chủ trương diệt dục. Kiểm soát,
tiến tới từ bỏ những nhu cầu bản năng của thân xác con người, dần dẫn đến
sự khinh miệt đối với “thân”. Văn học của các nhà nho, nhà sư trước thế kỷ
XVIII thể hiện khá rõ điều đó. Các nhân vật nữ chính diện trong Truyền kì
mạn lục đều có một mô típ hành động khá phổ biến là tự tử để bảo toàn danh
tiết. Đó là mô hình liệt nữ mà các nhà nho vẫn thường nêu gương. Qua đó có

- 22 -
thể thấy “thân thể xác” không được đánh giá cao bằng “thân danh tiết”, lúc
cần còn phải hy sinh “thân thể xác” để lưu lại tiếng thơm. Quan niệm này rất
phản nhân đạo.
Tình yêu cũng là một đề tài rất nổi bật trong giai đoạn văn học này.
Thơ nói tình đã thay cho thơ nói chí đạo. Quan niệm “thi duyên tình” của
văn học Trung Hoa đời Tấn đã để lại những dấu ấn rõ nét trong văn học Việt
Nam thời này, lấn át quan niệm “văn tải đạo, thi ngôn chí” vốn thống trị
trước đó. Một loạt các truyện thơ Nôm tài tử – giai nhân ra đời, ca ngợi tình
yêu nam nữ của các cặp trai tài – gái sắc. Khác với thái độ xa lánh, nghi
ngại, phòng phạm của các nhà nho trước đây, các tác giả thời này không
những ngợi ca mà còn có những cách nhìn nhận táo bạo và mới mẻ về tình
yêu đôi lứa. Họ cho rằng tình yêu là một thứ tình cảm hết sức tự nhiên ở con
người, chứ không phải là một thứ đam mê xấu xa cần tránh.
“Cho hay là thói hữu tình
Đố ai dứt mối tơ mành cho xong”
(Truyện Kiều)
“Kìa điểu thú là loài vạn vật
Dẫu vô tri cũng bắt đèo bòng

Có âm dương có vợ chồng
Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê”
(Cung oán ngâm khúc)
Nếu không được sống với tình yêu hoặc phải kìm giữ nó, thì mới là
phản tự nhiên, bất nhẫn:
“Ấy loài vật tình duyên còn thế
Sao kiếp người nỡ để đấy đây”
(Chinh phụ ngâm)

- 23 -
Một người phụ nữ có thể yêu nhiều người đàn ông (Kiều); tình yêu có
thể do trai gái cảm mến nhau vì sắc, vì tài (Kiều – Kim Trọng, Kiều – Từ
Hải) nhưng cũng có thể nảy sinh từ mối quan hệ thân xác (Kiều – Thúc Sinh,
nàng cung nữ - bậc quân vương); người phụ nữ có thể chủ động đến với tình
yêu, chủ động bày tỏ những tình cảm và suy nghĩ của mình (Kiều, nàng
chinh phụ, nàng cung nữ) hoặc dám nói lên những khao khát thầm kín
(người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương). Đó đều là những cách nhìn rất
mới mẻ về tình yêu, về quan hệ nam nữ, khác hẳn với mục đích của hôn
nhân phong kiến: “hợp lưỡng tính chi hảo, thượng dĩ sự tôn miếu, nhi hạ dĩ
kế hậu thế dã” (kết hợp cái tốt đẹp của nam nữ, trên nhằm phụng sự tổ tiên,
dưới nhằm có người nối dõi – Lễ kí. Hôn nghĩa).
Trong Truyền kì mạn lục, những mối tình thắm thiết, đầy say mê và
lạc thú giữa những anh học trò, lái buôn, nho sĩ … với các ma nữ hay kĩ nữ
đều bị tác giả lên án kịch liệt. Những anh học trò, lái buôn si tình này đều
được nhìn nhận như những kẻ “thất phu đa dục” mê muội. “Than ôi! Người
con trai bất trung, ông vua trung thường xấu hổ lấy làm bề tôi. Người con
gái bất chính, kẻ sĩ trung thường xấu hổ lấy làm vợ. Thuý Tiêu là một ả ca
xướng, chẳng là người chính chuyên, không hiểu Nhuận Chi ham luyến về
cái gì (…) Như chàng Nhuận Chi, thật là một người ngu vậy” (lời bình cuối
Thuý Tiêu truyện). Giai đoạn này, tình yêu nam nữ dường như luôn gắn bó

với cả những khao khát nhục cảm, thậm chí ở một số tác phẩm, những khao
khát trần thế đó còn lấn át tình yêu (Cung oán ngâm). Các tác giả không
những không lên án, phê phán, mà còn thông cảm, thậm chí cổ vũ cho những
đòi hỏi hạnh phúc trần thế này. Những ham muốn đó được coi là bình
thường, tự nhiên ở con người. Vì vậy nên ngay cả ở những đấng “lược thao
gồm tài” như Từ Hải, những bậc “tài mạo tót vời” như Kim Trọng, hay

- 24 -
người cao quý như bậc quân vương, đều có phút xiêu lòng trước sắc đẹp,
trước “lửa dục”, chứ không chỉ những kẻ “thất phu đa dục”.
“Sóng tình dường đã xiêu xiêu
Xem trong âu yếm có chiều lả lơi”
“Cành xuân hoa chúm chím chào
Gió đông thôi đã cợt đào ghẹo mai”
Như vậy, những giá trị như sắc đẹp, tài năng, những thứ tình cảm như
tình yêu nam nữ và thậm chí là những khao khát hạnh phúc lứa đôi trước đây
còn bị kiểm soát, “phòng phạm”, tiết chế bởi các nhà nho, nay đã bước vào
văn học, gắn với nhân vật trung tâm mới của thời đại, được đánh giá đúng
mức và đem lại sức hấp dẫn, sự sinh động cho các tác phẩm.
Từ những nhận thức mới về các giá trị hiện hữu của con người, giá trị
cuộc sống trần thế, văn học dần tiến đến những giá trị nhân bản và đặt ra câu
hỏi về thân phận.














×